Trong trường hợp này giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này lại không là chủ sở hữu do bản án quyết định bị hủy, sửa.
Việc quy định “Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu” nhằm bảo đảm giá trị pháp lý của việc đăng ký quyền sở hữu cũng như thể hiện tính đặc thù của đối tượng là động sản đối với bất động sản.
Tuy nhiên có một ngoại lệ là trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giao hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sở hữu tài sản, hợp đồng đã được công khai hóa và được pháp luật công nhận nhưng sau đó bản án bị hủy, sửa. Trong trường hợp này pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba bằng cách vẫn công nhận hợp đồng có hiệu lực và bên còn lại phải bồi thường cho chủ sở hữu thật sự của tài sản đó.
Từ những phân tích trên cho thấy: Việc áp dụng các Điều khoản của Luật dân sự vào việc tuyên bố GDDS vô hiệu và giải quyết các hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Một mặt là do các quan hệ xã hội rất phức tạp, khó điều chỉnh, mặt khác còn do các quy định của pháp luật dân sự nước ta về vấn đề này vẫn còn khá chung chung, chưa thật chi tiết, rõ ràng. Để khắc phục hạn chế này, phương hướng cơ bản cần phải được đặt ra hiện nay là không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch dân sự để pháp luật nước ta thực sự là công cụ điều chỉnh có hiệu quả nhất các mối quan hệ xã hội.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9960 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giao dịch dân sự vô hiệu - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
I/. Khái niệm GDDS vô hiệu.
1. Khái niệm GDDS.
“GDDS là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS năm 2005).
Như vậy, căn cứ vào khái niệm trên có thể xác định GDDS chính là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương) làm phát sinh hậu quả pháp lý, tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ dân sự.
Một giao dịch muốn được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy đinh tại Điều 122, BLDS năm 2005, đó là:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
Người tham gia giao dịch ở đây bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Đối với cá nhân, những đối tượng sau đây được coi là có năng lực hành vi dân sự được quyền tham gia giao dịch:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi).
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ( ví dụ: Trường hợp lập di chúc phải có sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ,..).
- Đối với pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác thì tham gia giao dịch thông qua người đại diện của họ (đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền). Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Hộ gia đình chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, đến hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật (Điều 106 BLDS năm 2005). Tổ hợp tác chỉ tham gia các giao dịch dân sự liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ được xác định trong hợp đồng hợp tác (Điều 111 BLDS năm 2005).
Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Mục đích của GDDS là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch (Điều 123, BLDS 2005). Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính pháp lý, nó sẽ trở thành hiện thực nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, mục đích pháp lý của bên mua là sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Như vậy mục đích của hai bên chỉ đạt được khi hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
“Nội dung của GDDS là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch” (những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch). Mục đích và nội dung của giao dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được mục đích nhất định và muốn đạt được mục đích đó, họ phải cam kết, thỏa thuận về nội dung. Ví dụ: Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bên A (bên chuyển nhượng) và bên B (bên nhận chuyển nhượng), mục đích của hai bên là quyền sử dụng đất (bên A muốn chuyển quyền còn bên B muốn nhận quyền). Để đạt được mục đích này, hai bên tham gia ký kết về những điều khoản của hợp đồng (giá chuyển nhượng, diện tích đất chuyển nhượng, thời gian chuyển nhượng,…). Mục đích chỉ đạt được khi hai bên tuân thủ đúng nội dung các điều khoản của hợp đồng.
Tóm lại, để GDDS có hiệu lực thì mục đích và nội dung của giao dịch không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật cũng là những giao dịch có nội dung và mục đích không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó.
Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Tự nguyện là nguyên tắc tối thượng trong GDDS. Tự nguyện trong giao dịch dân sự được thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Vì vậy, các chủ thể tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí của các bên đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch. BLDS năm 2005 đã xác định một số giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu, đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa, do xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Thứ tư, Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Hình thức của giao dịch là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Khoản 1 Điều 124 BLDS 2005 quy định: “ GDDS được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”.
- Bằng lời nói (hình thức miệng): Hình thức này được coi là phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù có độ xác thực thấp. Hình thức miệng này thường được áp dụng đối với những giao dịch được xác lập và kết thúc ngay sau đó hoặc giữa những chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy lẫn nhau (bạn bè, người thân trong gia đình,…)
- Hình thức văn bản, người tham gia GDDS phải ký kết với nhau bằng văn bản và đây là căn cứ xác định chủ thể đã tham gia vào giao dịch. Có hai loại văn bản: 1) Văn bản thường (văn bản chỉ cần chữ ký xác nhận của các bên chủ thể); 2) Văn bản có Công chứng chứng nhận, UBND cấp có thẩm quyền chứng thực ( ví dụ: Hợp đồng chuyến nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng bán nhà,…).
- Hình thức hành vi: GDDS có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: Gọi điện thoại, chụp ảnh bằng tự động,…
Đối với những giao dịch mà pháp luật quy định hình thức thể hiện bắt buộc, nếu các chủ thể không tuân thủ thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, bốn điều kiện về nội dung và hình thức trên là những điều kiện tiên quyết để giao dịch được coi là hợp pháp, từ đó làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định.
2. Khái niệm GDDS vô hiệu.
2.1 Định nghĩa.
Giao dịch dân sự vô hiệu là loại giao dịch mà khi xác lập các bên (hoặc các chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương) đã có những vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý là không làm phát sinh bất kỳ một quyền hay nghĩa vụ dân sự nào. Ví dụ: GDDS có sự lừa dối, đe dọa, giả tạo vi phạm điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch.
