Khóa luận Sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh (chương trình THPT quốc tế IGCSE)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong giới hạn về thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau 1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Tìm hiểu và trình bày sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu bao gồm một số văn bản của bộ GD & ĐT có liên quan việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh cũng như các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học về việc sử dụng TN trong dạy học Hóa học và dạy học khoa học nói chung và Hóa học nói riêng bằng tiếng Anh 1.2. Thiết kế các TN liên hệ cuộc sống hằng ngày và một số bộ hồ sơ bài dạy phục vụ việc dạy Hóa bằng tiếng Anh. - Đề xuất những nguyên tắc, các bước trong quy trình thiết kế TN hóa học liên hệ đời sống. - Thiết kế 18 TN liên hệ đời sống thuộc 5 chủ đề bao gồm TN biểu diễn của GV và TN của HS - Thiết kế 3 bộ hồ sơ bài dạy có sử dụng TN liên hệ đời sống thuộc 3 bài học: Axít là gì? Sự thay đổi năng lượng trong phản ứng Hóa học, Nhôm. Trong đó, mỗi bộ hồ sơ đảm bảo các thành phần: giáo án, bài trình chiếu, phiếu học tập và các TN. Các hồ sơ bài dạy đã thiết kế có vận dụng các bước của mô hình 5-E, đảm bảo theo định hướng CLIL.

pdf86 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh (chương trình THPT quốc tế IGCSE), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loride solution • Nước cất • Dung dịch NaCl 2.4.4. Chủ đề “Tốc độ phản ứng” Chủ đề này ứng với chương 7 trong chương trình IGCSE, chúng tôi đã thiết kế bao gồm 2 TN. Bảng 2.4. Các TN thuộc chủ đề “Tốc độ phản ứng” TT Tên TN Mục tiêu 1 Nóng và lạnh (gồm 2 TN nhỏ) HS có thể phát biểu định nghĩa của phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. 2 Kem đánh răng cho voi HS có thể phát biểu được chất xúc tác là chất dùng để tăng tốc độ phản ứng và không thay đổi sau khi phản ứng kết thúc. TN Nóng và lạnh (Hot and Cold) được sử dụng trong bài “Sự thay đổi năng lượng trong phản ứng Hóa học” (Lesson 7.1. “Energy changes in chemical reactions” chapter 7). Hot and cold Nóng và lạnh Objective Student can state the definition of exothermic and endothermic reaction. Mục tiêu HS có thể phát biểu định nghĩa của phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. Apparatus  Bottle  Balloon  Plastic cup  Glass rod Chemical  Urea Dụng cụ  Chai  Bong bóng  Cốc nhựa  Đũa thủy tinh Hóa chất  Ure 48  Vinegar  Baking powder  Water  Giấm  Bột nở  Nước Direction  Teacher divides into smaller groups of 4. a. Exothermic reaction  Prepare a bottle of vinegar (250ml).  Pour baking powder (20g) into this bottle and use a balloon to cover the orifice.  Observe the experiment, compare the temperature around the bottle before and after the experiment. b. Endothermic reaction  Prepare a cup of water.  Pour urea (20g) into this cup.  Use a rod to stir the solution.  Observe the experiment, compare the temperature around the bottle before and after the experiment. Các bước tiến hành GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 HS. a. Phản ứng tỏa nhiệt  Chuẩn bị một chai nước chứa 250ml giấm ăn.  Cho vào chai 20g bột nở (NaHCO3) sau đó bọc miệng chai bằng bong bóng.  Quan sát TN, so sánh nhiệt độ xung quanh chai trước và sau TN. b. Phản ứng thu nhiệt  Chuẩn bị một cốc nước.  Cho vào cốc 20g Ure và dùng đũa để khuấy.  Quan sát TN, so sánh nhiệt độ xung quanh cốc trước và sau khi phản ứng kết thúc. 49 Hình 2.7. Phản ứng tỏa nhiệt (Exothermic reaction) Exercise: Answer the question 1. What kind of reaction in experiment a? 2. Why some people use urea to store seafood? Is it good or bad method? Trả lời câu hỏi 1. Phản ứng a là loại phản ứng gì? 2. Tại sao một số người bảo quản hải sản bằng ure? Điều đó là tốt hay xấu? Solution 1. Neutralization 2. Because the reaction between urea and water is endothermic so it can cool down the temperature to keep the seafood fresh. This is not a good way because urea reacts with water to form NH3 which makes food poisonous. Câu trả lời 1. Phản ứng trung hòa 2. Vì phản ứng giữa ure và nước là phản ứng thu nhiệt nên sẽ làm giảm nhiệt độ giữ cho hải sản tươi lâu hơn. Đây không phải là cách tốt vì ure phản ứng với nước trong hải sản tạo thành NH3 là chất độc thực phẩm. 2.4.5. Chủ đề “Nhôm” Chủ đề này ứng với chương 8 trong chương trình IGCSE, chúng tôi đã thiết kế bao gồm 2 TN. 50 TN Lon coca-cola (Coke can) được sử dụng trong bài “Nhôm” (8.2. Aluminium, chapter 8). Bảng 2.5. Các TN thuộc chủ đề “Nhôm” TT Tên TN Mục tiêu 1 Lon Coca-cola HS biết được khả năng hòa tan của nhôm trong axít và bazơ 2 Đi tìm Nhôm HS có thể biết cách phân biệt được nhôm và các kim loại khác. Coke can Lon coca-cola Objective Student know the properties of aluminium (dissolve in base and acid) Mục tiêu HS biết được khả năng hòa tan của nhôm trong axít và bazơ Apparatus  Two beakers 200ml Chemical  Coke can  Sodium hydroxide  Hydrochloric acid Dụng cụ  2 cốc chia độ 200ml Hóa chất  Lon coca-cola  Dung dịch kiềm NaOH  Dung dịch axít HCl Direction  Teacher does this experiment.  Prepare 2 beakers (250ml), each beaker contains a piece of coke can. (assign beaker 1 and beaker 2)  Pour sodium hydroxide into beaker 1 and hydrochloric acid into beaker 2.  Observe the experiment. Các bước tiến hành  GV thực hiện TN này.  Chuẩn bị 2 cốc chai độ 250ml dán nhãn 1,2; mỗi cốc chứa 1 mẩu lon coke.  Đổ dung dịch NaOH vào cốc 1 và axít HCl vào cốc 2.  Quan sát TN (TN kết thúc sau 10-15 phút). 