Đối với bản thân người dân tái định cư
Tích cực, chủ động trong làm ăn, mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế.
Gạt bỏ tâm lý tự ti mặc cảm.
Không được bất mãn với cuộc đời và phải có trách nhiệm với chính cuộc sống
của bản thân mình.
Nâng cao hiểu biết, kiến thức về văn hóa, xã hội để hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
2. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
Chú trọng giải quyết việc làm cho người dân đang sinh sống tại các khu định cư.
Thực hiện tốt các chính sách: cho vay vốn tín dụng, xóa nạn mù chữ, dân số -
KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tích cực vận động nguồn vốn tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Nên hoàn tất việc dạy nghề và tìm nghề cho người dân trước khi người dân lên
bờ định cư, đối tượng tham gia học các nghề đa dạng hơn và nên mở các lớp dạy nghề
phù hợpphươ cho phụ nữ, người tàn tật, .
Hợp lý để vận động các bậc phụ huynh cho con em mình đi học đúng tuổi,
đảm bảo tất cả các em đều được đến trường, hạn chế tình trạng các em bỏ học.
Kêu gọi các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục hoạt động để tạo điều kiện cho
người dân được vay vốn mở rộng sản xuất, phục vụ sinh hoạt.
Cần có các lớp tập huấn về tài chính như kĩ năng tiếp kiệm và tiếp cận các
dịch vụ tín dụng dành cho phụ nữ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài chính của hộ.
ĐẠI HỌC KINH
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng đời sống, lao động và việc làm của người dân vạn đò sau khi định cư lên bờ ở phường Kim Long, thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau. Tuy nhiên, nghề nghiệp của cư dân khu định cư mới này vẫn
mang đặc điểm chung là nghề nghiệp không ổn định, bấp bênh.
Để thấy rõ hơn, tôi tiến hành điều tra 345 lao động tương ứng với 60 hộ gia đình
tại tổ 20 thuộc khu vực 6, phường Kim Long. Bảng sau sẽ cho chúng ta thấy được cơ
cấu việc làm của cư dân tái định cư Kim Long phân theo ngành nghề.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 31
Bảng 12: Cơ cấu việc làm của cư dân tái định cư Kim Long
Đơn vị (%)
STT Loại việc làm
15-30
tuổi
31-60
tuổi
Trên
60 tuổi
1 Học sinh-sinh viên 7,25
2 Học nghề 1,45
3 Khai thác cát sạn 2,90 5,51
4 Đánh bắt thủy sản 4,06 0,58
5 Buôn bán nhỏ 4,06 0,58
6 Làm thuê (bốc vác, đổ bê tông, phụ thợ nề,..) 5,51 10,14 1,45
8 Dịch vụ nhỏ (xích lô, xe thồ,, sửa xe,.. ) 2,61 0,87
9 Thêu, uốn tóc, sửa xe 2,32
10 Tiểu thủ công nghiệp 8,99
11 Chạy thuyền du lịch 0,29 1,45
12 Nội trợ, mất sức, 0,87 3,77 0,29
13 Công nhân, nhân viên nhà nước 2,32
14 Thất nghiệp 8,41 3,77
[Nguồn phỏng vấn hộ 2013]
Bảng trên cho thấy rằng sau khi định cư lên bờ định cư khai thác cát sạn không
còn là hoạt động sinh kế quan trọng của các nhiều hộ dân ở tổ 20 như trước đây nữa
chỉ chiếm 2,90% trong độ tuổi 15-30 và 5,51% trong độ tuổi 30-60 do điều kiện sống
đã thay đổi nên nhiều hộ dân đã chuyển sang lao động trong những ngành nghề khác.
