Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học
Thường sử dụng trong các nghiên cứu để khám phá
các vấn đề mới hoặc nghiên cứu không nhằm mục
đích suy rộng cho tổng thể
- Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn sâu với thời
gian dài và số lượng người tham gia phỏng vấn ít
(bảng hỏi bán cấu trúc/ phi cấu trúc)
- Ghi âm được sử dụng phổ biến
- Các biến không được xác định trước bởi nhà nghiên
cứu (Insider’s view – dựa trên thông tin của người
trả lời)
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
BÁO CÁO KHOA HỌC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khoa Quản trị kinh doanh
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
(xem quy định của Trường)
Báo cáo phải được đánh máy trên giấy A4
Sử dụng bảng mã Unicode, font chữ Times
New Roman, cỡ chữ 13
Căn lề trên và lề dưới 3 cm, lề trái 3 cm lề
phải 2cm, khoảng cách giữa các dòng: 1,5
line
Số thứ tự từng trang đặt ở phía phải ở cuối
trang.
Kết cấu của báo cáo khoa học
(phần đánh số trang)
Phần I : Đặt vấn đề
Phần II : Nội dung và kết quả
nghiên cứu
Phần III : Kết luận và đề nghị
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cần nêu rõ các nội dung chủ yếu sau đây
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
1. Lý do chọn đề tài
Cần trả lời câu hỏi: Vì sao cần phải
nghiên cứu đề tài này?
Do vậy phải nêu lên ý nghĩa lý luận, ý
nghĩa thực tiễn và tính thời sự của đề tài
Từ đó nêu lên tên đầy đủ của đề tài
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phải trình bày:
Câu hỏi nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu (nếu có)
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nêu rõ phạm vi nghiên cứu bao gồm:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đề tài ở
đâu, địa bàn nào
- Phạm vi thời gian: Vấn đề được nghiên
cứu trong thời gian nào? Đề xuất các giải
pháp trong thời kỳ nào?
- Nếu nội dung quá rộng, có thể giới hạn lại
cụ thể hơn
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: lưu ý nêu rõ:
- Các loại thông tin cần thu thập
- Các nguồn thu thập chính
- Cách thu thập
...
Dữ liệu sơ cấp
Dùng bảng
hỏi để thu
thông tin
sơ cấp
Vậy thì cần
bao nhiêu
mẫu điều tra?
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Các nội dung cần trình bày liên quan đến
điều tra sơ cấp
Các thông tin cần thu thập
Đối tượng điều tra (Tổng thể)
Phương pháp điều tra lựa chọn (nêu lý do)
Quy mô mẫu (phải trình bày được cách xác
định)
Cách chọn mẫu
Thang đo (độ tin cậy) và bảng hỏi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
4.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ
liệu:
Cần nêu rõ:
- Quy trình xử lý dữ liệu (ngắn gọn)
- Các phương pháp phân tích dữ liệu: thống
kê mô tả, kiểm định, hàm hồi quy, công
thức ...
PHẦN II
NỘI DUNG & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích, đánh giá (vấn đề
nghiên cứu)
Chương 3: Định hướng và giải pháp
Chương 1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Tên gọi khác (cũ):
- Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn
đề nghiên cứu
Mục đích
Phát triển kiến thức và hiểu biết sâu về các
nghiên cứu trước có liên quan
Cung cấp kiến thức về các phương pháp và
kỹ thuật nghiên cứu phù hợp
Điều chỉnh các câu hỏi và mục tiêu nghiên
cứu
Phát hiện các hạn chế và vấn đề chưa được
giải quyết
Tránh lặp lại các công việc đã thực hiện
Các nội dung chính
- Đánh giá (điểm mạnh và hạn chế) của các
nghiên cứu (cả lý luận và thực tiễn) của
các chuyên gia được công nhận trong lĩnh
vực lựa chọn
- Chỉ ra mối liên hệ với nghiên cứu của tác
giả
- Nhấn mạnh những khía cạnh cần thiết phải
cung cấp kiến thức mới (từ nghiên cứu của
bạn)
- Khẳng định một lần nữa việc lựa chọn đề
tài nghiên cứu hoàn toàn có ý nghĩa.
Chương 1
Tổng quan về vấn đề n.cứu (tt)
Lưu ý:
Tổng quan không phải danh sách mô tả hay
liệt kê, tóm tắt các công trình nghiên cứu
Nên tổ chức thành từng phần trình bày theo
các ý chính của đề tài chứ không theo tên
của các tác giả nghiên cứu
Cần tổng hợp, phân tích và đánh giá có biện
luận và nhận xét khách quan (critical
thinking)
Dẫn chứng chính xác các nghiên cứu đã công
bố
Chương 2: Phân tích, đánh giá
(vấn đề nghiên cứu)
Trong chương này cần trình bày 2 vấn đề:
+ Đặc điểm của địa bàn/đơn vị nghiên cứu
+ Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Phân tích, đánh giá
(vấn đề nghiên cứu)
2.1. Đặc điểm của địa bàn/đơn vị nghiên cứu
- Phác hoạ đặc điểm địa bàn nghiên cứu liên
quan đến đề tài.
