Khóa luận Đánh giá hiệu quâ dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thâi làng bún vân cù, xã Hương toàn, thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đối với các hộ có lượng chất thải ra môi trường lớn, kinh tế gia đình khá nhưng vẫn không tham gia xây dưng hệ thống XLNT tại hộ gia đình thì cần đưa ra các chế tài xử phạt, đánh phí môi trường đối với các hộ có chất thải ra môi trường, nhằm duy trì hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả cho dự án. Tăng cường công tác giám sát các hạng mục và có biện pháp ngăn chặn mùi hôi để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Hiện tại, các cán bộ và người dân địa phương chưa chú trọng đến công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống dẫn đến hệ thống hoạt động chưa hiệu quả như mong muốn. Do đó, trong thời gian tới đề nghị cấp quản lý cũng như người dân ý thức hơn trong việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống này. Hiện nay, ở địa phương chưa có một cơ sở nào chế tạo, sản xuất các thiết bị sử dụng khí sinh học: bếp, đèn, máy phát điện,. Các địa điểm bán thiết bị sử dụng khí sinh học rất ít. Người dân muốn sửa chửa hay mua các thiết bị này sẽ rất khó khăn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ thành lập các cơ sở chuyên sản xuất, bán các thiết bị sử dụng khí sinh học để quá trình sửa chữa, thay thế các thiết bị trong quá trình sử dụng của người dân được thuận tiện, hiệu quả hơn.

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quâ dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thâi làng bún vân cù, xã Hương toàn, thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
637.340.936 5 4.788.766 642.129.702 2.973.447 398.712.024 637.340.936 6 4.788.766 642.129.702 2.703.134 362.465.477 637.340.936 7 4.788.766 642.129.702 2.457.394 329.514.070 637.340.936 8 4.788.766 642.129.702 2.233.995 299.558.245 637.340.936 9 4.788.766 642.129.702 2.030.904 272.325.677 637.340.936 10 4.788.766 642.129.702 1.846.277 247.568.798 637.340.936 11 4.788.766 642.129.702 1.678.433 225.062.543 637.340.936 12 4.788.766 642.129.702 1.525.848 204.602.312 637.340.936 13 4.788.766 642.129.702 1.387.135 186.002.102 637.340.936 14 4.788.766 642.129.702 1.261.032 169.092.820 637.340.936 15 4.788.766 642.129.702 1.146.392 153.720.745 637.340.936 Tổng 5.326.033.489 9.631.945.532 5.290.625.735 4.884.089.568 4.305.912.043 (Nguồn: Kết quả tính toán) Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 47 Từ bảng số liệu trên bằng phần mềm excel ta dễ dàng tính được các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR của dự án đầu tư xây dựng hệ thống XLNT làng bún Vân Cù bằng các lệnh như sau: NPV=(TR0-TC0)+NPV(r,TR1-TC1; TR2-TC2;...;TR15-TC15); BCR=Tổng lợi ích quy về năm đầu/Tổng chi phí quy về năm đầu; IRR=IRR(TR0-TC0;TR1- TC1;..;TR15-TC15). Theo đó, giá trị các chỉ tiêu này được tính toán như bảng dưới: Bảng 2.15. Hiệu quả kinh tế của dự án Chỉ tiêu NPV (đồng) BCR IRR (%) Giá trị -406.536.167 0,92 8,62% (Nguồn: Kết quả tính toán) Từ kết quả tính toán được như trên ta thấy, dự án này có NPV<0, BCR<1, IRR<r NPV của dự án này mang giá trị âm vì những lí do sau: - Dự án mang lại nhiều lợi ích những có nhiều lợi ích không thể lượng hóa được, do đó không được tính vào tổng giá trị lợi ích của dự án. - Dự án mang tính chất môi trường do đó bao gồm nhiều hạng mục công trình chỉ mang lại hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội (như các bể sinh học, các tuyến mương,..) mà ít mang lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời những hạng mục công trình này lại chiếm chi phí đầu tư lớn nên khi kết hợp đưa vào tính toán sẽ cho giá trị chỉ tiêu thấp là điều dễ hiểu. - Dự án này không chỉ mang lại lợi ích cho những người tham gia vào dự án mà còn mang lại lợi ích cho những người quanh khu vực thực hiện dự án, và những lợi ích của những người này không thể lượng hóa được. - Giả thiết vòng đời dự án là 15 năm nhưng trên thực tế còn một số hạng mục công trình có tuổi thọ trên 15 năm (mương B300, mương B200). Sau 15 năm hoạt động thì các công trình này vẫn còn giá trị sử dụng và tiếp tục mang lại lợi ích cho địa phương. Đây là dự án đầu tư bảo vệ môi trường, mang tính chất phúc lợi và phục vụ cho cộng đồng nên việc dự án nhận giá trị NPV âm về phân tích tài chính vẫn được chấp nhận nếu nó có những đóng góp lớn vào việc cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Từ công thức ∑ ∑ ta tính được thời gian hoàn vốn của dự án là 18,24 năm xấp xỉ bằng 18 năm 3 tháng. Vậy nếu vòng đời của dự án lớn hơn hoặc bằng 18 năm 3 tháng thì hiệu quả kinh tế của hệ thống mang tính khả thi. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 48  Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công trình Biogas ở thôn Vân Cù Bảng 2.16. Hiện giá lợi ích chi phí bình quân một hầm Biogas ở thôn Vân Cù Đơn vị tính:Đồng Năm Tổng chi phí Tổng lợi ích Chi phí quy về năm đầu (năm 0), r=10% Chi phí quy về năm đầu (năm 0), r=10% Lợi nhuận TR-TC Lợi nhuận quy về năm đầu (năm 0) Lợi nhuận cộng dồn 0 7.744.000 0 7.744.000 0 -7.744.000 -7.744.000 -7.744.000 1 33.255 4.459.234 30.232 4.053.849 4.425.979 4.023.617 -3.720.383 2 33.255 4.459.234 27.484 3.685.317 4.425.979 3.657.834 -62.549 3 33.255 4.459.234 24.985 3.350.289 4.425.979 3.325.303 3.262.754 4 33.255 4.459.234 22.714 3.045.717 4.425.979 3.023.003 6.285.757 5 33.255 4.459.234 20.649 2.768.834 4.425.979 2.748.185 9.033.942 6 33.255 4.459.234 18.772 2.517.121 4.425.979 2.498.350 11.532.291 7 33.255 4.459.234 17.065 2.288.292 4.425.979 2.271.227 13.803.518 8 33.255 4.459.234 15.514 2.080.266 4.425.979 2.064.752 15.868.270 9 33.255 4.459.234 14.104 1.891.151 4.425.979 1.877.047 17.745.317 10 33.255 4.459.234 12.821 1.719.228 4.425.979 1.706.406 19.451.723 11 33.255 4.459.234 11.656 1.562.934 4.425.979 1.551.279 21.003.002 12 33.255 4.459.234 10.596 1.420.849 4.425.979 1.410.253 22.413.255 13 33.255 4.459.234 9.633 1.291.681 4.425.979 1.282.048 23.695.303 14 33.255 4.459.234 8.757 1.174.256 4.425.979 1.165.499 24.860.802 15 33.255 4.459.234 7.961 1.067.505 4.425.979 1.059.544 25.920.346 Tổng 8.242.830 66.888.511 7.996.943 33.917.289 58.645.681 25.920.346 51.840.692 (Nguồn: Kết quả tính toán) Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 