Khóa luận Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb.,polygonaceae)

Bột hoàn tất: - Tính chất. - Độ ẩm (xác định bằng máy sấy ẩm hồng ngoại Ohaus): Tiến hành tương tự như kiểm soát độ ẩm của cao khô. Mỗi mẫu thực hiện 3 lần, lấy kết quả trung bình. Tiến hành với 3 mẫu. - Định tính: Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng: Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ Dung môi khai triển: Ethylacetat – methanol – nước (100 : 17 : 13) Dung dịch thử: Lấy một khối lượng bột hoàn tất tương ứng 0,25 g bột dược liệu đun cách thủy với 20 ml ethanol 96 % (TT) trong 30 phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi con khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Dùng 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu thử), chiết như dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phát hiện các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

pdf65 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb.,polygonaceae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình, vừa cho vừa san đều và nén nhẹ các lớp dược liệu. Cho dược liệu đến 2/3 thể tích của bình, đặt giấy lọc và các vật đè trên để tránh xáo trộn dược liệu khi đổ dung môi(như các viên bi thủy tinh, tấm sứ, thép không gỉ đục lỗ). d. Đổ dung môi vào bình và ngâm lạnh Mở khóa ống thoát dịch chiết và đổ dung môi lên khối dược liệu tới khi có vài giọt dịch chiết chảy ra, đóng khóa lại. Đổ tiếp dung môi cách mặt dược liệu 3–4cm. Ngâm lạnh trong thời gian xác định thích hợp (thông thường khoảng 24 giờ) đảm bảo hoạt chất đã hòa tan vào dung môi tới bão hòa. e. Rút dịch chiết Hết thời gian ngâm lạnh, mở khóa cho dịch chiết chảy từng giọt vào bình hứng. Chú ý thường xuyên thêm dung môi để ngập mặt dược liệu 2 – 3 cm. Tốc độ rút dịch chiết phụ thuộc vào lượng dược liệu dùng trong bình ngấm kiệt, thường áp dụng như bảng 2.2. (Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long, tập 1, 2014): Bảng 2.2. Thể tích dịch chiết rút ra theo khối lượng dược liệu Khối lượng của dược liệu (g) Thể tích dịch chiết rút trong một phút (ml) Dưới 1.000 0,5 – 1 Dưới 3.000 1 – 2 Dưới 10.000 2 – 4 20 2.3. CAO THUỐC 2.3.1. Định nghĩa Cao thuốc là những chế phẩm được điều chế bằng cách cô đến độ đậm đặc nhất định các dịch chiết thu được từ các dược liệu. 2.3.2. Đặc điểm Cao thuốc đã được loại một phần hoặc loại hoàn toàn các tạp chất có trong dịch chiết (chất nhày, gôm, chất béo, chất nhựa...). Tỷ lệ hoạt chất trong cao thuốc (cao đặc, cao khô...) thường cao hơn hoặc bằng tỉ lệ hoạt chất trong dược liệu. Cao thuốc ít khi được sử dụng trực tiếp để điều trị mà thường là chế phẩm trung gian để điều chế các dạng thuốc khác. Cao thuốc có chứa toàn bộ các hoạt chất và các chất có tác dụng hỗ trợ. 2.3.3. Phân loại 2.3.3.1. Phân loại theo thể chất của cao Cao khô là một khối bột khô, đồng nhất, rất dễ hút ẩm. Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5 %. Cao đặc là một khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi dùng để chiết xuất còn lại trong cao đặc không quá 20 %. Cao lỏng có thể chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dùng để điều chế cao. Nếu không có chỉ dẫn khác, qui ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để chế cao thuốc (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011). 2.3.3.2. Phân loại dựa trên dung môi Cao thuốc điều chế với dung môi nước như cao đặc Cam thảo, cao đặc Đại hoàng. Cao thuốc điều chế với dung môi ethanol như cao lỏng Mã tiền, cao lỏng banladon (Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long, tập 1, 2014). 2.3.3.3. Phân loại dựa trên phương pháp chiết xuất Cao điều chế theo phương pháp ngâm lạnh, cao điều chế theo phương pháp ngấm kiệt (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011). 2.3.4. Phương pháp điều chế Quá trình điều chế cao thường có 4 giai đoạn: 2.3.4.1. Điều chế dịch chiết Đây là giai đoạn quyết định chất lượng của cao thuốc, đồng thời cũng liên quan đến giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Dược liệu được phân chia thành bột có kích thước 0,2–2 mm tùy theo loại dượcliệu và dung môi. 21 Dung môi chiết xuất được chọn tùy theo bản chất của hoạt chất, tạp chất trong dược liệu và tùy phương pháp chiết. Dung môi nước có thể áp dụng các phương pháp ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc. Dung môi là ethanol thường áp dụng phương pháp ngấm kiệt hay ngâm lạnh. 2.3.4.2. Loại tạp chất Khi dịch chiết có quá nhiều tạp chất ảnh hưởng đến hoạt chất hoặc chất lượng cao thuốc trong quá trình bảo quản như làm kết tủa hoạt chất, làm đục cao lỏng, làm cho khó bảo quản... thì phải tiến hành loại tạp chất trong dịch chiết. Quá trình loại tạp chất thường gắn liền với quá trình cô đặc dịch chiết. Một số phương pháp loại tạp thường được áp dụng: Loại tạp chất tan trong nước bằng nhiệt hay ethanol cao độ, loại tạp chất tan trong ethanol bằng nước nóng, nước acid hóa hay parafin rắn, loại tạp bằng cách thay đổi pH. 2.3.4.3. Cô đặc hoặc làm khô Đây là giai đoạn có ảnh hường đến hoạt chất và chất lượng của cao. Khi cô đặc dịch chiết, nhiệt độ cô đặc càng thấp càng tốt, thời gian cô đặc càng nhanh càng tốt, thu hồi các dung môi. Trong quá trình tiến hành cô, cần tiến hành khuấy trộn để tránh tạo váng ở bề mặt, cản trở sự bốc hơi. Khi điều chế cao khô cần tiếp tục làm khô dịch chiết đã cô đặc hoặc cao mềm đến khi thành dạng khô chỉ còn không quá 5 %nước. Nếu hoạt chất trong dịch chiết ít bị phân hủy bởi nhiệt, thì có thể làm khô trong tủ sấy ở 60 – 70 oC. Nếu hoạt chất dễ bị hư bởi nhiệt thì dùng phương pháp sấy dưới áp suất giảm ở nhiệt độ dưới 50 oC (áp suất tương ứng 10 – 15 mmHg) hoặc làm khô bằng máy phun sương (làm khô dịch chiết ở thể cao lỏng). Trong trường hợp hoạt chất rất dễ bị hỏng bởi nhiệt như dịch chiết có chứa các vitamin, các nội tiết tố, các enzym...thì áp dụng phương pháp đông khô (dùng máy đông khô). 2.3.4.4. Điều chỉnh chất lượng hoạt chất trong cao Cao thuốc phải được tiêu chuẩn hóa về mặt lý, hoá học nhằm làm cho chất lượng và tác dụng điều trị được đồng nhất ở tất cả các lô mẻ sản xuất (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011). 