Bất kỳ một DN sản xuất bình thường nào muốn thành công thì phải có mục tiêu
- chiến lược, tuy nhiên để đạt được mục tiêu thì phải có sự kết hợp của nhiều hoạt
động; hoạt động nhân lực, hoạt động tài chính, hoạt động marketing, hoạt động SX,
hoạt động R&D,.
Ta thấy hoạt động tài chính là một trong những bộ phận cấu thành để một DN
sản xuất có thể đạt được mục tiêu của mình. Chính vì vậy, hoạt động tài chính kém
thì nó sẽ kiềm hãm các bộ phận còn lại và điều này làm cho DN không đạt được mục
tiêu như mong muốn. Tóm lại, để hoạt động kinh doanh của DN được tốt thì công tác
quản lý tài chính phải tốt. Để nhận biết hoạt động tài chính của DN có tốt hay không
thì công tác phân tích tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua công tác
phân tích tài chính thì ta sẽ thấy được thực trạng tài chính của DN, từ đó chúng ta mới
biết phải làm gì để cải thiện hay làm cho nó tốt hơn.
Quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp em nắm vững hơn về phương pháp phân
tích tài chính DN, nắm được thực trạng tài chính tại công ty như:
- Phân tích hệ thống thông tin kế toán được trình bày trên BCTC của 3 năm
2008, 2009, 2010 nhằm đánh giá tình hình tài chính Công ty.
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính như khả năng thanh toán, khả năng thanh toán
nợ dài hạn, hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản và khả năng sinh lời để đánh giá một
cách khách quan tình hình tài chính của Công ty, xác định các nhân tố tác động tiêu
cực hay tích cực để phát huy nhân tố tiêu cực và loại bỏ nhân tố tiêu cực để góp phần
hoàn thiện tình hình tài chính của công ty.
Do hạn chế về thời gian và quy mô phân tích nên trong quá trình phân tích, đánh
giá của tôi về báo cáo tài chính của Công ty có sự hạn chế. Đồng thời chưa có sự so
sánh tình hình tài chính của Công ty với các công ty có cùng quy mô trong ngành giải
khát. Mặt khác, tôi chỉ phân tích tình hình tài chính của Công ty thông qua các bảng
báo cáo tài chính trong 3 năm chứ chưa so sánh được với các chỉ số bình quân ngành
và số liệu của đối thủ cạnh tranh do đó không phân tích được sự biến động cũng như
nguyên nhân biến động để đưa ra xu hướng trong tương lai. Ngoài ra do hạn chế về
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Bia Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ HĐKD. Dòng tiền thu từ HĐKD được lấy từ LNTT- nguồn thu thực tế
phát sinh được lấy từ Bảng BCKQKD và khoản chi phí khấu hao. Bởi vì chi phí khấu
hao là 1 khoản chi phí không bằng tiền nên theo quy định nó phải được điều chỉnh
cộng vào LNTT để tính dòng tiền ròng. Đối với Công ty, dòng chi tiền chủ yếu để
mua TSCĐ. Năm 2008, do Công ty chính thức đưa nhà máy Bia ở Phú Bài vào hoạt
động nên khoản thực chi để mua TSCĐ lớn và quy mô thị trường chưa được mở rộng
nên LNTT vẫn ở mức thấp, đồng thời Công ty đã chi nhiều vào HTK và chi cho các
khoản phải trả, điều này làm cho số tiền thuần từ HĐKD bị âm, cụ thể là -18,754 trđ.
Nhưng sang năm 2009, 2010, LNTT tăng mạnh do quy mô thị trường tương ứng với
quy mô sản xuất. Năm 2009, dòng tiền chi của HĐKD khá thấp nên tiền thuần đạt
416,201 trđ, tăng 434,955 trđ. Năm 2010, việc dự trữ HTK không hợp lí làm tăng
khoản chi cho HTK nên tuy LNTT đạt 529,930 trđ nhưng tiền thuần năm nay chỉ đạt
406,144 trđ.
Đối với HĐĐT trong 3 năm qua, Công ty chi khoản tiền rất lớn để đầu tư vào
TSCĐ và TSDH khác trong khi các khoản thu lại thì rất ít, chủ yếu là từ các khoản
thanh lí TSCĐ và thu từ các khoản lãi cho vay. Đây là lí do vì sao tiền thuần từ
HĐĐT luôn bị âm.
Năm 2009, Công ty đã vay dài hạn với giá trị là 29,736 trđ và chi cổ tức
125,390trđ. Đây chính là khoản thu, chi từ hoạt động tài chính duy nhất năm 2009.
Điều này đem lại cho Công ty khoản tiền thuần từ HĐĐT là -95.655 trđ. Năm 2010,
Công ty có vay dài hạn 1 khoản là 82,308 trđ, khoản chi cho trả nợ và trả cổ tức là
309,598 trđ, dòng tiền chi lớn hơn nhiều so với dòng tiền thu nên tiền thuần đạt
- 227,290 trđ.
Qua 3 năm, chỉ có Lưu chuyển thuần trong năm 2009 là đạt giá trị dương. Tuy
giá trị lưu chuyển thuần trong 3 năm có lúc bị âm, có lúc dương nhưng lượng tiền và
tương đương tiền luôn đạt ở mức cao, điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán của
Công ty luôn ổn định.
2.2.4. Phân tích tình hình tài chính của Công ty thông qua các tỷ số tài
chính
2.2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
46
Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành
tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm
việc đáp ứng các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác
nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng
thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của Công ty, do vậy sử dụng
hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của Công ty.
Bảng 2.8:
Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Công ty TNHH Bia Huế 2008 - 2010
CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010
SO SÁNH
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1, TSNH trđ 214,405 426,375 457,271 211,97 98.86 30,896 7.25
2, HTK trđ 125,777 86,774 117,002 -39,003 -31.01 30,228 34.84
3, Nợ ngắn hạn trđ 105,321 302,529 367,792 197,208 187.24 65,267 21.57
4.Tiền và khoản tương
đương tiền
trđ 38,859 172,176 128,875 133,317 343.08 -43,301 -25.15
5. Lợi nhuận sau thuế trđ 125,390 197,298 309,904 71,908 57.35 112,606 57.07
6. Chi phí lãi vay trđ _ _ 5,122 _ _ 5,122 100
7.Tỷ số thanh khoản
hiện hành (7) = (1) / (3) Lần 2,04 1,41 1.24 -0,63 -30.88 -0.17 -12.06
8.Tỷ số thanh khoản
nhanh (8) = (1-2) / (3) Lần 0,84 1,12 0.93 0,28 33.33 -0.19 -16.96
9. Tỷ số thanh toán tức
thời (9) = (4) / (3)
Lần 0.37 0.57 0.35 0.2 54.05 -0.22 -38.60
10. Tỷ số chi trả lãi vay
(10) = (5) / (6) Lần _ _ 60.51 _ _ 60.51 100
a. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
Ta có thể thấy được tỷ số này đang có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2009,
cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì Công ty được đảm bảo bằng 1.41 đồng TSNH, sang năm
2010 thì hệ số này giảm còn 1.24 lần, nghĩa là Công ty luôn có 1.24đ để thanh toán
nợ ngắn hạn. Nguyên nhân của việc giảm tỷ số này là do sự tăng trưởng không đồng
đều của TSNH và Nợ ngắn hạn. Năm 2009, trong khi Nợ ngắn hạn tăng 187.24% thì
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
47
TSNH chỉ tăng lên 98.86%, năm 2010, TSNH chỉ tăng 7.25% nhưng Nợ ngắn hạn
tăng 21.57%. Việc hệ số thanh khoản hiện hành giảm là 1 dấu hiệu không tốt lắm khi
khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty giảm xuống. Nhìn chung Tỷ số thanh
khoản luôn được duy trì ở mức lớn hơn 1 là điều nỗ lực không nhỏ của Công ty.
b. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
bằng TSNH có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng không bao hàm HTK. Năm
2009, tỷ số thanh toán nhanh ở mức 1.12 lần, tăng 0.28 lần (tăng 30.88%). Qua năm
2010, hệ số này chỉ đạt 0.93 lần, giảm 0.19 lần (giảm 12.06%). Như vậy nếu như năm
2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn Công ty có sẵn 1.12đ để đáp ứng khả năng thanh toán
thì sang năm 2010 chỉ còn 0.93đ. Tuy hệ số này giảm nhưng vẫn đảm bảo khả năng
thanh toán.
