+ Công ty cần phãi đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Việc cổ phần hoá chậm sẽ dẫn đến việc mất sức cạnh tranh trên thị trường và đến khi CPH thì giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm đi nhiều, đồng nghĩa với việc tài sản của nhà nước sẽ bị thất thoát.
+ Thương hiệu là tài sản có vai trò cực kỳ quan trọng. Công ty nên thuê một tổ chức có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và định giá thương hiệu, để giá trị thương hiệu công ty được tính toán một cách chính xác nhất, cũng như sẽ được tư vấn để TH ngày càng phát triển hơn nữa.
+ Để nâng cao giá trị doanh nghiệp, sau khi cổ phần hoá, công ty nên tổ chức tái cơ cấu lại theo hướng gọn nhẹ, đưa ra mô hình quản trị tốt hơn, cần minh bạch hoá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Việc cơ cấu lại sẽ làm cho công ty mạnh lên, qua đó nâng cao hiệu quả DN, tìm kiếm cơ hội mà Nhà nước là một cổ đông phát triển, để từ đó đồng vốn của nhà nước được sinh lãi nhiều hơn.
70 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định giá doanh nghiệp cho cổ phần hóa tại Công ty Donafoods, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trả có xu hướng đi lên, cho thấy công ty vay nhiều hơn. Vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng chậm hơn so với nợ phải trả chỉ có 24,99%.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào phần trăm theo quy mô chung của từng khoản mục thì cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua hai năm có sự thay đổi rõ rệt. Ở phần tài sản, tài sản ngắn hạn có chiều hướng giảm từ 68,68% từ năm trước xuống còn 66,38% ở năm sau. Ngược lại, tài sản dài hạn lại tăng lên ở cuối năm với 33,62% so với 31,32% ở đầu năm. Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn và có phần tăng lên, bên cạnh đó là sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu từ 33,02% còn 31,39% trong cơ cấu.
4.1.1. Vốn cố định
Tài sản dài hạn qua hai năm 2007-2008 đều tăng, chủ yếu là TSCĐ. Ngoài ra, tỷ suất đầu tư TSCĐ của công ty đều đạt trên 0,1, được xem là hợp lý với doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm như Donafoods và phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty bằng việc đầu tư nâng cao, cải tiến trang thiết bị, cơ sở vật chất.
Hiện tại công ty gồm có một nhà máy trung tâm Long Bình đặt tại Tp Biên Hòa và các nhà máy trực thuộc nằm ở các huyện: Long Thành, Long Khánh, Định Qúan, Xuân Lộc, Tân Phú, cùng hai nhà máy chế biến sản phẩm mới và chế biến dầu điều xuất khẩu. TSCĐ của công ty chủ yếu là các văn phòng , nhà xưởng, phương tiện vận tải, vườn cây lâu năm và một số thiết bị có giá trị được nhập từ nước ngòai về. Việc phân lọai và đánh giá lại số tài sản này chiếm phần lớn trong quá trình xác định lại giá trị tổng tài sản mà doanh nghiệp thực có.
4.1.2. Vốn lưu động
Vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó liên quan đến một lượng tiền mà doanh nghiệp cần duy trì để hoạt động thường xuyên. Việc xem xét vốn lưu động trong kỳ sẽ cho thấy công ty đã quản lý loại tài sản này như thế nào.
Bảng 4.2. Tình Hình Tài Sản Ngắn Hạn 2007-2008
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN NGẮN HẠN
Năm 2008
Năm 2007
Chênh lệnh
Mức
Tỷ lệ
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
18.507
22.276
(3.769)
-16,92%
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
98.181
102.917
(4.736)
-4,60%
3. Hàng tồn kho
140.885
92.358
48.527
52,54%
4. Tài sản ngắn hạn khác
30.246
8.870
21.376
240,99%
Tổng Cộng
287.819
226.421
61.398
27,12%
Nguồn: Phòng KT-TK.
Như đã phân tích ở trên, tài sản ngắn hạn hay vốn lưu động trong hai năm tăng 27,12%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự tăng lên đột biến của hàng tồn kho (52,54%) và TSNH khác (240,99%), dù có sự giảm đi của tiền và các khoản tương đương tiền, cũng như các khoản phải thu ngắn hạn nhưng không đáng kể.
Xem xét tình hình thanh toán trong ngắn hạn sẽ giúp cho công ty đánh giá mình có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn hay không.
Bảng 4.3. Tình Hình Thanh Toán Của Công Ty Hai Năm 2007-2008
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2007
1.Tỷ lệ thanh toán hiện hành
0,99
1,07
2.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
0,06
0,11
Nguồn: Tính toán tổng hợp.
Từ bảng tính toán trên, ta thấy khả năng thanh toán của công ty đều đạt dưới mức yêu cầu cần thiết. Công ty cần có những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo có thể chi trả các khoản nợ dưới một năm khi đến hạn.
Donafoods là doanh nghiệp sản xuất nên việc dự trữ một lượng thành phẩm trong kho thích hợp là rất quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Sự luân chuyển của hàng tồn kho thiết lập nên mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm đã bán và hàng tồn trữ trong kho. Năm 2008, vòng quay hàng tồn kho là 4,39 vòng, nghĩa là trung bình thành phẩm nhập kho được bán ra 4,39 lần. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm sau thấp hơn năm trước do kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ suy thoái, lượng đặt hàng giảm so với cùng kỳ.
4.1.3. Tình hình công nợ của công ty qua 2 năm 2007-2008
Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh tóan, khi nguồn vốn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn và ngược lại, khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng. Xem xét thực trạng cộng nợ của công ty sẽ đưa đến cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về tình hình nợ phải thu, phải trả trong kỳ, đồng thời giúp cho công tác xử lí tài chính khi chuẩn bị cổ phần hóa được diễn ra suôn sẻ hơn.
Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ cần phải so sánh các khỏan phải thu so với phải trả biến động qua các năm như thế nào. Các khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu là phải thu của khách hàng. Khách hàng của Donafoods, đa phần là các đối tác nước ngoài nên nhiều lúc cũng gây khó khăn cho việc thu hồi công nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 48,55% ở năm 2007 xuống còn 33,64% ở trong 2008, cho thấy khoản vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng giảm xuống, các khoản phải thu được quản lý tốt hơn.
4.1.4. Tình hình kinh doanh trong vài năm gần đây
Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu Và Lợi Nhuận Từ Năm 2003-2008
Nguồn: Phòng KT-TK
Doanh thu của công ty luôn phát triển tăng nhanh năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là các năm 2004 và 2005, do công ty đã có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt: sản xuất, thị trường, và khách hàng. Tuy nhiên, khi nhìn vào biểu đồ ta thấy, lợi nhuận trong các năm qua không cao, tăng giảm không ổn định. Đặc biệt, năm 2006, công ty lỗ 16,67 tỷ đồng. Nguyên nhân đưa ra là do ngành Điều trong hai năm 2005-2006 gặp nhiều khó khăn, giá tiêu thu giảm từ 30-50%, trong khi đó giá thu mua nguyên liệu đầu vào cao. Năm 2006 bị mất mùa, sản lượng giảm gần 40%, chất lượng nguyên liệu thấp. Mặt khác, lao động lại thiếu hụt nghiêm trọng nên dẫn đến kết quả kinh doanh không được khả quan.