Theo Điều 128 BLDS thì khi các bên tham gia giao dịch không có ít nhất một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 nêu trên thì vô hiệu. Tính vô hiệu của GDDS được thể hiện ở chỗ nó không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia xác lập giao dịch đó, hay nói cách khác là nó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mong muốn có khi xác lập GDDS đó.
2.2 Đặc điểm của GDDS vô hiệu.
Thứ nhất, GDDS vô hiệu không đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với GDDS có hiệu lực. Cụ thể:
+ Người tham gia GDDS không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi một phần, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà pháp luật không cho phép tham gia giao dịch một cách độc lập.
GDDS chính là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các bên chủ thể nhưng không phải ý chí của chủ thể nào cũng được pháp luật bảo hộ, giao dịch chỉ được coi là có hiệu lực khi ý chí được thể hiện từ những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không đủ nhưng khi tham gia giao dịch có sự đồng ý của người giám hộ. Trường hợp ngược lại, GDDS sẽ vô hiệu. Ví dụ: Những người mắc bệnh tâm thần (có xác nhận của cơ sở y tế), nghiện ma túy,… nếu xác lập giao dịch một cách độc lập không thông qua người giám hộ thì giao dịch do người đó xác lập vô hiệu nếu có đơn của người giám hộ yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS đó vô hiệu.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
Tự do ý chí và bày tỏ ý chí là nguyên tắc được tuân thủ khi các chủ thể tham gia giao dịch, tuy nhiên sự tự do đó chỉ mang tính tương đối bởi lẽ nó bị ràng buộc trong khuôn khổ của pháp luật. Trong gíao dịch, sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí được thể hiện thông qua mục đích và nội dung của GDDS. Pháp luật ràng buộc tự do ý chí bằng cách quy định mục đích và nội dung của GDDS không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. GDDS không tuân thủ điều kiện này đồng nghĩa với việc GDDS đó vô hiệu. Ví dụ: Hợp đồng mua bán ma túy, chất cháy nổ là những hợp đồng có nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật, vì vậy những hợp đồng này đương nhiên vô hiệu.
+ Chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện.
Sự tự nguyện tham gia giao dịch là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu được trong GDDS. Tự nguyện thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí, bày tỏ ý chí hoặc hai yếu tố này không thống nhất với nhau thì không thể có tự nguyện, điều này đồng nghĩa với việc GDDS không có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: Ông A bị con là B ép buộc lập di chúc, B đe dọa nếu không lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho B thì B sẽ giết cả nhà và tự sát luôn. Như vậy, giao dịch được xác lập nhưng không có sự tự nguyện của ông A, trong trường hợp này ông A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do đe dọa. BLDS 2005 quy định một số trường hợp giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do bị lừa dối, do bị nhầm lẫn, bị đe dọa, do xác lập tại thời điểm không làn chủ được hành vi của mình.
+ Hình thức của giao dịch không đúng với quy định của pháp luật.
Các giao dịch được xác lập mà không tuân thủ các quy định về hình thức do luật định thì giao dịch đó vô hiệu. Ví dụ: Hình thức bắt buộc đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân là hợp đồng phải được lập thành văn bản, có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Nếu các bên tham gia không tuân thủ quy định này thì hợp đồng ký kết không có hiệu lực pháp luật.
Pháp luật quy định điều này nhằm bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước và sự an toàn của người tham gia giao dịch. Mặt khác, quy định này còn là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tài sản.
Thứ hai, các bên tham gia GDDS vô hiệu phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Khi GDDS vô hiệu, quay lại tình trạng ban đầu, các bên tham gia giao dịch hoàn trả nhau những gì đã nhận. Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên, vì các bên không đạt được mục đích như đã mong muốn đó là xác lập giao dịch để đáp ứng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình mà phải quay lại tình trạng như trước khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố giao dịch vô hiệu, có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại.
II/. Phân loại GDDS vô hiệu.
Hiện nay có hai cách phân loại GDDS vô hiệu chủ yếu:
1. Cách phân loại thứ nhất: GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối.
- Cơ sở phân loại: Dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối. Cụ thể:
Thứ nhất là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch: GDDS vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên được coi là vô hiệu. Còn đối với GDDS vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi hội đủ những điều kiện nhất định: a) Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan và b) Theo quyết định của Tòa án. (Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, được coi là một tiêu chí hàng đầu để phân loại một giao dịch vô hiệu thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối khi nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật).
Thứ hai là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu: Đối với GDDS vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là không hạn chế. Còn đối với các GDDS vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày GDDS được xác lập (Điều 136, BLDS 2005). Ở đây có một ngoại lệ là trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đối nhưng theo quy định tại điều 136 BLDS 2005 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố GDDS là 2 năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập.
Thứ ba là sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch: GDDS vô hiệu tuyệt đối không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp các bên đã tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết. Bởi lẽ các giao dịch này đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên nhà nước không bảo hộ.
Còn GDDS vô hiệu tương đối thì được coi là có hiệu lực pháp lý cho đến khi nào bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Quy định này thoạt tiên có thể bị coi là trái với quy định tại khoản 1 Điều 137 BLDS 2005: “GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập”.Thực chất thì không phải như vậy vì đối với GDDS vô hiệu tương đối, nếu như giao dịch không được coi là có hiệu lực cho đến khi Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì quy định tại khoản 1, Điều 136 BLDS 2005 sẽ chẳng có tác dụng gì bởi lẽ sẽ không có giao dịch nào có được hiệu lực trong khoảng thời hiệu 2 năm.
