MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY MƯỚP ĐẮNG 2
1.1 Mô tả cây 2
1.2 Phân bố và sinh thái 4
1.3 Y học dân gian của cây mướp đắng
1.3.1 Rễ 5
1.3.2 Thân 5
1.3.3 Lá 5
1.3.4 Hoa 6
1.3.5 Trái 6
1.3.6 Hạt 6
2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MƯỚP ĐẮNG 7
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 7
2.1.1 Thành phần hóa học 7
2.1.2 Tác dụng dược lý 7
2
2.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 8
2.2.1 Thành phần hóa học 8
2.2.1.1. Triterpene 8
2.2.1.2. Steroid 9
2.2.1.3. Protein 9
2.2.1.4. Lipid 9
2.2.1.5. Carbohydrate 9
2.2.1.6. Caroteniod 10
2.2.2. Một số triterpene trong cây mướp đắng 10
2.2.2.1. Các triterpene glycoside được cô lập từ hạt mướp đắng 10
2.2.2.2 Các triterpene glycoside được cô lập từ trái mướp đắng 12
2.2.2.3 Các triterpene glycoside được cô lập từ lá và dây mướp đắng 16
2.2.3. Tác dụng dược lý 19
THỰC NGHIỆM
1. NGUYÊNLIỆU 23
2. ĐỊNH TÍNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG TRÁI MƯỚP ĐẮNG 23
2.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alkaloid 24
2.1.1 Thuốc thử alkaloid 24
2.1.2 Định tính alkaloid 24
2 2. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid 25
2.2.1 Thuốc thử flavonoid 25
2.2.2 Định tính flavonoid 25
2.3. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất anthraglycoside 25
2.3.1 Thuốc thử anthraglycoside 25
2.3.2 Định tính anthraglycoside 25
2.4. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất sterol 26
2.4.1 Thuốc thử sterol 26
2.4.2 Định tính sterol 26
3
2.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin 26
2.5.1 Thuốc thử saponin 26
2.5.2 Định tính saponin 27
2.6. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất đường khử 28
2.7. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất tanin 28
2.7.1 Thuốc thử tanin 28
2.7.2 Định tính tanin 28
2.8. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất glycoside 28
2.8.1 Thuốc thử glycoside 28
2.8.2 Định tính glycoside 29
3. TÁCH CHIẾT, CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ CÁC HỢP CHẤT 30
3.1. Thiết bị và hóa chất 30
3.1.1. Thiết bị 30
3.1.2. Hóa chất 30
3.2. Chiết xuất các nhóm hợp chất 31
3.3. Phân lập và tinh chế các hợp chất 32
KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG TRÁI
MƯỚP ĐẮNG 36
2. NHẬN DANH CẤU TRÚC CÁC CHẤT TINH KHIẾT 37
2.1. Chất MC1 37
2.1.1 Kết quả phân tích độ tinh khiết của MC1 bằng HPLC 37
2.1.2 Nhận danh cấu trúc hóa học của MC1A và MC1B 37
2.1.2.1. Mẫu chất MC1A 37
2.1.2.2 . Mẫu chất MC1B 41
2.2. Hợp chất MC6 47
2.3. Hợp chất MC5 51
KẾT LUẬN
8
LỜI MỞ ĐẦU
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua (Momordica charantia L.), thuộc họ Bầu bí -
Cucurbitaceae) được trồng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những vùng có khí hậu
nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và
miền núi.
Mướp đắng có vị đắng, tính hàn nên trong dân gian thường dùng để trị các bệnh mụn
nhọt, giải nhiệt, trừ phiền, thanh tâm, sáng mắt, giảm đau Khoa học ngày nay đã chứng
minh dịch chiết trái mướp đắng có khả năng ức chế khối u, có tác dụng hỗ trợ men gan và
điều trị bệnh đái tháo đường
Hiện nay bệnh đái tháo đường là một trong các bệnh mãn tính, gây tử vong cao,
đứng hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh
ngày một gia tăng, đòi hỏi cấp thiết phải tìm ra các loại thuốc hiệu quả, đặc trị.
Mướp đắng có tác dụng đăc biệt như vậy nhưng hiện nay vẫn còn rất ít công trình
nghiên cứu về hợp chất trị bệnh đái tháo đường. Vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài : “Góp phần khảo sát thành phần hóa học của trái mướp đắng”.
9
TỔNG QUAN
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY MƯỚP ĐẮNG
1.1. Mô tả cây
Tên khoa học: Momordica charantia L.
Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
Tên nước ngoài: Bitter melon, bitter gourd (Anh), bitter apple, wild cucumber, bitter
cucumber, ampalaya (Philipines), balsam pear (Mỹ), karela (Ấn Độ)
Tên Việt Nam: Mướp đắng, khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi [3]
Ngoài ra nó còn có nhiều tên khác như: Mướp mủ, chua hao, dưa mát, hồng cô
nương, hồng dương, bồ đạt, lại qua. [16]
Mô tả cây mướp đắng: [3,21]
Cây mướp đắng thuộc loại dây leo, có đời sống khoảng một năm. Đường kính dây
khoảng 5-10mm, dây bò dài 5 - 7m, thân màu xanh nhạt có góc cạnh, leo được nhờ có
nhiều tua cuốn, ở ngọn có lông tơ.
Lá đơn, nhám, mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá mỏng chia làm 5 - 7
thùy hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn mặt trên lá, gân lá
nổi rõ ở mặt dưới, phiến lá có lông ngắn.
Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái cùng gốc, có cuống dài. Hoa đực có
đài và ống rất ngắn, tràng gồm năm cánh mỏng hình bầu dục, nhụy 5 rời nhau. Hoa cái có
đài và tràng hoa giống hoa đực. Tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính khoảng 2cm .
Trái hình thoi, dài 8 - 15cm, gốc và đầu thuôn nhọn. Mặt vỏ có nhiều u lồi to nhỏ
không đều. Trái khi chưa chín có màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, khi chín có màu vàng
hồng. Vì thế ở Trung Quốc, mướp đắng còn có tên là hồng dương, hồng cô nương. Khi
chín, trái nứt dần ra từ đầu, tách ra làm ba phần để lộ chùm áo hạt màu đỏ bên trong .
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Góp phần khảo sát thành phần hóa học của trái mướp đắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
omordicoside B và bốn hợp chất từ trái: Momordicoside K, Momordicoside L, 3-O-
[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta-5,25(27)-diene và 23-O-β-D-allopyranosyl 5β,19-
epoxycucurbita-6,24-dien-3β,22,23ξ-triol 3-O-β-D-allopyranoside. [10]
2.1.2 Tác dụng dược lý
Y học cổ truyền và dân gian Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh từ mướp
đắng, nhưng chỉ ở dạng nguyên liệu thô ban đầu hoặc ở các dạng nước ép, nước sắc mà
thôi. Ngày nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm trái mướp đắng nhưng đa số
ở dạng thực phẩm chức năng như trà hòa tan, trà túi lọc. Điển hình là sản phẩm trà mướp
đắng của Viện Dược liệu hay trà túi lọc mướp đắng của Công ty Traphaco.
Nhóm tác giả Phạm Văn Thanh, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu và cộng sự đã sản
xuất chế phẩm Morantin từ thành phần glycoside của trái mướp đắng dạng to, màu trắng
và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của nhóm glycoside trên thỏ gây đái tháo đường
thực nghiệm bằng Alloxan. [14]
15
Các tác giả Nguyễn Thị Như, Nguyễn Thị Bay đã nghiên cứu tác dụng hạ đường
huyết của một bài thuốc nam trên thực nghiệm lâm sàng, đó là sản phẩm trà túi lọc mà
thành phần mướp đắng qua chiếm 60%.
Các tác giả Mai Phương Mai, Võ Phùng Nguyên cũng đã thăm dò tác dụng hạ đường
huyết của một số bài thuốc dân gian ở mô hình đái tháo đường bằng streptozotocin trên
chuột nhắt, mà thành phần của bài thuốc cũng có chứa trái mướp đắng.
2.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1 Thành phần hóa học [14, 32]
Người ta đã tìm thấy khoảng hơn 200 hợp chất có trong cây mướp đắng và được
thống kê sơ bộ thành các nhóm chính như sau:
2. 2.1. 1. Triterpene
− Triterpene glycoside:
• Momordicosides A, B, C, D, E, F1, F2, G, I, K, L.
• Cucurbitane triterpenoid 1.
• Momordicine II, momordicine III.
• Goyaglycosides -a, -b, -c, -d, -e, -f, -g, -h.
• Momordicin I, momordicin II.
− Triterpene saponin: Goyasaponins I, II, III.
− Các triterpene khác:
• Momordicin, momordicinin, momordicilin.
• Cucurbitane triterpenoid 3, cucurbitane triterpenoid 6.
• β-amyrin, cycloartenol, erythrodiol, gypsogenin, karounidiol, multiflorenol,
oleanolic acid, squalene, taraxerol…
16
2.2.1.2. Steroid
− Steroid glycoside:
• β-sitosterol-3-O-β-glucoside; 3-O-[β-D-glucosyl]-stigmasta-5,25(27)-diene.
• 3-O-[6’-O-palmitoyl-β-D-glucosyl]-stigmasta-5,25(27)-diene;
• 3-O-[6’-O-stearoyl-β-D-glucosyl]-stigmasta-5,25(27)-diene.
