Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho vùng rau an toàn trọng điểm Túy Loan - Đà Nẵng

Nếu chính quyền TP Đà Nẵng thực sự quan tâm, tạo ra cơ chế thuận tiện cho việc hình thành một doanh nghiệp đảm trách dòng chảy chuỗi cung ứng RAT cho vùng rau trọng điểm Túy Loan, thì chắc chắn chuỗi cung ứng RAT Túy Loan sẽ thành công. Điều này sẽ thỏa mãn nhu cầu tiếp cận RAT của ngƣời tiêu dùng Đà Nẵng và giúp những hộ nông dân Túy Loan có thu nhập ổn định. Mô hình chuỗi cung ứng RAT Túy Loan hoàn toàn có thể áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp khác của Thành phố Đà Nẵng hay các tỉnh thành khác. Đồng thời chuỗi cung ứng RAT này cũng góp phần phát triển du lịch Đà Nẵng, thu hút thêm nhiều lao động cho thành phố Đà Nẵng.

pdf10 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho vùng rau an toàn trọng điểm Túy Loan - Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 1 HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CHO VÙNG RAU AN TOÀN TRỌNG ĐIỂM TÚY LOAN - ĐÀ NẴNG COMPLETING SUPPLY CHAIN FOR A MAIN SAFE VEGETABLES AREA AT TUY LOAN - DA NANG SVTH: Phan Thị Như Hòa, Nguyễn Hằng Phương, Bùi Thị Thanh Hằng Lớp 35K08.2, Khoa Thương mại Du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS. Lê Thị Liên Khoa Thương mại Du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Đà Nẵng đã triển khai các dự án rau an toàn RAT từ rất sớm nhưng gần như đều thất bại. Hình ảnh điển hình minh họa là sự thất bại của chuỗi cung ứng RAT cho vùng rau trọng điểm Túy Loan. Hiện tại, chuỗi được điều phối bởi HTX làng rau Túy Loan. Nhưng HTX này rất kém trong điều hành và hoàn toàn xa lạ với cách thức quản trị chuỗi cung ứng. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các hộ nông dân và làm cho người dân Đà Nẵng không tiếp cận được với RAT. Loại bỏ HTX này, thay vào đó là một doanh nghiệp mới, áp dụng các kiến thức quản trị chuỗi cung ứng để tạo nên một dòng chảy liên tục và hiệu quả cho RAT Túy Loan - một hàng hóa thiết yếu đối với người tiêu dùng Đà Nẵng. Đề tài tham vọng tháo gỡ các khó khăn cho người nông dân, tạo dựng thương hiệu RAT Túy Loan và đem đến nguồn RAT thực sự cho người dân Đà Nẵng. Từ khóa: chuỗi cung ứng RAT; RAT Túy Loan; thương hiệu RAT Túy Loan; Vùng rau trọng điểm; nguồn RAT cho Đà Nẵng ABSTRACT In the past, several projects of safe vegetable (RAT) had been launched, most of which failed later. A case in point is the failure of supply chain RAT for Tuy Loan vegetable regions. Today, it is operated by Tuy Loan Co-operative. However, poor management and lack of supply chain administration knowledge have caused difficulties for local farmers and Da Nang citizens to interact with RAT. Therefore, in order to form a continuous and efficient stream for Tuy Loan RAT – an essential good for Da Nang consumers, it is necessary to replace this co-operative by a new firm, which applies knowledge of supply chain administration. This project intends to assist the cultivators to overcome the difficulties, form a brand for Tuy Loan RAT and supply a real RAT source for Da Nang citizens. Key word: Supply chain RAT; Tuy Loan RAT; a brand for Tuy Loan RAT; Tuy Loan vegetable regions; RAT source for Da Nang 1 Đặt vấn đề Chuỗi cung ứng rau an toàn (RAT) ở Đà Nẵng nói chung và vùng RAT trọng điểm Túy Loan –Đà Nẵng nói riêng hiện nay rất rời rạc. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc giải quyết nhu cầu RAT của ngƣời tiêu dùng TP Đà Nẵng và những hộ nông dân trồng RAT. Nhu cầu đƣợc thƣởng thức RAT đảm bảo sức khỏe của ngƣời tiêu dùng và thoát nghèo từ việc sản xuất RAT của ngƣời nông dân vẫn còn xa vời. