Nhằm tăng cường đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế
quốc dân, góp phần vào công cuộc CNH - HĐH đất nước, đối với các dự án đầu
tư mang tính hạ tầng công nghiệp như đầu tư nhà máy sản xuất hoặc đầu tư cho
việc sản xuất nguyên vật liệu, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp về lãi
xuất vay tín dụng cũng như các điều kiện vay vốn khác như: Thời hạn vay, thời
gian gia hạn.
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm thạch của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân phối hàng hoá, có một vấn đề mà Công ty thường
xuyên gặp phải đó là mâu thuẫn giữa các thành viên kênh. Những mâu thuẫn
này đã làm giảm hiệu quả của công việc phân phối, làm ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh và uy tín của Công ty. Việc phát hiện ra các mâu thuẫn trong hệ
thống kênh phân phối giúp cho Công ty có biện pháp xử lý nhằm hoàn chỉnh
hơn hệ thống kênh phân phối của mình. Các mâu thuẫn thường gặp của Công ty
là:
* Mâu thuẫn giữa các đại lý về địa bàn và giá cả:
Mặc dù thời gian qua Công ty đã có sự phân định rõ ràng về địa bàn hoạt
động giữa các đại lý trong một vùng nhất định theo địa phận hành chính. Tuy
vậy, việc này cũng đã gặp phải một số vướng mắc như: có vùng thuộc địa phận
hành chính của tỉnh này nhưng lại rất gần với địa phận hành chính của tỉnh khác.
Vì vậy dẫn tới hiện tượng bán lấn địa bàn của nhau và dẫn đến mâu thuẫn giữa
các đại lý. Mặt khác, trong thời gian qua mặc dù Công ty chiết khấu cho các đại
lý với tỷ lệ khá cao nhưng để cạnh tranh một số đại lý đã tự ý bán phá giá đê thu
hút khách hàng. Điều này cũng đã dẫn đến việc khiếu kiện của các đại lý đối với
Công ty.
53
* Ngoài những mâu thuẫn theo chiều ngang chủ yếu giữa các đại lý còn
có hiện tượng mâu thuẫn theo chiều dọc đó là mâu thuẫn giữa Công ty với các
đại lý cụ thể là:
- Mâu thuẫn về vai trò: Là do các đại lý chờ đợi Công ty cung cấp sự trợ
giúp quản lý và các biện pháp hỗ trợ xúc tiến cho họ. Ngược lại các đại lý phải
cam kết hoạt động theo các tiêu chuẩn mà Công ty yêu cầu. Tuy nhiên, các đại
lý vẫn vi phạm cam kết này và do đó Công ty phải có biện pháp xử lý như: cảnh
cáo hoặc ngừng cung cấp hàng…
- Mâu thuẫn do sự khác nhau về nhận thức: Đó là do việc sử dụng hình
thức trưng bày ở điểm bán, Công ty rất coi trọng điểm này vì vậy Công ty đã
luôn yêu cầu các đại lý của mình phải trưng biểu hiện của Việt Thành, treo các
dây quảng cáo một cách hợp lý tương xứng với sản phẩm của mình. Nhưng do
các đại lý bán nhiều sản phẩm của nhiều Công ty cùng ngành hoặc khác ngành
có tiềm lực tài chính mạnh hơn Công ty Việt Thành rất nhiều nên Công ty rất
khó cạnh tranh trong hoạt động này. Mặt khác họ không muốn treo vì tốn diện
tích và nếu có treo thì chủ yếu với mục đích che nắng che mưa nên thiếu tính
thẩm mỹ. Để xử lý các hiện tượng mâu thuẫn trong kênh, thời gian qua Công ty
đã đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kênh phân phối của
mình các biện pháp đó là:
Phạt tiền với các đại lý vi phạm với quy ước khi ký kết hợp đồng với
Công ty. Các quy ước đó là không xâm lấn địa bàn mà mình không phụ trách,
bán đúng giá mà Công ty quy định.
Kiểm soát quá trình lưu thông hàng hoá: Để làm được việc này Công ty
chủ trương giao hàng đến tận nơi cho các đại lý, giảm chiết khấu để vừa kiểm
soát được giá bán, vừa kiểm soát được luồng hàng. Đây là một chính sách có
ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Công ty, bởi vì nó có tác động trực tiếp vào
chính sách giá cả và chính sách phân phối.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng các biện pháp quản lý khác như thưởng
cuối năm đối với các đại lý thực hiện đúng cam kết của Công ty. Bên cạnh các
54
hình thức khuyến khích, Công ty còn sử dụng các biện pháp cưỡng chế đối với
các đại lý để hạn chế mức thấp nhất những mâu thuẫn trong kênh xảy ra. Tuy
nhiên các biện pháp này vẫn chưa được áp dụng một cách kịp thời và thường
xuyên có hiệu quả chưa cao.
2.2.6. Những kết quả mà Công ty đã đạt được về tổ chức kênh phân phối:
thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty càng được mở rộng, do Công ty
đã thực hiện khá tốt công tác tiêu thụ. Công ty đã thiết lập được một hệ thống
kênh phân phối rộng khắp với hơn 200 đại lý trên 34 tỉnh thành (theo bảng 9:
Bảng số lượng các đại lý). Chính nhờ vậy mà trong những năm gần đây khối
lượng sản phẩm tiêu thục của Công ty đã tăng đều đặn từ 10% - 15% mỗi năm.
55
Bảng: Số lượng các đại lý trên phạm vi cả nước
Năm
Khu vực 2001 2002 2003
Miền Bắc 122 135 146
Hà Nội 35 32 35
Hưng Yên 5 5 6
Hoà Bình 5 6 7
Sơn La 2 2 2
Tuyên Quang 5 5 6
Nam Hà 7 8 8
Thái Bình 7 8 9
Hải Phòng 8 8 9
Hà Tây 7 7 8
Quảng Ninh 7 8 8
Bắc Ninh 7 7 7
Lai Châu 4 4 5
Vĩnh Phúc 6 7 8
Ninh Bình 7 7 8
Lạng Sơn 5 5 6
Thái Nguyên 6 7 7
Miền Trung 25 28 38
Nghệ An 7 7 7
Thanh Hoá 7 7 10
Hà Tĩnh 4 5 6
Thừa Thiên Huế 2 3 4
Đà Nẵng 3 3 5
Quảng Ngãi 2 3 4
Miền Nam 18 19 19
Quy Nhơn 2 2 2
Khánh Hoà 1 1 1
TP. Hồ Chí Minh 8 8 8
Phú Yên 1 1 1
Đắc Lắc 2 4 4
Cần Thơ 1 1 1
Lâm Đồng 1 1 1
Gia Lai 1 1 1
Tổng 168 176 203
Nguồn: Phòng kinh doanh
56
2.2.7. Tồn tại và nguyên nhân về tổ chức và quản lý kênh phân phối
2.2.7.1. Những tồn tại
- Công ty chưa có phòng marketing riêng nên chưa thể hiện hết vai trò
chức năng của mình.
- Việc quản lý hệ thống kênh tiêu thụ với trên 200 đại lý vẫn còn khó
khăn.
- Công tác đánh giá các đại lý còn đơn giản, chưa thích hợp lắm.
- Việc lựa chọn các đại lý còn thụ động
- Chiến lược thâm nhập thị trường ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa và khu
vực miền Trung, miền Nam vẫn còn hạn chế.
2.2.7.2. Các nguyên tắc về Marketing
* Sản phẩm:
Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của Công ty chưa thực sự kết hợp
với việc điều chỉnh, chuyển hướng cơ cấu sản phẩm một cách có hiệu quả.
