Ngân hàng thành lập và duy trì hoạt động của ban xử lý nợ quá hạn, đưa
hoạt động của ban này với trách nhiệm cao để có biện pháp kiên quyết kịp
thời với các khoản nợ quá hạn. Phân tích rõ nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn
để làm căn cứ để thu hồi. Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan,
khách quan, phân loại nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ qúa hạn không có
khả năng thu hồi một phần, nợ quá hạn có khả năng mất trắng.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp&Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tiền gửi khác
5 Bình quân nguồnvốn 1 cán bộ 1616 429 1561
Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đến ngày 31/12/2004 là
79207 triệu đồng, tăng 21044 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 36,2% so với
năm2003, tăng 2682 triệu đồng ( tăng 3,5%) so với kế hoạch.
Cơ cấu nguồn vốn huy động như sau:
2.1.2.1/Nguồn vốn phân theo tính chất huy động
+ Tiền gửi dân cư 35694 triệu đồng, tăng 2897 triệu đồng, tăng 8,8% so với
năm 2003 đạt 77,8 % kế hoạch và chiếm 45 % tổng nguồn vốn huy
động.Trong đó: tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi) 999 triệu đồng (6335 đô la
Mỹ ) tăng 999 triệu đồng ( tăng100%) so với đầu năm đạt 97,5% kế hoạch
+ Tiền gửi các đơn vị tổ chức kinh tế 43513 triệu đồng, tăng 18147 triệu
đồng
(tăng 71,5%) so với năm 2003 và đạt 142,2% kế hoạch (tiền gửi kho bac
25595 triệu đồng tăng 13858 triệu động so với đầu năm)
2.1.2.2/ Nguồn vốn phân theo thời gian huy động:
+ Tiền gửi không kỳ hạn 43752 triệu đồng. Chiếm 55,2% tổng nguồn vốn
huy động tăng 17619 triệu đồng so với đầu năm.
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 6561 triệu đồng. Chiếm 8,3% tổng
nguồn vốn huy động tăng 2575 triệu đồng so với đầu năm
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 18112 triệu đồng. Chiếm 22,8%
tổng nguồn vốn huy động tăng 762 triệu so với đầu năm
+ Tiền gửi bậc thang 10742 triệu đồng. Chiếm13,6% tổng nguồn vốn huy
động, tăng 5198 triệu đồng, tăng 93,8% so với đầu năm
+ Tiền gửi tiết kiệm gửi góp 40 triệu đồng .Chiếm 0,1% tổng nguồn vốn
huy động tăng 40 triệu đồng so với đầu năm
2.1.2.3/ Thị phần nguồn vốn
Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn 112000
triệu đồng trong đó ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng là 79207 triệu
đồng. Chiếm tỷ lệ 70,7% thị phần với cơ cấu phân theo địa bàn như sau:
+ Bàn tiết kiệm 17 (Trung tâm huyện ): 68984 triệu đồng, tăng 19712 triệu
đồng tăng 40% so với đầu năm .
+ Phòng giao dịch Cầu Đầm : 354 triệu đồng, giảm 39 triệu đồng so với đầu
năm
+ Phòng giao dịch Đông Quy: 604 triệu đồng tăng 227 triệu đồng so đầu năm
+ Chi nhánh cấp 3 Vàm Láng: 9265 triệu đồng tăng 1144 triệu đồng (tăng
14%) so với đầu năm. Đạt 88,2% kế hoạch năm 2004
2.1.2.4/ Triển khai áp dụng các hình thức huy động vốn
Nhằm đa dạng hình thức huy động vốn cung cấp nhiều tiên ích cho
khách hàng căn cứ vào chế độ quy định ngân hàng No&PTNT huyện Tiên
Lãng đã triển khai các hình thức huy động vốn như: Tiết kiệm không kỳ hạn,
tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi
bậc thang theo số dư và thời gian gửi, tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các hình thức này đã thu hút được nguồn vốn ổn
định từ dân cư.
Tuy nhiên trong năm việc huy động vốn tại địa phương còn gặp không ít
khó khăn như :
+ Lãi suất huy động luôn biến động và thấp hơn so với mức lãi suất huy động
của Kho bạc, Bưu điện, Hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng chính sách xã hội.
+ Là huyện sản xuất nông nghiệp thuần tuý, thu nhập của nhân dân trong
huyện còn thấp, ít doanh nghiệp đóng tại địa phương.
+ La` vùng ngoại thành xa trung tâm thành phố giao thông đi lại khó khăn.
Song ngân hàng No&PTNT Huyện Tiên Lãng luôn phát huy những
thành tích đã đạt được, tìm mọi biện pháp để khắc phục khắc khó khăn vươn
lên hoàn thành tốt chỉ tiêu huy động vốn do ngân hàng No&PTNT Hải Phòng
giao và tăng hơn so với năm 2003.
Với nguồn vốn huy động trên Ngân hàng No&PTNT Huyện Tiên Lãng
mới chỉ đáp ứng bình quân được 74,5% trên nhu cầu vay vốn trên địa bàn.
Phần còn thiếu phải vay trung tâm điều hành. Cụ thể trong năm 2004 vay
ngân hàng No&PTNT Thành phố bình quân là 10285 triệu đồng( không kể
nguồn vốn ADB + VVB + AFD) là 10 triệu đồng.
2.1.3/ Hoạt động cho vay ( sử dụng vốn)
Bảng phân tích hoạt động cho vay năm 2004
Đơn vị : Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch
Số
tiền
% Số tiền % Số tiền %
1. Tổng doanh số
cho vay
87.846
100
102.765 100 14.919 17
1.1 Cho vay ngắn hạn 71.237 81 73.986 72 2.749 3,86
1.2 Cho vay trung hạn 16.609 19 28.779 28 12.170 73,27
2 Tổng doanh số thu
nợ
75.327
83.916 8.589 11,4
2.1 Ngắn hạn 63.885 85 66.271 79 2.386 3,73
2.2 Trung hạn 11.442 15 17.645 21 6.203 54,2
3 Tổng dư nợ hữu
hiệu
65.122 83.971 18.849 29
3.1 Ngắn hạn 47.623 73 55.338 65,9 7.715 16
3.2 Trung hạn 17.499 27 28.633 34,1 11.134 63,6
4 Nợ quá hạn 161 193 32 20
4.1 NQH ngắn hạn 108 67 157 81,3 49 45,37
4.2 NQH trung hạn 53 33 36 18,7 -17 -32
5 NQH theo thời
gian
5.1 Dưới 180 ngày 84 52 108 56 44 52,4
5.2 Từ 181 ngày đến
360 ngày
61 38 70 36,2 9 14,75
5.3 Từ 361 ngày 16 10 15 7,8 -1 -6,25
6 Tỷ lệ NQH /Tổng
dư nợ
0,18 0,23 0,05
2.1.3.1/ Tình hình cho vay:
Tổng doanh số cho vay trong năm là 102765 triệu đồng, tăng 14919
triệu đồng, tăng 17% so với năm 2003. Trong đó :
+ Doanh số cho vay ngắn hạn là 73986 triệu đồng, chiếm 72% tổng doanh
số cho vay, tăng 2.749 triệu đồng, tăng 3,68% so với năm 2003.
