Khóa luận Hiệu quả sản xuất chè của hộ gia đình tại xã Sơn kim 2 – Huyện Hương Sơn - Tỉnh Hà tĩnh

Cần hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển các cây công nghiệp trong đó có cây chè như chính sách về đất đai đặc biệt là hoàn thiện chính sách giao đất giao rừng cho hộ gia đình, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. - Hỗ trợ vốn trung hạn và dài hạn với mức lãi suất ưu đãi để các hộ yên tâm sản xuất. Ngoài ra nhà nước cần tăng nguồn tiền hỗ trợ việc khai hoang đối với những hộ có nhu cầu mở rộng diện tích đồi chè. - Nhà nước sớm thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm nhập khẩu, sản xuất và cung ứng các giống chè phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây chè cho người dân. - Nhà nước nên đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu, dự báo về thời tiết thiên tai một cách chính xác để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, giúp ngươi dân yên tâm tiến hành sản xuấ

pdf88 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sản xuất chè của hộ gia đình tại xã Sơn kim 2 – Huyện Hương Sơn - Tỉnh Hà tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh đó quy mô đất đai còn ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích, chính vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu qủa sản xuất và thu nhập của nông hộ. Qua thực tế điều tra hoạt động sản xuất chè của các nông hộ, đề tài chia quy mô diện tích của các hộ thành 3 tổ với quy mô diện tích tăng dần để phân tích sự ảnh hưởng của nó đến việc đầu tư, các chỉ tiêu liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Kết quả được thể hiện ở bảng 19 ảnh hưởng của quy mô đất đai tới hiệu quả sản xuất chè. Đối với tổ I: Bao gồm những hộ có diện tích đất dưới 0,9 ha, gồm có 48 hộ chiếm 70,59% và diện tích đất bình quân của tổ này là 0,62 ha, đây là những hộ có quy mô vườn chè nhỏ. Trong năm 2011 các hộ lựa chọn đầu tư chi phí trung gian trên tính trên 1 ha là 23.053 nghìn đồng, với mức đầu tư như vậy nhưng giá trị sản xuất mang tương đối cao, con số cụ thể là 73.965 nghìn đồng/ha, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ này là 50.912 nghìn đồng/ha và 44.335,1 nghìn đồng/ha. Về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, đây là nhóm có hiệu quả đồng vốn sử dụng thấp nhất trong 3 tổ, ta có GO/IC là 3,21 lần nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra giá trị sản xuất mang lại là 3,21 đồng, hay với VA/IC là 2,21 lần có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 2,21 đồng giá trị gia tăng, và MI/IC là 1,92 lần có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 1,92 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 53 Đối với tổ II: Tổ này gồm 16 hộ có quy mô diện tích từ 0,9 ha đến 1,45 ha chiếm 23,53% tổng số hộ điều tra, với diện tích bình quân là 1,15 ha, mức đầu tư chi phí trung gian của nhóm hộ này là 23.089,6 nghìn đồng/ha, đây là mức đầu tư cao nhất trong 3 nhóm hộ. Phần kết quả mà hộ nhận được từ việc đầu tư của mình cũng cao nhất so với các nhóm hộ còn lại. Đồng thời hiệu quả đồng vốn đầu tư cũng cao thứ hai trong các tổ, với giá trị sản xuất là 79.181,1 nghìn đồng/ha, hệ số GO/IC thu được tương ứng là 3,43 lần có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ thu về 3,43 đồng giá trị sản xuất. Hệ số VA/IC tính được là 2,43 lần có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ thu về 3,43 đồng giá trị gia tăng. Đối với tổ thứ III: Tổ này bao gồm 4 hộ có quy mô diện tích trên 1,45 ha với diện tích bình quân trên hộ là 1,76 ha chiếm 5,88% tổng số hộ điều tra. Các hộ thuộc tổ này có mức đầu tư chi phí trung gian là 19.572,3 nghìn đồng/ha, mức này còn thấp hơn cả mức đầu tư ở tổ thứ nhất. Điều này có thể được lý giải rằng, tiềm lực kinh tế của các hộ không cho phép họ đầu tư cao được mà chỉ có thể tiến hành đầu tư dàn trải, chính vì vậy những gì mà nó mang lại cũng hoàn toàn hợp lý. Mặc dù kết quả mang lại có phần chênh lệch hơn so với những hộ thuộc tổ I. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế có xu hướng giảm nhẹ hơn so với tổ II, còn các chỉ tiêu về hiệu quả lại cao nhất trong 3 tổ. Với kết quả phân tích như vậy cho thấy rằng đối với những hộ có quy mô diện tích càng lớn thì ngoài việc giảm về đầu tư chi phí, còn có sự giảm đi của các kết quả mang lại tuy nhiên mức giảm này là không đáng kể. Ngược lại, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế lại tăng lên theo quy mô diện tích đất đai. 2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian Số liệu ở bảng 20 cho biết ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Đối với tổ I: Gồm 38 hộ có mức đầu tư chi phí trung gian dưới 18.860 nghìn đồng/ha chiếm 55,88%. Mức đầu tư của nhóm hộ này tương đối thấp, bình quân 18.171,7 nghìn đồng/ha. Với mức đầu tư như vây cho nên tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, và thu nhập hỗn hợp thu được thấp nhất trong ba tổ. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất bao gồm GO/IC, VA/IC, MI/IC đều khá cao, điều này chứng tỏ tuy các hộ đầu tư cho vườn chè ở mức thấp nhưng vẫn mang lại hiệu quả Trư ờng Đạ i họ Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 54 kinh tế cho hộ. Chỉ số GO/IC là 3,31 lần có nghĩa với một đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ thu được 3,31 đồng giá trị sản xuất, tương tự VA/IC là 2,31 lần nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư tạo ra 2,31 đồng giá trị gia tăng, MI/IC là 1,99 lần nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư thì tạo ra 1,99 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với tổ II: Gồm 25 hộ có mức đầu tư trong khoảng từ 18.860 nghìn đồng/ha đến 39.180 nghìn đồng/ha. Mức chi phí trung gian bình quân trên một ha là 24.402,2 nghìn đồng, với mức chi phí khá cao này các hộ thu được tổng giá trị sản xuất là 79.181,1 nghìn đồng/ha con số này cao hơn nhiều so với các hộ thuộc tổ I. Cho nên, phần giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp mang lại cũng cao hơn so tổ I. Xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các con số biểu hiện cũng rất khả quan, chỉ số GO/IC là 3,36 lần nghĩa là một đồng chi phí trung gian đầu tư tạo ra 3,36 đồng giá trị sản xuất, tương tự MI/IC là 2, 09 lần nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo được 2,09 