51 (the reaction will end after 10-15 minutes) Hình 2.8. Phản ứng của lon coca-cola với NaOH và HCl (Reaction between coke can and sodium hydroxide and hydrochloric acid) Exercise: Complete this table Bài tập vận dụng: Hoàn thành bảng sau Bảng 2.6a. So sánh TN lon coca-cola với NaOH và HCl Beaker 1(Al + NaOH) Beaker 2 (Al + HCl) Phenomena Hiện tượng Exothermic/ endothermic reaction Phản ứng tỏa nhiệt/ thu nhiệt Is there any reaction? Có phản ứng xảy ra không Chemical equation HCl NaOH 52 Phương trình hóa học Solution Hướng dẫn giải Bảng 2.6b. So sánh TN lon coca-cola với NaOH và HCl (Câu trả lời) Beaker 1(Al + NaOH) Beaker 2 (Al + HCl) Phenomena Hiện tượng - There are bubbles on the surface and hydrogen gas is produced. - Xuất hiện bọt khí trên bề mặt và khí H2 được sinh ra. -The reaction releases a lot of heat (than beaker 2). - Phản ứng tỏa nhiều nhiệt (nhiều hơn cốc 2.) - after reaction, all the aluminium dissolves. - Sau phản ứng, tất cả Al (mảnh lon coca-cola) hòa tan hoàn toàn. -There are bubbles on the surface and hydrogen gas is produced. - Xuất hiện bọt khí trên bề mặt và khí H2 được sinh ra. -The reaction releases a lot of heat. - Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. - after reaction, there are some pieces of aluminium still not react. - Sau phản ứng, vẫn còn Al chưa phản ứng hoàn toàn. Exothermic/ endothermic reaction Phản ứng tỏa nhiệt/ thu nhiệt Exothermic reaction Phản ứng tỏa nhiệt Exothermic reaction Phản ứng tỏa nhiệt Is there any reaction? Yes Có Yes Có 53 Chemical equation 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] = 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 +3 H2 or 2NaOH + 2Al + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] +3 H2 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 2.5. Giới thiệu giáo án có sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh Chúng tôi đã xây dựng ba hồ sơ bài dạy trong chương trình IGCSE có sử dụng TN được trình bày trong bảng 2.8. Bảng 2.7. Các hồ sơ bài dạy có sử dụng TN đã thiết kế TT Bài dạy Mô tả TN đã sử dụng 1 Axít là gì? (chương 5 “Axít, bazo, muối”) HS sẽ ôn tập về axít và bazơ theo Arrhenius và tính chất của axít và bazơ. HS cũng học về chất chỉ thị vạn năng, thực hiện một số thí nghiệm liên quan đến các chất trong cuộc sống hằng ngày. Cuối cùng, HS sẽ được mở rộng khái niệm axít và bazơ theo Bronsted- Lowry. - Đi tìm lời giải. - Ống nghiệm sắc màu. - Mạnh – trung bình – yếu 2 Sự thay đổi năng lượng trong phản ứng hóa học (chương 7 “Tốc độ HS sẽ học về phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt. HS cũng sẽ học về tính chất của các phản ứng này. Phần Nóng và lạnh (gồm 2 TN nhỏ) 54 phản ứng”) cuối, HS sẽ học về năng lượng hoạt hóa. 3 Nhôm (chương 8 “Mô hình và tính chất của kim loại” ) HS học về tính chất và ứng dụng của nhôm. HS cũng được học về phản ứng nhiệt nhôm. Phần cuối, HS sẽ học cách phân tích ion nhôm. - Lon Coca-cola - Đi tìm Nhôm Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu một giáo án mẫu bài “Sự thay đổi năng lượng trong phản ứng hóa học “ với song ngữ Anh-Việt, các giáo án còn lại được trình bày ở phụ lục. Trong bài học này, HS sẽ học về phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt. HS cũng sẽ học về tính chất của các phản ứng này. Phần cuối, HS sẽ học về năng lượng hoạt hóa. HS cũng sẽ được học các nội dung chính: - Phản ứng Hóa HS nhiệt được gọi là tỏa nhiệt. - Phản ứng hấp thụ nhiệt được gọi là thu nhiệt. - Sự phá vỡ liên kết của chất tham gia trong phản ứng Hóa học là quá trình thu nhiệt (cần năng lượng). - Sự hình thành liên kết của sản phẩm trong phản ứng Hóa học là quá trình tỏa nhiệt (sinh ra năng lượng). - Nếu năng lượng sinh ra để tạo thành sản phẩm lớn hơn năng lượng cần thiết đề phá vỡ liên kết trong chất phản ứng thì được gọi là phản ứng tỏa nhiệt và ngược lại. - Phản ứng cháy của Metan sinh ra năng lượng lớn. - Mọi phản ứng đều liên quan đến sự thay đổi năng lượng. Sự thay đổi năng lượng này được ký hiệu là ∆H. - Mọi phản ứng cần một năng lượng ban đầu để xảy ra phản ứng. Năng lượng này được gọi là năng lượng hoạt hóa của phản ứng. 55 Bài 7.1. SỰ THAY ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG PHẢN ỨNG HÓA HỌC Lesson 7.1: ENERGY CHANGES IN CHEMICAL REACTIONS (Chapter 7) Objective After this lesson, students will be able to: - Present the general properties of endothermic and exothermic reactions. - Distinguish the difference between endothermic and exothermic reactions. - List some endothermic and exothermic reactions in daily life. Mục tiêu Sau bài học này, HS có thể: - Phát biểu tính chất chung của phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. - Phân biệt sự khác nhau giữa phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. - Liệt kê một số phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt trong cuộc sống hằng ngày TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TEACHING AND LEARNING PROCEDURE Engage Activity 1 (5 minutes) - Teacher shows the following pictures and asks students questions as below: • What can you see? • How do you feel when you touch these cups of water? - Teacher asks students how each cup affects the environment around it? The cup of ice water cools down the environment around it Tạo hứng thú Hoạt động 1 (5 phút) - GV giới thiệu HS các bức hình phía dưới và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: • Các em có thể quan sát được những gì? • Các em có cảm giác gì khi chạm vào những cốc nước này. - GV định hướng HS chú ý vào những điểm sau: Cốc nước đá làm giảm nhiệt độ của 56 The cup of hot water warms up the environment around it These processes are called endothermic and exothermic and today we will study about these concepts, let's start! môi trường xung quanh nó Cốc nước nóng làm tăng nhiệt độ của môi trường xung quanh nó Những quá trình này được gọi là thu nhiệt và tỏa nhiệt, hôm nay chúng ta sẽ được học về những khái niệm này, hãy bắt đầu bài học hôm nay nào. Hình 2.9. Cốc nước nóng Hình 2.10. Cốc nước lạnh Explore, Explain Activity 2: Experiment (20 minutes) - Teacher divides class into small group of 4. - Each group has a set of experiments. - Teacher directs student the steps of experiments (requires them repeat these steps before starting). - After the experiment, students have to complete the exercise 1. Experiment : HOT AND COLD Experiment 1 1. Prepare a bottle of vinegar (250ml) Khám phá, giải thích Hoạt động 2: TN (20 phút) - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm 4 HS. - GV hướng dẫn HS các bước của TN (yêu cầu HS nhắc lại các bước này trước khi bắt đầu). - Sau TN, HS hoàn thành bài tập 1 TN: NÓNG VÀ LẠNH TN 1 1. Chuẩn bị 1 chai chứa 250 ml 57 2. Pour baking powder (20g) into this bottle and use a balloon to cover the orifice. 3. Observe the experiment, compare the temperature around the bottle before and after the experiment. giấm ăn. 2. Cho thêm 20g bột nở vào chai và nhanh chóng dùng bong bóng để bọc miệng chai lại. 3. Quan sát TN, so sánh nhiệt độ xung quanh chai trước và sau TN. Hình 2.7. Phản ứng tỏa nhiệt (exothermic reaction) Experiment 2 1. Prepare a cup of water. 