Nhận xét:
Nhìn chung tình hình kinh doanh và tài chính của công ty trong hai năm gần đây tương đối ổn định. Công ty đã quản lý tốt hơn các khoản phải thu, tuy nhiên cần đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ vay trong ngắn hạn và phấn đấu đạt mức lợi nhuận sau thuế cao hơn.
4.2. Lựa chọn phương thức định giá
Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình định giá DN. Mỗi mô hình đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu sử dụng phương pháp định giá không phù hợp sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp được đánh giá quá cao hay ngược lại. Vì thế, để tránh được những bất cập trong phương pháp định giá nhằm xác định được giá trị hợp lý của DN, cần phải thận trọng trong việc áp dụng các phương pháp định giá. Ở Việt Nam hiện nay, hai mô hình được sử dụng phổ biến nhất là mô hình đánh giá DN theo phương pháp tài sản và mô hình đánh giá doanh nghiệp bằng lưu lượng tiền tệ (DCF).
Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai là doanh nghiệp nhà nước họat động trong lĩnh vực sản xuất-chế biến nông sản xuất khẩu. Theo thông tư hướng dẫn Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của bộ Tài chính, Donafoods thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tài sản để xác định lại giá trị doanh nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là nhà đầu tư có thể nhìn vào giá trị đó để lượng hoá, tính toán hiệu quả đầu tư và thích hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đồng thời, cũng theo Ban chỉ đạo CPH thì đây là phương pháp hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại của công ty.
4.3. Kiểm kê và phân lọai và đánh giá lại tài sản, công nợ
4.3.1. Tài sản cố định
Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, được xây dựng từ năm 1994 cho đến nay, nằm ở 08 nhà máy, 02 xưởng sản xuất và khối văn phòng công ty. Ngoài ra, tài sản cố định của công ty còn có các phương tiện vận tải, thiết bị quản lý, và vườn cây lâu năm. Toàn bộ tài sản cố định của công ty Donafoods đều được tiếp tục sử dụng khi chuyển sang công ty cổ phần. Công ty không có tài sản không cần dùng chuyển sang thanh lý, nhượng bán.
Do Doanfoods vừa mới được định giá xong vào đầu tháng 10/2008 nên đến cuối năm 2008, số lượng tài sản cố định tăng lên không đáng kể, do đó giá trị toàn bộ TSCĐ được hạch toán trên SSKT được xem như tương ứng với giá trị thực tế. Đề tài xác định tổng giá trị TSCĐ tại thời điểm 31/12/2008 là 53.145 triệu đồng.
4.3.2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư vào công ty con:
+ Công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK-NSTP Thái Bình: có tổng vốn kinh doanh 20 tỷ đồng. Donafoods chiếm giữ 70% vốn, tương ứng với 14 tỷ đồng.
+ Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai: khoản đầu tư của Donafoods vào công ty Dược Đồng Nai có giá trị theo sổ sách là 9,69 tỷ đồng. Số cổ phần của Dược Đồng Nai, tổng công có 1.954.470 cổ phần. Nhà nước chiếm giữ 51%, ứng với 996.780 cổ phiếu. Cổ phiếu của công ty Dược Đồng Nai chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán, tại thời điểm 31/12/2008, giá của cổ phiếu này trên thị trường OTC là 11.400 đồng/cổ phiếu. Do vậy, giá trị đầu tư được tính toán lại là 996.780 x 11.400 = 11.363.292 .000 đồng, chênh lệch so với SSKT 1.673.292.000 đồng.
Riêng hai công ty TNHH 01 thành viên cao su Đồng Nai và công ty TNHH Thọ Vực đã tách ra khỏi tổ hợp công ty Mẹ-Con và được bàn giao cho Tổng Công ty Thực Phẩm Đồng Nai quản lý nên phần vốn đầu tư của hai công ty này sẽ không tính vào giá trị doanh nghiệp.
Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:
+Giá trị vốn đầu tư vào công ty CP gốm Việt Thành được ghi nhận trên sổ sách là 3.260.363.745 đồng. Tổng số cổ phần của gốm Việt Thành bao gồm 831.890 cổ phần, trong đó nhà nước sở hữu 30%, tương ứng với 249.567 cổ phần. Tại thời điểm 31/12/2008, thị giá của cổ phiếu được giao dịch trên thị trường là 13.100đồng/cổ phiếu. Đề tài xác định vốn đầu tư lại là 249.567 x 13.100 = 3.269.327.700 đồng.
+ Công ty Long Đức : Donafoods chiếm 40% tổng vốn kinh doanh, giá trị tính bằng tiền là 12 tỷ đồng.
Phần vốn góp liên doanh: Công ty CB XNK NSTP Đồng Nai hợp tác với công ty Tô Văn thành lập xưởng chế biến thực phẩm sấy các loại trái cây. Số vốn góp: 600 triệu đồng.
Đối với các đầu tư khoản trái phiếu của công ty:
+ Trái phiếu chính phủ phát hành tháng 05/2004, đáo hạn tháng 05/2009, có mệnh giá 50 triệu đồng, lãi suất 8,51%. Tại thời điểm 31/12/2008 đã đầu tư được 4,5 năm. Vì vậy, giá trị trái phiếu này được tính toán lại như sau : 50 triệu x (1 + 4,5x8,51%) = 69.147.500 đồng, tăng so với SSKT 19.147.500 đồng.
+ Trái phiếu chính phủ phát hành tháng 09/2005, đáo hạn 09/2010, lãi suất 8,6%/năm, mệnh giá trái phiếu 60 triệu đồng. Ở thời điểm cuối năm 2008 đã đầu tư được 3 năm 3 tháng. Giá trị của khoản đầu tư này được định giá lại là : 60 triệu x (1+ 3,25 x 8,6%) = 76.770.000 đồng.
4.3.3. Tài sản dài hạn khác
Chi phí trả trước dài hạn của công ty là các khoản công cụ dụng cụ xuất dùng nhưng chưa phân bổ hết, các tài sản xác định lại không đủ điều kiện là TSCĐ. Khoản chi phí này tại 31/12/2008 có giá trị 14.125.731.407 đồng. Ngoài ra, tài sản dài hạn khác cũng bao gồm công cụ dụng cụ đã xuất dùng và đã phân bổ hết vào giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được kiểm kê được xác định lại là 5.682.967.730 đồng.
4.3.4. Hàng tồn kho
Công cụ dụng cụ, hàng hóa của công ty chủ yếu có đơn giá trên sổ sách thay đổi không đáng kể so với giá tham khảo trên thị trường, hơn nữa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa luân chuyển đưa vào sản xuất và xuất khẩu nên đề tài xác định giá trị khoản mục này bằng với giá trị theo dõi trên SSKT tại thời điểm 31/12/2008 là 140.885 triệu đồng.
4.3.5. Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước ngắn hạn của công ty là khoản chi phí trả lãi vay Ngân Hàng chưa được đưa vào chi phí. Chi phí này phát sinh trên SSKT của công ty tại thời điểm định giá là 2.989 triệu đồng.
Các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước và tài sản ngắn hạn khác được xác định theo số dư trên sổ sách của công ty là 27.257 triệu đồng.