Hoạt động buôn bán nhỏ không thu hút nhiều hộ dân tham gia do thu nhập không cao,
lại đòi hỏi sự đi lại, vận chuyển nhiều trên cạn. Bên cạnh đó đã có nhiều hộ dân
chuyển sang hoạt động trong các ngành nghề mới như chạy thuyền du lịch, đổ bê tông,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 32
tiểu thủ công nghiệp (may, mộc, điện...) để gia tăng thêm nguồn thu nhập nhằm thích
nghi với đời sống mới. Đặc biệt lứa tuổi từ 15-30 tham gia rất đông vào các ngành tiểu
thủ công nghiệp chiếm tới 8,99%. Vì con em vạn đò thiếu điều kiện để học hành nên
đi làm sớm chủ yếu là đi may ở các khu công nghiệp như: Hương Sơ, Phú Bài, một bộ
phận khác đi may ở Sài Gòn vì điều kiện sống quá khó khăn. Hoạt động đổ bê tông thu
hút rất đông nhiều hộ dân tham gia, chiếm tới 5,51% ở độ tuổi từ 15-30 và 10,14 % từ
độ 30-60, ngoài ra một bộ phận nhỏ ngoài tuổi lao động nhưng tình trạng kinh tế khó
khăn nên phải đi đổ bê tông chiếm 1,45% dân số. Bởi đây là hoạt động không đòi hỏi
kỹ năng và tay nghề đào tạo, chỉ cần có sức khỏe là có thể lao động được. Không có hộ
nào tham gia sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi trồng trọt,..vì lý do không có đất sản
xuất. Xét về đặc điểm dân cư và lao động, có thể nói số người tham gia lao động mỗi
ngày để tạo ra thu nhập lớn hơn hẳn số người đang trong độ tuổi lao động (có tới 214
người). Lý do là trẻ con ở xóm vạn đò thường lao động rất sớm. Hầu hết các gia đình
có con cái đang trong độ tuổi 12-13 tuổi đều phải tham gia lao động kiếm tiền. Công
nhân, nhân viên nhà nước tuy chiếm tỷ lệ không cao 2,32% nhưng góp phần quan
trọng trong cơ cấu ngành nghề chung của khu định cư.
Nhìn chung có khoảng 27,55% độ tuổi 15-30 kiếm ra tiền và 23,19% tổng số
người từ độ tuổi 31-60. Như vậy ở khu định cư Kim Long số lao động trẻ tuổi kiếm ra
tiền chiếm phần đông dân số. Tỷ lệ học sinh-sinh viên chiếm đến 8,7% và tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi này rất cao chiếm 8,41%, riêng độ tuổi 31-60 tỷ lệ thất nghiệp
chiếm 3,77%. Như vây ở khu định cư Kim Long tỷ lệ thất nghiệp rất cao vì cuốc sống
định cư có nhiều thay đổi nên rất khó khăn để người dân tìm kiếm việc làm.
So với nơi ở trước đây, cơ cấu ngành nghề của cư dân định cư Kim Long hiện tại
có nhiều thay đổi không còn phụ thuộc nhiều vào sông nước nữa, nhưng cơ hội tìm
kiếm việc làm khó khăn hơn (đặc biệt ở độ tuổi 31-60) do không có trình độ nên chủ
yếu chỉ tìm kiếm được các công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải có sức khỏe. Tuy nhiên,
tỷ lệ học sinh - sinh viên cũng như số người đang theo học các nghề khác nhau ở các
thế hệ trẻ tăng lên một cách đáng kể. Đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi trong tương
lai khu vực này có cơ hội để thay đổi các nghề ít ổn định như hiện nay thành các công
việc mang tính chất ổn định hơn góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 33
2.4. Vấn đề thất nghiệp
Nhìn chung tình trạng thất nghiệp ở các khu tái định cư dân vạn đò Kim Long
còn tương đối cao và không ổn định. Cụ thể tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
tại 2 khu tái định cư dân vạn đò được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Cơ cấu lực lượng lao động thất nghiệp của các khu tái định cư năm 2012
Đơn vị: %
Khu vực Bãi Dâu Kim Long
Tỷ lệ thất nghiệp 15,04 12,18
[Nguồn: UBND phường Phú Hậu và Kim Long]
Qua bảng thống kê số liệu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tỷ lệ lao động
thất của khu tái định cư Kim Long là rất cao (chiếm đến 12,18% tổng dân số lao
động), mặc dù mới thành lập trong vài năm trở lại đây nhưng do khu tái định cư Kim
Long nằm khá cách xa trung tâm thành phố nên việc đi lại của bà con có phần khó
khăn hơn trước. Riêng bộ phận dân cư định cư từ năm cuối năm 1996 đến nay do chưa
quen với nơi ở mới cộng với việc chuyển đổi nghề nghiệp còn chậm nên tỷ lệ thất
nghiệp là rất cao. Một con số thực sự đáng lo ngại cho chính quyền địa phương.
a. Nguyên nhân thất nghiệp
Nguyên nhân chủ quan
- Do trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của phần lớn bà con là
rất thấp, đa phần người lao động vạn đò mù chữ, hoặc chỉ mới tốt nghiệp tiểu học chưa
qua một lớp đào tạo nào.
- Do tác động của gia tăng dân số bởi đa số các khu tái định cư dân vạn đò.
