Với những kết quả rút ra được từ quá trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu là đưa ra
định hướng cho các đề tài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Tuy nhiên vẫn còn những
hạn chế cần phải loại bỏ trong những nghiên cứu sau này. Trước hết là cần phải tiến
hành điều tra với kích cỡ mẫu lớn hơn như vậy sẽ nâng cao độ chính xác của các kết
luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phải kéo dài thời gian điều tra, khảo sát sẽ tăng tính
đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Điều này sẽ giúp cho các kết luận có được tính thực
tiễn cao hơn.
Nên áp dụng các kiểm định tham số để có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng hơn
giữa các nhóm đối tượng khác nhau. Và phân tích sâu nhằm làm rõ được sự khác biệt đó
để có thể có được nhiều giải pháp cho từng đối tượng riêng.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara Resort & Spa Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nhau. Bên cạnh đó hệ
số tương quan giữa các biến độc lập đều bằng 0 (Phụ lục 4); Hệ số phóng đại phương
sai VIF (Variance inflation fator) đều nhỏ hơn 10; do vậy, khẳng định rằng mô hình
hồi quy không xảy ra hiện tượng Đa cộng tuyến. Do đó có thể kết luận rằng các biến
độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc.
Bảng 11: Độ giải thích của mô hình hồi quy
Bảng 12: Phân tích ANOVA
Từ kết quả các bảng trên, ta thấy rằng kiểm định F cho giá trị p – value (Sig.) bé
hơn 0,05, chứng tỏ là mô hình phù hợp và cùng với đó là R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng
Model R R2 R2 hiệu chỉnh Std. Error of theEstimate
1 0.773 0.598 0.577 0.650656
a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), ĐC, LI, TK, CV, TT
Mô hình Tổng bình phương Df Trung bìnhbình phương F Sig.
1
Hồi quy 60.358 5 12.072 28.514 0.000(a)
Số dư 40.642 96 0.423
Tổng 101.000 101
a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), ĐC, LI, TK, CV, TT
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Trang 47
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
0,577; có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 57,7% sự biến thiên của biến phụ
thuộc. Như vậy, mô hình có giá trị giải thích khá tốt.
Từ kết quả phân tích Hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định
tất cả các nhân tố đều cho kết quả p – value (Sig.) bé hơn 0,05; điều này chứng tỏ rằng có
đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 đối với các nhân tố này, hay các giả
thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 5%.
Trang 48
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Bảng 13: Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hoá
Hệ số hồi quy
chuẩn hoá
t Sig.
B Std.
Error
Beta
1Hằng số -2.85E-16 0.064 0.000 0,184
ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY 0.378 0.064 0.378 5.838 0,000
LỢI ÍCH 0.242 0.065 0.242 3.734 0,000
NHÓM THAM KHẢO 0.500 0.065 0.500 7.727 0,000
CÔNG VIỆC 0.155 0.065 0.155 2.390 0.019
THÔNG TIN 0.349 0.065 0.349 5.398 0,000
a. Biến phụ thuộc: SỰ LỰA CHỌN DU LỊCH TẠI HUẾ
Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mô tả sự biến động của các
nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch đang lưu trú tại
Ana Mandara Huế như sau:
SLC = -2.85E-16 + 0,378ĐC + 0,242LI + 0,500TK + 0,155CV + 0,349TT
Dựa vào mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận của sinh
viên tại Đại học Kinh tế - Đại học Huế ta có thể nhận thấy hệ số β1 = 0,378 có nghĩa là khi
Nhân tố 1 thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho sự chọn lựa
du lịch tại Huế cũng biến động cùng chiều 0,378 đơn vị. Đối với Nhân tố 2 có hệ số β2 =
0,242; cũng có nghĩa là nhân tố 2 thay đổi 1 đơn vị thì chất lượng cảm nhận cũng thay đổi
cùng chiều 0,242 đơn vị. Giải thích tương tự đối với các biến còn lại (trong trường hợp
các nhân tố còn lại không đổi).
Ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong số 5 nhân tố tác động đến sự lựa
chọn du lịch tại Huế thì nhân tố Nhóm tham khảo có tác động mạnh nhất và sau đó là
Động cơ thúc đẩy và Thông tin. Cuối cùng là Lợi ích và Công việc. Như vậy, trước khi
đưa ra sự lựa chọn du lịch tại Huế thì khách du lịch thì Nhóm tham khảo sẽ có tác
động mạnh nhất đến sự lựa chọn của họ. Khách du lịch sẽ cân nhắc những ý kiến của
những người quan trọng đối với mình và và có mức độ tin tưởng cao từ các đối tượng
đó. Sau khi ưu tiên những thông tin từ phía Nhóm tham khảo, khách du lịch sẽ quan
tâm đến những thuận lợi mà họ sẽ có được khi du lịch tại Huế - đó chính là Động cơ
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Trang 49
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
thúc đẩy và cùng với Động cơ thúc đẩy là các thông tin liên quan đến chuyến du lịch
tại Huế mà thu thập được. Hai nhân tố này có sự tác động tương đối như nhau. Sau khi
có những thông tin cơ bản từ Nhóm tham khảo, Động cơ thúc đẩy và Thông tin từ các
nguồn khác nhau thì họ sẽ quan tâm đến những lợi ích mà mình sẽ có được khi du lịch
tại Huế. Nhân tố có mức tác động yếu hơn cả đó chính là nhân tố Công việc, sau khi
có cân nhắc đầy đủ họ sẽ xem xét xem thử công việc của họ ảnh hưởng như thế nào
đến việc du lịch tại Huế. Vậy ta có thể thấy rằng, khi đưa ra quyết định lựa chọn du
lịch tại Huế thì khách du lịch sẽ chịu tác động nhiều nhất từ phía những thông tin, sự
tham khảo cơ bản về chuyến du lịch tại Huế và sau đó là những lợi ích và công việc
của bản thân họ. Qua đó có thể thấy được rằng nếu các thông tin về Huế và du lịch tại
Huế được quảng bá mạnh mẽ và rộng rãi đến với được nhiều đối tượng thì sẽ có tác
động lớn đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch. Bởi vì khi số lượng tiếp
nhận thông tin càng nhiều thì trước hết cho bản thân họ và sau đó khả năng họ có thể
trở thành đối tượng tham khảo của những người khác càng cao. Và đây là hai trong ba
nhân tố có tác động mạnh nhất.
NHÂN TỐ GIẢ THUYẾT
KIỂM ĐỊNH
HỆ SỐ β
ĐC
LI
TK
CV
TT
H1
H2
H3
H4
H5
0,378
0,242
0,500
0,155
0,349
57,7% SỰ LỰA CHỌNDU LỊCH TẠI
HUẾ
CÁC YẾU TỐ
KHÁC
38,8
%
%
Sơ đồ 9: Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại
Huế của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara Huế
Trang 50
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
2.5 Phân tích các nhân tố trong mô hình
Bảng 14: Kiểm định One Sample T test giá trị trung bình các nhân tố
Các loại biến Trung bình Thấp nhất Cao nhất Giá trịkiểm định Sig.