2.3.5. Yêu cầu chất lượng Tùy loại cao và dạng cao mà có yêu cầu chất lượng riêng theo từng chuyên luận trong Dược điển Việt Nam. Song yêu cầu chung về chất lượng của cao là: Cao lỏng: - Về cảm quan: Cao lỏng thường có thể chất lỏng, sánh, đồng nhất, có màu nâu, không có tủa, có mùi vị của dược liệu ban đầu, không có vị chua, không có mùi oi khét. - Độ tan: 1 g cao lỏng tan trong 20 ml dung môi dùng để chiết dược liệu khi điều chế. 22 Nếu có tủa là do loại tạp chưa tốt, khi pha loãng làm thay đổi pH sẽ gây tủa keo. - Các chỉ tiêu khác: Cắn khô sau khi bốc hơi, hàm lượng hoạt chất, pH, tiêu chuẩn vi sinh, tỷ trọng... phải đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam. Tỷ trọng cao lỏng thường nằm trong khoảng từ 1,05 – 1,4. Cao đặc, cao khô: - Thể chất đặc, mềm dẻo, mịn đồng nhất, màu nâu đen, có mùi thơm đặc trưng của dược liệu điều chế cao, không chua, không có mùi lạ, đạt độ thủy phần quy định, hàm lượng hoạt chất và chỉ tiêu khác đạt yêu cầu quy định của chuyên luận. (Phạm Xuân Sinh, 2004). 2.4. VIÊN NÉN 2.4.1. Định nghĩa Thuốc viên nén là dược phẩm rắn, có hình dạng nhất định, mỗi viên chứa lượng chính xác của một hoặc nhiều hoạt chất, được bào chế bằng cách nén khối hạt thuốc có tá dược hoặc không trên máy dập viên. 2.4.2. Đặc điểm 2.4.2.1. Về cấu trúc Viên nén là khối rắn định hình, ở thể xốp, hình thành do sự kết dính các tiểu phân bột hoặc hạt thuốc khi bị nén. Độ xốp phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc của bột, hạt và lực nén khi dập viên, có ảnh hưởng quan trọng đến tính chất của viên đặc biệt độ rã và độ hòa tan. 2.4.2.2. Về hình dạng và màu sắc Viên nén có nhiều kiểu dạng rất phong phú do thay đổi hình dạng chày và cối của máy dập viên, các hình dạng thông dụng là hình trụ dẹt, hình trụ vát góc, hình trụ mặt lồi, hình trụ dài, hình ovalBề mặt viên đôi khi có rãnh để dễ bẻ, có chữ số chỉ hàm lượng hoạt chất, có logo đặc trưng của nhà sản xuất. Viên nén có thể nhuộm màu để phân biệt hoặc nhằm tạo cảm quan hấp dẫn. 2.4.2.3. Về đường sử dụng và cách dùng Đường dùng của viên nén thường theo đường tiêu hóa như uống, ngậm, đặt dưới lưỡihoặc ngoài đường tiêu hóa như cấy dưới da, đặt âm đạo, hòa tan trong nước để dùng ngoài da, hoặc để pha tiêm. Cách dùng uống hay gặp hơn cả, thường nuốt cả viên hoặc nhai rồi nuốt, hoặc hòa tan hay phân tán trong nước trước khi uống. 23 2.4.3. Phân loại Theo đường dùng và đường sử dụng: Viên thông thường, viên nhai, viên ngậm hoặc đặt dưới lưỡi, viên phân tán, viên hòa tan, viên sủi bọt, viên đặt âm đạo hoặc viên phụ khoa, viên cấy dưới da, viên để tiêm. Theo đặc tính phóng thích hoạt chất: Viên phóng thích hoạt chất tức thời, viên phóng thích hoạt chất trễ, viên phóng thích hoạt chất biến đổi. 2.4.4. Ưu, nhược điểm 2.4.4.1. Ưu điểm Đường dùng rất thuận tiện với liều chính xác và an toàn. Viên có thể tích nhỏ và dễ che dấu màu, mùi vị khó chịu (nếu có) của hoạt chất. Dễ nhận biết qua hình dạng, màu sắc, logo, chữ số trên viên... Dễ đóng gói, dễ bảo quản, vận chuyển, tồn trữ và mang theo người. Thường sản xuất ở qui mô công nghiệp, tự động hóa, dễ kiểm soát chất lượng và giá rẻ. 2.4.4.2. Nhược điểm Một số hoạt chất khó hoặc không thể sản xuất được dưới dạng viên nén để dùng qua đường uống (hoạt chất lỏng, dễ bay hơi, dễ chảy lỏng như tinh dầu, bromoform, phenol...hoạt chất dễ nổ khi nén viên, như perclorat, nitroglycerin...hoạt chất không ổn định ở đường tiêu hóa hoặc khi uống viên tan rã có thể tại ra vùng có nồng độ đậm đặc gây kích ứng, viêm loét, chảy máu niêm mạc đường tiêu hóa). Khó sử dụng cho một số đối tượng như trẻ em, người hôn mê, phản xạ nuốt kém, khó nuốt, người có vấn đề tại đường tiêu hóa. Sinh khả dụng của viên nén dùng nguyên vẹn dạng rắn thường kém, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy, nếu không nghiên cứu kỹ thuật bào chế đầy đủ thì hiệu quả điều trị sẽ kém hoặc không ổn định. 2.4.5. Kỹ thuật bào chế viên nén 2.4.5.1. Điều kiện hình thành viên nén Từ hỗn hợp bột, hạt rời rạc nhờ quá trình nén trên máy dập viên, trạng thái định hình của viên thuốc được xác lập. Để hình thành và viên nén đạt tiêu chuẩn chất lượng cần hội đủ nhiều điều kiện, trong đó tính dính của bột, hạt thuốc và lực dập của máy là hai điều kiện cần thiết để tạo ra viên, còn các điều kiện khác giúp viên đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng theo qui định: Tính đồng nhất của hạt, bột thuốc. Tính trơn chảy của hạt, bột thuốc. Tính xốp và độ hòa tan. Độ ẩm. Tính phù hợp về khối lượng và ổn định cơ lý. 24 2.4.5.2. Quá trình hình thành viên nén Trong quá trình dập để tạo hình thành viên, bột và hạt trải qua 3 trạng thái chính: Biến dạng, đàn hồi và định hình. Trạng thái biến dạng: Các hạt, bột thuốc được phân liều với một thể tích định trước trong phòng nén hình thành bởi cối và bị nén một lực xuyên tâm. Với lực nén đó, không khí giữa khối xốp được thoát ra và hạt bột thuốc được dồn nén lại, trượt lên nhau theo 2 chiều chủ yếu: Thẳng đứng và nằm ngang, hạt vỡ vụn hình thành bề mặt tiếp xúc mới và dính lại do lực liên kết xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc này. Trạng thái đàn hồi: Tại một thời điểm nhất định xuất hiện phản lực tạo cho khối bột biến dạng, linh động và sắp xếp lại cấu trúc. Trạng thái này song song với lực nén của máy chấm dứt và một cấu trúc mới, với mật độ cao các hạt được tạo thành. Trạng thái định hình: Lực nén và phản lực tạo ra một cân bằng nội hạt, tạo ra lực liên kết chắc chắn giữa các hạt thuốc tạo ra viên nén được một lực đẩy của chày dưới, nâng lên khỏi cối và bàn gạt đưa viên thuốc ra khỏi máy. Trong quá trình nén viên thuốc còn những lực khác, trong đó quan trọng là lực ma sát. Hiểu biết về cơ chế hình thành giúp việc chọn lực nén phù hợp cho từng quy trình sản xuất, giúp giải thích và khắc phục các sự cố khi nén viên (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 2, 2011). 