Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất mía của nông hộ ở xã Kong yang - Huyện Kong chro - Tỉnh Gia lai

Thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý, chỉ đạo của mình trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế của xã. - Có các chính sách nhằm phát triển cánh đồng mía mẫu lớn, quy hoạch các vùng trồng mía thuận lợi cho công tác chăm sóc và thu hoạch mía - Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật đặc biệt là với những hộ người dân tộc thiểu số để có thể phát triển sản xuất mía một cách bền vững và hiệu quả hơn. - Tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác đầu tư và thu mua mía cho nông dân của nhà máy 2.3. Đối với nhà máy Đường An Khê - Mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất cho người nông dân giúp bà con nắm vững kỹ thuật sản xuất, mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất để nâng cao hiệu quả của sản xuất mía. - Cải thiện việc bố trí thời gian thu hoạch và vận chuyển đảm bảo chất lượng mía lúc thu hoạch tránh tình trạng mía bị thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn, ảnh hưởng đến vụ năm sau. SVTH:Nguyễn Minh Trang 59 Đạ

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất mía của nông hộ ở xã Kong yang - Huyện Kong chro - Tỉnh Gia lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích vì trên địa bàn có diện tích khá lớn và đều do nhà máy thu mua, người sản xuất không thể chủ động về giá cả. - Người sản xuất bán mía lại cho các hộ trồng mía mới hoặc hộ trồng lại trên địa bàn, tuy nhiên kênh này chiếm tỷ lệ không cao chỉ 5 - 10% sản phẩm sản xuất. Theo hình thức tiêu thụ này người mua có quyền lựa chọn những diện tích có giống mía tốt, cây to, năng suất cao và khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Người sản xuất có quyền định giá sản phẩm của mình có thể bằng hoặc cao hơn giá của nhà máy, nhưng khối lượng sản phẩm thông qua kênh tiêu thụ này chỉ với số lượng ít và phải có chất lượng tốt. 2.2.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất mía ở các nhóm hộ Bảng 12: một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2016 CHỈ TIÊU ĐVT Kinh DTTS BQ mía tơ mía gốc 1 mía gốc2 mía tơ mía gốc 1 mía gốc2 mía tơ mía gốc 1 mía gốc2 NS/ha tấn/ha 87 80 75 80 70 65 83,5 75 70 IC/ha 1000 29.000 13.000 13.000 29.000 12.000 12.000 29.000 12.500 12.500 GO/ha 1000 70.470 64.800 60.750 64.800 56.700 52.650 67.635 60.750 56.700 VA/ha 1000 41.470 51.800 47.750 35.800 44.700 40.650 38.635 48.250 44.200 MI/ha 1000 28.500 47.000 43.800 29.500 38.000 30.300 29.000 42.500 37.050 LN/ha 1000 25.000 45.000 42.000 25.000 35.000 30.000 25.000 40.000 36.000 LĐGĐ/ha 1000 3.500 2.000 1.800 4.500 3.000 300 4.000 2.500 1.050 GO/IC lần 2,43 4,98 4,67 2,23 4,73 4,39 2,33 4,86 4,54 VA/IC lần 1,43 3,98 3,67 1,23 3,73 3,39 1,33 3,86 3,54 MI/IC lần 0,98 3,62 3,37 1,02 3,17 2,53 1,00 3,40 2,96 VA/LĐGĐ lần 11,85 25,90 26,53 7,96 14,90 135,50 9,66 19,30 42,10 MI/LĐGĐ lần 8,14 23,50 24,33 6,56 12,67 101,00 7,25 17,00 35,29 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2016) SVTH:Nguyễn Minh Trang 38 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Xem xét các chỉ tiêu phản ánh kết quả của cả 2 nhóm có thể thấy rằng nhóm hộ người kinh có mức đầu tư chi phí cao hơn và năng xuất của nhóm cũng cao hơn so với nhóm DTTS. Trong khi năng xuất mía của nhóm hộ người kinh: 87 tấn/ha mía tơ, 80 tấn/ha mía gốc 1 và 75 tấn/ha mía gốc 2, còn năng xuất mía của nhóm hộ người DTTS lần lượt là: 80 tấn/ha mía tơ, 70 tấn/ha mía gốc 1 và 65 tấn/ha mía gốc 2. Các chỉ tiêu về GTSX, GTGT, TNHH của nhóm cũng có sự chênh lêch rõ rệt giá trị cao nhất là vào vụ mía gốc 1, đối nhóm hộ người kinh cứ 1 đồng chi phí tạo ra 4,98 đồng GO, 3,98 đồng VA và 3,62 đồng MI; nhóm hộ DTTS : cứ 1 đồng chi phí bỏ tra thu được 4,73 GO, 3,73 VA, 3,17 MI. Căn cứ vào các chỉ số có thể thấy được mức độ chênh lêch hiệu quả sản xuất giữa hai nhóm hộ phần nào phản ánh được mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất, nó có tác động trực tiếp đến HQSX của hộ nông dân, chính vì thế nhà máy và các cán bộ khuyến nông cần có những chính sách nhằm kêu gọi và hướng dẫn đầu tư 1 cách hợp lý để có thế nâng cao năng xuất, hiệu quả của cây mía. Nhìn chung, trong chu kỳ sản xuất mía mía tơ là giai đoạn có mức chi phí đầu tư cao nhất và giảm dần qua 3 năm, năng suất mía cũng giảm dần qua 3 năm nhưng do chi phí bỏ ra ít hơn nên lợi nhuận thu được ở vụ mía gốc 1 và mía gốc 2 cao hơn vụ mía tơ, bình quân VA/ ha của mía gốc 1 và mía gốc 2 lần lượt là: 48.250, 44.200 nghìn đồng, chi phí thấp giá trị gia tăng cao nên hiệu quả kinh tế của mía lưu gốc cao hơn mía tơ. Đối với mía tơ bình quân cứ 1 đồng chi phí tao ra 2,33 đồng GO, 1,33 đồng VA và 1,0 đồng MI, còn đối với mía gốc 2 là cứ 1 đồng chi phí tạo ra 4,86 đồng GO, 3,86 đồng VA, mía gốc 3 là 4,54 đồng GO và 3,54 đồng VA, cao hơn nhiều sơ với mía tơ. 2.2.2.6. So sánh kết hiệu quả của việc sản xuất mía với việc canh tác cây trồng khác trên đất trồng mía. Diện tích đất trồng mía có thể sử dụng để trồng các loại hoa màu và cây ngắn ngày khác, việc chuyển đổi cây trồng là do cây trồng hiện tại trên đất có hiệu quả kinh tế không cao hoặc hiệu quả kinh tế của loại cây đó không thỏa mãn kỳ vọng của người sản xuất. Bên cạnh việc trồng mía thì diện tích đất đó còn có thể chuyển được người dân chuyển đổi sang trồng sắn nếu có hiệu quả kinh tế cao hơn. SVTH:Nguyễn Minh Trang 39 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Bảng 13: Chi phí sản xuất sắn của hộ nông dân năm 2016 (Tính cho 1ha) STT CHỈ TIÊU ĐVT Giá trị 1 Giống 1000đ 3.000 2 phân bón 1000đ 2.000 3 Thuốc diệt cỏ 1000đ 800 4 LĐGĐ 1000đ 4.500 5 CP khác 1000đ 1.000 6 Tổng chi phí 1000đ 11.300 7 tổng sản lượng Kg 25.000 8 giá bán ngđ/kg 1,4 9 DT 1000đ 35.000 10 Lãi 1000đ 23.700 (Nguồn: số liệu điều tra 2016) Bảng 14: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn so với mía năm 2015 Loại cây IC/ha GO/ha VA/ha GO/IC VA/IC Sắn 6.800 35.000 23.700 5,15 3,49 Mía 12.500 56.700 44.200 4,53 3,53 (Nguồn: số liệu điều tra 2016) Căn cứ vào số liệu trên ta có thể thấy được mức đầu tư và doanh thu, lãi của 1 ha sắn trong 1 vụ ,đối với sắn bình quân cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 5,17 đồng GO và 3,5 đồng VA cao hơn so với sản xuất mía do chi phí đầu tư cho sản xuất sắn thấp hơn nhiều., tuy nhiên bình quân GTSX, GTGT của mía lại cao hơn sắn rất nhiều đạt 56.700 nghìn đồng/havà 44.200 nghìn đồng/ha còn đối với sắn là 35.000 nghìn đồng và 23.700 nghìn đồng cho 1 ha. Trong những năm gần đây diện tích sắn giảm dần do yếu tố khác quan về đầu ra và giá cả thấp và không ổn định, sản xuất mía tuy phải bỏ ra nguồn chi phí lớn nhưng đầu ra luôn được đảm bảo do có hợp đồng sản xuất với nhà máy. Có thể thấy hiệu quả kinh tế trồng mía vẫn cao hơn so với trồng sắn nên việc chuyển đổi từ diện tích trồng mía sang trồng sắn là không nên,nhà máy cần phối SVTH:Nguyễn Minh Trang 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân hợp với người sản xuất đểcó nhiều biện pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất cây mía hơn nữa, đảm bảo tâm lý ổn định sản xuất cho người dân. 2.2.