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Đối với tổ III: Nhóm này bao gồm 5 hộ có mức đầu tư trên 39.180 nghìn đồng/ha. Đây là những hộ có mức đầu tư cao nhất trong 3 nhóm hộ, bình quân là 26.857,9 nghìn đồng/ha. Do mức đầu tư cao nên các giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của tổ này cũng cao nhất, cụ thể giá trị sản xuất tính trên 1 ha của tổ này là 98.785,7 nghìn đồng. Có thể thấy, tuy mức đầu tư chi phí trung gian tăng lên không lớn so với tổ 2 nhưng giá trị sản xuất mang lại là khá cao. Về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất cho thấy các hệ số thu được là rất cao, hệ số MI/IC là 2,32 lần có nghĩa là một đồng chi phí trung gian đầu tư tạo ra 2,32 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Qua số liệu về ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến hiệu quả và kết qủa sản xuất chè cho thấy khi mức đầu tư chi phí trung gian càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng cao. Điều này cho thấy các hộ được điều tra đã phân bổ chi phí sản xuất một cách hợp lý, sử dụng hợp lý các loại phân bón và các yếu tố đầu vào để mang lại lợi nhuận cao nhất. 2.4.3. Ảnh hưởng của tuổi cây Đối với các loại cây trồng dài ngày nói chung và cây chè nói riêng, tuổi vườn cây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và thu nhập của hộ. Để phân tích sự ảnh hưởng của tuổi cây đến kết quả và hiệu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 55 qủa sản xuất của hộ, đề tài chia các hộ thành 3 tổ. Tổ thứ nhất là những hộ có tuổi cây từ 4 đến 9 năm. Tổ thứ 2 có tuổi cây từ 10 đến 15 năm, và tổ còn lại là những hộ có vườn chè trên 15 năm. Kết quả được thể hiện ở bảng 21 về ảnh hưởng của tuổi cây đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Đối với tổ I: Tổ này gồm có 27 hộ chiếm 39,71%. Đây là những hộ có diện tích vườn chè vừa trải qua giai đoạn KTCB, bắt đầu bước vào giai đoạn kinh doanh. Do đó năng suất của vườn chè chưa cao, nhu cầu về phân bón cũng không lớn cho nên mức đầu tư chi phí của nhóm hộ này tương đối thấp bình quân 18.974,3 nghìn đồng/ha. Cho nên giá trị sản xuất của nhóm hộ này thấp nhất trong 3 nhóm hộ, bình quân là 57.371 nghìn đồng/ha. Các chỉ số về hiệu quả kinh tế cũng tương đối thấp, hệ số GO/IC là 3,02 lần có nghĩa là một đồng chi phí trung gian đầu tư tạo ra 3,02 đồng giá trị thu nhập, hệ số MI/IC là 1,73 lần có nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng chi phí trung gian thì tạo ra 1,98 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Đối với tổ II: Gồm 35 hộ có tuổi cây từ 10 đến 15 năm. Đây là thời kỳ cây chè cho năng suất cao nhất, nhu cầu về phân bón cho cây cũng rất lên nên chi phí trung gian đầu tư của nhóm hộ này là cao nhất, bình quân 29.107,6 nghìn đồng/ha. Giá trị sản xuất của nhóm hộ này là 92.390,5 nghìn đồng/ha. Có thể thấy mức đầu tư của nhóm hộ tăng lên không đáng kể so với của nhóm hộ 1 nhưng giá trị sản xuất của nhóm hộ này lại chênh lệch rất lớn. Điều này cho thấy tuổi cây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của vườn chè. Đối với các chỉ tiêu về hiệu quả, hệ số GO/IC là 3,17 lần, hệ số VA/IC là 2,17 lần và hệ số MI/IC là 1,98 lần. Đối với tổ III: Gồm 5 hộ có vườn chè trên 15 năm. Qua số liệu điều tra cho thấy mức đầu tư chi phí trung gian của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm 2, với mức đầu tư bình quân là 23.804,2 nghìn đồng/ha, với giá trị sản xuất thu được là 74.269,1 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu về kết quả của nhóm hộ này thấp hơn nhiều so với nhóm 2 nhưng các chỉ tiêu về hiệu quả lại có mức chênh lệch không đáng kể. Trên thực tế những vườn chè càng về cuối chu kỳ kinh doanh thì năng suất càng giảm, nhưng trong 5 hộ điều tra thuộc nhóm này chỉ bao gồm những vườn chè ở độ tuổi dưới 20 năm. Cho nên hiệu quả sử dụng vốn của 2 nhóm hộ này không có sự khác biệt lớn. Cụ thể đối với hệ số GO/IC của nhóm hộ này là 3,12 lần và hệ số MI/IC tính được là 1,96 lần. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 56 Bảng 19: Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới hiệu quả sản xuất chè (Tính BQ/ha) Nhóm hộ Diện tích Số hộ Tỷ lệ DTBQ GO IC VA MI GO/IC VA/IC MI/IC (Ha) (%) (Ha) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (Lần) (Lần) (Lần) I ≤ 0,9 48 70,59 0,62 73.965 23.053 50.912 44.335,1 3,21 2,21 1,92 II 0,9< DT ≤1,45 16 23,53 1,15 79.181,1 23.089,6 56.091,5 49.514,6 3,43 2,43 2,14 III >1,45 4 5,88 1,76 78.021,4 19.572,3 58.449,1 51.872,2 3,98 2,98 2,65 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011). Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế (Tính BQ/ha) Nhóm hộ Chi phí trung gian Số hộ Tỷ lệ GO IC VA MI GO/IC VA/IC MI/IC (1000đ) (%) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (Lần) (Lần) (Lần) I ≤ 18.860 38 55,88 60.137,6 18.171,7 41.965,9 36.301 3,31 2,31 1,99 II 18.860< CP ≤ 38.180 25 36,77 81.960,3 24.402,2 55.558,1 50.893,2 3,36 2,36 2,09 III >38.180 5 7,35 98.785,7 26.857,9 71.927,8 62.262,9 3,68 2,68 2,32 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 57 Bảng 21: Ảnh hưởng của tuổi cây đến kết quả và hiệu quả kinh tế (Tính BQ/ha) Nhóm hộ Tuổi cây Số hộ Tỷ lệ GO IC VA MI GO/IC VA/IC MI/IC (1000đ) (hộ) (%) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) (lần) I ≤ 9 27 39,71 57.371 18,974.3 30.396,7 32.731,8 3,02 2,02 1,73 II 10< CP ≤15 35 51,47 92.390,5 29.107,6 55.282,9 57.618 3,17 2,17 1,98 III >15 6 8,82 74.269,1 23.804,2 50.464,9 46.773,7 3,12 2,12 1,96 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 58 2.4.4. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hàm sản xuất Thu nhập trên một đơn vị diện tích của sản xuất chè chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có một số yếu tố tác động thấy rõ nhất là quy mô đất đai, phân bón, tuổi vườn chè, ngoài ra năng suất chè còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuộc bản thân người sản xuất như giới tính, trình độ chuyên môn. Để xem xét mối liên hệ giữa các biến số nói trên ảnh hưởng đến năng suất chè bình quân của hộ, trong bài sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglass LnY = ß0 + ß1lnX1 + ß2lnX2+ ß3lnX3 + ß4D Trong đó: Y: năng suất chè xanh (tấn/ha) ß0: Hệ số tự do X1: Phân bón (kg/ha) X2: Tuổi cây (năm) X3: Diện tích (ha) D: Biến giả (nếu bằng 1: đã được tập huấn khuyến nông, bằng 0: chưa được tập huấn khuyến nông) Bảng 22: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chè (Tính BQ/ha) Các biến và hệ số Hệ số hồi quy (Coefficents) Sig. Hệ số tự do (C) -2,828 0,000 LnX1 - Ln(Phân bón) 0,575 0,000 LnX2 - Ln(Tuổi cây) 0,313 0,000 LnX3 - Ln(Diện tích) 0,527 0,000 D - Tập huấn khuyến nông 0,062 0,053 F - Statistic 110,883 0,000 R2 0,876 R2 điều chỉnh 0,868 N - Số quan sát 68 (Nguồn: Số liệu điều tra và kết quả ước lượng SPSS) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 59 Bằng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy OLS ở bảng 22, cho kết quả kiểm định với F = 110,883 tại mức ý nghĩa thống kê 99%. Điều này cho phép chúng ta bác bỏ giả thiết H0 = 0 (bác bỏ giả thiết tất cả các hệ số hồi quy riêng bằng 0), đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thiết 1H 0 (chấp nhận giả thiết không phải tất cả các hệ số hồi quy riêng bằng không). Như vậy, mô hình đưa ra là hoàn toàn phù hợp thực tế với mức ý nghĩa thống kê 99%. Hệ số xác định R2 bằng 0,876, cho biết có tới 87,6% sự thay đổi năng suất chè là do các biến có trong mô hình tạo ra, còn lại 12,4% là do các yếu tố khác ngoài mô hình gây ra. Điều này cho kết luận các biến được chọn để đưa vào mô hình là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của việc sản xuất chè hiện nay của của các hộ ở địa phương. Kết quả ước lượng cho thấy, các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập như: Phân bón, tuổi cây, diện tích, tập huấn khuyến nông đều mang dấu dương và có mức ý nghĩa thống kê 99% và 90%. Điều này có nghĩa là năng suất chè của các hộ tăng theo dấu của các hệ số hồi quy riêng của các biến có trong mô hình hay nói cách khác các biến này đều có ảnh hưởng làm tăng năng suất chè của các hộ. Trên cơ sở phân tích thông qua số liệu điều tra năm 2011, khóa luận xây dựng hàm sản xuất Cobb - Douglas của các hộ sản xuất chè tại địa bàn khảo sát như sau: (0,575) (0,313) (0,527) (0,062D) 1 2 3Y = (0,962)X .X .X .e - Biến lượng phân bón (X1) Phân bón là đầu vào quan trọng đối với ngành trồng trọt nói chung và trồng chè nói riêng. Bón phân cho chè là một việc hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè. Cây chè có nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao, nhất là đối với loại đất xấu thì việc bón phân để cải tạo đất cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây là công việc khá vất vả. Tuy nhiên tùy theo từng vùng, từng hộ, và tùy vào năng suất của vườn chè lượng phân bón được sử dụng khác nhau. Kết quả của hàm hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của phân bón là 0,575. Có thể thấy trong các yếu tố đưa vào mô hình làm tăng năng suất chè của các hộ thì yếu tố đầu tư về phân bón của chủ hộ thật sự có tác động lớn nhất đến việc làm tăng năng suất chè so với các yếu tố còn lại. Khi số lượng phân bón của chủ hộ tăng thêm 1% so Trư ờng Đạ i ọ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 60 với mức trung bình thì năng suất chè của hộ sẽ tăng thêm tương ứng là 0,575%, với điều kiện cố định các yếu tố khác. - Biến tuổi cây (X2) Đối với cây lâu năm thì tuổi cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây. Thông thường thì cây ở vào độ tuổi trưởng thành cho năng suất cao hơn giai đoạn bắt đầu kinh doanh và giai đoạn cuối chu kỳ kinh doanh. Kết quả của hàm hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của tuổi cây là 0,313. Điều này có nghĩa là khi tuổi cây tăng thêm 1% thì năng suất chè của hộ sẽ tăng thêm tương ứng là 0,313% trong điều kiện cố định các yếu tố khác. - Biến diện tích (X3) Đất đai là tư liệu sản xuất chính đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng. Bên cạnh đó, quy mô đất sản xuất có liên quan đến khả năng tài chính của các hộ và khả năng đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích. Thông thường, nhóm hộ có quy mô diện tích đất sản xuất lớn thường có mức độ đầu tư thâm canh cao hơn, do đó hiệu quả sản xuất cũng cao hơn so với những hộ có quy mô đất sản xuất nhỏ. Do chè là cây công nghiệp dài ngày, khi quy mô diện tích lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các loại máy móc, dụng cụ hiện đại trong quá trình sản xuất giúp rút ngắn thời gian và giảm công lao động, đồng thời nâng cao sản xuất cây chè. Kết quả hàm hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của quy mô diện tích đất là 0,527. Điều này có nghĩa là khi quy mô diện tích của chủ hộ tăng thêm 1% so với mức trung bình thì năng suất chè của hộ sẽ tăng thêm tương ứng là 0,527%, với điều kiện cố định các yếu tố khác. - Biến tập huấn khuyến nông (D) Để có được vườn chè cho năng suất cao, người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi độ chính xác cao. Đặc biệt là trong giai đoạn KTCB, từ việc thiết kế vườn chè, chọn giống, mật độ trồng, và tỷ lệ phân bón cho cây chè hằng năm đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vườn chè. Để thực hiện tốt các công đoạn này, người trồng chè cần phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật sản xuất chè. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 61 Để xét mức độ ảnh hưởng của trình độ chuyên môn đến năng suất cây chè, khóa luận sử dụng biến định tính D, nếu D = 0 nghĩa là chủ hộ chưa được tập huấn khuyến nông, còn D = 1 là chủ hộ đã được tập huấn khuyến nông. Kết quả hàm hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến định tính là 0,062. Có thể thấy trong các yếu tố đưa vào mô hình làm tăng năng suất chè của các hộ thì yếu tố tập huấn khuyến nông của chủ hộ có tác động nhỏ nhất đến việc làm tăng năng suất chè so với các yếu tố còn lại. Nếu chủ hộ đã được tập huấn khuyến nông thì năng suất chè của hộ tăng lên 0,062%, với điều kiện cố định các yếu tố khác. Hệ số co giãn của các yếu tố đầu vào có trong mô hình nói trên chỉ cho biết (%) tăng thêm của năng suất chè khi yếu tố đầu vào tăng thêm 1 (%), nhưng chưa biết được khi các yếu tố đầu vào tăng thêm 1 đơn vị thì năng suất chè sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị. Từ hàm sản xuất được thiết lập, ta tính được sản phẩm cận biên và giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm của các yếu tố đầu vào tương ứng có trong mô hình, từ đó tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư của các yếu tố đầu vào sản xuất chè của các hộ điều tra. Bảng 23: Sản phẩm cận biên của các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình Đầu vào Xi ĐVT Trung bình Xi Sản phẩm cận biên MP (Tấn/ha) Giá trị sản phẩm cận biên MPV (1000 đồng) 1. Phân bón Kg/ha 1955,49 0,004 22,25 2. Tuổi cây Tuổi 10,69 0,401 2.215,20 3. Diện tích Ha 0,81 8,915 49.219,82 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán). Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 23 cho thấy, sản phẩm cận biên của các yếu tố phân bón, tuổi cây và diện tích đều dương tức có ảnh hưởng làm tăng năng suất chè của hộ. Trong điều kiện cố định các yếu tố khác ở mức trung bình của mẫu, nếu hộ trồng chè tăng đầu tư thêm 1kg phân bón/ha so với mức trung bình là 1955,49 kg/ha như hiện tại thì năng suất chè sẽ tăng lên 0,004 tấn/ha. Với giá chè búp bán ra tại địa phương trong năm 2011 bình quân là 5.520,6 đồng/kg thì giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm là 22,25 nghìn đồng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 62 Đối với biến tuổi cây, khi vườn chè của hộ tăng thêm 1 tuổi thì năng suất chè của hộ tăng thêm 0,401 tấn/ha tương ứng với phần giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm là 2.215,20 nghìn đồng. Tương tự, đối với biến diện tích, khi chủ hộ tăng quy mô thêm 1 ha thì năng suất chè của hộ tăng thêm 8,915 tấn/ha. Phần giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm là 49.219,82 nghìn đồng. Mặc dù sản phẩm cận biên tăng nhưng không có nghĩa là có hiệu quả kinh tế vì thế cần xác định chênh lệch giữa giá trị sản phẩm cận biên (MPV) và giá đơn vị đầu vào của yếu tố tăng thêm (PXi). Nếu MPV > PXi thì tăng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào còn mang lại hiệu quả kinh tế. Ngược lại nếu MPV < PXi thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm khi tăng đầu tư đầu vào này. Nếu MPV = PXi sẽ đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Với giá phân bón bình quân trong năm 2011 là 11,3 nghìn đồng/kg thì mức chi phí biên của phân bón là 11,3 nghìn đồng. Như vậy, nếu hộ tăng thêm 1kg phân bón/ha sau khi trừ đi chi phí thì hộ còn lợi được khoảng 10 nghìn đồng/ha. Điều đó có nghĩa, trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác, khi tăng thêm 1 đơn vị phân bón thì còn tăng hiệu quả kinh tế. Các biến còn lại trong mô hình gồm diện tích, tuổi cây là những biến không có giá cả trên thị trường nên không thể xác định được chi phí biên mà chỉ tính được sản phẩm cận biên và giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm. Từ kết quả phân tích được cho ta thấy tất cả các yếu tố đưa vào mô hình đều ảnh hưởng tích cực đến năng suất và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè. 2.5. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CHÈ 2.5.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè bao gồm giống, phân bón, các dụng cụ phục vụ cho sản xuất chè chúng chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất. Vì vậy, bất kỳ sự tăng lên hay giảm xuống của các yếu tố đầu vào này đều ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và thu nhập của các hộ sản xuất chè. Qua quá trình điều tra tình hình mua sắm các yếu tố đầu vào của các hộ sản xuất chè tại xã Sơn Kim 2 có thể khái quát kênh phân phối các yếu tố đầu vào như sau: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 63 Sơ đồ 1: Kênh phân phối phân bón tại địa phương Về phân bón: Phân bón cho chè cũng giống như phân bón cho các loại cây trồng khác, ngoài lượng phân chuồng được huy động từ các hoạt động chăn nuôi của gia đình, còn lại là các loại phân vô cơ như đạm Urê, phân lân, Kali, NPK Việt Nhật... Tại địa phương, có 2 nguồn cung phân bón chính cho các hộ sản xuất chè là từ XN chè Tây sơn và từ các đại lý bán lẻ phân bón trên địa bàn. Khi vay phân bón từ XN thì các hộ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn, mức giá cũng thấp hơn so với ngoài thị trường 0,5 - 1 giá, đặc biệt là khi mua các hộ không cần thiết phải thanh toán tiền ngay khi mua mà có thể trả dần sau mỗi vụ thu hoạch. Do đó hầu hết các hộ đều vay phân bón từ XN để sản xuất, còn lại rất ít hộ mua từ các đại lý bán lẻ tại địa phương. Về giống: Đây là một trong những yếu tố đầu vào cần thiết nhất để tiến hành hoạt động sản xuất chè. Trước đây, khi còn trồng chè bằng hình thức đức hạt thì hầu hết nguồn giống mà các hộ sử dụng đều là nguồn giống tự có mà không phải mua ngoài. Nhưng trong những năm gần đây, khi tại địa phương đã chuyển dần từ hình thức đúc hạt sang phương pháp giâm cành thì nguồn giống chè mà hộ sử dụng đều do XN chè Tây Sơn cung cấp. Trong năm 2011 giá của một bầu chè được bán tại XN chè Tây Sơn là 400 đồng. Về các yếu tố đầu vào khác như xăng dầu, các dụng cụ lao động nhỏ, sọt để hái chè thường được các hộ mua ở chợ huyện hoặc tại các cửa hàng, các đại lý bán lẻ tại địa phương với mức giá thay đổi theo giá cả của thị trường. Xí nghiệp sản xuất phân bón Xí nghiệp chè Tây Sơn Hộ gia đình trồng chè Đại lý phân bón tại địa phương Trư ờng Đ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 64 2.5.2. Chuỗi cung các yếu tố đầu ra Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm của các hộ khi quyết định việc trồng hay nuôi cây - con gì, vì nó là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại, là tiền đề cho tái sản xuất xẩy ra. Nông sản hàng hóa trong nông nghiệp chủ yếu là các sản phẩm tươi sống nếu không được bảo quản tốt, sớm đưa vào tiêu thụ hoặc chế biến sẽ dễ bị hỏng, chất lượng phẩm cấp sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chè búp tươi cũng vậy sau khi thu hoạch nếu không được bảo quản tốt và đem vào chế biến ngay thì sau 4 - 5 giờ chất lượng chỉ còn 30 - 40%, do vậy vấn đề tiêu thụ sản phẩm che búp tươi rất được bà con nông dân trồng chè quan tâm, nó là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển sản xuất. Một khi thị trường tiêu thụ sản phẩm chè búp ổn định thì các hộ sẽ yên tâm sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích. Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ chè tại xã Sơn Kim 2 Người cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất ( Xí nghiệp chè Tây Sơn ) Người cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất ( Đại lý bán lẻ trên địa bàn) Hộ gia đình trồng chè Thương lái Xí nghiệp chè Tây Sơn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 65 Qua điều tra và quan sát thị trường tiêu thụ chè búp tươi trên địa bàn xã Sơn Kim 2 cho thấy tình hình thị trường đầu ra cho sản phẩm chè tại địa phương tương đối đảm bảo. Tham gia mua chè của các hộ gia đình gồm có XN chè Tây Sơn và một số thương lái. Nhưng đa phần các hộ gia đình đều bán sản phẩm cho XN chè. Do trong quá trình sản xuất, các hộ thường vay phân bón từ xí nghiệp, nên khi thu hoạch họ sẽ bán sản phẩm cho xí nghiệp để trừ đi khoản tiền nợ trước đó. Thông thường khi bán chè, các hộ có thể đưa sản phẩm tới tận XN để bán nhưng đa phần họ sẽ cử người đến tận các hộ để thu mua sản phẩm. Tiền bán chè sẽ được trả ngay sau khi hộ bán chè cho XN, đối với những hộ còn nợ tiền phân bón, tiền giống của XN sẽ bị họ trừ vào tiền bán sản phẩm. Mức độ quan hệ giữa người dân và XN là hết sức chặt chẽ. Do hầu hết đất để sản xuất chè của các hộ đều là đất của XN giao khoán, khi giao khoán đất cho hộ XN sẽ cam kết là mua tất cả các sản phẩm của hộ đồng thời sẽ hỗ trợ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, ngược lại các hộ phải có trách nhiệm bán tất cả các sản phẩm của mình cho XN với giá cả được thỏa thuận giữa 2 bên. 2.6. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HỘ SẢN XUẤT CHÈ Trong quá trình sản xuất chè, ngoài những nhân tố mang tính chất định lượng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ thì trong quá trình điều tra, đề tài thu thập được những thông tin khác ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sản xuất của hộ. Những khó khăn mà hộ thường gặp phải được tổng hợp qua bảng số liệu 24. Thứ nhất là vấn đề thiếu vốn: Vốn là yếu tố quyết định trong việc đầu tư sản xuất, nếu không chủ động nguồn vốn, chủ thể sản xuất sẽ không đầu tư các yếu tố đầu vào một cách kịp thời dẫn tới hết quả không đạt mức tối ưu. Đặc biệt trong sản xuất chè, việc thiếu vốn sẽ không chủ động được lượng phân dùng để bón lót cho chè dẫn đến năng suất chè thấp và chất lượng búp giảm. Tình trạng thiếu vốn thường tập trung vào các hộ đông nhân khẩu, họ phải lo nhiều khoản tiền cho gia đình, nên lượng vốn phục vụ đầu tư cho sản xuất là rất hạn chế. Theo nguồn số liệu điều tra thì có khoảng 60% hộ dân thiếu vốn tương ứng với 45/75 hộ điều tra. Nhu cầu sử dụng vốn của những hộ này rất cần thiết. Do vậy, họ cần được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 66 Bảng 24: Tổng hợp những khó khăn của hộ sản xuất chè Khó khăn Số hộ khó khăn Tỷ lệ %  Vốn sản xuất  Thiếu kỹ thuật  Thiếu cơ sở vật chất  Thiếu lao động  Thiếu đất  Sâu bệnh nhiều  Thời tiết thay đổi  Năng suất bấp bênh  Bị ép giá 45 55 48 18 49 28 43 24 29 60 73,3 64 24 65,33 37,3 57,33 32 38,67 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Thứ hai là vấn đề kiến thức kỹ thuật: Đây được coi là vấn đề khó khăn nhất khi tham gia sản xuất chè. Vấn đề này chủ yếu là việc đưa các công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, đồng thời kỹ thuật trồng, chăm sóc và hái chè cũng đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè. Do hạn chế về trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn nên việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn rất mơ hồ. Người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm, vì thế đòi hỏi phải có các lớp tập huấn khuyến nông, kỹ thuật, định hướng sản xuất để mang lại hiệu quả trong sản xuất. Thực tế điều tra có 55/75 hộ còn yếu và thiếu về kiến thức kỹ thuật, tương ứng với 73,3% hộ điều tra. Thứ ba là vấn đề thiếu cơ sở vật chất. Do quy mô vườn chè của các hộ còn ở mức trung bình, đồng thời khả năng tích lũy vốn còn hạn chế. Cho nên mức độ đầu tư trang thiết bị của hộ còn khá thấp. Có 48/75 hộ chọn thiếu cơ sở vật chất là vấn đề khó khăn trong sản xuất chè chiếm khoảng 64%. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất chè bao gồm máy đốn, xe kéo, giỏ hái Thứ tư, vấn đề thiếu lao động. Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao động thì không có các hoạt động nông nghiệp. Trong các hộ sản xuất chè được phỏng vấn thì có 18/75 hộ thiếu lao động chiếm 24%. Thường thì chỉ Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 67 những hộ gia đình có diện tích trồng chè lớn, nhưng lao động nông nghiệp ít thì mới phải thuê lao động ngoài. Hầu như tầng lớp lao động trẻ không mấy ai ở lại địa phương làm nông nghiệp mà họ đều đi làm ăn xa, vì thế lao động nông nghiệp tại địa phương ngày càng thiếu. Thứ năm là vấn đề thiếu đất, trong 75 hộ điều tra thì có 45 hộ cho rằng họ đang thiếu đất. Họ muốn mở rộng thêm đất để trồng chè tăng thu nhập cho hộ. Vì vậy chính quyền địa phương và XN cần có các chính sách giao khoán thêm đất trồng chè cho hộ. Thứ sáu, tình trạng sâu bệnh nhiều. Do chè là cây trồng ít bị ảnh hưởng của sâu bênh nên trong số 75 hộ điều tra chỉ có 28 hộ chọn đây là vấn đề khó khăn trong sản xuất chè, chiếm 37,3%. Thứ bảy, vấn đề thời tiết thường xuyên thay đổi gây ảnh hưởng nhiều nhất tới sản xuất chè nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong 3 năm trở lại đây, tình hình thời tiết diễn ra thất thường. Có khi nhiệt độ xuống dưới 8oC gây rét đậm, rét hại tới cây trồng, làm kìm hãm khả năng phát triển, có thế gây chết. Có khi nhiệt độ lên tới 42,5oC gây hạn hán, thiếu nước ở nhiều nơi Tất cả những ảnh hưởng đó của thời tiết đều làm cho cây trồng phát triển kém, dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Những vấn đề nêu trên kéo theo vấn đề thứ tám đó là năng suất bấp bênh. Trên tổng số 75 hộ điều tra thì có 24 hộ đánh giá năng suất chè thay đổi qua các năm, chiếm 32%. Điều này cho thấy năng suất chè của các hộ là khá ổn định. Thứ chín là vấn đề bị ép giá, đây là vấn đề thị trường đầu ra cho sản phẩm chè. Đầu ra cho sản phẩm chè ở địa phương là khá ổn định. Hầu hết chè hái được đều bán cho XN chè Tây Sơn. Tuy đầu ra khá ổn định nhưng nguồn thu mua hạn chế, các hộ chỉ có thể bán sản phẩm cho XN. Vì vậy, ở địa phương còn xẩy ra tình trạng ép giá. Trong 75 hộ điều tra có 29 hộ chọn khó khăn là bị ép giá chiếm 38,67%. Tóm lại, những khó khăn của các hộ điều tra gặp phải đang rất cần sự quan tâm, can thiệp của nhà nước, chính quyền và cũng chính tâm lý của mỗi người dân. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách hợp lý, hỗ trợ các yếu tố đầu vào cũng như tìm nguồn ra cho sản phẩm chè nhằm cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập và động viên tâm lý của người dân. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 68 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 3.1.1. Điểm mạnh - Địa phương nằm trong khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, đây là khu kinh tế mới khá sôi động, có mức tăng trưởng kinh tế cao. - Chính quyền cấp xã và huyện thường xuyên quan tâm tới phát triển cây chè, hàng năm đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với các hộ trồng chè như cho vay với mức lãi suất thấp, hỗ trợ tiền khai hoang, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè - Hoạt động sản xuất chè của các hộ gia đình nhận được sự hỗ trợ lớn từ XN chè Tây Sơn. Với vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung - cầu chè, các yếu tố đầu vào cần thiết trong quá trình sản xuất luôn được cung ứng kịp thời và đảm bảo chất lượng, thị trường đầu ra luôn được đảm bảo. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân yên tâm sản xuất mà không phải lo lắng nhiều về đầu ra của sản phẩm. - Là xã miền núi với 3/4 diện tích là đồi núi, diện tích đất chưa sử dụng tại địa phương còn khá lớn, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các hộ mở rộng quy mô diện tích trồng chè. - Với truyền thống trồng chè từ lâu đời nên người dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đồng thời họ luôn chịu khó học hỏi, nâng cao kinh nghiệm. 3.1.2. Điểm yếu - Vì là vùng miền núi nên xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn nên nguồn vốn tự có còn hạn chế, hầu hết vốn để sản xuất chủ yếu là nguồn vốn vay, nên hàng năm người dân phải chịu áp lực về việc trả lãi vay. - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt là công trình giao thông đi lại còn khó khăn, nhiều hệ thống đường đã bị xuống cấp Trư ờn Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 69 nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân. Máy móc công cụ đầu tư cho việc sản xuất chè còn hạn chế, người dân thiếu thông tin về việc áp dụng các loại máy móc hiện đại trong sản xuất, đặc biệt là thông tin về thị trường còn nghèo nàn và quá hạn chế. - Trình độ của người dân còn khá hạn chế, tỷ lệ hộ được tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè còn thấp chủ yếu là sản xuất dựa vào kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình sản xuất. 3.1.3. Cơ hội - Là một xã nằm trong khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tạo nhiều cơ hội cho người dân tiếp xúc với các thông tin về thị trường. - Nguồn vốn từ các ngân hàng hỗ trợ cho người dân ngày càng lớn, với mức lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho hộ mở rộng quy mô sản xuất giúp ổn định cuộc sống. - Thị trường chè ngày càng được mở rộng, giá cả chè búp trong những năm gần đây không ngừng tăng lên đồng thời nhu cầu tiêu thụ chè cung tăng lên, điều này kích thích người dân đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích. - Các kỹ sư nông nghiệp trong và ngoài nước đã nghiên cứu và cho ra nhiều giống chè mới có khả năng chống chịu sâu bênh cao, năng suất cao phẩm chất tốt. 3.1.4. Thách thức - Nền kinh tế biến động phức tạp, giá cả các yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng lên, tốc độ lạm phát tăng cao, dẫn đến chi phí đầu tư cho vườn chè tăng lên. - Là một xã biên giới của huyện, trình độ dân trí của người dân còn thấp, đây là cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân. - Tỷ lệ tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế xã còn thấp, gây khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. - Thời tiết những năm gần đây luôn diễn biến phức tạp theo chiều hướng ngày càng xấu đi ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống nhân dân. 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SƠN KIM 2 2.2.1. Các giải pháp cụ thể với hộ trồng chè Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 70 Về quy mô: Tăng cường đầu tư thâm canh trên diện tích chè hiện có, mạnh dạn đầu tư trồng mới thay thế phần diện tích chè có năng suất thấp, đầu tư mở rộng quy mô diện tích vườn chè, mạnh dạn chuyển đổi phần diện tích đất nông nghiệp có năng suất thấp sang trồng chè. Về giống: Việc lựa chọn giống có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè. Vì vậy, trước khi quyết định đầu tư hộ cần lựa chọn những giống chè phù hợp với từng vùng sinh thái, từng loại đất, có giá trị thương phẩm tối ưu, ngoài các giống đã được trồng như PH1, LDP2... trong thời gian tới hộ cần đầu tư mua các loại giống chè mới có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt do xí nghiệp bán ra. Về phân bón: Phân bón là yếu tố quan trọng chiếm tỷ lớn trong tổng chi phí đầu tư trong thời kỳ kinh doanh của cây chè và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè. Vì vậy, ngoài lượng lớn phân chuồng được sử dụng trong thời kỳ trồng mới, hàng năm hộ cần đầu tư bón lót cho chè bằng một lượng phân vô cơ hợp lý. Lượng phân bón được sử dụng phải căn cứ vào năng suất và tuổi của vườn chè và bón với tỷ lệ N:P:K hợp lý. Về kỹ thuật: Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất chè. Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình chăm sóc, cải tạo đất vườn chè theo hướng tăng độ mùn, độ xốp. Bên cạnh đó, việc người nông dân quá lạm dụng thuốc diệt cỏ đã làm cho đất đai vườn chè bị chai cứng, khả năng giữ ẩm thấp ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất. Vì vậy, hằng năm các hộ cần phải tiến hành làm cỏ cho vườn chè ít nhất 2 - 3 lần. Làm như vậy ngoài làm sạch cỏ còn làm cho đất chè tơi xốp, tăng độ mùn và khả năng giữ ẩm cao hơn. Đồng thời việc thu hái búp chè phải đúng quy trình, hái 1 tôm 2 lá, chú trọng việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của vườn chè kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Về đầu tư: Sử dụng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất chè một cách hợp lý, tăng cường mua sắm các lại máy móc dụng cụ phục vụ cho sản xuất chè nhằm tiết kiệm thời gian, giảm công lao động trên mỗi ha chè. Tận dụng thời gian rãnh rỗi phát triển các ngành nghề phụ, chăn nuôi gia súc gia cầm tạo thêm thu nhập cho hộ. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 71 Về thị trường: Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mọi quá trình sản xuất. Hiện nay, sản phẩm chè búp của các hộ trên địa bàn xã hầu hết được bán cho XN chè Tây Sơn, do đó còn xảy ra tình trạng người dân bị ép giá và phân loại sản phẩm không công bằng. Chính vì vậy, hộ trước hết cần nâng cao chất lượng chè búp của mình, việc thu hái búp chè phải đúng quy trình, hái 1 tôm 2 lá, chú trọng việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định với XN, tổ chức liên kết với các hộ khác trong việc tiêu thụ sản phẩm. 2.2.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương Quy hoạch tổng thể vườn chè: Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển vùng chè tại địa phương. Chính quyền xã cùng với Xí nghiệp chè Tây Sơn cần phối hợp quy hoạch phát triển vùng chè tập trung, vùng chuyên canh chè để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh tăng năng suất. Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với hệ thống tiêu thụ, chế biến, đảm bảo cung cấp được các nguyên liệu có chất lượng tốt, đồng đều cho khâu chế biến. Lập kế hoạch phát triển diện tích hằng năm, tiến hành cải tạo phần diện tích đất chưa sử dụng có chất đất phù hợp cho cây chè phát triển, mạnh dạn chuyển đổi phần diện tích cây trồng không hiệu quả sang trồng chè. Giải pháp về giống, KHKT: Chính quyền địa phương cùng XN chè Tây Sơn tăng cường nhập các loại giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và nhanh chóng chuyển giao nhanh đến các hộ nông dân. Đồng thời hỗ trợ đầu tư các loại công cụ, máy móc hỗ trợ cho sản xuất chè. Ứng dụng công nghệ sạch trong trồng trọt, thu hái, và bảo quản, giảm tối đa lượng thuốc BVTV sử dụng trong mỗi vụ. Giải pháp về thị trường tiêu thụ: Hội nông dân xã cùng với XN chè Tây Sơn cần có các biện pháp tổ chức thu gom chè búp kịp thời. Đặc biệt là vào những lúc rộ chè, lượng chè búp được thu hái lớn, cần cử thêm người đi thu mua chè tại các hộ gia đình đảm bảo chè được hái về sẽ chuyển luôn đến XN chế biến giúp cho búp chè vẫn giữ được nguyên chất dinh dưỡng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 72 Chính quyền địa phương nên xây dựng kênh thông tin cho người dân về tình hình sản xuất, sự biến động giá cả chè búp trên thị trường để giúp người dân chủ động trong quá trình sản xuất và mua bán. Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp về vốn: Vốn là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất, tuy nhiên việc tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế, thủ tục rườm rà, ngoài ra nông hộ còn có tâm lý sợ rủi ro, nên chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích vườn chè do đó chính quyền địa phương nên khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vay vốn để đầu tư sản xuất chè. Ngoài ra, Nhà nước cùng chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng cho sản xuất, tháo gỡ những rào cản về thủ tục để việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Cho người dân vay vốn thông qua hội nông dân, hội phụ nữ Cho người dân vay với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn vay vốn, đặc biệt là khi người sản xuất gặp thời tiết không thuận lợi. Công tác khuyến nông: Hàng tháng, hàng quý tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè, yêu cầu người dân làm việc với thái độ nghiêm túc, rất nhiều trường hợp đến với lớp tập huấn như là một yêu cầu bắt buộc, chính điều này đã làm trở ngại đến khả năng tiếp thu của các đối tượng khác. Tổ chức cho người dân tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất của những hộ sản xuất giỏi, khuyến khích học hỏi lẫn nhau giữa các hộ sản xuất, khuyến khích các hộ sản xuất giỏi hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ sản xuất kém hơn. Từ đó tạo ra được sự liên kết giữa những hộ sản xuất chè với nhau. Về phía cán bộ khuyến nông cơ sở và XN cần sâu sát hơn nữa, bắt kịp tâm tư nguyện vọng của người dân cũng như nắm bắt tình hình một cách nhanh nhẹn nhất, đặc biệt trong công tác phòng ngừa dịch bệnh. Nâng cao dân trí và tạo việc làm cho người dân: Nâng cao chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngành chè tại địa phương. Trình độ dân trí cao tăng khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 73 tạo ra được kết quả sản xuất cao hơn. Cần phát triển hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương giúp giải quyết lực lượng lao động dư thừa ở địa phương, phần nào nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Thực hiện đề tài nghiên cứu tài “Hiệu quả sản xuất chè của hộ gia đình tại xã Sơn Kim 2 – huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh” tôi rút ra một số kết luận như sau: - Phát triển cây chè trên địa bàn xã Sơn Kim 2 hiện nay là hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như tiềm năng và thế mạnh của địa phương về quỹ đất hiện có của. Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo XN chè Tây Sơn nên diện tích trồng chè ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2011 diện tích trồng chè chiếm 57,84% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã. Sơn Kim 2 là xã có quỹ đất tương đối lớn, diện tích chủ yếu là đồi núi, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để địa phương nói chung và đối với các hộ nói riêng mở rộng quy mô diện tích đồi chè. Từ năm 2009 đến nay, diện tích trồng chè của xã không ngừng tăng lên, năm 2009 xã có 152,43 ha chè đến năm 2011 diện tích trồng chè của xã đã lên đến 186,75 ha. Điều này không chỉ có lợi ích về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt xã hội làm giảm đất trống đồi trọc, chống xói mòn ngăn ngừa sự bạc màu của đất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Trong những năm gần đây nhờ việc đưa vào trồng các giống chè mới có năng suất suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như LDP2, PH1... trồng mới thay thế những đồi chè có năng suất thấp, phẩm chất kém cho nên tổng sản lượng chè của toàn xã đã tăng lên đáng kể so với trước đây. Với quy mô vườn chè của các hộ điều tra là bình quân 0,82 ha/hộ. Với quy mô như vậy, mức đầu tư chi phí cho sản xuất chè của hộ hiện nay là khá cao bình quân là 47.267,375 nghìn đồng/ha cho nên hoạt động sản xuất chè của hộ là đều có kết quả và Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 74 hiệu quả về mặt kinh tế. Bình quân 1 ha hộ thu được khoản thu nhập là 76.208,4 nghìn đồng/ha. Trong năm qua hoạt động sản xuất