− Sterol: Elasterol; lanosterol; momordenol; β-sitosterol; α-spinasterol; stigmasterol;
stigmasta-5-ene-3β,25-diol.
2.2.1.3. Protein
− p-insulin, v-insulin.
− Map-30.
− Momorcharin I, momorcharin II, α-momorcharin, β-momorcharin, ∆-
momorcharin, ε-momorcharin, γ-momorcharin.
− Momordin, momordin A, momordin B.
− Ribosome-inactivating proteins 1, 2, 3, 4.
− Trypsin inhibitor mcti-I, trypsin inhibitor mcti-II, trypsin inhibitor mci-3.
− Các protein khác: Alanine, β-alanine, phenylanaline, arginine, asparagine,
aspartic acid…
2.2.1.4. Lipid
Arachidic acid, capric acid, cholesterol, α-elaeostearic acid, lauric acid, linoleic acid,
linolenic acid, palmitic acid, palmitoleic acid, stearic acid.
2.2.1. 5. Carbohydrate
D-galacturonic acid, α-glucose, β-glucose, inulin, mycose, pectin, trehalose, α-
trehalose.
17
2.2.1. 6. Carotenoid
β-carotene, cryptoxanthin, lutein, lycopene, mutatochrome, phytofluene, rubixanthin,
zeaxantin, zeinoxanthin…
Ngoài ra còn có các thành phần khác: Alkaloid: Charine, zeatin, zeatin riboside…;
monoterpene: p-cymene, menthol ; sesquiterpene: Nerolidol; sapogenin: Diosgenin; các
chất khoáng: Ca, Mg, Fe, Cu, Zn, P, N, I, F…
Trong nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng có ít nhất ba nhóm hợp
chất có tác dụng làm giảm lượng đường huyết hoặc có hoạt tính kháng đái tháo đường.
Đó là hỗn hợp của hai steroid glycoside gọi là charantin, các peptide giống insulin (p-
insulin) và alkaloid. Các hợp chất này chủ yếu tập trung ở trái mướp đắng.
2.2.2. Một số Triterpene Glycosede có trong cây mướp đắng
2.2.2.1. Các triterpene glycoside được cô lập từ hạt mướp đắng [25, 26, 27,28,31,33]
Momordicoside A
− Là 3-O-β-gentiobioside của cucurbit-5-en-3β,22(S),23(R),24(R),25-pentaol.
− Công thức chung: C42H72O15; M = 816 đvC; mp = 181 – 187oC; [α]20D = +1.05o.
− Công thức cấu tạo:
O O
O
O
H
OH
H
OH OH
OH
OH
OH
OH
OH
OH
HOHO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22 23 24 25
26
27
30 31
323
1'
2'3'
4'
5'
6'
1"
2"3"
4"
5"
6"
18
Momordicoside B
-3-O-β-D-xylopyranosyl(1→4)-[β-D-glucopyranosyl(1→6)]-β-D-glucopyranoside
của cucurbit -5-en-3 β,22(S),23(R),24(R), 25pentaol.
− Công thức chung: C47H80O19; M = 948 đvC; mp = 238 – 242oC; [α]20D= +6.15o.
− Công thức cấu tạo:
H
OH
H
OH OH
OH
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22 23 24 25
26
27
30 31
323
O O
O
O
OH
OH
OH
OH
OH
HO
1'
2'3'
4'
5'
6'
1"
2"3"
4"
5"
6"
O
OH
OHHO
O
1'''
2'''3'''
4'''
5'''
Momordicoside C
− Là 3-O-β-gentiobioside của cucurbit-5-en-3 β,23,24,25-tetraol.
− Công thức chung: C42H72O14; M = 800 đvC; mp = 224 – 227oC; [α]20D = +13.9o.
− Công thức cấu tạo:
19
O O
O
O
H
OH
OH
OH
OH
OH
OH
OH
OH
HOHO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22 23 24 25
26
27
30 31
323
1'
2'3'
4'
5'
6'
1"
2"3"
4"
5"
6"
Momordicoside D
− Là 3-O-β-gentiobioside của cucurbita-5,24-dien-3 β,22,23-triol.
− Công thức chung: C42H70O13; M = 782 đvC; mp = 199 – 203oC; [α]20D = -126o.
− Công thức cấu tạo:
O O
O
O
H
OH
OH
OH
OH
OH
OH
HOHO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22 23 24 25
26
27
30 31
323
1'
2'3'
4'
5'
6'
1"
2"3"
4"
5"
6"
OH
2.2.2.2. Các triterpene glycoside được cô lập từ trái mướp đắng [25, 26, 27,28,31,33]
Momordicoside F1
− Là 3-O-β-D-glucopyranoside của 5,19–epoxy-25-methoxy-5β-cucurbita-6,23-
dien-3β-ol.
− Công thức chung: C37H60O8; M = 632 đvC; kết tinh trong MeOH–H2O (1:1) cho
tinh thể hình kim, không màu; mp = 198 – 203oC; [α]20D = -11o.
20
− Công thức cấu tạo:
O
O
HO
OMe
OH
OH
HO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24 25
26
27
30 31
323
1'
2'3'
4'
5'
6'
O
Momordicoside F2
− Là 3-O-β-D-allopyranoside của 5,19-epoxy-5β-cucurbita-6,23-dien-3β,25-diol.
− Công thức chung: C35H58O8; M = 618 đvC; kết tinh trong acetone-nước cho tinh
thể hình vảy, không màu; mp = 155 – 158oC.
− Công thức cấu tạo:
O
O
HO
OH
OH
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24 25
26
27
30 31
323
1'
2'3'
4'
5'
6'
O
OH
HO
Momordicoside G
− Là 3-O-β-D-allopyranoside của 5,19 –epoxy-25-methoxy-5β-cucurbita-6,23-
dien-3β-ol.
− Công thức chung: C37H60O8; M = 632 đvC; kết tinh trong CH3CN-H2O cho tinh
thể hình kim, không màu; mp = 183 – 187oC; [α]20D = -107.3o.
21
− Công thức cấu tạo:
O
O
HO
OMe
OH
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24 25
26
27
30 31
323
1'
2'3'
4'
5'
6'
O
OH
HO
Momordicoside I
− Là 3-O-β-D-glucopyranoside của 5,19 –epoxy-25-methoxy-5β-cucurbita-6,23-
dien-3β,25-diol.
− Công thức chung: C36H58O8; M = 618 đvC; kết tinh trong MeOH 50% cho chất
bột màu trắng; mp = 210 – 216oC; [α]20D = -110o (C=1.00; MeOH).
− Công thức cấu tạo:
O
O
HO
OH
OH
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24 25
26
27
30 31
323
1'
2'3'
4'
5'
6'
O
OH
HO
Momordicoside K
− Là 3-O-β-D-glucopyranoside của 3β, 7β-dihydroxy -25-methoxy cucurbita-5,23-
dien-19-al.
− Công thức chung: C37H60O9; M = 648 đvC; kết tinh trong MeOH cho tinh thể
hình kim, không màu, vị đắng; mp = 236 – 237oC; [α]20D = 63.3o.
22
− Công thức cấu tạo:
HO
OMe
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24 25
26
27
30 31
323
O
1'
2'3'
4'
5'
6'
OHC
O
HO
OH
OH
HO
Momordicoside L
− Còn có tên là 7-O-β-D-glucopyranoside của 3β,7β,25-trihydroxy-cucurbita-5,23-
dien-19-al.
− Công thức chung: C36H58O9; M = 634 đvC; kết tinh trong CHCl3-MeOH cho tinh
thể hình kim, không màu, vị đắng; mp = 227 – 232oC; [α]20D = +57.3o.
− Công thức cấu tạo:
HO
OH
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24 25
26
27
30 31
323
O
1'
2'3'
4'
5'
6'
OHC
O
HO
OH
OH
HO
2.2.2.3. Các triterpene glycoside được cô lập từ lá và dây mướp đắng
Cucurbitan triterpenoid I
23
− Là 3β,7 β,23-trihydroxycucurbita-5,24-dien-7-O- β-D-glucoside.
− Công thức chung: C36H60O8; M = 620 đvC; dạng bột vô định hình,
[α]20D = +89o (C=0.43; MeOH).
− Công thức cấu tạo:
HO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
30 31
323
O
O
OH
OH
1'
2' 3'
4'
5'
6'
HO
OH
OH
Cucurbitan triterpenoid II
− Là 3β,7 β,23-trihydroxycucurbita-5,(23E)-dien–19-al.
− Công thức chung:C30H48O4; M = 472 đvC; dạng bột vô định hình,
[α]26D = +58.0o (C=0.48; MeOH).
− Công thức cấu tạo sau:
HO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
30 31
323
OH
CHO
OH
Cucurbitan triterpenoid III
24
− Là 3β,7 β-dihydroxy-25-methoxycucurbita-5,(23E)-dien-19-al.
− Công thức chung: C31H50O4; M = 486 đvC; dạng bột vô định hình;
[α]26D = +48.9o (C=0.45; MeOH).
− Công thức cấu tạo:
HO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
30 31
323
OH
CHO
OMe
Momordicine I
− Là 3β,7 β,23ξ-trihydroxycucurbita-5,24-dien-19-al.
