TÊN ĐỀ TÀI:Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện VN là thành viên của WTO
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỮA VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA 3
I/ Ngành công nghiệp sữa Việt Nam 3
1. Một số vấn đề về ngành sữa. 3
2. Đặc trưng của ngành sữa Việt Nam 4
3. Vai trò của ngành sữa : 5
3.1. Đối với đời sống. 5
3.2. Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 7
II. Các nhân tố tác động đến phát triển ngành sữa. 8
1. Dự báo thị trường. 8
2. Về giống: 9
3. Xu hướng hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của ngành: 11
III. Những cam kết của Việt Nam về ngành sữa trong khuôn khổ WTO. 12
1. Quy định. 12
2. Chính sách về thuế. 13
3. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước. 14
3.1. Chính sách khuyến khích đầu tư. 14
3.2. Chính sách huy động vốn. 14
3.3. Chính sách công nghệ. 15
III/ Sự cần thiết thúc đấy phát triển ngành sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. 16
1. Do tầm quan trọngcủa ngành sữa đối với kinh tế - xã hội 16
2. Do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ bên ngoài 17
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008. 18
I/ Quy trình hình thành và phát triển ngành sữa Việt Nam 18
1. Quá trình hình thành và phát triển. 18
2.Các điều kiện phát triển ngành sữa Việt Nam 22
II/ Thực trạng phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam 26
1. Tình hình phát triển ngành sữa trên thế giới 26
2. Quy mô , năng lực sản xuất ngành sữa. 27
2.1.Quy mô nguồn nguyên liệu tăng. 27
2.2.Quy mô số lượng nhà máy. 28
2.3.Năng lực sản xuất 29
2.4. Giá trị xuất nhập khẩu. 30
3. Cơ cấu ngành sữa. 31
4. Thị trường của ngành sữa. 33
5. Trình độ công nghệ. 34
6. Nguồn nhân lực. 35
7.Hệ thống phân phối 35
III/ Đánh giá chung về ngành sữa Việt Nam. 36
1.1.Điểm mạnh. 36
1.2.Điểm yếu. 37
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH SỮA VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO 41
I/ Cơ hội và thách thức đối với phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020 41
1. Cơ hội 41
1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. 41
1.2.Thị trường rộng lớn. 41
1.3. Môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng, hấp dẫn 42
2. Thách thức. 43
2.1.Hội nhập kinh tế. 43
2.2.Nguồn nguyên liệu. 43
II/ Định hướng phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2020 44
1.Quan điểm phát triển ngành sữa. 44
2.Định hướng phát triển ngành công nghiệp sữa. 45
3.Mục tiêu. 47
3.1.Mục tiêu tổng quát 47
3.2.Mục tiêu cụ thể. 47
II/ Giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam 50
1. Giải pháp về cơ cấu đầu tư. 50
2. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu. 52
2.1. Quy hoạch phát triển bò sữa : 52
2.3.Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa. 54
2.4.Giải pháp khác : 55
3. Giải pháp về thị trường. 55
3.1.Đối với thị trường trong nước. 56
3.2. Đối với thị trường ngoài nước. 56
4.Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. 57
5.Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa. 58
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5923 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên : Mai Tuấn Anh
Lớp : KTPT47A-QN
Đề tài : Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương I : Một số vấn đề lý luận về sữa và ngành công nghiệp sữa
I/ Ngành công nghiệp sữa Việt Nam
1.Đặc trưng của ngành sữa Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến sữa là ngành công nghiệp thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm của ngành được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là sữa động vật ( sữa bò, sữa dê) . Chính vì thế, sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao thực sự cần thiết cho con người trong suốt quá trình tồn tại từ khi sinh ra, trưởng thành và cho tới khi già yếu.
Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi hỏi cao về công nghiệp chế biến cũng như vè máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một sản phẩm sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sữa còn có một đặc trưng là nguồn nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu. Việt nam chúng ta không có được điều kiện khí hậu thuận lợi như ở các nước xứ lạnh khác nên việc chăn nuôi bò sữa gặp khó khăn, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nguồn cung nguyên liệu trong nước bị thiếu hụt trầm trọng. Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung tâm nghiên cứu, nuôi bò với quy mô lớn là Ba Vì – Hà Tây, Mộc Châu – Sơn La và một số trung tâm nuôi bò sữa ở ven TP. HCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ còn trông chờ vào 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland, Mỹ, Ấn Độ… và nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu
Như vậy có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn những ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng, và là hướng đi có tính chiến lược của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình họi nhập kinh tế quốc tế.
2.Vai trò của ngành sữa Việt Nam
a. Đối với đời sống
Đối với đời sống người dân ở các nước phát triển thì các sản phẩm sữa là một trong những sản phẩm thiết yếu nhất không thể thiếu được trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, vì thế mức tiêu thụ sữa ở đây là rất lớn.Các sản phẩm chế biến từ sữa là nguồn dinh dưỡng cao cần thiết cho quá trình phát triển của con người từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên.Nguồn dinh dưỡng này sẽ cho con người đầy đủ sức khỏe, sự thông minh sáng suốt và cả việc cải tạo giống nòi.