4.3.6. Tài sản bằng tiền
Trong đó:
Tiền mặt tại quỹ : 4.950 triệu đồng
Tiền gửi Ngân Hàng: bao gồm, tiền gửi là ngọai tệ: 657.405,48 USD, được chuyển qua VNĐ tính theo tỷ giá hối đoái 17.405 đ/USD là 13.838 triệu đồng.
4.3.7. Các khoản phải thu, phải trả
Bảng 4.4. Công nợ phải thu, phải trả
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Giá trị
1. Công nợ phải thu
92.155
- Trả trước người bán
28.667
- Phải thu khách hàng
63.488
Khách hàng trong nước
2.204
Khách hàng nước ngoài
61.284
2. Công nợ phải trả
297.529
Nguồn: Phòng KT-TK
Khoản phải thu từ khách hàng nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn trong công nợ phải thu. Vì thế mà, việc thu hồi công nợ cũng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nợ phải trả của Donfoods cũng khá cao, chủ yếu là các khoản vay từ các ngân hàng, do mỗi khi vào vụ thu hoạch điều, công ty cần có nguồn vốn lớn để thu mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong năm nên nhiều nhất vẫn là các khoản vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động.
4.3.8. Tình hình các quỹ của công ty
Bảng 4.5. Tình hình các quỹ của công ty
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Giá trị
1. Quỹ đầu tư phát triển
1.020
2. Quỹ dự phòng tài chính
568
3. Quỹ ban điều hành
230
4. Nguồn kinh phí
270
5. Quỹ khen thưởng phúc lợi
1.288
Nguồn: Phòng KT-TK
Các nguồn quỹ của công ty được sử dụng một cách tương đối hợp lý, và được duy trì ở một mức ổn định. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp công ty bổ sung vào vốn kinh doanh khi cần thiết, đồng thời, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất và nâng cao công tác chăm lo đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
4.4. Xử lí tài chính
4.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn
Ở nước ta, hiện nay, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn hẳn. Theo đó, trong mô hình công ty cổ phần, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình, việc chuyển nhượng các phần vốn góp cũng được diễn ra tự do thông qua việc bán cổ phần giữa những cổ đông. Tuy thế, nhưng trong quá trình chuyển đổi hình thức sang công ty cổ phần đã nảy sinh nhiều vấn đề mà một trong số đó là công tác xử lí tài chính chuẩn bị cổ phần hóa. Vấn đề này thực sự đã gây lúng túng cho không ít các doanh nghiệp. Do vậy, việc tham khảo thêm kinh nghiệm xử lí tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện hoặc tư vấn từ những người có chuyên môn sẽ vô cùng hữu ích cho công ty trong thời điểm này.
Xử lý các khoản nợ tồn đọng là vướng mắc lớn nhất, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hợp lý và khéo léo. Nếu có những khỏan nợ quá hạn đến thời điểm chuyển đổi DN, công ty đang thực hiện chuyển đổi có thể đề nghị ngân hàng cho được giãn nợ, khoanh các khoản nợ quá trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. Ngoài ra, DN có thể phối hợp với Ngân hàng chủ nợ và tổ chức có khả năng mua bán nợ để xử lí phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hoặc bán lại nợ hoặc cũng có thể chuyển nợ thành vốn góp của Ngân hàng vào doanh nghiệp cố phần theo quy định của pháp luật về tỷ lệ góp vốn như một số doanh nghiệp đã thực hiện. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp cũng nên sử dụng các biện pháp tích cực nhằm đôn đốc các khoản nợ phải thu, xử lí hàng hoá ứ đọng, chưa tiêu thụ được và có kế hoạch trả các khoản nợ vay ngân hàng.
Trong thực tế, các doanh nghiệp, trước đây, do đầu tư kém hiệu quả dẫn đến kinh doanh thua lỗ hoặc có những DN nhiều dự án không được tính toán, khả năng thu hồi vốn, việc quản lí đầu tư chưa được chặt chẽ dẫn đến đầu tư công nghệ lạc hậu, không phù hợp, thậm chí có những doanh nghiệp triển khai đồng thời nhiều dự án trong cùng một thời gian nên không có vốn mà phải sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư. Hậu quả tất yếu là kinh doanh thua lỗ, không có khả năng thu hồi vốn ban đầu. Vì thế nên, sau này, đối với số lỗ trong kinh doanh, Giám đốc DN phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân và phải bồi thường vật chất (nếu do nguyên nhân chủ quan).
4.4.2. Xử lí tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp
Đối với công nợ phải trả, công ty cam kết sẽ thanh toán toàn bộ các khoản vay khi đến hạn.
Đối với công nợ phải thu: Đề tài xác định chỉ có hai khoản phải thu khó đòi, bao gồm:
+ Số gạo xuất khẩu vào thị trường Nga thông qua Công ty Sundifoods phân phối với tổng giá trị là 207 triệu đồng, tuy nhiên do đối tác mua gạo của công ty này bị phá sản dẫn đến không thể thanh toán tiền hàng nên hai bên thống nhất thực hiện xóa nợ.
+Năm 2006, Donafoods bán bột trái cây cho Công ty Vitoko. Tổng giá trị hợp đồng là 184 triệu đồng. Đây là mặt hàng công ty sản xuất thử nghiệm nên chất lượng chưa cao, khó tiêu thụ ở Ucraina, vì thế, hai công ty thoả thuận nhất trí huỷ lô hàng nói trên và xóa bỏ công nợ.
Để xử lý các khoản phải thu khác, công ty cần tiếp tục sử dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ hoặc có thể bán cho công ty mua bán nợ. Khoản tổn thất từ mua bán nợ sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất-kinh doanh.
Quỹ khen thưởng phúc lợi sẽ được chia cho người lao động đang làm việc tại DN tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại DN để cổ phần hoá. Còn với số dư các quỹ còn lại như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ ban điều hành công ty sẽ được đưa vào phần vốn nhà nước
4.5. Xác định lợi thế kinh doanh
Theo thông tư 146/2007 của Bộ Tài chính, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được tính theo hai phương pháp sau:
4.5.1. Phương pháp thứ nhất
Theo phương pháp này, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa vào tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu Chính Phủ thời hạn 05 năm, gần với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Bảng 4.6. Lợi Nhuận Sau Thuế Và Vốn Nhà Nước Từ Năm 2006-2008
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
2006
2007
2008
Lợi nhuận sau thuế
0
14.787
5.123
Vốn nhà nước
92.959
108.707
134.536
Nguồn:Phòng KT-TK
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
=
Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá
x
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
-
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn nhà nước
bình quân 3 năm trước
thời điểm xác định
GTDN
=
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề
trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
______________________________________
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
x 100%
Lợi nhuận sau
Thuế bình quân 3 năm trước
thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp
=
=
6.637 (triệu đồng/năm)
Vốn nhà nước bình quân
3 năm trước
thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp
=
=
112.067 (triệu đồng/năm)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
=
x 100%
= 5,92%
Trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 05 năm gần với thời điểm định giá có lãi suất 7,4%/năm, quy về lãi suất trả trước là 6,89%/năm. Do tỷ suất sinh lợi trên vốn nhà nước nhỏ hơn lãi suất trái phiếu chính phủ nên lợi thế kinh doanh của Donafoods được xác định theo phương pháp tài sản bằng 0.
