Khóa luận Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh

Xuất phát từ những tồn tại trên, để giảm áp lực cho hoạt động huy động vốn hiện nay, Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh cần tăng cường phát triển chính sách chăm sóc khách hàng trong dài hạn mà không chỉ chú trọng vào ngắn hạn như hiện nay. Thêm vào đó cần nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng thường xuyên, cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết như tư vấn, nắm bắt tâm lý khách hàng để tạo được sự tin cậy cho khách hàng khi đến giao dịch. Không chỉ quan tâm đến vấn đề con người mà Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh cần đầu tư thêm vào cơ sở vật chất, đặc biệt là đổi mới công nghệ giúp khách hàng giảm bớt thời gian xử lý hồ sơ, cải cách triệt để các thủ tục nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Mặc dù Ngân hàng Vietcombank đã có mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh nhưng tại khu vực cảng Vũng Áng vẫn thiếu những điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của các doanh nghiệp thuộc khu vực đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó cần tiếp cận gần hơn với các nguồn thu dân cư trong vùng có dự án khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương có số lượng lớn, lao động xuất khẩu nước ngoài để thu hút nguồn tiền gửi. Ngoài ra Ngân hàng nên đa dạng hoá dịch vụ tiền gửi với nhiều mức lãi suất hấp dẫn cũng như những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến với Vietcombank ngày càng nhiều hơn.

pdf87 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n để ngân hàng có thể huy động được. Nhưng thực tế tiền gửi của nhóm này có thời gian gửi lớn hơn 1 năm là tương đối thấp. Mặt khác, người dân không thích gửi tiết kiệm thời gian dài do sợ rủi ro về biến động lãi suất, lạm phát. Vì TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 35 vậy, để tăng nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ngân hàng để đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho việc huy động vốn. Nguồn tiền gửi tăng dần qua 3 năm là hoàn toàn hợp lý khi ngày nay ngân hàng đang dần khẳng định vai trò là trung gian thanh toán của nền kinh tế. Chi nhánh thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng, phong phú, dịch vụ thanh toán thẻ được mở rộng, khai thác triệt để: thanh toán lương qua thẻ cho nhân viên, nạp các loại phí qua thẻ Năm 2012, lượng tiền gửi tăng cao là do các cá nhân, tổ chức gửi tiền tiết kiệm nhằm mục đích vừa hưởng tiện ích thanh toán, vừa mang tính chất hưởng tiết kiệm. 2.2.1.2. Tình hình huy động vốn theo loại tiền Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu thực hiện các giao dịch đối với các loại tiền VNĐ, USD, EUR. Huy động vốn từ nguồn tiền ngoại tệ và nội tệ có sự biến động qua các năm và có sự tăng, giảm không đồng đều, nội tệ chiếm tỉ trọng chủ yếu từ 80% - 90% tổng nguồn vốn huy động. Đối với ngoại tệ thì chủ yếu là đồng USD. Ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động thanh toán quốc tế nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ. Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo loại tiền (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị So với năm 2010 Giá trị So với năm 2012 +/- % +/- % Tiền gửi VNĐ 1.294.461 1.425.924 131.463 10,16% 2.324.000 898.076 62,98% Tiền gửi ngoại tệ 440.867 439.532 -1.335 -0,3% 498.000 58.468 13,30% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 36 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền Căn cứ vào bảng 2.2, ta thấy: - Tiền gửi VNĐ: chiếm tỷ trọng khoảng 3/4 tổng nguồn vốn huy động và có sự tăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2011 tăng 131.463 triệu đồng lên mức 1.425.924 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 10,16%. Sang năm 2012, nguồn vốn huy động bằng tiền gửi VNĐ tăng mạnh lên mức 2.324.000 triệu đồng, tăng 898.076 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 62,98%. - Tiền gửi ngoại tệ: Năm 2010, nguồn tiền huy động được bằng ngoại tệ là 440.867 triệu đồng và có giảm nhẹ vào năm 2011 xuống còn 439.532 triệu đồng. Song bước sang năm 2012, số ngoại tệ huy động được tăng lên 498.000 triệu đồng, tương ứng tăng 13,30%. Có thể thấy, năm 2011, công tác huy động ngoại tệ của Vietcombank Hà Tĩnh còn hạn chế khi Hà Tĩnh là một tỉnh có số lượng người xuất khẩu lao động nhiều. Tuy nhiên, năm 2012, công tác huy động ngoại tệ có nhiều khởi sắc khi có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp nước ngoài vì sự ra đời của khu cảng biển Vũng Áng, đồng thời có nguồn tiền ngoại tệ gửi về của những người xuất khẩu nước ngoài. 2.2.1.3. Tình hình huy động vốn theo thời gian TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 37 Nguồn tiền huy động được của ngân hàng được chia theo 2 nguồn: có kỳ hạn và không kỳ hạn. Đối với sản phẩm tiền gửi, khách hàng chủ yếu gửi không kỳ hạn để có thể dễ dàng sử dụng các tiện ích thanh toán. Năm 2012, giá trị huy động tiền gửi tăng nhanh là do số lượng tiền gửi của các doanh nghiệp tăng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện hiệu quả chiến lược khách hàng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ nên số lượng khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh tăng lên. Đối với tiền gửi tiết kiệm, người dân chủ yếu gửi theo kỳ hạn ngắn do khách hàng lo sợ những biến động thất thường. Vì thế, các ngân hàng cạnh tranh nhau liên tục để đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo thời gian (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị So với năm 2010 Giá trị So với năm 2012 +/- % +/- % Tiền gửi không kỳ hạn 220.837 265.952 45.115 20,43% 353.000 87.048 32,73% Tiền gửi có kỳ hạn 1.507.753 1.599.200 91.447 6,07% 2.469.000 869.800 54,39% Phát hành giấy tờ có giá 6.738 304 -6.434 -95,49% - -304 - ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 38 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TG KKH TG CKH Phát hành giấy tờ có giá Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động vốn theo thời gian - Tiền gửi có kỳ hạn: luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, xấp xỉ 85% và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 1.507.753 triệu đồng lên 1.599.200 triệu đồng, tương ứng tăng 91.447 triệu đồng hay tăng 6,07%. Đến năm 2012, lượng tiền gửi này tăng 869.800 triệu đồng lên 2.469.000 triệu đồng, tăng 54,39%. Điều này chứng tỏ rằng ngân hàng đã chú trọng tới hoạt động huy động nguồn vốn có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn giúp ngân hàng kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình. - Tiền gửi không kỳ hạn: Nhìn chung qua 3 năm, nguồn vốn không kỳ hạn có sự tăng trưởng đồng đều. Năm 2011, nguồn vốn này tăng 20,43% so với năm 2010, nâng số tiền huy động từ nguồn vốn không kỳ hạn lên 265.925 triệu đồng. Năm 2012, nguồn vốn không kỳ hạn tiếp tục tăng 32,73% nâng số tiền huy động được từ nguồn vốn này lên mức 353.000 triệu đồng. Việc tăng nguồn vốn không kỳ hạn là nhờ việc ngân hàng thực hiện hiệu quả chiến lược khách hàng, đa dạng hoá các dịch vụ liên quan đến huy động vốn để dần hướng hoạt động kinh doanh thực sự là ngân hàng đa năng. - Phát hành giấy tờ có giá: Trong 3 năm qua, việc phát hành giấy tờ có giá có xu hướng giảm mạnh. Năm 2011 giảm 6.434 triệu đồng, từ 6.738 triệu đồng xuống TR ƯỜ NG Ạ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 39 còn 304 triệu đồng. Sự giảm mạnh được thể hiện rõ rệt trong năm 2012. Năm 2012, ngân hàng không huy động sản phẩm này. Sự tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc giảm lãi suất đầu vào trong khi nguồn vốn có kỳ hạn tăng lên giúp cho nguồn vốn của ngân hàng ổn định hơn. 2.2.2. Hệ thống tài khoản và các chứng từ sử dụng 2.2.2.1. Hệ thống tài khoản sử dụng Hệ thống tài khoản kế toán chi tiết của Ngân hàng TMCP Vietcombank sử dụng đảm bảo đầy đủ các mặt hoạt động của Ngân hàng đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc và quy định của NHNN. Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Vietcombank gồm 13 ký tự, chia thành 4 nhóm, cách nhau bởi dấu gạch ngang và có dạng như sau: AAA- B-CC-DDDDDDD Trong đó: - Nhóm 1: AAA là mã chi nhánh. Mã chi nhánh của Hà Tĩnh là 020 - Nhóm 2: B là mã loại tài khoản ( TKTT, TKTK, TK tiền vay, TK online) - Nhóm 3: CC là loại tiền ( tiền Việt Nam, USD. EUR) - Nhóm 4: DDDDDDD là số tài khoản theo từng loại tiền của khách hàng, do máy nhập ngẫu nhiên. Ngoài 4 con số trong Bảng hệ thống tài khoản hiện hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương còn có một Bảng hệ thống tài khoản riêng cho toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để phục vụ cho chương trình giao dịch trực tuyến trên khắp các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đối với hoạt động huy động vốn, tại Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh đang sử dụng một số tài khoản sau: - TK 110101001: TK Tiền mặt tại quỹ - TK 510205004: TK Trả lãi tiền gửi - TK 430501001: TK Thu phí dịch vụ ngân quỹ - TK 430101001: TK Thu phí dịch vụ chuyển tiền trong nước TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 40 - TK 280202002: TK Thuế GTGT về phí dịch vụ ngân hàng - TK 120101002: TK Tiền gửi thanh toán bù trừ - TK 270101001: TK Các khoản lãi tiền gửi phải trả - TK 220101002: TK Tiền gửi thanh toán của cá nhân trong nước - TK 220202001: TK Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cá nhân dưới 12 tháng - TK 220202002: TK Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cá nhân trên 12 tháng - TK 220102002: TK Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của cá nhân - TK 410101001: TK Thu lãi tiền vay ngắn hạn - TK 410102001: TK Thu lãi tiền vay trung và dài hạn 2.2.2.2. Chứng từ sử dụng Hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hà Tĩnh sử dụng các loại chứng từ tương tự như các ngân hàng khác và phù hợp với quy định chung của NHNN, đồng thời thuận tiện trong công việc kế toán. - Chứng từ tiền mặt: Giấy nộp tiền, Giấy rút tiền, séc tiền mặt. - Chứng từ không dùng tiền mặt: Ủy nhiệm chi - Các loại sổ tiết kiệm Các chứng từ này có liên quan đến việc nộp, lĩnh tiền từ tài khoản khách hàng nên phải đảm bảo tính pháp lý cao, không sử dụng lẫn lộn các loại chứng từ. Một số loại phải bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá như séc, sổ tiết kiệm. 2.2.3. Quy trình kế toán nghiệp vụ huy động vốn 2.2.3.1. Quy trình mở tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh Để mở tài khoản tiền gửi, khách hàng phải gửi tới ngân hàng nơi mở tài khoản các giấy tờ sau: - Đối với khách hàng cá nhân: + Giấy đăng ký mở tài khoản ( theo mẫu quy định của Ngân hàng) do chủ tài khoản ký tên. + Bản đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản. + Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (bản gốc) để đối chiếu. + Số dư tối thiểu để mở tài khoản tiền gửi theo quy định của ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 41 - Đối với khách hàng là tổ chức: + Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu quy định của Ngân hàng) do chủ tài khoản ký tên, đóng dấu, trong đó có ghi đầy đủ các thông tin theo quy định. + Bản đăng ký mẫu chữ ký giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản (theo mẫu quy định của ngân hàng) gồm: Chữ ký của chủ tài khoản, của kế toán trưởng và những người được uỷ quyền ký thay trên các giấy tờ giao dịch với Ngân hàng, mẫu dấu của đơn vị. + Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị. + Số dư tối thiểu để mở tài khoản tiền gửi theo quy định của ngân hàng. Sau khi TTV nhận được hồ sơ mở tài khoản của khách hàng (khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ chức) cùng các giấy tờ liên quan, TTV tiến hành kiểm tra, đối chiếu đảm bảo chính xác thông tin khách hàng. Nếu chấp nhận đề nghị mở tài khoản, TTV nhập các dữ liệu thông tin về khách hàng vào hệ thống, tiến hành mở Hồ sơ khách hàng và tài khoản mà khách hàng yêu cầu, scan mẫu chữ ký và hệ thống sẽ tự động tạo ra một tài khoản khách hàng. Trường hợp từ chối mở tài khoản, Ngân hàng phải nêu rõ lý do cho khách hàng biết. TTV ghi lại số TK của khách hàng lên Giấy đề nghị mở TK, hoàn thành hồ sơ mở tài khoản của khách hàng chuyển cho Trưởng /Phó phòng kiểm tra và ký duyệt. Đối với tài khoản của khách hàng cá nhân, Trưởng/Phó phòng ký duyệt, TTV chuyển trả Giấy hẹn lấy thẻ cho khách hàng, đồng thời lưu Giấy đề nghị mở TK tại Ngân hàng. Sau khi hoàn thành thủ tục mở TK, sau 10 ngày làm việc, khách hàng đem Giấy hẹn lấy thẻ đến Ngân hàng để lấy thẻ. 2.2.3.2. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân a. Chứng từ sử dụng - Giấy nộp tiền - Giấy rút tiền - Bảng kê loại tiền thu b. Quy trình nghiệp vụ và phương pháp hạch toán tiền gửi không kỳ hạn  Nghiệp vụ nộp tiền mặt vào TK TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH Ế - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 42 Ngày 28/02/2013, ông Hồ Sỹ Hải đến Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh để nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán của mình với số tiền là 1.000.000 đồng (số tài khoản của ông Hải là 0201000596087 mở tại Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh). Quy trình nghiệp vụ diễn ra như sau: - Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Giấy nộp tiền và Bảng kê loại tiền thu, sau đó chuyển cho TTV. - TTV kiểm tra chứng từ nộp tiền của khách hàng. - TTV tiến hành thu tiền, kiểm đếm tiền và nhập thông tin vào máy. Máy tính sẽ tự động hạch toán và in lên giấy nộp tiền cả 2 liên. - TTV ký tên lên cả 2 liên của Giấy nộp tiền, trả liên 2 cho khách hàng, liên 1 lưu tại Ngân hàng. Kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, máy tính sẽ tự hạch toán như sau: Nợ TK 110101001: 1.000.000 Có TK 220101002: 1.000.000 Bắt đầu từ cuối ngày 28/02/2013, hệ thống sẽ tự động tính lãi cho TK tiền gửi của khách hàng theo phương pháp tổng tích số. Hệ thống sẽ tự động hạch toán tổng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 43 hợp lãi cộng dồn dự trả hàng ngày. Đến ngày 25/03/2013, lãi sẽ được tự động nhập gốc với mức lãi suất tiền gửi thanh toán là 2%/năm. Cuối ngày, giao dịch trên được thể hiện ở Nhật ký quỹ, đầu ngày hôm sau được đưa vào Liệt kê chứng từ (Phụ lục 10) NHẬT KÝ QUỸ Trang: 1 Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Ngày28/02/2013 07:23:48 Currency Code: VND SoCT ( Huy) Gio Ma GD So Thu So Chi Ma KS . .. . . . 0010 08:32:18 1100 CA CSH DEP *******1.000.000,00 .. . THANH TOÁN VIÊN KIỂM SOÁT VIÊN  Nghiệp vụ chuyển tiền để thanh toán Đối với các giao dịch chuyển tiền để thanh toán giữa những người có tài khoản trên cùng hệ thống Ngân hàng Vietcombank thì hầu hết các giao dịch đều được thực hiện trực tiếp tại máy ATM. Chuyển tiền thanh toán khác hệ thống: Ngày 28/02/2013, Công ty cổ phần xây lắp điện Hà Tĩnh đến ngân hàng yêu cầu chuyển 25.0000.000 đồng từ tài khoản của mình ở ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh ( STK của công ty tại ngân hàng là 0201000000066) sang tài khoản của ông Bùi Đình Sử có TK 3700205115149 mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 44 Quy trình nghiệp vụ diễn ra như sau: - Bà Thanh, đại diện của công ty điền đầy đủ thông tin vào Giấy Uỷ nhiệm chi gồm 2 liên - TTV nhận lại chứng từ và các giấy tờ liên quan, kiểm tra tính chính xác của chứng từ, kiểm tra CMND của cán bộ đi giao dịch, chữ ký trên chứng từ, mẫu dấu của công tycó hợp lệ không. - Nếu thông tin được đảm bảo khớp đúng thì TTV nhập dữ liệu vào máy và tiến hành chuyển khoản cho khách hàng. - Do bà Thanh chuyển khoản khác hệ thống Vietcombank nên sẽ thu phí chuyển khoản. Đối với chuyển khoản khác hệ thống, khác tỉnh, mức phí phải trả là 0,07% số tiền chuyển, chưa bao gồm thuế VAT 10%, tối thiểu là 27.500 đồng. Đối với chuyển khoản khác hệ thống nhưng cùng tỉnh thì mức phí phải trả là 0,01% số tiền chuyển, chưa bao gồm thuế VAT 10%, tối thiểu là 10.000 đồng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 45 Hệ thống tự động hạch toán như sau: Nợ TK 0201000000060: 25.011.000 Có TK 120101002: 25.000.000 Có TK 430501001: 10.000 Có TK 280202001: 1.000  Nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản thanh toán Đối với nghiệp vụ rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thanh toán, khách hàng phải để lại số dư trong tài khoản: đối với khách hàng cá nhân, số dư là 50.000 đồng, còn đối với khách hàng doanh nghiệp là 1.000.000 đồng. Ngày 01/03/2013, bà Phạm Thị Mân đến Ngân hàng rút tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình, số tiền là 1.000.000 đồng. Số tài khoản của bà Mân là 0461004015369 mở tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Dương. Quy trình nghiệp vụ diễn ra như sau: - Bà Mân điền thông tin đầy đủ vào Giấy rút tiền gồm 2 liên, ghi đầy đủ thông tin và sau đó chuyển cho TTV cùng Chứng minh thư nhân dân. - TTV nhập dữ liệu vào máy tính, kiểm tra các thông tin khách hàng cần thiết như số CMND, chữ ký có hợp lệ hay không. Sau đó kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng có đủ để thực hiện giao dịch hay không. Nếu các yêu cầu đều được đảm bảo thì TTV tiến hành thực hiện giao dịch rút tiền cho khách hàng. - TTV tiến hành kiểm đếm lại số tiền, giao cho khách hàng. Máy tính sẽ tự động hạch toán nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán. - Bà Mân nhận tiền và ký vào mục người nhận tiền trên Giấy rút tiền và bảng kê tiền. - TTV ký vào cả 2 liên của Giấy nộp tiền, trả liên 2 cho khách hàng và lưu liên 1 tại Ngân hàng. Do bà Mân mở tài khoản cùng hệ thống Ngân hàng Vietcombank nhưng khác địa bàn nên khi rút tiền tại quầy sẽ mất phí dịch vụ. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 46 Kế toán hạch toán chi tiết như sau: Nợ TK 220101002: 2.011.000 Có TK 110101001: 2.000.000 Có TK 430501001: 10.000 Có TK 280202002: 1.000 Đối với nghiệp vụ nhận tiền do người khác chuyển đến thì quy trình nghiệp vụ và phương pháp hạch toán cũng tương tự như đối với rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán. c. Quy trình nghiệp vụ và phương pháp hạch toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.  