Những sản phẩm có chất lượng tốt cho lợi nhuận nhiều có chiếm tỷ trọng thấp,
những sản phẩm cho lợi nhuận ít thì chiếm tỷ trọng lớn. Sản phẩm của Công ty
đã đa dạng và phong phú hơn trước nhưng chủ yếu là các sản phẩm thuộc loại
bình dân, chưa có sản phẩm cao cấp.
Về vấn đề chất lượng, tuy đã có nhiều đột phá xong do máy móc thiếu
đồng bộ, nhiều công đoạn còn làm thủ công, vấn đề triển khai chất lương còn
chưa được chú ý.
* Giá bán sản phẩm:
Nhìn chung, giá bán sản phẩm của Công ty tương đối thấp trên thị trường
nhưng vẫn còn một số sản phẩm có giá bán cao, thường thì đó là những sản
phẩm làm bằng nguyên liệu nhập ngoại. Mặc dù Công ty chủ trương thống nhất
giá bán trên thị trường, Công ty cũng đã có chính sách hỗ trợ cước phí vận
chuyển nhưng do sự quản lý chưa chặt chẽ nên chủ trương này chưa được đảm
bảo thực hiện, đặc biệt là trên các thị trường ở xa.
57
* Chính sách xúc tiến.
Công ty không có phòng marketing nên các hoạt động xúc tiến, nghiên
cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động quảng cáo diễn ra không
thường xuyên, tính nghệ thuật chưa cao nên hiệu quả còn hạn chế. Chính sách
khuyến mại, giảm giá nhiều khi không đúng dịp mà thường dựa trên cơ sở hàng
hoá khó tiêu thụ thì mới áp dụng nên hiệu quả không cao. Công ty cũng tích cực
tham gia hội chợ nhưng chủ yếu với mục đích để bán chứ chưa tận dụng cơ hội
này để tiến hành các hoạt động khuyếch trương hình ảnh của Công ty, chưa tận
dụng cơ hội này để tiến hành điều tra khách hàng thôgn qua các phiếu thăm dò ý
kiến….
* Về chính sách phân phối:
Số lượng các đại lý của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
có thể được coi là nhiều nhưng các đại lý này thường có quy mô nhỏ, mức độ
phân bố không hợp lý: tập trung nhiều ở khu vực Hà Nội và không đều ở các
khu vực thị trường khác do công tác phân doạn thị trường chưa được đề cao.
Số lượng đại lý nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý. Thực tế, công
tác quản lý của Công ty không hiệu quả, Công ty không có khả năng quản lý có
hiệu quả hết các dòng chảy trong kênh, Công ty chỉ quản lý được một số dòng
chính là dòng vật chất, dòng đàm phán và một phần dòng thông tin. Công ty
cũng không thể quản lý các dòng này trong kênh mà chỉ ở một số cấp độ của
kênh chủ yếu là ở các trung gian kề ngay sau, trực tiếp làm ăn với Công ty. Do
công tác quản lý cũng như các hoạt động trong kênh chưa thực sự tốt nên nỗ lực
bán sản phẩm của Công ty chưa được các đại lý chú ý. Các hoạt động khuyến
khích các thành viên kênh chưa được phong phú chỉ chủ yếu tập trung vào mặt
vật chất. Và Công ty sử dụng các phương tiện này khi chưa tìm hiểu nhu cầu của
các đại lý nên vẫn chưa hiệu quả. Công ty cũng chưa có các biện pháp cụ thể xử
phạt các đại lý vi phạm hợp đồng theo từng mức độ khác nhau. Hoạt động hỗ trợ
của các biến số marketing mix còn rất yếu. Hoạt động đánh giá các đại lý chưa
sâu sát, Công ty chưa hình thành các tiêu chuẩn đánh giá một cách cụ thể mà
58
chủ yếu là dựa vào tiêuc chuẩn doanh số bán, khối lượng tiêu thụ thời hạnh
thanh toán chứ chưa dựa vào các tiêu chí khác cũng có có ý nghĩa như lượng tồn
kho, tinh thần hợp tác….
Tóm lại: Từ việc xem xét thực trạng hệ thống kênh phân phối của Công ty
TNHH Việt Thành qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá mặt ưu, mặt nhược.
Đến đây chúng ta đã có một cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về toàn bộ quá trình
hình thành hoạt động và phát triển của hệ thống kênh phân phối này. Hệ thống
kênh phân phối hiện nay đã hình thành được mạng lưới đại lý rộng khắp, đã có
những chế độ nhất định để khuyến khích động viên các thành viên kênh, đã
bước đầu hình thành mặt được, hệ thống kênh của Công ty vẫn tồn tại khá nhiều
vấn đề như các đại lý còn đơn giản; hoạt động Marketing hỗ trợ cho hoạt động
của kênh còn rất yếu… Vì vậy, thực tế Công ty đặt ra khá nhiều vấn đề cần giải
quyết.
59
Chương III: hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty
TNHH VIệt thành
3.1. Những căn cứ để cải tiến kênh.
3.1.1. Thị trường mục tiêu:
Công ty đã xác định thị trường mục tiêu của Công ty là những cá nhân, tổ
chức có nhu cầu sử dụng thạch trên toàn quốc. Khách hàng chủ yếu của Công ty
là những người có thu nhập thấp và trung bình, ngoài ra có một số bộ phận là
người có thu nhập khá và cao.
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng khá, thu ngân sách
tăng 12% so với năm 2002 vượt quá dự toán 8%. Các chi tiêu chủ yếu thể hiện
sự tăng trưởng này như sau:
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển
kinh tế Việt Nam năm 2002
* Tăng trưởng GDP trên 7%
* Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng
5%, tăng 0,8% ( KH 4,2%)
* Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 262,2
nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% (KH 14%)
* Giá trị các nghành dịch vụ tăng trên 7%
* Kim nghạch xuất khẩu ước đạt 16,1 tỷ USD,
tăng 7%.
* Sức mua dân cư tăng 21%
* Chỉ số giá trị 4%
( Nguồn: Thời báo ngân hàng số Xuân 2004)
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao là cơ hội và cũng là thách
thức cho Công ty.
3.1.2. Sản phẩm
Công ty Việt Thành cung cấp cho thị trường các loại thạch. Đây là sản
phẩm có thời gian sử dụng ngắn, đòi hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhưng
giá trị đơn vị sản phẩm thấp và đòi hỏi phải luôn thay đổi mẫu mã bao bì, thành
60
phẩm, hương vị sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Đặc
biệt, tiêu thu thạch không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu mà còn mang
đậm yếu tố văn hoá bản địa.
3.1.3. Môi trường kinh doanh và khả năng của Công ty xuất phát từ khả
năng hiện tại và khai thác trong tương lai.
Hiện nay trên thị trường có nhiều cơ sở sản xuất và nhập khẩu sản phẩm
thạch. Ngoài ra, do địa hình nước ta trải dài, biên giới tiếp giáp với nhiều nước
nên còn nhiều sản phẩm của nước ngoài vào thị trường nước ta theo con đường
buôn lậu với giá rẻ, làm tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Do chi phí thành lập hệ thống kênh phân phối là rất lớn. Trong khi đó,
nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý tiêu thụ cùng đội ngũ nhân lực của Công ty
hoạt động trong kênh còn nhiều hạn chế, mà mục tiêu phân phối của Công ty là
bao phủ thị trường nên Công ty đã và nên sử dụng các trung gian sẵn có trên thị
trường để thiết lập hệ thống kênh phân phối. Hiện nay, sản lượng thạch Công ty
sản xuất là rất lớn và còn có thể tăng rất lớn trong những năm sắp tới. Để sản
phẩm làm ra tiêu thụ hết Công ty cần hoàn thiện kênh phân phối hiện tại.