− Công thức chung: C30H48O4; M = 472 đvC; mp = 125 – 128oC ; [α]20D = +81.3o.
− Công thức cấu tạo:
HO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
30 31
323
OH
OHC
OH
Momordicine II
− Là 23-O-β-glucopyranoside của 3β,7β,23ξ-trihydroxycucurbita-5,24-dien-19-al.
− Công thức chung: C36H58O9; M = 634 đvC; kết tinh trong CHCl3 cho tinh thể
dạng bột không màu.
25
− Công thức cấu tạo:
HO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
30 31
323
OH
OHC
O
O
OH
OH
1'
2' 3'
4'
5'
6'
HO
OH
Momordicine III
− Là 23-O- β-glucopyranoside của 3β,7β,23ξ-trihydroxy-24-oxo-cucurbita-5,25-
dien-19-al.
− Công thức chung: C36H56O10; M = 648 đvC.
− Công thức cấu tạo:
HO
1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
30 31
323
OH
OHC
O
O
OH
OH
1'
2' 3'
4'
5'
6'
HO
OH
O
2.2.3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng:
− Diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh
nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
26
− Chống các gốc tự do – là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim
mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, đái
tháo đường.
− Tăng oxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính
các men tổng hợp glucose.
− Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin.
− Có tác dụng tốt với người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Hỗ trợ tăng tác dụng,
giảm liều và giảm tác dụng phụ của các loại sulfamid trị đái tháo đường type 2.
Dịch chiết trái mướp đắng có khả năng ức chế khối u hỗ trợ men gan, chữa được
nhiều bệnh như đái tháo đường, lách, gan, khớp, gout ….[14, 30]
Theo tài liệu , cao MeOH 50% từ trái mướp đắng cho tác dụng hạ đường huyết 25%
(liều dùng 30mg/kg), cao butanol cho kết quả là 34% với liều dùng như trên. Các tác giả
này cho rằng các hợp chất phân cực, tan nhiều trong butanol có khả năng làm giảm
đường huyết. Cơ chế hoạt động tương tự insulin hoặc thông qua sự tiết insulin từ tuyến
tụy.
Nghiên cứu in vivo trên thỏ gây đái tháo đường thực nghiệm bằng Alloxan cho thấy,
khi dùng nước ép trái mướp đắng với liều dùng 6ml/kg B.W cho kết quả tối ưu, làm giảm
lượng đường máu ở thỏ bình thường sau 2 giờ và tăng trở lại sau 3 giờ. Tuy nhiên ở thỏ
mắc bệnh, lượng đường máu tiếp tục giảm tới 4 giờ sau khi cho uống rồi mới bắt đầu tăng
trở lại .[33]
Theo báo cáo của Đại học Y khoa Calcuta (Ấn Độ), đã thử nghiệm cho 6 bệnh nhân
đái tháo đường type 2 uống mỗi ngày một lần 100ml nước sắc mướp đắng tươi. Sau 3
tuần lễ uống thuốc liên tục, đo lượng đường trong máu (khi đói) đã giảm được 54% so với
ban đầu. Sau 7 tuần dùng thuốc, cả 6 bệnh nhân đều không thấy đường trong nước tiểu,
lượng đường trong máu như người bình thường.
Tác dụng dược lý của charantin
Giới thiệu[32]
27
Charantin là một hỗn hợp 2 steroid glycoside được công bố là một trong những hoạt
chất có hoạt tính kháng đái tháo đường type 2, được chiết tách và cô lập từ trái mướp
đắng.
Năm 1962, Lotlikar và Rao lần đầu tiên cô lập được charantin với hàm lượng
khoảng 0.01%. Đến năm 1965, Sucrow đã xác định được đây là một hỗn hợp 2 steroid
glycosides (tỉ lệ 1:1) gồm 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta-5,25(27)-diene và β-
sitosterol-3-O-β-glucoside , với công thức lần lượt như sau:
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
OH 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14 15
16
17
2018
19
2221
23
24 25
26
27
28
29
1'
2'
3'
4'
5'
6'
O
CTPT: C35H58O6 (M = 574)
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
OH 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14 15
16
17
2018
19
2221
23
24 25
26
27
28
29
1'
2'
3'
4'
5'
6'
O
CTPT: C35H60O6 (M = 576)
Năm 1966, Lotlikar và Rao đã đưa ra qui trình chiết xuất charantin với hàm lượng
cao hơn, đồng thời công bố về hoạt tính kháng đái tháo đường của hoạt chất này, được
phân lập từ dịch chiết EtOH của trái mướp đắng khô .
28
Sau đó đến năm 1979, Pugazhenthi và Suryanarayana Murthy đã khẳng định một lần
nữa charantin là hỗn hợp 2 chất và hoạt tính sinh học của nó vẫn có thể mất đi trong quá
trình chiết xuất kéo dài [32].
Hoạt tính kháng đái tháo đường của charantin
Tiến hành khảo sát hoạt tính kháng đái tháo đường của charantin trên thỏ gây đái
tháo đường thực nghiệm bằng Alloxan:
− Chọn thỏ ở cả con đực và con cái với trọng lượng cơ thể vào khoảng 1.5 – 3kg,
được gây đái tháo đường bằng cách tiêm Alloxan qua tĩnh mạch với liều lượng 200mg/kg.
Chỉ có 4 trong 20 con còn sống sau 5 ngày được tiếp tục đem đi khảo sát.
− Charantin hòa tan trong Tween 80 với nồng độ 0.3%. Xử lý bằng cách cho uống
hoặc tiêm qua tĩnh mạch 5ml dung dịch này. Mức đường huyết giảm dần từ giờ thứ nhất
đến giờ thứ tư sau khi xử lý, nhưng sau đó sẽ từ từ lấy lại mức ban đầu.
− Hoạt tính của charantin có hiệu lực hơn 5 giờ, cao nhất ở giờ thứ tư, được ghi
nhận là có tác động như nhau ngay cả khi xử lý bằng cách cho uống hoặc tiêm qua tĩnh
mạch. Với liều 50mg/kg cho uống làm giảm 42% lượng đường huyết ở giờ thứ tư và giảm
còn 28% ở giờ thứ năm sau xử lý. Tuy nhiên khi sử dụng với liều lượng 25mg/kg cho
uống sẽ cho kết quả giảm đường huyết tương tự chỉ với liều dùng 15mg/kg tiêm qua tĩnh
mạch. [32]
Charantin cho hoạt tính giảm đường huyết cao hơn Tolbutamide, một loại thuốc
thông thường để chữa đái tháo đường, với cùng liều dùng. Mặc dù cách thức thay đổi
glucose huyết khi xử lý ở cả 2 trường hợp đều giống nhau.
Tuy nhiên việc charantin có phải là chất duy nhất trong trái có hoạt tính giảm đường
huyết hay không vẫn còn là vấn đề đang được đặt ra. Vì giả sử để có được 50mg charantin
cần tới hơn 1.5kg trái tươi. Trong khi theo các nghiên cứu, chỉ với liều dùng 50 – 60ml
nướp ép trái hàng ngày đã cho kết quả lâm sàng tốt, chứng tỏ không phụ thuộc hoàn toàn
vào rất ít khối lượng của charantin có trong đó.
MAP, một protein kháng siêu vi khuẩn, có ức chế nhiễm virus HIV-1 ở tế bào
lympho T và bạch cầu đơn nhân to, nó không độc với tế bào bình thường không bị nhiễm.
Hạt và vỏ trái chứa một chất nhựa, một saponin glycoside, và những alkaloid gây
nôn và tiêu chảy. Nhiều protein có hoạt tính dược lý được phân lập từ hạt , như các
protein α–momorcharin và β–momorcharin có tác dụng độc hại gan trên tế bào gan chuột
cô lập.
Ở Trung Quốc, người ta đã phân tách được hai hoạt chất hạn chế sinh sản là α–
protein và β–protein từ hạt. Các thí nghiệm nuôi cấy, ghép phôi in vitro cho thấy 2 hoạt
29
chất này có tác dụng ức chế quá trình làm dày đặc nguyên bào phôi trước khi làm tổ và
hình thành phôi ở thai kỳ đầu, từ đó phôi ngừng phát triển, thoái hóa phân hủy dẫn đến
sẩy thai [13].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy α–protein và β–protein cũng có ảnh hưởng đến
sự sinh sản của phôi chuột nhắt trắng và ảnh hưởng đến việc tổng hợp phân tử lớn tế bào
nội mô tử cung; chúng cũng có khả năng ức chế tổng hợp ADN, ARN và protein, làm cho
sự phát triển của nội mạc tử cung bị ức chế [13].
30
THỰC NGHIỆM
1. NGUYÊN LIỆU
Mướp đắng do Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Dược liệu miền Trung cung cấp, là
loại mướp đắng còn non, hạt chưa phát triển. Trái được cắt thành lát mỏng, sấy ở nhiệt độ
dưới 60oC trên hệ thống sấy nguyên liệu đến khối lượng không đổi.
Tiếp đó, nguyên liệu được xay nhuyễn để quá trình tách chiết được triệt để hơn.