4.5.2. Phương pháp thứ hai
Lợi thế kinh doanh sẽ được tính trên cơ sở giá trị vị trí điạ lý và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Giá trị lợi thế vị trí địa lý
Trụ sở văn phòng chính của công ty Donafoods được đặt tại nhà máy trung tâm Long Bình, nằm trên xa lộ Hà Nội, cách thành phố Biên Hòa chừng 06 km và TP. Hồ Chí Minh gần 30 km. Đây được xem là vị trí thuận lợi trong việc kinh doanh, cũng như vận chuyển hàng hoá đi các nơi khác một cách dễ dàng bằng đường bộ, hoặc đường thuỷ do có cảng biển nằm không xa nơi sản xuất. Ngoài ra, phần đất tại thị trấn Xuân Lộc và thị xã Long Khánh, do cũng là đất đô thị nên cũng sẽ được tính vào giá trị lợi thế vị trí địa lý.
Bảng 4.7. Giá trị vị trí địa lý để cổ phần hoá
S
T
T
Tên Tài Sản
Số lượng (m2)
Theo giá thị trường (Triệu đồng)
Theo khung giá đất năm 2008 (Triệu đồng)
Đơn giá
Thành tiền
Đơn giá
Thành tiền
1.
Đất tại phường Long Bình, Biên Hoà
Phần diện tích 0- 40 m
4.486,10
8,30
37.235
7,8
34.991,58
Phần diện tích đất tính
từ 41- 100 m.
4.968,00
4,15
20.617
3,9
19.375,20
Phần diện tích đất tính
từ 101-150 m
5.250,00
2,49
13.073
2,34
12.285,00
Phần diện tích đất còn lại
39.282,50
1,66
65.209
1,56
61.280,70
2.
Đất tại thị trấn Xuân Lộc, thị xã Long Khánh
2.1
Phần đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Phần diện tích tính từ
0 – 40 m
6.000,00
1,50
9.000
1,5
9.000,00
Phần diện tích đất tính
từ 41 - 100 m
9.000,00
0,75
6.750
0,75
6.750,00
Diện tích đất còn lại
4.728,70
0,45
6.346
0,45
2.127,92
2.2
Phần đất sản xuất kinh doanh nông nghiệp
14.103,00
0,10
1.410
0,1
1.410,30
Tổng cộng
159.640
147.220,70
Nguồn: Trung tâm giao dịch bất động sản Tín Nghĩa và TTTH.
Theo thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/08/07 của Bộ Tài Chính, giá trị lợi thế vị trí địa lý được xác định bằng chênh lệch giữa giá đất thực tế trên thị trường và giá quy định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh công bố vào 01/01 của năm xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài áp dụng quy định về khung giá đất năm 2008 và giá đất được giao dịch tại trung tâm giao dịch bất động sản Tín Nghĩa để tính giá trị lợi thế vị trí địa lý. Như vậy, từ bảng 4.7, giá trị vị trí địa lý của công ty được xác định bằng 159.640 - 147.220,70 = 12.419,24 triệu đồng.
b) Giá trị thương hiệu
Đánh giá chung về thương hiệu Donafoods
Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai – Donafoods là một trong những thương hiệu mạnh hàng đầu của ngành Điều Việt Nam. Từ quy mô của một xí nghiệp nhỏ, với tốc độ tăng trưởng chưa cao, chỉ sản xuất điều nhân xuất khẩu, công ty đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách về công nghệ, thiết bị, quản lý v.v. Đến nay sản phẩm của Donafoods đã có thị trường tại trên 25 quốc gia phát triển, gồm có 70 chủng loại sản phẩm có nguồn nguyên liệu từ hạt điều và các loại nông sản thực phẩm khác. Với những thành tựu đã đạt được công ty đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị của Đảng và Nhà nước trao tặng.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường mở cửa, nhiều DN cùng ngành với Donafoods xuất hiện, đã tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng lớn lên công ty. Nhưng với thương hiệu uy tín của mình, công ty vẫn nhận được nhiều đơn hàng có giá trị lớn và bán được với giá cao hơn các đơn vị khác. Đó chính là lợi ích mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp.
Xác định giá trị thương hiệu
Gía trị thương hiệu của công ty được xác định dựa vào quy định của Bộ Tài chính và mô hình định giá thương hiệu của Interbrand – công ty tư vấn thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, được hàng ngàn công ty trên thế giới sử dụng trong định giá tài sản thương hiệu khi có quyết định chuyển nhượng hoặc mua bán trên thị trường Mô hình định giá thương hiệu của Interbrand là sự kết hợp của mô hình chiết khấu dòng tiền và mô hình tăng trưởng đều của Gordon. Dựa vào đó, đề tài tiến hành định giá thương hiệu của công ty như sau:
Bước 1: Dự báo doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 4.8. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế từ 2003-2008
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
2003
2004
2005
2007
2008
1. Doanh thu
346.078
534.798
593.396
715.608
660.891
2. Lợi nhuận
1.827
10.000
7.300
14.787
5.122
Nguồn: Phòng KT-TK.
Dựa vào doanh thu và lợi nhuận sau thuế hàng năm trong quá khứ từ 2003-2008 (bảng 4.8), thực hiện dự báo cho 05 năm sắp tới. Doanh thu được dự báo theo phương pháp hồi quy tuyến tính, trong đó, biến phụ thuộc là doanh thu, biến độc lập là năm sản xuất kinh doanh, còn lợi nhuận được dự báo theo doanh thu. Đề tài sử dụng phần mềm Excel để chạy phương trình hồi quy với mức ý nghĩa 5%. Từ bảng kết xuất (xem phụ lục 3, 4) ta có, phương trình hồi quy như sau:
Doanh thu = -127.503.087,53 + 63.872,83*Năm.
Lợi nhuận = -6359,34 + 0,02485* Doanh thu.
Từ đó, doanh thu và lợi nhuận từ năm 2009-2010 được dự báo:
Bảng 4.9. Doanh Thu Và Lợi Nhuận Sau Thuế Dự Báo Năm 2009-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Doanh thu
817.425,07
881.297,90
945.170,72
1.009.043,55
1.072.916,38
Lợi nhuận
13.951,11
15.538,14
17.125,18
18.712,22
20.299,26
Nguồn: Tính toán tổng hợp.
Bước 2: Xác định dòng tiền của thu nhập từ tài sản vô hình.
Dòng tiền từ TSVH = Dòng tiền thu nhập của toàn DN – Dòng tiền do TSHH đóng góp.
Trong đó, thu nhập do TSHH đóng góp có thể được xác định tương đương với chi phí thuê TSHH, gồm có tài sản ròng và vốn lưu động trong năm với mức lãi suất hợp lý. Giá trị tài sản ròng và vốn lưu động hàng năm được dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu. Để xác định chi phí thuê TSDH, đề tài lấy lãi suất cho vay dài hạn hiện nay trên thị trường là 7%/năm.
Như vậy: Dòng tiền thu nhập từ TSVH = Thu nhập chung của doanh nghiệp – CP thuê TSHH.
Bước 3: Tách dòng tiền thu nhập do thương hiệu tạo ra từ thu nhập của TSVH nhờ chỉ số vai trò thương hiệu(RBI).
