Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện phú vang - Tỉnh thừa thiên Huế

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề của huyện cũng phải đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống dạy nghề theo hướng tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo chuyên sâu. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Phú Vang cần bổ sung giáo viên dạy nghề có trình độ đại học, cao đẳng, trong đó phải có giáo viên cơ hữu phục vụ cho trung tâm dạy nghề công lập của huyện; phấn đấu có 95% số giáo viên dạy nghề đạt chuẩn. - Tăng cường đầu tư, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án tài trợ để huy động nguồn lực cho đào tạo nghề. Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề và các cơ sở dạy nghề cũng phải thực hiện cơ chế tự chủ. Ban hành một số chính sách để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các cơ sở đào tạo nghề và chính sách ưu đãi giáo viên dạy nghề; khuyến khích doanh nghiệp và người lao động tham gia vào công tác đào tạo nghề. Mở rộng, đào tạo liên thông, liên kết, đa dạng hóa các loại hình đào tạo gắn với tuyên truyền cho gia đình và học sinh về công tác dạy nghề; phân luồng học sinh phổ thông, định hướng cho các em vào học các trường nghề phù hợp với năng lực. - Cần phải cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp như: giống cây trồng, vật nuôi và nguồn lao động nông thôn. Ða dạng hóa cơ cấu sản xuất, kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị. - Chủ động liên kết với các nơi có nhu cầu, tạo điều kiện đưa lao động đến làm việc, hoặc thông qua đào tạo để người lao động tự tìm việc; có chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút, kêu gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm tại chỗ; đưa lao động nông thôn đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; có chính sách hỗ trợ lao động nghèo đi

pdf48 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện phú vang - Tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đã đạt được một số kết quả đáng kể. * Về tỷ lệ thất nghiệp: Đại học Kin h tế Hu ế 18 Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị được thống kê thông qua các cuộc điều tra về lao động – việc làm, điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động. Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,65%. Năm 2009, do những tác động của cuộc khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng gia tăng, là 4,66%, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị giảm xuống còn 4,43%/năm vào năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho lực lượng lao động ở nước ta trong thời gian qua là thấp. Tỷ lệ thất nghiệp chung này năm 2003 là 2,25%, 3 năm tiếp theo có xu hướng giảm đi nhưng không dáng kể, đến năm 2007 tăng lên 2,52%. Và hiên nay, tỷ lệ thất nghiệp chung cho cả nước là 2,88%. * Về tỷ lệ tạo việc làm: Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010. Trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,6% lên 22,4%. Khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%. Hiện nay, hàng năm đã tạo việc làm cho từ 1,5- 1,7 triệu lao động, ngành chiếm nhiều lao động nhất tại Việt Nam là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với gần 23 triệu lao động (năm 2008). Theo dự báo, việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm 2020. Trên thực tế đã xuất hiện dòng di cư lao động từ nông thôn ra đô thị. Trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động khu vực đô thị đã tăng 3,8% trong tổng lực lượng lao động, nhưng tỷ lệ lao động làm việc tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ lại tăng 2,9%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam đã giảm trong giai đoạn 2007 - 2009. Và theo dự báo, đến năm 2015 một số ngành nghề sẽ tăng nhu cầu như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội * Mục tiêu của chương trình quốc gia tạo việc làm năm 2011 – 2015: Đại học Kin h tế Huế 19 Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm từ nay đến 2015 đặt ra mục tiêu hỗ trợ tạo việc cho 1-1,2 triệu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 80.000- 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khoảng 40.000 lao động là người nghèo, đối tượng chính sách. Chương trình cũng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước về dạy nghề và việc làm; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 49.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương cấp là 35.000 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và huy động từ các tổ chức quốc tế và 3.700 tỷ đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm giai đoạn 2006- 2010 chuyển sang. Theo nhận định của ILO tại Việt Nam những số liệu phân tích xu hướng lao động tại Việt Nam chưa bảo đảm được sự kịp thời, nhưng bản chất thị trường lao động chưa thay đổi trong nhiều năm qua do tồn tại tự nhiên, do đó báo cáo sẽ ít nhiều tác động vào các chính sách điều hành thị trường lao động. Chính vì vậy, các chính sách về thị trường lao động tại Việt Nam cần được xây dựng trên nền tảng những số liệu chính xác và kịp thời. Muốn đạt được mục tiêu vươn tới nước có mức thu nhập trung bình, phải thực hiện các chính sách thị trường lao động tốt để bảo đảm việc làm bền vững, giảm tỷ lệ đói nghèo phổ biến. Đại học Kin h tế Huế 20 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ VANG – TỈNH TTH 2.1. Tổng quan về huyện Phú Vang 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng. Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố đô Huế. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài. 2.1.2. Khí hậu, thời tiết Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi Đại học Kin h tế Huế 21 bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản. Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5-2 m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m. Độ cao triều trong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven biển, đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản. 2.1.3. Địa hình, đất đai Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và đường thủy. Diện tích tự nhiên 28.031,80 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha. Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn, chiếm 42,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát. Đất mặt nước chưa sử dụng chủ yếu là đất ao hồ, đầm phá. Khoáng sản: Phú Vang là nơi có nhiều khoáng sản Ti tan, tập trung ở các xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và Vinh An, có chất lượng tốt với quy mô khá lớn đang được khai thác. 2.1.4. Dân số và lao động Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầm phá và 7 xã trọng điểm nông nghiệp. Diện tích tự nhiên 28.031 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha. Địa hình của huyện khá phức tạp, đất rộng, người đông, với hơn 186.000 dân, trong đó có hơn 86.000 lao động, mật độ dân số bình quân 647 người/km2. 2.1.5. Kinh tế - xã hội Trong 5 năm qua, mặc dù tình hình huyện Phú Vang còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của huyện nhàSong nhờ sự nỗ lực phấn đấu, phát huy Đại học Kin h tế Hu ế 22 nội lực, đoàn kết nhất trí, kết hợp sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong huyện nền kinh tế - xã hội của Phú Vang vẫn tạo được những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế Phú Vang đã phát triển theo chiều hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 15,73%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Dịch vụ có bước phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của nhân dân; đã tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện như: Trung tâm thương mại ở thị trấn Thuận An, nâng cấp hệ thống chợ theo quy hoạch của tỉnh ở nhiều xã, thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng khu dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp ở Thuận AnLĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có những bước phát triển đáng kể, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt trên 380 tỷ đồng, tăng 21,1%/ năm, cao hơn 6,7% so với nhiệm kỳ 2000 – 2005. Nông – lâm – ngư nghiệp phát triển theo hướng tích cực, giá trị sản xuất toàn ngành nông – lâm – ngư tăng bình quân hàng năm là 5,84%; đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất; từng bước đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản, hàng hóa theo nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Chương trình đánh bắt xa bờ có bước phát triển quan trọng theo hướng CNH- HĐH, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của ngư dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay tăng 348,4 ha so với năm 2005; đã mạnh dạn chuyển đổi một số vùng nuôi tôm hạ triều, nuôi chắn sáo bị ô nhiễm thường bị dịch bệnh và thua lỗ sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng. Hiện nay, điện lưới quốc gia đã về 100% xã, thị trấn và tỷ lệ hộ dùng điện trong toàn huyện đạt 99,8%; hệ thống nước máy đã đầu tư lắp đặt được 70% số xã, thị trấn và tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 89%. Cơ sở vật chất các ngành giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao đều được tăng cường; 100% xã, thị trấn có trường học cao tầng; hoàn chỉnh mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở; đầu tư mở rộng bệnh viện, xây dựng mới phòng khám đa khoa Thuận An; 100% trạm y tế xã, thị trấn được tầng hóa. Các thiết chế văn hóa được nâng cấp, công trình di tích văn hóa, lịch sử được trùng tu, tôn tạo, khôi phục như: Nhà lưu niệm Bác Hồ (xã Phú Dương), nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diễu (xã Phú Mậu), Đình làng An Truyền (xã Phú An)Đã Đại học Kin h tế Huế 23 trùng tu, phục hồi thành công tháp Chàm Phú Diên (xã Phú Diên) tạo điều kiện cho khách du lịch trong và ngoài nước đến đây tham quan. Công tác đô thị hóa ở thị trấn Thuận An, trung tâm huyện lỵ Phú Đa ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng, các loại dịch vụ phát triển mạnh. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được chú trọng, đang chuẩn bị trình phê duyệt xây dựng quy hoạch chung đô thị mới Phú Đa và quy hoạch chung phát triển đô thị Thuận An. Kinh tế - xã hội của Phú Vang tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa theo kịp xu thế phát triển của sự nghiệp CNH – HĐH; dịch vụ, du lịch chưa được đầu tư đúng mức, sản phẩm du lịch, dịch vụ còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, công tác giải quyết việc làm cho lao động còn hạn chế, phụ thuộc vào các dự án. Hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường chưa mạnh. Năng lực chỉ đạo điều hành của chính quyền ở một số xã còn yếu, cải cách thủ tục hành chính hiệu quả còn thấp. Các nhân tố đe dọa sự ổn định chính trị trên địa bàn vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Phú Vang giai đoạn 2006 - 2010 Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XII, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, là năm tổng kết việc thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. UBND huyện đã triển khai nhiều chương trình, đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm, phân công trách nhiệm và tiến độ cụ thể để thực hiện. Được sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ và sự phối hợp thực hiện của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, chương trình tạo việc làm trong những năm qua đã được triển khai và đạt được một số kết quả: 2.2.1. Chương trình lao động việc làm - Phú Vang là một huyện có địa bàn rộng, dân số và lực lượng lao động đông, lại chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Trong năm 2006, UBND huyện giao trách nhiệm cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng Đại học Kin h tế Hu ế 24 hợp điều tra nắm lại nguồn và chất lượng lao động để lập dự án lao động việc làm và xuất khẩu lao động, đồng thời tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế koạch và chỉ tiêu kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong những năm đến. - Phối hợp cùng với Trung tâm Giới thiệu việc làm - Sở LĐ-TB&XH nắm lao động ở các xã, thị trấn để tổ chức đào tạo nghề miễn phí ở các xã, thị trấn nhằm để tăng dần chất lượng lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xuất khẩu lao động. Năm 2009, đã đào tạo nghề ngắn hạn chủ yếu là may công nghiệp cho 905 lao động. - Trong năm 2010, đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn các xã, thị trấn tiến hành điều tra, khảo sát cung, cầu lao động và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang. Qua tổng hợp điều tra, khảo sát cung – cầu lao động, toàn huyện có 38.092 hộ. (xem Phụ lục) - Năm 2010, các xã, thị trấn đã tổ chức đào tạo nghề cho 2.733 lao động, trong đó chủ yếu là nghề trồng nấm rơm, chăn nuôi thú y, may, thợ mộc, thợ nề, kỹ thuật trồng cây cảnh, nghề uốn tóc - Phối hợp với UBND các xã Phú Xuân, Phú Mỹ, Phú An và thị trấn Thuận An tổ chức tập huấn và điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động vùng đầm Sam Chuồn huyện Phú Vang năm 2010 để tổ chức đào tạo nghề trong năm 2011 và các năm tiếp theo. 2.2.1.1. Kết quả thực hiện Bảng 1: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2006 Việc làm trong khu vực Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Nông, lâm, ngư nghiệp 800 40 622 33,10 77,75 Tiểu thủ công nghiệp, xây 550 27,5 535 28,47 97,27 Đại học Kin h tế Hu ế 25 dựng Dịch vụ 650 32,5 722 38,43 111,07 Cộng 2000 100 1879 100 93,95 ( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang – TTH ) Nhìn vào bảng 1 ta thấy: Năm 2006, năm đầu tiên của giai đoạn 2006-2010, huyện Phú Vang đã xác định tạo việc làm cho người lao động là giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời là động lực để phát triển một số ngành nghề mới. Trên cơ sở cơ cấu kinh tế của địa phương, việc chuyển dịch lao động đã được tính toán kỹ, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Kết quả có 1.879 lao động được giải quyết việc làm, trong đó kể cả số lao động tự tạo việc làm sau khi được đào tạo, chiếm 93,95% so kế hoạch. Số người có việc làm trong Khu vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp là 622 người, đạt tỷ lệ 33,10 % so với tổng số lao động được giải quyết việc làm trong năm; Khu vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 535 người, đạt tỷ lệ: 28,47% và Khu vực dịch vụ là: 722 người, chiếm tỷ lệ 38,43%. Bảng 2: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2007 Việc làm trong khu vực Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Nông, lâm, ngư nghiệp 700 31,82 587 27,15 83,85 Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 700 31,82 755 34,92 107,86 Đại học Kin h tế Hu ế 26 Dịch vụ 800 36,36 820 37,93 102,5 Cộng 2200 100 2162 100 98,27 ( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang – TTH ) Năm 2007, từ nguồn vốn của trung ương phân bổ cho chường trình giải quyết việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn huy động từ các nguồn dự án khác và đặc biệt là quyết tâm chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế để phù hợp hơn với xu hướng mới, Lao động Phú Vang đã được giải quyết việc làm thông qua các kênh đạt kết quả sau: Số lao động được giải quyết việc làm là 2.162, Tong đó: - Khu vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp là 587 người, đạt tỷ lệ 27,15 % so với tổng số lao động được giải quyết việc làm trong năm. - Khu vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 755 người, đạt tỷ lệ 34,92 % - Khu vực dịch vụ là 820 người, đạt tỷ lệ 37,93 % Bảng 3: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2008 Việc làm trong khu vực Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Nông, lâm, ngư nghiệp 700 28 551 23,17 78,71 Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 850 34 822 34,56 96,7 Dịch vụ 950 38 1005 42,27 105,79 Cộng 2500 100 2378 100 95,12 Đại học Kin h tế Hu ế 27 ( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang – TTH ) Năm 2008, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các địa phương trong cả nước, số khu công nghiệp với nhiều nhà máy, công trường, công ty, xí nghiệp phát triển nhanh, nhu cầu lao động nhiều. Nắm bắt cơ hội nay, nhiều đơn vị giới thiệu việc làm đã về Phú Vang để tuyển dụng. Tuy nhiên, với mức tiền công, tiền lương thấp số người được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ không cao hơn năm 2007. Cụ thể: - Số lao động được giải quyết việc làm trong năm: 2.378 người, đạt tỷ lệ 95,12% so với Kế hoạch. Trong đó: - Khu vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp là 551 người, đạt tỷ lệ 23,17 % so với tổng số lao động được giải quyết việc làm trong năm. - Khu vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 822 người, đạt tỷ lệ 34,56 % - Khu vực dịch vụ là 1.005 người, đạt tỷ lệ 42,27 % Bảng 4: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2009 Việc làm trong khu vực Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Nông, lâm, ngư nghiệp 600 22,22 479 21,29 79,83 Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 650 24,07 656 29,16 100,92 Dịch vụ 1450 53,71 1115 49,55 76,89 Cộng 2700 100 2250 100 83,33 ( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang – TTH ) Năm 2009, trong bối cảnh hội nhập của đất nước, Việt Nam nói chung và Thừa Đại học Kin h tế Hu ế 28 Thiên Huế nói riêng đều bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong quỹ đạo ấy, việc giải quyết việc làm cho người lao động là vô cùng khó khăn. Các nhà máy, công ty, xí nghiệp đều áp dụng chế độ cắt giảm công nhân tối đa, do hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được. Nhận thấy sự khó khăn là khó vượt qua. Tuy nhiên, để đảm bảo kế hoạch tạo việc làm cho người lao động. Huyện Phú Vang đã chủ động phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ chức sàng giao dịch