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xác định Túy Loan là vùng RAT trọng điểm của Đà Nẵng và đã có những chuyển động cho định hƣớng này. Song, cho đến nay, những chuyển động này vẫn thất bại. Hoàn thiện chuỗi cung ứng RAT vùng rau trọng điểm Túy Loan trở thành một dòng chảy RAT liên tục là mục tiêu của đề tài. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 2 Trên cở sở điều tra, phân tích thực trạng của chuỗi RAT Túy Loan. Nhóm nghiên cứu tìm ra các hạn chế, đƣa ra hƣớng giải quyết. Điểm then chốt của hƣớng hoàn thiện là thực hiện một doanh nghiệp đóng vai trò quản trị toàn bộ chuỗi cung ứng, doanh nghiệp này thay thế cho sự thất bại của hợp tác xã RAT Túy Loan hiện tại. Đây là một hƣớng đi hoàn toàn mới để giải quyết một vấn đề thực tiễn bức xúc dựa trên nền tảng của kiến thức quản trị chuỗi cung ứng mới đƣợc cập nhật vào Việt Nam trong thời gian gần đây. 2 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích những nguyên nhân khiến chuỗi cung ứng RAT vùng rau trọng điểm Túy Loan thất bại. Từ đó đƣa ra hƣớng để giải quyết những khó khăn cho ngƣời nông dân vùng rau trọng điểm Túy Loan và thỏa mãn nhu cầu RAT của ngƣời tiêu dùng Đà Nẵng một cách liên tục và đều đặn. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu toàn bộ các mắt xích của chuỗi cung ứng RAT Túy Loan hiện tại, nghiên cứu toàn bộ các mắt xích của chuỗi cung ứng RAT Túy Loan mới và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mới. Đề tài đƣợc thực hiện với đối tƣợng khách hàng của vùng RAT Túy Loan là các khách hàng tổ chức (nhà hàng, khách sạn, trƣờng học) và các công chức. Tuy nhiên, tầm nhìn của đề tài cũng hƣớng đến phổ khách hàng rộng rãi hơn là đông đảo dân cƣ Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: đề tài không đi sâu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan mà chỉ xây dựng mô hình và cách thức quản trị của chuỗi. 4 Tiến trình nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận 4.1.1 Quan niệm về rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP - Rau an toàn (RAT) là những sản phẩm rau tƣơi (bao gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm) đƣợc sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dƣ về vi sinh vật, hóa chất độc hại dƣới mức giới hạn tối đa cho phép (đƣợc qui định cụ thể tại quyết định số 04/2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 01 năm 2007 Ban hành "Quy định về quản trị sản xuất và chứng nhận RAT" của bộ trƣởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). - Tiêu chuẩn VietGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP; Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ RAU AN TOÀN VÀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG RỜI RẠC HIỆN TẠI ĐIỀU TRA HAI MẮT XÍCH CHÍNH LÀ NÔNG DÂN VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐÀ NẴNG ĐỂ TÌM RA CÁC KHÓ KHĂN HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN TÚY LOAN VỚI ĐIỂM THEN CHỐT LÀ HÌNH THÀNH DN ĐẢM TRÁCH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MỚI Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 3 đảm an toàn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (hƣớng dẫn cụ thể tại Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 4.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. 