Nghiệp vụ nộp tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Ngày 01/03/2013, bà Phan Thị Mai đến ngân hàng yêu cầu gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng số tiền 10.000.000 đồng ( số tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của bà Mai là 0205000146963). Quy trình nghiệp vụ diễn ra tương tự như quy trình nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 47 Kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 110101001: 10.000.000 Có TK 220202001: 10.000.000 Bắt đầu từ cuối ngày 01/03/2013, hệ thống sẽ tự động tính lãi cho tài khoản tiền gửi của bà Mai. Đến ngày 01/04/2013, lãi sẽ được nhập gốc với mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng là 8%/năm.  Nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Ngày 04/03/2013, ông Lê Văn Đức đến Ngân hàng yêu cầu rút hết số dư trong tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 2 tháng là 30.000.000 đồng ( STK của ông tại ngân hàng là 0205000557154). Số tiền này ông Đức đã gửi vào ngân hàng đúng 2 tháng trước. Quy trình nghiệp vụ diễn ra tương tự như rút tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán. Kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 220202001: 30.000.000 Nợ TK 510205004: 400.000 Có TK 110101001: 30.400.000 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 48 (Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 2 tháng tại thời điểm đó là 8%/ năm) Lãi tiền gửi của ông Đức được tính theo công thức sau: Lãi tiền gửi = (Số tiền gửi vào x Lãi suất tiền gửi/tháng) x Thời gian thực gửi Vậy Lãi tiền gửi của ông Đức là: 30.000.000 x 8% x 2 = 400.000 ( đồng) 12 2.2.3.3. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm a. Chứng từ sử dụng - Giấy yêu cầu gửi tiền - Giấy yêu cầu rút tiền - Bảng kê các loại tiền thu b. Quy trình nghiệp vụ và phương pháp hạch toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn  Nghiệp vụ nộp tiền vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn Ngày 28/02/2013, bà Nguyễn Thị Phương Thanh đến ngân hàng yêu cầu trích 15.000.000 đồng từ tài khoản của mình ( STK là 0201000066710) mở tại Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh để chuyển vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng của mình mở tại ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 49 Quy trình nghiệp vụ diễn ra như sau: - Bà Thanh điền đầy đủ thông tin trên Giấy Yêu cầu gửi tiền, sau đó chuyển Giấy yêu cầu gửi tiền cho TTV. - TTV kiểm tra thông tin khách hàng, chữ ký rồi nhập thông tin vào máy. TTV kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng xem có đủ số dư hay không. Sau khi kiểm tra nếu đảm bảo các yêu cầu thì TTV tiến hành chuyển tiền từ TKTT sang sổ tiết kiệm có kỳ hạn cho khách hàng. - TTV và Kiểm soát viên ký vào Giấy yêu cầu gửi tiền. TTV giao liên 2 của Giấy yêu cầu gửi tiền cho khách hàng, liên 1 lưu tại Ngân hàng. Kế toán hạch toán chi tiết như sau: Nợ TK 220101002: 15.000.000 Có TK 220202001: 15.000.000 Bắt đầu từ cuối ngày 28/02/2013, hệ thống sẽ tự động tính lãi cho tài khoản của bà Thanh. Đến ngày 28/03/2013, hệ thống sẽ tự động nhập lãi vào gốc cho tài khoản tiết kiệm của bà Thanh với lãi suất 8%/năm nếu lúc đó bà Thanh không đến rút lãi hoặc không có yêu cầu gì khác đối với ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 50  Nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn  Rút tiền lãi tiết kiệm Ngày 28/2/2013, bà Nguyễn Thị Hoá đến ngân hàng yêu cầu rút tiền lãi từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn của mình, STK là 0205000222098. Số tiền lãi của bà Hoá là 1.377.778 đồng. Quy trình nghiệp vụ diễn ra như sau: - Bà Hoá đến ngân hàng yêu cầu rút tiền lãi từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm. TTV yêu cầu bà Hoá ký và ghi rõ họ tên ở mặt trước của Giấy yêu cầu rút tiền, Sau đó chuyển lại cho TTV cùng CMND. - TTV nhập thông tin vào máy, kiểm tra thông tin khách hàng. Nếu thông tin hợp lệ, TTV sẽ tiến hành làm thủ tục rút tiền lãi cho khách hàng. - TTV tiến hành kiểm đếm lại số tiền và giao cho khách hàng. Máy tính sẽ tự động hạch toán nghiệp vụ rút tiền lãi và in ra Giấy yêu cầu rút tiền. - Bà Hoá ký vào ô khách hàng ký khi nhận đủ tiền ở mặt sau của Giấy yêu cầu rút tiền. Giấy yêu cầu rút tiền được lưu tại ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 51 Kế toán hạch toán chi tiết như sau: Nợ TK 510205004: 1.377.778 Có TK 110101001: 1.377.778 Cuối ngày, giao dịch trên được thể hiện ở Nhật ký quỹ, đầu ngày hôm sau được đưa vào Liệt kê chứng từ (Phụ lục 10) NHẬT KÝ QUỸ Trang: 1 Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Ngày28/02/2013 07:23:48 Currency Code: VND SoCT ( Huy) Gio Ma GD So Thu So Chi Ma KS . .. . . . 0024 09:23:14 4261 FD CSH/BN WDR ON MAT *******1.377.778,00 .. . THANH TOÁN VIÊN KIỂM SOÁT VIÊN  Tất toán sổ tiết kiệm Ngày 04/03/2013, ông Phan Trí đến ngân hàng yêu cầu rút toàn bộ sổ tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng của mình, số tài khoản của ông Trí tại Ngân hàng là 0205000229038. Do khi sổ đến hạn nhưng ông Trí không đến rút nên lãi được nhập gốc và tự động gia hạn thêm kỳ hạn mới đúng bằng kỳ hạn mà ông đã gửi trước đó. Vì vậy, tính đến ngày 04/03, tiền gốc của ông là 80.497.778 đồng. Do ngày đến hạn của sổ là ngày 01/03/2013 nên khi ông Trí đến tất toán sổ thì tiền lãi của 3 ngày quá hạn sẽ được tính lãi không kỳ hạn với lãi suất 2%/năm. Quy trình nghiệp vụ tất toán sổ tiết kiệm có kỳ hạn diễn ra tương tự như đối với quy trình rút lãi sổ tiết kiệm có kỳ hạn.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 52 Kế toán hạch toán chi tiết như sau: Nợ TK 220202001: 80.497.778 Nợ TK 510205004: 13.416 Có TK 110101001: 80.511.194 Số tiền lãi của ông Trí được tính như sau: 80.497.778 x 3 x 2% = 13.416 ( đồng) 12 x 30 c. Quy trình nghiệp vụ và phương pháp hạch toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn  Nghiệp vụ nộp tiền mặt vào TK tiền gửi tiết kiệm Ngày 01/03/2013, ông Phan Văn Lý đến ngân hàng yêu cầu gửi số tiền 30.000.000 đồng vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của mình. STK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ông Lý là 0202004990644. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 53 Quy trình nghiệp vụ diễn ra tương tự như nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng ở phần nội dung tích vào ô “ Không kỳ hạn”. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 110101001: 30.000.000 Có TK 220102002: 30.000.000 Hằng ngày, hệ thống sẽ tự động hạch toán lãi cho tài khoản của ông Lý. Đến ngày 25/03/2012, lãi sẽ tự động nhập gốc với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 2%/năm.  Nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản tiết kiệm Ngày 01/03/2013, anh Trần Huy đến ngân hàng yêu cầu rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, số tiền 50.000.000 đồng. Số tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của anh Huy là 0202000255504. Quy trình nghiệp vụ diễn ra tương tự như rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kế toán tiến hành hạch toán như sau; Nợ TK 220102002: 50.000.000 Có TK 110101001: 50.000.000 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 54 2.2.3.4. Quy trình luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ tiền gửi - Trong ngày, các chứng từ giao dịch của khách hàng được TTV kiểm tra, ký xác nhận, sau đó chuyển cho Kiểm soát viên ký duyệt. - Cuối ngày, TTV kiểm kê quỹ, lập Sổ quỹ và các chứng từ chuyển tiền về kho quỹ như Phiếu giao quỹ Till Out, Phiếu nhận quỹ Till In, bảng kê các loại tiền nộp... - TTV tập hợp các chứng từ gốc, tiến hành in Nhật ký quỹ . Đồng thời TTV tiến hành lập bảng kê tiền tồn quỹ và đối chiếu với Nhật ký quỹ. - TTV tiến hành kiểm tra các nội dung trên chứng từ có đầy đủ thông tin, chữ ký, con dấu hay không. - Sau đó, TTV kiểm tra, đối chiếu các chứng từ phát sinh trong ngày có chính xác về số lượng giao dịch không. Nếu có sai sót thì phải tìm hiểu nguyên nhân và có sự điều chỉnh thích hợp. Sau khi kiểm tra xong, TTV tiến hành in Liệt kê chứng từ, đồng thời nộp lại toàn bộ chứng từ giao dịch phát sinh trong ngày cho Kiểm soát viên. - Sau khi tổng kết giao dịch thì TTV phải tiến hành chuyển tiền về kho quỹ. - Trên tất cả các chứng từ giao dịch trong ngày và cuối ngày đều phải có chữ ký xác nhận của TTV và của Kiểm soát viên. - Kiểm soát viên tiến hành các công việc sau: + Tổng hợp chứng từ của tất cả các TTV, kiểm tra, đối chiếu sự khớp đúng giữa số lượng các chứng từ thực tế với Bảng Liệt kê chứng từ. Nếu có sai sót thì phải kịp thời điều chỉnh. + Kiểm tra lại các nội dung có trong các chứng từ giao dịch như: số tiền, số TK, bút toán hạch toán + Ký kiểm soát trên các chứng từ được in ra từ máy tính. + Sau khi kiểm tra, đối chiếu chính xác thì Kiểm soát viên tiến hành đóng gói chứng từ theo ngày và chuyển cho bộ phận lưu trữ, lưu trữ theo ngày.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 55 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ TĨNH 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới Với gần 10 năm hình thành và phát triển cùng những thành quả đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại, căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh và tình hình thực tế tại địa bàn TP.Hà Tĩnh, Ngân hàng đã đưa ra các mục tiêu cụ thể trong năm 2013 như sau: - Giữ vững và tăng thị phần vốn huy động, nhất là nguồn tiền gửi từ dân cư, trong đó chú trọng tăng trưởng nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Tổng nguồn vốn huy động tăng 20% so với thời điểm 31/12/2012. - Tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng 10% so với thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% so với tổng dư nợ vào cuối năm 2012. - Hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu ngân hàng bán lẻ năm 2013 đề ra. - Giữ vững thị phần thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối trên địa bàn và hoàn thành chỉ tiêu được giao. - Thành lập PGD Vũng Áng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng tại khu kinh tế Vũng Áng. - Triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và tăng cường quảng bá việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu Vietcombank theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Lợi nhuận trước thuế tăng 12% so với năm 2012 Trên cơ sở các mục tiêu đề ra, Ngân hàng có các giải pháp thực hiện chủ yếu, đặc biệt đối với công tác huy động vốn: - Đẩy mạnh công tác huy động vốn, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong năm. Thực hiện nghiêm túc cơ chế lãi suất và các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong công tác huy động vốn. - Tăng cường việc tiếp thị và quảng bá về dịch vụ chuyển tiền quốc tế đối với các gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động để thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm từ lượng kiều hối chuyển về. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 56 - Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, tích cực xử lý các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý, dự phòng rủi ro. - Tăng cường cơ sở vật chất, cán bộ cho các phòng, tổ, nhất là các phòng giao dịch nhằm mở rộng có hiệu quả hoạt động kinh doanh tới mọi đối tượng khách hàng tại các địa bàn trong tỉnh. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc giao khoán các chỉ tiêu kinh doanh tới các phòng, tổ và cán bộ CNV theo hướng tăng tính chủ động cho các phòng, tổ để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra. - Phát động và tổ chức tốt các phòng trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh đã đề ra năm 2013. Hưởng ứng và tích cực tham gia các phong trào thi đua do Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và cấp uỷ, chính quyền địa phương phát động, trong đó tập trung vào việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 3.2. Đánh giá về công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh 3.2.1. Ưu điểm - Cán bộ ngân hàng có thái độ làm việc kỷ luật, nghiêm túc, tinh thần làm việc năng động, cởi mở. - Đối với những giao dịch thuộc hệ thống Vietcombank được thực hiện nhanh chóng trong vòng 05 – 10 phút là giao dịch đã thành công. - Do khối lượng giao dịch mỗi ngày lớn nên để hạn chế rủi ro, theo quy định của Giám đốc chi nhánh, hạn mức giao dịch đối với mỗi TTV là 10.000.000 đồng/ 1lần giao dịch. Với những giao dịch lớn hơn 10.000.000 đồng thì khách hàng sẽ nộp tiền tại quầy ngân quỹ. - Khách hàng đến mở tài khoản tiết kiệm ở Vietcombank sẽ được rút ở bất kỳ phòng giao dịch nào của VCB không mất phí. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. - Tất cả các nghiệp vụ đều được xử lý bằng máy tính nên giảm nhẹ công việc cho TTV, đồng thời hạn chế được các sai sót do sai thông tin khách hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 57 - Các giao dịch thực hiện đều có sự kiểm tra, ký duyệt của Kiểm soát viên trong hạn mức và Trưởng phòng đối với các giao dịch ngoài hạn mức. Điều này đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý, tránh các sai sót, gian lận. - Sau khi khách hàng mở thẻ thì có thể thực hiện ngay các giao dịch. Nếu khách hàng muốn rút tiền mà chưa có thẻ hoặc số tiền quá hạn mức rút ở máy ATM thì khách hàng có thể mang chứng minh thư nhân dân đến rút trực tiếp tại quầy giao dịch. - Đối với nghiệp vụ thanh toán séc ngân hàng thì khách hàng đến rút tiền mặt trực tiếp tại quầy, còn nghiệp vụ uỷ nhiệm chi thì sẽ giao dịch qua chứng từ không dùng tiền mặt trực tiếp. - Vietcombank là ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nên có rất nhiều khách hàng tới giao dịch.Vì thế khối lượng giao dịch ở đây khá lớn, khách hàng đến giao dịch thường xuyên, liên tục và luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ ngân hàng. - Khu vực ngân quỹ được tách biệt với khu vực quầy giao dịch và chỉ cho phép những người có trách nhiệm đến công việc ra vào khu vực. - Đối với những khách hàng có sổ tiết kiệm tại Vietcombank có nhu cầu muốn rút một phần tiền khi chưa đến hạn thì được TTV tư vấn vay bằng việc thế chấp sổ tiết kiệm. Đây là hình thức vừa thoả mãn nhu cầu của khách hàng, vừa tránh cho khách hàng những thiệt hại trong vấn đề tính lãi khi chưa đến hạn. 3.2.2. Nhược điểm - Hiện nay, Ngân hàng Vietcombank vẫn còn thiếu những chính sách chăm sóc khách hàng trong dài hạn. Với sự xuất hiện của nhiều NHTM trên địa bàn tỉnh như Ngân hàng ACB, Techcombank, Sacombank với nhiều chính sách thu hút khách hàng nên thị phần trong thị trường huy động vốn của Ngân hàng Vietcombank có phần giảm. - Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng còn chưa thực sự đa dạng. Đối với chính sách huy động vốn tiết kiệm từ dân cư thì trong ngắn hạn mới chỉ có kỳ hạn 1, 2, 3, 6 và 9 tháng. Trong khi đó những ngân hàng khác trên địa bàn như Ngân hàng Agribank, ACB đều có hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn đa dạng hơn. Đối với công tác huy động dài hạn thì lãi suất của Vietcombank còn chưa thực sự hấp dẫn. Lãi suất TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 58 tiết kiệm kỳ hạn 1 năm của Vietcombank là 10,5%/năm. So sánh đối chiếu thì Agribank là 10,6%/năm, ACB là 10,7%/năm ( lãi cuối kỳ) - Ngoài ra một số khó khăn chủ quan của ngân hàng xuất phát từ nhân tố con người. Một số cán bộ đi khai thác khách hàng còn chưa nắm rõ được tâm lý khách hàng cũng như tư vấn về những tiện ích của các sản phẩm huy động vốn. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng. 3.3. Một số biện pháp cải thiện kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh Xuất phát từ những tồn tại trên, để giảm áp lực cho hoạt động huy động vốn hiện nay, Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh cần tăng cường phát triển chính sách chăm sóc khách hàng trong dài hạn mà không chỉ chú trọng vào ngắn hạn như hiện nay. Thêm vào đó cần nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng thường xuyên, cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết như tư vấn, nắm bắt tâm lý khách hàng để tạo được sự tin cậy cho khách hàng khi đến giao dịch. Không chỉ quan tâm đến vấn đề con người mà Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh cần đầu tư thêm vào cơ sở vật chất, đặc biệt là đổi mới công nghệ giúp khách hàng giảm bớt thời gian xử lý hồ sơ, cải cách triệt để các thủ tục nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Mặc dù Ngân hàng Vietcombank đã có mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh nhưng tại khu vực cảng Vũng Áng vẫn thiếu những điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của các doanh nghiệp thuộc khu vực đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó cần tiếp cận gần hơn với các nguồn thu dân cư trong vùng có dự án khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương có số lượng lớn, lao động xuất khẩu nước ngoài để thu hút nguồn tiền gửi. Ngoài ra Ngân hàng nên đa dạng hoá dịch vụ tiền gửi với nhiều mức lãi suất hấp dẫn cũng như những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến với Vietcombank ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh các giải pháp nhằm thu hút khách hàng đến với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm thì ngân hàng cũng nên chú trọng tới việc huy động vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán. Mặc dù tài khoản thanh toán có tính ổn định thấp nhưng cũng là tài khoản được huy động với mức chi phí thấp nhất. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng thu hút TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 59 khách hàng sử dụng tài khoản này. Để khai thác nhu cầu sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng trên địa bàn, Ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau: - Tổ chức các chương trình khuyến mãi phát hành thẻ trong các dịp lễ kỷ niệm. - Đối với khách hàng đến nhận tiền mặt do người khác chuyển đến qua Chứng minh thư nhân dân, TTV hướng dẫn, thuyết phục khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng vừa tăng thêm tiện ích cho khách hàng, vừa tăng thu nhập cho ngân hàng. - Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn có các khoản thanh toán thường xuyên, ổn định số lượng khách hàngVí dụ như hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn để tiến hành thu học phí, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 60 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Những kết quả đạt được Cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển về mọi mặt, thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Lượng vốn mà đơn vị huy động được tăng trưởng với tốc độ khá cao, góp phần giải quyết được nhu cầu vốn của các cá nhân cũng như của các tổ chức kinh tế trên địa bàn trong thời gian qua. Qua nghiên cứu, tìm hiểu về công tác huy động vốn tại Ngân hàng, đề tài đã thực hiện được 3 nội dung lớn là nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán huy động vốn trong NHTM, tìm hiểu thực trạng kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh và từ đó đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng trong thời gian tới. Với những nội dung đó, đề tài đã đạt được những mục tiêu cụ thể: - Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán huy động vốn trong NHTM thông qua việc trình bày tổng quan về NHTM và các vấn đề liên quan đến kế toán huy động vốn trong NHTM. Trong phần tổng quan cũng đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm, chức năng và các hoạt động chủ yếu của NHTM. - Đề tài cũng đã tìm hiểu được tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh thông qua quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh, những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh. - Từ những kết quả đạt được từ việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề tài đã nêu ra một số ưu, nhược điểm và giải pháp giúp cải thiện tình hình kế toán huy động vốn tại Chi nhánh. 1.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế sau: - Thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài chỉ hạn chế trong thời gian thực tập nên chưa có nhiều cơ hội để hiểu rõ hết các phần hành cũng như thực trạng công tác kế toán tại Chi nhánh. Bên cạnh đó đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi kế toán huy động vốn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh 61 tiền gửi mà chưa có điều kiện để tìm hiểu về các nghiệp vụ huy động vốn từ các hình thức khác. - Nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu còn khá hạn chế và chỉ mang tính tổng quan. - Ngoài ra, do kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cũng như mức độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị Do những hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế nên đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu về kế toán huy động vốn từ tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế. Nếu có điều kiện để có thể phát triển đề tài, tôi sẽ mở rộng phân tích theo các hướng sau: - Phân tích, nghiên cứu tình hình huy động vốn kết hợp với tình hình sử dụng vốn để có thể đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn một cách khách quan nhất. - Mở rộng nghiên cứu kế toán huy động vốn từ các hình thức khác như huy động từ vốn vay, từ phát hành giấy tờ có giá. - Đi sâu tìm hiểu quy trình kế toán đối với các nghiệp vụ tiền gửi của Chi nhánh. Do đề tài mới chỉ dừng lại ở những nghiệp vụ thường xuyên xảy ra, giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt nên chưa thể phản ánh được một cách khách quan về quy trình kế toán các nghiệp vụ huy động vốn tại Chi nhánh. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 2. Lê Tú Anh (2003), Chuyên đề tốt nghiệp “Vai trò của vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại”, lớp Tài chính công, Trường Đại học kinh tế Quốc dân. 3. Lê Trung Thành (2002), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học Đà Lạt. 4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh các năm 2010, 2011, 2012. 5. Trần Thị Nhật Tân (2012), Báo cáo thực tập giữa khoá “Tình hình huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh”, khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương. 6. Th.S Nguyễn Thị Hải Bình, Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại, khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Huế. 7. TS. Trương Thị Hồng (2008), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tài chính. 8. Các bài khoá luận tốt nghiệp của các khoá trước. 9. Các trang web: + www.vietcombank.com + www.webketoan.vn + www.tailieu.vn + www.ketoan.org + www.voer.edu.vn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 1 Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản cá nhân TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 2 Mẫu giấy nộp tiền vào tài khoản TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 3 Mẫu giấy rút tiền từ tài khoản TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 4 Mẫu giấy các loại tiền thu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 5 Mẫu giấy Ủy nhiệm chi TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 6 Mẫu giấy Yêu cầu gửi tiền tiết kiệm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 7 Mẫu giấy Yêu cầu rút tiền từ tài khoản tiết kiệm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 8 Mẫu Sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 9 Mẫu phiếu nhận quỹ Till In và Phiếu giao quỹ Till Out TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC 10 Liệt kê chứng từ và Nhật ký quỹ ngày 28/02/2013 LIỆT KÊ CHỨNG TỪ Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Trang: 1 Ngày28/02/2013 07:25:29 Currency Code: VND SoCT Mo ta GD Ma KS Tinh trang Ma Thu Quy 0001 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0332423 VND VND ACCEPTED 7.000.000,00 7.000.000,00 0002 4133 CTD (001M) DR A/C CR A/C ( FD TRF FR DD ON MAT ) 0-020-1-00-0066701 0-020-5-00-0243780 1764 VND VND ACCEPTED 15.000.000,00 15.000.000,00 0003 1100 CSD RM No DR A/C CR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 0020213022800014 00110101001 0-011-0-00-0884182 00430501001 1764 VND VND VND ACCEPTED 15.011.000,00 15.000.000,00 11.000,00 H747.0001 0004 1110 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-0-00-0052200 VND VND ACCEPTED 3.500.000,00 3.500.000,00 0005 1100 CSD DR A/C CR A/C (CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0239228 1764 VND VND ACCEPTED 10.170.000,00 10.170.000,00 H747.0003 0006 1100CSD RM No DR A/C CR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 0020213022800027 00110101001 0-033-1-00-3839909 00430501001 1764 VND VND VND ACCEPTED 13.011.000,00 13.000.000,00 11.000,00 H747.0004 0007 4261 CSW ( 003M) DR A/C CR A/C ( FD CSH/BN WDR ON MAT) ) 0-020-5-00-0243643 00110101001 VND VND ACCEPTED 6.750.000,00 6.750.000,00 . .. . TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh LIỆT KÊ CHỨNG TỪ Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Trang: 7 Ngày28/02/2013 07:27:59 Currency Code: VND SoCT Mo ta GD Ma KS Tinh trang Ma Thu Quy .. . .. .. . 