Việt Nam dù đã chấm dứt chiến tranh từ lâu, hòa bình đã lập lại nhưng xã hội chúng ta vẫn còn tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn thấp ,thể chất người Việt Nam còn yếu, tuổi thọ trung bình chưa cao.Nguyên nhân chính là do vấn đề dinh dưỡng chưa được đảm bảo và chưa được phân bố đều trên mọi nơi.
Hiện nay, khi xã hội đã phát triển, đời sống người dân được cải thiện, ngành công nghiệp sữa đã được nhìn nhận với vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần nâng cao thể lực và tuổi thọ người dân.
b. Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Công nghiệp chế biến sữa là một trong những ngành thuộc công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Phát triển công nghiệp chế biến sữa sẽ góp phần thúc đẩy một số ngành nghề khác phát triển như ngành chăn nuôi, mía đường… thông qua mối liên kết ngược xuôi, gián tiếp.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sữa nếu phát triển tốt cũng góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn.
II/ Những cam kết của Việt Nam về ngành sữa trong khuôn khổ WTO
Quy định
Việc gia nhập WTO sẽ đưa ngành chế biến sữa vào cuộc cạnh tranh mới quyết liệt hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước trong cộng đồng tổ chức WTO đang sản xuất sữa với giá thành cực rẻ. Đây là những nước được thiên nhiên ưu đãi phù hợp với qui mô chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chi phí rất thấp.
Họ có những cánh đồng cỏ mênh mông, không phải đầu tư nhiều, việc chăn
thả không tốn nhiều công sức và thu hoạch cũng như bảo quản theo hướng công nghiệp. Như vậy, không chỉ chi phí sản xuất thấp, năng suất cao, mà chất lượng sản phẩm của họ đảm bảo tuyệt hảo, nếu không có lộ trình giảm thuế nhập khẩu thỏa đáng thì sản xuất trong nước sẽ khó cạnh tranh
2. Thuế khoán
Cam kết với WTO
TT
Ngành hàng/Mức thuế suất
Thuế suất MFN
Thuế suất khi gia nhập
Thuế suất cuối cùng
Thời gian thực hiện
- Sữa nguyên liệu
20
20
18
2 năm
- Sữa thành phẩm
30
30
25
5 năm
Bảng : Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu sữa
Theo lộ trình cam kết với WTO, VN chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu các loại sữa
thành phẩm 5% trong vòng năm năm tới, mức thuế còn lại vẫn khá cao với 25%. Riêng nguyên liệu sữa bột, hiện VN phải nhập khẩu khoảng 80%, tuy thuế nhập khẩu sẽ giảm ngay trong hai năm tới nhưng cũng chỉ giảm có 2%, còn 18%.
3. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước
3.1.Chính sách khuyến khích đầu tư
Khuyến khích đầu tư cho vùng chăn nuôi bò sữa như cho vay ưu đãi, bảo
hiểm cho nông dân vùng chăn nuôi bò sữa , lấy lãi công nghiệp bù đắp cho nông nghiệp để khuyến khích chăn nuôi bò sữa.Chủ trang trại được thuê đất lâu dài để trồng cỏ, cho nông dân chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ như miễn thuế đất nông nghiệp từ 5-7 năm.
Đối với người lập trang trại nuôi bò, đầu tư không thu hồi 1 bò đực giống,
cấp 1 kg hạt cỏ giống cho trang trại quy mô 15 bò cái sinh sản trở lên ; chi phí xây dựng chuồng trại ban đầu được hỗ trợ 100% lãi suất 3 năm đầu.
3.2. Chính sách huy động vốn
- Được vay vốn tín dụng đầu tư cho các nhà máy chế biến sữa mới. Các thủ
tục vay cần được cải tiến mạnh mẽ hơn để giúp các doanh nghiệp phát huy quyền chủ động, tự chủ về tài chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Đầu tư vốn ngân sách cho công tác đào tạo và khuyến nông.
3.3.Chính sách công nghệ
- Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào ngành sữa nhằm mục
đích tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Áp dụng công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất sữa, đảm bảo cho quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm được an toàn khi mở rộng công nghệ sản xuất của các nhà máy.
- Ưu tiên cho các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất sữa ( bằng vốn vay ưu đãi, trả chậm hoặc kéo dài thời gian vay với lãi suất thấp, miễn thuế trong thời gian thử nghiệm và bắt đầu áp dụng vào sản xuất…)
- Xây dựng mỗi địa phương một cơ sở sản xuất, cung cấp giống F1 và một
trang trại kiểu mẫu để làm nơi huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật, tham quan, trình diễn cho người chăn nuôi bò sữa.