Dòng tiền do thương hiệu tạo ra = Dòng tiền thu nhập từ TSVH * Chỉ số vai trò TH.
Chỉ số vai trò thương hiệu là phần trăm đóng góp của thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu, được xác định thông qua điều tra số khách hàng mua sản phẩm chỉ bởi thương hiệu của công ty tại các điểm bán hàng. Tuy nhiên, do khách hàng của Donafoods hầu như là các công ty lớn ở nước ngoài nên khó có thể thực hiện như trên. Nhưng theo ý kiến của Ban Giám Đốc có khoảng 60% số khách hàng đến với công ty nhờ thương hiệu uy tín mà Donafoods đã gầy công xây dựng gần 20 năm qua. Do đó, chỉ số vai trò thương hiệu được chọn là 60%.
Bảng 4.10. Thu Nhập Từ TSVH
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Thông số
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Lợi nhuận ST
13.951,11
15.538,14
17.125,18
18.712,22
20.299,26
Vốn LĐ
120.216,49
127.225,84
135.762,08
145.932,72
157.852,81
Giá trị TS ròng(PPE)
65.732,56
70.868,84
76.005,12
81.141,40
86.277,68
Ls cho vay TC
7,00%
13.016,43
13.866,63
14.823,70
15.895,19
17.089,13
TN từ TSVH
934,67
1.671,52
2.301,48
2.817,04
3.210,13
Chỉ số vai
trò TH
60%
TN từ TH
560,80
1.002,91
1.380,89
1.690,22
1.926,08
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Bước 4: Hiện giá dòng thu nhập từ thương hiệu.
Bảng 4.11. Giá Trị Thương Hiệu Vào Năm 2009
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Thông số
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
TN từ TH
560,80
1.002,91
1.380,89
1.690,22
1.926,08
Chỉ số CK TH
10,48%
NPV 5
năm đầu
4.657,99
NPV năm thứ 6 trở đi
12.467,19
Tốc độ tăng trưởng TH trong DH
1,00%
Giá trị TH năm 2009
17.125,18
Nguồn: Tính toán tổng hợp.
NPV 5 năm đầu được tính bằng công thức:
NPV: Hiện giá thuần dòng thu nhập từ thương hiệu.
Với Bt- Ct: Thu nhập ròng mang lại từ thương hiệu .
t: thời gian 5 năm từ 2009 - 2013.
r: Suất chiết khấu thương hiệu dựa trên chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, r =10,48% (xem phụ lục 5).
Theo đó:
= 4.657,99 (triệu đồng).
Giả sử doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thương hiệu trong dài hạn (tỷ lệ phần trăm tăng mỗi năm của chỉ số giá trị thu được nhờ thương hiệu quy về hiện tại) hàng năm từ năm thứ 6 trở về sau g = 1%. Ta có, dòng thu nhập từ thương hiệu đưa về năm thứ 6 bằng (mô hình tăng trưởng đều của Gordon). Từ đó, tiếp tục chiết khấu giá trị này về hiện tại (năm 2009) như sau:
Với:
B5 - C5: Thu nhập từ TH năm thứ 5.
g: tốc độ tăng trưởng TH trong dài hạn, g = 1%.
r: suất chiết khấu thương hiệu.
(1.926,08 x (1 + 1%))
(10,48% - 1%)
(1 + 10,48%)5
12.467,19 triệu đồng
Suy ra,
NPV6 =
=
Giá trị thương hiệu tại thời điểm năm 2009 = 4.657,99 + 12.467,19 = 17.125,18 triệu đồng.
Giá trị thương hiệu được tính toán ở trên chưa phải là giá trị lớn nhất và chỉ đúng tại thời điểm nghiên cứu. Khi xã hội ngày càng phát triển, doanh nghiệp sẽ chịu sự tác động từ môi trường kinh doanh ngày càng lớn. Vì vậy, giá trị thương hiệu của công ty sẽ thay đổi qua từng thời điểm. Trong mỗi thời điểm như vậy, cần tổ chức đánh giá lại TH cho phù hợp với tình hình thực tế.
Như vậy, lợi thế kinh doanh của công ty tính theo phương pháp thứ 02 là 12.419,24 + 17.125,18 = 29.544,42 triệu đồng.
Nhận xét:
Xác định lợi thế kinh doanh theo phương pháp đầu tiên, chủ yếu dựa vào số liệu chỉ dẫn trong quá khứ và hiện tại nên chưa cho thấy rõ tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. Ngược lại, nếu sử dụng phương pháp thứ hai với hai yếu tố: giá trị lợi thế vị trí địa lý và thương hiệu, lại phản ánh khá thực tế lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. Do vậy, đề tài sử dụng kết quả từ phương pháp thứ hai để đưa vào giá trị doanh nghiệp.
4.6. Xác định giá trị doanh nghiệp
Sau khi toàn bộ tài sản của công ty đã được kiểm kê, phân loại và đánh giá lại, đề tài thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp theo thông tư 146/2007-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty CP như sau:
Giá trị DN = Giá trị TSCĐ & ĐTDH + Giá trị TSLĐ & ĐTNH + Giá trị quyền sử dụng đất + Giá trị lợi thế kinh doanh.
Do công ty đang thực hiện hình thức thuê đất với nhà nước, tiền thuê đất được thanh toán hàng năm nên giá trị quyền sử dụng đất sẽ không được tính vào giá trị doanh nghiệp.
ĐVT: triệu đồng
Bảng 4.12. Xác định giá trị doanh nghiệp
Khoản mục
Giá trị xác định lại
A. Tài sản đang dùng
426.294
I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
108.650
1. Tài sản cố định
53.145
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
41.379
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
0
4. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
0
5. Chi phí trả trước dài hạn
14.126
II.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
288.100
1. Tiền
18.788
+ Tiền mặt tồn quỹ
4.950
+ Tiền gửi ngân hàng
13.838
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
98.181
4. Vật tư hàng hóa tồn kho
140.885
5. Tài sản lưu động khác
30.246
6. Chi phí sự nghiệp
-
III. Giá trị lợi thế kinh doanh
29.544,42
IV. Giá trị quyền sử dụng đất
-
B. Tài sản không cần dùng
391
I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
-
II. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
391
1. Công nợ không có khả năng thu hồi
391
2. Hàng hóa tồn kho ứ đọng kém, mất phẩm chất
-
C. Tài sản chờ thanh lý
-
D. Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi
-
Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
426.685
Trong đó: Giá trị thực tế doanh nghiệp
426.294
E1. Nợ phải trả
297.529
E2. Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi
1.020
E3. Nguồn kinh phí sự nghiệp
27
E4. Đầu tư vào công ty con
25.363
E5. Vốn đầu tư vào công ty liên kết
15.269
Tổng giá trị phần vốn nhà nước tại DN
87.086
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Như vậy, tại thời điểm 31/12/2008, giá trị DN được xác định là hơn 426 tỷ đồng.
Trong đó, giá trị phần vốn nhà nước = Giá trị thực tế của DN – (Nợ phải trả + Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi + Nguồn Kinh phí sự nghiệp + Đầu tư vào công ty con + Đầu tư vào công ty liên kết).
