Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình qua 3 năm (2009 - 2011)

Công tác tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Vì đảm bảo được công tác tiêu thụ tốt, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận cao nhất, từ đó mới có cơ sở tích luỹ tiến hành tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Đối với CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình là một đơn vị kinh doanh thương mại thì các khâu mua sản phẩm hàng hoá đầu vào và thực hiện tiêu thụ hàng hoá là hai khâu gắn liền với nhau, tồn tại khách quan, bổ trợ cho nhau trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Tiêu thụ vật tư nông nghiệp càng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tạo nguồn hàng ổn định, giá thấp, tiết kiệm chi phí, tăng cường chất lượng sản phẩm đầu vào có nghĩa là nâng cao lợi nhuận thì tăng lượng tiêu thụ cũng như việc hoàn thiện công tác tiêu thụ là những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh, phù hợp với khả năng tình hình của doanh nghiệp. Do vậy, tiêu thụ và các vấn đề liên quan đến tiêu thụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Với CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình trong những năm gần đây công tác tiêu thụ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều này thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty qua các năm. Tuy nhiên sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm cho Công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, đòi hỏi Công ty phải khắc phục những mặt hạn chế, xử lý một cách đúng đắn, linh hoạt, nhạy bén các tình huống phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Đây là một vấn đề hết sức nan dãi đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay và vấn đề này đòi hỏi tốn rất nhiều công sức và tiền của.

pdf90 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình qua 3 năm (2009 - 2011), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
99,7 3.560 120,7 Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp của Công ty Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 45 Đứng thứ 2 sau huyện Lệ Thủy về giá trị tiêu thụ sản phẩm vật tư nông nghiệp là huyện Quảng Trạch. Năm 2009 mức tiêu thụ hàng hóa của Công ty tại địa bàn này đạt 12.569 triệu đồng, chiếm 21,5% tổng doanh thu, sang năm 2010 mức tiêu thụ giảm 481 triệu đồng xuống còn 12.088 triệu đồng, tức giảm 5,8%. Tuy nhiên qua năm 2011 mức tiêu thụ tăng lên 14.755 triệu đồng. So với năm 2010 thì năm 2011 doanh thu thu được ở địa bàn này tăng lên 2.667 triệu đồng (tương ứng tăng 22,1%). Ở các huyện khác như Bố Trạch và Quảng Ninh, giá trị vật tư được tiêu thụ cũng đạt khá cao. Năm 2009 mức tiêu thụ vật tư lần lượt là 9.997 triệu đồng và 9.704 triệu đồng, sang năm 2011 giá trị vật tư tiêu thụ đã tăng lên và đạt 10.539 triệu đồng chiếm 16,5 % và triệu đồng 8.304 chiếm 13 % tổng doanh thu. Nguyên nhân khiến cho doanh thu thu được tại địa bàn huyện Bố Trạch tăng lên là do tại địa bàn này người dân tiến hành khai hoang đất đồi núi để trồng cây cao su làm lượng tiêu thụ phân bón tăng lên cao. Ngoài ra các địa bàn có mức tiêu thụ vật tư phân bón, thuốc BVTV không lớn như huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa, TP Đồng Hới nhưng cũng đóng góp một phần vào doanh thu của Công ty. Minh Hóa là một trong hai địa bàn có giá trị tiêu thụ vật tư ít nhất, chỉ đạt 2.221 triệu đồng năm 2009 chiếm 3,8%, năm 2011 tăng lên 2.683 triệu đồng chiếm 4,2% tổng doanh thu tiêu thụ. Doanh thu đạt được ở các thị trường qua 3 năm có sự không đồng đều. Bên cạnh những thị trường có sức tiêu thụ lớn và ngày càng tăng như Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch thì lại có những thị trường có khối lượng tiêu thụ rất hạn chế như TP Đồng Hới, huyện Minh Hóa. Nguyên nhân chung dẫn đến sự biến động trong tiêu thụ vật tư tại các địa phương đó là: Tại các huyện miền núi do mức đầu tư, điều kiện thâm canh còn hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, diện tích gieo trồng ít, manh mún; còn ở thành phố thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để đầu tư vào xây dựng cơ bản làm cho diện tích canh tác ngày càng ít đi nên lượng phân bón tiêu thụ đạt thấp. Tại các huyện khác như Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh bà con nông dân ở đây có điều kiện sản xuất khá hơn, biết Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 46 đầu tư thâm canh, tăng vụ, đất đai đồng bằng rộng lớn nên sản lượng lương thực, thực phẩm thu được ngày càng cao do đó càng tập trung vào đầu tư thâm canh hơn. Đặc biệt huyện Lệ Thủy ngoài 2 mùa lúa chính thì còn có một mùa lúa tái sinh với yêu cầu về phân bón và thuốc BVTV cũng giống với các vụ mùa khác. Ngoài ra, huyện Lệ Thủy còn là nơi cung cấp nhiều loại rau quanh năm cho thị trường trong tỉnh do đó khối lượng phân bón và thuốc BVTV được tiêu thụ là khá lớn dẫn đến doanh thu tiêu thụ lớn. 2.5. Phân tích việc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua các năm 2.5.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối sản phẩm của Công ty Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Đây chính là chức năng phân phối của Marketing. Chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm. Chức năng tổng quát của phân phối là làm cho dòng chảy hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự nhanh chóng, đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhất, tỷ lệ hư hao nhỏ nhất, doanh lợi trong toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh đồng thời thực hiện thanh toán đúng giá, nhanh gọn, sòng phẳng và thuận tiện. Nghiên cứu tình hình tiêu thụ tại Công ty, tôi thấy rằng các loại vật tư của Công ty được lưu thông qua một số kênh tiêu thụ chính sau đây: Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 47 Sơ đồ 4: Các kênh phân phối sản phẩm của Công ty + Kênh 1: Công ty bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Kênh này chuyên phục vụ cho những địa bàn sản xuất tập trung gần Công ty bao gồm các đơn vị sản xuất lớn như trang trại, nông trường, một số nhà bán lẻ trong thành phố và các hộ nông dân ở gần khu vực Công ty nên người dân đến trực tiếp văn phòng Công ty hoặc quầy bán lẻ ngay trước cổng Công ty để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của mình. Doanh thu bán