Dựa trên những kết quả của đề tài mang lại nếu có thời gian và điều kiện, chúng tôi
sẽ phát triển đề tài bằng cách xây dựng hệ thống BGĐT cho cả chương trình Hóa học của
cấp THPT hoặc xây dựng website về hệ thống BGĐT Hóa học, trong đó có tài liệu hướng
dẫn sử dụng BGĐT kết hợp với các PPDH tích cực và tài liệu tự học của HS thích hợp
với nội dung của từng bài dạy để nhằm phát huy tối đa những tính năng của BGĐT trong
cả chương trình Hóa học ở cấp THPT
96 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn Hóa học 12 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa chất cần thiết natri, kali, liti, bình khí oxi
và bình khí clo trong màn hình công cụ Part Library chọn Chemiscals và
kéo ra ngoài màn hình soạn thảo.
Hình 2.11. Hóa chất thí nghiệm
Để gọn màn hình, chúng tôi để tất cả hóa chất vào khay bằng cách vào
Part Library/ Presentation/Part Tray và nhấp chuột trái vào các lọ hóa
chất cho vào từng ô của khay.
Để đặt tiêu đề nhấp chuột trái vào Part Library chọn Presentation/ Text
và kéo ra màn hình soạn thảo, ghi nội dung.
Hoàn tất chúng tôi “save” lại và được mô phỏng như sau:
Hình 2.12. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim
Tương tự trong trang kim loại kiềm tác dụng với axit, chúng tôi thực
hiện mô phỏng như sau:
46
Hình 2.13. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với axit
Cuối cùng, mở Powerpoint chọn phần cần liên kết với mô phỏng và
“hyperlink” tới file chứa mô phỏng.
+ Phần tóm tắt kiến thức sử dụng phần mềm MindManager 9.1 vẽ bản đồ tư
duy.
Khởi động phần mềm: File New New Blank Map.
Hình 2.14. Giao diện phần mềm MindManager 9.1
Tạo Map mới:
47
Hình 2.15. Hướng dẫn tạo Main Topic
Hình 2.16. Hướng dẫn điền nội dung vào Topic
Tƣơng tự tạo
Subopic (con
của Subopic)
Tạo Main Topic (con của Central
Topic) bằng cách : Chọn chuột
trái vào Central Topic insert
Topic
Tạo Subopic (con của Main Topic)
bằng cách : Chọn chuột trái vào
SubTopic insert Subtopic
Chọn vào :
(+) : đóng lại (thu gọn)
(-) : mở ra (mở rộng)
Chọn chuột trái vào đối
tƣợng cần đặt tên hoặc
đổi tên điền tên vào
đối tƣợng đó.
48
Hình 2.17. Hướng dẫn chèn, xóa icon cho Topic và Subtopic
Hình 2.18. Hướng dẫn tạo ghi chú
Tháo bỏ icon : chọn chuột
phải đối tượng chọn
Remove
Chọn chuột trái vào đối
tượng cần chèn Notes
Insert Notes.
Ghi nội dung cần ghi chú vào
Topic Notes.
( Nội dung ghi chú được thể
hiện khi chọn chuột trái và )
Chọn chuột trái vào đối tượng
chọn mục Library chọn icon.
49
Hình 2.19. Hướng dẫn hiệu chỉnh hình dạng, màu sắc cho Topic hay Subtopic
Sau khi thực hiện các bước trên chúng tôi có được bảng tóm tắt kiến
thức như sau:
Hình 2.20. Sơ đồ tư duy bài kim loại kiềm
Cuối cùng, chúng tôi mở Powerpoint chọn phần cần liên kết với sơ đồ tư duy và
“hyperlink” tới file chứa sơ đồ.
+ Bài tập củng cố chúng tôi thiết kế 4 câu hỏi trắc nghiệm và trò chơi ô chữ, sử
dụng phần mềm Violet 1.7
Khởi động phần mềm Violet 1.7
Chọn chuột trái vào đối tượng
Home chọn:
Topic Shape: hình dạng.
Fill Color: màu nền.
Line Color: màu viền.
50
Hình 2.21. Giao diện phần mềm Violet 1.7
Vào menu Nội dung → Thêm đề mục, màn hình nhập liệu đầu tiên sẽ xuất
hiện, nhập tên Chủ đề: “Củng cố” và tên Mục:”Trắc nghiệm”, chọn loại
màn hình hiển thị là Bài tập trắc nghiệm, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, màn hình
nhập liệu cho loại bài tập trắc nghiệm sẽ hiện ra.
Hình 2.22. Giao diện nhập liệu câu hỏi trắc nghiệm
51
Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương
án thì nhấn vào nút “-”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút “Đồng ý” sẽ được
màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:
Hình 2.23. Câu hỏi trắc nghiệm
Chúng tôi làm các bước tương tự đối với 3 câu hỏi trắc nghiệm kế tiếp.
+ Thiết kế trò chơi ô chữ: khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô
chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang.
Câu hỏi hàng dọc: Năm 1807, nhà vật lý kiêm Hóa học người Anh điều chế
được K và Na ở dạng tinh khiết khi điện phân NaOH nóng chảy và KOH nóng
chảy. Ông là ai ?
Các câu hỏi hàng ngang:
1. Điện phân muối NaCl nóng chảy, giữa hai điện cực có ............bằng thép.
2. Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong............
3. Cho 10,6 gam cacbonat của kim loại R hóa trị I tác dụng với một lượng dư
dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 22,35 gam muối. Kim loại R là :
4. Để điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp điện phân nào ?
Các câu trả lời hàng ngang lần lƣợt là:
1. vách ngăn; 2. Dầu hỏa; 3. natri; 4. nóng chảy.
52
Chữ ở cột dọc là: Davy
Ta lần lượt nhập bốn câu hỏi và bốn câu trả lời trong đề bài vào các hộp
nhập liệu. Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu
tiên.
Hình 2.24. Giao diện tạo trò chơi ô chữ
Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi
giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng
vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau:
Hình 2.25. Trò chơi ô chữ
53
Tiếp theo chọn biểu tượng để đóng gói và lưu bài tập ở dạng
.exe.
Sau đó, chúng tôi mở Powerpoint chọn trang củng cố cần liên kết phần mềm
và “hyperlink” tới file chứa.
2.2.6. Lập kế hoạch bài dạy chi tiết: kế hoạch bài dạy chúng tôi đưa vào đĩa CD
kèm theo đề tài.
Chúng tôi vừa trình bày về cách thiết kế bài “Kim loại kiềm” là một trong những
BGĐT của hệ thống BGĐT có tích hợp phần mềm mà chúng tôi đã thiết kế.
Nội dung chi tiết của các BGĐT trong hệ thống BGĐT có tích hợp phần mềm tích
cực, hiện đại này được chúng tôi đưa vào đĩa CD kèm theo đề tài.