+ Doanh số cho vay trung hạn là 28779 triệu đồng, chiếm 28% trong tổng
doanh số cho vay, tăng 12.170 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2003.
Bảng tổng doanh số cho vay các năm 2002, 2003, 2004
Đơn vị : Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
Tồng doanh số cho vay 71.568 100 87.846 100 102765 100
1
Theo thành phần kinh
tế
1.245 1,73
1.1 Doanh nghiệp nhà nước 120
1.2 Hợp tác xã nông nghiệp 120 0,17 70 0,08 74 0,07
1.3 Tư nhân, cá thể 70.203 98,1 86.660 98,62 101.680 89,95
1.3.1 Hộ sản xuất 61.469 73.764 88.848 86.4
1.3.2 Đời sống 5.570 7.847 7.802
1.3.3
Cầm cố chứng chỉ có
giá
3.164 5.049 5.030
2 Theo ngành kinh tế
2.1 Ngành nông nghiệp 54.768 76 66.456 75 73.991 72
2.2 Thương nghiệp dịch vụ 5.500 8 7.250 8 8.221 8
2.3 Thuỷ sản 3.500 5 5.000 6 9.249 9
2.4 Ngành khác 7.085 11 9.140 11 11.304 11
3 Theo thời gian
3.1 Ngắn hạn 60.367 84 71.237 81 73.986 72
3.2 Trung hạn 11.205 16 16.609 19 28.779 28
2.1.3.2/ Tình hình thu nợ:
Tổng doanh số thu nợ trong năm là 83916 triệu đồng. Tỉ lệ thu nợ đạt
98,5% trên tổng doanh số nợ đến hạn, tăng 8.589 triệu đồng, tăng 11,4%
so với năm 2003. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh số thu nợ còn chậm hơn so
với tốc độ tăng doanh số cho vay. Trong đó:
+ Doanh số thu nợ ngắn hạn là 66271 triệu đồng, chiếm79% tổng doanh
số thu nợ.
+ Doanh số thu nợ trung hạn là 17645 triệu đồng chiếm 21% tổng doanh
số thu nợ.
2.1.3.3/ Cơ cấu dư nợ:
Tổng dư nợ đến 31/12/2004 là 83.971 triệu đồng ( không kế dư nợ EC
là 128 triệu đồng) đạt 100% kế hoạch năm và tăng 18.849 triệu đồng ( tăng
29%) so với năm 2003. Trong đó :
+ Dư nợ bằng VNĐ là 83.971 triệu đồng
+ Dư nợ bằng ngoại tệ : không có
Bảng tổng dư nợ hữu hiệu các năm 2002, 2003, 2004
Đơn vị : triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số
tiền
% Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ hữu hiệu 52.603 100 65.122 100 83.971 100
1 Theo TPKT
1.1 DNNN 1.115 2 810 1 400 0,48
1.2 Hợp tác xã nông nghiệp 0 0 65 0,1 37 0,04
1.3 Tư nhân, cá thể 51.488 98 64.247 98,9 83.534 99,48
1.3.1 Hộ sản xuất 46.090 87,62 57.101 87,68 74.234 88,42
1.3.2 Đời sống 4.681 6.379 8.294
1.3.3 Cầm cố chứng chỉ có giá 717 832 997
2 Theo ngành kinh tế
2.1 Ngành nông nghiệp 39.983 76 42.022 64 51.778 61,66
2.2 Thương nghiệp, dịch vụ 4.590 9 10.600 16 16.200 19,29
2.3 Thuỷ sản 2.306 4 4.000 7 6.900 8,22
2.4 Ngành khác 5.724 11 8.500 13 9.093 10,83
3 Theo thời gian
3.1 Ngắn hạn 40.271 76 47.623 73 53.338 65,9
3.2 Trung hạn 12.332 24 17.499 27 28.633 34,1
4 Theo địa bàn
4.1 Trung tâm 20.966 40 27.295 43 38.730 46,1
4.2 PGD Cầu Đầm 9.647 18 11.563 17 13.734 16,4
4.3 PGD Đông Quy 9.109 17 11.291 17 13.616 16,2
2.1.3.3.1/ Dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ ngắn hạn là 55.338 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 7.715
triệu đồng, tăng 16,2% so với năm 2003 và chiếm 65,9% tổng dư nợ hữu
hiệu.
+ Dư nợ trung hạn là 28.633 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch , tăng
11.134 triệu đồng, tăng 63,6% so với năm 2003 và chiếm 34,1% tổng dư
nợ hữu hiệu.
2.1.3.3.2/ Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp nhà nước : 400 triệu đồng
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : không có
+ Hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ: 37 triệu đồng
+ Hộ gia đình , cá thể: 83.534 triệu đồng, chiếm 99,5% tổng dư nợ hữu
hiệu.
2.1.3.3.3/ Dư nợ theo ngành kinh tế:
+ Ngành nông nghiệp : 51.778 triệu đồng, chiếm 61,66% tổng dư nợ hữu
hiệu.
+ Ngành thương nghiệp dịch vụ : 16.200 triệu đồng, chiếm 19,3% tổng dư
nợ hữu hiệu
+ Ngành thuỷ sản : 6.900 triệu đồng
+ Ngành khác : 9.093 triệu đồng
2.1.3.3.4/ Thị phần dư nợ:
Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 123.970 triệu
đồng. Trong đó, dư nợ hữu hiệu của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT
huyện Tiên Lãng là 83.971 triệu đồng, chiếm tỷ lệ67,73%. Thị phần cơ
cấu phân theo khu vực, như sau:
+ Trung tâm ngân hàng huyện là 38.730 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng
11.435 triệu đồng, tăng 15,7% so với năm 2003 và chiếm 16,4% tổng dư nợ
hữu hiệu trong năm.
+ Phòng giao dịch Đông Quy là 13.616 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch,
tăng 2.325 triệu đồng , tăng 20,6% so với đầu năm và chiếm 16,2 % tổng dư
nợ hữu hiệu.
+ Phòng giao dịch Cầu Đầm là 13.730 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng
1.811 triệu đồng, tăng15,7% so với năm 2003 và chiếm 16,4% tổng dư nợ
hữu hiệu trong năm.
+ Ngân hàng cấp 3 – Vàm Láng: Là 17.891 triệu đồng, đạt 100% kế
hoạch, tăng 2.918 triệu đồng, tăng 19,5% so với đầu năm và chiếm 21,3%
tổng dư nợ hữu hiệu.
2.1.3.4/ Tình hình nợ quá hạn:
Tổng dư nợ quá hạn đến 31/12/2004 là 193 triệu đồng ( không tính nợ
quá hạn EC ) tăng 32 triệu đồng, tăng 20% so với đầu năm. Tỉ trọng nợ quá
hạn là 0,23% trên tổng dư nợ hữu hiệu.