việc làm ngay tại địa phương, nhờ sự linh hoạt này, trong năm 2009 đã giải quyết được việc làm mới cho 2.250 lao động, đạt 83,33% so với kế hoạch nhưng thấp hơn nhiều so với các năm trước - Khu vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp là 479 người, đạt tỷ lệ 21,29 % so với tổng số lao động được giải quyết việc làm trong năm. - Khu vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 656 người, đạt tỷ lệ 29,16 % - Khu vực dịch vụ là 1.115 người, đạt tỷ lệ 49,55 % Qua số liệu thể hiện ở các bảng: 1,2,3,4, sơ bộ chúng ta có thể thấy rằng, tỷ lệ lao động trong khu vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp là giảm dần, tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ tăng dần. Điều này chứng tỏ rằng, cơ cấu kinh tế cả nước nói chung đang có sự chuyển đổi mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Bảng 5: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2010 Việc làm trong khu vực Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Số lượng (số lao động) Cơ cấu (%) Nông, lâm, ngư nghiệp 500 16,67 356 13,02 71,20 Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 800 26,67 725 26,53 90,625 Đại học Kin h tế Hu ế 29 Dịch vụ 1700 56,66 1652 60,45 97,17 Cộng 3000 100 2733 100 91,10 ( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang – TTH ) Năm 2010, năm kết thúc giai đoạn 2006-2010, vì thế hầu hết các ngành, các cấp đều tăng cường chỉ đạo, huy động nguồn lực để thực hiện đạt các mục tiêu đã định, trong đó có mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động để góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Phú Vang không phải là ngoại lệ, tuy nhiên cách làm mới của địa phương này đã giúp nhiều người có việc làm trong năm. Cụ thể, Phú Vang đã huy động cả hệ thống chính trị, phân công, phân cấp, tìm kiếm cơ hội, nối kết thông tin với doanh nghiệp, người sử dụng lao động... nhờ các biện pháp liên hoàn nay, năm 2010 Phú Vang đã giải quyết được 2.733 lao động có việc làm mới. Trong đó: - Khu vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp là 356 người, đạt tỷ lệ 13,02 % so với tổng số lao động được giải quyết việc làm trong năm. - Khu vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 725 người, đạt tỷ lệ 26,53 % - Khu vực dịch vụ là 1.652 người, đạt tỷ lệ 60,45 % Đại học Kin h tế Hu ế 30 Bảng 6: Tổng hợp kết quả tạo việc làm cho lao động giai đoạn 2006-2010 ở huyện Phú Vang – tỉnh TTH ĐVT SL: số lao động Kết quả việc làm trong khu vực Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cộng So sánh 2008/2006 So sánh 2010/2008 So sánh 2010/2006 SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Nông, Lâm, Ngư nghiệp 622 33,1 587 27,15 551 23,17 479 21,29 356 13,02 2.595 22,76 -71 -11,41 -195 -35,39 -266 -42,76 Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 535 28,47 755 34,92 822 34,56 656 29,16 725 26,53 3.493 30,63 287 53,64 -97 -11,8 190 35,51 Dịch vụ 722 38,43 820 37,93 1.005 42,27 1.115 49,55 1.652 60,45 5.314 46,61 283 39,2 647 64,38 930 128,8 Tổng cộng 1.879 100 2.162 100 2.378 100 2.250 100 2.733 100 11.402 100 499 26,56 355 14,92 854 45,44 ( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang – TTH )Đại học Kin h tế Hu ế 31 Nhìn vào bảng 6 ta thấy: Qua quá trình thực hiện tạo việc làm cho người lao động trong năm năm, từ 2006 đến 2010 của huyện, ta đã thấy được công tác thực hiện của huyện đã tạo việc làm cho một số tương đối người lao động, nhưng nhìn chung vẫn cong thấp. - Trong năm năm qua, huyện đã tạo việc làm cho 11.402 lao động, trong đó việc làm trong khu Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22,76%, trong khu vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 30,63%, trong khu vực dịch vụ chiếm 46,61%. - Từ 1.879 lao động được tạo việc làm trong năm 2006, thì đến năm 2010 con số đó là 2.733 lao động, tăng 45,44%. - Số người lao động trong khu vực Nông, lâm, ngư nghiệp cũng giảm dần, từ 622 lao động năm 2006 xuống 356 lao động năm 2010, giảm 42,76%; và số người lao động trong 2 khu vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đều tăng. Đặt biệt ở khu vực dịch vụ, so với năm 2006, thì năm 2010 số lao động tham gia đã tăng 128,8 %. Điều này đã cho thấy rõ cơ cấu lao động- việc làm đã dịch chuyển phù hợp theo cơ cấu chuyển đổi kinh tế từ khu vực Nông, Lâm, Nghư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 2.2.1.2. Tồn tại: Vấn đề tạo việc làm ở huyện tuy có bước phát triển mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn một số tồn tại: - Lao động việc làm tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng do chưa nắm chắc nguồn và chất lượng lao động trên địa bàn huyện nên công tác tham mưu, đề xuất để thực hiện công tác lao động việc làm, đào tạo nghề trên địa bàn huyện còn hạn chế. Dẫn đến việc chưa chuyển đổi kịp thời theo yêu cầu của sản xuất, cơ cấu nghề đào tạo chưa phù hợp. - Chất lượng đào tạo nghề ở huyện còn hạn chế. Thực tế năm năm qua (2006- 2010), công tác dạy nghề của Phú Vang chưa có chuyển biến tích cực. Trung tâm đào tạo nghề của huyện mới được hình thành năm 2010 Tổng số lao động đã qua đào tạo là rất thấp, bình quân khoảng 520 lao động/ năm. Trong đó, có khoảng 70% số học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định. Ước tính đến cuối năm 2011, sẽ có 40% số lao động qua đào tạo nghề. Chương trình đào tạo chủ yếu là nghề sơ cấp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên Đại họ Kin h tế Huế 32 chưa phát triển tương ứng. Giáo viên dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là trung tâm dạy nghề ở huyện chưa có giáo viên cơ hữu. - Nguồn lao động Phú Vang tuy lớn, chiếm trên 58% tổng dân số, nhưng đa số chưa qua đào tạo, số qua đạo tạo các nghề cơ bản- phần lớn ở trình độ thấp mới chiếm khoảng 33,3% nên rất khó tìm kiếm việc làm ở các khu vực có mức thu nhập cao, cần nhiều hàm lượng chất xám. Hơn nữa, Do yêu cầu chuyển đối cơ cấu kinh tế, những năm gần