Theo như kết quả tính toán từ bảng 4.12, phần vốn nhà nước tại công ty Donafoods được tính toán lại là 87.086 triệu đồng. Giá trị này được xem là cơ sở để tiến hành các phương án CPH, xác định mệnh giá và phân phối cổ phần tại công ty.
4.7. Phương hướng cổ phần
4.7.1. Mục tiêu phương hướng
Nhằm huy động và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Qua đó tạo nguồn lực để phát triển doanh nghiệp, đổi mới công nghệ và phương thức quản lý, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tạo điều kiện cho người lao động và các cổ đông góp vốn tham gia quản lý, giám sát doanh nghiệp, gắn bó cùng hưởng lợi ích sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sửng dụng vốn, tài sản của nhà nước và DN, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Đổi mới hình thức sở hữu, tạo điều kiện đổi mới trong quản lý doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp tự chủ hơn, năng động hơn và trách nhiệm hơn, phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế.
Chủ động trong công tác đầu tư phát triển DN, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm mới để nhằm tiếp cận thị trường tiêu thụ.
Sự tăng trưởng hiệu quả của công ty sau khi cổ phần hóa sẽ đem lại thu nhập ngày càng cao hơn và công bằng cho người lao động, mặt khác sẽ đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước
Thực hiện công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần khép kín trong nội bộ DN, gắn với việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
4.7.2. Hình thức cổ phần hóa và chức năng kinh doanh
a) Hình thức cổ phần hóa
Công ty CB XNK NSTP Đồng Nai khi chuyển sang công ty cổ phần chủ yếu hoạt động về đầu tư vùng nguyên liệu nông sản, sản xuất cây điều giống cao sản, sản xuất, chế biến, mua bán xuất nhập khẩu các loại nông sản, thực phẩm, vật tư sản xuất nông nghiệp, các loại hạt ăn được, sản phẩm rau quả và trái cây các loại v.v .Do đó, công ty cần nguồn vốn lớn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nên công ty lựa chọn hình thức cổ phần hóa là giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
b) Chức năng kinh doanh của công ty cổ phần
Đầu tư vùng nguyên liệu nông sản.
Sản xuất, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu các loại nông sản, thực phẩm, vật tư sản xuất nông nghiệp, các loại hạt ăn được, sản phẩm rau quả và trái cây các loại.
Sản xuất điều giống cây cao sản.
Đầu tư chế biến dầu vỏ điều và các loại sản phẩm từ dầu vỏ điều, các sản phẩm từ cây điều.
Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật cho người trồng điều, nghiên cứu chuyển đổi một số giống cây trồng để chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh địa ốc, bất động sản.
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông.
Kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ thủ tục xuất nhập khẩu.
Đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác.
4.7.3. Vốn điều lệ và dự kiến cơ cấu vốn
a) Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là 135.000.000.000 đồng, trong đó:
Vốn nhà nước tham gia công ty cổ phần chiếm 51% = 68,85 tỷ đồng.
Vốn cổ đông tham gia công ty cổ phần chiếm 49% = 66,15 tỷ đồng.
b) Dự kiến cơ cấu vốn
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần.
Cổ phần nhà nước: 6.885.000 cổ phần ( tỷ lệ 51% trên vốn điều lệ), tương đương 68,85 tỷ đồng.
Cổ phần người lao động trong doanh nghiệp: 617.895 cổ phần ( tỷ lệ 4,577% trên vốn điều lệ.), tương đương 6.178.950.000 đồng. Trong đó, giá trị cổ phần ưu đãi được giảm 40% = 2.471.580.000 đồng.
Cổ phần bán ra bên ngoài doanh nghiệp: 5.597.105 cổ phần, tương ứng 59.971.050.000 đồng, chiếm 44,423% vốn điều lệ.
4.7.4. Bán cổ phần
Cơ quan bán cổ phần ra bên ngoài : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Đối tương mua cổ phần dự kiến:
+ Người lao động của công ty được mua cổ phần với giá ưu đãi và không ưu đãi.
+ Các tổ chức và cá nhân khác tham gia mua cổ phần thông qua đấu giá công khai.
Việc bán cổ phần có thể chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 01: Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP, thực hiện bán ra ngoài tối thiểu 25% vốn điều lệ, bao gồm cả cổ phần cho người lao động.
+ Giai đoạn 02: Phát hành tiếp cổ phần để vốn nhà nước chỉ còn 51%.
4.7.5. Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty sau khi CPH
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh (bằng nguồn vốn phát hành thêm cổ phần) trên cơ sở khai thác thế mạnh về mặt bằng, máy móc thiết bị sẵn có của công ty để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh mở rộng nhiều mặt hàng sản phẩm mới thu hút thêm khách hàng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
- Tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm mới.
- Tăng cường đầu tư cho công tác khoa học công nghệ và coi công tác khoa học công nghệ là cơ sở, nền tảng để nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
- Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp với quy mô và hình thức quản lý mới của công ty cổ phần.
- Triển khai mạnh hơn chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tiềm năng để tạo nguồn bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý cho công ty cổ phần; trang bị kiến thức quản lý chuyên sâu về tài chính, thị trường chứng khoán, luật pháp & quản trị cho đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt phù hợp với xu thế hội nhập.
- Xây dựng chương trình phát triển nhân sự trên cơ sở cân đối nhu cầu và nguồn nhân lực hiện tại. Chuyên nghiệp hóa công tác tuyển dụng.
- Thiết lập hệ thống đánh giá hiệu quả công tác cho từ vị trí công việc làm cơ sở đánh giá và bổ nhiệm tương ứng với năng lực cá nhân, đồng thời làm cơ sở cho việc thực hiện các chế độ khen thưởng hàng năm.
4.8. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình định giá doanh nghiệp
4.8.1. Phương pháp định giá doanh nghiệp
Phương pháp được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty là phương pháp tài sản. Bên cạnh những ưu đểm của phương pháp này như dễ áp dụng, thuận tiện trong quá trình định giá v.v, thì còn một và hạn chế như là giá trị tài sản vô hình chưa được tính đúng và tính đủ, còn phụ thuộc vào chủ quan của người định giá dẫn đến định giá không được chính xác. Ngoài ra, phương pháp này cũng chưa phản ánh giá trị mà công ty tạo ra trong dài hạn, bỏ qua khả năng tăng trưởng của DN. Theo quan điểm cá nhân thì trong tương lai phương pháp định giá doanh nghiệp bằng lưu lượng tiền tệ sẽ được áp dụng rộng rãi bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp khác và phù hợp với trình độ phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.
4.8.2. Xác định giá trị thương hiệu
Đến nay, định giá thương hiệu vẫn chưa có một phương pháp chung cho mọi thượng hiệu DNNN. Việc đánh giá thương hiệu vẫn chủ yếu dựa vào tổ chức định giá mà các thành viên trong hội đồng định giá thường thiếu chuyên nghiệp và chưa có kinh nghiệm nên rất khó định giá các loại tài sản khó như thương hiệu. Xác định giá trị TH doanh nghiệp không chỉ cần thiết khi các DN hoạt động kinh doanh mà cần định giá TH mình để thấy sự phát triển và để thuyết phục nhà đầu tư về triển vọng trong tương lai mà doanh nghiệp có thể đạt được.