Trên thực tế, lượng bia bán ra là liên tục nên việc trừ HTK ra khỏi TSNH cũng
không hợp lí lắm, vào mùa nắng, việc thiếu hàng thường diễn ra, do đó thực tế, Tỷ số
thanh khoản nhanh có thể lớn hơn.
c. Tỷ số thanh toán tức thời
Tỷ số thanh toán tức thời của Công ty biến động bất thường qua 3 năm. Năm
2009, hệ số này đạt 0.57 lần, tăng 0.2 lần (tăng 54.05%) nhưng bị giảm năm 2010,
năm nay hệ số chỉ đạt 0.35, giảm 0.22 lần (giảm 38.60%). Nghĩa là nếu năm 2009, cứ
1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán ngay bằng 0.57đ nhưng sang năm số này
giảm xuống còn 0.35đ. Đây là số khá thấp, tuy nhiên không phải tiền và khoản tương
đương tiền nhiều là tốt, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và khả
năng sinh lợi của đồng tiền. Công ty chỉ nên duy trì hệ số này ở mức vừa phải để
tránh lãng phí nguồn lực là tiền và khoản tương đương tiền.
d. Tỷ số chi trả lãi vay
Có thể dễ dàng nhận thấy nguồn vốn của Công ty rất mạnh, có thể tự đáp ứng
mọi nhu cầu về mở rộng quy mô sản xuất hay đầu tư trang thiết bị mớithông qua
chỉ tiêu chi phí lãi vay . Năm 2008 và 2009, Công ty không phát sinh khoản vay nợ
nào, sang năm 2010 với nhu cầu hoàn thiện nhà máy Bia Phú Bài và cải tiến trang
thiết bị nhà máy Bia Phú Thượng, Công ty quyết định vay vốn với chi phí lãi vay là
5,122 trđ và tỷ số chi trả lãi vay là 60.51lần. Tỷ số này ở mức rất cao, chứng tỏ khả
năng thanh toán lãi vay rất tốt của Công ty, tạo uy tín tốt đối với người cho vay.
2.2.4.2. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
48
Phân tích hiệu quả quản lý tài sản là phân tích tính hợp lí giữa tổng tài sản phản
ánh trên bảng CĐKT với DTT trên BCKQKD của Công ty.
Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả quản lý TS thông qua nhóm tỷ số hoạt động
CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010
SO SÁNH
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1.Doanh thu thuần Trđ 759,253 974,325 1,356,449 215,072 28.33 382,124 39.22
2.Giá vốn hàng bán Trđ 416,329 543,027 716,143 126,698 30.43 173,116 31.88
3.HTK bình quân Trđ 86,467 106,276 101,888 19,809 22.91 -4,388 -4.13
4.KPT khách hàng bình
quân Trđ 7,937 8,682 9,640 745 9.39 958 11.03
5.TSCĐ bình quân Trđ 436,650 473,881 513,890 37,231 8.53 40,009 8.44
6.Tổng TS bình quân Trđ 714,061 801,521 960,260 87,460 12.25 158,739 19.08
7.Vòng quay HTK
(7) = (2) / (3)
Vòng 4.81 5.11 7.03 0.3 6.24 1.92 37.57
8.Thời gian TK bình quân
(8 )= 360 / (7)
Ngày 74.84 70.45 51.21 -4.39 -5.87 -19.24 -7.31
9.Vòng quay KPT
(9) = (1) / (4)
Vòng 95.66 112.22 140.71 16.56 17.31 28.49 25.39
10.Kì thu tiền bình quân
(10) = 360 / (9)
Ngày 3.76 3.21 2.56 -0.55 -14.63 -0.65 -0.25
11.Vòng quay TSCĐ
(11) = (1) / (5)
Vòng 1.74 2.06 2.64 0.32 18.39 0.58 28.16
12.Vòng quay Tổng TS
(12) = (1) / (6)
Vòng 1.06 1.22 1.41 0.16 15.09 0.19 15.57
a. Khả năng quản lý HTK
74.84 70.45
51.21
0
20
40
60
80
2008 2009 2010 thời
gian
tồn
kho
thời gian tồn kho
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
2008 2009 2010
0
1
2
3
4
5
6
7
8
GVHB HTK bq Vòng quay HTK
Biểu đồ 2.5: Biến động thời gian Biểu đồ 2.6: Biến động vòng quay HTK
tồn kho 3 năm 2008 - 2010
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
49
Dựa vào bảng số liệu ở trên ta có thể thấy được Vòng quay HTK tăng dần trong
3 năm. Năm 2008 là 4.81 vòng nhưng sang năm 2009 là 5.11 vòng, tăng 0.3 vòng
(tăng 6.24%), năm 2010 tiếp tục tăng nhanh lên mức 7.03 vòng, tăng 1.92 vòng (tăng
37.57%). Như đã biết ở trên, lượng bia Công ty sản xuất tăng liên tục qua từng năm,
theo lí thuyết thì Vòng quay HTK phải giảm xuống nhưng nó vẫn tăng, đó là nỗ lực
lớn của Công ty, bên cạnh việc tăng quy mô sản xuất là việc mở rộng thị trường bán
hàng. Do đó thời gian TK bình quân cũng giảm xuống, năm 2008 là 74.84 ngày thì
sang năm 2009 là 70.45 ngày, giảm 4.39 ngày (giảm 5.87%), năm 2010 giảm mạnh
chỉ còn 51.21 ngày, giảm 19.24 ngày (giảm 27.31%). Khối lượng sản xuất tăng
nhưng được phân phối hợp lí nên không để tình trạng tồn kho hàng lâu, thời gian sản
xuất được phân bố sao cho hàng không tồn kho nhiều nhưng vẫn không bị thiếu.
Thông qua Vòng quay HTK và thời gian TK bình quân ta thấy được khả năng tăng
tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, chứng tỏ Công ty
có khả năng quản trị HTK rất tốt.
b. Khả năng quản lý các khoản phải thu khách hàng
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
2008 2009 2010
Kì thu tiền bq
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
2008 2009 2010
0
20
40
60
80
100
120
140
160
DTT KPT bq Vòng quay KPT
Biểu đồ 2.7: Biến động kì thu tiền Biểu đồ 2.8: Biến động vòng quay
bình quân năm 2008-2010 KPT khách hàng
Hiệu quả quản lý các KPT khách hàng của Công ty ngày càng tốt. Vòng quay
KPT có xu hướng tăng lên qua 3 năm, cụ thể là năm 2008 đạt 95.66 vòng, năm 2009
là 112.22 vòng, tăng 16.56 vòng (tăng 17.31%), năm 2010 tiếp tục tăng lên ở mức
140.71 vòng, tăng 28.49 vòng (tăng 25.39%).
Năm 2009, vòng quay HTK tăng lên là do DTT tăng 215,072trđ (tăng 28.33%)
và KPT khách hàng chỉ tăng thêm nhẹ ở mức 745 trđ (tăng 9.39%). Năm 2010, vòng
quay HTK tăng mạnh hơn do mức tăng DTT là 382,124 trđ (tăng 39.22%) cao hơn
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
50
mức tăng KPT bình quân tăng là 958 trđ (tăng 11.03%). Vòng quay KPT tăng trong 3
năm giúp Công ty giảm thời gian thu tiền bình quân, thu hồi nhanh các KPT khách
hàng, làm tăng khả năng thanh toán của Công ty. Năm 2008 Công ty cần 3.76 ngày
để thu hồi các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng thì sang năm 2009 thời gian rút
ngắn lại chỉ còn 3.21 ngày (giảm 14.63%) và sang năm 2010 thời gian chỉ còn 2.56
ngày (giảm 20.25%). Đây là thành tích tốt của Công ty do khả năng quản lý nợ tốt
của Công ty, điều này giúp Công ty không bị chiếm dụng vốn quá lâu và tăng khả
năng thanh toán nợ của Công ty.
c. Vòng quay TSCĐ
Tại Công ty Bia Huế, TSCĐ chiếm tỷ trọng rất cao vì vậy việc phân tích hiệu
quả sử dụng TSCĐ là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả khi đầu tư vào TSCĐ.
