Giải pháp nâng cao tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh long giai đoạn 2005 - 2010

Lý do chọn đề tài: Trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển, đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, DNNVV luôn luôn đóng vai trò và có tác dụng hết sức quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nhờ những ưu thế và những thành quả mà nó mang lại cho nền kinh tế. Ở nước ta, do trình độ kinh tế còn thấp, quy mô kinh tế hạn hẹp và nhu cầu phát huy mọi nguồn lực sẵn có để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chú trọng phát triển DNNVV càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Sau hơn 15 năm đổi mới, ý thức được tầm quan trọng đó, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Những chính sách này đã đem lại những kết quả nhất định như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm, khai thác các tiềm năng trong nhân dân, làm cho nền kinh tế năng động hơn, tăng thu cho ngân sách nhà nước Ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay, số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ áp đảo, trên 99% tổng số DN toàn tỉnh, các DNNVV đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả nước, các DNNVV của tỉnh vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động SXKD như: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động thấp, trình độ cán bộ quản lý yếu kém, thiếu mặt bằng sản xuất, thông tin thương mại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các DNNVV trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Do đó, bên cạnh những nỗ lực của bản thân các DNNVV, sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương là vô cùng cần thiết và quan trọng, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính để phát triển các DNNVV, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Long ổn định và bền vững. Các chính sách hỗ trợ trong thời gian qua, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung vẫn chưa hoàn thiện để thực sự tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển Trang 5 mạnh mẽ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005-2010” để nghiên cứu, từ đó đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm góp phần giải quyết các vấn đề vướng mắc trong chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Đánh giá thực trạng các DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay. - Đề nghị một số giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005-2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về DNNVV của tỉnh Vĩnh Long, DNNVV của tỉnh là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, phân loại kết hợp cả 2 tiêu chí: có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người, theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ “Về trợ giúp phát triển DNNVV”. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của các chính sách tài chính, các chính sách kinh tế vĩ mô, của khung pháp lý và các thủ tục hành chính đối với sự phát triển các DNNVV ở tỉnh Vĩnh Long. Chúng tôi cũng cố gắng đưa ra những kiến nghị về các biện pháp cần thiết cho việc cải thiện các chính sách trên nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình phát triển các DNNVV, giúp các DN này phát huy hết tiềm năng của mình, vì đó là động lực phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở để xem xét các vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc thu thập thông tin từ các phương tiện, kết hợp với việc khảo sát, điều tra thu thập tư liệu nhằm thống kê, tổng hợp, so sánh, mô hình Trang 6 hóa và phân tích để làm sáng tỏ các quan điểm của chúng tôi những vấn đề nghiên cứu đặt ra. 5. Cấu trúc của đề tài: Cấu trúc của đề tài bao gồm các chương: Chương I: DNNVV và vai trò của chính sách tài chính trong việc phát triển DNNVV ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Chương III: Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 - 2010.

pdf109 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh long giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng thời hạn chế được các tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình xét duyệt cho vay. Điều kiện phải có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng để được niêm yết chứng khoán là rất khó khăn đối với DNNVV. Trong khi đó các DNNVV vẫn mong muốn có một thị trường mua bán, giao dịch cổ phiếu của họ nhằm tăng vốn đầu tư cũng như tăng khả năng thanh khỏan cho các cổ phiếu đó. Để đáp ứng nhu cầu của các DNNVV, nhà nước cần xây dựng mô hình tổ chức giao dịch cổ phiếu cho các DNNVV. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các DNNVV có thể giao dịch cổ phiếu của mìn trên thị trường tập trung bảng 2 và thị trường phi tập trung OTC. Theo đó, thị trường bảng 2 là loại hình thị trường tập trung, được khớp lệnh tập trung tại Sàn giao dịch, nó thường được tổ chức bên cạnh thị trường bảng 1 (hiện nay là Sàn giao dịch của trung tâm giao dịch chứng khoán), là một khu vực riêng trong cùng một sở giao dịch. Thị trường OTC là loại hình thị trường phi tập trung, được tổ chức theo hình thức mua bán thỏa thuận giá giữa người đầu tư và công ty chứng khoán, hoặc giữa các công ty chứng khoán với nhau. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung mà có phạm vi cả nước và được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì. Thị trường OTC là nơi ít đòi hỏi các chứng khoán giao dịch phải thỏa mãn quá nhiều qui định như thị trường sàn giao dịch, những phải đáp ứng các chuẩn mực nhất định và vẫn phải xin phép giao dịch đại chúng. Để thị trường chứng khoán phát triển, số lượng nhà đầu tư và các công ty tham gia niêm yết nhiều hơn và đặc biệt là tạo sân chơi cho cả một số lượng lớn các DNNVV, Nhà nước cần sớm nghiên cứu và đưa vào vận hành thị trường tập trung bảng 2 và thị trường phi tập trung OTC. Như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi của các DNNVV được huy động nhiều vốn hơn cho quá trình đổi mới và phát triển, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư đang giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường tự do. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần cho phép các công ty chứng khoán mở thêm quầy giao dịch các loại cổ phiếu của DNNVV chưa đủ tiêu chuẩn niêm Trang 84 yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính thức nhằm tăng tính sôi động cho thị trường tự do. Hiện nay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành rất nhiều các công ty cổ phần, Tỉnh nên đề nghị với Chính phủ thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán cho khu vực này, có thể ở Tp.Cần Thơ hoặc Tỉnh Vĩnh Long, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia. Ngoài những biện pháp tạo lập nguồn vốn trên, nhà nước cần đẩy mạnh việc hình thành và phát triển thị trường vốn, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường tạo thuận lợi cho việc vay, đi vay của các DN, trong đó có các DNNVV. 3.3.4. Một số giải pháp khác: a. Khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các DNNVV cùng hợp tác kinh doanh: Một thực tế hiện nay là các DNNVV mà đặc biệt là DN nhỏ thường không được ngân hàng thương mại của Tỉnh quan tâm đến việc cho vay vốn. Để thúc đẩy phát triển DNNVV, một số nước đã qui định bắt buộc các ngân hàng thương mại phải dành một tỷ lệ nhất định vốn tín dụng để cho các DNNVV vay. Ở Tỉnh Vĩnh Long hiện nay, số lượng DNNVV được thành lập theo luật DN ngày một tăng, nếu không có sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng chính thức thì các DN này sẽ rất khó phát triển. Tuy nhiên, giải pháp có hiệu quả và khả thi ở Tỉnh Vĩnh Long không phải là qui định tỷ lệ tín dụng tối thiểu bắt buộc dành cho DNNVV mà là khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các DNNVV cùng hợp tác kinh doanh. Do vốn và tài sản của DNNVV không lớn nên mức độ đảm bảo an toàn cho các khoản vay không cao, các khoản vay cũng không lớn lại tốn chi phí cho việc theo dõi, giám sát những khoản cho vay mang tính chất “nhỏ nhặt”, các ngân hàng thương mại thường ngại cho các DNNVV vay vốn. Để khuyến khích các ngân hàng thương mại cho DNNVV vay vốn, Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp như hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay đối với các Trang 85 DNNVV, giảm thuế thu nhập DN nếu ngân hàng cho vay đối với các DNNVV đạt được một tỷ lệ nhất định trong tổng tín dụng của ngân hàng. Đối với việc góp vốn cùng hợp tác kinh doanh với các DNNVV, các ngân hàng thương mại sẽ phát huy một cách tốt nhất vai trò tư vấn cho DN, đồng thời theo dõi, giám sát được việc sử dụng vốn của DN. Các DNNVV khi được ngân hàng góp vốn cũng sẽ gặp thuận lợi và cũng dễ dàng được ngân hàng giải quyết cho vay khi thiếu vốn hoặc được ngân hàng đứng ra bảo lãnh khi vay vốn của các tổ chức khác. Để khuyến khích các ngân hàng thương mại góp vốn vào các DNNVV, nhà nước cần có cơ chế như cho phép các ngân hàng sử dụng thu nhập trước thuế để góp vốn với các DNNVV, miễn giảm thuế đối với thu thập từ khoản vốn góp vào DNNVV… i. Cho phép các DNNVV khấu hao nhanh tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD của DN. Nếu mức khấu hao cao thì có thể thu hồi vốn nhanh và ngược lại, mức khấu hao thấp thì thu hồi vốn chậm và có thể mất vốn do hao mòn vô hình của tài sản cố định gây ra. Mặt khác, mức khấu hao cao hay thấp còn làm thay đổi số thuế thu nhập DN phải nộp trong năm. Về mặt lý thuyết, tổng thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập DN phải nộp của DN trong một thời kỳ dài là không thay đổi khi áp dụng các phương pháp khấu hao tài sản cố định khác nhau. Tuy nhiên trong thời gian ngắn, nếu DN khấu hao nhanh tài sản cố định thì mức thuế thu nhập DN phải nộp thấp và do đó có thể tăng cường tích tụ vốn cho DN, mà đặt biệt là rất tốt cho các DNNVV. Vì vậy, để hỗ trợ phát triển DNNVV, nhà nước nên cho phép các DNNVV thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định để một mặt, các DNNVV có điều kiện tích tụ, tập trung vốn mặt khác thu hồi nhanh vốn cố định sẽ giúp các DNNVV có điều kiện để đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, trang bị công nghệ hiện đại. j. Hỗ trợ mặt bằng SXKD: Như đã trình bày, phần lớn các DNNVV thiếu mặt bằng SXKD. Nhiều DN sử dụng chính nhà ở của chủ DN để làm trụ sở giao dịch, kinh doanh. Trang 86 Việc sử dụng nhà ở làm trụ sở giao dịch, kinh doanh thường gây ra những khó khăn cho hoạt động của DN do diện tích chật hẹp, điều kiện và phương tiện làm việc không thuận lợi. Vì vậy, việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng SXKD phù hợp là rất cần thiết, cụ thể: - Tỉnh cần xây dựng các khu công nghiệp nhỏ cho các DNNVV với cở sở hạ tầng đầy đủ và cho thuê với giá ưu đãi trong một thời gian nhất định để dần dần tập trung các DNNVV vào một khu vực có quy hoạch, giải phóng mặt bằng SXKD hiện tại chật hẹp và ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Ngoài ra, Tỉnh cần nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung các chính sách ưu đãi cho các DNNVV trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất theo các qui định hiện hành. - Thực hiện chính sách cho thuê đất bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế để sử dụng vào mục đích kinh doanh. - Tiến hành giao đất đối với các dự án sản xuất công nghiệp cần ưu tiên để các DN yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài. - Ưu đãi trong sử dụng đất đai đối với những DN sử dụng nhiều lao động, áp dụng công nghệ mới- sạch, sản xuất sản phẩm mới. - Tạo điều kiện để các DN có thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm đảm bảo vay vốn, giúp DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, gia tăng vào đầu tư. k. Hoàn thiện chính sách đầu tư: Thể hiện ở một số điểm sau: - Đối với đầu tư nước ngoài: Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của Tỉnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài; tạo môi trường đầu tư, môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN trong và ngoài nước như: Giá thuê đất trong và ngoài khu công nghiệp, hỗ trợ kinh phí làm thủ tục cấp phép đầu tư, chi phí dịch vụ, viễn thông, điện, nước, vận tải và các loại phí dịch vụ khác. Trang 87 - Đối với đầu tư trong nước: Rà soát điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư mà Tỉnh đã ban hành, tạo điều kiện dễ dàng cho các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư SXKD và hỗ trợ thị trường nông thôn; hỗ trợ DN tiếp cận thông tin và các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý. - Các DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên sắp xếp lại bằng cách tiếp tục cổ phần hóa, hoặc bán lại, hoặc giải thể, phá sản nếu hiệu quả kinh danh quá yếu kém, hoặc sáp nhập các DN cùng ngành thành một DN qui mô lớn với công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, vốn của Tỉnh dành cho các DNNVV sẽ được đầu tư tập trung và có hiệu quả hơn thay vì phải dàn trải ra cho nhiều DNNN, tốn kém mà hiệu quả thấp. l. Hỗ trợ thông tin kinh tế, thị trường, xuất nhập khẩu: Trong quá trình hoạt động, thông tin kinh tế, thị trường, xuất nhập khẩu là những vấn đề bức xúc đối với các DNNVV. Các DNNVV rất cần sự hỗ trợ của Tỉnh về các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng máy tính. Những thông tin mà các DNNVV cần là thông tin về cơ chế, chính sách chế độ, thông tin về thị trường và giá cả, thông tin về khoa học và công nghệ… Trong điều kiện nguồn lực của các DNNVV còn nhỏ bé, Tỉnh có thể hỗ trợ qua việc cung cấp miễn phí các ấn phẩm về cơ chế chính sách, giảm giá các ấn phẩm và dịch vụ qua mạng máy tính về thông tin thị trường, giá cả . Về thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước, Tỉnh có thể hỗ trợ cho các DNNVV nhằm tạo điều kiện để các DN tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả, trợ giúp DN mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, thông qua các cơ quan chức năng trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm có tiềm năng của các DNNVV, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Đối với thị trường ngoài nước, Tỉnh khuyến khích DNNVV tăng cường sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV liên kết, hợp tác với các DN lớn trong và ngoài nước để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho DNNVV đi Trang 88 khảo sát, học tập, trao đổi, hợp tác và chi phí tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường ngoài nước. Ngoài ra, Tỉnh còn tạo điều kiện cho các DNNVV được tham gia vào các chương trình xuất khẩu của Tỉnh một cách trực tiếp hoặc thông qua việc liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài Tỉnh. Để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, địa phương cần nhanh chóng giảm và xóa bỏ các bảo hộ không hợp lý để buộc các DN phải quen dần với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, đồng thời giúp các DNNVV nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường thế giới bằng các hoạt động cung cấp thông tin, tìm kiếm đối tác, thị trường, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh….Có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các DNNVV trong lĩnh vực xuất khẩu như: chính sách ưu đãi về thuế đối với từng mặt hàng xuất khẩu, giảm lãi suất vay ngân hàng hoặc cung cấp tín dụng dài hạn lãi suất thấp cho việc thu mua hàng nông sản và thủy hải sản xuất khẩu có tính thời vụ… Tăng cường các kênh thông tin về thị trường xuất khẩu cho các DNNVV. Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, cần cung cấp thông tin cho họ thông qua các họat động tư vấn kỹ thuật về công nghệ mới có tính chuyên nghiệp và thực tiễn nhằm giúp họ tiếp cận với phương pháp sản xuất, chế biến, bảo quản…. Phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu. Các hiệp hội hoặc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư của Tỉnh nên có các hình thức tập huấn hoặc tư vấn miễn phí về các quy định tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu để các DN thường xuyên cập nhật thông tin, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Đồng thời đặc biệt quan tâm đến việc hướng dẫn áp dụng các quy định tiêu chuẩn liên quan đến môi trường và các tổ chức quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu của các DN. Cần sớm ban hành Tiêu Chuẩn Việt Nam đối với các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế để các DNNVV có thông tin và có thể dễ dàng dẫn chiếu trong các hợp đồng xuất khẩu của mình. Trang 89 Tỉnh cần tạo điều kiện để DNNVV tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài, thuê gian hàng triển lãm, chính sách thưởng xuất khẩu, kể cả sử dụng Quỹ trợ giúp xuất khẩu nhằm khuyến khích mạnh hơn nữa việc thu hút ngoại tệ về cho Tỉnh. Những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNNVV tăng cường xuất khẩu sẽ phát huy được tiềm năng to lớn của loại hình DN rất năng động này, từ đó sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh ổn định và bền vững. m. Hỗ trợ về công nghệ và đào tạo: Hỗ trợ cho DNNVV tiếp cận công nghệ hiện đại bằng cách tổ chức định kỳ các cuộc triển lãm thông tin về thành tựu khoa học kỹ thuật có khả năng ứng dụng cao, thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Xúc tiến thành lập Trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho DNNVV. Những trung tâm này cung cấp miễn phí hoặc bán với giá ưu đãi cho DN các thông tin về thị trường, công nghệ, kỹ thuật… thông qua các ngân hàng dữ liệu. Trong qui định tính thuế TNDN, nên cho DN khấu hao nhanh máy móc thiết bị mới. Đây là một trong những biện pháp ưu đãi thuế thành công nhất được sử dụng để khuyến khích DN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cải cách các thủ tục trong việc tiếp thu công nghệ mới qua con đường chuyển giao công nghệ: rút ngắn quá trình xét duyệt các hợp đồng chuyển giao công nghệ, giúp DN có thể nhanh chóng đưa công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất. Về ngắn hạn, nhà nước hỗ trợ vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề: mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày cho các nhà quản lý DN dưới hình thức miễn giảm phí. Về dài hạn, cần có sự chuyển biến toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng chương trình dạy và học ở các cấp, đặt biệt là đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cho phù hợp và sát với thực tế, giúp Trang 90 người học có thể ứng dụng một cách thiết thực trong quản lý, kinh doanh. Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng việc nâng cao chất lượng và đạo đức sư phạm. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới và cải tiến giáo dục này, Tỉnh cần tăng cường đầu tư vào ngành giáo dục. Đây là khoản đầu tư không mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn 1- 2 năm mà phải sau một thời gian dài, nhưng không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt đầu tư cho giáo dục. Vì vậy, Tỉnh cần chú ý đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các trường đào tạo, đặc biệt là cho các trường dạy nghề về khoa học công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đinh kỳ có các khóa học tài đào tạo và bồi dưỡng để cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân nâng cao kiến thức, tay nghề, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần tại điều kiện và trợ giúp về tài chính để thành lập nhiều “vườn ươm DN” để cung cấp các dịch vụ cho DNNVV như: hỗ trợ về chuyên môn quản lý cho từng DN, tư vấn, giám sát hoạt động của DN, hỗ trợ cho việc liên kết với các mạng lưới hỗ trợ chuyên môn khác, cho thuê cơ sở hạ tầng … nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các DN mới thành lập và các DN bắt đầu phát triển . 3.4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Các giải pháp tài chính nói trên sẽ phát huy tác dụng thực sự trong việc khuyến khích, định hướng và thúc đẩy sự phát triển của DNNVV nếu nó được thực hiện trên cơ sở có được một số điều kiện chủ yếu sau: 3.4.1. Duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội của Tỉnh: Một trong những điều kiện cơ bản để dân chúng bỏ vốn đầu tư trực tiếp là sự ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó ổn định về tài chính - tiền tệ là rất quan trọng. Nếu lạm phát ở mức độ cao và không có khả năng kiểm soát được sẽ làm tăng rủi ro trong đầu tư và do đó, dân chúng sẽ không dám bỏ tiền ra để đầu tư trực tiếp . Ngược lại, duy trì được sự ổn định về kinh tế - xã hội sẽ tạo niềm tin cho dân chúng vào chính sách phát triển lâu dài nền kinh tế nhiều thành Trang 91 phần. Sự tin tưởng vào tương lai là điều kiện tiên quyết cho quyết định đầu tư dài hạn của dân chúng. Vì vậy, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để tăng sự tin tưởng của dân chúng và khi đó sự khuyến khích đầu tư thông qua các giải pháp tài chính nói trên mới đạt được hiệu quả cao. 3.4.2. Kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với các công cụ quản lý vĩ mô: Để thực hiện các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV cần kết hợp đồng bộ việc thực hiện các công cụ quản lý vĩ mô khác như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển và tăng cường kiểm tra giám sát . Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý đầy đủ để khuyến khích và bảo vệ các DNNVV. Ngoài việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nói chung, cần ban hành các văn bản quy định các tiêu thức, quyền và nghĩa vụ các DNNVV để làm căn cứ thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV. Mặt khác, cần ban hành Luật cạnh tranh và chống độc quyền để thực hiện cạnh tranh lành mạnh và đồng thời là căn cứ quan trọng để xem xét, hỗ trợ cho các DNNVV vượt qua khó khăn, tăng cường khả năng cạnh tranh. Tỉnh cần xây dựng chiến lược phát triển DNNVV và chương trình tổng thể hỗ trợ phát triển DNNVV làm cơ sở để xây dựng chính sách, phối hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV và đặc biệt là phối hợp với các chương trình, công cụ vĩ mô khác để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn 2005 - 2010. Bên cạnh đó, các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV chỉ đưa lại hiệu quả thực sự khi đánh giá đúng đắn tình hình SXKD và tình hình tài chính của các DNNVV. Vì vậy cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các DN trong việc thực hiện pháp luật, trong đó cần có cơ chế, chính sách bắt buộc các DN thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê của Nhà nước .Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức đại diện của DNNVV: Trang 92 Thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ “Về trợ giúp phát triển DNNVV”, chúng tôi kiến nghị Tỉnh cần chuẩn bị nhân sự thành lập các tổ chức xúc tiến hỗ trợ DNNVV như: Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV, Chi cục phát triển DNNVV, Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV. Chi cục phát triển DNNVV là đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để giúp giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triển DNNVV; Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV làm nhiệm vụ tư vấn cho UBND Tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DNNVV; Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV thuộc Chi cục phát triển DNNVV là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng tư vấn cho Chi cục phát triển DNNVV là đầu mối tư vấn về công nghệ và kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng trang thiết bị, tạo điều kiện tiếp cận công nghệ trang thiết bị mới cho các DNNVV. Bên cạnh đó, Tỉnh cần khuyến khích việc thành lập và củng cố các tổ chức trợ giúp DNNVV thuộc các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Hội ngành nghề thủy sản, Hội SXKD ngành trái cây, Hội SXKD gốm mỹ nghệ, Câu lạc bộ DN trẻ,… nhằm thực hiện các chương trình trợ giúp một cách thiết thực và có hiệu quả. Các cơ quan hỗ trợ DNNVV ở tỉnh sẽ đóng vai là cầu nối giữa DN và các cơ quan nhà nước ở địa phương, phản ứng nhu cầu và nguyện vọng của các DNNVV. Để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu, nguyện vọng của các DN, theo chúng tôi, Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV cần có thêm các thành viên là đại diện của các DNNVV tham gia, để phát huy được tiếng nói của DN trong Hội đồng, thực sự góp phần khuyến khích, hỗ trợ và phát triển DNNVV. 