3.1.4. Các mục tiêu của Công ty trong những thời gian tới:
* Các mục tiêu của Công ty:
Đến năm 2005 Công ty Việt Thành phải thực sự trở thành Công ty nằm
trong số những công ty hàng đầu về sản xuất thạch ở Việt Nam và trang thiết bị
hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến sanrn có khả năng cạnh tranh với nền công
nghiệp sản xuất thạch của các nước trên thế giới.
Bảng 11: Mục tiêu của Công ty trong năm 2004:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch
1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng 20
2 Sản lượng sản phẩm Tấn 1550
3 Doanh thu Tỷ đồng 29
(Nguồn phòng kinh doanh )
61
62
* Mục tiêu phân phối của Công ty trong thời gian tới:
Bảng 12: Dự kiến mức tiêu thụ trên ba vùng thị trường trong nước:
Năm Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng
Mức tiêu
thụ ( Tấn)
Tỉ trọng % Mức tiêu thụ
( Tấn)
Tỉ trọng
%
Mức tiêu
thụ ( Tấn)
Tỉ trọng % Mức tiêu
thụ ( tấn)
Tỉ trọng
%
2004 890 57,4 440 28,4 220 14,2 1550 100
2005 897 56,0 470 29,4 234 14,6 1601 100
2006 954 53,5 544 30,5 285 16,0 1783 100
2007 1000 52,8 574 30,3 320 16,7 1894 100
2008 1015 51,3 620 31,3 345 17,4 1980 100
(Nguồn phòng kinh doanh )
* Mục tiêu của Công ty trên thị trường:
- Đối với thị trường Miền Bắc:
Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Vì vậy, Công ty phải liên tục
củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường.Song Công ty
không chỉ dừng ở đó, bởi nhu cầu của con người ngày một tăng cả về số lượng
lẫn chất lượng. Việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường truyền thống là thực sự
cần thiết đòi hỏi Công ty phải tăng cường thu nhập sâu để khảo sát nghiên cứu
thị trường, phát hiện nhu cầu thị trường cải tiến sản phẩm để phù hợp với nhu
cầu. Riêng đối với thị trường Hà Nội, đây là nơi chi phí hoạt động lâu dài đã có
uy tín đối với người tiêu dùng. Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường này đạt cao
nhất, thị trường chiếm khoảng 50% - 60% tổng sản lượng tiêu thụ. Hiện nay, thị
phần của Công ty trên thị trường này đang bị thu hẹp có nhiều đối thủ cạnh
tranh. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty phải đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn
với thị trường để giành lại ưu thế.
- Đối với thị trường Miền Trung:
Đây là thị trường tiềm năng mà Việt Thành chưa khai thác được nhiều,
người tiêu dùng ở đây quan tâm đến độ ngọt và hình dáng của viên thạch nhưng
lại ít quan tâm đến bao bì. Nhìn chung, đây là thị trường rễ tính mà Công ty có
63
thể xuất nhập khẩuâm nhập. Trong những năm tới Công ty ty quyết tâm đẩy
mạnh khối lượng tiêu thụ ở thị trường này.
- Đối với thị trường Miền Nam:
Đây cũng là thị trường có tiềm năng, người dân thường có khẩu vị là ngọt
và cay, thích các loại thạch có hương vị hoa quả khác nhau. Việt Thành chưa
đáp ứng được thị hiếu dùng ở đây. Mặt khác, đay là khu vực đông dân cư là nơi
có thu nhập cao nhất nước ta. Những sản phẩm cảu Công ty tiêu thụ trên thị
trường còn ít chỉ chiếm từ 10-12%. Trong thời gian tới Công ty cũng có mục
tiêu nâng dần tỷ trọng thạch tiêu thụ trên thị trường này.
3.2. Các giải pháp để cải tiến kênh:
3.2.1. Phát triển các dạng kênh có thể:
Để xác định được số lượng các dạng kênh ta phải xác định được 3 biến số,
đó là: số cấp bộ trung gian, mật độ trung gian và các loại trung gian ở mỗi cấp
bộ của kênh.
* Số cấp bộ trung gian:
Số cấp bộ trung gian ở đây được hiểu chính là chiều dài kênh. Do đặc
điểm của sản phẩm làcó tính tiêu chuẩn cao, đồng thời khách hàng thường mua
sản phẩm với khối lượng nhỏ nên Công ty nên sử dụng kênh dài. Chiều dài kênh
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố là các yếu tố đại lý. Vì Công ty chỉ tiến hành
sản xuất tại các phân xưởng sản xuất của Công ty ở đường Trương Định Thành
phố Hà Nội mà sản phẩm của Công ty được tiêu thụ khắp trên cả nước, đặc biệt
là ở các vùng nông thôn xa, gần rất khác nhau. Do vậy, đòi hỏi Công ty không
thể chỉ sử dụng một loại kênh ngắn hoặc một loại kênh dài mà sử dụng kết hợp
các lạo kênh hoạt động trên từng khu vực thị trường khác nhau. Hiện nay, Công
ty cũng đã đang sử dụng một số loại kênh khác nhau nhưng chưa có sự kết hợp
chỉ đạo thống nhất. Vì vậy tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
đối với thị trường Miền Nam, thị trường Miền Trung và các khu vực
miềm núi, nông thôn xa của miền bắc.co có thể áp dụng kênh dài và kênh 3 cấp.
Kênh này có thể được tổ chức như hình ở dưới đây:
64
65
Sơ đồ 5: hệ thống kênh phân phối ba cấp dự kiến
Với kênh này Công ty có thể phân phối trên một thị trường lớn với số
lượng đại lý nhất định. Đối với thị trường Miền bắc Công ty có thể sử dụng kết
hợp các loại kênh với các cấp bộ trung gian khác nhau như:
Công ty cần duy trì kênh không cấp thông qua cửa hàng giới thiệu sản
phẩm trước cổng Công ty.
Công ty sử dụng kênh một cấp chỉ trong khu vực gần Công ty và các kho
của Công ty.
Kênh hai cấp được sử dụng trong khu vực nội thành và ngoại thành Hà
Nội.
Kênh ba cấp được sử dụng cho các khu vực khác xa Hà Nội.
* Mật độ trung gian:
Sản phẩm thạch là loại sản phẩm đòi hỏi mua thuận tịên, không tốn công
sức nên cần tăng cường trung gian để đảm bảo người mua dễ dàng có được sản
phẩm mà Công ty áp dụng chính sách phân phối ồ ạt. Công ty cần sử dụng nhiều
trung gian đặc biệt là ở cấp bộ bán lẻ. Vì vậy, Công ty không nên giới hạn về số
lượng ở cấp bộ bán lẻ mà nên khuyến khích các đối tượng có khă năng và nhu
cầu bán sản phẩm của Công ty. Còn đói với các cấp bộ bán buôn, Công ty cần
có sự tuyển chọn kỹ lưỡng hơn trong việc tuyển đại lý. Bởi vì, với trình độ khả
năng của Công ty nếu có nhiều đại lý sẽ dẫn đến việc quản lý các đại lý không
có hiệu quả. Công ty lựa chọn đại lý sao cho với một số lượng đại lý phù hợp mà
Công ty có thể đạt được mục tiêu phân phối mặt khác lại tránh khỏi các khó
khăn cho công tác quản lý.
