Phải chấp hành nghiêm chỉnh thời gian lập và phân bổ dự toán cho các đơn vị
trực thuộc của luật NSNN, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài thời gian gây khó khăn
cho việc hạch toán của KBNN.
- Phải chấp hành đúng chính sách, chế độ, định mức đã được ban hành, cần
tuyển chọn những người trung thực, có trình độ về tài chính kế toán dể đảm nhiệm
công tác kế toán của đơn vị.
- Phối hợp tốt hơn nữa với KBNN trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong việc thực hiện những vấn đề liên quan đến những vấn đề liên quan đến kiểm
soát chi ngân sách của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên về những công việc
được giao nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc chế độ ban hành.
- Không dùng tiền ngân sách, tiền tập thể để biếu xén, quà cáp gây tham nhũng,
lãng phí cho ngân sách.
- Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi tới từng đơn vi, cá nhân tự giác thực hiện chế
độ chi tiêu đúng quy định về việc kiểm soát nhanh chóng không gây mất nhiều thời
gian, tạo ra hành lang pháp lý quy định cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng
người, làm tốt thì quyền lợi thế nào, làm sai trách nhiệm ra sao.
2.3. Đối với cơ quan tài chính địa phương.
- Nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác kế toán của KBNN
và kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí Ngân sách của đơn vị nhằn đảm bảo cho công
tác hạch toán được chính xác, an toàn vốn và tài sản, để từ đó phát hiện sai lệch trong
sử dụng ngân sách, ngăn chặn hiện tượng tham ô làm thất thoát NSNN.
- Mở rộng cơ chế khoán kinh phí hoặt động và cơ chế quyền tự chủ tài chính
đối với cơ quan đơn vị. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị thực hiện khoán một số
khoản chi trực tiếp đến người sử dụng. Nghiêm cấm sử dụng kinh phí hội họp, hội
thảo, tọa đàm cho các nội dung ngoài chương trình, sử dụng công quỹ để tặng, thưởng
sai quy định của pháp luật.
- Thường xuyên mở các lớp, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kế toán của
đơn vị dự toán địa phương.
Trường Đại học K
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước Việt Nam tại kho bạc nhà nước huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2010, tương ứng tăng 2.444 triệu đồng. Năm 2012 giảm 56,75% so với
năm 2011, tương ướng giảm 3.222 triệu đồng. Năm 2011 mục chi này tăng nhiều là
do năm 2011 chi giải phóng mặt bằng cho công tác mở rộng và xây mới đường xá ở
địa bàn huyện tăng.
- Chi xây dựng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong ba năm 2010 – 2011 – 2012 là do
hầu hết các công trình trên địa bàn huyện đều được xây vào năm 2008 – 2009. Các
năm gần đây chủ yếu chủ yếu xây dựng các công trình phụ phục vụ cho các đơn vị.
- Chi thiết bị năm 2011 tăng 83,01% so với năm 2010, tương ứng 997 triệu
đồng. Năm 2012 giảm 42,17% so với năm 2011, tương ứng giảm 927 triệu đồng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 46
- Khoản chi khác năm 2011 giảm so với năm 2010, tuy nhiên năm 2012 tăng
đến 642 triệu đồng so với năm 2011. Điều này là do năm 2012 các công trình thi công
đều được tư vấn kĩ càng dẫn đến chi phi tư vấn xây dựng tăng.
Việc giải ngân nhanh, thông thoáng là việc làm rất cần thiết song trong lĩnh vực
quản lý xây dựng cơ bản có rất nhiều vấn đề phức tạp và dễ xảy ra tiêu cực nên phải có
thời gian cần thiết để kiểm soát chặt chẽ,ngăn chặn lãng phí, thất thoát vốn.
Qua thực tế tại KBNN huyện Phú Vang, sau khi thực hiện công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho thấy còn số tồn tại một số vướng mắc sau đây:
- Về thủ tục thanh toán: có quá nhiều giấy tờ nhiều cơ quan tham gia. Để có
một hồ sơ hợp lệ, hợp pháp phải thực hiện nhiều yếu tố thường gây nên tình trạng chủ
đầu tư hoàn thành thủ tục, hồ sơ chậm ảnh hưởng đến tiến độ chuyển vốn.
- Kế hoạch nguồn vốn ghi cho các dự án thực hiện không đúng tiến độ, phân bổ
vốn không đều, có những dự án thiếu vốn nhưng lại có những dự án không triển khai
vẫn được ghi vào kế hoạch.
- Một số đơn vị chưa chấp hành đúng qui định như chi vượt dự toán được
duyệt, áp giá sai định mức, đơn giá ngoài dự toán được duyệt. Do KBNN chỉ thực hiện
thanh toán khối lượng hoàn thành trong kế hoạch nên vấn đề trên đã được phát hiện
thông qua công tác thẩm định dự án.
Trình độ của các cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn hạn chế, đặc biệt
là khâu thẩm định dự án do chưa được đào tạo một cách chính quy về nghiệp vụ này
mà chỉ chủ yếu là nghiệp vụ thanh toán thông thường. Do đó ảnh hưởng đến thời gian
thẩm định cũng như thiếu chính xác gây khó khăn cho chủ đầu tư, ảnh hưởng đến công
tác kiểm soát chi.
2.2.3.5. Kiểm soát chi các khoản thông tin, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi nghiệp
vụ chuyên môn và chi khác
Đối tượng kiểm soát bao gồm:
- Mục 6500: Thanh toán dịch vụ công cộng
- Mục 6550: Văn phòng phẩm.
- Mục 6600: Thông tin liên lạc
- Mục 6650 Hội nghị
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 47
- Mục 6700: Công tác phí
- Mục 6750: Chi thuê mướn
- Mục 7000: Chi nghiệp vụ chuyên môn
- Muc 7750: Chi khác.
Bảng 2.10: Tình hình kiểm soát các một số mục khoản chi thường xuyên
2010 – 2011 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
% +/- % +/-
Thanh toán dịch vụ 7.826 8.807 8.803 12,54 981 -0,05 -4
Thông tin liên lạc 18.265 19.724 22.774 7,99 1.459 15,46 3.050
Hội nghị 13.592 15.184 15.277 11,71 1.592 0,61 93
Công tác phí 10.424 11.526 13.816 10,57 1.102 19,87 2.290
Chi thuê mướn 14.769 12.908 15.932 -12,60 -1.861 23,43 3.024
Nghiệp vụ chuyên môn 207.821 243.967 253.445 17,39 36.146 3,88 9.478
Chi thường xuyên khác 57.106 60.681 60.980 6,26 3.575 0,49 299
Tổng 329.803 372.797 391.027 13,04 42.994 4,89 18.230
Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy NSNN dành cho các khoản chi thường xuyên thường
chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi NSNN và tăng theo các năm. Do nhu cầu ngày càng
tăng về thông tin liên lạc và điện nước. Hầu hết các mục đều tăng qua các năm. Riêng
khoảng chi dịch vụ công cộng năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,05% hay 4 triệu đồng.