Động cơ thúc đẩy 4.5980 3 5 5 0.000
Lợi ích 4.6275 2.33 5 5 0.000
Nhóm tham khảo 4.4559 2 5 4 0.000
Công việc 2.9248 2.33 5 3 0.390
Thông tin 4.2255 2.67 5 4 0.000
Sự lựa chọn du lịch tại Huế 4.3072 3.67 5 4 0.000
Từ kết quả của bảng trên, ta có thể thấy được sự đánh giá của các đối tượng điều
tra đối với các nhóm biến quan sát tạo thành nhân tố mới. Về giá trị trung bình thì dễ
dàng nhận thấy là không có nhiều sự khác biệt giữa 2 nhân tố ở vị trí đầu tiên. Giá trị
trung bình của nhóm nhân tố “Động cơ thúc đẩy” và “Lợi ích” dao động quanh giá trị
4,6. Hai biến quan sát này cũng có giá trị trung bình bao hơn các nhóm biến quan sát
khác. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch dành nhiều sự đánh giá tích cực nhất
cho các biến quan sát thuộc 2 nhân tố này. Nhân tố “Lợi ích” có giá trị trung bình trội
hơn so với nhân tố “Động cơ thúc đẩy” (giá trị trung bình 4,63 so với 4,600). Tuy
nhiên, giá trị đánh giá của khách du lịch đối với các biến quan sát thuộc nhân tố “Động
cơ thúc đẩy” chỉ phân phối trong khoảng giá trị từ 3 cho đến 5. Trong khi đó đối với
nhân tố “Lợi ích” thì giá trị thấp nhất và cao nhất lần lược là 2,33 và 5, có nghĩa là đối
với các biến quan sát thuộc nhân tố này thì các đánh giá tích cực chiếm ưu thế nhưng
có một vài đánh giá tiêu cực. Giá trị trung bình cao của hai nhân tố “Lợi ích” và
“Động cơ thúc đẩy” cho thấy được rằng khách du lịch đánh giá mình gặp rất nhiều
thuận lợi khi đưa ra quyết định du lịch tại Huế; và việc du lịch tại Huế sẽ mang lại cho
họ nhiều lợi ích.
Hai nhân tố có giá trị trung bình thấp hơn hai nhân tố trên đó là nhân tố “Nhóm
tham khảo” và “Thông tin”. Đối với nhân tố “Nhóm tham khảo”, giá trị trung bình của
nhóm biến quan sát tạo nên nhân tố này là 4,46. Tuy giá trị này còn thấp hơn giá trị
của hai nhân tố “Động cơ thúc đẩy” và “Lợi ích” nhưng giá trị này vẫn khá cao. Điều
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Trang 51
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
này chứng tỏ đối với khách du lịch thì nhóm tham khảo có thái độ và có ảnh hưởng
tích cực đến việc du lịch của họ. Sự tác động tích cực từ phía những đối tượng quan
trọng đối với bản thân khách du lịch sẽ thúc đẩy sự lựa chọn du lịch tại Huế của họ. Và
sự tác động này cũng rất đáng kể khi nó là nhân tố có sự tác động mạnh nhất đến sự
lựa chọn của khách du lịch trong số 5 nhân tố. Giá trị lớn nhất của nhân tố này là 5 và
giá trị nhỏ nhất của nhân tố này là 2. Có nghĩa là không phải tất cả nhóm tham khảo
của khách du lịch đều nghĩ rằng họ nên du lịch tại Huế, như vậy thái độ đánh giá của
nhóm tham khảo theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế, đây là một nhân tố đáng
quan tâm khi muốn thúc đẩy sự lựa chọn của họ. Có thể có những đối tượng hiện tại
không phải là khách hàng của mình nhưng trong tương lai, đó có thể là khách hàng
tiềm năng hoặc có khả năng trở thành đối tượng tham khảo của các khách du lịch khác.
Còn đối với nhân tố thông tin, trong mô hình hồi quy hệ số tương quan của nhân
tố này là dương, có nghĩa là nhân tố này có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc
là Sự lựa chọn du lịch tại Huế. Do đó, có thể kết luận được rằng nếu khách du lịch có
được càng nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về chuyến du lịch của họ thì sự
lựa chọn của họ sẽ càng tăng. Do đó, cần phải chú trọng các công tác truyền thông
thông tin có hiệu quả đến khách hàng tiềm năng. Nhân tố này có giá trị trung bình là
4,32 nghĩa là sự đánh giá của khách du lịch về yếu tố thông tin là tích cực. Giá trị
trung bình thấp nhất là 2,67 và giá trị cao nhất là 5. Hầu hết khách du lịch nước ngoài
đều cố gắng tìm kiếm một số thông tin có thể về Huế trước khi đến đây, nhưng lượng
thông tin đó không phải là đầy đủ. Đối với những khách du lịch đến đây vì lý do công
việc, đặc biệt là chuyến đi của họ được người khác hoặc công ty sắp xếp thì họ thường
không có nhiều sự tìm kiếm thông tin về chuyến đi của họ. Còn đối với khách du lịch
trong nước thì thường họ đã biết về Huế qua các sách báo, truyền hình và những người
xung quanh và thường họ đã đến Huế một vài lần.
Nhân tố tác động cuối cùng đó chính là nhân tố “Công việc”, trong mô hình hồi
quy thì nhân tố này cũng có sự tác động yếu nhất so với các nhân tố còn lại. Giá trị
nhỏ nhất của nhân tố này là 2,33 và giá trị cao nhất là 5. Trong khi đó giá trị trung bình
của nhân tố này là 2,92. Sở dĩ giá trị trung bình của nhóm biến tạo nên nhân tố này
Trang 52
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
thấp là vì hầu hết khách du lịch đến Ana Mandara đều với mục đích tham quan và nghỉ
dưỡng (chiếm 83,2%) nên những khách du lịch đó không có sự đánh giá về công việc.
Còn đối với nhân tố chính đó là nhân tố “Sự lựa chọn du lịch tại Huế”, đây là
nhân tố đánh giá tổng hợp nhằm biết được sự lựa chọn du lịch tại Huế của họ là như
thế nào. Các biến quan sát từ tạo thành nhân tố này chính là các biến đánh giá chung
từng yếu tố theo mô hình lý thuyết ban đầu, đó là sự đánh giá về Thái độ, Chuẩn chủ
quan và Hành vi kiểm soát cảm nhận. Giá trị trung bình của nhân tố này là 4,31 và các
giá trị phân phối trong khoảng từ 3,67 cho đến 5. Kết quả này cho ta thấy rằng tất cả
các khách du lịch trong cuộc điều tra này đều có sự đánh giá tốt về các yếu tố ảnh
hưởng đế sự lựa chọn du lịch tại Huế của họ (tất cả các giá trị của nhân tố đều lớn hơn
3). Và sự đánh giá là rất tốt (4,31).
Với số lượng mẫu điều tra là 102 (lớn hơn 30) và các biến này đều cho giá trị
skewness và kurtosis nằm trong khoảng từ -3 cho đến +3 thì có thể xem rằng các biến
giá trị trung bình có phân phối chuẩn. Khi đáp ứng được các điều kiện về phân phối
chuẩn, có thể tiến hành kiểm định One Sample T test cho các biến này để có thể suy
rộng cho tổng thể nghiên cứu. Dựa vào giá trị trung bình của từng biến mà ta có thể
lựa chọn được các giá trị kiểm định phù hợp. Đối với giá trị trung bình từ 1 đến 1,5 thì
chọn giá trị kiểm định là 1; từ 1,5 đến 2,5 thì chọn giá trị kiểm định là 2; 2,5 đến 3.5
thì chọn giá trị kiểm định là 3; từ 3, 5 đến 4,5 thì giá trị kiểm định là 4 và từ 4,5 đến 5
thì giá trị kiểm định là 5. Như vậy, trong trường hợp này, hai biến “Động cơ thúc đẩy”
và biến “Lợi ích” được kiểm định với giá trị 5, biến “Công việc” được kiểm định với
giá trị 3 và hai biến “Nhóm tham khảo” và “Thông tin” cùng với biến “Sự lựa chọn du
lịch tại Huế” được kiểm định với giá trị 4.