Nhà bán
buôn
i lý
Nhà s n
xu t
T ng
i lý
Nhà bán
l
Ng i
tiêu dùng
66
* Các dạng trung gian:
Tuỳ thuộc vào từng thị trường mà Công ty có thể được những dạng trung
gian mong muốn. Nhưng đối với cấp bộ bán lẻ, Công ty có thể tận dụng tất cả
các loại trung gian có khả năng bán sản phẩm của Công ty.
Với các biến số như trên, Công ty có thể sử dụng các dạng kênh như sau:
Kênh ba cấp trên tất cả các thị trường miền bắc và miền trung, miền nam.
Kênh hai cấp sử dụng cho thị trường miền bắc và miền trung.
Mật độ các trung gian ở trong kênh tăng dần từ cấp bán buôn đến cấp bán
lẻ cụ thể là: số lượng tổng đại lý là rất ít, số lượng đại lý bán buôn và bán lẻ có
số lượng lớn hơn.
Với số lượng kênh sử dụng như trên, Công ty nên điều chỉnh khối lượng
hàng tiêu thụ qua các kênh theo hướng:
Nâng dần tỷ trọng hàng hoá tiêu thụ qua kênh ba cấp lên thật cao.
Giảm tỷ trọng khối lượng hàng hoá tiêu thụ qua kênh một cấp và kênh hai
cấp.
Theo ý kiến cảu tôi thì tỷ trọng khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các
kênh là:
Kênh 1 cấp: Sản phẩm tiêu thụ chiếm tỷ trọng 1% - 2%
Kênh 2 cấp: sản phẩm tiêu thụ chiếm tỷ trọng 5% -10%
Kênh 3 cấp: sản phẩm tiêu thụ chiếm tỷ trọng 55 – 65%
Sử dụng kênh dài Công ty sẽ đạt mục đích bao phủ thị trường với chi phí
thấp nhất.
3.2.2. Mô hình tổ chức kênh:
Hiện nay hệ thống kênh của Công ty đợc tổ chức theo mô hình kênh
truyền thống và mô hình liên kết dọc hợp đồng, nhưng mối liên hệ giữa các
thành viên kênh còn rất lỏng lẻo, sự chỉ đạo của Công ty đối với các đại lý và
các trung gian khác còn yếu. Mà trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt,
với mục tiêu mà Công ty đặt ra cho công tác tiêu thụ cũng như các mục tiêu
chung của Công ty trong thời gian tới thì đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn cảu các bộ
67
phận qảun trị kênh của Công ty. Vì vậy, cùng với xu hướng của thời đại, để biến
hệ thống kênh phân phối thành một lợi thế cạnh tranh, tôi thấy rằng Công ty nên
tổ chức kênh theo mô hình liên kết dọc cụ thể như sau:
Đối với thị trường Công ty đã có uy tín như thị trường Miền Bắc, Công ty
có thể phát triển mô hình kênh liên kết dọc đựoc quản lý. Trước hết, Công ty cần
tăng cường sự quản lý của mình đói với các thành viên kênh mà bắt đầu từ
những người trực tiếp làm ăn với mình như Các đại lý, các nhà bán buôn lớn.
Dần dần Công ty sẽ quản lý đến các trung gian phía sau nữa trong hệ thống
kênh. Công ty cúng phát triển dần các hình thức quản lý từ một vài dòng chảy
như dòng đặt hàng, dòng thanh toán cho đén dòng thông tin, dòng xúc tiến rồi
đến tất cả các dòng chảy.
Đối với các thị trường ở nơi xa, để đạt được sức mạnh lớn nhất, Công ty
có thể áp dụng mô hình tổ chức các kênh hợp đồng đặc quyền kênh tiêu. Khi
tiến hành phương pháp này, Công ty cần chú ý đến việc lựa chọn đại điểm và
quy mô của khu vực thị trường được đặc quyền, tìm hiểu kỹ về sức mạnh và
điêmt yếu cảu người nhận đặc quyền. Với mô hình này, Công ty sẽ có được lợi
thế về vốn. Công ty có thể sử dụng các khoản chi ban đầu mà các đại lý độc
quyền trảcho họ như là một nguồn chính cảuvốn hoạt động. Công ty cũng có thể
dùng vốn thu được từ việc bán quyền phân phối để quảng cáo rồi huấn luyện
những người được phân quyền và các lĩnh vực hoạt động khác. Hơn thế nữa,
những người đại lý độc quyền chắc chắn sẽ làm tốt hơn so với những người làm
thuê ăn lương để phát triển thị trường của họ.
Hình thành một hệ thống gồm nhiều thành viên khác nhau trong hệ thống
kênh phân phối, phân phối hợp lý theo địa bàn liên kết chặt chẽ với nhau và chịu
sự chi phối mạnh của Công ty, cùng phối hợp thực hiện các mục tiêu chung sẽ
làm tăng khả năng điều tiết thị trường cảu Công ty. Trong bối cảnh tính cạnh
ngày càng phức tạp tận dụng tất cả sức mạnh để chiếm lĩnh thị trường. Sử dụng
sức mạnh tổng hợp cảu các thành viên trong kênh phân phối là yếu tố hết sức
quan trọng. Để làm được điều đó, Công ty cần phải có khả năng kiểm soát và chi
68
phối họ. Việc tổ chức hệ thống kênh liên kết dọc có thể đáp ứng được những yêu
cầu này. Tuy nhiên tính phức tạp trong việc thiết lập trong việc thiết lập các mối
liên kết này là rất rõ (hầu hết các thành viên không muốn bị chi phối). Tởchcs
kênh liên kết dọc còn cần thiết hơn khi quy mô của hệ thống kênh phân phối lớn
và yêu cầu tính chuyên môn cao ( Đặc biệt hiện nay, khả năng kiểm soát hệ
thống kênh phân phối của Công ty còn nhiều hạn chế). Mô hình kênh liên kết
dọc không những giải quyết rất nhiều những tồn tại trong tổ chức quản lý kênh
phân phối của Công ty mà còn là điều kiện không thể thiếu được để Công ty tồn
tại và phát triển.