4.2 Phân tích chuỗi cung ứng rời rạc vùng rau an toàn trọng điểm Túy Loan hiện tại Thành phố đã dùng 20 ha cho Túy Loan nhằm mục đích sản xuất RAT cho TP Đà Nẵng. Thế nhƣng mới chỉ dùng chƣa đến ¼ diện tích và cũng không hoàn toàn dành cho sản xuất RAT. Điều này do ảnh hƣởng của các mắt xích chuỗi cung ứng RAT hiện tại. Hiện nay, mô hình chuỗi cung ứng RAT tại Túy Loan đƣợc diễn ra nhƣ sau: Con đƣờng phân phối chính Ký hợp đồng thông qua Sơ đồ 1: Sơ đồ chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan Chuỗi 1: người nông dân-> chợ -> người tiêu dùng Hiện tại, RAT tại vùng rau Túy Loan sản xuất với quy mô nhỏ nên hầu hết số rau sản xuất đƣợc bán trực tiếp cho các chợ. Ngƣời nông dân phải tự thu hoạch và vận chuyển rau tới chợ và bán cho các tiểu thƣơng tại đây. Sau đó RAT đƣợc các tiểu thƣơng này bán lại cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Với cách bán này, ngƣời nông dân khá vất vả, giá thành của RAT so với giá rau thông thƣờng ngang bằng nhau do phần lớn ngƣời tiêu dùng vẫn chƣa phân biệt đƣợc sự khác biệt giữa hai loại rau này. Chuỗi 2: nông dân-> thương lái -> nhà hàng/ khách sạn Ngƣời nông dân đƣợc thƣơng lái đến tại vƣờn rau thu mua trực tiếp. Sau đó thƣơng lái phân phối lại cho một số quán ăn, quán nhậu, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố. Thông thƣờng với cách phân phối rau nhƣ thế này, ngƣời nông dân bị các nhà thu mua ép giá với mức giá thấp hơn 10-30% hay thậm chí là 40-50% so với giá ngƣời nông dân bán lẻ, do đó bị tổn thất khá nhiều. ở chuỗi thứ hai này cũng không liên tục vì thƣơng lái không có một cam kết gì với từng ngƣời nông dân về giá cả, sản lƣợng. Ngƣời nông dân luôn thua thiệt trong giao dịch và các khách hàng tổ chức cũng chỉ biết về rau an toàn hay không thông qua thông tin từ các thƣơng lái. Chuỗi 3: Nông dân-> HTX-> Khê Thạch -> Người tiêu dùng HTX NÔNG DÂN CHỢ THƢƠNG LÁI NHÀ HÀNG/ KHÁCH SẠN NGƢỜI TIÊU DÙNG KHÊ THẠCH Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 4 Gần đây, sản phẩm RAT còn đƣợc bán cho doanh nghiệp Khê Thạch. Hợp tác xã là bên đại diện phía ngƣời nông dân ký kết hợp đồng với Khê Thạch. Một nhƣợc điểm của chuỗi này đó là chỉ khi nào phía công ty có nhu cầu thì họ mới tới thu mua khiến cho ngƣời nông dân trở nên bị động trong việc điều tiết sản lƣợng. Giữa ngƣời nông dân và công ty cũng không có bất cứ ràng buộc nào nhằm đảm bảo công ty sẽ lấy hàng với sản lƣợng cố định, tại thời điểm cụ thể khiến cho chuỗi cung ứng không đƣợc liên tục. Với chuỗi cung ứng rau an toàn hiện tại. Vai trò thực tế của hợp tác xã hết sức mờ nhạt. Hợp tác xã không hề có cơ chế tạo ra sự kết nối các mắt xích của chuỗi cung ứng. Đây là nguyên nhân then chốt nhất dẫn đến một loạt các khuyết điểm của chuỗi cung ứng hiện tại: rời rạc và không liên tục, không tối đa hóa giá trị của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. 4.3 Điều tra hai mắt xích chính là những khó khăn của người nông dân và người tiêu dùng Đà Nẵng Nhằm mục đích tìm hiểu những khó khăn đối với hai mắt xích quan trọng là ngƣời nông dân và ngƣời tiêu dùng. Đề tài đã tiến hành điều tra và sử dụng SPSS để xử lý. Kết quả điều tra thực tế 18/22 hộ (chiếm 90%) cho thấy ngƣời nông dân Túy Loan đang gặp nhiều khó khăn. Hiện tại họ sản xuất đơn lẻ, không có kế hoạch cụ thể. RAT hiện tại vẫn chỉ đƣợc bán nhỏ lẻ với giá cả không chênh lệch mấy với rau thông thƣờng. Hơn nữa, việc ảnh hƣởng mạnh mẽ của thời tiết, nguồn vốn hạn chế cũng nhƣ việc sản xuất bằng các phƣơng tiện thô sơ khiến cho ngƣời nông dân khó khăn trong vấn đề tạo ra một nguồn cung ổn định. Kết quả điều tra 300 mẫu từ ngƣời tiêu dùng Đà Nẵng cho thấy nhu cầu rất lớn và rất chính đáng của ngƣời dân Đà Nẵng hầu nhƣ chƣa đƣợc đáp ứng. Chỉ một bộ phận khách hàng tổ chức có đƣợc rau an toàn từ các thƣơng lái và siêu thị, nhƣng họ cũng chƣa có niềm tin thực sự. Còn đông đảo ngƣời dân Đà Nẵng hầu nhƣ không có cơ hội tiếp cận rau an toàn. 4.4 Hoàn thiện chuỗi cung ứng rau an toàn với điểm then chốt là hình thành doanh nghiệp đảm trách 4.4.1 Hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan Hình thành một doanh nghiệp đảm trách quản trị dòng chảy chuỗi cung ứng