3.4.3. Các điều kiện khác: Cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển các DNNVV làm cơ sở cho việc cụ thể hóa thành hệ thống đồng bộ các chính sách và cơ chế quản lý, hỗ trợ DNNVV, Tỉnh cần có những chương trình tuyên truyền phổ biến sâu rộng về pháp luật, triển khai chương trình hỗ trợ cho các DN theo chuyên đề: Trang 93 kiến thức quản trị DN, pháp luật tài chính, kế toán để học có đủ khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường và tiếp thu tốt các chương trình tài trợ, ưu đãi của Nhà nước . Cần phải cụ thể hóa, hoàn thiện Luật DN, Luật phá sản, Luật khuyến khích đầu tư trong nước… cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy Luật DN mới ra đời và đã có những bước hoàn chỉnh nhất định, tạo sự thông thóang cho việc thành lập và hoạt động SXKD nhưng hiện nay đã bộc lộ những thiếu sót của nó như: thiếu chế tài thành lập DN và quản lý hoạt động của DN sau đăng ký, về hướng dẫn thực hiện còn nhiều chỗ trùng lặp, mâu thuẫn cần hoàn thiện thêm đảm bảo vừa khuyến khích kinh doanh vừa có sự kiểm soát của Nhà nước . Về mặt bằng kinh doanh, cần cụ thể hóa các chính sách đất đai tạo thuận lợi cho việc thuê, mua đất giải quyết mặt bằng SXKD. Tỉnh cần có những biện pháp nghiêm ngặt để đấu tranh chống các hành vi trái pháp luật của các DNNVV đặc biệt là trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo trong kinh doanh, tàn phá tài nguyên, môi trường. Đồng thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong các cơ quan quản lý gây khó khăn cho hoạt động lành mạnh của các DN, xóa hẳn các lệ phí do địa phương tự đặt ra. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở rộng khắp, từ thành thị đến nông thôn, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của DN, đặc biệt là hệ thống giao thông, năng lượng, thông tin. Hình thành những dự án, những chương trình nhằm gắn kết các DNNVV, qua đó Tỉnh gọi vốn nước ngoài đầu tư hỗ trợ tập trung có trọng điểm, tránh dàn trải. Việc tạo lập và mở rộng thị trường cho DNNVV, tránh nhiệm chính là ở các DN. Các DNNVV phải tập trung vốn đổi mới công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm thì mới mong cạnh tranh được trên thị trường kể cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng phải có chính sách, cơ chế hỗ trợ về thị trường cho các DNNVV. Tỉnh sẽ định hướng thị trường trong nước và khơi thông thị trường ngoài nước thông qua hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc ký kết các hợp đồng trao đổi mua bán sẽ tạo Trang 94 điều kiện cho các DN thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi hơn. Ngoài ra, các DNNVV cần phải phát triển hợp tác với các DN lớn để mở rộng thị trường. Việc tìm các thị trường “ngách” - đó là thị trường mà các DN lớn không muốn đảm nhận do sản lượng ít, không có nhu cầu thường xuyên hoặc thị trường mà DN lớn chưa kịp đầu tư - là vấn đề DNNVV cần đặc biệt quan tâm. Việc phát triển DNNVV còn phụ thuộc vào các biện pháp được thực hiện trong nội bộ DN Trong điều kiện hiện nay, các DNNVV cần thực hiện các biện pháp sau : - Xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn là DN đã thành công một nửa trong quá trình hoạt động SXKD của mình. - Nâng cao năng lực về vốn cho các DNNVV: Các DN phải tăng tốc độ luân chuyển các loại vốn, muốn vậy phải đổi mới phương thức thanh toán, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; lựa chọn phương thức khấu hao tài sản cố định thích hợp; nên thực hiện đa dạng hóa các loại hình huy động vốn, đặc biệt là vốn nhàn rỗi trong dân cư. - Các DNNVV cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing. Muốn vậy, DN phải đầu tư tìm hiểu tập tính và thị hiếu của người tiêu dùng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, hiệu quả hơn. Việc lập bộ phận Marketing là rất cần thiết cho mỗi DN. Kết luận: Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến khó khăn hiện nay của các DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long và các chính sách hỗ trợ của Tỉnh đối với DNNVV, đặc biệt là các chính sách tài chính; chúng tôi kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của các DNNVV và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để DNNVV phát huy vai trò to lớn của mình đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trang 95 KẾT LUẬN Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn, việc làm và thúc đẩy cạnh tranh. Kinh tế của Tỉnh không thể tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững nếu không có sự phát triển của DNNVV. Một cơ chế hợp lý nhằm tạo ra sự hợp tác, liên kết có hiệu quả giữa các DN có quy mô lớn và các DN có quy mô nhỏ và vừa góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh Vĩnh Long. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh với những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu sự hỗ trợ của chính quyền Tỉnh. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của DNNVV trong phát triển kinh tế của Tỉnh thì nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ trong quá trình phát triển. Trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách, cơ chế tài chính là những công cụ quan trọng và hiệu quả để khuyến khích, định hướng và hỗ trợ phát triển DNNVV. Từ việc phân tích tình hình thực tế của các DNNVV của Tỉnh Vĩnh Long và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, chúng tôi đưa ra một số giải pháp tài chính khuyến khích và định hướng phát triển DNNVV của Tỉnh như: hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng; chính sách đầu tư; chính sách xuất nhập khẩu; chính sách công nghệ và đào tạo… nhằm tạo điều kiện cho các DN tăng được khả năng tích lũy và mở rộng khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, giúp DNNVV khắc phục được những khó khăn đang phải đối đầu để tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, để những chính sách này mang lại hiệu quả cao thì các chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh cần phải được hoàn thiện để làm nền tảng vững chắc không chỉ cho sự phát triển của DNNVV mà còn cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Trang 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách chuyên khảo: 1. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê; 2. Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Năm 2003, Nhà xuất bản lao động; 3. Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, Dự án MPI, Hà nội, 08//1999; 4. Về doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản lao động - xã hội, Hà nội, 2002; 5. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, 1998; 6. Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Viện khoa học tài chính, Hà nội, năm 2002; 7. Giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020, Nguyễn Thị Dung, PGS.TS Võ Thanh Thu. 8. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng CSVN Tỉnh Vĩnh Long lần thứ VI, năm 2001. 9. Báo cáo quy haọch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2010, UBND Tỉh Vĩnh Long, 12/2002. 10. Vĩnh Long 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, UBND Tỉnh Vĩnh Long, năm 2000; 11. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, UBND Tỉnh Vĩnh Long, 1/2005. 12. Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2000-2004. 13. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Vĩnh Long, Hội hội công thương Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004; 14. Điều tra, đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, Sở khoa học & Công nghệ Vĩnh Long, năm 2004; Trang 97 15. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, đề xuất giải pháp thực hiện chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2003-2010; Sở Khoa học & công nghệ Vĩnh Long & Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, 2004; 16. Nghiên cứu xây dựng mô hình hội ngành nghề sản xuất kinh doanh phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, Sở Thương mai & Du lịch, năm 2003; 17. Báo cáo 5 năm hoạt động của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Tỉnh Vĩnh Long, 11/2004; 18. Báo cáo tổng kết năm 2004 của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng của Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004. Báo, tạp chí, Internet: 19. GS.TS. Dương Thị Bình Minh và TS Vũ Thị Minh Hằng, Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam, tạp chí ngân hàng, số 12 năm 2002; 20. Vũ Bá Định, Chính sách huy động vốn đối với các DNNVV, tạp chí phát triển kinh tế – Internet; 21. Ths. Trương Quang Hùng, Định chế tài chính cho sự phát triển các DNNVV khu vực tư nhân khía cạnh về lý thuyết, Tạp chí phát triển kinh tế – Internet; 22. Nguyễn Đăng Nam, Khuyến khích và tạo điểu kiện cho các DNNVV ở Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán, Thời báo tài chính, Tháng 02/2002 ; 23. Hiếu Hỉ, Để quỹ bảo lãnh tín dụng các DNNVV ở địa phương sớm đi vào hoạt động, Tạp chính Ngân hàng, số 11 năm 2003. Trang 98 Phụ lục 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 TT CHỈ TIÊU Đ V T 2000 2001 2002 2003 2004 1. Dân số trung bình 1000 người 1.014 1.020 1.030 1.039 1.045 2. Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD 1000 người 549 563 582 578 590 3. Tổng SP trên địa bàn (GDP) Tỷ đồng 4.322 4.602 5.153 5.619 6.752 4. Tổng thu NS trên địa bàn Tỷ đồng 470 524 557 666 882 5. Tổng chi NS địa phương Tỷ đồng 572 646 750 894 944 6. Giá trị SX công nghiệp Tỷ đồng 921 1.022 1.174 1.383 1.660 7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa XH Tỷ đồng 2.732 3.037 3.345 3.928 4.637 8. Kim ngạch XK và DV thu ngoại tệ Triệu USD 67,52 56,26 42,24 81,73 94,23 9. Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 10,3 6,24 12,55 12,35 15,99 10. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Tỷ đồng 1.607 1.626 1.828 1.939 2.275 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Trang 99 Phụ lục 2:CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 ĐVT: % T T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 1 Dân số trung bình 100,23 100,62 100,90 100,90 100,57 2 Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD 102,81 102,46 103,32 … 101,99 3 Tổng sản phẩm trong tỉnh (Giá so sánh 94) 106,68 106,33 107,95 108,24 109,63 4 Tổng thu NS trên địa bàn 111,89 111,46 106,13 119,70 132,44 5 Tổng chi NS địa phương 113,82 112,77 116,25 119,16 105,59 6 Giá trị SX công nghiệp 117,25 110,94 114,88 117,76 120,08 7 Tổng mức bán lẻ 8 Kim ngạch XK và DV thu ngoại tệ 60,24 83,33 75,07 193,49 115,30 9 Kim ngạch nhập khẩu 49,26 60,50 201,32 98,35 129,53 10 Khối lượng hàng hóa luân chuyển 107,29 103,56 103,65 104,94 117,12 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Trang 100 Phụ lục 3:MỘT SỐ TỶ LỆ CỦA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 T T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 1 Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Khu vực I % 59,20 57,53 57,19 54,84 54,76 - Khu vực II % 11,93 12,55 12,68 14,00 14,62 - Khu vực III % 28,87 29,92 30,13 31,16 30,62 2 Tổng thu NS trên địa bàn so với GDP % 10,89 11,39 10,80 11,86 13,07 3 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp: % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - QD trung ương % 8,21 15,66 13,42 12,66 13,77 - QD địa phương % 21,46 11,98 12,55 11,20 11,38 - Ngoài quốc doanh % 68,21 70,54 72,20 73,01 73,25 - Khu vực vốn đầu tư nước ngoài % 2,12 1,82 1,83 3,13 1,60 4 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân đầu người 1000 đồng 4.262 4.510 5.004 5.366 6.461 5 Giá trị kim ngạch XK bình quân đầu người USD 66,59 55,13 41,02 78,66 90,18 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Trang 101 CHO VAY VÀ THU NỢ TÍN DỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2002-2004 ĐVT: Triệu đồng TT CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 A. TỔNG SỐ CHO VAY 670.598 602.880 737.177 593.743 987.818 I. Phân theo TPKT Khu vực kinh tế trong nước 668.981 602.880 735.527 591.673 987.818 Nhà nước 17.187 20.318 68.734 64.216 181.516 Tập thể - 500 2.215 1.850 600 Hỗn hợp 800 2.880 10.733 25.135 30.247 Tư nhân 12.555 23.346 31.161 44.178 159.672 