III/ Sự cần thiết thúc đấy phát triển ngành sữa thời kỳ hậu WTO
Do tầm quan trọngcủa ngành sữa đối với kinh tế - xã hội
Ngành công nghiệp chế biến sữa là một ngành có vai trò quan trọng trong
cuộc sống, nhằm nâng cao khả năng dinh dưỡng cho từng đối tượng, lứa tuổi khác nhau cũng như có tác động mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thúc đấy các nhành khác cùng phát triển theo.
Do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ bên ngoài
Giai đoạn hậu WTO có khả năng các công ty nước ngoài sẽ đầu tư nhà máy
mới, hoặc gia công ngay tại các nhà máy trong nước, do vậy xu hướng giảm giá sẽ là rất lớn.Trong khi đó, nguồn cung cấp sữa tươi trong nước hiện còn mang tính cá thể của các hộ nông dân , chưa được đầu tư sâu về kỹ thuật ( chăn nuôi, bảo quản, vệ sinh,phòng bệnh, thức ăn…), những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.Điều này dẫn đến những bất lợi trong cạnh tranh giữa nguồn cung ứng sữa tươi trong nước với nguyên liệu sữa ngoại nhập.Khi đó, áp lực sẽ đè nặng nhà sản xuất nội địa khi người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm ngoại nhập khác hấp dẫn hơn.
Chương II : Thực trạng phát triển của ngành sữa Việt Nam
giai đoạn 2000-2008
I/ Quy trình hình thành và phát triển ngành sữa Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển
Việt Nam phát triển ngành sữa từ những năm 1970, nhưng tốc độ phát triển
chậm.Tới năm 1980, mức tiêu thụ sữa chỉ đạt ,3kg/người/năm ; đối với thị trường sữa thế giới thì mức tiêu thụ này xem như con số 0.Tuy nhiên, từ 0,5kg/người/năm vào năm 1990 và tăng dần cho đến hiện nay, mức tiêu thụ sữa của người Việt ước đạt 7kg/người/năm, dù tháp hơn so với thế giới và khu vực nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
Các điều kiện phát triển ngành sữa Việt Nam
Phát triển công nghiệp sữa cần gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa
nhằm tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước, giảm tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu.Do đó, các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa.
Cần tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu trong dây
chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế giới.
Cần coi trọng chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất ,
không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh trên thị trường.
II/ Thực trạng phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam
Quy mô , năng lực sản xuất ngành sữa
Năng lực sản xuất của toàn ngành năm 2007 đạt 1.056 triệu lít sữa, đạt bình
quân đầu người 12,36 lít/năm
Tổng mức sản xuất sữa của Việt Nam hiện là 234.000 tấn, mới chỉ đáp ứng
22% nhu cầu trong nước, nhưng đã giảm mức nhập khẩu sản phẩm sữa hàng năm từ 90% xuống còn 78%.
1.1. Quy mô nguồn nguyên liệu tăng
Bảng 1. Tổng đàn bò, sản lượng sữa cả nước và các tỉnh có nhiều bò sữa
Tỉnh/thành phố
1990
1995
2000
2002
2004
2006
2008
Tổng đàn (con)
1.000
18.700
35.000
55.848
95.794
113.215
107.983
Tổng lượng sữa hàng hoá (tấn/năm)
12.000
17.000
51.400
78.400
151.300
215.940
262.160
Miền Bắc (con)
8.216
24.151
23.335
18.455
Miền Nam (con)
47.632
71.643
89.880
89.528
Tỉnh có nhiều bò sữa (con)
TP. Hồ Chí Minh
8.330
10.420
25.089
36.547
49.190
67.537
69.531
Long An
113
138
877
2.080
3.822
5.765
5.157
Sơn La
3.540
4.496
Bình Dương
200
256
1.820
2.200
3.983
3.112
Hà Tây
2.988
3.981
3.567
Hà Nội
3.199
3.322
Nguồn: Cục Chăn nuôi 2007
Sau 2004 tốc độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với việc tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ phát triển quá nóng của giai đoạn trước. Năng suất và chất lượng đàn bò sữa không ngừng được cải thiện. Cuối 2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 ngàn con, bò thuần HF chiếm 15% tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa hàng hoá đạt gần 216 ngàn tấn. Năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn 107,98 ngàn con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16 ngàn tấn (Tổng cục thống kê, 2008). Năng suất sữa (kg/chu kì 305 ngày) trung bình cả bò lai và bò thuần HF năm 2008 ước đạt trên dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần so với năm 1990. Năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan (7160kg).