2.4.6. Các phương pháp sản xuất thuốc viên nén Có 3 phương pháp bào chế viên nén: Tạo hạt ướt, tạo hạt khô và dập thẳng. Mỗi phương pháp có những ưu – nhược điểm và phạm vi ứng dụng khác nhau. Các phương pháp để sản xuất thuốc viên thường qua gia đoạn tạo hạt. Về cơ bản nó là một quá trình làm tăng kích thước của tiểu phân nhằm mục đích: - Tăng độ trơn chảy của hạt và vì vậy đảm bảo sự đồng đều phân liều cho dạng thuốc. - Tăng tính chịu nén cho hỗn hợp để thu được viên có hình thức và kết cấu thích hợp. - Tạo hỗn hợp đồng nhất và vì vậy tránh được sự phân lớp của khối hạt tạo điều kiện để đảm bảo sự đồng đều phân liều của viên. - Giảm bụi trong quá trình sản xuất. Căn cứ vào các phương pháp tạo hạt sử dụng mà người ta phân ra các phương pháp sản xuất thuốc viên khác nhau, là sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật dập thẳng và sản xuất thuốc viên qua tạo hạt. Phương pháp sản xuất thuốc viên qua tạo hạt chia thành hai phương pháp: Sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật hạt ướt và sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật hạt khô (Từ Minh Koóng, 2007). 2.4.6.1. Sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật hạt ướt Mặc dù sản xuất thuốc viên nén bằng kỹ thuật hạt ướt phức tạp và có nhiều nhược điểm nhưng cho đến nay nó vẫn là phương pháp sản xuất thuốc viên chính trên thế giới (Từ Minh Koóng, 2007). 25 a. Hình 2.10. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nén bằng kỹ thuật hạt ướt. 2.4.6.2. Sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật hạt khô Trong phương pháp này các thành phần của công thức được nén ở trạng thái khô. Nếu hỗn hợp không đủ khả năng kết dính thì sử dụng thêm các tá dược dính khô. Giai đoạn nén thứ nhất có thể sử dụng một trong hai phương pháp: Sử dụng máy dập viên để dập thành các viên có kích thước thích hợp (thường có kích thước lớn). Các viên thu được sau đó được đem cán để thu được hạt có kích thước phù hợp để tiến hành các bước tiếp theo. Người ta thấy rằng khả năng nén của hạt thu được sẽ tỷ lệ nghịch với lực nén sử dụng trong giai đoạn dập thứ nhất, vì vậy cần tránh dập với lực quá lớn ở giai đoạn 1. Phương pháp thứ hai là sử dụng các trục cán. Hỗn hợp bột được ép cán bằng hai trục hình trụ quay để tạo thành các tấm hoặc bánh. Tấm đã cán được xát hạt đến kích thước thích hợp để dập viên (Từ Minh Koóng, 2007). Dược chất Dập viên Tá dược Trộn thô Dung môi, Tá dược dính Trộn khô Xát hạt Nhào ẩm Sấy hạt Sửa hạt khô Đóng gói Tá dược trơn, chảy, tá dược rã 26 Hình 2.11. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc viên bằng phương pháp hạt khô 2.4.6.3. Phương pháp sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật dập thẳng Phương pháp hạt ướt và hạt khô là các phương pháp phức tạp, gồm nhiều giai đoạn khác nhau nhằm mục đích chuyển các thành phần ban đầu của công thức sang dạng hạt có độ trơn chảy và đặc tính chịu nén thích hợp để có thể dập được viên tiêu chuẩn. Nếu hỗn hợp các thành phần của công thức có khả năng trơn chảy tốt và có thể nén thành viên thích hợp thì khi đó có thể dập viên một cách trực tiếp mà không cần phải qua giai đoạn tạo hạt. Đây chính là cơ sở của phương pháp sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật dập thẳng. Trước đây, phương pháp dập thẳng chỉ được áp dụng với một số ít dược chất có tính chất nhất định, ngày nay nhờ các tá dược dập thẳng mới được phát triển nên số thuốc có thể được dập thẳng (Từ Minh Koóng, 2007). Hoạt chất Tá dược dính Trộn khô Tá dược độn Tá dược trơn Nén, ép (dập hoặc cán) Xát hạt Sửa hạt Trộn khô Dập viên Đóng gói Tá dược trơn, chảy Tá dược rã 27 Hình 2.12. Sơ đồ sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật dập thẳng 2.4.7. Tiêu chuẩn chất lượng viên nén 2.4.7.1. Tiêu chuẩn dược điển Theo DĐVN IV (DĐVN IV, 2009),những yêu cầu kỹ thuật chung của thuốc viên nén bao gồm: a. Độ rã DĐVN quy định dùng thiết bị ERWEKA hoặc các thiết bị tương tự. Mỗi lần thử 6 viên: Không được còn cặn trên mặt lưới của đĩa đậy, nếu còn cặn thì chỉ là một khối mềm không có nhân khô rắn sờ thấy được. Nếu viên bị dính vào các đĩa, thì làm lại thử nghiệm trên 6 viên khác nhưng không cho đĩa vào ống. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu 6 viên rã hết. Môi trường thử là nước cất 37oC ±2 (nếu không có chỉ dẫn trong chuyên luận riêng). Viên nén không bao phải rã trong vòng 15 phút. Viên bao bảo vệ rã trong vòng 60 phút. Viên tan trong nước phải rã trong vòng 3 phút. Viên sủi bọt rã trong vòng 5 phút (thử trong cốc có mỏ chứa 200ml nước cất ở 15 – 25oC). b. Độ đồng đều khối lượng. Thử với 20 viên. Độ lệch cho phép theo bảng sau: Hoạt chất Trộn Tá dược độn Tá dược trơn chảy Tá dược rã Dập viên Đóng gói 28 Bảng 2.3. Độ lệch cho phép về khối lượng của viên nén Dạng bào chế Khối lượng trung bình (KLTB) % Chênh lệch so với (KLTB) Viên nén Nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg 10,0 Viên bao phim Lớn hơn 80 mg và nhỏ hơn 250 mg Bằng hoặc lớn hơn 250 mg 7,5 5,0 Viên nén bao đường Tất cả các loại 10,0 Không được quá hai viên có độ lệch vượt quá giới hạn cho phép và không được có viên nào gấp đôi giới hạn đó. Viên bao tan trong ruột không thử chỉ tiêu này. c. Độ đồng đều hàm lượng Áp dụng cho viên có hàm lượng dược chất ít hơn 2mg hoặc ít hơn 2 % khối lượng viên. Thử với 10 viên, không được có viên nào nằm ngoài giới hạn 85 – 115 % hàm lượng trung bình. Nếu có một viên nằm ngoài giới hạn trên nhưng trong giới hạn 75 – 125 % hàm lượng trung bình thì thử lại với 20 viên khác. Thuốc đạt yêu cầu nếu trong 30 viên không có quá 1 viên nằm ngoài 85 – 115 % và không có viên nào nằm ngoài 75 – 125 % hàm lượng trung bình. Viên tan trong nước không thử độ đồng đều hàm lượng. d. Định lượng Thử với 10 – 20 viên theo chuyên luận riêng, tính hàm lượng hoạt chất trong mỗi viên theo khối lượng trung bình của viên. e. Thử độ hòa tan Thiết bị đánh giá là máy hào tan (dissolution tester), theoDược điển Hoa Kỳ (USP) (gồm thiết bị kiểu giỏ quay, kiểu cánh khuấy và kiểu dòng chảy). Trắc nghiệm hòa tan áp dụng cho viên nén chứa dược chất ít tan. Viên đã thử độ tan không cần thử độ rã. Ngoài các chỉ tiêu kỹ thuật trên, một số Dược điển quy định đánh giá đồng nhất về đường kính viên. 2.4.7.2. Tiêu chuẩn nhà sản xuất Để nâng cao chất lượng viên nén đảm bảo đồng nhất giữa các lô mẻ sản xuất, các nhà sản xuất còn đưa ra một số chỉ tiêu chất lượng khác cho viên nén như: Độ mài mòn, độ cứng (Từ Minh Koóng, 2007). 