- Nếu địa bàn nghiên cứu là doanh nghiệp thì
cần trình bày:
+ Quá trình phát triển, chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức, đặc điểm về nguồn lực
(Lao động, Vốn, Công nghệ), kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh
+ Đặc thù của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích, đánh giá
(vấn đề nghiên cứu)
2.2. Kết quả nghiên cứu
- Cần căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu
của đề tài để trình bày các nội dung nghiên
cứu tương ứng nhằm đạt được các mục tiêu
đã đề ra
- Sử dụng các bảng biểu liên quan làm cơ sở
cho quá trình phân tích, tổng hợp
Chương 2: Phân tích, đánh giá
(vấn đề nghiên cứu)
Kết luận chương/Đánh giá chung:
Phải tóm tắt lại được những kết quả
nghiên cứu chính và quan trọng nhất
theo hướng tổng hợp, có nhận xét, đánh
giá.
Chú ý: Khi trình bày chương này nên đi
từ cụ thể đến tổng quát
Chương 3
Định hướng và giải pháp
Định hướng:
- Định hướng chung (tổng quát)
- Định hướng trên từng lĩnh vực cụ thể
Cần dựa vào kết quả dự báo, báo cáo tổng
kết, chiến lược phát triển của ngành, địa
phương hoặc của doanh nghiệp và kết quả
nghiên cứu ở Chương 2
Chương 3
Định hướng và giải pháp (tt)
Giải pháp
- Các giải pháp đề xuất phải “bám sát” với
các kết quả ở Chương 2
- Chú ý đến tính khả thi của giải pháp, tính
phù hợp của giải pháp với thực tế
- Các giải pháp nêu ra cần rõ ràng, cụ thể và
được đề xuất sau khi đã xem xét từ nhiều
góc độ khác nhau (từ cả phía khách hàng
và doanh nghiệp).
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
- Đọc phần kết luận có thể biết được cơ bản
nội dung của đề tài nghiên cứu, giải quyết
vấn đề gì và giải quyết như thế nào.
- Kết luận phải phản ánh một cách khái quát
(tóm tắt) toàn bộ kết quả nghiên cứu
CHÍNH của đề tài để trả lời những vấn đề
mà mục tiêu nghiên cứu đã vạch ra và các
giải pháp chủ yếu nhất
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (tt)
Đề nghị
Dựa trên định hướng và giải pháp để đề
nghị:
- Đề nghị đối với các cấp, các ngành, các địa
phương (kiến nghị)
- Đề nghị những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
File tham khảo:
Hệ thống ghi tham khảo Harvard (Harvard
system)
Các đặc điểm của một
báo cáo nghiên cứu tốt
- Đề tài có tính mới, sáng tạo (thể hiện ở tên đề tài/
phương pháp nghiên cứu mới/ áp dụng lý thuyết
mới hoặc đưa ra kết quả nghiên cứu mới)
- Đề tài có tính cấp thiết cao (được quan tâm, có ích
cho doanh nghiệp)
- Mục tiêu nghiên cứu phù hợp, rõ ràng, được giải
quyết trọn vẹn
- Phương pháp nghiên cứu trình bày logic, có tính
khoa học, có độ chính xác cao (có thể thực hiện lại)
- Đưa ra được các kết quả nghiên cứu khách quan, có
cơ sở khoa học, được thảo luận dưới nhiều góc độ
- Các giải pháp cụ thể và có tính khả thi cao
Nghiên cứu định tính/ Nghiên
cứu định lượng
# Nghiên cứu định tính:
- Thường sử dụng trong các nghiên cứu để khám phá
các vấn đề mới hoặc nghiên cứu không nhằm mục
đích suy rộng cho tổng thể
- Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn sâu với thời
gian dài và số lượng người tham gia phỏng vấn ít
(bảng hỏi bán cấu trúc/ phi cấu trúc)
- Ghi âm được sử dụng phổ biến
- Các biến không được xác định trước bởi nhà nghiên
cứu (Insider’s view – dựa trên thông tin của người
trả lời)
- Mang tính chủ quan khá cao
- Không suy rộng cho tổng thể/ không khái quát hóa
Nghiên cứu định tính/ Nghiên
cứu định lượng
# Nghiên cứu định lượng:
- Thường sử dụng trong các nghiên cứu nhằm để
chứng minh (đúng hay sai), giải thích
- Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng
bảng hỏi (bảng hỏi cấu trúc) với số lượng người
tham gia nhiều (mẫu được chọn) và thời gian trả lời
bảng hỏi nhanh
- Bảng hỏi là công cụ điều tra chính với các câu hỏi
được thiết kế sẵn (chủ yếu là câu hỏi đóng)
- Các biến được xác định trước bởi nhà nghiên cứu
(Outsider’s view)
- Mang tính khách quan (dựa trên dữ liệu)
- Thường dùng để suy rộng cho tổng thể
# Lưu ý
Một nghiên cứu có thể sử dụng 1 trong 2
phương pháp hoặc sử dụng kết hợp cả hai
(gọi là phương pháp nghiên cứu kết hợp)
Kết hợp: đồng thời hoặc theo thứ tự.
Thường cho kết quả nghiên cứu có giá trị
và độ tin cậy cao hơn
PPNC kết hợp: Đang được sử dụng ngày
càng phổ biến
CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN
THÀNH CÔNG!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ttgt_k42tm_phan5_sv_7192.pdf