Hoạch định chiến lược phát triển trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015

Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, để có thể thích ứng kịp thời, đứng vững và giành thắng lợi, không chỉ các doanh nghiệp mà cả các trường đại học cũng cần phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho mình một cách nghiêm túc và khoa học. Hoạch định chiến lược phát triển là vấn đềcó ý nghĩa sống còn, là một phương thức hữu hiệu để tổ chức có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển. Do đó, đề tài này trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển trường đại học và trên cơ sở đó hoạch định chiến lược phát triển của Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015.

pdf108 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng đào tạo. - Bộ Giáo dục – Đào tạo nên gia tăng mức độ tự chủ cho các cơ sở GDĐH: 79 + Cho phép các trường Đại học chủ động trong liên kết, hợp tác đào tạo với các trường Đại học của nước ngoài, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà. + Cho phép các trường đại học đào tạo liên thông lên cho người học sau khi hoàn tất bậc trung học, cao đẳng. + Dần dần xóa bỏ cơ chế chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm trong đào tạo. + Không bắt buộc các cơ sở GDĐH phải đào tạo theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Các cơ sở có thể tự xây dựng chương trình hoặc liên kết với các cơ sở GDĐH trong và ngoài nước để xây dựng chương trình. Bộ GD&ĐT chỉ cần kiểm định chương trình và thông qua cho các cơ sở đào tạo nếu đạt. 3.4.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Tiền Giang - Có kế hoạch ưu tiên đầu tư để Trường Đại học Tiền Giang sớm có đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo, đồng thời, tăng thêm biên chế để từng bước tăng dần đội ngũ CBGD, hỗ trợ đủ kinh phí và tạo điều kiện để các CBGD an tâm học tập nâng cao trình độ thông qua đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. - Hỗ trợ chính sách thu hút nhân tài, vật lực cho việc xây dựng phát triển Trường Đại học Tiền Giang. Ngoài ra, tỉnh cần có chế độ chính sách về lương bổng, vượt giờ thỏa đáng, điều kiện làm việc hấp dẫn nhằm giữ được nhân tài. - Các ngành hỗ trợ làm nhanh thủ tục đền bù, xây dựng cơ sở mới tại Thân Cửu Nghĩa, đề nghị bố trí thêm vốn để có thể tăng tốc xây dựng nhiều hạng mục công trình cùng lúc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng. 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG III Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động của Trường ĐHTG, tác giả đã xây dựng ma trận SWOT và đưa ra các chiến lược phát triển khả thi cho Trường đến năm 2015. Qua đánh giá bằng ma trận QSPM, do tổng số điểm hấp dẫn của các chiến lược trong cùng nhóm chênh lệch nhau không lớn, tác giả đề nghị Trường ĐHTG nên thực hiện kết hợp các chiến lược sau: (1) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đào tạo, phát triển, tạo động lực cho CBVC và văn hóa cho Trường ĐHTG. (2) Chiến lược phát triển sản phẩm: thành lập Trung tâm nghiên cứu thị trường lao động và giới thiệu việc làm, xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt theo nhu cầu xã hội, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cho sinh viên thực tập nghề nghiệp và đào tạo nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy. (3) Chiến lược thâm nhập thị trường qua việc đẩy mạnh hoạt động marketing: thực hiện các phóng sự tuyên truyền về điều kiện học tập, cơ sở vật chất, các thành tựu đạt được của Trường sau 5 năm hoạt động, chi phí học tập, sinh hoạt, đi lại phải chăng (4) Chiến lược liên kết với các cơ sở GDĐH danh tiếng trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và cải tiến chương trình đào tạo: liên kết các tổ chức quốc tế để hợp tác đào tạo ngoại ngữ cho giảng viên và sinh viên, gửi giảng viên, sinh viên đào tạo sau đại học ở nước ngoài, mở các chương trình đào tạo đại học, sau đại học theo các tổ chức này và cấp bằng quốc tế, đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao; liên kết các trường đại học có uy tín trong nước để đào tạo các chương trình không chính qui, cao học. (5) Chiến lược tăng trưởng tập trung: tập trung phát triển một vài chương trình đào tạo then chốt để tạo danh tiếng cho Trường: trước mắt tập trung vào ngành công nghệ thực phẩm và một hoặc hai chương trình đào tạo của các tổ chức quốc tế. 81 Để nâng cao hiệu quả, các chiến lược này phải được kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoản cảnh cụ thể của Trường. Các giải pháp để thực hiện các chiến lược này cũng được chúng tôi đề xuất, bao gồm các giải pháp về các vấn đề như: đào tạo, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính. Chúng tôi kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục hỗ trợ kinh phí xây dựng Trường, có chính sách ưu tiên đào tạo sau đại học cho giảng viên các trường đại học mới thành lập sau năm 2005, gia tăng mức độ chủ động cho các cơ sở GDĐH. Đồng thời, chúng tôi cũng kiến nghị với UBND tỉnh Tiền Giang ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm biên chế, tạo điều kiện tốt cho giảng viên học tập nâng cao trình độ, hỗ trợ chính sách thu hút nhân tài, hỗ trợ vốn để tăng tốc xây dựng cơ sở mới tại Thân Cửu Nghĩa. Tiếp theo nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị rằng, Trường ĐHTG tiếp tục lập các kế hoạch hành động cụ thể ở từng phòng ban chức năng, khoa, trung tâm để có thể đạt được mục tiêu chung đã đề ra. 82 KẾT LUẬN Tại Hội nghị về giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 8/2005, ĐBSCL được ghi nhận là vùng có mặt bằng giáo dục và đào tạo thấp nhất nước. Sự có mặt của Trường Đại học Tiền Giang sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện hình ảnh đó, tạo nên sự chuyển biến tích cực, sâu sắc đến bộ mặt kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của vùng ĐBSCL nói chung, các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre và một phần tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực Bắc sông Tiền nói riêng. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, để có thể thích ứng kịp thời, đứng vững và giành thắng lợi, không chỉ các doanh nghiệp mà cả các trường đại học cũng cần phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho mình một cách nghiêm túc và khoa học. Hoạch định chiến lược phát triển là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là một phương thức hữu hiệu để tổ chức có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển. Do đó, đề tài này trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển trường đại học và trên cơ sở đó hoạch định chiến lược phát triển của Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015. Qua phân tích các yếu tố bên trong và các tác động bên ngoài để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chủ yếu, chúng tôi xác định mục tiêu và tiến hành xây dựng ma trận SWOT bằng cách kết hợp các yếu tố này để hình thành các chiến lược SO, WO, ST, WT. Từ đó, sử dụng ma trận QSPM để đánh giá các chiến lược thay thế này. Kết quả, tác giả xác định các chiến lược phát triển then chốt của Trường Đại học Tiền Giang như sau: (1) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. (2) Chiến lược phát triển sản phẩm. (3) Chiến lược thâm nhập thị trường. (4) Chiến lược liên kết với các cơ sở GDĐH danh tiếng trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và cải tiến chương trình đào tạo. 83 (5) Chiến lược tăng trưởng tập trung một số ngành nghề đào tạo. Việc thực hiện linh hoạt và đồng bộ các chiến lược được đề ra sẽ góp phần mang lại thắng lợi trong việc thực hiện mục tiêu của Trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của Trường. Hoạch định chiến lược phát triển phù hợp cho một trường đại học là vấn đề rộng và phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và phải có sự am hiểu về lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, với thời gian hạn hẹp và khả năng còn hạn chế, các kết quả nghiên cứu còn nhiều điều phải bổ sung, hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD-ĐT, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, dự thảo lần thứ 14, 30/12/2008. [2] Bộ Tài chính. Báo cáo tình hình bố trí ngân sách nhà nước năm 2007 thực hiện Quyết định 20/2006/QĐ-TTg. Tài liệu hội thảo. Cần Thơ-12/2006. [3] Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 09/11/2008 của Tỉnh ủy Tiền Giang. [4] Fred R. David (1995), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội. [5] PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, ThS. Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động – xã hội, TP. HCM. [6] PGS.TS. Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS.Trần Hữu Hải (2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, TP. HCM. [7] Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Thống Kê, Hà Nội. [8] Phạm Thành Nghị (2001), Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường đại học và cao đẳng, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. [9] Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [10] Nguyễn Quốc Vọng (2007), “Từ WTO hướng về Mekong delta”, www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=188461&ChannelID=3. [11] Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Đề án khả thi thành lập và xây dựng Trường Đại học Tiền Giang trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang, tháng 4/2005. 85 PHỤ LỤC 1 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Số : 132/2005/QĐ-TTg ________________________________________________________________ TH.310b Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2005 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về việc thành lập Trường Đại học Tiền Giang ________ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998; Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 3132/TCCB ngày 25 tháng 4 năm 2005 về việc thành lập Trường Đại học Tiền Giang, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Thành lập Trường Đại học Tiền Giang trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang và Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang. Điều 2. Trường Đại học Tiền Giang là cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng. Điều 3. Trường Đại học Tiền Giang hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./. 86 Nơi nhận - Ban Bí thư Trung ương Đảng, - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng, - Văn phòng Quốc hội, - Văn phòng Chủ tịch nước, - Tòa án nhân dân tối cao, - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, - Học viện Hành chính quốc gia, - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), - Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang, - Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang, - Công báo, - VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, - Lưu: KG (5b), Văn thư. KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Phạm Gia Khiêm - Đã ký 87 PHỤ LỤC 2 UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 395 /CTr - ĐHTG Mỹ Tho, ngày 12 tháng 6 năm 2007 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Thực hiện chương trình hành động số 02/CTr - TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005- 2010, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của UBND tỉnh Tiền Giang, được ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ- UBND ngày 04/4/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang; Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Tiền Giang thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Hội nghị TW 3 (khóa X), Ban Giám hiệu Trường Đại học Tiền Giang xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X gồm các nội dung cơ bản sau: I. Về định hướng phát triển. Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực, chủ yếu từ trình độ đại học trở xuống; là trường công lập, đào tạo liên thông, định hướng chính là phát triển theo hướng Nghề nghiệp - Ứng dụng. Từ nay đến năm 2010, Trường Đại học Tiền Giang tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: 1. Đổi mới đào tạo: từng bước chuyển đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 2. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học: coi người học là trung tâm, tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng và xây dựng giáo trình điện tử. 3. Từng bước thực hiện việc liên thông trong đào tạo, giảm dần đào tạo trung cấp, nhưng kết nối liên thông với các chương trình trung cấp trong tỉnh. 4. Xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng nâng cao tỷ lệ CBGD có trình độ SĐH, đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. 5. Đổi mới công tác quản lý, coi 4 nội dung trên là kim chỉ nam, quyết tâm làm chuyển biến rõ nét chất lượng đào tạo. II. Các nhiệm vụ và giải pháp 88 Năm 2007 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang. Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Phát huy những thành quả đạt được sau một năm thành lập trường, Trường Đại học Tiền Giang tập trung thực hiện chương trình hành động với các nhiệm vụ - mục tiêu chủ yếu thông qua 6 chương trình cụ thể sau đây : 1. Chương trình 1: Từng bước vững chắc thực hiện việc chuyển hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ. Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/ NQ-CP ngày 02/11/ 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Trường Đại học Tiền Giang triển khai từng bước thực hiện việc chuyển hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ theo lộ trình với mục tiêu sau : - Năm học 2006 - 2007: Thực hiện thí điểm cho hai lớp đại học: Quản trị kinh doanh (100 SV) và lớp Kế toán (150 SV) để rút kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng hơn trong những năm sau. - Từ năm học 2007 - 2008 trở đi: Mở rộng theo hình thức cuốn chiếu ra các lớp ĐH, CĐ mới tuyển (ngoài Sư phạm). - Từ năm học 2008 - 2009: Mở rộng sang các lớp ĐHSP và CĐSP. - Từ năm học 2009 - 2010: Mở rộng sang các lớp Trung cấp chuyên nghiệp. * Các giải pháp cơ bản đề triển khai thực hiện chương trình1: - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 14/2005/ NQ-CP ngày 02/11/ 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 trong CBVC. - Điều chỉnh bộ máy tổ chức cho phù hợp với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ, có biện pháp thúc đẩy đội ngũ CBGD đi vào đổi mới phương thức hoạt động theo kiểu lấy việc cung ứng dịch vụ để phục vụ khách hàng - người học làm trọng tâm. Giảng viên phải dạy được nhiều học phần và mỗi học phần có nhiều người dạy (trước mắt tập trung Khoa Khoa học Cơ Bản). - Phát triển hệ thống tài liệu học tập góp phần nâng chất lượng D-H. Trung tâm Thông tin-Thư viện chuẩn bị giới thiệu hệ thống tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên và tiếp nhận các em vào học ở thư viện. - Chuẩn bị hệ thống cố vấn học tập, hoàn thiện quyển sổ tay SV và đưa nội dung sổ tay lên Website trường ĐHTG (Phòng CTCT&SV, Trung tâm hỗ trợ SV). - Xây dựng hệ thống quản lý điều hành qua mạng. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 89 - Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, theo đó từng bước giao Phòng Đào tạo điều phối mọi hoạt động đào tạo, trước hết là đảm nhận xếp thời khoá biểu toàn trường (từ năm học 2008 - 2009). Thực hiện nhiệm vụ trên, Ban Giám hiệu giao: - Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp cùng các đơn vị chức năng xây dựng lộ trình cụ thể việc chuyển hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ, đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ nầy. Từng năm có sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để năm sau triển khai thực hiện có kết quả tốt hơn. - Trung tâm Thông tin - Thư viện có kế hoạch cụ thể giới thiệu hệ thống tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên và tiếp nhận các em vào học ở thư viện, phối hợp với Đoàn thanh niên tập huấn cho SV biết cách khai thác tài liệu trên Internet phục vụ cho học tập. - Phòng CTCT&SV chủ trì cùng Trung tâm hỗ trợ SV, Đoàn TN, Hội SV xây dựng hệ thống cố vấn học tập, hướng dẫn phương thức hoạt động; hoàn thiện quyển sổ tay SV và đưa nội dung sổ tay lên Website ĐHTG để giúp SV, PHHS biết và phối hợp thực hiện . 2. Chương trình 2: Từng bước thực hiện việc đào tạo liên thông. Thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc điều chỉnh chương trình và quy mô đào tạo, trong đó có nhiệm vụ xây dựng chương trình mềm dẻo và liên thông giữa các cấp học, Trường Đại học Tiền Giang tiến hành đào tạo liên thông cho HS- SV của trường theo lộ trình và mục tiêu sau: - Năm học 2006 - 2007: Lập kế hoạch đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng và Cao đẳng lên đại học. Tập trung hoàn thành việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông. - Năm học 2007- 2008: Đào tạo liên thông cho 3 ngành: Tin học, Kế toán, Xây dựng dân dụng từ TCCN lên Cao đẳng với 250 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, trường xây dựng kế hoạch kết nối liên thông với các trường có đào tạo hệ trung cấp trong tỉnh để mở rộng đào tạo liên thông. - Năm học 2008-2009: Bắt đầu tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng, từ TCCN lên Đại học. Cụ thể: 5 ngành đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng gồm 3 ngành cũ và ngành Cơ khí, điện- điện tử. Hai ngành từ TCCN lên Đại học. Cụ thể: Tin học, Kế toán. - Năm học 2009 -2010: Bắt đầu tổ chức đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng, từ TCCN lên Đại học, từ Cao đẳng lên Đại học. Cụ thể: 6 ngành tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng gồm 5 ngành cũ và ngành Công nghệ thực phẩm; từ TCCN lên Đại học gồm Tin học, Kế toán; 5 ngành từ Cao đẳng lên Đại học gồm 2 ngành cũ và các ngành: SP Toán học, SP Ngữ văn và GD Tiểu học. - Năm học 2010 - 2011: Mở rộng đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng, từ TCCN lên Đại học, từ Cao đẳng lên Đại học. Cụ thể: 8 ngành tạo liên thông từ TCCN 90 lên Cao đẳng gồm 5 ngành cũ và ngành Công nghệ may, Nghiệp vụ du lịch, Nuôi trồng thủy sản; 3 ngành từ TCCN lên Đại học gồm 02 ngành cũ và ngành Công nghệ thực phẩm; 6 ngành từ Cao đẳng lên Đại học gồm 5 ngành cũ và các ngành Quản trị Kinh doanh. Thực hiện niệm vụ trên, Ban Giám hiệu giao: - Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp cùng các đơn vị chức năng xây dựng lộ trình cụ thể từng bước vững chắc thực hiện việc đào tạo liên thông, đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ nầy. Từng năm có sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để năm sau triển khai thực hiện có kết quả tốt hơn. - Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp cùng các đơn vị chức năng, đặc biệt là Khoa KTXH có kế hoạch làm việc với các trường THCN, các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và triển khai phối hợp thực hiện. 3. Chương trình 3: Đổi mới hoạt động Dạy và Học, lấy người học làm trung tâm, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách có hiệu quả trong đổi mới Dạy và Học. - Trường Đại học Tiền Giang tiếp tục triển khai cuộc vận động “Đổi mới hoạt động dạy và học” theo chủ trương của Bộ GD-ĐT nhằm tạo nên những con người có các loại tiềm năng: Để học tập nghiên cứu sáng tạo - Để phát triển cá nhân gắn kết với xã hội- Để tìm và tạo việc làm. Đổi mới giảng dạy theo phương châm: Dạy cách học- Phát huy tính chủ động của người học - Sử dụng CNTT một cách có hiệu quả trong đổi mới D-H. - Song song với việc tăng cường CSVC phục vụ đổi mới D-H, giảng viên có kế hoạch giảm bớt giờ lên lớp, tăng cường thời gian tự học và thảo luận. Đặc biệt tạo chuyển biến cơ bản về nội dung và phương pháp D-H môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. * Một số giải pháp cơ bản để triển khai thực hiện chương trình: 3.1 Đẩy mạnh khai thác Website ĐHTG (www.tgu.edu.vn) nhằm: + Cung cấp kịp thời, có chất lượng tài liệu và giáo trình phục vụ cho D-H. Từ năm 2007 tất cả các đề cương chi tiết học phần của hệ cao đẳng và đại học sẽ chuyển đến cho SV mới trúng tuyển. Tuyên truyền cho sinh viên biết cách khai thác giáo trình điện tử trên mạng. + Từ năm học 2007-2008 trở đi, Website sẽ chuyển đến cho SV một số bài giảng điện tử được hyperlink từ đề cương chi tiết học phần và ngày càng mở rộng cho mọi đối tượng có nhu cầu học tập. Ngoài ra thư viện (truyền thống) và quầy sách báo sẽ bán phục vụ cho SV tài liệu đóng thành tập sẵn cùng với việc cho mượn đọc tại chỗ hoặc cho mượn để nghiên cứu. 3.2 Về hoạt động giảng dạy : Tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy của giảng viên theo hướng: Dạy cho SV cách học và phát huy tính chủ động của người học. Cụ thể: 91 + Thay đổi cách thức lên lớp của giảng viên theo tinh thần lấy người học làm trung tâm. Từng bước rút ngắn thời lượng giảng của giảng viên trong 1 tiết học xuống còn khoảng 30 phút, 15 phút còn lại hướng dẫn SV thực hành, thảo luận hoặc làm bài tập thu hoạch. + GV hướng dẫn cho SV chuẩn bị trước bài học với thời lượng hai tiết để học 1 tiết với thầy, bằng các cách: giới thiệu trước các tài liệu mà SV bắt buộc phải tham khảo để phục vụ cho bài giảng (SV phải đến thư viện hoặc lên mạng để tìm đọc tài liệu), SV lên mạng để tìm đọc các bài giảng điện tử của GV đã đưa lên mạng hoặc giảng viên chuyển bài giảng điện tử của mình đến địa chỉ email của SV trước 1 tuần khi GV thực giảng. + Từ năm 2007, giảng viên phấn đấu có 1/5 số tiết lên lớp có sử dụng Projector hoặc Overhead để dạy với hiệu suất cao nhất. Tỉ lệ này được nâng lên hàng năm, kể từ năm học 2007-2008 là 2/5, 3/5, 4/5 và đạt 100% vào năm 2010. + CBGD sử dụng mạng Internet để khai thác các giáo trình do Bộ GD&ĐT đưa lên mạng làm tài liệu tham khảo để cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy. Địa chỉ: Ebook.edu.net.vn. + Về kiểm tra kết quả học tập: Đề kiểm tra, đề thi, GV cho theo hướng tập trung đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, hạn chế sử dụng trí nhớ máy móc của SV; đề thi đòi hỏi sự suy luận và diễn đạt bằng nhận thức của người học. Thí điểm cải tiến tổ chức các kỳ kiểm tra, thi học kỳ và thi tốt nghiệp bằng hình thức thi trắc nghiệm (có sử dụng phần mềm xáo trộn các câu hỏi và chấm trắc nghiệm). Yêu cầu của tất cả các kỳ thi là chính xác, nghiêm túc và công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV-HS, nhằm làm cho công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả D& H thực sự trở thành khâu quan trọng, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý giáo dục. + Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ năm 2007, các trường đại học tập trung thực hiện tốt hai nhiệm vụ: * Tồ chức thi, kiểm tra học kỳ và kết thức năm học thật nghiêm túc, không để xảy ra các hiện tượng gian lận trong thi, kiểm tra; có biện pháp ngăn chặn việc chạy điểm; chấm xong bài phải thông báo công khai kết quả kịp thời cho HS-SV. * Ngăn chặn tình trạng sao chép luận văn, luận án, đồ án môn học. Có kế hoạch định kỳ hướng dẫn sinh viên thực hiện luận văn, luận án, đồ án; có kế hoạch giám sát và kiểm tra tiến độ hoàn thành; tổ chức đánh giá nghiêm túc. Những hoạt động cơ bản trên đây, Trưởng Khoa và tổ trưởng bộ môn coi là các nội dung quan trọng, được xây dựng thành kế hoạch và tổ chức thành các hoạt động chính của Khoa và bộ môn trong nhà trường. 3.3 Về hoạt động học tập của HS-SV: 92 + Bản thân từng HS-SV phải tự giác nâng cao hoạt động nhận thức và thực hành (kể cả giao tiếp hoặc thảo luận nhóm) với sự hỗ trợ tích cực của CBGD và các tổ chức trong nhà trường. + Giảng viên hướng dẫn cho HS-SV biết cách chuẩn bị bài ở nhà (2 tiết tự học cho 1 tiết học trên lớp với giảng viên, trong đó phần chuẩn bị, đọc trước ít nhất 1 tiết). Chuyển dần thời gian ở nhà chủ yếu là chuẩn bị cho bài mới chứ không phải chỉ để học bài cũ, trừ việc chuẩn bị bài kiểm tra. + Thư viện nhà trường cần có nhiều hình thức tổ chức cho HS-SV được học tập, tham khảo tài liệu; tổ chức học tổ, nhóm ở thư viện; tổ chức nhiều câu lạc bộ học tập, nghiên cứu khoa học để giúp cho HS-SV làm quen với phương pháp tự học, nghiên cứu khoa học. Tổ chức sử dụng và khai thác có hiệu quả cao nhất thư viện điện tử và phòng Internet của thư viện. Khi cần xem lại bài giảng cũ, tham khảo bài giảng mới, HS- SV có thể lên Website của trường để khai thác và tìm đọc. + Thư viện hướng dẫn SV sử dụng mạng Internet để khai thác các giáo trình do Bộ GD&ĐT đưa lên mạng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập. Địa chỉ Ebook.edu.net.vn. 3.4. Về nghiên cứu khoa học: Hướng việc nghiên cứu của Giảng viên vào các đề tài thuộc các lĩnh vực đổi mới dạy và học, nâng cao