1.2. Quy mô số lượng nhà máy
Trước năm 1990, Việt Nam chỉ có một số ít nhà máy chế biến sữa do nhà nước quản lí. Từ năm 1990-2005 cùng với sự tăng trưởng đàn bò sữa, công nghiệp chế biến sữa đã được đầu tư cả về số lượng nhà máy và công nghệ hiện đại. Tính đến năm 2005 đã có 8 Công ty đầu tư vào ngành sữa như Nestle; Dutch Lady; Nuti Food; Lothamilk; Vixumilk; F&N; Hanoimilk; Bình Định, với tổng cộng 17 nhà máy chế biến sữa. Từ năm 2006 đến 2007 có thêm một số công ty mới như công ty sữa Elovi (Thái Nguyên), Quốc tế (Hà Tây cũ), Việt Mỹ (Hưng Yên), Milas (Thanh Hoá), Nghệ An… nâng tổng số lên 22 nhà máy chế biến sữa trên cả nước. Trong số đó, công ty cổ phần sữa Việt nam Vinamilk là lớn nhất với 9 nhà máy với tổng công suất quy ra sữa tươi trên 1,2 tỷ lít/năm (Bảng 2
Năm 2007 công ty Vinamilk thu mua 114 ngàn tấn, Dutch Lady 38 ngàn tấn, Mộc Châu 10 ngàn tấn trong tổng số 234,4 ngàn tấn sữa tươi sản xuất trong nước.
Bảng 2. Thống kê các nhà máy sản xuất sữa tại Việt Nam
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Công ty Vinamilk
Số lượng nhà máy
7
8
8
9
Tổng công suất quy ra sữa tươi
(1000 lít/năm)
736.769
823.991
1.106.768
1.218.315
Tính riêng công suất sữa tươi
(1000 lít/năm)
174.049
190.275
235.616
290.172
Các Cty khác *
Số lượng nhà máy
(90% sản xuất sữa tươi)
8
9
11
13
Nguồn: Báo cáo của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, 8-2008
Năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất của toàn ngành năm 2007 đạt 1.056 triệu lít sữa, đạt bình
quân đầu người 12,36 lít/năm
Tổng mức sản xuất sữa của Việt Nam hiện là 234.000 tấn, mới chỉ đáp ứng
22% nhu cầu trong nước, nhưng đã giảm mức nhập khẩu sản phẩm sữa hàng năm từ 90% xuống còn 78%.
Tổng doanh thu sản phẩm sữa năm 2003 cả nước đạt 603 triệu USD tăng lên 980USD vào năm 2007. Tăng trưởng trung bình hàng năm 12,9%. Trong đó doanh số sản phẩm sữa nước đạt 684 triệu USD, chiếm 69,75% tổng doanh số sản phẩm sữa. Đến năm 2007, tổng sản phẩm sữa toàn quốc quy ra sữa tươi đạt trên 1,056 tỷ lít, mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ước đạt 12,36 lít/năm, so với 35 lít của trung bình châu Á (nguồn Euromonitor International, trích lại của Vinamilk, 2008). Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu sữa tiêu dùng trong nước.
Giá trị xuất nhập khẩu
Hàng năm Việt Nam đang nhập một lượng lớn sữa (chủ yếu là sữa bột) để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước. Năm 2000 giá trị sữa nhập đạt 140,9 triệu USD, năm 2008 tăng lên 535 triệu USD. Trong khi giá trị sữa xuất khẩu giảm, chỉ đạt 76 triệu USD. Nhập siêu sản phẩm sữa năm 2008 là 459 triệu USD (Bảng 3).
Bảng 3. Gía trị xuất nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa giai đoạn 2000-2008 (triệu USD)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2007
2008
Xuất khẩu
80,4
191,5
85,9
67,2
34,3
89,6
35,0
76,0
Nhập khẩu
140,9
246,7
133,2
170,8
201,2
311,2
462,0
535,0
Tỷ lệ xuất/nhập (%)
57,06
77,62
64,49
39,34
17,05
28,79
7,57
14,20
Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2006, T ổng cục thống kê 2009.
Cơ cấu ngành sữa
Cơ cấu sản phẩm ngành sữa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của từng đối tượng cũng như từng độ tuổi khác nhau.Nếu như, trước đây các sản phẩm từ sữa xuất hiện ít chủng loại như sữa đặc có đường( từ năm 1975-1988), có thêm sản phẩm sữa bột các loại kể từ năm 1989 rồi đến tận năm 1981 mới xuất hiện thêm sữa tươi các loại, năm 2005 ra đời thêm sản phẩm sữa chua thì nay danh mục sản phẩm đã rất đa dạng với hơn 90 chủng loại sản phẩm. Từ các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café.
Trong nhiều năm vừa qua, tỷ trọng sản phẩm sữa đặc có đường, sữa bột luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm : sữa bột thị phần giá trị chiếm tới 47%, sữa tươi (23%), sữa đặc (7%), người tiêu dùng ngày càng thu hẹp chi tiêu vào những sản phẩm căn bản, thiết yếu.