Thứ tư là sự khác biệt về bản chất quyết định của Tòa án: Trong cả hai trường hợp, Tòa án đều có thể đưa ra quyết định tuyên bố GDDS vô hiệu thế nhưng bản chất của hai quyết định này có sự khác biệt cơ bản:
Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối không phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Hay nói cách khác nó bị vô hiệu ngay cả khi không có quyết định của Tòa án. Chính vì vậy, quyết định của Tòa án đối với GDDS vô hiệu tuyệt đối không mang tính chất phán xử mà đơn thuần chỉ là một trong nhữnh hình thức công nhận sự vô hiệu của giao dịch dựa trên các cơ sở luật định mà thôi.
Đối với GDDS vô hiệu tương đối thì quyết định của Tòa án là cơ sở duy nhất làm cho giao dịch trở nên vô hiệu. Quyết định của Tòa án mang tính chất phán xử. Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên (hoặc đại diện hợp pháp của họ). Bên yêu cầu phải chứng minh trước Tòa các cơ sở của yêu cầu. Ví dụ: Nếu một người yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn thì phải chứng minh trước Tòa sự nhầm lẫn của mình và bên nào có lỗi gây ra sự nhầm lẫn.
Thứ năm là sự khác biệt về ý nghĩa của việc tuyên bố GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối.
Việc tuyên bố giao dịch vô hiệu trong cả hai trường hợp đều có ý nghĩa để áp dụng chế tài cần thiết vào từng giao dịch cụ thể khi giao dịch đó vi phạm vào bất cứ điều kiện nào tại Điều 131 BLDS.
Nhưng ngoài ý nghĩa đó, đối với GDDS vô hiệu tương đối, việc Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu còn là một trong những biện pháp bảo vệ quyền dân sự quan trọng. Thực tế những năm gần đây, Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên bố rất nhiều GDDS vô hiệu đặc biệt là GDDS vô hiệu tương đối. Điều đó cho thấy biện pháp bảo vệ quyền dân sự dưới hình thức kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu tỏ ra là một biện pháp rất hữu hiệu.
Một giao dịch được gọi là vô hiệu tương đối trong các trường hợp sau: a) Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 132 BLDS 2005); b) Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn (Điều 131 BLDS 2005); c) Khi một bên chủ thủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 BLDS 2005); d) Khi người xác lập giao dịch đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005).
Một giao dịch được gọi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau: a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội (Điều 128 BLDS 2005); b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba (Điều 129 BLDS 2005); c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật (Điều 134 BLDS 2005).
2. Cách phân loại thứ hai: GDDS vô hiệu toàn bộ và GDDS vô hiệu bộ phận.
Thứ nhất, GDDS vô hiệu toàn bộ là toàn bộ nội dung của GDDS đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia giao dịch đó không có quyền xác lập GDDS.
Thứ hai, “GDDS vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”. (Điều 135 BLDS).
Thông thường việc xác định phần giao dịch dân sự vô hiệu không ảnh hưởng đến phần khác dựa vào những tiêu chí sau:
- Giao dịch giữa các bên ký kết có phần là GDDS vô hiệu, vì không đáp ứng đủ 4 điều kiện được quy định tại Điều 121 BLDS, nhưng phần còn lại không bị vô hiệu;
- Kết cấu tài sản là đối tượng của giao dịch không bị ràng buộc với nhau,
- Trong giao dịch, hai phần này thể hiện tách bạch với nhau về các điều khoản của giao dịch như: giá cả, chất lượng, số lượng,…;
- Những thỏa thuận trong các phần của giao dịch, tuy có sự ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ, nhưng vẫn có thể phân định được.
Trong thực tế, khi giải quyết vụ án thông thường, Thẩm phán thường dựa vào ý chí thỏa thuận của các bên, nếu các bên thỏa thuận công nhận một phần giao dịch thì các tiêu chí nêu trên chỉ là tham khảo, trừ tường hợp những thỏa thuận làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác hoặc lợi ích của nhà nước.
Ví dụ: Ông A (bên bán ) và ông B (bên mua) tham gia ký kết hợp đồng mua 10 cái tivi nhãn hiệu LCD trong đó có 6 cái 18 inh và 4 cái 24 inh. Nội dung hợp đồng: Địa điểm: nhà ông B; thời gian 10-5-2010. Ngày 10-5-2010, ông A chỉ giao được 6 cái 18 inh, còn 4 cái 24 inh thì mãi 15-10-2010 mới mang đến vì lý do hết hàng. Trong trường hợp này, ông B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu một phần.
III/. Các trường hợp GDDS vô hiệu và thực tiễn việc tuyên bố GDDS vô hiệu.
GDDS vô hiệu do mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Mục đích, nội dung của GDDS là sự thể hiện hành vi có ý thức của con người khi xác lập, thực hiện giao dịch và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Do vậy nó là điều kiện cần và đủ của mọi GDDS hợp pháp.
GDDS vô hiệu khi:
Thứ nhất, mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm Điều cấm: Những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định (BLDS năm 2005)
hoặc đối tượng là tài sản bị nhà nước cấm lưu thông. Ví dụ: kinh doanh vũ khí, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, mại dâm, buôn bán trẻ em, thực vật, động vật hoang dã mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia,…
Thứ hai, nội dung và mục đích của giao dịch trái đạo đức xã hội Đạo đức xã hội: Những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (BLDS năm 2005).
. Trong dân gian và luật tục coi một số hành vi như mua bán hàng hóa thiếu số lượng, không đảm bảo chất lượng, bán ép giá,… là vi phạm đạo đức; hoặc có thể là trường hợp lừa dối cha mẹ để chiếm đoạt tài sản của cha mẹ.