29 2.4.8. Tá dược Việc lựa chọn tá dược để xây dựng công thức dập viên là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất viên nén, vì theo quan điểm sinh dược học (SDH), tá dược ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khả dụng(SKD) của viên Khi lựa chọn tá dược, cần xem xét cụ thể các yếu tố: - Mục đích sử dụng của viên: Để uống, để ngậm, để đặt, để pha thành dung dịchCác loại viên khác nhau, cách lựa chọn tá dược rất khác nhau. - Tính chất của dược chất: Độ tan, độ ổn định hóa học, độ trơn chảy, khả năng chịu nén, kích thước tiểu phân - Tính chất của tá dược: Độ trơn chảy, khả năng chịu nén, những tương tác với dược chất có thể xảy ra - Phương pháp dập viên: Mỗi phương pháp dập viên có cách dùng tá dược khác nhau Yêu cầu chung của tá dược viên nén là: Đảm bảo độ bền cơ học của viên, độ ổn định hóa học của dược chất, giải phóng tối đa dược chất tại vùng hấp thu, không có tác dụng dược lý riêng, dễ dập viên và giá cả hợp lý (Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long, tập 2, 2014). 2.4.8.1. Tinh bột Gồm tinh bột bắp, tinh bột khoai tây, tinh bột gạo, tinh bột sắn, tinh bột lúa mì. Tinh bột là bột mịn màu trắng, không mùi, không vị, được tạo nên bởi các hạt hình cầu hay trái xoan rất nhỏ mà kích thước và hình dáng đặc trưng cho mỗi loài thực vật. Tinh bột thực tế không tan trong ethanol 95 % và nước lạnh. Tinh bột phồng lên tức thì khoảng 5 % – 10 % trong nước ở 37 oC. Tinh bột được dùng làm tá dược trong dạng thuốc uống thể rắn để kết dính, độn và rã. Tinh bột là một trong những tá dược rã dùng phổ biến nhất cho thuốc viên nén theo nồng độ 3 % – 15 % (kl/kl). Tuy nhiên, tinh bột không biến đổi chịu nén không tốt và có xu hướng tăng độ mài mòn và bong lớp nếu dùng ở nồng độ cao. 2.4.8.2. Natri glycolat Sodium starch glycolat (DST) là bột dễ trơn chảy, màu trắng hay gần trắng, không mùi, không vị. Nó gồm có những hạt hình tròn hay trái xoan, đường kính 3–100 µm với một số hạt nhỏ hơn, đường kính 10–35 µm. DST ít tan trong ethanol 95 %; thực tế không tan trong nước. Tại nồng độ 2 % (kl/tt), nó phân tán trong nước lạnh, ổn định thành lớp ngậm nhiều nước. DST trong nước có thể phồng lên tới 300 lần thể tích ban đầu. Sodium starch glycolat được dùng làm tá dược rã trong thuốc viên nén và viên nang. Nồng độ thường dùng trong công thức là 2–8 %, thường tối ưu là 4 % nhưng cũng có khi 2 % là đủ. Quá trình rã xảy ra do hút nước nhanh rồi phồng lên nhanh. Tuy nhiên, hiệu quả của nhiều tá dược rã bị hạn chế bởi các chất sơ nước như các tá dược trơn. 30 2.4.8.3. Lactose Lactose là bột hay tiểu phân tinh thể trắng hay gần như trắng, không mùi, vị hơi ngọt. Thường có nhiều loại lactose: α-lactose khan, α-lactose ngậm nước, β-lactose khan. Lactose không tan trong cloroform, ethanol, ether, tan trong 1/4,63 phần nước. Lactose được dùng rộng rãi làm tá dược độn trong thuốc viên và được phát triển thêm ra các chế phẩm đông khô và thực phẩm cho trẻ em. Các loại lactose khác nhau về tính chất vật lý như kích thước tiểu phân và độ trơn chảy. Điều này cho phép chọn lựa nguyên liệu thích hợp nhất cho mỗi ứng dụng như cỡ tiểu phân thường tùy thuộc loại máy đóng nang, loại mịn được dùng trong tạo hạt ướt cho viên nén, loại mịn cho phép trộn tốt hơn với các thành phần khác và dùng tá dược dính hiệu quả hơn. 2.4.8.4. Aerosil Là tên khác của keo silic. Dạng bột mịn, nhẹ, màu trắng, không mùi, không vị. Aerosil thực tế không tan trong dung môi hữu cơ, nước và acid trừ acid fluorhydric; tan trong dung dịch kiềm nóng. Tạo ra dịch keo khi phân tán trong nước. Trên thị trường có nhiều loại slicon dioxyd được phân biệt bởi cỡ tiểu phân, diện tích bề mặt đặc hiệu và tỷ trọng. Kích thước tiểu phân nhỏ và diện tích đặc hiệu lớn tạo nên nhiều đặc tính mong muốn để khai thác nhằm cải thiện tính trơn chảy của bột khô trong một số quá trình như dập viên. Silicon dioxyd keo được dùng làm tá dược rã cho viên nén, tác nhân phân tán hấp phụ chất lỏng trong bột hay viên đặt. Thường dùng tỷ lệ 0,1 – 0,5 % làm tá dược trơn. 2.4.8.5. Magnesi stearat USP mô tả magnesi stearat (C36H70MgO4) là một hợp chất magnesi với hỗn hợp của acid hữu cơ rắn và bao gồm chính là hỗn hợp theo tỷ lệ khác nhau giữa magnesi stearat và magnesi palmitat (C32H62MgO4). PhEur mô tả magnesi stearat có thành phần chính là magnesi stearat cùng với magnesi palmitat và magnesi oleat theo tỷ lệ khác nhau. Magnesi stearat là bột trắng, mịn, được kết tủa hay xay với tỷ trọng khối thấp, mùi nhẹ của acid stearic và vị đặc biệt. Khi sờ vào, bột này trơn và dính vào da.Magnesi stearat thực tế không tan trong ethanol, ether và nước, ít tan trong benzen và ethanol 95 %. Magnesi stearat được dùng rộng rãi trong công thức mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Chất này khởi đầu được dùng làm tá dược trơn trong sản xuất thuốc viên nén và viên nang ở nồng độ 0,25 – 5,0 %. Magnesi stearat tương kỵ với acid và kiềm mạnh, ion sắt, tránh trộn lẫn với chất oxy hóa mạnh.Magnesi stearat không được dùng với aspirin, một số vitamin và phần lớn muối alcaloid. 2.4.8.6. Talc Talc là bột tinh thể rất mịn, màu trắng xám, không mùi, trơn tay và dễ dính vào da. Thực tế không tan trong acid và kiềm loãng, dung môi hữu cơ và nước. Talc là một chất được dùng rộng rãi trong công thức thuốc uống ở thể rắn làm tá dược và 31 pha loãng. Ngày nay, chất này còn được nghiên cứu làm chậm tan trong chế phẩm giải phóng có kiểm soát. Talc cũng được được dùng để lọc trong dung dịch và dùng trong một số mỹ phẩm và thực phẩm. 2.4.8.7. Cellulose vi tinh thể (Avicel) Avicel là bột kết tinh trắng, không màu, không vị, không mùi, gồm những hạt xốp. Avicel thực tế không tan trong nước, acid loãng và phần lớn dung môi hữu cơ; ít tan trong dung dịch natrihydroxyd 5 % (kl/tt). Avicel dùng làm tá dược dính và độn, được dùng cả trong quá trình xát hạt ướt và dập thẳng. Chất này cũng có phần làm trơn khi dập và rã cho viên, hữu ích trong dập viên. Tỷ lệ thường dùng làm tá dược rã 5–15 %, làm tá dược dính và độn trong viên nén 20–90 %. Avicel là chất ổn định tuy thân nước. Tương kỵ với chất oxy hóa mạnh (Hoàng Ngọc Hùng, Vũ Chu Hùng, 2006). CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Rễ củ Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae), họ Rau răm (Polygonaceae) đạt tiêu chuẩn DĐVN IV. 3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Phòng thực hành Bào chế – Công nghiệp Dược, phòng thực hành Dược liệu trường Đại học Tây Đô. Xưởng sản xuất viên nén Công ty cổ phần Dược Phẩm Phương Nam. 3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2017. 