2.3. Giới thiệu hệ thống các BGĐT Hóa học 12 Nâng cao có tích hợp PMDH
Chúng tôi chọn hệ thống những bài sau để thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH:
- Chƣơng 1. Este – Lipit
+ Bài 1: Este
+ Bài 2: Lipit
+ Bài 3: Chất giặt rửa
- Chƣơng 2. Cacbohiđrat
+ Bài 5: Glucozơ
+ Bài 6: Saccarozơ
+ Bài 7: Tinh bột
+ Bài 8: Xenlulozơ
- Chƣơng 3. Amin – amino axit – Protein
+ Bài 11: Amin
+ Bài 13: Peptit và protein
- Chƣơng 4. Polime và vật liệu polime
+ Bài 17: Vật liệu polime
- Chƣơng 5. Đại cƣơng về kim loại
+ Bài 20: Dãy điện hóa của kim loại
+ Bài 22: Sự điện phân
54
+ Bài 23: Sự ăn mòn kim loại
+ Bài 24: Điều chế kim loại
- Chƣơng 6. Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm
+ Bài 28: Kim loại kiềm
+ Bài 29: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
+ Bài 30: Kim loại kiềm thổ
+ Bài 31: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
+ Bài 33: Nhôm
+ Bài 35: Luyện tập : Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Chƣơng 7. Crom – Sắt – Đồng
+ Bài 38: Crom
+ Bài 39: Một số hợp chất của crom
+ Bài 40: Sắt
+ Bài 41: Một số hợp chất của sắt
- Chƣơng 8. Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ dung dịch
+ Bài 48: Nhận biết một số cation trong dung dịch
- Chƣơng 9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng
+ Bài 58: Hóa học và vấn đề môi trường
55
Chƣơng III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả khi sử dụng BGĐT trong DHHH cụ thể là
Hóa học 12 nâng cao tại trường THPT Thạnh Đông – Châu Thành – Kiên Giang.
- Từ kết quả thực nghiệm trên, khẳng định sự cần thiết và hướng đi của đề tài là
đúng đắn.
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng các phương pháp sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Tìm kiếm, đọc, tổng hợp, phân tích các tài
liệu có liên quan đến đề tài.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm
Điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của trường, về trình độ của lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng (học lực của học kì I nói chung và điểm trung bình môn Hóa học nói riêng,
hạnh kiểm,), về ý kiến GV bộ môn (kinh nghiệm giảng dạy các tiết học bằng BGĐT,
nhận xét về hệ thống BGĐT khi tiến hành thực nghiệm).
+ Chọn bài, xây dựng giáo án, lên lớp, thiết kế phiếu điều tra
Chúng tôi đã tiến hành trao đổi với GV trực tiếp giảng dạy và tham khảo các GV
của tổ bộ môn về các việc sau:
Lựa chọn giáo án trong dạy học.
Bài 11. Amin - Lớp 12 chương trình nâng cao.
Bài 28. Kim loại kiềm - Lớp 12 chương trình nâng cao.
Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - Lớp 12 chương
trình nâng cao
Bài 30. Kim loại kiềm thổ - Lớp 12 chương trình nâng cao.
Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ - Lớp 12
chương trình nâng cao
56
Xây dựng giáo án trong dạy học: Đối với lớp ĐC sử dụng giáo án dạy học
thông thường. Còn lớp TN sử dụng giáo án dạy học có sử dụng BGĐT có tích
hợp các PMDH.
Tiến hành giảng dạy ở giáo án đã thiết kế ở cặp lớp ĐC và lớp TN.
Tiến hành kiểm tra 15’ sau khi dạy xong mỗi bài học. Nội dung bài kiểm tra và
đáp án chúng tôi để ở phần phụ lục.
- Phƣơng pháp thực toán học xử lý số liệu
+ Thu thập kết quả thực nghiệm.
+ Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu. Phân tích, hệ thống, tổng hợp và rút
ra kết luận.
3.3. Nội dung thực nghiệm
Thực hiện các bước điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của trường, về HS, về GV
trước khi tiến hành giảng dạy.
Thiết kế và phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến, thái độ của HS về tiết học môn Hóa
học có sử dụng BGĐT.
Tiến hành giảng dạy các BGĐT trên ở những cặp lớp thực nghiệm – đối chứng
khác nhau. Mỗi lớp thực nghiệm phải có số lượng HS gần bằng nhau và có đầu vào như
nhau. Ở lớp thực nghiệm sẽ được học BGĐT đã thiết kế, còn lớp đối chứng thì được học
giáo án thông thường (không sử dụng BGĐT, chỉ dùng phương pháp truyền thống như
thuyết trình, đàm thoại).
Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá kiến thức của HS có được sau mỗi tiết. Tiến hành
kiểm tra và thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả về mặt định tính lẫn định lượng để so
sánh hiệu quả giảng dạy giữa các cặp lớp thực nghiệm – đối chứng.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở hai học kì, học kì I từ ngày 01/09/2012
đến ngày 10/09/2012, học kì II từ ngày 15/02/2013 đến ngày 25/03/2013.
3.4. Đối tƣợng thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm:
57
HS của 2 lớp thuộc khối 12 trường THPT Thạnh Đông (huyện Tân Hiệp, tỉnh
Kiên Giang) gồm: có 1 cặp lớp thực nghiệm – đối chứng là lớp 12TN3 (lớp thực nghiệm)
và 12TN1 (lớp đối chứng).
Mỗi cặp lớp thực nghiệm – đối chứng đều có trình độ tương đương nhau, có số HS
chênh lệch nhau không đáng kể và đều học cùng tiến độ chương trình ở sách giáo khoa
Hóa học lớp 12 chương trình nâng cao.
Bảng 3.1. Bảng các lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp Trƣờng Ngƣời dạy Sĩ số
TN 12TN3 THPT Thạnh Đông Thầy Hoàng Ngọc Thạch 40
ĐC 12TN1 THPT Thạnh Đông Thầy Hoàng Ngọc Thạch 39
3.5. Tiến hành thực nghiệm
3.5.1. Điều tra cơ bản
Trước khi dạy các tiết học bằng hệ thống BGĐT đã thiết kế, chúng tôi đã tiến hành
điều tra một số vấn đề cơ bản để đảm bảo sự thành công của các tiết học.
a. Điều tra về cơ sở vật chất
Trên thực tế về điều kiện cơ sở vật chất trường thực nghiệm: trường có 3 phòng
dùng riêng cho tiết học có sử dụng BGĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng
dạy.
Sau khi điều tra vấn đề phòng học có máy chiếu, cần tìm hiểu xem các thiết bị như
máy tính, máy chiếu, micro trong phòng có bị hư hỏng hay thiếu sót gì không nhằm khắc
phục trước.
b. Điều tra về HS
Trong quá trình dạy học, HS là trung tâm quyết định sự thành công của tiết dạy,
cho nên việc điều tra để nắm rõ những thông tin về vấn đề học tập của HS là vô cùng
quan trọng. Vì vậy, cần điều tra một số vấn đề sau:
+ Về chương trình học (cơ bản hay nâng cao), tiến độ bài học tại thời điểm thực
nghiệm.
58
+ Về học lực của HS: điều tra về học lực của HS trong cả học kì I nói chung và bộ
môn Hóa học nói riêng, từ đó xác định phần trăm HS yếu - kém, trung bình, khá - giỏi
đưa ra mặt bằng chung về kiến thức của các lớp thực nghiệm và đối chứng để thiết kế các
hoạt động, hệ thống câu hỏi, các kiến thức cần truyền đạt sao cho phù hợp với khả năng
tiếp thu của HS.
+ Về nguồn tài liệu học tập của HS: Trường hợp HS đã có sẵn tài liệu trước của
GV bộ môn thì cần soạn nội dung bài giảng bám sát vào tài liệu đó để HS dễ theo kịp tiến
độ bài giảng, mà không phải lúng túng với cách học mới đồng thời đảm bảo cho HS ghi
bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
c. Điều tra GV: để học hỏi các kinh nghiệm khi dạy học bằng BGĐT, cũng
như bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn
3.5.2. Chuẩn bị cho tiết lên lớp
- Soạn 5 BGĐT có tích hợp các PMDH, gồm các bài đã nêu ở trên.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Chuẩn bị các thiết bị như máy chiếu, máy vi tính
3.5.3. Tiến hành giảng dạy và thu thập kết quả
Chúng tôi giảng dạy 5 bài nêu trên bằng BGĐT trong hệ thống BGĐT có sử dụng
các PMDH đã thiết kế.