Hình 2.1: Quá trình sấy nguyên liệu
2. NHẬN DANH CÁC NHÓM HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG
TRÁI MƯỚP ĐẮNG
Để giúp cho việc nghiên cứu thành phần hóa học và chiết xuất hoạt chất từ cây
thuốc, trước hết cần phải tiến hành phân tích sơ bộ thành phần hóa học để chúng ta có
khái niệm sơ bộ về mặt định tính, từ đó có thể định hướng cho việc chiết xuất cũng như
việc xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trong cây thuốc.
Từ mẫu cây, sử dụng kỹ thuật chiết tách khác nhau để có được cao chiết ethanol
toàn phần hoặc các loại cao có tính phân cực khác nhau. Áp dụng các phương pháp phân
tích sơ bộ về hóa- thực vật để biết trong cao chiết có thể chứa các loại hợp chất tự nhiên
nào. Trong báo cáo này, em xin trình bày về phương pháp sử dụng thuốc thử hiện màu
hoặc xuất hiện kết tủa mà em đã thực hiện.
31
2.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alkaloid [7, 11]
2.1.1 Thuốc thử alkaloid
Có rất nhiều thuốc thử cho phản ứng màu hoặc kết tủa với alkaloid.
* Phản ứng tạo kết tủa có màu:
− Thuốc thử Mayer:
• Công thức: 1.35g HgCl2 hòa tan trong 100ml dung dịch KI 5%.
• Dấu hiệu: Tạo kết tủa vô định hình màu trắng vàng.
− Thuốc thử Dragendoff:
• Công thức:
+ Dung dịch A: 850mg Bismut nitrat trong 40ml H2O và 10ml acetic băng.
+ Dung dịch B: Hòa tan 8g KI trong 20ml H2O.
Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch A và B để làm thuốc thử.
• Dấu hiệu: Tạo kết tủa có màu từ vàng cam đến đỏ.
− Thuốc thử Wagner:
• Công thức: Hòa tan 5g Iod trong 100ml dung dịch KI 10%.
• Dấu hiệu: Cho kết tủa màu nâu sáng đến nâu đen.
− Thuốc thử Bouchardat:
• Công thức: 2.5g Iod và 5.0g KI hòa tan trong 10ml nước cất.
• Dấu hiệu cho kết tủa màu nâu hoặc màu vàng đậm.
2.1.2 Định tính alkaloid
Thí nghiệm: Tẩm 10g bột trái mướp đắng bằng 5ml dung dịch NH4OH 25%. Đậy
kín bằng giấy lọc rồi để qua đêm. Sau đó đem chiết với 25ml CHCl3. Dịch CHCl3 được
lắc với 10ml dung dịch H2SO4 2%. Lấy dịch acid làm mẫu thử.
-Với thuốc thử Wagner: Cho kết tủa màu nâu.
32
-Với thuốc thử Mayer: Dung dịch có màu trắng đục.
2.2 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid [6, 7]
2.2.1 Thuốc thử flavonoid
Trong dung dịch, flavonoid tạo kết tủa màu vàng cam hoặc màu đỏ với acetate chì,
tạo kết tủa màu xanh lục, đôi khi màu nâu đỏ với FeCl3.
Flavonoid được xác định bởi phản ứng Shibata, còn gọi là phản ứng Cindin của
Willstater. Thuốc thử là tập hợp các hóa chất gồm: dung dịch HCl đậm đặc, bột Mg kim
loại, rượu isoamyl [CH3(CH3)CHCH2CH2CH2OH].
2.2.2 Định tính flavonoid
Thí nghiệm: Đun hoàn lưu 5g bột trái mướp đắng trong 50ml EtOH 95o trong 30
phút. Lọc, lấy 1ml dịch EtOH vào ống nghiệm, thêm vài giọt HCl đậm đặc, sau đó cho
một ít bột Mg vào lắc thì thấy dung dịch có màu tím.
2.3 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất anthraglycoside
2.3.1 Thuốc thử anthraglycoside
Anthraquinon (phản ứngBotrager): Pha hữu cơ của dịch chiết anthraquinon sẽ có
màu đỏ khi có sự hiện diện của chất kiềm. Do vậy dạng kết hợp phải được thủy phân và
chuyển sang dạng oxy hóa trước khi thực hiện phản ứng.
Anthron và anthranol:
− Phản ứng Schouteten: Cho huỳnh quang xanh với natri borat.
− Phản ứng tạo màu xám với natri nitrodimethyl alanin.
2.3.2 Định tính anthraglycoside [7 ]
Thí nghiệm: Đun hoàn lưu 5g bột trái mướp đắng trong 30ml ether ethyl. Lọc và
lặp lại nhiều lần cho đến khi dịch ether không còn màu. Tập trung dịch lọc và lắc với
50ml dung dịch KOH 10%. Lớp kiềm được trung hòa với dung dịch HCl 25% đến pH=7.
Lọc, lấy phần kết tủa trên giấy lọc, đem hòa tan bằng EtOH 95o. Nhỏ vài giọt dung dịch
KOH 10% vào dịch EtOH thấy có màu vàng cam.
33
Bã sau khi đã loại các chất tan trong ether được chiết tiếp với EtOH 95o. Nhỏ vào
dịch EtOH vài giọt KOH 10% thấy có màu đỏ cam.
2.4.Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất steroid [6, 7]
2.4.1 Thuốc thử steroid
− Liebermann-Burchard:
− Anhydrid acetic: 20ml.
H2SO4 đậm đặc: 1ml.
Cho 1 giọt thuốc thử vào dịch CHCl3, nếu có sterol sẽ có màu xanh nhạt, lục, hồng
hoặc đỏ bền vững trong một thời gian.
− Phản ứng Rosenheim:
Cho vài giọt dung dịch acid tricloacetic 90% vào dịch CHCl3, nếu có sterol sẽ xuất
hiện màu tím, sau 20 phút chuyển sang màu xanh lơ.
− Salkowski:
Dung dịch tách làm 2 lớp: Lớp H2SO4 có màu xanh, lớp CHCl3 có màu nâu đỏ.
2.4.2 Định tính steroid
Thí nghiệm: Hòa tan 1g bột trái mướp đắng khô trong 20ml CHCl3. Lọc, lấy
dịch lọc làm mẫu thử. Với mẫu cao, sử dụng 0.1g hòa vào 30ml CHCl3, lấy dịch lọc làm
mẫu thử.
• Với thuốc thử Liebermann- Burchard: Có màu hồng đỏ.
• Với thuốc thử Salkowski: Thêm 0.5ml dung dịch H2SO4 đậm đặc. Dung dịch
tách làm hai lớp, lớp H2SO4 (lớp trên) có màu xanh và lớp CHCl3 (lớp dưới) có màu đỏ
với thuốc thử Salkowski.
2.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin [7]
2.5.1 Thuốc thử saponin
Căn cứ vào chỉ số tạo bọt để xác định sự hiện diện của saponin.
34
Dược điển của Pháp định nghĩa chỉ số tạo bọt như sau: Chỉ số tạo bọt của saponin là
độ loãng của nguyên liệu bằng nước để có chiều cao bọt 1cm sau khi lắc trong ống
nghiệm có kích thước xác định, tiến hành trong điều kiện qui định.
Cách tiến hành: Cân 1g bột dược liệu cho vào erlen 500ml chứa sẵn 100ml nước
sôi. Tiếp tục cho nước trong erlen sôi nhẹ trong 30 phút nữa. Lọc để nguội, thêm nước
cất cho đến 100ml (thu được nước sắc). Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao 16cm, đường
kính 16mm. Cho vào các ống nghiệm lần lượt 1, 2, 3, 4, …10ml nước sắc. Thêm nước
cất vào mỗi ống cho đủ 10ml. Bịt miệng ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc của ống trong
15 giây. Mỗi giây lắc 2 lần. Để yên trong 15 phút. Sau đó đo chiều cao các cột bọt. Nếu
cột bọt trong các ống thấp dưới 1cm thì chỉ số bọt là dưới 100, nghĩa là không có saponin.
− Phản ứng Liebermann:
• Cách thực hiện: Hòa tan mẫu bằng 1ml anhydrid acetic, thêm từ từ 0.3 – 0.5ml
H2SO4 đậm đặc.
• Dấu hiệu:
+ Nếu vòng ngăn cách có màu hồng đến đỏ tím thì sơ bộ nhận định có saponin
triterpene.
+ Nếu vòng ngăn cách có màu xanh lá cây thì sơ bộ nhận định có saponin steroid.
− Phản ứng Kahlenberg:
• Cách thực hiện: Hòa tan mẫu bằng 0.5ml dung dịch SbCl3 bão hòa trong
CHCl3, khuấy đều, đem soi UV.
• Dấu hiệu:
+ Nếu có huỳnh quang màu xanh thì sơ bộ nhận định có saponin triterpene.
+ Nếu huỳnh quang màu vàng thì sơ bộ nhận định có saponin steroid.
2.5.2 Định tính saponin
Thí nghiệm: Cân 1g bột trái mướp đắng cho vào erlen 500ml chứa sẵn 100ml nước
sôi. Tiếp tục cho nước trong erlen sôi nhẹ trong 30 phút nữa. Lọc, để nguội. Cho khoảng
35
1ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ và lắc mạnh trong 15 giây thì thấy rất nhiều bọt (cột bọt
cao 6cm).