So với BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn về quy định GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Bằng chứng là khoản 1 Điều 137 BLDS năm 1995 chỉ dừng lại ở việc nêu điều kiện GDDS vô hiệu mà không nói rõ về vấn đề thế nào là Điều cấm của pháp luật? Thế nào là đạo đức xã hội? Bên cạnh đó Điều này chỉ đề cập đến nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật , trái đạo đức xã hội thì giao dịch vô hiệu chứ mục đích của giao dịch thì không bị giới hạn gì. Như vậy, về cơ bản BLDS năm 2005 có những điểm điểm tiến bộ rõ rệt, quy định chi tiết và chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, để xác định được mục đích của các chủ thể trong giao dịch không đơn giản bởi lẽ nhiều khi biểu hiện bên ngoài của các chủ thể không phù hợp với ý chí bên trong của các chủ thể, vì bị tác động bởi các yếu tố khách quan. Bên cạnh đó, việc xác định được nội dung và mục đích của giao dịch trái đạo đức xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản là vì khái niệm đạo đức trong giao lưu dân sự rất trừu tượng và là một phạm trù có tính chất co giãn, khó xác định nội hàm cụ thể. Giải quyết vấn đề này, BLDS nước ta cần đề cập một cách cụ thể, chi tiết về nội hàm của khái nhiệm đạo đức, bên cạnh đó cần xác định rõ các trường hợp mà nội dung và mục đích của giao dịch được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
GDDS vô hiệu do giả tạo.
Theo quy định của pháp luật: “Khi các bên xác lập GDDS một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu còn giao dịch che dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.” (Điều 129, BLDS 2005).
Như vậy việc xác lập giao dịch là nhằm che dấu một mục đích khác của các chủ thể tham gia giao dịch; các bên tham gia giao dịch không có ý định tạo lập quyền, nghĩa vụ pháp lý qua giao dịch này; giao dịch được xác định với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người khác hay đối với xã hội hoặc để che dấu một hành vi nào đó, có thể là hành vi bất hợp pháp và trong giao dịch này, ý chí giả tạo tồn tại ở các chủ thể, tức là có sự thông đồng trước khi xác lập giao dịch giả tạo.
Ví dụ: Xác lập hợp đồng tặng cho để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, xác lập hợp đồng gửi giữ để che dấu hợp đồng mua bán nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước,…
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm cách nào để xác định giao dịch đó là giả tạo trong khi nó được xác lập trên cở sở sự thống nhất và bày tỏ ý chí của hai bên chủ thể. Dấu hiệu của giao dịch giả tạo lại quá chung chung, rất khó để nhận biết được. Mặt khác pháp luật Việt Nam cũng chưa có các quy định cụ thể về việc này. Để khắc phục hạn chế này, thiết nghĩ các quy định của pháp luật dân sự cần quy định rõ căn cứ cụ thể để xác định một giao dịch giả tạo, tránh việc quy định chung chung vì sẽ gây khó khăn cho Tòa án trong việc tuyên bố giao dịch vô hiệu do giả tạo.
3. GDDS vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Điều 130 BLDS năm 2005 quy định: “Khi GDDS do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện”. Về cơ bản quy định tại Điều này không có gì khác so với quy định tại Điều 140 BLDS năm 1995.
GDDS là một hình thức cụ thể thể hiện ý chí chủ thể được quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Do vậy, muốn quan hệ pháp luật dân sự đó được xác lập, thi hành và công nhận thì phải thông qua hành vi dân sự và hành vi đó phải do người có đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện. Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi không đầy đủ không có đủ điều kiện để thể hiện tự do ý chí. Vì vậy giao dịch của họ phải được xác lập, thực hiện dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khác xác lập, thực hiện. Tuy nhiên giao dịch do người này xác lập không mặc nhiên vô hiệu mà phải có yêu cầu của những người đại diện cho họ.
Ví dụ: Các trường hợp giao dịch vô hiệu: Người tham gia giao dịch là người nghiện ma túy, mắc bệnh tâm thần,…
Thực tế việc tuyên bố GDDS vô hiệu tại Toà án cho thấy: hiện nay, việc phân biệt, tách bạch được những giao dịch mà người chưa đủ năng lực hành vi dân sự được xác lập với những giao dịch mà họ không được xác lập là vô cùng khó, một mặt là do các quan hệ xã hội rất phức tạp, bên cạnh đó còn do những quy định của pháp luật chưa thực sự cụ thể, các quy định của luật dân sự chưa kịp thời trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là những quan hệ mới phát sinh. Chính vì vậy, có rất nhiều trường hợp Tòa án vẫn không thể tuyên bố GDDS mặc dù giao dịch đó được xác lập bởi người chưa thành niên. Khắc phục hạn chế này của BLDS năm 2005, thiết nghĩ các nhà làm luật Việt Nam cần quy định cụ thể những trường hợp nào những người chưa thành niên được thiết lập GDDS, tránh sự nhầm lẫn trong việc tuyên bố GDDS vô hiệu.
4. GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Điều 131 BLDS quy định:
“Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của GDDS mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu”.
Ví dụ: Khi ký kết hợp đồng mua bán chén, ông A là người miền bắc (bên bán), ông B là người miền nam (bên mua), khi hợp đồng được ký kết, ông A giao hàng thì lúc đó hai bên đã phát hiện ra sự nhầm lẫn do sử dụng từ địa phương, hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu nếu một trong hai bên có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 của Bộ luật này.