RAT Túy Loan để hoàn thiện dòng chảy chuỗi cung ứng RAT liên tục từ các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào đến ngƣời tiêu dùng Đà Nẵng thông qua doanh nghiệp này. Sự thất bại của HTX rau an toàn Túy Loan hiện nay buộc nhóm nghiên cứu mạnh dạn loại bỏ nó. Hơn nữa thực tế HTX rau an toàn Túy Loan hiện tại chỉ có 3 ngƣời, lại không có kiến thức chuyên sâu về quản trị, không thể điều hành một vùng rau trọng điểm cho toàn thành phố Đà Nẵng đƣợc. Nhóm đề xuất hình thành một doanh nghiệp mới đảm trách toàn bộ chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan theo đúng lý thuyết nền tảng quản trị chuỗi cung ứng. Ba cán bộ của HTX cũ sẽ đƣợc bố trí làm việc trong doanh nghiệp mới này một cách phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của họ. 4.4.2 Những vấn đề căn bản của doanh nghiệp Viễn cảnh: “Mang đến cho ngƣời dân và du khách Đà Nẵng một cuộc sống tốt đẹp hơn” Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 5 Sứ mệnh: “Trở thành doanh nghiệp cung ứng rau an toàn hàng đầu Đà Nẵng. Chúng tôi cam kết chất lƣợng trong từng sản phẩm mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng. An toàn của bạn là thành công của chúng tôi” Triết lý kinh doanh: Uy tín - Chuyên nghiệp - Tiện lợi Nhiệm vụ căn bản của doanh nghiệp : Cam kết đảm bảo hợp tác chặt chẽ và bền vững với ngƣời nông dân đồng thời cam kết cung cấp cho NTD RAT đảm bảo chất lƣợng. Đảm bảo mọi hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không gây hại đến môi trƣờng. Và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế với Nhà nƣớc. Mục tiêu dài hạn: Phát triển thƣơng hiệu RAT Túy Loan trở thành thƣơng hiệu uy tín về chất lƣợng và trở thành thƣơng hiệu đáng tin cậy nhất đối với ngƣời dân khu vực miền Trung. Mục tiêu ngắn hạn: Trong vòng 1 năm,tỉ lệ ngƣời tiêu dùng biết đến thƣơng hiệu RAT Túy Loan chiếm 60-70% dân số Đà Nẵng.Doanh thu trong năm đầu tiên phải tăng 150%. Số lƣợng các điểm bán lẻ đạt tới con số là 6 cửa hàng. Tiếp cận đƣợc với các khách hàng tổ chức. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Giám đốc có trách nhiệm phụ trách toàn bộ hoạt động của công ty với sự giúp đỡ của hai phó giám đốc Phó giám đốc 1 : trực tiếp điều hành phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật và phòng sơ chế Phó giám đốc 2: trƣc tiếp điều hành phòng kế toán và phòng nhân sự Phòng kinh doanh và marketing gồm các bộ phận nhƣ bộ phận bán hàng phụ trách mảng bán hàng trực tiếp và mảng bán hàng gián tiếp. Bộ phận marketing chịu trách nhiệm hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm, thƣơng hiệu, Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kho và sơ chế Phòng kế toán Phòng nhân sự Bộ phận điều phối Bộ phận mkt GIÁM ĐỐC Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Bộ phận bán hàng Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 6 tiếp nhận ý kiến của khách hàng. Và bộ phận điều phối phụ trách công việc vừa điều phối hoạt động tổ chức xe vận chuyển vừa điều phối thu gom rau. Phòng kỹ thuật gồm các nhân viên kỹ thuật phụ trách việc giám sát quy trình sản xuất rau đồng thời kiểm tra rau sau khi đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Phòng kho và sơ chế phụ trách các công việc về việc lƣu trữ kho cho nguyên vật liệu sản xuất; tạo nhà kho tạm thời vào mùa mƣa; phụ trách điều hành, kiểm soát công việc sơ chế. Phòng kế toán quản lý chi phí, theo dõi hợp đồng, lập hợp đồng, thu tiền, trả lƣơng nhân viên. Phòng nhân sự phụ trách việc tuyển dụng và tổ chức các chƣơng trình đào tạo nhân viên. Phân tích SWOT đối với chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan Điểm mạnh: Với việc cung ứng RAT thông qua một chuỗi các cửa hàng đặt tại các chợ đã tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc mua RAT. Hiện nay, tại Đà Nẵng chƣa có một doanh nghiệp RAT có uy tín nào trên thị trƣờng. Điều này cho phép doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trƣờng và tạo đƣợc vị thế là ngƣời tiên phong. Điểm yếu: Việc thiết lập các cửa hàng bán RAT rộng khắp và đồng bộ làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng cao, điều này có thể khiến giá rau tăng cao. Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng là một khái niêm còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khiến doanh nghiệp gặp phải một vài khó khăn trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho việc quản lý. Cơ hội: Nhu cầu tiêu thụ RAT cho sức khỏe ngày càng cao. NTD ngày càng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sản phẩm an toàn. Bên cạn đó, TP Đà Nẵng đã và đang chú trọng đến các dự án về việc nâng cao chất lƣợng, an toàn sản phẩm nông nghiệp tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng nguồn hàng RAT. Đe dọa: Với qui mô và trình độ sản xuất hiện nay, khó đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ rau an toàn nội địa và hƣớng tới các tỉnh lân cận. Thƣờng xuyên xảy ra thiên tại, ngập lụt vào mùa mƣa khiến nông dân phải tạm dừng việc sản xuất RAT vào những tháng cuối năm khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về nguồn hàng để cung ứng cho NTD vào mùa mƣa. 4.4.3 Sơ đồ dòng chảy chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan mới Sơ đồ 2: Sơ đồ dòng chảy chuỗi cung ứng RAT của doanh nghiệp NHÀ CUNG CẤP DOANH NGHIỆP NÔNG DÂN HỆ THỐNG TRỰC TUYẾN CHUỖI CỬA HÀNG KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC NGƢỜI TIÊU DÙNG Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 7 Có 4 dòng dịch chuyển: Dòng dịch chuyển từ nhà cung ứng đến doanh nghiệp: Ở dòng dịch chuyển này, doanh nghiệp tiến hành thu mua các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp và lƣu trữ tại kho. Dòng dịch chuyển giữa nông dân và doanh nghiệp: Ở dòng dịch chuyển này, doanh nghiệp phân phối các yếu tố đầu vào cho ngƣời nông dân và ngƣời nông dân sẽ cung ứng toàn bộ số lƣợng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch cho doanh nghiệp. Dòng dịch chuyển giữa doanh nghiệp và khách hàng tổ chức: Ở dòng dịch chuyển này, doanh nghiệp và khách hàng tƣơng tác với nhau bằng giao thức hợp đồng cố đinh hoặc đặt hàng hàng ngày thông qua hệ thống trực tuyến. Dòng dịch chuyển giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân: Ở dòng dịch chuyển này, khách hàng có thể tƣơng tác với doanh nghiệp thông qua hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi hoặc thông qua hệ thống trực tuyến. 4.5 Quản trị chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan mới 4.5.1 Hướng tháo gỡ khó khăn đối với người nông dân và người tiêu dùng Đối với ngƣời nông dân, doanh nghiệp đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào để quá trình sản xuất đƣợc liên tục. Toàn bộ sản phẩm sẽ đƣợc thu mua và phân phối ra thị trƣờng, doanh nghiệp đảm bảo cho ngƣời nông dân một mức thu nhập ổn định và hỗ trợ ngƣời dân trong trƣờng hợp có thiên tai. Đối với ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp đảm bảo cung ứng các sản phẩm RAT đạt chất lƣợng và phân phối đến với ngƣời tiêu dùng bằng cách thuận tiện nhất thông qua chuỗi cửa hàng tiện lợi và hệ thống đặt hàng trực tuyến. 