Giả thiết kiểm định H0 là Động cơ thúc đẩy có giá trị là 5 và giả thiết H1 là
“Động cơ thúc đẩy” có giá trị khác 5 và kết quả kiểm định One Sample T test của biến
“Động cơ thúc đẩy” cho giá trị Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Do đó, đủ cơ sở thống
kê bác bỏ giả thiết H0. Có nghĩa là “Động cơ thúc đẩy” có giá trị khác 5. Do 5 là giá trị
tối đa và giá trị trung bình của biến này là 4,6 do đó ta có thể kết luận là sự đánh giá
của khách hàng đối với nhân tố “Động cơ thúc đẩy” là thấp hơn 5. Để có thể đánh giá
chính xác hơn, tiến hành kiểm định thêm với giá trị 4. Và kiểm định One Sample T test
Trang 53
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
với giá trị kiểm định là 4 cũng cho kết quả Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa và có đủ cơ sở
thống kê để bác bỏ giá thuyết H0. Như vậy, từ kết quả kiểm định trên, có thể kết luận
được là giá trị trung bình của nhân tố “Động lực thúc đẩy” nằm trong khoảng từ 4 đến
5, đây là mức đánh giá tích cực của khách du lịch đối với nhân tố này.
Cũng tương tự, áp dụng kiểm định One Sample T test đối với giá trị trung bình
của nhân tố “Lợi ích” với giá trị kiểm định là 5 cũng cho giá trị Sig bé hơn mức ý
nghĩa 0,05. Do đó đủ cơ sở thống kê để bác bỏ giá thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1,
có nghĩa là giá trị trung bình của nhân tố này là thấp hơn 5. Kết quả kiểm định One
Sample T test với giá trị kiểm định bằng 4 cũng cho giá trị Sig bé hơn 0,05 do đó cũng
có thể kết luận là giá trị trung bình của nhân tố này khác 4. Giá trị trung bình của nhân
tố Lợi ích là 4,63 như vậy, có nghĩa là giá trị trung bình của nhân tố “Lợi ích” là lớn
hơn 4 và nhỏ hơn 5. Chứng tỏ mức độ đồng ý với sự ảnh hưởng của nhân tố này của
các đối tượng được phỏng vấn là cao.
Đối với biến giá trị trung bình của nhân tố “Nhóm tham khảo”, giá trị trung bình
của nhân tố này thấp hơn 2 nhân tố trên (4,46) nên giá trị kiểm định được lựa chọn là
giá trị 4. Kết quả kiểm định cho giá trị Sig bé hơn mức độ ý nghĩa 0,05 nên có đủ cơ
sở để bác bỏ giá thiết H0 là giá trị trung bình của nhân tố “Nhóm tham khảo” là bằng 4.
Bên cạnh đó, giá trị trung bình của nhân tố này lớn hơn 4. Như vậy, có thể kết luận là
giá trị trung bình của nhân tố lợi ích là lớn hơn 4. Điều này có nghĩa là khách du lịch
đánh giá tích cực về những lợi ích mà họ nhận được khi đến du lịch tại Huế.
Nhân tố tiếp theo được tiến hành kiểm định One Sample T test là nhân tố “Công
việc”. Biến giá trị trung bình của nhân tố này được kiểm định với giá trị bằng 3 vì giá
trị trung bình của nhân tố này là 2,92. Với giả thiết H0 là giá trị trung bình của nhân tố
này là 3 và giả thiết H1 đối thiết của giả thiết H0, kết quả kiểm định One Sample T test
cho giá trị Sig là 0,39 (lớn hơn mức ý nghĩa 0,05) do đó chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả
thiết H0. Từ đó ta có thể chấp nhận giả thiết H0 và kết luận là giá trị trung bình của
nhân tố “Công việc” là bằng 3 – một mức đánh giá ở mức trung bình đối với nhân tố
này.
Nhân tố “Thông tin” được áp dùng kiểm định One Sample T test với giá trị kiểm
định là 4 - giá trị kiểm định này là phù hợp với định hướng kiểm định được nêu lên ở
Trang 54
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
phần đầu. Kiểm định với giá trị 4 cho kết quả Sig bé hơn 0,05 nên có thể kết luận là đủ
cơ sở để bác bỏ giả thiết rằng giá trị trung bình của nhân tố “Thông tin” là bằng 4. Từ
việc chấp nhận giả thiết H1 và giá trị trung bình của nhân tố này là 4,23 do đo có thể
biết được giá trị trung bình của nhóm nhân tố này lớn hơn 4. Điều đó có nghĩa là
khách du lịch đánh giá tích cực đối với nhân tố “Thông tin” trong quá trình quyết định
du lịch tại Huế.
Nhân tố cuối cùng được tiến hành kiểm định One Sample T test là nhân tố “Sự
lựa chọn du lịch tại Huế”. Đây chính là biến phụ thuộc chịu sự tác động của các nhân
tố trên. Với giá trị kiểm định là 4, giá trị Sig của kiểm định này là thấp hơn mức ý
nghĩa 0,05 vì thế có đủ cơ sở thống kê để bác bỏ giả thiết giá trị trung bình của nhân tố
này là bằng 4. Giá trị trung bình của nhân tố này là 4,31 tức lớn giá trị 4 do đó có thể
rút ra được kết luận là giá trị trung bình của nhân tố “Sự lựa chọn du lịch tại Huế” này
là lớn hơn 4. Như vậy, các nhân tố trên có ảnh hưởng tích cực đến “Sự lựa chọn du
lịch tại Huế” của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara và mức ảnh hưởng này lả rất
cao.
2.4.1 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố của khách du lịch
từ các châu lục khác nhau
Thông thường, những con người sinh ra và lớn lên ở những nơi khác nhau
thường có sự khác biệt rất lớn trong cách suy nghĩ, tính cách và hành vi. Chính yếu tố
môi trường sống tạo ra nét đặc trưng cho những con người sinh sống trong đó.Trong
môi trường sống của mình con người chịu tác động của thời tiết, địa hình, khí hậu và
nền văn hóa Với những sự khác biệt đó, những con người từ các nơi khác nhau
thường có những phản ứng, những hành vi khác nhau khi đối mặt với cùng một vấn đề
hay là ở trong cùng một tình huống cụ thể.
Trong trường hợp này cũng vậy, những khách du lịch từ những nơi khác nhau
lưu trú tại Ana Mandara sẽ có những suy nghĩ và hành vi khác nhau khi họ đưa ra
quyết định lựa chọn du lịch tại Huế. Và trong quá trình đưa ra quyết định thì mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến từng đối tượng khách du lịch đó cũng sẽ khác nhau. Vì
thế cần phải hiểu được những sự khác biệt về đặc điểm cá nhân từ các nơi khác nhau
có tạo ra những sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định du lịch tại Huế hay không.
Trang 55
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp trong việc đưa ra các hoạt động marketing hiệu
quả hơn.