đây, nhiều địa phương trong huyện Phú Vang đã giao đất cho các chương trình, dự án, vì thế một bộ phận nông dân không có đất để sản xuất, lại chưa được đào tạo nghề cơ bản nên rất khó để tạo việc làm ổn định cho bộ phân dân cư này. - Tiến độ giải ngân nguồn vốn vay giải quyết việc làm chậm do việc thu hồi vốn cũng như trả nợ vay của người dân còn chậm. 2.2.2. Chương trình xuất khẩu lao động - Trong những năm qua, UBND huyện chỉ tập trung cho 03 đơn vị là Công ty CP hợp tác đào tạo quốc tế Sona chi nhánh tại Huế, Công ty cổ phần phát triển Quốc tế Việt Thắng tại Huế và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phụ trách công tác tư vấn và tuyển lao động đi xuất khẩu lao động ở các xã, thị trấn. - Trên cơ sở được phân công, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành tư vấn XKLĐ và dạy nghề tại các thôn, cụm dân cư. Trong năm 2010, các đơn vị tuyển dụng đã tổ chức tư vấn XKLĐ 60 buổi/20 xã, thị trấn với gần 2.800 lượt người tham gia. - Những năm qua, các xã Vinh An, Vinh Thái, Phú Thượng, Phú Diên, Vinh Phú, Vinh Hà và Phú Hải đã thực hiện tốt công tác XKLĐ. Tuy nhiên, một số xã như Phú Thanh, Vinh Xuân quá trình triển khai công tác XKLĐ chưa đạt yêu cầu đề ra, đến cuối năm 2010 vẫn chưa có lao động nào xuất cảnh. Nguồn lao động đang được đào tạo ở các Công ty và chờ xuất cảnh trên 129 người. Có 125 người đi lao động nước ngoài theo hình thức du lịch kết hợp lao động có thu nhập cao ở các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh An và thị trấn Thuận An. - Thông qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay chương trình xuất khẩu lao động với dư nợ đến nay là 2,099 tỷ đồng với 137 hộ vay. 2.2.2.1. Kết quả thực hiện Đại học Kin h tế Hu ế 33 Bảng 7: Tổng hợp tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 2006-2010 tại huyện Phú Vang – tỉnh TTH ĐVT SL: số lao động Số lao động xuất khẩu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cộng So sánh 2008/2006 So sánh 2010/2008 So sánh 2010/2006 SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Malaysia 166 66,4 72 55,38 64 50 80 59,26 67 47,86 449 57,34 -102 -61,44 3 4,69 -99 -59,64 Hàn Quốc 40 16 37 28,46 28 21,88 19 14,07 35 25 159 20,3 -12 -30 7 25 -5 -12,5 Nhật 35 14 17 13,08 27 21,1 19 14,07 27 19,28 125 15,96 -8 -22,86 0 0 -8 -22,86 Các nước khác 9 3,6 4 3,08 9 7,03 17 12,6 11 7,86 50 6,4 0 0 2 22,22 2 22,22 Cộng 250 100 130 100 128 100 135 100 140 100 783 100 -122 -48,8 12 9,375 -110 -44 ( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang – TTH) Đại học Kin h tế Hu ế 34 Nhìn vào bảng 7 ta thấy: Về chương trình xuất khẩu lao động trong năm năm qua ở huyện không đạt được nhiều thuận lợi. Số lao động xuất khẩu trong năm năm chỉ là 783 người, trung bình mỗi năm huyện chỉ có 156 lao động đi xuất khẩu. - Trong năm đầu tiên triển khai kế hoạch, số lao động xuất khẩu đạt số lượng lớn nhất là 250 người, do XKLĐ khi đó còn mới lạ so với người nông dân, đa phần nghĩ được XKLĐ sẽ mang lại thu nhập cao và công việc an nhàn. - Những năm sau, số lao động đi xuất khẩu giảm dần, do trình độ kỹ thuật tay nghề chưa đủ, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, và khối lượng công việc nặng nhọc. Cụ thể năm 2010, số lao động đi xuất khẩu là 140 người, đạt 56% so với năm 2006. Trong năm năm qua, số lao động đi xuất khẩu Malaysia là lớn nhất, đạt 57,34%; tiếp theo là Hàn Quốc, đạt 20,3%; Nhật, đạt 15,96% và cuối cùng là các nước khác, đạt 6,4%. 2.2.2.2. Tồn tại: Kết quả xuất khẩu lao động ở huyện đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu là: - Tâm lý kén chọn việc làm, có thu nhập cao của người lao động là rất phổ biến, ngại làm những công việc giản đơn, nặng nhọc và không đi những nước có thu nhập thấp. - Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. - Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin về thị trường lao động, việc làm cho người lao động còn phụ thuộc vào các đơn vị xuất khẩu lao động. - Bản thân người lao động chưa chấp hành tốt các nội quy, quy chế nơi đến làm việc dẫn đến việc nhiều lao động phải về nước trước thời hạn. - Vai trò lãnh chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể về giải quyết việc làm và XKLĐ chưa được quam tâm đúng mức; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động, chưa thấy được XKLĐ là một trong những giải pháp để giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, giảm hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu và khá của huyện. Đại học Kin h tế Hu ế 35 CHƯƠNG III MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Phương hướng phát triển chương trình tạo việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú Vang trong giai đoạn 2011 – 2015 3.1.1. Mục tiêu của tỉnh Năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương. Mục tiêu: xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung Ương – trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trước năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Vì vậy, UBND Tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế xã hội cần tập trung, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực để khắc phục các hạn chế nhằm đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn đô thị loại I. Đề xuất thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2010 -2015. Trong đó, một trong những chương trình trọng điểm là “Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực”. UBND tỉnh đã đề ra những mục tiêu cần đạt được của chương như sau: a) Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 - Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có Đại học Kin h tế Huế 36 trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Tạo bước đột phá, tăng tốc về chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh năm 2015 đạt 60%, năm 2020 đạt 70%. b) Mục tiêu cụ thể: giai đoạn 2011 - 2015 - Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 30%. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 7000 lao động nông thôn. - Đào tạo 35000 lao động nông thôn ( bình quân mỗi năm đào tạo 7000 lao động), chiếm 28,2% trong tổng số lao động xã hội (124,580 người) qua đào tạo nghề. - Đào tạo, bồi dưỡng cho 7.650 cán bộ, công chức cấp xã. 3.1.2. Mục tiêu của huyện Để góp phần thành công cho đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, UBND huyện Phú Vang đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015, với mục tiêu như sau: Tập trung chuyển dịch mạnh nền kinh tế sang hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nhằm bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trông, vật nuôi; ngành nghề, làng nghề mũi nhọn là phát triển dịch vụ, du lịch; tập trung xây dựng và quản lý đô thị. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực và y tế, thể dục, thể thao. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giải quyết tốt vấn đề môi trường. Đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống đội ngũ cán bộ công chức giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, trong chương trình trọng điểm Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, huyện đã đề ra những chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong giai đoạn 2011 -2015: - Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 1.650 – 1.750 USD. Đại ọc Kin h tế Hu ế 37 - Duy trì phổ cập THCS (trong độ tuổi 15 – 20 ): 20/20 xã, thị trấn. - Lao động qua đào tạo đạt trên 50%. - Giải quyết việc làm 3000 – 3500 người/năm. 3.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong giai đoạn vừa qua Để khắc phục những tồn tại trong công tác tạo việc làm cho người lao động giai đoạn 2006-2010 đã nêu ở chương 2, UBND huyện cần thực hiện những giải pháp sau: - UBND huyện cần phối hợp với nhiều ban chuyên ngành để khảo sát, thống kê và phân loại số lượng và chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện. Từ đó đề ra những kế hoạch, mục tiêu triển khai cụ thể, nhằm tạo việc làm phù hợp với người lao động. - Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Đầu tư về cơ sở, chương trình và đặt biệt chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Từ đó nhằm tạo ra những lao động có kiến thức phù hợp với ngành nghề, yêu cầu của nhà sản xuất. - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy ở cơ sở đối với công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề, xác định tinh thần trách nhiệm và nhận thức sâu rộng của cán bộ đảng viên đối với công tác này, xem đây là một công tác quan trọng và cấp bách trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Hướng dẫn các xã, thị trấn chủ động lập kế hoạch cụ thể để triển khai công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề ở địa phương, củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công cụ thể các thành viên để thực hiện nhiệm vụ. - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề, những thông tin về các lớp đào tạo nghề miễn phí đến với nhân dân và người lao động thường xuyên và kịp thời để họ có cơ hội nắm bắt thông tin đăng ký học nghề. - Huy động và sử dụng vốn hợp lý để công tác tạo việc làm được thuận lợi. - Tiếp tục phối hợp với các đơn vị XKLĐ có uy tín đẩy mạnh công tác tư vấn và xuất khẩu lao động; đồng thời tổ chức quản lý tốt đối tượng lao động xuất khẩu sau khi đã hoàn thành hợp đồng về nước, tạo công ăn việc làm, tận dụng vốn, tay nghề và kiến thức công nghệ lao động đã tiếp thu được ở nước ngoài. Đại học Kin h tế Huế 38 3.3. Giải pháp để thúc đẩy phát triển nhanh chính sách tạo việc làm trong giai đoạn 2011-2015 ở huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế Tạo việc làm theo cơ cấu chuyển dịch lao động theo hướng tích cực được xác định là một trong những nội dung quan trọng có tính chiến lược nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển KT-XH nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân góp phần bảo đảm an sinh xã hôi của huyện Phú Vang trong thời gian đến. Giai đoạn 2006-2010 Phú Vang đã triển khai và thực hiện lồng ghép tốt chương trình mục tiêu quốc gia việc làm thông qua các chương trình dự án như: dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chương trình tái định cư dân thủy diện, dân vạn đò và các hợp phần khác của chương trình giảm nghèo... đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ đầu kỳ là 21% xuống còn dưới 7% vào cuối năm 2010, Tuy nhiên, kết quả chưa chưa thật sự bền vững nhất là các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thường chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khi thiên tai bão lụt xẩy ra thì có nguy cơ rơi vào khó khăn Để góp phần thực hiện tốt việc đào tạo nghề , giải quyết việc làm trong giai đoạn 2011-2015. Chính sách việc làm theo hướng khuyến khích tính chủ động vươn lên của người lao động thông qua việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở các hộ nghèo để tạo việc làm theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp, các giải pháp Phú Vang cần thực hiện trong thời gian đến như sau: - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò của công tác dạy nghề để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động. Huy động cả hệ thống chính trị tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo và học nghề đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để góp phần bảo đảm an sinh xã hội. - Đào tạo nghề cho lao động để tạo việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn dựa trên tinh thần Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Nghị quyết số 8h/NQCĐ-HĐND ngày 02 Đại học Kin h tế Hu ế 39 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Về phê duyệt Đề án Phát triển dạy nghề giai 2010 đến 2020. - Để bảo đảm đào tạo đạt số lượng, chất lượng theo từng năm, huyện Phú Vang cần phát triển đa dạng hình thức đào tạo nghề theo hướng dạy nghề ở các trường, dạy nghề ở các doanh nghiệp, truyền nghề truyền thống... gắn dạy nghề