2.6 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất đường khử [11]
Thí nghiệm: Acid hóa 2g bột trái mướp đắng bằng 20ml dung dịch H2SO4 1%. Lọc,
cô cạn còn 5ml. Nhỏ vào mẫu thử 4 – 5 giọt thuốc thử Fehling A và 4 – 5 giọt thuốc thử
Fehling B. Đun nhẹ thấy xuất hiện tủa màu đỏ nâu.
2.7 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất tanin [6, 7 ]
2.7.1 Thuốc thử tannin
• Stiasny: Formol (36%): 20ml.
Dung dịch HCl đậm đặc : 10ml.
• Dung dịch gelatin mặn: Gelatin: 2g.
Dung dịch NaCl bão hòa: 10ml.
• Dung dịch acetate chì bão hòa cho kết tủa màu vàng nhạt.
• Dung dịch FeCl3 1% trong nước tạo phức màu đen.
2.7.2 Định tính tanin
Thí nghiệm: Lấy 5g bột trái, thêm 100ml nước cất rồi đun sôi trong 10 phút. Lọc,
lấy dịch lọc làm mẫu thử:
Lấy 2ml dịch lọc, thêm 2 – 4 giọt dung dịch acetate chì bão hòa thấy xuất hiện kết
tủa màu vàng nhạt.
Lấy 2ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch gelatin mặn, xuất hiện kết tủa trắng.
Lấy 2ml dịch lọc, thêm 2ml dung dịch FeCl3 1%, dung dịch chuyển thành màu nâu
đen.
2.8 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất glycoside [6, 7 , 11]
2.8.1 Thuốc thử glycoside
Thuốc thử tác dụng lên phần aglycon.
36
− Thuốc thử Tollen (xác định theo đường khử trong glycoside):
• Công thức: Pha 0.5ml dung dịch AgNO3 10% với 0.5ml dung dịch NaOH 10%.
Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH4OH đến khi tan kết tủa.
• Dấu hiệu: Có Ag kết tủa.
− Thuốc thử Molish:
• Công thức: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch thymol 2% vào 1ml H2SO4 đậm đặc.
• Dấu hiệu: Xuất hiện màu đỏ thẳm.
− Thuốc thử Baljet:
• Công thức: Pha dung dịch acid picric 1% trong EtOH với dung dịch NaOH
10% trong nước theo tỷ lệ thể tích 1:1.
• Dấu hiệu: Nhỏ 3 – 4 giọt thuốc thử vào 1mg chất thử, nếu có màu vàng cam
hoặc hồng xỉn là phản ứng dương tính.
− Thuốc thử Legal:
• Công thức: Hòa tan 1mg chất thử trong 2 – 3 giọt pyridin, thêm 1 giọt dung
dịch natri nitroprussiat 0.5% mới pha, sau đó cho từ từ từng giọt dung dịch KOH 2N.
• Dấu hiệu: Xuất hiện màu đỏ tím.
2.8.2 Định tính glycoside
Thí nghiệm: Lấy 10g bột trái mướp đắng khô, loại các chất không phân cực bằng
ether petrol. Tiếp tục chiết bằng soxhlet với dung môi EtOH 50o. Dịch lọc EtOH 50o được
loại tạp bằng acetate chì cho đến khi không còn trầm hiện. Sau đó, loại acetate chì dư
bằng Na2SO4 bão hòa. Cô cạn dịch lọc được cao glycoside thô. Hòa tan cao bằng EtOH
95o và lấy dung dịch này làm mẫu thử.
- Với thuốc thử Tollen: Xuất hiện kết tủa trắng.
- Với thuốc thử Molish: Có màu đỏ carmine.
37
3.TÁCH CHIẾT, CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ CÁC HỢP CHẤT
3.1. Thiết bị và hóa chất
3.1.1 Thiết bị
- Điểm chảy (mp oC) được đo trên máy Electrothermal IA 9000 Series.
- Sắc ký cột thường dùng silicagel 60, MERCK, đường kính hạt: 0.04 –
0.63mm.
- Sắc ký bản mỏng TLC được thực hiện trên bản silicagel 60 F254, MERCK tráng sẵn.
- Máy cô quay chân không.
- Máy soi UV
Hình 2.2: Sắc ký cột thường Hình 2.3: Sắc ký bản mỏng (TLC)
3.1.2 Hóa chất
- Petroleum ether, Trung Quốc
- Diethyl ether, Trung Quốc
- Chloroform, Trung Quốc
- Ethyl acetate, Trung Quốc
38
- Acetone, Trung Quốc
- Methanol, Trung Quốc
- Nước cất
- Ethanol 95o
3.2. Chiết xuất các nhóm hợp chất
Trái mướp đắng sấy khô, xay nhỏ (4.5 kg), được chiết với ethanol 95o. Sau đó, cô
loại dung môi thu được cao dạng sệt gọi là cao tổng (cao EtOH 95o) (537 g).
Cao tổng hòa tan trong một lượng nước vừa đủ sệt. dung dịch này được lắc với
petroleum ether (PE), thu lấy dịch PE và cô loại dung môi thu được cao PE.
Pha nước còn lại sau khi lắc với EP được lắc tiếp tục với ethyl acetate (EtOAc), dịch
EtOAc cô loại dung môi thu được cao EtOAc (219 g).
Pha nước còn lại sau khi lắc với EtOAc được lắc tiếp tục với methanol (MeOH),
dịch MeOH cô đuổi dung môi thu được cao MeOH (254 g).
39
Sơ đồ 2.1: Quy trình chiết xuất các nhóm hợp chất của trái mướp đắng
3..3. Phân lập và tinh chế các hợp chất
Sau khi thu được các cao chiết, chúng tôi đã sử dụng sắc ký bản mỏng để kiểm tra
xem trong mỗi loại cao chiết có khoảng bao nhiêu hợp chất. So sánh với những hợp chất
đã phân lập được từ trái mướp đắng trước đây, chúng tôi phát hiện trong cao EtOAc có
nhiều hợp chất. Vì vậy, chúng tôi đã dùng cao EtOAC để phân lập các hợp chất sử dụng
phương pháp sắc ký côt thường.
Bột trái mướp
đắng
Cao EtOH 95o
Dịch nước
Dịch nước Cao EtOAc
Dịch nước Cao MeOH
Cao PE
Chiết với ethanol 95o
Cô đuổi dung môi
Chiết với petroleum ether
Cô đuổi dung môi
Chiết với ethyl acetate
Cô đuổi dung môi
Chiết với methanol
Cô đuổi dung môi
40
Sơ đồ 2.2: Quy trình phân lập và tinh chế các hợp chất từ trái mướp đắng
Từ cao EtOAc, tiến hành lên cột thường với các thông số sau:
- Khối lượng cao: 219 g
- Khối lượng silica gel: 600 g
- Đường kính cột: 9 cm
- Chiều cao lớp silica gel: 35 cm
- Dung môi ổn định cột: Petroleum ether.
- Thể tích lấy mỗi phân đoạn: 500ml
Tăng dần độ phân cực của hệ dung môi giải ly bằng cách tăng dần tỉ lệ CHCl3 trong
hệ PE:CHCl3. Theo dõi cột bằng sắc ký bản mỏng, hiện vết bằng cách phun dung dịch
H2SO4 10% trong EtOH, hơ nóng trên bếp điện.
− Sắc ký cột thường
− Sắc ký bản mỏng
Tinh chế
Tinh chế
MC 5
Ph
ân
đ
oạ
n
14
MC 1
MC1A & MC1B
MC 6
Cao EtOAc
Ph
ân
đ
oạ
n
11
Ph
ân
đ
oạ
n
10
− Sắc ký cột thường
− Sắc ký bản mỏng
Ph
ân
đ
oạ
n
1
Ph
ân
đ
oạ
n…
Ph
ân
đ
oạ
n
8
Ph
ân
đ
oạ
n
9
41
Kiểm tra các phân đoạn bằng TLC (hệ dung môi giải ly CHCl3:MeOH:H2O = 9:1;
85:15; 8:2; 7:3:0.5; 6:4:1). Gom các phân đoạn có Rf giống nhau, thu được tất cả 14 phân đoạn
chính.
Bảng 2.1: Kết quả sắc ký cột thường
Phân đoạn Hệ dung môi Kết quả thử TLC
1 PE:CHCl3 = 8:2 Vết kéo dài
2 PE:CHCl3 = 7:3 Nhiều vết
3 PE:CHCl3 = 6:4 Vết kéo dài
4 PE:CHCl3 = 4:6 Nhiều vết
5 PE:CHCl3 = 3:7 Nhiều vết
6 PE:CHCl3 = 2:8 Vết kéo dài
7 CHCl3 100% Vết kéo dài
8 CHCl3:MeOH = 95:5 Có 2 vết đậm
9 CHCl3:MeOH = 93:7 Vết kéo dài
10 CHCl3:MeOH = 9:1 Có 2 vết đậm
11 CHCl3:MeOH = 88:12 Có 1 vết đậm
12 CHCl3:MeOH = 85:15 Vết kéo dài
13 CHCl3:MeOH=8:2 Nhiều vết
14 CHCl3:MeOH=75:25 Vết kéo dài
42
Tại phân đoạn 8 (dung môi giải ly CHCl3:MeOH = 95:5), chạy sắc ký bản mỏng
thu được hai vết đậm.
Rửa bằng ethyl acetae và kết tinh lại nhiều trong chloroform thu được hai chất . Kí
hiệu MC1và MC6 .
