Khóa luận Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh thừa Thiên Huế

Nhà nước cần có những chính sách về thị trường, xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản ngày càng tốt hơn. - Nhà nước cần đào tạo nhiều kỹ sư có chuyên môn kỹ thuật tốt để giúp truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người dân. Cử các cán bộ có năng lực qua các nước phát triển về nuôi tôm thẻ chân trắng để lĩnh hội các kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm. - Chính sách về ổn định giá cả thị trường để tạo tâm lý ổn định cho người nông dân và không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các công ty, không bị ép giá cả khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, người cung ứng nguyên liệu cũng không bị ép giá,

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung tiêu thụ tôm tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền. - Hướng 1: Hộ nuôi tôm Chợ địa phương Người tiêu dùng NGƯỜI TIÊU DÙNG Khách sạn Bán lẻ Bán buôn Bán lẻ Bán buôn ở Đà Nẵng, Quy Nhơn Tư thương tại Huế Tư thương Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội THU GOM LỚN Giống Chợ địa phương Thu gom nhỏ HỘ NUÔI TÔM Thức ăn Xăng, dầu Thuốc 5% 8% 96,70% 2.18% 1,12% C.ty đông lạnh huyện p.Điền 17% 70% SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Sản phẩm của hộ gia đình bán cho người tiêu dùng trong và ngoài xã thông qua các chợ địa phương. Sản phẩm bán qua kênh này thông qua các chợ địa phương, mua theo phương thức nhỏ lẻ, không thường xuyên, không có hợp đồng mua bán. Các hộ điều tra ở xã Phong Hải bán qua hướng 1 là khoảng 1,12% (14,34 tấn) lượng tôm sản xuất ra của bà con nông dân. Từ đây, các thương lái chợ địa phương mua tôm bán trực tiếp cho người tiêu dùng trong địa phương 20% lượng tôm thu mua, còn lại 80% đưa đi tiêu thụ ngoài thị trường dưới dạng tươi sống cho các xã lân cận, các nhà hàng. Bà con bán tôm qua kênh này thấp nhất, tôm thẻ chân trắng bán qua kênh này chủ yếu là thu tỉa (tôm có chất lượng tốt bán với giá cao), tôm có vấn đề về chất lượng thì tùy loại mà giá thành sẽ hạ xuống. Tuy bán với tỷ lệ thấp nhưng giá cả thu được cao hơn các kênh khác. Xét về chu kỳ quay vòng vốn đầu tư thì người nuôi tôm mất nhiều thời gian cho 1 vòng quay vốn (trung bình khoảng 3 tháng), trong khi đó, các tác nhân khác có thể quay vòng vốn nhanh với số lượng sản phẩm tiêu thụ cao. Ngoài ra, tính về tỷ lệ rủi ro thì người nuôi tôm cũng dễ gặp rủi ro nhất trong vấn đề môi trường và dịch bệnh, có thể dẫn tới thua lỗ trong quá trình sản xuất. Còn các tác nhân khác rất ít bị rủi ro trong quá trình kinh doanh. Nói tóm lại tâm lý của các hộ nông dân là không thích bán nhỏ lẽ. Tuy nhiên, các người bán ở các chợ địa phương vốn ít, thiếu phương tiện vận chuyển nên chỉ mua với khối lượng nhỏ. Mặt khác, khách hàng của những người mua bán ở chợ là các nhà hàng nhỏ, quán ăn nhỏ, người tiêu dùng địa phương. Một điểm nữa là ở hướng kinh doanh này thì người nông dân phải có sự ưu ái hơn, nhượng bộ nhiều hơn đối với nhưng người mua vì họ là những khách hàng thường xuyên. - Hướng 2: Sau khi các thu gom nhỏ thu mua họ tiến hành phân loại và bảo quản bằng cách ướp lạnh. Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được bán cho các thương lái lớn hơn với giá chênh lệnh từ 5-7 giá, còn lại thông qua các chợ trong khu vực hoặc vận chuyển cung Hộ nuôi tôm Thu gom nhỏ Người tiêu dùng Chợ địa phương và buôn bán các địa phương khác SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh cấp cho các tiểu thương ở các chợ như chợ Đông Ba, Bến Ngự, . Các nhà hàng lớn ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ta thấy rằng, các hộ nuôi tôm ở xã Phong Hải tiêu thụ tôm theo hướng 2 chiếm 2,18% (25,064 tấn). Lượng tôm sản xuất ra bán cho các thu gom nhỏ, sau đó từ thu gom nhỏ bán 20% lượng mua cho các thương lái địa phương và bán 80% ở các tỉnh khác. Bà con nông dân bán theo hướng này thì chiếm tỷ lệ ít và thường xuyên. Với cách bán này thì giá cao hơn thu gom lớn. - Hướng 3: Đây là hướng chính thông qua các thu gom lớn, hướng này thường điều chỉnh và thao túng giá cả trên thị trường. Người nông dân bán ra hướng 3 là nhiều nhất, chiếm tới 96,70% sản lượng thu hoạch. Lượng tôm sản xuất ra bán cho thu gom lớn, sau đó bán ra cho công ty Đông Lạnh ở huyện Phong Điền (chiếm 70%), các tiểu thương ở Huế (chiếm 17%), tiểu thương Thanh Hóa, Hà Nội (chiếm 5%), các buôn bán Đà Nẵng, Quy Nhơn (chiếm 8%), . Ta thấy rằng thu gom lớn không bán trực tiếp ra người tiêu dùng. Đây là hướng bán mà được bà con chọn nhiều nhất, thu hoạch toàn bộ những ao nuôi có sản lượng lớn. Giá của hướng 3 thường thấp hơn hướng 1 và hướng 2 vì hướng 3 phải qua nhiều khâu trung gian, thu mua số lượng lớn họ đã thông đồng với nhau để điều chỉnh giá bán ở địa phương. 2.3.4 Phân tích SWOT trong hiệu quả nuôi tôm và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền. 2.3.4.1 Điểm mạnh Điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, thủy văn là điều kiện thuận lợi phù hợp cho việc phát triển mô hình thâm canh nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục phát triển cả hai lĩnh vực nước mặn và nước ngọt. Đặc biệt là phong trào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển đã tạo bước phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Hộ nuôi tôm Thu gom lớn Công ty đông lạnh huyện Phong Điền, Tiểu thương Huế, Thanh Hóa, Hà Nội, đà nẵng, Quy Nhơn Người tiêu dùng SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 45 Đạ i h ọc K inh ế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Tiềm năng đất đai dồi dào thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, bố trí, ổn định lại dân cư, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho nhân dân trong vùng dự án, là tiềm năng để mở rộng sản xuất nuôi tôm TCT trên cát. Nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động chiếm 50,55% dân số toàn xã, có kinh nghiệm sản xuất ngư nghiệp và các dịch vụ, đây là nguồn lực chủ yếu để mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề. Dân cư được phân bố đều, hợp lý với phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên và sống tập trung thành 5 thôn, thuận tiện cho việc quản lý dân cư và điều hành các hoạt động sản xuất. Vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương khác trong và ngoài huyện, nằm liền kề với trung tâm xã Điền Hải, giao lưu thuận lợi với các xã thuận lợi cho việc tiêu thụ tôm TCT của xã. Những năm qua xã Phong Hải được tập trung đầu tư nhiều chương trình, những mặt tích cực của các chương trình, dự án đã làm rõ nét đời sống kinh tế của xã. Nhân dân đã hưởng ứng và tham gia vào các dự án có hiệu quả, các nội dung kinh tế của người dân được xã định hình cụ thể, sự quan tâm của tỉnh, huyện ngày càng nhiều, đã tạo tiền đề tốt cho người dân yên tâm sản xuất. 2.3.4.2 Những điểm yếu Kỹ thuật nuôi hiệu quả, đảm bảo dịch bệnh còn thiếu, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Thiếu thông tin về thị trường, giá cả, thiếu giống cục bộ sản xuất, do đó các hộ sản xuất bị ép giá. Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn yếu, chưa có sự cạnh tranh, tạo thế bị động cho người nuôi. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, song vẫn trong tình trạng thiếu quy hoạch, quy hoạch nhưng việc giám sát, thực hiện còn bỏ ngỏ, quy hoạch chỉ tính đến phát triển chứ chưa tính đến sự bền vững nên dẫn đến suy thoái môi trường, dịch bệnh xảy ra, ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển thủy sản đã được đầu tư nhưng hậu quả sử dụng chưa cao, tình trạng thiếu vốn của các địa phương nên sự đầu tư chưa đồng bộ các hệ thống lắng và xử lý nước thải; xây dựng đê bao ao nuôi chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. 2.3.4.3 Cơ hội Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để sản phẩm nuôi trồng thủy sản có nhiều cơ hội xuất khẩu không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Thu nhập của người dân trong nước ngày càng được tăng lên cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm thủy sản có chất lượng cũng được tăng nhanh. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản tôm TCT nhằm phát triển kinh tế xã hội của vùng đầm phá, ven biển. Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân đã tạo nhiều cơ hội cho các thành phần kinh tế tham gia vào tiêu thụ thủy sản nhờ vậy đầu ra của tôm TCT được thuận lợi hơn. Chính sách đất đai và chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững của nhà nước tạo cơ hội cho các hộ nông dân đầu tư thâm canh, thực hiện đa dạng hóa đối tượng nhằm tăng nguồn sản phẩm thủy sản đặc biệt là tôm TCT. Nguồn lực về đất đai, nhân lực, mặt nước chưa được sử dụng còn nhiều, khả năng tăng năng suất và chất lượng trong nuôi trồng thủy sản tôm TCT còn rất nhiều. Các chương trình, dự án hỗ trợ như dự án IMOLA, chương trình FSPS II, dự án giảm nghèo Thừa Thiên Huế, chương trình phát triển nông thôn, chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản 2.3.4.4 Thách thức Biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra với tần suất ngày càng cao gây phá hỏng cơ sở hạ tầng sản xuất thủy sản, người dân bị thất thu trong quá trình sản xuất tôm TCT. Công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường sản phẩm còn hạn chế. Chính sách phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm chưa đồng nhất, còn nhiều vấn đề “được mùa thì mất giá” làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất tôm TCT. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao ở tôm làm thiệt hại kinh tế của người dân, hạn chế định hướng phát triển bền vững và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội toàn xã. Lực lượng lao động trình độ chưa cao, chưa ứng dụng các khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nuôi tôm. Quá trình hội nhập vì vậy đã tạo điều kiện cho nền kinh tế những thuận lợi, nghề nuôi trồng thủy hải sản cũng được phát triển, cũng như sức ép cạnh tranh khốc liệt. Các rào cản về kỹ thuật trong chế biến xuất khẩu cũng ảnh hưởng trong việc thu mua sản phẩm tôm TCT từ nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc nuôi trồng thủy hải sản nói chung và nuôi tôm nói riêng còn yếu. Trong khi quy mô nuôi trồng nhỏ, mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, việc sử dụng thức ăn tươi tràn lan dẫn tới việc môi trường bị ô nhiễm dễ gây dịch bệnh. Thu nhập của người nông dân nuôi tôm không nhiều bởi vì việc mua thu tôm trải qua nhiều khâu trung gian. Hiểu biết của người nông dân và những nhà thu gom về công tác quản trị chất lượng sản phẩm còn rất hạn chế. Sự kết hợp giữa các bộ phận chưa thật sự chặt chẽ. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI XÃ PHONG HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng phát triển Nhìn chung, xã Phong Hải huyện Phong Điền là xã có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, có tiềm năng rất lớn về đất đai, mặt nước, sức lao đông. Đây là một nghề được quan tâm và đầu tư thể hiện qua việc cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới định hướng phát triển nuôi tôm TCT của xã Phong Hải: - Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như kênh cấp thoát nước, kênh cấp nước ngọt, hệ thống hậu cần, dịch vụ hiện đại là điều kiện tiên quyết để phát triển nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đẩy mạnh tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản, chú trọng đến các khu nuôi đã được UBND tỉnh, huyện phê duyệt quy hoạch cắm mốc thực hiện, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch và tự ý cơi nới, lấn chiếm. - Bên cạnh công tác đầu tư cho sản xuất phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, hạn chế mức thấp nhất tác động của môi trường do lao động nuôi tôm TCT trên cát gây ra. Đẩy mạnh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu nuôi, nhằm ổn định sản xuất, thực hiện tốt yêu cầu quy hoạch đề ra. Tranh thủ các chương trình dự án hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường tạo môi trường bền vững. Tăng cường công tác quản lý thả giống, dịch bệnh và môi trường. Tất cả hộ nuôi khi thả tôm TCT phải báo cáo lên cho tổ tự quản, cho các hợp tác xã và đồng thời gửi hồ sơ giống lên cho UBND xã để quản lý theo dõi, khi có dịch bệnh xãy ra phải báo cáo lên cơ quan chức năng phối hợp xử lý. 