4.5.2 Triển khai những bước căn bản của quản trị chuỗi cung ứng Doanh nghiệp triển khai các bƣớc căn bản của chuỗi cung ứng theo năm bƣớc sau: Bước 1: Lập kế hoạch cho việc tiếp cận vốn, tiếp cận các yếu tố đầu vào, tiếp cận nguồn công nghệ sản xuất RAT, lên kế hoạch thu mua, kế hoạch tồn kho, kế hoạch vận chuyển & phân phối, kế hoạch truyền thông và kế hoạch kiểm soát các quá trình. Bước 2: Sau bƣớc lập kế hoạch, doanh nghiệp tìm kiếm các nhà cung cấp đáp ứng một nguồn đầu vào chất lƣợng, ổn định với chi phí hợp lý nhất. Bước 3: Triển khai cụ thể các khâu của quá trình sản xuất đảm bảo việc sản xuất diễn ra đúng qui trình và kế hoạch để đáp ứng nguồn RAT chất lƣợng và liên tục cho khách hàng. Bước 4: Thực hiện các công việc của khâu giao nhận một cách chặt chẽ. Bước 5: kế hoạch cụ thể trong trƣờng hợp khách hàng hoàn trả sản phẩm. 4.5.3 Đảm bảo những nguyên tắc cốt lõi của chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan 4.5.3.1 Đảm bảo nguyên tắc giá trị sản phẩm Ngƣời tiêu dùng và du khách Đà Nẵng đƣợc thƣởng thức RAT tƣơi ngon mỗi ngày vì thế mà RAT Túy Loan đã mang lại một mức giá trị cao hơn giá bán của nó, điều này cho thấy doanh nghiệp đảm trách chuỗi RAT Túy Loan đã đảm bảo nguyên tắc giá trị sản phẩm. 4.5.3.2 Tối ƣu dòng giá trị (Value stream) Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 8 Doanh nghiệp đảm bảo các bƣớc trong chuỗi cung ứng từ khâu yếu tố đầu vào, sản xuất đến sơ chế, vận chuyển và bán hàng đều phải đảm bảo việc giảm thiểu tối đa về mặt chi phí, đây chính là giá trị mà chuỗi cung ứng mang lại cho doanh nghiệp. Chi phí càng thấp thì ngoài việc doanh nghiệp có thể cung ứng cho khách hàng một mức giá thấp nhất thì nó còn làm chi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Một khi mỗi bƣớc thực hiện trong quá trình chuỗi cung ứng đều đảm bảo mang lại cho doanh nghiệp giá trị hay lợi nhuận cao nhất thì nó đã đảm bảo tối ƣu dòng giá trị. 4.5.3.3 Đảm bảo dòng chảy không ngừng của chuỗi cung ứng Với hệ thống vận hành liên tục, chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận rõ ràng và chặt chẽ, doanh nghiệp đảm bảo việc cung ứng các sản phẩm RAT chất lƣợng và liên tục đến với ngƣời tiêu dùng. Cụ thể là hằng ngày đều có rau tƣơi ngon an toàn từ làng rau Túy Loan đến với ngƣời tiêu dùng Đà Nẵng. 4.5.3.4 Kích hoạt sức hút nhu cầu Nhờ có chuỗi rau an toàn mà thông tin về RAT đƣợc chuyển tải nhiều hơn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; sự xuất hiện các cửa hàng tiện lợi; hệ thống trực tuyến thuận tiện và việc xây dựng một thƣơng hiệu rõ ràngdoanh nghiệp đã nâng cao đƣợc nhu cầu có khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng. 4.5.3.5 Hoàn thiện sản phẩm, qui trình và dịch vụ Sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng đều phải trải qua môt quy trình sản xuất và kiểm tra một cách nghiêm ngặt để tạo nên những sản phẩm với chất lƣợng cao và đồng bộ. Tuy nhiên, mọi quy trình trong chuỗi cung ứng đều phải thực hiện theo nguyên tắc tổi thiểu hóa chi phí và mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt ƣu nhất. 4.5.4 Những kiến nghị đối với cơ quan chính quyền thành phố Đà Nẵng 4.5.4.1 Những lý do chuỗi cung ứng RAT Túy Loan chỉ có thể thành công với sự giúp đỡ của chính quyền thành phố Đà Nẵng Thứ nhất, việc lựa chọn chiến lƣợc giá thấp (chỉ tăng tối đa 30% so với rau thƣờng) và vẫn đảm thu nhập tốt hơn, ổn định hơn cho các hộ nông khiến cho doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vì vậy để đảm bảo dòng chảy liên tục của chuỗi cung ứng RAT Túy Loan rất cần sự giúp đỡ của các cơ quan chính quyền. Thứ hai, việc cung cấp RAT cho thành phố Đà Nẵng bằng vùng rau trọng điểm Túy Loan là một trong những định hƣớng của thành phố, do vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp đều chịu tác động mạnh mẽ từ phía chính quyền. Chính vì thế, để đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ to lớn của chính quyền địa phƣơng. 4.5.4.2 Những kiến nghị cụ thể Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Với sự thất bại của HTX RAT Túy Loan hiện tại, doanh nghiệp đề xuất phƣơng án xóa bỏ cơ chế hoạt động của mô hình này và tạo điều kiện thuận lợi cho phép doanh nghiệp đi vào hoạt động để quản trị chuỗi cung ứng này. Về phía các cơ quan chức năng, UBND thành phố cần có những tác động để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển. Đối với sở kế hoạch và đầu tƣ, đề nghị cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp. Đối với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận RAT và cũng nhƣ tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các hộ nông dân Túy Loan sử dụng nhà máy sơ chế theo dự án QSEAP trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, trung tâm khuyến Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 9 nông cần tạo điều kiện trong việc chuyển giao kĩ thuật, giới thiệu về các giống cây trồng mới. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nên có những chính sách giúp đỡ doanh nghiệp đƣợc vay vốn với mức lãi suất ƣu đãi để doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Sở công thương Sở công thƣơng cần hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, các hội thảo về RAT, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ để quảng bá thƣơng hiệu RAT. Bên cạnh đó, sở cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đƣợc mặt bằng thuận lợi cho việc phát triển chuỗi cửa hàng cung cấp rau an toàn trƣớc các cổng chợ. 4.6 Kết luận Nếu chính quyền TP Đà Nẵng thực sự quan tâm, tạo ra cơ chế thuận tiện cho việc hình thành một doanh nghiệp đảm trách dòng chảy chuỗi cung ứng RAT cho vùng rau trọng điểm Túy Loan, thì chắc chắn chuỗi cung ứng RAT Túy Loan sẽ thành công. Điều này sẽ thỏa mãn nhu cầu tiếp cận RAT của ngƣời tiêu dùng Đà Nẵng và giúp những hộ nông dân Túy Loan có thu nhập ổn định. Mô hình chuỗi cung ứng RAT Túy Loan hoàn toàn có thể áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp khác của Thành phố Đà Nẵng hay các tỉnh thành khác. Đồng thời chuỗi cung ứng RAT này cũng góp phần phát triển du lịch Đà Nẵng, thu hút thêm nhiều lao động cho thành phố Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ NN&PTNT, Số 04/2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 01 năm 2007 Ban hành "Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn" [2] Tài liệu “Quản trị chuỗi cung ứng” – Khoa quản trị kinh doanh, trƣờng đại học kinh tế Đà Nẵng (Năm 2011) [3] Giáo trình “Quản lý chuỗi cung ứng” (NXB Thống kê, 2008), Tác giả: Nguyễn Công Bình [4] “Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP” (Hội thảo GAP Bình Thuận, 2008) – TS Trần Thị Ba – Đại học Cần Thơ [5] “Chuỗi giá trị rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh” – Nghiên cứu của Axis năm 2010 [6] Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Niên giám thống kê năm 2011 [7] Báo cáo về tình hình sản xuất rau an toàn tại Túy Loan quí I/2012 (Nguồn: HTX rau an toàn Túy Loan) [8] Báo cáo về tình hình sản xuất rau an toàn tại La Hƣờng quí I/2011 (Nguồn: HTX rau an toàn La Hƣờng) 1. Họ và tên: Phan Thị Nhƣ Hòa Địa chỉ: Xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam Số điện thoại: 01649.770.059 Email: nhuhoakt209@gmail.com Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 10 2. Họ và tên: Nguyễn Hằng Phƣơng Địa chỉ: Phƣờng Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Số điện thoại: 0932.558.168 Email: nguyenhangphuong_fm@yahoo.com 3. Họ và tên : Bùi Thị Thanh Hằng Địa chỉ : Phƣờng Hòa Cƣờng Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng Số điện thoại : 0905.072.191 Email : thanhhang217@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftb11_01_4847.pdf
Luận văn liên quan