49 Bằng cách nhập các lệnh như trên ta tính được các chỉ tiêu kinh tế của các hầm Biogas được xây dựng ở thôn Vân Cù như sau: Bảng 2.17. Đánh giá hiệu quả kinh tế một hầm Biogas ở Vân Cù Chỉ tiêu NPV BCR IRR T Giá trị 25.920.346 4,24 57,09% 2,02 (Nguồn: Kết quả tính toán) Từ kết quả này cho thấy, hiệu quả kinh tế mà hầm Biogas mang lại cho mỗi hộ gia đình là rất lớn. Trong vòng hơn 2 năm dự án sẽ hoàn đủ vốn và tiếp tục mang lại lợi ích tài chính cho các hộ trong những năm tiếp theo với khoản chi phí bảo dưỡng công trình bỏ ra không đáng kể. Dự án xây dựng hệ thống XLNT ở thôn Vân Cù chỉ hạn định xây dựng hai tuyến mương B200 và B300, không hạn định số công trình Biogas và bể lắng hồ sinh học. Do đó, để dự án này mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cần nhân rộng số công trình Biogas ở các hộ gia đình, chú trọng công tác bảo dưỡng hệ thống để nâng cao tuổi thọ công trình nhằm mang lại lợi ích lớn hơn. Mặc dù, dự án xây dựng hệ thống XLNT làng bún Vân Cù hiện tại có giá trị NPV âm. Tuy nhiên, những lợi ích về mặt xã hội và môi trường mà dự án mang lại là rất lớn, đáp ứng được những mục tiêu ban đầu mà dự án đề ra. 2.5.2. Hiệu quả xã hội của dự án Trong quá trình thiết kế và thi công, dự án góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các lao động trong các lĩnh vực như kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, dịch vụ và lao động phổ thông; hơn nữa còn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nông nhàn. Qua quá trình xây dựng hệ thống, đội ngũ thợ xây đã phát huy khả năng tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tính sáng tạo của đội ngũ thợ xây. Xây dựng hệ thống XLNT đã góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh cho bà con nông dân. Khi tham gia vào hệ thống XLNT người dân đã trực tiếp tham gia sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó giúp bà con có cách nhìn nhận công việc khoa học hơn và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Đời sống người dân đã thực sự được đổi mới và thực sự được nâng cao. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 50 Góp phần giải phóng lao động cho người phụ nữ nông thôn, tiết kiệm thời gian vệ sinh nơi ở, chuồng trại từ đó có thêm thời gian dành cho việc nghỉ ngơi, chăm sóc con cái, gia đình và tham gia các hoạt động xã hội khác. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Lực lượng lao động trước đây dùng để kiếm củi và vận chuyển than có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp. Việc giảm nhu cầu đun nấu đã giảm được nạn chặt phá rừng và tăng thêm diện tích rừng. Tiền để mua than và nhiên liệu khác có thể tiết kiệm được và giảm gánh nặng tài chính cho người nông dân. Dự án xây dựng hệ thống XLNT hoàn thành, đã tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề trên địa bàn phát triển như: sản xuất bún, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản,... quá trình thi công cần nhiều nguyên vật liệu của các ngành khác. Nước thải của hệ thống đã diệt hết 99% trứng giun sán, hạn chế côn trùng phát triển và sinh trưởng, qua đó giúp làm giảm dịch hại từ 70 - 80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân. Thêm vào đó, mùi hôi từ các cống rảnh không còn nữa, tình trạng dịch bệnh và sức khỏe của người dân được cải thiện. Các bệnh về phổi, nhức đầu, chóng mặt, da liểu, bệnh về đường tiêu hóa,... hay cảm giác khó thở do mùi hôi thối từ nước thải sản xuất, phân gia súc, gia cầm giảm đi đáng kể. Qua khảo sát điều tra 60 hộ dân ở khu vực nghiên cứu, hầu hết các hộ đều đánh giá cải thiện tốt tình trạng sức khỏe sau khi có hệ thống XLNT. Cảm khó chịu, khó thở, bệnh da liểu và bệnh nhức đầu có đến 60/60 hộ đánh giá giảm đi so với trước, trong đó đa phần là các hộ đánh giá giảm đi rất nhiều. Có 4/60 hộ mắc bệnh phổi cũng đánh giá tình trạng bệnh cũng đã giảm đi so với trước. Để rõ hơn điều này ta theo dõi bảng sau: Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá về tình trạng sức khỏe sau khi có hệ thống XLNT Chỉ tiêu Giảm đi rất nhiều Giảm đi nhiều Giảm đi ít Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Bệnh da liểu 14 23,33 23 38,33 16 26,67 Cảm giác khó chịu, khó thở 37 61,67 15 25 8 13,33 Bệnh nhức đầu 42 70 17 28,33 1 1,67 Bệnh phổi 0 0 4 6,67 2 3,33 (Nguồn: Khảo sát điều tra) Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 51 Góp phần phát triển địa phương, tạo điều kiện và tiền đề cho phát triển kinh tế trong vùng: dự án thành đã góp phần làm tăng cường cơ sở hạ tầng cho địa phương nói riêng và thị xã nói chung. Góp phần phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch từ đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương, gia tăng sản xuất và chăn nuôi, tăng thu nhập ở các hộ, tăng thu ngân sách nhà nước. Dự án đi vào hoạt động về lâu dài sẽ giảm được chi phí về nước do một phần nước thải được tái sử dụng cho việc tưới cây, làm thủy lợi,.. Do đó, nguồn nước cần để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của địa phương cũng như toàn xã hội sẽ giảm đi, nguy cơ thiếu nước sạch trở nên bớt trầm trọng. Dự án cũng góp phần giúp cho xã đạt được một phần trong Tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng Nông thôn mới. Đồng thời, vấn đề ô nhiễm môi trường được giải quyết là một trong những tiêu chí quan trọng giúp cho thôn Vân Cù được công nhận là làng nghề truyền thống theo quyết định số 717 của UBND tỉnh TTH. Phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương: phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, được xem là mục tiêu quan trọng và lâu dài của mỗi địa phương. Dự án nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, là dự án nền để thu hút các dự án trên lĩnh vực khác. Từ khi có hệ thống XLNT, người dân nơi đây không ngừng đổi mới công nghệ. Nhiều hộ gia đình ở đã đầu tư máy móc, cải tiến kỹ thuật. Hiện, toàn thôn Vân Cù có 70 máy sản xuất bún với trị giá mỗi máy từ 50 - 60 triệu đồng, giảm tình trạng sản xuất thủ công, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó, phát triển công nghệ khí sinh học còn giải quyết được một số vấn đề nãy sinh khác do thiếu chất đốt. Rơm rạ để làm chất đốt có thể đưa ra cánh đồng làm phân bón cải thiện đất trồng trọt và cho phép đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, gia tăng sản xuất. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 52 Bảng 2.19. Giá trị sản xuất, thu nhập các ngành nghề giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng Ngành nghề Chăn nuôi Trồng trọt Nghề làm bún Giá trị sản xuất Năm 2011 28.300.000.000 5.700.000.000 62.300.000.000 Năm 2012 28.800.000.000 5.800.000.000 70.700.000.000 Năm 2013 29.040.000.000 5.840.000.000 79.200.000.000 Thu nhập Năm2011 14.100.000.000 3.600.000.000 8.900.000.000 Năm2012 14.300.000.000 3.700.000.000 9.800.000.000 Năm 2013 14.438.000.000 3.725.000.000 11.484.000.000 (Nguồn: UBND huyện Hương Toàn) Qua bảng trên ta thấy, giá trị sản xuất cũng như thu nhập của 3 ngành nghề chính ở thôn Vân Cù đều có xu hướng tăng dần theo các năm. Trong đó, giá trị sản xuất của nghề làm bún tăng mạnh từng năm và hơn gấp hai lần ngành trồng trọt và chăn nuôi gộp lại. Ngành chăn nuôi mang giá trị thu nhập cao nhất trong ba ngành nhưng có tốc độ tăng chậm, ngành làm bún có thu nhập mỗi năm thấp hơn nhưng tốc độ tăng nhanh, cụ thể năm 2011 thu nhập của ngành làm bún thấp hơn ngành chăn nuôi 5,2 tỷ đồng, nhưng đến năm 2013 mức độ chệnh lệch đã giảm đi đáng kể còn 2,954 tỷ đồng. Từ đó ta nhận thấy rằng, từ khi có hệ thống XLNT người dân ở nơi đây đã yên tâm tham gia sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng các ngành nghề. Như vậy, phát triển hệ thống XLNT đã góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo nên việc làm và nâng cao đời sống sinh hoạt cho người dân địa phương. 2.5.3. Hiệu quả môi trƣờng của dự án Hệ thống mương BTCT và các hồ sinh học kết hợp thu gom nước mưa cho khu vực để tránh úng ngập khi xảy ra mưa lớn, giảm ngập lụt. Nước thải được thu gom vào trong hệ thống mương BTCT có nắp đậy tránh mùi hôi và tránh hiện tượng chảy tràn nước thải trên mặt đất gây mất vệ sinh môi trường. Nước thải được xử lý ngay các hộ gia đình qua 3 công đoạn: hầm Biogas, bể lắng và hồ sinh học giúp tăng cường hiệu quả, loại bỏ các chất hữu cơ, giảm các chất rắn lơ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 53 lững, chất dinh dưỡng, trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh trong nước thải trước khi thải ra sông Bồ, tránh hiện tượng gây ô nhiễm nguồn nước sông. Việc sử dụng gas thay củi hạn chế đươc tình trạng chặt cây lấy củi, hạn chế nạn chặt phá rừng, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Bên cạnh đó, việc các hộ dân ngừng sử dụng than, củi, rơm rạ,.. làm chất đốt còn hạn chế việc phát thải các các loại khí gây ô nhiễm môi trường không khí. Ngoài ra, trong thành phần khí sinh học do phân hủy xác của các sinh vật nên có một lượng lớn khi metan khoản trên 50% lượng khí thoát ra và 30% còn lại là khí cacbonic và hơi nước, đây là các khí góp một phần rất to lớn gây nên hiệu ứng nhà kính, như vậy việc gom xác động thực vật lại để phân hủy một chỗ và sử dụng khí metan là một cách góp phần giảm nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính. Chất thải của gia súc được phân hủy trong hầm Biogas làm giảm phát thải ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm. Phụ phẩm từ hầm Biogas chứa khá đầy đủ các nitơ khoáng đa lượng và các nitơ vi lượng được sử dụng làm phân bón trong trồng trọt, cải tạo đất canh tác giúp tăng năng suất cây trồng, hạn chế các loại sâu bệnh cho cây trồng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học, các loại vi khuẩn có hại cho con người. Nhìn chung, việc áp dụng công nghệ hệ thống XLNT đã đem lại hiệu quả về mặt môi trường là rất lớn. Góp phần làm cho môi trường thôn xóm được cải thiện lên đáng kể, sức khỏe người dân được nâng cao. Đây cũng là giải pháp góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp và văn minh. Từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững cho thôn nói riêng và thị xã nói chung.  Hạn chế của dự án: Mặc dù chất lượng đời sống của người dân và bộ mặt cảnh quan nông thôn ở địa phương được cải thiện lên đáng kể, tuy nhiên dự án vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Tần suất hoạt động của hệ thống XLNT chưa cao: Quy mô sản xuất bún và chăn nuôi ở địa phương ngày càng mở rộng, nhưng số lượng công trình XLNT tại hộ gia đình chưa gia tăng tương xứng, vẫn còn nhiều hộ sản xuất bún chưa đầu tư xây dựng bể lắng và hồ sinh học, nhiều hộ khác kết hợp sản xuất và chăn nuôi chỉ đầu tư xây dựng hầm Biogas nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ, chưa ý thức được nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 54 Quá trình bảo dưỡng các hồ sinh học vẫn chưa được đảm bảo, chưa thực hiện bảo dưỡng hồ theo định kỳ. Lợi ích hệ thống XLNT mang lại, đặc biệt là lợi ích từ hầm Biogas vẫn chưa được khai thác triệt để. Đa số người dân địa phương chỉ sử dụng khí sinh học cho mục đích chất đốt, chỉ ít hộ sử dụng cho mục đích thắp sáng và rất ít hộ tận dụng phụ phẩm phát triển trồng trọt nên hiệu quả mang lại chưa đạt tối đa. Đội thợ xây các công trình ở hộ gia đình chủ yếu là thợ vườn nên vẫn còn gặp một số trục trặc khi xây. Nguyên nhân: Việc quản lý hệ thống XLNT vẫn còn nhiều bất cập, sau khi tiến hành xây dựng xong chủ đầu tư bàn giao lại cho địa phương quản lý và tổ chức hoạt động. Cán bộ ở địa phương còn hạn chế về trình độ quản lý nên việc quản lý sát sao cũng như duy trì hoạt động phù hợp của hệ thống XLNT còn hạn chế. Chính quyền địa phương chưa quan tâm một cách thích đáng và chưa có nhận thức đúng đắn về mối nguy hại của ô nhiễm môi trường. Chính vì thế chưa có những điều chỉnh, những cơ chế, chính sách giúp công tác bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả, tránh những bất cập đáng tiếc. Tuy nhận thức của người dân đã được nâng lên những vẫn còn một số hộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân chưa quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng. 2.6. Phân tích độ nhạy của dự án Một dự án đầu tư thường có tuổi thọ lâu dài, nhưng các tính toán lại dựa trên giả định. Thực tế, không diễn ra đúng như giả định, do đó dự án có thể không đững vững. Vì vậy, cần phải phân tích để biết dự án có chắc chắn không khi có những thay đổi bất lợi so với những giả định ban đầu, đó là phân tích độ nhạy của dự án. Vậy phân tích độ nhạy là phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an toàn và đại lượng đầu ra. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 55  Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r Bảng 2.20. Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r Chỉ tiêu r = 8% r = 9% r = 10% r = 11% NPV (đồng) 201.104.160 -116.795.290 -406.536.167 -671.166.453 IRR (%) 8,62 8,62 8,62 8,62 BCR 1,03 0,97 0,92 0,88 (Nguồn: Kết quả tính toán) Qua bảng trên ta có thể thấy được sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của các chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt là đối với chỉ số NPV. Lãi suất chiết khấu xã hội càng nhỏ thì giá trị hiện tại ròng mà dự án mang lại cho xã hội càng lớn. Đối với r = 8%, giá trị hiện tại ròng của dự án là dương, tỷ lệ lợi ích trên chi phí lớn hơn 1. Khi r = 9, 10, 11%, dự án không đạt hiệu quả tài chính, với giá trị hiện tại ròng của dự án đạt giá trị âm, tỷ lệ lợi ích trên chi phí nhỏ hơn 1. Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = 8,62% < r = 10%, dự án không khả thi. Vậy với lãi suất chiết khấu xã hội nhỏ hơn hoặc bằng 8,62 thì dự án đạt hiệu quả nếu đứng trên góc độ kinh tế. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 56 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI LÀNG BÚN VÂN CÙ 3.1. Định hƣớng phát triển mô hình hệ thống XLNT Khai thác triệt để tiềm năng của thôn, xã để mở rộng mô hình XLNT không chỉ trong thôn hưởng dự án mà còn đối với các thôn lân cận. Phấn đầu đến cuối năm nay, 100% các hộ có quy mô chăn nuôi vừa và lớn sẽ xây hầm Biogas, các hộ sản xuất bún độc lập sẽ xây dựng bể lắng và hồ sinh học để XLNT đạt hiệu quả. Phát triển mạnh ngành làm bún tươi và chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là chăn nuôi lợn, phát triển sản xuất nông nghiệp. Tái sử dụng 20 - 30% nước thải cho nhu cầu tưới cây, bón cây,.. và các nhu cầu khác phù hợp với đời sống ở phương. 3.2. Giải pháp phát triển mô hình hệ thống XLNT 3.2.1. Giải pháp chung Hệ thống XLNT mang lại hiệu quả xã hội môi trường rất lớn. Do đó, cần phải có sự quan tâm nhiều hơn từ cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức để phát triển mô hình ở các hộ gia đình thuộc thôn Vân Cù nói riêng và xã Hương Toàn nói chung. Phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa các ban ngành, các cấp chính quyền cũng như các ban ngành chức năng đối với việc quản lý hệ thống XLNT, nhằm tránh các hoạt động chồng chéo giữa các ban ngành. Xây dựng và ban hành các quy chế về việc XLNT, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng cho quá trình hoạt động và vận hành của hệ thống. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và quản lý hệ thống XLNT nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quá trình vận hành hệ thống. Tăng cường công tác quản lý, vận động, tuyên truyền để thu hút sự tham gia cũng như ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp dân cư trong khu vực; dựa vào các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội nông dân,.. để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và vận đồng cộng đồng dân cư; lồng ghép các chương trình giáo dục ý Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 57 thức bảo vệ môi trường trong trường học; tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng,.. Giảm bớt các thủ tục rườm rà trong quá trình hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật xây hầm Biogas, bể lắng, hồ sinh học. Quan tâm hơn nữa đến quyền lợi người chăn nuôi, người sản xuất làm sao cho nguồn vốn hỗ trợ xây hầm Biogas, hồ sinh học nhanh chóng đến tay người dân. Trong thời gian tới, tiếp tục tăng cường thu hút dự án đầu tư vào chăn nuôi của xã và đầu tư vào xây hầm Biogas và bể lắng, hồ sinh học. 3.2.2. Giải pháp cụ thể 3.2.2.1. Giải pháp kinh tế Vốn đầu tư ban đầu cho một hầm Biogas hay bể lắng và hồ sinh học là lớn so với thu nhập của hộ gia đình, mặc dù sản xuất và chăn nuôi nhiều xong vẫn chưa có đủ kinh phí để xây dựng các công trình XLNT tại mỗi hộ. Hơn nưa, bể lắng và hồ sinh học hầu như không mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ. Do vậy, cần hỗ trợ một phần để động viên, khuyến khích bà con xây bể lắng và hồ sinh học ở các hộ sản xuất bún, xây hầm Biogas ở các hộ chăn nuôi hoặc kết hợp chăn nuôi và sản xuất. Thành lập quỹ cho vay không lấy lãi đối với các hộ vay vốn để xây công trình XLNT tại nhà. Bên cạnh hỗ trợ vốn trực tiếp cho các hộ dân để xây dựng. Nhà nước có thể xem xét các cách hỗ trợ khác như cho hộ dân vay với lãi suất thấp, thời hạn trả kéo dài, nhằm giảm gánh nặng về kinh tế giúp các hộ tham gia dễ hơn. Tăng cường đầu tư vốn cho ngành sản xuất chăn nuôi, khuyến khích sản xuất bún kết hợp chăn nuôi và trồng trọt nhằm tận dụng nguồn nước thải từ quá trình sản xuất bún cho chăn nuôi, tận dụng phụ phẩm bả thải, nước thải khí sinh học cho trồng trọt. Một mặt tăng hiệu quả kinh tế cho hộ, mặt khác đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường. Quá trình thực hiện cần có sự theo dõi, giám sát hợp lý, có thể có ưu đãi cho các tổ chức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị hỗ trợ cho xây dựng, sử dụng, hoạt động của hệ thống. 3.2.2.2. Giải pháp kỹ thuật Phổ biến cho người dân kỹ thuật, cách sử dụng thiết bị, cách vận hành hệ thống XLNT hiệu quả. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 58 Đội ngũ thợ xây ở địa phương cần phải được đào tạo chuyên nghiệp. Xây dựng hệ thống XLNT khá phức tạp đặc biệt là hầm Biogas đòi hỏi độ chính xác cao nên đội thợ xây dựng công trình cần có tay nghề cao, cẩn thận trong khi xây dựng. Các kỹ thuật viên phải thường xuyên giám sát công trình trong suốt quá trình xây dựng, phát hiện và giải quyết kịp thời các sự cố gặp phải. Tăng cường công tác tập huấn, hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm cho kỹ thuật viên, thợ xây và các hộ tiếp nhận công trình; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; xây dựng kế hoạch tập huấn chi tiết về xây dựng, vận hành, sử dụng công trình khí sinh học cho các hộ tiếp nhận công trình. Loại hầm đang sử dụng ở các hộ gia đình thôn Vân Cù chủ yếu là hầm xây bằng gạch, kích cỡ nhỏ đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Do đó, ngoài những loại hầm hiện đang được lắp đặt, cần tìm hiểu thêm những loại hầm khác nhằm tìm ra loại hầm thích hợp về nhiều mặt đối với từng hộ gia đình để phổ biến cho các