Thông qua công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên này cho thấy:
- Phần lớn còn một số các đơn vị tồn tại tình trạng sử dụng lãng phí các khoản
chi trên, hầu như không đúng định mức, tiêu chuẩn, sử dụng không đúng mục đích,
công, tư lẫn lộn gây thất thoát và lãng phí NSNN. Khi đơn vị muốn được chi trả thì
thường đối phó bằng nhiều phương pháp làm sai lệch thực tế khiến cho KBNN không
thể kiểm soát được, gây khó khăn cho cả cơ quan tài chính và chính quyền địa phương
trong việc nắm rõ tình hình chi tiêu thực tế tại các đơn vị.
- Có một số đơn vị phản ánh một số định mức tiêu chuẩn không sát thực tế, khó
áp dụng. Khiến cho đơn vị khó khăn trong công tác thực hiện hoặc đơn vị vẫn lập
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 48
chứng từ như qui định nhưng tách hội nghị thành nhiều cuộc họp hoặc lấy mục chi này
bù cho mục khác làm sai lệch thực tế. Việc này hình thành nên nề nếp chi tiêu lãng phí
vốn NSNN, đôi khi còn có tình trạng lợi dụng hội nghị để rút ruột NSNN những cách
chi tiêu này sẽ làm giảm ý nghĩa của mục lục NSNN, hiệu lực của chế độ định mức, kỷ
cương tài chính của đất nước.
- Đơn vị muốn được cấp tiền công tác phí thì cần phải có chứng nhận đi công tác
trong khi ở đơn vị cán bộ khi đi công tác về mới có giấy, lại phải thường xuyên đi
công tác dài ngày cần kinh phí lớn muốn được cấp tạm ứng thì lại khó khăn cho cán bộ
thanh toán vì phải linh hoạt cấp tạm ứng cho các khoản chi này. Hiện nay cán bộ kiểm
soát đang xin ý kiến của cấp trên để có thể giới hạn về số tiền có thể cấp tạm ứng khi
không có giấy chứng nhận trên.
- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn luôn chiếm tỷ trọng cao trong chi ngân sách chi
thường xuyên. Cụ thể năm 2011 tăng 17,39% so với năm 2010, tương ứng tăng 26.146
triệu đồng. Năm 2012 tăng 3,88% so với năm 2011, tương ứng tăng 9.478 triệu đồng.
Việc tăng chi nghiệp vụ chuyên môn và thanh toán nhanh làm tăng hiệu quả làm việc
chuyên môn của các đơn vị trên địa bàn.
2.3. Đánh giá về tình hình thực hiện kiểm soát chi NSNN tại KBNN huyện Phú
Vang
2.3.1. Những thành tựu đạt được.
Từ khi áp dụng luật ngân sách sửa đổi của Quốc hội nước Cộng hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật NSNN
đến nay công tác quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên của NSNN nói
riêng tại KBNN Phú Vang đã có nhiều chuyển biến tích cực, sâu sắc và rõ rệt, từ trong
nhận thức đến hành động của cán bộ lãnh đạo quản lý và những người thừa hành
nhiệm vụ trong việc chấp hành luật NSNN. Đối với việc quản lý chi thường xuyên của
NSNN qua KBNN có những điểm nổi bật sau đây:
- Đối với NSNN: Nhờ thực hiện nghiêm túc kiểm soát chi qua KBNN huyện
Phú Vang góp phần từng bước đưa việc chi tiêu NSNN vào nề nếp, đúng mục đích,
đúng nội dung, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả, vốn NSNN không bị lãng phí
như trước, ít bị tồn đọng vốn NSNN trong các đơn vị, đảm bảo thêm nguồn vốn phục
vụ những nhiệm vụ chi khác, giảm vay nợ của Nhà nước.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 49
- Đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: Thực tế cho thấy, các khoản chi
qua KBNN huyện Phú Vang đa dạng và có khối lượng lớn. Tuy nhiên, thông qua công
tác kiểm soát chi, các đơn vị sử dụng NSNN đã dần dần hiểu rõ trách nhiệm của đơn vị
trong việc thực hiện đúng thủ tục và trình tự cấp phát, thanh toán, đảm bảo cung cấp
đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ chi tiêu, thực hiện kiểm soát chi tiêu trong đơn vị và
tiết kiệm chi tiêu trong toàn bộ đơn vị. Từ đó bước đầu đã hướng các đơn vị đi vào nề
nếp, tạo điều kiện thuận lợi và an tâm hơn cho KBNN Huyện Phú Vang trong việc
kiểm soát chi đã có chuẩn chi của đơn vị sử dụng NSNN.
- Đối với KBNN huyện Phú Vang: Cùng với sự biến đổi chung trong công tác
chung trong công tác quản lý tài chính, ngành kho bạc nói chung và KBNN Huyện
Phú Vang nói riêng đã thực hiện theo luật NSNN có những bước tiến đáng kể trong
công tác quản lý thu, chi NSNN
- Qua công tác kiểm soát chi ngoài số tiền KBNN từ chối thanh toán, tiết kiệm
chi cho NSNN, điều quan trọng là công tác kiểm soát chi của KBNN có tác động ngăn
ngừa các hành vi vi phạm chi tiêu NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN, hướng dẫn
cho các đơn vị các biện pháp tăng cường quản lý sử dụng NSNN, hướng dẫn, giúp đỡ
cho các đơn vị các biện pháp tăng cường quản lý sử dụng NSNN tiết kiệm, có hiệu quả
hơn, tạo ra sự thay đổi cơ bản trong việc chấp hành kỷ luật chi tiêu NSNN, góp phần
chống tham ô lãng phí công quỹ nhà nước. Lành mạnh hóa các quan hệ quản lý chi
tiêu NSNN.
- Các cấp quản lý NSNN đã lập, phân bổ và giao dự toán chi NSNN dần dần đi
vào nề nếp, một số đơn vị hành chính, sự nghiệp chuyển sang khoán kinh phí hoạt
động theo Nghị định 130 và 43 của Chính phủ. Thời hạn gửi dự toán chi NSNN đến
KBNN tuy chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của luật NSNN, song bước đầu các
đơn vị sử dụng NSNN đã gửi sớm hơn so với trước đây, chất lượng dự toán cũng được
các đơn vị dự toán chú trọng hơn. Đặc biệt dự toán chi thường xuyên của các đơn vị sử
dụng NSNN đã được giao theo 4 nhóm mục chi, nên đã tạo tính chủ động cho đơn vị
dự toán trong việc sử dụng kinh phí NSNN cấp, hạn chế một phần tình trạng bổ sung,
điều chỉnh như những năm trước, đồng thời công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN
cũng thuận lợi hơn.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 50
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý chi
NSNN cũng được quy định rõ ràng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
NSNN. Cụ thể, đối với cơ quan tài chính tăng cường tính chủ động trong việc điều
hành NSNN. Đối với KBNN, từ chỗ chỉ đơn thuần xuất quỹ NSNN theo quyết định
chi của cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán, đến nay đã chuyển sang thực hiện kiểm
tra, kiểm soát theo dự toán. Đối với đơn vị dự toán, tăng cường tính chủ động, tự chịu
trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong chi tiêu.