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền. Trong tương lai, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh hơn nhiều khu vực khác. Điều kiện tự nhiên cho phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Phong Hải vẫn còn lớn và đang duy trì một diện tích rất lớn cho quy mô thâm canh. Tất cả SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh các khâu trong quá trình sản xuất cần được chú trọng nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Do sản xuất mang tính tự phát cao nên việc quản lý khối lượng và chất lượng các sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, nhu cầu sản phẩm thủy sản trong đó có tôm rất lớn nên tăng sản lượng và chất lượng thủy sản là yêu cầu đặt ra để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh việc gia tăng sản lượng, vấn đề chất lượng sản phẩm cần đặt lên hàng đầu. Nhiều mặt hàng thủy sản không thể xâm nhập các thị trưởng khó tính là do chất lượng không ổn định, dư lượng các chất kháng sinh trong sản phẩm vượt quá mức cho phép, mẫu mã bao bì chưa được đẹp. Để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững có thể tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: 3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật - Giống: Thực tế cho thấy con giống thủy sản phục vụ cho nuôi trồng của các hộ nông dân trong xã vẫn còn quá nhiều tồn tại và bất cập cần được nhanh chóng khắc phục (con giống phải nhập từ nơi khác về). Tỉnh cần phải xây dựng những trung tâm nghiên cứu giống chất lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu của hộ nông dân. Việc xác định nguồn giống rõ ràng giúp việc kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn. Tập trung chỉ đạo các đơn vị sản xuất và cung ứng giống trên địa bàn tỉnh hoàn thiện hệ thống trang trại sản xuất giống, tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu con giống về số lượng, chất lượng kịp thời vụ. Trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ giống của các trang trại. Tổ chức lại, nâng cao khả năng nghiên cứu ứng dụng và sản xuất của các trại giống hiện có trong tỉnh, thành lập một số trại giống đảm bảo cung cấp kịp thời giống tốt, giá cả hợp lý cho bà con nông dân. - Về thức ăn công nghiệp cần hoàn thiện hệ thống phân phối thức ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh vì đây là nguồn đầu tư vào khá lớn của các hộ nông dân. Cần đảm bảo 100% thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thủy sản tại xã vì hiện nay người dân phải mua thức ăn qua các đại lý thu gom, giá cao ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân. Bên cạnh đó cần hỗ trợ cho các hộ nông dân việc mua thức ăn công nghiệp của các tỉnh khác trong nước cũng như nhập khẩu thức ăn nước ngoài. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 50 Đạ i h ọc K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh - Tăng cường quản lý các loại thuốc, hóa chất và thức ăn phục vụ nuôi trồng tôm thẻ chân trắng nhằm từng bước giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho các hộ nông dân trên cơ sở tăng cường công tác khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi cũng như các hành lang về pháp lý. Khuyến khích sử dụng các chế phẩm về sinh học trong nuôi tôm nhằm cải tạo môi trường, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm tôm để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Đẩy mạnh chương trình nâng cao khả năng quản lý cộng đồng cho các hộ, mô hình nuôi tôm bán công nghiệp kể cả mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Khuyến khích và động viên các hộ nông dân tự nguyện tham gia thành lập các tổ hợp tác, câu lạc bộ nhằm nâng cao ý thức quản lý môi trường, hạn chế tối đa sự lây lan và bộc phát dịch bệnh cũng như các tác động xấu đến môi trường chung. 3.2.2 Giải pháp nâng cao trình độ sản xuất - Đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương, nâng cao dân trí, xã hội hóa việc đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ cho các vùng nuôi trọng điểm. - Đầu tư cho các hoạt động dự báo môi trường. Kiểm dịch, đào tạo nguồn nhân lực và khuyến nông, kể cả cho các hoạt động quản lý và điều hành. - Rà soát lại các khu vực nuôi trồng kém hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu phục hồi vùng nuôi hoặc chuyển đổi sang các đối tượng nuôi mới, bền vững. - Ứng dụng các công nghệ, thành tựu trong công nghệ sinh học. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu để tạo được các sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt trong công nghệ sản xuất giống, thức ăn và phòng ngừa bệnh dịch. - Ưu tiên ổn định và phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh qua công tác khuyến ngư, mô hình trình diễn cho từng tiểu vùng sinh thái và các nghiên cứu chuyên sâu về mô hình này trên diện rộng. Đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch và phát triển thủy lợi, thủy nông nội đồng nhất là các hệ thống kênh thoát nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. - Cần đầu tư cho việc quy hoạch cụ thể các vùng nuôi, nhanh chóng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản như điện đường, giao thông, hệ thống bơm cấp thoát nước và các dịch vụ đi kèm đáp ứng một cách tốt nhất cho thủy sản nuôi trồng phát triển. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh - Trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cần xác định mục tiêu chiến lược quan trọng là nuôi trồng thủy sản. Các khuôn khổ pháp lý cần phải luôn thúc đẩy nhằm thực hiện chặt chẽ các hình thức giao kết hợp giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân và các cộng đồng địa phương trong sản xuất thủy sản nhằm đảm bảo phát triển bền vững và giữ gìn tốt vệ sinh môi trường không ảnh hưởng đến tầng nước ngầm, cũng như làm sa mạc hóa các vùng nuôi tôm. - Không ngừng mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính đối với các vùng nuôi thủy sản dần dần tạo ra một thị trường tài chính vận động với các chính sách linh động sáng tạo giúp người sản xuất có cơ hội tự vươn lên để cải thiện cũng như đầu tư công nghệ mới, sử dụng vốn tín dụng trung hạn để giải quyết các vấn đề về giống, thức ăn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, thuốc, vật tư, chuyên dùng nuôi trồng thủy