2. Pour urea (20g) into this cup. 3. Use a rod to stir the solution. 4. Observe the experiment, compare the temperature around the cup before and after the experiment. TN 2 1. Chuẩn bị 1 ly nước. 2. Cho vào ly 20g ure 3. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều dung dịch. 4. Quan sát TN, so sánh nhiệt độ xung quanh ly trước và sau TN Exercise 1: Complete this table Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau Bảng 2.8a. So sánh phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt (phiếu học tập HS) (Comparison between exothermic reaction and endothermic reaction) Experiment 1(TN 1) Experiment 2 (TN 2) Phenomena 58 Hiện tượng Temperature (around the bottle/cup) Nhiệt độ (môi trường xung quanh chai/ly) Is there any reaction? Có phản ứng hóa học xảy ra không? Chemical equation Phản ứng Hóa học Answer Bảng 2.8b. So sánh phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt (đáp án) (Comparison between exothermic reaction and endothermic reaction) Experiment 1(TN 1) Experiment 2 (TN 2) Phenomena Hiện tượng - There are bubbles on the surface of vinegar solution Xuất hiện bọt khí trên bề mặt giấm - The balloon is bigger. Bong bóng lớn dần lên Urea dissolves in water Ure hòa tan vào nước Temperature (around the Increase Tăng Decrease Giảm 59 bottle/cup) Nhiệt độ (môi trường xung quanh chai/ly) Is there any reaction? Có phản ứng hóa học xảy ra không? Yes Có Yes Có Chemical equation Phản ứng Hóa học 2CH3COOH + Na2CO3→ CO2 +H2O + 2CH3COONa (NH2)2CO + H2O → NH3 + CO2 Exercise 2: Answer these following questions 1. What kind of reaction in experiment 1? 2. Why some people use urea to store seafood? Is it good or bad method? Answers: 1. Neutralization 2. Because the reaction between urea and water is endothermic so it can cool down the temperature to keep the seafood fresh. This is not a good way because urea reacts with water to form NH3 which makes food poisonous. **Teacher concludes these Bài tập 2: Trả lời các câu hỏi sau 1. Phản ứng ở TN 1 là phản loại nào? 2. Tại sao một số người bảo quản hải sản bằng ure? Điều đó là tốt hay xấu? Câu trả lời: 1. Phản ứng trung hòa. 2. Vì phản ứng giữa ure và nước là phản ứng thu nhiệt nên sẽ làm giảm nhiệt độ giữ cho hải sản tươi lâu hơn. Đây không phải là cách tốt vì ure phản ứng với nước trong hải sản tạo thành NH3 là chất 60 experiments: experiment 1 is called exothermic reaction and experiment 2 is called endothermic reaction. To know more about these reactions let’s move to next part. độc thực phẩm. **GV tổng kết 2 TN: thí nghiệm 1 được gọi là phản ứng tỏa nhiệt, TN 2 gọi là phản ứng thu nhiệt. Để tìm hiểu rõ hơn về các phản ứng này chúng ta hãy chuyển đến phần kế tiếp. Activity 3: READING (20 minutes) Teacher introduces and requires class repeat the vocabulary twice before moving to activity 3. (5minutes) Hoạt động 3: ĐỌC HIỂU (20 phút) GV dạy từ vựng và yêu cầu HS nhắc lại 2 lần trước khi bắt đầu bài đọc (5 phút) Từ vựng Vocabulary Bảng 2.9. Từ vựng bài đọc hiểu (Reading Vocabulary) Thermochemistry Nhiệt hóa học neutralization (phản ứng) Trung hòa endothermic process Quá trình thu nhiệt combustion (phản ứng) cháy exothermic process Quá trình tỏa nhiệt surrounding Môi trường xung quanh photosynthesis Phản ứng quan hợp system Hệ thermal decomposition (Phản ứng) phân hủy nhiệt Release/absorb Tỏa/thu (nhiệt) - Teacher asks student to read aloud the reading passage, then correct their pronunciation mistakes and give them - GV yêu cầu HS đọc to, rõ ràng bài đoạn, sau đó sửa lỗi phát âm và yêu cầu HS hoàn thành bài tập 3 61 5 minutes to finish Exercise 3. READING Thermochemistry is the study of energy changes that occur during chemical reactions and changes in state. The energy stored in the chemical bonds of a substance is called chemical potential energy. Heat, represented by q, is energy that transfers from one object to another because of a temperature difference between them. Heat always flows from a warmer object to a cooler object. In studying energy changes, you can define a system as the part of the universe on which you focus your attention. The surroundings include everything else in the universe. The law of conservation of energy states that in any chemical or physical process, energy is neither created nor destroyed. Breaking chemical bonds takes in energy from the surroundings, this is an endothermic process. An endothermic process is one that absorbs heat from the surroundings as the surroundings cool down. Heat flowing into a system from its surrounding is defined as positive, q has a positive value. trong 5 phút BÀI ĐỌC Nhiệt hóa học là ngày học về sự thay đổi năng lượng xảy ra trong suốt quá trình phản ứng Hóa học và thay đổi trạng thái. Năng lượng dự trữ trong liên kết Hóa học của một chất được gọi là thế năng. Nhiệt, ký hiệu là q, là năng lượng truyền từ vật này sang vật khác bởi vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng. Nhiệt luôn di chuyển từ vật ấm hơn sang vật lạnh hơn. Trong nghiên cứu về sự thay đổi năng lượng, bạn có thể định nghĩa một hệ như một phần của vũ trụ mà bạn tập trung vào. Môi trường xung quanh bao gồm tất cả những phần còn lại trọng vũ trụ. Định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng trong các quá trình vật lý hay Hóa học, năng lượng không tự sinh ra hay mất đi. Phá vỡ liên kểt Hóa học lấy năng lượng từ môi trường, đây là quá trình thu nhiệt. Quá trình thu nhiệt hấp thụ nhiệt từ môi trường và làm môi trường mát hơn. Nhiệt di chuyển từ môi trường vào hệ được định nghĩa là dương, q có giá trị dương. 