Bảng 4 : Cơ cấu sản phẩm ngành sữa năm 2008
Thị trường của ngành sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những
năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo đó trong những năm tới thị trường sữa trong nước sẽ tăng từ 5% đến 10%. Dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
Có thể nói, thị trường sữa Việt Nam là thị trường “mơ ước” của các nhà kinh
doanh sữa, với tốc độ tăng trưởng trung bình 18 - 20%/năm, riêng năm 2005 là 22% với tổng doanh thu khoảng 13.000 tỉ đồng. Sữa và sản phẩm từ sữa những năm qua của các Công ty sữa Việt Nam có thị trường tiêu thụ rất thuận lợi không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, từng bước khẳng định thương hiệu sữa của Việt Nam tại các thị trường tiềm năng như Irac, Trung Quốc, Cu ba, Myanma…
4.Trình độ công nghệ
Trước đây các nhà máy sản xuất sữa đều gặp phải hạn chế khi có công nghệ
lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp.Tuy nhiên , hiện nay đặc biệt là từ khi tham gia vào hội nhập, ngành công nghiệp chế biến sữa đã chú trọng đến việc đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng tiếp nhận những kỹ thuật mới từ các nước khác nhằm đưa ngành sữa ngày càng phát triển. Phần lớn công nghệ và thiết bị chế biến sữa của các công ty lớn ở Việt Nam đều nhập từ các nước có nền công nghiệp chế biến sữa tiên tiến như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Đức, Italia, Thuỵ Sỹ, Pháp... Có thể nói ngành sữa Việt Nam đă tiếp cận tới trình độ của thế giới cả về công nghệ, trang thiết bị; đă áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
Đến nay tất cả các nhà máy trong ngành sữa thuộc công ty sữa Việt Nam (
Vinamilk) quản lý đều có quy trình công nghệ tiên tiến đạt trình độ công nghệ quốc tế, liên tục thay thế bổ sung những phụ tùng thiết bị cho dây chuyền sản xuất cũng như nhập các thiết bị , dây chuyền hiện đại như dây chuyền sản phẩm sữa hội của APV( Đan Mạch, Đức), dây chuyền sữa chua của Ý, thiết bị đóng gói của Tetrapak( Thụy Điển), thiết bị nắp dễ mở của Mỹ, các máy hàn thân lon tiên tiến của Thụy Sĩ…
5.Nguồn nhân lực
Ngành công nghiệp sữa là ngành chế biến thực phẩm có trang thiết bị hiện
đại, đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, nên các cơ sở chế biến rất chú trọng khâu tuyển chọn và sử dụng nhân lực kỹ thuật trong quản lý và thực hành sản xuất.Do đó, các doanh nghiệp sản xuất sữa đều sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao. Điển hình như trình độ đại học trong nhân sự của Vinamilk chiếm tỷ lệ 24,96% ; của Nestle khoảng 50%; của Dutch Lady khoảng 40%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật của Vinamilk là 50,28% ; trong đó số lao động phổ thông chỉ chiếm khoảng 14% tổng số lao động.
Nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp sữa ngày càng được nâng cao và
được đào tạo chuyên môn , tạo ra một lực lượng công nhân giỏi, cán bộ kỹ thuật và quản lý vững càng trong tiếp thu công nghệ tiên tiến và làm chủ thiết bị hiện đại.
6.Hệ thống phân phối
Càng trong thời kỳ hội nhập hiện nay, với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp sữa nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp sữa nước ta càng chú trọng đến việc mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm nhằm đưa sản phẩm sữa đến tận tay người tiêu dùng.Hệ thống phân phối từ hệ thống bán lẻ, hệ thống bán hành qua mạng…. đều được khai thác triệt để nhằm nâng cao vị thế và hình ảnh sản phẩm của các công ty sữa tới người tiêu dùng.
Điển hình như công ty sữa Vinamilk- một doanh nghiệp hàng đầu. Hiện
nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 220 nhà phân phối và gần 140.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc,Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á, Lào, Campuchi ...
III/ Đánh giá chung
Điểm mạnh và điểm yếu
1.1.Điểm mạnh
1.1.1.Thiết lập được hệ thống phân phối hiệu quả
Các sản phẩm sữa đã đến được với nhiều người tiêu dùng từ nông thôn đến
thành thị, từ đồng bằng đến vùng núi cao…. thông qua các chương trình hỗ trợ cũng như việc mở rộng các hệ thống phân phối khắp cả nước. Đặc biệt trong thời gian qua là sự thành công của Chương trình dinh dưỡng học đường - đây là một chương trình áp dụng nhằm đưa sữa vào các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời mở rộng dần dần thị trường tiêu thụ sữa.Chương trình này đã tạo điều kiện khuyến khích nhiều đối tượng sử dụng sữa nhiều hơn nữa nhằm nâng cao sự phát triển toàn diện về cơ thể.
1.1.2.Trình độ công nghệ hiện đại
Có thể nói ,ngành công nghiệp sữa là một trong ít ngành công nghiệp ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại với trình độ tự động hóa cao- phần lớn được trang bị từ các công ty nổi tiếng trên thế giới.
