Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường Hương Xuân thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhà nước phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhà nước cần phải ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu đãi, đất dai, thuế . Tạo điều liện thuận lợi cho người nông dân sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nhà nước cần phải giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Thu thập, lắng nghe ý kiến của người sản xuất để điều chỉnh kịp thời và phù hợp với điều kiện sản xuất với từng địa phương. Ngoài ra, nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa vai trò quan trọng của mình trong việc điều tiết thị trường, giá cả. Sản xuất lạc là sản xuất hàng hóa, do đó nhà nước cần có những điều tiết kịp thòi cho người sản xuất như thu mua, lưu trữ, quy định giá sàn, cung cấp thông tin hay hỗ trợ về đầu vào cho người sản xuất khi gặp rủi ro đẻ người dân yên tâm đầu tư sản xuất nhằm mang lại đến quả cao hơn. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống CSHT nông thôn như giao thông, thủy lợi. nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn phát triền sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của mình, góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của đát nước.  Đối với chính quyền địa phương: Áp dụng tốt các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương. Làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất nhằm đưa sản xuất lạc theo hướng có quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả. Tăng cương đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện của địa phương. Bên cạnh đó phải xây dựng các mô hình sản xuất lạc thực nghiệm tại địa phương để người sản xuất tham quan, khảo sát thực tế và học tập làm theo. Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, huyện để tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, trao đổi các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả cao hơn. Đại học

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường Hương Xuân thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng suất lạc là rất thấp so với sắn và lúa, trong khi đó chi phí trung gian đầu tư cho lạc gấp 1,25 lần chi phí đầu tư cho lúa và gấp 1,05 lần chi phí đầu tư cho sắn, cho nên cao cây lạc thu được giá trị tăng thêm thấp hơn so với các cây trồng khác. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi và các nông hộ sản xuất lạc chưa tích cực vào việc đầu tư thâm canh nên năng suất đạt được là khá thấp, làm giảm hiệu quả sản xuất lạc. Do tính hiệu quả của cây lạc là thấp hơn so với các cây trồng khác, vậy có nên chuyển toàn bộ diện tích đất trồng lạc sang trồng cây khác không? Điều này là hoàn toàn không thể, vì do tính chất đất đai và để đảm bảo an toàn về mặt lương thực. Do đó, để nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cho các hộ cần nâng cao năng suất Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 48 của tất cả các loại cây trồng bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp và đầu tư thâm canh. 2.3.6.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra 2.3.6.5.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian Chi phí trung gian là một bộ phận đóng vai trò quan trong, quyết định đến kết quả và hiệu quả SX lạc của các nông hộ trong vùng, chiếm hơn 50% tổng giá trị sản xuất của hộ điều tra. Việc tìm hiểu được mức độ đầu tư vào SX của các nông hộ giúp đánh giá được hiệu lực của đồng chi phí trung gian, mức độ đầu tư khác nhau sẽ dẫn đến các hiệu quả khác nhau. Trong quá trình SX lạc của các nông hộ điều tra trên địa bàn thì chi phí trung gian bao gồm giống, phân bón, thuốc BVTV, vôi và các yếu tố đầu vào khác. Khi mức độ đầu tư các yếu tố này tăng lên đồng nghĩa với quy mô chi phí trung gian cũng tăng lên. Sự ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các nông hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: Căn cứ vào mức độ đầu tư của các nông hộ mà IC được phân chia theo các tổ như sau: tổ I bao gồm các hộ có mức đầu tư IC thấp nhất (IC<758 nghìn đồng) chiếm 21 hộ tương úng 35% tổng số hộ trồng lạc được điều tra với mức IC trung bình đầu tư cho một sào lạc là 745,63 nghìn đồng; Tổ II bao gồm các hộ có IC từ 758 – 890 nghìn đồng chiếm 30 hộ tương ứng 50% tổng số hộ điều tra với IC bình quân cho 1 sào là 829,24 nghìn đồng; Tổ III với 9 hộ có mức đầu tư IC>890 nghìn đồng, trung bình 1 sào có IC là 950,37 nghìn đồng.Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 49 Bảng 18: Ảnh hưởng của IC đến kết quả và hiệu quả trồng lạc của các hộ điều tra năm 2014 Tổ IC (1000đ) Số hộ Cơ cấu (%) IC BQ/hộ (sào) GO/sào (1000đ) VA/sào (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) I <758 21 35,00 745,63 1276,43 530,80 1,71 0,71 II 758 – 890 30 50,00 829,24 1583,42 754,17 1,91 0,91 III >890 9 15,00 950,37 2013,33 1062,97 2,12 1,12 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ) Nhóm hộ có mức đầu tư IC thấp nhất là nhóm hộ I với IC<758 nghìn đồng có IC trung bình là 745,63 thì trung bình một sào lạc các nông hộ thu được 1276,43 nghìn đồng giá trị sản xuất, 530,8 nghìn đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có mức đầu tư IC từ 758 – 890 nghìn đồng, có mức IC trung bình là 829,24 nghìn đồng cao hơn 83,61 nghìn đồng so với nhóm hộ tổ I, như vậy trung bình một sào lạc các nông hộ thu được 1583,42 nghìn đồng giá trị sản xuất cao hơn nhóm hộ tổ I là 306,81 nghìn đồng, giá trị gia tăng là 754,17 nghìn đồng cao hơn so với tổ I là 223,37 nghìn đồng. Nhóm hộ có mức đầu tư IC cao nhất là nhóm hộ thuộc tổ III với IC>890 nghìn đồng, với IC bình quân là 950,37 nghìn đồng thì trung bình một sào lạc thu được 2013,33 nghìn đồng giá trị sản xuất cao hơn tổ II là 429,91 nghìn đồng, hơn nhóm hộ tổ I là 736,9 nghìn đồng, giá trị gia tăng thu được là 1062,97 nghìn đồng cao hơn 308,8 nghìn đồng so với tổ II và 532,17 nghìn đồng so với tổ I. Với mức đầu tư cao nhất, nhóm hộ có mức đầu tư IC>890 nghìn đồng, IC/sào bình quân là 950,37 nghìn đồng thì hiệu lực của một đồng chi phí là cao nhất, GO/IC đạt 2,12 và VA/IC đạt 1,12. Tiếp đến là nhóm hộ có mức đầu tư IC từ 758 – 890 nghìn đồng và thấp nhất là nhóm hộ có mức đầu tư IC thấp nhất. Như vậy, đối với nhóm hộ có mức đầu tư càng cao thì hiệu quả đầu tư trên 1 đồng IC là rất lớn. Điều đó chứng tỏ rằng nâng mức đầu tư so với hiện tại là biện pháp hữu hiệu để nâng cao thu nhập từ sản xuất. Dựa vào sức sản xuất của tự nhiên của đất đai là điều hạn chế năng suất, thu nhập và làm cho sản xuất không bền vững. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 50 2.3.6.5.2. Ảnh hưởng của quy mô đất đai Trong SXNN đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cũng như các loại cây trồng khác, cây lạc cũng là một loại cây trồng phụ thuộc rất lớn vào đất đai, sự khác nhau về chất lượng, quy mô, vị trí địa lý sẽ dẫn đến những tác động khác nhau đến quá trình SX của cây lạc của các nông hộ. Đối với quá trính SX lạc của các nông hộ trên địa bàn phường Hương Xuân, yếu tố đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của cây, ảnh hưởng đến các kết quả và hiệu quả của việc SX lạc. Ngoài sự ảnh hưởng của chất lượng, kết cấu cũng như vị trí của đất đai thì quy mô đất đai (đất trồng lạc) cũng tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả SX của các nông hộ. Tùy thuộc vào nhu cầu trồng lạc cungc như khả năng về số lượng ruộng đất mà quy mô DT trồng lạc của các hộ sẽ khác nhau. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả SX lạc của các nông hộ như thế nào, qua quá trình điều tra tôi đã tiến hành phân tổ các hộ theo quy mô đất đai được thể hiện ở bảng sau: Bảng 19: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả trồng lạc của các hộ điều tra năm 2014 Tổ DT (sào) Số hộ Cơ cấu (%) DT BQ/hộ (sào) GO/sào (1000đ) VA/sào (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) I <2,67 sào 21 35,00 1,81 1440,83 655,11 1,82 0,82 II 2,67 sào – 4,33 sào 30 50,00 3,45 1592,83 755,75 1,89 0,89 III >4,33 sào 9 15,00 5,22 1598.33 767,64 1,92 0,92 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ) Theo số liệu trình bày ở bảng trên cho thấy, quy mô đất trồng lạc được chia ra thành 3 tổ. Tổ I bao gồm các hộ có diện tích đất trồng lạc dưới 2,67 sào (<1333,33m2) với 21 hộ tương ứng 35% trong tổng số 60 hộ điều tra, với DT lạc bình quân là 1,81 sào/hộ. Tổ II bao gồm các hộ có DT đất trồng lạc từ 2,67-4,33 sào với 30 hộ tương ứng 50% tổng số 60 hộ điều tra với DT lạc bình quân 3,45 sào/hộ. Tổ III bao gồm các Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 51 hộ có DT đất tồng lạc lớn hơn 4,33 sào (>2166,66 m2) với 9 hộ tương ứng 15% tổng số hộ điều tra có DT lạc bình quân 5,22 sào/hộ. Đi từ tổ I đến tổ III, khi mà DT ngày càng tăng thì các chỉ tiêu GO, VA, GO/IC, VA/IC có xu hướng tăng. Cụ thể: đối với tổ I là nhóm hộ có DT trồng lạc dưới 2,67 sào, đây là nhóm hộ có GO bình quân/sào là 1440,83 nghìn đồng, VA bình quân/sào là 655,11 nghìn đồng và các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC lần lượt là 1,82 và 0,82 lần, điều này thể hiện rằng một đồng chi phí trung gian bỏ ra của các hộ thuộc tổ I sẽ thu được 1,82 đồng GO và 0,82 đồng VA trên một sào lạc. Qua tổ II là nhóm hộ có DT đất trồng lạc từ 2,67 – 4,33 sào, nhìn chung các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đều cao hơn so với nhóm hộ tổ I, trung bình một sào lạc các nông hộ thu được tổng giá trị sản xuất là 1592,83 nghìn đồng cao hơn nhóm hộ tổ I là 152 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên sào là 755,75 nghìn đồng cao hơn tổ I là 100,64 nghìn đồng, GO/IC là 1,89 lần, VA/IC là 0,89 lần nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì các nông hộ tổ II thu được 1,89 đồng GO và 0,89 đồng VA. Đến tổ III là nhóm hộ có DT đất trồng lạc lớn nhất với quy mô từ 4,33 sào trở lên, trung bình một sào lạc các nông hộ thu được tổng giá trị sản xuất là 1598.33nghìn đồng và VA là 767,64 nghìn đồng, cao nhất trong 3 tổ, với việc giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao nhất trên nên hiệu lực của một đồng IC bỏ ra là cao nhất trong 3 tổ, cụ thể là GO/IC là 1,92 lần và VA/IC là 0,92 lần nghĩa là cứ một đồng IC bỏ ra thì các nông hộ thuộc tổ III thu được 1,92 đồng GO và 0,92 đồng VA. Kết quả sản xuất, mà trước hết là giá trị sản xuất được bà con đặc biệt quan tâm. Diện tích sản xuất ít là nhân tố cản trở cho đầu tư và năng suất lạc. Với quỹ đất hạn chế của địa phương, việc mở rộng diện tích canh tác là hết sức khó khăn, do đó hướng chính để nâng cao thu nhập tư việc sản xuất là tập trung hoán đổi vị trí ruộng đất, đầu tư thâm canh để sản xuất có hiệu quả hơn. 2.3.6.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc qua mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas Năng suất lại chịu nhiều nhân tố tác động, ngoài các yếu tố mang tính chất tự nhiên thì vẫn còn các yếu tố liên quan đến con người, liên quan đến các yếu tố đầu vào Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 52 cho quá trình sản xuất lạc của nông dân, chúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến NS cũng như hiệu quả SX của cây lạc. Để đánh giá được mối quan hệ này trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình tôi đã sử dụng hàm sản xuất Coob-Douglas, hàm này được sử dụng để phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến NS lạc của các nông hộ. Các nhân tố ảnh hưởng đến NS bao gồm: Lượng giống, lượng phân đạm, phân kali, phân lân, chi phí thuốc BVTV, vôi, phân chuồng, công lao động. Hàm sản xuất được sử dụng là hàm logarit có dạng sau: LnY = LnA+1LnX1+2LnX2+3LnX3+4LnX4+5LnX5+6LnX6+7LnX7+8LnX8 Lấy e mũ của phương trình trên (e là số mũ của logarit tự nhiên) ta được: Y = AX11X22X33X44X55X66X77X88 Đây là hàm sản xuất Coob-Douglas xây dựng được, trong đó các biến của mô hình cụ thể như sau Y: là năng suất lạc của các nông hộ (kg/sào) A: hằng số/hệ số tự do, cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình đến năng suất lạc. X1: là lượng giống (kg/sào) X2: là lượng phân đạm (kg/sào) X3: là lượng phân kali (kg/sào) X4: là lượng phân lân (kg/sào) X5: là lượng vôi (bao/sào) X6: là chi phí thuốc BVTV (1000đ/sào) X7: là lượng phân chuồng (tạ/sào) X8: là số ngày công lao động (ngày công/sào) Kết quả ước lượng hàm sản xuất sau khi xử lý qua phần mềm Eview 4 cho kết quả ở bảng sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 53 Bảng 20: Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra Chỉ tiêu Hệ số α Độ lệch chuẩn t-Stat Prob Hệ số chặn (LnA) 3,3335 0,2648 12,5911 0,0000 LnX1 (Lượng giống) 0,0493 0,0846 0,5825 0,5628 LnX2 (Phân đạm) -0,07982 0,0321 -2,4894 0,0161 LnX3 (Phân kali) 0,1423 0,0629 2,2634 0,0279 LnX4 (Phân lân) 0,2242 0,0591 3,7951 0,0004 LnX5 (Lượng vôi) 0,1495 0,0416 3,5929 0,0007 LnX6 (Thuốc BVTV) 0,0059 0,0082 0,7175 0,4764 LnX7 (Phân chuồng) 0,0677 0,0266 2,5409 0,0141 LnX8 (Công LĐ) 0,1382 0,0583 2,3698 0,0216 R2 0,9842 R2 điều chỉnh 0,9817 Số quan sát 60 F-stat 397,4332 0,0000 (Nguồn số liệu điều tra – xử lý Eview) Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, tức là sự ảnh hưởng của các biến độc lập (Xi) đến biến phụ thuộc (Y) tôi sử dụng phương pháp kiểm định F. Với giả thiết: H0 là R2 = 0 H1 là R2 ≠ 0 Với F-stat = 397,4332 và Prob (F-stat) = 0,0000 < 0,05 nên ta có thể bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Như vậy có thể kết luận rằng, mô hình hồi quy đưa ra là phù hợp với thực tế với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95%. Hệ số tương quan điều chỉnh R2=0,9817 cho thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình là rất lớn, tức 98,17% sự thay đổi của biến phụ thuộc là do các nhân tố đầu vào là các biến độc lập quyết định, còn lại 1,83% sự thay đổi của năng suất là do các yếu tố ngoài mô hình như: thời tiết, khí hậu, đất đai, nguồn nước, các điều kiện ngoại cảnh khác... Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 54 Để kiểm định ý nghĩ thống kê của các yếu tố độc lập, ta sử dụng kiểm định t-statistic. Với mức ý nghĩa 5%, ta kiểm định các giá trị của các hệ số αi với các giả thiết là: H0: αi=0 . Biến số có hệ số αi không có ý nghĩa thống kê. H1: αi≠0 . Biến số có hệ số αi có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình này, với mức ý nghĩa 5%, số mẫu là 60, số biến là 8 thì tìm được giá trị tα/2(n-k) = t0,025(52) = 2,008. Như vậy từ kết quả ở mô hình trên ta có thể kết luận trong 8 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc thì có đến 6 nhân tố có ý nghĩa thống kê, còn lại 2 nhân tố không có ý nhgiax thống kê trong mô hình đó là lượng giống và thuốc BVTV, cụ thể các giá trị tuyệt đối t-statistic của chúng như sau: lượng giống là 0,5825 và thuốc BVTV là 0,7175 đều nhỏ hơn t0,025(52) = 2,008, bên cạnh đó các giá trị Prob của giống là 0,5628 và thuốc BVTV là 0,4764 đều lớn hơn 0,05 nên chấp nhận giả thiết H0. Để có thể đưa ra hàm sản xuất chính xác nhất, tức thể hiện sự ảnh hưởng của các biến số có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc chính xác nhất, tôi loại các biến số không có ý nghĩa thống kê rồi chạy lại chương trình qua phần mềm Eview. Trong mô hình này ta loại biến lượng giống trước (vì giá trị Prob của nó lớn nhất). Kết quả khi loại biến lượng giống thì biến thuốc BVTV vẫn có giá trị Prob>0,05 nên tôi tiếp tục loại biến này. Kết quả lần chạy số liệu này thì các biến đều còn lại đều có giá trị Prob<0,05 và hệ số αi của các biến cụ thể như sau: Bảng 21: Các hệ số αi của các biến số có ý nghĩa thống kê trong mô hình Chỉ tiêu Hệ số α Độ lệch chuẩn t-Stat Prob Hệ số chặn (LnA) 3,4754 0,1435 24,2153 0,0000 LnX2 (Phân đạm) -0,0771 0,0306 -2,5214 0,0147 LnX3 (Phân kali) 0,1484 0,0616 2,4081 0,0195 LnX4 (Phân lân) 0,2183 0,0563 3,8781 0,0003 LnX5 (Lượng vôi) 0,1485 0,0411 3,6167 0,0007 LnX7 (Phân chuồng) 0,0688 0,0260 2,6470 0,0107 LnX8 (Công LĐ) 0,1317 0,0570 2,3093 0,0249 (Nguồn số liệu điều tra – xử lý Eview) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 55 Kết quả ước lượng hàm sản xuất như sau: Y = 32,31X2-0,0771X30,1484X40,2183X50,1485X70,0688X80,1317 Các hệ số hồi quy trong hàm sản xuất chỉ mới cho biết % thay đổi của NS lạc trung bình đối với các yếu tố đầu vào. Khi tăng thêm 1% đơn vị đầu vào thì chưa biết khối lượng là bao nhiêu và cũng chưa biết NS sẽ tăng lên bao nhiêu đơn vị. Nghiên cứu năng suất cận biên (MP) của các yếu tố đầu vào giúp cho việc xem xét yếu tố đầu tư nào có lợi hơn từ đó giải pháp đề ra có tính thuyết phục và mang tính hiệu qua hơn. Năng suất cận biên: MPi = дY/дXi Giá trị sản phẩm cận biên: MPV = MP*PY Đầu tư tối ưu khi MPV = Pxi Trong đó: PY là giá lạc, Pxi giá đơn vị các yếu tố đầu vào Xi. Nếu MPVxi > Pxi : trong điều kiện cố định tất cả các yếu tố đầu vào khác, tăng đầu tư thêm 1 đơn vị đầu vào Xi còn có lợi vì giá trị sản phẩm cận biên thu được còn cao hơn chi phí đơn vị đầu vào bỏ ra. Nếu MPVxi < Pxi : trong điều kiện cố định tất cả các yếu tố đầu vào khác, tăng đầu tư thêm 1 đơn vị đầu vào Xi sẽ bị lỗ vì giá trị sản phẩm cận biên thu được thấp hơn chi phí đơn vị đầu vào bỏ ra. Nếu MPVxi = Pxi thì đầu tư tăng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào Xi sẽ đạt mức hoà vốn, tức là chi phí bỏ ra để đầu tư tăng thêm 1 đơn vị đầu vào bằng giá trị sản phẩm đầu ra mà người đầu tư nhận được và tại điểm này đầu tư đầu vào đạt tối ưu. Bảng 22: Năng suất cận biên, thu nhập cận biên của các yếu tố sản xuất Yếu tố đầu vào Xi Mức đầu tư BQ (Xi) MPi (kg) MPVi (1000đ) Pxi (1000đ) Phân đạm X2(kg) 6,92 -0,067 -1,18 0,71 Phân kali X3(kg) 8,52 0,129 2,27 0,95 Phân lân X4(kg) 11,38 0,190 3,34 0,14 Lượng vôi X5(bao) 1,89 0,129 2,27 0,75 Phân chuồng X7(tạ) 1,86 0,060 1,05 0,37 Công LĐ X8(công) 3,48 0,115 2,02 5,30 (Nguồn tính toán số liệu điều tra) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 56  Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất lạc: Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết đối với các loại cây trồng, đạm kích thích khả năng sinh trưởng nhanh của cây trồng. Tuy nhiên trong sản xuất lạc thì hàm lượng bón cho cây trồng thường thấp hơn và chỉ bón vào giai đoạn đầu của quá trình sản xuất lạc. Trong mô hình hàm sản xuất này, hệ số hồi quy của đạm là -0,0771 có nghĩa là: khi ta cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức bình quân, nếu tăng lượng đạm bón cho cây lạc lên 1% tương đương với 0,0692 kg thì năng suất lại giảm 0,0771% tương đương với 0,067 kg. Điều này có thể được giải thích là nhờ có khả năng cộng sinh của rễ cây lạc với vi khuẩn nốt sần, cây lạc có khả năng tổng hợp từ Nitơ tự do trong đất và trong không khí. Do đó, khi cây lạc có thể tự tổng hợp đạm được thì việc bón nhiều đạm sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Với mức giá phân đạm là 10,21 nghìn đồng/kg và giá lạc là 17,58 nghìn đồng/kg thì chi phí tăng thêm là 0,71 nghìn đồng. Giá trị sản phẩm cận nhỏ hơn chi phí bỏ ra cho thấy các nông hộ đã bón phân đạm chưa hợp lý, các nông hộ nên giảm lượng phân đạm này ít lại.  Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất lạc: Đối với sản xuất lạc thì khi bón kali sẽ có lợi cho sự hình thành các nốt sần, hoạt hoá một số men xúc tiến quá trình tổng hợp các chất, nó không tham gia vào cấu tạo tế bào hay cung cấp năng lượng cho cây trồng, mặt khác giá của loại phân bón này là khá cao. Xuất phát từ thực tế đó mà lượng phân kali bón/sào thường thấp hơn so với các loại phân bón khác. Trong mô hình này, hệ số hồi quy của kali là 0,1484, nghĩa là khi tăng lượng kali lên 1% tương đương với 0,0852 kg trong khi các yếu tố đầu vào khác cố định ở mức trung bình thì năng suất sẽ tăng lên 0,1484% tương đương với 0,129 kg. Với mức giá phân kali tại đia phương là 11,2 nghìn đồng/kg và giá lạc là 17,58 nghìn đồng/kg thì chi phí đầu tư tăng lên thêm 0,95 nghìn đồng và thu nhập cũng tăng lên 2,27 nghìn đồng nên lợi nhuận tăng 1,32 nghìn đồng.  Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất lạc: Lân là yếu tố chủ đạo trong cây lạc và cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Lân có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây, nâng cao năng suất, phẩm chất lạc, làm cho hạt chắc, sáng vỏNgoài ra lân có thể giữ nhiệt cho cây trồng, xúc tiến sự phát triển của vi khuẩn nốt sầnKết quả hàm hồi quy cho Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 57 thấy, khi ta tăng lượng phân lân bón cho cây trồng lên 1% tương đương với 0,1138 kg trong khi các yếu tố đầu vào khác cố định ở mức trung bình thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,2183 % tương đương với 0,19 kg. Với sự tăng lên này của năng suất thì thu nhập của người sản xuất cũng tăng lên 3,34 nghìn đồng, trong khi chi phí chỉ tăng lên có 0,14 nghìn đồng. Với hệ số 0,2183 thì lân là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc lớn nhất trong mô hình. Tuy nhiên hiệu suất tăng thêm sẽ ngày càng giảm dần. Thực tế ở địa phương cho thấy, việc tăng lượng phân lân là hết sức cần thiết, vì đất trồng lạc của địa phương chủ yếu là đất đất sỏi và giống lạc bà con dùng chủ yếu là L14 nên yêu cầu một lượng phân rất lớn để làm chắc quả. Vì vậy bà con nên tăng lượng phân lân bón cho lạc.  Ảnh hưởng của vôi đến năng suất lac: Vôi là nguyên tố đa lượng rất quan trọng đối với cây trồng. Đối với cây lạc vôi vừa là chất cải tạo đất, vừa là yếu tố dinh dưỡng. Khi bón vôi cho đất, độ PH được trung hoà, giảm độ độc, độ chua của đất. Ngoài ra, bón vôi trong thời kỳ ra hoa còn làm tăng khả năng hình thành nốt sần, nhờ đó có thể tăng năng suất. Người ta thường có câu “không lân không vôi thì thôi trồng lạc”, vôi là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất lạc, nếu thiếu vôi năng suất lạc sẽ giảm đi đáng kể. Kết quả hồi quy cho thấy, khi tăng lượng vôi lên 1% tương đương với 0,0189 bao thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,1485 % tương đương với 0,129 kg. Để đảm bảo sử dụng vôi có hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc bón vôi. Vôi được dùng để ủ hoai phân chuồng, bón lót và bón thúc khi cây lạc ra hoa.  Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất lac: Đối với sản xuất nông nghiệp, phân chuồng là yếu tố đầu vào quan trọng và rẻ tiền. Phân chuồng không chỉ có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có khả năng cải tạo đất, tăng độ mùn và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Trong mô hình này, hệ số hồi quy của phân chuồng là 0,0688, theo kết quả này thì khi cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình, nếu ta tăng lượng phân chuồng lên 1% tương đương với 0,0186 tạ thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,0688%, tương đương với 0,06 kg. Với mức giá phân chuồng là 19,9 nghìn đồng/tạ, giá lạc là 17,58 nghìn đồng/kg thì khi tăng lượng phân chuồng lên 1% thì thu nhập sẽ tăng lên Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 58 1,05 nghìn đồng, trong khi chi phí tăng lên 0,37 nghìn đồng.. Như vậy mức đầu tư trung bình của các hộ chưa đạt tối ưu vì giá trị sản phẩm cận biên còn lớn hơn chi phí bỏ ra. So sánh với đất đai ở địa bàn nghiên cứu thì lượng phân chuồng trung bình 1,86 tạ/sào là chưa đảm bảo. Phân chuồng là yếu tố đầu vào sẵn có và rẽ tiền, rất dễ có ở nông thôn, hầu hết người dân đều tận dụng từ hoạt động chăn nuôi. Vì vậy cần tăng cường sử dụng phân chuồng để cải tạo bồi bổ cho đất là hết sức cần thiết.  Ảnh hưởng của công lao động đến năng suất lạc: Lao động là đầu vào của mọi quá trình sản xuất. Vai trò của lao động càng đặc biệt quan trọng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp với trình độ cơ giới hoá và kỹ thuật thấp. Tại địa bàn nghiên cứu thì việc cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng đang còn rất hạn chế, các khâu sản xuất sử dụng lao động chân tay là chủ yếu. Đối với sản xuất lạc, quá trình lao động sản xuất gồm gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Kết quả hồi quy cho thấy, khi cố định các yếu tố đầu vào ở mức trung bình thì nếu ta tăng công lao động lên 1% tương đương với 0,0348 công thì năng suất lạc sẽ tăng lên 0,1317% tương đương với 0,115 kg. Tuy nhiên thu nhập tăng thêm là 2,02 nghìn đồng trong khi đó chi phí tăng thêm là 5,3 nghìn đồng. Như vậy, giá trị sản phẩm cận biên đã nhỏ hơn chi phí bỏ ra, điều này chứng tỏ các hộ sử dụng lao động chưa hợp lý, còn lãng phí nguồn lực. Mặc dù hiệu suất lao động còn thấp, nhưng hầu hết các hộ sản xuất đều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, họ “lấy công làm lãi” do đó việc đầu tư nhiều công lao động là cần thiết và thường không ảnh hưởng nhiều tới thu nhập của các hộ. Như vậy, mức năng suất lạc trung bình của các hộ điều tra chịu sự tác động của nhiều yếu tố đầu vào. Trong đó, mỗi yếu tố có mức ảnh hưởng khác nhau đến năng suất lạc. Và trong tất cả các biến được đưa vào hàm sản xuất thì các biến có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc là giống, lân, kali, vôi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và thực tế sản xuất ở địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng suất lạc ở địa phương, tăng thu nhập cho nông hộ. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 59 2.3.7. Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra Tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng trong quá trình SX các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm NN, lạc cũng như các loại nông sản khác, việc tiêu thụ sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình SX của người nông dân. Cây lạc là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều năm qua ở địa bàn phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, việc SX và tiêu thụ lạc của các nông hộ hàng năm vẫn không có nhiều thay đổi, nhìn chung các nông hộ trồng lạc trên địa bàn đều có thị trường tiêu thụ như nhau. Qua điều tra thực tế về tình hình tiêu thụ lạc của các nông hộ trên địa bàn phường, thì hầu hết các hộ nông dân phần lớn bán lạc của mình cho các tư thương, bán tại chợ. Còn lại là để ăn hay sử dụng làm giống. Theo số liệu điều tra, trong tổng số 60 hộ điều tra thì trung bình một hộ có khoảng 3,16 sào lạc, với năng suất bình quân chung là 85,67 kg/sào như vậy tổng sản lượng lạc thu hoạch của các nông hộ điều tra ước tính khoảng 16284kg. Mức giá bán cho sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường cũng như sưn thỏa thuận của các tư thương, người tiêu dùng đối với những người nông dân trồng lạc, trung bình cứ mỗi kg lạc hộ nông dân bán được với giá trung bình khoảng 17,07 nghìn đồng đem lại nguồn thu nhập không cao cho hộ nông dân. Tình hình tiêu thụ lạc của các nông hộ điều tra trên địa bàn phường Hương Xuân được thể hiện ở bảng sau: Bảng 23: Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra năm 2014 Chỉ tiêu Sản lượng (kg) % Tổng sản lượng lạc 16754 100,00 1. Để giống 87 0,52 2. Để ăn 302 1,80 3. Để bán 16365 97,68 - Bán cho tư thương 15740 93,95 - Bán lẻ tại chợ 625 3,73 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ) ại h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 60 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng sản lượng của các hộ điều tra là 16754kg, trong đó để giồng là 87kg chiếm 0,52%, để ăn là 302kg chiếm 1,80%. Trên địa bàn người dân có truyền thống là lấy sản phẩm thu được của vụ trước để làm giống cho vụ sau nhưng với trình độ còn non yếu, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nên sản lượng để lại làm giống của các nông hộ còn thấp, giống đã bị suy thoái nhiều. Hiện nay, việc tiêu thụ lạc của các nông hộ chủ yếu do tư thương vào tận nhà mua, do vậy tình trạng thiếu thông tin về giá cả thị trường đã làm cho vẫn đề giá cả biến động thường xuyên. Hơn nữa hệ thống thu mua của các tư thương thường liên hệ với nhau nên xáy ra tình trạng ép giá đối với người sản xuất vào thời điểm thu hoạch. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng của các ngành chức năng trong việc kiểm soát việc thu mua của các tiểu thương đã làm cho tình trạng bán chạy, bán tháo sản phẩm của người dân. Trong việc tiêu thu sản phẩm lạc, người sản xuất chưa có được sự chủ động trong ciệc bán và phụ thuộc rất nhiều vào các tiểu thương. Chính điều này đã làm cho người dân phải chịu sự thua thiệt lớn trong việc thương lượng giá bán kéo theo giá trị sản xuất và thu nhập của người dân giảm xuống. Với tổng mức sản lượng lạc mà các hộ nông dân thu được là 16740kg thì lượng lạc mà các hộ nông dân giành để bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức sản lượng thu hoạch được với số lượng là 16365kg tương ứng với 97,68% tổng sản lượng thu hoạch được, chủ yếu là bán cho các tư thương và bán lẻ tại chợ. Trong đó lượng lạc được bán cho các tư thương chiếm tỷ trọng lớn nhất với 15740kg chiếm khoảng 93,95% tổng sản lượng thu hoạch được, bán lẻ tại chợ chiếm khoảng 625kg tương ứng 3,73%. Như vậy trong quy mô lượng lạc được các hộ nông dân mang bán thì cơ cấu lượng lạc bán cho tư thương là chủ yếu, còn lại phần nhỏ là bán lẻ tại chợ của vùng. 2.4. Phân tích SWOT về sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu Qua phân tích và đánh giá chúng ta thấy được phần nào những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức trong sản xuất lạc tại địa bàn nghiên cứu. Nhằm làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu và để xác định đúng đắn phương hướng SX trong tương lai, tôi xin đưa ra ma trận SWOT như sau: SWOT là viết tắt của 4 chữ: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 61 Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức) Bảng 24: Ma trận SWOT về sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu Điểm mạnh (S) - Lực lượng lao động dồi dào. - Người dân có kinh nghiệm SX lâu năm. - Người dân cần cù chịu khó, có tinh thần đoàn kết và chia sẻ. - Lạc dễ trồng trên các loại đất, dễ chăm sóc, có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ cho công việc ép dầu, chế biến nên lạc dễ tiêu thụ. - Người dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất. - Chính quyền phường có sự hỗ trợ tích cực về vốn, giống cây cũng như các công tác khuyến nông. Điểm yếu (W) - Diện tích đất trồng lạc nhỏ lẻ, manh mún. - Một số vùng không chủ động nước do hệ thống kênh mương trên địa bàn còn hạn chế và xuống cấp. - Sử dụng các TLSX còn thô sơ, lạc hậu, không muốn đầu tư sản xuất. - Chưa mạnh dạn đầu tư, đưa giống lạc mới cho năng suất cao vào SX. - Khả năng tiếp cận thị trường về thông tin còn kém. Cơ hội (O) - Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới WTO nên thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu thị trường về lạc ngày càng cao thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ. - Giá lạc có xu hướng ngày càng tăng. - Dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng nhiều nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm từ cây trồng trong đó có lạc. Thách thức (T) - Công thức SX cũ khó xóa bỏ. - Giá đầu vào như giống, phân bón luôn biến động tăng cao. - Sự biến đổi thời tiết thất thường làm cho người nông dân phản ứng không kịp. - Diễn biến sâu bẹnh hại ngày càng phức tạp. - Thị trường không ổn định. - Đất SX ngày càng thu hẹp do việc xây dựng các công trình. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 62 Phát huy những kết quả đạt được, tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, tập trung đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Dựa vào điều kiện thực tế của địa phương như đã phân tích, trong thời gian tới nên có chiến lược SX, mở rộng đầu tư thâm canh trên cở sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng HQKT cao, tăng HQKT sử dụng đất và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích gieo trồng. 2.5. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ lạc tại địa phương 2.5.1. Thuận lợi Hương Xuân là phường thuộc thị xã Hương Trà, cách thành phố Huế 11km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 1A, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường bộ, các phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng, phục vụ cho giao lưu trao đổi hàng hóa. Địa hình phường Hương Xuân tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Tây Nam ra Tây Bắc đổ về sông Bồ, nhìn chung phường Hương Xuân có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá thuân lợi để phát triển nông nghiệp theo nhiều hướng khác nhau, thành phần cây trồng rất phong phú, trong đó có nhiều loại có lợi thế cạnh tranh cao trong đó có cây lạc. Giá cả sản phẩm có xu hướng tăng, nhu cầu của thị trường về sản phẩm lạc ngày càng cao cũng tạo ra nhiều cơ hội cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn, điều đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư thâm canh sản xuất đối với cây lạc sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất, luôn muốn tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Ngoài ra luôn có sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, sự hỗ trợ của tỉnh và các phòng ban trong quá trình sản xuất như hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu một cách hợp lý, hỗ trợ về giống... Đại học Ki h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 63 2.5.2. Khó khăn Sản xuất còn mang tính tự phát, DT trồng vẫn còn phân tán, manh mún, do vậy quy mô SX nhỏ, chưa hình thành vùng chuyên canh, đầu tư thâm canh còn thấp và chưa cân đối dẫn đến NS thấp và chất lượng chưa cao. Thời tiết vụ Đông Xuân mưa rét kéo dài, vụ Hè Thu bị hạn hán, sâu bệnh phá hại mùa màng làm ảnh hưởng đến NS và đời sống của nhiều hộ gia đình. Giống ngày càng bị suy thoái do quá trình SX của người dân tự để giống qua nhiếu năm hoặc nhập và mua từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến chất lượng giống không được bảo đảm do đó ảnh hưởng đến NS và chất lượng. Giá cả lạc cũng có nhiều biến động bất thường, các hộ nông dân thường xuyên bị ép và gây không ít khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Người nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để tăng thu nhập mà chưa có sự xem xét đến tính HQKT cho sự đầu tư của mình dẫn đến đầu tư thường không hợp lệ. Đại học Kin h ế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 64 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG XUÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng cho phát triển sản xuất lạc ở phường Hương Xuân Một số định hướng cụ thể cho sản xuất lạc ở phường Hường Xuân là: - Tăng diện tích các giống lạc mới, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt và thời tiêt khắc nghiệt. - Tăng đầu tư thâm canh bằng nhiều cách như tiến hành thử nghiệm các mô hình trồng xen canh như lạc – ngô, lạc – sắn, trồng vụ hè thu, đưa mô hình trồng lạc che phủ nilon vào thử nghiệm, nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện thu nhập của các hộ trồng lạc trên đại bàn phường. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng các mô hình mới cho người dân, các cách phòng trừ sâu bệnh. - Thành lập hệ thống thu gom lạc cho người dân. - Phát triển cây lạc theo hướng tập trung theo vùng chuyên canh trên cơ sở ổn định diện tích lạc đã có, mở rộng diện tích đất trồng lúa, trồng xen canh, luân canh trên đất màu. - Dựa vào nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu để có kế hoạch bố trí thời vụ và kế hoạch phân bổ diện tích, xác định giống lạc thích hợp. - Lấy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương là cơ sở để đáp ứng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. 3.2. Giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ở phường Hương Xuân 3.2.1. Giải pháp về giống Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất sản lượng trong sản xuất từng loại cây trồng, nếu nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như sản lượng của nó. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 65 Như vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất lạc thì bà con nông dân nên tìm hiểu rõ các loại giống chất lượng, có rõ lai lịch, nguồn gốc, phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai của từng vùng để có thể tiến hành gieo trồng và sản xản xuất có hiệu quả hơn. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật, sử dụng các loại giống có chất lượng cao, thị trường có nhu cầu, nghiên cứu và lai tạo ra giống lạc có chất lượng hơn nữa để đáp ứng không chỉ cho tiêu dùng trong nước mà còn cho xuất khẩu. 3.2.2. Giải pháp về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc Chăm sóc là một công đoạn rất quan trọng và cần thiết trong sản xuất lạc. Phải thường xuyên thăm ruộng lạc để biết được tình hình sinh trưởng và tăng trưởng của cây lạc như thế nào đồng thời ngăn chặn và phát hiện kịp thời dịch bệnh lây lan. Để đạt năng suất cao thì một số biện pháp được đưa ra là: - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá phân bón, bình ổn giá đầu vào giúp cho người dân đầu tư sản xuất. - Địa phương cần xâu dựng cơ sở cung ứng vật tư xuống các HTX để cho người dân mua đúng sản phẩm, giảm được chi phí cho người sản xuất, đáp ứng kịp thời cho người dân. - Chính quyền và hộ nông dân bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp, chăm sóc chu đáo, kịp thời đúng lúc, đúng kỹ thuật. - Chính quyền địa phương cùng các cấp mở các lớp tập huấn về kinh nghiệm kỹ thuật gieo trồng nhằm bổ trợ kiến thức cho ba con nông dân. 3.2.3. Giải pháp về phòng ngừa sâu bệnh Để hạn chế sự lây lan, phát triển của các mầm mống sau bệnh gây hại, thì các cán bộ cũng như bà con nông dân cần thực hiện tốt ca biện pháp sau: - Chính quyền địa phương, tổ dịch vụ khuyến nông cùng hộ nông dân cần làm tốt và thường xuyên công tác điều tra, phát hiện sâu bệnh hại. - Sử dụng các phương pháp truyền thống thủ công như bắt bằng tay, dùng vợt bắt sâu, bẫy đèn bắt bướm - Sử dụng thuốc BVTV khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng thuốc BVTV. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 66 3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng CSHT đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ không chỉ cho nhu cầu phát triển kinh tế nói chung mà nó còn phục vụ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất lạc thì một số giải pháp về CSHT là: - Đối với thủy lợi: Nhà nước cần hỗ trợ vốn, kinh phí huy động thêm sự đóng góp của người dân để tiến hành các trạm bơm nước, các hệ thống kênh mương mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao về việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của vùng. - Đối với hệ thống giao thông: cần có sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện và chính quyền địa phương về tu sửa, xây dựng hệ thống đường xá và đầu tư xây dựng CSHT. 3.2.5. Giải pháp về đất đai - Cần hạn chế quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. - Khuyến khích việc dồn tiền đổi thửa, chuyển nhượng, tích tụ đất đai ở những nơi cần thiết để có hàng hóa tập trung quy mô lớn. - Tận dụng triệt để đất đai: sử dụng có hiệu quả đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên đất. - Khuyến khích bà con thực hiện việc giao đất, sử dụng các loại