Như vậy, BLDS năm 2005 không đưa ra khái niệm về nhầm lẫn nhưng lại khẳng định nhầm lẫn về nội dung chủ yếu là yếu tố có thể đưa đến giao dịch vô hiệu. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho Tòa án trong việc tuyên bố GDDS vô hiệu do nhầm lẫn.
Bên cạnh đó, căn cứ vào nội dung Điều 131 và thực tiễn, chúng ta có thể thấy không phải bất cứ một nhầm lẫn nào đều dẫn đến việc hủy bỏ giao dịch. Một giao dịch được coi là nhầm lẫn và hủy bỏ khi: Sự nhầm lẫn một bên phải do bên kia gây ra do vô tình, bất cẩn, trình bày sai hoặc bên kia phải biết nhưng im lặng để mặc cho bên đối phương bị nhầm lẫn hoặc có trường hợp thứ hai xảy ra là cả hai bên đều cùng nhầm lẫn, thì sự nhầm lẫn này chỉ liên quan đến sự việc vào thời điểm xác lập giao dịch. Tuy nhiên BLDS của nước ta không quy định về sự nhầm lẫn do cả hai bên nên trong thực tế áp dụng còn nhiều bất cập. Theo ý kiến của em thì nên bổ sung quy định về trường hợp giao dịch do cả hai bên đều nhầm lẫn thì có bị vô hiệu hay không?
Việc xác định yếu tố nhầm lẫn để hủy bỏ một GDDS là một vấn đề rất phức tạp trong thực tiễn giải quyết tranh chấp. Vấn đề xác định người có bị nhầm lẫn hay không phải dựa vào việc xác định thông tin đưa đến có sai hay không, hoặc một số nhân tố khác có khả năng gây nhầm lẫn như: điều kiện, hoàn cảnh, trình độ hiểu biết, cách diễn đạt khi soạn thảo văn bản giao kết, do sự khác biệt nhau về ngôn ngữ,…thậm trí một số trường hợp còn xuất phát từ tâm lý của các chủ thể vào thời điểm tham gia giao dịch dẫn đến sự nhầm lẫn. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án chỉ cho chúng ta thấy: Việc chứng minh tại thời điểm xác lập một bên bị nhầm lẫn là không hề đơn giản, chính vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp Tòa án không thể tuyên bố giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn bởi bên yêu cầu không chứng minh được sự nhầm lẫn của mình tạo thời điểm xác lập giao dịch.
5. GDDS vô hiệu do bị lừa dối.
Lừa dối trong GDDS “là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó” (điều 132 BLDS). Như vậy, lừa dối có tính chất quyết định đến một giao dịch, là yếu tố có thể đưa đến vô hiệu của giao dịch đó. Tính chất quyết định làm cho GDDS vô hiệu thể hiện ở chỗ nếu không dùng các mánh khóe làm cho đối phương hiểu sai về sự việc sẽ không xác lập giao dịch lừa dối này, bên kia cố ý làm cho đối phương tham gia vào giao dịch để đạt một lợi ích nào đó. Ví dụ: Hai bên A, B tham giao ký kết hợp đồng mua vật liệu xây dựng, bên bán (bên A) cam kết với bên B là vật liệu đáp ứng mọi yêu cầu về kĩ thuật, đảm bảo chất lượng tốt. Nhưng sau khi ký kết xong hợp đồng, bên B chở vật liệu xây dựng về thì phát hiện vật liệu rất kém chất lượng, không đúng với cam kết nên bên A đã kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Về mặt khách quan thì lừa dối và nhầm lẫn đều có dấu hiệu là người tham gia giao dịch hiểu sai về nội dung của sự việc. Tuy nhiên lừa dối là hậu quả của việc cố ý đưa thông tin sai, xuyên tạc thông tin của bên kia, tức là có sự chủ định của một bên. Còn nhầm lẫn là hậu quả nhận thức sai của bản thân người bị nhầm lẫn do thiếu những kiến thức hoặc điều kiện nhất định. Nhầm lẫn có thể xảy ra đối với cả hai bên tham gia giao dịch còn lừa dối chỉ xảy ra với một bên, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia hoặc thông qua một người khác để lừa dối đối phương thì những người này gọi là đồng lõa lừa dối. Việc một bên tạo lập cho bên kia một sự nhầm lẫn hoặc lạm dụng sự nhầm lẫn đã tồn tại ở bên kia để đưa đến việc xác lập giao dịch sẽ được coi là lừa dối. Nhầm lẫn hay lừa dối đều đưa đến hậu quả là hợp đồng có thể bị vô hiệu do thỏa thuận không thể hiện đúng ý chí thực của các bên.
6. GDDS vô hiệu do đe dọa.
“ Đe dọa trong GDDS được hiểu là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con mình.” (Điều 132 BLDS). Như vậy chúng ta có thể hiểu đe dọa trong GDDS là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch ngoài ý muốn của họ.
Để xem xét một GDDS vô hiệu do đe dọa cần xác định hành vi mà đối phương gây nên cho họ có phải là hành vi cố ý hay không và xem xét hành vi đe dọa của một bên có đủ khả năng làm cho đối phương buộc phải thực hiện giao dịch để tránh gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho chính họ hoặc cho những người thân thích của họ. Nếu sự đe dọa mà không nhằm mục đích xâm hại đến lợi ích của người bị đe dọa hoặc người thân của họ thì không thể coi là căn cứ để tuyên bố giao dịch vô hiệu do bị đe dọa được.