Trong quá trình giảng dạy, tiến hành quan sát lớp học về thái độ, tình cảm và tinh
thần học tập của HS khi tiếp thu bài mới ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, sau đó
ghi cụ thể vào nhật kí giảng dạy của mỗi tiết.
Sau mỗi tiết thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra 15 phút để khảo sát
hiệu quả của mỗi bài dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương ứng, sau đó tiến hành
chấm điểm và xử lý số liệu bằng thống kê toán học để đánh giá hiệu quả về mặt định
lượng.
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả thực nghiệm định tính
Trong quá trình giảng dạy 5 BGĐT đã thiết kế, thầy Hoàng Ngọc Thạch đã quan
sát và ghi nhận thái độ của HS so với các tiết học khác, thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa
59
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, so với lớp đối chứng thì không khí lớp thực nghiệm
sinh động hơn, đa số HS đều hứng thú với tiết học, tập trung tìm hiểu bài và điều đáng
mừng là đa số HS lớp thực nghiệm hăng hái xung phong trả lời phần bài tập củng cố còn
đối với lớp đối chứng thì GV phải yêu cầu ngẫu nhiên bằng cách gọi tên HS để trả lời câu
hỏi phần bài tập củng cố. Tuy lớp thực nghiệm vẫn còn vài HS thụ động nhưng so với lớp
đối chứng thì không đáng kể.
3.6.2. Kết quả thực nghiệm định lƣợng
a. Thống kê và xử lí số liệu các bài kiểm tra [3],[8]
Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học như sau:
- Lập bảng phân phối tần số, phân loại, tần suất, tần suất lũy tích.
+ Bảng phân phối tần số: số HS có được điểm tương ứng với 1 đơn vị điểm xi.
+ Bảng phân loại: liệt kê tất cả các loại điểm trên một cột (hay hàng) và phần
trăm số HS thuộc phân loại ấy được liệt kê ở cột (hay hàng) thứ 2, gọi là tần số.
+ Bảng phân phối tần suất: liệt kê số phần trăm HS đạt đơn vị điểm xi.
+ Bảng phân phối tần suất lũy tích: liệt kê số phần trăm HS đạt đơn vị điểm xi
trở xuống.
- Vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích, đồ thị đường lũy
tích giúp thuận lợi cho việc so sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC.
- Tính các tham số đặc trưng
+ Trung bình cộng: là điểm “cân bằng” trong một tập hợp dữ liệu. Điểm trung
bình phần nào có thể cho phép đánh giá xem hiệu quả giảng dạy ở lớp nào cao
hơn. Nhưng không thể chỉ dựa vào điểm trung bình cộng mà còn dựa vào các
tham số khác.
k
i i
i=1
n x
X =
n
với: ni là tần số của các giá trị xi
n là số HS thực nghiệm
60
+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của
các số liệu quanh giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn phản ánh sự dao động của số
liệu quanh giá trị trung bình cộng. độ lệch chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít
phân tán.
2 2
i i i i2
n x x n x x
S S
n 1 n 1
+ Sai số tiêu chuẩn m tức là khoảng sai số của điểm trung bình. Sai số càng
nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.
S
m =
n
+ Hệ số biến thiên V :
S
V = .100%
X
Khi 2 bảng số liệu của 2 nhóm có giá trị X tương đương thì căn cứ vào
giá trị độ lệch chuẩn S, nhóm có S nhỏ là nhóm có chất lượng tốt hơn.
Khi 2 bảng số liệu của 2 nhóm có X khác nhau thì so sánh giá trị của V.
Nhóm có giá trị V nhỏ là nhóm có chất lượng đồng đều hơn.
b. Kết quả thực nghiệm
61
Bảng 3.2. Bảng phân phối kết quả kiểm tra.
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số HS
Bài
11
TN
12TN3 0 0 0 1 0 3 7 5 16 6 2 40
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 1 6 8 6 15 2 38
Bài
28
TN
12TN3 0 0 0 0 0 0 3 7 18 10 2 40
ĐC
12TN1 0 0 0 0 1 3 7 5 14 8 1 39
Bài
29
TN
12TN3 0 0 0 0 0 1 6 9 11 10 1 38
ĐC
12TN1 0 0 0 1 5 6 8 10 6 3 0 39
Bài
30
TN
12TN3 0 0 0 0 0 0 0 1 3 22 14 40
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 1 3 5 6 6 18 39
Bài
31
TN
12TN3 0 0 0 0 0 1 4 7 7 12 8 39
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 0 2 8 17 9 3 39
62
Bảng 3.3. Phân loại kết quả kiểm tra.
Điểm
Yếu-kém (%)
0đ-4đ
TB (%)
5đ-6đ
Khá (%)
7đ-8đ
Giỏi (%)
9đ-10đ
Tổng (%)
Bài
11
TN
12TN3 2.50 25 52.50 20 100
ĐC
12TN1 0 18.42 36.84 44.74 100
Bài
28
TN
12TN3 0 7.50 62.50 30 100
ĐC
12TN1 2.56 25.64 48.72 23.08 100
Bài
29
TN
12TN3 0 18.42 52.63 28.95 100
ĐC
12TN1 15.38 35.90 41.03 7.69 100
Bài
30
TN
12TN3 0 0 10 90 100
ĐC
12TN1 0 10.26 28.21 61.53 100
Bài
31
TN
12TN3 0 12.82 35.90 51.28 100
ĐC
12TN1 0 5.13 61.10 33.77 100
63
Đồ thị phân loại điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm-đối chứng
Hình 3.1. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Amin” (bài 11) của lớp thực nghiệm-
đối chứng
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Kim loại kiềm” (bài 28) của lớp thực
nghiệm-đối chứng
0
10
20
30
40
50
60
yếu-kém
(%)
TB (%)
Khá (%)
Giỏi (%)
TN
ĐC
0
10
20
30
40
50
60
70
yếu-kém
(%)
TB (%)
Khá (%)
Giỏi (%)
TN
ĐC
64
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Một số hợp chất quan trọng của kim
loại kiềm” (bài 29) của lớp thực nghiệm-đối chứng
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Kim loại kiềm thổ” (bài 30) của lớp
thực nghiệm-đối chứng
0
10
20
30
40
50
60
yếu-kém
(%)
TB (%)
Khá (%)
Giỏi (%)
TN
ĐC
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
yếu-kém
(%)
TB (%)
Khá (%)
Giỏi (%)
TN
ĐC
65
Hình 3.5. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Một số hợp chất quan trọng của kim
loại kiềm thổ” (bài 31) của lớp thực nghiệm-đối chứng
Bảng 3.4. Phân phối tần suất kết quả kiểm tra
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
Bài
11
TN
12TN3 0 0 0 2.5 0 7.5 17.5 12.5 40 15 5 100
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 2.6 15.8 21.1 15.8 39.5 5.2 100
Bài
28
TN
12TN3 0 0 0 0 0 0 7.5 17.5 45 25 5 100
ĐC
12TN1 0 0 0 0 2.6 7.7 17.9 12.8 35.9 20.5 2.6 100
Bài
29
TN
12TN3 0 0 0 0 0 2.6 15.8 23.7 28.9 26.3 2.7 100
ĐC
12TN1 0 0 0 2.6 12.8 15.4 20.5 25.6 15.4 7.7 0 100
0
10
20
30
40
50
60
70
yếu-kém
(%)
TB (%)
Khá (%)
Giỏi (%)
TN
ĐC
66
Bài
30
TN
12TN3 0 0 0 0 0 0 0 2.5 7.5 55 35 100
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 2.6 7.7 12.8 15.4 15.4 46.1 100