3.3. Những vấn đề cần giải quyết để thự hiện kênh trên có hiệu quả :
3.3.1 hoàn thiện công tác tuyển trọn thành viên kênh :
Việc tuyển trọn thành viên kênh của công ty từ trước tới nay đều hầu như là
thụ động . Nhưng để công ty có được những thành viên kênh tốt , thoả mãn được
điều kiện của kênh thì không dễ. Vì vậy ,công ty cần chủ động hơn trong công
tác này. Tại miền Bắc ,công ty đã tạo dựng được uy tín . Nhưng lại thị trường
Miền Trung và Miền Nam, khách hàng chưa biết về Công ty và chính Công ty
cũng chưa có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường. Chính vì vậy, trên hai thị trường
càng đòi hỏi Công ty phải lựa chọn được thành viên kênh kỹ càng để đảm nhận
được những mục tiêu phân phối của Công ty. Để làm tốt công tác này Công ty
cần tiến hành công tác tuyển chọn thành viên tốt nhất và loại bỏ đựơc những
thành viên kênh thông qua lực lượng bán hàng của Công ty. Điều này sẽ dễ dàng
hơn trên thị trường Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc. Vì vậy, ngoài nguồn này Công
ty phải áp dụng thêm các nguồn thông tin khác như: qua các trung gian hiện đại,
quảng cáo hội chợ, qua các nhà tư vấn độc lập…
Tiếp đến Công ty phải đánh giá khả năng cảu các thành viên dựa vào cacs
tiêu chuẩn như: Điều kiện tài chính tín dụng tốt, quy mô, khả năng chiếm lĩnh
thị trường, không phải là đại diện chính thức của các đối thủ cạnh tranh của
Công ty, thành công trong quá khứ, có mong muốn làm ăn hợp tác lâu dài với
Công ty, vị trí cửa hàng thuận tiện, điều kiện tồn kho, các sản phẩm đang bán (
69
ví dụ như không bán sản phẩm của quá ba đối thủ cạnh tranh trong nghành)…
Các điều kiện này có thể được sử dụng linh hoạt đối với từng vùng với những
điều kiện cụ thể. Tôi có thể ví dụ như : Đối với thị trường Hà Nội, đây là nơi có
khả năng tiêu thụ lớn; có rất nhiều trung gian bá buôn, bán lẻ thì cần có quy mô
lớn để có thể cung cấp sản phẩm cho nhiều đối tượng. Còn các đại lý ở gần cá
kho của Công ty thì điều kiện tồn kho không nhấn mạnh bằng điều kiện sức
mạnh bán, danh tiếng. Nhưng đối với các đại lý ở các thị trường xa như ở Thành
phố Hồ Chí Minh hay Thanh Hoá thì điều kiện tồn kho lại quan trọng …
Đặc biệt đối với các tổng đại lý hay các đại lý đặc quyền, Công ty cần sử
dụng các điều kiện một cách cẩn thận hơn với mức đòi hỏi cao hơn như: tinh
thần hợp tác, quy mô, lực lượng bán, uy tín… ngoài các điều kiện cơ bản như
các đại lý khác.
Trong một số trường hợp, Công ty không thể dễ dàng có được thành viên
mà mình mong muốn. Vì vậy, Công ty còn phải sử dụng những động lực dặc
biệt khác như: Đối với một số đại lý ở khu vực thị trường có mức sống cao.
Công ty có thể chấp nhận cho đại lý chỉ bán sản phẩm cao cấp và đảm bảo cung
cấp đầy đủ khối lượng sản phẩm theo yêu cầu. Đối với một số đại lý có nhu cầu
quảng cáo, Công ty có thể trợ giúp một phần chi phí. Hay … Công ty quảng cáo,
Công ty sẽ giới thiệu về địa chỉ, thành tích của các đại lý này.
3.3.2. Điều chỉnh số lượng các đại lý:
Số lượng các đại lý của Công ty khá nhiều nhưng do có quy mô quá nhỏ,
sự phân bổ chưa đều cần có sự điều chỉnh theo hướng: Giảm số lượng đại lỷtong
địa bàn Hà Nội, cắt bỏ những đại lý làm ăn không đạt hiệu quả, có quy mô nhỏ
không có khả năng đáp ứng cho một số khách hàng lớn. Thay vào đó là các đại
lý có quy mô lớn hơn có klhả năng đảm nhận phân phối cho một khu vực lớn
hơn ở mức nhất định. Như vậy chỉ với một số lượng nhỏ đại lý, Công ty vẫn có
thể đảm bảocung cấp cho một khu vực thị trường như trwocs hoặc lớn hơn. Tôi
xin đề xuất ý kiến về việc điều chỉnh số lượng đại lý như sau:
70
Thị trường Mới Thị trường cần chấn chỉnh
Khu vực thị
trường
Số lượng
đại lý
Khu vực thị trường
Số lượng đại lý
Cũ Mới
1. Miền Bắc:
Cao Bằng
Lai Châu
2
3
1. Miền Bắc
Hà Nội
Sơn La
35
2
28
3
Lào Cai
2. Miền Trung
Qủng Ninh
2
2
Quảng Ninh
2. Miền Trung
Nghệ An
8
7
10
10
3. Miền Nam
Vũng Tàu
Bình Định
Ninh Thuận
Bình Thuận
3
2
1
1
3. Miền Nam
TP Hồ Chí Minh
Khánh Hoà
8
1
12
3
3.3.3. Hoàn thiện quảng cáo kênh phân phối:
3.3.3.1. Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên kênh:
Việc thiết lập mối qaun hệ tốt giữa các thành viên kênh là một công việc
rất cần đòi hỏi nhiều công sức bỏ ra. Mặc dù Công ty sử dụng kênh dài với
nhiều thành viên kênh nên có tính chất là mối liên hệ giữa các thành viên kênh
sẽ không được chặt chẽ. Nhưng do điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày
càng gay gắt nên Công ty cũng phải tìm cách tăng độ liên kết giữa các thành
viên kênh để đảm bảo kênh hoạt động tốt nhất. Để làm đựoc việc này Công ty
cần tiến hành dần dần nhằm tạo lập tốt mối liên hệ ở phía sau kênh. Công ty
cũng cần tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm để gặp mặt các đại lý nhằm
khuyến khích, tạo dựng mối liên hệ tốt giữa Công ty và các đại lý, Công ty cần
có chủ trương khuyến khích xuất nhập khẩuây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa
71
lực lượng bán của Công ty với các đại lý mà người đó phụ trách bằng cách tăng
cường việc tiếp xúc, gặp mặt giữa họ.
3.3.3.2. Hoàn thiện quản lý các dòng chảy kênh:
* Dòng thông tin:
Công ty cần chú trọng đến việc xác định dõ những thông tin cần trao đổi
giữa các thành viên của kênh, những thông tin này không chỉ là những thông tin
về hoạt động phân phối hàng ngày như sản lượng, doanh số bán… mà còn là
những thông tin dài hạn về thị trường mục tiêu, về đối thủ cạnh tranh như; Cãcu
hướng của thị trường biến đổi như thế nào, sự ưa thích đặc biệt của người tiêu
dùng đối với một số nhãn hiệu hàng hoá, sự biến động của giá cả hàng hoá trên
thị trường và phản ứng của người tiêu dùng đói với giá cả của sản phẩm của
Công ty, phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới và giá cả sản
phẩm mới, thị phần của đối thủ cạnh tranh, giá cả hàng hoá của đối thủ cạnh
tranh, giá cả hàng hoá cảu đối thủ cạnh tranh, các biện pháp cạnh tranh của đối
thủ cạnh tranh…
* Dòng phân phố vật chất:
Hiện nay, Công ty lựa chọn đại lý chưa chú trọng đến công tác tồn kho
nên các đại lý thường lấy hàng từng ít một để khỏi phải lưu kho trừ những thời
điểm hàng tiêu thụ như dịp tết. Vì vậy hàng chủ yếu là chủ yếu để trong kho của
Công ty. Điều này sẽ không có lợi cho Công ty vì Công ty cần tiến hành lựa
chọn đại lý sao cho họ có khả năng dự trữ sản phẩm của Công ty với một số
lượng nhất định tuỳ thuộc vào quy mô của họ để giảm ghánh nặng tồn kho bảo
quản cho Công ty đồng thời cũng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường.
Hiện nay, Công ty thực hiện giao hàng tận nơi cho các đại lý. Tuy nhiên,
nhiều khi số đầu xe của Công ty không đủ để giao hàng cho các đại lý nhất là
khi vào mùa tiêu thụ, hơn thế nữa việc vận chuyển bằng xe tải lớn vào những
giờ cao điểm lại bị cấm lại trong nội thành. Vì vậy, Công ty cần tạo dựng
mốiliên hệ với một số Công ty vận tải đảm bảo có xe khi nhu cầu cao, đồng thời
72
Công ty có thể khuyến khích các đại lý, các nàh bán buôn lớn tự liên hệ xe để
vận chuyển hàng về xe của mình.