hộ dân nhằm mang lại hiệu quả cao. 3.2.2.3. Giải pháp giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho người dân về chức năng, nhiệm vụ và lợi ích của hệ thống XLNT. Có nhiều hình thức tuyên truyền như: tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền tại địa phương thông qua việc phát tài liệu, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, khuyến khích những hộ đã sử dụng hệ thống XLNT phổ biến lợi ích về nó cho các hộ khác nhằm tăng độ thuyết phục cao hơn. 3.2.2.4. Giải pháp pháp lý Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật bảo vệ môi trường đối với từng trang trại, gia trại, các cơ sở sản xuất,... để từ đó phát hiện ra các hành vi vi phạm và cương quyết xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm, tránh trường hợp môi trường bị ô nhiễm rồi mới tiến hành xử lý. Bên cạnh đó, các trang trại, gia trại, các cơ sở sản xuất trước khi đi vào hoạt động phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về luật BVMT trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT trình các cấp thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi phải thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và xác Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 59 nhận. Có hệ thống thu gom, XLNT đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường xung quanh.  Bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án xây dựng hệ thống XLNT thôn Vân Cù Hệ thống XLNT làng bún Vân Cù không chỉ được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh của địa phương mà còn cải thiện môi trường địa phương hiệu quả. Từ hệ thống XLNT Vân Cù có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Bài học về quy hoạch khu xử lý chất thải: “Tận dụng những khu vực đất đai bỏ trống hoặc những khu vực đất nông nghiệp năng suất thấp để xây dựng khu XLNT, nhưng việc quy hoạch phải được giám sát chặt chẽ”. - Bài học về tổ chức thực hiện: “Đi đôi với công nghệ phù hợp là hoạt động thu gom, tổ chức quản lý chất thải phù hợp”. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện và vận hành dự án để tránh tình trạng xây dựng công trình và vận hành công trình không đảm bảo, XLNT chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Đi đôi với quá trình thực hiện dự án cần phổ biến kiến thức về công dụng, cách bảo quản, cách sử dụng, đặc điểm của hồ sinh học, các loại hầm Biogas cho người dân trước khi quyết định đi vào lắp đặt, tránh trường hợp lắp đặt theo phong trào, không nghiên cứu rõ dẫn đến tình trạng kích cỡ, loại hầm lắp đặt không phù hợp với quy mô sản xuất và chăn nuôi ở các hộ hay tình trạng hư hỏng, rò rĩ gas, không tận dụng hết các lợi ích mà hầm Biogas mang lại. - Bài học về công tác quản lý: “Cần chú trọng đến việc đào tạo cán bộ để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của dự án, đồng thời tích cực tuyên truyền những kiến thức cơ bản về hệ thống và môi trường cho cộng đồng dân cư”. - Bài học về quản lý chất thải: “Cần có những ban ngành cụ thể tại các địa phương làm công tác phòng chống ô nhiễm môi trường và cần ban hành những tài chế xử phạt để cải thiện ý thức người dân”. Để dự án đạt hiệu quả cao trên cả ba mặt thì trong quá trình thực hiện dự án cần có những biện pháp hỗ trợ, động viên thậm chí là bắt buộc các hộ dân tích cực tham gia thực hiện, đặc biệc đối với những hộ có quy mô sản xuất, chăn nuôi lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Bài học về lựa chọn công nghệ: “Cần phổ biến tất cả các kiến thức về hệ thống XLNT, hầm Biogas để có sự lựa chọn phù hợp”. Hiện tại, phần lớn các hầm Biogas ở thôn Vân Cù được xây bằng gạch nên có nhiều nhược điểm như dễ bị lún, nứt. Trong Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 60 quá trình sử dụng, mặt bê tông phía trong bị mùn do axit làm mòn làm cho bể chịu lực kém, dễ bị rò rĩ gas và phân ra ngoài, khối lượng vật liệu lớn, thời gian thi công lâu, mặt bằng thi công rộng, chất lượng phụ thuộc nhiều vào tay nghề thợ. Đặc biệt, sau nhiều năm sử dụng, bã váng đầy nên khí gas ít, bắt buộc phải lấy bã váng ra ngoài,.. Do đó, trước khi tiến hành thực hiện dự án, cần phổ biến cho các hộ dân về đặc điểm của các loại hầm Biogas để có sự lựa chọn đúng đắn nhất, áp dụng các loại hầm Biogas có công nghệ tiến bộ hơn để đảm bảo an toàn, giảm rủi ro khi vận hành. - Đối với các công trình ít mang lại hiệu qua kinh tế (bể lắng, bể sinh học,...) thì càng cần phải được hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện. Thực tế, mọi người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích chung do đó sẽ có xu hướng đầu tư vào những công trình mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ (hầm Biogas) mà không chú trọng đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường. Vì dự án này mang tính chất bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng là chủ yếu, do đó trong quá trình thực hiện cũng cần chú trọng xây dựng các hồ sinh học ở các hộ gia đình sản xuất bún nhằm XLNT đạt hiệu quả, nâng cao hiệu quả môi trường của dự án. - Bài học về tiến độ thực hiện dự án: “Trước khi thực hiện dự án cần lập tiến độ thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư để dự án hoàn thành đúng tiến độ, nhanh chóng đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao”. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 61 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá về dự án “Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù” tôi nhận thấy rằng: Dự án này đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương. Tuy NPV của dự án mang giá trị âm nhưng kết quả này là chưa thiết thực và chính xác, bởi trong quá trình phân tích và tính toán có nhiều lợi ích bị bỏ qua do không thể lượng hóa được. Dự án đã thể hiện rõ những lợi ích mà nó mang lại cho người dân và môi trường nơi đây, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Đồng thời, qua thực tế tại địa phương cũng đã cho thấy sự phù hợp và hiệu quả của dự án khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì dự án này cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Để nâng cao hiệu quả của dự án trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường, cần khuyến khích người dân địa phương không ngừng mở rộng quy mô dự án, tiến hành xây lắp hầm Biogas ở mỗi hộ gia đình nhất là đối với những hộ có quy mô chăn nuôi lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đầu tư xây dựng bể lắng và hồ sinh học nhằm xử lý nước thải một cách hiệu quả nhất, mang đến một môi trường trong lành cho không chỉ vùng thôn Vân Cù, cho các vùng lân cận mà còn đảm bảo sự phát triển đồng đều của hệ thống cơ sở hạ tầng, giúp thúc đẩy và phát triển bền vững nền kinh tế của thôn Vân Cù nói riêng và toàn xã Hương Toàn nói chung. 