Cơ cấu nợ quá hạn như sau:
2.1.3.4.1/ Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
+ Nợ qúa hạn hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ: 37 triệu đồng, chiếm
19,2% trong tổng dư nợ quá hạn, giảm 28 triệu đồng so với năm 2003.
+ Nợ quá hạn hộ sản xuất là 156 triệu đồng , chiếm 80,8% trong tổng dư
nợ quá hạn,
2.1.3.4.2/ Nợ quá hạn theo loại cho vay:
+ Nợ quá hạn ngắn hạn là 157 triệu đông, chiếm 81,3%
+ Nợ quá hạn trung hạn là 36 triệu đồng, chiếm 18,7 %
2.1.3.4.3/ Nợ quá hạn phân theo thời gian
+ Nợ qúa hạn đến 180 ngày : 108 triệu đồng, chiếm 56%
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày : 70 triệu đồng, chiếm 36,2%
+ Nợ khó đòi ( Trên 12 tháng ): 15 triệu đồng, chiếm 7,8%
2.1.3.4.4/ Nợ qúa hạn phân theo địa bàn
+ Trung tâm : 108 triệu đồng, chiếm 56%
+ Phòng giao dịch Cầu Đầm : 11 triệu đồng, chiếm 26%
+ Ngân hàng cấp 3 – Vàm Láng : 24 triệu đồng, chiếm 12,3%
2.1.3.5/ Việc trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro và số đã thu sau xử lý
Trong năm 2004, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng
đã thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo chế độ quy định. Kết
quả:
+ Tổng số tiền đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro là 26 triệu đồng
+ Tổng số nợ đã được xử lý rủi ro là 116,6 triệu đồng
+ Tổng số nợ xử lý thu được trong năm là 148,5 triệu đồng , đạt 99% kế
hoạch giao, trong đó thu nợ gốc là 101,2 triệu đồng.
Năm 2004, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng đã
quan tâm tới công tác thu hồi nợ động với những biện pháp tích cực, cán bộ
sâu sát nên đã đạt được hiệu quả cao. Tổng dư nợ xử lý đến 31/12/2004 là 910
triệu đồng.
Về xoá nợ: Tổng dư nợ đước xoá đến 31/12/2004 là 47.117 triệu đồng
Về nợ quá hạn EC đến 31/12/2004 là 180 triệu đồng. Trong năm
không thu được khoản nợ nào nhưng chuyển về thành phố 21 triệu đồng tiền
lãi nhập gốc.
2.1.3.6/ Tín dụng uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội:
Trong năm 2004, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng đã tổ
chức thực hiện tốt việc cho vay, thu nợ, bàn giao thu nợ của Ngân hàng Chính
sách xã hội. Kết quả:
+Tổng doanh số cho vay đến 31/8/2004 là 7.941 triệu đồng.
+Tổng doanh số thu nợ đến 30/11/2004 là 16.328 triệu đồng.
+ Tổng dư nợ bàn giao sang Ngân hàng Chính sách Xã hội ngày
27/11/2004 là 4762 hộ với số tiền là 11.877.839 đồng.
2.1.4/Hoạt động trung gian
Ngoài hai hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay thi
chi nhánh đã phát triển một số dịch vụ như chuyển tiền điện tử, phát hành và
thanh toán bắng séc, uỷ nhiệm thu-chi, mở tài khoản cá nhân...
+ Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2004 số tiền là 1907 tỷ đồng
+ Chuyển tiền điện tử đã thực hiện 900 lệnh chuyển đi với số tìên là 22 tỷ
đồng và 1200 lệnh chuyển đến với số tiền là 130 tỷ đồng.
+ Thu từ dịch vụ là 41 triệu đồng.
+ Thu kinh doanh ngoại tệ là 15 triệu đồng.
2.2/ Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện
Tiên Lãng
Tại Tiên Lãng thì kinh tế hộ vẫn là thành phần chủ yếu có số lượng lao
động dồi dào hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, giá trị sản lượng sản
xuất ra hàng năm chiếm một tỷ trọng lớn. Đối tượng vay vốn của ngân hàng
để phát triển kinh tế đại bộ phận là kinh tế hộ. Kinh tế quốc doanh và hợp tác
xã cũng là đối tượng đầu tư của ngân hàng, song chiếm tỷ trọng không đáng
kể, chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn mà ngân hàng cho vay.
Có thể thấy rằng, hộ sản xuất tại Tiên Lãng được phân chia thành hai
loại là hộ thông thường và hộ nhèo. Hoạt động cho vay của ngân hàng tập
trung vào loại hộ thông thường là chủ yếu. Thực tế trên địa bàn huyện, những
hộ sản xuất có tính tự sản tự tiêu, quy mô sản xuất nhỏ, vốn sản xuất chủ yếu
là trồng trọt, chăn nuôi ở phạm vi gia đình thuần nông, chăn nuôi của các hộ
gia đình này theo kiểu tiết kiệm bỏ ống với số lượng ít, chủ yếu để bán và
phục vụ tiêu dùng như : nuôi trâu bò lấy sức kéo, nuôi gà vịt để bán . Loại hộ
này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số hộ sản xuất của toàn huyện.
2.2.1/Tình hình cho vay hộ sản xuất:
Cùng với sự tăng trưởng trong hoat động cho vay nói chung, Chi nhánh
Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng cũng đã mở rộng hoạt động cho vay
đối với hộ sản xuất, điều đó được thể hiện qua bảng biểu sau :
Từ biểu đồ trên ta thấy, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất năm 2002 là
61.469 triệu đồng, chiếm 86% tổng doanh số cho vay trong năm. Năm 2003,
doanh số cho vay đối với hộ sản xuất là 73.764 triệu đồng, chiếm 84% tổng
doanh số cho vay trong năm, tăng 12.295 triệu đồng, tăng 20% so với năm
2002. Năm 2004, doanh số cho vay hộ sản xúât là 88.847 triệu đồng, chiếm
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Tổng doanh số CV 71.568 87.846 102.765
Doanh số CV HSX 61.469 73.764 88.847
86,46% tổng doanh số cho vay trong năm với 13.842 lượt hộ được vay vốn,
tăng 15.083 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2003.
Doanh số cho vay tại cho nhánh tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng
doanh số cho vay hộ sản xuất trên tổng doanh số cho vay qua các năm gần
như không thay đổi và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay tại
chi nhánh. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:
2.2.2/ Cơ cấu dư nợ hộ sản xuất:
Tổng dư nợ hữu hiệu qua các năm sau đều tăng hơn so với năm trước.