3.4. NGUYÊN VẬT LIỆU – TRANG THIẾT BỊ Thuốc thử, dung môi, hoá chất: Ethylacetat, methanol, ethanol, ether ethylic, acid hydroclorid, nước cất. Các tá dược: Bảng 3.1. Các tá dược được sử dụng STT Tên nguyên liệu Xuất xứ 1 Tinh bột bắp Ý 2 Lactose Mỹ 3 Tinh bột lúa mì Pháp 4 Aerosil Đức 5 Sodium starch glycolat Đài Loan 6 Talc Trung Quốc 7 Magnesi stearat Singapore 8 Cenlulose vi tinh thể (MCC) Đài Loan Bảng 3.2. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu STT Tên thiết bị Xuất xứ 33 1 Bình ngấm kiệt Việt Nam 2 Bản sắc ký Silicagel F254 Đức 3 Bếp cách thủy Trung Quốc 4 Bình hút ẩm Việt Nam 5 Đèn UV Trung Quốc 6 Cân phân tích OHAUS Mỹ 7 Cân kỹ thuật OHAUS Mỹ 8 Máy sấy ẩm hồng ngoại OHAUS Mỹ 9 Máy xay nguyên liệu Trung Quốc 10 Máy đo độ tan rã Phamatest Đức 12 Máy dập viên xoay tròn Ấn Độ 14 Tủ sấy Shanghai Fengling Trung Quốc 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Xác định phần trăm chất chiết được trong dược liệu theo DĐVN IV 3.5.1.1. Theo DĐVN IV Cân chính xác khoảng 4,000 g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào bình nón 250 ml. Thêm chính xác 100,0 ml ethanol 30 %, đậy kín, cân xác định khối lượng, để yên 1 giờ, sau đó đun cách thủy dưới hồi lưu 1 giờ, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng ethanol 30 % để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 105 oC trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô. 3.5.1.2. Theo dung môi sử dụng Cân chính xác khoảng 4,000 g bột dược liệu có cỡ bột thô cho vào bình nón 250 ml. Thêm chính xác 100,0 ml dung môi, đậy kín, cân xác định khối lượng, để yên 1 giờ, sau đó đun cách thủy dưới hồi lưu 1 giờ, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng dung môi để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 105 oC trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô. (Dược điển Việt Nam IV, 2009). 3.5.2. Điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ 3.5.2.1. Lựa chọn dung môi và phương pháp chiết Lựa chọn dung môi chiết dựa trên kết quả chấm sắc ký lớp mỏng: 34 Cân khoảng 20 g dược liệu khô cho vào bình nón nút mài 250 ml, thêm dung môi vừa ngập mặt dược liệu. Đun bình nón ở 60 oC trong 45 phút. Lọc qua bông. Lấy 20 ml dịch lọc thu được đem cô trên bếp cách thủy còn khoảng 1 ml. Dịch lọc sau khi cô đem chấm sắc ký trên bản mỏng silicagel F254. Dung môi chiết được sử dụng để thử nghiệm là nước, ethanol 20 % và ethanol 40 %. Phương pháp sắc ký lớp mỏng(SKLM): - Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ - Dung môi khai triển: Ethylacetat – methanol – nước (100 : 17 : 13) - Dung dịch thử: Lấy 0,25 g bột dược liệu đun cách thủy với 20 ml ethanol 96 % (TT) trong 30 phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi con khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử. - Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch emodin 0,1 % trong ethanol 96 % (TT). Nếu không có các chất đối chiếu, dùng 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử. - Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phát hiện các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (Dược điển Việt Nam IV, 2009) Từ kết quả của việc khảo sát dung môi chiết, lựa chọn phương pháp chiết xuất dược liệu phù hợp. Một số phương pháp chiết xuất được đề nghị phù hợp với hai loại dung môi khảo sát nước và ethanol thấp độ là: Hầm, sắc, phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt. 3.5.2.2. Lựa chọn tá dược điều chế cao khô Dựa theo kỹ thuật chung điều chế cao khô (Dược điển Việt Nam IV, 2009), tiến hành điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ theo sơ đồ sau: Dược liệu Dược liệu đã xử lý Ethanol 40 % chia thô làm ẩm ngâm lạnh 24 giờ 35 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình điều chế cao khô Cách tiến hành: Cân khoảng 200 g dược liệu khô có cỡ bột thô cho vào bercher 1.000 ml, thêm ethanol 40 % vừa ngập mặt dược liệu. Để yên bercher 1 giờ để dược liệu nở đều.Cho dược liệu đã làm ẩm vào bình ngấm kiệt, gạt bằng mặt, không nén chặt. Thêm ethanol 40 % ngập mặt dược liệu 2– 4 cm, ngâm lạnh 24 giờ. Rút dịch chiết với tốc độ 1– 3 ml/phút. Vừa rút dịch chiết vừa thêm dung môi để luôn tạo một lớp dung môi trên bề mặt khối dược liệu. Tổng lượng dung môi sử dụng bằng 9 lần dược liệu. Cô toàn bộ dịch chiết trên bếp cách thủy, nhiệt độ không quá 70 oC, đến khi thu được khối cao đặc sệt khoảng 70 g. Tá dược lactose, tinh bột bắp, tinh bột mì sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 oC trong 2 giờ.Cân vào chén sứ chính xác khoảng 6 g cao đặc.Trộn đều cao đặc với tá dược thành khối dẻo, chia nhỏ, sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 oC trong 48 giờ. Bảng 3.3. Tỷ lệ tá dược điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ Lactose Tinh bột lúa mì Tinh bột bắp Khối lượng tá dược Mẫu 1 30 % 1,8 g Mẫu 2 40 % 2,4 g Mẫu 3 50 % 3,0 g 36 Mẫu 4 30 % 1,8 g Mẫu 5 40 % 2,4 g Mẫu 6 50 % 3,0 g Mẫu 7 30 % 1,8 g Mẫu 8 40 % 2,4 g Mẫu 9 50 % 3,0 g Mỗi mẫu tá dược thực hiện3 lần, lấy kết quả trung bình. Dựa vào kết quả độ ẩm chọn loại tá dược phối hợp để chế thành cao khô. Kiểm soátmột số tính chất của cao khô: - Cảm quan - Độ ẩm (xác định bằng máy sấy ẩm hồng ngoại Ohaus): Cân khối lượng cao khô khoảng 3 g cho nhẹ nhàng vào khây, trải đều thành lớp mỏng với độ dày không quá 2 mm. Ghi nhận độ ẩm của cao khô sau khi máy ngừng hoạt động.Mỗi mẫu thực hiện 3 lần, lấy kết quả trung bình. Tiến hành với 3 mẫu. - Phương pháp sắc SKLM: Dùng mẫu cao khô đã sấy chấm sắc ký lớp mỏng kiểm tra ảnh hưởng của tá dược với dịch chiết Hà thủ ô đỏ ban đầu. 3.5.3. Điều chế viên nén Hà thủ ô đỏ 3.5.3.1. Nghiên cứu công thức bào chế viên nén Dựa vào khối lượng dược liệu sử dụng cho một ngày là 6 – 12 g (Dược điểnViệt Nam IV, 2009)và khối lượng chất chiết được từ dược liệu từ đó suy ra lượng cao khô cần sử dụng cho một ngày và khối lượng của viên nén. Cỡ lô nghiên cứu 2000 viên cho 3 công thức. Bảng 3.4.Công thức bào chế viên nén Hà thủ ô đỏ Thành phần Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Cao khô Hà thủ ô đỏ 70,0 % 70,0 % 70,0 % Avicel 101 25,0 % 19,0 % 22,0 % Sodium starch glycolat 2,0 % 8,0 % 5,0 % Aerosil 1,0 % 1,0 % 1,0 % Mg stearat 1,0 % 1,0 % 1,0 % Talc 1,0 % 1,0 % 1,0 % trộn 5 phút trộn 5 phút trộn 5 phút Cao khô Hà thủ ô đỏ (nghiền, rây) Aerosil Cốm A DST + Avicel Cốm B Talc + Mg stearat 37 Hình 3.2.Sơ đồ qui trình bào chế viên nén Hà thủ ô đỏ 3.5.3.2. Kiểm soát bán thành phẩm Bột hoàn tất: - Tính chất. - Độ ẩm (xác định bằng máy sấy ẩm hồng ngoại Ohaus): Tiến hành tương tự như kiểm soát độ ẩm của cao khô. Mỗi mẫu thực hiện 3 lần, lấy kết quả trung bình. Tiến hành với 3 mẫu. - Định tính: Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng: Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ Dung môi khai triển: Ethylacetat – methanol – nước (100 : 17 : 13) Dung dịch thử: Lấy một khối lượng bột hoàn tất tương ứng 0,25 g bột dược liệu đun cách thủy với 20 ml ethanol 96 % (TT) trong 30 phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi con khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: Dùng 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu thử), chiết như dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phát hiện các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. 