1.1.3. Sản phẩm sữa ngày càng phong phú đa dạng
Ngày nay đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sản phẩm
rất đa dạng. Trong thời gian qua, chủng loại sản phẩm sữa đã đáp ứng được phần đông người tiêu dùng với các loại như : sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa đặc có đường, sữa bột, sữa đậu nành, bột dinh dưỡng, sữa chua, kem các loại…
Điểm yếu
Nhu cầu đáp ứng nguyên liệu trong nước còn thấp
Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước
chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung tâm nghiên cứu, nuôi bò với quy mô lớn là Ba Vì – Hà Tây, Mộc Châu – Sơn La và một số trung tâm nuôi bò sữa ở ven TP. HCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ còn trông chờ vào 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland, Mỹ, Ấn Độ… và nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu.
Theo báo cáo mới nhất thì dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng
ngành sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu.Do phụ thuộc phần lớn “đầu vào” từ bên ngoài, dễ hiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng (như vụ melamine).
Việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa của nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên năng suất và chất lượng đều chưa đạt yêu cầu.
Chất lượng sản phẩm chưa cao
Hiện nay, bên cạnh một số doanh nghiệp sản xuất sữa luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp không rõ ràng trong chất lượng sản phẩm cũng như chưa quan tâm đến vấn đề này.Vẫn còn tồn tại tình trạng những doanh nghiệp thiếu lương tâm đã không ngần ngại sản xuất những sản phẩm sữa có hàm lượng đạm cực thấp để thu lợi nhiều.Lợi nhuận và sự lơ là, tắc trách của ngành y tế đã khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đánh lừa người tiêu thụ, bất kể sức khoẻ của trẻ nhỏ và người cao niên, là thành phần mà sức khỏe cần được chăm sóc nhiều nhất.
Theo thống kê được công bố vào năm 2009 thì qua một cuộc khảo sát cho thấy : Phân tích hàm lượng chất đạm của 20 mẫu sữa sản xuất bởi 20 hãng khác nhau cho thấy khoảng 50% mẫu trong số này không đạt hàm lượng chất đạm.30% mẫu khác có hàm lượng chất đạm từ thấp đến cực thấp. Có mẫu sữa lại không công bố hàm lượng chất lượng trên nhãn mác như quy định. Nồng độ chất đạm yêu cầu trong sữa, theo tiêu chuẩn dinh dưỡng, là trong khoảng 25 đến 30%. Những mẫu sữa được kiểm nghiệm bị xem là không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng vì hàm lượng chất đạm không đạt yêu cầu này.
Như vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm sữa là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay trên thị trường Việt Nam. Chất lượng sản phẩm sữa thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, điều này cần được hạn chế một cách tối đa trong thời gian tới.
Thị trường tiêu thụ ở nước ngoài còn hạn hẹp
Hiện nay, ngành công nghiệp sữa chủ yếu tập trung phục vụ thị trường nội
địa, chỉ mới tìm kiếm thị trường tiêu thụ bên ngoài trong các năm gần đây.
Xét về chất lượng, sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam có thể vươn ra thị
trường khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của ASEAN .Tuy nhiên, hiện có rất ít doanh nghiệp sữa Việt Nam như Vinamilk phát triển tốt ở thị trường tiềm năng này.Gia nhập WTO, chúng ta càng có cơ hội hội nhập cũng như mang sản phẩm sữa giới thiệu trên thị trường nước ngoài, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng thị trường hơn.
Chương III : Định hướng và giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam thời kỳ hậu WTO
I/ Cơ hội và thách thức đối với phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020
Cơ hội
1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống người dân được nâng cao, thu nhập được ổn định, nhu cầu tiêu dùng sữa theo đó cũng se gia tăng- sẽ là thị trường tiềm năng cho các nhà doanh nghiệp sản xuất sữa.
1.2.Thị trường rộng lớn
Với dân số hơn 80 triệu dân và mức tiêu thụ sữa trên đầu người còn thấp, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Chia sẻ, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của các công ty chế biến sữa.
Môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng, hấp dẫn
Việt Nam được đánh giá là một môi trường đầu tư thông thoáng và bình
đẳng cho các nhà đầu tư, có khả năng thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào . Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sữa nói riêng thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thách thức
Hội nhập kinh tế
Tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, trở thành thành viên của các tổ
chức trên Thế giới là một cơ hội thuận lợi cho Việt Nam có thể phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, tiến trình này cũng mang lại cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam nhiều thách thức không tránh khỏi.Theo lộ trình cắt giảm thuế khi gia nhập vào WTO, đến năm 2010 hàng rào thuế quan được dỡ bỏ- đây là một thách thức cho ngành sữa Việt Nam. Bởi vì lúc đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp sữa từ các nước khác gia nhập vào thị trường Việt Nam với nhiều lợi thế hơn hẳn, buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng.
Nguồn nguyên liệu
Phát triển nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao khả năng thay thế một
phần nguyên liệu nhập từ nước ngoài cho ngành sữa Việt Nam là một thách thức lớn đối với nghề chăn nuôi bò sữa ở nước ta trong thời gian sắp tới.