chất lượng D-H , hoặc các đề tài công nghệ có tính chuyển giao. Định hướng các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 3.4.1. Về khoa học giáo dục: - Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường tư duy sáng tạo, năng lực tự học của SV. - Đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục ở trường đại học. - Nghiên cứu hướng dẫn, hỗ trợ thiết kế giáo án điện tử cho SV sư phạm ở tất cả các môn học thuộc các hệ đào tạo Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. - Nghiên cứu để cải tiến chương trình bồi dưỡng CBQL các trường mầm non, phổ thông trong các lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành, quản lý tài chính và nhân sự, quản lý giảng dạy, công nghệ thông tin,…nhằm đáp ứng cho công tác bồi dưởng CBQL các trường học theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. - Nghiên cứu lý thuyết, viết giáo trình giảng dạy các học phần ở bậc cao đẳng và đại học. - Nghiên cứu và xây dựng ngân hàng đề thi, câu hỏi trắc nghiệm các môn học ở các hệ đào tạo. 3.4.2. Về khoa học kỹ thuật và công nghệ: 93 - Triển khai nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điện và điện tử, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản,… - Tham gia giải quyết các vấn đề thuộc các chương trình, đề án công nghệ của địa phương và của các ngành. 3.4.3. Khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Kinh tế-xã hội Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, nhất là vấn đề kinh tế -xã hội của cả nước nói chung, của Tiền Giang nói riêng. + Cung cấp kịp thời, có chất lượng tài liệu và giáo trình phục vụ cho D-H. Từ năm 2007 tất cả các đề cương chi tiết học phần của hệ cao đẳng và đại học sẽ chuyển đến cho SV mới trúng tuyển. Thực hiện các nhiệm vụ trên, Ban Giám hiệu giao: - Trưởng Khoa và tổ trưởng bộ môn xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình đào tạo, có cập nhật hoá và bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của KH&CN, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động trong điều kiện hội nhập. Tổ chức thực hiện chặt chẽ và đúng các Quy chế 04 và Quy chế 25 về Đào tạo. - Ban Biên tập Website có kế hoạch giới thiệu và cung cấp kịp thời, có chất lượng tài liệu và giáo trình phục vụ cho D-H. Từ năm 2007, tất cả các đề cương chi tiết học phần của hệ cao đẳng và đại học sẽ chuyển đến cho SV mới trúng tuyển. - Phòng QLKH&HTQT có kế hoạch triển khai áp dụng các công trình khoa học được nghiệm thu. 4.Chương trình 4: Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trường Đại học Tiền Giang. 4.1) Về công tác xây dựng và sửa chữa trường lớp. - Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp và sử dụng các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng làm việc của trường một cách khoa học và có hiệu quả cao nhất. Trước mắt, cân đối để bố trí đủ chỗ học cho SV tại ba cơ sở hiện có; có kế hoạch chống dột, chống nóng cho các phòng học tạm thời để đưa vào sử dụng trong khi chờ xây dựng mới. - Nghiệm thu, đưa vào sử dụng có hiệu quả khối nhà thí nghiệm thực hành và nhà nghỉ cho giáo viên thỉnh giảng tại cơ sở chính từ tháng 6/2007. Tập trung cải tạo dãy KTX thành phòng học để tạm thời có đủ chổ học cho SV từ năm học 2007-2008. - Tích cực tham mưu cho UBND tỉnh Tiền Giang và phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh xúc tiến các thủ tục cấp 40ha đất ở Thân Cửu Nghĩa để xây dựng Trường Đại học Tiền Giang theo hướng một trường đại học có cơ sở vật chất hiện đại. Có kế hoạch tổ chức đấu thầu quy hoạch tổng thể và bản vẽ khối kiến trúc với sự tham gia rộng rãi của các nhà thầu trong nước và quốc tế. Sớm triển khai công tác xây dựng, phấn đấu năm 2010 có một số công trình đầu tiên ở cơ sở mới 94 được đưa vào sử dụng và đến năm 2015 về cơ bản xây dựng xong các khối kiến trúc chính và trường dời toàn bộ về cơ sở mới. Dự kiến tiến độ đến năm 2010: - Năm 2007: Tập trung cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu thiết kế quy hoạch. Nhu cầu vốn khoảng 30 tỷ đồng. - Năm 2008: Tiếp tục công tác đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây tường, cổng rào và một khu học tập, khu nội trú trong phần đất trống của sân bay Thân Cửu Nghĩa trước đây. Nhu cầu vốn khoảng 170 tỷ đồng. - Năm 2009: Triển khai xây dựng Khoa Nông nghiệp, Khoa Kỹ thuật, Thư viện trung tâm, Khu thí nghiệm trung tâm. Nhu cầu vốn khoảng 150 tỷ đồng. - Năm 2010: Xây dựng khu Hiệu bộ, giảng đường, khu TDTT, Khoa Cơ bản, Khoa Sư phạm, Khoa KT-XH, Khoa Mác- Lênin,TT Hồ CHí Minh, hội trường, khu thực tập, vườn hoa, sân chơi, cây cảnh. Nhu cầu vốn khoảng 100 tỷ đồng. 4.2) Về mua sắm trang thiết bị cho trường. Việc mua sắm trang thiết bị phải đi trước một bước để phục vụ cho công tác đào tạo, chú ý cho những ngành sắp mở và phải có người sử dụng ngay. Phấn đấu từ nay đến năm 2010, cơ bản có đủ trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho hoạt động D và H góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Ưu tiên cho lớp học, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành và phương tiện làm việc. - Trước mắt, trong năm 2007 tiếp tục triển khai kế hoạch mua sắm, sửa chữa với kinh phí khoảng 6,925 tỷ đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. - Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch đào tạo và kinh phí được duyệt, các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xong trong tháng 2. Trường tổ chức mua sắm từ cuối quý 1 và kết thúc vào cuối quý 3. Gắn liền với mua sắm là trang bị, nghiệm thu và sớm đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả . - Về định hướng mua sắm, trang bị các phương tiện dạy học từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo như sau: + Phấn đấu đến cuối năm 2007 có 2/3 viên chức hành chính mỗi người được trang bị một máy vi tính để phục vụ cho công việc được phân công và đến năm 2008 đạt tỷ lệ là 100%. + Phấn đấu đến cuối năm 2007, có khoảng 1/10 CBGD ở các Khoa có máy tính xách tay. Từ năm 2008 trở đi, tỉ lệ nầy lần lượt là 1/8, 1/6 và 1/4 đến năm 2010 là 100%. Khuyến khích CBGD tự trang bị máy tính xách tay để sử dụng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. + Phấn