Bảng 15: Giá trị trung bình các nhân tố theo châu lục
Châu lục Giá trịtrung bình
Tần suất
(người) Độ lệch chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Động cơ thúc đẩy
Châu Âu 4.7889 36 0.3608 3.80 5.00
Châu Mỹ 4.6727 11 0.4496 4.00 5.00
Châu Á 4.4333 48 0.4870 3.00 5.00
Châu Úc 4.6286 7 0.4536 4.00 5.00
Tổng 4.5980 102 0.4629 3.00 5.00
Lợi ích
Châu Âu 4.7870 36 0.4152 3.33 5.00
Châu Mỹ 4.7576 11 0.4240 4.00 5.00
Châu Á 4.4583 48 0.6136 2.33 5.00
Châu Úc 4.7619 7 0.3709 4.00 5.00
Tổng 4.6275 102 0.5354 2.33 5.00
Nhóm tham khảo
Châu Âu 4.5000 36 0.3780 3.75 5.00
Châu Mỹ 4.5227 11 0.3251 3.75 5.00
Châu Á 4.4010 48 0.5620 2.00 5.00
Châu Úc 4.5000 7 0.3536 4.00 4.75
Tổng 4.4559 102 0.4659 2.00 5.00
Công việc
Châu Âu 2.5463 36 0.5112 2.33 5.00
Châu Mỹ 2.6061 11 0.3272 2.33 3.00
Châu Á 3.3125 48 1.0369 2.33 5.00
Châu Úc 2.7143 7 0.7559 2.33 4.33
Tổng 2.9248 102 0.8787 2.33 5.00
Thông tin
Châu Âu 4.2870 36 0.4518 2.67 5.00
Châu Mỹ 4.2424 11 0.6163 3.33 5.00
Châu Á 4.2361 48 0.5668 3.00 5.00
Châu Úc 3.8095 7 0.5394 3.00 4.67
Tổng 4.2255 102 0.5372 2.67 5.00
Sự lựa chọn
Châu Âu 4.3519 36 0.3899 3.67 5.00
Châu Mỹ 4.3939 11 0.3596 4.00 5.00
Châu Á 4.2708 48 0.4330 3.67 5.00
Châu Úc 4.1905 7 0.2623 4.00 4.67
Tổng 4.3072 102 0.3999 3.67 5.00
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Trang 56
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Để có thể kết luận sự khác biệt cho tổng thể nghiên cứu thì cần phải kiểm định sự
khác biệt giữa các nhóm du khách đến từ các châu lục khác nhau. Tuy nhiên bởi vì do
số lượng các nhóm là không đồng điều và có số lượng nhỏ hơn 30 nên không đáp ứng
được điều kiện sử dụng các kiểm định tham số, do đó mà có thể áp dụng kiểm định phi
tham số thay thế. Trong trường hợp kiểm định Kruskal Wallis được áp dụng để kiểm
định sự khác biệt trong các nhân tố giữa các khách du lịch từ các châu lục khác nhau
với các giả thiết:
H0: không có sự khác biệt giữa các nhóm khác du lịch từ các châu lục khác nhau
trong cùng một nhân tố
H1: có sự khác biệt giữa các nhóm trong từ các châu lục khác nhau trong cùng
một nhân tố
Bảng 16: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis theo Châu lục
Động cơ
thúc đẩy Lợi ích
Nhóm
tham khảo Công việc Thông tin
Sự lựa
chọn
Chi-Square 11.755 8.516 0.328 19.530 4.645 2.280
df 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000
Asymp. Sig. 0.008 0.036 0.955 0.000 0.200 0.516
a.Kruskal Wallis Test
b.Grouping Variable: Chau luc
Đối với nhân tố “Động cơ thúc đẩy”, kết quả kiểm định Kruskal Wallis cho thấy
có sự khác biệt giữa khách du lịch đến từ các nhóm khách du lịch từ các châu lục khác
nhau. Vì giá trị Sig bé hơn 0,05 nên có thể bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết
H1 – có sự khác biệt. Như vậy, có nghĩa là vị trí địa lý có sự ảnh hưởng đến Động cơ
thúc đẩy du lịch tại Huế của khách du lịch. Dựa vào kết quả tính giá trị trung bình theo
từng nhóm độc lập thì có sự khác nhau giữa giá trị trung bình giữa các nhóm. Giá trị
trung bình của nhóm khách du lịch từ châu Âu là cao nhất (4,79) và sau đó là châu Mỹ
và châu Úc với giá trị trung bình lần lượt là 4,67 và 4,63. Khách du lịch châu Á đánh
giá về nhân tố “Động lực thúc đẩy” kém tích cực nhất với giá trị trung bình là 4,43.
Điều này có nghĩa là những khách du lịch từ châu Âu có nhiều thuận lợi nhất khi thực
hiện du lịch tại Huế và tiếp theo đó là khách du lịch từ châu Mỹ và châu Úc. So với đa
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Trang 57
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
phần người dân đến từ châu Á thì khả năng về tài chính của người dân châu Âu là tốt
hơn và vì thế mà họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho du lịch của mình. Còn khi đối với
những khách du lịch đến từ châu Mỹ thì những khách du lịch từ châu Âu lại có thuận
lợi hơn về mặt địa lý và vì thế mà họ cũng có nhiều thuận lợi hơn.
Khi đánh giá về các lợi ích mà mình nhận được khi du lịch tại Huế thì sự đánh giá
của các khách du lịch từ châu Âu vẫn tích cực hơn so với những khách du lịch đến từ
các nước châu Á. Kiểm định Kruskal Wallis cho giá trị sig nhỏ hơn 0,05 nên có thể kết
luận là sự khác biệt về cảm nhận lợi ích của các khách du lịch từ các châu lục khác nhau
có ý nghĩa thống kê. Như vậy, tuy rằng cùng du lịch tại Huế và cùng nghỉ ngơi tại Ana
Mandara nhưng sự cảm nhận về lợi ích mà mình có được của các đối tượng khách du
lịch là khác nhau. Nguyên nhân của vấn đề này là do đặc tính không đồng nhất cả dịch
vụ. Và theo kết quả điều tra thì sự cảm nhận của khách du lịch châu Âu là tốt nhất và
cảm nhận của khách du lịch châu Á là thấp nhất.
Trong nhân tố “Nhóm tham khảo”, giá trị trung bình của hai nhóm châu Âu, châu
Úc và châu Mỹ vẫn cao hơn giá trị trung bình của nhóm châu Á. Tuy giá trị trung bình
nhân tố này của nhóm châu Mỹ cao hơn châu Âu nhưng mà chênh lệch này là không
đáng kể. Như vậy, so với khách du lịch đến từ châu Âu và châu Mỹ thì những người
quan trọng đối với khách du lịch đến từ châu Á ít có thái độ tích cực đối với việc du
lịch tại Huế và sự ảnh hưởng của họ cũng ít hơn. Tuy nhiên các kiểm định lại không
đủ cơ sở thống kê để kết luận có sự khác biệt trong tổng thể.
Trong khi đó kiểm định kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của nhân tố
“Thông tin” cho giá trị Sig bé hơn mức ý nghĩa 0,05 nên có thể kết luận là có sự khác
biệt về nhân tố “Thông tin” giữa các nhóm khách du lịch từ các châu lục khác nhau.
Giá trị trung bình của nhân tố “Thông tin” giữa các nhóm khách du lịch từ châu Á,
châu Mỹ và châu Âu không có sự khác biệt đáng kể (giá trị dao động từ 4,23 đến
4,28). Trong khi đó, sự đánh giá về nhân tố “Thông tin” của du khách đến từ Úc là
thấp hơn đáng kể với giá trị trung bình là 3,8. Như vậy, ta có thể kết luận được rằng,
khách du lịch từ Úc thường ít quan tâm hơn đến việc tìm kiếm thông tin về chuyến du
lịch đến Huế của mình so với các khách du lịch từ các châu lục khác.