- Do cấu trúc dân số theo độ tuổi, những khu vực có nhóm tuổi trẻ thì càng có nhiều
thanh thiếu niên nằm trong độ tuổi lao động và vì thế tỷ lệ thất nghiệp thường cao.
- Do phần lớn lao động của khu vực nghiên cứu còn mang tác phong chậm chạp,
rụt rè và khó hòa nhập với cuộc sống của người dân trên đất liền.
- Mặt khác, hiện vẫn còn một số lao động chỉ biết hưởng thụ, kém hiểu biết lại
lười lao động và không biết tự mình vươn lên trong cuộc sống.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 34
Nguyên nhân khách quan
- Do thiếu đất canh tác, phần lớn dân cư tại khu vực chỉ được Nhà nước cấp đất
để ở, không cấp đất cho người dân tự sản xuất.
-Thời tiết khí hậu không thuận lợi cho việc sản xuất, đặc biệt đối với các hộ gia
đình hiện vẫn còn gắn với những nghề trên sông nước.
- Nơi định cư mới hoàn toàn tách biệt với nơi ở cũ, nghề nghiệp cũng khác, do đó
bà con khó thích nghi với cuộc sống trên đất liền và hơn nữa họ không có việc làm
hoặc không thể chuyển đổi được nghề nghiệp.
- Chính sách xã hội sau định cư chưa hoàn thiện, nhất là chính sách hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp chỉ hỗ trợ đào tạo nghề, mà không giải quyết việc làm cho con
em sau khi ra nghề.
2.5. Thực trạng về chi tiêu của các hộ được điều tra
Chi tiêu là một vấn đề đáng phải bàn tới. Có các loại chi tiêu như: chi cho ăn
uống, áo quần, đồ dùng sinh hoạt, học hành của con cái, y tế-kế hoạch hóa gia đình,
chi phí điện nướcCụ thể được thể hiện dưới bảng 14.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 35
Bảng 14: Tình hình thu nhập và chi tiêu của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Bình quân
/hộ(nghìn
đồng)
Bình quân/
khẩu (nghìn
đồng)
Tỷ lệ %
so với tổng
chi tiêu
Chi tiêu/
tổng thu
nhập (%)
I Các loại chi tiêu
1. Lương thực thực phẩm 11.931 2.075 49,86 49,26
2. Áo quần 932 162 3,89 3,85
3. Đồ dùng sinh hoạt 736 128 3,08 3,04
4. Y tế- KHHGĐ 1.288 224 5,38 5,32
5. Học hành của con cái 1.541 268 6,44 6,36
6. Đầu tư cho SX-KD-BB 4.221 734 17,64 17,43
7. Điện 575 100 2,40 2,37
8. Nước 397 69 1,66 1,64
9. Sửa chữa, xây dựng nhà 1.518 264 6,34 6,27
10. Các loại chi tiêu khác 794 138 3,32 3,28
II Tổng chi tiêu 23.932 4.162 100,00 98,82
III. Tổng thu nhập 24.219 4.212 -
IV. Hiệu số giữa tổng thu
nhập và tổng chi tiêu
288 50 - -
[Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2013]
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 36
Bảng trên cho ta nhận xét:
- Tổng chi tiêu bình quân 23,932 triệu trên một hộ. Trong đó hầu hết là chi tiêu
cho lương thực thực phẩm và đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Cả hai loại
chi tiêu này chiếm 67,5 % tổng chi tiêu. Riêng cho lương thực thực phẩm là 11,931
triệu đồng, chiếm 49,86 % tổng chi tiêu bình quân/hộ. Nếu xét trên góc độ thu nhập,
người dân dùng 49,26 % thu nhập của mình để mua lương thực thực phẩm. Điều này
cho chúng ta thấy cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Các nhu
cầu khác như: áo quần, đồ dùng sinh hoạt, học hành của con cái, y tế-kế hoạch hóa gia
đình chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi tiêu. Ví dụ: chỉ có 1.288 nghìn đồng cho chăm sóc y tế-
kế hoạch hóa gia đình, chiếm 5,38 % tổng chi tiêu và 5,32 % tổng thu nhập. Lượng
tiền mà hộ phải trả để sử dụng điện khá lớn, 575 nghìn đồng, chiếm 2,4%. Đối với chi
phí cho nước sinh hoạt thì lại khác, bình quân 397 nghìn đồng/hộ và 69 nghìn
đồng/khẩu.