4.8.3. Giá trị vị trí địa lý
Như đã nói, giá trị vị trí địa lý của DN được xác định bằng chênh lệch giữa giá đất theo khung giá của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh công bố hàng năm với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường. Cách tính theo quy định này chưa thật sự hợp lý, vì trong thời kỳ thị trường bất động sản biến động mạnh, giá thị trường cao hơn rất nhiều so với khung giá của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh quy định. Do vậy, nếu lấy chênh lệch giá thị trường và khung giá đất ban hành làm giá trị lợi thế thì sẽ tạo ra khoản chênh lệch vốn khá bất hợp lý được cộng thêm vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và khó thu hút được nhà đầu tư khi chào bán cổ phần lần đầu.
4.8.4. Thông tin thị trường
Doanh nghiệp phải được định giá theo thị trường, bởi từ đó mới đánh giá đúng được hiệu quả hoạt động, hơn nữa, sẽ tránh bị làm giảm giá trị khi thực hiện các hình thức chuyển đổi DN. Điều này thực sự có ý nghĩa khi giúp cho nhà nước hạn chế được thất thoát nguồn vốn khi tiến hành CPH DNNN. Tuy nhiên, khi mà hiện nay giá cả thị trường luôn biến động thì lại chưa có một hệ thống thông tin đáng tin cậy nào giúp cho việc định giá được chuẩn xác. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản đều thiếu thông tin về thị trường để thẩm định phần trăm giá trị còn lại của nhà cửa, máy móc thiết bị dẫn đến giá trị DN chưa được tính đúng sát với thực tế.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Trên cở sở nắm vững mục tiêu nghiên cứu và tầm quan trọng của giá trị DN trong quá trình cổ phần hoá DNNN, đề tài tiến hành việc định giá DN theo phương pháp quy định của Bộ Tài Chính về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Kết quả được thể hiện như sau:
Giá trị thực tế của DN là 426.294 triệu đồng. Trong đó, bao gồm TSCĐ và đầu tư dài hạn là 108.650 triệu đồng; TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là 288.100 triệu đồng; giá trị lợi thế kinh doanh (giá trị vị trí địa lý và thương hiệu) được xác định là 29.544 triệu đồng.
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại công ty là 87.086 triệu đồng. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành xây dựng phương án cổ phần hoá mới theo hướng phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phối 51 %, các cổ đông khác chiếm 49 % trên tổng số cổ phần.
Theo phương hướng cổ phần trên, công ty mới sẽ có tiềm lực tài chính khá vững vàng. Đây là cơ sở để xây dựng những chiến lược kinh doanh mới và hiệu quả, nâng cao được khả năng cạnh tranh, cũng như mở rộng quy mô của DN.
5.2 Kiến nghị
Đối với nhà nước:
+ Để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả trong việc định giá doanh nghiệp khi tiến hành CPH, chính phủ cần xây dựng một hệ thống thông tin giá cả thị trường đủ tin cậy. Việc định giá hiện nay còn thiếu thông tin. Do vậy, để cho việc định giá một cách kịp thời, minh bạch và khoa học cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu, cập nhật các thông tin về giá cả, các thương vụ mua bán, đấu giá từ tài sản vô hình đến tài sản hữu hình.
+ Bộ Tài Chính cần xây dựng được một văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về việc xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp khi CPH. Những tài liệu gần đây chỉ nói cụ thể về phương pháp xác định lợi thế kinh doanh theo lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 05 năm, còn phương pháp xác định theo vị trí địa lý và giá trị thương hiệu thị lại rất chung chung, không rõ ràng. Vì vậy, các tổ chức định giá khi xác định giá trị thương hiệu thường không theo một phương pháp cụ thể nào.
+ Cách xác định giá trị vị trí địa lý được tính theo quy định hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho CPH bị chậm lại. Bộ Tài Chính nên tìm ra phương pháp tính phù hợp hơn, sao cho thoả mãn lợi ích của cả DN lẫn nhà đầu tư.
Đối với công ty:
+ Công ty cần phãi đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Việc cổ phần hoá chậm sẽ dẫn đến việc mất sức cạnh tranh trên thị trường và đến khi CPH thì giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm đi nhiều, đồng nghĩa với việc tài sản của nhà nước sẽ bị thất thoát.
+ Thương hiệu là tài sản có vai trò cực kỳ quan trọng. Công ty nên thuê một tổ chức có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và định giá thương hiệu, để giá trị thương hiệu công ty được tính toán một cách chính xác nhất, cũng như sẽ được tư vấn để TH ngày càng phát triển hơn nữa.
+ Để nâng cao giá trị doanh nghiệp, sau khi cổ phần hoá, công ty nên tổ chức tái cơ cấu lại theo hướng gọn nhẹ, đưa ra mô hình quản trị tốt hơn, cần minh bạch hoá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Việc cơ cấu lại sẽ làm cho công ty mạnh lên, qua đó nâng cao hiệu quả DN, tìm kiếm cơ hội mà Nhà nước là một cổ đông phát triển, để từ đó đồng vốn của nhà nước được sinh lãi nhiều hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Kim Yến, 1998. Định giá doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp. Võ Thành Hiệu, Bùi Hữu Phước, Bùi Thị Kim Yến. Nhà xuất bản Tài Chính, Việt Nam, trang 237-253.
Nguyễn Minh Kiều, 2006. Hoạch định và dự báo tài chính công ty. Tài chính doanh nghiệp. Nguyễn Minh Kiều, nhà xuất bản Thống Kê, trang 368-383.
Huỳnh Lợi, 2001. Phân tích báo cáo tài chính. Kế toán quản trị. Huỳnh Lợi, Nguyễn Khắc Tâm. Nhà xuất bản Thống Kê, trang 305-344.
Nguyễn Viết Sản, 2003. Dự báo nhu cầu. Bài giảng quản trị sản xuất.
Trịnh Đức Tuấn, 2006. Bài giảng thẩm định giá.
Nguyễn Minh Kiều, 2008. Định giá thương hiệu. Bài Giảng Phân Tích Tài Chính. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulright.
Thông tư 146; 2006. Hà Nội : Bộ Tài Chính.
Huỳnh Thị Kim Xuyến, 2007. Xác định giá trị thương hiệu tiến tới CPH tại công ty xây dựng công trình cảng Sài Gòn. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân kế toán, ĐH Nông Lâm TP. HCM, Việt Nam.
Internet
www.saga.vn/Thuonghieu/Nhuongquyenvagiatrithuonghieu/604.saga
Đỗ Xuân Trung, tháng 02, 2008.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
ĐVT: đồng
TÀI SẢN
2008
2007
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN
287.818.738.078
226.421.733.238
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
18.506.550.996
22.276.397.092
1.Tiền
18.506.550.996
2.Các khoản tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
1.Đầu tư ngắn hạn
2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III.Các khoản phải thu ngắn hạn
98.180.991.138
102.917.268.766
1.Phải thu khách hàng
63.488.695.431
79.412.323.087
2.Trả trước cho người bán
28.667.092.224
21.674.714.732
3.Các khoản phải thu khác
6.025.203.483
1.830.230.947
4.Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng
5.Các khoản phải thu khác
6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
IV.Hàng tồn kho
140.884.792.439
92.757.953.852
1.Hàng tồn kho
140.884.792.439
92.757.953.852
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V.Tài sản ngắn hạn khác
30.246.403.505
8.870.113.528
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
2.989.114.636
951.048.300
2.Thuế GTGT được khấu trừ
4.595.189.824
1.603.536.792
3.Thuế và các khoản phải thu nhà nước
4.832.920.532
4.Tài sản ngắn hạn khác.