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng kết quả và hiệu quả cây mía * Quy mô đất đai Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía xã Kong Yang năm 2016 (BQ/ha) Phân tổ (ha) % số hộ MÍA TƠ GO 1000đ VA 1000đ GO/IC lần VA/IC lần <1 9 65.000 36.000 2,24 1,24 1-3 46 67.324 38.324 2,32 1,32 3-5 32 69.150 39.150 2,31 1,31 >5 13 70.000 39.200 2,27 1,27 Phân tổ (ha) % số hộ MÍA GỐC 1 GO 1000đ VA 1000đ GO/IC lần VA/IC lần <1 7 59.000 47.000 4,92 3,92 1-3 49 60.100 48.100 5 4 3-5 34 64.000 50.800 4,85 3,85 >5 10 67.000 53.500 4,96 3,96 Phân tổ (ha) % số hộ MÍA GỐC 2 GO 1000đ VA 1000đ GO/IC lần VA/IC lần <1 6 53.000 41.200 4,49 3,49 1-3 59 54.700 42.500 4,48 3,48 3-5 29 58.500 45.750 4,59 3,59 >5 6 59.000 46.100 4,57 3,57 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2016) Dựa vào số liệu đã điều tra ta thấy kết quả và hiệu quả sản xuất mía chịu tác động trực tiếp của quy mô sản xuất và gián tiếp thông qua chi phí đầu tư cho sản xuất. Trong một giới hạn nào đó càng mở rộng quy mô sản xuất thì kết quả và hiệu quả đạt được càng caotheo quy luật lợi ích cận biên giảm dần cụ thể như đối với nhóm từ 1-3 ha các chỉ tiêu GO, VA lần lượt là 54.700, 42.500 nghìn đồng, với nhóm từ 5 ha trở lên tuy chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ nhưng có chỉ tiêu về GO, VA khá cao lần lượt là 59.000, SVTH:Nguyễn Minh Trang 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 46.100, nhóm từ 3-5ha lại có hiệu quả nhất với 1 đồng chi phí bỏ ra người sản xuất thu lại được 4,59 đồng GO và 3,59 đồng VA. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô còn phụ thuộc vào nguồn lực đất đai và chi phí cho sản xuất khá lớn đây là một thách thức đòi hỏi phải có biện pháp để tập trung đất đai, đầu tư thâm canh hợp lý để nâng cao kết quả và hiệu quả của mía trong những năm tiếp theo. * Ảnh hưởng của chi phí đầu tư (IC). Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía ở xã Kong Yang năm 2016 (BQ/ha) MÍA TƠ IC 1000đ số hộ tỷ lệ % GO 1000đ VA 1000đ GO/IC Lần VA/IC lần I. 27.000 3 6 64.000 37300 2,40 1,40 II. 27.000-29.000 25 50 67.000 39.000 2,39 1,39 III. 29.000-3100 15 30 71.000 41.000 2,37 1,37 IV. >31.000 7 14 72.500 40750 2,28 1,28 MÍA GỐC1 IC 1000đ số hộ tỷ lệ % GO 1000đ/ha VA 1000/ha GO/IC VA/IC I. 10000-12000 13 26 57000 46000 5,18 4,18 II. 12000-13500 29 58 62800 50050 4,93 3,93 III. >13500 8 16 65200 51400 4,73 3,73 MÍA GỐC 2 IC 1000đ số hộ tỷ lệ % GO 1000đ VA 1000đ GO/IC Lần VA/IC Lần I. <10000 11 22 49500 41000 5,82 4,82 II. 10000-11500 15 30 53000 42250 4,93 3,93 III. 11500 -12000 19 38 55700 43950 4,74 3,74 IV. >12000 5 10 57000 44500 4,56 3,56 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2016) Mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào bao giờ cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu ra, trong quá trình sản xuất mức độ đầu tư cao hay thấp đều tác động đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía. Trong tổng chi phí sản xuất chi phí đầu tư vật chất và dich vụ (IC) chiếm tỷ lệ lớn nên có ảnh hưởng nhiều đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất. SVTH:Nguyễn Minh Trang 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Theo số liệu điều tra có thể thấy mức độ đầu tư và kết quả sản xuất có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau, IC càng cao thì GO và VA càng cao. Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy nhóm I có mức đầu tư IC thấp nhất và giá trị GO,VA cũng thấp nhất, nhóm III và nhóm IV là nhóm có mức IC cao nhất cũng là nhóm có giá trị kết quả GO và VA cao nhất lần lượt là đối với mía tơ: 72.500, 40.750; mía gốc 1 là: 65.200, 51.400; mía gốc 2 là:57.000, 44.500, mức đầu tư càng cao cho ra kết quả đầu ra càng cao. Tuy nhiên giữa IC và hiệu suất GO/IC, VA/IC là có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, đầu tư IC càng cao thì hiệu suất càng thấp hay đầu tư càng tăng thì tính hiệu quả càng giảm. Trong trường hợp này ta có thể thấy nhóm I có mức đầu tư IC thấp nhất nhưng hiệu suất GO/IC, VA/IC lại cao nhất: một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được với mía tơ là 2,4 đồng GO và 1,4 đồng VA, mía gốc 1 là 5,18 đồng GO, 4,18 đồng VA, với mía gốc 2 là 5,82 đồng GO và 4,82 đồng VA. Tăng mức đầu tư làm tăng kết quả tuy nhiên sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất mía, đầu tư 1 cách hợp lý sẽ mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất. Qua đó có thể thấy các hộ sản xuất mía trên địa bàn xã vẫn chưa có 1 mức đầu tư hợp lý để có lợi nhuận cao điều này đòi hỏi sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông để người dân sản xuất không những biết đầu tư đúng quy trình mà còn phải biết cân đối đầu tư để có thể mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. * Ảnh hưởng của giá bán và giá cả đầu vào Giá cả các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất, trong những năm gần đây giá cả vật tư liên tục tăng, giá phân bón NPK cho mía tăng khá từ 550 - 640k/1bao, giá vật tư cao nhưng chi phí sản xuất tự có của hộ nhỏ gây khó khăn không ít cho đầu tư sản xuất. Chi phí ít dẫn đến việc giảm đầu tư làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của mía, làm giảm tính hiệu quả kinh tế của cây mía. Đầu tư thấp làm giảm khả năng thâm canh, nhưng nếu đầu tư cao mà giá bán thấp lại không thể bù được khoản chi phí bỏ ra, người dân sản xuất bị lỗ, hiệu quả kinh tế thấp, giá mía tăng sẽ làm cho kết quả và hiệu quả của mía tăng lên tuy nhiên trên thực tế thì giá thu mua mía nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào giá đường trong nước và trên thế giới nên rất bấp bênh. Hiện nay giá đường trên thế giới đang có xu hướng tăng đây cũng là những tín hiệu đáng mừng cho những hộ nông dân sản xuất SVTH:Nguyễn Minh Trang 43 Đạ i h ọc K in tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân mía. Theo điều tra phần lớn các hộ trồng mía thì thu nhập từ mía chiếm 1 tỷ trọng lớn quyết định đến thu nhập và đời sống của hộ chính vì vậy giá thu mua mía nguyên liệu có tác động lớn đến quyết định sản xuất, mở rộng quy mô và tăng mức đầu tư trong sản xuất mía. Các biện pháp dự báo giá đường trong nước và trên thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với người dân sản xuất mía. * Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên Những năm gần đây thời tiết địa phương trở nên khắc nghiệt hơn nắng nóng, khô hạn kéo dài trong khí đó xã lại không có một công trình thủy lợi nào có thể phục vụ tưới tiêu sản xuất, toàn bộ diện tích mía của xã là phụ thuộc vào lượng mưa của tự nhiên làm cho cây mía chậm phát triển, chất lượng mía nguyên liệu không đảm bảo, chữ đường trong mía thấp, sản lượng đạt không cao. Cùng với đó là diện tích mía ở địa phương được trồng phân tán, trên tất cả các dạng địa hình làm cho công tác thu hoạch mía của nhà máy gặp nhiều khó khăn làm chậm trễ thời vụ ảnh hưởng đến vụ mùa sau mầm mía yếu, khả năng lưu gốc thấp phải chăm dặm nhiều, mía phát triển còi cọc, diện tích mía bị bệnh tăng. Không chỉ kết quả và hiệu quả của cây mía còn được quyết địnhbởi các nhân tố khác như: loại giống, lượng giống, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất của hộ. * Một số nhân tố ảnh hưởng khác thông qua phiếu điều tra số hộ tỷ lệ % Bị ép giá đầu ra 0 0 giá vật tư quá cao 35 70 chất lượng mía thấp 18 36 thiếu kỹ thuật sản xuất 40 80 (Nguồn:số liệu điều tra 2016) Căn cứ vào bảng điều tra trên có thể thấy - Ép giá đầu ra: Các hộ dân sản xuất không cho rằng mình bị ép giá thu mua nguyên liệu từ nhà máy do có hợp đồng sản xuất được ký kết và được chính quyền địa phương tham gia quản lý. - Giá vật tư quá cao: có đến 35 hộ chiếm 70% số hộ cho rằng chi phí vật tư ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến mức đầu tư cho sản xuất từ đó tác động đến kết quả và hiệu quả cây mía. SVTH:Nguyễn Minh Trang 44 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Chất lượng mía thấp: có 36% số hộ cho rằng nguyên nhân dẫn đến kết quả và hiệu quả của sản xuất thấp là do chất lượng mía khu vực không cao, các hộ cũng cho biết do điều kiện khó khăn của địa phương cùng với việc đầu tư chưa hợp lý nên chất lượng mía nguyên liệu không được đảm bảo, năng suất và sản lượng không cao. - Thiếu kỹ thuật trong sản xuất: có đến 40 hộ trong tổng 50 hộ điều tra cho rằng họ chưa có kỹ thuật sản xuất tốt nên kết quả và hiệu quả mía chưa cao. ở vùng mía địa phương đã bắt đầu áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất như máy cày lớn, máy cắt mía nhưng với trình độ thấp nên hiệu quả sử dụng chưa cao, có cán bộ khuyến nông của nhà máy và địa phương hướng dẫn nhưng kỹ thuật sản xuất mía của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra còn một số nguyên nhân về chính sách của nhà máy và, lịch thu mua, khai thác mía của nhà máy cũng được người dân cho rằng có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mía 2.2.2.8. Vai trò của mía đối với phát triển kinh tế nông hộ Bảng 17: Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra CHỈ TIÊU BQ Kinh DTTS GT 1000đ CC % GT 1000đ CC % GT 1000đ CC % Tổng thu nhập 250.000 100 320.000 100 180.000 100 Trồng trọt 120.000 48 150.000 46,9 90.000 50 Mía 80.000 66,7 90.000 60 70.000 77,8 Cây trồng khác 40.000 33,3 60.000 40 20.000 22,2 Chăn nuôi 60.000 24 80.000 25 40.000 22,2 Lương, công 25.000 10,0 30.000 9,4 20.000 11,1 Lâm nghiệp 40.000 16 50.000 15,6 30.000 16,7 Thủy sản 5.000 2 10.000 3,1 0 0 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2016) Người dân trong xã chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây cùng với cây sắn, mía trở thành loại cây giúp người dân xóa đói giảm nghèo, và nâng cao đời sống người dân. Tổng diện tích đất trồng mía chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cho thấy thu nhập từ mía chiếm một phần lớn trong tổng thu nhập của hộ nông dân. Trong cơ cấu thu nhập bình quân hộ của SVTH:Nguyễn Minh Trang 45 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân ngành trồng trọt thu nhập từ cây mía chiếm đến 66,7% còn thu nhập từ các loại cây trồng khác chiếm 33,3%, nhóm hộ Kinh có thu nhập từ mía chiếm 60% tổng thu nhập trồng trọt của hộ, nhóm hộ DTTS là 77,8%. Hoạt động sản xuất mía chiếm 1 tỷ trọng lớn so với các hoạt động kinh tế khác trong cơ cấu tổng thu nhập. Ngoài thu nhập từ mía thì thu nhập từ chăn nuôi và lâm nghiệp cũng chiếm 1 tỷ trọng tương đối trong cơ cấu tổng thu nhập của hộ. Thu nhập từ mía có vai trò vô cùng quan trọng đối với tổng thu nhập của hộ chính vì thế sự biến động của giá cả mía có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của cây mía và tính bền vững của hoạt động sản xuất mía. 2.2.2.9. Nhận thức và nhu cầu của hộ điều tra Hầu hết các hộ đã có được những nhận thức tầm quan trọng các mối quan hệ giữa các nhân tố và biện pháp canh tác đến NS mía. Đối với sản xuất mía thì giống mía là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến năng suất của mía, giống mía tốt là giống mía có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của vùng, sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao, cả nhà máy và người sản xuất luôn có xu hướng tìm đến với các loại giống mới phù hợp với điều kiện của khu vực và cho sản lượng và HQ cao. Tiếp theo là các yếu tố về thời tiết tuy nhiên việc cải thiện các yếu tố này là không thể mặc dù nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nắng suất mía. Nhóm yếu tố phân bón và sâu bệnh có thể được kiểm soát được nhưng cần có chi phí để đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mía. Nhóm nhân tố về nước tưới, đánh lá, làm cỏ và thu hoạch có mức ảnh hưởng thấp hơn nhưng không được chủ quan việc giải quyết tốt các nhân tố này sẽ giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của cây mía. Sơ đồ venn thể hiện mức độ nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra SVTH:Nguyễn Minh Trang 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Một