với giải quyết việc làm tại chổ và đưa lao động đi làm việc ở trong tỉnh, ngoài tỉnh và lao động có thời hạn ở nước ngoài . - Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư thuộc các ngành lĩnh vực như: Dệt may, da dày, chế biến nông, lâm, hải sản, du lịch, nhằm giải quyết được nhiều lao động tại chổ theo phương châm “Ly nông bất ly hương” góp phần ổn định tư tưởng cho người lao động, mặt khác giúp các nhà đầu tư không phải lo chổ ở cho công nhân. - Thông qua chính sách khuyến công để tiếp tục mở rộng và phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm giải quyết thời gian lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, gắn phát triển làng nghề với tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ phải hướng đến mục tiêu là nhằm nâng cao đời sống cả về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. - Ngoài việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn nhằm giảm nghèo bền vững, cần tập trung đào tạo cho lực lượng nông dân có trình độ hiểu biết về quy trình kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản sản phẩm, tiếp cận thị trường... nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả của sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Dạy nghề cơ khí, điện tử trong thời gian tới cũng là nghề mũi nhọn khi phải đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề vận hành được các máy tự động, ứng dụng phần mềm chuyên dùng trong lắp ráp các linh kiện, trong chế biến nông - lâm - hải sản, thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng cơ khí, kim khí. Vì vậy, huyện Đại học Kin h tế Hu ế 40 cần tập trung đào tạo về mảng này nhiều hơn. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng cần những lao động nắm bắt các quy trình nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, hình thành các khu nuôi tạo con giống thủy sản, đặc sản có giá trị cao, hướng đến chuyên nghiệp trong đánh bắt xa bờ. Đối với ngành khai thác, chế biến thủy sản, hải sản là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh trong phát triển kinh tế biển. Dạy nghề trong ngành này sẽ đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý, phân loại và bảo quản nhiên liệu; công nghệ bảo quản sản phẩm trong thời gian lưu kho và vận chuyển giao hàng, bảo đảm chất lượng xuất khẩu. - Một trong những kênh quan trọng giúp người lao động tìm kiếm việc làm có thu nhập cao được các ngành chức năng chú trọng chính là việc xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động tiếp tục được xác định là giải pháp quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Bằng nhiều giải pháp tối ưu đó, chắc chắn mục tiêu giải quyết việc làm cho 3000 lao động/năm trên địa bàn huyện vào năm 2015 hoàn toàn có thể đạt được. Tạo việc làm ổn định cho người lao động sẽ là nền tảng vững chắc đối với sự phát triển chung của tỉnh TTH nói chung và huyện Phú Vang nói riêng, góp phần nhanh chóng đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương. Đại học Kin h tế Hu ế 41 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: ASXH đối với người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn là vấn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ đảm bảo đời sống cho người dân mà còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp, chính sách nhằm khuyến khích người nông dân chủ động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên do điều kiện khó khăn về tài chính, đồng thời các chính sách này cũng đang trong quá trình hình thành nên đôi khi chúng lại chưa đem đến hiệu ứng tích cực, chưa thể hiện được vai trò vận động và khuyến khích sự hưởng ứng tham gia của người nông dân Việt Nam trong thực tiễn. Để giải quyết thì khâu đầu tiên cần chú trọng đó là giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Vì từ đó, khi cuộc sốn ổn định, ta mới có thể xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ giáo dục... cho người dân được. Vì vậy, qua việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa thiên Huế”, để ta thấy rõ sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương như thế nào. Phú Vang là huyện có quy mô dân số lớn với hơn 186.000 dân, chỉ xếp sau thành phố Huế. Do tỷ lệ sinh tự nhiên nhiều năm về trước khá cao ( trên 25%,) nên lực lượng lao động những năm gần đây tăng lên khá nhanh (năm sau tăng so với năm trước khoảng 2,89%) nhưng quy mô giải quyết việc làm mới đạt tỷ lệ thấp, nên nhiều lao động chưa có việc làm ổn định. Qua khảo sát, lực lượng lao động ở Phú Vang sản xuất chủ yếu ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; phần lớn dựa vào kinh nghiệm, thói quen. Những năm gần đây, không ít hộ sản xuất nông nghiệp, sau khi bàn giao đất cho chủ đầu tư các dự án cũng chưa chuyển đổi được nghề nghiệp. Lao động trẻ thường gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ. Họ chỉ lao động trong một khoảng thời gian nhất định như gieo cấy, trừ cỏ, thu hoạch, hoặc chăm sóc các loại cây ăn quả, cây công nghiệp... Đại học Kin h tế Hu ế 42 Theo số liệu điều tra, lao động nông thôn ở Thừa Thiên - Huế nói chung và Phú Vang nói riêng, những năm qua chỉ có hơn 13% đã qua đào tạo nghề. Cứ 1.000 lao động ở nông thôn thì mới có 6 đến 8% số người được đào tạo kỹ thuật về nông, lâm, ngư nghiệp; 79% số lao động thuần nông không có chuyên môn kỹ thuật. Hơn 80% số người trong độ tuổi lao động ở các hộ phi nông nghiệp không qua đào tạo. Chất lượng của lực lượng lao động trẻ ở nông thôn rất thấp. Họ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cha ông, của bản thân mà ít am hiểu kiến thức chuyên môn. Do phần lớn lao động không được đào tạo nghề, cho nên ngành nghề ở khu vực nông thôn chậm phát triển, năng suất lao động thấp, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động chưa cao. Tiềm năng về đất đai, sức lao động chưa được khai thác có hiệu quả, dẫn đến đời sống người dân nông thôn còn nhiều khó khăn; mức thu nhập của lao động khu vực nông thôn còn chênh lệch quá xa so với lao động khu vực thành thị. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008 và đầu năm 2009) ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống người lao động, kể cả lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và lao động đi xuất khẩu lao động phải về nước trước hạn. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa nhanh, số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lớn làm tăng thêm sức ép về giải quyết việc làm. Thị trường lao động trong tỉnh TTH và một số địa phương chưa hình thành đồng bộ, thiếu bền vững đã gây áp lực lớn về lao động việc làm, làm cho tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều bức xúc hơn. Vì vậy, để đảm bảo ASXH cho người dân nói chung, và người lao động nông thôn nói riêng, UBND huyện Phú Vang cần thực hiện chính sách tạo việc làm do Chính phủ đề ra, nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ đời sống của nhân dân ngày càng đi lên. 2. Kiến nghị: Với việc cùng góp sức xây dựng tỉnh TTH thành thành phố trực thuộc Trung Ương, dự báo nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, Phú Vang phải xác định: Tạo ra sự đột phá từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu đa Đại học Kin h tế Hu ế 43 dạng của xã hội. Đổi mới dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại và đồng bộ. Vì thế, chúng tôi đưa một số kiến nghị sau nhằm góp phần vào công tác tạo việc làm của huyện đạt kết quả. - Kinh phí đầu tư cho công tác dạy nghề cần được huy động tổng lực. - Mạng lưới các cơ sở dạy nghề của huyện cũng phải đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống dạy nghề theo hướng tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo chuyên sâu. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Phú Vang cần bổ sung giáo viên dạy nghề có trình độ đại học, cao đẳng, trong đó phải có giáo viên cơ hữu phục vụ cho trung tâm dạy nghề công lập của huyện; phấn đấu có 95% số giáo viên dạy nghề đạt chuẩn. - Tăng cường đầu tư, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án tài trợ để huy động nguồn lực cho đào tạo nghề. Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề và các cơ sở dạy nghề cũng phải thực hiện cơ chế tự chủ. Ban hành một số chính sách để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các cơ sở đào tạo nghề và chính sách ưu đãi giáo viên dạy nghề; khuyến khích doanh nghiệp và người lao động tham gia vào công tác đào tạo nghề. Mở rộng, đào tạo liên thông, liên kết, đa dạng hóa các loại hình đào tạo gắn với tuyên truyền cho gia đình và học sinh về công tác dạy nghề; phân luồng học sinh phổ thông, định hướng cho các em vào học các trường nghề phù hợp với năng lực. - Cần phải cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp như: giống cây trồng, vật nuôi và nguồn lao động nông thôn. Ða dạng hóa cơ cấu sản xuất, kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị. - Chủ động liên kết với các nơi có nhu cầu, tạo điều kiện đưa lao động đến làm việc, hoặc thông qua đào tạo để người lao động tự tìm việc; có chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút, kêu gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm tại chỗ; đưa lao động nông thôn đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; có chính sách hỗ trợ lao động nghèo đi Đại họ Kin h tế Huế 44 lao động; và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài... Với nhũng kiến nghị trên, nếu được quan tâm giải quyết, công tác tạo việc làm sẽ mang lại nhiều kết quả cao, giúp cho viêc bảo đảm ASXH thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình đối với người dân. Đời sống của nhân dân mới được đảm bảo, kinh tế mới phát triển bền vững. Đại học Kin h tế Hu ế 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An sinh xã hội cho nông dân hiện nay - Vũ Trọng Khải 2. Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam – Nguyễn Tiến Hùng Bài tham luận tại Hội thảo "Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội" tổ chức tại Học Viện Tài chính - Phân viện TP.HCM tháng 8/2002) A3_h%E1%BB%99i 3. Bảo đảm an sinh xã hội cho nông dân – một số vấn đề xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay - THS. Đỗ Văn Quân 4. An sinh xã hội và vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta - PGS.TS.Ngô Quang Minh 5. Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 – Hội đồng nhân dân huyện Phú Vang, khóa IV, kỳ họp thứ 15. 6. Quyết định Về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2020 – UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Quyết định Về việc phê duyệt Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương – UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 8. Báo cáo tổng kết Tình hình thực hiện công tác lao động, thương binh và xã hội năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011 – UBND huyện Phú Vang, phòng lao động – thương binh và xã hội.Đại học Kin h tế Hu ế 46 PHỤ LỤC BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CUNG – CẦU LAO ĐỘNG VÀ NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG NĂM 2010 STT Đơn vị Số hộ điều tra cung – cầu lao động Số hộ khảo sát nhu cầu học nghề Số LĐ có nhu cầu học nghề 1 Phú Hải 1.497 1.435 459 2 Vinh An 1.829 1.737 259 3 Phú Mỹ 2.116 2.709 1.524 4 Phú Diên 2.376 2.160 588 5 Phú Đa 2.403 2.365 926 6 Vinh Hà 1.725 1.815 773 7 Phú Thượng 2.944 2.763 423 8 Phú Thuận 1.407 1.324 338 9 Vinh Thái 1.310 1.296 157 10 Vinh Phú 950 941 221 11 Vinh Thanh 2.091 2.095 425 12 Phú Lương 1.309 1.304 304 13 Phú Thanh 1.027 915 336 14 Phú Xuân 1.964 1.962 366 15 Phú An 1.825 1.033 228 16 Phú Mậu 2.081 2.043 816 17 Phú Dương 2.395 2.393 587 18 Vinh Xuân 1.440 1.363 259 19 Phú Hồ 1.155 1.153 66 20 TT - Thuận An 4.248 4.241 1.843 Tổng cộng 38.092 37.047 10.898 Đại học Kin h tế Hu ế 47 Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_thuc_hien_chinh_sach_tao_viec_lam_cho_nguoi_lao_dong_nong_th.pdf
Luận văn liên quan