Đồng thời, cùng với sự tăng tổng dư nợ qua các năm cảu ngân hàng thì dư nợ
hộ sản xuất cũng tăng tương ứng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ
tai chi nhánh ngân hàng. Điều này được biểu hiện qua biểu đồ sau:
2002 2003 2004
Chỉ tiêu DNNN
HTX No,
dvụ Đối tợng khác HSX
Tỷ trọng(%) 0.98 0.07 12.55 86.4
Tổng d nợ 52.603 65.122 83.971
D nợ HSX 46.09 57.101 74.242
Qua biểu đồ trên, ta thấy dư nợ hộ sản xuất năm 2002 là 46.090 triệu đồng,
chiếm 87,62% tổng dư nợ trong năm. Năm 2003, dư nợ hộ sản xuất là 57.101
triệu đông, chiếm 87,7% tổng dư nợ trong năm, tăng 11.011 triệu đồng, tăng
24% so với năm 2002. Năm 2004, dư nợ hộ sản xuất là 74.242 triệu đồng,
chiếm 88,4% tổng dư nợ trong năm, tăng 17.141 triệu đồng, tăng 30% so với
năm 2003. Trong đó:
+ Trại nuôi gà hậu bị : có 10 trại với số tiền còn dư nợ là 201 triệu đồng.
+ Trại chăn nuôi lợn: có 9 trại với số tiền còn dư nợ là 670 triệu đồng.
+ Hộ có người đi lao động nướcc ngoài : có 159 hộ với số tiền còn dư nợ là
1610 triệu đồng.
+ Hộ mua máy nông nghiệp : có 30 hộ với số tiền còn dư nợ là 185 triệu
đồng.
+ Hộ nuôi trồng thuỷ sản : có 103 hộ với số tiền còn dư nợ là 6.900 triệu
đồng.
2.2.3.Tình hình NQH.
Tổng dư nợ quá hạn đến 31/12/04 là 193 trđ (không tính NQH EC là
128 trđ) tăng 32 trđ, tăng 20% so với năm 2003. Tuy nhiên, dư nợ quá hạn hộ
sản xuất năm 2004 là 156 triệu đồng, giảm 5 triệu đồng, giảm 3% so với năm
2003. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau :
Qua biểu đồ ta thấy , dư nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2003 là 161 triệu
đồng, chiếm 100% tổng dư nợ quá hạn trong năm. Đến năm 2004 thì dư nợ
Chỉ tiêu 2003 2004
Tổng d nợ QH 161 193
D nợ QH HSX 161 156
quá hạn hộ sản xuất giảm xuống còn 156 triệu đồng, chiếm 80,8% trong tổng
dư nợ quá hạn trong năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2004 là 0,21% trên tổng dư nợ hộ
sản xuất, và chiếm 0,25% trên tổng dư nợ hữu hiệu trong năm. Như vậy, tỷ
lệ nợ quá hạn năm 2004 có xu hướng giảm so với năm 2003, chứng tỏ khẩ
năng thu hồi nợ của chi nhánh tốt hơn và hoạt động cho vay của chi nhánh
đã có hiệu quả hơn so với năm 2003.
2.3/ Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân
hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng.
2.3.1/ Kết quả đạt được
Qua các kết quả đạy được đã nêu ở trên, nhìn chung trong năm 2004,
hoạt động cho vay của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay đối với hộ
sản xuất nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế tại
địa phương.
+ Cơ cấu đầu tư tín dụng được đổi mới. Tỷ lệ đầu tư vốn giữa các ngành
kinh tế phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương. Dư nợ trung hạn được mở
rộng góp phần thể hiện cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
+ Chất lượng tín dụng đảm bảo, hiệu quả: tỷ trọng NQH thấp, tỷ lệ thu nợ
đến hạn cao. Các đơn vị, hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, đời sống được nâng lên và hoàn trả nợ đúng hạn cả
gốc và lãi.
Nhờ có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhiều
hộ đã mạnh dạn đầu tư và vay thêm vốn của ngân hàng để chăn nuôi, mở
mang ngành nghề. Tiêu biểu có hộ anh Thao xã Quang Phục vay 10 trđ xây
dựng chuồng trại, nuôi lợn thịt số lượng lớn từ 70 đến 80 con. Ngoài việc áp
dụng khoa học công nghệ của men vi sinh với thức ăn cho lợn, anh còn xây bể
khí Bioga lấy khí đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày và giữ vệ sinh môi trường.
Mỗi năm trừ chi phí, trả vốn vay anh thu về 20 – 25 trđ.
ở làng Lật Dương, xã Quang Phục có nghề dệt chiếu cói truyền thống lâu
đời, mấy năm gần đây nhờ vay vốn ngân hàng nghề dết chiếu được khôi phục
và phát triển. Làng có 300 “go” dệt (bình quân mỗi hộ 1 go). Mỗi năm làng
sản xuất trên 60000 đôi chiếu cung cấp cho thị trường và cũng trong một năm
tiêu thụ trên 300 tấn cói nguyên liệu, doanh thu 1 tỷ đồng tiền hàng hoá.
Để đạt được những kết quả trên là do:
- ............................................................................................................ T
rong thời gian qua, cán bộ tín dụng đã không ngừng củng cố mối quan hệ
cộng tác, sự phối kết hợp giữa chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Tiên
Lãng với các hội nông dân trong việc cho vay, sử dụng nguồn vốn thu hồi vốn
lãi, giúp nhân dân phát triển kinh tế.
- ............................................................................................................ N
gân hàng đã thực hiện tốt chức năng của mình, phục vụ đắc lực cho việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà, đã thông
cảm và sâu sát, đáp ứng đầy đủ về nguốn vốn cho việc phát triển kinh tế hộ
sản xuất của toàn huyện.
- ............................................................................................................ N
gân hàng đã đặt ra chương trình kế hoạch hợp lý, nắm bắt tình hình tại cơ sở,
kết hợp chặt chẽ với Hội phụ nữ và Hội nông dân để tìm hiểu mục đích, nội
dung, khả năng hoàn trả vốn của những hộ có nhu cầu vay vốn. Đồng thời đã
thường xuyên kiểm tra, giám sát và phát huy hiệu quả của vốn vay.
2.3.2/ Những mặt chưa làm được.
- Nguồn vốn tự huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của nhân dân
trên địa bàn huyện, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Nguồn vốn không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng lớn, do đó không ổn định trong kinh doanh. Bình quân nguồn
vốn huy động trên một cán bộ công nhân viên còn thấp, đạt 1.524 trđ trên một
người.
- Chưa có dự án lớn và dài hạn.
- Đầu tư chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý, số món nhiều, số
tiền vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao dẫn đến kết quả tài chính thấp, hệ số
lương chưa đạt với yêu cầu của ngành.
- Dư nợ bình quân đầu người còn thấp, đạt bình quân là 1.680 trđ/người.
2.3.3/Nguyên nhân của những tồn tại trên.
- Do đặc điểm của huyện, chủ yếu là sản xuất nông ngiệp, đời sống nông
dân còn khó khăn nên việc huy động vốn còn nhiều hạn chế.
- Ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn nhỏ lẻ dư thừa trong dân,
chưa có chính sách lãi suất phù hợp để thu hút sự đầu tư, gửi tiết kiệm của
dân.
- Do thủ tục vay vốn còn rườm rà nên nhiều hộ chấp nhận đi vay vốn ở
ngoài với lãi suất cao hơn nhưng nhanh chóng và thuận tiện.