Bài
31
TN
12TN3 0 0 0 0 0 2.6 10.3 17.9 17.9 30.8 20.5 100
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 0 5.1 20.5 43.6 23.1 7.7 100
Bảng 3.5. Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bài
11
TN
12TN3 0 0 0 2.5 2.5 10 27.5 40 80 95 100
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 2.6 18.4 39.5 55.3 94.8 100
Bài
28
TN
12TN3 0 0 0 0 0 0 7.5 25 70 95 100
ĐC
12TN1 0 0 0 0 2.6 10.3 28.2 41 76.9 97.4 100
Bài
29
TN
12TN3 0 0 0 0 0 2.6 18.4 42.1 71 97.3 100
ĐC
12TN1 0 0 0 2.6 15.4 30.8 51.3 76.9 92.3 100 100
Bài
30
TN
12TN3 0 0 0 0 0 0 0 2.5 10 65 100
12TN1 0 0 0 0 0 2.6 10.3 23.1 38.5 53.9 100
67
ĐC
Bài
31
TN
12TN3 0 0 0 0 0 2.6 12.9 30.8 48.7 79.5 100
ĐC
12TN1 0 0 0 0 0 0 5.1 25.6 69.2 92.3 100
Đồ thị đƣờng lũy tích
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 11 “Amin”
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
%
H
ọ
c
si
n
h
đ
ạ
t
đ
iể
m
x
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
Điểm
TN
ĐC
68
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 28 “Kim loại kiềm”
Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 29 “Một số hợp chất quan trọng của kim
loại kiềm”
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
%
H
ọ
c
si
n
h
đ
ạ
t
đ
iể
m
x
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
Điểm
TN
ĐC
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10%
H
ọ
c
si
n
h
đ
ạ
t
đ
iể
m
x
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
Điểm
TN
ĐC
69
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 30 “Kim loại kiềm thổ”
Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 31 “Một số hợp chất quan trọng của kim
loại kiềm thổ”
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
%
H
ọ
c
si
n
h
đ
ạ
t
đ
iể
m
x
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
Điểm
TN
ĐC
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
%
H
ọ
c
si
n
h
đ
ạ
t
đ
iể
m
x
i
tr
ở
x
u
ố
n
g
Điểm
TN
ĐC
70
Bảng 3.6. Điểm trung bình cộng lớp thực nghiệm – đối chứng
Lớp
Bài
Lớp thực nghiệm
12TN3
Lớp đối chứng
12TN1
Bài 11 7.425 7.895
Bài 28 8.025 7.436
Bài 29 7.684 6.308
Bài 30 9.225 8.718
Bài 31 8.256 8.077
Bảng 3.7. Bảng độ lệch tiêu chuẩn
Bài
Lớp thực nghiệm
12TN3
Lớp đối chứng
12TN1
Bài 11 1.464 1.293
Bài 28 0.961 1.392
Bài 29 1.172 1.538
Bài 30 0.689 1.467
Bài 31 1.372 0.971
Bảng 3.8. Bảng hệ số biến thiên
Lớp
Bài
Lớp thực nghiệm
12TN3
Lớp đối chứng
12TN1
Bài 11 19.72 16.38
Bài 28 11.98 18.72
Bài 29 15.25 24.38
Bài 30 7.47 16.83
Bài 31 16.62 12.02
71
Bảng 3.9. Bảng sai số tiêu chuẩn
Bài Lớp
12TN3 12TN1
Bài 11 0.23 0.21
Bài 28 0.15 0.22
Bài 29 0.19 0.25
Bài 30 0.11 0.23
Bài 31 0.22 0.16
c. Nhận xét
- Xét về tỉ lệ HS yếu- kém, trung bình, khá giỏi:
+ Tỉ lệ HS bị điểm yếu kém, trung bình lớp TN nhìn chung nhỏ hơn lớp ĐC.
+ Ngược lại, tỉ lệ HS đạt điểm khá – giỏi nói chung ở lớp TN luôn lớn hơn lớp
ĐC.
- Xét đồ thị đường lũy tích:
Bài 11 đường lũy tích của lớp 12TN3 (TN) nằm ở phía trên bên trái so với đồ
thị đường lũy tích của lớp 12TN1 (ĐC) nhưng sự chênh lệch này không nhiều.
Bài 31 đường lũy tích của lớp 12TN3 (TN) đoạn từ 4 đến 7 nằm ở phía trên bên
trái so với đồ thị đường lũy tích của lớp 12TN1 (ĐC) nhưng sự chênh lệch này không
nhiều , đoạn từ 7 đến 10 nằm ở phía dưới bên phải so với đồ thị đường lũy tích của lớp
12TN1 (ĐC).
Trong cả 3 bài TN (bài 28, bài 29 và bài 30) đồ thị đường lũy tích của lớp
12TN3 (TN) nằm ở phía dưới bên phải so với đồ thị đường lũy tích của lớp 12TN1 (ĐC).
- Xét các giá trị tham số đặc trưng: Theo kết quả thu được ở trên, ta thấy giá trị
điểm trung bình cộng của lớp TN nhìn chung lớn hơn lớp ĐC, đồng thời các giá trị khác
như độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số tiêu chuẩn nhìn chung đều nhỏ hơn. Các
giá trị tham số đặc trưng trên chứng tỏ rằng kết quả học tập của lớp TN đều hơn, tốt hơn
dựa trên độ đáng tin cậy của điểm trung bình.
Tóm lại, dựa vào kết quả về mặt định tính lẫn định lượng nêu trên ta thấy được
tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng các PMDH tích cực, hiện đại để thiết kế
72
BGĐT môn Hóa học. Nếu các PMDH tích cực, hiện đại được tích hợp một cách hiệu quả
vào BGĐT sẽ cho kết quả cao hơn là dạy theo bài giảng truyền thống.
73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã hoàn thành được những công việc sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan vấn đề: các khóa luận, luận văn, tài liệu tham khảo có nội
dung liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
+ Cơ sở lí luận về phương pháp, PTDH: khái niệm, đặc trưng môn Hóa học,
PPDH Hóa học, xu hướng đổi mới PPDH, đổi mới PPDH bằng việc sử dụng các PTDH.
+ Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học: tầm quan trọng của ứng dụng
CNTT, thuận lợi, thách thức khi ứng dụng CNTT trong DHHH.
+ Cơ sở lí thuyết về BGĐT: khái niệm, cấu trúc, yêu cầu của một BGĐT, ưu
điểm, một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT.
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng BGĐT trong DHHH thông qua việc điều tra
39 GV ở 6 trường THPT tại tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa. Từ kết quả điều tra cho thấy
hiện nay việc dạy học bằng BGĐT vẫn còn nhiều khó khăn và chưa phát huy được tối đa
tiềm năng của nó. GV không thường xuyên sử dụng BGĐT vì mất nhiều thời gian cho
việc chuẩn bị, chưa thành thạo tin học. HS chưa biết cách chuẩn bị bài trước ở nhà nên
việc ghi chép còn khó khăn.
1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế hệ thống BGĐT môn Hóa
học theo hƣớng tích hợp các phần mềm
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của BGĐT môn Hóa học với 5 tiêu chuẩn và
16 tiêu chí làm nền tảng cho việc thiết kế BGĐT đạt hiệu quả tốt.
- Nghiên cứu, đề ra 4 dạng BGĐT Hóa học.
- Đã xây dựng quy trình gồm 6 bước để thiết kế BGĐT môn Hóa học theo
hướng tích hợp các PMDH.
- Nghiên cứu, sử dụng 7 PMDH tích hợp vào phần mềm Microsoft Powerpoint
để thiết kế hệ thống BGĐT.