đấu trong năm 2007, 1/2 số giảng đường có trang bị máy Projector và máy tính cố định; 1/10 số phòng học ở các Khoa có trang bị máy tính, máy overhead và màn chiếu cố định. Từ năm 2008 đến năm 2010, tỉ lệ trên đây là 2/3 giảng đường; 1/10, 1/8 và 1/5 phòng học. 95 + Khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để đến cuối năm 2007 CBVC, HS-SV Trường Đại học Tiền Giang có thể truy cập vào Website của trường từ tất cả các phòng học (mạng không dây). Khuyến khích sinh viên sử dụng USB, tự mua sắm máy tính cho việc học và nghiên cứu. - Khuyến khích các sáng kiến theo hướng làm đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả. Ngoài những thiết bị dạy học được nhà trường trang bị, nhà trường khuyến khích tất cả CBGD, HS-SV làm thêm ĐDDH và sử dụng có hiệu quả. Phấn đấu mỗi tổ chuyên môn trong mỗi học kỳ làm được ít nhất 1 ĐDDH có chất lượng dưới dạng mô hình, sa bàn,…Hàng năm vào tháng 3 trường sẽ tổ chức một kỳ thi ĐDDH tự làm, có triển lãm và khen thưởng những ĐDDH đạt giải cao. Riêng CBGD các nghề cơ khí, điện, điện tử,…, có thể hướng dẫn HS-SV làm đồ án tốt nghiệp dưới dạng mô hình, sa bàn,… Thực hiện các nhiệm vụ trên, Ban Giám hiệu giao: - Ban Quản lý dự án xây dựng phối hợp với các đơn vị hữu quan lập kế hoạch chi tiết về tiến độ thi công công trình xây dựng Trường Đại học ở Thân Cửu Nghĩa theo đúng tinh thần chỉ đạo của BCĐ 132. - Phòng QTTB chủ trì cùng với các đơn vị hữu quan, nhất là phòng ĐT và các Khoa, căn cứ vào tiến độ đào tạo và chương trình đào tạo để xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị kịp thời, đáp ứng nhu cầu đào tạo. - Trên cơ sở ngành đào tạo và chương trình đào tạo, Trưởng Khoa xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, phối hợp với phòng QTTB tổ chức mua sắm kịp thời phục vụ cho nhu cầu đào tạo. 5. Chương trình 5: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL. Nâng cao tỷ lệ CBGD có trình độ SĐH. - Tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40/CT- TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, chú trọng cả ba mặt: đánh giá và sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ. - Tiếp tục nghiên cứu để sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ CBVC hiện có của nhà trường một cách khoa học nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ về chuyên môn và quản lý. Cuối năm có tổ chức đánh giá và xếp loại theo hướng dẫn của Nhà nước, trên cơ sở đó trường có kế hoạch cử đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, đề bạt, nâng lương,… - Tiếp tục tập trung xây dựng, hoàn thiện bộ máy và bố trí nhân sự. Cụ thể: thành lập Hội đồng trường và Ban đổi mới Giáo dục đại học,Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tiến tới thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, bộ phận làm công tác pháp chế của trường theo hướng dẫn số 3450/PC ngày 05/5/2005 của Bộ GD-ĐT. 96 - Từ năm 2007 trở đi, trường đổi mới phương thức tuyển dụng CBVC theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Trường có kế hoạch và chính sách thu hút các chuyên gia giỏi để hỗ trợ cho giảng dạy đại học. - Lập kế hoạch quy hoạch cán bộ lãnh đạo (Ban Giám hiệu; Trưởng, Phó đơn vị; Trưởng, Phó bộ môn) cho nhiệm kỳ 2010-2015. - Sử dụng chế độ hợp đồng dài hạn (với mọi đối tượng đủ tiêu chuẩn và điều kiện) để tăng cường giảng viên đại học nhằm tiến tới đảm bảo tỉ lệ SV/ GV của trường là không quá 20, trong đó đối với các ngành KHTN, kỹ thuật và công nghệ không quá 15; các ngành kinh tế, KHXH và NV không quá 25 vào năm 2010. - Tập trung cho công tác bồi dưỡng CBVC về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp cho cán bộ lãnh đạo và quản lý của trường. Tổ chức bồi dưỡng theo hướng: chọn cử đi học các lớp do TW mở, Trường và Khoa tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch định kỳ hàng năm, bồi dưỡng thông qua các hội thảo khoa học… Bên cạnh đó mỗi CBVC có kế hoạch tự học riêng cho mình và đăng ký với CĐCS để có kế hoạch giúp đỡ. - Trường khuyến khích CBVC tham gia học sau đại học. Tìm nguồn học bổng cho CBGD có đủ điều kiện đi tu nghiệp và học tập ở nước ngoài. Từ nay đến năm 2010, phấn đấu mỗi năm có ít nhất 20 CBVC trúng tuyển SĐH trong nước và một người học SĐH ở nước ngoài (chủ yếu là chương trình Mekong 1000) và thu hút được 5 người có trình độ thạc sĩ về công tác tại trường. - Phấn đấu đến năm 2010, Trường Đại học Tiền Giang có 50% CBGD có trình độ SĐH, trong đó có 10% là tiến sĩ và NCS (cả nước đến năm 2010 có ít nhất 40% CBGD có trình độ thạc sĩ và 25% đạt trình độ tiến sĩ). - Từng bước đảm bảo chỗ làm việc có tiện nghi tối thiểu tại trường cho giảng viên đại học để tăng cường thời gian tiếp xúc với đồng nghiệp, SV-HS. Phấn đấu từ nay đến năm 2010, bố trí phòng làm việc riêng cho các tiến sĩ, tiến tới là cho các Trưởng đơn vị (phòng có diện tích tối thiểu 6m2, có điện thoại cố định và máy vi tính kết nối với Internet) Thực hiện các nhiệm vụ trên, Ban Giám hiệu giao: - Phòng TCCB chủ trì phối hợp với trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu đào tạo. Tham mưu với UBND tỉnh thực hiện chính sách thu hút người giỏi ưu tiên đầu tư cho Trường Đại học. Lập kế hoạch cụ thể về đào tạo SĐH (Thạc sĩ và Tiến sĩ) đáp ứng cho yêu cầu tự chủ về công tác tuyển sinh và thực hiện kiểm định chất lượng. - Đề nghị với Đảng ủy, BCH Công đoàn, BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, chú trọng cả ba mặt: đánh giá và sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ. 97 6. Chương trình 6: Đổi mới công tác quản lý. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ GD-ĐT về đổi mới giáo dục đại học đặc biệt là đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy cạnh tranh của các trường đại học. Với định hướng đó, từ năm 2007 trở đi, trường Đại học Tiền Giang tập trung sức đổi mới công tác quản lý theo các mục tiêu sau: 6.1).Xác định các mục tiêu quản lý chủ yếu: 6.1.1) Xác định lộ trình mở các ngành đào tạo và cấp đào tạo: - Năm học 2007-2008: Tuyển 3370 SV-HS với 37 ngành đào tạo. - Từ năm 2008 trở đi, theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, trường xây dựng đề án đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực, nhu cầu học tập của nhân dân và tăng cường quyền tự chủ của các trường đại học. Tăng dần đào tạo cao đẳng, đại học, giảm dần trung cấp. Tăng dần đào tạo không chính quy bậc đại học. 6.1.2) Về nâng cao chất lượng đào tạo. - Xác định rõ lộ trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. - Xác định rõ lộ trình đào tạo liên thông. - Kiểm định chất lượng đào tạo: thay đổi cơ bản phương pháp đánh giá theo hướng chuẩn hóa và chú trọng đánh giá trong suốt cả quá trình học tập. 6.2. Các giải pháp cơ bản góp phần đổi mới công tác quản lý: 6.2.1. Quản lý bằng kế hoạch và chương trình. - Quản lý bằng kế hoạch và theo chương trình góp phần tăng cường quyền chủ động và tự chủ. Từng bước chuyển sang quản lý bằng dự án. - Việc xây dựng kế hoạch và các chương trình hoạt động từ trường đến các đơn vị là hết sức quan trọng và phải được các cấp quản lý quan tâm. - Trong năm 2007 hoàn chỉnh việc xác định Sứ mạng và mục tiêu của trường và năm 2008 tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược trường Đại học Tiền Giang đến năm 2020. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch 5 năm và từng năm nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường. 6.2.2. Xây dựng và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. - Triển khai xây dựng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ cuối tháng 7/2006 ở tất cả các đơn vị. Các đơn vị vừa xây dựng vừa triển khai thực hiện trên cơ sở điều chỉnh các quy trình hiện có. - Phấn đấu đến cuối năm 2007 được kiểm tra và công nhận ở tất cả các đơn vị. Nhà trường và từng đơn vị coi đây như là cơ hội thực hiện một bước quan trọng trong đổi mới công tác quản lý. Lấy phục vụ, thân thiện chuẩn mực và quy cách 98 làm thước đo sự tiến bộ, từng bước vững chắc khẳng định thương hiệu đào tạo của trường Đại học Tiền Giang là “chất lượng-hiệu quả”. 6.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra-sử dụng đòn bẩy kinh tế để đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt trong toàn trường. - Toàn trường và từng đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra CBVC thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, quy chế chuyên môn của ngành, kế hoạch của đơn vị và của nhà trường. Trên cơ sở kết quả thanh tra sẽ góp phần đánh giá, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ CBVC nhà trường. - Ban Thanh tra giáo dục kết hợp với Ban Thanh tra nhân dân có kế hoạch định kỳ thanh tra các đơn vị. Cố gắng từ nay đến năm 2010, mỗi đơn vị được thanh tra ít nhất 2 lần. 6.2.4) Tập trung xây dựng các Trung tâm còn lại của nhà trường. Có kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường. Từng bước chuyển một số trung tâm sang hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập và khoán gọn. Trước mắt, trong năm 2007 sẽ thực hiện thí điểm đối với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Trung tâm Tin học- Ngoại ngữ. 6.2.5) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính- sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cải tiến chế độ hội họp và nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo. III. Tổ chức thực hiện 1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong chương trình hành động nầy, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công, Trưởng các đơn vị trực tiếp hoặc phối hợp với đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể từ nay đến năm 2010 và cụ thể hoá thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm của đơn vị. Các đơn vị hoàn thành việc xây dựng các kế hoạch được phân công trước 30/6/2007. Xong, gửi về Phòng HCTH để trình BGH xem xét và phê duyệt triển khai thực hiện. 2. Trưởng các đơn vị tập trung triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được BGH phê duyệt, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai chương trình hành động của trường; định kỳ có báo cáo về Phòng HCTH để tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh theo đúng quy định. 3. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị Trưởng đơn vị chủ động báo cáo, đề xuất với BGH để xem xét, quyết định. Căn cứ vào sự phân công trong BGH, các thành viên trong BGH trực tiếp lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc các Phòng, Khoa, Ban, Trung tâm xây dựng kế hoạch theo đúng thời gian quy định và triển khai thực hiện đạt kết quả tốt nhất. Năm 2007 là năm thứ hai nhà trường triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang; kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, trước mắt là tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Toàn thể CBVC, SV-HS trường Đại 99 học Tiền Giang quyết tâm thi đua Dạy tốt-Học tốt chào mừng các ngày lễ lớn và tiến tới kỷ niệm năm năm thành lập trường vào năm 2010./. Nơi nhận HIỆU TRƯỞNG - Các đơn vị; - Lưu: VT. Đã ký 100 PHỤ LỤC 3 Phân bố phần trăm dân số 5 tuổi trở lên theo cấp giáo dục – đào tạo, chia theo giới tính và vùng Chưa đi học Phổ thông Cao đẳng Đại học trở lên Tổng số 6,5 88,7 1,3 3,5 - Nam 5,0 89,7 1,1 4,3 - Nữ 8,0 87,7 1,5 2,8 Đồng bằng sông Hồng 3,7 89,2 1,6 5,5 Đông Bắc 8,1 88,1 1,4 2,4 Tây Bắc 16,6 80,9 1,1 1,4 Bắc Trung bộ 5,1 91,2 1,2 2,5 Duyên hải Nam Trung bộ 5,5 89,7 1,3 3,4 Tây Nguyên 11,5 85,4 0,9 2,2 Đông Nam bộ 5,4 87,2 1,6 5,9 Đồng bằng sông Cửu Long 7,9 89,7 0,7 1,6 NGUỒN: Kết quả điều tra biến động dân số 1-4-2006, Tổng cục thống kê Việt Nam) 101 PHỤ LỤC 4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định mức độ tác động của các yếu tố từ môi trường đến các hoạt động của Trường ĐHTG. Số lượng mẫu là 10 chuyên gia, hiện là lãnh đạo tại các phòng, khoa, trung tâm của Trường ĐHTG có am hiểu rộng về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Trường. - Cách thức thu thập thông tin: sử dụng bảng câu hỏi. - Cách thức xử lý thông tin: do số lượng mẫu ít nên tác giả chỉ sử dụng phần mềm Excel để lấy giá trị trung bình kết quả trả lời câu hỏi và tính toán các tiêu chí.  CÁC BẢNG CÂU HỎI ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ SAU: 102 Bảng 1: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên ngoài trường đại học Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ tác động của các yếu tố sau đây đối với các hoạt động của trường đại học. Xin vui lòng đánh giá tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đối với sự thành công của các trường đại học từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng), sao cho tổng mức độ tác động của các yếu tố bằng 1; cho điểm phân loại từ 1 đến 4 để cho thấy cách thức mà các chương trình hành động hiện tại của Trường phản ứng với yếu tố này, trong đó điểm 1 có tác động ít nhất (phản ứng ít) và điểm 4 có tác động mạnh nhất (phản ứng tốt). Các yếu tố Mức quan trọng Phân loại 1. Chủ trương phát triển GD và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH 2. Xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 4. Tiềm năng của thị trường lớn 5. Sự phát triển của khoa học – công nghệ 6. Thu nhập bình quân trên đầu người 7. Chủ trương xã hội hóa GD của Nhà nước 8. Sự ra đời của nhiều trường ĐH, CĐ trong khu vực 9. Yêu cầu của người học và nhà tuyển dụng 10. Học phí Tổng 1 Xin chân thành cám ơn. 103 Bảng 2: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên trong Trường ĐHTG Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ tác động của các yếu tố sau đây đối với các hoạt động của Trường ĐHTG. Xin vui lòng đánh giá tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đối với sự thành công của các trường đại học từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng), sao cho tổng mức độ tác động của các yếu tố bằng 1; cho điểm phân loại từ 1 đến 4 để cho thấy cách thức mà các chương trình hành động hiện tại của Trường phản ứng với yếu tố này, trong đó điểm 1 có tác động ít nhất (phản ứng ít) và điểm 4 có tác động mạnh nhất (phản ứng tốt). Các yếu tố Mức quan trọng Phân loại 1. Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên 2. Chính sách tạo động lực 3. Trình độ quản lý 4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 5. Tài chính 6. Thương hiệu 7. Nghiên cứu khoa học 8. Chiến lược marketing 9. Văn hóa tổ chức 10. Chương trình đào tạo Tổng 1 Xin chân thành cám ơn.  CÁC THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ: 104 Bảng 3: Đánh giá mức độ tác động các yếu tố bên ngoài Số phiếu Các yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mức quan trọng 1. Chủ trương phát triển GD và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH 0,12 0,15 0,11 0,12 0,10 0,11 0,10 0,11 0,11 0,10 0,11 2. Xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 0,10 0,12 0,10 0,07 0,10 0,09 0,10 0,10 0,10 0,08 0,10 3. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 0,07 0,08 0,09 0,09 0,10 0,09 0,10 0,10 0,09 0,08 0,09 4. Tiềm năng của thị trường lớn 0,12 0,13 0,12 0,15 0,12 0,11 0,11 0,10 0,11 0,15 0,12 5. Sự phát triển của khoa học - công nghệ 0,09 0,10 0,11 0,08 0,10 0,09 0,10 0,10 0,10 0,09 0,10 6. Thu nhập bình quân trên đầu người 0,09 0,05 0,08 0,09 0,07 0,10 0,08 0,09 0,09 0,09 0,08 7. Chủ trương xã hội hóa GD của Nhà nước 0,10 0,10 0,09 0,13 0,10 0,10 0,10 0,11 0,10 0,10 0,10 8. Sự ra đời của nhiều trường ĐH, CĐ trong khu vực 0,10 0,11 0,10 0,07 0,11 0,10 0,11 0,11 0,10 0,10 0,10 9. Yêu cầu của người học và nhà tuyển dụng 0,12 0,11 0,13 0,14 0,13 0,11 0,11 0,10 0,11 0,12 0,12 10. Học phí 0,09 0,05 0,07 0,06 0,07 0,10 0,09 0,08 0,09 0,09 0,08 Tổng 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 105 Bảng 4: Phân loại mức độ tác động các yếu tố bên ngoài Số phiếu Các yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm trung bình Điểm làm tròn 1. Chủ trương phát triển GD và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2. Xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 1,8 2 4. Tiềm năng của thị trường lớn 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2,2 2 5. Sự phát triển của khoa học - công nghệ 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 6. Thu nhập bình quân trên đầu người 3 4 4 3 3 4 4 4 3 3 3,5 4 7. Chủ trương xã hội hóa GD của Nhà nước 2 3 2 3 3 2 3 2 2 2 2,4 2 8. Sự ra đời của nhiều trường ĐH, CĐ trong khu vực 2 2 3 3 2 2 3 3 2 2 2,4 2 9. Yêu cầu của người học và nhà tuyển dụng 2 2 3 2 2 2 3 2 3 2 2,3 2 10. Học phí 4 3 4 4 3 4 4 4 3 4 3,7 4 106 Bảng 5: Đánh giá mức độ tác động các yếu tố bên trong Số phiếu Các yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mức quan trọng 1. Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên 0,12 0,15 0,14 0,12 0,11 0,11 0,13 0,11 0,12 0,12 0,12 2. Chính sách tạo động lực 0,11 0,08 0,10 0,09 0,09 0,09 0,09 0,10 0,10 0,09 0,09 3. Trình độ quản lý 0,08 0,08 0,08 0,09 0,09 0,10 0,09 0,10 0,09 0,09 0,09 4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 0,10 0,10 0,09 0,12 0,12 0,09 0,09 0,09 0,09 0,10 0,10 5. Tài chính 0,10 0,08 0,10 0,09 0,09 0,10 0,08 0,10 0,10 0,11 0,10 6. Thương hiệu 0,11 0,12 0,12 0,12 0,11 0,11 0,12 0,11 0,11 0,11 0,11 7. Nghiên cứu khoa học 0,09 0,09 0,09 0,08 0,07 0,09 0,09 0,09 0,07 0,10 0,09 8. Chiến lược marketing 0,10 0,11 0,10 0,09 0,11 0,09 0,11 0,10 0,10 0,10 0,10 9. Văn hóa tổ chức 0,09 0,08 0,08 0,10 0,10 0,11 0,09 0,09 0,11 0,08 0,09 10. Chương trình đào tạo 0,10 0,11 0,10 0,10 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 0,10 0,11 Tổng 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 107 Bảng 6: Phân loại mức độ tác động các yếu tố bên trong Số phiếu Các yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm trung bình Điểm làm tròn 1. Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2. Chính sách tạo động lực 2 2 3 2 2 2 2 2 1 3 2,1 2 3. Trình độ quản lý 3 3 3 3 3 3 4 2 3 3 3 3 4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5. Tài chính 4 3 3 3 4 4 4 3 2 3 3,3 3 6. Thương hiệu 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 7. Nghiên cứu khoa học 3 2 3 2 2 3 2 3 3 2 2,5 3 8. Chiến lược marketing 3 3 3 2 3 2 3 3 2 3 2,7 3 9. Văn hóa tổ chức 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 10. Chương trình đào tạo 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 108

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_hoach_dinh_chien_luoc_phat_trien_truong_dai_hoc_ti_.pdf
Luận văn liên quan