Tại phân đoạn 10 (dung môi giải ly CHCl3:MeOH = 9:1), chạy sắc ký lớp mỏng
thu được hai vết đậm.
Rửa bằng ethyl acetate, kết tinh lại nhiều lần thu được một chất tinh khiết. Kí hiệu
MC5.
43
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM HỢP CHẤT TRONG
TRÁI MƯỚP ĐẮNG
Qua khảo sát sơ bộ các hợp chất trong trái mướp đắng, kết quả chi tiết như sau:
Bảng 3.1: Kết quả định tính các hợp chất hữu cơ trong trái mướp đắng
TT HỢP CHẤT THUỐCTHỬ HIỆN TƯỢNG KẾTLUẬN
1 FLAVONOID Mg/HCl đđ Tủa hồng nhạt +
2 ACID BÉO Nhỏ trên giấy lọc và bốc hơi
Để lại vết không
khô +
3 ANTHRAGLYCOSIDE KOH 10% Màu đỏ cam ++
4 STEROID Liebermann Xanh lục ++
Acetate chì Vàng nhạt ++
Gelatin Tủa trắng ++ 5 TANIN
FeCl3 Màu đen ++
Mayer Tủa trắng +
6 ALKALOID
Dragendoff Dung dịch có màu cam +
7 SAPONIN Tạo bọt Tạo bọt bền ++
8 ĐƯỜNG KHỬ Fehling A+B Tủa đỏ nâu ++
Thymol 20%
và H2SO4 đđ
Cho màu đỏ
thẩm +++ 9 GLYCOSIDE
Tollen Kết tủa trắng +++
Chú thích: (+): ít, (++): nhiều, (+++): rất nhiều
44
2. NHẬN DANH CẤU TRÚC CÁC CHẤT TINH KHIẾT
2.1. Hợp chất MC 1
2.1.1 Kết quả phân tích độ tinh khiết của MC1 bằng HPLC
Kết quả phân tích bằng HPLC cho thấy MC1 là hỗn hợp của hai chất, ký hiệu MC1A
và MC1B.
Tiến hành xác định cấu trúc của 2 chất bằng các phương pháp phổ.
Các hợp chất trong MC1 được cô lập bằng HPLC điều chế, thu được 12mg MC1A
và 9mg MC1B. Kiểm tra TLC của MC1A, MC1B so với MC1 đều cho một vết tròn rõ
màu tím, Rf = 0.25 (hệ giải ly CHCl3:MeOH = 9:1).
Vậy chúng tôi dự đoán MC1 là charantin.
Hình 3.1: Tinh thể MC1 Hình 3.2: TLC của MC1, MC1A và MC1B
2.1.2. Nhận danh cấu trúc hóa học của MC1A và MC1B
2.1.2.1. MC1B
Các đặc tính của MC1B
− Dạng bột, màu trắng, kết tinh trong MeOH.
− Điểm nóng chảy: mp = 281 – 283oC.
− Sắc ký bản mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch H2SO4 10% trong EtOH:
45
• Giải ly bằng hệ CHCl3:MeOH = 9:1 cho vết tròn màu tím có Rf = 0.25.
• Giải ly bằng hệ CHCl3:MeOH = 85:15 cho vết tròn màu tím có Rf = 0.37.
Hệ giải ly CHCl3:MeOH = 9:1 Hệ giải ly CHCl3:MeOH = 85:15
Hình 3.3: TLC của MC1B ở các hệ giải ly khác nhau
Nhận danh cấu trúc MC1B
Phổ 13C-NMR ( phụ lục 1.1) cho biết MC1B có 35C. Trong đó có 2 mũi ở vùng nối
đôi có δ = 140.11 và 121.98 ppm chứng tỏ trong cấu trúc của MC1B có 1 nối đôi. Mũi
140.11 biến mất trên phổ DEPT (phụ lục 1.2) chứng tỏ đây là C tứ cấp có nối đôi. Đồng
thời trên phổ DEPT (phụ lục 1.2 và 1.2a) còn cho thấy trong phân tử MC1B có 6 nhóm –
CH3, 12 nhóm –CH2– (trong đó có 1 nhóm –CH2OH của phần đường ở 61.716 ppm), 14
nhóm >CH–, 3C tứ cấp.
Bảng 3.2: Dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT của MC1B
Vị trí C 13C (δppm) DEPT90 DEPT135 Kết luận
1 36.53 Biến mất Mũi âm –CH2–
2 29.42 Biến mất Mũi âm –CH2–
3 77.01 Mũi dương Mũi dương >CH–O
46
4 38.52 Biến mất Mũi âm –CH2–
5 140.11 Biến mất Biến mất >C=C
6 121.98 Mũi dương Mũi dương –CH=
7 31.74 Biến mất Mũi âm –CH2–
8 31.70 Mũi dương Mũi dương –CH<
9 49.59 Mũi dương Mũi dương –CH<
10 36.54 Biến mất Biến mất >C<
11 20.87 Biến mất Mũi âm –CH2–
12 39.58 Biến mất Mũi âm –CH2–
13 42.15 Biến mất Biến mất >C<
14 56.57 Mũi dương Mũi dương –CH<
15 24.09 Biến mất Mũi âm –CH2–
16 28.04 Biến mất Mũi âm –CH2–
17 55.88 Mũi dương Mũi dương –CH<
18 11.62 Biến mất Mũi dương –CH3
19 18.77 Biến mất Mũi dương –CH3
20 35.96 Mũi dương Mũi dương –CH<
21 18.54 Biến mất Mũi dương –CH3
22 33.77 Biến mất Mũi âm –CH2–
47
23 25.90 Biến mất Mũi âm –CH2–
24 45.69 Mũi dương Mũi dương –CH<
25 28.98 Mũi dương Mũi dương –CH<
26 19.54 Biến mất Mũi dương –CH3
27 19.08 Biến mất Mũi dương –CH3
28 22.88 Biến mất Mũi âm –CH2–
29 11.72 Biến mất Mũi dương –CH3
1’ 100.93 Mũi dương Mũi dương O–CH–O
2’ 73.36 Mũi dương Mũi dương >CH–OH
3’ 76.22 Mũi dương Mũi dương >CH–OH
4’ 70.00 Mũi dương Mũi dương >CH–OH
5’ 76.75 Mũi dương Mũi dương >CH–O
6’ 61.72 Biến mất Mũi âm –CH2–OH
Mũi đặc trưng cho vị trí 1’ của đường ở 100.98 ppm và các mũi trong vùng 61.72
đến 77.00 ppm của nối C–O trên 13C-NMR (phụ lục 1.1 và 1.1b) chứng tỏ MC1B là 1
glycoside có 1 đơn vị đường. Dấu hiệu định tính trên TLC cho vết có màu tím hồng khi
phun dung dịch H2SO4 và hơ nóng cho phép giả thiết phần aglycon là 1 sterol.
Phần đường có các mũi ở δppm : 100.98; 76.36; 76.75; 73.36; 70.00 và 61.72 trên
13C-NMR (phụ lục 1.1 và 1.1b) chứng tỏ đây là đường glucose. Hằng số tương tác spin –
spin của proton 1’ và 2’ trên 1H-NMR J = 8 Hz chứng tỏ 2 proton này đều ở vị trí trục, vì
vậy liên kết giữa phần đường và aglycon theo kiểu β (phụ lục 1.3 và 1.3b).
48
Vậy MC1B có tất cả 35 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử oxy. Như vậy công thức phân
tử là C35H60O6; phân tử khối là 576 đvC.
Từ những số liệu trên và so sánh với tài liệu [5,32], xác định cấu trúc hóa học của
MC1B là β-sitosterol-3-O-β−glucopyranoside.
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
OH 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14 15
16
17
2018
19
2221
23
24 25
26
27
28
29
1'
2'
3'
4'
5'
6'
O
Hình 3.4: Công thức cấu tạo MC1B
Bảng 3.3: Dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR, DEPT của MC1B
Vị trí
C/H
1H-NMR δppm
(số H; dạng mũi; J = Hz)
13C-
NMR
δppm
Loại
carbon
1 1.80; 0.99 (2H, m) 36.53 –CH2–
2 1.80; 1.47 (2H, m) 29.42 –CH2–
3 3.43 (1H, m) 77.00 –CH–O
4
2.12 (1H, t, J = 11.5)
2.37 (1H, dd, J = 3.0 và
13.0)
38.52 –CH2–
49
5 140.11 >C=C
6 5.32 (1H, s) 121.98 –CH=
7 1.90; 1.51 (2H, m) 31.74 –CH2–
8 1.39 (1H, m) 31.70 –CH<
9 0.91 (1H, m) 49.59 –CH<
10 36.54 >C<
11 1.41; 1.50 (2H, m) 20.87 –CH2–
12 1.17; 1.97 (2H, m) 39.58 –CH2–
13 41.15 >C<
14 0.96 (1H, m) 56.57 –CH<
15 1.05; 1.52 (2H, m) 24.09 –CH2–
16 1.25; 1.80 (2H, m) 28.04 –CH2–
17 1.10 (1H, d, J = 10) 55.88 –CH<
18 0.67 (3H, d, J = 10) 11.62 –CH3
19 0.93 (3H, m) 18.77 –CH3
20 1.38 (1H, m) 35.96 –CH<
21 0.91 (3H, m) 18.54 –CH3
22 1.0; 1.32 (2H, m) 33.77 –CH2–
23 1.18 (2H, m) 25.90 –CH2–
50
24 0.93 (1H, m) 45.69 –CH<
25 1.61 (1H, m) 28.98 –CH<
26 0.81 (3H, m) 19.54 –CH3
27 0.80 (3H, m) 19.08 –CH3
28 1.20; 1.22 (2H, m) 22.88 –CH2–
29 0.82 (3H, m) 11.72 –CH3
1’ 4.32 (1H, d, J = 8.0) 100.93 O–CH–O
2’
2.90 (1H, m)
–OH2’ = 4.84
73.36 >CH–OH
3’
3.12 (1H, m)
–OH3’ = 4.85
76.22 >CH–OH
4’
3.02 (1H, m)
–OH4’ = 4.82
70.00 >CH–OH
5’ 3.07 (1H, m) 76.75 >CH–O
G
LU
C
O
SE
6’
3.40; 3.64 (2H, m)
–OH6’ = 4.38
61.71 –CH2–OH
2.1.2.2. MC1A
Các đặc tính của MC1A
− Dạng bột, màu trắng, kết tinh trong MeOH.