Ví dụ: Công ty B muốn mua mảnh đất của gia đình ông N để xây dựng nhà máy nhưng ông N không đồng ý, công ty A đe dọa nếu không ký hợp đồng thì tính mạng của ông sẽ không được đảm bảo, nếu ông A có đơn yêu cầu gửi đến Tòa án đòi tuyên bố hợp đồng vô hiệu do đe dọa và chứng minh được sự đe dọa của công ty A thì hợp đồng sẽ được tuyên bố là vô hiệu
Thực tế cho thấy việc chứng minh có sự đe dọa trong giao kết hợp đồng là một vấn đề nan giải, nguyên nhân là do sự đe dọa thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, người bị đe dọa tham gia giao dịch rất khó để chứng minh việc mình bị đe dọa tham gia giao dịch này, bên cạnh đó những quy định của pháp luật về vấn đề này chưa thực sự cụ thể. Bất cập này tồn tại đòi hỏi cần phải bổ sung quy định này về dấu hiệu của một giao dịch vô hiệu do đe dọa, quy định này phải được Tòa án áp dụng một cách linh hoạt để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia xác lập giao dịch.
7. GDDS vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Theo pháp luật dân sự: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố GDDS đó là vô hiệu” (Điều 133 BLDS 2005).
Trường hợp này chỉ áp dụng cho những người có năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm giao kết người đó bị rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (say rượu, bị thôi miên,..) thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia giao dịch.
Hiện nay, việc Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu trong trường hợp này còn nhiều bất cập, bởi lẽ việc xác định và chứng minh tình trạng của chủ thể khi tham gia giao dịch là rất khó. Vì vậy vẫn còn nhiều giao dịch người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình tham gia nhưng Tòa án không thể tuyên bố vô hiệu vì khó xác minh tình trạng của chủ thể lúc đó. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của người tham gia xác lập giao dịch trong lúc không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình, muốn làm được điều này thì Điều 133 nên bổ sung thêm các cơ sở, căn cứ cụ thể chứng minh trạng thái của chủ thể trong thời điểm tham gia xác lập giao dịch.
8. GDDS vô hiệu do không tuân thủ về hình thức.
Hình thức theo nghĩa thông thường “là toàn thể nói chung những gì làm thành bề mặt ngoài của sự vật, cái chứa đựng biểu hiện nội dung”. Đặc điểm chung của GDDS là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia vào gia vào giao dịch. Sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định phù hợp với ý chí đích thực của các bên như: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi được ghi nhận dưới những dạng nhất định để biểu lộ sự tồn tại của GDDS. Thông qua hình thức đó, mọi người thấy được các bên tham gia cam kết, thỏa thuận cái gì.
Điều 134 BLDS quy định “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Trong GDDS, đòi hỏi các bên phải tuân theo đúng hình thức mà pháp luật quy định cho loại giao dịch đó vô hiệu. Trong trường hợp pháp luật không quy định thì các bên có thể tùy nghi lựa chọn. Tuy nhiên không phải tất cả các loại GDDS mà pháp luật đều quy định cho các bên tham gia giao dịch có thể lựa chọn bất cứ hình thức thể hiện nào. Bởi lẽ khách thể của GDDS rất phong phú và đa dạng, mỗi khách thể có đặc trưng và công dụng khác nhau. Để đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch cũng như bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích công cộng, có những giao dịch phải tuân theo một hình thức nhất định được BLDS quy định như: bằng văn bản, phải có công chứng nhà nước, chứng thực, đăng ký cho phép. Nếu không tuân thủ thì GDDS đó đương nhiên vô hiệu.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,… bắt buộc phải có công chứng, chứng thực của văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ở địa phương.
Như vậy, những phân tích trên đây đã chứng minh một điều là hiện nay pháp luật nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong việc quy định các trường hợp GDDS vô hiệu, cụ thể là những quy địn của pháp luật dân sự về vấn đề này vẫn còn khá chung chung, chưa thực sự rõ ràng. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho Tòa án trong việc tuyên bố giao dịch vô hiệu. Từ đó, quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch không được đảm bảo một cách tốt nhất. Để khắc phục điều này, phương hướng cơ bản được đặt ra hiện nay là “không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam” để pháp luật dân sự nước ta có thể kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa các chủ thể trong lĩnh vực giao dịch dân sự nói chung.
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC TUYÊN BỐ GDDS VÔ HIỆU.
I/. Hậu quả pháp lý chung đối với GDDS vô hiệu.
Điều 137 BLDS 2005 quy định “1. GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi GDDS vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quyy định của pháp luật”.
GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Về nguyên tắc, BLDS 2005 và BLDS 1995 không có gì thay đổi về việc tuyên bố giao dịch vô hiệu, cụ thể Điều 146 BLDS 1995 quy định “GDDS vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập”. Như vậy, khi giao dịch vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được thừa nhận và bảo vệ. Trường hợp giao dịch giữa các bên được xác lập nhưng chưa thực hiện thì không được thực hiện nữa còn trường hợp đang thực hiện thì không được tiếp tục thực hiện, các bên giải quyết hậu quả. Tuy nhiên cũng nhận thấy điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995, đó là việc bên cạnh không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, BLDS 2005 còn quy định GDDS vô hiệu không làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây là sự bổ sung cần thiết bởi lẽ giao dịch không chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mà trong nhiều trường hợp nó còn làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ.
Hoàn trả tài sản.
Khoản 2 Điều 137 ghi nhận “khi GDDS vô hiệu thì các bên khôi phục lại trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật”. Có thể thấy, việc quy định như trên là hoàn toàn phù hợp vì khi đã không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên thì việc chuyển giao các tài sản sẽ không có căn cứ pháp luật nên việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là điều tất yếu.