Biểu đồ 2.9: Vòng quay TSCĐ 3 năm 2008 - 2010
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
2008 2009 2010
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
DTT
TSCĐ BQ
Vòng quay TSCĐ
Vòng quay TSCĐ năm 2008 là 1.74 vòng, sang năm 2008 là 2.06 vòng, tăng
0.32 vòng (tăng 18.39%), năm 2010, Vòng quay TSCĐ có hướng tiếp tục tăng lên và
đạt giá trị là 2.64 vòng, tăng 0.58 vòng (tăng 28.16%). Nguyên nhân của quá trình
tăng vòng quay TSCĐ là năm 2009, do DTT tăng 215,072 trđ (tăng 28.33%) trong
khi TSCĐ bình quân chỉ tăng 37,231 trđ (tăng 8.53%), sang năm 2010, DTT là
382,124 trđ (tăng 39.22%) cao hơn mức tăng TSCĐ bình quân là 40,009trđ (tăng
8.44%). Năm 2008 là năm nhà máy Bia Phú Bài bắt đầu hoạt động nên giá trị TSCĐ
tăng mạnh nhưng thì trường chưa được mở rộng phù hợp với quy mô sản xuất nhưng
sang năm 2009 và 2010, khi Công ty đã ổn định thị trường mới và tiếp tục mở rộng
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
51
thị trường thì DT bắt đầu tăng mạnh. Đây là kết quả của quá trình thúc đấy quá trình
tiêu thụ, chính sách ưu đãi cho các đại lí ở thị trường mới
d. Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường sức sản xuất tổng TS bao gồm cả TSNH và TSDH. Vòng
quay tổng TS có xu hướng tăng dần qua từng năm. Nếu năm 2008, 1 đồng vốn đầu tư
vào TS mang lại cho Công ty 1.06 đồng DTT thì sang năm 2009, số tiền mang lại là
1.22đ, tăng 0.16đ (tăng 15.09%). Tỷ số này tiếp tục tăng trong năm 2010, Vòng quay
TTS đạt 1.41đ, tăng 0.19đ (tăng 15.57%), có nghĩa là 1 đồng đầu tư vào TS mang lại
1.41đ DTT. Nguyên nhân của sự tăng lên năm 2010 là DTT đạt 382,124 trđ (tăng
39.22%) cao hơn mức tăng TTS bình quân (tăng 19.08%). Vòng quay TTS có xu
hướng tăng thể hiện khả năng quản lý TSNH và TSDH của Công ty tốt, việc đầu tư
vào TS của Công ty mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hệ số này chưa cao, do đó
Công ty cần có kế hoạch để phát huy sức mạnh của TTS.
2.2.4.3. Phân tích nhóm tỷ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Bảng 2.10:
Phân tích nhóm tỷ số thanh toán nợ dài hạn Công ty TNHH Bia Huế
CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010
SO SÁNH
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1, Nợ phải trả Trđ 110,755 337,681 423,718 226,926 204,89 86,037 25.48
2, Tổng TS Trđ 692,104 910,938 1,009,581 218,834 31,62 98,643 10.83
3, Nguồn VCSH Trđ 581,349 573,257 585,927 -8,092 -1,39 12,670 2.21
4, Tổng nợ dài hạn Trđ 5,434 35,152 55,927 29,718 546.89 20,775 59.10
5, Tỷ số nợ (5) = (1)/ (2) % 16,00 37,07 41.97 21.07 131,69 4.9 13.22
6, Tỷ số nợ trên VCSH
(6) = (1) / (3) % 19,05 58,91 72.32 39,86 209,24 13.41 22.71
7, Hệ số thanh toán nợ
dài hạn (7) = (2) / (4) Lần 127.37 25.91 18.05 -101.46 -79.66 -7.86 -30.34
8, Tỷ số nợ dài hạn so
với Tổng tài sản
(8) = (4) / (2)
% 0.79 3.86 5.54 3.07 388.61 1.68 43.52
9, Hệ số nợ dài hạn trên
nợ phải trả
(9) = (4) / (1)
Lần 0.05 0.10 0.13 0.05 100 0.03 30
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KIN
H T
Ế -
HU
Ế
52
Biểu đồ 2.10: Hệ số nợ của Công ty Bia Huế 2008 - 2010
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
2008 2009 2010
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
NPT
TTS
Hệ số nợ
a. Hệ số nợ
Hệ số nợ cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của DN là từ đi vay. Lúc này tỷ
trọng của nợ trong TTS tỷ lệ thuận với hiệu ứng đòn bẩy tài chính và rủi ro kinh
doanh. Tức là hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao, rủi ro tài
chính càng cao và ngược lại. Qua đó biết được khả năng tự chủ tài chính của DN.
Dựa vào bảng phân tích số liệu, ta thấy hệ số nợ ở mức thấp chứng tỏ DN vay ít
và khả năng tài chính cao. Trong năm 2008, hệ số nợ là 0.16 nghĩa là cứ 1đ đầu tư
vào TS thì chỉ có 0.16đ là được tài trợ từ nợ. Điều này có xu hướng tăng lên trong
năm 2009 và 2010, năm 2009 tăng thêm 0.21 đ và năm 2010 tăng thêm 0.049đ.
Nguyên nhân là năm 2008, Công ty đầu tư lớn vào TS để đưa nhà máy Phú Bài vào
hoạt động do đó Công ty không có khả năng tự chi trả cho các khoản đầu tư máy móc
cho nhà máy ở Huế năm 2009 và 2010 nên Công ty quyết định đi vay. Điều này lí
giải vì sao NPT năm 2009 tăng 226,926 trđ (tăng 204.89%) và TTS tăng 218,834 trđ
(tăng 31.62%) và năm 2010, NPT tăng 86,037 trđ (tăng 25.48%). Nhìn chúng hệ số
nợ của Công ty vẫn ở mức thấp, chứng tỏ Công ty có khả năng tự chủ cao.
b. Tỷ số nợ trên VCSH
Biểu đồ 2.11: Tỷ số nợ trên VCSH 2008 - 2010
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
2008 2009 2010
0
10
20
30
40
50
60
70
80
NPT
VCSH
Tỷ số nợ trên VCSH
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KIN
H T
Ế -
HU
Ế
53
Đây là tỷ số phản ánh mức độ độc lập của DN khi trang trải các khoản nợ, với
nguyên tắc cứ mỗi 100 đồng VCSH phải chi trả bao nhiêu đồng NPT.
Qua bảng phân tích số liệu ta thấy năm 2008, cứ 100đ VCSH thì chi trả 19.05đ
cho các khoản NPT, năm 2009, tỷ số này tăng lên thành 58.91đ, tăng 39.86đ. năm
2010 cứ 100đ VCSH thì chi trả 72.32đ cho các khoản NPT. Nhận thấy rằng, qua 3
năm hệ số này vẫn nhỏ hơn 100, điều này chứng tỏ phần lớn TS của DN vẫn được tài
trợ từ VCSH, điều này chứng tỏ khả năng tài chính của DN. Bên cạnh đó ta cần cân
nhắc giữa ưu điểm của sử dụng nợ để đầu tư vào TS là chi phí lãi vay sẽ được trừ
trước khi tính thuế TNDN và rủi ro khi hệ số nợ trên VCSH cao.
c. Hệ số thanh toán nợ dài hạn
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán khoản nợ dài hạn càng tốt.