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp nên nhiều hộ có tiền dư thừa với khối
lượng khá lớn nhưng không gửi vào ngân hàng mà để cho vay lãi ngày với lãi
suất rất cao.
- Hiện nay, vấn đề rào cản lớn nhất ngăn trở ngân hàng cho vay vốn trung
và dài hạn đối với hộ sản xuất, đó là vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay và việc
sử lý các tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập.
Chương 3
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với các hộ sản xuất tại Chi nhánh
Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng
3.1/ Mục tiêu, định hướng phát triển
3.1.1/ Định hướng chung
+ Thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn cũng như việc moả rộng đầu tư
tín dụng.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất tín dụng, hạn chế
rủi ro.
+ Đảm bảo an toàn tài sản kho quỹ, tài sản cơ quan.
3.1.2/ Chỉ tiêu phấn đấu năm 2005
+ Nguồn vốn huy động đạt : 91 tỷ đồng
+ Dư nợ hữu hiệu đạt : 106 tỷ đồng
+ Tỷ trọng nợ quá hạn dưới 0,4% tổng dư nợ hưũ hiệu
+ Thu dịch vụ đạt : 60 triệu đồng
+ Thu nợ xử lý rủi ro : 150 triệu đồng
+ Hệ số tiền lương là : 1,25
Bảng kế hoạch tín dụng quý I năm 2005
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Cho vay
Dư nợ ngắn hạn Dự nợ trung hạn Tổng cộng
ước
TH
quý
4/04
KH
Quý
1/05
Tăng
truởng
ước
TH
quý
4/04
KH
Quý
1/05
ST
Tăng
truởng
ước
TH
quý
4/04
KH
Quý
1/05
Tăng
truởng
ST % ST %
1CVnôngnghiệp 43,2 44 0,8 1,8 15,8 17,5 1,7 10,7 59 61,5 2,5 4,2
2.CVngành thuỷ sản 4 4 0 0 5 6 1 20 9 10 1 11,1
3.CVPB&DVBVTVật 3 3,5 0,5 16,7 3 3,5 0,5 16,6
4.CVngànhlâmnghiệp
5.CV XDCSHTnông
thôn
6.CVCNCB sau thu
hoạch
7.CVngànhmía đường
8.CV ngành khác 4 4 0 0 9,5 10,5 1 10,5 13,5 14,5 1 7,4
Bảng kế hoach tín dụng năm 2005
Đơn vị: triệu đồng
ST % ST %
1.CV nông nghiệp 43,2 47,5 4,3 10 15,8 21,3 5,5 34,8 59 68,8 9,8 16,6
2. CV ngành thuỷ sản 4 5,5 1,5 37,5 5 7,5 2,5 50 9 13 4 44,4
3. CV
PB&DVBVTVật
3 4 1 33,9 3 4 1 33,3
4.CV ngành lâm
nghiệp
5.CV XDCSHT nông
thôn
6.CV CNCB sau thu
hoạch
7.CV ngành mía
đường
8.CV ngành khác 4 6,7 2,7 67,5 9,5 13,5 4 42 13,5 20,2 6,7 49,6
Tổng cộng 54,2 63,7 9,5 17,5 30,3 42,3 12 39,6 84,5 10,6 21,5 25,4
3.2/ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất
3.2.1/ Xây dựng phương thức cho vay phải dựa trên cơ cấu và chất lượng:
Các khoản cho vay của ngân hàng phải đáp ứng được những yêu cầu: các
khoản cho vay phải đáng tin cậy và có khả năng thu hồi vốn, có lợi cho các
khoản ngân quỹ của ngân hàng kinh doanh, các khoản cho vay có thể thoả
mãn nhu cầu hợp pháp của mà ngân hàng cho vay.
3.2.2/ Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hợp lý, khoa học:
Coi trọng qui trình và thể lệ cho vay là cơ sở thu hồi nợ, đảm bảo lành
mạnh về vốn đầu tư và sinh lợi. Có bốn giai đoạn chính trong tiến trình quản
lý rủi ro tín dụng. Khởi đầu cho đến khi giải ngân và mục tiêu kinh doanh
được chấp nhận, rủi ro được xem xét khi lập hồ sơ tín dụng và quyết định cho
vay; giám sát khách hàng cho vay và theo dõi trả nợ, thu hồi nợ; do lường rủi
ro ngay từ giai đoạn đầu cho đến khi thu hồi hết nợ. Trong thực tế 4 giai đoạn
này đều dựa vào chính sách tín dụng, thủ tục kiểm soát và chế độ thông tin
quản lý, là điểm trọng yếu trong quy trình quản lý tín dụng.
3.2.3/ Nắm vững những thông tin về khách hàng vay vốn:
Phải xác định cho được khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào? Uy tín
của họ đối với Ngân hàng ra sao? Có sẵn lòng để trả nợ ngân hàng hay
không? Phương án vay vốn có mang lại hiệu quả kinh tế để khách hàng trả nợ
ngân hàng hay không?
Việc thẩm định uy tín khách hàng phải được xem xét là yếu tố quan trọng
nhất trong quan hệ tín dụng. Xét theo lý thuyết thì việc đánh giá các yếu tố cá
nhân là hoàn toàn mang tính chủ quan, thế nhưng việc đánh giá của cán bộ tín
dụng có được chính xác hay không sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả tín
dụng cho vay, nếu việc đánh giá sai đối tượng khách hàng xin vay vốn, sẽ làm
giảm những khách hàng có mối quan hệ tốt với ngân hàng hoặc có thể ngân
hàng không có khả năng thu hồi nợ khi đã cho vay. Công việc sẽ dễ dàng hơn
nhiều nếu người đi vay là khách hàng thường xuyên và lâu năm của ngân
hàng đã từng vay vốn trước đó, tập hợp khách hàng có mối quan hệ với Ngân
hàng thì ngân hàng phải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương
thức cho vay và đặc biệt quan tâm khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét
đến trách nhiệm trong quản lý kinh doanh... Những khía cạnh này nên xem
xét một cách kĩ lưỡng trong quá trình ra quyết định cho vay.
3.2.4/ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của hộ vay
vốn:
Nhiệm vụ đặt ra là cán bộ tín dụng ngân hàng phải thường xuyên theo
dõi tình hình sử dụng vốn vay mà hộ sản xuất đã vay của ngân hàng để thực
hiện theo mục đích vay vốn, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử
dụng vốn theo phương án xin vay.
Tại huyện Tiên Lãng, hộ sản xuất chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp
với khả năng tính toán và lập kế hoạch sản xuất còn thấp. Do đó cán bộ tín
dụng nên tiếp cận các đối tượng này và hướng dẫn họ hạch toán kinh doanh
để đưa ra con số xin vay phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng
thời phải theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ để kiểm soát rủi ro có
thể xảy ra đối với phương án kinh doanh của các hộ.