22.662.099.045
1.482.607.904
B-TÀI SẢN DÀI HẠN
145.804.365.000
103.273.977.097
I.Các khoản phải thu dài hạn
0
0
1.Phải thu hạn của khách hàng
2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
3.Phải thu dài hạn nội bộ
4.Phải thu dài hạn khác
5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
II.Tài sản cố định
53.145.357.011
33.642.135.733
1.Tài sản cố định hữu hình
53.145.357.011
33.591.840.213
-Nguyên giá
94.578.734.276
69.857.165.413
-Gía trị hao mòn luỹ kế
(41.433.377.265)
(35.995.325.200)
2.Tài sản cố định thuê tài chính
-Nguyên giá
-Gía trị hao mòn luỹ kế
3.Tài sản cố định vố hình
0
-Nguyên giá
-Gía trị hao mòn luỹ kế
4.Chi phí XDCB dở dang
50.295.520
III.Bất động sản đầu tư
-Nguyên giá
-Gía trị hao mòn luỹ kế
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
78.533.276.582
67.387.571.861
1.Đầu tư vào công ty con
63.012.619.837
61.436.915.239
2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
15.384.154.245
5.840.656.622
3.Đầu tư dài hạn khác
136.052.500
110.000.000
4.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
V.Tài sản dài hạn khác
14.125.731.407
2.244.269.503
1.Chi phí trả trước dài hạn
14.125.731.407
2.244.269.503
2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3.Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
433.623.103.078
329.695.710.335
NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ
297.529.097.946
220.816.053.238
I.Nợ ngắn hạn
291.876.258.222
211.962.031.851
1.Vay và nợ ngắn hạn
247.297.038.120
92.092.313.020
2.Phải trả người bán
26.275.436.656
113.038.035.785
3.Người mua trả tiền trước
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3.863.858.441
686.034.449
5.Phải trả công nhân viên
5.296.704.000
5.680.146.000
6.Chi phí phải trả
7.Phải trả nội bộ
8.Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng
9.Các khoản phải trả, phải nộp khác
9.143.221.005
465.502.597
10.Dự phòng phải trả ngắn hạn
II.Nợ dài hạn
5.652.839.724
8.854.021.387
1.Phải trả dài hạn người bán
2.Phải trả dài hạn nội bộ
0
3.Phải trả dài hạn khác
1.564.800.000
1.564.800.000
4.Vay và nợ dài hạn
3.857.771.413
6.887.407.568
5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
230.268.311
401.813.819
7.Dự phòng phải trả dài hạn
B-VỐN CHỦ SỞ HỮU
I.Vốn chủ sở hữu
134.535.783.840
108.879.657.097
1.Vốn đầu tư của chù sở hữu
107.608.727.723
108.707.319.315
2.Thặng dư vốn cổ phần
107.411.701.000
3.Vốn khác của chủ sở hữu
4.Cổ phiếu quỹ
5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
24.458.467.568
6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7.Quỹ đầu tư phát triển
1.019.838.457
249.049.612
8.Quỹ dự phòng tài chính
567.862.633
217.067.167
9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
880.887.459
829.501.536
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
0
172.337.782
11.Nguồn vốn đâu tư XDCB
52.337.782
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
1.558.221.292
172.337.732
1.Quỹ khen thưởng phúc lợi
1.288.221.292
52.337.782
2.Nguồn kinh phí
270.000.000
120.000.000
3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỒNG CỘNG NGUỒN VỐN
433.623.103.078
329.695.710.335
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU
1.Tài sản thuê ngoài
2.Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
3.Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4.Nợ khó đòi đã xử lý
5.Ngoại tệ các loại
6.Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
Phụ lục 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007-2008
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
2008
2007
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
660.891.356.598
715.608.882.872
2.Các khoản giảm trừ
938.960.533
1.758.820
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
659.952.396.065
715.607.124.052
4.Gía vốn hàng bán
617.930.003.902
672.736.742.834
5.Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
42.022.392.163
42.870.381.218
6.Doanh thu hoạt động tài chính
13.671.374.125
3.235.803.402
7.Chi phí tài chính
33.444.015.912
23.988.904.596
8.Chi phí bán hàng
5.679.996.823
3.889.604.712
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
9.064.501.776
7.603.273.337
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
7.505.251.777
10.624.401.975
11.Thu nhập khác
918.113.968
11.679.585.285
12.Chi phí khác
648.532.593
5.648.238.698
13.Lợi nhuận khác
269.581.375
6.031.346.587
14.Tổng lợi nhuận trước thuế
7.774.833.152
16.655.748.562
15.Chi phí thuế thu nhập hiện hành
2.651.866.341
1.868.804.148
16.Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
5.122.966.811
14.786.944.414
Phụ lục 3. DỰ BÁO LỢI NHUẬN
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2003
2004
2005
2007
2008
Lợi nhuận
1.827
10.000
7.300
14.787
5.122
Regression Statistics
Multiple R
0,72064
R Square
0,519322
Adjusted R Square
0,359096
Standard Error
3937,369
Observations
5
df
SS
MS
F
Significance F
Regression
1
50247691
50247691
3,241184867
0,169624022
Residual
3
46508632
15502877
Total
4
96756323
Coefficients
Standard Error
t Stat
P-value
Lower
95%
Upper
95%
Lower 95,0%
Upper 95,0%
Intercept
-6359,34
8063,472
-0,78866
0,487889265
-32020,91072
19302,22
-32020,9
19302,22
Doanh thu
0,024847
0,013801
1,800329
0,169624022
-0,019075
0,068769
-0,01907
0,068769
Phụ lục 4. DỰ BÁO DOANH THU
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0,852390217
R Square
0,726569082
Adjusted R Square
0,658211352
Standard Error
81957,84525
Observations
6
ANOVA
df
SS
MS
F
Significance F
Regression
1
71395419020
7,14E+10
10,62892355
0,031074863
Residual
4
26868353589
6,72E+09
Total
5
98263772609
Coefficients
Standard Error
t Stat
P-value
Lower 95%
Upper 95%
Lower 95,0%
Upper 95,0%
Intercept
-127.503.087,53
39291113
-3,24509
0,031521832
-236592705,9
-18413469,17
-236592705,9
-18413469,17
Năm
63.872,83
19591,67228
3,260203
0,031074863
9477,625972
118268,0312
9477,625972
118268,0312
Phụ lục 5. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN (WACC)
Khoản mục
Giá trị
Lãi suất (i)
Tỷ trọng vốn (j)
i*j
WACC
1. Nợ NH
92.092.313.020
8%
44,58%
5,76%
2,57%
2. Nợ DH
6.887.407.568
4%
3,33%
2,88%
0,10%
3. Vốn CSH
107.608.727.723
15%
52,09%
15,00%
7,81%
TỔNG CỘNG
206.588.448.311
10,48%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_gia_doanh_nghiep_cho_co_phan_hoa_tai_cong_ty_donafoods_033.doc