hàng cho nhóm khách hàng này vào năm 2009 là 9.157 triệu đồng chiếm 15,7% tổng doanh thu bán hàng, năm 2010 giảm xuống còn 5.700 triệu đồng, năm 2011 là 10.932 triệu đồng. So với năm 2009 thì doanh thu bán hàng của kênh 1 trong năm 2010 giảm 3.457 triệu đồng tức giảm 37,8%. Nguyên nhân làm giảm doanh thu trong năm 2010 là do các khoản chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2011 để rút kinh nghiệm từ năm 2010 thì Công ty đã áp dụng hình thức giao hàng không thông qua kho bãi để hạn chế một phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Hàng được chuyển trực tiếp từ nhà máy về tận tay người tiêu dùng do đó doanh thu năm 2011 tăng 5.232 triệu đồng (tương ứng tăng 91,8%) so với năm 2010. Cửa hàng vật tư nông nghiệp Đại lý Hợp tác xã Người tiêu dùng Kênh 3 Kênh 1 Kênh 2 Kênh 4 Quầy bán lẻ Quầy bán lẻ CTCP Vật tư nông nghiệp Quảng Bình Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 48 Bảng 10: Tình hình thực hiện doanh thu qua các kênh tiêu thụ Kênh tiêu thụ 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- % Tổng doanh thu 58.460 100 53.249 100 63.875 100 -5.211 91,1 10.626 119,96 Kênh 1 9.157 15,7 5.700 10,7 10.932 17,1 -3.457 62,3 5.232 191,8 Kênh 2 18.973 32,4 16.153 30,3 17.270 27,0 -2.820 85,1 1.117 106,9 Kênh 3 23.050 39,4 24.675 46,3 25.760 40,3 1.625 107,1 1.085 104,4 Kênh 4 7.280 12,4 6.721 12,6 9.913 15,5 -559 92,3 3.192 147,5 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 49 + Kênh 2: Hiện tại Công ty đã mở được 4 cửa hàng chính tại 4 huyện có diện tích canh tác và sản lượng lớn nhất của tỉnh. Sản phẩm được Công ty phân phối đến các cửa hàng rồi tại đây sản phẩm được bán cho người tiêu dùng. Đây là một trong 2 kênh mang lại doanh thu bán hàng lớn nhất cho Công ty. Năm 2009 doanh thu thu được từ kênh bán hàng này là 18.973 triệu đồng chiếm 32,4% tổng doanh thu, năm 2010 là 16.153 triệu đồng chiếm 30,3%, năm 2011 tăng lên 17.270 triệu đồng chiếm 27%. Bốn cửa hàng này cung cấp phân bón và thuốc BVTV cho bốn địa bàn có những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp do đó doanh thu từ kênh tiêu thụ này cũng có xu hướng tăng lên. + Kênh 3: Công ty bán sản phẩm cho các đại lý trên địa bàn tỉnh theo đơn đặt hàng từ trước, tại đại lý hàng được đưa tới cho các quầy bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng. Doanh thu bán hàng theo kênh tiêu thụ này là lớn nhất, năm 2009 đạt 23.050 triệu đồng chiếm gần 40%, năm 2010 là 24.675 triệu đồng chiếm 46,3%, năm 2011 là 25.760 triệu đồng chiếm 40,3%. Số lượng các đại lý và các quầy bán lẻ kinh doanh vật tư nông nghiệp trong tỉnh là khá lớn (trên dưới 100 điểm bán hàng) do đó khối lượng hàng hóa tiêu thụ tại các điểm bán hàng này là rất lớn đem lại doanh thu không hề nhỏ cho Công ty. + Kênh 4: Một số hợp tác xã mua phân bón và thuốc BVTV của Công ty rồi về bán lại cho các nhà bán lẻ ở các địa phương. Các hợp tác xã đóng vai trò là người bán buôn, thường mua hàng của Công ty với số lượng khá lớn. Tuy nhiên có một số hợp tác xã mua hàng trực tiếp ngay tại văn phòng Công ty, một số hợp tác xã còn lại do ở xa khu vực Công ty nên chọn cách mua hàng theo cách này. Doanh thu bán hàng của năm 2009 là 7.280 triệu đồng chiếm 12,4%, sang năm 2010 giảm xuống còn 6.721 triệu đồng, năm 2011 là 9.913 triệu đồng chiếm 15,5% tổng doanh thu bán hàng. 2.5.2. Các chính sách tiêu thụ sản phẩm của Công ty 2.5.2.1. Chính sách sản phẩm Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình không ngừng đa dạng hóa sản phẩm của mình. Các mặt hàng kinh doanh của công ty được khai thác chủ yếu bằng hai nguồn: Trong nước và nhập khẩu. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 50 - Nguồn khai thác trong nước bao gồm: Phân lân, NPK, vi sinh, vôi bột và thuốc BVTV, còn nguồn nhập khẩu chủ yếu là đạm (Urê, Sunphat) và kali. Nguồn khai thác trong nước được thực hiện dưới hai hình thức: + Mua trực tiếp từ các cơ sở sản xuất như: Nhà máy phân lân và hóa chất Lâm Thao, nhà máy phân lân Văn Điển, công ty phân lân Ninh Bình, công ty phân bón Việt Nhật, công ty phân bón sông Gianh + Mua các đơn vị kinh doanh vật tư nông nghiệp khác như: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An - Nguồn hàng khai thác từ nhập khẩu được thực hiện thông qua các đơn vị nhập khẩu như: Công ty xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng... Các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài giữ được nguyên đai nguyện kiện về bán buôn bán lẻ theo nhu cầu của khách hàng. 2.5.2.2. Chính sách giá cả Chính sách giá cả có liên quan mật thiết với quá trình tiêu thụ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa có khả năng làm tăng giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa ra giá vừa phù hợp với sức mua của thị trường vừa phù hợp với giá cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà phải đảm bảo có hiệu quả của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng. Trong thời gian vừa qua CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình đã đưa ra một số chính sách giá như sau: - Giảm giá, chiết khấu hàng bán đối với những khách hàng mua với số lượng lớn và những khách hàng truyền thống. - Thực hiện chính sách giá ưu đãi đối với những khách hàng thuộc vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa ( giảm giá 2-5% so với giá thị trường) -Chính sách giá cao : Khi Công ty kiểm soát được thị trường và khi khan hiếm nguồn hàng, lúc này Công ty có thể bán với giá cao để thu lợi nhuận. 