Cá thể 638.439 555.836 622.684 456.294 615.783 Khu vực KT có vốn ĐTNN 1.617 - 1.650 2.070 - II. Phân theo khu vực Nông, lâm và ngư nghiệp 229.505 237.816 217.403 167.673 300.207 Công nghiệp và xây dựng 49.229 43.101 173.515 97.108 103.243 Công nghiệp 40.568 19.446 53.934 25.242 46.556 Xây dựng 8.661 23.655 119.581 71.866 56.687 Dịch vụ 391.367 321.963 346.259 328.962 584.368 B TỔNG SỐ THU NỢ 222.193 395.773 546.632 571.801 764.604 I. Phân theo TPKT Khu vực kinh tế trong nước 222.193 395.773 546.142 569.801 764.604 Nhà nước 20.880 24.600 28.307 55.662 80.707 Tập thể - 34 2.227 970 1.070 Hỗn hợp 311 1.506 2.458 5.908 5.462 Tư nhân 3.879 5.327 21.015 17.694 25.263 Cá thể 197.123 363.906 492.135 489.567 652.102 Khu vực KT có vốn ĐTNN - 400 490 2.000 - II. Phân theo khu vực Nông, lâm và ngư nghiệp 84.806 141.313 214.347 211.325 244.264 Liên doanh - - - - - Công nghiệp và xây dựng 24.306 27.704 114.124 66.883 132.289 Công nghiệp 20.282 20.800 58.133 28.914 40.355 Xây dựng 4.024 6.904 55.991 37.969 91.934 Dịch vụ 113.081 226.756 218.161 293.593 388.051 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Phụ lục 4: Trang 102 Phụ lục 5:DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2002-2004 ĐVT: Triệu đồng T T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 A. DƯ NỢ NGẮN HẠN 1.024.971 1.326.028 1.643.191 1.885.078 2.356.194 I. Phân theo TPKT Khu vực kinh tế trong nườc 1.024.971 1.320.270 1.635.278 1.874.583 2.365.194 - Nhà nước 271.944 257.218 329.487 340.605 412.305 - Tập thể 2.512 3.605 3.238 4.303 7.090 - Hỗn hợp 29.578 35.644 54.255 68.213 186.977 - Tư nhân 32.384 51.958 84.550 134.093 253.386 - Cá thể 688.553 971.845 1.163.748 1.327.369 1.505.436 Khu vực KT có vốn ĐTNN - 5.758 7.913 10.495 II. Phân theo khu vực 1.024.971 1.326.028 1.643.191 1.885.078 2.365.194 - Nông, lâm và ngư nghiệp 638.940 863.926 997.262 1.136.664 1.189.113 - Công nghiệp và xây dựng 164.335 210.632 282.789 331.799 477.149 Công nghiệp 80.348 124.579 156.249 144.082 215.076 Xây dựng 83.987 86.053 126.540 187.717 262.073 - Dịch vụ 221.696 251.470 363.140 416.615 6980932 B. DƯ NỢ VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN 815.751 1.022.858 1.213.403 1.235.345 1.458.559 Khu vực kinh tế trong nườc 814.134 1.021.641 1.211.026 1.233.938 1.458.559 - Kinh tế quốc doanh 107.533 103.251 143.678 138.398 239.207 - Kinh tế tập thể - 466 454 2.085 1.615 - Hỗn hợp 2.843 4.217 12.492 21.102 47.294 - Kinh tế tư nhân 12.308 30.327 40.473 72.974 207.383 - Cá thể 691.450 883.380 1.013.929 999.379 963.060 Khu vực KT có vốn ĐTNN 1.617 1.217 2.377 1.407 - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Trang 103 Phụ lục 6:GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO NGÀNH VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 T T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng cộng 3.498.309 3.609.796 4.033.775 4.190.420 4.954.612 1 Phân theo thành phần KT: 1.1 Khu vực kinh tế trong nước: 3.498.309 3.609.796 4.033.775 4.190.420 4.954.612 - Nhà nước 9.650 4.948 4.986 5.568 1.141 Trung ương - - - - - Địa phương 9.650 4.948 4.986 5.568 1.141 - Tập thể - - - - - - Tư nhân - - - - - - Cá thể 3.488.659 3.604.848 4.028.789 4.184.852 4.953.451 - Hỗn hợp - - - - - 1.2 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - - - - - 2 Phân theo ngành kinh tế 3.498.309 3.609.796 4.033.775 4.190.420 4.954.612 2.1 Trồng trọt 2.570.167 2.666.477 2.878.875 2.986.891 3.544.913 - Lúa 1.501.845 1.480.711 1.645.366 1.603.139 1.838.690 - Bắp 1.774 2.132 3.239 2.881 2.508 - Cây chất bột có củ 56.274 65.798 87.800 86.576 126.721 - Cây công nghiệp 154.850 150.532 125.548 121.928 166.930 - Cây CN hàng năm 30.279 32.703 29.131 26.546 34.058 - Cây CN lâu năm 124.571 117.829 96.417 95.382 132.872 - Cây ăn quả 711.822 808.941 824.768 924.605 1.162.218 - Rau, đậu và gia vị 120.235 133.634 164.493 219.499 216.994 - Cây khác 431 436 162 568 624 - SP phụ trồng trọt 22.936 24.293 27.499 27.695 30.228 2.2 Chăn nuôi 790.026 815.824 1.021.648 1.068.813 1.258.979 - Gia súc 439.208 451.045 617.216 640.065 679.097 - Gia cầm 339.031 352.043 390.500 410.134 559.048 - Chăn nuôi khác 1.276 1.293 1.328 4.278 4.075 - SP phụ chăn nuôi 10.511 11.443 12.604 14.336 16.759 2.3 Dịch vụ phục vụ - Trồng trọt và chăn nuôi 138.116 127.495 133.252 134.716 150.719 2.4 Các hoạt động khác - - - - - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Trang 104 PHỤ LỤC 7:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 T T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng cộng 1.326.462 1.472.196 1.803.875 2.089.670 2.575.211 1 Công nghiệp khai thác: 3.024 4.891 3.595 4.754 6.516 Khai thác than 2.063 3.021 2.556 2.572 3.606 Khai thác đá, các mỏ khác 961 1.870 1.039 2.182 2.910 2 Công nghiệp chế biến: 1.314.482 1.455.558 1.785.293 2.067.743 2.550.062 SX thực phẩm và đồ uống 455.600 460.644 706.075 787.721 1.012.311 SX thuốc lá, thuốc lào 83.162 96.103 108.349 115.408 132.743 SX sản phẩm dệt 78.203 76.343 84.169 92.422 115.697 SX trang phục 8.952 10.542 13.573 13.523 15.658 SX SP bằng da, giả da 5.252 4.780 855 1.372 44.026 SX sản phẩm từ gỗ 18.498 24.937 26.166 26.812 29.871 SX giấy, các SP bằng giấy 427 1.363 935 735 923 Xuất bản, in và sao bản ghi 5.303 6.558 8.780 10.268 12.618 SX các SP dầu mỏ tinh chế 84.204 102.661 99.738 115.794 143.809 SX hóa chất, các SP h.chất 159.805 174.140 197.709 227.525 241.401 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plactic 2.903 4.394 8.130 7.974 8.917 SX SP khoáng phi kim loại 318.594 384.731 405.864 501.346 608.335 SX kim loại 3.882 4.176 4.125 8.299 9.311 SX các SP từ kim loại 33.887 40.500 43.232 57.361 71.027 Sản xuất MMTB 5.119 5.957 7.341 10.452 12.461 SX TB văn phòng, máy tính - - - - - SX TB điện, điện tử 432 1.125 908 1.232 1.218 SX radio, ti vi, truyền thông 5 - 133 148 104 SX dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ các loại 20.180 22.068 24.277 27.277 19.941 SX sửa chữa xe có động cơ 10.681 13.494 16.638 18.408 19.475 SX phương tiện vận tải khác 7.727 7.242 