đất đúng mục đích để mang lại hiệu quả lâu dài. - Khuyến khích sử dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, sử dụng hợp lý các nguồn phân bón, các chất kích thích để đảm bảo tốt chất lượng của đất đai để hạn chế ô nhiễm đất đai. - Đối với cây lạc ở phường thì các cấp chính quyền cũng như bà con cần thực hiện tốt cơ câu chuyển đổi cây trồng, mở rộng một số diện tích đất đai từ các loại cây kém hiệu quả để trồng lạc. 3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Khi các mặt hàng nông sản phát triển mạnh và trỏ thành sản phẩm hàng hóa thì cần phải có thị trường tiêu thụ. Để có một thị trường tiêu thụ ổn định không phải là một việc làm đơn giản mà chỉ có mỗi hộ nông dân mới giải quyết được. Để nâng cao thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cần thực hiện các biện pháp sau đây: Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 67 - Tăng cường phát triển mối liên kết chặt chẽ, có hiệu quả giữa 4 nhà, gồm: nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông. - Thường xuyên nắm bắt, theo dõi các thông tin và mức giá cả biến động trên thị trường để chủ động tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các kênh phân phối cho sản phẩm. - Nhà nước cùng các cơ quan quản lý giá cần thường xuyên theo dõi, điều chỉnh mức giá cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh các tình trạng được mùa mất giá, được giá lại mất mùa. - Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác theo các loại hình sản xuát để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trong thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các thương gia và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. 3.2.7. Một số giải pháp khác  Giải pháp về công tác khuyến nông: Quá trình sản xuất luôn gắn liền với trình độ, năng lực sản xuất của các hộ nông dân, ngoài kinh nghiệm sản xuất truyền thống, các hộ nông dân cần học hỏi tiếp thu thêm các tiến bộ bộ khoa học kỹ thuật để trang bị những năng lực cần thiết cho bản thân trong việc thục hiện các hoạt động sản xuất. Để giải quyết các yêu cầu trên thì nhất thiết cần phải thực hiện tốt công tác khuyến nông, đòi hỏi các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính quyền cần nỗ lục hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho các hoạt động khuyến nông của địa phương. Mở các lớp tập huấn huy động mọi người dân cùng tham gia để trau dồi kiến thức và các kỹ thuật SX.  Giải pháp về chính sách bảo trợ sản xuất: Đây là chính sách mang ý nghĩa quan trọng nhằm bảo hộ cho người nông dân khi gặp rủi ro, thiên tai, thất bát mùa màng. Người nông dân luôn lo lắng trong SXNN là thiên tai và giá cả nông sản. Những vấn đề được bà con quan tâm là giá cả phân bón. Trong khi thiên tai là yếu tố khách quan và khó tránh khỏi thì giá cả phân bón nhà nước có thể kiểm soát được. Từ thực tế này, vai trò của nhà nước một lần nữa khẳng định, cần tích cực hơn trong việc bình ổn giá, đảm bảo lợi ích nông dân trực tiếp SX thông qua các chính chính sách như trợ giá, tiến hành xóa nợ cho người nghèo. Đạ họ Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 68 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình điều tra nghiên cưa đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi xin rút ra một số kết luận sau: Phường Hương Xuân là vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất lạc. Đất đai ở đây chủ yếu là đất cát pha, đất phù sa cỏ ven sông và đất thịt nhẹ phù hợp cho sản xuất lạc. Sản xuất lạc có vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của phường. Cây lạc là cây truyền thống có từ lâu đời của người dân trong phường, bà con nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất, chất lượng sản phẩm tốt. Thị trường ngày càng được mở rộng giá cả cao và phù hợp làm cho hiệu quả sản xuất lạc ngày càng tăng. Mặc dù mức đầu tư của người dân chưa cao nhưng kết quả mang lại khá lớn. Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền việc sản xuất của người dân có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó việc sản xuất cũng gặp không ít khó khăn. Điều này đã gây cản trở cho sản xuất và ảnh hưởn đến thu nhập của nười dân như là thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, sự phát triển của sâu bệnh hai, hộ nông dân bỏ ra nhiều chi phí về giống, phân bón nhưng hiệu quả chưa phù hợp với tiềm năng của vùng. Nhận thức về luân canh cây trồng trồng ở đây còn thấp, chưa được chú ý và mạnh dạn đầu tư, sợ rủi ro. Trên cơ sở vai trò của cây lạc đối với sản xuất nông nghiệp của phường, mục tiêu của sản xuất lạc của phường trong thời gian tới là không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm các giống mới chịu được thời tiết khó khăn có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu thị trường, để có thể nâng cao diện tích lạc bằng cách mở rộng thêm vụ hè thu và thu đông, nâng cao sản xuất lạc bằng các biện pháp kỹ thuật, có thể áp dụng mô hình xen canh lạc – ngô, lạc – sắn. Tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo, bồi dưỡng đất đai, nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân sản xuất lạc. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 69 2. Kiến nghị  Đối với nhà nước: Nhà nước phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhà nước cần phải ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu đãi, đất dai, thuế. Tạo điều liện thuận lợi cho người nông dân sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nhà nước cần phải giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Thu thập, lắng nghe ý kiến của người sản xuất để điều chỉnh kịp thời và phù hợp với điều kiện sản xuất với từng địa phương. Ngoài ra, nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa vai trò quan trọng của mình trong việc điều tiết thị trường, giá cả. Sản xuất lạc là sản xuất hàng hóa, do đó nhà nước cần có những điều tiết kịp thòi cho người sản xuất như thu mua, lưu trữ,quy định giá sàn, cung cấp thông tin hay hỗ trợ về đầu vào cho người sản xuất khi gặp rủi ro đẻ người dân yên tâm đầu tư sản xuất nhằm mang lại đến quả cao hơn. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống CSHT nông thôn như giao thông, thủy lợi... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn phát triền sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của mình, góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của đát nước.  