3.2.5/ Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng:
Khả năng trả nợ của hộ sản xuất thường phụ thuộc vào cả nguồn thu
trong tương lai khi hoạt động tín dụng chuẩn bị đến hạn thanh toán. Các
nguồn thu này là kết quả của khách hàng vay vốn trong từng chu kỳ.
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thì nguồn thu chủ yếu từ các nông
sản thu hoạch từ mùa màng. Giá cả đối với sản phẩm nông nghiệp rất biến
động,và mỗi khi giá giảm có thể làm suy giảm đáng kể đến giá trị vật đảm bảo
của người cho vay. Để giảm bớt rủi ro trong cho vay nông nghiệp, thỉnh
thoảng các chủ ngân hàng khuyến khích các khách hàng của họ đa dạng hoá
các hoạt động và sản xuất nhiều vụ mùa hơn, nhờ đó giảm bớt rủi ro thiệt hại
do giá về một loại hàng hoá nào đó. Các chủ ngân hàng cũng có thể khuyến
khích các hộ bán các sản phẩm của họ trong 3 hoặc 4 lần trong một năm, thay
vì bán khi đến màu hoặc thay vì chờ giá, để tránh rủi ro phải bán khi giá thấp
nhất để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.
Những con số dự trù về nguồn thu trong phương án kinh doanh cũng
được xem xét trong mối quan hệ với các cam kết khác mà người đi vay phải
thực hiện trả nợ. Đặc biệt khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay
vốn, ngân hàng phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của
phương án xin vay và các nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của
phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng có thể cam kết để
trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính thức có sự cố, đồng thời xem xét
kèm theo nhửng rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định
được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ được hợp lý.
Trong các giai đoạn giá cả giảm, các chủ ngân hàng thường thấy rằng hộ
sản xuất không muốn bán với giá hạ để hoàn trả các khoản vay. Tuy nhiên,
nếu cho vay đảo nợ được thực hiện, mà trong nhiều trường hợp thường là vậy,
người vay có thể cần thêm tín dụng để trang trải cho các hoạt động và lưu
kho. Các giai đoạn giá cả thấp hoặc mùa màng thất thua hoặc cả hai, kéo theo
việc hoàn trả tiền vay bị giám sút, phát sinh các khoản vay mới và tái tài trợ.
Để tránh phải vay thêm hoặc tái tài trợ, người vay thường phải bán hàng hoá,
đất đai hoặc trang thiết bị của họ, thậm chí với gía rất thấp để có vốn thực
hiện việc hoàn trả,
Khả năng trả nợ là yếu tố rất quan trọng đánh giá công tác thẩm định
trong hoạt động cho vay cuả ngân hàng, là chứng minh về uy tín của khách
hàng trong quan hệ nợ nần. Như vậy xác định vấn đề sống còn của một ngân
hàng khi tiến hành thủ tục cho vay.
3.2.6/ Cho vay dựa vào tài sản thế chấp, cầm cố, đảm bảo tiền vay:
Theo các văn bản đã ban hành thì về nguyên tắc cho vây phải có đảm
bảo, riêng đối với hộ nông dân vay dưới 10 triệu đồng, cho vay chủ trang trại
sản xuất hàng hoá vay dưới 20 triệu đồng, nuôi trồng giống thuỷ sản dưới 50
triệu đồng thì Ngân hàng No&PTNT Việt Nam có thể thực hiện biện pháp
không bảo đảm bằng tài sản thế chấp.
Trên thực tế đảm bảo tín dụng hiện nay chủ yếu tập trung hàng đầu là thế
chấp bất động sản và quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Tuy nhiên, tài sản thế chấp chỉ nên xem là một trong những điều kiện
nhằm giúp cho ngân hàng thương mại có khả năng thu hồi được một phần
khoản nợ. Như chúng ta thấy khi đã xử lý tài sản thế chấp thì quan hệ tín dụng
cho vay đã gặp phải rủi ro, do vậy chỉ nên coi xử lý tài sản thế chấp là một
biện pháp cuối cùng để thu nợ mà thôi.
3.2.7/ Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng:
- Trước hết là người lãnh đạo ngân hàng không chỉ đơn thuần là một nhà quản
lý kinh doanh mà họ còn phải biết truyền cảm hứng cho nhân viên bằng lời
nói, hành động và đưa ra những quyết định rõ ràng, dứt khoát khi xảy ra tình
huống xấu nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong điều kiện tài sản đảm bảo tiền vay và việc sử dụng vốn vay của các hộ
sản xuất trên địa bàn có nhiều biến động phức tạp. Vì vậy càng cần nâng cao
trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong vấn đề này.
- Lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở nên có trình độ đại học chuyên môn
nghiệp vụ ngân hàng, có nghệ thuật lãnh đạo, có kiến thức về kinh tế thị
trường, có phẩm chất đạo đức tốt được sự tín nhiệm của cán bộ công nhân
viên trong và ngoài ngành. Am hiểu về pháp luật trong thời kì kinh doanh
được luật pháp nhà nước ràng buộc chặt chẽ với các mặt. Việc kinh doanh
tiền tệ tín dụng ngân hàng hiện nay không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn là một
nghệ thuật tự mình phải thu hút và giữ lại những cán bộ tín dụng vừa có năng
lực về kỹ thuật vừa có kỹ năng về nghệ thuật cho vay.
- Đối với cán bộ nghiệp vụ tín dụng:
+Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ
đương nhiệm, Ngân hàng phải đưa khía cạnh con người trong cách ứng xử
vào công tác đào tạo ứng dụng. Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng
nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những công
cụ quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát với món
vay hơn.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật của các ngành sản xuất kinh doanh mà ngân
hàng đầu tư đối với hộ sản xuất để có nhận xét, đánh giá đúng những dự án
sản xuất kinh doanh.
+ Nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ về kiến thức pháp luật nhất là bộ
luật dân sự, luật đất đai, luật phá sản và đặc biệt là luật ngân hàng để trong
thực hiện xử lý công việc chặt chẽ không để khách hàng lợi dụng.
+ Việc tuyển chọn và bố trí cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thực hiện qua
việc sát hạch, phải qua đào tạo đại học. Số cán bộ hiện có phải đào tạo lại,
phải thường xuyên thay đổi địa bàn phụ trách cho vay để phòng ngừa trường
hợp thông đồng giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, đảo nợ, tự ý gia hạn
nợ, thu nợ, thu lãi nhưng không nộp vào ngân hàng hoặc nhờ khách hàng vay
hộ hay vay ghi vào khế ước của khách hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần nâng cao công nghệ và hoạt động giao dịch
cũng như khai thác kịp thời đầy đủ thông tin cần thiết đáp ứng cho nghiệp vụ
kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao hơn. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm
toán nội bộ là khâu hoạt động thường xuyên giúp ích cho bản thân mỗi ngân
hàng khắc phục những thiếu sót kịp thời. Từ đó ngăn ngừa những rủi ro ngay
từ khi sắp xảy ra.