Theo các chuyên gia ngành sữa , muốn ngành sản xuất sữa phát triển
bền vững và ổn định thì nguồn nguyên liệu sữa sản xuất tại chỗ phải đáp ứng 40 - 50% nhu cầu, trong khi hiện nay sản xuất tại chỗ chỉ chiếm 20 - 22%. Điều này cho thấy chúng ta đang thiếu nguồn nguyên liệu và đang phải nhập một lượng lớn sữa bột trên thế giới.
II/ Định hướng phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2020
Định hướng
Phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, chủ động hội nhập thông qua áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.
Đẩy mạnh phát triển đàn bò có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, thành các vùng nguyên liệu lớn trên cơ sở áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao.Tập trung nghiên cứu để tuyển chọn được đàn bò chủ lực cho ngành.Đầu tư cho các nhà máy, xưởng dự trữ ( ủ cỏ và các phụ phẩm) , chế biến thức ăn tinh cho bò.
Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột nhập ngoại.Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa, việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa cần gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để đến năm 2010 là xấp xỉ 40% nhu cầu nguyên liệu từ sữa vắt của đàn bò trong nước.
Về thiết bị và công nghệ sản xuất : Tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế giới.
Về công tác quản lý : Coi trọng chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu
2.1.Mục tiêu tổng quát
Ngành Công nghiệp sữa Việt Nam đang từng bước xây dựng và phát triển ngành Sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, theo đó đến năm 2010 đạt mức bình quân 10 kg tương ứng trên đầu người và dành một phần xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và vào năm 2020 thì bình quân đầu người đạt 20kg.
Bên cạnh đó ngành sữa sẽ tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất sữa, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.Sản oảng 40% nguyên liệu , sau những năm 2010 đạt 1 triệu tấn sữa.Năm 2020 tự túc 50% nguyên liệu sữa tươi.
Phát triển ngành sữa hướng tới chính sách cơ cấu lại nề kinh tế nông nghiệp của chính phủ Việt Nam
Dử dụng tốt hơn nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên va tiềm năng sinh học sẵn có ở các vùng khác nhau
Ưu tiên phát trieerntrang trại quy mô vừa và lớn với phương pháp quản lý và cho ăn thâm canh.
Tạo ra những cơ hội việc làm tại trang trại, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân chăn nuôi bò sữa.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu số lượng bò sữa năm 2010 là 200.000 con, năm 2015 là 350.000 con và năm 2020 là khỏang 500.000 con.
Mục tiêu sản xuất sữa :
Năm 2010 : 350.000 tấn
Năm 2015 : 700.000 tấn
Năm 2020 : 1.000.000 tấn
Mức tiêu thụ sữa :
+ Mức tiêu thụ sữa trên đầu người năm 2010 : 12 kg/người
Năm 2015: 16kg/người
Năm 2020 : >20kg/người
+ Sản xuất sữa đáp ứng tiêu dùng trong nước năm 2010 : khoảng 30%, năm 2015 : 34%, năm 2020 : 38%.
II/ Giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam
Giải pháp về cơ cấu đầu tư
Nâng cao và mở rộng các xí nghiệp sữa hiện có, Xây mới các nhà máy chế biến sữa ở các tỉnh và thành phố để thu mua hết sữa trong vùng nguyên liệu.Quy mô các nhà máy phụ thuộc vào vùng nguyên liệu :
+ Xây dựng các nhà máy chế biến sữa hiện đại với công suất lớn, tạo ra các sản phẩm sữa đa dạng, chất lượng cao ở các vùng trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Lâm Đồng, Hải Phòng, Cần Thơ, Vinh.
+ Xây dựng các nhà máy chế biến sữa công suất nhỏ cỡ 3-5 tấn/ngày ở những tỉnh, vùng có quy mô từ 2000-4000 con bò sữa.
Xem xét đầu tư nhà máy bao bì phục vụ cho ngành sữa để có thể tự chủ về mẫu mã, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những công đoạn mà Việt Nam tự làm được, hạ giá thành của bao bì.
Đầu tư các nhà máy, xưởng dự trữ ( ủ cỏ và các phụ phẩm), chế biến thức ăn tinh cho bò.
Song song với việc phát triển sản xuất các loại sản phẩm động vật, chú trọng hơn tới việc sản xuất các sản phẩm sữa từ thực vật có phẩm chất cao, như các sản phẩm từ sữa đậu nành.Đây là một nguồn nguyên liệu thực vật rất tốt, có tác dụng bổ sung nguồn sữa bò để tăng thêm nuồn đạm dinh dưỡng cho nhân dân, sử dụng tốt cho người già và người ăn kiêng.
Việc đầu tư xây dựng các điểm thu mua sữa, chế biến sữa, được vay vốn tín dụng từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp.
Cải tiến và giảm thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng cơ bản, có như vậy mới đảm bảo việc đưa các công trình mới vào sản xuất đúng tiến độ, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường, không bị lỡ cơ hội khi thời cơ đến.
Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu
Ngành công nghiệp chế biến sữa cần phải kết hợp với ngành nông nghiệp đầu tư phát triển đàn bò.