3.5.3.3. Kiểm soát thành phẩm viên nén Độ đồng đều khối lượng viên nén: Cân 20 đơn vị bất kỳ, tính khối lượng trung bình, cân riêng khối lượng từng đơn vị. Mẫu thử đạt tiêu chuẩn khi không quá 2 đơn vị có 38 khối lượng nằm ngoài khoảng m ± độ lệch cho phép và không có viên nào chênh lệch quá m ± 2xđộ lệch. Độ rã: Cho vào 6 ống thử mỗi ống một viên nén, cho tiếp vào mỗi ống đĩa nhựa đậy lên trên. Treo giá đỡ ống thử trong cốc 1.000 ml có chứa 800 ml nước cất. Ghi nhận thời gian của từng viên nén rã hoàn toàn. Mẫu thử được coi là đạt yêu cầu về độ rã khi không còn cặn, nếu có cặn còn lại thì nó chỉ là một khối mềm không được có nhân khô rắn sờ thấy được. Mẫu thử đạt yêu cầu khi 6 viên đều phải rã hoàn toàn trong thời gian không quá 15 phút. Định tính: Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Tiến hành tương tự cách định tính bột hoàn tất: -Dung dịch thử: Lấy 20 viên nén nghiền mịn, cân một lượng cốm tương ứng 0,25 g bột dược liệu đun cách thủy với 20 ml ethanol 96 % (TT) trong 30 phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi con khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử. - Dung dịch đối chiếu: Dùng 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu thử), chiết như dung dịchdung dịch thử. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 39 4.1. XÁC ĐỊNH PHẦN TRĂM CHẤT CHIẾT ĐƯỢC TRONG DƯỢC LIỆU 4.1.1. Theo DĐVN IV Kết quả khảo sát lượng chất chiết được với dung môi ethanol 30 % trong dược liệu được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1.Kết quả khảo sát lượng chất chiết được với dung môi ethanol 30 % STT Khối lượng mẫu đem chiết (g) Khối lượng chất chiết được (g) Phần trăm chất chiết được (%) Trung bình (%) 1 4,0465 0,4212 22,2869 2 4,0078 0,4417 23,5190 23,3153 3 4,0559 0,4591 24,1401 4.1.2. Theo dung môi sử dụng Kết quả khảo sát lượng chất chiết được với dung môi ethanol 40 % trong dược liệu được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2.Kết quả khảo sát lượng chất chiết được với dung môi ethanol 40 % STT Khối lượng mẫu đem chiết (g) Khối lượng chất chiết được (g) Phần trăm chất chiết được (%) Trung bình (%) 1 4,0715 0, 5209 27,3928 2 4,0230 0, 5074 26,9152 27,3759 3 4,0829 0, 5326 27,8197 Theo kết quả khảo sát, dược liệu đem chiết đạt chỉ tiêu phần trăm chất chiết được theo DĐVN IV (Không ít hơn 20 %, tính theo dược liệu khô). 4.2. ĐIỀU CHẾ CAO KHÔ HÀ THỦ Ô ĐỎ 4.2.1. Lựa chọn dung môi và phương pháp chiết Theo y học cổ truyền cao chiết Hà thủ ô đỏ từ ethanol và nước có tác dụng cao về mặt dược lý vì vậy đề tài tiến hành khảo sát lựa chọn dung môi nước, ethanol 20 %, ethanol 40 % để làm dung môi chiết xuất Hà thủ ô đỏ (Ngô Văn Thu và ctv, 2011) Lựa chọn dung môi chiết dựa trên kết quả chấm sắc ký lớp mỏng: Kết quả thực nghiệm được trình bày trong hình 4.1. 40 Hình 4.1.Kết quả sắc ký đồ dịch chiết Hà thủ ô đỏ Trong đó: Vết C: Dược liệu thử nghiệm (do không có mẫu chuẩn). Vết T: Dược liệu thử nghiệm. Vết 1: Dịch chiết nước. Vết 2: Dịch chiết ethanol 20 %. Vết 3: Dịch chiết ethanol 40 %. Nhận xét: - Kết quả trên sắc đồ cho thấy dung môi ethanol 40% cho dịch chiết có nhiều vết tương ứng và có Rf tương đương với Rf dược liệu chuẩn.Do đó chọn dung môi ethanol 40% làm dung môi chiết xuất. - Dung môi ethanol 40 % có những ưu điểm như: Có thể hòa tan các nhóm chất cần thiết trong Hà thủ ô đỏ và có khả năng hòa tan chọn lọc. Có khả năng bảo quản, ngăn cản vi khuẩn nấm móc phát triển. Nhiệt độ sôi thấp nên có thể cô đặc nhanh ở nhiệt độ thấp, bảo vệ dược chất. Phổ biến, rẻ tiền, ít độc hại. - Phương pháp chiết được chọn là phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt vì: Phù hợp với dung môi sử dụng và phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. Có thể chiết được khá nhiều hoạt chất trong dược liệu, tốn ít dung môi. Kết Luận: Dựa vào kết quả thực nghiệm ở trên, đề xuất phương pháp chiết cho Hà thủ ô đỏ: - Phương pháp chiết: Phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt. - Độ mịn dược liệu: Bột thô. - Dung môi: Ethanol 40 % - Thời gian ngâm: 24 giờ. 41 - Tỷ lệ dung môi và dược liệu (tỷ lệ DM/DL): 9/1. Với phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt và dung môi chiết xuất là ethanol 40 % từ bột dược liệu ban đầu cho được dịch chiết có màu nâu đen, mùi thơm đặc trưng của dược liệu Hà thủ ô đỏ. Hình 4.2. Dịch chiết Hà thủ ô đỏ 4.2.2. Lựa chọn tá dược điều chế cao khô Cô dịch chiết trên bếp cách thủy ở 70 oC thu được khối cao đặc sệt như hình 4.3: 42 Hình 4.3. Cao đặc Hà thủ ô đỏ Phối hợpcao đặc với 3 loại tá dược là lactose, tinh bột lúa mì, tinh bột bắp để khảo sát điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ và thu được kết quả như bảng 4.3: Bảng 4.3.Kết quả khảo sát tá dược điều chế cao khô Lactose Tinh bột lúa mì Tinh bột bắp Thể chất cao sau khi trộn Độ ẩm sau sấy Mẫu 1 30 % Dẻo, rất mềm 11,54 Mẫu 2 40 % Dẻo, rất mềm 10,93 Mẫu 3 50 % Dẻo, rất mềm 9,61 Mẫu 4 30 % Dẻo, rất mềm 9,32 Mẫu 5 40 % Dẻo, rất mềm 8,66 Mẫu 6 50 % Dẻo, rất mềm 7,52 Mẫu 7 30 % Khối đặc,mềm 4,87 Mẫu 8 40 % Khối đặc,cứng 4,38 Mẫu 9 50 % Khối đặc,cứng 4,10 43 Hình 4.4.Cao đặc sau khi trộn với các tá dược Nhận xét: Khi trộn cao đặc với lactose, tinh bột mì và tinh bột bắp, thể chất cao tạo thành có nhiều khác biệt: - Cao trộn với lactose và tinh bột mì vẫn còn ở thể dẻo. Cao trộn với tinh bột bắp tạo thành khối đặc cứng. Khi đem sấy các mẫu cao trong cùng điều kiện nhiệt độ và thời gian, mẫu cao trộn với tinh bột bắp khô nhanh, tạo thành cao khô có độ ẩm < 5 % đạt tiêu chuẩn. Lập lại thí nghiệm 3 lần vẫn cho kết quả tương tự. Vì vậy chọn tinh bột bắp làm tá dược để điều chế cao khôvà chọntỷ lệ sử dụng là 30 %(vì hạn chế tỷ lệ tá dược độn quá cao dẫn đến cao khô ít hàm lượng dược liệu) Kết quả sắc ký đồ cao khô Hà thủ ô đỏ điều chế với tinh bột bắp được trình bày trong hình 4.3. 