62 Making chemical bonds gives out energy to the surroundings, this is an exothermic process. An exothermic process is one that releases heat to its surroundings as the surroundings heat up. Heat flowing into a system from its surrounding is defined as negative, q has negative value. If the energy released in making the products is greater than the energy needed to break the bonds in the reactants, then the reaction is exothermic and vice versa. Some kind of exothermic reactions are: neutralization, combustion of fossil fuel Reaction between nitrogen and oxygen, photosynthesis, thermal decomposition of limestone are endothermic reactions. The energy change in going from reactants to products in chemical reaction is known as the heat of reaction (symbol ∆H). For exothermic reactions, heat energy is given out, ∆H is negative. For endothermic reactions, heat energy is taken in, ∆H is positive. Heat flow is measured in two common units, the calorie and the joule. The energy in food is usually expressed in Calories. Hình thành liên kết tỏa năng lượng ra môi trường xung quanh, đây là quá trình tỏa nhiệt. Quá trình tỏa nhiệt giải phóng nhiệt ra môi trường và làm môi trường nóng lên. Nhiệt di chuyển vào hệ từ môi trường được định nghĩa là âm, q có giá trị âm. Nếu năng lượng giải phóng để tạo thành sản phẩm lớn hơn năng lượng cần đề phá vỡ liên kết trong chất tham gia, phản ứng là tỏa nhiệt và ngược lại. Một số phản ứng tỏa nhiệt như: phản ứng trung hòa, phản ứng cháy của nhiên liệu hóa thạch Phản ứng giữa nito và oxi, phản ứng quang hợp, phản ứng phân hủy nhiệt của đá vôi là phản ứng thu nhiệt. Năng lượng thay đổi do tạo thành sản phẩm từ chất tham gia được biết là nhiệt của phản ứng (kí hiệu ∆H). Phản ứng tỏa nhiệt, nhiệt năng giải phóng ra, ∆H âm. Phản ứng thu nhiệt, nhiệt năng thu vào, ∆H dương. Nhiệt năng được đo bởi hai đơn vị thông dụng là calo và jun. Năng lượng trong thực phẩm thường được biểu thị bằng Calo 63 Exercise 3: Match the column A with column B to get the correct definition. Bài tập 3: Nối cột A với cột B để có định nghĩa đúng Bảng 2.10. Khái niệm A B 1. Thermochemistry a. absorbs heat from the surroundings as the surroundings cool down 2. Heat b. releases heat to its surroundings as the surroundings heat up 3. The law of conservation of energy c. neutralization, combustion of fossil fuel 4. An exothermic process d. always flows from a warmer object to a cooler object 5. An endothermic process e. in any chemical or physical process, energy is neither created nor destroyed 6. Some kind of exothermic reactions f. The study of energy changes that occur during chemical reactions and changes in state. 7. Some kind of endothermic reactions g. Reaction between nitrogen and oxygen, photosynthesis, thermal decomposition of limestone Answer: 1-f; 2-d; 3-e; 4-b; 5-a; 6-c; 7-g Trả lời: 1-f; 2-d; 3-e; 4-b; 5-a; 6-c; 7-g Exercise 4: Compare exothermic reaction and endothermic reaction Bài tập 4: So sánh phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt Bảng 2.11. So sánh phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt 64 Exothermic reaction Phản ứng tỏa nhiệt Endothermic reaction Phản ứng thu nhiệt Definition Định nghĩa Chemical reactions that give out heat. Phản ứng Hóa học giải phóng nhiệt Reactions that take in heat Phản ứng Hóa học hấp thụ nhiệt ∆H Negative Âm Positive Dương Extend Activity 4: LISTENING (15 minutes) Exercise 5: Watch the video twice and fill in the blanks ACTIVATION ENERGY Mở rộng Hoạt động 4: NGHE (15 phút) Bài tập 5: Xem video 2 lần và điền vào chỗ trống NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA 1. Most molecules are..., they are. just the way they are 2. For a chemical reaction to happen, the atoms that make up those stable molecules need to from their friends and go. with another atom. 3. This break-up is where the molecules need a hand, this. kick- start is known as... It is used to destabilize the molecules. 4. Enter the enzyme, enzymes are proteins thator catalyze reactions by. the activation energy. 5. Enzymes lower that activation energy and speed the reaction through team MODS:.,, Answers: 1. stable/ happy 2. break away/buddy up 3. initial/activation energy 4. speed up/ lowering 5. microenvironment, orientation, direct participation, straining bonds 65 Exercise 5: Discuss in pair and explain how the action of each of the MODS (stands for Microenvironment, Orientation, Direct participation, Straining bonds) would actually lower the activation energy to get the reaction going. Answers: Microenvironment creates special environment for the substrate to fasten the reaction time. Orientation allows the substrates to interact in just the right way. Direct participation picks the substrates up and let them interact quickly. Straining bonds help substrates to be flexed and stressed into transition state. Bài tập 5: Thảo luận theo cặp và giải thích tác dụng của mỗi thành phần MODS (viết tắt của Microenvironment, Orientation, Direct participation, Straining bonds) làm giảm năng lượng hoạt hóa để phản ứng bắt đầu. Câu trả lời: Môi trường vi mô tạo môi trường đặc biệt cho chất nền đẩy nhanh thời gian phản ứng Sự định hướng cho phép chất nền tương tác theo hướng chính xác. Sự va chạm trực tiếp cho chất nền tương tác nhanh hơn. Dao động hóa trị giúp chất nền trở nên linh hoạt hơn khi ở trạng thái chuyển tiếp Evaluate Activity 5 (5 minutes) WHO IS FASTER? Game: Who is faster? Rules: There is a table consisting of many letters. Students have to find quickly the meaningful words relating to the lesson today horizontally or vertically Đánh giá Hoạt động 5 (5 phút) AI NHANH HƠN? Trò chơi: Ai nhanh hơn? Luật: Ô chữ phía dưới chứa rất nhiều chữ cái. HS phải nhanh chóng tìm được từ có nghĩa liên quan đến bài học theo hàng ngang hoặc hàng dọc trong 66 in 5 minutes After 5 minutes, who can find the most correct words will receive a gift. vòng 5 phút. HS nào tìm được nhanh nhất và nhiều đáp án chính xác sẽ nhận được một phần quà A E X O T H E R M I C A N B G D E I E X B H C D J C K A R L C R A T O O D M T H E D W N I T S B E C L A A I G V H A S B O R S B G E A E N E R G Y E Z N T T R I G K P B U R A M I M Q U N I V E S D S O I V H A T O F U C V N C T E A J L U H C K Answers: 1. Activation, 2. energy, 3. absorb, 4. exothermic, 5. endothermic, 6. release, 7. change, 8. heat. Exercise 6: MAPS (5minutes) - Teacher requires students use all the correct answers and key words to draw a mind map into their worksheets - Invite one or two students to draw their map on the blackboard. - Teacher concludes about the concept map. Bài tập 6: SƠ ĐỒ (5 phút) - GV yêu cầu HS sử dụng tất cả các đáp án đúng ở bài tập 5 vẽ thành sơ đồ tư duy trong phiếu học tập. - GV mời một hoặc hai HS trình bày sơ đồ tư duy của mình. - GV tổng kết các khái niệm trong sơ đồ tư duy. 67 Trong giáo án trên, TN liên hệ đời sống được sử dụng ở phần Explore (Khám phá). Qua TN, HS tự tìm hiểu về các tính chất của phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt. Sau TN có hai bài tập củng cố kiến thức cho HS. Bài tập 1, yêu cầu HS so sánh hiện tượng giữa hai TN, từ đó giúp HS so sánh các tính chất của phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt. Bài tập 2, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan đến TN, giúp HS phân loại được TN tỏa nhiệt, thu nhiệt đồng thời liên hệ thực tế ứng dụng của chúng (VD Ure được sử dụng để bảo quản hải sản vì Ure phản ứng với nước làm giảm nhiệt độ xung quanh giúp giữ hải sản tươi lâu hơn, đồng thời cũng gây nhiễm độc cho hải sản vì ure phân hủy tạo NH3 là chất độc thực phẩm). 