73
* Dòng xúc tiến:
Hiện nay, Công ty chưa có hoạt động xúc tiến qua kênh, tứclà chưa có sự
kết hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên kênh mà chủ yếu là của Công ty đối
với các thành viên trong kênh. Công ty cần phối hợp quảng cáo với các trung
gian như chia sẻ chi phí quảng cáo, hỗ trợ chi phí quảng cáo khuyến mại … cho
các đại lý có nhu cầu.
3.3.3.3. Hoàn thiện công tác khuyến khích động viên các thành viên kênh:
Việc khuyến khích động viên các thành viên kênh cũng rất quan trọng bởi
nó sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Công ty và các thành viên. Để thực hiện
công tác này cho thật tốt Công ty cần phải:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ với các thành viên kênh. Làm tốt
điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì rằng sẽ tạo sự tin tưởng từ các thành
viên đối với Công ty.
- Thực hiện đa dạng hoá các hình thức khen thưởng: ngoài hình thứckhen
thưởng mà Công ty đang sử dụng, Công ty cần nghiên cứu các khoản thưởng về
việc thực hiện tốt các quy định mà Công ty đặt ra như: bán đúng giá quy định,
bảo quản hàng tốt, cung cấp nhiều thông tin có giá trị…
- Thường xuyên quan tâm, động viên các nàh quản lý giỏi của các thành
viên .
- Định kỳ Công ty nên có các khoá đào tạo về kỹ năng quản lý cho những
bộ phận quan trọng trong kênh.
- Công ty cần có những hỗ trợ tài chính, vật chất cho các đại lý đã có
thành tích đóng góp trong việc tiêu thụ sản phẩm cảu công ty..
- Vì vậy Công ty cần tiến hành tìm hiểu về những nhu cầu thực sự của các
thành viên kênh để từ đó đưa ra các hoạt động hỗ trợ và mức hỗ trợ hơp lý hơn.
Để tìm hiểu được nhu cầu của các thành viên kênh, Công ty cần chú ý đến xuất
nhập khẩuây dựng mối quan hệ giữa mối quan hệ Công ty với các thành viên
thông qua lực lượng bán của Công ty. Công ty cần tăng cường các cuộc viếng
thăm của người phụ trách bán ở từng khu vực tới các đạih lý.
74
Bên cạnh các hoạt động khen thưởng thì Công ty lại chưa có một chính
sách trừng phạt cụ thể nào đói với các hành động vi phạm đồng như: nợ quá hạn
không trả, bán phá giá gây nên sự mâu thuẫn giữa các thành viên, tranh giá thị
trường … Chính vì vậy Công ty cũng cần thiết lập những biện pháp kiên quyết
để sử lý các thành viên vi phạm các quy định của Công ty.
Nhắc nhở với các thành viên có vi phạm lần đầu.
Có các biện pháp mạnh như ngừng giao hàng, tạm thời soá bỏ những ưu
đãi, những khoản thưởng hay cắt hợp đồng… đối với các vi phạm lần tiếp theo,
tuỳ theo mức độ vi phạm và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của kênh và uy
tín cảu Công ty.
3.3.3.4. Phối hợp đồng bộ các chính sách Marketing mix.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Công ty không chỉ nhấn mạnh, tập trung toàn
bộ vào biến phân phối mà còn phải kết hợp, phối hợp đồng bộ các chính sách
klhác như chính sách sản phẩm, giá cả, xúc tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty, hỗ trợ cho hoạt động của kênh phân phối.
* Hoàn thiện chính sách sản phẩm:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xu hướng đa dạng hoá
sản phẩm càng trở lên càng trở nên cần thiết. Công ty cấn nghiên cứu tìm tòi
thêm các loại thạch cho phù hợp hơn nữa với nhu cầu luôn biến động của thị
trường đồng thời chúng là nguồn thay thế cho những sản phẩm đã lỗi thời không
tiêu thụ được.
Công ty cần tiến hành đa dạng hoá theo hướng thay đổi nhãn hiệu, quy
cách bao gói, kích cỡ trọng lượng khác nhau, độ ngọt, béo, mặn của sản phẩm
khác nhau tuỳ thuộc vào từng thị trường mục tiêu.
Công ty cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cần nghiên cứu
kỹ thị trường nguyên liệu để tìm kiếm và nhập loại nguyên liệu có chất lượng
bảo đảm. Công ty cũng cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật về
cách pha chế để có được những sản phẩm. Công ty cần tiến hành nghiên cứu về
75
bao gói, nguyên liệu sử dụng để kéo dài thời gian sử dụng. Sao cho không bị
biến dạng hình dáng sản phẩm.
Để cải tiến sản phẩm có hiệu quả, Công ty cần khuyến khích sự tham gia
đóng góp ý kiến của các thành viên kênh đặc biệt là các trung gian bán lẻ, những
người trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng.
Với nhưng sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng thì sẽ tạo ra động lực cho các thành viên kênh thực hiện tốt các hoạt
động phân phối sản phẩm của Công ty.
* Hoàn thiện chính sách giá cả.
Việc quy định giá bán sản phẩm là một quyết định rất quan trọng đối với
Công ty song để thích ứng với thị trường thì chính sách giá của doanh nghiệp
cần phải hoàn thiện hơn. Công ty cần có chính sách giá linh hoạt vì sản phẩm
thạch là sản phẩm có tính thời vụ. Vào những dịp lễ tết, khi mức tiêu thụ cao
Công ty có thể tăng giá đối với những sản phẩm cũ mà nhiều Công ty cũng có
những sản phẩm tương tự thì Công ty nên ổn định giá. Khi sản phẩm bị ế đọng,
Công ty có thể sử dụng biện pháp khuyến mại, giảm giá bán….
Một biện pháp nữa để ổn định giá là Công ty nên tăng mức sản xuất khi
có nhu cầu cao đồng thời có kế hoạch dự trữ sản phẩm thường có nhu cầu cao từ
trước để đảm bảo cung cấp đủ hàng, đáp ứng kịp thời khi nhu cầu tăng.
* Tăng cường công tác tiếp thị
Trong thời gian tới, Công ty phải đặc biệt chú trọng tới công tác quảng
cáo. Qua quảng cáo sẽ giúp cho việc nhận biết được sản phẩm của Công ty và
lúc đó mới gợi mở để họ mua hàng của mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi
Công ty muốn mở rộng thị trường về mặt đại lý. Chính vì vậy, Công ty phải
dành cho công tác này một khoản ngân sách thích hàng hoáợp và không ngừng
nâng lên qua các kỳ sản xuất.. Như vậy so với các Công ty trong ngành thì chi
phí của Công ty cho hoạt động này còn quá ít. Năm 2002, Công ty dành cho
công tác quảng cáo, khuyến mại trực tiếp khoảng 1.5 tỷ đồng tức là khoảng
0.5% doanh thu. Vậy ta dự kiến mức chi phí dành cho quảng cáo của Công ty
76
trong năm 2003 là 0.7% doanh thu, tức là khoảng 200 triệu đồng. Với mức chi
phí này thì Công ty cần chú trọng đến quảng cáo nhiều hơn trên báo chí đặc biệt
là trên các thị trường mới. Công ty cần đầu tư quảng cáo trên báo chí những loại
báo có số lượng độc giả lớn, hay các báo địa phương. Công ty có đội xe đã cũ kỹ
với tên Công ty và những sản phẩm mới được yêu thích. Công ty cũng cần tăng
cường hoạt động quảng cáo này bởi vì nó có chi phí thấp, có tác dụng hỗ trợ cho
chương trình quảng cáo trên truyền hình.