1.3. Thiết kế hệ thống 26 BGĐT có tích hợp 7 PMDH
74
- Dạng bài về khái niệm, định luật, học thuyết: 4 bài
- Dạng bài về chất, nguyên tố: 18 bài
- Dạng bài về sản xuất Hóa học: 3 bài
- Dạng bài về luyện tập, ôn tập: 1 bài
1.4. Tiến hành TN sƣ phạm trong năm học 2012 – 2013
- Đã thực nghiệm sư phạm 5 BGĐT ở trường THPT Thạnh Đông với 1 cặp
lớp TN - ĐC (số HS lớp thực nghiệm là 40, đối chứng là 30).
- Cho HS ở các lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra 15 phút sau các tiết học. Sau
đó, chúng tôi tiến hành xử lí và phân tích kết quả định lượng.
- Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở 2 học kì, học kì I từ ngày 01/09/2012
đến ngày 10/09/2012, học kì II từ 15/02/2013 đến ngày 25/03/2013. Kết quả thực nghiệm
đã chứng minh tính hiệu quả và tính khả thi của các bài giảng được thiết kế.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, từ việc thiết kế hệ thống
BGĐT và kết quả của quá trình thực nghiệm, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT vào ngành giáo dục. Cần có sự đầu
tư thỏa đáng cho giáo dục: ngân sách, cơ sở vật chất và trang thiết bị, PTDH hiện đại
tạo điều kiện cho việc dạy và việc học đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho GV về ứng dụng CNTT
trong giảng dạy .
2.2. Đối với trƣờng THPT
Các trường THPT nên khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để GV có thể đưa
những ứng dụng mới của CNTT vào dạy học, tận dụng được nguồn cơ sở vật chất sẵn có,
tránh tình trạng trang bị những thiết bị nghe nhìn hiện đại nhưng lại hạn chế sử dụng, gây
lãng phí.
Tổ chức hội thảo, tập huấn cho GV để việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngày
càng phát triển rộng rãi và đạt được hiệu quả cao.
2.3. Đối với GV
75
Các GV trong cùng tổ bộ môn nên hỗ trợ cho nhau trong chuyên môn cũng như
trong kĩ thuật thiết kế BGĐT.
Ngoài kiến thức chuyên môn, người GV hiện nay cũng cần trau dồi thêm về khả
năng ngoại ngữ và tin học để tiếp cận được những thành tựu mới của các ngành khoa học
– kĩ thuật trên thế giới, áp dụng CNTT vào thực tiễn giảng dạy ở trường PT.
Khi dạy học bằng BGĐT, GV nên phát phiếu học tập và yêu cầu HS chuẩn bị trước
ở nhà. Để khuyến khích HS phát huy tính tích cực trong học tập, mỗi GV nên có thêm
một cột điểm đánh giá sự tích cực đóng góp của HS cho các tiết học nói chung. Đồng
thời, đề thi nên tăng cường những câu hỏi bắt HS phải tư duy độc lập, tránh hiện tượng
“học vẹt, học tủ” như hiện nay.
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Dựa trên những kết quả của đề tài mang lại nếu có thời gian và điều kiện, chúng tôi
sẽ phát triển đề tài bằng cách xây dựng hệ thống BGĐT cho cả chương trình Hóa học của
cấp THPT hoặc xây dựng website về hệ thống BGĐT Hóa học, trong đó có tài liệu hướng
dẫn sử dụng BGĐT kết hợp với các PPDH tích cực và tài liệu tự học của HS thích hợp
với nội dung của từng bài dạy để nhằm phát huy tối đa những tính năng của BGĐT trong
cả chương trình Hóa học ở cấp THPT.
Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc ứng
dụng CNTT đối với môn Hóa học ở trường PT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá
trình dạy học. Những kết quả thu được của khóa luận chỉ là kết quả hết sức nhỏ bé so với
quy mô rộng lớn, phức tạp của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tế đặt ra. Chúng tôi
rất mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của các thầy cô nhằm bổ sung và
hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Anh, Một vài đề xuất về việc thiết kế xây dựng bài giảng điện tử. Truy lục
22/01/2013, từ Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá - trường Đại học Nha trang:
www.ntu.edu.vn.
2. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, Bộ GD và ĐT
ĐHSP Tp.HCM.
3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB
ĐHSP Tp.HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP
Tp.HCM.
5. Trịnh Văn Biều, Trang Thị Lân, Phạm Ngọc Thủy (2008), Tư liệu dạy học về bảng hệ
thống tuần hoàn và các nguyên tố hóa học, NXB ĐHSP Tp.HCM.
6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2012), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học
2012-2013 số 5289/BGDĐT-GDTrH ngày 16/08/2012.
7. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học Sư
phạm.
8. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB
Giáo dục.
9. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương
pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông. Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển
giáo dục Trung học phổ thông.
10. Đại học quốc gia Hà Nội (31/3/2010), Hướng dẫn xây dựng bài giảng điện tử ở Đại
học quốc gia Hà Nội. Truy lục 22/01/2013, từ www.vnu.edu.vn.
11. Lê Văn Đắc (2/3/2010). Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử Elearning của sở GDĐT
Lâm đồng. Truy lục 27/10/2012, từ
quy/tieuchidanhgiabaigiangdientuelearningthamkhao.
12. Vũ Lê Khánh Hà (2008), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash 8.0 mô phỏng một số
thí nghiệm và thiết kế BGĐT môn Hóa học lớp 10 chương Halogen và Oxi – Lưu huỳnh ở
trường THPT, khóa luận tốt nghiệp – Khoa Hóa – Trường ĐHSP Tp.HCM.
77
13. Nguyễn Đức Hiệp, (4/11/2008). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (Đăng
trên tạp chí echip). Truy lục 10/09/2012, từ tạp chí Hóa học và ứng dụng:
14. Lê Văn Huân (5/8/2009). Bài giảng điện tử: Đôi điều căn bản cần biết. Truy lục
16/02/ 2013, từ Nhịp sống học đường:
pham-672/bai-giang-dien-tu--128473.aspx.
15. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại Học Quốc
Gia Hà Nội.
16. Trần Thị Hương – Nguyễn Thị Bích Hạnh – Hồ Văn Liên – Ngô Đình Qua (2009),
Giáo trình Giáo dục học đại cương, ĐHSP Tp.HCM.
17. Cao Cự Giác (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học, NXB Đại
học Sư Phạm.
18. Nguyễn Thị Khoa (2011), Sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện
tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ giáo dục học – Trường
ĐHSP Tp.HCM.
19. Vũ Oanh Kiều (2010), Ứng dụng CNTT thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn hóa học ở trường THCS, luận văn thạc sĩ – Khoa Hóa – Trường
ĐHSP Tp.HCM.
20. Nguyễn Diệu Linh (2012), Thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11 chương
trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ – Khoa Hóa – Trường
ĐHSP Tp.HCM.
21. Vũ Thị Phương Linh (2005), Thiết kế giáo án điện tử chương trình Hóa hữu cơ lớp 11
THPT bằng phần mềm Microsoft PowerPoint, khóa luận tốt nghiệp– Khoa Hóa –
Trường ĐHSP Tp.HCM.
22. Trần Ngọc Mai (2003), Truyện kể 109 nguyên tố hóa học, NXB Giáo dục.
23. Hoàng Nhâm (2006), Hóa học vô cơ tập 2 “Các nguyên tố hóa học điển hình”, NXB
Giáo dục.
24. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan
trọng trong chương trình hóa học phổ thông, ĐHSP Hà Nội.
78
25. Vũ Thị Sáu (2003), Hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua giờ học tác phẩm
tự sự hiện đại, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục.