2.5.2.3. Các dịch vụ khác Để giữ được uy tín với bạn hàng, Công ty thường xuyên quan tâm tới dịch vụ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 51 sau bán hàng cụ thể là: Nhận đổi hàng hoặc trả lại hàng kém chất lượng, ngoài ra đối với những khách hàng mua với số lượng lớn thì Công ty nhận chuyên chở đến tận nơi, những khách hàng thanh toán sòng phẳng và trả tiền đúng hẹn thì được Công ty chiết khấu hoặc trích hoa hồng cho những người môi giới. 2.6. Chi phí kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ xem xét Công ty đó tiêu thụ được ra thị trường với khối lượng hàng hóa như thế nào, doanh thu bao nhiêu mà còn quan tâm xem chi phí kinh doanh của Công ty đó mới đánh giá được hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bởi vậy, chi phí kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định đến hệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì dựa vào chi phí sản xuất kinh doanh ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó như thế nào. Nếu như tổng chi phí trên tổng doanh thu mà nhỏ hơn một thì chứng tỏ Công ty làm ăn hiệu quả và ngược lại nếu tỷ số giữa tổng chi phí trên tổng doanh thu mà lớn hơn một thì Công ty làm ăn thua lỗ. Qua bảng 11 ta thấy tổng chi phí kinh doanh của Công ty có biến động lên xuống qua các năm. Năm 2010 so với năm 2009 chi phí giảm 5.271 triệu đồng hay giảm 9,2%, chi phí năm 2011 so với năm 2010 tăng 9.977 triệu đồng, hay tăng 19,1%. Đây là điều tất yếu vì tổng chi phí tỷ lệ với tổng doanh thu. Do giá trị sản phẩm bán ra năm 2010 thấp hơn năm 2009 nên tổng chi phí năm 2010 thấp hơn và ngược lại năm 2011 sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn nên tổng chi phí cũng lớn hơn. CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình là Công ty kinh doanh thương mại với mục tiêu mua hàng để bán vì vậy mà xét về cơ cấu chi phí kinh doanh thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tổng chi phí, cụ thể năm 2009 chiếm 94,1%, năm 2010 chiếm 92,4%, năm 2011 chiếm 91,1%, các loại chi phí còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí của Công ty. Chi phí tài chính tức là chi phí lãi vay, chi phí này có xu hướng tăng lên qua 3 năm, năm 2009 là 507 triệu đồng, năm 2010 là 921 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 1.266 triệu đồng, nguyên nhân làm tăng chi phí tài chính đó là do Công ty phải vay ngân hàng để thanh toán cho các nhà Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 52 cung ứng trong khi đó thì khoản phải thu khách hàng lại chưa thu hồi được. Các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại có xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2009 khoản giảm trừ doanh thu là 342 triệu đồng, năm 2010 giảm xuống còn 118 triệu đồng, năm 2011 còn 105 triệu đồng. Trong khi đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong 3 năm qua, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí cho tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội và một phần khấu hao tài sản cố định. Chi phí bán hàng chiếm một tỷ trọng không lớn do Công ty đã sắp xếp tổ chức bộ phận bán hàng một cách hợp lý nên tiết kiệm được một khoản chi phí. Chi phí bán hàng có biến động tăng trong 3 năm qua, năm 2009 chi phí bán hàng là 1.068 triệu đồng chiếm 1,9% tổng chi phí, năm 2010 khoản chi phí này tăng 422 triệu đồng lên 1.490 triệu đồng, năm 2011 chi phí bán hàng tiếp tục tăng lên và đạt 1.756 triệu đồng, tức tăng 17,9% so với năm 2010. Nguyên nhân làm khoản chi phí này tăng lên đó là do giá xăng dầu tăng lên nhanh chóng; ngoài ra Công ty còn có 1 chuỗi các cửa hàng ở các huyện với số lượng nhân viên chiếm gần một nửa tổng số lao động của toàn Công ty cũng là một nguyên nhân khiến cho khoản chi phí này cao như vậy. Đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Năm 2009 Công ty nộp 125 triệu đồng tiền thuế, năm 2010 tăng lên 44,8% tương ứng tăng 56 triệu đồng lên thành 181 triệu đồng, năm 2011 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống còn 168 triệu đồng, nguyên nhân làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty đã nộp đó là vì năm 2011 Chính phủ ra văn bản giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty nằm trong diện được giảm thuế. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 53 Bảng 11: Chi phí kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- % Tổng chi phí 57.577 100 52.306 100 62.283 100 -5.271 90,8 9.977 119,1 Giá vốn hàng bán 54.178 94,1 48.319 92,4 56.762 91,1 -5859 89,2 8.443 117,5 Chi phí tài chính 507 0,9 921 1,8 1.266 2,0 414 181,7 345 137,5 Chi phí quản lý 1.106 1,9 1.277 2,4 2.226 3,6 171 115,5 949 174,3 Chi phí bán hàng 1.068 1,9 1.490 2,8 1.756 2,8 422 139,5 266 117,9 Các khoản giảm trừ doanh thu 342 0,6 118 0,2 105 0,2 -224 34,5 -13 89,0 Chi phí khác 251 0,4 0 0,0 0 0,0 -251 0,0 0 0,0 Thuế 125 0,2 181 0,3 168 0,3 56 144,8 -13 92,8 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 54 2.7. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009-2011 2.7.1. Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ bà con nông dân trong toàn tỉnh, CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình đã hoàn thành trách nhiệm của mình. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty đang có chiều hướng tăng lên. Không những thế còn làm tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng sản lượng thu hoạch và góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân. Để biết rõ tình hình kết quả Công ty đạt được ta đi vào nghiên cứu bảng 12. Xét bảng 12 ta thấy, doanh thu bán hàng của Công ty có biến động lên xuống qua các năm, đây là số tiền mà Công ty thu được thông qua việc bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. So với hai năm 2009 và 2011 thì doanh thu năm 2010 đạt thấp hơn, giảm 8,9% (tương ứng giảm 5.211 triệu đồng) so với năm 2009, năm 2011 doanh thu tăng 20% (tương ứng tăng 10.626 triệu đồng) so với năm 2010. Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm rất nhiều loại chi phí như trong bảng cơ cấu chi phí kinh doanh của Công ty đã nêu và hai năm 2010, 2011 Công ty đã giảm được các loại chi phí không cần thiết,.... Có lợi nhuận và lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu của tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh và trong những năm qua CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình đã từng bước khẳng định được chiến lược kinh doanh đúng đắn và của mình bằng những khoản lợi nhuận dương và ngày càng tăng dần. Cụ thể: Năm 2009 lợi nhuận đạt 883 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 943 triệu đồng, đặc biệt trong năm 2011 lợi nhuận tăng mạnh lên đến 1.592 triệu đồng. So sánh năm 2010 với năm 2009, lợi nhuận đã tăng 60 triệu đồng, tức tăng 6,8%, năm 2011 so với năm 2010 lợi nhuận tăng 649 triệu đồng hay tăng 68,8%. Nguyên nhân là do Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh, tích cực mở rộng thị trường, chiếm thị phần và đạt doanh thu lớn. 2.7.2. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của Công ty Hiệu quả kinh tế (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của doanh nghiệp là một Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 55 phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trính độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất thực hiện mục tiêu kinh doanh. Mà mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó thì nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cấp bách đối với mọi doanh nghiệp. Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: 1. Tỷ suất lợi nhuận/vốn: Tỷ suất lợi nhuận/vốn của năm 2009 đạt 3,58%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được 3,58 đồng lợi nhuận. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận là 3,23% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được 3,23 đồng lợi nhuận; năm 2011 là 4,23% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được 4,23 triệu đồng. Chỉ tiêu này qua 3 năm đều mang dấu dương, như vậy thì Công ty đã từng bước sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình. 2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 1,51% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được thì Công ty có 1,51 đồng lợi nhuận, năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 1,77% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu Công ty thu được 1,77 đồng lợi nhuận, so sánh năm 2010 với năm 2009 thì tỷ suất này tăng 0,26% nghĩa là cùng 1 đồng doanh thu thu được thì năm 2010 lợi nhuận trong một đồng doanh thu thu được cao hơn so với năm 2009. Năm 2011 tỷ suất này đạt 2,49% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được thì Công ty có được 2,49 đồng lợi nhuận. Nếu so với năm 2010 thì tỷ suất này tăng 0,72% tức là cùng một đồng doanh thu thu được thì năm 2011 lợi nhuận trong một đồng doanh thu cao hơn so với năm 2010. 3. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí: Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 1,53%, tức là cứ 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được 1,53 đồng lợi nhuận. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 1,80% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được 1,80 đồng lợi nhuận. Năm 2011 tỷ suất này là 2,56% nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty thu được 2,56 đồng lợi nhuận. So Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 56 sánh năm 2010 với năm 2009 thì tỷ suất này tăng 0,27% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,75 % chứng tỏ Công ty đã ngày càng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cơ cấu bộ máy hợp lý, thực hiện tiết kiệm trong kinh doanh nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí ngày càng tăng lên. 4.Tỷ suất doanh thu/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong hai năm 2009 và 2010 tỷ số này là bằng nhau và bằng 1,02 lần, năm 2011 tăng lên 1,03 lần. Qua phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty cho ta thấy được rằng tình hình kinh doanh của Công ty đang ngày càng tốt lên, lợi nhuận tăng qua các năm tao điều kiện cho Công ty trích giữ lại một phần bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, giúp cho Công ty có khả năng tự chủ ngày càng cao về tài chính. Đó là yếu tố rất quan trọng đối với một công ty kinh doanh thương mại để có nguồn vốn chủ động khi mua hàng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 57 Bảng 12 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của Công ty qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % I. KẾT QUẢ 1. Tổng doanh thu Tr.đ 58.460 53.249 63.875 -5.211 91,1 10.626 120,0 2. Tổng chi phí Tr.đ 57.577 52.306 62.283 -5.271 90,8 9.977 119,1 3. Lợi nhuận Tr.đ 883 943 1.592 60 106,8 649 168,8 4. Vốn Tr.đ 24.676 29.160 37.620 4.484 118,2 8.460 129,0 II. HIỆU QUẢ 1.Tỷ suất LN/vốn % 3,58 3,23 4,23 -0,34 1,00 2.Tỷ suất LN/DT % 1,51 1,77 2,49 0,26 0,72 3.Tỷ suất LN/CP % 1,53 1,80 2,56 0,27 0,75 4.Tỷ suất DT/CP Lần 1,02 1,02 1,03 0,00 0,01 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ và tính toán của sinh viên Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 58 2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng Để thấy sự biến động tăng, giảm doanh thu giữa các năm ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số tổng hợp để phân tích sự ảnh hưởng của giá bán và sản lượng tới doanh thu. Cách phân tích và kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 13. Bảng 13: Mức ảnh hưởng của sản lượng và giá cả các loại phân bón đến doanh thu bán hàng của Công ty trong 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu Nhân tố ảnh hưởng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.Đạm Urê Doanh thu thay đổi -5.856 -32,5 1.239 10,1 Do: + giá 897 5 3.812 31,3 + Sản lượng tiêu thụ -6.753 -37,5 -2.573 -21,2 2.Đạm Sunphat Doanh thu thay đổi 1.088 64,6 3.642 131,4 Do: + giá 127 7,5 4.132 149 + Sản lượng tiêu thụ 961 57,1 -490 -17,6 3.Lân nung chảy Doanh thu thay đổi 927 46,4 672 23 Do: + giá -162 -8,2 564 1,3 + Sản lượng tiêu thụ 1.089 54,6 108 3,7 4.Supe lân Doanh thu thay đổi -2.121 -28,1 1.555 28,6 Do: + giá 209 2,8 1.429 26,3 + Sản lượng tiêu thụ -2.330 -30,9 126 2,3 5.NPK Doanh thu thay đổi -363 -1,6 2.855 12,7 Do: + giá 6.168 27 3.670 16,3 + Sản lượng tiêu thụ -6.531 -28,6 -815 -3,6 6.Kali Doanh thu thay đổi 664 12,2 1.009 16,5 Do: + giá -1.844 -33,9 1.099 18 + Sản lượng tiêu thụ 2.508 46,1 -90 -1,5 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 59 Nhận xét : Đối với phân đạm Urê *So sánh năm 2010/2009: Doanh thu tiêu thụ đạm Urê năm 2010 so với năm 2009 giảm 5.856 triệu đồng hay giảm 32,5% là do: - Giá bán đạm Urê tăng 8% làm doanh thu tăng lên 897 triệu đồng hay tăng 5%. - Do lượng đạm Urê được tiêu thụ giảm 37,5% làm doanh thu giảm 6.753 triệu đồng hay giảm 37,5%. *So sánh năm 2011/2010: Doanh thu tiêu thụ đạm Urê năm 2011 tăng 10,1% so với năm 2010, tương ứng tăng 1.239 triệu đồng, là do: - Do giá bán đạm Urê tăng 39,8% làm doanh thu tăng 3.812 triệu đồng, tức tăng lên 31,3%. - Do lượng đạm tiêu thụ giảm 21,2% làm doanh thu tiêu thụ giảm 2.573 triệu đồng, hay giảm 21,2%. Như vậy, trong hai năm 2010 và 2011 giá đạm Urê tăng lên làm lượng tiêu thụ giảm xuống nhưng năm 2011 hiệu ứng giá tăng lớn hơn hiệu ứng lượng tiêu thụ giảm do đó doanh thu năm 2011 đã tăng lên so với năm 2010. Vì vậy trong những năm tới Công ty nên có kế hoạch điều chỉnh lại giá cả hợp lý hơn. Đối với đạm Sunphat: *So sánh năm 2010/2009: Doanh thu bán đạm Sunphat năm 2010 tăng 64,6% so với năm 2009 tương đương tăng 1.088 triệu đồng là do: - Do giá bán đạm Sunphat tăng 4,8% làm doanh thu tiêu thụ đạm Sunphat tăng 7,5% tương ứng tăng 127 triệu đồng. - Do lượng tiêu thụ đạm Sunphat tăng 57,1% làm cho doanh thu tiêu thụ đạm Sunphat tăng 961 triệu đồng, tức tăng 57,1%. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 60 * So sánh năm 2011/2010: Doanh thu tiêu thụ đạm Sunphat năm 2011 tăng 131,4% tương ứng tăng 3.642 triệu đồng so với năm 2010 là do: - Do giá bán đạm Sunphat tăng 181,2% làm doanh thu tăng 4.132 triệu đồng tương ứng tăng 149%. - Do lượng tiêu thụ đạm Sunphat giảm 17,7% làm doanh thu giảm 490 triệu đồng tức giảm 17,6%. Như vậy, doanh thu từ đạm Sunphat năm 2010 tăng lên là do cả giá bán tăng và lượng tiêu thụ cũng tăng, sang năm 2011 doanh thu đạm Sunphat cũng tăng lên nhưng là do giá bán tăng còn lượng tiêu thụ lại giảm xuống. Trong những năm tới Công ty nên điều chỉnh giá bán hợp lý để duy trì sự tăng lên của doanh thu như trong năm 2010. Đối với Supe lân: * So sánh năm 2010/2009: Doanh thu tiêu thụ Supe lân năm 2010 giảm 28,1% tương ứng giảm 2.121 triệu đồng so với năm 2009, là do: - Do giá bán Supe lân tăng 3,9% làm doanh thu tiêu thụ Supe lân tăng 209 triệu đồng, tức tăng 2,8% - Do lượng tiêu thụ Supe lân giảm 30,9% làm doanh thu tiêu thụ Supe lân giảm 2.330 triệu đồng, hay giảm 30,9%. * So sánh năm 2011/2010: Doanh thu tiêu thụ Supe lân năm 2011 so với năm 2010 tăng 28,6% tương ứng tăng 1.555 triệu đồng, là do: - Do giá bán Supe lân tăng 25,7% làm cho doanh thu tiêu thụ Supe lân tăng 26,3% tương ứng tăng 1.429 triệu đồng. - Do lượng Supe lân được tiêu thụ tăng 2,3% làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 126 triệu đồng, tức tăng 2,3%. Doanh thu từ Supe lân năm 2010 giảm so với năm 2009 là do giá bán tăng nhẹ làm lượng tiêu thụ giảm mạnh. Năm 2011 doanh thu tăng lên do cả giá bán và Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 61 lượng tiêu thụ cùng tăng. Ta thấy, việc tăng lên của giá bán trong năm 2010 có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm mạnh của lượng tiêu thụ, hơn nữa Supe lân là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty do đó Công ty nên áp dụng mức giá hợp lý, mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ đối với loại phân bón này. Đối với phân lân nung chảy: * So sánh năm 2010/2009: Doanh thu tiêu thụ phân lân nung chảy năm 2010 tăng 46,4% so với năm 2009, tương ứng tăng 927 triệu đồng là do: - Do giá bán phân lân nung chảy giảm 5,3% làm cho doanh thu giảm 162 triệu đồng, hay giảm 8,2%. - Do lượng tiêu thụ lân nung chảy tăng 54,6% làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 54,6% tương ứng tăng 1.089 triệu đồng. * So sánh năm 2011/2010: Doanh thu tiêu thụ lân nung chảy năm 2011 tăng 23% hay tăng 672 triệu đồng so với năm 2010 là do: - Do giá bán lân nung chảy tăng 18,6% làm doanh thu tiêu thụ lân nung chảy tăng 564 triệu đồng hay tăng 19,3%. - Do lượng tiêu thụ lân nung chảy tăng 3,7% làm doanh thu từ lân nung chảy tăng 3,7% hay 108 triệu đồng. Như vậy, doanh thu từ phân lân nung chảy trong 2 năm 2010 và 2011 đều tăng. Năm 2011 doanh thu tăng là do cả giá bán và lượng tiêu thụ đều tăng, trong những năm tới Công ty cần có các biện pháp để duy trì sự gia tăng này. Đối với NPK: * So sánh năm 2010/2009: Doanh thu tiêu thụ NPK năm 2010 giảm 1,6% tương ứng giảm 363 triệu đồng so với năm 2009 là do: - Do giá bán NPK tăng lên 37,8% làm doanh thu tiêu thụ NPK tăng 6.168 triệu đồng hay tăng 27%. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 62 - Do lượng tiêu thụ NPK giảm 28,6% làm doanh thu tiêu thụ NPK giảm 6.531 triệu đồng hay giảm 28,6%. * So sánh năm 2011/2010: Doanh thu tiêu thụ NPK năm 2011 so với năm 2010 tăng 12,7% tương ứng tăng 2.855 triệu đồng là do: - Do giá bán NPK tăng 16,9% làm doanh thu NPK tăng 16,3% hay tăng 3.670 triệu đồng. - Do khối lượng tiêu thụ NPK giảm 3,6% làm doanh thu tiêu thụ NPK giảm 3,6% hay giảm 815 triệu đồng. Ta thấy trong 2 năm 2010 và 2011 đều do ảnh hưởng giá tăng mà làm lượng tiêu thụ NPK giảm mạnh, tuy nhiên năm 2011 hiệu ứng tăng giá lớn hơn hiệu ứng giảm khối lượng tiêu thụ do đó doanh thu trong năm 2011 tăng so với năm 2010. Đối với Kali: * So sánh năm 2010/2009: Doanh thu tiêu thụ phân Kali trong năm 2010 so với năm 2009 tăng 12,2% tương ứng tăng 664 triệu đồng là do: - Do giá bán Kali năm 2010 giảm 23,2% làm doanh thu giảm 1.844 triệu đồng tương ứng giảm 33,9%. - Do lượng tiêu thụ Kali tăng lên 46,1% làm doanh thu tiêu thụ Kali tăng 2.508 triệu đồng hay tăng 46,1%. * So sánh năm 2011/2010: Doanh thu tiêu thụ Kali năm 2011 tăng 1.009 triệu đồng hay tăng 16,5% so với năm 2010 là do: - Do giá bán Kali tăng 18,3% làm cho doanh thu tiêu thụ Kali tăng 18% hay tăng 1.099 triệu đồng. - Do lượng tiêu thụ Kali giảm 1,5% làm cho doanh thu Kali giảm 1,5% hay giảm 90 triệu đồng. Tóm lại, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình đang có bước khởi sắc sau một năm kinh doanh gặp khó khăn. Có Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 63 được như vậy là do giá bán sản phẩm ngày càng cao, chứng tỏ sản phẩm mà Công ty kinh doanh đang có uy tín trên thị trường. Đây là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty và ngoài ra là sự tác động của các yếu tố thị trường. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần cố gắng hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng khối lượng tiêu thụ và giá bán để tăng doanh thu và lợi nhuận. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 64 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển 3.1.1. Định hướng phát triển + Thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng vật tư nông nghiệp đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất nông nghiệp đầy đủ và kịp thời. + Chú trọng vào những mặt hàng mang lại hiệu quả cao như: Đạm Urê, Supe lân, NPK,... + Mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng lượng phân bón tiêu thụ cho địa bàn miền núi dưới hình thức trợ cước vận chuyển. + Gắn hoạt động kinh doanh của công ty với hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân, trang trại và các tổ chức sản xuất nông nghiệp khác. + Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất phân bón, các đơn vị trong nghành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.2. Mục tiêu Phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng kinh doanh chính của Công ty. Trong mặt hàng phân bón thì đạm Urê, Supe lân và NPK là ba mặt hàng chủ lực. Qua tìm hiểu tôi thấy rằng thị phần về phân bón của Công ty vẫn còn khiêm tốn. Đạm chỉ chiếm 47,57%, lân 56,73 %, NPK 47,7% nhu cầu thị trường phân bón của tỉnh Quảng Bình. Qua việc phân tích môi trường kinh doanh của Công ty, Công ty đã đưa ra mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ trong năm 2012 là: Đạm tiêu thụ khoảng 2.500 tấn, lân tiêu thụ khoảng 3.800 tấn, NPK tiêu thụ khoảng 4.800 tấn, kali tiêu thụ khoảng 1.000 tấn,vôi bột tiêu thụ khoảng 100 tấn, phân vi sinh tiêu thụ khoảng 150 tấn, thuốc BVTV tiêu thụ khoảng 1 tỷ đồng. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 65 Các mục tiêu và định hướng đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là cụ thể và đúng đắn. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, lượng vật tư tiêu thụ còn ít hiệu quả mang lại chưa cao thì việc đưa ra các giải pháp nhằm tháo gở khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là rất quan trọng và cần thiết. Sau thời gian thực tập tại CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình, đi sâu tìm hiểu công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ sảm phẩm, đồng thời căn cứ vào mục tiêu của công ty trong thời gian tới, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 3.2.1. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường Công ty đã thành lập được bộ phận maketing nhưng hoat động của các thành viên trong bộ phận vẫn chưa được phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và chưa tách khỏi phòng kinh doanh. Do đó, để bộ phận maketing hoạt động có hiệu quả cần phải thành lập phòng maketing riêng, kết hợp với phòng kinh doanh để theo dõi, đánh giá tình hình biến động của thị trường, xác lập những báo cáo về tình hình thị trường có độ tin cậy cao làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của lãnh đạo công ty. Đặc biệt phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiên cứu thị trường cho đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao hoạt động của họ. Trên thị trường hiện nay cũng đã và đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trước tình hình đó, Công ty cần đưa ra một số biện pháp cụ thể như giảm giá bán trong điều kiện cần thiết, thay đổi mức chiết khấu và tăng cường các dịch vụ khách hàng tiêu dùng sản phẩm của Công ty. Hiện nay Công ty chỉ chú trọng tập trung nguồn lực vào thị trường trong tỉnh mà chưa có sự đầu tư sâu rộng ra thị trường ngoài tỉnh. Đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty. Bởi thế Công ty cần có sự đầu tư chiều sâu hơn vào công tác nghiên cứu thị trường ngoại tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ngày một lớn hơn. 3.2.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 66 Trong thời gian qua, Công ty cũng đã quan tâm và làm tốt công tác sản phẩm, bổ sung thêm nhiều chủng loại sản phẩm mới. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất nhiều đối thủ cạnh tranh với sự đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm. Song song với sự phát triển thì các hiện tượng làm hàng giả , hàng kém chất lượng cũng diễn ra thường xuyên, bởi thế Công ty cần phát huy và cố gắng hơn nữa để đưa ra chính sách sản phẩm đúng đắn, chỉ nhập về các sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khác nhau của khách hàng, có như vậy mới có thể tăng giá trị tiêu thụ trong thời gian tới. Cụ thể là: -Phải thường xuyên đầu tư cho cán bộ nghiệp vụ đi thực tế nơi sản xuất, tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp để hiểu rõ hơn nhu cầu dùng vật tư nông nghiệp cũng như là thói quen tiêu dùng của bà con nông dân. -Công ty cần thành lập thêm ban kiểm tra chất lượng sản phẩm để kiểm tra chất lượng trước khi tung ra thị trường tiêu thụ, cần đầu tư thêm hệ thống bảo quản như hệ thống sấy khô, hút ẩm nhằm giảm lượng hàng hóa kém chất lượng. 3.2.3. Hoàn thiện chính sách giá cả Giá cả là một trong những yếu tố góp phần quan trọng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Làm sao cho sản phảm vừa có chất lượng tốt đồng thời giá cả vừa phải là điều mà mọi khách hàng đều mong muốn. Đặc biệt đối tượng khách hàng chủ yếu là những người nông dân, thu nhập thấp nên việc xác định giá bán cho từng loại sản phẩm là việc làm khá phức tạp, do đó Công ty cần phải đa dạng hóa biểu giá cho phù hợp đồng thời phải hoạch toán rõ ràng các khoản chi phí để định giá bán cho phù hợp với từng khu vực. Và để thực hiện được điều đó Công ty cần phải chủ động trong vấn đề điều chỉnh giá bán, áp dụng chính sách giá linh hoạt như: * Chủ động giảm giá: áp dụng khi lượng hàng của Công ty tồn kho quá nhiều, lượng hàng hóa bán ra chậm hay chịu áp lực về giá so với các đối thủ cạnh tranh cùng loạithì Công ty có thể tiến hành giảm giá một cách phù hợp với từng mặt hàng khác nhau để tránh hàng hóa bị ứ đọng, chậm thu hồi vốn, phát sinh các chi phí hao hụt, bảo quảnkhông hiệu quả, nhất là hàng bị trả lại Công ty nên tiến hành giảm giá để khuyến khích khách hàng mua lại từ đó tăng doanh thu cho Công ty. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 67 * Chủ động tăng giá: Khi trên thị trường thiếu hụt mặt hàng nào đó, có thể gây ra mất cân đối cung cầu do một số trung gian lợi dụng đầu tư gây khan hiếm thị trường để hưởng chênh lệch giá, hoặc cũng có thể do chiến lược cạnh tranh của mỗi công ty là khác nhau, từ đó Công ty có thể chủ động tăng giá theo từng thời điểm thích hợp. Mặt khác, Công ty cần áp dụng chính sách giá cả hợp lý đối với từng vùng miền, cụm dân cư cũng như từng đối tượng tiêu dùng khác nhau. Từ đó nắm được mức sống thực tế của từng địa bàn dân cư để có chính sách bố trí sản phẩm kinh doanh và xác định mức giá cho phù hợp. 3.2.4. Cải tiến và hoàn thiện phương thức tiêu thụ Công ty cần xây dựng chiến lược xây dựng sản phẩm một cách thống nhất, không tách rời chiến lược sản phẩm. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh tổng hợp cần được quan tâm đúng mức nhằm khai thác được các thế mạnh cũng như cơ sở vật chất hiện có của Công ty. Phải đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển hàng hóa cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Việc vận chuyển là một khâu quan trọng trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm nên phải đảm bảo tính văn minh thương mại. Phải kiểm tra và yêu cầu các cửa hàng báo cáo về hàng hóa tiêu thụ chậm, kém phẩm chất để có các biện pháp xử lý kịp thời như luân chuyển giữa các cửa hàng khác vùng để tiêu thụ hoặc hạ giá bán để nhanh chóng thu hồi vốn. Phải quan tâm đúng mức đến công tác dự trữ hàng hóa theo quy định, không dự trữ quá lớn để ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh hoặc dự trữ quá ít sẽ không có hàng phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng. 3.2.5. Đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên bán hàng Doanh thu bán hàng từ các đại lý mang lại cho Công ty lớn hơn nhiều so với các kênh tiêu thụ khác. Mặt khác, thực tế cho thấy thái độ nhân viên phục vụ ở các đại lý là tốt hơn so với các cửa hàng của Công ty, điều đó cho ta biết rằng đội ngũ nhân viên bán hàng của Công ty còn thiếu kinh nghiệm và linh hoạt trong công tác Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 68 thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là họ bán đủ khối lượng sản phẩm mà Công ty quy định rồi nhận lương hàng tháng. Công ty cần đào tạo và nâng cao kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên bán hàng này, cần phải có thái độ ân cần hơn với khách hàng và lấy mục tiêu “ phục vụ khách hàng là trên hết”. Ngoài ra, Công ty cần có những khuyến khích tặng thưởng những các nhân bán hàng vượt chỉ tiêu. Như vậy sẽ góp phần làm tăng khối lượng hàng hóa bán ra, nâng cao doanh thu tiêu thụ cho Công ty. 3.2.6. Hoàn thiện các hoạt động chiêu thị Các hoạt động chiêu thị bao gồm: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi Nhìn chung công tác quảng cáo của Công ty đã được đầu tư theo chiều sâu nhưng cũng cần phải áp dụng nhiều hơn nữa các hình thức chiêu thị khác nữa. Sau đây là một số hoạt động chiêu thị mà Công ty có thể tham khảo như: * Khuyến mãi: Hiện nay Công ty chỉ mới có hình thức khuyến mãi là chiết khấu từ 1-2% giá trị đơn hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp khác thì ngoài chiết khấu theo đơn giá sản phẩm họ còn khuyến mãi tặng thêm sản phẩm nếu mua với khối lượng lớn, phân phát hàng mẫu miễn phí. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty là những người nông dân, là chủ các trang trại họ luôn mong muốn được hỗ trợ ưu đãi. Việc bổ sung thêm những cách thức khuyến mãi khác nữa sẽ thu hút khách hàng đến với sản phẩm Công ty. * Thiết kế website riêng cho Công ty: Hiện tại Công ty chưa có một website riêng cho mình, trong thời gian tới Công ty cần thiết tạo một website riêng, đây là cách quảng cáo được nhiều hơn về hình ảnh và sản phẩm của Công ty từ đó dẫn đến việc bán hàng bằng ký kết hợp đồng qua mạng nhằm làm giảm chi phí giao dịch, phù hợp với nền công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 69 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Công tác tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Vì đảm bảo được công tác tiêu thụ tốt, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận cao nhất, từ đó mới có cơ sở tích luỹ tiến hành tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Đối với CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình là một đơn vị kinh doanh thương mại thì các khâu mua sản phẩm hàng hoá đầu vào và thực hiện tiêu thụ hàng hoá là hai khâu gắn liền với nhau, tồn tại khách quan, bổ trợ cho nhau trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Tiêu thụ vật tư nông nghiệp càng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tạo nguồn hàng ổn định, giá thấp, tiết kiệm chi phí, tăng cường chất lượng sản phẩm đầu vàocó nghĩa là nâng cao lợi nhuận thì tăng lượng tiêu thụ cũng như việc hoàn thiện công tác tiêu thụ là những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh, phù hợp với khả năng tình hình của doanh nghiệp. Do vậy, tiêu thụ và các vấn đề liên quan đến tiêu thụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Với CTCP vật tư nông nghiệp Quảng Bình trong những năm gần đây công tác tiêu thụ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều này thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty qua các năm. Tuy nhiên sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm cho Công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, đòi hỏi Công ty phải khắc phục những mặt hạn chế, xử lý một cách đúng đắn, linh hoạt, nhạy bén các tình huống phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Đây là một vấn đề hết sức nan dãi đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay và vấn đề này đòi hỏi tốn rất nhiều công sức và tiền của. Trư ờ g Đạ i ọ c K i tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 70 Nội dung chính của đề tài này chủ yếu tập trung phân tích công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, những thành tích, những tồn tại và các nguyên nhân. Qua đó kiến nghị một số biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình tổ chức tiêu thụ vật tư nông nghiệp. Những biện pháp đề xuất trong khóa luận xuất phát từ sự phân tích sâu sắc các hoạt động tiêu thụ nói riêng và hoạt động kinh doanh của toàn công ty nói chung với mong muốn phần nào đem lại cho công ty một cách nhìn khách quan hơn về công tác tiêu thụ của mình đồng thời đóng góp cho công ty những tham khảo để phần nào giải quyết những khó khăn phát huy những ưu điểm trong công tác tiêu thụ vật tư nông nghiệp để nâng cao hiệu qủa kinh doanh. II. KIẾN NGHỊ * Đối với Nhà nước + Cần theo dõi, hướng dẫn, tăng cường quản lý vĩ mô của Nhà nước để các đơn vị chức năng nhập khẩu theo đúng thời vụ, số lượng điều hòa giữa các vùng miền trong cả nước. + Nhà nước nên giảm thuế nhập khẩu phân bón để các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc nhập khẩu các loại phân bón có chất lượng tốt hoặc các loại phân bón mà các nhà máy trong nước chưa sản xuất được. + Nhà nước cần có các biện pháp nhằm hạn chế việc nhập khẩu tràn lan phân bón qua kiểm soát không chặt chẽ sẽ nhập khẩu các loại phân bón có chất lượng xấu làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. + Nhà nước cần đầu tư thêm các dây chuyền công nghệ tiến tiến, hiện đại cho các nhà máy để sản xuất ra các loại phân bón có chất lượng tốt, giá thành rẻ. + Nhà nước nên có