Năm 2008, tuy hệ số này đạt 127.37 lần nhưng đây là giấu hiệu không tốt vì giá trị
của hệ số rất cao phản ánh việc DN đã đầu tư quá mức vào TSDH so với nhu cầu của
DN. Nguyên nhân là năm 2008, khi nhà máy Phú Bài được đưa vào hoạt động, quy
mô sản xuất được mở rộng nhưng thì trường vẫn chưa phát triển. Sang năm 2009, hệ
số này giảm xuống còn 25.91 lần, giảm 101.46 lần, năm 2010, hệ số này đạt 18.05
lần, giảm 7.86 lần, đây là kết quả của sự điều chỉnh sao cho thích hợp giữa quy mô
sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị và thị trường tiêu thụ của Công ty.
d. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản
Hệ số nợ dài hạn/tổng tài sản so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một
công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng
nợ dài hạn của một công ty. Có thể nhận thấy là hệ số này có xu hướng tăng lên trong
3 năm. Năm 2008, hệ số này là 0.79%, năm 2009 là 3.86% và 2010 là 5.54%. Sở dĩ
có sự tăng lên của hệ số là do thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng nên để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Công ty quyết định đi vay để đầu tư
hoàn thiện TSCĐ. Điều này chứng tỏ khả năng thu lợi nhuận trong tương lai của
Công ty rất cao vì một DN chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi
trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.
e. Hệ số nợ dài hạn so với nợ phải trả
Đây là hệ số phản ánh nhu cầu thanh toán ngay của DN. Dựa vào Bảng 2.9, ta
có thể thấy hệ số tăng liên tục trong 3 năm, chứng tỏ tỷ trọng nợ dài hạn so với tổng
các khoản nợ của DN cũng tăng. Năm 2008 là 0.05 lần, năm 2009 là 0.1 lần, tăng
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
54
0.05 lần, năm 2010 là 0.13 lần, tăng 0.03 lần. Tuy hệ số ngày càng tăng chứng tỏ yêu
cầu thanh toán nợ ngay của Công ty là thấp nhưng Công ty cũng cần có kế hoạch để
thanh toán nợ khi đến hạn thanh toán.
2.2.4.4. Phân tích khả năng sinh lời
Phân tích khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần
nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải
dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng
trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính,
thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một
hoặc một tập hợp tài sản.
Bảng 2.11: Phân tích khả năng sinh lợi của Công ty 2008 - 2010
CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010
SO SÁNH
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1. LNST Trđ 125,390 197,298 309,904 71,908 57.35 112,606 57.07
2.Doanh thu thuần Trđ 759,253 974,325 1,356,449 215,072 28.33 382,124 39.22
3.TSCĐ bình quân Trđ 436,650 473,881 513,890 37,231 8.53 40,009 8.44
4.Tổng TS bình quân Trđ 714,061 801,521 960,260 87,460 12.25 158,739 19.80
5.VCSH bình quân Trđ 518,654 577,303 579,560 58,649 11.31 2,257 0.39
6.Tỷ suất LN trên DT
(6) = (1) / (2)
% 16.51 20.25 22.85 3.74 22.65 2.6 12.84
8.Tỷ suất LN trên TSCĐ
(7) = (1) / (3)
% 28.72 41.63 60.30 12.91 44.95 18.67 44.85
9.Tỷ suất LN trên Tổng
TS_ROA (8) = (1) / (4) % 17.56 24.62 32.27 7.06 40.21 7.65 31.07
10.Tỷ suất LN trên
VCSH_ROE (9)= (1) / (5) % 24.18 34.18 53.47 10 41.36 19.29 56.44
a. Tỷ suất sinh lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên DT cho biết khả năng sinh lợi của DT. Số liệu qua 3 năm
cho thấy tỷ suất này có xu hướng tăng dần. Trong năm 2008, cứ 100đ DT mang lại
cho Công ty 16,51đ, năm 2009 là 20,25đ và tiếp tục tăng trong năm 2010 là 22,85đ.
Nguyên nhân là tốc độ tăng LNST cao hơn mức tăng của DTT do Công ty biết cách
quản lý và hạn chế các chi phí phát sinh, đặc biệt là chi phí NVL, Công ty đã đoán
trước tình hình biến động tăng của giá NVL nên đã mua trước với số lượng lớn để
đảm bảo ổn định chi phí.
b. Khả năng sinh lời của TSCĐ
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
55
Cũng như biến động của Tỷ suất lợi nhuận trên DT, khả năng sinh lợi của TSCĐ
cũng có xu hướng tăng dần. Năm 2008, cứ 100đ đầu tư vào TSCĐ thì mang lại
28,72đ LN, năm 2009 là 41,63đ và năm 2010 tăng lên 60,63đ. Nguyên nhân là quá
trình đầu tư TSCĐ để mở rộng quy mô và khối lượng sản xuất đã làm tăng DT và tiết
kiệm được chi phí do với công nghệ mới của máy móc, Công ty ít bị hao phí và hiệu
suất sản xuất đạt được cao hơn. Do đó việc đầu tư vào trang thiết bị công nghệ mới là
hướng đi đúng đắn của Công ty.
c. Khả năng sinh lợi của TTS_ ROA
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản là tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế
= X
Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần
= Hệ số vòng quay tài sản X Hệ số lãi ròng
Dựa vào công thức ta thấy ROA bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
ROA = TTS x TDT
TDT: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
TTS: vòng quay tổng tài sản
Biểu đồ 2.12: Biến động ROA 2008-2010
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
2008 2009 2010
0
5
10
15
20
25
30
35
LNST TTS bq ROA
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
56
Bảng 2.11: Phân tích Dupont chỉ tiêu ROA
Chỉ tiêu
ĐVT 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Lợi nhuận sau thuế Trđ 125,390 197,298 309,904 71,908 57.35 112,606 57.07
Doanh thu thuần Trđ 759,253 974,325 1,356,449 215,072 28.33 382,124 39.22
Tổng tài sản bình quân Trđ 714,061 801,521 960,260 87,460 12.25 158,739 19.08
TDT % 16.51 20.25 22.85 3.74 22.65 2.6 12.84
TTS Vòng 1,06 1,22 1,41 0,16 15.09 0,19 15.57
ROA % 17.5 24.71 32.22 7.21 41.2 7.51 30.39
Theo công thức ở trên ta tính được ROA của từng năm:
Năm 2008 ROA08 = TTS08 x TDT08
= 1,06 x 16.51 % = 17.5 %
Năm 2009 ROA09 = TTS09 x TDT09
= 1,22 x 20.25 % = 24.71 %
Năm 2010 ROA10 = TTS10 x TDT10
= 1,41 x 22.85 % = 32.22 %
Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 125,390 trđ với tổng tài sản bình
quân là 714,061 trđ nên chỉ số ROA năm nay là 17.5 %. Điều này có nghĩa là với
100đ bỏ ra để đầu tư cho tài sản, Công ty sẽ thu lại được 17.5đ lợi nhuận
Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 197,298 trđ với tổng tài sản bình
quân là 801,521 trđ nên chỉ số ROA năm đó là 24.71 %. Điều này có nghĩa là với
100đ Công ty bỏ ra để đầu tư cho tài sản thì thu được 24,71đ lợi nhuận. Như vậy so
với năm 2008, năm nay Công ty thu về được 24.71đ, tăng 41.2 %. Năm 2010 cứ 100đ
bỏ ra để đầu tư cho tài sản, Công ty sẽ thu lại được 32.22đ lợi nhuận
Áp dụng phương pháp số chênh lệch trong phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp ta thấy
được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu ROA qua từng năm
* Xét năm 2009 và 2008
Đối tượng phân tích : ROA09/08 = ROA09 - ROA08 = 24.17 % - 17.5 %
= 7.21 %
Thứ tự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu ROA: TTS TDT
Ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tổng tài sản:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
57
ROATS = (TTS09 - TTS08 ) x TDT08
= (1,22 -1,06 ) x 16.51 % = 2.64 %
Ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng:
ROADT = TTS09 x (TDT09 - TDT08)
= 1,22 x ( 20.25 % - 16.51 %) = 4.57 %
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ROA09/08 = ROATS + ROADT = 2.64 + 4.57 = 7.21 %
* Xét năm 2010 và 2009
Đối tượng phân tích:ROA10/09 = ROA10 - ROA09 = 32.22 % - 24.71 %
= 7.51 %
Thứ tự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu ROA: TTS TDT
Ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tổng tài sản:
ROATS = (TTS10 - TTS09 ) x TDT09
= ( 1,41 - 1,22) x 20.25 % = 3.85 %
Ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng:
ROADT = TTS10 x (TDT10 - TDT09)
= 1,41 x ( 22.85 % - 20.25 % ) = 3.66 %
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ROA10/09 = ROATS + ROADT = 3.58 % + 3.66 % = 7.51 %
Bảng 2.11: Phân tích mức độ Ảnh hưởng cúa các nhân tố
Năm ROA Các nhân tố ảnh hưởng
TTS TDT
2009/2008 7.21 2.64 4.57
2010/2009 7.51 3.85 3.66
Nhận định chung: (Dựa vào bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến ROA)
* So với năm 2008, chỉ tiêu ROA năm 2009 tăng 7.21 % là do ảnh hưởng của 2
nhân tố:
- Hệ vòng quay tổng tài sản tăng 0,16 vòng tương ứng với tăng 15.09% và làm
cho chỉ tiêu ROA tăng 2.64 %
- Hệ số lãi ròng tăng 3.74% tương ứng với tăng 22.71% và làm cho chỉ tiêu
ROE tăng 4.57 %
* So với năm 2009, chỉ tiêu ROA 2010 tăng 7.51 % do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
T
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
58
- Hệ số vòng quay tài sản năm 2010 tăng 0,19 vòng tương ứng với tăng 15.57%
và làm cho ROA tăng 3.85 %
- Hệ số lãi ròng tăng 2.6% tương ứng với tăng 12.84% đã làm cho chỉ tiêu ROA
tăng 3.66 %
Ảnh hưởng của nhân tố Vòng quay tài sản
Chỉ tiêu Vòng quay tài sản là thương số giữa Doanh thu thuần và Tổng tài sản
bình quân.
