Khóa luận Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu bốn mùa – Hà Nội

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa là công ty hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ, tuy quy mô công ty chưa lớn, nhưng lấy yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm, an sinh xã hội cho người lao động, trách nhiệm xã hội lên hàng đầu. Trong thời gian hoạt động với nỗ lực của toàn bộ nhân viên, công ty đã không ngừng hoàn thiện mình, phát huy được những thế mạnh sẵn có để nắm bắt những cơ hội và từng bước đạt được những thành công nhất định, bằng chứng là sản lượng xuất khẩu qua từng năm luôn tăng, tuy nhiên lợi nhuận của công ty tăng giảm không đều qua các năm bơi các nhân tố khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên. Do đó đòi hỏi ở công ty mà cụ thể là các nhà quản lý cần hoạch định chiến lược, những định hướng thích hợp hơn nữa để giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn gặp phải những khó khăn như: Thị trường xuất khẩu tương đối hẹp và công tác marketing còn yếu nên rất hạn chế trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường mới. Giá nguyên phụ liệu tăng giảm thất thường làm giảm đi lợi nhuận. Nhìn chung công ty vẫn làm ăn có hiệu quả góp phần vào sự phát triển trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Công ty đã và đang từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành trên thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn công ty sẽ có những bước tiến vượt bậc trong tương lai. Trong khóa luận tốt nhiệp với những kiến thức học tập trên ghế nhà trường, đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa – Hà Nội” không tránh khỏi những khiếm khuyết: Vì lý do bảo mật thông tin nên một số thông tin được cung cấp từ phía công ty còn nhiều hạn chế và thiếu đầy đủ.

pdf92 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4538 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu bốn mùa – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như bán tại cửa hàng, online, bán hàng lưu động để có thể đạt được doanh số cao trong các năm qua. Theo thông tin từ phía công ty, năm 2015 Moncheribaby đạt được doanh thu bán hàng hơn 2 triệu USD. Bảng 2.11: Các khách hàng lớn của công ty giai đoạn 2013 - 2015 Khách hàng 2013 2014 2015 Simex company 205.280,78 - 310.564,84 Cutie baby - 153.278,44 289.732,75 Moncheri baby 330.320,65 302.023,96 420.886,22 Dollar Tree 212.900,39 208.932,53 217.992,67 (Nguồn: Tham khảo từ sổ đăng ký hợp đồng xuất khẩu công ty) Qua bảng số liệu về bốn khách lớn của công ty, trong đó có Moncheri baby là nhà nhập khẩu có kim ngạch lớn cho mỗi hợp đồng. Năm 2013, công ty này ký hợp đồng nhập khẩu với công ty Bốn Mùa trị giá 330.320,65 USD, năm 2014 tuy giá trị hợp đồng giảm xuống còn 302.023,96 USD nhưng vẫn đạt giá trị cao so với các hợp đồng còn lại, đến năm 2015 thì tăng khá mạnh lên đến 420.886,22 USD. Ngoài Moncheri baby, công ty Bốn Mùa còn duy trì tốt với khách hàng Dollar Tree – đây là khách hàng đã làm ăn với công ty từ khi công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh (2008). Giá trị các đơn hàng từ Dollar Tree duy trì đều qua ba năm, tất cả đều cao hơn 200.000 USD, không có sự tăng giảm đột biến, với mức giá trị hợp đồng cao nhất vào năm 2015 (217.992,67 USD). Gần đây, công ty có thêm hai khách hàng lớn là Simex company và Cutie baby với giá trị hợp đồng nhập khẩu vào năm 2015 lần lượt là 310.654,84 USD và 289.732,72 USD. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 58 2.2.5.2. Tình hình ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu Bảng 2.12: Tình hình ký kết và thực hiện HĐXK giai đoạn 2013 - 2015 Năm Số HĐ ký kết Số HĐ thực hiện % Hoàn thành Số lƣợng Giá trị (USD) Số lƣợng Giá trị (USD) Số lƣợng Giá trị 2013 8 1.140.322 8 1.140.322 100 100 2014 11 1.384.153 11 1.384.153 100 100 2015 15 1.932.445 15 1.932.445 100 100 2014/2013 (%) 37,50 21,38 37,50 21,38 - - 2015/2014 (%) 36,36 39,61 36,36 39,61 - - (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy số lượng hợp đồng ký kết tăng qua ba năm 2013, 2014 và 2015. Trong năm 2013, số lượng hợp đồng ký kết là 8 hợp đồng, qua năm 2014 số lượng hợp đồng tăng lên là 11 hợp đồng. Con số này tiếp tục tăng và đạt mốc 15 hợp đồng trong năm 2015. Không những tăng về số lượng mà giá trị của hợp đồng cũng được gia tăng. Ngoài mặt hàng chủ lực là hàng may mặc trẻ em, công ty cũng nhận thêm các đơn hàng yêu cầu về nguyên liệu như vải, sợi từ các công ty nước ngoài giúp tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu cũng gia tăng. Cụ thể, năm 2013 tổng giá trị hợp đồng là 1.140.322 USD, năm 2014 tổng giá trị đạt 1.384.153 USD tăng 21,38% so với năm 2013, đến năm 2015 tiếp tục tăng thêm 39,61%, đạt 1.932.445 USD. Có được sự tăng trưởng trên trước hết là sự nỗ lực cố gắng của toàn nhân viên của công ty, mặc dù quy mô công ty còn hạn chế nhưng các hợp đồng đều được hoàn thành 100% và không bị trả lại hàng hay hủy bỏ hợp đồng từ khách hàng, điều đó cũng cho thấy sản phẩm của công ty được khẳng định trên thị trường khắt khe về chất lượng là Mỹ và được các bạn hàng tin cậy. Thêm vào đó là quan hệ Việt Nam – Mỹ đang ngày càng phát triển, nhiều hiệp định, nới lỏng chỉnh sách từ hai bên đã giúp các công ty dệt may Mỹ chú ý hơn đến các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty Bốn Mùa nói riêng. Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 59 2.3. Phƣơng thức thanh toán, điều kiện thƣơng mại và phƣơng thức xuất khẩu mà công ty áp dụng Về phƣơng thức thanh toán Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của công ty đều sử dụng phương thức thanh toán TTR trước khi xuất hàng (TTR before shipment) hoặc TTR trước khi nhận được chứng từ gốc (TTR before receiving shipping dox). Bởi vì phần lớn khách hàng của công ty đều là khách hàng truyền thống, trên thực tế dựa vào sự tín nhiệm là chính. Còn đối với một số khách hàng khác mới hợp tác với công ty thì sẽ lựa chọn sử dụng thư tín dụng (L/C). Trong những năm gần đây, công ty đã tạo mối quan hệ thân thiết với ngân hàng mà công ty đang giao dịch, đó là ngân hàng Vietinbank đã nhờ họ tập huấn và tư vấn thêm trong việc thực hiện các phương thức thanh toán khó cho nhân viên xuất nhập khẩu. Nhờ đó mà nghiệp vụ của nhân viên xuất nhập khẩu cũng đã tăng lên khá tốt. Về điều kiện thƣơng mại Hiện nay, 100% hàng xuất khẩu của công ty là theo điều kiện giao hàng Free On Board (FOB – giao hàng lên lan can tàu). Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán của Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế đã quen với điều kiện này. Mặc khác, hầu hết các khách hàng nước ngoài cũng thích mua với phương thức này vì họ có lợi trong việc chủ động thuê tàu rẻ và mua bảo hiểm thấp hơn so với giá CIF và các dịch vụ vận chuyển của nước ngoài phục vụ nhanh chóng và đảm bảo hơn dịch vụ của Việt Nam. Khả năng giao tiếp ngoại ngữ của nhân viên đã cải thiện khá nhiều, nghiệp vụ chào giá và năng lực thuyết phục khách hàng trong công tác đàm phán được cải thiện qua từng năm. Vì vậy, công ty nên chào bán dưới nhiều giá hơn như CIF hoặc C&F nhằm đa dạng về giá cả và nếu khách hàng chấp nhận sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Về phƣơng thức xuất khẩu Phương thức xuất khẩu của công ty là xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nội địa, do đó với các mặt hàng công ty đang kinh doanh khi xuất sang Mỹ, công ty sẽ nhận đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài, sau đó tiến hành thu mua, khai thác các nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất ra thành phẩm và xuất khẩu sang Mỹ. Theo Hiệp hội Dệt may TPHCM có đến 85% doanh nghiệp thực hiện phương thức gia Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 60 công, khoảng 13% doanh nghiệp hoạt động theo hình thức mua nguyên liệu và bán sản phẩm và chỉ có 2% doanh nghiệp làm được hoàn thiện sản phẩm từ khâu thiết kế. Với hình thức xuất khẩu này, công ty chủ động trong hoạt động xuất khẩu của mình, trực tiếp làm việc với khách hàng, thực hiện việc bán hàng mà không thông qua tổ chức trung gian nào, kiếm soát được quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, rủi ro cao hơn những phương thức khác và việc chỉ sử dụng một phương thức xuất khẩu cũng là một hạn chế của công ty. Khi sử dụng một phương thức xuất khẩu, công ty sẽ không đa dạng hóa được khả năng xuất khẩu, thay vì sử dụng nhiều phương thức xuất khẩu phù hợp công ty sẽ tận dụng được những ưu điểm của các phương thức khác và nâng cao được hiệu quả hơn. 2.4. Đánh giá chung kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty 2.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc Qua các phân tích ở trên, ta có thể thấy công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa đã có những cố gắng lớn trong việc thâm nhập, mở rộng tại thị trường Mỹ và đã đạt được những kết quả ban đầu rất đang khích lệ. Có thể khái quát một số thành tựu của công ty như sau: Trong giai đoạn 2013 – 2015 hoạt động xuất khẩu của công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đã đặt ra, đáp ứng đầy đủ các đơn hàng về số lượng, chất lượng từ khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu tăng qua từng năm, từ 19,121 tỷ đồng năm 2013 đến năm 2015 con số này tăng 47% lên 28,109 tỷ đồng. Các thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất đều là các trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ, nâng cấp nhà xưởng, có thể thấy được công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Các sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội (SA8000) của các khách hàng. Công ty không ngừng nỗ lực mở rộng quy mô, tìm kiếm được thêm các khách hàng mới cũng như luôn duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống. Công ty đã cố gắng trong việc nâng cao năng lực tổ chức khẩu đàm phán và ký kết hợp đồng với các khách hàng, tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định trong các hợp đồng. Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 61 Ngoài ra, công ty cũng đã mạnh dạn giới thiệu các mẫu mã với khách hàng để họ có thể lựa chọn và sẽ tiến hành sản xuất theo mẫu đó nếu khách hàng đồng ý hoặc tiến hành theo mẫu mã sản phẩm mà khách hàng đưa ra. Nhờ vậy, công ty mở rộng được sự lựa chọn của khách hàng. 2.4.2. Những mặt còn hạn chế Tuy đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác xuất khẩu sang Mỹ nhưng công ty cũng cần nhận ra những thiếu sót và khuyết điểm của mình để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường. Các mặt hạn chế trong công tác xuất khẩu của công ty có thể tổng kết như sau: Hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của công ty vẫn còn nhiều bất cập, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua từng năm nhưng lợi nhuận thu về thì còn thấp. Tuy là công ty SXXK nhưng lại chưa tận dụng được điểm mạnh này để thu về lợi nhuận cao hơn. Thêm vào đó, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm là 0,29%, 0,47% và 0,28%, đây là mức tỷ suất thấp, cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty còn kém hiệu quả. Chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế khi số lượng lao động đông nhưng lượng công nhân kỹ thuật có trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ kiểm tra, kiểm soát của công ty còn ít. Công ty chưa khai thác được nhiều thị trường tiềm năng khác như EU, Nhật, Ấn Độ...Hoạt động marketing của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được chú trọng đầu tư phát triển. Năm 2015 tổng doanh thu của công ty rất cao hơn 36 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thu về lại thấp chỉ với hơn 100 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh, nhiều đơn hàng đòi hỏi chất lượng cao buộc công ty phải nhập nguyên liệu đầu vào chất lượng cao tương ứng với giá cao hơn. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty có tăng giảm còn bất thường, đặc biệt là mặt hàng áo phông các loại vốn là thế mạnh của công ty nhưng chưa đạt giá trị xuất khẩu cao so với số lượng sản xuất. Thêm nữa, mặt hàng áo liền quần của công ty đang mất dần chỗ đứng trên thị trường. Trường Đại học inh tế Đại học Huế 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua chương 2 tác giả đã khái quát được một số thông tin cơ bản về công ty cổ phẩn XNK Bốn Mùa cũng như tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2015, cụ thể là thực trạng xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty. Hình thức kinh doanh của công ty là xuất khẩu nên đây là nguồn doanh thu chủ yếu của công ty. Ngay từ đầu, công ty chỉ xuất khẩu sang một thị trường đó là thị trường Mỹ nên công ty luôn cố gắng tìm hiểu và khám phá tiềm năng tiêu thụ tại thị trường này. Công ty đã không ngừng nỗ lực đáp ứng đầy đủ các đơn hàng từ đối tác, đưa ra các sản phẩm may mặc trẻ em đa dạng với giá cả cạnh tranh nhằm có vị trí vững chắc tại thị trường. Ngoài những thuận lợi mà công ty đang sở hữu như tổ chức các nghiệp vụ tốt, sản phẩm đa dạng thì doanh nghiệp cũng phải đối đầu với không ít khó khăn về nguồn lao động khi số lượng lao động có trình độ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ thấp, số lượng lao động hiện tại chưa đáp ứng đủ năng lực sản xuất của công ty. Công ty chưa có chiến lược marketing cụ thể nhằm quảng bá thương hiệu của chính mình... Những khó khăn này công ty cần phải sớm tìm hướng giải quyết để tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận, giúp công ty không ngừng phát triển, đời sống công nhân ngày càng cải thiện. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần XNK Bốn Mùa trong chương 3 sau đây. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 63 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BỐN MÙA 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa Hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu thị trường từ đó cũng trở lên khó tính hơn, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó là những thuận lợi vốn có như giá nhân công rẻ, tình hình kinh tế chính trị ổn định và sự phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam. Vì vậy, để bắt kịp thị trường hiện nay, cũng như giữ được vị trí vững chắc và phát triển bền vững thì công ty đã định hướng và hoạch định các bước phát triển trong thời gian tới như sau: Thứ nhất: Tiếp tục khẳng định thương hiệu uy tín, tin cậy trong lòng khách hàng. Duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu qua thị trường tại Mỹ, tìm kiếm thêm các khách hàng mới, ngoài ra công ty đang từng bước bán sản phẩm tại thị trường nội địa, tuyển dụng thêm nhân công vì phân xưởng đang còn trống nhiều thiết bị, máy móc. Thứ hai: Về cơ sở vật chất, công ty đang xây dựng, mở rộng qui mô nhà xưởng trong phạm vi đất đai cho phép. Có kế hoạch đào tạo nhân viên để có thể sử dụng thiết bị máy móc hiện đại, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thứ ba: Xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường năng động và một đội ngũ marketing chuyên nghiệp, hai đội ngũ này sẽ giúp doanh nghiệp tìm được nhiều đối tác, từ đó xuất khẩu đúng chỗ, đúng chất, đúng số lượng. 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến Công ty 3.2.1. Môi trƣờng bên trong 3.2.1.1. Nguồn nguyên phụ liệu đầu vào Trong những năm gần đây, ngành dệt may phát triển rất nhanh chóng, được xem như là ngành trọng điểm của nền kinh tế, kéo theo sự phát triển của nhiều công ty dệt may. Đối với ngành dệt may thì nguồn nguyên liệu đầu vào rất quan trọng và nó cũng là vấn đề nan giải chưa được giải quyết cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty xuất nhập khẩu Bốn Mùa nói riêng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 64 Theo tổng cục hải quan, tính đến hết tháng 12/2015, cả nước nhập khẩu 18,3 tỷ USD nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, tăng 7% so với năm trước. Đây là năm có tốc độ tăng gần thấp nhất trong giai đoạn 2011-2015, chỉ cao hơn tốc độ tăng của năm 2012 (là 1,7%), trong khi đó năm 2011 là 14,8%, năm 2013 là 18,8% và năm 2014 là 15,4%. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực trong việc nội địa hóa cũng như tạo nguồn nguyên liệu đầu vào để nhằm đón đầu với hiệp định TPP trong thời gian tới.Tuy nhiên, nguồn nguyên phụ liệu của nước ta hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 30-40% cho nhu cầu sản xuất, phần còn lại phải nhập khẩu, trong đó nhập từ Trung Quốc chiếm tới hơn 40% với giá trị nhập khẩu 7,62 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Nhằm mục đích hưởng lợi từ hiệp định TPP dự định có hiệu lực vào năm 2018, khi thuế nhập khẩu vào Mỹ về 0% nếu nguyên liệu sử dụng được sản xuất tại nước sở tại, hoặc của các nước thành viên TPP. Tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa, nguồn nguyên phụ liệu chính được cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất trong nước và từ hộ dân địa phương, hợp tác xã như ở Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Bảng 3.1: Giá thành một số nguyên phụ liệu chính giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Chỉ các loại VNĐ/cuộn 9542 10.689 16.587 1.147 12,02 5.898 55,17 Chun VNĐ/kg 57.727 44.826 48.100 -12.901 -22,34 3.274 7,30 Sợi VNĐ/kg 70.184 59.819 68.000 -10.365 -14,76 8.181 13,67 Vải dệt kim các màu VNĐ/kg 86.429 98.051 97.500 11.622 13,44 -551 -0,56 Vải dệt kim gia công VNĐ/mét 102.906 105.879 110.582 2.973 2,88 4.703 4,44 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu từ một số nguyên liệu chính của công ty, có thể thấy giá thành nguyên liệu trong giai đoạn 2014-2015 khá dao động. Năm 2014, giá chỉ các loại tăng 12,02% với 1.147đ, vải dệt kim các màu tăng 13,44% từ 86.429 vnđ/kg lên 98.051 vnđ/kg và vải dệt kim gia công tăng 2,88% với mức tăng 2.973đ. Trong khi đó, giá của sợi giảm 10.365đ với mức giảm 14,76% và chun giảm 12.901đ với mức giảm 22,34%. Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 65 Vào năm 2015, giá nguyên liệu đa số đều tăng, cụ thể chỉ các loại tăng khá cao từ 10.689đ lên 16.587đ, mức tăng 55,17%, ngược lại chỉ có vải dệt kim các màu giảm nhẹ không đáng kể 551đ, mức giảm 0,56%. Vải dệt kim gia công, sợi, chun có mức tăng lần lượt là 4,44%, 13,67% và 7,3%. Tuy giá thành nguyên phụ liệu đầu vào của công ty có thay đổi qua từng năm, nhưng công ty vẫn duy trì quá trình sản xuất theo đúng tiến độ, đáp ứng được các đơn đặt hàng và có giá thành có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Trong thời gian tới, công ty vẫn đang tiếp tục tìm các nguồn nguyên phụ liệu khác nhằm không bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp hiện tại nếu như có xảy ra biến động kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng đến nhà cung cấp và công ty. 3.2.1.2. Vốn cơ sở vật chất và công nghệ Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã có tác động không ít đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, với nỗ lực và tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa nên nhìn tổng quan hoạt động kinh doan vẫn ổn định và không bị gián đoạn, vì vậy tình hình cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh được đảm bảo. Ngoài ra, do công ty xuất khẩu trực tiếp nên không tránh khỏi việc vay vốn ngân hàng nhưng chủ yếu vay ngắn hạn. Nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào tình hình thu mua nguyên liệu. Lãi suất cao sẽ làm gánh nặng về chi phí lãi vay, giảm lợi nhuận công ty. Cơ sở vật chất và công nghệ đóng vai trò quan trọng, quy mô của công ty phần lớn phụ thuộc vào: mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển... Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty nên các máy móc, thiết bị sản xuất đa số đều được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, với trang thiết bị máy móc hiện đại như vây nhằm đáp ứng được yêu cầu khó tính về chất lượng của khách hàng, cũng như tạo ra được những mẫu mã đa dạng và giá thành hợp lý. Cụ thể, trong nhiều năm hoạt động, công ty đã sở hữu các trang thiết bị chuyên dụng: 2 máy cắt vải, 70 máy may kim điện tử, 15 máy bấm khuy, 1 máy kiểm vải. Trong vài năm tới, để mở rộng quy mô của công ty và đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường, công ty đang cho xây dựng thêm khu nhà mới trong phạm vi cho phép của nhà xưởng, dự kiến đầu năm 2017 sẽ đi vào hoạt động. Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 66 3.2.1.3. Công tác Marketing Hiện tại, hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở thị trường Mỹ: - Mở văn phòng đại diện, giới thiệu sản phẩm trưng bày, cung cấp các mẫu mã, giá thành sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. - Giới thiệu những thông tin chung và cụ thể về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa với những công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, sản phẩm được đảm bảo về mặt chất lượng, - Ngoài thị phần hiện có, công ty đang mở kế hoạch bán hàng trong nước, với mục tiêu ban đầu là tìm kiếm các thị trường nhỏ lẻ, sau đó mở rộng quy mô. Xa hơn, công ty sẽ đẩy mạnh việc quảng cáo, marketing nhằm định vị thương hiệu công ty ở trong và ngoài nước. 3.2.2. Môi trƣờng bên ngoài 3.2.2.1. Thị trƣờng tiêu thụ Hiện nay, công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bốn Mùa xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ trong khi các doanh nghiệp dệt may trong nước chủ yếu là gia công rồi xuất đi cho khách hàng nên các sản phẩm của công ty xuất đi không mang thương hiệu của công ty mà mang nhãn hiệu của khách hàng. Do đó, thương hiệu các doanh nghiệp Việt Nam rất ít được biết đến, vì vậy đây được xem như lợi thế của công ty cổ phần Bốn Mùa khi xuất khẩu trực tiếp, mang chính thương hiệu của công ty được các khách hàng công nhận. Chính vì vậy, công ty cần nỗ lực hơn để mở rộng thị trường bên cạnh thị trường truyền thống đã đặt niềm tin qua chất lượng sản phẩm của công ty trong thời gian qua, công ty cũng cần phải khai thác hơn nữa về thị trường Mỹ, hay các thị trường khác cũng hấp dẫn không kém như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Điển hình thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 2,13 tỷ USD trong năm 2015, đồ sơ sinh và đồ cho trẻ nhỏ có mức tăng trưởng cao nhất về mặt giá trị (2%) trong số các mặt hàng quần áo trẻ em. Thị trường Nhật Bản có giá trị nhập khẩu ngành dệt may với 2,79 tỷ USD được xem là thị trường có triển vọng cao đối với doanh nghiệp dệt may do sự ảnh hưởng của trì trệ kinh tế kéo dài, chỉ tiêu của người tiêu dùng giảm, thói quen người tiêu dùng thay đổi: hàng hiệu, đắt tiền ngày càng được tiêu thụ ít hơn tại Nhật Bản. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 67 Tóm lại, mỗi thị trường đều có tập quán tiêu dùng cũng như sở thích, thị hiếu về mẫu mã thời trang là khác nhau và rất đa dạng, phong phú. Để có thể thâm nhập một cách có hiệu quả công ty cần tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ để đưa ra những sản phẩm mẫu mã và hình thức phù hợp, và phải tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh cho từng thị trường khác nhau, qua đó nhằm thu về lợi nhuận cao nhất cho công ty. 3.2.2.2. Tỷ giá Nền kinh tế ổn định thì việc thương mại diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu.Cụ thể là vấn đề tỷ giá hối đoái, việc tăng hay giảm đều theo quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái – nơi phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu công ty. Do thị trường xuất khẩu là Mỹ nên việc thanh toán cho hợp đồng xuất khẩu của công ty chủ yếu là hình thức USD. Khi tỷ giá tăng, tức là đồng ngoại tệ lên giá so với đồng bản tệ, hay khi đồng Việt Nam xụt giảm thì hàng hóa trong nước rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, làm cho người tiêu dùng thích mua sản phẩm nhập khẩu hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ngược lại, khi tỷ giá giảm thì bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trong các năm gần đây, tỷ giá luôn có biến động theo xu hướng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bốn Mùa nói riêng. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái còn tác động đến giá trị hợp đồng thanh toán xuất khẩu, có trường hợp ký kết hợp đồng xác định tỷ giá này nhưng khi thanh toán thì tỷ giá có thể tăng hay giảm làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Năm 2015 vừa rồi có thể xem là một năm đầy biến động tỷ giá. Cụ thể, ngày 7/1/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá 1% từ mức 21.246 đồng/USD lên 21.458 đồng/USD, 4 tháng sau đó, ngày 7/5/2015, NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% từ 21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD. Trước bối cảnh đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá mạnh, ngày 19/8, NHNN quyết định tăng tỷ giá thêm 1% lên mức 21.890 đồng/USD. Với tỷ giá bán tại thời điểm 24/12 là 22.547 đồng/USD, đồng Việt Nam chính thức mất giá 5,34% so với thời điểm đầu năm 2015 và vượt 3,34% so với mục tiêu đề ra của NHNN. Sự biến động này có lợi cho các công ty xuất khẩu vì giá xuất khẩu của Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 68 các mặt hàng may mặc đã giảm đi tương đối ở thị trường nước ngoài, góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của công ty Bốn Mùa, đồng thời làm cho kim ngạch xuất khẩu gia tăng. 3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 3.2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài  Trung Quốc Trong nhiều năm qua, hàng dệt may Việt Nam luôn phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm từ Trung Quốc. Trung Quốc với những thế mạnh như: Khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu, nhân công lao động dồi dào có trình độ cao và quan trọng là khả năng đáp ứng được nhiều chủng loại hàng hóa... Vì vậy, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Viêt Nam. Tại thị trường Mỹ, Trung Quốc vẫn chiếm thị phần rất lớn tại Mỹ, gần 40% và kim ngạch xuất khẩu hơn 37 tỷ USD trong năm 2015. Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu duy nhất của công ty nên gặp phải những cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm qua Việt Nam tích cực góp mặt cũng như tham gia đàm phán các hiệp định quan trọng như hiệp định Thương mại tự do (FTA), hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo nên sức ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dệt may Việt Nam, cũng như tác động đến thị trường Mỹ. Hình 3.1: Chuyển dịch nhập khẩu may mặc tại Mỹ (5T/2014 so với 2013) (Nguồn: Vinatex – Tập đoàn dệt may Việt Nam) Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 69 Qua biểu đồ ta thấy thị phần dệt may Việt Nam tại Mỹ đang cải thiện trong khi Trung Quốc đã có xu hướng giảm. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đang tăng dần trong thị trường Mỹ. Đây là điều đáng mừng cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Bốn Mùa nói riêng.  Ấn Độ Bên cạnh Trung Quốc, thì Ấn Độ cũng là một cường quốc và một trong những nước có ngành dệt lâu đời. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này trong quý I năm tài chính 2013 - 2014 đạt 7,79 tỷ USD. Tuy là quý đầu tiên nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ đã bằng quý I và II của Việt Nam gộp lại (7,89 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ cũng khá cao với hơn 6 tỷ USD chiếm 6,5% thị trường Mỹ. Ấn Độ có khả năng tự cung tự cấp nguồn nguyên phụ liệu ngành may mặc, đặc biệt nước này rất dồi dào về các loại sợ tự nhiên. Diện tích gieo trồng bông của Ấn Độ lớn thứ ba trên thế giới và ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ sản xuất ra tất cả các loại sợi. Lao động giá rẻ với kỹ thuật cao luôn là xương sống cho ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ. Trong những năm gần đây, dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ. Chính vì vây, Chính phủ Ấn Độ đã và đang áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Cụ thể, chính phủ Ấn Độ đã tăng hỗ trợ lãi xuất từ 2% lên 3% cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triển lãm, phát triển thị trường tại các nước và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Úc, Mỹ, Mỹ La-tinh và Đông Nam Á. Do đó mà Ấn Độ sẽ là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam nói chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa nói riêng trong việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ. 3.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh trong nƣớc Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam có hơn 6000 công ty dệt may lớn nhỏ, với lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc. Trong đó, tại miền Bắc tập trung gần 30% tổng số doanh nghiệp dệt may. Ngoài các công ty lớn về dệt may như: Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Thành Công... có tiềm lực tài chính lớn, năng lực cạnh tranh rất cao thì công ty Bốn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 70 Mùa cũng phải cạnh tranh khá gay gắt với các công ty có sản phẩm hàng may mặc trẻ em như là sản phẩm chủ lực và có kim ngạch xuất khẩu sang thị Mỹ lớn, điển hình là: - Công ty dệt may Đông Á được thành lập từ năm 1960 với nhiều mặt hàng như sơ mi, áo vest, áo quần trẻ em, vải, trong năm 2014 đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 95 tỷ sang thị trường Mỹ, chiếm tỷ trọng gần 70% trong các thị trường xuất khẩu của công ty. - Công ty dệt may Hà Nội đi vào hoạt động từ năm 1984, đội ngũ nhân viên hùng hậu với hơn 6000 người, được xem là một trong những công ty hàng đầu trong ngành dệt may với các thị trường kinh doanh như EU, Mỹ, Nhật,... các mặt hàng kinh doanh: sơ mi, quần áo cho cả người lớn và trẻ em. Theo báo cáo tổng hợp từ công ty dệt may Hà Nội năm 2013, riêng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt hơn 20 triệu USD, chiếm tỷ trọng hơn 60% trong tổng kim ngạch của công ty. Tóm lại, ngày càng nhiều công ty dệt may đã và đang có ý định thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ từ khi hiệp định TPP được ký kết, ngoài ra Mỹ luôn là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Vì vậy, công ty phải luôn cập nhật thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm có những chính sách hợp lý để có thể ứng phó với nhiều phản ứng từ đối thủ cạnh tranh. 3.3. Phân tích ma trận SWOT và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bốn Mùa 3.3.1. Phân tích SWOT 3.3.1.1. Điểm mạnh - Từ nhiều năm nay, công ty luôn làm ăn uy tín và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng theo đúng như yêu cầu nên công ty luôn giữ được các khách hàng chủ lực của mình tại thị trường Mỹ. Không những vậy, với niềm tin từ khách hàng càng ngày công ty càng nhận nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng truyền thống và nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. - Cơ sở vật chất và quy mô sản xuất của công ty không ngừng tăng lên, hiện nay các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty đều được nhập khẩu từ Mỹ, góp phần nâng cao năng suất lao động. - Duy trì được mối quan hệ giữa công ty và nhà cung ứng nên nguyên liệu đầu vào được ổn định. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 71 - Công ty có lực lượng lao động lành nghề, có chuyên môn ổn định và tay nghề vững chắc, luôn đoàn kết trong công việc nên góp phần xây dựng công ty ngày càng vững mạnh. - Công ty sản xuất theo hợp đồng xuất khẩu trực tiếp nên giá trị gia tăng cao. 3.3.1.2. Điểm yếu - Thời gian hoạt động của công ty chỉ mới gần 10 năm, nên qui mô công ty chưa được mở rộng nhiều, gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh so với các đối thủ lớn, tiềm lực tài chính mạnh trong và ngoài nước. -Công tác Marketing, thiết kế sản phẩm còn yếu, vì hầu hết các đơn hàng của công ty chủ yếu là khi khách hàng gửi mẫu thì công ty mới tiến hành chào giá, sản xuất. Do đó công ty cần phát triển thêm về vấn đề này. - Công ty hiện tại chỉ tập trung xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khi thị trường này biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, công ty nên xem xét kỹ vấn đề mở rộng sang thị trường mới. - Chưa chú trọng đến việc phát triển thị trường nội địa. Đây là thị trường tiềm năng và khá hấp dẫn. 3.3.1.3. Cơ hội - Mặt hàng may mặc là một mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là về mặt hàng trẻ em khi các gia đình hiện nay đang ngày càng quan tâm, chăm sóc hơn cho con em của họ, vì thế nhu cầu ngày càng tăng, và yêu cầu về mặt chất lượng càng được đòi hỏi cao hơn. Điều đó giúp đẩy mạnh khả năng hoạt động xuất khẩu của công ty - Ngành dệt may là ngành mũi nhọn của nước ta, do đó chính sách pháp luật ngày càng thông thoáng, khuyến khích xuất khẩu, gia tăng sản lượng, thủ tục đã được gọt bớt, dễ dàng, nhanh chóng, góp phần gia tăng giá trị và sản lượng xuất khẩu. - Việt Nam đã tích cực tham gia ký kết, thực thi nhiều hiệp định mang tính thương mại tự do, đặc biệt trong đó có hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là hiệp định mang lại cơ hội rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Khi tham gia TPP, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng thuế xuất 0% nếu nguyên liệu sản phẩm làm ra được sản xuất tại các nước có tham gia vào TPP. Trường ại học Kinh tế Đại học Huế 72 - Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2013. Theo đó, mục tiêu tổng quát là: xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành mũi nhọn, hướng về xuất khẩu, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở hiện đại, phân bố dệt may ở các vùng phù hợp, thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển, đến năm 2020 xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng. Đây là cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. 