Còn đối với công tác khuyến mại, công tác này hiện nay Công ty mới chỉ
sử dụng cho những người mua với khối lượng lớn tức là những người bán buôn
bán lẻ chứ chưa đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty có thể áp dụng thêm
các hình thức như tìm phiếu trúng thưởng trong các sản phẩm. Phần thưởng tuỳ
thuộc vào các loại sản phẩm, ví dụ phần thưởng nhỏ như tặng thêm sản phẩm
cùng loại với số lượng khác nhau hay thưởng thêm đồ dùng học tập đối với
những sản phẩm được trẻ em ưu thích (Công ty có thể đưa ra một số loại sản
phẩm nhỏ có giá trị như nhau để khách hàng lựa chọn khi trúng thưởng cho phù
hợp với nhu cầu), những sản phẩm thưởng đều được in tên, logo của Công ty.
Đối với những sản phẩm có giá trị lớn hơn (gói to hơn, loại cao cấp hơn…)
Công ty nên có phần thưởng là áo, mũ có in tên và logo của Công ty. Để chương
trình được thành công, Công ty cần lên kế hoạch hợp lý cho việc đổi phần
thưởng được nhanh chóng dễ dàng (nên bố trí để lấy được sản phẩm tại ngay nơi
mua sản phẩm, hay các nhà bán lẻ bất kỳ). Hoạt động khuyến mại nên áp dụng
thường xuyên đặc biệt là đối với các sản phẩm cho trẻ em, trong những dịp nhu
cầu tiêu thụ giảm.
Với kế hoạch như trên tôi xin phân bổ ngân sách dành cho quảng cáo như
sau:
- Việc quảng cáo trên các báo khoảng 5- 10riệu đồng.
- Chi phí cho các băng zôn, bảng hiệu cho các đại lý các nhà bán buôn lớn
khoảng 100 triệu đồng.
77
Như vậy tổng chi phí quảng cáo của Công ty giao động từ 200 trieu đồng
một năm. Với số tiền còn lại Công ty sẽ tiến hành hoạt động khuyến mại như
thông tin về chương trình khuyến mại và tiến hành đặt làm các sản phẩm để
khuyến mại.
Nếu làm tốt các hoạt động marketing mix kể trên thì hoạt động phân phối
của Công ty chắc chắn sẽ có được sự thành công nhiều hơn.
3.3.4. Hoàn thiện công tác đánh giá hoạt động của các thành viên kênh
Công tác đánh giá hiệu quả của các thành viên kênh phải diễn ra thường
xuyên có định kỳ. Tổ chức thực hiện việc đánh giá hiệu quả hoạt động của kênh
phân phối nhằm xác định cơ cấu của kênh và đưa ra các quyết định về lựa chọn
thành viên kênh cũng như các quyết định về các biện pháp nhằm tăng cường sự
quản lý kênh. Liên tục hiệu chỉnh kế hoạch phát triển hệ thống kênh phân phối
cũng như điều tiết các hoạt động thường xuyên của cả hệ thống.
Công ty tiêu thụ hàng hoá chủ yếu thông qua hệ thống đại lý (85% - 90%)
nên công tác đánh giá hoạt động của đại lý là rất quan trọng. Đồng thời, Công ty
cũng cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các đại lý một
cách chính xác, cụ thể. Làm tốt công tác này Công ty sẽ có được những quyết
định đúng đắn về việc khuyến khích động viên, cũng như trừng phạt… đối với
các đại lý. Như vậy, hoạt động của kênh sẽ ngày càng tốt hơn. Với đề xuất sử
dụng chủ yếu kênh ba cấp như đã nêu trên, Công ty phải sử dụng các tổng đại lý.
Đồng thời, Công ty lại sử dụng các đại lý độc quyền. Vì vậy, tôi cho rằng công
tác đánh giá cần chú trọng vào các đối tượng này. Ngoài tiêu chuẩn lượng bán,
Công ty cần đánh giá các tiêu chuẩn khác như tốc độ tăng trưởng lượng bán qua
thời gian, lượng tồn kho, thái độ hợp tác, khả năng bán… Để đánh giá chi tiết
hơn, Công ty cũng có thể xác định tỷ trọng phản ánh tầm quan trọng của từng
tiêu chuẩn và cho điểm các tiêu chuẩn. Cuối cùng, Công ty sẽ có được số điểm
để đánh giá các đại lý. Kết quả của các đợt kiểm tra, đánh giá này được áp dụng
phải dựa trên các nguyên tắc xử sự hợp lý, bình đẳng và tốt nhất là công khai đối
với tất cả các thành viên tham gia kênh phân phối.
78
79
Công ty có thể thành lập bảng đánh giá hoạt động của các đại lý theo như
ví dụ dưới đây:
STT Chỉ tiêu
Tỷ
trọng
Điểm số các chỉ tiêu Điểm có
ảnh
hưởng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Lượng bán 0.3
2 Duy trì tồn kho 0.15
3 Khả năng bán 0.25
4 Thái độ hợp tác 0.1
5
Tốc độ tăng trưởng lượng bán
theo thời gian
0.2
Đánh giá tổng hợp 1 Tổng
3.3.5. Các vấn đề về nhân sự
Hiện nay Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt, phòng kinh doanh
kiêm luôn hoạt động marketing. Nhưng phòng kinh doanh chỉ có 14 người quản
lý các đại lý. Mà Công ty có trên 200 đại lý. Như vậy, trung bình một người phải
quản lý khoảng 15 đại lý tại các tỉnh thành khác nhau. Như vậy thời gian theo
dõi các đại lý là rất ít. Khối lượng công việc mà phòng kinh doanh đảm nhiệm
quá lớn. Chính vì vậy, theo tôi Công ty cần đầu tư thêm nhân lực cho hoạt động
của kênh.
Các nhân viên phòng kinh doanh đa số còn rất trẻ. Do đó họ còn thiếu
kinh nghiệm. Đặc biệt, chưa có ai được đào tạo chuyên môn về Marketing. Mà
để có thể thiết lập kênh liên kết dọc, một trong những điều kiện mà Công ty cần
thực hiện là có đội ngũ cán bộ quản trị Marketing và quản lý tiêu thụ có đủ trình
độ và năng lực, có kiến thức về tổ chức quản lý các hệ thống kênh liên kết dọc.
Vì vậy, trong thời gian tới Công ty phải có biện pháp đào tạo đội ngũ cán bộ
nhân viên phòng kinh doanh để đảm nhiệm tốt các hoạt động Marketing, mà đặc
biệt là công tác quản lý kênh phân phối. Công ty có thể thuê cho chuyên gia đến
cơ quan đào tạo hoặc cử cán bộ, nhân viên của mình đi học tại các trường đại
học…. Tuỳ theo điều kiện của Công ty. Sau khi đã có trong tay những cán bộ,
80
nhân viên có trình độ chuyên môn Công ty cần thành lập bộ phận chuyên trách
về quản trị hệ thống kênh phân phối. Công ty cũng cần tạo ra những cơ chế
nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động của các nhân viên hoạt động trong lĩnh
vực này.
3.3.6. Một số kiến nghị với Nhà nước
Để tạo ra sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần giải
quyết một số vấn đề sau:
- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự công bằng trong kinh doanh.