- Công tác giao dịch cấp phát thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN
qua KBNN cho các đơn vị thụ hưởng dần dần đi vào nề nếp, kỷ cương mới theo quy định,
cơ bản đã khắc phục được thói quen giao dịch rút tiền NSNN theo thói quen cũ. Đặc biệt
đối với các khoản chi mua sắm, xây dựng nhỏ, sửa chữa TSCĐ, ngoài việc tuân thủ dự
toán năm được duyệt, nhu cầu chi quý còn phải tuân thủ dự toán quý do cơ quan có thẩm
quyền quy định, tạo điều kiện cho KBNN kiểm soát chặt chẽ hơn.
- Đối với đơn vị thực hiện khoán biên chế và quản lý hành chính, số lượng biên
chế giảm khá nhiều, tổ chức bộ máy tinh gọn hơn, đơn vị có tính chủ động hơn trong
chi tiêu, có ý thức tăng cường công tác quản lý, sử dụng NSNN tiết kiệm, tránh lãng
phí trong việc sử dụng kinh phí hành chính. Đặc biệt vào cuối năm đơn vị không còn
tư tưởng chi cho hết số kinh phí được giao, không nhất thiết phải tạo chứng từ khống.
2.3.2. Một số mặt còn hạn chế.
Bên cạnh những thành công đạt được trong quá trình hoạt động, KBNN huyện
Phú Vang còn gặp phải một số trở ngại, khó khăn là:
- Đối với đơn vị sử dụng kinh phí NSNN.
+ Tình hình thanh toán trực tiếp từ KBNN cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch
vụ chưa được cải thiện nhiều, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng chi phí
NSNN còn lớn, không giảm bao nhiêu.
+ Một số cá nhân, đơn vị không ý thức được vai trò của vấn đề kiểm soát chi
NSNN qua KBNN hoặc do bản thân cá nhân, đơn vị đó có nhiều sai sót trong quá trình
hoạt động nên có thái độ tránh né hoặc đối phó với việc kiểm soát chi của KBNN, gây
khó khăn cho KBNN trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thực tế có một
số đơn vị sử dụng nguồn kinh phí khác để chi tiêu thường xuyên mà không chịu sự
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 51
kiểm tra, kiểm soát của KBNN sau đó mới đến KBNN rút tiền mặt để bù đắp các
khoản chi tiêu.
+ Hiện tượng chi sai chế độ, nguyên tắc định mức, tiêu chuẩn tại các đơn vị còn
tương đối phổ biến, đặc biệt là các khoản chi như chi hội nghị, công tác phí, thể hiện
qua việc đơn vị lập chứng từ gò ép theo qui định, làm sai lệch thực chi để được chuẩn
chi. Điều này KBNN khó có thể kiểm soát được mà còn phụ thuộc rất lớn vào thái độ
làm việc của đơn vị và sau đó là hệ thống các văn bản quy định của Bộ tài chính cần
được sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
+ Dự toán ban đầu của các đơn vị sử dụng NSNN lập không sát thực tế, chưa
thực sự áp dụng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức làm căn cứ tính toán, vì vậy dự toán
được duyệt không đảm bảo làm căn cứ cấp phát, thanh toán.
+ Các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình lập hệ thống chứng từ có liên quan
đến những khoản chi chờ thanh toán thường xuyên không thực hiện đầy đủ, đúng qui
định, cán bộ kiểm soát tại kho bạc phải thường xuyên hướng dẫn lại. Điều này làm
chậm quá trình cấp phát, thanh toán tại kho bạc mà còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động của đơn vị.
- Đối với KBNN Huyện Phú Vang:
Trên lý thuyết KBNN có trách nhiệm thực hiện kiểm soát trước, trong và sau
khi chi nhưng thực tế mới chỉ có việc kiểm soát trước và sau khi chi được thực hiện
một cách nghiêm túc. Việc thực hiện kiểm soát chi đúng nội dung như khai báo với
kho bạc trong quá trình chi tại đơn vị chưa được phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài
chính để tiến hành. Mặt khác, các quy định cũng như kinh phí và quỹ thời gian cho
việc này chưa được đặt kế hoạch rõ ràng nên việc kiểm tra còn hạn chế, chưa thực sự
phát huy tác dụng.
- Đối với chế độ, chính sách trong điều hành NSNN của Nhà nước.
+ Hệ thống các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Bộ
tài chính và Nhà nước ban hành làm cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát chi còn nhiều
bất cập, cần được sửa đổi vì thiếu thực tế. Thực tế cho thấy hệ thống các định mức tiêu
chuẩn chi trong khu vực hành chính sự nghiệp chưa được ban hành đầy đủ, thống nhất,
đồng bộ, một số lĩnh vực hoạt động hành chính sự nghiệp còn chưa có tiêu chuẩn định
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 52
mức vì vậy gây ra tình trạng đối phó của các đơn vị làm giảm hiệu quả của hệ thống
định mức này.
+ Hiện nay còn tồn tại sự bất hợp lý trong qui trình kiểm soát chi. KBNN chỉ
tiến hành kiểm soát chi khi thủ trưởng đơn vị đã chuẩn chi. Khi đó các thủ tục mua bán
giữa đơn vị thụ hưởng và đơn vị cung cấp hàng hoá đã thoả thuận xong, tức là chỉ còn
giai đoạn thanh toán, đơn vị thụ hưởng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm chi trả cho
đơn vị cung cấp hàng hoá, dich vụ. Tuy vậy, nếu trong quá trình kiểm soát, kho bạc
phát hiện thấy sự sai phạm trong chi tiêu so với qui định, định mức của đơn vị thụ
hưởng thì không chấp nhận thanh toán. Hậu quả là phát sinh những thiệt hại do việc
không thực hiện hợp đồng gây nên. Mặt khác do không thực hiện được hợp đồng nên
nhiệm vụ chức năng cũng như hoạt động của đơn vị không được thông suốt. Mà theo
quy định KBNN có quyền từ chối thanh toán khi không hội tụ đủ điều kiện chi nhưng
chưa qui định về cách giải quyết hậu quả phát sinh sau khi quyết định từ chối đó. Vì
vậy, cần có sự điều chỉnh trong quy trình kiểm soát, đảm bảo quyền lợi cho người trực
tiếp được hưởng NSNN.
+ Luật NSNN đã được Nhà nước ban hành từ lâu và thường xuyên có sửa đổi
bổ sung nhưng chưa ban hành chế tài đối với các trưòng hợp vi phạm luật NSNN. Ví
dụ như các đơn vị lập dự toán chậm, ảnh hưởng đến quá trình duyệt dự toán của cơ
quan tài chính và cơ quan cấp trên, ảnh hưởng đến quá trình cấp phát cũng như thanh
toán, kiểm soát tại kho bạc nhưng chưa có qui định nào xử lý các trường hợp này. Do
vậy trên thực tế nhiều đơn vị tuỳ tiện trong việc chi tiêu nhất là các khoản chi về hội
nghị, tiếp khách mà cuối năm điều chỉnh dự toán nhưng vẫn được duyệt quyết toán.
Điều này làm giảm hiệu quả kiểm soát chi qua KBNN.