Trang 58
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Ở nhân tố “Công việc” thì lại có sự khách biệt với các xu hướng trên. Ở nhân tố
này, giá trị trung bình của nhóm Châu Á lại cao hơn nhiều so với giá trị trung bình của
hai nhóm còn lại. Giá trị trung bình của nhóm Châu Á là 3,31 trong khi giá trị trung
bình này của các nhóm còn lại không có nhiều chênh lệch (2,55, 2,61 và 2,71). Từ đó
ta có thể kết luận rằng, việc du lịch tại Huế của những du khách đến từ các nước châu
Á có xu hướng thiên về công việc. Ngược lại, các chuyến đi của những khách du lịch
từ châu Âu và châu Mỹ thì thường thiên về nghỉ ngơi hơn. Kiểm định Kruskal Wallis
đều cho giá trị sig < 0,05 nên có thể kết luận rằng có sự khác biệt giữa nhóm khách du
lịch từ châu Á và các nhóm khách du lịch từ các châu lục khác trong nhân tố “Công
việc”. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam và cùng
với đó Việt Nam cũng có mối liên hệ tốt với các tổ chức kinh tế - xã hội các khác nên
ngày càng có nhiều hoạt động liên quan được tổ chức tại Việt Nam. Với lợi thế về địa
lý nên có nhiều người từ các nước châu Á khách đến làm việc, kinh doanh và công tác
tại Việt Nam.
Còn nhân tố phụ thuộc – “Sự lựa chọn du lịch tại Huế” thì tuy có sự khác biệt
trong sự đánh giá chung nhưng nhìn chung sự khác biệt này là không đáng kể. Nhóm
khách du lịch có giá trị trung bình cao nhất là khách du lịch đến từ châu Âu với giá trị
trung bình là 4,35. Trong khi đó sự đánh giá của khách du lịch đến từ châu Úc là thấp
nhất với giá trị trung bình nhân tố này là 4,19. Kết quả kiểm định Kruskal Wallis cho
giá trị Sig là 0,516 (lớn hơn mức ý nghĩa 0,05) do đó có thể đi đến kết luận là không
có sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch đến từ các châu lục khác nhau trong
nhân tố “Sự lựa chọn du lịch tại Huế”.
Tóm lại, trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế đã được rút
ra từ quá trình phân tích nhân tố khám phá thì yếu tố châu lục có ảnh hưởng đến các
nhân tố ảnh hưởng của từng nhóm khách du lịch đến từ các châu lục khác nhau. Qua
các kiểm định Kruskal Wallis có thể kết luận được rằng đối với các nhân tố “Động cơ
thúc đẩy”, “Lợi ích”, “Công việc” và “Thông tin” thì có sự khác biệt giữa các nhóm
khác đến từ các châu lục khác nhau. Và trong đó, giá trị trung bình của các nhân tố
“Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích” và “Thông tin” của khách du lịch từ châu Âu luôn có
giá trị cao nhất trong khi đó, các giá trị trung bình thấp nhất thường thuộc về nhóm
Trang 59
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
khách du lịch đến từ châu Á. Điều này có ý nghĩa là đối với với các nhân tố đó, các
khách du lịch từ châu Âu có xu hướng đánh giá tích cực hơn các du khách đến từ các
châu lục khác. Và ngược lại khách du lịch từ châu Á lại có xu hướng đánh giá kém
tích cực hơn. Còn đối với nhân tố “Công việc” thì ngược lại, giá trị trung bình về nhân
tố “Công việc” của khách du lịch đến từ châu Á lại là lớn nhất. Như vậy ta có thể nhận
ra rằng, khách du lịch từ các nước châu Á đến Huế và lưu trú tại Ana Mandara Huế có
xu hướng liên quan đến công việc, kinh doanh nhiều hơn là các đối tượng khách du
lịch khác.
Trong khi đó, hai nhân tố còn lại là “Nhóm tham khảo” và “Sự lựa chọn du lịch
tại Huế” thì lại không có sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch đến từ các châu
lục khác nhau. Vì thế khi đưa ra các chính sách xúc tiến liên quan đến các nhân tố
“Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích”, “Thông tin” và “Công việc” thì phải có những điểm
phân biệt cho phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng ở các châu lục khác nhau.
2.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của khách du lịch đang lưu
trú tại Ana Mandara Huế
Yếu tố nghề nghiệp cũng là một yếu tố có sự ảnh hưởng đến cá nhân người được
điều tra trong các cuộc điều tra kinh tế xã hội. Bởi vì mỗi ngành nghề đều có các đặc
điểm riêng và những người ở các ngành nghề riêng cũng đều mang những đặc điểm
riêng. Chính những đặc điểm này sẽ gây tác động đến hành vi của khách hàng trong
những tình huống cụ thể. Trong ngành du lịch cũng vậy, yếu tố nghề nghiệp cũng có
những tác động nhất định đến hành vi của khách du lịch trong quá trình quyết định du
lịch tại Huế của họ. Cũng vì lý do đó, mà ta cần phải sự đánh giá của các nhóm đối
tượng khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau đối với các nhân tố để nhận ra sự
khác biệt giữa họ.
Những đối tượng điều tra thuộc các ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vức kinh
doanh thương mại, cán bộ và nhân viên văn phòng làm việc cho các tổ chức và công
ty, sinh viên. Những đối tượng này chiếm tỷ lệ 88,1% tổng thể mẫu điều tra. Số khách
du lịch còn lại là những người đã nghĩ hưu. Không có khách du lịch được điều tra nào
là thuộc các ngành nghề lao động. Với các chi phí lưu trú và dịch vụ rất cao của mình,
Trang 60
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
những đối tượng người lao động không phải là khách hàng mục tiêu của Ana Mandara
Huế, họ không có đủ khả năng thanh toán cho những dịch vụ ở đây.
Trang 61
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Bảng 17: Giá trị trung bình các nhân tố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Giá trịtrung bình
Tần suất
(người)
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Động cơ thúc đẩy
Kinh doanh thương mại 4.6273 22 0.4289 4.00 5.00
Nghỉ hưu 4.5167 12 0.4041 4.00 5.00
Sinh viên 4.4000 2 0.8485 3.80 5.00
Cán bộ và nhân viên
văn phòng 4.6123 65 0.4846 3.00 5.00
Tổng 4.6000 101 0.4648 3.00 5.00
Lợi ích
Kinh doanh thương mại 4.6212 22 0.4965 3.67 5.00
Nghỉ hưu 4.8889 12 0.2959 4.00 5.00
Sinh viên 4.5000 2 0.7071 4.00 5.00
Cán bộ và nhân viên
văn phòng 4.5795 65 0.5752 2.33 5.00
Tổng 4.6238 101 0.5368 2.33 5.00
Nhóm tham khảo
Kinh doanh thương mại 4.4205 22 0.3568 3.75 5.00
Nghỉ hưu 4.7083 12 0.2984 4.00 5.00
Sinh viên 4.7500 2 0.0000 4.75 4.75
Cán bộ và nhân viên
văn phòng 4.4269 65 0.5053 2.00 5.00
Tổng 4.4653 101 0.4583 2.00 5.00
Công việc
Kinh doanh thương mại 2.8030 22 0.7027 2.33 5.00
Nghỉ hưu 2.8889 12 0.7956 2.33 5.00
Sinh viên 2.3333 2 0.0000 2.33 2.33
Cán bộ và nhân viên
văn phòng 2.9897 65 0.9628 2.33 5.00
Tổng 2.9241 101 0.8830 2.33 5.00
Thông tin
Kinh doanh thương mại 4.0909 22 0.5363 3.00 5.00
Nghỉ hưu 4.3889 12 0.4889 3.33 5.00
Sinh viên 4.5000 2 0.2357 4.33 4.67
Cán bộ và nhân viên
văn phòng 4.2205 65 0.5442 2.67 5.00
Tổng 4.2178 101 0.5342 2.67 5.00
Sự lựa chọn
Kinh doanh thương mại 4.3030 22 0.3836 3.67 5.00
Nghỉ hưu 4.3333 12 0.2462 4.00 4.67
Sinh viên 4.0000 2 0.4714 3.67 4.33
Cán bộ và nhân viên 4.3179 65 0.4307 3.67 5.00
Trang 62
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
văn phòng
Tổng 4.3102 101 0.4007 3.67 5.00
Nhằm kiểm tra xem thử có sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch này, ta
cần phải thực hiện các kiểm định so sánh giá trị trung bình giữa các nhân tố theo nhóm
nghề nghiệp của các đối tượng khách du lịch. Vì số lượng không đồng đều nên chỉ có
thể sử dụng được các kiểm định phi tham số. Ngoài ra, số lượng khách du lịch được
điều tra là sinh viên chỉ có 2 khách du lịch, chiếm 2% tổng thể mẫu điều tra. Như vậy
tỷ lệ của khách du lịch là sinh viên là rất thấp và rất chênh lệch so với các nhóm khách
du lịch thuộc các ngành nghề khác. Vì thế để đảm bảo rằng kết quả kiểm định cho kết
quả chính xác hơn, ta có thể loại bỏ nhóm sinh viên này.