44 Hình 4.5.Kết quả sắc ký đồ cao khô Hà thủ ô đỏ Trong đó: Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ . Vết T: Cao khô Hà thủ ô đỏ. Từ sắc ký đồ cho thấy vết cao khô điều chế với tinh bột bắp có màu sắc và Rf tương đươngvới màu sắc và Rf của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy cao khô điều chế với tinh bột bắp vẫn giữ được thành phần các chất chiết được so với dược liệu đối chiếu ban đầu. Tiến hành điều chế cao khô theo sơ đồ hình 3.3.1 và thu được lượng cao khô theo bảng 4.4: Bảng 4.4.Kết quả khảo sát lượng cao khô chiết từ dược liệu STT Khối lượng dược liệu khô (g) Lượng dung môi chiết suất (ml) Khối lượng cao đặc (g) Khối lượng cao khô (g) 1 200 1700 75,18 97,73 2 1800 16000 698,25 907,73 45 4.3. BÀO CHẾ VIÊN NÉN HÀ THỦ Ô ĐỎ 4.3.1. Nghiên cứu công thức bào chế viên nén Sử dụng phương pháp dập thẳng, phối hợp cao khô Hà thủ ô đỏ với các tá dược hay dùng để dập thẳng. Đây là phương pháp hay dùng để bào chế viên nén từ dược liệu, do nhược điểm của cao khô rất dễ bị ẩm khi tiếp xúc với không khí. Các bước bào chế được trình bày trong sơ đồ hình 3.3.2 Để người sử dụng thuốc đạt nồng độ điều trị tương ứng với khối lượng ghi trong Dược điển Việt Nam IV, đồng thời không uống quá nhiều thuốc trong một ngày, nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ cao khô trong công thức cho phù hợp (70 %). Việc lựa chọn tá dược với mục đích là làm cho viên rã nhanh, hòa tan hoạt chất nhanh. Dựa trên kết quả nghiên cứu chiết xuất, đề tài xây dựng và khảo sát 3 công thức cho 1 viên nén được ghi trong bảng 3.4: - Xuất phát từ đặc điểm cao khô rất dễ hút ẩm, đồng thời để đảm bảo độ chắc và độ rã tốt nên chọn các tá dược như aerosil, mg stearat, talc và tinh bột bắp (tinh bột bắp điều chế cao khô). - Ngoài ra nghiên cứu còn thăm dò tỷ lệ sử dụng 2 tá dược avicel và DST để tìm ra công thức phù hợp cho kết quả viên nén đạt chỉ tiêu chất lượng theo DĐVN IV. 4.3.2. Kiểm soát bán thành phẩm Bột hoàn tất của 3 công thức có độ trơn chảy tốt, có một số tính chất sau: - Cảm quan: Bột màu nâu, có mùi đặc trưng. - Độ ẩm: < 5 %. Hình 4.6. Bột hoàn tất 46 Kết quả sắc ký đồ bột hoàn tất gồm cao khô với các tá dược được trình bày trong hình 4.6. Hình 4.7. Kết quả sắc ký đồ bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ Trong đó: Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ. Vết T: Bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ và tá dược Nhận xét: Từ sắc ký đồ cho thấy vết bột hoàn tất có màu sắc và Rf tương đươngvới màu sắc và Rf của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ vẫn giữ được thành phần các chất chiết được so với dược liệu đối chiếu ban đầu. 4.3.3. Kiểm soát thành phẩm viên nén Tiến hành dập viên theo phương pháp dập thẳng và sử dụng tỉ lệ tá dược theo 3 công thức cho kết quả viên nén như các hình sau: 47 Hình 4.8. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 1 Hình 4.9. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 2 Hình 4.10. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 3 Bảng 4.5.Kết quả khảo sát tính chất viên nén Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Tính chất Viên màu nâu trắng, lành lặn, nhẵn bóng, đồng nhất Viên màu nâu trắng Viên bong mặt Viên màu nâu trắng, lành lặn, nhẵn bóng, đồng nhất Đường kính (mm) 11 11 11 36'00" 35'00" 10'20" 10'35'' 11'00" 12'10" 48 Độ rã (phút) 38'00" 38'00" 12'00" 11'00" 11'30" 12'30" 40'00" 41'00" 11'10" 12'20" 13'00" 14'00" Bảng 4.6.Kết quả khảo sát đồng đều khối lượng viên nén Mẻ 1 Mẻ 2 Mẻ 3 Khối lượng viên (g) 0,4701 0,4804 0,4656 0,4541 0,4715 0,4816 0,4729 0,4613 0,4689 0,4587 0,4743 0,4692 0,4618 0,4620 0,4365 0,4790 0,4737 0,4718 0,4736 0,4754 0,4770 0,4811 0,4752 0,4690 0,4709 0,4613 0,4730 0,4631 0,4783 0,4790 0,4866 0,4612 0,4371 0,4703 0,4773 0,4617 0,4757 0,4797 0,4306 0,4649 0,4765 0,4714 0,4620 0,4746 0,4395 0,4398 0,4634 0,4625 0,4824 0,4535 0,4768 0,4580 0,4754 0,4884 0,4766 0,4618 0,4519 0,4534 0,4748 0,4743 KLTB (g) 0,4702 0,4590 0,4735 Nhận xét: - Kết quả khảo sát cho thấy, công thức 1 tạo viên nén cứng, đẹp nhưng độ rã không đạt. Công thức 2 cho viên nén rã tốt nhưng viên bị bong mặt khi ra khỏi cối. Nguyên nhân thường do khối không khí trong hạt bị nén mạnh nhưng không thoát ra được và tạo thành một lớp đệm không khí, lớp đệm này trương nở nhanh ở thời kỳ giải nén. Hiện tượng này thường gặp khi khối hạt có quá nhiều bột mịn hoặc khoảng cách giữa chày và cối quá nhỏ (loại trừ nguyên nhân này). Các nguyên nhân khác có thể là do thiếu tá dược trơn hoặc hàm ẩm của hạt quá cao.Khắc phục sự cố này có thể: Tăng lượng tá dược dính, thêm tá dược dính khô như tinh bột tiền gelatin hóa, PVP, gâm arabicthay đổi tỷ lệ hoặc thay tá dược trơn bóng. - Cả 3 công thức đều đạt chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng. - Trong phương pháp nghiên cứu này đã lựa chọn thay đổi tỷ lệ tá dược rã (Sodium starch glycolat) và tá dược dính (avicel 101) và tỉ lệ tá dược công thức 3 cho kết quả viên nén đạt các chỉ tiêu chất lượng. 49 Hình 4.11.Kết quả sắc ký đồ viên nén Hà thủ ô đỏ Trong đó: Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ. Vết T: Viên nén Hà thủ ô đỏ. Nhận xét: Từ sắc ký đồ cho thấy vết viên nén có màu sắc và Rf tương đươngvới màu sắc và Rf của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy viên Hà thủ ô đỏ vẫn giữ được thành phần các chất chiết được so với dược liệu đối chiếu ban đầu. Kết luận: - Sử dụng phương pháp dập thẳng để bào chế viên nén Hà thủ ô đỏ. - Phối hợp các tá dược với cao khô Hà thủ ô đỏ theo công thức 3 cho viên nén đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV. - Cao khô phải được cất giữ trong túi nhựa hay túi nhôm kín. Các thao tác từ cân, tán nghiền, rây trộn... đều phải thực hiện nhanh chóng trong phòng kín. - Trước khi trộn cao khô với tá dược cần lưu ý cao khô sau khi sấy, được nghiền, rây qua lưới 1 mm. - Khi dập viên các công thức được tính cho 700 viên mỗi công thức (tương đương với 260 g cao khô). 