+ Tuy đã chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang cấp phát bằng
dự toán, nhưng các bộ, cơ quan, ban ngành, địa phương chưa phân bổ và giao dự toán kịp
thời, do đó cơ chế tạm cấp và ứng trước dự toán đang còn phổ biến làm ảnh hưởng đến
việc chủ động chi tiêu của đơn vị và ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN. Hầu
như các đơn vị đóng trên địa bàn huyện đều chưa thực hiện nộp dự toán đúng thời hạn
quy định. Chất lượng dự toán chưa đảm bảo, đối với đơn vị dự toán địa phương vẫn đang
còn điều chỉnh dự toán từ nhóm mục này sang nhóm mục khác khá nhiều.
- Đối với cơ quan tài chính và các cấp có thẩm quyền:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 53
Thiếu sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong nhiệm vụ
kiểm soát chi. Mặt khác còn tồn tại tình trạng chồng chéo về thẩm quyền xử lý của các
ngành tài chính. Trong quá trình kiểm soát chi, những khoản chi không đúng chế độ,
tiêu chuẩn, định mức bị KBNN từ chối nhưng nếu cơ quan tài chính chấp nhận thì vẫn
được thanh toán. Ngược lại qua kiểm soát KBNN chấp nhận thanh toán chi NSNN mà
cơ quan tài chính không thông qua thì đơn vị không được quyết toán. Điều này làm
giảm vai trò của cơ quan, đơn vị.
2.3.3. Nguyên nhân
Hạn chế trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan sau:
- Do hệ thống văn bản hướng dẫn về cấp phát NSNN, kiểm soát chi NSNN qua
KBNN chưa được chặt chẽ và đồng bộ.
- Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển vì vậy cơ chế
quản lý cũng như chính sách chế độ đang trong quá trình sửa đổi cho phù hợp, tuy nhiên
trong quá trình quá độ sẽ gặp phải những sai sót khi áp dụng trong thực tế do đó cần rút
kinh nghiệm để tiếp tục sửa đổi bổ sung. Đặc biệt là các quy định về chuẩn mực, định
mức về quy trình hoạt động kiểm soát chi, về phân công trách nhiệm trong kiểm soát chi
NSNN qua KBNN.
- Nhận thức của cán bộ, nhân dân về luật NSNN còn ít, việc thực hiện Luật
NSNN của cơ quan, đơn vị chưa tự giác. Sự thiếu tự giác trong chấp hành luật NSNN
là một vấn đề gây khó khăn cho việc quản lý chi NSNN. Các cơ quan tài chính bao
gồm cả đơn vị thụ hưởng và cơ quan tài chính chưa ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của mình trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý
NSNN cũng như vai trò quan trọng của kiểm soát chi NSNN đối với quá trình kiểm
soát NSNN của Nhà nước.
- Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi đang còn thiếu, mà nếu có cũng chưa phù họp
với thực tế, và đây là căn cứ quan trọng để KBNN có cơ sở kiểm soát chi.
- Mặc dù đã có nhiều văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
Nhà nước nhưng sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành có liên quan
trong công tác kiểm soát chi còn rất hạn chế. Tình trạng chồng chéo trong quản lý chi
NSNN giữa cơ quan tài chính và KBNN cũng còn phổ biến.
Trư
ờng
Đạ
i họ
K n
h tế
Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 54
- Công tác thanh tra của cơ quan tài chính chưa được thực hiện triệt để, thường
xuyên, chủ yếu là kiểm tra theo vụ việc. Công tác kiểm toán Nhà nước chủ yếu dựa
vào các văn bản quy định của Nhà nước nên nhiều khi thực hiện cứng nhắc, thiếu linh
hoạt trong xử lý.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN TẠI KBNN HUYỆN PHÚ VANG
3.1. Phương hướng và mục tiêu cơ bản tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện Phú Vang.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu NSNN là mối quan tâm lớn nhất của
Đảng, Nhà nước và của mọi cấp, mọi ngành. Kiểm soát chi ngày càng gắn liền với vai
trò của KBNN. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa rất quan trọng
nó giúp việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để
phát triển kinh tế, ổn định đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện và hoàn thiện được công tác này đòi hỏi ngành KBNN nói chung và
KBNN huyện Phú Vang nói riêng cần không ngừng hoàn thiện công tác quản lý chi
NSNN, đồng thời Nhà nước cũng phải tạo ra hành lang pháp lý để KBNN có thể thực
hiện công tác kiểm soát chi NSNN một cách thuận lợi, triệt để và thông thoáng. Kiểm
soát chi NSNN là một công việc phức tạp, nó động chạm đến nhiều đơn vị, nhiều cấp,
nhiều ngành, nên làm tốt hay không công tác này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác
quản lý quỹ NSNN.
Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành tuy đã được sửa chữa và bổ
sung những vẫn còn tồn tại những bất cập, làm hạn chế kết quả hoặt động của NSNN
và phá vỡ kỷ luật, kỉ cương tài chính. Do đó, cơ chế quản lý NSNN, đặt biệt là cơ chế
kiểm soát chi NSNN phải luôn được đổi mới để phù hợp với tình hình mới.
3.1.1. Phương hướng
- Triệt để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt, tiến tới tất
cả các khoản chi đều được cấp phát theo dự toán.
- Tăng cường vai trò của KBNN trong quản lý NSNN, đặt biệt là quản lý và cấp
phát các khoản chi NSNN nhắm tiết kiệm hiệu quả và chống lãng phí.
- Quản lý hiệu quả NSNN phải đi đôi với cải cách hành chính, thực hiện công
khai minh bạch trong điều hành NSNN.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 56
- Phát huy cao độ quyền hạn, trách nhiệm và tính sang tạo của KBNN địa
phương trong quản lý NSNN một cách toàn diện.
3.1.2. Mục tiêu
- Phải nhận thức được vai trò của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN.
Để xây dựng được nề nếp trong công tác quản lý và sử dụng NSNN, ngành KBNN
phải có nhận thức đúng đắn về chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác kiểm
soát chi NSNN, các bộ phận, cá nhân có liên quan đến công tác kiểm soát chi cần phải
nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực học hỏi hơn nữa để có thể thực hiện tốt công
việc của mình.
- Công tác kiểm soát chi NSNN phải được đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc
quản lý NSNN nói chung và quản lý từng nội dung chi nói riêng, đồng thời không nên
gây thủ tục phiền hà trong cấp phát thanh toán, chi trả đảm bảo yêu cầu đổi mới thủ
tục hành chính trong hoạt động quản lý Nhà nước mà Chính phủ đã qui định.
- Công tác kiểm soát chi NSNN cần phải thực hiện đúng luật NSNN và các văn
bản pháp quy có liên quan đến công tác kiểm soát chi, đồng thời cần phải chú ý phát
hiện vấn đề còn tồn tại khi thực hiện luật NSNN để đề xuất lên cơ quan cấp trên
nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Thực hiện yêu cầu này nhằm đưa Luật
NSNN đi vào cuộc sống, đảm bảo hiệu quả quản lý chi NSNN.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN tại KBNN huyện Phú Vang.