2. Kiến nghị - Đối với nhà nƣớc Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ dân khi ứng dụng công nghệ XLNT vào sản xuất và chăn nuôi, cụ thể là kìm chế lạm phát, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn và đồng bộ. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa dự án và nhà nước, ngoài số vốn đầu tư của dự án. Nhà nuớc cần hỗ trợ thêm một phần kinh phi cho các hộ dân để giảm bớt gánh Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 62 nặng xây dựng cho nhân dân, nhằm nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của nhiều hộ dân hơn, số công trình được xây dựng và sử dụng sẽ tăng lên. - Đối với chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã Cần thực hiện tốt các quy trình công nghệ, kỹ thuật được chuyển giao. Thành lập các đội xây dựng chuyên nghiệp ở địa phương, tránh trường hợp thuê thợ tự do lắp đặt, xây dựng chỉ dựa vào kinh nghiệm dẫn đến tình trạng bể xây xong không tạo ra khí phải phá bỏ gây tốn kém, hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn về sau. Đào tạo đội ngũ cán bộ môi trường ở địa phương, phổ biến kiến thức môi trường cũng như lợi ích mà nó mang lại đến người dân. Đồng thời nâng cao nhận thức, kiến thức vận hành hệ thống XLNT cho các hộ dân, không để tình trạng nước thải thải ra mương không đạt tiêu chuẩn quy định. Quan tâm, thúc đẩy hơn nữa chính sách hỗ trợ dự án để quyền lợi người dân nhanh chóng đến được với người dân. Những hộ còn lại chưa tham gia xây dựng hệ thống XLNT tại nhà một phần do khả năng tài chính còn kém. Do đó, kính đề nghị UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ này tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ XLNT. Đưa ra những chính sách để khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Điều này là cần thiết để công tác bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề của chính quyền mà còn là của toàn thôn, xã. Bể lắng và hồ sinh học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống XLNT, nhưng hiện nay mới có 55 bể lắng xây dựng và đi vào hoạt động. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần đưa ra các cơ chế, chính sách đôn thúc người dân tham gia xây dựng công trình này nhằm xử lý tốt lượng chất thải cũng như nâng cao chất lượng của hệ thống. Cần nâng cao công suất của hệ thống XLNT một cách phù hợp và nhanh chóng mở rộng thêm các khu vực thu gom nước thải ra các vùng lân cận. Dự án được xây dựng trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, vì vậy khi nghiên cứu và triển khai các dự án khác về cơ sở hạ tầng như cấp nước, Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 63 cấp điện, giao thông vận tải, dịch vụ công cộng,.. nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ. Nguyên tắc chung là các công trình cơ sở hạ tầng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi cho XLNT. Đối với các hộ có lượng chất thải ra môi trường lớn, kinh tế gia đình khá nhưng vẫn không tham gia xây dưng hệ thống XLNT tại hộ gia đình thì cần đưa ra các chế tài xử phạt, đánh phí môi trường đối với các hộ có chất thải ra môi trường, nhằm duy trì hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả cho dự án. Tăng cường công tác giám sát các hạng mục và có biện pháp ngăn chặn mùi hôi để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Hiện tại, các cán bộ và người dân địa phương chưa chú trọng đến công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống dẫn đến hệ thống hoạt động chưa hiệu quả như mong muốn. Do đó, trong thời gian tới đề nghị cấp quản lý cũng như người dân ý thức hơn trong việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống này. Hiện nay, ở địa phương chưa có một cơ sở nào chế tạo, sản xuất các thiết bị sử dụng khí sinh học: bếp, đèn, máy phát điện,... Các địa điểm bán thiết bị sử dụng khí sinh học rất ít. Người dân muốn sửa chửa hay mua các thiết bị này sẽ rất khó khăn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ thành lập các cơ sở chuyên sản xuất, bán các thiết bị sử dụng khí sinh học để quá trình sửa chữa, thay thế các thiết bị trong quá trình sử dụng của người dân được thuận tiện, hiệu quả hơn. - Đối với ngƣời dân Phải xác định rõ được việc đầu tư xây dựng các công trình XLNT tại mỗi hộ gia đình là tất yếu trong sản xuất và chăn nuôi vì những hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường mà hệ thống mang lại. Vì vậy, phải tập trung nguồn lực, không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm để có thể ứng dụng được thành tựu của hệ thống XLNT mang lại trong sản xuất và chăn nuôi, khai thác triệt để những lợi ích mà hệ thống mang lại như: tận dụng phụ phẩm bả thải, nước thải được làm sạch cho bón phân, tưới tiêu, tận dụng khí sinh học đế lấy điện,.. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Báo cáo khảo sát điều tra kinh tế xã hội năm 2010, dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù. [2] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật năm 2010, dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù. [3] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch đấu thầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng bún Vâ Cù. [4] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Quyết định số 10/QĐ-ĐTXD ngày 26/3/2013 của Ban ĐT&XD thị xã Hương Trà về việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán. [5] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Quyết định số 1878/QĐ-STC ngày 15/7/2014 của Sở Tài chính tỉnh Thừa Thuên Huế về việc phê duyệt quyết toán hạng mục dự án hoàn thành. [6] Giảng viên Phạm Hương Giang, Khoa Kinh tế Quốc tế - Đại học Ngoại Thương, Bài giảng phân tích lợi ích - chi phí. [7] Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2013. [8] PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2000. [9] Ts.Lê Nữ Minh Phương, Bài giảng lập và quản lý dự