68 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm - Xác định tính khả thi và khả năng gây hứng thú cho HS của các TN liên hệ cuộc sống hàng ngày trong việc dạy Hóa bằng tiếng Anh ở trường THPT. - Rút ra những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm khi sử dụng TN liên hệ cuộc sống hằng ngày trong giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT. 3.2. Địa bàn, đối tượng, thời gian thực nghiệm - Địa điểm thực nghiệm: trường THPT Hùng Vương, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. - Đối tượng thực nghiệm: 29 HS của lớp học Hóa bằng tiếng Anh 11A12. - Thời gian thực nghiệm: quá trình thực nghiệm bắt đầu từ ngày 03/11/2015 đến ngày 02/12/2015. 3.3. Nội dung thực nghiệm Bảng 3.1. Nội dung thực nghiệm TT Giáo án GV thực nghiệm 1 Axít là gi? (chương 5 “Axít, bazơ, muối”) Nguyễn Thị Thành Nhơn 2 Sự thay đổi năng lượng trong phản ứng Hóa học (chương 7 “Tốc độ phản ứng”) Đào Thị Hoàng Hoa 3 Nhôm (Chương 8 “Mô hình và tính chất của kim loại”) Đào Thị Hoàng Hoa 3.4. Tiến trình thực nghiệm Quá trình thực nghiệm bao gồm các bước sau. Bước 1: Biên soạn tài liệu thực nghiệm bao gồm: - Giáo án thực nghiệm - Bài trình chiếu 69 - Hướng dẫn sử dụng TN - Đề kiểm tra, phiếu đánh giá. Bước 2: Thực nghiệm giảng dạy. Trao đổi và tiếp thu các ý kiến góp ý của GV phổ thông và GV hướng dẫn về cách tổ chức và phương pháp tiến hành thực nghiệm. Bước 3: Kiểm tra và đánh giá chất lượng học tập của HS thông qua: - Bài kiểm tra cuối quá trình thực nghiệm - Ý kiến GV trực tiếp dạy - Cảm nhận của HS, phiếu khảo sát HS - Ý kiến chuyên gia. Bước 4: Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. So sánh hiệu quả giảng dạy, từ đó khẳng định tính khả thi của việc sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập cho HS. 3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh Trong bài kiểm tra 15 phút cuối quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế 10 câu hỏi thuộc dạng trắc nghiệm và tự luận, số câu có liên quan đến hiện tượng, nội dung TN đã thực hiện là 6/10 câu, với câu 1, 2, 4, 6 thuộc phần trắc nghiệm và câu 1a, 2a thuộc phần tự luận có liên quan đến thí nghiệm, các câu 3, 5 phần trắc nghiệm và 1b, 2b là những câu hỏi lí thuyết khác nội dung TN. Số lượng HS tham gia kiểm tra là 21. Bảng 3.2. dưới đây là thống kê các trả lời đúng của HS trong bài kiểm tra. Bảng 3.2. Kết quả trả lời của HS Câu số Câu hỏi Số HS trả lời đúng Tỉ lệ % HS trả lời đúng 70 1 TN Nước bắp cải tím sẽ chuyển sang màu gì nếu cho vào nước chanh? 18 85,71 2 Nước bắp cải tím sẽ chuyển sang màu gì nếu cho vào thuốc tẩy? 18 85,71 4 Khi giấm phản ứng với bột nở, nhiệt độ của môi trường xung quanh thay đổi như thế nào? 19 90,48 6 Phản ứng giữa lon coca-cola và NaOH có phải là phản ứng thu nhiệt không? 16 76,19 1a NaOH và HCl, dung dịch nào phản ứng với lon coca-cola mãnh liệt hơn? 14 66,67 2a Có ba dung dịch Al3+, Ca2+, Mg2+, đề xuất dung dịch để nhận biết Al3+. 15 71,43 3 Lý thuyết Trong các câu trả lời sau, đâu không phải là tính chất đặc trưng của axít? 18 85,71 5 Công thức phân tử của ure là gì? 11 52,38 1b Viết các phản ứng giữa nhôm (lon coca-cola) với NaOH và HCl. 13 61,90 2b Viết phương trình phản ứng nhận biết ion Al3+. 10 47,61 71 Từ bảng trên ta có biểu đồ thể hiện số HS trả lời đúng từng câu Hình 3.1. Biểu đồ số HS trả lời đúng từng câu 3.5.2. Kết quả phiếu khảo sát học sinh và chuyên gia Điểm trung bình cộng: - Điểm trung bình cộng của mỗi nhận định được tính bằng cách lấy tổng điểm ý kiến của HS chia cho tổng HS khảo sát theo công thức: i i i n X X n = ∑ ∑ Với ni là tần số của điểm Xi. Với mỗi nhận định, có 5 mức độ đánh giá [1] hoàn toàn không đồng ý [2] không đồng ý [3] không ý kiến [4] đồng ý [5] hoàn toàn đồng ý Bảng dưới đây là kết quả khảo sát 21 HS lớp 11A12 sau quá trình thực nghiệm. Bảng 3.3. Khảo sát ý kiến HS TT Nhận định Mức độ Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1 2 4 6 1a 2a 3 5 1b 2b 1 2 4 6 1a 2a 3 5 1b 2b 72 1 TN thu hút, hiện tượng rõ ràng. 0 0 2 6 13 4.52 3 2 Các bước tiến hành TN đơn giản, dễ thực hiện. 0 0 1 7 13 4.57 2 3 Kiến thức thu được từ TN giúp em hiểu bài dễ hơn. 0 0 2 8 11 4.43 5 4 Tiết dạy sử dụng TN Hóa học liên hệ đời sống tạo nhiều hứng thú học tập hơn so với tiết dạy không sử dụng. 0 0 1 6 14 4.62 1 5 TN liên hệ đời sống (TN) dễ thực hiện. 0 0 2 7 12 4.48 4 6 TN phù hợp với trình độ tiếng Anh của HS. 0 0 6 8 7 4.10 7 7 TN phù hợp với trình độ tiếng Anh chuyên ngành Hóa học của HS. 0 0 5 9 7 4.10 7 8 TN phù hợp với điều kiện thực tế. 0 0 4 8 9 4.24 6 Bảng 3.4, 3.5 dưới đây là kết quả khảo sát ý kiến 7 chuyên gia về tính khả thi của đề tài về các TN liên hệ đời sống và giáo án sử dụng TN liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh. Bảng 3.4. Khảo sát ý kiến của chuyên gia về hệ thống TN liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh TT Nhận định Mức độ Điểm Thứ bậc 73 1 2 3 4 5 trung bình 1 Các TN đảm bảo tính khoa học. 0 0 1 2 4 4.43 2 2 Các TN thể hiện rõ kiến thức môn học cần đạt được 0 1 0 3 3 4.14 4 3 Hóa chất, dụng cụ TN gắn liền với cuộc sống hằng ngày. 0 0 2 1 4 4.29 3 4 Các thao tác tiến hành TN đơn giản, dễ thực hiện 0 0 0 3 4 4.57 1 5 Các câu hỏi, bài tập sau TN phù hợp để củng cố kiến thức cho HS. 0 0 0 5 2 4.29 3 6 Các hoạt động tổ chức TN phù hợp để nâng cao khả năng tiếng Anh cho HS. 0 1 1 4 1 3.71 5 7 Các TN dễ chuẩn