2.1.Quy hoạch phát triển bò sữa :
Quy hoạch vùng nuôi bò sữa khép kín :từ tổ chức chăn nuôi đến thu mua, chế biến sữa ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tiềm năng đất đai, lao động, khí hậu theo hướng sau :
Các vùng chăn nuôi bò lai : Tạo ra bò sữa lai50%; 75% và 87,5% máu bò ngoại HF :
+ Miền Bắc : Các huyện ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ,Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…
+Các tỉnh duyên hải Miền Trung : Phát triển đàn bò sữa ra các huyện trung du thuộc Bình Định, Đã Nẵng, Quảng Ngãi,Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa…
+ Miền Nam : Các huyện ngoại thành thành phố HCM,các tỉnh Bình Dương, Bình Phước , Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ…
Các vùng chăn nuôi bò sữa Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu Hà Lan cao ( trên 87,5%)
Bao gồm : Mộc Châu ( Sơn La), Tuyên Quang, Đà Lạt và một số vùng khác.
Về nâng cao giống bò sữa :
Nhân nhanh đàn bò sữa trong nước theo công nghệ tạo bò sữa lai F1, F2, F3…với 50%; 75%; 87,5% … máu bò HF trở lên.Sử dụng tinh bò HF để thụ tinh nhân tạo cho bò cái nền Laisind đủ tiêu chuẩn để tạo bò sữa lai F1 HF, tiếp tục sử dụng tinh bò HF để phối cấp tiến với các con lai để tạo bò lai F2,F3.
Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò Việt Nam bằng tinh bò đực Zêbu, tạo ra nhiều bò cái lai Zêbu làm nền cho chương trình phát triển bò sữa.
Chọn lọc những bò sữa tốt để làm giống và sản xuất sữa, loại bỏ những bò không đủ tiêu chuẩn giống như năng suất sữa thấp, khả năng sinh sản kém, sức khỏe không đảm bảo.
Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống :
+ Nhập nguồn gen mới;
+ Nhập một số bò đực giống Hà Lan cao sản thuần chủng đã kiểm tra năng suất cá thể từ nước ngoài.
Giải pháp khác :
Tạo dựng mối liên kết giữa người chăn nuôi bò sữa với nhà sản xuất chế biến sữa để cùng đầu tư cho một quy trình nuôi bò công nghiệp quy mô, để chia sẻ chi phí , hạ giá thành thức ăn chăn nuôi và mở thêm nguồn thu nhập phụ từ trồng cỏ, vỗ béo bò thịt, và các dịch vụ khác.
Hỗ trợ vốn để phát triển các trạm thu mua sữa. Đầu tư mua sắm các bồn trữ lạnh cho các trạm thu mua, các thiết bị kiểm tra chất lượng sữa thu gom để có thể thu mua được hầu hết lượng sữa tươi trong sản xuất, nâng cao chất lượng sữa.
Cần đánh thuế cao đối với sữa bột nhập vào, có thể gắn quyền lợi nhập sữa bột rẻ với nghĩa vụ nộp thuế cao và nghĩa vụ mua sữa tươi của nông dân với giá cao.
Giải pháp về thị trường
`3.1.Đối với thị trường trong nước
Tổ chức nghiên cứu tìm hiểu những nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với những sản phẩm của ngành, từ đó cho ra đời những sản phẩm phù hợp với thị hiếu , sở thích của từng đối tượng khách hàng.
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm các sản phẩm trong nước để giới thiệu sản phẩm.Tăng cường khuếch trương, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chú trọng đến việc duy trì và phát triển các kênh phân phối.Củng cố các đại lý sữa đã có, tăng cường kiểm soát, mở rộng mạng lưới phân phối, thực hiện phương thức bán lẻ đến tận phường , xã trên cả nước.
Đa dạng hóa sản phẩm kết hợp với việc cải tiến bao bì, mẫu mã, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Xây dựng chính sách ‘’ Sữa học đường’’. Mục tiêu của chính sách là đưa sữa vào các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời dần dần mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đối với thị trường ngoài nước
Mấy năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đã tìm được thị trường xuất khẩu sang một số nước khác như Irac, các nước SNG.Thị trường nước ngoài còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các nước có đời sống còn thấp. Các thị trường khác như Anh, Mỹ, Pháp… rất khó thâm nhập vì yêu cầu về chất lượng srn phẩm rất khắt khe.
Tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường ngoài nước từ mẫu mã kiểu cách đến chất lượng sản phẩm.
Luôn tiếp cận các thông tin về ngành sữa trên thị trường thế giới để tìm hiểu nhu cầu, sở thích cũng như những xu hướng biến động, từ đó có hướng phân đoạn thị trường thích hợp, lựa chọn và khai thác thị trường tiềm năng cũng như đối phó được với những biến động có thể xảy ra.
Tăng cường các mối quan hệ quốc tế ngành nói chung và các đơn vị trong ngành nói riêng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.doc