26. Phan Thiên Thanh (2011), Sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế hệ thống bài
giảng điện tử môn Hóa học lớp 10 nâng cao, khóa luận tốt nghiệp – Khoa Hóa –
trường ĐHSP Tp.HCM.
27. Nguyễn Thị Bích Thảo (2008), Ứng dụng CNTT để thiết kế hệ thống BGĐT, nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học lớp 10 (nâng cao), luận văn thạc sĩ – Khoa
Hóa – Trường ĐHSP Tp.HCM.
28. Nguyễn Hoàng Hương Thảo (2006), Ứng dụng phần mềm Microsoft Flash vào thiết kế
giáo án điện tử môn Hóa học, khóa luận tốt nghiệp – Khoa Hóa – Trường ĐHSP
Tp.HCM.
29. Thạch Trương Thảo. Giáo trình thiết kế bài giảng điện tử. Truy lục 09/10/2012, từ
1.735663.html.
30. Trần Mạnh Thắng (2010), Ứng dụng phần mềm Violet vào việc thiết kế BGĐT Hóa học
THPT, khóa luận tốt nghiệp – Khoa Hóa – Trường ĐHSP Tp.HCM.
31. Nguyễn Thúy Anh Thư (2003), Sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học Hóa học
lớp 10 ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp – Khoa Hóa – Trường ĐHSP Tp.HCM.
32. Phạm Bảo Toàn (2007), Ứng dụng CNTT để thiết kế hệ thống BGĐT và tìm kiếm các tư
liệu hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT, khóa luận tốt
nghiệp – Khoa Hóa – Trường ĐHSP Tp.HCM.
33. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống – Bài tập ứng dụng,
NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
34. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học
Hoá học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
35. Huỳnh Văn Út (2007), Đố vui hóa học, NXB Giáo dục.
36. Lê Huỳnh Vy (2007), Sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế BGĐT chương “Sự điện
li” Hóa học 11 (theo chương trình thí điểm THPT)”, khóa luận tốt nghiệp – Khoa Hóa –
Trường ĐHSP Tp.HCM.
79
PHỤ LỤC
Đề kiểm tra bài 11. Amin
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C A B C D D B C B
Câu 1: Amin bậc II là amin
A. được tạo thành khi thay thế 2 nguyên tử H trong NH3 bằng 2 gốc hiđrocacbon.
B. có 2 nhóm –NH2 trong phân tử.
C. có 2 nhóm –NH2 gắn vào cùng nguyên tử C.
D. có nhóm –NH2 gắn vào cùng nguyên tử C bậc II.
Câu 2: Sở dĩ anilin có lực bazơ yếu hơn NH3 là do
A. nhóm –NH2 còn một cặp electron chưa liên kết.
B. nhóm –NH2 có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electron của nguyên tử N.
C. gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N.
D. phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH3.
Câu 3: Anilin không tác dụng với
A. NH3. B. dung dịch Br2.
C. dung dịch HCl. D. HNO2/HCl (ở 0
o
C – 5oC).
Câu 4: Công thức C3H9N ứng với số đồng phân :
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 5: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ ?
A. (CH3)2NH < CH3NH2 < C6H5NH2 < NH3 B. CH3NH2 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < NH3
C. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH D. CH3NH2 < (CH3)2NH < NH3 < C6H5NH2
Câu 6: Phenol và anilin cùng phản ứng với
A. dung dịch H2SO4. B. dung dịch NaOH.
C. Na. D. dung dịch HNO3 đặc.
Câu 7: Tên thay thế của CH3CH2NHCH3 là
A. propylamin. B. etylmetylamin. C. metyletylamin. D.-Nmetyletanamin.
Câu 8: Cho 4,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là
A. 0,85 gam. B. 8,15 gam. C. 7,65 gam. D. 8,10 gam.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 ; 1,12 lít N2
(các thể tích khí ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức của X là
A. C3H6O. B. C3H5NO3. C. C3H9N. D. C3H7NO2.
Câu 10: Tên gọi nào sau đây không đúng cho hợp chất thơm có công thức C6H5NH2 ?
A. Phenylamin B. N-Metylanilin C. Benzenamin D. Anilin
Bài 28. Kim loại kiềm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A B D A A C D C C B
Câu 1: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng trong dầu hỏa. B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.
C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất. D. Ngâm chúng vào nước.
Câu 2: Cation M
+
có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?
A. Cu
+
B. Na
+
C. Ag
+
D. K
+
Câu 3: Cho 17 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng với nước thu
được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hỗn hợp X gồm
A. K và Rb. B. Li và Na. C. Rb và Cs. D. Na và K.
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1. Nhận xét nào sau đây
không đúng ?
A. X chỉ tác dụng với nước khi đun nóng.
B. X có tính khử mạnh nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì.
C. Trong hợp chất, X chỉ có số oxi hóa +1.
D. X tạo hợp chất X2O2 khi cháy trong khí oxi khô.
Câu 5: Nguyên tử của các kim loại trong nhóm IA khác nhau về
A. cấu hình electron nguyên tử. B. kiểu mạng tinh thể của đơn chất.
C. số oxi hóa của nguyên tử trong hợp chất. D. số electron ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 6: Cho 3 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước. Để trung hòa dung dịch thu
được cần 800ml dung dịch HCl 0,25 M. Kim loại M là
A. Cs B. K C. Li D. Rb
Câu 7: Giải thích nào sau đây không đúng cho kim loại kiềm ?
A. tnc, ts thấp do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kém bền.
B. Mềm do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu .
C. Có cấu tạo rỗng do cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
D. D nhỏ do có bán kính lớn và cấu tạo mạng tinh thể kém bền.
Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào trong đó ion Na+ bị khử thành nguyên tử Na
A.
2 24Na + O 2Na O . B. 2 22Na + 2H O 2NaOH + H .
C. 2 24NaOH 4Na + O + 2H O . D. 2 4 2 4 22Na + H SO Na SO + H .
Câu 9: Kim loại kiềm không được dùng cho trường hợp nào sau đây ?
A. Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp để dùng trong thiết bị báo cháy.
B. Dùng làm chất xúc tác cho nhiều phản ứng hữu cơ.
C. Mạ để bảo vệ kim loại .
D. Chế tạo tế bào quang điện.
Câu 10: Chọn thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm
A. Na – K – Cs – Rb – Li. B. Cs – Rb – K – Na – Li.
C. Li – Na – K – Rb – Cs. D. K – Li – Na – Rb – Cs.
Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D D A A A C B C B
Câu 1: Có thể dùng chất nào sau đây làm thuốc thử để phân biệt dung dịch Na2CO3 và dung dịch NaOH ?
A. dung dịch HCl. B. quì tím. C. Phenolphtalein. D. cả A ,B, C.
Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra
A. sự oxi hóa ion Na+. B. sự oxi hóa phân tử H2O.
C. sự khử ion Na+. D. sự khử phân tử H2O.
Câu 3: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp: ion HCO3
-
trong nước có tính(1), nhưng dung
dịch NaHCO3 có môi trường .(2)..
A. (1): lưỡng tính; (2): axit. B. (1): trung tính; (2): axit.
C. (1): trung tính; (2): kiềm rất yếu. D. (1): lưỡng tính; (2): kiềm rất yếu.
Câu 4: Nước Javen là dung dịch gồm:
A. NaCl và NaClO. B. NaCl và NaClO3. C. NaClO và NaClO3. D. NaClO vàNaClO4.
Câu 5: Trong công nghiệp sản xuất NaOH người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có vách
ngăn giữa 2 cực. Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều NaCl. Để thu được NaOH nguyên chất, người ta
phải:
A. cho dung dịch bay hơi nước nhiều lần, NaCl là chất ít tan hơn NaOH nên kết tinh trước và loại NaCl ra
khỏi dung dịch.