Bảng 18: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis theo Nghề nghiệp
Động cơ
thúc đẩy Lợi ích
Nhóm
tham khảo Công việc Thông tin
Sự lựa
chọn
Chi-Square 1.113 10.691 8.249 0.129 2.910 0.245
df 2 2 2 2 2 2
Asymp. Sig. 0.573 0.018 0.042 0.938 0.233 0.885
a Kruskal Wallis Test
b Grouping Variable: Nghe nghiep
Kiểm định Kruskal Wallis được áp dụng để kiểm định hai giả thiết sau:
H0: không có sự khác biệt giữa các nhóm khách du lịch thuộc các ngành nghề
khác nhau trong cùng một nhân tố
H1: có sự khác biệt giữa các nhóm khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau
trong cùng một nhân tố
Nhìn vào kết quả kiểm định Kruskal Wallis của các nhân tố, ta có thể thấy rằng
có sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau ở
hai nhân tố “Lợi ích” và “Nhóm tham khảo”. Ở hai nhân tố này, giá trị Sig lần lượt là
0,018 và 0,042, cả hai giá trị này đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 vì thế có đủ cơ sở
thống kê để bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Điều này có nghĩa là nghề
nghiệp có ảnh hưởng đến “Lợi ích” và “Nhóm tham khảo” của các đối tượng khách du
lịch tại Huế đang lưu trú tại Ana Mandara Huế.
Ở nhân tố “Lợi ích”, dựa vào giá trị trung bình của từng nhóm đối tượng thuộc
các nghề nghiệp khác nhau, ta có thể nhận ra được sự khác biệt giữa các nhóm này.
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Nguồn: Số liệu điều tra, 2012
Trang 63
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Giá trị trung bình cao nhất thuộc về nhóm khách du lịch đã nghỉ hưu với giá trị trung
bình là 4,89. Trong khi đó, hai nhóm còn lại là kinh doanh thương mại với cán bộ và
nhân viên văn phòng lại có giá trị trung bình thấp hơn nhưng không quá khác biệt, giá
trị này lần lượt là 4,62 và 4,58. Như vậy, ta có thể rút ra được kết luận là những khách
du lịch đang cư trú tại Ana Mandara có xu hướng nhận được nhiều lợi ích từ chuyến
du lịch đến Huế hơn là các đối tượng khác. Điều này có thể được lý giải là những đối
tượng nghỉ hưu đến Huế du lịch với mục đích chính là nghỉ ngơi. Họ không phải lo
lắng nhiều đến công việc, gia đình hay chịu áp lực về thời gian của chuyến đi, do đó
họ hưởng thụ được chuyến du lịch tốt hơn. Trong khi đó, các đối tượng đang làm việc
thường chỉ nghỉ một vài ngày và thường bị áp lực về thời gian ngay cả trong thời gian
đi du lịch, nghỉ ngơi. Hơn nữa, một số trường hợp đến Huế vì mục đích giải quyết các
công việc cần thiết. Ngay cả khi họ không chịu ảnh tác động từ công việc của mình thì
việc đi du lịch với gia đình và con cái thì họ cũng phải chăm lo cho gia đình và con cái
của mình. Chính vì thế mà những đối tượng khách du lịch đã nghỉ hưu thường nhận
được nhiều lợi ích từ chuyến đi và từ thời gian lưu trú tại Ana Mandara hơn các đối
tượng khác.
Còn đối với nhân tố “Nhóm tham khảo”, ta cũng có thể thấy được rằng giá trị
trung bình của nhóm khách du lịch đã nghỉ hưu cũng có giá trị cao nhất (4,71) và giá
trị trung bình của hai nhóm còn lại cũng không có sự khác biệt đáng kể. Giá trị trung
bình của nhóm khách du lịch thuộc ngành nghề kinh doanh thương mại và cán bộ,
nhân viên văn phòng lần lượt là 4,42 và 4,43. Như vậy, ta có thể thấy rằng những
khách du lịch đã nghỉ hưu nghĩ rằng những đối tượng quan trọng với họ mong muốn
họ du lịch tại Huế. Có lẽ do đặc điểm của Huế là một thành phố du lịch yên bình và
không khí trong lành nên con cái và người thân của họ nghĩ nơi đây là phù hợp cho họ
nghỉ dưỡng. Còn những người đang phải làm việc thì họ ít nhận được sự ủng hộ của
bạn bè, người thân về chuyến du lịch tại Huế hơn.
Đối với các nhân tố còn lại là Động cơ thúc đẩy, Công việc, Thông tin và Sự lựa
chọn thì kết quả kiểm định Kruskal Wallis có Sig bé hơn 0.05 do đó ta có kết luận rằng
đối với những nhân tố này thì yếu tố nghề nghiệp không ảnh hưởng đến sự lựa chọn du
lịch tại Huế của khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế. Giá trị trung bình
Trang 64
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
của các nhân tố này giữa các nhóm khách du lịch thuộc các nhân tố khác nhau thường
không có sự chênh lệch không đáng kể. Như vậy đối với các nhân tố Động cơ thúc
đẩy, Công việc, Thông tin và Sự lựa chọn thì sự đánh giá của khách du lịch đang lưu
trú Ana Mandara Huế không bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm nghề nghiệp của họ.
Nhận xét chung
Kết quả nghiên cứu ta có thể kết luận rằng “Sự lựa chọn du lịch tại Huế” của
khách du lịch bị ảnh hưởng bởi năm nhân tố chính là “Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích”,
“Nhóm tham khảo”, “Công việc” và “Thông tin”. Các nhân tố này đã giải thích được
hơn 74% sự biến động của “Sự lựa chọn du lịch tại Huế” của khách du lịch. Ngoài ra,
qua phân tích hồi quy có thể đo lường được sự tác động của từng nhân tố đến nhân tố
phụ thuộc đó là Sự lựa chọn du lịch tại Huế. Nhờ đó mà ta có thể xác định được sự tác
động của từng nhân tố trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi.
Việc phân tích sâu cho thấy rằng ở trong các nhân tố “Động cơ thúc đẩy”, “Lợi
ích” và “Công việc” có sự khác biệt giữa các khách du lịch đến từ châu Âu, châu Mỹ,
châu Á và châu Úc, và như thể ta có thể thẩy rằng sự khác biệt về nơi cư trú sẽ làm
cho sự ảnh hưởng của các nhân tổ cũng khác nhau. Trong khi đó các nhân tố còn lại là
“Nhóm tham khảo” và “Thông tin” lại không có nhiều sự khác biệt giữa các đối tượng
khách du lịch. Vì thế khi có những biện pháp nhằm tác động đến “Động cơ thúc đẩy”,
“Lợi ích” và “Công việc” thì cần phải có những biện pháp tác động riêng ứng với từng
nhóm khách du lịch. Trong khi đó, những biện pháp tác động đến nhân tố “Nhóm tham
khảo” và “Thông tin” thì có thể áp dụng chung vì không có sự khác biệt giữa các đối
tượng đến từ các châu lục khác nhau.