chè của các hộ đã đạt được những thành công nhất định, cụ thể với kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu cho thấy đa số các hộ đều cho kết quả rất khả quan, sử dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá thì đa phần các hộ đạt kết quả khá cao, cụ thể giá trị thu nhập hỗn hợp thu được trong năm 2011 của hộ là 47.008,53 nghìn đồng/ha. Kết quả nghiên cứu từ đề tài cũng chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ giữa kết quả, hiệu quả kinh tế, và các nhân tố như chi phí trung gian, quy mô diện tích, chi phí phân bón... Hầu hết các hộ sử dụng nhiều yếu tố hơn thường có kết quả cao hơn, trong số các yếu tố ảnh hưởng ngoài chi phí trung gian, quy mô diện tích thì tuổi vườn chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây chè. Cây chè khi bước vào giai đoạn cuối chu kỳ kinh doanh thì năng suất giảm dần vì vậy trong giai đoạn này cần chú ý đầu tư thâm canh, bón phân vô cơ tăng nguồn dinh dưỡng cho cây. Phát triển sản xuất chè trên địa bàn đã thật sự góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động gia đình, từ đó góp phần ổn định và phát triển KT - XH của xã Sơn Kim 2. Bên cạnh hiệu quả kinh tế khá cao thì vấn đề thị trường đầu vào, đầu ra, thời tiết và sâu bệnh cũng gây không ít khó khăn cho hộ. Trong những năm gần đây, mặc dù giá chè búp tăng lên nhưng giá cả các yếu tố đầu vào như xăng dầu, phân bón, giống cũng tăng giảm doanh thu cũng như thu nhập của nông hộ. Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài đã đề xuất 2 nhóm giải pháp cụ thể đối với hộ nông dân trồng chè và đối với chính quyền địa phương nhằm góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất chè trên địa bàn xã Sơn Kim 2 có hiệu quả và ổn định hơn trong thời gian đến. Trong đó, các giải pháp trước mắt cần tập trung giải quyết là: hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho người trồng chè, tuyên truyền phổ biến cho người sản xuất chè nhận thức về sự cần thiết phải đầu tư thâm canh. Về lâu dài, cần hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất chè, chính quyền và địa phương tích cực giao thêm đất trồng chè cho hộ tạo điều kiện giúp hộ mở rộng quy mô vườn chè của mình. II. KIẾN NGHỊ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 75 1. Đối với nhà nước - Cần hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển các cây công nghiệp trong đó có cây chè như chính sách về đất đai đặc biệt là hoàn thiện chính sách giao đất giao rừng cho hộ gia đình, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. - Hỗ trợ vốn trung hạn và dài hạn với mức lãi suất ưu đãi để các hộ yên tâm sản xuất. Ngoài ra nhà nước cần tăng nguồn tiền hỗ trợ việc khai hoang đối với những hộ có nhu cầu mở rộng diện tích đồi chè. - Nhà nước sớm thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm nhập khẩu, sản xuất và cung ứng các giống chè phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây chè cho người dân. - Nhà nước nên đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu, dự báo về thời tiết thiên tai một cách chính xác để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, giúp ngươi dân yên tâm tiến hành sản xuất. 2. Đối với chính quyền địa phương - Tổ chức tìm kiếm các nguồn vốn ưu đãi, kết hợp chặt chẽ với các ngân hàng trong việc cho vay tín dụng và sử dụng vốn. - Cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn phục vụ sản xuất. Chú trọng hơn nữa công tác khuyến nông thông qua các phương tiện truyền thông tại các thôn, xóm. - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và khuyến khích mọi người dân tham gia, đồng thời tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữu các hộ sản xuất chè. Cử cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật đi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tham gia học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở các địa phương khác để về truyền đạt lại cho bà con nông dân tại địa phương. - Quy hoạch vùng sản xuất, tiến trành trồng mới thay thế dần diện tích đồi chè cằn cỗi cho năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. - Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi. 3. Đối với hộ nông dân Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 76 - Nâng cao trình độ cũng như hiểu biết về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến việc sản xuất chè. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo do để hiểu biết, học hỏi thêm kinh nghiệm. - Có kế hoạch cụ thể trong việc đầu tư chi phí cho đồi chè, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè, thường xuyên theo dõi vườn chè kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường, có biện pháp xử lý nhanh chóng, hạn chế dịch bệnh. Tăng cường đầu tư thâm canh, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. - Hàng năm mạnh dạn bót lót phân vô cơ cho vườn chè nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây. Đồng thời thường xuyên cuốc cỏ cho vườn chè, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc BVTV gây ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng đất và chất lượng sản phẩm. Có các biện pháp cải tạo đất, tăng độ mùn, độ xốp cho đấ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh SVTH: Phan Thị Thanh Long 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Phan Văn Hòa, trường ĐH Kinh tế Huế. 2. Giáo trình Thống kê nông nghiệp, Đỗ Thị Ngà Thanh – Ngô Thị Thuận – Nguyễn Mộng Kiều, trường ĐH Nông Nghiệp I, 2007. 3. Giáo trình Lý thuyết thống kê, Hoàng Hữu Hòa, trường ĐH Kinh tế Huế. 4. Giáo trình Lập và quản lý dự án, Nguyễn Bạch Nguyệt, trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 5. Giáo trình Kinh tế nông hộ và trang trại, Mai Văn Xuân, trường ĐH Kinh tế Huế, 2008 6. Kỹ thuật trồng và chế biến chè năng suất cao – chất lượng tốt, Đỗ Ngọc Quý – Đỗ Thị Ngọc Oanh, NXB Nông Nghiệp. 7. Thuyết minh đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Sơn Kim 2. 8. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND xã Sơn Kim 2. 9. Báo cáo tổng kết sản xuất chè hàng năm, XN chè Tây Sơn. 10. Các website có liên quan: www.Agroviet.gov.vn www.vinanet.vn www.niengiamnongnghiep.vn www.Cuctrongtrot.gov.vn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_che_cua_ho_gia_dinh_tai_xa_son_kim_2_huyen_huong_son_tinh_ha_tinh_8019.pdf
Luận văn liên quan