3.2.8/ Phân tích và xử lý nợ quá hạn
Tuỳ theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện
pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện
để ngân hàng thu được vốn vay
+ Biện pháp khai thác con nợ: Chủ yếu dùng khi khách hàng gặp rủi ro mà
chưa cần dùng đến cơ quan pháp luật xử lý. Khi các hộ sản xuất gặp khó khăn
trong kinh doanh nên không trả được nợ vay chứ không phải là do họ không
có ý thức trả nợ, ngân hàng phải tư vấn cho khách hàng để đưa ra biện pháp
tháo gỡ dần khó khăn, chuyển hướng sản xuất...
+ Vận dụng xử lý phù hợp với khách hàng: có thể cho giảm nợ hoặc cho vay
liên vụ thêm thời hạn hoặc có thể hạ lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả
nợ. Cũng có thể cho vay thêm để khách hàng tiếp tục thực hiện dự án để có
tiền trả nợ ngân hàng.
+ Ngân hàng thành lập và duy trì hoạt động của ban xử lý nợ quá hạn, đưa
hoạt động của ban này với trách nhiệm cao để có biện pháp kiên quyết kịp
thời với các khoản nợ quá hạn. Phân tích rõ nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn
để làm căn cứ để thu hồi. Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan,
khách quan, phân loại nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ qúa hạn không có
khả năng thu hồi một phần, nợ quá hạn có khả năng mất trắng.
+ Hàng tháng cán bộ tín dụng tiến hành phân tích nợ quá hạn của địa bàn phụ
trách, từ đó có cách xử lý với từng món nợ qúa hạn. Phân kỳ trả nợ ngân hàng
theo những kỳ đã định để cán bộ tín dụng tiến hành trực tiếp đôn đốc để
khách hàng tập trung mọi nguồn thu nhập để thanh toán với ngân hàng. Nợ
quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng xử lý kiên quyết theo
mức kỷ luật hành chính và bồi thường vật chất theo luật định. Thông báo đình
chỉ quan hệ tín dụng đối với khách hàng đó và khách hàng tự bán thành phẩm
để trả nợ ngân hàng có sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng.
+ Nếu đã sử dụng hết biện pháp nghiệp vụ của ngân hàng mà khách hàng vẫn
không trả nợ hoăch khách hàng lừa đảo thì chuẩn bị đủ hồ sơ để truy tố trước
pháp luật và xử lý này làm trọng tâm, tuyên truyền rộng rãi để giáo dục
khách hàng khác.
3.2.9/ Nâng cao trách nhiệm của ngân hàng với trung tâm phòng ngừa
rủi ro
Vai trò của trung tâm phòng ngưa rủi ro là cung cấp những thông tin cần
thiết, chính xác cho ngân hàng thương mại để tham khảo trước khi ra quyết
định tín dụng. Các ngân hàng lại cung cấp các thông tin và số liệu cụ thể cho
trung tâm.
3.2.10/ Tăng cường hơn nữa các biện pháp huy động vốn để phấn đấu đủ
nguồn vốn cho vay của hộ sản xuất và các thành phần khác, không phải vay
của ngân hàng thành phố. Bên cạnh đó cần chú trọng tìm khách hàng, khai
thác các phương án sản xuất của các hộ sản xuất để đầu tư những món lớn,
nhất là trong lĩnh vực thuỷ sản, vận tải.... đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày
càng cao .
3.3/ Đề xuất và kiến nghị
3.3.1/ Với ngân hàng No&PTNT Việt Nam
+ Có chính sách lãi suất ưu đãi cho vay hộ sản xuất đặc biệt là hộ sản xuất
nông nghiệp ở nông thôn.
+ Thủ tục cho vay cần đơn giản và chặt chẽ, không nên quá nhiều giấy tờ gây
phiền hà cho khách hàng vì khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp ở vùng nông thôn với trình độ có hạn.
3.3.2/ Với chính quyền địa phương
+ Đề nghị với chính quyền địa phương thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở để thuận lợi cho bà con vay vốn ngân hàng.
+ Đối với người đi lao động nước ngoài ở nông thôn hiện nay không có tài
sản thế chấp. Thủ tục với doanh nghiệp đưa người đi lao động nước ngoài còn
nhiều bất cập. Vậy đề nghị Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tạo điều kiện
nhất để họ vay được vốn.
kết luận
Khu vực kinh tế hộ sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nước ta. Việc phát triển kinh tế hộ gia đình một cách toàn diện với cơ
cấu hợp lý là một vấn đề vô cùng bức xúc. Trong điều kiện kinh tế nước ta đi
lên từ sản xuất nông nghiệp, có xuất phát điểm rất thấp, khả năng tích luỹ để
mở rộng đầu tư rất hạn chế, đặc biệt là với kinh tế hộ sản xuất-một loại hình
kinh tế được coi trọng và phát triển trong thời kỳ đổi mới.
Hoạt động cho vay của ngân hàng có ý nghĩa to lớn trong việc thúc
đẩy kinh tế hộ sản xuất phát triển bởi nó đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn
của các hộ phục vụ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế hộ sản xuất.
Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng đã
có chính sách tín dụng hợp lý đối với hộ sản xuất, coi hộ sản xuất là khách
hàng quan trọng của ngân hàng.
Hoàn thiện chính sách tín dụng, hòan thiện quy trình thảm định, khai
thác có hiệu quả các chương trình hỗ trợ....nhằm nâng cao hiệu quả cho vay
đối với hộ sản xuất không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn
có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế Việt Nam.