Ngoài ra, yếu tố nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến sự tác động của các nhân tố
đến từng đối tượng khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara Huế các ngành nghề khác
nhau. Trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế thì ở nhân tố
“Lợi ích” và “Nhóm tham khảo”, yếu tố nghề nghiệp của khách du lịch có tác động
đến sự đánh giá của khách du lịch. Sự khác biệt này chủ yếu là ở những khách du lịch
đã nghỉ hưu so với các nhóm ngành nghề khác.
Trong khi đó, việc phân tích sâu sự ảnh hưởng của biến độ tuổi đến các nhân tố
đã cho thấy rằng không có sự khác biệt về sự đánh giá đối với những du khách có độ
Trang 65
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
tuổi khác nhau. Như vậy, ta có thể kết luận là độ tuổi của khách du lịch lưu trú tại Ana
Mandara Huế không có ảnh hưởng nhiều đến quá trình lựa chọn du lịch tại Huế của
họ. (Phụ lục 5).
Tổng thể mẫu điều tra là du khách của Anan Mandara Huế nên vẫn chưa có thể
mang tính đại diện cho toản bộ tổng thể điều tra nhưng phù hợp với thời gian và
nguồn lực. Những khách du lịch có sự lựa chọn du lịch tại Huế là những khách hàng
mục tiêu tiềm năng của Ana Mandara Huế và vì thế qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp
Ana Mandara Huế biết được quá trình đưa ra quyết định du lịch tại Huế. Sau khi
quyết định lựa chọn du lịch tại Huế thì họ sẽ cân nhắc địa điểm lưu trú khi họ đến
đây và lúc này có khả năng họ sẽ trở thành khách hàng của Ana Mandara hoặc là của
các đối thủ cạnh tranh. Qua đó có thể hiểu được tốt hơn khách hàng của mình và từ
đó có các hoạt động marketing phù hợp sẽ giúp Ana Mandara Huế thu hút được
nhiều khách du lịch đến với mình hơn.
Trang 66
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Định hướng
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch
tại Huế của khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế. Đây là đối tượng khách
hàng mục tiêu của Ana Mandara, vì thế hiểu rõ được những đặc điểm hành vi khách
hàng mục tiêu của mình. Do đó, khi có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự
chọn lựa du lịch tại Huế, có thể xác định được những nhân tố nào ảnh hưởng đến
khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy phải có những định hướng cho hoạt động
marketing của mình nhằm thu hút được nhiều khách du lịch đến Huế hơn:
Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Huế có thể lưu trú
tại Ana Mandara Huế.
Tăng cường các lợi ích mà khách du lịch nhận được khi đến du lịch tại
Huế và lưu trú tại Ana Mandara Huế.
Tác động vào các đối tượng có sự ảnh hưởng đối với khách du lịch
trong việc đưa ra quyết định lựa chọn lưu trú tại Ana Mandara trong thời gian
du lịch tại Huế.
Tăng cường khả năng hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu giải quyết công
việc của một số khách đến Huế với mục đích liên quan đến công việc.
Tăng cường hoạt động truyền thông nhằm cung cấp đầu đủ thông tin cho
khách du lịch.
3.2 Giải pháp
Từ việc xác định nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của khách du lịch Huế lưu trú tại Ana Mandara Huế, đề tài nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao sự thu hút du khách du lịch tại Huế đến với Ana Mandara Huế.
Các giải pháp được đưa ra theo các nhóm nhằm thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch.
Trang 67
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
3.2.1 Nhóm giải pháp Động cơ thúc đẩy
Cần có những biện pháp thúc đẩy tạo ra nhiều sự thuận tiện hơn cho cho khách
du lịch khi đến du lịch tại Huế và lưu trú tại Ana Mandara Huế, nhờ đó có thể thu hút
khách du lịch đến với Ana Mandara Huế. Các giải pháp thuộc Động cơ thúc đẩy là:
Tối đa hóa sự thâm nhập đối với các đại lý trực tuyến được lựa chọn để
ký hợp đồng và làm nổi bật khu nghỉ với các điều kiện thuận lợi. Vì các đại lý
này là nhà cung cấp trung gian, giúp giới thiệu Ana Mandara Huế đến với
khách du lịch muốn du lịch đến Huế.
Phân phát tin tức hội chợ du lịch điện tử định kỳ, bao gồm thông tin về
đoàn Fam trip- cơ sở dữ liệu bao gồm 18500 hãng trên toàn thế giới. Tạo nhiều
thuận lợi cho khách du lịch nếu họ muốn du lịch tại Huế.
3.2.2 Nhóm giải pháp Lợi ích
Lợi ích là những gì mà khách du lịch có được khi đến Huế, dĩ nhiên nếu lợi ích
mà khách du lịch nhận được càng nhiều thì khả năng sự lựa chọn du lịch đến Huế của
họ càng cao. Vì vậy mà cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao những lợi ích mà họ
có thể có được khi du lịch đến Huế và những tạo ra những lợi ích mà khách du lịch chỉ
có thể có được khi đến với Ana Mandara Huế, điều đó sẽ tạo ra sự khách biệt so với
các nơi lưu trú khác.
Tập trung vào những mùa du lịch chính như mùa lễ hội, các kì nghỉ,
v.v để thiết kế và đưa ra những gói dịch vụ phù hợp. Tạo điều kiện cho khách
lưu trú tại Ana Mandara Huế có cơ hội tham gia vào các lễ hội và các sự kiện
du lịch tại Huế.
Cần phải có các chương trình, sự kiện du lịch và các địa điểm vui chơi,
giải trí thường xuyên nhằm thu hút được khách du lịch bên cạnh các di tích lịch
sử và cảnh đẹp thiên nhiên. Những yếu tố này sẽ giúp tăng thêm những lợi ích
mà khách du lịch nhận được khi đến đây và cũng vị thế khách du lịch sẽ lưu trú
lâu hơn ở đây.
Trang 68
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng để đáp ứng thêm cho khách du lịch các
hoạt động vui chơi giải trí trong khuôn viên Ana Mandara Huế nhờ đó khách
du lịch có được nhiều lựa chọn và nhận được thêm nhiều giá trị gia tăng từ
việc du lịch.
Thiết kế những chuyến tham quan với giá cạnh tranh và những chuyến
tham quan có giá trị khác. Tiếp tục định vị Huế như là một diểm du lịch biển
cùng với hình ảnh văn hóa hiện tại. Kết hợp lợi thế về biển, nét đẹp văn hóa và
giá trị lịch sử.
3.2.3 Nhóm giải pháp Nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo là nhân tố mà có sự tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn du lịch
tại Huế của khách du lịch đến lưu trú tại Ana Mandara Huế vì thế mà cần phải tác
động đến nhóm tham khảo này.
Giới thiệu Ana Mandara Huế trên các tạp chí du lịch có uy tín kèm theo
các thông tin giới thiệu về Huế cho du khách vì đó là những thông tin tham
khảo quan trọng vì những khách du lịch thường tin tưởng vào những tạp chí có
uy tín như vậy.