số nhu cầu của các hộ điều tra: - Nhà máy và khuyến nông nên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trong các chu kỳ sản xuất để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của người dân về sản xuất mía. - Nhà máy nên phát triển mức đầu tư ứng trước cho người dân, hỗ trợ vốn cho những hộ sản xuất vụ đầu tiên. - Có kế hoạch thu hoạch và vận chuyển hợp lý tránh để mía bị thu hoạch quá trễ làm ảnh hưởng đến năng suất mía. - Chính quyền địa phương nên có các chính sách về đất đai hợp lý và hỗ trợ người dân vay vốn để mở rộng và đầu tư thâm canh mía. Năng suất Sâu bệnh (3) Nước tưới (4) Làm cỏ (5) Đánh lá (6) Thu hoạch (7) Phân bón (2) Giống mía (1) SVTH:Nguyễn Minh Trang 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG XUẤT HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ KONG YANG, HUYỆN KONG CHRO 3.1. Một số khó khăn tồn tại trong quá trình sản xuất, khai thác và tiêu thụ mía ở địa phương Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương cho thấy trong quá trình sản xuất, khai thác và tiêu thụ mía của người dân còn gặp phải không ít khó khăn và tồn tại tiêu biểu như: - Thứ nhất: quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ, phân tán chưa tập trung, cả về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đều chưa được đảm bảo, chưa đủ khả năng phục vụ cho sản xuất trước hết là các hệ thống giao thông và hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới cho cây mía. - Thứ hai: các loại giống sử dụng cho năng suất chưa cao, công tác nghiên cứu các giống mía mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết của địa phương chưa được triển khai hiệu quả. Phần lớn sử dụng giống có thời gian chín và thu hoạch là cùng một thời điểm nên thường xảy ra tình trạng lúc thiếu cung vào đầu và cuối vụ nhưng lại thừa cung vào giữa vụ, hợp đồng về không đúng lúc: sớm thì lượng đường chưa đủ, muộn thì mía bị treo cờ, dó đó cũng làm cho hiệu quả của cây mía bị kém. - Thứ ba: thời tiết khắc nghiệt tình trạng hạn hán diễn ra khá trầm trọng, trong khi đó hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu lại không có mía bị thiếu nước tưới năng suất và chất lượng không được đảm bảo. - Thứ tư: các hộ còn kém trong việc áp dụng các biện pháp thâm canh, việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong trồng mía còn hạn chế, lượng phân bón và dinh dưỡng cho cây mía chưa hợp lý, người dân đầu tư cho sản xuất mía chưa cao, nhiều hộ còn không quan tâm đến việc chăm sóc cho mía nên mía dễ bị bệnh làm cho năng suất mía không cao, chữ đường trong mía thấp. - Thứ năm: phần lớn diện tích mía trong địa phương phát triển dựa vào tự nhiên, năm nào mưa nhiều thì năng suất cao, mưa ít thì năng suất thấp. SVTH:Nguyễn Minh Trang 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Thứ sáu:công tác khuyến nông và trao đổi giữa người dân và cán bộ nông nghiệp còn hạn chế , hầu hết là người dân tự tìm hiểu để sản xuất. - Thứ bảy: trong giai đoạn tiêu thụ, giá cả thu mua nguyên liệu của nhà máy chưa ổn định, công tác tiêu thụ sản phẩm còn chịu sự chi phối của các nhà máy về lịch thu hoạch và vận chuyển điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng mía trong vụ và cả tính hiệu quả của vụ mía sau. 3.2. Một số định hướng phát triển sản xuất Từ những kết quả khả quan của hoạt động trồng mía cho thấy được tính HQKT của cây mía và đem lại nguồn thu nhập khá cao cho người nông dân góp phần rất lớn vào công tác XĐGN của xã, với đầu ra và thị trường tương đối ổn định đã thu hút được số lương khá lớn người dân tham gia trồng mía và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó việc trống mía của người dân còn gặp phải không ít khó khăn: việc đầu tư thâm canh chưa hợp lý, chưa đồng bộ; chi phí đầu tư cho sản xuất chưa cao; quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ, manh mún, hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế làm tác động đến kết quả và hiệu quả của cây mía; năng xuất và hiệu quả của cây mía còn thấp trong khi đó giá cả đầu vào ngày càng tăng cao làm cho người dân không yên tâm sản xuất. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những vùng nguyên liệu lớn của nhà máy Đường An Khê chính quyền xã cần có những định hướng phát triển hợp lý: Một là: chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, tiếp tục mở rộng quy mô diện tích trồng mía đạt được mục tiêu đến năm 20120 cả xã có1000ha diện tích đất trồng mía. Tuy còn không ít khó khăn nhưng hoạt động sản xuất mía có tính HQKT khá cao và phù hợp, phát huy được các lợi thế của địa phương: - Điều kiện kinh tế: nằm trong vùng nguyên liệu của nhà máy Đường An khê, được nhà máy trực tiếp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng mía, đặt trạm thu mua mía tại địa phương dó đó đầu ra và thị trường ổn định tạo tâm lý an tâm cho người sản xuất. - Điều kiện xã hội: người dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cần cù chịu thương chịu khó, có tinh thần tự giác và ham học hỏi, có nhiều kinh nghiệm đúc kết trong sản xuất mía. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ khuyến nông về mặt kỹ SVTH:Nguyễn Minh Trang 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân thuật và kiến thức cho người nông dân góp phần tạo điều kiện nhiều hơn để họ có thể mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và hiệu quả của cây mía. - Điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu: xã có quỹ đất nông nghiệp lớn,địa hình và thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây mía là điều kiện để mở rộng quy mô và nâng cao tính hiệu quả của cây mía. Với đặc điểm về lượng mưa và độ ẩm của địa phương cũng được xem là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất mía. Hai là: Áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng của mía. Việt Nam bước vào hội nhập là cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức cho nên kinh tế nước nhà nói chung và ngành mía đường Việt Nam nói riêng. Để có thể năng cao năng lực cạnh tranh cho ngành mía, doanh nghiệp mía đường và người dân sản xuất với các nước sản xuất mía đường lớn trên thế giới thì trước hết phải có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của mía đường Việt Nam. Nguyên nhân dẫn việc năng suất hiệu quả của cây mía ở xã Kong Yang không cao chủ yếu là do phần lớn diện tích sản xuất mía ở xã phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành còn yếu kém không đủ khả năng phục vụ sản xuất của người dân. Việc trước mắt bây giờ là cần phải đầu tư thâm canh tốt, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mía đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trước tiên cần giải quyết các vấn đề sau: - Cải tạo giống mía: nên phát triển các loại giống có khả năng chống chịu tốt, chín sớm, để người dân có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác như lạc, các loại cây họ đậu nhằm nâng cao HQ và thu nhập cho người dân, góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng của đất trồng. - Áp dụng các mô hình công nghê cao như mô hình nước tưới nhỏ giọt, mương máng trữ nước để cung cấp nước tưới tiêu đầy đủ kịp thời cho mía. - Tăng cường tập huấn kỹ thuật, trau dồi kinh nghiệm sản xuất cho người nông dân, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao năng xuất và chất lượng mía, đảm bảo tính bền vững của hiệu quả sản xuất. Tăng cường kỹ thuật đầu tư thâm canh hợp lý, đúng kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất cho người dân để nâng cao kết quả và hiệu quả sản SVTH:Nguyễn Minh Trang 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân xuất mía. Cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhà máy về các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là việc tập huấn kỹ thuật cho người dân tộc thiểu số. 3.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế 3.3.1. Giải pháp về tăng vốn đầu tư trong quá trình sản xuất. Thực chất là khoản vốn để người dân đầu tư thâm canh sản xuất mía, là các khoản đầu tư thêm vào chi phí và công lao động để sản xuất mía. Những năm gần đây để khuyến khích người dân tham gia sản xuất mở rộng vùng nguyên liệu công ty Mía Đường Quảng Ngãi đã có nhiều chính sách thích hợp như: cho người dân vay vốn sản xuất, ứng trước các khoản chi phí giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo về thực vật, chi phí làm đất và không phải trả lãi cho các hộ gia đình ký hợp đồng sản xuất với nhà máy. Tuy nhiên khoản vốn được vay khá ít nên khi chi phí đầu tư thêm phát sinh nhiều sẽ gây ra không ít khó khăn cho người sản xuất làm cho người dân có tâm lý e ngại khi quyết định vay vốn thâm canh. Các biện pháp thâm canh chủ yếu vẫn là tăng các chi phí ứng trước với công ty, nhưng nguồn lực vật tư của nhà máy có hạn không đủ để phục vụ người sản xuất. Để tạo điều kiện cho người dân trồng mía thâm canh sản xuất nhà máy cần tăng mức đầu tư ứng trước cho người dân về chi phí hom, giống mới, tăng định mức phân bón và thuốc bảo về tực vật ổn định qua các năm. Có các biện pháp nhằm huy động vốn tự có trong người dân như các chính sách giá ưu đãi đối với các hộ không ứng trước chi phí của nhà máy, để người sản xuất tự huy động nguồn vốn thông qua vay vốn các ngân hàng chính sách, thương mại, nguồn vốn tự có của gia đình. Tóm lại để khuyến khích người dân thâm canh sản xuất cần phải tạo ra nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho người nông dân bằng cách phát triển định mức ứng trước vật tư, chi phí bằng tiền mặt hoặc khuyến khích người dân sử dụng vốn tự có, vốn đi vay để đầu tư trên cơ sở áp dụng cách chính sách giá mua ưu đãi ngoài hợp đồng. 3.3.2. Giải pháp về giống và kỹ thuật Giống là 1 trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để nâng cao và ổn định năng suất mía cần có biện pháp cải tạo giống mía đạt năng suất và chất lương tốt hơn. Giống mía hiện tại đang là loại giống phù hợp với điều kiện địa phương nhưng chưa cho năng suất và chất lượng cao vì vậy cần tìm ra những giống mới phù hợp hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực hiện SVTH:Nguyễn Minh Trang 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân chuyển giao giống mía theo hướng trồng các giống mía có thời gian sinh trưởng khác nhau để phát triển theo hướng rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch nhằm hạn chế tình trạng thiếu nguyên liệu vào đầu và cuối vụ, thừa nguyên liệu vào giữa vụ, tổ chức cho người dân sản xuất theo kế hoạch để tránh trường hợp mía phải thu quá sớm hoặc thu quá muộn. Ngoài cải tạo giống thì các biện pháp thâm canh trong sản xuất cũng đóng vai trò quyết định trong việc cải tạo và nâng cao năng suất, chất lượng mía. Các biện pháp thâm canh chủ yếu trong địa phương còn mang tính truyền thống chỉ mang lại năng suất cao cho vụ gốc 1 còn các vụ sau thì do chất lượng mầm kém nên cây mọc không đều ảnh hưởng đến sản lượng của vụ. Điều cần làm bây giờ là phải phổ biến kỹ thuật thâm canh mới cho người dân sản xuất như là cày, xới, bón phân tưới nước, thu hoạch bằng máy để đảm bảo năng suất và chất lượng mía. Thay vì dùng cả cây mía để làm giống thì có thể sử dụng biện pháp thâm canh bằng cách dùng hom một mắt mầm hoặc dùng ngọn mía làm giống, mở rộng công thức luân canh, trồng xen canh với các loại cây họ đậu vừa giúp cải tạo đất, vừa là nguồn cung cấp đạm quý báu cho cây mía. Khi áp dụng hiệu quả việc xen canh thì ngoài nguồn thu từ mía các hộ còn có nguồn thu thêm từ các loại cây màu góp phần tăng thêm thu nhập, có thêm vốn đầu tư cho quá trình sản xuất mía, giảm được rủi ro khi giá mía sụt giảm. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất đặc biệt là những vùng đất dốc nên sử dụng những máy cày có khả năng cày sâu xuống tầng đất từ 53-50 cm để hạn chế sự sói mòn. Việc sử dụng những máy cày có lưỡi cày sâu sẽ làm cho rãnh mía sâu hơn giúp giữ ẩm tốt hơn, giúp cho mia sở giai đoạn mọc mầm và phân mía không bị nước mưa rửa trôi, giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, tránh tình trạng đổ gãy mía khi gặp gió, đảm bảo cho gốc lưu phát triển tốt cho vụ sau, kéo dài thời gian thu hoạch. Ngoài ra việc cơ giới hóa trong khâu làm đất còn góp phần đảm bảo tính kỹ thuật trong canh tác, hạn chế công lao động, công chăm sóc góp phần giảm chi phí trung gian trong sản xuất. Việc tận dụng các nguồn phân bón hữu cơ cũng cần được chú ý, hàng năm mía trút bỏ 1 lượng lá rất lớn đây không chỉ là nguồn chất hữu cơ tại chỗ vô tận mà trong đó còn chứa một lượng lớn P, K, Ca và các nhân tố vi lượng có trong đất. Tuy nhiên trên thực tế nguồn phân hữu cơ này lại không được tận dụng tốt, sau mỗi vụ người dân SVTH:Nguyễn Minh Trang 52 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân thường đốt bỏ lá mía vì làm cản trở việc cày đất, điều