Vòng quay tài sản năm 2008 là 1,06 vòng do sự tăng trưởng tương xứng của
Doanh thu thuần và Tổng tài sản bình quân. Năm 2009, vòng quay TS là 1,22 vòng
(tăng 0,16 vòng tương ứng với tăng 15.09%), nguyên nhân là do sự tăng trưởng
nhanh của DTT (tăng 28.33%) và sự tăng trưởng chậm của Tổng TS bình quân (tăng
12.25%). Năm 2010, DTT tăng 382,124trđ (tăng 39.22%) và Tổng TS bình quân tăng
158,739trđ (tăng 19.08%) nên vòng quay tài sản đạt 1,41 vòng, tăng 0,19 vòng (tăng
15.57%).
Năm 2008 là năm khó khăn do đó Công ty đã linh động nới lỏng chính sách bán
chịu của mình đã góp phần làm tăng khoản phải thu khách hàng. Có thể sẽ có người
nghĩ rằng khoản phải thu tăng là do sản lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên, người
mua và cụ thể là đại lí có thể mua với số lượng lớn nhưng chưa thanh toán tiền, tuy
nhiên nếu nhìn vào BCĐKT năm 2008 ở mục Hàng tồn kho ta sẽ thấy rằng tăng một
cách đột biến. Năm 2008, sản lượng sản phẩm là 130 trl /năm nhưng sản lượng bán ra
không nhiều, đây cũng có thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc
mở rộng đại lí chưa tương ứng với việc tăng sản lượng bia
Sang năm 2009, 2010 tình hình có vẻ khả quan hơn khi tiền mặt về được nhiều
hơn tương ứng với khoản phải thu khách hàng giảm xuống và Công ty bắt đầu đầu tư
vào các khoản đầu tư ngắn hạn.
Ảnh hưởng cúa nhân tố hệ số Lợi nhuận ròng
Ta có thể nhận thấy rõ ràng sự ảnh hưởng cúa nhân tố này là rất lớn trong năm
2008, hệ số lợi nhuận ròng có tác động tới gần 90% sự thay đổi của chỉ tiêu ROA.
Năm 2009, hệ số lợi nhuận ròng 20.25 % (tăng 3.74 % tương ứng với tăng
22.65%), mức tác động đến ROA giảm xuống và gần ngang bằng với hệ số vòng
quay tài sản. Trong năm này, LNST tăng 71,908 trđ (tăng 57.35%), DTT tăng
215,072 trđ (tăng 28.33%).
Bước đầu khi nhìn vào có thể ta sẽ nghĩ ngay đến việc quản lý chi phí của Công
ty kém hiệu quả nên làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Nhìn bề ngoài, khi thấy chi
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
59
phí vốn bỏ ra tăng lên nhiều như vậy, có người sẽ cho răng đây là dấu hiệu xấu nhưng
khi nhìn vào năng lực sản xuất của Công ty, chúng ta sẽ có nhận định khác. Năm
2008, mức sản xuất l30 trl /năm, 2009 là 160 trl /năm và năm 2010 là 170 trl /năm.
Tính ra thì mỗi lít bia được sản xuất ra với giá từng năm là 2008, 2009, 2010 lần lượt
là: 3,200đ; 3,400đ và 4,212đ.
Bên cạnh chi phí tăng do tăng GV thì để tăng doanh thu bán hàng thì chi phí bán
hàng của Công ty cũng tăng lên, chủ yếu là được Công ty chi cho việc quảng cáo.
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008,2009 và 2010 ta
thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa chi phí khác và thu nhập khác, thu nhập khác của
Công ty chủ yếu có được là nhờ hoạt động thanh lí tài sản, tuy nhiên do việc thanh lí
tài sản xảy ra năm 2008, khi xảy ra khủng hoảng tài chính nên giá trị thu hồi cúa tài
sản nhỏ hơn giá trị thực còn lại nên Công ty bị lỗ. Chi phí khác cao là do việc các đại
lí làm mất nhiều vỏ chai và két. Năm bắt được tình hình này nên ban quản lý đã ra
quyết định là đại lí phải có trách nhiệm với vỏ và két bia của đại lí mình. Ban quản lý
đã quy định giá của mỗi két bia hay vỏ bia bị mất hay hỏng là bao nhiêu để trừ vào
chiết khấu hay hoa hồng của đại lí. Nhờ đó mà chi phí khác năm 2009, 2010 đã giảm
đi một cách đáng kể.
d. Khả năng sinh lợi của VCSH _ ROE
Tỷ suất sinh lời của VCSH là căn cứ quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư của
các nhà đầu tư, bởi nó cho biết cứ 100đ VCSH thì tạo ra bao nhiêu đồng LN
Biểu đồ 2.13: Biến động ROE 2008 - 2010
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
2008 2009 2010
0
10
20
30
40
50
60
LNST VCSH bq ROE
Dựa vào công thức sau ta thấy ROE bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
60
ROE = TTS x TVCSH x TDT
TDT: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
TTS: vòng quay tổng tài sản
TVCSH10 : tỷ số tổng TS bình quân trên VCSH bình quân
Dựa vào số liệu của Công ty năm 2008, 2009, 2010 ta có bảng phân tích sau:
(Dựa vào BCĐKT Công ty Bia Huế năm 2008, 2009, 2010)
Bảng 2.12: Phân tích Dupont chỉ tiêu ROE
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1. Lợi nhuận sau thuế Trđ 125,390 197,298 309,904 71,908 57.35 112,606 57.07
2. Doanh thu thuần Trđ 759,253 974,325 1,356,449 215,072 28.33 382,124 39.22
3. Tổng tài sản bình
quân
Trđ 714,061 801,521 960,260 87,460 12.25 158,739 19.08
4. VCSH bình quân Trđ 518,654 577,303 579,560 58,649 11.31 2,257 0.39
5. TDT % 16.51 20.25 22.85 3.74 22.65 2.60 12.84
6. TTS Vòng 1,06 1,22 1,41 0,16 15.09 0,19 15.57
7. TVCSH (7)=(3)/(4) Lần 1,38 1,39 1,66 0,01 0.72 0,27 19.43
8.ROE (8)=(5)x(6)x(7) % 24.18 34.34 53.48 10.19 42.19 19.14 55.74
Nếu cứ 100đ VCSH trong năm 2008 mang lại cho Công ty 24,18đ thì sang năm
2009, mức LN mang lại là 34,34đ. Năm 2010 mức LN này tiếp tục tăng lên thành
53.47đ. Nguyên nhân biến động tăng của ROE là năm 2009, LNST tăng nhanh (tăng
57.35 %) trong khi VCSH bình quân lại tăng rất ít (tăng 11.31 %). Năm 2010, LNST
vẫn tiếp tục tăng mạnh (tăng 57.07%) Trong khi VCSH bình quân chỉ tăng 0.39 %.