Thiết lập chương trình giảm giá dành cho các hội chợ du lịch và giá dành
riêng cho người trong ngành.
Đảm bảo khu nghỉ có trong danh sách trong tất cả các chuyến khảo sát
và fam trip. Cung cấp cho các đoàn này ăn ở miễn phí.
Tạo dự án cộng đồng mà có thể thu hút được sự chú ý của giới truyền
thông - như viện trợ cho trẻ mồ côi, người già, thành lập dự án Thuận An (như
khôi phục lại sân chơi).
Quảng bá cơ sở vật chất và tiện nghi của khu nghỉ mát cho người dân địa
phương và du khách.
3.2.4 Nhóm giải pháp Thông tin
Có thể thấy rằng nhân tố Thông tin có tác động rất lớn đến sự lựa chọn của khách
du lịch, nếu họ có đầy đủ thông tin thì quyết định lựa chọn của họ sẽ dễ dàng hơn. Vì
thế mà việc đẩy mạnh truyền bá thông tin luôn là hoạt động cần thiết nhằm thu hút sự
quan tâm của khách du lịch đến với Huế và lựa chọn lưu trú tại Ana Mandara Huế
Trang 69
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
Lập một website chính thức riêng với tài liệu phong phú về Ana
Mandara Huế và các địa điểm tham quan du lịch tại Huế.
Tăng cường quảng bá thông tin của khách sạn Ana Mandara tại các
website giới thiệu về Huế trong và ngoài nước.
Thường xuyên phát hành tin tức và thông tin cập nhật đến các phương
tiện thông tin trong ngành và các trang web.
Tham gia các sự kiện như festival về du lịch trong và ngoài nước để qua
đó giới thiệu Ana Mandara Huế đến với nhiều khách du lịch trên toàn thế giới.
3.2.5 Nhóm giải pháp Công việc
Hiện nay, khách du lịch đến Huế vì lý do công việc là rất phổ biến và vì thế cần phải
xây dựng một môi trường làm việc tốt để thu hút những đối tượng khách du lịch này.
Với cơ sở hạ tầng là 3 phòng hội nghị có thể đáp ứng được các nhu cầu
tổ chức hội nghị lớn và nhỏ, Ana Mandara Huế phải đưa ra các gói hỗ trợ riêng
cho các đoàn du lịch đến Huế để tổ chức các sự kiện. Và nâng cấp cơ sở hạ tầng
trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu liên quan đến công việc ngày càng cao
của khách du lịch đến Huế
Bên cạnh việc quảng bá Ana Mandara Huế là một địa điểm lý tưởng cho
việc nghỉ dưỡng khi khách du lịch đến Huế, còn cần phải cho thấy nơi đây còn
là nơi rất tốt cho việc tổ chức các sự kiện, hội nghị và hội thảo. Như vậy, khi có
nhu cầu những tổ chức, doanh nghiệp sẽ tìm đến đây.
Chủ động đi tiếp thị đến các doanh nghiệp - thực hiện hàng tháng và 2
tháng 1 lần, đến thăm các đại lý, doanh nghiệp ở Huế, Đà Nẵng và những nơi
khác. Và tạo mối quan hệ tốt đối với các doanh nghiệp và như vậy, các doanh
nghiệp sẽ nghĩ đến Ana Mandara khi họ có nhu cầu.
Trang 70
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
PHẦN BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trong thời gian hơn 2 tháng và đối tượng
phỏng vấn là khách du lịch tại Huế lưu trú tại Ana Mandara Huế. Đề tài nghiên cứu đã
cơ bản đáp ứng được hai mục tiêu nghiên cứu chính đề ra: (1) Xác định được các nhân
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara
Huế, (2) Đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự chọn lựa du lịch tại Huế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch lưu trú tại
Ana Mandara Huế đó là “Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích”, “Nhóm tham khảo”, “Thông
tin” và “Công việc”. Và chính những nhân tố này chi phối xu hướng lựa chọn của khách
du lịch khi họ quyết định du lịch tại Huế. Và qua mô hình hồi quy, ta có thể biết được
mức độ tác động của từng nhân tố này đến sự lựa chọn của khách du lịch.
Với mục đích là giải thích được hành vi của khách du lịch trong việc đưa ra quyết
định lựa chọn du lịch tại Huế, đề tài đã cho thấy được những nhân tố nào có tác động
đến sự lựa chọn của khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế. Qua đó có thể
hiểu rõ hơn lý do lựa chọn du lịch tại Huế của đối tượng khách hàng mục tiêu của Ana
Mandara Huế
Mô hình nghiên cứu dựa trên Thuyết hành vi hoạch định giải thích khá đầy đủ về
những yếu tố chính tác động đến quyết định thực hiện một hành vi của một con người
nói chung. Dựa trên Thuyết hành vi hoạch định mà đề tài đã xây dựng nên một mô hình
nghiên cứu mới phù hợp hơn cho đối tượng nghiên cứu ở đây là sự lựa chọn du lịch tại
Huế và đối tượng điều tra ở đây là khách du lịch tại Huế. Nhờ đó mô hình nghiên cứu
mới có khả năng giải thích cụ thể hơn.
Bên cạnh đó, việc phân tích sâu hơn theo các nhóm cho thấy sự khác biệt giữa các
nhóm khách du lịch khách nhau. Điều này sẽ giúp phân loại được khách du lịch tốt hơn
và sẽ có các chính sách riêng cho từng đối tượng.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế. Thứ nhất, do giới hạn về
nguồn lực nên thời gian điều tra chỉ kéo dài trong thời gian 3 tuần nên số lượng điều tra
Trang 71
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
còn chưa đủ lớn và đại diện cho tổng thể điều tra. Thứ hai, mẫu điều tra chỉ bao gồm
khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế nên vẫn chưa đại diện được cho tổng
thể điều tra. Vì những đối tượng khách du lịch ở đây thường có mức thu nhập cao và
công việc tốt hơn trong khi đó khách du lịch đến Huế rất đa dạng về các đặc điểm nhân
chủng học và khả năng tài chính. Điều này sẽ làm cho kết quả nghiên cứu kém khách
quan và chính xác. Thứ ba, việc áp dụng các kiểm định phi tham số thay cho các kiểm
định tham số làm giảm độ chắc chắn trong việc suy rộng ra cho tổng thể. Và cuối cùng
là độ giải thích của mô hình hồi quy vẫn còn thấp cho nên vẫn còn nhiều nhân tố khác
có ảnh hưởng để quyết định lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch vẫn chưa được
nghiên cứu khám phá.
2. Kiến nghị
Với những kết quả rút ra được từ quá trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu là đưa ra
định hướng cho các đề tài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Tuy nhiên vẫn còn những
hạn chế cần phải loại bỏ trong những nghiên cứu sau này. Trước hết là cần phải tiến
hành điều tra với kích cỡ mẫu lớn hơn như vậy sẽ nâng cao độ chính xác của các kết
luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phải kéo dài thời gian điều tra, khảo sát sẽ tăng tính
đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Điều này sẽ giúp cho các kết luận có được tính thực
tiễn cao hơn.
Nên áp dụng các kiểm định tham số để có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng hơn
giữa các nhóm đối tượng khác nhau. Và phân tích sâu nhằm làm rõ được sự khác biệt đó
để có thể có được nhiều giải pháp cho từng đối tượng riêng.
Trang 72
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm
SVTH Đặng Quang Tuyên
Lớp k42 Marketing
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM, Việt Nam.
2. Trần Minh Đạo (chủ biên) 2007, Marketing căn bản, Đại học kinh tế quốc dân,
NXB Thống kê
3.
4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_quang_tuyen_1023.pdf