Khóa luận Đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Việt xuyên- Huyện Thạch hà – Tỉnh Hà Tĩnh

Xây dựng làng văn hóa đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng làng văn hóa, nhà văn hóa phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa – giáo dục – y tế. Để tạo nên “làng văn hóa” thì trong đó mỗi gia đình phải là một “ gia đình văn hóa’. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa nông thôn mới cấp xã, hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn. Để đạt những chi tiêu này, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển làng văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Việt xuyên- Huyện Thạch hà – Tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Duyên 41 học và Mầm Non đã đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ giáo viện có trình độ đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của ngành. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, khuôn viên sân chơi,.. phần nào đáp ứng yêu cầu dạy và học. Cải tạo nhiều phòng học mới với chất lượng cao, với các phòng chức năng và phòng đa năng, sân tập, bãi tập mở rộng. Môi trường học tập vui chơi của học sinh được cải thiện đáng kể. Phổ cập giáo dục trung học đạt trên đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học Trung học ( phổ thông, bổ túc, học nghề) là trên 85%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,77%. Kết luận: So sánh với Bộ tiêu chí quy định, tiêu chí này đạt. Tiêu chí 8: Bƣu điện - Xã có 1 điểm Bưu điện văn hóa, diện tích khuôn viên 500m2 - Trạm viễn thông điện thoại Viettel đã nối mạng internet tại cơ quan làm việc UBND xã. - Có internet đến 5/5 xóm trong xã Do đó, tiêu chí này đạt so với Bộ tiêu chí NTM. Tiêu chí 9: Nhà ở dân cƣ Hiện nay, trên địa bàn hiện có 925 ngôi nhà, trong đó có 75 ngôi nhà cao tầng kiên cố đạt chuẩn của Bộ Xây dựng, còn lại đều được xây dựng bán kiên cố với công trình nhà ở đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh, vị trí và diện tích sử dụng thuận tiện. Mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, lối sống của địa phương và quy hoạch sử dụng đất của xã. 100% số hộ có nhà ở và không có nhà ở tạm, dột nát. Do đó, so sánh với Bộ tiêu chí NTM thì tiêu chí này đạt. Tiêu chí 11: Hộ nghèo Theo thống kê thì năm 2010, tức là trước khi thực hiện chương trình NTM thì toàn xã có 142 hộ nghèo và 250 hộ cận nghèo. Từ năm 2011 đến năm 2015, tức là từ khi bắt đầu thực hiện chương trình NTM thì có 44 hộ nghèo và 72 hộ cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo sau khi thực hiện chương trình NTM đã giảm xuống rất nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,32% so với quy định là 5%. Hầu hết các gia đình đều có máy thu Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 42 hình, 90% số hộ có xe máy. Đời sống vật chất tinh thần ngày càng đầy đủ, nâng cao. Cuộc sống của người dân Việt Xuyên được ấm no, hạnh phúc và văn minh hơn. Do đó, so sánh với Bộ tiêu chí NTM thì tiêu chí này đạt. Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên - Tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt trên 85% - Số lao động có việc làm thường xuyên trong tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng và có nhu cầu về việc làm đạt 92,72%. Do đó, so sánh Bộ tiêu chí quy định thì tiêu chí này đạt. Tiêu chí 14: Giáo dục - Là xã được công nhận phổ cập giáo dục Trung học 100% - Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT ( Phổ Thông, Bổ túc, Học Nghề) đạt trên 85% tổng số học sinh trong độ tuổi. - Lao động qua đào tạo chiếm 57,77% dân số - Ngoài ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thành công các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm, cập nhật các hình thức đại học mới có hiệu quả. Do đó, tiêu chí này đạt so với Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững. Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Số vụ vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội được giải quyết dứt điểm nên ngày càng được hạn chế. Hoạt động của các khu dân cư, tổ tự quản, tổ hòa giải có hiệu quả. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhất là đoàn kết giữa lương và giáo. Nhân dân yên tâm sản xuất tăng thu nhập và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phương. Kết luận: Tiêu chí này đạt theo quy định Bộ tiêu chí NTM. Như vậy, hiện nay theo bộ tiêu chí thì xã Việt Xuyên chỉ mới đạt 10/19 chỉ tiêu, tức là chỉ mới đạt được hơn 40% theo 19 tiêu chí. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện đã cho một số hiệu quả, thể hiện sự quyết tâm đoàn kết của Đảng bộ chính quyền và nhân Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 43 dân trong việc nỗ lực thực hiện xây dựng thành công Nông thôn mới. Trong thời gian tới cần cố gắng để có thể hoàn thành 10 chỉ tiêu còn lại. Kế hoạch trong những giai đoạn tiếp theo đó là tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân cùng ban quản lý dự án NTM của xã cùng thực hiện các hoạt động nhằm phát triển nông thôn một cách bền vững. Làm tiền đề cho việc đạt được những tiêu chí tiếp theo trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM. 2.2.3.2. Những tiêu chí chưa đạt được trong thực hiện nông thôn mới Bên cạnh những tiêu chí đã đạt so với Bộ tiêu chí quy định về NTM thì xã Việt Xuyên còn 10/19 tiêu chí chưa đạt được như sau: Tiêu chí 2: Giao thông Hệ thống giao thông xã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng vận chuyển cũng như trao đổi kinh tế xã hội với các xã khác. Mang lại sự thuận lợi cho người dân di chuyển sản xuất, phát triển. Về cơ bản xã đã nâng cấp được những con đường chính, cầu cống bị xuống cấp. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt chuẩn 100%. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 82%. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa chỉ mới đạt 75%, chưa đạt so với bộ tiêu chí. Trong năm cần bê tông hóa 1,5 km. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 0% trong khi đó bộ tiêu chí quy định %. Hệ thống giao thông nội đồng gồm 57 tuyến dài 31.608m. Đường nội đồng chủ yếu là đường đất, nền đường rộng từ 1,5m -:- 2m. Do đó chưa đạt so với bộ tiêu chí. Trong năm cần bê tông hóa 1 km và đổ xô bồ, cứng hóa 2 km. Các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước 2 bên đường chỉ đạt 22 %. Trong năm xây dựng 3km rãnh thoát nước. Đường trục xã có trồng cây bóng mát, khoảng cách cây tuỳ loại cây nhưng đảm bảo có khả năng giao tán sau khi cây trưởng thành chưa đạt. Trong năm sẽ tiếp tục tiến Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 44 hành trồng cây bóng mát dọc tuyến đường trục xã. Do đó, só sánh với bộ tiêu chí quy định, tiêu chí này chưa đạt. Kế hoạch của xã đến hết năm 2019 sẽ thực hiện hoàn thành tiêu chí giao thông. Tiêu chí 3: Thủy lợi Trên địa bàn xã hiện nay có 5 trạm bơm đáp ứng được 90% nhu cầu sử dụng nước sản xuất của toàn xã. Còn lại 10% sử dụng nước từ nguồn Kẻ Gỗ qua kênh chính C12.Tuyến kênh C12 của Hồ Kẻ Gỗ chảy qua xã với tổng chiều dài 3.307m thuận lợi cho việc cấp nước sản xuất. Hiện tại, đã có 1096m được bê tông hóa, còn lại đang là kênh đất. Hệ thống kênh nội đồng chủ yếu là kênh đất đảm bảo truyền tải được nguồn nước từ các hệ thống kênh chính khoảng 97%, còn lại chủ yếu chảy theo độ dốc địa hình hoạch các biện pháp lấy nước thủ công khác để đến được các ruộng sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên, Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới chỉ đạt 54% trong khi đó yêu cầu đạt >85%. Do đó, so sánh với Bộ tiêu chí quốc gia NTM, tiêu chí này chưa đạt. Kế hoạch thực hiện trong giai đoạn sắp tới: + Trong năm bê tông hóa 2,55km kênh mương nội, phấn đấu hoàn thành đạt tiêu chí trong năm 2018. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa - Khu trung tâm văn hóa xã có diện tích 5.817,4 m2, nằm ở thôn Trung Trinh, Nhà trụ sở làm việc chính: 2 tầng, diện tích 420m2. Hội trường trung tâm: Diện tích 532m 2 , chứa 250 chỗ ngồi, trang thiết bị cho việc hội họp đạt tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí của Bộ văn hóa – TT&DL. - Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu vui chơi thể thao là 2/5 xóm, đạt 40%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, tạm bợ chưa đạt với quy định của Bộ VH-TT-DL. So sánh với Bộ tiêu chí thì CSVC văn hóa ở các thôn chưa đạt tiêu chí. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 45 Kế hoạch thực hiện đến năm 2016 đạt tiêu chí này, với 100% số thôn và xã có nhà văn hóa, khu thể thao đạt theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu cộng đồng. Tiêu chí 7: Chợ nông thôn Chợ Gát là nơi mua bán chủ yếu của xã, chợ có nguồn gốc hình thành từ lâu đời, không theo quy hoạch, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển dân cư, đô thị trong giai đoạn mới, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật như điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường còn yếu kém chưa đồng bộ. Tuy đã được UBND xã đầu tư xây mới và cải tạo nhưng vẫn chưa đạt theo tiêu chuấn của Bộ Xây dựng. Tiêu chí này chưa đạt so với Bộ tiêu chí quy định. Kế hoạch thực hiện đến năm 2016 hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn. - Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hoàn thành xây dựng chợ giai đoạn 2 - Thay đổi hình thức quản lý chợ từ HTX sang doanh nghiệp Tiêu chí 10: Thu nhập Cơ cấu kinh tế: - Nông – lâm – thủy sản: 38%; - CN – XD: 41% - Thương mại – Dịch vụ : 21% - Thu nhập bình quân đầu người 23 triệu đồng/người/năm (năm 2015) Theo tiêu chí, thu nhập bình quân/người/năm phải đạt 35 triệu đồng/người/năm. Do đó, so với Bộ tiêu chí thì tiêu chí này chưa đạt. Tiêu chí 15: Y tế Xã có 1 Trạm y tế chưa đạt chuẩn, vị trí nằm ở thôn Tùng Lang với diện tích 1.258,1m 2 , bao gồm: + Nhà đa năng: Một tầng, diện tích sàn 64 m2 đang sử dụng tốt. + Nhà điều trị: Một tầng, diện tích sàn 100 m2, hiện tại đã xuống cấp, còn SD được khoảng 40%. + Nhà bán thuốc: Một tầng, diện tích sàn 60 m2, xây dựng năm 2009, hiện còn SD tốt. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 46 Cơ sở vật chất hiện đại còn thiếu thốn cần đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám và điều trị. Y tế xã chưa đạt so với tiêu chuẩn quy định. - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT là 69,32%. Do đó, tiêu chí này chưa đạt so với Bộ tiêu chí quốc gia. Kế hoạch trong năm 2016 Y tế đạt chuẩn Bộ tiêu chí, tiến hành đầu tư mua sắm máy móc, dụng cụ y tế theo chuẩn của Bộ Y tế cho cấp xã để phục vụ đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân. Phấn đấu trong năm 2016 sẽ có 75% người dân tham gia BHYT và xây dựng trạm y tế cao tầng. Tiêu chí 16: Văn hóa - Hoạt động văn hóa, thông tin – TDTT ngày càng phát triển sâu rộng và có chất lượng. - Hàng năm đoàn xã thường xuyên tổ chức các họat động TDTT cho người dân cùng tham gia. - Thực hiện chỉ đạo tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hiện đã có tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 78%. Có 1 xóm (20%) đạt chuẩn Làng văn hóa. Tuy nhiên, chưa đạt so với tiêu chí quy định là trên 70 % xóm đạt chuẩn Làng văn hóa. Do đó, so sánh với bộ tiêu chí quy định thì tiêu chí này chưa đạt. Kế hoạch đến năm 2018 đạt từ 70% xóm đạt chuẩn Làng văn hóa, hoàn thành tiêu chí 16. Tiêu chí 17: Môi trƣờng - Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia chưa đạt. - Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà VS, bể nước) chưa đạt. - Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt chuẩn về môi trường đạt 90%. - Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. - Nghĩa trang, nghĩa địa của xã được được xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt, chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 47 - Hàng năm thường phát động phong trào trồng cây xanh dịp tết trên các tuyến đường, công tác làm vệ sinh môi trường thôn xóm. Chất thải đã được thu gom và xử lý, tuy nhiên việc quy hoạch xây hố rác tập trung cho từng xóm còn chưa thực sự hiệu quả. Do đó, so sánh với Bộ tiêu chí quy định thì tiêu chí này chưa đạt. Kế hoạch dự kiến đến năm 2016 thì xã đạt tiêu chí về môi trường. - Đưa HTX môi trường vào hoạt động thu gom rác thải thường xuyên; xây dựng gara tập kết rác thải tạm thời tại mỗi thôn. - Đắp đường bao quanh, hàng rào nghĩa trang. - Phối hợp hoàn thành dự án cấp nước sạch để cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân Song còn một số vấn đề đặt ra ở đây là đa số người dân nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, còn hiện tượng vứt rác bừa bãi phổ biến gây khó khăn cho cấp trên. Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh - Đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị của xã có 235 người, đại đa số được qua đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về trình độ cấp cơ sở. - Tổng số đảng viên của Đảng bộ là 129 Đảng viên tại 7 chi bộ trong đó có 5 chi bộ thôn và 2 chi bộ trường học. - Về trình độ: đến nay toàn xã đã có 20/21 cán bộ đạt chuẩn có trình độ từ trung cấp trở lên, 01 đồng chí còn lại đã tốt nghiệp trung cấp chuyên môn, hiện tại đang học lớp trung cấp chính trị tập trung dự kiến sẽ hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2016. Có 4 cán bộ đang theo học lớp trung cấp chính trị. Tình hình an ninh trật tự xã hội cơ bản ổn định, trong 5 năm qua toàn xã không có vụ án nào lớn. Hiện nay, xã đã đạt chuẩn về tiêu chí an ninh trật tự được giữ vững. - Hàng năm đã tổ chức kiểm điểm, bỏ phiếu thăm dò để đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC xã. - Có đủ tổ chức hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. - Uỷ ban nhân dân xã đạt tiêu chuẩn tổ chức bộ máy vững mạnh. - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể xã. Đạt tiêu chuẩn tổ chức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 48 - Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiến tiến trở lên - Tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến xóm có đủ quy định. - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “ Trong sạch vững mạnh” Tuy nhiên cán bộ xã đạt chuẩn là chưa đạt so với quy định Do đó, so sánh với bộ tiêu chí quy định thì tiêu chí này chưa đạt. Kế hoạch dự kiến đến hết năm 2016 đạt tiêu chí này.  Nhận xét chung về việc thực hiện xây dựng NTM Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án xây dựng NTM của địa phương giai đoạn 2011-2015. Tuy xã Việt Xuyên còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực đoàn kết, nhất trí cao trong lãnh đạo, sự phối hợp và điều hành của Đảng Uỷ - HĐND – UBND và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, nhân dân cùng sự quan tâm giúp đỡ to lớn của Nhà nước, các ngành liên quan nên việc thực hiện Chương trình NTM thì xã đã đạt được một số kết quả. Đến nay xã đã đạt được 9/19 tiêu chí bao gồm: Quy hoạch ( tiêu chí 1), điện nông thôn( tiêu chí 4), trường học ( tiêu chí 5), bưu điện (tiêu chí 8), nhà ở dân cư (tiêu chí 9), hộ nghèo ( tiêu chí 11), tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ( tiêu chí 12), giáo dục (tiêu chí 14), và an ninh trật tự xã hội (tiêu chí 19). Mặc dù không đưa lại kết quả cao, tuy nhiên cũng đã phần nào làm thay đổi bộ mặt của xã về kinh tế - xã hội, văn hóa và các lĩnh vực khác. Như vậy, xã Việt xuyên còn 10/19 tiêu chí chưa hoàn thành vì vậy cần phải nổ lực hết mình để có thể hoàn thành xong 19 tiêu chí. Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, để thực hiện thành công nông thôn mới đòi hỏi xã Việt Xuyên cần phải có được một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, ý thức tích cực, tự giác của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị ở từng địa phương và đồng thời phải tranh thủ sự trợ giúp từ huyện và tỉnh trong quá trình thực hiện. Nên ưu tiên những công trình nào bức xúc, cần thiết để làm trước, tránh tình trạng ôm nhiều việc, triển khai đồng loạt xong rồi lại để đấy chờ hướng dẫn của cấp trên. Vì vậy, chủ trương, nội dung và phương pháp thực hiện chương trình nông thôn mới này phải được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. 2.2.4. Đánh giá nhận thức của người dân trên địa bàn xã về chương trình NTM Để tìm hiểu về mức độ hiểu biết của người dân, sự tham gia của người dân cũng như những đánh giá của họ về chương trình NTM, tôi đã tiến hành điều tra 60/939 hộ Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 49 trên địa bàn xã với ba xóm triển khai thực hiện tốt nhất trong năm xóm đó là xóm Hưng Giang, xóm Tân Long và xóm Trung Trinh. Mỗi xóm tôi sẽ hỏi 20 hộ. Trong 60 phiếu điều tra đó thì sẽ có 50 nam, còn lại 10 người là nữ. Hoạt động kinh tế của các hộ trong xã phần lớn là trồng trọt và chăn nuôi. Bảng 7: Hiểu biết của ngƣời dân về nông thôn mới TT Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Biết về chương trình NTM 60 100 2 Biết xã đang thực hiện chương trình NTM 60 100 (Nguồn: Điều tra hộ năm 2016) Do chương trình NTM đã triển khai thực hiện trong một thời gian dài là 5 năm nên trong số 60 hộ điều tra, tất cả các hộ đều biết về chương trình NTM được triển khai ở xã mình và đều rất ủng hộ. Người dân ở nơi đây biết về chương trình NTM chủ yếu là từ các tổ chức đoàn thể của địa phương, chính quyền xã và phương tiện truyền thanh. Trong đó, có 42 người tiếp cận được từ phương tiện truyền thanh của xã, chiếm 70%. Có 50 người tiếp cận được từ chính quyền xã, chiếm 83,33%. Phương tiện được người dân nắm bắt được dễ dàng và thuận lợi nhất là thông qua các tổ chức đoàn thể của địa phương, chiếm 86,66%. Rất ít người theo dõi ở báo, internet do họ không có thời gian và còn hạn chế trong việc tiếp thu phương tiện internet. Bảng 8: Tiếp cận chƣơng trình NTM của ngƣời dân ở xã Việt Xuyên Kênh thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Phương tiện truyền thanh 42 70 Chính quyền xã 50 83,33 Các tổ chức, đoàn thể của địa phương 52 86,66 Đọc báo, internet 8 13,33 Nguồn thông tin khác (bạn bè, người trong gia đình, ) 10 16,66 (Nguồn: Điều tra hộ năm 2016) Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 50 - Trong 60 hộ điều tra thì 100% người dân đều ủng hộ việc thực hiện chương trình NTM tại xã mình, Và họ đều nắm bắt được một trong những vấn đề của NTM, chủ yếu họ biết được bộ tiêu chí và nguồn lực thực hiện, những người làm cán bộ ở cơ sở (xóm trưởng, bí thư) nắm bắt được tất cả nội dung về NTM. - Trong các cuộc họp xóm, người dân tham gia rất đông đủ và họ được đóng góp ý kiến (thảo luận) vế xây dựng NTM ở xã, xóm. Họ cùng ban quản lý chương trình cùng bàn bạc, thảo luận để đưa ra kế hoạch thực hiện. Những người dân chủ yếu tham gia bằng cách đóng góp công lao động, tiền mặt và một số vật chất khác. Về giám sát và nghiệm thu công trình hầu như người dân chưa được tham gia, những hoạt động đó đều do cán bộ quản lý ở địa phương và ở xã làm. - Qua điều tra cho thấy người dân ở đây có ý thức rất cao trong việc xây dựng và phát triển thôn, thể hiện qua việc đóng góp vào các hoạt động NTM, 100% người dân đóng góp tiền, công lao động về xây dựng đường giao thông, kênh mương. Qua đó chứng tỏ vai trò của người dân trong mô hình NTM ngày càng được nâng cao. Về đóng góp vật chất cho các xây dựng trường học, môi trường, thì đang rất hạn chế.không có một ai không đồng ý đóng góp. Điều tra thấy rằng ở các xóm đều huy động người dân đóng góp theo khẩu, mỗi hoạt động mỗi mức tiền khác nhau. Cụ thể, qua số liệu điều tra tại 3 xóm thực hiện tốt nông thôn mới của xã, người dân đã tham gia đóng góp được số tiền là 111.350 ngàn đồng, hơn 500 công lao động và hiến được 1.743 m2 đất cho xây dưng giao thông, kênh mương, nhà văn hóa. Tuy nhiều hộ gia đình không giàu có hay khá giả gì, mức thu nhập của họ chỉ ở mức trung bình, nghèo nhưng sự tham gia của họ vào việc thực hiện nông thôn mới được đánh giá khá cao, có tinh thần trách nhiệm. Bảng 9: Đóng góp của ngƣời dân cho các hoạt động nông thôn mới TT Hoạt động Tiền mặt (ngàn đồng) Công lao động (công) Hiến đất ( m 2 ) 1 Làm đường giao thông 66.250 215 1.425 2 Xây dựng kênh mương 21.850 233 173 3 Xây dựng nhà văn hóa 23.250 115 145 4 Tổng 111.350 563 1.743 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 51 (Nguồn: Số liệu điều tra 2016) Tất cả người dân trên địa bàn nêu cao vai trò của ban quản lý NTM ở địa phương, họ nhận thấy được tầm quan trọng của các tổ chức xã hội và các bên liên quan đến thực hiện nông thôn mới. Về đánh giá kết quả thực hiện nông thôn mới ở xã mình, trong 60 người được điều tra thì hầu như tất cả cho rằng việc thực hiện chương trình NTM có hiệu quả. Có đến 49/60 người dân đánh giá là rất hiệu quả, chiếm đến 81,67%. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Có 11/60 người cho rằng việc thực hiện nông thôn mới là khá hiệu quả, tức là chỉ đạt hiệu quả ít, chiếm 18,33%. Không có người dân nào cho rằng việc thực hiện chương trình NTM là không hiệu quả. Những con đường đất đã được thay thế bằng những con đường bê tông. Giờ đây người dân đi lại rất thuận lợi. Cuộc sống của ngươi dân được cải thiện rất nhiều. Xã đã đạt được một kết quả lớn khi đã thực hiện nông thôn mới. Vì thế, ban quản lý nông thôn mới và các tổ chức liên quan cần hết sức quan tâm hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ đem lại kết quả về nông thôn mới cho địa phương. Bảng 10: Đánh giá của ngƣời dân về chƣơng trình nông thôn mới trên địa bàn xã Mức độ đánh giá Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Rất hiệu quả 49 81,67 Khá hiệu quả 11 18.33 Không hiệu quả (không có gì thay đổi) 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra 2016) Nhìn chung, người dân địa phương đã biết, hiểu và rất ủng hộ về chương trình NTM tại xã mình, việc thực hiện nông thôn mới trên địa bàn xã đã có hiệu quả cao. Người dân tham gia đóng góp tích cực bởi đa số họ biết rõ ai chính là người được hưởng lợi từ chương trình đó. 2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của xã Việt Xuyên trong xây dựng và thực hiện nông thôn mới Qua điều tra thực tế để thấy được sự tham gia, hiểu biết của người dân về NTM được triển khai ở xã có thể rút ra được một số thuân lợi và khó khăn trong quá trình Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 52 thực hiên Chương trình NTM tại xã Việt Xuyên như sau: 2.2.5.1. Thuận lợi - Xã có hệ thống chính trị vững mạnh, Cán bộ và nhân dân xã Việt Xuyên có bề dày truyền thống cách mạng yêu quê hương đất nước, đoàn kết một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền gắn bó đoàn kết vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước đề ra. - Là một xã nằm cách trung tâm huyện 7km, cách thành phố Hà Tĩnh 10km, là quê hương anh hùng Lý Tự Trọng giàu truyền thống cách mạng, đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng di tích nhà thờ Lý Tự Trọng, đây sẽ là điểm dừng chân của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước. Có địa bàn chợ Gát truyền thống để mở mang các dịch vụ. - Các công trình cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội như điện, trường học, y tế, khu trung tâm xã đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội trên địa bàn trong những năm tới. - Đất đai xã Việt Xuyên có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, hệ thống giao thông thuỷ lợi đã có nền tảng cơ bản để từ đó nâng cấp mở rộng thêm., có các tuyến đường TL2 và các tuyến đường liên xã đi qua rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thương buôn bán. - Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ động thuận lợi, hệ thống hạ tầng (trạm bơm, kênh mương thủy lợi, đường giao thông, điện...) khá hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất. - Nguồn lực lao động xã Việt Xuyên thì dồi dào, nhân dân cần cù lao động sản xuất, biết ứng dụng sáng tạo trong tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ thương mại và nghề truyền thống. Đội ngũ cán bộ từ các thôn xóm đến cấp xã đã được trẻ hoá và kế thừa, nghiệp vụ của cán bộ đã qua nhiều đợt tập huấn đào tạo kiến thức chuyên môn và kiến thức quản lý nhà nước, biết sáng tạo trong vận động quần chúng nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu của các cấp uỷ Đảng và chính quyền đề ra, đây là then chốt để tạo động lực phát triển trong thời gian tới. Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 53 2.2.5.2. Khó khăn - Là một xã thuần nông, điểm xuất phát lại thấp, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là nông nghiệp, thường xuyên xảy ra hạn hán, liên tục phải hứng chịu các đợt thiên tai xảy ra, các loại dịch bệnh bùng phát liên tục. - Những năm gần đây, do tác động trực tiếp của sự biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường trái quy luật. - Các loại sâu bệnh và dịch hại phát sinh gây hại trên cây trồng vật nuôi nhiều. - Trình độ dân trí không đồng đều. - Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mực nên gặp nhiều khó khăn trong giao lưu kinh tế, đi lại của nhân dân. Hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu. - Nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn ở quy mô nhỏ. - Đã hình thành hình thức sản xuất hợp tác xã, tuy nhiên cách thức tổ chức và cách thức hoạt động vẫn chưa thực sự có hiệu quả. - Tư tưởng, nhận thức của người dân sản xuất chưa mạnh dạn đầu tư, sản xuất chủ yếu theo hình thức truyền thống, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, mang tính tự phát; chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất tập trung, chuyên canh cây lúa, nuôi trồng. - Sự tác động của nền kinh tế thị trường, giá cả các loại vật tư nông nghiệp tăng cao trong khi giá các loại nông sản thấp, bấp bênh, không ổn định, có lúc khó tiêu thụ. Vì vậy, để đạt được những kết quả mong muốn cần phải có một tiến trình lâu dài và bền vững đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dân sống tại xã thì mới phát huy được sự hỗ trợ của Nhà nước. Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 55 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa. Qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đó là một quá trình lau dài và liên tục, một trong những nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Để thực hiện NTM mang lại hiệu quả cao cho địa bàn xã Quang Thành nói riêng và trên cả nước nói chung trong thời gian tiếp theo cần đưa ra mọt số định hướng và giải pháp phù hợp. 3.1. Định hƣớng nhằm thực hiện hiệu quả chƣơng trình nông thôn mới trên địa bàn xã - Tiếp tục quán triệt các Nghị quyết của trung ương, tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới đến mỗi xóm trên địa bàn. - Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực cho sự phát triển. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân hưởng ứng nhiệt tình trong việc tham gia chương trình. Thực hiện các biện pháp tuyên truyền tác động làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng đối với phát triển nông thôn. - Phát triển con người, xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật của người dân. - Phát triển nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo thôn, xã và các phong trào đoàn thể nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng. - Phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng cả yêu cầu về chất lượng và số lượng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày càng tốt hơn. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 56 - Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, công tác vệ sinh môi trường được chú trọng. - Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân. - Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, cắm mốc xây dựng và các khu quy hoạch để mọi người dân chấp hành trong suốt quá trình thực hiện xây dựng NTM. - Vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, hàng rào, xây dựng hố xí tự hoại, tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. - Phân công nhiệm vụ cho các đoàn thể chính trị xã hội, có kế hoạch vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM theo chức năng nhiệm vụ của đoàn thể mình. Việt Xuyên cần trọng triển khai các dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đẩy mạnh tuyên truyền cải thiện thói quen sử dụng, xử lý nước và giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Chú trọng phát triển làng nghề, triển khai đề án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tách ra khỏi khu dân cư,Đây là những động thái tích cực nhằm đưa vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 3.2. Giải pháp thực hiện hiệu quả chƣơng trình nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Là một trong những xã của huyện Thạch Hà về xây dựng nông thôn mới, Việt Xuyên xem đây là vinh dự lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi xuất phát điểm của địa phương về điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất mà thời gian để thực hiện nhiệm vụ này không còn nhiều chính vì vậy xã Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 57 cần thực hiện các giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành hiệu quả chương trình NTM, cụ thể sau: 3.2.1. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải biết kết hợp với sức mạnh các đoàn thể. Có thể nói, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể: - Chuẩn hóa, sàng lọc, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cấp xã. Cán bộ xã đều đạt trình độ văn hóa cấp 3 và được đào tạo một nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao. - Thường xuyên cập nhật thông tin, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ quản lý nhằm phát huy những sáng kiến, cách làm hay trong công tác tuyên truyền, vận động người dân để đạt hiệu quả cao. - Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại. - Thực hiện quy hoạch kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn thôn, xã. - Mỗi xóm phải xác định cho mình một số tiêu chí cụ thể phải đạt được trong những năm tới, như vậy mới có kế hoạch và động lực để phấn đấu thực hiện. Cần lựa chọn từng bước một để hoàn thành tốt tiêu chí NTM từ đơn giản đến khó. - Ban quản lý NTM tại địa phương trước hết phải xác định dân làm chủ, phân công nhiệm vụ cho các mặt trận đoàn thể, hội phụ nữ, nông dân và thanh niên tại địa phương của mình. 3.2.3. Nâng cao dân trí, phát huy vai trò của nông dân Về nâng cao dân trí, con người luôn là nhân tố quyết định cho mọi hoạt hoạt động, mọi sự phát triển. Việc quan trọng nhất với nông thôn nước ta hiện nay là đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, việc chúng ta cần làm trước mắt là nâng cao dân trí để người dân có Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 58 thể nắm bắt được những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất. Đồng thời, hiện nay đây là chủ trương của Đảng và nhà nước ta góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Cụ thể một số giải pháp như sau: - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đào tạo nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp giúp nông dân nâng cao kỹ năng, tìm kiếm việc làm mới. - Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho nông dân về pháp luật, chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện về nông thôn, nông dân. - Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các bậc học, nhất là giáo dục phổ thông nhằm nâng cao trình độ dân trí; tập huấn tay nghề cho nông dân để họ tự mình sản xuất, kinh doanh trên chính quê hương mình, đặc biệt những hộ nông dân mất đất do phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng NTM hiện nay, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. Phát huy vai trò nông dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường nhằm khơi dậy, sử dụng, phát triển trên tất cả các yếu tố cấu thành: số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo đất nước 3.2.4. Huy động nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới Để thực hiện các hoạt động phát triển từ mô hình nông thôn mới, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân cả về sức người và sức của. Đa số người dân đóng góp nhưng một số người do bắt buộc nên mới tham gia. Cần có các giải pháp để người dân tham gia đóng góp một cách tự nguyện không phải lo lắng những vấn đề như tham nhũng hay không tin tưởng vào hoạt động NTM. - Huy động tại chỗ: Huy động người dân đang sinh sống tại làng, xã đóng góp cả sức lao động và tiền của, vật tư tại chỗ, vào công cuộc thực hiện NTM. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 59 - Huy động từ bà con xa quê: Đây là thành phần người dân trong làng, xã nhưng đi làm ăn ở nơi xa hoặc thanh niên có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn gửi tiền về đóng góp cho gia đình và làng xóm. - Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. - Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình xây dựng dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. - Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. - Các khoản hỗ trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư. 3.2.5. Kết hợp thực hiện chương trình nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hóa Xây dựng làng văn hóa đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng làng văn hóa, nhà văn hóa phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa – giáo dục – y tế. Để tạo nên “làng văn hóa” thì trong đó mỗi gia đình phải là một “ gia đình văn hóa’. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa nông thôn mới cấp xã, hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn. Để đạt những chi tiêu này, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển làng văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này. 3.2.6. Thực hiện nông thôn mới gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường Vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn nước, cấp thoát nước, thu gom rác thải. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn Việt Nam nói chung và trên địa bàn xã Quang Thành nói riêng đang ngày càng trở nên trầm trọng làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Vì vậy, các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 60 hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, ở khu nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Chương trình nông thôn mới được thực hiện trên cả nước với mục tiêu nhằm tăng cường sự tham gia của người dân, huy động nguồn lực từ người dân và dựa vào người dân là chính. Trong quá trình xây dựng NTM ở nước ta từ khi tiến hành thí điểm điểm một số mô hình đã tranh thủ sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn lực bên ngoài khác. Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đời sống người dân được nâng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, dân chủ cơ sở được phát huy và đặc biệt là vai trò của cộng đồng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn như trình độ dân trí thấp, ô nhiễm môi trường, dịch vụ nông thôn phát triển chưa cao, sự hạn chế trong việc huy động các nguồn lực tài chính địa phương và hệ thống quản lý trình độ chuyên môn còn thấp. Vì vậy việc xây dựng NTM là hết sức cần thiết. Xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư do nhà nước cấp ngân sách mà đây là quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực của cộng đồng. Trên địa bàn xã, người dân đã hiểu biết và tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM như công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và trong việc bảo vệ môi trường, quản lý thiên nhiên tại xã mình. Đặc biệt, Chương trình còn huy động được sự hỗ trợ, đóng góp về vốn cho phát triển nông thôn của những người làm ăn xa quê hương. Việc thực hiện tại xã gặp một số thuận lợi và cũng không ít khó khăn do năng lực của những cán bộ, ban quản lý NTM của xã, ý thức người dân chưa cao, trình độ dân trí thấp,Vì thế, kết quả đạt được những tiêu chí của Bộ còn chưa cao, trong 19 tiêu Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 61 chí thì xã chỉ đạt được 9 tiêu chí. Xã cần phải nổ lực hết mình để có thể hoàn thành xong 19 tiêu chí trng thời gian sớm nhất. 2. KIẾN NGHỊ Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và liên tục, để đảm bảo tính thống nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể có định hướng dài hạn. Để đem đến sự thay đổi mạnh mẽ, có hiệu quả thì công tác phát triển nông thôn cấp cơ sở phải được thực hiện liên tục. Cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan. Với sự hỗ trợ chủ trương và chính sách Đảng, Nhà nước cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài về cả mặt tài chính và kỹ thuật thì việc triển khai thực hiện sẽ đem đến kết quả như mong muốn. Qua nghiên cứu tìm hiểu tại xã Việt Xuyên, tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, cần coi nguồn vốn nội lực là chính, dựa vào nội lực cộng đồng và do người dân làm chủ. - Đối với ban lãnh đạo xã, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể trong từng thôn: Cần đôn đốc, thúc đẩy, tạo động lực cho các hộ nông dân đưa vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng ngành nghề tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trong xã. Phải giúp người nông dân xây dựng được quy hoạch phát triển NTM dựa trên bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành và tiêu chuẩn của các ngành. Ngoài ra cần cho người nông dân biết được những chính sách hỗ trợ của nhà nước để họ lựa chọn việc nào làm trước, việc nào làm sau. - Đối với hộ nông dân: Cần phải tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng thôn, xóm giàu đẹp. Mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học vào ứng dụng để tìm ra phương thức sản xuất phù hợp với địa phương và với điều kiện kinh tế của từng hộ để mạng lại hiệu quả cao. - Đối với ban tổ chức lãnh đạo từng thôn: Cần nâng cao trình độ quản lý, các hoạt động phát triển thôn cần khuyến khích người dân tham gia trực tiếp lẫn gián tiếp, Đạ họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 62 đảm bảo tính dân chủ của người dân. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đoàn Thanh Thanh, Bài giảng Nguyên lý phát triển nông thôn, Đại học Kinh tế Huế (2011). 2. Luận văn đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng NTM của nhà nước xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (2009). Nguồn: chu-truong-xay-dung-nong-thon-moi-cua-nha-nuoc-tai-xa-phu-lam-huyen-tien-du- tinh-49203/. 3. Giáp thị Dậu, “Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2015’’. 4. thon-moi/c/18175894.epi 5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2015. . 6. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015. 7. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 8. Và một số khóa luận những năm trước tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế. Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên PHỤ LỤC Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC HỘ NÔNG DÂN VỀ THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI Phiếu số: . Người điều tra: Trần Thị Duyên Lớp: K46B-KTNN Thưa ông (bà), tôi đang thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Việt Xuyên – Huyện Thạch Hà – Tĩnh Hà Tĩnh”. Do đó rất mong ông (bà) giúp đỡ trong việc cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Tôi xin cam đoan những thông tin này chỉ phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình và không sử dụng cho mục đích khác. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN 1. Thông tin ngƣời đƣợc phỏng vấn: Họ tên người được phỏng vấn:....Nam/nữ: Tuổi: Địa chỉ: Thôn:.. Xã Việt Xuyên- Huyện Thạch Hà- Tĩnh Hà Tĩnh 2. Trình độ văn hóa a.Cấp 1 e. Trung cấp, dạy nghề b.Cấp 2 f. Cao đẳng c.Cấp 3 g. Đại học d. Bổ túc văn hóa 3. Tổng số khẩu của hộ: ngƣời. Số lao động của hộ: .. ngƣời Nam: . người; Nữ: người 4. Nghề nghiệp chính của hộ gia đình: a. Trồng trọt d. Phi nông nghiệp b. Chăn nuôi e. TTCN và DV c. Nuôi trồng thủy sản f. Ngành nghề khác 5. Xếp loại kinh tế của hộ trong xã: a. Giàu b. Khá Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên c.Trung bình d. Nghèo 6. Vốn phục vụ sản xuất của hộ: a. Vốn tự có b. Vốn đi vay c. Cả hai II. HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ NÔNG THÔN MỚI 7. Ông (bà) có biết đến chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới không? a. Có b. Không 8. Ông (bà) có đƣợc biết chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc về thực hiện chƣơng trình nông thôn mới ở xã ta hay không? b. Có b. Không 9. Nếu có thì ông (bà) biết về chƣơng trình qua kênh thông tin nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) a. Phương tiện truyền thanh d. Đọc báo, internet b. Chính quyền xã e. Nguồn thông tin khác c. Các tổ chức, đoàn thể của địa phương 10. Ông (bà) đánh giá thế nào về việc thực hiện chƣơng trình NTM của xã? a. Rất hiệu quả b. hiệu quả ít c. Không có gì thay đổi d. Không hiệu quả 11. Ông (bà) có ủng hộ về việc thực hiện NTM tại xã mình không? a. Có b. Không 12. Ông (bà) có nắm bắt đƣợc những vấn đề của NTM không? a. Cách thức tổ chức thực hiện chương trình NTM b. Bộ tiêu chí về NTM c. Nguồn lực thực hiện chương trình NTM Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên d. Các hình thức tham gia. 13. Ông (bà) có đƣợc tham gia đóng góp ý kiến (thảo luận) trong xây dựng NTM không? a. Có b. Không 14. Trong những cuộc họp ở thôn (xóm) về vấn đề thực hiện chƣơng trình NTM của xã có khoảng ..%hộ tham gia. III. SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH NTM. 15. Ông (bà) đã tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển thôn lần nào chƣa? a. Đã tham gia b. Chưa tham gia 16. Nếu có, nguyên nhân chính ông bà tham gia lập kế hoạch là? a. Được người dân trong thôn lựa chọn d. Vì mục tiêu cá nhân b. Lãnh đạo thôn cử đi e. Vì cộng đồng c. Tự nguyện tham gia lập kế hoạch f. Lý do khác 17. Các buổi họp có đƣa việc phát triển thôn ra bàn bạc, thảo luận công khai không? b. Có b. Không 18. Trong những cuộc họp ở thôn (xóm) về vấn đề thực hiện chƣơng trình NTM của xã có khoảng ..%hộ tham gia. 19. Ông (bà) đƣợc tham gia ý kiến vào các hoạt động xây dựng NTM nào? a. Quá trình thảo luận xây dựng quy hoạch, đề án NTM b. Thảo luận lựa chọn nội dung trong xây dựng NTM c. Tham gia trong quá trình triển khai các hạng mục d. Giám sát quá trình triển khai e. Nghiệm thu công trình f. Hoạt động khác: . Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên 20. Ông (bà) gặp khó khăn gì khi tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới? . 21. Gia đình tham gia đóng góp trong việc huy động nội lực của thôn theo phƣơng thức nào? a. Theo nhân khẩu c. Theo lao động b. Theo hộ gia đình d. Theo nghề nghiệp 22. Ông (bà) đóng góp vật chất, tiền mặt hay những tài sản khác cho các hoạt động xây dựng NTM nào? a. Phát triển kinh tế b. Xây dựng cơ sở hạ tầng c. Hoạt động văn hóa – xã hội d. Hoạt động bảo vệ môi trường e. Hoạt động khác 23. Số tiền, công lao động ông (bà) đóng góp cho các hoạt động xây dựng NTM? Hoạt động Tiền mặt (ngàn đồng) Công lao động (công) Hiến đất (m2) a. Làm đường giao thông b. Xây dựng kênh mương c. Xây dựng nhà văn hóa IV. VAI TRÒ TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG UBND XÃ TRONG XÂY DỰNG, THỰC HIỆN NTM. 24. Theo ông (bà) thì các tổ chức xã hội của xã đã thực sự quan tâm đến việc thực hiện NTM chƣa? a. Rất quan tâm b. Quan tâm Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên c. Bình thường d. Không quan tâm 25. Ông (bà) thấy các tổ chức xã hội và các bên liên quan có vai trò nhƣ thế nào trong xây dựng NTM? a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Bình thường d. Không quan trọng 26. Ban quản lý dự án xây dựng mô hình NTM làm việc thế nào trong các hoạt động? a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Khác V. HIỆU QUẢ TỪ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI 27. Thu nhập của gia đình có tăng khi tham gia xây dựng mô hình NTM không? a. Có b. Không 28. Tác động của xây dựng mô hình nông thôn mới đến thu nhập của ngƣời dân? a. Sản xuất tăng d. Không có tác động b. Chăn nuôi tăng e. Thêm nghề mới 29. Tác động của chƣơng trình NTM đến môi trƣờng? (Có thể chọn nhiều đáp án) a. Tăng ô nhiễm môi trường d. Độ phì nhiêu của đất tăng lên b. Giảm ô nhiễm môi trường e. Tác động tích cực khác Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên c. Tăng mạch nước ngầm 30. Lý do gia đình tham gia làm đƣờng bê tông thôn, xóm? a. Tiện cho đi lại, vận chuyển b. Bảo vệ môi trường xung quanh c. Do yêu cầu của thôn. VI. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA NGƢỜI DÂN 31. Việc thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình NTM có xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngƣời dân? a. Có b. Không 32. Theo ông (bà) để xây dựng thành công mô hình NTM cần phải? a. Do dân tự làm b. Thuê bên ngoài c. Cần sự giúp đỡ của các ban ngành d. Kết hợp giữa người dân và hỗ trợ bên ngoài 33. Mức huy động nội lực để thực hiện các hoạt động xây dựng NTM nhƣ thế nào đối với gia đình? a. Ngoài khả năng b. Trong khả năng của gia đình 34. Cách thực hiện kế hoạch đã thực sự phù hợp với điều kiện của gia đình và địa phƣơng không? a. Có b. Không - Nếu chưa phù hợp, tại sao? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 35. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không? ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh SVTH: Trần Thị Duyên XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_thuc_hien_chuong_trinh_nong_thon_moi_tren_dia_ban_xa_viet_xuyen_huyen_thach_ha_tinh.pdf
Luận văn liên quan