3.2.1. Kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện phương thức cấp phát, thanh toán
- Về điều kiện dự toán
Việc kiểm tra, kiểm soát điều kiện cấp phát đối với từng khoản chi được thực hiện:
+ Đối với khoản chi cấp bằng lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, cơ quan tài
chính có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi đảm
bảo các điều kiện cấp phát NSNN theo qui định, KBNN có trách nhiệm thanh toán chi
trả cho đơn vị sử dụng kinh phí theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài
chính như vậy cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra, điều tra điều kiện có trong dự
toán được duyệt. Thực tế sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền của cơ quan tài
chính mới chỉ kiểm soát được điều đó trong dự toán, chưa kiểm soát được thực tế đơn
vị sử dụng kinh phí có đúng mục đích hay không? Do đó, cần phải đổi mới điều kiện
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 57
và phương thức cấp phát này bằng hình thức cấp phát thông báo hạn mức kinh phí thì
công tác kiểm soát chi có hiệu quả hơn.
+ Đối với khoản chi trên cơ sở dự toán Ngân sách hằng năm, cơ quan tài chính
là người chịu trách nhiệm kiểm soát điều kiện có trong dự toán được duyệt tại đầu dự
chi, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trước để xây dựng định mức dự toán, khống chế
mức chi trên bình diện định lượng và định tính. KBNN là đơn vị chịu trách nhiệm
kiểm soát điều kiện có trong dự toán được duyệt trong giai đoạn hậu kiểm (sau khi đơn
vị đã chi tiêu) qua việc KBNN định vị đúng nội dung mục ngân sách của khoản chi đã
được chủ Ngân sách chuẩn chi khi thanh toán những khoản chi tiêu qua KBNN.
- Về điều kiện chuẩn chi (có thể tham khảo các biểu mẫu ở phần số liệu thô)
Kiểm soát điều kiện chuẩn chi là việc kiểm tra tư cách của người chuẩn chi,
kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của thủ trưởng đơn vị, quyết định chuẩn chi, kiểm tra nội
dung chi và hồ sơ chứng từ xem có đúng qui định không? Hiện nay, kiểm soát điều
kiện chuẩn chi thực chất mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký trên chứng
từ là công việc tối thiểu mà bất cứ cơ quan đơn vị nào cũng tiến hành đối với công việc
có liên quan đến giấy tờ nhằm đề phòng giả mạo lợi dụng để tham ô rút tiền NSNN.
Về thực chất kiểm soát điều kiện chuẩn chi phải đạt được như phần kiểm soát chi đã
nêu là phải có chế tài cụ thể đối với người chuẩn chi, từ đó nâng cao trình độ, trách
nhiệm đối với người chuẩn chi.
- Hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN
Phương thức cấp phát bằng dự toán, cần thay đổi quy trình giao dự toán cho
phù hợp, để tránh tình trạng đơn vị thụ hưởng ngân sách lợi dụng, hoặc phân bố dự
toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc từ đơn vị dự toán cấp I không vượt dự toán
được giao, cụ thể. Sau khi có quyết định phê chuân dự toán, cơ quan tài chính thẩm tra
dự toán xong, chuyển sang KBNN cùng cấp bằng mạng điện tử, đơn vị dự toán cấp I
phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc chuyển toàn bộ dự toán sang KBNN mình
giao dịch. KBNN có trách nhiệm chuyển toàn bộ dự toán đến KBNN trực thuộc nơi
đơn vị dự toán cấp II, III giao dịch để cấp phát cho đơn vị.
Phương thức ghi thu – chi, Phương thức này cho phép các khoản thu phát sinh
trong quá trình hoạt động của mình để chi. Sau đó làm thủ tục ghi thu - ghi chi để phản
ánh vào Ngân sách. Việc chi tiêu của đơn vị nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan tài
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 58
chính và KBNN. Đều này gây ra tình trạng chi không theo những thủ tục, tiêu chuẩn
và định mức của Nhà nước. Đặc biệt là KBNN không thể kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp của các tài liệu theo quy định của luật. Vì vậy phương thức cấp phát này cần
được hạn chế.
Phương thức cấp phát bằng lệnh chi tiền, Đối với phương thức cấp phát này cần
phải xác định rõ phạm vi và đối tượng áp dụng. Cụ thể, chỉ cấp bằng lệnh chi tiền đối
với các khoản chi đột xuất hoặc chi cho các đơn vị không có quan hệ thường xuyên
với NSNN, chi trợ giá, trợ cước theo chính sách nhà nước, hỗ trợ bảo hiểm xã hội vv..
Phương thức cấp phát bằng kinh phí uỷ quyền, Hiện nay việc cấp phát kinh phí
uỷ quyền được thực hiện dưới cả hai hình thức là lệnh chi tiền và chi theo dự toán từ
KBNN. gian Song do những hạn chế của cấp phát bằng lệnh chi tiền, nên trong thời tới
cần phải chuyển dần những khoản kinh phí được cấp bằng lệnh chi tiền sang cấp bằng
dự toán từ KBNN để có cơ sở kiểm tra, kiểm soát được chặt chẽ hơn.
3.2.2. Tăng cường việc thực hiện cấp phát trực tiếp từ KBNN đến người cung cấp
hàng hoá dịch vụ
Phương thức cấp phát trực tiếp ngân sách từ KBNN: yêu cầu các khoản chi
ngân sách phải được thanh toán trực tiếp đến từng đối tượng là chủ nợ đích thực của
chính phủ nhằm hạn chế tối đa thanh toán qua trung gian. Chủ nợ trực tiếp của chính
phủ là những người cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chính phủ, bao gồm cả công chức,
viên chức hưởng lương từ ngân sách.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn
khá phổ biến như chi lương, chi hành chính, gây tác động tích cực đến công tác quản lý
tiền mặt và tạo cơ hội cho những hành vi gian lận, biến thủ công quỹ, thì việc tăng cường
hơn nữa phương thức cấp phát trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, người cung
cấp hàng hoá, dịch vụ là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên hiện nay việc cấp phát
trên chưa áp dụng ngay với tất cả các khoản chi NSNN, đặc biệt là đối với việc mua sắm
hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ thuộc nhóm chi thường xuyên. Tuy nhiên phương thức
trên hoàn toàn có thế áp dụng được với việc mua sắm hang hoá, dịch vụ có giá trị lớn
thuộc nhóm chi thường xuyên và việc chi trả cho các đối tượng hưởng lương.
3.2.3. Đổi mới công tác cán bộ - tiêu chuẩn hoá cán bộ
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
in
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 59
Tuyển chọn, đào tạo và bố trí cán bộ là nhiệm vụ cần thiết để tìm kiếm, sử dụng và
phát huy cao năng lực phẩm chất của mỗi con người trong tổ chức. Vì vậy, vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ KBNN vững mạnh toàn diện, có
khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nâng cao năng lực phẩm chất cho đội
ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo KBNN là điều kiện cơ bản, là vấn đề có tính chất
chiến lược nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực quản lý quỹ NSNN.
Toàn bộ hoạt động chi tiêu của chính quyền, của các tổ chức chính trị- xã hội,
các tổ chức hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang có thông suốt và hiệu
quả hay không phụ thuộc vào việc KBNN hoàn thành nhiệm vụ như thế nào. Hoạt
động của KBNN thông suốt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho toàn bộ bộ máy hoạt động tốt và ngược lại.