Hoàn trả tài sản là một trong những cách để giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu . Ví dụ: Trong hợp đồng vay mượn, khi xác định đối phương lừa dối nhằm mục đích để bán cho người khác, người cho mượn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và bên đối phương phải hoàn trả lại tài sản. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề hoàn trả tài sản còn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể:
- Việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực sự đảm bảo được lợi ích của các chủ thể. Điển hình đối với những giao dịch có đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất. Ví dụ: A chuyển nhượng cho B một diện tích đất ở, khi hợp đồng bị tuyên là vô hiệu, B phải trả đất cho A, A phải trả tiền cho B. Thực tế cho thấy rằng, nguyên đơn hầu hết là bên chuyển nhượng. Đối với bên chuyển nhượng, vệc lấy lại đất là thoả đáng. Nhưng với bên được chuyển nhượng, việc phải trả lại đất cho bên bán là một tổn thất rất lớn với họ. Cho dù được nhận lại số tiền đã bỏ ra trước đây, họ không bao giờ mua được diện tích đất như vậy nữa vì những năm qua giá trị quyền sử dụng đất ở nước ta tăng nhanh chóng mặt. Hơn nữa, tỉ lệ lạm phát lại cao. Trong trường hợp bên chuyển nhượng có lỗi trong việc xác lập giao dịch này, bên nhận chuyển nhượng được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khoản bồi thường cũng không bao giờ bù đắp được mất mát thực tế của họ do giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu.
- Việc xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu càng trở nên phức tạp hơn trong trường hợp bên nhận tài sản đã cải tạo, sửa chữa tài sản đó hay nói cách khác làm tăng giá trị của tài sản. Nếu bên chuyển giao tài sản phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép nhưng bên nhận tài sản vẫn làm tăng giá trị tài sản, bên nhận tài sản phải chịu phần tăng giá trị này khi hoàn trả tài sản. Tuy nhiên, nếu bên nhận tài sản không có lỗi thì giải quyết thế nào nếu bên đã giao tài sản không chịu nhận tài sản mới hoặc có nhận nhưng không thanh toán phần giá trị tăng thêm? Không có quy định về vấn đề này. Ví dụ: Sau khi được A chuyển nhượng đất, B đã bỏ 4 tỷ đồng để xây dựng một biệt thự trên đất đó. Sau 10 năm, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B bị Toà án có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu. Chắc chắn rằng, việc phải trả lại đất cho A là một tổn thất tài sản rất lớn với B, gây xáo trộn cuộc sống của B. Nhưng điều đáng đáng bàn hơn cả là giải quyết như thế nào khi A không muốn nhận khu biệt thự trên đất đó mà chỉ muốn nhận lại đất? Trong thực tế, một số Toà án địa phương đã yêu cầu mỗi bên chịu một nửa giá trị tài sản phát sinh trên đất.
- Quy định tính thành tiền để hoàn trả trong trường hợp không thể hoàn trả hiện vật thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là tính giá hiện vật thành tiền tại thời điểm nào: thời điểm xác lập giao dịch hay thời điểm hoàn trả tài sản? Đối với những tài sản không thay đổi về giá từ thời điểm xác lập giao dịch đến thời điểm hoàn trả tài sản, vấn đề tính giá tài sản vào thời điểm nào không quan trọng. Tuy nhiên, với những tài sản có sự biến đổi về giá (có thể tăng hoặc giảm giá), việc xác định giá tài sản để tính thành tiền là mấu chốt vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Thông thường, nếu giá tài sản tăng thì thiệt hại thuộc về bên mua, còn nếu giá tài sản giảm thì thiệt hại thuộc về bên bán.
Chính vì những lý do trên mà vấn đề trả lại cho nhau bằng chính tài sản là đối tượng của giao dịch rất khó, phức tạp nên pháp luật không quy định cụ thể mà thông thường giao quyền cho thẩm phán lựa chọn từng giải pháp thích hợp trong từng vụ án cụ thể và dựa trên tiêu chí: quy định của pháp luật, điều kiện của các bên đương sự,... Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán vô hiệu mà đối tượng của hợp đồng là tài sản, nếu tài sản là các loại không giữ được trong thời gian dài (thực phẩm) thì chỉ cần bên mua hoàn lại giá trị của nó theo giá thị trường tại thời điểm tuyên bố giao dịch vô hiệu; còn nếu tài sản là bất động sản thì các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên việc hoàn lại tài sản phải được pháp luật cho phép, tức là tài sản này không thuộc diện bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước.
3. Khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Theo BLDS năm 2005, khi GDDS vô hiệu thì các bên “khôi phục tình trạng ban đầu” và “trả cho nhau những gì đã nhận”. Xét về bản chất thì đây là hai phạm trù khác nhau: Hoàn trả những gì đã nhận không đủ để khôi phục lại tình trạng ban đầu. Cụ thể như trong trường hợp trước khi tuyên bố giao dịch vô hiệu, các bên đã khai thác lợi ích từ tài sản.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam cho thấy việc khôi phục lại tình trạng ban đầu rất khó xảy ra, bởi đa số các trường hợp sau khi giao dịch được xác lập, các bên đêu tiến hành khai thác công dụng của tài sản. Ví dụ: Trong hợp đồng đẻ thuê ( nội dung và mục đích trái với đạo đức xã hôi), sau khi Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu được nữa. Vậy, trường hợp này phải giải quyết như thế nòa? Vấn đề này là một câu hỏi lớn được đặt ra cho các nhà làm luật Việt Nam.