0091 4100 CSD DR A/C CR A/C ( FD CSD DEP ) 00110101001 0-020-5-00-0255076 1764 VND VND ACCEPTED 50.000.000,00 50.000.000,00 H747.0031 0093 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0484075 VND VND ACCEPTED 2.000.000,00 2.000.000,00 0095 4130 CTD DR A/C CR A/C ( FD TRF FRM SA/CA ) 0-020-1-00-0265235 0-020-5-00-0255081 1764 VND VND ACCEPTED 20.000.000,00 20.000.000,00 0097 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0453064 VND VND ACCEPTED 1.000.000,00 1.000.000,00 0098 4261 CSW (001M) DR A/C CR A/C ( FD CSH/BN WDR ON MAT) 0-020-5-00-0243393 00110101001 VND VND ACCEPTED 1.377.778,00 1.377.778,00 0099 4261 CSW (001M) DR A/C CR A/C ( FD LAST INT PY-CSH/B ) 0-020-5-00-0180005 00110101001 VND VND ACCEPTED 2.300.000,00 2.300.000,00 0101 4100 CSD DR A/C CR A/C ( FD CSH DEP ) 00110101001 0-020-5-00-0255089 1764 VND VND ACCEPTED 100.000.000,00 100.000.000,00 H747.0036 0103 4102 CSD (001M) DR A/C CR A/C ( FD CSH DEP ON MAT ) 00110101001 0-020-5-00-0250356 1764 VND VND ACCEPTED 55.000.000,00 55.000.000,00 H747.0042 0104 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-0-0113885 VND VND ACCEPTED 9.000.000,00 9.000.000,00 .. . . . . .. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh LIỆT KÊ CHỨNG TỪ Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Trang: 12 Ngày28/02/2013 07:30:03 Currency Code: VND SoCT Mo ta GD Ma KS Tinh trang Ma Thu Quy .. .. . .. .. 0171 4100 CSW DR A/C CR A/C ( FE CSH DEP ) 00110101001 0-020-5-0-0255148 1764 VND VND ACCEPTED 40.000.000,00 40.000.000,00 N822.0050 0174 4100 CSD DR A/C CR A/C ( FD CSH DEP ) 00110101001 0-020-5-37-0255150 1764 USD USD ACCEPTED 9.100,00 9.100,00 N822.0051 0176 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0604248 VND VND ACCEPTED 3.500.000,00 3.500.000,00 0177 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0206477 VND VND ACCEPTED 3.500.000,00 3.500.000,00 0178 8392 DD DR A/C CR A/C CR A/C ( RM OW FR DD ) 0-020-1-00-0000060 00120101002 00430101001 1764 VND VND VND ACCEPTED 25.011.000,00 25.000.000,00 11.000,00 0179 8391 RMN DR A/C CR A/C CR A/C ( RM OW FR CSH ) 00110101001 12010100368 00430101001 1764 VND VND VND ACCEPTED 533.000,00 500.000,00 33.000,00 0180 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0562637 VND VND ACCEPTED 7.020.000,00 7.020.000,00 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI H T Ế - HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh LIỆT KÊ CHỨNG TỪ Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Trang: 13 Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Ngày28/02/2013 07:30:28 Currency Code: VND SoCT Mo ta GD Ma KS Tinh trang Ma Thu Quy . .. 0183 1100 CSD DR A/C CR A/C ( CA CSH DEP ) 00110101001 0-020-1-00-0566416 VND VND ACCEPTED 1.480.000,00 1.480.000,00 0184 9004 T/O Atm Out Cash ( TILL OUT ) 1764 VND MENO 197.305.532,00 0185 1630 TRF RM No DR A/C CR A/C ( CA TRF OUT TO CA ) 0020213022800292 0-020-1-00-0002475 0-020-2-00-0013853 VND VND PENDING 196.978,00 196.978,00 0186 1630 TRF RM No DR A/C CR A/C ( CA TRF OUT TO CA ) 0020213022800293 0-020-1-00-0195599 0-020-2-00-0013853 VND VND PENDING 112.124,00 112.124,00 0187 1630 TRF RM No DR A/C CR A/C ( CA TRF OUT TO CA ) 0020213022800292 0-020-1-00-0002475 0-020-2-00-0013853 VND VND PENDING 94.488,00 94.488,00 THANH TOAN VIEN KIEM SOAT VIEN T ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI H T Ế - HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh NHẬT KÝ QUỸ Trang: 1 Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Ngày28/02/2013 07:23:48 Currency Code: VND SoCT ( Huy) Gio Ma GD So Thu So Chi Ma KS 0001 07:07:18 1100 CA CSH DEP ********7.000.000,00 0002 08:14:29 1100 CA CSH DEP ********3.500.000,00 0007 08:25:13 4261 FD CSH/BN WDR ON MAT ********6.750.000,00 0009 08:28:50 5037 LN PAYOFF BY CSH ********5.065.933,00 0010 08:32:18 1100 CA CSH DEP ********1.000.000,00 0011 08:34:24 1100 CA CSH DEP ********6.000.000,00 0013 08:37:12 1100 CA CSH DEP ********* 100.000,00 0015 08:39:48 4261 FD CSH/BN WDR ON MAT ********* 722.844,00 .. .. .. 0021 09:09:06 4261 FD CSH/BN WDR ON MAT ********1.000.000,00 0048 10:40:00 1100 CA CSH DEP *******10.000.000,00 .. . . . .. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh NHẬT KÝ QUỸ Ma CN: VIETCOMBANK HA TINH Ma TTV: 16/ D059 phuong25 Trang: 2 Ngày28/02/2013 07:24:18 Currency Code: VND 0133 15:35:43 1100 CA CSH DEP ********1.400.000,00 0135 15:41:01 1100 CA CSH DEP ********5.000.000,00 . .. . .. 0149 15:57:27 5065 LN AI RPM CSH BN ********3.020.833,00 0164 16:06:11 1100 CA CSH DEP ********4.000.000,00 0176 16:25:39 1100 CA CSH DEP ********3.500.000,00 .. .. .. 0180 16:35:29 1100 CA CSH DEP ********7.020.000,00 0183 16:57:56 1100 CA CSH DEP ********1.480.000,00 0184 17:05:13 9004 TILL OUT N822 ******197.305.532,00 TOTAL ******215.412.599,00 ******215.412.599,00 TON QUY THANH TOAN VIEN KIEM SOAT VIEN TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ SVTH: Lê Thị Hồng Lĩnh PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản cá nhân PHỤ LỤC 2: Mẫu giấy nộp tiền vào tài khoản PHỤ LỤC 3: Mẫu giấy rút tiền từ tài khoản PHỤ LỤC 4: Mẫu giấy các loại tiền thu PHỤ LỤC 5: Mẫu giấy Ủy nhiệm chi PHỤ LỤC 6: Mẫu giấy yêu cầu gửi tiền tiết kiệm PHỤ LỤC 7: Mẫu giấy yêu cầu rút tiền tiết kiệm PHỤ LỤC 8: Mẫu sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn PHỤ LỤC 9: Phiếu nhận quỹ Till In và Phiếu giao quỹ Till Out PHỤ LỤC 10: Liệt kê chứng từ và Nhật ký quỹ ngày 28/02/2012 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfle_thi_ho_ng_li_nh_0189.pdf
Luận văn liên quan