Cán bộ lãnh đạo KBNN đồng thời có những tiêu chuẩn riêng phù hợp với
những tiêu chuẩn chung qui định:
- Tiêu chuẩn về đạo đức: Đó chính là lòng trung thành về đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, vì lợi ích của nhân dân. Cán bộ lãnh đạo KBNN cần phải tuân
thủ các chính sách quy định của Bộ, ngành, bởi đó là chính sách chung đã được cụ thể
hoá. Bản lĩnh chính trị của cán bộ lãnh đạo là tinh thần dám nghĩ dám làm và dám chịu
trách nhiệm. Phải có tính năng động sáng tạo và phải nằm trong khuôn khổ của cơ chế
pháp luật Nhà nước, đồng thời phải quan tâm đến việc giải quyết đúng đắn hài hoà lợi
ích của tập thể và lợi ích của cán bộ công nhân viên. Đoàn kết tập hợp đồng nghiệp
trong và ngoài phạm vi đơn vị mình không những chỉ bằng nguyên tắc mà cơ bản, bền
vững hơn chính là bằng uy tín, đạo đức, vô tư, trong sạch, tính chân thật, dân chủ trong
sinh hoạt và gần gũi quần chúng.
- Tiêu chuẩn về năng lực: Là khả năng thực hiện trên thực tế các công việc
được giao với hiệu quả của nó. Năng lực cán bộ được thể hiện về chuyên môn theo
chức trách được giao, cách thức tiến hành có cơ sở khoa học để đạt được kết quả.
Người cán bộ phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, phải có bằng đại học về
chuyên ngành và phải tích cực tham gia học tập lý luận chính trị, phải thường xuyên tự
bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ.
Điểm khác biệt căn bản về tiêu chuẩn của người cán bộ lãnh đạo với cán bộ
nghiệp vụ chính là năng lực tổ chức, quản lý công việc và quản lý con người, có tầm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 60
nhìn xa, biết phát huy sức mạnh tập thể và phải biết công việc cấp dưới đang làm,
hướng dẫn cho họ đồng thời phải biết kiểm tra kết quả làm việc của họ. Tránh tình
trạng chỉ biết ra mệnh lệnh mà không biết cách tổ chức thực hiện.
- Tiêu chuẩn sức khỏe: Do yêu cầu công việc người cán bộ lãnh đạo phải là
người có đủ sức khỏe để lãnh đạo đơn vị, quản lý đơn vị hoạt động với cường độ cao, có
điều kiện đi quan sát thực tế quần chúng. Quan tâm đến độ tuổi, cơ cấu độ tuổi trong
lãnh đạo cho phù hợp, có quy hoạch tuổi trẻ và biết chuyển giao thế hệ phù hợp. Nếu
cán bộ lãnh đạo sức khỏe bị hạn chế nên tham gia công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh những yêu cầu về cán bộ lãnh đạo thì cán bộ nghiệp vụ cũng có
những yêu cầu và phẩm chất nhất định. Trước hết cán bộ nghiệp vụ phải đảm bảo về
mặt số lượng vì mỗi mảng công tác của KBNN đồng thời có nhiều cán bộ cùng tham
gia giải quyết. Bố trí đủ số lượng cán bộ theo hướng chuyên sâu, phù hợp với năng lực
trình độ của từng cán bộ để họ phát huy hết được tính hiệu quả của năng lực đó là yêu
cầu tất yếu trong mỗi tổ chức. Ngoài những yêu cầu về năng lực và trình độ chuyên môn
nhất định thì các cán bộ nghiệp vụ phải am hiểu Luật NSNN và các văn bản quy định về
chế độ tài chính Nhà nước để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng Luật, linh hoạt
với điều kiện của địa phương. Cán bộ KBNN huyện Phú Vang đã được bố trí phù hợp,
cán bộ phát huy hết năng lực công tác của mình, có tinh thần trách nhiệm có trình độ
chuyên môn đồng đều. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý quỹ NSNN trong thời kỳ
mới và làm tốt công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN tiếp tục phải nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ thông qua công tác đào tạo, đào tạo lại, đổi mới tư duy trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo. Phát huy tính chủ động hơn nữa và thường xuyên thực hiện tốt công
tác kiểm tra để bố trí cán bộ cho phù hợp với năng lực thực tế.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn
thành nhiệm vụ được giao. KBNN huyện Phú Vang luôn quan tâm bồi dưỡng kiến thức,
nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác cấp phát và thanh toán kiểm soát
chi NSNN. Hằng năm, KBNN huyện Phú Vang tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho
cán bộ về chính sách, cơ chế, quy trình, thủ tục và trình tự giải quyết các vấn đề nghiệp vụ
để nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý cho đội ngũ cán bộ.
3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản lý NSNN đặc biệt tin học hoá công
tác kế toán NSNN
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 61
Hiện nay, công tác kế toán tại KBNN Huyện Phú Vang đã được thực hiện trên
máy vi tính và được nối mạng với KBNN cấp trên (KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế). Các
chương trình kế toán ứng dụng gồm: Kế toán ngân sách (KTNS), trái phiếu (TP), kho
quỹ (KQ), kế toán nội bộ (KTNB). Đặc biệt chương trình ứng dụng KTNS đã thực sự
trưởng thành công cụ quản lý và điều hành NSNN một cách hữu hiệu, làm tăng nhanh
tốc độ luân chuyển vốn, rút ngắn thời gian thanh toán với khách hàng. Mặt khác, để
phù hợp với việc quản lý NSNN theo luật NSNN, khi đơn vị dự toán xã trở thành một
cấp ngân sách chương trình KTNS giúp cho việc theo dõi, quản lý chặt chẽ tồn quỹ
ngân sách xã, nhằm cung cấp số liệu, báo cáo nhanh, chính xác cho các cấp, nghành
chức năng trong quản lý và điều hành ngân sách. Ngoài ra, công tác quản lý kế toán
tiền mặt, dự đoán, hạn mức kinh phí của từng đơn vị cũng được đưa vào chương trình
KTNS, nhằm góp phần tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN.
Tuy nhiên, do hệ thống KBNN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bổ sung các
chức năng nhiệm vụ do Chính phủ giao, nên các chương trình ứng dụng tin học được
thiết kế mở để có thể tiếp nhận, thực hiện các nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, cùng với sự
phát triển của tin học thì việc không ngừng nâng cấp hiện đại hoá hệ thống máy tính đã
cũ, lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại gọn nhẹ, dễ sử dụng dễ lắp đặt là một xu hướng
tất yếu. KBNN huyên Phú Vang đã thay toàn bộ màn hình máy tính CRT thành màn
hình LCD giúp kích thước máy tính gọn nhẹ hơn, bên cạnh đó KBNN cũng tiến hành
nâng cấp chip xử lý để đẩy nhanh tốc độ xử lý của máy tính. Ngoài ra các chương trình
ứng dụng, chương trình bảo mật (hiện tại KBNN huyện Phú Vang đang dùng chương
trình bảo mật KASPERSKY 2012) cũng cần đổi mới gọn nhẹ, khoa học, hiện đại đáp
ứng đầy đủ, nhanh chính xác phục vụ cho công tác quản lý và điều hành KBNN phải
hết sức quan tâm để có đầu tư thoả đáng.