án dành cho sinh viên chuyên ngành, Huế 2013. [10] Ủy ban Nhân dân xã Hương Toàn, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hương Toàn giai đoạn 2014-2020. [11] Ủy ban Nhân dân xã Hương Toàn, Danh mục các công trình, dự án đầu tư công trên địa bàn 2011-2014. [12] Vũ Thị Hồng Nhung, Chuyên đề đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 65 Các trang web [1] Báo cáo- Nghiên cứu MT, công nghệ xử lý nước thải – thực trạng và thách thức, thai-o-Viet-Nam-thuc-trang-va-thach-thuc.aspx [2] Đề tài tính toàn thiết kế mô hình Biogas cho hộ gia đình, lieu/de-tai-tinh-toan-thiet-ke-mo-hinh-biogas-cho-ho-gia-dinh-48287/ [3] Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, [4] Trang tạp chí môi trường, Thừa - Thiên - Huế: Tăng cường và bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, 42071/Default.aspx Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI LÀNG BÚN VÂN CÙ Xin chào Ông/Bà, tôi tên là Hồ Thị Diễm Quỳnh, hiện là sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Trong kế hoạch thực tập nghiên cứu của mình, tôi đến thôn Vân Cù, xã Hương Toàn để tìm hiểu về hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù. Ý kiến của Ông/Bà là rất quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Xin Ông/ Bà cho biết ý kiến của mình với một số vấn đề về dự án được đầu tư trên địa bàn. Xin Ông/ Bà vui lòng ghi các thông tin, ý kiến nhận xét của bản thân vào các nội dung dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống theo từng câu hỏi dưới đây: Phần I. Thông tin cá nhân Xin Ông/ Bà cho biết một số thông tin các nhân sau: Họ và tên: ........................................................................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. Độ tuổi: ............................................................................................................................ Giới tính: ........................................................................................................................... Số lượng thành viên trong gia đình: ................................................................................ Phần II. Thông tin nghiên cứu 1. Sản lượng sản xuất bún/chăn nuôi của hộ gia đình qua các năm? Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Sản xuất bún Heo Gia cầm Trâu, bò 2. Ông/ bà có sử dụng hầm Biogas không? A. Có B. Không Nếu có xin ông/bà trả lời tiếp các câu hỏi sau, nêu không xin trả lời từ câu 21. 3. Hầm Biogas của gia đình ông/bà có nối ra HTXLNT chung của thôn không? A. Có B. Không Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 4. Mô hình Biogas của ông/bà xây vào năm nào? ..................................................................................................................................... 5. Hầm Biogas ông/bà sử dụng có kích cỡ bao nhiêu? ............................................................................................................................. ...m 3 6. Công trình Biogas của gia đình ông/bà được nối với nguồn chất thải nào? A. Lợn D. Trâu, bò B. Nước thải từ sản xuất E. Khác C. Gia cầm 7. Nguồn kinh phí của gia đình ông/bà lấy chủ yếu từ nguồn nào? A. Thu nhập từ gia đình C. Hỗ trợ từ dự án B. Hỗ trợ từ chính quyền D. Nguồn khác 8. Ông/bà có được hỗ trợ về chi phí không? A. Có B. Không Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu? ........................................................................... 9. Chi phí xây lắp hầm Biogas mà ông/bà bỏ ra là bao nhiêu? Hạng mục Chi phí (nghìn đồng) Nguyên vật liệu xây dựng Tiền công xây dựng, lắp đặt Mua bếp Khác Tổng chi phí 10. Chi phí xây dựng các công trình nối từ hầm Biogas ra mương B300 là bao nhiêu? Hạng mục Chi phí (nghìn đồng) Nguyên vật liệu xây dựng Tiền công xây dưng Khác Tổng chi phí 11. Công trình xử lý nước thải ( hầm Biogas, hồ sinh học, bể lắng sơ bộ) của gia đình ông/bà có xảy ra sự cố nào trong quá trình sử dụng không? A. Có B. Không Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh Nếu có thì thường xảy ra sự cố gì? ............................................................................. Ông/bà khắc phục như thế nào? .................................................................................. 12. Chi phí bảo dưỡng hàng năm của ông/bà là bao nhiêu? Năm 2011 2012 2013 2014 Chi phí bảo dưỡng hầm Biogas và các thiết bị liên quan Chi phí nạo vét, bảo dưỡng mương,hồ 13. Ông/bà sử dụng hầm Biogas để làm gì? A. Đun nấu thức ăn hàng ngày D. Lấy điện B. Nấu rượu E. Khác ............................................... C. Nấu cám heo 14. Trước khi sử dụng hầm Biogas ông/ bà sử dụng nhiên liệu gì để đun nấu? A. Củi C. Gas B. Than D. Khác 15. Chi tiêu hàng tháng của gia đình trước khi có mô hình Biogas là bao nhiêu? Các loại chi tiêu Số lƣợng Chất đốt Điện Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 16. Chi tiêu hàng tháng của gia đình ông/bà sau khi có mô hình Biogas là bao nhiêu? Các loại chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chất đốt Điện Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 17. Khi chưa sử dụng hầm Biogas, ông/bà có mua thuốc hóa học để diệt trùng, diệt ruồi muỗi, ổ dịch, không? A. Có B. Không Nếu có, mong ông/bà cho biết cụ thể khoảng bao nhiêu mỗi năm? ..................................................................................................................................... Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 18. Ông/ bà có sử dụng phụ phẩm khí sinh học (bả thải, nước thải lỏng) không? A. Có B. Không Nếu có thì sử dụng vào việc gì? A. Làm thức ăn cho cá, lợn C. Làm phân bón B. Tưới cây hoa màu D. Khác .............................................. Ông/bà thấy hiệu quả sau khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học như thế nào? A. Rất hiệu quả D. Hiệu quả ít B. Hiệu quả D. Không hiệu quả 19. Từ khi có hệ thống xử lý nước thải ông/bà có mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ không? ..................................................................................................................................... 