B. cô cạn dung dịch, thu phần rắn rồi đem điện phân nóng chảy để đuổi khí clo bay ra ở catot.
C. cô cạn dung dịch, thu phần rắn rồi đem điện phân nóng chảy để đuổi khí clo bay ra ở anot.
D. cho dung dịch AgNO3 vào để tách Cl
-
, rồi sau đó tinh chế NaOH.
Câu 6: Khi cho 1 mol CO2 dẫn vào 1 mol NaOH thì sản phẩm nào được tạo thành ?
A. NaHCO3. B. NaHCO3, NaOH dư. C. Na2CO3. D. A và B đúng.
Câu 7: Khi cho 2 mol CO2 dẫn vào 3 mol NaOH thì sản phẩm nào được tạo thành ?
A. Na2CO3. B. NaHCO3, NaOH dư. C. A và D đúng. D. NaHCO3.
Câu 8: Điện phân 14,9 gam muối clorua kim loại hóa trị I nóng chảy thu được 2,24 lít khí (đktc) ở anot.
Kim loại đó là:
A. Li. B. K. C. Na. D. Rb.
Câu 9: Công dụng nào sau đây không phải của Na2CO3
A. Sản xuất thủy tinh. B. Sản xuất xà phòng.
C. Nạp vào bia để tạo ra. D. Sản xuất nhiều loại muối quan trọng khác.
Câu 10: Xét các tính chất sau:
Có tính lưỡng tính
Thủy phân cho môi trường axit
Kém bền với nhiệt
Thủy phân cho môi trường kiềm yếu
Tác dụng với bazơ mạnh
Thủy phân cho môi trường kiềm mạnh
Những tính chất không phải của NaHCO3 là
A. 1, 2, 6. B. 2, 6. C. 4, 5, 6. D. 1, 3, 4, 5.
Bài 30. Kim loại kiềm thổ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C D C A B B B A B
Câu 1: Cation M
2+
có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6 là
A. Mg
2+
B. Ca
2+
C. Sr
2+
D. Ba
2+
Câu 2: Cho các kim loại sau: Sr, Ba, Be, Ca, Mg. Dãy các chất xếp theo chiều tăng dần tính khử của các
nguyên tố kim loại là:
A. Sr, Ba, Be, Ca, Mg. B. Be, Ca, Mg, Sr, Ba. C. Be, Mg, Ca, Sr, Ba. D. Ca, Sr, Ba, Be,
Mg.
Câu 3: Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một
quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có:
A. điện tích hạt nhân khác nhau. B. cấu hình electron khác nhau.
C. bán kính nguyên tử khác nhau. D. kiểu mạng tinh thể khác nhau.
Câu 4: Kim loại Ca được điều chế từ phản ứng
A. điện phân dung dịch CaCl2. B. dùng kali tác dụng với dung dịch CaCl2.
C. điện phân CaCl2 nóng chảy. D. nhiệt phân CaCO3.
Câu 5: Kim loại nào khử nước chậm ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng mạnh với hơi nước ở nhiệt độ
cao ?
A. Mg B. Ca C. Sr D. Ba
Câu 6: So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có
A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn. B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
C. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn. D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.
Câu 7: Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực
âm) ?
A. 2+Mg Mg + 2e B. 2+Mg + 2e Mg
C. 22Cl Cl + 2e
D. 2Cl + 2e 2Cl
Câu 8: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các kim loại kiềm thổ ?
A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hóa.
B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa.
C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn.
D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện.
Câu 9: Ứng dụng nào của Mg dưới đây không đúng ?
A. Dùng để chế tạo dây dẫn điện.
B. Dùng để tạo chất chiếu sáng.
C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ.
D. Dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, cần cho công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa, ôtô.
Câu 10: Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp bằng lượng dư dung
dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.
Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
--
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C D D B B B C A A
Câu 1: Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm
thực của nước mưa đối với đá vôi ?
A.
3 2 2 2CaCO + 2HCl CaCl + H O + CO B. 3 2 3 2 2Ca(HCO ) CaCO + H O + CO
C.
3 2 2 3 2CaCO + H O + CO Ca(HCO ) D.
ot
3 2CaCO CaO + CO
Câu 2: Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng ?
A. Mg(NO3)2 B. Mg(OH)2 C. CaSO4 D. CaCO3
Câu 3: Nước cứng không gây tác hại nào dưới đây ?
A. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
D. Gây ngộ độc nước uống.
Câu 4: Khối lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa
0,01 mol Ba(OH)2 là
A. 0,73875 gam. B. 2,95500 gam. C. 1,97000 gam. D. 1,47750 gam.
Câu 5: Theo thuyết Bron – stet, ion nào sau đây (trong dung dịch) có tính lưỡng tính ?
A. OH
-
B. HCO3
-
C. Ca
2+
D. CO3
2-
Câu 6: Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan
những hợp chất nào sau đây ?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2 B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2
C. Mg(HCO3)2, CaCl2 D. MgCl2, CaSO4
Câu 7: Cho các chất : NaCl, NaOH, Na2CO3, HCl. Chất có thể dùng để làm mềm nước cứng là
A. HCl. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 8: Khi cho dung dich Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí thoát ra. B. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
C. kết tủa trắng. D. bọt khí và kết tủa trắng.
Câu 9: Dãy gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cữu là
A. Na2CO3, Na3PO4 B. Na2CO3, HCl
C. Na2SO4, Na2CO3 D. Ca(OH)2, Na2CO3, NaNO3
Câu 10: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước có tính cứng tạm thời ?
A. HCO3
-
, Ca
2+
, Mg
2+
B. Ca
2+
, Mg
2+
, SO4
2-
C. Ca
2+
, Mg
2+
, Cl
-
D. Cl
-
, SO4
2-
, HCO3
-
, Ca
2+
-----------------------------------------------
--------------------------------------------
Phiếu khảo sát
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hiện nay, công nghệ thông tin đang rất phát triển và trở thành phương tiện trợ giúp hiệu
quả cho nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục. Các tiết học sử dụng bài giảng điện tử (BGĐT) ở
các trường phổ thông ngày càng được tăng cường đối với các môn học nói chung và môn Hóa
học nói riêng.
Thông qua phiếu hỏi dưới đây, chúng tôi mong muốn tìm hiểu về việc sử dụng BGĐT
trong giảng dạy môn Hóa học ở các trường phổ thông hiện nay. Rất mong quý thầy cô dành một
ít thời gian quý báu để hoàn thành các câu hỏi sau bằng cách đánh X vào ý kiến mình chọn, nếu
có ý kiến khác quý thầy cô điền vào phần để trống.
Câu 1. Thông tin cá nhân
Giới tính : Nam. Nữ.
Số năm công tác :
Từ 1 đến 5 năm. Từ 6 đến 10 năm. Trên 10 năm.
Các khối lớp đã và đang dạy ? (có thể chọn nhiều phương án)
Khối 10. Khối 11. Khối 12.
Câu 2. Theo quý thầy cô việc sử dụng BGĐT vào dạy học Hóa học là :
Rất cần thiết.
Cần thiết.
Có cũng được, không có cũng được.
Không cần thiết.
Câu 3. Khi tiếp cận với BGĐT quý thầy cô cảm thấy
Khó khăn.
Dễ dàng.
Chưa tiếp cận.
Câu 4. Quý thầy cô có muốn sử dụng BGĐT trong quá trình dạy học của mình
Mong muốn.
Không muốn.
Câu 5. Lý do mà quý thầy cô lựa chọn muốn hoặc không muốn sử dụng BGĐT trong quá trình
dạy học của mình. (có thể chọn nhiều phương án)
Chưa thành thạo.