− Điểm nóng chảy: mp = 271 – 276oC.
51
− Sắc ký bản mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch H2SO4 10% trong EtOH:
• Giải ly bằng hệ CHCl3:MeOH = 9:1 cho vết tròn màu tím có Rf = 0.25.
• Giải ly bằng hệ CHCl3:MeOH = 85:15 cho vết tròn màu tím có Rf = 0.37.
Hệ giải ly CHCl3:MeOH = 9:1 Hệ giải ly CHCl3:MeOH = 85:15
Hình 3.5: TLC của MC1A ở các hệ giải ly khác nhau
Nhận danh cấu trúc MC1A
Theo tài liệu [5,32] thì charantin là hỗn hợp của hai steroid là 3-O-[β-D-
glucopyranosyl] stigmasta-5,25(27)-diene và β-sitosterol-3-O-β-glucoside.
Vì thế, theo chứng minh trên thì MC1A là 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta-
5,25(27)-diene.
Vậy MC1A có tất cả 35 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử oxy, có hai nối đôi ở vị trí C-5
và C-27. Như vậy công thức phân tử là C35H58O6, phân tử khối là 574 đvC.
52
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
OH 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14 15
16
17
2018
19
2221
23
24 25
26
27
28
29
1'
2'
3'
4'
5'
6'
O
Hình 3.6: Công thức cấu tạo MC1A
2.2. Hợp chất MC 6
Các đặc tính của MC 6
- Khối lượng thu được m = 20 mg
- Dạng bột, hơi vàng
- Sắc ký bản mỏng (TLC) hiện màu xám dưới đèn tử ngoại và màu vàng trong hơi
Iod, không hiện màu với dung dịch H2SO4 10% trong EtOH có Rf = 0.24 (CHCl3:MeOH
= 85:15)
- Điểm chảy mp= 250oC ( chất bắt đầu chuyển sang màu đen) .
- Tan ít trong Methanol, tan nhiều trong Dimetyl sulfoxide (DMSO)
53
Hình 3.7: Mẫu chất MC6 Hình 3.8: TLC hợp chất MC6
Nhận danh cấu trúc của MC 6
- Phổ hồng ngoại IR (KBr, νmax, cm-1) ( phụ lục 2.1) cho:
+ Tín hiệu hấp thu của nhóm N-H ở 3112.
+ Tín hiệu thể hiện sự dao động của C-H ở 2986 - 2821.
+ Tín hiệu đặc trưng cho 2 liên kết đôi kề nhau có UV ở 1990.
+ Tín hiệu đặc trưng cho 2 liên kết C=O ở 1717.
+ Tín hiệu đặc trưng cho liên kết C=C ở 1669.
- Phổ 13C-NMR (DMSO, δppm) (phụ lục 2.2) kết hợp với phổ DEPT (phụ lục 2.3)
(bảng 2.5) cho biết có:
+ 2 tín hiệu dương là carbon olefin (-CH=) ở 100.16 và 142.09 ppm.
+ 2 tín hiệu là carbon tứ cấp của nhóm cacbonyl (>C=O) ở 151.44 và 164.26
ppm.
54
Bảng 3.4: Dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT của chất MC 6
Vị trí C/H
13C-NMR
(δ ppm)
DEPT 90 DEPT 135 Nhóm C
5 100.16 Tín hiệu dương Mũi dương –CH<
6 14.2.09 Tín hiệu dương Mũi dương –CH<
2 151.44 Biến mất Biến mất >C=O
4 164.26 Biến mất Biến mất >C=O
- Phổ 1H- NMR (DMSO, δppm) (phụ lục 2.4 và 2.4a) cho các mũi tín hiệu của:
+ 1 tín hiệu proton metin (-CH<) ở 5.43 - 5.45 (d, J = 7.5).
+ 1 tín hiệu proton metin (-CH< ở 7.36 - 7.38 (d, J = 7.5).
+ 2 tín hiệu proton ở 10.89 (2H, brs).
- Phổ HMBC (phụ lục 2.6) cho thấy sự tương tác của proton với các vị trí carbon
được thể hiện trong bảng 3.5.
Như vậy, MC 6 có công thức phân tử là C4H4O2N2, phân tử khối là 112 đvC; độ
bất bão hòa là 4, trong đó có: 1 nối C=C chiếm 1 độ bất bão hòa, 2 nối C=O chiếm 2 độ
bất bão hòa và 1 độ bất bão hoà của vòng.
Bảng 3.5: Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT và HMBC của chất MC 6
Vị trí
C/H
13C-NMR
(δ ppm )
Nhóm C 1H-NMR (δ ppm, J = Hz) HMBC (H → C)
1 >N–H 10.89 (1H, brs)
2 151.44 >C=O
3 >N–H 10.89 (1H, brs)
55
4 162.26 >C=O
5 100.16 –CH= 5.43 – 5.45 (1H, d, J = 7.5) H5 → C6, C4
6 142.09 –CH= 7.36 – 7.38 (1H, d, J = 7.5) H6 → C5, C2, C4
Bảng 3.6: So sánh dữ liệu phổ của MC 6 với tài liệu [20]
MC6 Uracil
mp (oC) 246 - 247oC 250oC
Vị trí
C/H
13C-NMR 1H-NMR 13C-NMR 1H-NMR
5 100.16 5.43 - 5.45 (d, J = 7.5) 101.78 5.63 (d, J = 7.6)
6 142.09 7.36 - 7.38 (d, J = 7.5) 143.46 7.41 (d, J = 7.6)
2 151.44 153.57
4 164.26 167.36
Tóm lại, dựa vào các kết quả phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, các đặc
trưng vật lý và so sánh với tài liệu đã công bố [20], chúng tôi nhận danh chất MC6 là
Pyrimidine-2,4-(1H, 3H)-dione (hay Uracil).
HN
H
N OO
1
2
3
4
5
6
H
N
H
N
O
H
H
5
2 1
3
6
O
4
Hình 3.9: Công thức cấu tạo của MC6 và tương quan phổ HMBC
56
2.3. Hợp chất MC5
(Chưa nhận danh được cấu trúc của MC5)
Các đặc tính của MC 5
- Khối lượng thu được m=331 mg
- Dạng bột, màu trắng
- Sắc ký bản mỏng (TLC) không hiện màu dưới đèn tử ngoại, hiện màu bằng dung
dịch H2SO4 10% trong EtOH có Rf = 0.36 (CHCl3:MeOH = 85:15) cho vết tròn màu xám.
- Điểm chảy mp= 194.6oC
- Tan trong MeOH
Hình 3.10: Mẫu chất MC5 Hình 3.11: TLC của MC5
57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Bước đầu khảo sát thành phần hóa học của trái mướp đắng loại trái nhỏ, gai nhọn,
rất đắng được trồng ở Phú Yên chúng tôi đạt được các kết quả sau:
1) Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học nhận thấy: trái mướp đắng có saponin, steroid,
alkaloid, glycoside, tanin, anthraglycoside, đường khử, acid béo.
2) Từ dịch chiết cồn 95o, chúng tôi tiến hành tách riêng 3 loại cao dựa trên độ phân
cực của các hợp chất có trong trái: cao PE, cao EtOAc và cao MeOH.
3) Từ cao EtOAc, chúng tôi đã phân lập được ba chất tinh khiết và đã nhận danh được
cấu trúc của chúng. Gồm hai glycoside steroid là 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta-
5,25(27)-diene (MC1A) và β-sitosterol-3-O-β−glucopyranoside (MC1B) và một là
pyrimidine-2,4-(1H, 3H)-dione (hay Uracil) (MC6).
Tất cả các chất được nhận danh cấu trúc bằng các phương pháp phổ hiện đại như IR,
phổ 13C-NMR, phổ 1H-NMR và so sánh với tài liệu đã công bố.