Mục lục
Lời mở đầu...................................................................................................... 1
Chương 1 Khái quát hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại ........ 3
1.1/ Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương
mại. .................................................................................................................. 3
1.1.1/ Khái niệm cho vay .................................................................................. 3
1.1.2/ Đặc điểm cho vay: .................................................................................. 3
1.2/ Vai trò và nguyên tắc cho vay của Ngân hàng Thương mại ................. 4
1.2.1/ Vai trò của hoạt động cho vay ................................................................ 4
1.2.1.1/Đối với ngân hàng thương mại: ............................................................ 4
1.2.1.2/ Đối với nền kinh tế: ............................................................................. 5
1.2.2/ Nguyên tắc cho vay của NHTM ............................................................. 5
1.2.2.1/Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng và có hiệu quả kinh tế . ....................................................................... 6
1.2.2.2/ Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng
thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. ................................................... 6
1.2.2.3/ Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản:............................................ 7
1.2.2.4/ Cho vay phải đề phòng và có biện pháp tránh rủi ro ............................ 7
1.3/ Phân loại cho vay: ................................................................................... 7
1.3.1/ Phân loại theo thời gian: ......................................................................... 7
1.3.2/ Phân loại theo tài sản đảm bảo :.............................................................. 8
1.3.3/ Một số cách phân loại khác. ................................................................... 8
1.4/ Hình thức cho vay ................................................................................... 9
1.4.1/ Cho vay trực tiếp ................................................................................... 9
1.4.2/ Cho vay gián tiếp .................................................................................... 9
1.5/ Phương thức cho vay .............................................................................. 10
1.5.1/ Cho vay từng lần ( cho vay theo món) ................................................... 10
1.5.2/ Cho vay thấu chi ..................................................................................... 11
1.5.3/ Cho vay luân chuyển .............................................................................. 12
1.5.4/ Cho vay theo hạn mức ............................................................................ 12
1.6/ Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất ................................................... 13
1.6.1/ Khái quát về hộ sản xuất......................................................................... 13
1.6.1.1/ Khái niệm hộ sản xuất ......................................................................... 13
1.6.1.2/ Đặc điểm của hộ sản xuất .................................................................... 14
1.6.1.3/ Phân loại hộ sản xuất ........................................................................... 14
1.6.1.4/ Vai trò của hộ sản xuất ........................................................................ 15
1.6.1.5/ Nhu cầu vốn của hộ sản xuất ............................................................... 15
1.6.2/ Vai trò của hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất .................................. 16
1.6.2.1/ Xét về phía hộ sản xuất:....................................................................... 16
1.6.2.2/ Xét về phía ngân hàng ......................................................................... 17
1.6.3/ Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất ............................ 17
1.6.4/ Điều kiện cho vay đối với hộ sản xuất .................................................... 18
1.6.5/ Nguyên tắc đánh gía hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất..... 19
1.7/ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ....................................... 20
1.7.1/ Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản ............................................................. 20
1.7.2/ Tỷ lệ tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động ............................................. 20
1.7.3/ Tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo trên tổng dư nợ ................................... 21
1.7.4/ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: ........................................................... 21
1.7.5/ Mức lãi ròng ........................................................................................... 22
1.7.6/Thu nhập từ tiền lãi ròng ......................................................................... 22
1.7.7/ Quan hệ với khách hàng ......................................................................... 23
1.7.8/Nhóm các chỉ tiêu khác ........................................................................... 23
1.8/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ
sản xuất của ngân hàng thương mại.............................................................. 24
1.8.1/ Các yếu tố thuộc về Ngân hàng: ............................................................. 24
1.8.2/ Các yếu tố thuộc về khách hàng: ............................................................ 24
1.8.3/ Môi trường tự nhiên: .............................................................................. 25
1.8.4/ Môi trường pháp lý: ................................................................................ 25
1.8.5/ Môi trường kinh tế :............................................................................... 26
Chương 2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại chi
nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng ........................................... 27
2.1/Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng .... 27
2.1.1/ Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên
Lãng ................................................................................................................. 27
2.1.2/ Hoạt động huy động nguồn vốn .............................................................. 31
2.1.2.1/Nguồn vốn phân theo tính chất huy động.............................................. 32
2.1.2.2/ Nguồn vốn phân theo thời gian huy động: ........................................... 32
2.1.2.3/ Thị phần nguồn vốn ............................................................................. 32
2.1.2.4/ Triển khai áp dụng các hình thức huy động vốn .................................. 33
2.1.3/ Hoạt động cho vay ( sử dụng vốn) .......................................................... 34
2.1.3.1/ Tình hình cho vay: ............................................................................... 35
2.1.3.2/ Tình hình thu nợ: ................................................................................. 36
2.1.3.3/ Cơ cấu dư nợ: ...................................................................................... 36
2.1.3.3.1/ Dư nợ phân theo loại cho vay: .......................................................... 37
2.1.3.3.2/ Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: ............................................... 37
2.1.3.3.3/ Dư nợ theo ngành kinh tế:................................................................ 37
2.1.3.3.4/ Thị phần dư nợ: ................................................................................ 37
2.1.3.4/ Tình hình nợ quá hạn: .......................................................................... 38
2.1.3.4.1/ Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: ................................................. 38
2.1.3.4.2/ Nợ quá hạn theo loại cho vay:........................................................... 38
2.1.3.4.3/ Nợ quá hạn phân theo thời gian ....................................................... 38
2.1.3.4.4/ Nợ qúa hạn phân theo địa bàn ........................................................... 39
2.1.3.5/ Việc trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro và số đã thu sau xử lý ....... 39
2.1.3.6/ Tín dụng uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội: ................................. 39
2.1.4/Hoạt động trung gian ............................................................................... 39
2.2/ Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng
No&PTNT huyện Tiên Lãng ......................................................................... 40
2.2.1/Tình hình cho vay hộ sản xuất: ................................................................ 40
2.2.2/ Cơ cấu dư nợ hộ sản xuất: ...................................................................... 42
2.2.3.Tình hình NQH. ....................................................................................... 43
2.3/ Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân
hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng. ............................................................... 44
2.3.1/ Kết quả đạt được .................................................................................... 44
2.3.2/ Những mặt chưa làm được. .................................................................... 46
2.3.3/Nguyên nhân của những tồn tại trên. ....................................................... 46
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với các hộ
sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng ............... 48
3.1/ Mục tiêu, định hướng phát triển ............................................................ 48
3.1.1/ Định hướng chung .................................................................................. 48
3.1.2/ Chỉ tiêu phấn đấu năm 2005 ................................................................... 48
3.2/ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất ... 50
3.2.1/ Xây dựng phương thức cho vay phải dựa trên cơ cấu và chất lượng ....... 50
3.2.2/ Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hợp lý, khoa học ........................... 50
3.2.3/ Nắm vững những thông tin về khách hàng vay vốn: ............................... 50
3.2.4/ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của hộ vay
vốn: .................................................................................................................. 51
3.2.5/ Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng ............................................... 51
3.2.6/ Cho vay dựa vào tài sản thế chấp, cầm cố, đảm bảo tiền vay .................. 52
3.2.7/ Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng .................................... 53
3.2.8/ Phân tích và xử lý nợ quá hạn ................................................................. 54
3.2.9/ Nâng cao trách nhiệm của ngân hàng với trung tâm phòng ngừa rủi ro .. 55
3.2.10/ Tăng cường hơn nữa các biện pháp huy động vốn để phấn đấu đủ ....... 55
3.3/ Đề xuất và kiến nghị ................................................................................ 56
3.3.1/ Với ngân hàng No&PTNT Việt Nam ..................................................... 56
3.3.2/ Với chính quyền địa phương .................................................................. 56
Kết luận ........................................................................................................... 57
Danh mục tài liệu tham khảo
1 - Đặt các tổ chức tín dụng và các luật ngân hàng nhà nước
2 – Sổ tay tín dụng ngân hàng N o&PTNT
3 – Các văn bản hướng dẫn thi hành của ngân hàng
4 – Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng N o&PTNT
huyện Tiên Lãng các năm 2002, 2003, 2004
5 – Tạp chí ngân hàng số 11 năm 2004
6 – Quản trị ngân hàng thương mại của Peter. Rose
7 – Giáo trình tài chính doanh nghiệp nhà xuất bản giáo dục, TS Lưu Thị
Hương, 2002
8 – Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản thống kê, TS Nguyễn
Hữu Tài, 2002.
9 – Giáo trình ngân hàng thương mại của Edward W.Reed và Edwar. K.Gill
10 – Một số chuyên đề thực tập khoá 42.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 80_4399.pdf