3.3.1.4. Thách thức - Người tiêu dùng cũng như các khách hàng đặt hàng ngày càng khó tính về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. - Những biến động về kinh tế như xăng dầu, điện, nước tăng, sự thay đổi bất thường của các đồng ngoại tệ làm cho chi phí sản xuất gia tăng, gây ra sự tăng giá thành phẩm, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của công ty. - Mặc dù tham gia TPP mang lại cơ hội lớn nhưng nó cũng đem lại thách thức không hề nhỏ, khi phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nước thành viên TPP, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các phân xưởng có qui mô lớn, cụ thể như các công ty Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy dệt, sợi, nhuộm... để đón đầu TPP. - Các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm đối với hàng may mặc trở nên khắt khe hơn, đòi hỏi công ty phải có nguồn đầu vào ổn định về mặt chất lượng và kiểm soát chặt chẽ qui trình sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn được đúng theo như qui định. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 73 Từ đó, ta có được bảng phân tích SWOT: SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) 1. Luôn làm ăn uy tín và cung cấp cho khách hàng các sản phảm theo đúng yêu cầu về chất lương 2. Cơ sở vật chất không ngừng tăng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất được trang bị hiện đại 3. Duy trì được mối quan hệ với nhà cung ứng nguyên liệu 4. Công ty có nguồn lao động lành nghề, có chuyên môn ổn định 5. Sản xuất theo hợp đồng xuất khẩu trực tiếp nên giá trị gia tăng cao 1. Thời gian hoạt động kinh doanh còn ngắn nên quy mô chưa được mở rộng nhiều 2. Nguồn lao động chưa đáp ứng đủ năng lực sản xuất 3. Công tác Marketing, thiết kế sản phẩm còn yếu 4. Chỉ mới tập trung xuất khẩu sang Mỹ. 5. Chưa chú trọng đến thị trường nội địa Các cơ hội (O) Các chiến lƣợc SO Các chiến lƣợc WO 1. Nhu cầu về mặt hàng trẻ em ngày càng cao 2. Chính sách pháp luật ngày càng thông thoáng, khuyến khích xuất khẩu 3. Được hưởng lợi về thuế xuất khẩu vào Mỹ khi tham gia TPP 4. Ngành dệt may được chính phủ quan tâm và khuyến khích phát triển trong thời gian tới 1. Quy mô sản xuất đều tăng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, nguồn lao động có chuyên môn, tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại: Nâng cao chất lượng sản phẩm 2. Tiếp tục duy trì các nhà cung ứng nhằm tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, ngoài ra tạo thêm nguồn mua hàng khác nhằm tránh phụ thuộc 3. Thị trường xuất khẩu mở cửa, được hỗ trợ từ Chính phủ, Việt Nam gia nhập TPP, và nhu cầu về mặt hàng ngày càng cao: Thực hiện chiến lược mở rộng thị trường. Duy trì thị trường chủ lực, khai thác thêm thị trường mới 1. Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh công ty nhằm xây dựng thương hiệu trong khách hàng: Chiến lược Marketing 2. Tạo ra các sản phẩm khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và mang nét đặc trưng riêng của công ty: Phát triển đa dạng hóa sản phẩm 3. Cần chú trọng hơn đối với thị trường nội địa: Chiến lược phát triển thị trường nội địa Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 74 Các đe dọa (T) Chiến lƣợc ST Chiến lƣợc WT 1. Khách hàng, người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn về chất lượng sản phẩm 2. Biến động về kinh tế như xăng dầu, điện nước, tỷ giá đồng ngoại tệ 3. Cạnh tranh gay gắt hơn với các thị trường lớn mạnh khác khi tham gia TPP 4. Các rào cản về kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm trở nên khắt khe hơn 1. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng 2. Phải linh động về giá thành, máy móc phải được trang bị hiện đại, không ngừng đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trước các thị trường lớn mạnh. 3. Cần phải nắm bắt, cập nhật thông tin, dự đoán được thị trường, có kế hoạch phòng bị để không bị ảnh hưởng trước biến động của nền kinh tế 1. Tiếp tục duy trì và nâng cao các hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty để vượt qua các rào cản khắt khe của thị trường nhập khẩu 2. Hạn chế tối đa việc vi phạm về các qui định, tiêu chuẩn an toàn sản phẩm 3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa Thông qua quá trình phân tích trên có thể thấy công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa tuy đã có nhiều thành công khá tốt, có sự phát triển ổn định, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều điểm yếu nhất định. Ngoài ra, cùng với sự áp lực cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, công ty cần có một số biện pháp sau để hạn chế những điểm yếu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 3.3.2.1. Mở rộng thị trƣờng mới Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt, việc duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới là một trong những giải pháp giúp công ty duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, từng bước tạo uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, với quy mô còn hạn chế như công ty Bốn Mùa, việc mở rộng thị trường cần phải xây dựng kế hoạch vững chắc, từng bước và đồng bộ tiến hành các biện pháp sau: - Trước tiên, công ty cần phải tiến hành công ty nghiên cứu các thị trường tiềm năng, đặc biệt là các thị trường là thành viên trong hiệp định TPP như Nhật Bản, Malaysia, Úc. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 75 Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản (Nguồn: www.vietnamexport.com) Để tiến hành được điều này công ty cần phải tiến hành khỏa sát thị trường để tìm hiểu về đặc điểm tiêu thụ hàng dệt may nhằm tạo ra mối liên hệ chặt chẽ về khả năng sản xuất của mình và đặc điểm tiêu dùng của từng thị trường nhằm thích ứng được với nó cũng như có những chiến lược mang tính mục tiêu và trọng điểm hơn trong khai thác tối đa từng thị trường. - Muốn mở rộng thị trường công ty cần phải tuyển dụng thêm nguồn lao động, đặc biệt là các lao động có tay nghề đã có kinh nghiệm để tiết kiệm các chi phí đào tạo từ đó có thể tăng năng suất sản xuất cho công ty. - Hiện tại, công ty vẫn chưa có Website riêng nên khách hàng chưa thể tìm hiểu nhiều về công ty. Vì vậy, cần phát triển thương mại điện tử, tạo trang Web riêng giới thiệu đầy đủ thông tin về lịch sử hình thành, cơ cấu mặt hàng, qui cách kỹ thuật, các thành tựu, địa chỉ và Email liên hệ... Trang Web nên sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh, thiết kế giao diện dễ dùng, thân thiện với người dùng. Từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận, tìm hiểu về các sản phẩm, quy trình sản xuất của công ty. - Đẩy mạnh tham gia hội thảo, hội chợ quốc tế, phải có hàng mẫu và gian hàng riêng của công ty. Các hội chợ, triễn lãm quốc tế thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp may mặc khác đến tham dự như: Hội chợ Quốc tế về may mặc Ấn Độ (IIGF), triễn lãm hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (CANTON FAIR)...Khi tham dự, công ty Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 76 nên chọn những loại vải, sản phẩm tiêu thụ tốt trong dòng sản phẩm của công ty. Nếu thuận lợi thì công ty có thể ký kết hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp khác. 3.3.2.2. Phát triển thị trƣờng nội địa Thị trường kinh doanh chính của công ty là Mỹ nên thị trường nội địa hiện tại công ty chưa phát triển, tuy nhiên đầu năm 2016, công ty tiến hành khảo sát thị trường nội địa và có bán ra các sản phẩm nguyên phụ liệu tồn đọng ở kho cho các nhà bán lẻ, bán buôn chủ yếu để đánh giá thị trường. Thị trường nội địa là một thị trường lớn, tiềm năng cho công ty phát triển trong thời gian tới. Ngoài ra, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu nên các doanh nghiệp khác và nước ngoài đã và đang tích cực khai thác thị trường này. Chính vì thế, công ty cần chú trọng hơn về thị trường nội địa. Không những thế trong những năm trở lại đây, hàng Việt ngày càng đến tay người tiêu dùng nhiều hơn thông qua các hỗ trợ của Chính phủ, người tiêu dùng mất lòng tin vào các sản phẩm của Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để công ty phát triển tại thị trường này. 3.3.2.3. Hoàn thành chiến lƣợc kinh doanh, đặc biệt là chiến lƣợc marketing Hiện nay, chiến lược marketing của công ty chưa được coi trọng đây là điểm yếu khá lớn của công ty. Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như thị trường Mỹ khi mà có nhiều sản phẩm may mặc nói chung và hàng may mặc trẻ em nói riêng nhập vào đây với chất lượng và mẫu mã tương đương nhau thì hoạt động marketing sẽ quyết định tác động đến việc lựa chọn của khách hàng, nó sẽ giúp doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ khác, quảng bá được thương hiệu của công ty. - Tổ chức tốt công tác tiếp thị và thông tin sản phẩm: thông tin quảng cáo phải nhằm mục đích giới thiệu về công ty và sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng và đối tác khách hàng. Thông qua quảng cáo, khách hàng có thể biết nhiều thông tin về công ty như sản phẩm của công ty. Công ty phải xây dựng được chiến lược quảng cáo cụ thể, lựa chọn đúng mục tiêu hướng dến, phương tiện và cách thức quảng cáo của công ty phải hấp dẫn, lôi cuốn, lượng thông tin cao, chân thức, mang tính pháp lý. Chiến lược quảng cáo phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, tôn giáo tại Mỹ. - Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: khi xây dựng chính sách giá cả công ty cần phải xác định giá cho từng sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm. Có nhiều chính Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 77 sách giá có thể áp dụng như đối với thị trường đã ổn định, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như New York, California thì có thể áp dụng mức giá cao hơn những thị trường còn lại. Còn đối với những thị trường đang suy thoái hoặc công ty muốn thâm nhập thị trường mới thì nên áp dụng mức giá thấp. Tuy nhiên, Mỹ là một thị trường cạnh tranh gay gắt, nếu đưa ra giá quá cao so với những đối thủ cạnh tranh khác có thể gây phản ứng không tốt. Do đó, công ty cần phải phân tích và lựa chọn thật kỹ với chất lượng sản phẩm để đưa ra mức giá phù hợp. 3.3.2.4. Nâng cao chất lƣợng và phát triển sản phẩm Chất lượng sản phẩm luôn được xem là yếu tố hàng đầu để quyết định khách hàng có ký kết làm ăn lâu dài với công ty hay không. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng khó tính, họ không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn quan tâm đến mẫu mã, phong cách...Thực tế là nhân viên của phòng thiết kế của công ty vẫn chưa có thể đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm. Những sản phẩm của công ty làm ra chủ yếu dựa theo mẫu mã, kiểu dáng mà khách hàng giao cho, nên vẫn chưa mang dấu ấn riêng biệt của công ty. Vì thế, công ty muốn phát triển cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm cần quan tâm hơn đến sản phẩm mình như sau: - Đầu tư dây chuyền sản xuất mới tiên tiến, hiện đại, đổi mới công nghệ theo hướng tiếp cận công nghệ cao, tiến hành thanh lý các thiết bị cũ. Dây chuyền hiện đại là một yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, nó góp phần tạo những sản phẩm đồng nhất và hoàn hảo hơn. - Thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm tạo ra luôn đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Điều này góp phần làm hạn chế bớt các sai sót trong sản xuất, tránh lãng phí, hư hại sản phẩm. - Trong tương lai, công ty cần nghiên cứu và sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng khác ngoài mặt hàng trẻ em như: áo sơ mi, jacket, quần, veston dành cho người lớn. - Cần rà soát loại bộ phận thiết kế, có chính sách tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động này. Bên cạnh đó, công ty nên tổ chức các cuộc thi thiết kế để tìm người có năng khiếu về thiết kế. Cho phép đội ngũ thiết kế cùng đại diện Ban giám đốc tham gia các triễn lãm, hội chợ, giúp họ nắm bắt được thị hiếu cũng như xu hướng thời trang các nước, từ đó thêm ý tưởng cho sản phẩm. Trường Đại họ Kinh tế Đại học Huế 78 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Qua chương 3, tác giả đã nêu ra một số định hướng của công ty trong thời gian tới cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của công ty. Việc đẩy mạnh hoạt động marketing sẽ giúp cho công ty cổ phẩn XNK Bốn Mùa tạo được thương hiệu riêng của mình. Công ty cũng cần tuyển dụng thêm lao động nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình, không những thế công ty cần đào tạo thêm cho cán bộ công nhân viên để họ có thể làm