3.2.5. Xây dựng mối quan hệ giữa KBNN với các đơn vị trong ngành tài chính và các
đơn vị có liên quan
Trong mối quan hệ giữa KBNN với các cơ quan Tài chính, cục đầu tư phát
triển, cục quản lý vốn - tài sản Nhà nước là quan hệ phối hợp công tác trong việc tập
trung nguồn thu và thực hiện chi NSNN trên địa bàn đó là KBNN phối hợp tham gia
với cơ quan tài chính trong việc lập dự toán và quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn, tập
trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN tổ chức kiểm tra, kiểm soát thanh toán
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 62
chi trả các khoản chi NSNN cho các đối tượng, tổ chức thực hiện các chương trình huy
động vốn trên địa bàn.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm cung cấp kế hoạch thu, chi cấp phát vốn
NSNN trên địa bàn (theo tháng, quý, năm) cho KBNN, KBNN thực hiện chế độ thông
tin báo cáo theo quy định cho cơ quan tài chính.
Đối với cơ quan thu và KBNN có trách nhiệm phối hợp quản lý tập trung nguồn
thu NSNN. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu đảm bảo cho mọi nguồn thu NSNN phải
được tập trung đầy đủ kịp thời vào quỹ NSNN, thực hiện báo cáo số liệu thu NSNN
theo quy định. Hiện nay, Các nguồn thu đối với các hộ kinh doanh cố định hàng tháng
đều phải trực tiếp nộp vào KBNN (trên 10 tỷ đồng), những trường hợp hộ nhỏ thu
bằng biên lai, cán bộ thuế trực tiếp thu nhưng phải nộp ngay những khoản thu đó vào
KBNN. Làm như vậy đã hạn chế được sự ăn chặn tiền thuế đối với các cán bộ thu,
tránh tiêu cực, tập trung nhanh được nguồn thu đó là ưu điểm của công tác đối với thu
NSNN qua KBNN. KBNN có trách nhiệm nhiệm vụ kịp thời chính xác các khoản thu
NSNN, hạch toán đúng theo mục lục ngân sách, thực hiện thoái thu NSNN theo quyết
định của cơ quan tài chính, trích tiền gửi của các cơ quan để nộp NSNN theo yêu cầu
của cơ quan thu trong điều kiện cho phép, đúng chế độ.
Cơ quan sử dụng NSNN phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ kịp thời hồ sơ
chứng từ có liên quan theo quy định về cấp phát thanh toán, xác nhận số thực chi
NSNN qua KBNN, KBNN có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện theo
qui định nhưng phải thông báo kịp thời cho đơn vị biết và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình. Đơn vị từ chối không nhất trí với quyết định của KBNN có quyền
khiếu nại với cơ quan tài chính và KBNN cấp trên nhằm đảm bảo quyền lợi trách
nhiệm của đơn vị NSNN với đơn vị quản lý cấp phát NSNN.
An toàn tiền và tài sản của Nhà nước, khách hàng, tài sản của KBNN thì phải có
sự phối kết hợp với các cơ quan công an để tổ chức lực lượng bảo vệ chặt chẽ, nghiêm
ngặt tại KBNN huyện Phú Vang khi cần thiết, và huấn luyện bảo vệ chuyên trách của
KBNN nắm vững thao tác nhiệm vụ trong công tác bảo vệ và phối hợp chặt chẽ khi có
tình huống xấu xảy ra. Xây dựng phương án tác chiến, tổ chức lực lượng tuần tra canh
gác hỗ trợ cho bảo vệ chuyên trách của KBNN.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 63
KBNN có trách nhiệm là tham mưu giúp Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) huyện
thực hiện tổ chức, quản lý, điều hành NSNN trên địa bàn, đảm bảo thực hiện chế độ
quản lý tài chính, quản lý tài sản đúng luật định. Đồng thời KBNN chịu sự kiểm tra,
giám sát của UBND về việc chấp hành luật pháp và quản lý hành chính Nhà nước trên
địa bàn. KBNN có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin số liệu thu, chi NSNN và
các hoạt động của KBNN có liên quan, để đề xuất ý kiến với UBND huyện biện pháp
nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, NSNN và các hình thức khác, biện pháp
huy động vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn. UBND thì tạo điều kiện để thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nhà nước và Bộ tài chính.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 64
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, KBNN huyện Phú Vang đã tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm và bài học quý, đều đó đã giúp cho KBNN huyện Phú Vang
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian tới. Trình độ của cán bộ ngày
càng được bồi dưỡng nâng cao đã tạo phần nào thuận lợi trong công tác kiểm soát chi
ngân sách mà còn thuận lợi trong mọi hoạt động khác của KBNN, tuy nhiên công tác
kiểm soát rất phức tạp đòi hỏi mỗi cán bộ không ngừng nâng cao trình độ học hỏi kinh
nghiệm và rèn luyện đạo đức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
NSNN là công cụ để nhà nước thực hiện quyền lực và chức năng của mình,
thực hiện quản lý vĩ mô với một hệ thống các cơ quan chức năng quản lý từng mặt
hoạt động kinh tế, xã hội của nhà nước. Việc kiểm soát chi NSNN do hệ thống KBNN
đảm nhận là một công cụ vô cùng quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội đảm bảo
an ninh quốc phòng.
Cơ chế cấp phát chi trả các khoản chi của NSNN trực tiếp qua KBNN, kiểm
soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN là một cơ chế tiên tiến và đang được cũng cố hoàn
thiện nhằm góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý tài
chính của Nhà nước. Tạo điều kiện cho cơ quan tài chính làm tốt vai trò, chức năng
của mình trong việc quản lý và điều hành ngân sách có hiệu quả.
Tuy nhiên việc quản lý chi NSNN không chỉ là trách nhiệm của cơ quan tài
chính, KBNN mà có liên quan đến tất cả các cấp, các ngành, đơn vị thụ hưởng NSNN.
Do vậy phải xây dựng cơ chế đồng bộ, giải quyết các mối quan hệ và nghiên cứu áp
dụng các biện pháp để quản lý và thực hiện.
Để nâng cao vai trò của KBNN trong công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN là
một vấn đề khá phức tạp và khó khăn. Đòi hỏi phải có sự thống nhất và nỗ lực cố gắng
của bản thân từng cán bộ trong việc thực hiện các giải pháp trên.
Qua thời gian thực tập tại KBNN huyện Phú Vang và vận dụng những kiến thức
đã học vào tình hình thực tế tại KBNN, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS
Trịnh Văn Sơn cùng các cô, chú, anh, chị, trong cơ quan KBNN huyện Phú Vang, đã
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 65
giúp tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm
soát chi Ngân sách Nhà nước qua hệ thống kho bạc Nhà nước Việt Nam tại kho bạc
Nhà nước huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.”.
Bên cạnh, Những ưu điểm mà KBNN huyện Phú Vang đã đạt được vẫn còn tồn
tại những khuyết điểm nhất định. Để khắc phục và hạn chế những khuyết điểm trên,
Tôi đã dựa vào những kiến thức mà tôi đã được học ở trường, dựa vào các số liệu, tình
hình thực tế tại KBNN huyện Phú Vang để tôi đưa ra một số ý kiến về vấn đề này. Tuy
nhiên, do thời gian thực tập, trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế cũng như các
điều kiện khách quan khác nên những giải pháp mà tôi nêu ra chưa phải là tốt nhất. Do
vậy, Tôi rất mong sự đóng góp của quý thầy, cô cùng các anh chị trong cơ quan
KBNN huyện Phú Vang để tôi hoàn thiện đề tài này hơn.
Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS Trịnh Văn Sơn
cùng các anh, chị trong cơ quan huyện Phú Vang đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
2. Kiến nghị
Mặc dù hệ thống ngân sách đã nhiều lần thay đổi sửa chữa và bổ sung, tuy
nhiên với sự phát triển của thời đại như hiên nay Luật NSNN cần thay đổi và bổ sung
cho phù hợp và hợp lý. Bên cạnh đó, để quản lý và sử dụng hiệu quả NSNN cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành liên quan.
2.1. Đối với kho bạc nhà nước
- Quy định rõ cách thức xử lý các khoản chi trước cho năm sau của các đơn vị dự toán.
- Quy định cụ thể kiểm soát các yếu tố chứng từ và các kiểm soát, mức độ kiểm
soát của từng nội dung chi đảm bảo đúng luật, phù hợp với nâng lực của bộ máy.
- Ban hành quy trình quản lý, kiểm soát các quyết định của giao dự toán của
đơn vị dự toán cấp trên cho đơn vị dự toán cấp dưới không cùng địa phương.
- Bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho công chức của KBNN. Nâng
cao năng lực, tinh thần và sức khỏe cho các bộ công chức của KBNN thông qua các
hội thi thể dục thể thao trên địa bàn huyện.
- Tăng cường hệ thống bảo mật cho KBNN huyên Phú Vang, như tiến hành sử
dụng các phần mềm chống vi rút cho máy tính như KASPERSKY, BKAV PRO,
bên cạnh đó cần tăng cường hệ thống an ninh bằng CAMERA an ninh cho KBNN để
kiểm soát tác phong làm việc của nhân viên và chống trộm cắp.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 66
2.2. Đối với cơ quan đơn vị thụ hưởng.
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh thời gian lập và phân bổ dự toán cho các đơn vị
trực thuộc của luật NSNN, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài thời gian gây khó khăn
cho việc hạch toán của KBNN.
- Phải chấp hành đúng chính sách, chế độ, định mức đã được ban hành, cần
tuyển chọn những người trung thực, có trình độ về tài chính kế toán dể đảm nhiệm
công tác kế toán của đơn vị.
- Phối hợp tốt hơn nữa với KBNN trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong việc thực hiện những vấn đề liên quan đến những vấn đề liên quan đến kiểm
soát chi ngân sách của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên về những công việc
được giao nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc chế độ ban hành.
- Không dùng tiền ngân sách, tiền tập thể để biếu xén, quà cáp gây tham nhũng,
lãng phí cho ngân sách.
- Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi tới từng đơn vi, cá nhân tự giác thực hiện chế
độ chi tiêu đúng quy định về việc kiểm soát nhanh chóng không gây mất nhiều thời
gian, tạo ra hành lang pháp lý quy định cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng
người, làm tốt thì quyền lợi thế nào, làm sai trách nhiệm ra sao.
2.3. Đối với cơ quan tài chính địa phương.
- Nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác kế toán của KBNN
và kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí Ngân sách của đơn vị nhằn đảm bảo cho công
tác hạch toán được chính xác, an toàn vốn và tài sản, để từ đó phát hiện sai lệch trong
sử dụng ngân sách, ngăn chặn hiện tượng tham ô làm thất thoát NSNN.
- Mở rộng cơ chế khoán kinh phí hoặt động và cơ chế quyền tự chủ tài chính
đối với cơ quan đơn vị. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị thực hiện khoán một số
khoản chi trực tiếp đến người sử dụng. Nghiêm cấm sử dụng kinh phí hội họp, hội
thảo, tọa đàm cho các nội dung ngoài chương trình, sử dụng công quỹ để tặng, thưởng
sai quy định của pháp luật.
- Thường xuyên mở các lớp, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kế toán của
đơn vị dự toán địa phương.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật Ngân sách Nhà nước (năm 2002), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
2.Mục lục Ngân sách nhà nước (có sửa đổi bổ sung năm 2012).
3.Thông tư số 59, 60/TT-BTC, của Bộ tài chính hướng dẫn kiểm soát chi NSNN
qua KBNN.
4.Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính (hướng dẫn xử
lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm).
5.hông tư 161/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định kiểm soát
các khoản chi NSNN qua KBNN.
6.Quyết định số 163 /QĐ-KBNN, ngày 17/3/2010 của Tổng Giám đốc KBNN về
việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh.
7.Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ hướng dẫn thực
hiện Luật NSNN.
8.Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN (Ban hành kèm theo Quyết
định 1116/QĐ-KBNN ngày 15/8/2010 của Tổng Giám đốc KBNN về việc quy định
quy trình kiểm soát các khoản chi thường xuyênNSNN qua KBNN)
9.Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN qua
KBNN (Ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN, ngày 15/6/2012 của Tổng
Giám đốc KBNN về việc quy định quy trình kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB
qua KBNN)
10.Tạp chí tài chính (số ra tháng 12 năm 2012).
11.Cẩm nang kiểm soát chi NSNN qua KBNN (năm 2008), Nhà xuất bản Tài
chính – Hà nội.
12.Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN (Hà Nội -12/2008)
13.Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (tháng 6/2006),
Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 68
14.Hệ thống thanh toán điện tử KBNN (Tài liệu hướng dẫn sử dụng, Hà Nội
tháng 11/2008).
15.Kho bạc Nhà nước Việt Nam 20 năm xây dựng và phát triển (Hà Nội tháng
3/2010).
16.Ngọc Sơn – Việt Đức (2012), Bộ quy trình hướng dẫn kiểm soát chi qua hệ
thống kho bạc nhà nước, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội, tập 1 và tập 2.
17. Nguyễn Ngọc Thanh (2005), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm, luận văn tốt ngiệp.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 69
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
(1) : = 127.356 (triệu đồng)
(dựa theo Bảng 2.4: Tình hình kiểm soát chi lương và phụ cấp tại KBNN huyện Phú
Vang 2010 – 2011 – 2012).
(2) : = 0,04%
(dựa theo Bảng 2.5: Tình hình từ chối thanh toán lương, phụ cấp tại KBNN huyện
Phú Vang 2010 – 2011 - 2012).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 70
PHỤ LỤC 2
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 71
92.650 100.644
106.111
8.735 9.641 10.217
15.017
18.647 20.407
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
2010 2011 2012
Lương
Tiền công
Phụ cấp
PHỤ LỤC 3
Biểu đồ - Tình hình kiểm soát chi lương và phụ cấp tại KBNN
huyện Phú Vang 2010 – 2011 – 2012Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 1
PHỤ LỤC 4
Biểu đồ - Tình hình kiểm soát chi mua sắm 2010 – 2011 – 2012
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Vương Hưng Thanh Hùng – Lớp K43B Kiểm Toán – Đại học Kinh Tế Huế 2
PHỤ LỤC 5
Biểu đồ – Tình hình kiểm soát chi sửa chữa và xây dựng nhỏ tại KBNN
huyện Phú Vang 2010 – 2011 – 2012Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vuong_hung_thanh_hung_9977.pdf