Ngại.
Khó .
Mất thời gian.
Đạt hiệu quả cao.
Hiệu quả không thay đổi.
Câu 6. Tần suất sử dụng BGĐT trong công việc giảng dạy của quý thầy cô
Luôn luôn.
Thường xuyên.
Thỉnh thoảng.
Không sử dụng.
Câu 7. Quý thầy cô nhận xét như thế nào về các tiết dạy có sử dụng BGĐT ? (có thể chọn nhiều
phương án)
Tổ chức được nhiều hoạt động hơn.
Học sinh hứng thú, tích cực và hiểu bài hơn.
Học sinh chỉ chú ý đến hình ảnh để bàn tán.
Hiệu quả cũng giống như sử dụng bảng đen truyền thống.
Câu 8. Khi sử dụng BGĐT quý thầy cô chọn cách thực hiện nào sau đây ?
Máy chiếu bao gồm tất cả các hoạt động và nội dung bài học, bảng đen là nơi HS hoạt động
(bảng phụ).
Máy chiếu chỉ đơn thuần là bảng phụ hỗ trợ cho bảng đen .
Kết hợp cả máy chiếu và bảng đen làm bảng chính.
Ý kiến khác : ...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Câu 9. Lý do quý thầy cô chọn ý ở câu 8 (có thể chọn nhiều phương án)
Có nhiều thời gian và không gian cho GV và HS hoạt động.
Dễ thiết kế giáo án.
Khó thiết kế giáo án.
Mất thời gian của giáo viên.
Học sinh ghi bài khó.
Câu 10. Mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp sau đây của quý thầy cô là
Phƣơng pháp Mức độ tăng dần từ 1 đến 5
1 2 3 4 5
Thuyết trình
Đàm thoại
Trực quan
Bài tập hóa học
Dạy học bằng hoạt động
Dạy học nêu vấn đề
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THAM GIA CÙNG CHÚNG TÔI
CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE VÀ CÔNG TÁC TỐT
Bảng điểm của các lớp TN
Lớp 12TN3
(Lớp TN)
STT
Họ và tên HS
Bài 11 Bài 28 Bài 29 Bài 30 Bài 31
1 Nguyễn Thị Diệu Ái 7 6 7 8 8
2 Nguyễn Hoàng Tuấn Anh 7 9 7 9 10
3 Nguyễn Tuấn Anh 8 8 9 9
4 Từ Thị Huỳnh Anh 7 9 8 9 6
5 Vũ Thị Ngọc Anh 7 9 7 10 9
6 Phạm Thị Bích 5 7 7 7 8
7 Nguyễn Trần Hoàng Nhã Ca 8 8 5 9 10
8 Lê Huyền Bảo Châu 6 8 7 10 6
9 Vũ Ngô Phương Chuyên 3 6 7 10 9
10 Đinh Thị Dung 9 10 6 9 9
11 Nguyễn Thị Ngọc Dung 5 8 9 9 10
12 Đỗ Thị Thùy Dương 8 8 10 10 9
13 Nguyễn Đức Duy 6 8 8 10 10
14 Trần Thị Mỹ Duyên 8 7 8 9 8
15 Nguyễn Ngọc Quỳnh Giang 8 8 8 9 9
16 Đổ Thanh Hằng 10 9 7 9 9
17 Đoàn Hữu Hòa 6 8 7 8 8
18 Nguyễn Hoàng Gia Huy 8 9 8 10 10
19 Nguyễn Thị Hạnh Huyền 9 7 9 10 6
20 Nguyễn Trường Khang 9 8 9 10 9
21 Nguyễn Thị Thúy Kiều 8 8 9 9 10
22 Nguyễn Thanh Lan 8 8 8 9 8
23 Phạm Thị Ngọc Lan 7 8 6 10 7
24 Nguyễn Thị Liễu 6 9
8 9
25 Đỗ Phạm Phương Linh 9 7 8 9 9
26 Nguyễn Quốc Lượng 8 10 8 9 9
27 Nguyễn Thị Như Mai 6 7 8 10 5
28 Tô Thanh Nam 9 8 9 10 7
29 Nguyễn Thị Yến Nhi 6 6 6 9 7
30 Kim Thị Cẩm Nhung 8 7 8 9 7
31 Hoàng Duy Tân 5 8 6 9 7
32 Phạm Thu Thanh 8 8
9 7
33 Đào Thị Thu Thảo 8 8 8 10 6
34 Bùi Thuần 9 9 9 9 8
35 Nguyễn Thị Ngọc Thùy 6 9 6 9 7
36 Thân Thị Ngọc Trâm 8 9 6 10 9
37 Trần Thị Ngọc Trâm 8 8 9 10 8
38 Phạm Hải Trân 10 9 7 9 9
39 Nguyễn Thanh Tùng 8 7 9 9 10
40 Phạm Thị Mộng Uyên 8 8 9 9 10
Bảng điểm của các lớp đối chứng
Lớp 12TN1
(Lớp đối chứng)
STT Họ và tên HS Bài 11 Bài 28 Bài 29 Bài 30 Bài 31
1 Đinh Quốc Bảo 9 6 5 7 8
2 Lê Thị Phúc Dảng 9 6 5 5 8
3 Nguyễn Kiều Diễm 9 8 7 10 9
4 Hoàng Thị Kim Dung 9 8 8 9 8
5 Bùi Văn Hải 7 9 7 6 8
6 Võ Nguyễn Mỹ Hạnh 7 8 9 10 8
7 Nguyễn Thị Hoa Hậu 7 5 4 8 8
8 Lê Hoàng Thị Hiền 8 8 8 10 9
9 Nguyễn Trung Hiếu 8 7 5 10 10
10 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 9 7 7 10 9
11 Phạm Thị Diễm Hương 9 6 6 9 8
12 Hoàng Duy Huy 7 9 7 9 8
13 Nguyễn Hoàng Khải 10 9 8 10 8
14 Mai Thị Lệ Khanh 9 6 9 8 8
15 Huỳnh Thị Thúy Kiều 6 8 6 7 7
16 Nguyễn Vũ Thu Kiều 9 8 4 10 8
17 Đỗ Phương Liên 9 7 7 10 9
18 Lương Thị Tuyết Nga 8 6 6 10 8
19 Nguyễn Thị Kim Ngân 8 8 6 9 8
20 Nguyễn Đoàn Ánh Ngọc 10 8 6 10 7
21 Nguyễn Minh Nhật 6 8 5 10 8
22 Vũ Tú Nhi 9 8 9 10 9
23 Ngô Văn Nho 7 5 4 9 9
24 Trần Thị Thanh Phượng 6 8 7 10 8
25 Phạm Thanh Quân 8 4 6 10 6
26 Đinh Thị Cẩm Siêu 9 5 8 6 7
27 Cao Nguyễn Hoàng Sơn 9 8 8 10 9
28 Trịnh Minh Tâm 9 6 4 7 7
29 Nguyễn Chí Thành 8 9 7 7 7
30 Đặng Xuân Thảo 7 8 6 10 8
31 Lê Thị Bích Thảo 6 7 7 10 10
32 Nguyễn Hoàng Bích Thu 5 6 7 6 6
33 Vũ Minh Trí 9 9 3 7 7
34 Nguyễn Thị Tuyết Trinh
10 5 8 9
35 Đinh Văn Trung 6 9 4 9 7
36 Lã Thành Trung 7 7 5 8 9
37 Đinh Mạnh Trường 6 9 7 8 8
38 Đinh Thị Thanh Tuyền 7 8 6 8 7
39 Nguyễn Thị Hồng Yến 9 9 8 10 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_03_3373904026_5608.pdf