sản cũng như các vấn đề về chuyển giao công nghệ và khuyến ngư. - Về thị trường và chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản. Đảm bảo thông tin thị trường tới được người nuôi trồng. Không những mở rộng thị trường sản phẩm thủy sản thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại mà chú trọng cả xuất khẩu và thị trường nội địa. Tiếp tục thăm dò và mở rộng thị trường sản phẩm thủy sản ra nhiều vùng cũng như các nước trên thế giới, không quá phụ thuộc vào hai thị trường Mỹ và Nhật Bản, cần cải thiện các luồng thông tin về thị trường, các nhận định phải hết sức sắc bén nhằm giảm thiểu tối đa các bất ổn về thị trường đầu tư cho sản phẩm thủy sản, nuôi trồng của các hộ nông dân. - Các hộ nông dân và các trung gian phải cùng nhau liên kết tạo thành một chuỗi quy trình sản xuất con giống, đến người nông dân nuôi trồng thủy sản và cuối cùng là khâu trung gian chế biến tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng để tăng uy tín và tiến tới xây dựng thương hiệu cho hàng loạt sản phẩm nuôi trồng thủy sản đặc thù của xã. Phải luôn phấn đấu để đạt được những quy định và tiêu chuẩn vào thị trường trong nước cũng như thế giới đòi hỏi. Hiện nay thị trường Mỹ và thị trường các nước Châu Âu đã và đang có những rào cản kỹ thuật rất nghiêm ngặt và các thị trường khác có thể có những yêu cầu như trên trong tương lai. - Cần phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực thẩm trong nuôi trồng thủy sản. Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề cấp SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh thiết được xã hội và người tiêu dùng quan tâm. Với sự gia tăng thu nhập của người dân, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao vì thế đối với những sản phẩm xuất khẩu đều phải chịu sử kiểm soát rất chặt chẽ của các nước nhập khẩu, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhất là tiêu chuẩn chất lượng như dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản phải ở mức được cho phép. Vì thế, với giới hạn nghiên cứu của mình, các biện pháp được coi trọng trong đề tài là gia tăng chất lượng thủy sản ở khâu nuôi trồng và bảo quản. Địa phương cần phối hợp với các phòng ban cấp huyện cũng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời các tổ chức để huấn luyện cho các hộ nông dân và các trung gian thực hiện việc nuôi trồng và chế biến thủy sản theo quy trình an toàn chất lượng. 3.2.3 Giải pháp về vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất Trong quá trình hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm TCT nói riêng để nâng cao được chất lượng sản phẩm thủy sản, hiệu quả kinh tế cao thì cần có nhiều yếu tố, nhưng chúng ta thấy được yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là vốn. Để có thể mở rộng quy mô, đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng, con giống, thức ăn,...thì cần phải có một nguồn vốn lớn. Để duy trì và hoạt động tốt quá trình nuôi trồng tôm TCT mang lại hiệu quả, thì cần có những giải pháp về nguồn vốn thích hợp. - Vốn tự có hay là nguồn vốn dự trữ của các hộ dân đây cũng được xem là một nguồn vốn chủ yếu, ban đầu của người dân đầu tư để họ xây dựng hệ thống NTTS. Nên khuyến khích người dân là sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh tế từ NTTS. - Nguồn vốn chính sách của địa phương, đây là nguồn vốn có thể sử dụng kịp thời, nhanh chóng hỗ trợ người dân khi gặp khó khăn trong quá trình hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Nguồn vốn từ những chính sách nhà nước, hỗ trợ cho người dân khi thực hiện các mô hình sản xuất thủy sản nuôi tôm mới, giúp người dân kịp thời tiếp cận được những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Vay vốn từ các quỹ tín dụng của nhà nước, đây là nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Giúp người dân vay với lãi suất thấp như Các ngân hàng chính sách và xã hội; ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giúp cho người dân có thể đầu tư, mở rộng sản xuất ngày càng lớn, nâng cao được hiệu quả sản xuất. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh - Bên cạnh đó còn thu hút nhiều nguồn vốn có tiềm năng như: ODA, FDI,...đây được xem là những nguồn vốn đầu tư với số tiền lớn, giúp nâng cao được quy mô, chất lượng, thương hiệu của các sản phẩm NTTS, mang lại kinh tế cao, giải quyết được đầu ra sản phẩm không chỉ trong nước mà còn ngoài nước với nhiều hình thức, chế biến, xuất khẩu. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.2.4 Giải pháp tiêu thụ tôm Hệ thống kênh tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tôm nuôi trồng trên địa bàn xã Phong Hải có sự tham gia của nhiều trung gian. Quá trình phân phối sản phẩm gặp không ít khó khăn do quy trình tổ chức tiêu thụ thấp, nhận thức của ngư dân về tiêu thụ sản phẩm còn yếu. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm tại địa phương cần triển khai thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp khác nhau. - Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa mở rộng thị trường. Đây là biện pháp hết sức quan trọng không những có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất và còn có tác dụng lớn để mở rộng, phát triển sản phẩm thị trường và quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng cần ưu tiên phát triển hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng, nâng cấp các cảng, chợ. Đảm bảo cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông hàng hóa thông suốt, thuận lợi nhanh chóng. - Tổ chức phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cần phải có các quy hoạch phát triển mạng lưới chợ. Cần phải có chương trình đầu tư xây dựng chợ vừa dùng vốn ngân sách và dùng vốn địa phương, vốn của doanh nghiệp và dân cư. Ngoài việc xây dựng kiên cố hóa các chợ bán lẽ ở xã Phong Hải cần quan tâm xây dựng các chợ buôn bán, hình thành các đầu mối thu mua và tiêu thụ sản phẩm tôm. Thực hiện điều này nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của ngư dân vào các trung gian tiêu thụ thủy sản, tăng tính chủ động của người dân trong quyết định giá bán sản phẩm, giảm bớt sự cạnh tranh không cần thiết trong nội bộ những người nuôi trồng thủy sản. - Làm tốt công