này không chỉ làm hao phí nguồn dinh dưỡng cho cây mà còn làm cho đất bị bạc màu do các khoáng chất trong đất bị lửa nóng làm bay hơi. Các hộ cần có biện pháp để có thể tận dụng tốt nguồn chất hữu cơ từ lá mía này như cào dồn lá vào các rãnh đã cày hoặc ven bờ. Khi trồng mía người dân phải đảm bảo cung cấp đủ lượng phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh cho cây, đồng thời nên sử dụng các loại phân xanh được chế từ các phế phẩm của ngành mía đường để đảm bảo năng xuất và chất lượng của mía. Mở rộng diện tích mía được tới, đảm bảo đủ ẩm cho mía bằng cách cày sâu, phủ gốc, dùng màng phủ nông nghiệp hoặc trồng xen canh với cây họ đậu. Nên tuân thủ đúng 3 chu kỳ tưới nước cho mía: lần 1 là giá đoạn mía đẻ nhánh, giai đoạn 2 là khi mía phân lóng, giai đoạn 3 là khi mía vươn lóng. Người dân nên từng bước áp dụng các quy trình công nghệ cao vào các giai đoạn canh tác mía như: trồng mía bầu, dùng màng phủ nông nghiệp, dùng hệ thống nước tới nhỏ giọt hoặc phun tướiáp dụng triệt để các biện pháp quản lý dịch hại đối với cây mía để đảm bảo tính hiệu quả cao, các hộ chỉ nên canh tác đến vụ gốc 3 để đảm bảo năng xuất và chất lượng mía. Phòng trừ rệp mía, sâu bệnh hại mía là công tác thường xuyên và liên tục, nó ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng của mía. Rệp là đối tượng gây hạ thường xuyên đối với các giống mía khác nhau, cũng tùy vào từng giống mía mà khả năng gây hại của rệp cũng khác nhau, việc đầu tư chi phí để phòng chống rệp cũng là biện pháp thâm canh và có mức hiệu quả kinh tế hợp lý. Cần có những biện pháp phòng trừ rệp mía như : chọn giống sạch, loại trừ mầm bệnh, sâu mối, kiến đục thân có thể găn với các biện pháp canh tác thường xuyên; nên phun thuốc đinh kỳ cho toàn bộ diện tích trồng mía, thường xuyên đánh lá để hạn chế sự phát triển của rệp mía. Bố trí đất trồng mía hiệu quả đảm bảo khả năng thâm canh để năng cao hiệu quả tăng sức cạnh tranh với cây trồng khác, những nơi quá khó khăn về địa hình hay thời tiết thì không nên sản xuất mía. 3.3.3. Cơ sở hạ tầng Mía là cây cần rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển, ngoài việc áp dụng tất các biện pháp kỹ thuật thì việc cung cấp đủ nước ảnh hưởng rất nhiều đến năng xuất và chất lượng đường của mía, tuy nhiên mức độ tiêu hao nước còn phụ SVTH:Nguyễn Minh Trang 53 Đạ i h ọ K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân thuộc vào độ ẩm, gió và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Trong những năm gần đây do sự nóng lên của trái đất thời tiết khí hậu ở khu vực cũng trở nên khắc nghiệt hơn, hạn hán nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất mía của người dân nhưng xã lại không có hệ thống thủy lợi nào phục vụ cho tưới tiêu gây khó khăn rất nhiều cho người sản xuất trong việc đấu tranh cùng hạn hán. Trong thời gian tới để đảm bảo ổn định sản xuất và thực hiện mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu thì chính quyền địa phương phối hợp với nhà máy có những biện pháp nhằm xây dựng các hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất cho người dân, đồng thời cũng cần phải cải tạo và xây dựng lại hệ thống giao thông liên thôn, làng để đảm bảo quá trình vận chuyển mía, giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mía cho người sản xuất. 3.3.4. Tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, giá mía đường trên thế giới và trong nước có nhiều biến động, không ổn định gây khó khăn cho việc định giá mía nguyên liệu. Hiện nay giá mía nguyên liệu của người dân sản xuất ở xã Kong Yang đều do nhà máy Đường An Khê quy định và ghi sẵn trong hợp đồng, trong thời gian qua giá mía được trả khá thấp, mà giá mua lại có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của người sản xuất nên việc dùng giá làm công cụ thúc đẩy mở rộng đầu tư thâm canh thì cần điểu chỉnh giá cả thu mua nguyên liệu sao cho phù hợp. Nên điều chình giá thu mua mía phù hợp với giá đường trên thế giới, cần có các biện pháp dự báo thì trường để có thể định giá thu mua nguyên liệu hợp lý. Đa số các hộ buộc phải bán cho nhà máy dù giá thấp hay cao vừa do bị phụ thuộc, vừa là để đảm bảo kịp thời vụ năm sau. Chính quyền địa phương cần có sự quản lý và theo sát các hoạt động của người dân và nhà máy để đảm bảo quyền lợi của người dân: không bị ép giá đầu ra, đảm bảo các nhà máy thu mua mía với giá không thấp hơn mức giá chung của toàn quốc, tạo tâm lý ổn định cho người dân yên tâm sản xuất. 3.3.5. Các hoạt động khuyến nông Các biện pháp trong canh tác mía của người dân xã Kong Yang đã có những bước phát triển tuy nhiên vẫn mang tính kinh nghiệm là chủ yếu, để đạt hiệu quả kinh tế cao , áp dụng các giống mía mới, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến thì cần có các SVTH:Nguyễn Minh Trang 54 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân hoạtđộng khuyến nông nhằm cung cấp kiến thức, hiểu biết về các mô hình thâm canh mới, cung cấp vật tư kỹ thuật, tư liệu sản xuất. Hầu hết ở các vùng nguyên liệu của nhà máy đều có các phòng , nhóm nhân viên cộng tác viên phụ trách riêng, các cán bộ khuyến nông của nhà máy được điều về cơ sở để tổ chức tập huấn, tuyên truyền và trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn và vật tư ứng trước của các hộ. Các nhóm cộng tác viên của nhà máy sẽ làm việc tực tiếp với người dân thông quá việc truyền đạt lại các quyết định, chính sách đối với từng vùng nguyên liệu, giám sát và đôn đốc việc tiêu thụ giảm phiền hà cho các hộ. Tuy nhiên trong thời gian qua các công tác khuyến nông vẫn còn nhiều hạn chế để đạt hiểu quả cao trong thời gian tới công tác khuyến nông cần: - Khuyến nông phải hướng tới tiếp tục giúp đỡ người dân trồng mía để nâng cao năng xuất, trữ đường mía mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân. Đây vừa là vai trò vừa là trách nhiệm của những người làm công tác khuyến nông đối với nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất mía nói riêng. - Khuyến nông phải xác định được mục tiêu và nội dung cụ thể, khuyến nông mía là một chương trình trọng điểm để có kế hoạch đầu tư cụ thể và các nội dung chính: hỗ trợ các giống mía tốt, các mô hình thâm canh công nghệ cao, kỹ thuật thâm canh sản xuất mía, tập huấn, đào tạo kiến thức sản xuất cho cán bộ khuyến nông cơ sở và người nông dân. - Cán bộ khuyến nông nhà máy phải có sự kết hợp với cán bộ khuyến