Đây là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng hiệu quả VCSH của Công ty
Theo công thức ở trên ta tính được ROE của từng năm:
Năm 2008 ROE08 = TTS08 x TVCSH08 x TDT08
= 1,06 x 1,38 x 16.51 % = 24.18 %
Năm 2009 ROE09 = TTS09 x TVCSH09 x TDT09
= 1,22 x 1,39 x 20.25 % = 34.34 %
Năm 2010 ROE10 = TTS10 x TVCSH10 x TDT10
= 1,41 x 1,66 x 22.85 % = 53.48 %
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
61
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp ta
thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu ROE qua từng năm
* Xét năm 2009 và 2008
Đối tượng phân tích : ROE09/08 = ROE09 - ROE08 = 34.34 % - 24.18 %
= 10.19 %
Ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản trên VCSH bình quân :
ROEVCSH = (TVCSH09 - TVCSH08 ) x TTS08 x TDT08
= (1,39 - 1,38) x 1,06 x 16.51 % = 0.18 %
Ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tổng tài sản:
ROETS = TVCSH09 x (TTS09 - TTS08) x TDT08
= 1,39 x ( 1,22 - 1,06 ) x 16.51 % = 3.67 %
Ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng:
ROEDT = TVCSH09 x TTS09 x (TDT09 - TDT08)
= 1,39 x 1,22 x ( 20.25 % - 16.51% ) = 6.34 %
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ROE09/08 = ROETS + ROEVCSH + ROEDT
= 0.18 % + 3.67 % + 6.34 % = 10.19 %
* Xét năm 2010 và 2009:
Đối tượng phân tích: ROE10/09 = ROE10 - ROE09 = 53.48 - 34.34 = 19.14 %
Ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản trên VCSH bình quân :
ROEVCSH = (TVCSH10 - TVCSH09 ) x TTS09 x TDT09
= (1,66 - 1,39) x 1,22 x 20.25 % = 6.67 %
Ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tổng tài sản:
ROETS = TVCSH10 x (TTS10 - TTS09) x TDT09
= 1,66 x (1,41 - 1,22) x 20.25 % = 6.39 %
Ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng:
ROEDT = TVCSH10 x TTS10 x (TDT10 - TDT09)
= 1,66 x 1,41 x ( 22.85 % - 20.25 % ) = 6.08 %
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ROE10/09 = ROEDT + ROETS + ROEVCSH
= 6.67 % + 6.39 % + 6.08 % = 19.14 %
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KIN
H T
Ế -
HU
Ế
62
Nhận xét: Để nhận thấy rõ ràng hơn sự tác động của các nhân tố tới sự thay đổi
của ROE qua các năm, ta tiến hành lập bảng so sánh ROE qua các năm và nhân tố tác
động tới nó.
Bảng 2.13: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE
Năm
Biến động
ROE
Ảnh hưởng của các nhân tố
TVCSH TTS TDT
2009/2008 10.19 0.18 3.67 6.34
2010/2009 19.14 6.67 6.39 6.08
Nhận định chung: (Dựa vào bàng phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến ROE)
* So với năm 2008, chỉ tiêu ROE năm 2009 tăng 10.19 % là do ảnh hưởng của 3
nhân tố:
- Hệ vòng quay tổng tài sản tăng 0,16 vòng tương ứng với tăng 15.09% và làm
cho chỉ tiêu ROE tăng 3.67 %
- Tỷ suất tổng TS bình quân trên VCSH bình quân tăng 0,16 vòng tăng 0,01 lần
tương ứng tăng 0.72% đã làm cho ROE tăng 0.18 %
- Hệ số lãi ròng tăng 3.74 % tương ứng với tăng 22.71% và làm cho chỉ tiêu
ROE tăng 6.34 %
* So với năm 2009, chỉ tiêu ROE 2010 tăng 19.14 % là do ảnh hưởng của 3
nhân tố:
- Hệ số vòng quay tài sản năm 2010 tăng 0,19 vòng tương ứng với tăng 15.57%
và làm cho ROE tăng 6.39 %
- Tỷ suất tổng TS bình quân trên VCSH bình quân tăng 0,27 vòng tương ứng
tăng 19.43% đã làm cho ROE tăng 6.67 %
- Hệ số lãi ròng tăng 2.6 % tương ứng với tăng 12.84% đã làm cho chỉ tiêu
ROE tăng 6.08 %
Nếu như ROA chỉ chịu tác động của 2 nhân tố là tỷ suất LN trên DT và vòng
quay TS thì chỉ tiêu ROE còn chịu thêm tác động của Tỷ suất tổng TS bình quân trên
VCSH bình quân
Như đã nói về tác động của tỷ suất LN trên DT và vòng quay TS đến ROA ở
trên, ROE cũng bị ảnh hưởng tương tự, do đó ta chỉ xét thêm ảnh hưởng của Tỷ suất
tổng TS bình quân trên VCSH bình quân đến ROE. Dựa vào bảng phân tích, ta thấy
TVCSH có xu hướng tăng lên. Năm 2008 là 1.38 lần, năm 2009 là 1.39 lần và năm
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
63
2010 là 1.66 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của TTS bình quân không
ngừng tăng lên trong khi mức độ tăng của VCSH bình quân lại giảm đi mạnh. Tỷ số
TVCSH tăng qua 3 năm cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ NPT so với VCSH trong Nv
tăng, nguyên nhân là bắt đầu từ năm 2009, Công ty quyết định vay vốn bên ngoài để
đầu tư thêm trang thiết bị cho nhà máy ở Huế nên làm tăng hiệu ứng đòn bẩy TC.
Tổng hợp các tác động của tỷ suất LN trên DT, vòng quay tổng TS và tỷ suất
tổng TS bình quân trên VCSH bình quân đã làm chỉ tiêu ROE tăng trong 3 năm.
Những tỷ số sinh lợi có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính
của Công ty. Nhóm tỷ suất sinh lời của Công ty luôn ở mức cao, thể hiện khả năng
sinh lời tốt. Công ty cần có những kế hoạch đầu tư vào TS hợp lí, quản trị chi phí
nghiêm ngặt, xây dựng cơ cấu giữa vốn và nợ hợp lí, tăng hiệu quả kinh doanh .
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
64
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TNHH BIA HUẾ
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Bia Huế ba
năm 2008-2010 cho thấy tình hình tài chính của Công ty rất khả quan.Bên cạnh đó là
những hạn chế cần khắc phục. Chúng ta sẽ phân tích ma trận S.W.O.T để làm rõ ưu
và nhược điểm của Công ty Bia Huế.
3.1.1. Điểm mạnh
- Đã tạo được thương hiệu lâu đời trong tâm trí người dân Huế bên cạnh đó sản
phẩm của Công ty đã được người dân các vùng miền khác biết đến và chấp nhận.
- Trong thời gian gần đây, Công ty Bia Huế có chi phí lãi vay thấp, điều này
chứng tỏ nguồn vốn tự có và lợi nhuận giữ lại của Công ty rất dồi dào, giúp Công ty
có thể mở rộng hoạt động kinh doanh mà không cần vay mượn vốn. Vì vậy mà khả
năng thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn của Công ty luôn đạt mức cao, chứng tỏ
sức mạnh tài chính của Công ty.
- Sau khi đưa thêm nhà máy bia ở Phú Bài vào hoạt động đã làm tăng khối
lượng sản xuất ra, kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu đang ngày càng tăng của người tiêu
dùng. Doanh thu và lợi nhuận thuần đang tăng lên rõ rệt qua các năm.
- Công ty TNHH Bia Huế là Công ty sản xuất nên việc đầu tư vào TSCĐ là điều
rất hợp lí. Việc đầu tư vào TSCĐ đã phù hợp với mục tiêu mở rộng thị trường và tăng
doanh thu.
- Công tác quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thực
hiện qua từng giai đoạn bán thành phẩm và thành phẩm nên hiệu quả đạt được rất
cao. Cụ thể là chi phí giá thành sản phẩm qua từng năm giảm xuống.