Đặc biệt Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý những
hoạt động làm hàng giả và nhập lậu hàng hoá gây nên sự cạnh tranh không lành
mạnh…. Bởi vì, khi thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, nhập khẩu sẽ làm ảnh
hưởng rất nhiều đến ngành sản xuất thạch trong nước. Hàng giả sẽ làm mất lòng
tin của người tiêu dùng, làm cho họ không thê phân biệt và có thể tiêu dùng
nhầm phải những thứ hàng kém chất lượng đó. Hàng nhập lập sẽ phá giá thị
trường làm rối loại thông tin thị trường, gây ra những khó khăn rất lớn cho
những nhà sản xuất trong việc phát triển và quản lý sản phẩm. Tôi xin có những
kiến nghị đối với Nhà nước trong công tác này như sau:
+ Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về sản xuất và kinh doanh hàng
giả.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường để có thể kiểm soát
được hàng hoá nhập khẩu, đảm bảo mức giá trên thị trường.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu
dùng.
- Nhằm tăng cường đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế
quốc dân, góp phần vào công cuộc CNH - HĐH đất nước, đối với các dự án đầu
tư mang tính hạ tầng công nghiệp như đầu tư nhà máy sản xuất hoặc đầu tư cho
việc sản xuất nguyên vật liệu, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp về lãi
xuất vay tín dụng cũng như các điều kiện vay vốn khác như: Thời hạn vay, thời
gian gia hạn. Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này sẽ tiếp thêm sức mạnh để phát
81
triển đối với các doanh nghiệp nói chung và với Việt Thành nói riêng, bên cạnh
đó đây cũng là một yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam với các doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài.
- Từng thời kỳ đưa ra những định hướng cho sự phát triển lâu dài của các
ngành kinh tế quốc dân. Đồng thời Nhà nước nễn xây dựng, hoàn thiện hệ thống
thông tin và dự báo thị trường. Đó sẽ là cơ sở để Công ty hoạch định chiến lược
thị trường của mình.
Tóm lại: Chương III đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
kênh phân phối của Công ty TNHH Việt Thành. Mặc dù các giải pháp chưa
được phân tích chi tiết nhưng cũng đã cho chúng ta thấy một cách tổng thể
những công việc cần làm và ý nghĩa cũng như lợi ích mà Công ty có thể thu
được khi triển khai những giải pháp này. Tuy nhiên các nội dung công việc được
liệt kê ra có vẻ là quá nhiều và việc triển khai đồng bộ tất cả là không thể và
cũng không nên, nhưng có nhiều việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn và dễ triển khai
hơn nếu trước đó Công ty đã thực hiện một số công việc khác.
Như vậy tốt nhất đối với Công ty là lập chương trình hành động để xác
định thứ tự các bước triển khai cũng như mục tiêu cần đạt được của mỗi giai
đoạn triển khai. Theo cách đó Công ty có thể xác định rõ hơn các điều kiện để
triển khai thành công các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối đồng thời tập
trung được sức mạnh để triển khai thành công.
82
Kết luận
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Việt Thành đã không ngừng
vươn lên và đứng vững trong cơ chế thị trường, khẳng định mình là doanh
nghiệp mạnh trong ngành thạch ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
của ngành thạch, cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng gay gắt. Điều này
đòi hỏi Công ty cũng phải không ngừng cải tiến nâng cao trình độ về mọi mặt,
từ việc đổi mới trang thiết bị máy móc và công nghệ cho đến trình độ tổ chức
quản lý của bộ máy lãnh đạo cũng như tay nghề của người lao động. Trong quản
lý sản xuất kinh doanh, Công ty cần đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện kênh
phân phối sản phẩm - mộ trong những nội dung chính của quản trị Marketing.
83
Mục lục
Lời nói đầu ........................................................................................................................... 1
Chương 1:cơ sở lý luận về kênh phân phối ......................................................................... 3
1.1 .Những lý luận chung về kênh phân phối .............................................. 3
1.1.1.Khái niệm,vai trò,chức năng của kênh phân phối: .......................... 3
1.1.2. Các thành viên trong kênh: ........................................................... 5
1.1.3.Hoạt động của kênh: ...................................................................... 6
1.2. Quản lý kênh ....................................................................................... 8
1.2.1. Năm sức mạnh cơ bản để quản lý kênh ......................................... 8
1.2.2. Khuyến khích động viên các thành viên kênh ............................... 8
1.2.3. Quản lý kênh phân phối bằng hệ thống marketing hỗn hợp ......... 12
1.2.4.Đánh giá hiệu quả các thành viên kênh ........................................ 14
1.3.Cấu trúc kênh...................................................................................... 14
1.4. Thiết kế kênh. .................................................................................... 15
1.4.1.Khái niệm: ................................................................................... 15
1.4.2.Quy trình thiết kế kênh: ............................................................... 16
Chương II: Thực trạng hệ thống kênh phân phối của Công ty Tnhh việt thành .......... 22
2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Việt Thành ................................ 22
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ ................................................................... 23
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm ..................................................................... 24
2.1.4.Các nguồn lực và điều kiện kinh doanh của công ty TNHH Viết
Thành. .................................................................................................. 25
2.1.5. Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh ................................. 28
2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ................................ 35
Chỉ tiêu ................................................................................................. 39
2.2. Thực trạng hệ thống kênh phân phối sản phẩm thạch của Công ty
TNHH Việt Thành. ................................................................................... 42
84
2.2.1. Thực trạng về cấu trúc kênh phân phối sản phẩm thạch của Công
tyTNHH Việt Thành: ............................................................................ 42
2.2.2 Đặc điểm và công tác tìm kiếm các thành viên kênh .................... 44
2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý kênh ............................................. 45
2.2.4. Công tác đánh giá các thành viên kênh. ...................................... 51
2.2.5. Những mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của Công
ty .......................................................................................................... 52
2.2.6. Những kết quả mà Công ty đã đạt được về tổ chức kênh phân phối:
............................................................................................................. 54
2.2.7. Tồn tại và nguyên nhân về tổ chức và quản lý kênh phân phối .... 56
Chương III: hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH VIệt thành ....... 59
3.1. Những căn cứ để cải tiến kênh. .......................................................... 59
3.1.1. Thị trường mục tiêu: ................................................................... 59
3.1.2. Sản phẩm .................................................................................... 59
3.1.3. Môi trường kinh doanh và khả năng của Công ty xuất phát từ khả
năng hiện tại và khai thác trong tương lai. ............................................ 60
3.1.4. Các mục tiêu của Công ty trong những thời gian tới: .................. 60
3.2. Các giải pháp để cải tiến kênh: .......................................................... 63
3.2.1. Phát triển các dạng kênh có thể: .................................................. 63
3.2.2. Mô hình tổ chức kênh: ................................................................ 66
3.3. Những vấn đề cần giải quyết để thự hiện kênh trên có hiệu quả : ....... 68
3.3.1 hoàn thiện công tác tuyển trọn thành viên kênh : ......................... 68
3.3.2. Điều chỉnh số lượng các đại lý: ................................................... 69
3.3.3. Hoàn thiện quảng cáo kênh phân phối:........................................ 70
3.3.4. Hoàn thiện công tác đánh giá hoạt động của các thành viên kênh 77
3.3.5. Các vấn đề về nhân sự................................................................. 79
3.3.6. Một số kiến nghị với Nhà nước ................................................... 80
Kết luận .............................................................................................................................. 82
85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm thạch của công ty TNHH Việt Thành.pdf