tác thông tin dự báo thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thông tin về thị trường được xem là tai mắt của thương trường để người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được quyết định về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Vấn đề cơ bản của thông tin thị trường là giá SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh cả. Đó là tín hiệu giao thông để xã hội điều tiết các nguồn tài nguyên trong mối quan hệ xản xuất - kinh doanh - tiêu dùng. Vì vậy phải tăng cường thông tin thị trường và cần đầu tư để nâng cấp chất lượng dự báo thị trường về cả dài hạn và hằng năm để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ tôm TCT và các mặt hàng thủy sản có hiệu quả. - Thông tin về thị trường giá cả thủy sản được Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự báo về thị trường và giá cả được đăng tải trên các báo viết, truyền thanh, truyền hình Tuy nhiên những thông tin đó chưa được các hộ nông dân sử dụng, tiếp cận và các trung gian cần có những thông tin chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình, cần những thông tin mang tính khách quan và có chất lượng. Đồng thời, cần có những hình thức tổ chức những thông tin đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của hộ nông dân. Tăng cường hướng dẫn về cách thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, tập huấn Điều này sẽ giúp người dân biết cách tổ chức tiêu thụ sản phẩm làm ra một cách chủ động và có lợi nhất. - Thực trạng khó khăn của các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản tại xã Phong Hải là thị trường tiêu thụ còn kém, sức cạnh tranh không có, tạo thế bất lợi cho các hộ nông dân. Giải pháp hữu hiệu là xây dựng thêm các cơ sở chế biến thủy sản tại địa phương. Quảng bá mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu, để các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước biết điến địa phương, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, không chỉ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (ví dụ: công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế) mà huyện Phong Điền có công ty CP chế biến và xuất khẩu về thủy sản tôm Đông Lạnh (đặc biệt là tôm TCT). Đó cũng được xem như là một dấu hiệu tốt và tiềm năng cho sự phát triển kinh tế thủy sản tôm TCT ở xã Phong Hải nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. - Thị trường trong nước khá rộng lớn, như chúng ta được biết quy mô dân số của nước ta khá lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước tăng cao. Qua điều tra các nhà buôn lớn hiện nay việc tiêu thụ các sản phẩm tươi sống là rất lớn. Bên cạnh đó tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều di sản văn hóa vật thể được thể giới công nhận, có vùng đầm phá khá rộng lớn, đó là điều kiện để phát triển du lịch và du lịch sinh thái, điều này được chứng minh qua việc số lượng khách SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh du lịch đến với tỉnh Thừa Thiên Huế tăng qua từng năm. Có thể nói đây là một tiềm năng mà các nhà kinh doanh về mặt hàng thủy sản cần chú ý, quan tâm. - Thị trường nước ngoài: Việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nói chung và các sản phẩm tôm nói riêng là mục tiêu chiến lược để đẩy mạnh phát triển tạo cơ cấu thị trường nước ngoài đối với sản phẩm thủy sản một cách hài hòa và bền vững. Trong khi tiếp tục tiềm kiếm các thị trường mới cần phải ổn định thị trường truyền thống Nhật Bản, tiếp tục mở rộng thị trường tiềm năng Mỹ, cần phải cải thiện lớn, rõ nét về sản lượng và giá trị vào thị trường EU và các thị trường đang có giá trị xuất khẩu khác. - Từ thực tế kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa thủy sản của xã Phong Hải rủi ro từ biến động giá cả là rất lớn, cần phải phát triển các hình thức giao dịch mua bán hiện đại, sử dụng các công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro. Phương hướng chiến lược phát triển hệ thống giao dịch hàng hóa thủy sản đặc biệt là tôm TCT của xã, mở rộng và hoàn thiện thị trường tiêu thụ, phát triển các hình thức mua bán thông qua tổ chức đấu giá, quy hoạch phát triển chợ ở nông thôn. Phát triển việc giao dịch các hợp đồng giữa các hộ nông dân của xã, huyện với các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hợp đồng tiêu thụ thủy sản nuôi trồng. Việc áp dụng các giải pháp của thị trường chống tác động mạnh mẽ bởi biến động giá cả quốc tế. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa – Thiên Huế”, đã rút ra được một số kết luận sau: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Về bản chất các hộ nuôi tôm đã sử dụng các nguồn lực của nông hộ một cách tiết kiệm mang lại được kết quả cao hơn bằng biện pháp nuôi thực hiện đúng kỹ thuật, các cách tổ chức quản lý kỹ thuật. Điều quan trọng của các hộ nuôi tôm là có thể nâng cao lợi nhuận, lợi nhuận chính là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng tôm TCT ở các hộ. Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả như đối tượng nuôi, phương thức và hình thức nuôi, môi trường, cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực của người nuôi và khả năng tiếp cận công tác khuyến ngư, sự biến động của giá cả thị trường. Về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ dân, trên thực tiễn thì đã có nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Các hộ nuôi đã có được thu nhập cao từ nuôi tôm TCT và cũng có nhiều nghiên cứu áp dụng các mô hình nuôi tôm TCT cho hiệu quả kinh tế cao vào thực tế quá trình sản xuất. Xã Phong Hải là xã thuộc dãi đất ven đầm phá Tam Giang có điều kiện thuận lợi để người dân có thể phát triển nuôi tôm TCT, với diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 125,72 ha. Hiện nay phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng qua các năm đều tăng, năm 2015 so với năm 2013 tăng diện tích 53,2 ha và sản lượng tăng lên 680 tấn của toàn xã và có giá trị kinh tế cao Qua kết quả điều tra nghiên cứu nuôi tôm TCT của ba thôn ở xã Phong Hải cho thấy: Xét về kết quả và hiệu quả nuôi trồng tăng cao nhất với năng suất bình quân là 25,48 tấn/ha. Giá trị sản xuất bình quân đạt được là 3093 triệu đồng/ha, bình quân thu nhập hỗn hợp đạt được là 1228,9 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng bình quân là 1297,82 triệu đồng/ha. Đây được xem là những hiệu quả và kết quả mang lại cho người nuôi SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 57 Đạ i ọc K inh tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh tôm TCT hết sức mong đợi, giúp người dân có thể phát huy được nhiều hơn nữa thế mạnh nuôi tôm TCT địa phương. Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng tôm TCT, thì tôi cũng đã phân tích và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng tôm TCT đó là trình độ kiến thức, kinh nghiệm, giống, thức ăn, môi trường, diện tích và vốn. - Nguồn giống trong tỉnh để phục vụ cho hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân, còn chưa đảm bảo ở khâu quy trình kiểm tra giống, một số hộ nông dân đã bị thua lỗ khi nuôi trồng phải giống kém chất lượng. Mặt khác, khi đàn giống bố mẹ tôm thẻ chân trắng ngày càng bị thoái hóa, giảm chất lượng nên hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng cũng giảm theo. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng còn thiếu và yếu, bên cạnh người dân ngày càng đầu tư xây dựng hệ thống ao hồ,..nhưng do chi phí của việc đầu tư tốn kém cần khoản tài chính lớn nên nhìn chung cơ sở hạ tầng là chưa được đầu tư đúng mức và còn nhiều yếu kém. - Mặt dù quy mô, sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng tăng qua các năm nhưng việc giải quyết vấn đề tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đang còn gặp nhiều khó khăn và yếu kém. - Thông tin và các kiến thức về nuôi tôm thẻ chân trắng thì người nuôi tôm vẫn còn hạn chế, còn nghèo nàn, người dân chưa được tiếp xúc với nhiều máy móc trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến. Do đó đã cản trở đến việc điều chỉnh quá trình sản xuất nuôi tôm và quá trình chế biến sản phẩm nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Kết quả đã đạt được vẫn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, đối với mặt hàng thủy sản thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được người tiêu dùng rất khắt khe khi lựa chọn sản phẩm. Chính vì vậy với các sản phẩm tôm thẻ chân trắng vẫn còn gặp những bất cập trong vấn đề kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 58 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh * Thuận lợi cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm: - Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nói chung và tôm thẻ chân trắng nói riêng, đang được người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. - Được sự quan tâm của nhà nước đến việc tạo các cơ chế, chính sách cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. - Không chỉ được người dân trong nước tin dùng sản phẩm tôm thẻ chân trắng, các mặt hàng thủy sản nói chung và sản phẩm tôm nói riêng đã được xuất khẩu qua các nước lớn và khó tính như Nhật, Mỹ,...đây được xem là những thuận lợi rất lớn trong ngành nuôi trồng thủy sản nước ta. * Khó khăn: - Nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng phát triển, hiệu quả kinh tế mang lại cao nhưng bên cạnh đó tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn rất lớn. - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tôm thẻ chân trắng vẫn còn nhiều bất cập, chưa được kiểm soát chặt chẽ nên thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng. - Thời tiết thất thường gây ra nhiều dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng, khó khăn cho các hộ nuôi tôm, không đáp ứng được nguồn cung cho thị trường, hiệu quả kinh tế chưa cao. - Hiện nay đang có thông tin các loại thủy sản chết bất thường ở các tỉnh miền trung chưa xác định được nguyên nhân chính, gây ra khó khăn rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nói chung và tôm TCT nói riêng. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ thủy sản còn chưa được đầu tư thích đáng, nên chất lượng và hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm TCT chưa phát huy hết tiềm năng. * Giải pháp Qua phân tích tình hình tiêu thụ thủy sản, đề tài xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khả năng tiêu thụ thủy sản nói chung và tôm thẻ chân trắng nói riêng ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Cần thành lập các đoàn kiểm tra xuống các xã để kiểm định nguồn giống, kiểm tra phương pháp, kỹ thuật nuôi tôm TCT của các hộ. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 59 Đạ i h ọc K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh - Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị hiện đại để phát triển hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng. - Cung cấp các thông tin, phương pháp, kỹ thuật nuôi mới giúp người dân nắm bắt và thực hiện nuôi tôm TCT đạt được hiệu quả cao. - Kiểm tra chất lượng, dư lượng kháng sinh của tôm trong quy định cho phép, các tiêu chuẩn đạt yêu cầu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. - Khuyến khích đầu tư các nhà máy chế biến, thu mua và tiêu thụ sản phẩm tôm TCT cho người nông dân. - Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, thương lái thu mua và các hộ nuôi tôm. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với hộ nuôi tôm thẻ chân trắng: - Cần phải thay đổi ý thức trong việc nuôi tôm, không nên nuôi một cách bừa bãi, thiếu kiến thức. Nhanh chóng tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt được hiệu quả cao hơn. - Chú trọng việc vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng trước đi đưa ra thị trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. - Cần phải đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu, không nên thực hiện các hành vi trái với đạo đức bất chấp để thu lợi nhuận, nuôi tôm bằng kỹ thuật, tâm huyết và yêu nghề. 2.2. Đối với những người buôn bán: Cần mạnh dạn đầu tư thêm những phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc bảo quản và vận chuyển để chuyển thành bán nhỏ lẻ sang hình thức kinh doanh lớn hơn để giảm bớt rủi ro và ổn định thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để bên mua và bán diễn ra nhanh chóng, không nên ép giá, ép cấp đối với người nông dân. Để thiết lập được các mối quan hệ buôn bán dài lâu. 2.3. Đối với các nhà máy Cần mở rộng quan hệ tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng trong nước cũng như trên thế giới để đa dạng thị trường tiêu thụ, cần gắn kết giữa công ty và hộ nuôi tôm để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến tôm thẻ chân trắng. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Cần mở rộng nhiều chi nhánh, công ty thu mua và chế biến tôm tươi sống đóng trên các địa bàn nuôi tôm, giúp đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm tươi sống, đặc biệt là sản phẩm tôm. 2.4. Kiến nghị đối với Nhà nước: - Nhà nước cần có những chính sách về thị trường, xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản ngày càng tốt hơn. - Nhà nước cần đào tạo nhiều kỹ sư có chuyên môn kỹ thuật tốt để giúp truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người dân. Cử các cán bộ có năng lực qua các nước phát triển về nuôi tôm thẻ chân trắng để lĩnh hội các kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm. - Chính sách về ổn định giá cả thị trường để tạo tâm lý ổn định cho người nông dân và không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các công ty, không bị ép giá cả khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, người cung ứng nguyên liệu cũng không bị ép giá, - Các thủ tục xuất nhập khẩu ở nước ta đã có nhiều thay đổi và nhất là khi luật thủy sản ra đời đã có nhiều cải thiện rất lớn trong hoạt động thủy sản nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhưng nhìn chung các bạn hàng nước ngoài vẫn e ngại khi hợp tác với nước ta vì thủ tục tuy được giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá rườm rà mà lại không chặt chẽ. Vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện và phát triển hơn nữa hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không nên cứng nhắc và đơn giản hóa thủ tục. - Nhà nước cần thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân về mặt nguồn vốn, con giống, thuốc ... khi đưa phương pháp, chương trình mới vào nuôi thí điểm, tổ chức nhiều đợt tập huấn giúp người nuôi tôm có thêm kinh nghiệm, giúp cho người dân thấy được sự quan tâm của nhà nước đối với ngành nghề nuôi thủy sản này, tạo thêm niềm tin giúp người dân vững lòng tin vì luôn có sự giúp đỡ của nhà nước. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 61 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Mai Văn Xuân (chủ biên)- Bùi Đức Tính (2011), bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, trường Đại Học Kinh Tế. 2. Nguyễn Công Định (2009), bài giảng Marketing Nông Nghiệp, Đại Học Kinh Tế Huế. 3. Chi cục thống kê huyện Phong Điền , niên giám thống kê 2013, 2014, 2015. 4. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà (2012), Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại Học Kinh Tế. 5. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Phong Điền, các báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2014 6. UBND xã Phong Hải, báo cáo phát triển đề án nông thôn mới của xã Phong Hải. 7. Các nguồn tài liệu Internet như: www.fistenet.gov.vn www.gso.gov.vn SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Người điều tra: Hoàng Thị Thu Hà Thời gian điều tra: Ngày..tháng...năm 2016. Địa điểm điều tra: ... I. Thông tin chung về hộ: 1. Tên chủ hộ: 2. Địa chỉ:..XãHuyện.tỉnh Thừa Thiên Huế 3. Tuổi:. 4. Trình độ học vấn: Tiểu học Trung học cơ sở (lớp mấy..) Trung học phổ thông (lớp mấy.) 5. Trình độ chuyên môn: Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học (Ngành học...) 6. Nghề nghiệp chính:..nghề phụ 7. Thuộc hộ: Nghèo Trung bình Khá, giàu 8. Số lần được tập huấn nuôi tôm:.. 9. Số năm kinh nghiệm nuôi tôm: II. Tình hình nhân khẩu và lao động: 1. Số nhân khẩu sống trong gia đình: - Số lao động nam: - Số lao động nữ.. 2. Tổng số lao động:. Trong đó: Số lao động Giới tính Năm sinh Trình độ học vấn (lớp) Nghề nghiệp Hiện đang làm gần hay xa nhà Số phiếu: SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh III. Vốn và tư liệu sản xuất hộ 1. Tình hình vay vốn của các hộ Nguồn vốn Số lượng (1.000đ) Năm vay Thời hạn vay (tháng) Lãi suất (%/tháng) Mục đích Còn nợ (1.000) 1. Ngân hàng - NHNN&PTNN - NH CS-XH 2. Tổ chức NGO 3. Qũy tín dụng 4. Người thân, bạn bè 5. Tư nhân 6. Nguồn khác 2. Tư liệu NTTS của các hộ Tư liệu chính ĐVT Số lượng Năm mua Tổng giá trị mua (1000đ) Tổng giá trị (1000đ) 1. Máy nổ ( bơm nước, sục khí) Chiếc 2. Mô tơ điện (sục khí, bơm nước) Chiếc 3. Ống bơm nước, tiêu nước Mét 4. Giàn sục khí Chiếc 5. Lưới, chài Chiếc 6. Bè, phao Chiếc 7. Bạt Chiếc 8. Bộ dàn lọc nước Chiếc 9.Tư liệu khác . VI. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai của hộ (ĐVT: Sào) Loại đất Tổng số Giao cấp Đấu thầu Thuê hoặc mướn Khác 1. Tổng diện tích đang được sử dụng 1.a Diện tích đất ở 1.b Diện tích đất SXNN 1.b.1 Đất lâu năm 1.b.2 Đất hàng năm 1.c Diện tích đất lâm nghiệp 1.d Diện tích đất NTTS SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Trong đó: + Diện tích nuôi tôm + Diện tích khác V. Tình hình nuôi tôm của hộ 1. Gia đình Ông/ Bà hiện có bao nhiêu ao nuôi..ao Trong đó: Số ao gia đình tự xây dựng hoặc mua......ao Số ao gia đình thuê hoặc mướnao 2. Số ao gia đình xây dựng hoặc mua:..ao Ao của gia đình xây dựng hoặc mua Diện tích (ha) Năm xây dựng hoặc mua Giá trị xây dựng hoặc mua (1.000đ) Giá trị đánh giá hiện nay (1.000đ) Ao Ao Ao Ao 3. Ao gia đình đấu thầu, thuê hoặc mướn Ao gia đình đấu thầu, thuê hoặc mướn Diện tích (thuê) Năm đấu thầu, thuê và mướn Thời gian đấu thầu, thuê và mướn (năm) Tiền đấu thầu, thuê và mướn (1.000đ) Ao Ao Ao Ao 4. Tình hình ao nuôi Tình hình ao nuôi Có kênh lấy nước lợ riêng (có hoặc không) Có kênh tiêu nước riêng (có hoặc không) Có ao xử lý riêng (có hoặc không) Ao Ao. Ao Ao 5. Tình hình nuôi trồng + Mô hình nuôi trồng: Chuyên canh, xen canh, xen canh hỗn hợp:........... SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh + Hình thức nuôi trồng: Thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến Tình hình nuôi trồng Mô hình nuôi Số vụ nuôi/năm (số vụ) Hình thức nuôi vụ 1 Hình thức nuôi vụ 2 6. Chuẩn bị ao nuôi Chuẩn bị ao nuôi trồng Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Tự có Thuê/ mua Tự có Thuê / mua Tự có Thuê/ mua 1. Tu bổ nạo vét ao + Xe tu bổ nạo vét (1000 đ) + Lao động (ngày công) Giá 1 ngày công 1000 đ + Chi phí khác tu bổ nạo vét 1000 đ 2. Khối lượng vôi (kg) Giá vôi (1000 đ/kg) 3. Hóa chất xử lý khác (1000 đ ) 4. Chi phí khác 7. Thông tin về giống Thông tin về giống Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Nơi mua (địa chỉ mua) Số lượng giống (vạn con) Giá con giống (1.000đ/ vạn con) Các khoản chi khác về giống (1.000đ) Mật độ thả giống Ngày tháng thả giống Ngày tháng thu hoạch 8. Thông tin về thức ăn Chuẩn bị Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Tự có Thuê/ mua Tự có Thuê / mua Tự có Thuê/ mua 1. Thức ăn chế biến Thức ăn Giá..