Đối với chính quyền địa phương: Áp dụng tốt các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương. Làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất nhằm đưa sản xuất lạc theo hướng có quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả. Tăng cương đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện của địa phương. Bên cạnh đó phải xây dựng các mô hình sản xuất lạc thực nghiệm tại địa phương để người sản xuất tham quan, khảo sát thực tế và học tập làm theo. Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, huyện để tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, trao đổi các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả cao hơn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 70 Hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời cho người sản xuất về chi phí đầu vào và giá cả đầu ra của sản phẩm, để nâng cao hiệu quả sản xuất, và nâng cao thu nhập cho các nông hộ sản xuất lạc trong thị xã. Ổn định thị trương, giá cả cho người sản xuất. Khuyến khích mở rộng các cơ sở chế biến tại địa phương. Có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào việc sản xuất hoặc thu mua nông sản lớn trên địa bàn. Thu hút các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vốn, xây dựng CSHT nông thôn, các công trình thủy lợi, trạm bơm, kênh mương và giao thông nội đồng, nhằm đắp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu của người dân.  Đối với các hộ sản xuất: Tăng cường đầu tư thâm canh một cách hợp lý, tăng cường đầu tư phân bón đặc biệt là phân hữu cơ để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải tạo đất. Thực hiện chế luân canh cây trồng một cách hợp lý nhăm nâng cao thu nhâp, phòng ngừa sâu bệnh và bồi dưỡng đất đai. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do các bộ huyện, tỉnh tổ chức để nâng cao kiến thức về sản xuất lạc. Đồng thời việc sản xuất phải được thực hiện đúng thời vụ, đúng quy trình thực hiện thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, việc nâng cao tính độc lập, tự chủ, ý thức của người dân là yếu tố quan trong hàng đầu quyết hiệu quả sản xuất và mức thu nhập mà các nông hộ có được. Vì vậy, các nông hộ cần nâng cao ý thức của mình trong sản xuất để nâng cao mức sống cho bản thân và gia đình.Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Thiều, Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, NXB NN, Hà Nội, 2002. 2. Nguyễn Mạnh Toàn và Lại Đức Lân, Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có dầu, NXB NN. 3. GS.TS Nguyến Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình Thằng, giáo trình kinh tế nông nghiệp, 2004. 4. Mai Văn Xuân, Nguyễn Văn Toàn, Hoàng Hữu Hòa, Giáo trình lý thuyết thống kê, Trường Daaij học kinh tế Huế, 1988. 5. TS. Phùng Thị Hùng Hà, Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp. 6. Th.S. Trần Bình Thám, Đõ Thị Minh Thúy, Giáo trình bài giảng kinh tế lượng, 2008. 7. Niên giám thống kê, Hà Nội 2013 8. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 9. Báo cáo khái quát phường Hương Xuân 2010-2014 10. Thống kê diện tích đất đai qua 3 năm 2012-2014 11. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ qua các năm. 12. Các khóa luận của các khóa trước. 13. Các thông tin từ internet có liên quan - - (Tổ chức lương thực thế giới) - (Tổng cục thống kê Việt Nam) - (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) - (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế) Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG XUÂN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Người điều tra: Nguyễn Văn Công Trứ Mã số phiếu:......................... Họ tên chủ hộ:........................................ Tuổi:..................................... Giới tính: □ Nam □ Nữ Trình độ văn hóa:................. Địa chỉ: Tổ dân phố......................phường Hương Xuân - Hương Trà - Thừa Thiên Huế 1. Tình hình nhân khẩu và lao động STT Chỉ tiêu Tổng (người) Nam Nữ 1 Tổng số nhân khẩu 2 Tổng số lao động 3 Phân theo ngành - LĐNN - LĐPNN 4 Phân theo độ tuổi - LĐ trong độ tuổi - LĐ ngoài độ tuổi 2. Tình hình sử dụng đất đai của nông hộ STT Loại đất Diện tích (m2) 1 Đất ở 2 Cây hàng năm - Lúa - Lạc - Ngô - Sắn - Khoai - Cây khác 3 Cây lâu năm 4 Đất lâm nghiệp 5 Đất ao hồ 6 Khác Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 3. Thu nhập từ trồng trọt năm 2014 STT Loại cây DTGT (sào) NS (kg/sào) Tổng SL (kg) Đơn giá (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ) 1 Lúa 2 Lạc 3 Ngô 4 Sắn 5 Khoai 6 Cây khác 4. Tình hình trang thiết bị cho sản xuất Loại ĐVT Số lượng Giá trị (1000đ) Thời gian sử dụng (năm) Giá trị còn lại (1000đ) Ghi chú Trâu bò kéo cày Con Lợn sinh sản Con Máy tuốc lúa Cái Máy cày Cái Xe kéo Cái Xe công nông Cái Bình phun thuốc Cái Khác 5. Vốn sản xuất STT Loại vốn Lượng vốn Lái suất (%/năm) Thời hạn vay 1 Tự có 2 Vay ngân hàng 3 Quỹ tín dụng 4 Bà con, bạn bè 5 khác Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa SVTH: Nguyễn Văn Công Trứ 6. Chi phí sản xuất/sào của cây lạc năm 2014 STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) 1 Giống 2 Phân bón - Chuồng - Đạm - Kali - Lân ............ ............ ............ ............ ................ ................ ................ ................ ........................... ........................... ........................... ........................... ............................... ............................... ............................... ............................... 3 Vôi 4 Thuốc BVTV 5 Thuê máy 6 Thủy lợi 7 Công lao động 8 Chi khác 9 Tổng 7. Gia đình sử dụng giống lạc gì? 1............................ Diện tích............................ m2 2............................ Diện tích............................ m2 8. Gia đình mua giống lạc ở đâu?................................................................................... Tại sao?......................................................................................................................... 9. Gia đình có được tham gia tập huấn kỹ thuật không? Có □ Không □ 10. Lạc được tiêu thụ như thế nào? Bán cho người thu mua:..................kg,...................% Bán lẻ tại chợ:..................................kg,...................% Bán lẻ tại nhà:..................................kg,...................% Ăn:....................................................kg,...................% Để giống:..........................................kg,...................% Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_lac_cua_phuong_huong_xuan_thi_xa_huong_tra_tinh_thua_thien_hue_681.pdf
Luận văn liên quan