20. Ông/bà tự đánh giá hiệu quả kinh tế của gia đình sau khi có hệ thống xử lý nước thải (hầm Biogas). A. Rất hiệu quả C. Hiệu quả ít B. Hiệu quả D. Không hiệu quả 21. Trước khi áp dụng mô hình hệ thống xử lý nước thải, ông/bà xử lý chất thải bằng cách nào? A. Thải ra mương, rãnh C. Khác ............................................... B. Bón phân 22. Ông/bà hãy cho biết cảm nhận của mình về lợi ích môi trường sau khi có hệ thống xử lý nước thải? Chỉ tiêu Giảm đi rất nhiều Giảm đi nhiều Giảm đi ít Mùi hôi thối, khó chịu Ô nhiễm cảnh quan làng, xóm Ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm đất Hạn chế nạn chặt phá cây lấy củi Tình trạng ruồi muỗi, ổ dịch, vi khuẩn gây bệnh.... Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 23. Ông/bà cảm thấy tình trạng sức khỏe như thế nào sau khi có hệ thống xử lý nước thải? Chỉ tiêu Giảm đi rất nhiều Giảm đi nhiều Giảm đi ít Bệnh da liễu Bệnh nhức đầu, chóng mặt Cảm giác khó chịu, khó thở Bệnh phổi Bệnh khác 24. Ông/bà tự đánh giá hiệu quả môi trường sau khi có HTXLNT A. Rất hiệu quả C. Ít hiệu quả B. Hiệu quả D. Không hiệu quả 25. Ông/bà hãy cho biết lý do vì sao gia đình không sử dụng hầm Biogas? A. Chi phí lắp đặt cao B. Cảm thấy việc xây hầm không hiệu quả C. Quy mô sản xuất, chăn nuôi nhỏ D. Chưa hiểu biết rõ về hầm Biogas E. Khác 26. Ông/ bà có mong muốn thời gian tới gia đình sẽ sử dung hầm Biogas không? A. Có B. Không 27. Những kiến nghị của ông bà nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn ông/bà và gia đình! Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh PHỤ LỤC 2 Bảng 1.1. Chi phí xây lắp hầm Biogas ở các hộ gia đình Đơn vị tính: Đồng Hộ Chi phí 1 7.200.000 2 8.536.000 3 7.200.000 4 7.200.000 5 8.150.000 6 8.536.000 7 8.150.000 8 8.536.000 9 8.536.000 10 8.536.000 11 8.536.000 12 8.150.000 13 7.200.000 14 7.200.000 15 8.150.000 16 7.200.000 17 8.536.000 18 7.200.000 19 7.200.000 20 8.150.000 21 8.536.000 22 7.200.000 23 7.200.000 24 8.400.000 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 25 7.000.000 26 7.200.000 27 7.000.000 28 7.200.000 29 8.150.000 30 8.536.000 31 7.200.000 32 7.200.000 33 8.536.000 34 8.536.000 35 7.200.000 36 8.150.000 37 7.200.000 38 7.200.000 39 7.200.000 40 7.200.000 41 7.200.000 42 8.150.000 43 8.536.000 44 8.536.000 45 7.200.000 46 7.200.000 47 7.000.000 Tổng 363.968.000 Trung bình 1 hộ 7.744.000 144 hộ 1.115.136.000 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh Bảng 1.2. Chi phí xây dựng 1 bể lắng 2 ngăn ở các hộ gia đình Đơn vị tính: Đồng STT Hộ Chi phí 1 10 2.560.000 2 17 2.560.000 3 40 2.560.000 4 43 2.560.000 5 48 2.560.000 6 49 2.560.000 7 50 2.560.000 8 51 2.560.000 9 52 2.560.000 10 53 3.400.000 11 54 3.400.000 12 55 3.400.000 13 56 3.400.000 14 57 3.400.000 Tổng 40.040.000 Trung bình 1 bể lắng+hồ sin học 2.860.000 55 bể lắng+hồ sinh học 157.300.000 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh Bảng 1.3. Chi phí bảo dƣỡng công trình trung bình của hộ điều tra trong 1 năm Đơn vị tính: Đồng Hộ Bảo dƣỡng hầm Bảo dƣỡng thiết bị Tổng 1 20.000 37.000 57.000 2 15.000 25.000 40.000 3 10.000 28.000 38.000 4 19.000 10.000 29.000 5 10.000 10.000 20.000 6 15.000 37.000 52.000 7 10.000 10.000 20.000 8 10.000 15.000 25.000 9 20.000 21.000 41.000 10 21.000 10.000 31.000 11 21.000 15.000 36.000 12 21.000 17.000 38.000 13 19.000 26.000 45.000 14 10.000 14.000 24.000 15 10.000 11.000 21.000 16 10.000 20.000 30.000 17 19.000 21.000 40.000 18 18.000 14.000 32.000 19 18.000 14.000 32.000 20 18.000 10.000 28.000 21 18.000 15.000 33.000 22 20.000 16.000 36.000 23 20.000 37.000 57.000 24 20.000 10.000 30.000 25 20.000 19.000 39.000 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 26 10.000 15.000 25.000 27 10.000 28.000 38.000 28 10.000 37.000 47.000 29 14.000 24.000 38.000 30 14.000 13.000 27.000 31 14.000 17.000 31.000 32 10.000 22.000 32.000 33 14.000 11.000 25.000 34 14.000 11.000 25.000 35 14.000 11.000 25.000 36 14.000 15.000 29.000 37 15.000 16.000 31.000 38 10.000 22.000 32.000 39 10.000 22.000 32.000 40 19.000 21.000 40.000 41 10.000 15.000 25.000 42 10.000 34.000 44.000 43 10.000 13.000 23.000 44 10.000 15.000 25.000 45 10.000 15.000 25.000 46 14.000 21.000 35.000 47 14.000 21.000 35.000 Tổng 682.000 881.000 1.563.000 Trung bình 1 hộ 14.511 18.745 33.255 144 hộ 2.089.532 2.699.234 4.788.766 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh Bảng 1.4. Lợi ích bình quân 1 năm của các hộ gia đình khi sử dụng công trình Đơn vị tính: Đồng Hộ Chất đốt/ tháng Điện/ tháng Thuốc hóa học/ năm Tổng 1 350.000 0 220.000 368.333 2 455.000 56.000 300.000 536.000 3 270.000 0 200.000 286.667 4 295.000 20.000 250.000 335.833 5 355.000 22.000 235.000 396.583 6 425.000 45.000 315.000 496.250 7 395.000 27.000 205.000 439.083 8 375.000 40.000 275.000 437.917 9 385.000 42.000 250.000 447.833 10 450.000 47.000 295.000 521.583 11 375.000 30.000 275.000 427.917 12 375.000 25.000 220.000 418.333 13 275.000 0 230.000 294.167 14 250.000 0 220.000 268.333 15 382.000 20.000 245.000 422.417 16 310.000 0 197.000 326.417 17 397.000 43.000 215.000 457.917 18 260.000 0 260.000 281.667 19 220.000 0 270.000 242.500 20 375.000 30.000 195.000 421.250 21 375.000 42.000 200.000 433.667 22 290.000 15.000 267.000 327.250 23 387.000 0 250.000 407.833 24 330.000 37.000 270.000 389.500 25 200.000 30.000 230.000 249.167 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hồ Thị Diễm Quỳnh 26 230.000 0 220.000 248.333 27 267.000 0 190.000 282.833 28 297.000 0 230.000 316.167 29 345.000 45.000 220.000 408.333 30 395.000 47.000 260.000 463.667 31 320.000 0 200.000 336.667 32 298.000 0 220.000 316.333 33 430.000 38.000 240.000 488.000 34 395.000 15.000 300.000 435.000 35 250.000 27.000 200.000 293.667 36 370.000 35.000 240.000 425.000 37 315.000 0 270.000 337.500 38 327.000 0 250.000 347.833 39 310.000 0 200.000 326.667 40 347.000 0 195.000 363.250 41 295.000 0 185.000 310.417 42 250.000 29.000 300.000 304.000 43 430.000 43.000 220.000 491.333 44 320.000 35.000 267.000 377.250 45 370.000 0 220.000 388.333 46 237.000 15.000 230.000 271.167 47 280.000 0 230.000 299.167 Tổng lợi ích 1 tháng 15.634.000 900.000 17.465.333 Lợi ích trung bình 1 tháng/1 hộ 332.638 19.149 Lợi ích trung bình 1 năm/1 hộ 3.991.660 229.787 237.787 4.459.234 Lơi ích trung bình 1 năm của 144 hộ 574.798.979 33.089.362 34.241.362 642.129.702

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfho_thi_diem_quynh_3091.pdf