chính sách can thiệp kịp thời để điều chỉnh giá khi giá phân bón trên thị trường có sự biến động mạnh làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như lợi ích của người tiêu dùng. * Đối với tỉnh Quảng Bình + Tăng cường quản lý chất lượng, giá cả sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc tránh tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 71 + Hệ thống các ngân hàng có các chính sách ưu đãi đối với các công ty về vốn vay, lãi vay, thời hạn trảđể khuyến khích các công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. + Hỗ trợ cho phí vận chuyển phân bón cho các dự án trồng rừng, các chương trình xóa đói giảm nghèo * Đối với công ty + Bố trí cán bộ nghiệp vụ đi thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để đưa ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh đúng đắn. + Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao để họ làm được nhiều việc hơn, góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý. + Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lí nhằm quản lí lưu thông. + Công ty cần có chính sách giá cả thích hợp để đối phó với những biến động trên thị trường như hiện nay. + Mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. + Nên quan tâm đến động thái kinh doanh của các đối thủ trên thị trường. + Tăng cường hơn nữa các hoạt động maketing sản phẩm, các hội nghị khách hàng để tạo mối quan hệ cũng như thu hút sự chú ý hơn về sản phẩm mà công ty kinh doanh. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đinh Thị Hồng Hạnh - Lớp: K42B - KTNN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế. 2. Th.s Nguyễn Văn Cường, Giáo trình Marketing nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế. 3. PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, TS Mai Văn Xuân, TS Nguyễn Văn Toàn, giáo trình lý thuyết thống kê, Đại học kinh tế Huế. 4. Báo cáo tài chính và một số tài liệu khác của Công ty năm 2009, 2010, 2011. 5. Khóa luận các khóa 38, 39, 40, 41. 6. www.google.com.vn www.agroviet.com.vn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIÁ CẢ VÀ SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CỦA DOANH THU Gọi: P0, P1 lần lượt là giá phân bón của năm gốc và năm nghiên cứu. Q0, Q1 lần lượt là sản lượng phân bón tiêu thụ năm gốc và năm nghiên cứu. Hệ thống chỉ số phân tích : IPQ = IP IQ. IP: Chỉ số về giá. IQ: Chỉ số về sản lượng. Ta có: = Biến động tuyệt đối: ( 1Q1 - 0Q0 ) = ( 1Q1 - 0Q1 ) + ( 0Q1 - 0Q0 ) Biến động tương đối: = + 1. Đối với đạm Urê: So sánh năm 2010 với năm 2009. Ta có HTCS: IPQ = IP IQ = . = . = . 67,5% = 108% 62,5% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 1Q1 - 0Q0 ) = ( 1Q1 - 0Q1 ) + ( 0Q1 - 0Q0 ) (12.151 – 18.006) = (12.151 – 11.254) + ( 11.254 – 18.006) - 5.855 = 897 + (- 6.752) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Số tăng (giảm) tương đối: = + = + (- ) 32,5% = 5% + (- 37,5%) So sánh năm 2011 với năm 2010. Ta có HTCS: IPQ = IP IQ = = 110,1% = 139,8% 78,8%. Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 13.390 – 12.151) = ( 13.390 – 9.578) + ( 9.578 – 12.151) 1.239 = 3.812 + (- 2.573) Số tăng (giảm) tương đối: = + (- ) 101% = 31,3% + (-21,2%) 2. Đối với đạm Sunphat: So sánh năm 2010 với 2009. Ta có HTCS : IPQ = IP IQ = = 164,6% = 104,8% 157,1% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 2.770 – 1.682) = ( 2.770 – 2.643) + (2.643 – 1.682) 1.088 = 127 + 961 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Số tăng (giảm) tương đối: 64,6% = 7,5% + 57,1% So sánh năm 2011 với năm 2010: Ta có HTCS: IPQ = IP IQ = = 231,4% = 281,2% 82,3%. Số tăng (giảm) tuyệt đối: (6.412 – 2.770) = (6.412 – 2.280) + (2.280 – 2.770) 3.642 = 4.132 + (- 490) Số tăng (giảm) tương đối: = (- ) 131,4% = 149% + (- 17,6%) 3. Đối với Supe Lân So sánh năm 2010 với năm 2009. Ta có HTCS : IPQ = IP IQ = = 71,9% = 103,9% 69,1% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 5.427 – 7.548 ) = ( 5.427 – 5.218 ) + ( 5.218 – 7.548 ) - 2.121 = 209 + (-2.330) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Số tăng (giảm) tương đối: = (- ) -28,1% = 2,8% + (-30,9%) So sánh năm 2011 với năm 2010: Ta có HTCS : IPQ = IP IQ = = 128,6% = 125,7% 102,3% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 6.982 – 5.427 ) = ( 6.982 – 5.553 ) + ( 5.553 – 5.427 ) 1.555 = 1.429 + 126 Số tăng (giảm) tương đối: 28,6% = 26,3% + 2,3% 4. Đối với Lân nung chảy: So sánh năm 2010 với năm 2009: Ta có HTCS : IPQ = IP IQ = = 164,4% = 94,7% 154,6% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 2.923 – 1.996 ) = ( 2.923 – 3.085 ) + ( 3.085 – 1.996 ) 927 = -162 + 1.089 Số tăng (giảm) tương đối: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế (- ) + 46,4% = ( -8,2%) + 54,6% So sánh năm 2011 với năm 2009: Ta có: 123% = 118,6% 103,7% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 3.595 – 2.923) = ( 3.595 – 3.031 ) + ( 3.031 – 2.923 ) 672 = 564 + 108 Số tăng (giảm) tương đối: 23% = 19,3% + 3,7% 5. Đối với Kali: So sánh năm 2010 với năm 2009: Ta có: = = 112,2% = 76,8% 146,1% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 6.100 – 5.436 ) = (6.100 – 7.944 ) + ( 7.944 – 5.436 ) 664 = ( -1.844 ) + 2.508 Số tăng (giảm) tương đối: ( - ) + 12,1% = (- 33,9%) + 46,1% So sánh năm 2011 với năm 2010: Ta có HTCS : IPQ = IP IQ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế == 116,5% = 118,3% 98,5% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 7.019 – 6.100 ) = ( 7.019 – 6.010 ) + ( 6.010 – 6.100 ) 1.009 = 1.099 + ( -90) Số tăng (giảm) tương đối: = + (- 16,5% = 18% + (-1,5%) 6. Đối với NPK: So sánh năm 2010 với năm 2009: Ta có HTCS : IPQ = IP IQ = = 98,4% = 137,8% 71,4% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 22.477 – 22.840 ) = ( 22.477 – 16.309 ) + (16.309 – 22.840 ) - 363 = 6.168 + ( -6.531) Số tăng (giảm) tương đối: = + ( ) -1,6% = 27% + (-28,6%) So sánh năm 2011 với năm 2010: Ta có HTCS : IPQ = IP IQ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế == 112,7% = 116,9% 96,4% Số tăng (giảm) tuyệt đối: ( 25.332 – 22.477 ) = ( 25.332 – 21.662 ) + ( 21.662 – 22.477 ) 2.855 = 3.670 + (-815) Số tăng (giảm) tương đối: = + (- ) 12,7% = 16,3% + (-3,6%) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_san_pham_tai_cong_ty_co_phan_vat_tu_nong_nghiep_quang_binh_qua_3_nam_20.pdf
Luận văn liên quan