50 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện khóa luận với thời gian có hạn, đã đạt được mục tiêu tổng quát của khóa luận là: Điều chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, với các nội dung cụ thể như sau: Điều chế cao lỏng Hà thủ ô đỏ: Lựa chọn được dung môi chiết là ethanol 40 % với phương pháp ngấm kiệt. Lựa chọn tinh bột bắp để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ. Bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ: Xây dựng công thức bào chế viên nén. ĐỀ NGHỊ Với khuôn khổ có hạn của một khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, đề tài mới chỉ thu được các kết quả nghiên cứu trên qui mô thí nghiệm nhỏ. Để tiến tới có thể áp dụng vào sản xuất, cao khô và viên nén Hà thủ ô đỏ cần được nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trên quy mô lớn hơn nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất với các trang thiết bị của xưởng GMP, đảm bảo chế phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng cần thiết theo quy định của Bộ Y Tế. Nếu đề tài được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu, đề nghị thực hiện một số việc: Khảo sát thêm một số tá dược có khả năng độn trong quá trình làm cao khô giúp làm giảm lượng tá dược sử dụng, tăng hàm lượng cao dược liệu. Kiểm soát, khảo sát các thông số tính chất cơ lý của khối bột hoàn tất để giúp giải thích và khắc phục sự cố khi dập viên. Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình bao phim với việc sử dụng dịch chiết Hà thủ ô đỏ trong thành phần dịch bao phim. Xây dựng quy trình định lượng hoạt chất trong cao Hà thủ ô đỏ giúp tính toán liều lượng chính xác trong trường hợp sử dụng dịch chiết Hà thủ ô đỏ giúp làm tăng hàm lượng hoạt chất. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009). Dược Điển Việt Nam IV. Hà Nội. tr.772-773. PL-1.20. PL-3.5. PL-5.4. PL-12.10. 2. Đỗ Huy Bích (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1. NXB Khoa học và kỹ thuật. tr.884-888. 3. Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học. Hà Nộitr.833-836. 4. Hoàng Ngọc Hùng,Vũ Chu Hùng (2006). Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. NXB Y học. Hà Nội. tr.164.tr.338.tr.371. tr. 389.tr.523.tr.595.tr.607tr.620. 5. Jin-KangZhang,Liu Yang(2012). Protective effect of tetrahydroxystilbene glucoside against hydrogen peroxide-induced dysfunction and oxidative stress in osteoblastic MC3T3-E1. European Jounal of Pharmacology. p.31-37. 6. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa(2011). Bào chế và sinh dược học. Tập 1. NXB Y học. Hà Nội. tr.221-229. tr.247-252. tr.257-269. 7. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa(2011). Bào chế và sinh dược học.Tập 2. NXB Y học. Hà Nội. tr.168-216. tr.222-235. 8. Lê Thị Ánh (2007). Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam. Luận văn Dược sĩ đại học. Khoa Dược. Trường đại học Dược Hà nội. 9. Minjiang Wang, Vinh Hoa Zhao (2012). Lipid regulation effects of Polygoni Multiflori Radix, its processed products and its major substances on steatosis human liver cell line L02. Journal of Ethnopharmacology. p.287-293. 10. Ngô Vân Thu, Trần Hùng(2011). Dược liệu học.Tập 1. Nhà xuất bản Y Học. Hà Nội. tr.340-342. 11. Từ Minh Koóng (2007). Kỹ thuật sản xuất dược phẩm. Tập 3. Nhà xuất bản Y Học. Hà Nội.tr.883-885 12. Võ Văn Chi(2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1. NXB Y Học. tr.537. 13. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2014). Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc.Tập 1. NXB Y Học. Hà Nội. tr.153-180. 14. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2014). Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc. Tập 2. NXB Y Học. Hà Nội. tr.153-180. 15. Wangen Wang,Yanran He(2014). In vitro effects of active components of Polygonum Multiflorum Radix on enzymes involved in the lipid metabolism. Journal of Ethnopharmacology. p.763-770. 52 16. WenJuan Yao,WenJun Fan (2013). Proteomic analysis for anti-atherosclerotic effect of tetrahydroxystilbene glucoside in rats. Biomedicine & Pharmacotherapy. p.140-145. 17. Xiaoquing Wu, Xiaozhen Chen (2012). Toxicity of raw and processed roots of Polygonum multiflorum. Fitoterapia. p.469-475. 18. Ya Nan Sun, Long Cui (2013). Promotion effect of constituents from the root of Polygonum multiflorum on hair growth. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters. p.4801-4805. Website: 19. A thực phẩm (2017). Cao Hà thủ ô đỏ. ha-thu-o-do-binh-minh-209.html. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017. 20. Công ty Domesco (2016). Viên Hà thủ ô đỏ. thu-o/. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2017. 21. Công ty D’Vi Beauty (2016). https://dvibeauty.com/cua-hang/dvi-beauty/dau- goi-ha-thu-o-320ml.html. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017. 22. Huy Vu (2017). Trà Hà thủ ô đỏ. ha-thu-o-tui-loc-30-goi.html. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2017. 23. N.Ha (2016). Cây Hà thủ ô đỏ. cd56.html. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017. 24. Sơn Anh (2016). Công dụng của Hà thủ ô đỏ. cua-ha-thu-o-do/. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017. PHỤ LỤC Phụ lục: Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Hà thủ ô đỏ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA DƯỢC-ĐIỀU DƯỠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .. GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN THEO Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN Họ tên sinh viên: Bằng Văn Thái Tên đề tài luận văn: "Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb., Polygonaceae)" Chuyên ngành: Dược học. MSSV: 12D720401159 Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đặng Văn Như Tâm Khóa luận đã được bổ sung và sửa chữa các điểm sau: Lỗi chính tả, viết đúng tên đề tài, viết đúng tên dược liệu, mục lục, cân đối lại phần tổng quan. TP. Cần Thơ, ngày 11 tháng 07 năm 2017 Giảng viên hướng dẫn Họ tên sinh viên Thư ký hội đồng Chủ tịch Hội đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbang_van_thai_9738_2083101.pdf
Luận văn liên quan