nông của địa phương để thực hiện hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống mía mới, tiêu thụ sản phẩm. Bố trí và huy động vốn xây dựng các mô hình sản xuất, tổ chức cung cấp tài liệu cho người dân sản xuất. - Nhà máy cần kết hợp với chính quyền địa phương để tổ chức và ứng dụng các mô hình sản xuất có HQKT cao: trồng xen canh, trồng mía giống mớitổ chức tham quan, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới cho người dân sản xuất nâng cao trình độ canh tác cho người dân. Ngoài ra các chương trình khuyến nông còn phải cung cấp cho người dân những kiến thức về quá trình sinh trưởng của cây mía, cách chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây; cách làm đất sao cho đảm bảo độ mịn, độ tơi xốp, độ sâu của rãnh mía đảm bảo SVTH:Nguyễn Minh Trang 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân cho rễ mía phát triển tốt; công tác bón phân sao cho hợp lý, cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển và đảm bảo chữ đường. 3.3.6. Hợp tác sản xuất Hợp tác trong sản xuất là giải pháp mang tính thực tế và có hiệu quả cao, các hộ thành lập nên các tổ nhóm sản xuất để giúp đỡ nhau trong sản xuất. Các hộ trong tổ, nhóm chia sẻ với nhau về kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật thâm canh, giống, vật tư và công lao động trong mùa vụ. Việc hợp tác sản xuấttạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh. Việc hợp tác sản xuất nên tiến hành toàn diện trên các mặt cả về diện tích gieo trồng nhằm hình thành nên các cánh đồng mẫu lớn quy mô rộng thuận lợi cho việc quản lý, các công tác hỗ trợ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất qua các giai đoạn: làm đất, tưới nước, bón phân, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm. SVTH:Nguyễn Minh Trang 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây cây mía có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân ở xã Kong Yang huyện Kong Chro. Diện tích mía của xã tăng nhanh trong những năm gần đây năm 2015 diện tích mía là 615 ha giảm không đáng kể so với năm 2014, giá trị kinh tế cây mía mang lại cho người dân khá cao nên quy mô diện tích trồng mía ngày càng được đầu tư mở rộng, cùng với đó là các biện pháp thâm canh cũng được phát huy một cách hiệu quả. Theo kết quả điều tra 50 hộ trồng hộ trồng mía ở xã Kong Yang cho biết: - Trung bình mỗi hộ có trên 3ha mía, 3,3 lao động, mỗi lao động có 0,99 ha mía. - Diện tích mía của xã sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên không có hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất. - Trình độ kỹ thuật, mức trang bị vật tư, mức đầu tư thâm canh còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. - Thu nhập từ mía chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của hộ, chi phí bỏ ra để sản xuất mía khá cao, trong chu kỳ sản xuất mía mía tơ là giai đoạn có mức chi phí đầu tư cao nhất và giảm dần qua 3 năm, năng suất mía cũng giảm dần qua 3 năm nhưng do chi phí bỏ ra ít hơn nên lợi nhuận thu được ở vụ mía gốc 1 và mía gốc 2 cao hơn vụ mía tơ, bình quân VA/ ha của mía gốc 1 và mía gốc 2 lần lượt là: 48.250, 44.200nghìn đồng ,chi phí thấp giá trị gia tăng cao nên hiệu quả kinh tế của mía lưu gốc cao hơn mía tơ. Đối với mía tơ bình quân cứ 1 đồng chi phí tao ra 2,33 đồng GO, 1,33 đồng VA và 1,0 đồng MI, còn đối với mía gốc 2 là cứ 1 đồng chi phí tạo ra 4,86 đồng GO, 3,86 đồng VA, mía gốc 3 là 4,54 đồng GO và 3,54 đồng VA, cao hơn nhiều sơ với mía tơ. - Cùng trên 1 đơn vị diện tích nhưng mía có hiệu quả kinh tế cao hơn so với sắn, sắn tuy có chi phí bỏ ra thấp như các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC của săn thấp hơn so với mía. - Tất cả diện tích mía đều được nhà máy Đường An Khê bao tiêu , giá cả, lịch thu hoạch, vận chuyển, phương thức thanh toán đều được quy định trong hợp đồng ở đầu các vụ. SVTH:Nguyễn Minh Trang 58 Đạ i h ọc K i h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Hoạt động sản xuất mía ở xã kong Yang còn gặp phải không ít những khó khăn hạn chế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất vì thế đòi hỏi cần có sự quan tâm, đầu tư giải quyết 1 cách hợp lý để hạn chế được những khó khăn và phát huy được những thế mạnh của vùng. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với nhà nước Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển cây mía thông qua các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất: chính sách đất đai, chính sách khuyến nông, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, các chính sách liên quan đến điều tiết thị trường, chính sách nhằm liên kết giữa nhà máy chế biến và người sản xuất, các chính sách bảo hộ người sản xuất và nhà máy. 2.2. Đối với chính quyền địa phương - Thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý, chỉ đạo của mình trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế của xã. - Có các chính sách nhằm phát triển cánh đồng mía mẫu lớn, quy hoạch các vùng trồng mía thuận lợi cho công tác chăm sóc và thu hoạch mía - Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật đặc biệt là với những hộ người dân tộc thiểu số để có thể phát triển sản xuất mía một cách bền vững và hiệu quả hơn. - Tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác đầu tư và thu mua mía cho nông dân của nhà máy 2.3. Đối với nhà máy Đường An Khê - Mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất cho người nông dân giúp bà con nắm vững kỹ thuật sản xuất, mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất để nâng cao hiệu quả của sản xuất mía. - Cải thiện việc bố trí thời gian thu hoạch và vận chuyển đảm bảo chất lượng mía lúc thu hoạch tránh tình trạng mía bị thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn, ảnh hưởng đến vụ năm sau. SVTH:Nguyễn Minh Trang 59 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Cán bộ khuyến nông của nhà máy cần theo sát hơn nữa quá trình sản xuất của người dân theo từng khu vực, thôn, làng để kịp thời hỗ trợ người dân trong khâu sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, giá cả và các chính sách của nhà nước đến với các hộ nông dân một cách kịp thời. - Có các chính sách chia sẻ rủi ro với bà con nông dân khi năng suất mía giảm do thiên tai mất mùa. Hỗ trợ bà con về vốn đầu tư, phối hợp với chính quyền địa phương nâng cấp, tu bổ, xây dựng lại hệ thống giao thông phục vụ cho quá trình