Bảng 4.1: Các chất đã phân lập được
STT DANH PHÁP CÔNG THỨC CẤU TẠO
1
3-O-[β-D-glucopyranosyl]-
stigmasta-5,25(27)-diene
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
OH 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14 15
16
17
2018
19
2221
23
24 25
26
27
28
29
1'
2'
3'
4'
5'
6'
O
2
β-sitosterol-3-O-
β−glucopyranoside
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
OH 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14 15
16
17
2018
19
2221
23
24 25
26
27
28
29
1'
2'
3'
4'
5'
6'
O
3 pyrimidine-2,4-(1H, 3H)-dione
HN
H
N OO
1
2
3
4
5
6
58
2. KIẾN NGHỊ
- Tinh chế MC5 và nhận danh cấu trúc của hợp chất này.
- Tiếp tục khảo sát cao EtOAc để phân lập các hợp chất còn lại trong cao.
- Khảo sát thành phần hóa học các cao PE, MeOH.
- Thử hoạt tính của các hợp chất đã phân lập được để ứng dụng trong chữa bệnh.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Y Tế, Dược điển Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2002
[2] Bùi Chí Hiếu, Dược lý trị liệu thuốc nam, 1999, trang 212.
[3] Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học và
Kỹ Thuật, Hà Nội, 1982, trang 736-737.
[4] Hải Ân, Món ăn vị thuốc, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2002, trang 161-162.
[5] Ngô Văn Thu, Bài giảng dược liệu tập I, Nhà xuất bản Bộ Y Tế và Giáo dục Đào
tạo, 1998.
[6] Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, Bài giảng chiết xuất dược liệu, khoa Dược, Trường Đại
học Y Dược Tp.HCM, 2000.
[7] PGS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, Các phương pháp tách chiết hợp chất hữu cơ,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007.
[8] PGS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005.
[9] PGS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, Khối phổ sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005.
[10] Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Vy Cầm, Khảo sát hóa học các chất có tác dụng sinh
học từ hạt mướp đắng (Momordica charantia L.), Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2002
Tập 6, Phụ bản của Số 1.
[11] TS Nguyễn Ngọc Hạnh , Giáo trình cao học – Tách chiết và cô lập hợp chất tự
nhiên, 2002.
[12] TS. Nguyễn Thanh Hồng, Các phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ, Nhà xuất
bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2007.
[13] Phạm Thị Thọ, Đỗ Huy Bích, 101 Cây Thuốc Với Sức Khỏe Sinh Sản Phụ Nữ, Nhà
xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2003, trang 151-156.
[14] Phạm Văn Thanh, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Thượng Dong, Vũ Kim
Thu, Nguyễn Kim Phượng, Tạp chí Dược liệu, tập 6, số 2+3, 2001, trang 48-54.
[15] Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay “chữa bệnh bằng hoa”, Nhà xuất bản
Nghệ An, 1999,trang 161-255.
[16] Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay “rau cỏ trị bệnh”, Nhà xuất bản Nghệ An,
1999, trang 293-297.
60
[17] Tấn Cường, Nguyễn Văn Phấn, Những cây thuốc nam thông dụng dễ tìm và Tcác
bài thuốc gia truyền, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2000, trang 61-62.
[18] Thi Xuân Mi, Thảo dược chữa bệnh (Nguyễn Thanh Tùng dịch, BS Ngọc Tám hiệu
đính), Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2002, trang 62.
[19] Trần Nam Hưng, Y học dân gian trị bệnh tại nhà, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng
Tháp, 1998, trang 104-105.
[20] Võ Thị Nga, Gerhard Maas, Nguyễn Kim Phi Phụng, Nguyễn Ngọc Sương, Tuyển
tập các công trình hội nghị Khoa học và Công nghệ Hoá học hữu cơ toàn quốc lần
thứ tư, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, trang 465 – 469.
[21] Võ Văn Chi, Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 1999, trang 795.
[22] Vương Thừa Ân, Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, 2002, trang 35.
[23] Anjali Singh, Satya Parakash Singh, Ramesh Bamezai, Momordica charantia L.
(Bitter Gourd) peel, pulp, seed and whole fruit extract inhibits mouse skin
papillomagenesis, Toxicology Letters, Vol 94, 1998, pp. 37-46.
[24] Catherine Jilka, Beth Strifler, G. William Fortner, Esther F. Hays, and Dolores J.
Takemoto, In Vivo Antitumor Activity of the Bitter Melon (Momordica charantia
L.), Cancer Research, Vol 43, 1983, pp. 5151-5155.
[25] Hikaru Okabe, Yumi Miyahara, Tasuo Yamauchi, Kazmoto Miyahara and Toshio
Kawasaki ,Studies on the Constituents of Momordica charantia L. I. Isolation and
Characterization of Momordicosides A and B, Glycosides of a Pentahydroxy-
cucurbitane Triterpene, Chem. Pharm. Bull. ,Vol 28 (9), 1980, pp. 2753-2762.
[26] Hikaru Okabe, Yumi Miyahara, and Tasuo Yamauchi, Studies on the Constituents of
Momordica charantia L. II. Isolation and Characterization of Mimor Seed
Glycosides, Momordicosides C, D and E, Chem. Pharm. Bull., Vol 29 (6), 1981,
pp. 1561-1566.
[27] Hikaru Okabe, Yumi Miyahara, and Tasuo Yamauchi, Studies on the Constituents of
Momordica charantia L. III. Characterization of New Cucurbitacin Glycosides of
the Immature Fruits. Structures of Momordicosides G, F1, F2, and I, Chem. Pharm.
Bull. , Vol 30 (11), 1982, pp. 3977-3986.
[28] Hikaru Okabe, Yumi Miyahara and Tasuo Yamauchi, Studies on the Constituents of
Momordica charantia L. IV. Characterization of New Cucurbitacin Glycosides of
61
the Immature Fruits. Structures of the Bitter Glycosides, Momordicosides K and L,
Chem. Pharm. Bull. ,Vol 30 (12), 1982, 4334-4340.
[29] Holm, L. et al., A geographical atlas of wo ld weeds, 1979.
[30] Mai Phương Mai, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Hypoglycemic activity
of Momordica charantia L. fruit extracts in streptozotoxin – induced diabetic mice,
Proceedings of the thirth Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences,
Bangkok, Thailand, 2003, May 20-23.
[31] Mee Jung Jung et al., Isolation of Flavonoids and a Cerebroside from the Stem Bark
of Albizzia julibrissin, Arch Pharm Res, Vol 27, No. 6, 2004, pp. 593-599.
[32] M. M. Lotlikar, M. R. Rajarama Rao (1966), Pharmacology of a Hypoglycaemic
Principles Isolated from the Fruits of Momordica charantia Linn, The Indian
Journal of Pharmacy, Vol 28, No. 5, pp. 129-133.
[33] Sabira Begum, Mansoor Ahmed, Bina S. Siddiqui, Abdullah Khan, Zafar S.Saify
and Mohammed Arif, Triterpenes, a Sterol and a Monocyclic Alcohol from
Momordica charantia L., Phytochemistry, Vol 44, No. 7, 1997, pp. 1313-1320.
[34] Mr. Jesada Pitiphanpong, Extraction of charantin from the fruits of Momordica
charantia using high pressure solvent, A Thesis for the Degree of Master of
Engineering in Chemical Engineering, Chulalongkorn University, Thailand,2004.
62
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1.1: Phổ 13C-NMR của MC1B PL1
Phụ lục 1.1a: Phổ 13C-NMR của MC1B PL2
Phụ lục 1.1b: Phổ 13C-NMR của MC1B PL3
Phụ lục 1.2: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC1B PL4
Phụ lục 1.2a: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC1B PL5
Phụ lục 1.3: Phổ 1H-NMR của MC1B PL6
Phụ lục 1.3a: Phổ 1H-NMR của MC1B PL7
Phụ lục 1.3b: Phổ 1H-NMR của MC1B PL8
Phụ lục 1.3c: Phổ 1H-NMR của MC1B PL9
Phụ lục 2.1: Phổ IR của MC6 PL10
Phụ lục 2.2: Phổ 13C-NMR của MC6 PL11
Phụ lục 2.3: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC6 PL12
Phụ lục 2.4: Phổ 1H-NMR của MC6 PL13
Phụ lục 2.4a: Phổ 1H-NMR của MC6 PL14
Phụ lục 2.5: Phổ HSQC của MC6 PL15
Phụ lục 2.6: Phổ HMBC của MC6 PL16
63
Phụ lục 1.1: Phổ 13C-NMR của MC1B
64
Phụ lục 1.1a: Phổ 13C-NMR của MC1B
65
Phụ lục 1.1b: Phổ 13C-NMR của MC1B
66
Phụ lục 1.2: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC1B
67
Phụ lục 1.2a: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC1B
68
Phụ lục 1.3: Phổ 1H-NMR của MC1B
69
Phụ lục 1.3a: Phổ 1H-NMR của MC1B
70
Phụ lục 1.3b: Phổ 1H-NMR của MC1B
71
Phụ lục 1.3c: Phổ 1H-NMR của MC1B
72
Phụ lục 2.1: Phổ IR của MC6
73
Phụ lục 2.2: Phổ 13C-NMR của MC6
74
Phụ lục 2.3: Phổ 13C-NMR và DEPT của MC6
75
Phụ lục 2.4: Phổ 1H-NMR của MC6
76
Phụ lục 2.4a: Phổ 1H-NMR của MC6
77
Phụ lục 2.5: Phổ HSQC của MC6
78
Phụ lục 2.6: Phổ HMBC của MC6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Góp phần khảo sát thành phần hóa học của trái mướp đắng.pdf