(1000đ/kg) Khối lượng(kg) 2.Thức ăn công nghiệp + Thức ăn loại Giá ..(1000đ/kg) Khối lượng.(kg) SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 66 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh + Thức ăn loại. Giá ..(1000đ/kg) Khối lượng..(kg) 9. Thông tin về thuốc và phân Thông tin về thuốc và phân Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Tự có Thuê/ mua Tự có Thuê / mua Tự có Thuê/ mua 1. Phân bón loại.. Khối lượng .(kg) Giá (1000đ) Phân bón loại.. Khối lượng..(kg) Giá (1000đ) Phân bón loại.. Khối lượng..(kg) Giá.(1000đ) 2. Thuốc bệnh + Loại Khối lượng. Giá.(1000đ) + Loại Khối lượng.. Giá.(1000đ) 3. Thuốc kích thích + Loại Khối lượng.. Giá.(1000đ) + Loại Khối lượng. Giá.(1000đ) 10. Chi phí chăm sóc, thu hoạch và chi phí khác Chi phí Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 1. Chăm sóc, bảo vệ (số ngày công) Giá 1 ngày công..(1000đ) 2. Chi phí thu hoạch + Tính theo giá trị (1000đ) + Tính theo lao động ( số công) Giá của một tấn tôm (1000đ) 11. Nhiên liệu, điện năng Nhiên liệu, điện năng Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 1. Xăng dầu SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 67 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh Giá xăng(1000đ) 2. Điện năng Giá tiền điện.(1000đ) 3. Số lần thay nước 12. Tổng hợp lại kết quả Kết quả Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 1. Tổng sản lượng(kg) 2. Giá bán ngang(1000đ/kg) + Giá loại 1 Giá loại 1. (1000đ/kg) + Giá loại 2 Giá loại 2(1000đ/kg) 13. Tỷ trọng thu nhập từ nuôi tôm trong tổng thu nhập của hộ Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Tổng 100 Thu nhập từ chăn nuôi Thu nhập từ trồng trọt Thu nhập từ tôm Thu nhập từ dịch vụ khác Thu nhập từ ngành nghề Các khoản thu nhập khác(lương trợ cấp) VI. Tình hình tiêu thụ 1. Phương thức tiêu thụ Chỉ tiêu Tôm 1. Địa điểm bán 100% Bán tại nhà Bán tại ao nuôi Bán tại đại lý/ người thu gom Bán tại chợ Bán nơi khác. 2. Hình thức tiêu thụ 100% Bán ra thị trường Tiêu dùng gia đình Hàng đổi hàng Biếu tặng người thân, bạn bè Hình thức khác. 3. Đối tượng thu mua 100% Thu gom lớn của vùng /Tỉnh Thu gom nhỏ tại địa phương Công ty chế biến Các khách sạn, nhà hàng Bán cho các đối tượng khác SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh 2. Xin Ông/ Bà cho biết có bao nhiêu thương lái đến gia đình hỏi mua Tôm của Ông/Bà:người. SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh 3. Các thương lái có cạnh tranh mua sản phẩm của Ông/ Bà không? Có Không 4. Ông/ Bà có bán cho cùng nhiều mối thu mua hay không? Có Không * Nếu “có” thì xin trả lời tiếp các câu hỏi sau: 4.1 Ông/Bà thường bán cho các đối tượng nào? 1................................................................. 2................................................................. 3................................................................. 4................................................................. 5................................................................. 4.2 Yếu tố nào dẫn đến quyết định việc Ông/Bà bán cho đối tượng này mà không bán cho đối tượng khác? Giá thu mua của đối tượng này cao hơn đối tượng kia Quá trình thu mua diễn ra nhanh chống, thuận lợi, chuyện nghiệp Giao tiếp, ứng xử thân thiện và gần gũi Lý do khác * Nếu “không” thì Ông/ Bà trả lời những câu sau: 4.3 Ông/ Bà đang bán cho ai?............................. 4.4 Nếu có đối tượng thu mua tôm của Ông/Bà với giá ngang bằng với giá đố tượng thu mua trên thì Ông/ Bà có bán không? Có Không 4.5 Nếu có đối tượng thu mua tôm của Ông/Bà với giá ngang bằng với giá đối tượng thu mua trên nhưng có chính sách ưu đãi hơn thì Ông/ Bà có bán không? Có Không SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh 4.6 Nếu có đối tượng thu mua tôm Ông/Bà với giá cao hơn thì Ông/Bà có bán không? Có Không 4.7 Các đối tượng thu mua tôm có kí cam kết thu mua sản phẩm cho Ông/Bà hay không? Có Không Nếu có, thì xin Ông/Bà cho biết họ có thực hiện đúng cam kết không? Có Không 4.8 Theo Ông/ Bà thì giá cả sản phẩm được quyết định do những yếu tố nào? ( Ông/Bà hãy đánh dấu theo số thứ tự từ 1-3 mức độ quan trọng ) Thương lái quyết định Nông dân quyết định Cả nông dân và cả thương lái Chính quyền địa phương Cơ sở chế biến 4.9 Phương thức mà thương lái chi trả và thanh toán cho Ông/Bà? Thanh toán một lần Tr Trả trước 50% tiền mặt Trả dưới 50% tiền mặt Chi trả cách khác VII. Các vấn đề có liên quan 1. Mức độ khó khăn mà Ông/Bà gặp phải trong quá trình tiêu thụ sản phẩm? (hãy đánh dấu “X” vào mức độ Ông/Bà cho là phù hợp)? Mức độ Thuận lợi Không khó khăn Bình thường Khó khăn Rất khó khăn Sự biến động về giá Yêu cầu Chất lượng sản phẩm Yêu cầu về số lượng sản phẩm Phương thức vận chuyển sản phẩm Phương thức vận chuyển SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Linh 2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ô nhiễm của vệc nuôi trồng tôm? Nguyên nhân Thuận lợi Không ảnh hưởng Bình thường Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Giống Thức ăn Thời tiết Nguồn nước Kỹ thuật nuôi VIII. Các kiến nghị, ý kiến của người dân 1. Ngoài những khó khăn trên thì Ông/Bà còn có những khó khăn nào khác? 2. Xin Ông/Bà cho biết những ý kiến nhằm để nâng cao hiệu quả sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng? SVTH: Hoàng Thị Thu Hà 72 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_nuoi_tom_the_chan_trang_tai_xa_phong_hai_huyen_phong_dien_tinh_thua_thien_hue_3729.pdf
Luận văn liên quan