vận chuyển mía. 2.4. Đối với người dân sản xuất - Cần mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất, triển khai các mô hình sản xuất tiên tiến, xen canh mía với các loại cây rau màu phù hợp để tăng thu nhập, giảm bớt rủi ro và giảm chi phí đầu tư. - Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của nhà máy, của cơ quan khuyến nông, tích cực trau dồi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để nâng cao kiến thức về kỹ thuật trong sản xuất. - Xác định và đầu tư đúng mức và hợp lý, bố trí sử dụng HQ và tiết kiệm các nguồn lực nhằm nâng cao HQKT của sản xuất mía. SVTH:Nguyễn Minh Trang 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGSTS Mai Văn Xuân (2008), bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, ĐHKT Huế 2. PGSTS Phùng Thị Hồng Hà (2015) quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, ĐHKT Huế 3. ThS. Tôn Nữ Hải Âu (2015) , bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, ĐHKT Huế 4. TS. Nguyễn Hữu Ngoan, giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội 5. Ths. Phan Thị Nữ, bài giảng kinh tế học vi mô 6. UBND xã Kong Yang, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng xã năm 2011, 2012, 2013, 2014,2015. 7. UBND huyện Kong Chro, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng huyện 20111,2012,2013,2014,2015. 8. Phòng nông nghiệp huyện Kong Chro (2015), báo cáo tình hình sản xuất và phát triển vùng mía. 9. Quyết định của thủ tướng chính phủ, số 26/2007/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2012 và định hướng đến năm 2020. 10. Các trang wep : Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: www.agrviet.gov.vn Tổ chức nông lương thế giới FAO: www.fao.org.vn 11. Một số tài liệu khác. SVTH:Nguyễn Minh Trang 61 Đạ i h ọc K inh tế H u Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY MÍA SẢN XUẤT THEO QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Phần I. Thông tin tổng quan • Lý do điều tra khảo sát: Tìm hiểu, đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía của hộ nông dân. • Người thực hiện điều tra: sinh viên Nguyễn Minh Trang, Lớp K46A Kinh tế nông nghiệp. • Mã sinh viên: 1240110463. Trường: Đại Học Kinh Tế Huế • Thời gian điều tra khảo sát: từ ngày đến.. Phần II. Nội dung khảo sát 1. Thông tin hộ gia đình được khảo sát Họ và tên chủ hộ gia đình: Địa chỉ. Số điện thoại: Giới tính: Nam Nữ Tuổi: dân tộc: Trình độ học vấn: Trình độ học vấn Chọn 1. Tốt nghiệp tiểu học 2. Tốt nghiệp trung học cơ sở 3. Tốt nghiệp trung học phổ thông 4. Khác SVTH:Nguyễn Minh Trang Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 1. Sốnhân khẩu của gia đình anh chị là bao nhiêu? Số lượng Tổng số nhân khẩu Nam Nữ 2. Số lao động trong gia đình anh chị? Số lượng người Tổng lao động Lao động trồng mía 3. Diện tích đất của đình anh chị? Chỉ tiêu Diện Tích Đất thổ cư Đất canh tác Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây hàng năm Đất chăn nuôi Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản 4. Hiện trạng mía của gia đình: Mía tơ Mía gốc 1 Mía gốc 2 5. Giống mía gia đình sử dụng: 6. Gia đình có phải mua giống để trồng không? Có Không SVTH:Nguyễn Minh Trang Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 7. Diện tích sản xuất trồng mía của gia đình 1. Các mẫu đất liền kề với nhau 2. Các mẫu đất không liền với nhau 3. Tổng số lượng 8. Chi phí trung gian trên 1 ĐVDT mía Số lượng Giống Phân HCVS Phân NPK Phân khác Vôi Thuốc sâu Tiền thuê đất Phí vận chuyển Chi phí làm đất Tiền điện tưới Công lao động 9. doanh thu, chi phí, lợi nhuân từ mía của gia đình trên 1 ĐVDT STT Loại mía GO IC TR 1 Mía tơ 2 Mía gốc 1 3 Mía gốc 2 4 Tổng 10. Thâm niên sản xuất mía gia đình: Vụ đầu tiên sản xuất mía Có kinh nghiệm trồng bao nhiêu năm SVTH:Nguyễn Minh Trang Đạ họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 11. Anh/ chị điền vào bảng sau: Năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 a. Sản lượng thu hoạch (tấn) b. Giá bán của cây mía (đồng) c. Doanh thu từ mía (đồng) 12. Trang bị kỹ thuật sản xuất: Số lượng Máy cày Xe cải tiến Bình phun thuốc Nông cụ Máy bơm nước 13. Gia đình bán sản phẩm mía cho ai? Bán trực tiếp cho doanh nghiệp Thông qua các thương lái Khác 14. Công lao động trên 1 vụ: Số công thuê:. Số công gia đình:.. 15. Anh chị hãy sắp xếp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau (từ thấp đến cao) đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất mía: giống, phân bón, thời tiết, nước, sâu bệnh, làm cỏ, đánh lá, thu hoạch. 1 2 .... . . 3 .. .. .. 4 .. ... ... 5 . . . 6 .. .. .. 7 .. .. .. 8 .. ... .. 9 ... 16. Loại cây trồng luân canh của gia đình trên diện tích trồng mía? SVTH:Nguyễn Minh Trang Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 17. Nguồn thu nhập của gia đình anh chị: Thu nhập từ mía Thu nhập từ cây trồng khác Thu nhập từ tiền lương , tiền công Thu nhập từ chăn nuôi Tổng thu nhập 18. Theo anh/ chị thu nhập từ mía có tốt hơn so với việc trồng các loại cây hàng năm khác không?.................................................................... 19. Những khó khăn mà gia đình anh chị đang gặp phải đối với hoạt động sản xuất mía? Ép giá đầu ra Giá đầu vào cao Chất lượng sản phẩm thấp Thiếu kỹ thuật 20. Sự hài lòng về chính sách nhà nước, doanh nghiệp dành cho hoạt động sản xuất mía gia đình:  Nhà nước, chính quyền và doanh nghiệp địa phương có quan tâm về trồng mía của gia đình: Câu hỏi Có Không 1. Nhà nước, chính quyền có hỗ trợ công cụ sản xuất trồng mía bao gồm: máy móc, công cụ lao động.. cho gia đình không? 2. Ngân hàng hỗ trợ các khoản vay vốn cho gia đình trồng mía không? 3. Gia đình có được tổ chức đào tạo, học hỏi về sản xuất mía do chính quyền không? 4. Chính quyền địa phương có giới thiệu các doanh nghiệp đến để thu mua mía không? 5. A/c bán sản phẩm từ mía cho các doanh nghiệp không? 6. A/ccó được doanh nghiệp đặt hàng để sản xuất ổn định SVTH:Nguyễn Minh Trang Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân không? Phần III. Kết luận 1. Anh/chị có hài lòng về các câu hỏi trong phiếu điều tra Có Không 2. Anh/ chị góp ý kiến gì cho đề tài Cảm ơn gia đình đã giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Xin chân thành cảm ơn! SVTH:Nguyễn Minh Trang Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_mia_cua_nong_ho_o_xa_kong_yang_huyen_kong_chro_tinh_gia_lai_1087.pdf
Luận văn liên quan