13.715 26.246 27.888 SX giường, tủ, bàn, ghế 11.666 13.800 14.216 16.315 18.099 SX sản phẩm tái chế - - 365 1.105 4.229 3 SX, PP điện, khí đốt, nước: 8.956 11.747 14.987 17.173 18.633 SX và phân phối điện, ga - - 929 1.030 1.050 SX và phân phối nước 8.956 11.747 14.058 16.143 17.583 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Trang 105 Phụ lục 8:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY DỰNG THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 T T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng cộng 630.686 714.674 852.166 967.579 1.119.394 1 Khu vực kinh tế trong nước: 630.686 714.674 852.166 967.579 1.119.394 - Kinh tế nhà nước 124.880 140.572 178.875 199.371 155.876 Trung ương 14.632 16.723 26.305 28.599 20.583 Địa phương 110.248 123.849 152.570 170.772 135.293 - Tập thể 8.666 12.556 9.607 10.506 17.978 - Tư nhân 71.996 110.707 170.575 207.008 326.687 - Cá thể 425.144 450.839 493.109 550.694 618.853 - Hỗn hợp - - - - - 2 Khu vực kinh tế có vốn ĐT nước ngoài: - - - - - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Trang 106 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 TT CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng cộng 820.547 932.115 1.067.109 1.167.668 1.399.216 A Phân theo thành phần kinh tế: 1 Khu vực kinh tế trong nước 820.547 932.115 1.067.109 1.167.668 1.399.216 Nhà nước 122.316 64.068 98.726 94.733 138.633 Trung ương 61.122 41.825 57.007 56.184 82.596 Địa phương 61.194 22.243 41.719 38.549 56.067 Tập thể 240 180 250 245 142 Tư nhân, cá thể 697.991 867.867 968.133 1.072.690 1.260.411 2 Khu vực có vốn ĐT nước ngoài - - - - - B Phân theo ngành: 1 Thương mại 361.467 440.652 513.509 571.584 689.736 Trung ương 61.122 41.825 57.007 56.184 82.596 Địa phương 300.345 398.827 456.502 515.400 607.140 Đầu tư nước ngoài - - - - - 2 Du lịch 1.820 4.738 5.685 4.423 5.360 Trung ương - - - - - Địa phương 1.820 4.738 5.685 4.423 5.360 Đầu tư nước ngoài - - - - - 3 Dịch vụ 94.161 103.741 112.040 116.761 136.500 Trung ương - - - - - Địa phương 94.161 103.741 112.040 116.761 136.500 Đầu tư nước ngoài - - - - - 4 Khách sạn, nhà hàng 363.099 391.984 435.875 474.900 567.620 Trung ương - - - - - Địa phương 363.099 391.984 435.875 474.900 567.620 Đầu tư nước ngoài - - - - - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2004) Phụ lục 9: Trang 107 Phụ lục 11:GIÁ THUÊ ĐẤT, MẶT NƯỚC TRONG VÀ NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH LONG Đơn giá cho thuê cả giai đoạn (Chưa tính giảm % do nộp trước theo QĐ 189 của Bộ Tài chính) Đơn giá cho thuê 1 năm (USD/m2/năm) 5 năm (USD/m2/5 năm) 10 năm (USD/m2/1 0 năm) 50 năm (USD/m2/5 0 năm) 1. Thuê đất trong KCN Hòa Phú: 0,50 1,82 3,47 10,00 - Thuê lại đất 0,20 0,73 1,39 4,00 - Phí cơ sở hạ tầng 0,30 1,09 2,08 6,00 2. Thuê đất thô: - Các phường TXVL, tuyến CN Cổ Chiên, CN khác thuộc đô thị 0,20 0,73 1,39 4,00 - Các xã TXVL, nội thị các thị trấn. 0,18 0,65 1,25 3,60 - Đất không phải đô thị còn lại 0,30 0,11 0,21 0,60 - Đất hoang hóa (USD/ha/giai đoạn) 50,00 181,81 346,38 999,96 - Mặt nước sông hồ (USD/ha/giai đoạn) 75,00 272,72 519,57 1.499,93 (Nguồn: Ban hành theo quyết định 2.642/2003/QĐ-UBT ngày 19/8/2004 của UBND Tỉnh Vĩnh Long) Trang 108 Phụ lục 12: CÁC LĨNH VỰC ƯU TIÊN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 1. Nơng nghiệp: - Ðầu tư sản xuất các giống lúa chất lượng cao, cĩ khả năng xuất khẩu vào các thị trường khĩ tính. - Ðầu tư trồng cây ăn quả với sản lượng lớn, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu như: bưởi, cam quít… đặc biệt là cây bưởi Năm Roi và cam sành là sản phẩm đặc thù của tỉnh. - Ðầu tư chăn nuơi bị (thịt và sữa), heo cơng nghiệp với qui trình tiên tiến. Lựa chọn giống tốt cĩ khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Sản xuất giống cây trồng, vật nuơi. - Chăn nuơi gia súc, gia cầm, nuơi trồng thủy sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cĩ quy mơ trang trại trở lên. 2. Thủy sản: - Ðầu tư khai thác tiềm năng về mặt nước (sơng rạch, ao hồ, đồng ruộng) cho nuơi trồng các loại thuỷ sản : cá tra, ba sa, điêu hồng, tơm càng xanh… 3. Cơng nghiệp: - Ðầu tư chế biến nơng sản , thực phẩm với cơng nghệ cao, sản phẩm cĩ thể xuất sang các nước phát triển như : Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản… - Ðầu tư cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày, bao bì và lắp ráp. - Ðầu tư cơng nghệ khai thác đất sét cĩ tại địa phương như: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu. - Ðầu tư sản xuất nước uống từ nguồn nước ngầm cĩ tại địa phương. - Ðầu tư cơng nghiệp hố dược với kỹ thuật cao để trở thành trung tâm hố dược hàng đầu khu vực Miền Tây. Trang 109 - Các ngành nghề sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ truyền thống: chạm trổ; khảm trai; sơn mài; khắc đá; làm hàng mây, tre, trúc; dệt thảm, dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm, thêu ren; sản xuất đồ đồng mỹ nghệ. - Ðầu tư sản xuất máy tính, cơng nghệ phần mềm nhằm khai thác lực lượng lao động cĩ trí thức, hiếu học và thơng minh tại địa phương. - Ðầu tư chế biến nơng sản từ nguồn nguyên liệu trong nước: chế biến gia súc, gia cầm; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, tinh dầu, chất béo từ thực vật; sản xuất sữa lỏng và các sản phẩm chiết xuất từ sữa; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; sản xuất nước uống đĩng chai, đĩng hộp từ hoa quả. - Ðầu tư sản xuất: máy mĩc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp; máy chế biến thực phẩm; máy xây dựng; rơ bốt cơng nghiệp; xe ơ-tơ các loại, phụ tùng xe ơtơ; máy phát điện; thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy mĩc kiểm tra, kiểm sốt an tồn quá trình sản xuất cơng nghiệp; sản xuất khuơn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại; đĩng, sửa chữa tàu, thuyền; sản xuất thiết bị xử lý chất thải. (Nguồn Website: www.vinhlong.gov.vn, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Tỉnh Vĩnh Long)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42989.pdf
Luận văn liên quan