4. Bồi thường thiệt hại.
Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, theo Điều 137 BLDS, “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Đây không phải là điểm mới của BLDS 2005 vì quy định này cũng tồn tại trong BLDS 1995. Như vậy để buộc một bên bồi thường chúng ta phải xác định hai yếu tố: 1) yếu tố lỗi; 2) thực tế phải tồn tại thiệt hại. Hiện nay vấn đề bồi thường thiệt hại trong GDDS vô hiệu còn tồn tại nhiều bất cập, pháp luật không quy định rõ bên có lỗi phải bồi thường như thế nào (theo yêu cầu của bên bị thiệt hại hay phụ thuộc và khả năng của người gây thiệt hại). Khắc phục hạn chế này, thiết nghĩ pháp luật dân sự cần quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp điển hình để các tránh việc áp dụng không thống nhất quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường cho người chịu thiệt hại khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu.
II/. Hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu trong trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình.
Điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu.
Để xác định người thứ ba ngay tình thông thường căn cứ vào những điểm sau đây:
Thứ nhất, trước khi người thứ ba tham gia giao dịch, đối tượng của giao dịch này được xác định bởi một giao dịch vô hiệu;
Thứ hai, người thứ ba ngay tình khi xác lập giao dịch không biết và pháp luật không quy định họ buộc phải biết họ tham giao giao dịch về tài sản từ một giao dịch vô hiệu trước đó
Thứ ba, người thứ ba tham gia giao dịch dân sự phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nếu trong trường hợp họ không có đủ năng lực hành vi thì họ phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thứ tư, người thứ ba đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền trong giao dịch mà họ xác lập, có nghĩa là họ đã nhận được tài sản từ giao dịch và mục đích của giao dịch đạt được;
Thứ năm, mục đích và nội dung của giao dịch không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội;
Thứ sáu, đối tượng của giao dịch là những tài sản không thuộc loại tài sản mà pháp luật cấm giao dịch;
Thứ bảy, Trình tự xác lập giao dịch tuân thủ theo trình tự pháp luật cho phép;
Thứ tám, Khi có tranh chấp xảy ra thì người thứ ba ngay tình phải có yêu cầu độc lập được hưởng tài sản hay yêu cầu được bồi thường thiệt hại, nếu tài sản đã bị trả cho chủ sở hữu hoặc tịch thu sung công quỹ
2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố GDDS vô hiệu trong trường hợp giao dịch liên quan đến người thứ ba ngay tình.
Tính đặc biệt trong trường hợp này được thể hiện ở chỗ tài sản giao dịch đã không còn được chiếm giữ bởi một trong các bên tham gia giao dịch nữa mà là người thứ ba ngay tình. Trong trường hợp này, luật dân sự đã đưa ra các cách giải quyết khác nhau căn cứ vào tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký quyền sở hữu hay không và căn cứ vào hợp đồng người thứ ba là hợp đồng đền bù hay không đền bù.
2.1. Tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác có đền bù.
Điều 257 BLDS 2005 quy định “trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp bị lấy cắp hoặc trong các trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu”. Trường hợp bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu có thể là hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, hay nhầm lẫn, hay đe dọa. Như vậy, chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản từ người thứ ba ngay tình khi nếu không muốn thực hiện sự chuyển giao tài sản với người đó. Và cũng cần lưu ý là muốn đòi lại tài sản, chủ sở hữu phải chứng minh được đó là tài sản của mình. Tóm lại trong trường hợp này, pháp luật đã bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tài sản. Mặt khác người thứ ba ngay tình sẽ yêu cầu người thực hiện giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, A mua của B một chiếc tivi thông qua hợp đồng ký kết do đe dọa (A nói nếu B không bán cho A thì A sẽ thuê người đến đập nát nhà của B). Sau đó, A tặng cho C quyền sở hữu chiếc ti vi này. B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đòi lại tài sản của mình từ người thứ ba ngay tình nếu chứng minh được tài sản đó là thuộc quyền sở hữu của mình. Và C có quyền yêu cầu Tòa án buộc B phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ sở hữu chứng minh được đó là tài sản của mình là một vấn đề không hề dễ dàng, bởi lẽ những tài sản không được đăng ký thì rất khó để có thể xác nhận được tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình.
2.2. Tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba thông qua một hợp đồng không có đền bù, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình.
Trong trường hợp này giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này lại không là chủ sở hữu do bản án quyết định bị hủy, sửa.
Việc quy định “Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu” nhằm bảo đảm giá trị pháp lý của việc đăng ký quyền sở hữu cũng như thể hiện tính đặc thù của đối tượng là động sản đối với bất động sản.
Tuy nhiên có một ngoại lệ là trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giao hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sở hữu tài sản, hợp đồng đã được công khai hóa và được pháp luật công nhận nhưng sau đó bản án bị hủy, sửa. Trong trường hợp này pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba bằng cách vẫn công nhận hợp đồng có hiệu lực và bên còn lại phải bồi thường cho chủ sở hữu thật sự của tài sản đó.
Từ những phân tích trên cho thấy: Việc áp dụng các Điều khoản của Luật dân sự vào việc tuyên bố GDDS vô hiệu và giải quyết các hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Một mặt là do các quan hệ xã hội rất phức tạp, khó điều chỉnh, mặt khác còn do các quy định của pháp luật dân sự nước ta về vấn đề này vẫn còn khá chung chung, chưa thật chi tiết, rõ ràng. Để khắc phục hạn chế này, phương hướng cơ bản cần phải được đặt ra hiện nay là không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch dân sự để pháp luật nước ta thực sự là công cụ điều chỉnh có hiệu quả nhất các mối quan hệ xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao dịch dân sự vô hiệu - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc