Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy thiết bị bưu điện

LỜI MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ hàng hoá chính là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cũng như trên toàn cầu, nó là điều bức xúc khiến những người làm kinh tế phải quan tâm. Những năm gần đây, sự hình thành nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, sự phát triển nhanh chóng của cung cầu trên thị trường làm cho khối lượng hàng hoá cung ứng đã vượt quá nhu cầu của thị thường, đồng thời sự phát triển phong phú đa dạng của nhu cầu làm cho cung trở nên lạc hậu. Cho nên tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mà cả đối với nền kinh tế quốc dân. Hiện nay các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh và đều bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, liên doanh tự nguyện, phải tự mình lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh và làm sao đề ra phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đơn vị kinh tế nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, tiết kiệm chi phí bán hàng, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận là cơ sở quan trọng nhất để tạo uy tín cho nhãn hiệu hàng hoá sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại đơn vị nào không bán được hàng hoá của mình và xác định không chính xác kết quả kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng "lỗ thật, lãi giả". dần dần sẽ đưa doanh nghiệp tới tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và đi tới phá sản. Thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy điều đó. Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Nhà máy Thiết bị Bưu điện, trong guồng quay sôi động của thị thường, cũng coi vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu. Một trong những công cụ giúp cho công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao là kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Xuất phát từ vai trò vị trí tầm quan trọng của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, trong thời gian thực tập tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy thiết bị bưu điện” cho Luận văn Tốt nghiệp của mình. Nội dung của Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận gồm có 3 phần: - Phần I: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - Phần II: Thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy thiết bị bưu điện - Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Thiết bị bưu điện. PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1.1 Quá trình bán hàng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường với mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu này, sau khi sản xuất hoàn thành tạo ra sản phẩm các doanh nghiệp phải thông qua quá trình bán hàng đưa sản phẩm đến với khách hàng. Vậy: Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Xét về mặt chu chuyển vốn thì bán hàng là quá trình chuyển từ vốn thành phẩm hàng hoá sang vốn bằng tiền vốn. Như vậy, quá trình bán hàng là quá trình vận động ngược chiều của hàng và tiền. Kết thúc quá trình này khách hàng có được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình, còn doanh nghiệp thu được tiền để tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Để thực hiện quá trình bán hàng doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí : chi phí sản xuất để có sản phẩm, hàng hoá, chi phí cho hoạt động tiêu thụ, hoạt động quản lý và sau quá trình bán hàng doanh nghiệp sẽ thu được một khoản tiền về bán sản phẩm, hàng hoá gọi là doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng. Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cung ứng lao vụ dịch vụ chưa có thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng. Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung ứng lao vụ dịch vụ ( tổng giá thanh toán ) và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ của số hàng đã bán sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu với chi phí bỏ ra (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) của số hàng đó, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Như vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình bán hàng. Tổ chức tốt quá trình bán hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và ngược lại. Nếu quá trình bán hàng không được thực hiện thì kết quả hoạt động kinh doanh sẽ không cao thậm chí còn bị giảm đi. 1.1.2. Ý nghĩa quá trình bán hàng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

doc100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh Tiến 190 196 Tháng 12 85992 03/12 A. Quang 60 256 BKT12 29/12 Tiêu thụ 131 125 Cộng phát sinh 347 276 Tồn cuối T12/2007 125 Lập biểu Kế toán trưởng Cuối quý, kế toán lập Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho hàng gửi bán của Chi nhánh 3 dựa vào các Thẻ kho hàng gửi bán Chi nhánh 3. Kết cấu và cách ghi Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho hàng gửi bán tương tự như kết cấu và cách ghi Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm (Đã giới thiệu ở phần trước). Biểu số 2.8.1 Đơn vị: Nhà máy thiết bị bưu điện Địa chỉ: 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội BÁO CÁO NHẬP - XUẤT - TỒN KHO THÀNH PHẨM GỬI BÁN - CN3 Quý IV năm 2007 Mã Tên thành phẩm ĐVT Giá HT Tồn cuối Q3 SL PS Nợ TK 155 TT PS Nợ TK 155 SL PS Có TK 155 TT PS Có TK 155 Tồn cuối Q4 SL TT 154 ... SL Nợ 154 ... TT Nợ 632 ... SL Có 632 ... TT Có SL TT 1 Phiến FL10 Cái 12000 12 144000 2000 ... 2000 24000000 ... 24000000 2012 ... 2012 24144000 ... 24144000 0 0 1.1 Phiến FL20 Cái 30600 50 1530 1490 ... 1490 4559400 ... 4559400 1500 ... 1500 45900000 ... 45900000 40 1224000 31 Phiến K/c 9 Cái 25000 25 625000 355 ... 355 8875000 ... 8875000 370 ... 370 9250000 ... 9250000 10 125000 53 Điện thoại V701 Cái 104000 53 5616000 250 ... 250 26000000 ... 26000000 234 ... 234 24336000 ... 24336000 125 13000000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 16990579918 13957171590 13957171590 17171895117 21565823397 5187371791 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng Tổng hợp số liệu Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho hàng gửi bán của 3 Chi nhánh và của các bộ phận phụ thuộc, kế toán lập bảng Tổng hợp phát sinh TK 157. Bảng tổng hợp phát sinh TK 157 được phản ánh theo giá hạch toán: Biểu số 2.8.2 Đơn vị: Nhà máy thiết bị bưu điện Địa chỉ: 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TK 157 Quý IV năm 2007 Đơn vị Dư cuối Q3 Phát sinh nợ TK 157 Có các TK Phát sinh Có TK 157 Nợ các TK Dư cuối Q4 152 155 Cộng PS Nợ Q4 155 641 632 Cộng PS Có Q4 CN 1 5062225825 4219516450 4219516450 63437102 6954901588 7018338690 2263403585 CN 2 1742514157 119000000 119000000 408843300 243532600 652375900 1209138257 CN 3 9211409785 9022044140 9022044140 3455530272 9590351862 13046082134 5187371791 TTBH 968471701 596611000 596611000 69100000 773969223 843069223 722014478 Liên doanh 5957450 5957450 5957450 KDĐT 0 Nguồn 0 KTS 0 Cộng 16990579918 0 13957171590 13957171590 4387388226 6539460 17171895711 21565823397 9381928111 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng Sau đó dựa vào tổng cộng của Bảng Tổng hợp phát sinh TK157, Bảng kê 9- Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán được lập. Cũng giống như Bảng tính giá thực tế xuất kho thành phẩm, Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán được lập chung cho tất cả các thành phẩm, hàng hoá gửi bán. Nhà máy Thiết bị Bưu điện không tính hệ số giá riêng cho từng thành phẩm, hàng hoá gửi bán. Sau đây là Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán Quí IV năm 2007 của Nhà máy Thiết Bị Bưu điện: Biểu số: 2.9 BẢNG TÍNH GIÁ THỰC TẾ XUẤT KHO HÀNG GỬI BÁN TK157 Quý IV năm 2007 TT Diễn giải TKĐƯ Giá HT Q4 Giá TT Q4 I Tồn kho đầu kỳ 16990579918 19910412833 II Nhập trong kỳ Nhập của kho BTP Lim 154 Kho thành phẩm (Liên doanh) 155 13957171590 12282811977 Nhập hàng hoá 156 13957171590 12282811977 Cộng Nợ TK157 III Hệ số giá 0.9110 IV Xuất kho trong kỳ Giá vốn hàng bán 632 17171895711 15643569991 Luân chuyển nội bộ 136 Kho thành phẩm 155 4287288226 3996910674 Chi phí bán hàng 641 6539460 5957450 Điều chuyển hàng không cần dùng 411 Chênh lệch giảm do đánh giá lại 412 Cộng phát sinh TK157 21565823397 19646465115 V 9381928111 8546759695 Lập biểu Kế toán trưởng Từ bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán, kế toán vào Sổ cái TK157 theo số liệu của cột giá thực tế. Biểu số: 2.10 Đơn vị: Nhà máy thiết bị bưu điện Địa chỉ: 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội SỔ CÁI Quí IV năm 2007 Tên TK: Hàng gửi bán Số hiệu TK: 157 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 159104128310 Xuất hàng gửi bán 155 12282811977 Giá vốn hàng bán 632 15643596991 Chi phí bán hàng 641 5957450 Hàng bán bị trả lại 155 3996910674 Cộng PS 12282811977 19646465115 31/12/07 SDCK 8546759693 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng Cuối cùng kế toán sẽ vào Sổ cái TK632 dựa vào quan hệ đối ứng giữa TK632 và TK155 trên Sổ cái TK155. Ngoài việc được vào từ Sổ cái TK155 và Sổ cái TK157 thì Sổ cái TK632 còn có thể được vào từ cột giá thực tế của Bảng tính giá thực tế xuất kho thành phẩm và Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán dựa vào quan hệ đối ứng của TK632 với các tài khoản khác. Sau đây là sổ cái TK632 Quí IV/2007 của Nhà máy Thiết bị Bưu điện: Biểu số: 2.11 Đơn vị: Nhà máy thiết bị bưu điện Địa chỉ: 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội SỔ CÁI Quí IV năm 2007 Tên TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu TK: 632 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 0 Giá vốn hàng bán 155 53549301 Giá vốn hàng bán 157 15643596991 CN2 trả lại hàng 15 22470000 K/C Giá vốn hàng bán 911 15674676292 Cộng PS 15674146292 15674146292 31/12/07 SDCK 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng 2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 2.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng * Nội dung doanh thu bán hàng của Nhà máy Thiết bị Bưu điện: Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, doanh thu bán hàng của nhà máy bao gồm doanh thu từ việc bán thành phẩm và bán hàng hoá, trong đó chủ yếu là doanh thu bán thành phẩm. Thành phẩm là các loại sản phẩm thuộc 10 nhóm sản phẩm chính như đã nói trước đó và một vài sản phẩm dân dụng khác đã sản xuất hoàn thành và qua khâu kiểm tra chất lượng để nhập kho thành phẩm. Hàng hoá là một số sản phẩm thuộc chuyên ngành bưu chính viễn thông khi thị trường có nhu cầu, Nhà máy cũng nhập để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên doanh thu bán hàng hoá không lớn. Ngoài ra, thỉnh thoảng Nhà máy còn bán ra cả Nguyên vật liệu khi chưa cần dùng và cung ứng dịch vụ sửa chữa các Thiết bị điện, điện tử, tin học, tư vấn kỹ thuật Bưu chính viễn thông qua Trung tâm bảo hành. * Kế toán doanh thu bán hàng - Chứng từ sử dụng: Trong kế toán doanh thu bán hàng Nhà máy thường sử dụng những chứng từ sau: Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn GTGT, Giấy chấp nhận thanh toán, Giấy báo có, Bảng kê tiêu thụ của các Chi nhánh... - Tài khoản sử dụng: + TK511- Doanh thu bán hàng: Phản ánh giá trị sản phẩm hàng hoá đã bán và các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất nhập khẩu để xác định Doanh thu thuần, kết chuyển sang TK911 để tính kết quả kinh doanh của Nhà máy. + TK512- Doanh thu nội bộ: Phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Cụ thể trong Nhà máy là phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hoá bán cho các Chi nhánh và Trung tâm. Ngoài ra kế toán doanh thu bán hàng còn sử dụng một số tài khoản khác phục vụ việc hạch toán như: TK111,112,131,136,3331... - Sổ kế toán sử dụng: Nhật ký quỹ, sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết TK131, sổ chi tiết phải thu nội bộ TK136, Bảng tổng hợp TK131, 136, Sổ cái TK 111, 112, 131, 136, 511, 512... - Trình tự kế toán: a) Kế toán doanh thu bán hàng trong trường hợp bán hàng trực tiếp. * Trường hợp bán hàng thu tiền ngay. Căn cứ hợp đồng hoặc yêu cầu của khách hàng, kế toán viết Hoá đơn GTGT theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc thông báo giá của Nhà máy. Kế toán thu chi căn cứ Hoá đơn GTGT để viết phiếu thu. Thủ quỹ thu tiền và ký xác nhận vào phiếu thu, đồng thời đóng dấu đã thu tiền vào liên 2, liên 3 của Hoá đơn GTGT giao cho khách hàng xuống kho nhận hàng. Căn cứ Hoá đơn GTGT và phiếu thu, kế toán Thành phẩm ghi Nhật ký quỹ: Nợ TK111 Tổng giá thanh toán Có TK511 Doanh thu bán hàng Có TK3331 GTGT đầu ra Nhật ký quỹ là sổ kế toán tổng hợp theo dõi tình hình thu chi Tiền mặt, đồng thời theo dõi một số tài khoản có đối ứng Nợ hoặc Có với TK111. Trong trường hợp này, doanh thu bán hàng được theo dõi thông qua Nhật ký quỹ. Cuối quý, từ Nhật ký quỹ kết hợp với chứng từ gốc, kế toán lập Bảng tổng hợp phát sinh TK111 lấy số liệu vào Sổ cái TK511- Phần doanh thu thu tiền ngay. Để dễ hiểu hơn ta tham khảo tiếp ví dụ về trường hợp Chị Hạnh nhân viên công ty Vật tư bưu điện 1. Theo yêu cầu của Chị Hạnh kế toán thành phẩm sẽ viết Hoá đơn GTGT ghi rõ hình thức thanh toán bằng Tiền mặt: Biểu số: 2.12 HOÁ ĐƠN Mẫu số 01-GTKT 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG NY/2007B Ngày 04 tháng 12 năm 2007 0083162 Đơn vị bán hàng: Địa chỉ: Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Chị Hạnh Tên đơn vị: Công ty Nhà máy Thiết bị Bưu điện 1 Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Điện thoại V903 Cái 05 140000 Cộng tiền hàng: 700000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 70000 Tổng cộng tiền thanh toán: 770000 Số tiền bằng chữ: Bẩy trăm bẩy mươi nghìn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Căn cứ vào Hoá đơn GTGT này và phiếu xuất kho, kế toán ghi Nhật ký quỹ theo bút toán: Nợ TK111 770000 Có TK511 700000 Có TK3331 70000 Cuối quý, từ Nhật ký quỹ, kế toán lập Bảng tổng hợp phát sinh TK111. Khác với các Bảng tổng hợp của Nhà máy, Bảng tổng hợp phát sinh TK111 có kết cấu như dạng bàn cờ chia thành 2 phần: Tài khoản ghi Nợ (Nằm dọc) và tài khoản ghi (nằm ngang), cuối mỗi phần có cộng Nợ, cộng Có. Dưới đây là Bảng tổng hợp phát sinh TK111 của Nhà máy Thiết bị Bưu điện quý IV/2007: Biểu 2.13 Đơn vị: Nhà máy thiết bị bưu điện BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TK111 Quý IV/2007 TK Nợ TK ghi Có 111 112 136 511 131 ... Cộng có 111 2325000000 140862000 88859590 194718049 18641486119 112 7155 7155 136 45644189 45644189 333 706000 706000 641 5596652 5596652 642 335198216 335198216 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng Nợ 18310015721 2325000000 140862000 88859590 194718049 ... 36951501840 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng Cuối cùng Sổ cái TK511 sẽ được vào từ Bảng tổng hợp phát sinh TK111 theo quan hệ đối ứng tài khoản: Nợ TK111, Có TK511. Sổ cái TK511: biểu số 2.15 * Trường hợp bán hàng trả chậm. Với trường hợp này, khi viết hoá đơn GTGT, kế toán ghi rõ hình thức thanh toán là "thanh toán chậm" và ghi Sổ chi tiết Thanh toán với người mua theo bút toán: Nợ TK131 Tổng số tiền thanh toán Có TK511 Doanh thu bán hàng Có Tk3331 Thuế GTGT đầu ra Sổ chi tiết Thanh toán với người mua được mở cho từng đối tượng khách hàng. Cuối tháng lấy số tổng cộng để lập Sổ chi tiết TK131. Ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện không mở một sổ kế toán nào ngoài Sổ cái TK511 để theo dõi doanh thu bán hàng nên Sổ chi tiết TK131 này cùng với Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra còn được sử dụng để theo dõi doanh thu thanh toán chậm. Cuối quý, từ sổ tổng cộng của Sổ chi tiết TK131 lập Bảng Tổng hợp TK131 và Sổ cái TK511 được vào từ số liệu của Bảng Tổng hợp TK131- Phần doanh thu thanh toán chậm. Ví dụ: Trường hợp mua hàng thanh toán chậm của công ty Giải pháp công nghệ nguồn postef-Dongah theo hợp đồng số 087483 ngày 10/12/2007.Tổng tiền hàng là 16500000. Đầu tiên kế toán sẽ viết Hoá đơn GTGT ghi rõ hình thức thanh toán là "thanh toán chậm" và mở Sổ chi tiết Thanh toán với người mua cho công ty Giải pháp công nghệ nguồn postef-Dongah theo bút toán: Nợ TK131 16500000 Có TK511 15000000 Có TK3331 1500000 Cuối tháng, cộng Sổ chi tiết Thanh toán với người mua lập Sổ chi tiết TK131. Sổ chi tiết TK131 là sổ kế toán tổng hợp theo dõi tình hình thanh toán tất cả các khách hàng của Nhà máy. Kết thúc kỳ kế toán, dựa vào Sổ chi tiết TK131, kế toán lập Bảng Tổng hợp TK131: Biểu số: 2.14 Nhà máy Thiết bị Bưu điện Văn phòng Nhà máy BẢNG TỔNG HỢP TK131 Quý IV/2007 Tháng Dư cuối Q3 Nợ TK131 Có TK Có TK 131 Nợ các TK Dư cuối Q4 511 3331 111 ... Cộng PS Nợ Q4 1121 1111 ... Cộng PS Có Q4 10 441259981 21376800 ... 23514480 896639027 90973575 ... 987612602 -522838141 11 -522838141 35415922 ... 38957754 26136000 103744474 ... 129880474 -613760861 12 -613760861 11078220 ... 12186042 30000000 ... 103320519 -704895338 Cộng 67870942 0 0 ... 74658276 952775027 194718049 ... 1220813595 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng Cuối kỳ, từ Bảng Tổng hợp TK131, kế toán vào Sổ cái TK511 theo quan hệ đối ứng giữa TK511 với TK131. Như vậy Sổ cái TK511 được vào từ Bảng Tổng hợp phát sinh TK111 và Bảng Tổng hợp TK131(Phần doanh thu trả ngay và phần doanh thu trả chậm). Ngoài ra, ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện Sổ cái TK511 còn được vào từ số liệu của Bảng Tổng hợp TK338 - Phải thu khác. Dưới đây là Sổ cái TK511 của Nhà máy Thiết bị Bưu điện Quý IV/2007 Biểu số: 2.15 Đơn vị: Nhà máy thiết bị bưu điện SỔ CÁI TK 511 Quý IV năm 2007 Tên TK: Doanh thu bán hàng Số hiệu TK: 511 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 0 Doanh thu bán hàng 111 88859590 Doanh thu bán hàng 131 67870942 K/C doanh thu cho thuê nhà xưởng Q4/2007 338 436361574 K/C doanh thu tính kết quả 911 593092106 Cộng PS 593092106 593092106 31/12/07 SDCK 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng b) Kế toán doanh thu bán hàng trường hợp gửi hàng (Bán hàng qua Chi nhánh) Các chi nhánh là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Nhà máy Thiết bị Bưu điện và doanh thu hàng gửi bán cũng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của Nhà máy. Chính vì vậy, việc quản lý công tác kế toán doanh thu đặt trọng tâm vào kế toán doanh thu theo phương thức gửi hàng. Với những đặc điểm như, kế toán doanh thu hàng gửi bán ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện được tổ chức khá công phu, chi tiết và rất có hệ thống trong mối tương quan với kế toán giá vốn hàng bán, kế toán các khoản thanh toán giữa Nhà máy và chi nhánh, kế toán thuế GTGT. Trong trường hợp này, Khi Nhà máy xuất phiếu kho kiêm vận chuyển nội bộ gửi hàng cho các Chi nhánh, lượng hàng này chưa được hạch toán vào doanh thu mà kế toán chỉ theo dõi trên TK157. Đến cuối tháng khi nhận được Bảng kê tiêu thụ của các Chi nhánh gửi về, cùng với việc hạch toán hàng gửi bán kế toán sẽ hạch toán doanh thu theo số lượng hàng thực bán ở các Chinh nhánh. Cụ thể: Việc đầu tiên khi nhận được Bảng kê tiêu thụ của các Chi nhánh, kế toán đối chiếu Bảng kê với sổ của mình và Bảng giá. Sau đó, xuất Hoá đơn GTGT cho các Chi nhánh khác khu vực và Chinh nhánh 2 và Chinh nhánh 3 để các Chi nhánh kê khai nộp thuế GTGT tại địa bàn đặt trụ sở Chi nhánh (Là Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh). Còn các Chi nhánh cùng khu vục Miền Bắc với Văn phòng Nhà máy (Chi nhánh 1 và Trung tâm bảo hành) thì không viết Hóa đơn vì Nhà máy sẽ nộp thuế tập trung cho cả Văn phòng, chi nhánh 1 và Trung tâm bảo hành tại Cục thuế Hà Nội. Tiếp theo kế toán sẽ vào Sổ chi tiết TK136 theo bút toán: Nợ TK136 Phải thu nội bộ CN2,3 Có TK512 Doanh thu bán hàng Có TK 13331 Thuế GTGT đầu ra Bút toán trên chỉ được dùng cho Chi nhánh 2,3 còn Chi nhánh 1 hạch toán như sau: Nợ TK136 Phải thu nội bộ CN1 Có TK 512 Doanh thu bán hàng Đồng thời, kế toán sẽ vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ, hàng hoá, dịch vụ bán ra. Bảng kê này được lập riêng cho từng tài khoản đối ứng Nợ với TK512 và TK3331 là TK 111, 112, 131, 136. Cuối quý, từ các Sổ chi tiết TK136 kế toán lập Bảng Tổng hợp TK136. Dưới đây là Bảng Tổng hợp TK136 quý IV/2007 của Nhà máy Thiết bị Bưu điện: Biểu số 2.16 BẢNG TỔNG HỢP TK 136 Quý IV/2007 STT Nội dung Dư cuối Q3 Nợ TK 136 Có các TK Có TK 136 Nợ các TK Dư cuối Q4 111 512 … Cộng Nợ Q4 111 531 ... Cộng Có Q4 136 Luân chuyển nội bộ 0 0 0 0 1361 TT với CN1 28691521915 548995425 7763365485 … 37942575379 ... 29439314744 1362 TT với CN2 15132677138 389759284 245316853 … 8393241452 130917000 … 13142197676 1363 TT với CN3 48956560871 78548354 10537991476 … 54786115766 178620000 … 51645664837 1364 TT với TTBH 1682209119 … 2261932922 70000000 … 1435206755 1365 PVC nhựa mềm 0 … 0 … 0 1366 Cơ sở Lim 10246938405 534106000 … 14797922105 53000000 … 9925757087 1368 Cơ sở TĐ 28968459295 2955451126 … 18515378325 … 30003678505 Cộng 133678366744 450680189 19457285814 … 136697165949 14862000 130917000 … 134783713088 135591819604 Lập biểu Kế toán trưởng Cuối cùng Sổ cái TK512 được lập từ Số liệu của Bảng Tổng hợp TK 136. Ngoài ra, để vào Số cái TK 512 kế toán còn lấy số liệu ở các sổ theo dõi khoản giảm trừ doanh thu nội bộ như Sổ cái TK 531, 532. Biểu số: 2.17 Nhà máy Thiết bị bưu điện Văn phòng Nhà máy SỔ CÁI Quý IV năm 2007 Tên TK: Doanh thu nội bộ Số hiệu TK: 512 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 0 - Doanh thu nội bộ Q4 của các đơn vị phụ thuộc 136 19457285814 - K/c giảm doanh thu 531 130917000 - K/c doanh thu tính kết quả 911 1926368814 Cộng PS 19457285814 19457285814 31/12/07 SDCK 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng 2.2.3.2. Kế toán các khoản giảm doanh thu bán hàng * Nội dung Các khoản giảm doanh thu bán hàng ở Nhà máy Thiết bị bưu điện là trị giá hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Trong nhiều niên độ kế toán gần đây không thấy xuất hiện khoản Chiết khấu bán hàng. Sản phẩm, hàng hóa Nhà máy đã bán đi (Trực tiếp hoặc qua Chi nhánh) nếu không đảm bảo chất lượng hoặc giảm sút chất lượng không đáp ứng yêu cầu sử dụng của khách hàng có thể đề nghị trả lại. Để giữ uy tín và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài, Nhà máy thường xem xét và chấp nhận hàng bán bị trả lại một phần hay toàn bộ. Trong các khách hàng của Nhà máy có rất nhiều người bán buôn mua hàng về bán lẻ. Những người bán buôn này và ngay cả các Chi nhánh trong thời gian chưa thanh toán với Nhà máy mà tình hình giá cả trên thị trường biến động gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ, cũng có thể đề nghị Nhà máy giảm giá. Ở Nhà máy thường không có khoản Chiết khấu nhà hàng. Trong trường hợp bán hàng trực tiếp, Nhà máy thường tiêu thụ hàng theo hợp đồng. Trong đó mọi điều khoản đã được thỏa thuận. Về hình thức thanh toán cũng vậy - Tiền mặt hay thanh toán chậm - Theo đó giá cả cũng được thỏa thuận. Còn trường hợp bán hàng qua Chi nhánh, thì Nhà máy đã có chính sách giá riêng. Đối với Chi nhánh Miền Bắc được giảm 1,5%, Chi nhánh Miền Trung và Miền Nam được giảm 2,3% so với giá bán ra tại Nhà máy. Giá này được tính luôn khi Nhà máy ghi nhận doanh thu nội bộ và các khoản phải thu từ các Chi nhánh. Vì vậy, Nhà máy không có thêm quy định gì về Chiết khấu bán hàng. * Tổ chức công tác kế toán các khoản giảm trừ Doanh thu bán hàng. Chứng từ sử dụng: Giấy đề nghị trả lại hàng, Đơn xin giảm giá, Phiếu Nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT… - Tài khoản sử dụng: + TK531 - Hàng bán bị trả lại: Phản ánh số doanh thu sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp. + TK532 - Giảm giá hàng bán: Phản ánh khoản giảm trừ được doanh nghiệp (Bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trên hóa đơn vì lý do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, Nhà máy còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan: TK 511, 512, 111, 112, 136, 632… - Sổ kế toán Sử dụng: Nhật ký quỹ, Nhật ký tiền gửi, Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm, kho hàng gửi bán, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, Sổ chi tiết TK 131, 136, Sổ cái Tk 11, 112, 131, 136, 511, 531, 512, 532… - Trình tự kế toán: a. Phương thức bán hàng trực tiếp. Khi khách hàng muốn yêu cầu Nhà máy giảm giá hàng hóa, thành phẩm đã mua họ làm đơn xin giảm giá. Sau đó Giám đốc xem xét nếu duyệt thì ký chấp nhận. Lúc này, dựa vào các chứng từ liên quan kế toán sẽ Phản ánh vào Nhật ký tiền gửi theo bút toán sau: Nợ TK 532 Có TK 111, 112 Có trường hợp khách hàng muốn trả lại hàng đã mua, họ cũng phải làm Giấy đề nghị trả lại hàng. Nếu Giám đốc duyệt thì kế toán căn cứ vào đề nghị này, Hóa đơn bán hàng và phiếu Nhập kho phản ánh lên báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm, vật tư, hàng hóa: Nợ TK 155, 152, 156 Có TK 632 Trị giá hàng bán bị trả lại cũng được lê Thẻ kho và Bảng tính giá thực tế xuất kho thành phẩm - Bảng kê 9. Đồng thời phản ánh trên Nhật ký quỹ, Nhật ký tiền gửi hoặc Sổ chi tiết TK 131: Nợ TK 531 Nợ TK 3331 Có TK 111, 112, 131 Cuối kỳ kế toán, cả khoản Hàng bán bị trả lại và Giảm giá hàng bán đều được phản ánh lên Sổ cái TK 511: Nợ TK 511 Có TK 531, 532 Và tất nhiên, các khoản này cũng được phản ánh lên Sổ cái Tk 152, 155, 156, 531, 532, 632. Trong Quý IV/ 2007, không phát sinh các khoản Giảm giá hàng bán cũng như Hàng bán bị trả lại đối với phương thức bán hàng trực tiếp. Ta có thể xem ví dụ ở phương thức bán hàng qua Chi nhánh. b. Phương thức gửi hàng (Bán hàng qua Chi nhánh) Ở phương thức gửi hàng, kế toán các khoản giảm trừ doanh thu được chia thành 2 trường hợp cụ thể: - Trường hợp chưa ghi nhận doanh thu nội bộ: Nếu Nhà máy gửi hàng cho các Chi nhánh, chưa nhận được Bảng kê của Chi nhánh về số lượng tiêu thụ trong tháng (Tức chưa ghi nhận doanh thu) đã nhận được hàng trả lại của Chi nhánh do hàng không đảm bảo chất lượng không tiêu thụ được. Thì căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và phiếu nhập kho kế toán vào Thẻ kho hàng gửi bán - Cột Xuất và Thẻ kho thành phẩm - Cột nhập. Cuối quý phản ánh và Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho hàng gửi bán và Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm. Sau đó vào Bảng tổng hợp TK 157, rồi lên Bảng tính giá thực tế xuất kho thành phẩm và Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán. Cuối cùng, vào Sổ cái TK 155 và Sổ cái TK 157. Ví dụ: trong Quý IV/2007 Nhà máy có xuất hiện hàng do Chi nhánh 3 trả lại trị giá 3996910674. Căn cứ phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 087121, và phiếu nhập kho số 542 ngày 25 tháng 12 năm 2007 kế toán vào Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho hàng gửi bán và Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm như sau: Nợ TK 155 3996910674 Có TK157 3996910674 Tiếp theo số liệu này sẽ được lên Bảng tính giá thực tế xuất kho thành phẩm (Biểu số 2.3), Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán (Biểu số 2.9) và Sổ cái TK 155 (Biểu số 2.4) và Sổ cái TK 157 (Biểu số 2.10). - Trường hợp đã ghi nhận doanh thu nội bộ: Hàng gửi bán ở các Chi nhánh đã nhận được Bảng kê tiêu thụ trong tháng (Đã ghi nhận doanh thu) nay khách hàng qu Chi nhánh trả lại cho Nhà máy. Tương tự như phần bán hàng trực tiếp, giá vốn của hàng bán bị trả lại cũng được phản ánh trên các sổ tương ứng. Phần doanh thu và thuế của hàng bán bị trả lại và khoản giảm giá hàng bán thì phản ánh ở sổ chi tiết 136, Bảng tổng hợp và Sổ cái TK 136, Sổ cái TK333, 531, 532, 632, 155, 157… Ví dụ: - Quý IV/2007, khách hàng qua Chi nhánh 2 trả lại một số hàng hóa đã mua trị giá 130917000 cho Nhà máy. Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi giảm giá vốn hàng bị trả lại như sau: Nợ TK 155 2470000 Có TK 632 221470000 Và ghi giảm doanh thu tương ứng: Nợ TK 531 130917000 Nợ TK 3331 13091700 Có TK 1362 144008700 Cuối cùng kết chuyển sang doanh thu nội bộ: Nợ TK 512 1309170000 Có TK 531 130917000 Trị giá hàng bán bị trả lại này cũng được vào các sổ liên quan: Sổ chi tiết 136, Bảng tổng hợp và Sổ cái TK 136, 512, 531, 532, 632, 155, 157… Dưới đây là Sổ cái TK 531 Quý IV/2007 của Nhà máy Thiết bị bưu điện; (Sổ cái Tk 531 được lên từ Bảng tổng hợp TK 111, 112, 131, 136). Biểu số: 2.18 Đơn vị: Nhà máy thiết bị bưu điện SỔ CÁI Quý IV năm 2007 Tên TK: Hàng bán bị trả lại Số hiệu TK: 531 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 0 Hàng bán nội bộ bị trả lại 136 130917000 Kết chuyển giảm doanh thu 512 130917000 Cộng PS 130917000 130917000 31/12/07 SDCK 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng 2.2.4. Kế toán kết quả kinh doanh: 2.2.4.1. Kế toán chi phí bán hàng. * Nội dung Chi phí bán hàng ở Nhà máy Thiết bị bưu điện bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đó chính là Chi phí bán hàng phát sinh tại Nhà máy và những chi phí tiêu thụ phát sinh tại các Chi nhánh. - Tài các Chi nhánh do nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa do Nhà máy sản xuất kinh doanh nên hầu hết các chi phí đều phục vụ cho việc bán hàng. Bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, Chi phí vật liệu bao bì, Chi phí đồ dùng dụng cụ, Chi phí khấu hao Tài sản cố định, Chi phí bảo hành sản phẩm, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác… Còn ở Nhà máy Chi phí bán hàng chủ yếu là chi phí vật liệu bao bì dùng bao gói sản phẩm, Chi phí khấu hao Tài sản cố định dùng ở các Chi nhánh, Chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là thuê bốc vác, Chi phí bằng tiền khác chủ yếu là chi phí quảng cáo. Ở Nhà máy Thiết bị bưu điện số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ hàng kỳ tương đối lớn và ổn định nếu kế toán không tiến hành phân bổ chi phí bán hàng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ còn lại cuối kỳ mà Chi phí bán hàng phát sinh kỳ nào được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kỳ đó. * Tổ chức công tác kế toán: - Tài khoản sử dụng: Trong công tác kế toán Chi phí bán hàng, Nhà máy Thiết bị bưu điện sử dụng TK 641 - Chi phí bán hàng để phản ánh tập hợp và kết chuyển Chi phí bán hàng của Nhà máy. Ngoài ra, còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác để phục vụ cho việc hạch toán: TK152, 153, 155, 214, 111, 112, 331… - Sổ kế toán sử dụng: + Các Nhật ký: Nhật ký quỹ, nhật ký tiền gửi… + Sổ chi tiết Tk 136 + Bảng phân bổ khấu hao, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. + Bảng tính giá thành thực tế xuất kho vật tư, thành phẩm + Bảng tổng hợp các tài khoản… - Trình tự kế toán: Kế toán Chi phí bán hàng ở Nhà máy Thiết bị bưu điện trong Quý IV/2007 có các nghiệp vụ sau: Căn cứ Bảng tính giá thành thực tế xuất kho nguyên vật liệu, cuối kỳ xác định được trị giá thực tế vật liệu sử dụng cho hoạt động bán hàng: Nợ TK 641 79586124 Có TK 152 79586124 Căn cứ vào Bảng phân bổ khấu hao hoặc Bảng tổng hợp TK 214 tính được số khấu hao của Tài sản cố định sử dụng tại các Chi nhánh: Nợ TK 641 39203781 Có TK 214 39203781 Dựa vào Bảng tổng hợp TK 111, 112, 331, 141… xác định được các chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài cũng như các khoản chi bằng tiền khác: thuê bốc vác, quảng cáo, trả tiền điện, nước… Nợ TK 641 5596652 Có TK 111 5596652 Cuối quý, kế toán Tổng hợp xác định và kết chuyển chi phí bán hàng xác định kết quả bán hàng: Nợ TK 911 -25504601 Có TK 641 - 25504601 Dưới đây là Sổ cái TK 641 Quý IV của Nhà máy Thiết bị bưu điện: Biểu số: 2.19 Nhà máy Thiết bị bưu điện Văn phòng Nhà máy SỔ CÁI Quý IV năm 2007 Tên TK: Chi phí bán hàng Số hiệu TK: 641 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 0 Chi phí bán hàng 111 5596652 Chi phí bán hàng 112 9999636 Khấu hao Tài sản cố định Q4/2004 214 39203781 Chi phí bán hàng 152 79586124 Chi phí tiêu thụ 155 349200 … … Kết chuyển Chi phí bán hàng 911 -25504601 Cộng PS 160238297 160238297 31/12/07 SDCK 0 Lập biểu Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng 2.2.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp * Nội dung: Chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy Thiết bị bưu điện là những chi phí quản lý chung liên quan đến hoạt động của cả Nhà máy. Do vậy tại Đơn vị phụ thuộc không phát sinh chi phí quản lý doanh nghiệp mà chỉ tại Nhà máy mới phát sinh chi phí này. Cụ thể bao gồm các khoản sau: Chi phí nhân viên quản lý, Chi phí vật liệu quản lý, Chi phí đồ dùng văn phòng. Chi phí khấu hao Tài sản cố định, Thuế, phí, lệ phí, Chi phí dự phòng, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác. Cũng như Chi phí bán hàng, hàng kỳ Nhà máy không tiến hành phân bổ Chi phí quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm, hàng hóa còn lại cuối kỳ, mà Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh kỳ nào thì kết chuyển toàn bộ để tính kết quả bán hàng kỳ đó. * Tổ chức công tác kế toán: - Tài khoản sử dụng: Nhà máy sử dụng TK 642 để phản ánh tập hợp và kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài ra, Nhà máy còn sử dụng các tài khoản khác: TK 111, 112, 152, 153, 155, 214, 338, 334, 911… - Sổ kế toán sử dụng: + Các Nhật ký: Nhật ký quỹ, nhật ký tiền gửi: + Sổ chi tiết Tk 136 + Bảng phân bổ khấu hao, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. + Bảng tính giá thành thực tế xuất kho vật tư, thành phẩm + Bảng tổng hợp các tài khoản… - Trình tự kế toán: Trong Quý IV/2007, Nhà máy phát sinh các nghiệp vụ sau liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp: Dựa vào Bảng tính giá thành thực tế xuất kho vật tư tính được trị giá vật sử dụng cho công tác quản lý Nhà máy: Nợ TK 642 32564004 Có TK 152 32564004 Dựa vào Bảng tổng hợp TK 111, 112, 141, 331… xác định được các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác: Nợ TK 642 113485386 Có TK 112 113485386 … Dựa vào Bảng tổng hợp TK 333 tính được khoản thuế đất phải nộp: Nợ TK 642 138597000 Có TK 333 138597000 Căn cứ vào Nhật ký quỹ tĩnh được các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp như thu về sử dụng tài sản từ các Chi nhánh: Nợ TK 111 1645919 Có TK 642 1645919 … Cuối quý, kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp xác định kết quả bán hàng: Nợ TK 911 4399849988 Có TK 642 4399849988 Dưới đây là Sổ cái TK 642 Quý IV/2007 của Nhà máy Thiết bị bưu điện: Biểu số: 2.20 Nhà máy Thiết bị bưu điện Văn phòng Nhà máy SỔ CÁI Quý IV năm 2007 Tên TK: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu TK: 642 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 0 Chi phí QLDN 111 335198216 Chi phí QLDN 112 113485386 Chi phí QLDN 141 110883483 Chi phí QLDN 311 162334026 Tiền thuế đất phải nộp 333 183597000 Lương khối chức năng 334 -466689881 Xuất CCDC cho QLDN 152 32564440 … Trích trước CPQLDN 335 123980423 Thu giảm CPQLDN 111 1645919 K/c CPQLDN 911 4398204069 Cộng PS 4399849988 4399849988 31/12/07 SDCK 0 Lập biểu Kế toán trưởng 2.2.4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Như ta đã biết, sau khi xác định được giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động tài chính thì sẽ xác định được kết quả kinh doanh. Tại Nhà máy Thiết bị bưu điện, kết thúc một kỳ kế toán (Quý), kế toán phải tiến hành xác định kết quả kinh doanh của khối văn phòng Nhà máy. Sau đó tổng hợp các Báo cáo kết quả bán hàng của các đơn vị phụ thuộc gửi về để xác định kết quả kinh doanh của Nhà máy. Kỳ cuối cùng của năm, kế toán xác định kết quả kinh doanh Quý IV, đồng thời xác định kết quả kinh doanh của cả năm. * Tổ chức công tác kế toán: - Tài khoản sử dụng: Nhà Máy sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh - Để hạch toán - Sổ kế toán sử dụng: Nhà máy sử dụng Sổ cái các TK 632, 635, 641, 642, 711, 811, 511, 512. - Trình tự kế toán: - Cuối quý, sau khi đã có số liệu ở các Sổ cái TK 632, 635, 641, 642, 711, 811, 511, 512 kế toán đối chiếu số liệu giữa Bảng tổng hợp và Sổ cái các tài khoản này rồi vào Sổ cái TK 911 theo các bút toán sau: + Đối với các tài khoản tập hợp chi phí: Nợ TK 911 Có TK 632, 635, 641, 642, 811 + Đối với các tài khoản phản ánh Doanh thu, thu nhập: Nợ TK 511, 512, 711, 515 Có TK 911 Ví dụ: Trong Quý IV/2007 kế toán xác định và tính kết quả bán hàng như sau: Với giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 15674676292 Có TK 632 15674676292 Với Chi phí bán hàng: Nợ TK 911 - 25504601 Có TK 641 - 25504601 … Với doanh thu bán hàng: Nợ TK 511,512 250000 Có Tk 911 25000 + Cuối cùng kết chuyển lỗ: Nợ TK 421 3792273830 Có TK 911 379227380 Sau khi đã vào Sổ cái TK 911 kế toán lập Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy (Khối văn phòng). Rồi tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh của các Chi nhánh, Trung tâm để lập báo cáo kết quả kinh doanh của toàn Nhà máy. Sau đây là Sổ cái TK 911, Báo cáo kết quả kinh doanh Quý IV/2007 và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 của Nhà máy Thiết bị bưu điện: Biểu số: 2.21 Nhà máy Thiết bị bưu điện Văn phòng Nhà máy SỔ CÁI Quý IV năm 2007 Tên TK: Xác định kết quả kinh doanh Số hiệu TK: 911 Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 01/01/07 SDĐK 0 K/c chi phí HĐTC 635 3231308943 K/c giá vốn hàng bán 632 15674676292 K/c Chi phí bán hàng 641 -25504601 K/c Chi phí QLDN 642 4398204069 K/c chi phí khác 811 563438884 K/c doanh thu nội bộ 512 19326368814 K/c doanh thu HĐTC 515 130138837 K/c doanh thu bán hàng 511 593092106 K/c thu nhập khác 711 250000 K/c lỗ Q4/2007 421 3792273830 Cộng PS 23842123587 23842123587 31/12/07 SDCK 0 Lập biểu Kế toán trưởng Biểu số 2.22 Nhà máy Thiết bị bưu điện BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Quý IV/ 2007 Chỉ tiêu Mã số Phát sinh Q4/2007 Toàn NM Q4 Lũy kế từ đầu năm VP CN1 CN2 CN3 TTBH CS Lim CSTĐ DTBT và CCDV 20050377920 36400121288 9123308351 53760707242 2232698505 15247854320 15130805416 101218226372 298650218926 Các khoản giảm trừ 130917000 105094000 2800000 0 0 0 0 23881000 553290964 - Chiết khấu 0 - Giảm giá 0 84785964 - Hàng bán bị trả lại 130917000 105094000 2800000 238811000 468505964 - Thuế, TTĐB, XNK… 1. DT về BH và CCDV 4894159523014091228696 19919460920 36295027288 9120508351 53760707242 2232698505 1524784320 15130805416 100979415372 298096927962 2. Giá vốn hàng bán 15674676292 33066774066 8381939467 48941595230 1780366000 14091338696 1123474388 82272517469 245387970284 3. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 4244784628 3288253222 738568884 4819112012 452332505 115651624 40073310280 18706897903 527089576678 4. Doanh thu HĐTC 13138837 130138837 241538385 5. Chi phí tài chính 3231308943 424479437 493917029 2247281984 6424005393 1139370243 - Lãi vay phải trả 140174687 424479437 493917029 2267606984 3326196137 8010963806 6. Chi phí bán hàng - 25504601 2243310690 449179631 1492427820 2144503720 229960162 165613078 4769535502 16465188645 7. Chi phí QLDN 4398204069 143037409 - 799698595 3741542883 13383011731 8. LN từ HĐKD - 3229084946 1044942530 28938253 290214755 237828785 289601024 2367134561 3901952962 1196295444 9. Thu nhập khác 250000 668550 1000000 2818296 -250402 915000 5392444 5251606705 10. Chi phí khác 563438884 3455808 84 11510396 578405172 4128295369 11. Lợi nhuận khác -563188884 -2787258 1000000 0 2818212 -117169798 915000 -573012728 1123311336 12. Tổng LN trước thuế -3792271830 1042155272 290389253 2902141755 24646997 277831226 2368049561 3328940234 131086236780 13. Thuế TNDN 9322103266 3664146298 14. LN sau thuế - 3792273830 1042155272 293389253 2902141755 240646997 277831226 2368049561 2396836968 9422090483 PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán BH và XĐKQKD tại Nhà máy thiết bị bưu điện: Trong một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ mua hàng, quá trình phát sinh nghiệp vụ doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với khách hàng, ngân hàng, cơ quan nhà nước… Vì vậy đòi hỏi kế toán phải cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho chủ doanh nghiệp và cho các bên liên quan. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là một công cụ để điều hành quản lý các hoạt động kinh tế bằng việc cung cấp và phân tích số liệu kế toán để nhà quản lý ra quyết định kinh doanh, căn cứ các số liệu kế toán mà các nhà quản trị thấy được nhu cầu tiêu dùng của thị trường thị hiếu của khách hàng… từ đó quyết định sẽ sản xuất kinh doanh mặt hàng, sản phẩm nào? tổ chức mua nguyên vật liệu ở đâu quá trình bảo quản dự trữ phải đáp ứng yêu cầu gì… và cuối cùng đưa ra phương thức bán hàng sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Cũng giống như kế toán các phần hành khác, kế toán bán hàng và XĐKQKD có vai trò không nhỏ trong việc quản lý và ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán BH và XĐKQKD làm cho việc hạch toán kế toán trong đơn vị được rõ ràng, rành mạch hơn. Cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ hơn cho nhà quản lý để họ có thể nắm bắt được thời cơ, ra quyết định đầu tư kinh doanh đúng đắn có hiệu lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính từ ý nghĩa trên mà hoàn thiện công tác kế toán BH và XĐKQKD là một tất yếu khách quan, là sự cần thiết của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán BH và XĐKQKD. Để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD phải đảm bảo các nguyên tắc chủ yếu sau: - Đảm bảo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ và tính độc lập tương đối. Nguyên tắc thống nhất sẽ đảm bảo việc thu thập tài liệu số liệu đồng bộ kịp thời trên cơ sở thống nhất về chuyên môn sự thống nhất được biểu hiện dưới hình thức tập trung dân chủ nhằm tạo điều kiện chỉ đạo thực hiện tốt mọi công tác kế toán. Đối với những đơn vị phụ thuộc cần phải đảm bảo tính độc lập tương đối để phát huy tính sáng và quyền bình đẳng trong kinh doanh. - Đảm bảo phù hợp đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng những quốc sách kinh tế tài chính của nhà nước. - Đảm bảo tổ chức kế toán đơn giản, rõ ràng, phân công nhiệm vụ hợp lý khoa học, áp dụng phương pháp và công cụ hạch toán hiện đại nhằm nâng cao công suất lao động kế toán. - Đảm bảo sự đoàn kết chặt chẽ giữa 3 loại kế toán, hạch toán kế toán, thống kê và nghiệp vụ. Xây dựng và thực hiện tốt ngay từ đầu hạch toán nghiệp vụ là cơ sở quan trọng giúp cho hạch toán kế toán thực hiện tốt chức năng quản lý vật tư, tiền vốn… trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN. 3.2.1. Ưu điểm. Với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy Thiết bị Bưu điện trong quá trình sản xuất kinh doanh về vốn, công nghệ hay nhân lực… giúp Nhà máy không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ và nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó Nhà máy Thiết bị Bưu điện cũng pảhi đối mặt với nhiều khó thử thách đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt điều đó đòi hỏi Nhà máy phải có một chiến lược phát triển vững chắc, đầu tư đúng hướng và nắm bắt được thời cơ kinh doanh. Là một công cụ quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình quản trị và ra quyết định của mọi doanh nghiệp. Ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cũng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao. Qua tìm hiểu tình hình thực tế tại Nhà máy cho thấy tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã đáp ứng được yêu cầu đề ra. Không chỉ đảm bảo phản ánh số liệu kế toán một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu mà còn đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan. Cụ thể kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã đạt được những thành tựu sau: Thứ nhất, với quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn gồm 13 phân xưởng sản xuất và 3 Chi nhánh tiêu thụ chính đặt tại 3 miền đất nước, ngoài ra còn có nhiều cửa hàng nhỏ lẻ rộng khắp các tỉnh, Nhà máy đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là rất hợp lý. Từ đó bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Trên cơ sở phân công phân nhiệm Nhà máy đã quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng kế toán một cách cụ thể nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ phận cấu thành tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa công tác kế toán, phát huy hết năng lực và trình độ của nhân viên kế toán. Do đó, các phần hành được thực hiện một cách chính xác, đúng quy định toạ cho việc đối chiếu số liệu giữa các phần hành kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện. Thứ hai, hình thức kế toán Nhà máy áp dụng là hình thức kế toán hỗn hợp giữa hình thức nhất ký chứng từ và hình thức nhật ký chung. Đây là việc vận dụng rất sáng tạo phù hợp với đặc điểm hoạt động của Nhà máy và nó thể hiện một số điểm hợp lý sau: - Với quy mô lớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ chuyên môn tương đối cao, công việc kế toán chủ yếu vẫn mang tính chất thủ công thì đối với phần lớn các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở Nhà máy vẫn áp dụng theo hình thức nhật ký chứng từ để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu. Từ đó giúp cho công việc của các kế toán đơn giản, nhẹ nhàng hơn khi ghi chép nhưng vẫn đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra. - Đối với một số đối tượng kế toán có số lượng nghiệp vụ phát lớn, thường xuyên nếu dùng hình thức nhật ký chứng từ để phản ánh thì hệ thống sổ sẽ phức tạp công việc kế toán rất vất vả. Chính vì vậy, để đơn giản cho việc ghi chép nhà máy đã sử dụng các mẫu sổ mang tính chất nhật ký chung. Tuy nhiên cũng có một số thay đổi trong cách ghi sổ để phù hợp với đặc điểm hoạt động của Nhà máy. Điều này đã giúp kế toán giảm được một khối lượng lớn công việc mà sổ kế toán lại bớt cồng kềnh. Thứ ba, Nhà máy đã sử dụng một hệ thống chứng từ tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Ngoài các chứng từ bắt buộc theo quy định hiện hành, Nhà máy còn sử dụng các chứng từ riêng theo hướng dẫn của chế độ. Các chỉ tiêu và yếu tố của chứng từ luôn được đầy đủ. Bất kỳ một nghiệp vụ nào phát sinh dù là nghiệp vụ nội sinh hay nghiệp vụ ngoại sinh đều được lập chứng từ. Hạch toán ban đầu được tổ chức ở tất cả các bộ phận trong Nhà máy và đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính đều được xây dựng một quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp, phản ánh đúng và đủ các thông tin, giúp cho việc vào sổ kế toán thuận lợi và kịp thời. Thứ tư, một thành tựu nữa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Nhà máy chính là việc lựa chọn áp dụng phương pháp kế toán gửi hàng đối với việc tiêu thụ hàng qua chi nhánh. Việc này vừa giúp phản ánh chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ ban giám đốc trong công tác điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Đồng thời với việc áp dụng phương pháp kế toán này cũng xác định rõ mối quan hệ giữa Nhà máy với các đơn vị phụ thuộc trong việc thực tập các nghĩa vụ và quyền lợi. 3.2.2. Hạn chế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Nhà máy TBBĐ còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, Nhà máy chưa tính giá thực tế xuất kho cho từng loại thành phẩm xuất bán hoặc hàng hóa gửi bán, mà chỉ tập hợp chi phí chung và tính tổng giá thành tất cả các loại thành phẩm trong một kỳ. Thứ hai, Nhà máy không mở sổ theo dõi chi tiết TK 632 của từng loại sản phẩm hàng hóa cho nên không xác định được kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, gây bất lợi trong việc đánh giá sự biến động của giá vốn trong kỳ, từ đó không thấy được nguyên nhân tăng giảm giá vốn của sản phẩm cũng như biện pháp để điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác, do không mở sổ chi tiết TK 632 nên việc ghi sổ cái TK 632 gặp nhiều khó khăn. Để tập hợp số liệu ghi sổ cái TK 632 kế toán phải thực hiện qua nhiều bước phức tạp. Đồng thời, do chỉ ghi sổ cái TK 632 nên giá vốn hàng bán của vật tư, sản phẩm, hàng hóa chỉ được ghi theo giá thực tế mà không được phản ánh theo giá hạch toán. Điều này đã không đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán. Thứ ba, quá trình áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán diễn ra chậm và chưa đồng bộ. Kế toán máy mới chỉ áp dụng ở một vài phần hành còn lại việc hạch toán chủ yếu vẫn mang tính chất thủ công chưa phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Trên đây là một số vấn đề tồn tại trong tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện mà theo tôi là có thể khắc phục được với kiến thức đã được trang bị và sự hiểu biết về tình hình thực tế của nhà máy tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất để góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN. Ý kiến 1: Về việc tính giá thực tế xuất kho cho từng loại thành phẩm hàng hóa và hàng gửi bán. Giải pháp: Nhà máy phải tính giá thành thực tế nhập kho cho từng nhóm sản phẩm, từng nhóm mặt hàng. Do số lượng, chủng loại thành phẩm hàng hóa của Nhà máy rất phong phú và đa dạng nếu lập bảng tính giá thành cho từng thành phẩm, hàng hóa thì khối lượng công việc sẽ rất nhiều. Vì vậy, ta nên tính giá thành thực tế nhập kho cho từng nhóm sản phẩm, hàng hóa. Từ đó làm cơ sở cho việc tính giá thành thực tế xuất kho cho nhóm sản phẩm, hàng hóa. Mẫu số Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm và Báo cáo Nhập - Xuất Tồn kho hàng gửi bán cũng phải được thay đổi cho phù hợp, làm căn cứ lấy số liệu vào Nhật ký chứng từ số 8 (Sẽ được đề xuất sau). Mẫu sổ Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn có thể được thay đổi như sau: Ví dụ Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm lấy theo số liệu Quý IV/ 2007 của Nhà máy Thiết bị bưu điện. Ý kiến 2: Về việc theo dõi giá vốn từng loại thành phẩm hàng hóa. Giải pháp: Mở sổ chi tiết theo dõi giá vốn hàng bán từng loại thành phẩm hàng hóa. Sổ chi tiết TK 632 không chỉ có tác dụng theo dõi giá vốn bán hàng của từng loại sản phẩm hàng hóa, từ đó tổng hợp số liệu để vào sổ cái mà còn là cơ sở để tính kết quả tiêu thụ của từng loại thành phẩm, hàng hóa. SỔ CHI TIẾT TK 632 Nhóm sản phẩm: Điện tử, điện thoại Quý 4/2007 Chứng từ Diễn giải ĐVT TKĐƯ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số Ngày HT TT HT TT … 4/12 Điện thoại V903 Cái 155 600.000 532.980 BKCN3 T12 Điện thoại V903 Cái 157 13.624.000 12.411.464 … K/c giá vốn hàng bán 911 31.432.574 27.921.555 Cộng phát sinh 833.041.567 739.990.824 833.041.567 739.990.824 Trong đó GVHB qua chi nhánh: 711.058.116 Kết cấu và cách ghi sổ chi tiết này khá lớn đơn giản, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán thì kế toán căn cứ vào các chứng từ để vào sổ theo giá hạch toán, cuối kỳ khi bảng tính giá thành thực tế xuất kho NVL, TP, HH, HGB được tính ra hệ số giá thì sẽ sử dụng hệ số giá tính toán điền vào cột giá thực tế. Tuy ghi theo mẫu số này công việc khá nhiều nhưng trong tương lai khi nhà máy áp dụng toàn diện kế toán máy trong công tác kế toán thì mẫu sổ này lại rất phù hợp và tiện lợi trong hạch toán. Ý kiến 3: Về việc áp dụng tin học hóa vào công tác kế toán: Vai trò của việc ứng dụng tin học hóa trợ giúp công tác kế toán là rất quan trọng. Nó không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán mà còn cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế toàn cầu hóa của các nước trên thế giới. Ở Nhà máy TBBĐ quá trình tin học hóa trong công tác kế toán diễn ra chậm và không đồng bộ, lẻ tẻ ở một vài phần hành. Để khắc phục tình trạng đó Nhà máy có thể áp dụng các biện pháp sau: - Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý: đây là một yêu cầu đặc biệt quan trọng của tổ chức công tác kế toán, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng hợp lý cán bộ kế toán đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng cảu kế toán tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao chất lượng hạch toán kế toán. - Xây dựng và áp dụng phần mềm kế toán cho các phần hành phải thống nhất và đồng bộ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Tránh tình trạng tạo ra sự khập khiễng, có phần hành áp dụng kế toán máy có phần hành không. - Nâng cao trình độ của kế toán viên để họ có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng kế toán máy. Nếu đã xây dựng được các phần mềm kế toán mà nhân viên lại không biết sử dụng thì cũng vô ích. - Phải chuyên từ hình thức NKCT có kết hợp hình thức NKC sang hình thức thống nhất là hình thức NKC. Bởi hình thức này có rất nhiều ưu điểm: + Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép. + Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. Quy trình ghi sổ phù hợp với cấu trúc thông tin của máy vi tính. + Thuận tiện cho việc in ấn. KẾT LUẬN Qua quỏ trỡnh học tập ở trường cựng với thời gian thực tập tại Nhà mỏy 2 thuộc Cụng ty Cổ phần thiết bị bưu điện đó giỳp em nhận thức được rằng: Người làm kế toán không những cần nắm vững lý luận mà cũn phải hiểu biết sõu sắc thực tế, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn một cỏch sỏng tạo, khoa học, đồng thời phải tuân thủ đúng mọi chế độ, chính sách quy định của nhà nước. Trên đây em đã mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến của em về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán mà đã được những nhân viên nhiều kinh nghiệm của nhà máy thực hiện rất tốt. Do thời gian tiếp xỳc với thực tế cú hạn, sự hiểu biết về khoa học kế toỏn cũn nhiều hạn chế nờn bài viết của em khụng thể trỏnh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong các thầy cô giáo và các anh chị cán bộ kế toán của Công ty tham gia và đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện cụng tỏc kế toỏn bỏn hàng và xỏc định kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Cuối cựng em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn cùng các thầy cô giao trong bộ môn kế toán, các anh chị cán bộ kế toán Công ty Cổ phần thiết bị bưu điện đó giúp đỡ em hoàn thành đề tài Luận văn này! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Chế độ kế toán doanh nghiệp( Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính) 2. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính- Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. 3. Tạp chí kế toán 4. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam- NXB thống kê 5. Nhà máy thiết bị bưu điện những chặng đường lịch sử- NXB Lao động 6. Tài liệu của phòng kế toán thống kê- Nhà máy thiết bị bưu điện Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy thiết bị bưu điện MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy thiết bị bưu điện.doc
Luận văn liên quan