việc chuyên nghiệp hơn, có kiến thức về chuyên môn hơn. Ngoài ra, công ty cần phải thay đổi công nghê, học hỏi công nghệ mới của các công ty cùng ngành trong nước để nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn. Khi thực hiện một số giải pháp mà tác giả đã đề ra, chắc hẳn công ty sẽ kinh doanh tốt hơn, gia tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận. Trường Đại ọ Kinh tế Đại học Huế 79 PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kết luận Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa là công ty hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ, tuy quy mô công ty chưa lớn, nhưng lấy yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm, an sinh xã hội cho người lao động, trách nhiệm xã hội lên hàng đầu. Trong thời gian hoạt động với nỗ lực của toàn bộ nhân viên, công ty đã không ngừng hoàn thiện mình, phát huy được những thế mạnh sẵn có để nắm bắt những cơ hội và từng bước đạt được những thành công nhất định, bằng chứng là sản lượng xuất khẩu qua từng năm luôn tăng, tuy nhiên lợi nhuận của công ty tăng giảm không đều qua các năm bơi các nhân tố khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên. Do đó đòi hỏi ở công ty mà cụ thể là các nhà quản lý cần hoạch định chiến lược, những định hướng thích hợp hơn nữa để giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn gặp phải những khó khăn như: Thị trường xuất khẩu tương đối hẹp và công tác marketing còn yếu nên rất hạn chế trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường mới. Giá nguyên phụ liệu tăng giảm thất thường làm giảm đi lợi nhuận... Nhìn chung công ty vẫn làm ăn có hiệu quả góp phần vào sự phát triển trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Công ty đã và đang từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành trên thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn công ty sẽ có những bước tiến vượt bậc trong tương lai. Trong khóa luận tốt nhiệp với những kiến thức học tập trên ghế nhà trường, đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bốn Mùa – Hà Nội” không tránh khỏi những khiếm khuyết: Vì lý do bảo mật thông tin nên một số thông tin được cung cấp từ phía công ty còn nhiều hạn chế và thiếu đầy đủ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 80 Do còn hạn chế về kiến thức cũng như yêu cầu về thời gian và nguồn lực, đề tải chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu, các nghiên cứu vẫn chưa sâu, chưa miêu tả hết thực trạng về doanh nghiệp, chưa so sánh với các công ty dệt may khác trên địa bàn Hà Nội. Các giải pháp đề xuất chỉ có ý nghĩa áp dụng trong phạm vi nhất định, cũng còn tùy thuộc vào điều kiện chính sách, nguồn lực và phát triển chung của công ty. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với ngành dệt may Trong xuất khẩu hàng may mặc, các hiệp hội dệt may đóng vai trò là người thương thuyết để tạo ra môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Sự hỗ trợ nhiệt tình của các hiệp hội dệt may sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, các lãnh đạo hiệp hội dệt may cần quan tâm nhiều hơn và đưa ra các chính sách yêu cầu về phía Nhà nước: - Chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong công cuộc mở rộng sản xuất, và nâng cấp thiết bị, máy móc hiện đại thông qua ngân hàng với lãi suất ưu đãi. - Cần cải cách thủ tục thông quan xuất khẩu theo hướng đơn giản hóa nhằm cho việc xuất khẩu hàng may mặc trở nên dễ dàng hơn. - Nỗ lực đàm phán thuyết phục Nhà nước giảm bớt các hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu may mặc. Tổ chức các tuần lễ hàng Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có mặt hàng may mặc. - Cần tập trung xây dựng các vùng chuyên cung cấp nguyên phụ liệu trong nước cho ngành dệt may nhằm tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong đầu vào sản phẩm và gia tăng giá trị xuất khẩu. 2.2. Kiến nghị đối với Công ty - Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch sản xuất. - Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và tìm kiếm các thị trường mới nhằm tạo sự đa dạng hóa cho thị trường xuất khẩu của công ty. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 81 - Chú trọng hơn nữa vào việc phát triển thị trường nội địa, có những chính sách cụ thể nhằm khai thác tốt thị trường này. - Đầu tư các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường mở rộng sản xuất. - Thường xuyên bồi dưỡng, huyến luyện đội ngũ nhân viên các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, nâng cao khả năng ngoại ngữ nhằm hạn chế những rủi ro do không hiểu hết được hợp động xuất khẩu, bổ sung kinh nghiệm bằng cách học hỏi các kinh nghiệm mà các công ty xuất khẩu dệt may khác trong nước đã trải qua. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tình hình lao động, cán bộ công nhân viên của công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa giai đoạn 2013 – 2015, bộ phận quản lý nhân sự. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa giai đoạn 2013 – 2015, phòng kế toán. Báo cáo tổng hợp hàng may mặc xuất khẩu của công ty CP Bốn Mùa giai đoạn 2013 – 2015, phòng kế toán. Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn nguyên phụ liệu của công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa giai đoạn 2013 – 2015, phòng kế toán Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty CP xuất nhập khẩu Bốn Mùa giai đoạn 2013 – 2015, phòng kế toán. “ Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” – Võ Thanh Thu, 2011, NXB Tổng hợp HCM. “Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu” (2012) được biên tập bởi Đại học kinh tế quốc dân. “Giáo trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu” - Đàm Quang Vinh, 2012, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Đề tài “Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may Tiền Tiến” của Trần Thị Hồng Lan, lớp ngoại thương khóa 33, trường Đại học Cần Thơ. - Đề tài ”Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty CP sợi Phú Mai” của Võ Hàm Thịnh, lớp K45B Quản Trị Thương Mại, trường Đại học kinh tế Huế. - Đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng balo, túi sách sang Hoa Kỳ của công ty cổ phẩn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh” của Nguyễn Thị Bích Thảo, lớp 11DTM1 khoa Thương Mại, trường Đại học Tài Chính – Marketing. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 83 Một số website tham khảo: https://voer.edu.vn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_xuat_khau_hang_may_mac_cua_cong_ty_co_phan_xuat_nhap_khau_bon_mua_ha_4116.pdf
Luận văn liên quan