bị, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, giảng 0 0 0 4 3 4.43 2 74 dạy thực tế hiện nay Bảng 3.5. Khảo sát ý kiến của chuyên gia về giáo án sử dụng TN liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh. Nhận định Mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Nội dung giáo án đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục 0 0 1 4 2 4.14 3 2 Nội dung giáo án đảm bảo tính hệ thống, bố cục nội dung và làm rõ nội dung trọng tâm 0 0 0 5 2 4.29 2 3 Nội dung giáo án đảm bảo thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn của nội dung giáo án 0 0 2 1 4 4.29 2 4 Giáo án sử dụng PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học 0 0 0 5 2 4.29 2 5 Các TN được sử dụng trong giáo án phù hợp với nội dung bài học. 0 0 0 2 5 4.71 1 75 6 Các TN được sử dụng trong giáo án giúp HS tích cực chủ động; hiểu bài và hứng thú học tập, nắm trọng tâm, biết vận dụng kiến thức và kĩ năng mà mục tiêu bài dạy đặt ra. 0 0 3 0 4 4.14 3 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm 3.6.1. Kết quả bài kiểm tra cuối thực nghiệm Kết quả bảng số liệu 3.2 kết hợp đồ thị thể hiện số HS trả lời đúng câu hỏi từng câu của bài kiểm tra có thể rút ra nhận xét đa số các câu hỏi liên quan đến TN HS đều trả lời đúng nhiều hơn các câu hỏi không liên quan đến TN. Trong các câu hỏi TN, số HS trả lời đúng đều đạt từ 66,67% trở lên mỗi câu, đặc biệt câu hỏi TN số 4 (Khi giấm phản ứng với bột nở, nhiệt độ của môi trường xung thay đổi như thế nào?) có nhiều HS trả lời đúng nhất với 90,48% HS. Các câu hỏi TN số 1,2 (Màu sắc của nước bắp cải tím sẽ thay đổi như thế nào khi cho vào nước chanh, thuốc tẩy) cũng có số HS trả lời đúng cao với 85,71%. Câu hỏi 6 (Phản ứng giữa lon coca-cola và NaOH có phải là phản ứng thu nhiệt không?) có tỉ lệ HS trả lời đạt tỉ lệ thấp nhất (66,67%) cho thấy một số HS còn chưa nắm rõ khái niệm thu nhiệt (endothermic) và tỏa nhiệt (exothermic) từ đó cần có sự điều chỉnh hoạt động dạy học hợp lí để HS có thể phân biệt được 2 khái niệm này. Trong các câu hỏi lý thuyết, số HS trả lời đúng đạt từ 47,61% trở lên ở mỗi câu hỏi, đa số thấp hơn so với các câu hỏi thí nghiệm. Câu hỏi 3 (Trong các câu trả lời sau, đâu không phải là tính chất đặc trưng của axít?) có tỉ lệ HS trả lời đúng cao nhất (85,71%), tuy nhiên các câu hỏi còn lại tỉ lệ trả lời đúng chỉ đạt 61,90% trở xuống cho thấy đối với những câu hỏi lý thuyết HS chưa thực sự nắm vững kiến thức. 76 3.6.2. Ý kiến khảo sát của học sinh Kết quả bảng số liệu 3.3 cho thấy tất cả các đánh giá đều đạt trên 4 điểm (trong thang 5 bậc). Đặc biệt nhận định “Tiết dạy sử dụng TN Hóa học liên hệ đời sống tạo nhiều hứng thú học tập hơn so với tiết dạy không sử dụng” đạt kết quả cao nhất (4,62 điểm) cho thấy việc sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh đã đem lại hiệu quả cho tiết dạy, giúp HS mong muốn học tập, tìm hiểu về Hóa học hơn. Bên cạnh đó, các nhận định “Thí nghiệm thu hút, hiện tượng rõ ràng” và “Các bước tiến hành thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện” cũng đều đạt kết quả cao (4,52 và 4,57 điểm). Khảo sát ý kiến HS sau quá trình TN, đa số HS cho rằng các TN rất vui, thú vị và hấp dẫn, các em được làm những TN thực tế, hữu ích cho cuộc sống mà các em chưa từng được làm trước đây. Các TN giúp các em hiểu rõ hơn về Hóa học, không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn. Nhiều HS nhận xét từ khi sử dụng các TN xen lẫn tiết học, môn Hóa trở nên thú vị hơn và các HS mong muốn sẽ được tham gia nhiều TN hấp dẫn như vậy trong các giờ học tiếp theo. Hình 3.2. Chia sẻ của HS về tiết dạy sử dụng TN liên hệ đời sống 77 3.6.3. Ý kiến chuyên gia Qua quá trình khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã tổng kết các ý kiến về tính khả thi của các TN liên hệ đời sống và các giáo án có sử dụng TN liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh như sau: - Về hệ thống TN liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh. Các đánh giá của mỗi nhận định tương đối khả quan, đa số các nhận định được chuyên gia đánh giá đạt từ 4 điểm ( trong thang điểm 5 ) trở lên. Cụ thể nhận định “Các thao tác tiến hành TN đơn giản, dễ thực hiện” được đánh giá cao nhất (4,57/5). Bên cạnh đó các nhận định “Các TN đảm bảo tính khoa học”, “Các TN dễ chuẩn bị, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, giảng dạy thực tế hiện nay” cũng nhận được đánh giá cao (4,43/5) . Từ các nhận định trên có thể nhận xét việc sử dụng các TN liên hệ đời sống hằng ngày vào trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh nói riêng và dạy Hóa nói chung đem lại hiệu quả trong việc củng cố kiến thức của HS đồng thời việc chuẩn bị TN cũng không quá khó khăn, phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay. Tuy nhiên nhận định “Các hoạt động tổ chức TN phù hợp để nâng cao khả năng tiếng Anh cho HS” được đánh giá đạt 3,71/5 điểm, thấp hơn so với các nhận định còn lại, có thể lý giải do các hoạt động TN chưa khai thác được cơ hội để HS rèn luyện các kĩ năng tiếng Anh, đây là điều mà đề tài cần khắc phục và hoàn thiện hơn. - Về giáo án sử dụng TN liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh. Các đánh giá của mỗi nhận định đều đạt từ 4/5 điểm trở lên. Trong đó các nhận định “Các TN được sử dụng trong giáo án phù hợp với nội dung bài học”, “Giáo án sử dụng PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học”, “Nội dung giáo án đảm bảo tính hệ thống, bố cục nội dung và làm rõ nội dung trọng tâm” được 100% các chuyên gia đánh giá đạt 4 điểm trở lên. Đặc biệt, nhận định “Các TN được sử dụng trong giáo án phù hợp với nội dung bài học” được đánh giá cao nhất (4,71/5) cho thấy việc sử dụng các TN liên hệ đời sống vào trong bài dạy hoàn toàn khả thi và vẫn đảm bảo được kiến thức của bài học. 78 3.6.4. Ý kiến giáo viên thực nghiệm và quan sát tình hình lớp học Qua quá trình thực nghiệm với 3 giáo án, cùng với khảo sát ý kiến của HS về những tiết học sử dụng TN Hóa học liên hệ với thực tế, chúng tôi rút ra một số nhận xét về thái độ học tập của HS như sau: đa số HS đều hào hứng với các hoạt động dạy học có sử dụng TN liên hệ thực tế. Tiết học diễn ra thuận lợi, HS có thái độ hợp tác tích cực với GV, hoàn thành các nhiệm vụ học tập GV yêu cầu. Tuy nhiên, một số HS còn thụ động và không chủ động xung phong. Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi ý kiến với GV thực nghiệm về các tiết thực nghiệm và nhận được kết quả phản hồi khá tích cực. Về các TN liên hệ đời sống được sử dụng trong quá trình thực nghiệm được đánh giá là hay, các kiến thức từ các TN này có ích, giúp HS hiểu bài hơn. Các câu hỏi, bài tập hỗ trợ TN giúp củng cố kiến thức cho HS. Trong các tiết thực nghiệm, thái độ học tập của HS tích cực hơn. HS thích học, chăm chú nghe giảng và tham gia các hoạt động TN nhiệt tình. HS cũng hiểu bài hơn và hoàn thành tốt bài kiểm tra cuối quá trình. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số điểm cần lưu ý khi dạy các tiết có sử dụng TN nói riêng và các tiết học Hóa học bằng tiếng Anh nói chung cần chú ý cách quản lí lớp, ngôn ngữ lớp học phù hợp, giám sát quá trình học của HS để đảm bảo các em tiếp thu kiến thức thuận lợi. Qua quá trình thực nghiệm đề tài, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh đã đem lại một số thành công nhất định giúp HS có hứng thú hơn trong giờ học từ đó góp phần giúp các em học tốt hơn và tăng hiệu quả của tiết dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi cần phải xây dựng các thí nghiệm hoàn thiện hơn và thiết kế các hoạt động dạy học nâng cao khả năng ngoại ngữ cho HS hiệu quả hơn. 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong giới hạn về thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau 1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Tìm hiểu và trình bày sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu bao gồm một số văn bản của bộ GD & ĐT có liên quan việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh cũng như các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học về việc sử dụng TN trong dạy học Hóa học và dạy học khoa học nói chung và Hóa học nói riêng bằng tiếng Anh 1.2. Thiết kế các TN liên hệ cuộc sống hằng ngày và một số bộ hồ sơ bài dạy phục vụ việc dạy Hóa bằng tiếng Anh. - Đề xuất những nguyên tắc, các bước trong quy trình thiết kế TN hóa học liên hệ đời sống. - Thiết kế 18 TN liên hệ đời sống thuộc 5 chủ đề bao gồm TN biểu diễn của GV và TN của HS - Thiết kế 3 bộ hồ sơ bài dạy có sử dụng TN liên hệ đời sống thuộc 3 bài học: Axít là gì? Sự thay đổi năng lượng trong phản ứng Hóa học, Nhôm. Trong đó, mỗi bộ hồ sơ đảm bảo các thành phần: giáo án, bài trình chiếu, phiếu học tập và các TN. Các hồ sơ bài dạy đã thiết kế có vận dụng các bước của mô hình 5-E, đảm bảo theo định hướng CLIL. 1.3. Thực nghiệm sư phạm Sau khi hoàn thành việc thiết kế các bộ hồ sơ bài dạy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với 29 HS của lớp 11A12 học Hóa bằng tiếng Anh tại trường THPT Hùng Vương. Vì số lượng HS không nhiều nên chúng tôi thực nghiệm với 3 hồ sơ bài dạy đã thiết kế. Chúng tôi đã áp dụng các phương pháp 80 quan sát thái độ học tập của HS trong giờ giảng; kiểm tra kiến thức cuối quá trình và khảo sát ý kiến HS qua phiếu hỏi. Kết quả thực nghiệm cho thấy đa số HS có hứng thú hơn với tiết học có sử dụng TN liên hệ đời sống, kết quả kiểm tra kiến thức của thể hiện, đa số HS hiểu bài và làm bài tốt. Nhiều HS nhận xét tiết học có sử dụng thí nghiệm rất thú vị và hấp dẫn, các em mong muốn có thêm những tiết học như vậy nữa, bên cạnh đó khi trao đổi với GV thực nghiệm cũng nhận được phản hồi tốt về mức độ hào hứng và tích cực của HS trong tiết học có sử dụng TN. Việc khảo sát ý kiến chuyên gia cũng đem lại kết quả khả quan, các chuyên gia đánh giá cao tính khoa học, phù hợp của TN trong tiết dạy học Hóa học bằng tiếng Anh. 2. Kiến nghị Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với các trường ĐHSP - Tích cực đào tạo đội ngũ GV trẻ trong tương lai có khả năng giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh với vốn từ vựng chuyên ngành tốt. - Mở các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học để SV tiếp cận các định hướng, PPDH mới. - Tạo điều kiện, hỗ trợ cho giảng viên và SV có thể tham gia các chương trình tập huấn về giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh. - Khuyến khích SV trong việc ứng dụng kiến thức thực tế vào việc xây dựng bài dạy, thiết kế nhiều TN bổ ích, hấp dẫn hơn. 2.2. Đối với các trường THPT - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS có môi trường dạy học Hóa học chuyên nghiệp hơn, có thể tiến hành các TN thực tế. - Tạo điều kiện, hỗ trợ GV và HS nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. - Mở rộng các lớp tăng cường tiếng Anh và tạo điều kiện, khuyến khích HS tham gia lớp học. 2.3. Đối với GV và SV sư phạm 81 - Không ngừng sáng tạo, tìm hiểu và ứng dụng nhiều TN bổ ích, thực tế vào bài học. - Nhận thức tính thiết yếu của tiếng Anh nói chung và việc dạy học các môn học bằng tiếng Anh nói riêng từ đó không ngừng học hỏi, phát triển năng lực, phẩm chất để đào tạo nên những thế hệ tương lai tài giỏi. 3. Hướng phát triển của đề tài Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện việc dạy tích hợp các môn tự nhiên và tiếng Anh ở bậc tiểu học, trong giai đoạn tiếp theo sẽ tiến tới dạy tích hợp ở bậc trung học, đề tài có thể áp dụng và phát triển xây dựng thí nghiệm Hóa học liên hệ đời sống cho chương trình tích hợp này. Bên cạnh đó hiện nay, cấu trúc đề thi Trung học Phổ thông Quốc gia đang có định hướng thay đổi tăng số câu hỏi liên quan đến thí nghiệm, các hiện tượng trong cuộc sống, tự nhiên và giảm số câu hỏi bài tập tính toánDựa vào định hướng trên, đề tài có thể phát triển hệ thống các thí nghiệm liên hệ đời sống sử dụng trong chương trình phổ thông Việt Nam. Trên đây là toàn bộ đề tài chúng tôi thực hiện được trong khoảng thời gian năm học 2015-2016. Hy vọng kết quả của đề tài sẽ tạo nguồn tài liệu tham khảo cho SV và GV trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh nói riêng cũng như dạy học Hóa học nói chung. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bổ sung vào công trình nghiên cứu và hoàn thiện hơn cho các công trình tiếp theo. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Trịnh Văn Biều (2010), Các PPDH hiệu quả, ĐHSP TP. HCM. 2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP. HCM. 4. Trịnh Văn Biều, Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân (2005), Thực hành TN PPDH Hóa học, ĐHSP TP. HCM. 5. Trần Thị Công Danh (2013), Thiết kế giáo trình hỗ trợ việc tự học tiếng Anh dành cho GV dạy Hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết - định luật - khái niệm cơ bản, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. HCM. 6. Đào Thị Hoàng Hoa (2014), Dạy học Hóa học bằng tiếng Anh theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ, ĐHSP TP. HCM. 7. Đỗ Anh Khuê (2014), Thiết kế bộ hồ sơ bài dạy theo mô hình 5-E phục vụ việc dạy Hóa học bằng tiếng Anh chương trình Cambridge IGCSE phần Hóa học hữu cơ”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. HCM. 8. Nguyễn Thị Trúc Nguyên (2014), Nghiên cứu PPDH Hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT (áp dụng chương trình Hóa học 11), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐH Vinh. 9. Đỗ Thị Bích Ngọc (2009), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức- kĩ năng thí nghiệm trong chương trình Hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP. HCM. 10. Lê Xuân Minh Nhị, Nguyễn Minh Tài (2011), Thiết kế ebook hỗ trợ việc tự học Anh văn chuyên ngành học phần 2 cho sinh viên khoa Hóa-ĐHSP TP. HCM, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. HCM 11. Nguyễn Thị Trúc Phương (2010), Sử dụng TN Hóa học để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho HS lớp 11 THPT”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP. HCM. 12. Nguyễn Thị Ngọc Phương (2012), Thiết kế e-book các bài thực hành TN Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP. HCM 13. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2008), TN Hóa học ở Trường Phổ Thông, NXB Khoa Học Kỹ Thuật. 83 14. Mai Thủy Tiên (2013), Thiết kế ebook tự học Hóa học bằng tiếng Anh học phần Hóa hữu cơ dành cho GV Hóa học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. HCM 15. Phạm Ngọc Thủy (2012), Thiết kế và sử dụng TN Hóa học kích thích tư duy nhằm gây hứng thú trong dạy học Hóa học ở trường Phổ thông, ĐHSP TP.HCM. 16. Nguyễn Xuân Trường, (2013), Hóa học 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo 17. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mẫu Quyền (2015), Hóa học 11, bộ Giáo dục và Đào tạo. 18. Nguyễn Xuân Trường (2013), Hóa học 12, bộ Giáo dục và Đào tạo. 19. Võ Phương Uyên (2009), Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học lớp 10,11 trường Trung học Phổ thông tỉnh Đăk Lăk, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP. HCM 20. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”, 2008 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 – 2020”, 2010. 22. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH, 2013 23. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH, 2014 Tài liệu tiếng Anh 24. American Chemical Society (2012), ACS Guilines and Recommendations for the Teaching of High School Chemistry. 25. American Chemical Society (2011), Middle School Chemistry. 26. Bentley, K. (2010). The TKT Course CLIL. Ernst Klett Sprachen. 27. Bentley, K. (2010). The TKT Course CLIL Module. Cambridge University Press. 28. Bentley, K. (2010). The teaching knowledge test course: CLIL Module. 29. Boston, C. (2002). The Concept of Formative Assessment. ERIC Digest. 30. Black, P., & William, D. (1998). Inside the Black Box Assessment. Education Phi Delta. 31. Black, P., & Wiliam, D. (2009). Developing the theory of formative assessment. Educational Assessment, Evaluation and Accountability (formerly: Journal of Personnel Evaluation in Education), 21(1), 5-31. 84 32. Bybee, R. W., Taylor, J. A., Gardner, A., Van Scotter, P., Powell, J. C., Westbrook, A., & Landes, N. (2006). The BSCS 5E instructional model: Origins and effectiveness. Colorado Springs, CO: BSCS, 5, 88-98. 33. Bybee, R. W. (2009). The BSCS 5E instructional model and 21st century skills. National Academies Board on Science Education. Available online at concord. org/share/Bybee_21st_Century_Paper. pdf. 34. Clark, I. (2011). Formative Assessment: Policy, Perspectives and Practice.Florida Journal of Educational Administration & Policy, 4(2), 158-180. 35. Coyle, D. (2007). Content and language integrated learning: Towards a connected research agenda for CLIL pedagogies. International Journal of Bilingual Education and Bilingualism, 10(5), 543-562. 36. Cristina Isabel Pavisic (2011), CLIL Teaching: An Opportunity to Teach Chemistry, International Conference “ICT for Language Learning” 4th edition. 37. Edexel IGCSE Chemistry Revision Notes (2008), IGCSE Chemistry Triple Award Revision Guide. 38. Mehisto, P., Marsh, D., & Frigols, M. J. (2008). Uncovering Clil. China: Macmillan Publishers Limited. 39. Nicol, D. J., & Macfarlane‐Dick, D. (2006). Formative assessment and self‐ regulated learning: A model and seven principles of good feedback practice. Studies in higher education, 31(2), 199-218. 40. Norris, R. (2015). Cambridge IGCSE® Chemistry Revision Guide. Cambridge University Press. 41. Pérez Vidal, C., & Grup, L. I. E. C. (2009). 'To CLIL or not to CLIL...': tot construint un projecte per a l'Europa Multilingüe. Taula rodona internacional sobre programes AICLE. 42. Richard Harwood and Ian Lodge (2014), Cambridge IGCSE Chemistry Course book third edition, Cambridge. 43. Richard Harwood and Ian Lodge (2014), Cambridge IGCSE Chemistry Course book fourth edition, Cambridge. 44. Shaffer, C. (2007). Teaching Science to English-as-a-Seond-Language Students. 45. Taras, M. (2005). Assessment–summative and formative–some theoretical reflections. British Journal of Educational Studies, 53(4), 466-478. 85 46. University of Cambridge (2012), Cambridge International A&AS level Chemistry Syllabus code 9701. 47. University of Cambridge (2007), Teaching Science through English- a CLIL approach, Cambridge. Các trang web 48. https://www.azwestern.edu/academic_services/instruction/assessment/resourc es/downloads/formative%20and_sum mative_assessment.pdf 49. 50. 51. 52. 53. ntations/Formative_Assessment_EMU. pdf 54. tieng-anh-64786.html 55. 56. approach-for-the-future 57. https://www.teachingenglish.org.uk/article/clil-a-lesson-framework 58. 59.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_thi_nghiem_lien_he_doi_song_trong_day_hoc_hoa_hoc_bang_tieng_anh_3601.pdf
Luận văn liên quan