- Các khoản thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, vòng quay
khoản phải thu tương đối cao, kì thu tiền bình quân thấp chứng tỏ Công ty quản lý rất
tốt khoản phải thu.
3.1.2. Điểm yếu
- Hàng tồn kho lưu chuyển chậm là 1 điểm yếu của Công ty. Đặc điểm hàng tồn
kho của Công ty là không có thời hạn và phải luôn có sẵn với số lượng nhiều ở trong
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
65
kho. Nguyên nhân là do các đại lí tới lấy hàng liên tục và không có đơn đặt hàng
trước đó nên để đảm bảo tính liên tục trong sản xuất và kinh doanh thì hàng phải luôn
có sẵn trong kho. Điều này làm tăng chi phí kho bãi, chi phí lưu kho, mất mát, thiếu
hụt đồng thời làm vòng quay HTK bị chậm và gây ứ đọng vốn.
3.1.3. Cơ hội
- Thành phố Huế là thành phố du lịch với lễ hội Festival được tổ chức 2 năm/
lần nên luôn thu hút được nhiều khách du lịch. Do đó luôn có sự liên thông giữa
ngành du lịch và ngành giải khát nên ngành du lịch được kích thích, tạo sức hấp dẫn
với du khách nước ngoài đến Huế, điều này làm tăng lượng bia được tiêu thụ.
- Năm 2010-2012, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại bia lon và bia chai giảm
còn 45% thay vì 75% như trước kia. Đây là cơ hội để Công ty tăng lợi nhuận và mở
rộng thị trường.
3.1.4. Thách thức
- Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bia có giá cả rẻ hơn, tuy chất lượng
không đảm bảo nhưng hợp túi tiền với nhiều người lao động có thu nhập thấp. Bên
cạnh đó là sự cạnh tranh của các nhăn hiệu bia danh tiếng có từ lâu đời như Tiger,
Heniken
- Do sự tăng giá của các yếu tố khách quan như tỷ giá ngoại tệ, lạm phát, giá
xăng dầu nên chi phí đầu vào tăng lên là điều tất yếu, cụ thể là giá nguyên vật liệu.
Đây là nhân tố sảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY BIA HUẾ
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Một Công ty đạt lợi nhuận cao vẫn gặp khó khăn về vấn đề tài chính nếu như
không quản lý tốt vốn lưu động của mình, như vậy quản lý vốn lưu động là công việc
không thể thiếu của người làm quản lý tài chính trong DN.
Áp lực thanh toán của Công ty trong năm là rất cao, tiềm ẩn mất cân đối thu chi
rất lớn và sự khó khăn trong thanh toán của Công ty đã xảy ra qua các năm. Nguyên
nhân là do chu kỳ trả nợ người bán của Công ty ngắn hơn so với chu kỳ thu tiền khi
quy mô tăng lên, trong khi nguồn tài trợ chính cho tài sản ngắn hạn là chiếm dụng của
người bán, vay thì bị giới hạn.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
66
Như vậy, nếu Công ty không có phương pháp quản lý vốn lưu động thì việc mất
cân đối thu chi là khó tránh khỏi, điều này dẫn đến việc thanh toán gặp khó khăn, chi
phí vốn tăng lên, giảm uy tín đối với nhà cung cấp, khách hàng, người cho vay, người
lao động trong Công ty và làm giảm giá trị trên thị trường.
a. Giải pháp đối với vốn bằng tiền
Trong năm năm 2010, vốn bằng tiền chiếm đến 49,11% vốn lưu động, tuy có
giảm so với năm 2009 (65,34%) nhưng nó vẫn chiểm tỷ trọng lớn trong Công ty. Vì
vậy việc tổ chức công tác quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa rất quan trọng,
nó thể hiện khả năng thanh toán, khả năng kinh doanh và cơ hội đầu tư trong tầm
tayMột số giải pháp được đưa ra như sau:
- Khi thỏa thuận việc thu tiền từ khách hàng thì Công ty cần thỏa thuận việc thu
tiền khách hàng vào ngay thời điểm giao hạn, chỉ trừ những đại lí lâu năm có uy tín
với Công ty.
- Các khoản chi lớn như trả tiền ngay khi mua vật tư, trả nợ mua vật tư, trả cho
lao động, chi khen thưởng lớn thì Công ty điều chỉnh sao cho việc chi tiền diễn ra vào
thời điểm cuối kỳ làm việc. Mục đích là nhằm loại trừ trường hợp Công ty bị vượt
hạn mức nhiều lần trong kỳ, nếu có vượt hạn mức thì chỉ xảy ra tại thời điểm cuối kỳ,
điều này sẽ giúp cho Công ty quản lý dòng tiền dể dàng hơn
- Trước hết Công ty phải xây dựng cho mình dòng tiền dự báo ban đầu trên cơ
sở kế hoạch thu – chi của Công ty. Khi có bất cứ một thông tin phát sinh nào làm ảnh
hưởng đến dòng tiền dự báo ban đầu của mình (thông tin ở đây bao gồm thông tin
thực tế về thu – chi và cả thông tin dự báo về thu – chi) thì dòng tiền dự báo ban đầu
sẽ liên tục được điều chỉnh.
b. Giải pháp đối với hàng tồn kho
Hiện nay các doanh nghiệp trong nước thường xuyên đứng trước một bài toán
nan giải: giải quyết lượng hàng hóa, tài sản tồn kho, chậm luân chuyển. Mặc dù hầu
hết đơn vị sản xuất, nhà phân phối tập trung làm tốt khâu cung ứng, phân phối, nhưng
hàng hóa dư thừa, tồn kho lại chính là mối quan ngại rất lớn cho các doanh nghiệp,
vốn tồn đọng trong hàng hóa lớn, chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa cao, trị giá hàng
hóa và tài sản cũng giảm đi theo thời gian, chưa kể những mất mát vô hình khác. Vào
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KIN
H T
Ế -
HU
Ế
67
năm 2009, số lượng HTK có dấu hiệu giảm mạnh, giảm 31% so với năm 2008, đó là
dấu hiệu tốt nhưng bất ngờ năm 2010 nó lại tăng lên 34.8% so với năm 2009. Điều
này cho thấy việc quản lý tiêu thụ và lập kế hoạch HTK chưa tốt. Một số giải pháp
được đưa ra như sau:
- Rút ngắn thời gian sản xuất, lưu kho, tức là chỉ trữ nguyên liệu ở mức vừa đủ
cho sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó có lưu ý, khi giữ mức nguyên liệu tồn kho thấp,
nếu giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng mạnh, sẽ ảnh hưởng đến những đơn hàng đã ký
dài hạn. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải nhập nguyên vật liệu với giá đắt hơn nhiều để
đáp ứng đơn hàng cho đối tác. Vì vậy, doanh nghiệp nên đàm phán với đối tác thực
hiện những đơn hàng ngắn hạn theo thời giá nguyên vật liệu, hoặc có điều khoản thay
đổi giá, khi nguyên vật liệu đứng ở mức cao.
- Tăng năng lực phân phối bằng cách mở rộng kênh phân phối
- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh đồng thời theo dõi biến động của thị
trường để năm bắt nhu cầu tiêu thụ bia không những ở Huế mà ở các khu vực lân cận
để đưa ra quyết định mua nguyên vật liệu cũng như kế hoạch sản xuất
c. Giải pháp đối với khoản phải thu
Nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp, trên thực tế là tiền vốn doanh nghiệp bị
người khác chiếm dụng. Nợ phải thu nhiều hay ít, thời gian chiếm dụng dài hay ngắn,
một mặt ảnh hưởng đến vòng quay vốn kinh doanh, mặt khác ảnh hưởng đến tình
hình thanh toán và khả năng thu lợi của doanh nghiệp. Nợ phải thu phát sinh nếu
không có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì có thể dẫn đến tình trạng vốn bị
chiếm dụng kéo dài, quá hạn thanh toán hoặc những khoản nợ khó đòi gây thiệt hại
và tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Nhận thấy hệ số Vòng quay khoản phải thu tăng lên
qua từng năm, điều này chứng tỏ khả năng thu hồi vốn cao của Công ty, chưa dừng
tại đây, Công ty cần áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi vốn:
- Xây dựng chính sách bán chịu phù hợp bằng việc đưa ra các quyết định liên
quan đến chính sách bán chịu, như tiêu chuẩn bán chịu ; điều khoản bán chịu ; rủi ro
bán chịu ...Công ty cần lượng định, đánh giá được tác động của việc bán chịu đến
việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một
chính sách bán chịu sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KIN
H T
Ế -
HU
Ế
68
nhằm vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo
thu hồi nhanh các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng
- Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu và các điều khoản bán chịu
- Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu thông qua việc theo dõi thường xuyên kỳ
thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các khoản phải thu để kiểm tra xem các khoản
phải thu được thu hồi như thế nào so với chính sách tín dụng của nó để có những biện
pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa NPT quá hạn.
- Áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ và bảo toàn vốn.
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của DN. Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là việc nâng cao hiệu qur sử dụng TSCĐ của
Công ty.
- Công ty phải luôn theo dõi tình hình và thực trạng TSCĐ của Công ty, thử xem
TSCĐ nào hoạt động hiệu quả và kém hiệu quả để có biện pháp nâng cấp, sữa chữa
lớn hay thay thế.
- Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, sữa chữa lớn TSCĐ hàng năm. Đồng thời tiến
hành trích lập khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ. Quá trình mua sắm TSCĐ phải
được tính toán kĩ lưỡng để tránh đầu tư dàn trải và sử dụng TSCĐ không đạt hiệu quả
cao.
- Từng cá nhân hay tập thể khi sử dụng hay bảo quản TSCĐ cần hiểu rõ quyền
và trách nhiệm của mình. Việc chia rõ trách nhiệm cho từng cá nhân hay tập thể sẽ
giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người, tránh thất thoát và đổ lỗi trách
nhiệm cho người khác.
- Cuối niên độ kế toán, Công ty cần đánh giá lại hiệu quả sử dụng TSCĐ thông
qua việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả của các kỳ kế hoạch hoặc kỳ trước. Qua đó để
đánh giá được hiệu quả sử dụng và sữa chữa sai sót trong quá trình quản lý và sử
dụng TSCĐ.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh
3.2.2.1. Giải pháp tăng doanh thu
- Công suất sản xuất của nhà máy vẫn chưa được sử dụng hết do đó cần phải biết
kết hợp giữa tăng năng xuất và công tác mở rộng thị trường tiêu thụ bia ở các tỉnh
miền Nam và miền Bắc. Lợi thế của Công ty là sản xuất ra được dòng bia cấp trung -
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
69
tức là dòng bia có giá cả phù hợp với tầng lớp lao động, do đó cần biết tận dụng tối đa
ưu thế này, đặc biệt là vào mùa hè, các tháng có mùa bóng đá. Tận dụng mùa này
Công ty có thể tung ra các đợt khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ
- Để đảm bảo Công ty luôn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì Công ty
phải chủ động trong khâu thu mua và bảo quản nguyên vật liệu, không chỉ đảm bảo
số lượng mà chất lượng cũng được đảm bảo với giá cả phù hợp.
- Cần có chính sách bán chịu linh động đối với các khách hàng thân thuộc, mua
hàng với số lượng lớn,đồng thời cần thưởng mạnh tay đối với các đại lí vượt mức
doanh thu yêu cầu.
- Bên cạnh việc tài trợ, làm từ thiện...ở các tỉnh thì Công ty nên quảng bá thương
hiệu của mình trên các tờ tạp chí tiếng Việt, radio
3.2.2.2. Giải pháp tiết kiệm chi phí
- Được biết chi phí NVL trong Công ty được sử dụng theo định mức đã đưa ra
từ đầu kỳ, do đó cần có sự đối chiếu giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán và tìm ra
nguyên nhân khắc phục nếu chênh lệch đó quá lớn.
- Trước đây Công ty có một khoản chi phí khác khá lớn là chi phí do mất két bia
và vỏ bia nhưng sau năm 2008, Công ty đã có quy định về việc đền tiền do làm mất
vỏ và két bia nên ý thức về bảo vệ tài sản của Công ty đã được tăng lên.
- Nâng cao ý thức của công nhân viên trong Công ty về công tác tiết kiệm chi
phí.
- Thu hồi các phụ phẩm trong sản xuất. Thu gom và bán men thải cho các đơn vị
chăn nuôi trong vùng
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Bất kỳ một DN sản xuất bình thường nào muốn thành công thì phải có mục tiêu
- chiến lược, tuy nhiên để đạt được mục tiêu thì phải có sự kết hợp của nhiều hoạt
động; hoạt động nhân lực, hoạt động tài chính, hoạt động marketing, hoạt động SX,
hoạt động R&D,...
Ta thấy hoạt động tài chính là một trong những bộ phận cấu thành để một DN
sản xuất có thể đạt được mục tiêu của mình. Chính vì vậy, hoạt động tài chính kém
thì nó sẽ kiềm hãm các bộ phận còn lại và điều này làm cho DN không đạt được mục
tiêu như mong muốn. Tóm lại, để hoạt động kinh doanh của DN được tốt thì công tác
quản lý tài chính phải tốt. Để nhận biết hoạt động tài chính của DN có tốt hay không
thì công tác phân tích tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua công tác
phân tích tài chính thì ta sẽ thấy được thực trạng tài chính của DN, từ đó chúng ta mới
biết phải làm gì để cải thiện hay làm cho nó tốt hơn.
Quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp em nắm vững hơn về phương pháp phân
tích tài chính DN, nắm được thực trạng tài chính tại công ty như:
- Phân tích hệ thống thông tin kế toán được trình bày trên BCTC của 3 năm
2008, 2009, 2010 nhằm đánh giá tình hình tài chính Công ty.
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính như khả năng thanh toán, khả năng thanh toán
nợ dài hạn, hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản và khả năng sinh lời để đánh giá một
cách khách quan tình hình tài chính của Công ty, xác định các nhân tố tác động tiêu
cực hay tích cực để phát huy nhân tố tiêu cực và loại bỏ nhân tố tiêu cực để góp phần
hoàn thiện tình hình tài chính của công ty.
Do hạn chế về thời gian và quy mô phân tích nên trong quá trình phân tích, đánh
giá của tôi về báo cáo tài chính của Công ty có sự hạn chế. Đồng thời chưa có sự so
sánh tình hình tài chính của Công ty với các công ty có cùng quy mô trong ngành giải
khát. Mặt khác, tôi chỉ phân tích tình hình tài chính của Công ty thông qua các bảng
báo cáo tài chính trong 3 năm chứ chưa so sánh được với các chỉ số bình quân ngành
và số liệu của đối thủ cạnh tranh do đó không phân tích được sự biến động cũng như
nguyên nhân biến động để đưa ra xu hướng trong tương lai. Ngoài ra do hạn chế về
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
71
kinh nghiệm nên đề tài cũng chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính chiến lược chứ
chưa mang tính cụ thể
2. KIẾN NGHỊ
Từ mong muốn việc phân tích báo cáo tài chính Công ty sẽ chính xác hơn và rõ
ràng hơn, tôi có một số kiến nghị sau:
- Xây dựng chỉ tiêu bình quân ngành để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài
chính của Công ty so với toàn ngành.
- Khi phân tích báo cáo tài chính của Công ty, cần phải xem xét tới yếu tố thị
trường như ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng kinh tế. Cần thu thập thêm các số
liệu tài chính của đối thủ cạnh tranh để tiến hành so sánh đối chiếu nhằm có cái nhìn
khách quan hơn
- Mở rộng thời gian nghiên cứu để có thể thấy chính xác xu hướng biến động
tình hình tài chính.
- Cần tìm hiểu kĩ thêm về đặc điểm kinh doanh, môi trường kinh doanh và các
chính sách kinh doanh của Công ty mới có thể đưa ra nhận xét đúng về tình hình tài
chính của Công ty.
- Đưa ra những dự báo cho hoạt động tài chính trong tương lai của Công ty
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuctrinh_2932.pdf