- Sau khi đinh cư trên bờ, con em vạn đò ít được đến trường và hầu hết nghỉ học
ngay từ cấp một. Chi phí khoản này bình quân 1.541 nghìn đồng/hộ. Nhưng điều đáng
nói là nhà nước vẫn chưa chú trọng thỏa đáng vấn đề học hành của con em vạn đò. Các
hộ gia đình có con em đi học vẫn phải nộp một khoản khá lớn học phí và các khoản
khác. Với tình hình vật giá ngày càng leo thang như hiện nay, thì đây là một vấn đề
cân nhắc của các hộ dân tái định cư, mặc dù họ biết vấn đề học hành của con em tương
lai là rất quan trọng.
Như vậy, chúng ta thấy rằng cuộc sống người dân vạn đò sau khi định cư trên bờ
có phần cải thiện hơn so với cuộc sống còn ở trên sông nước, nhưng so với mặt bằng
chung thu nhập mà họ kiếm được để chi tiêu cho cuộc sống còn rất thấp, làm thế nào
để nâng cao thu nhập, tăng chi tiêu, nâng cao đời sống cho người dân? Đây không
phải là một vấn đề có thể giải quyết một cách dễ dàng, đòi hỏi phải có sự phối hợp
đồng bộ của nhà nước, chính quyền địa phương.
2.6. Tính đa dạng nguồn thu nhập trước và sau khi định cư
Việc nghiên cứu những thay đổi về sinh kế của người dân vạn đò trước và sau
định cư sẽ không thực sự đầy đủ nếu chúng ta không tìm hiểu yếu tố đa dạng và tính
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 37
bền vững của các nguồn thu trong hộ. Sự đa dạng và tính bền của các nguồn thu là hai
vấn đề quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến mức sống và khả năng chi tiêu của mỗi hộ gia
đình. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn thu và số nhân khẩu là gánh nặng đối với nền
kinh tế hộ. Sau đây là kết quả nghiên cứu về tính đa dạng nguồn thu của người dân vạn
đò trước và sau khi định cư.
Bảng 15. Sự thay đổi nguồn thu trước và sau khi định cư
Số nguồn thu
Trước định cư Sau định cư
Số hộ trả lời Tỷ lệ (%) Số hộ trả lời Tỷ lệ (%)
1 37 61,67 14 23,3
2 23 38,33 40 66,6
3 0 0 5 8,3
4 0 0 1 1,6
Tổng 60 100 40 100
(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2013]
Chú thích
1: Chỉ một nguồn thu nhập duy nhất
2: Có hai nguồn thu nhập
3: Có ba nguồn thu nhập
4: Có bốn nguồn thu nhập
Trước khi định cư, có tới 61,67% số hộ dân vạn đò có nguồn thu nhập từ công
việc đánh bắt thủy sản hoặc khai thác cát sạn trên sông. Chỉ có 38,33% số hộ có hai
nguồn thu. Đây là nhóm hộ hoạt động đánh bắt đồng thời kết hợp với các công việc
trên cạn như: buôn bán nhỏ ven sông, chạy thuyền du lịch, để tăng thêm thu nhập
của hộ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 38
Kể từ sau khi định cư, công việc của các hộ dân vạn đò có tính đa dạng hơn
trước. Số lượng nguồn thu của mỗi hộ tăng lên, các hoạt động mới thu hút nhiều người
tham gia hơn, hộ có thêm sự chọn lựa mới trong công việc. Cụ thể có tới 66,6% số hộ
có hai nguồn thu và 9,9% số hộ có từ ba đến bốn nguồn thu. Hầu hết các hộ này đều
thuộc nhóm hộ trung bình và khá. Ngoài hoạt động đổ bê tông hộ còn tham gia những
công việc như buôn bán nhỏ, điện, mộc, sữa xe máy,Sự đa dạng nguồn thu lớn đã
đảm bảo an toàn và đủ cho hoạt động chi tiêu của hộ. Tuy vậy con số này cũng đã
phản ánh sự khắt khe của cuộc sống dân cư. Chính vì vậy, với 23,3% số hộ có một
nguồn thu: nếu là hộ chuyên khai thác cát sạn chủ yếu là hộ khá, nhưng nếu là hộ hoạt
động làm thuê đa phần đều là hộ nghèo do lao động của hộ không có.
Khi xem xét tính bền vững của các nguồn thu, ta nhận thấy: Hoạt động đánh bắt
và khai thác tự nhiên đe dọa nguồn tài nguyên môi trường nghiêm trọng nhưng lại đảm
bảo tính ổn định thu nhập cho người dân lúc còn ở đò. Hầu hết các hộ dân cho biết,”
cuộc sống ở đò tuy nghèo khổ, không khá lên được nhưng không lo sợ đói”. Vì nghề
đánh bắt có thể hoạt động quanh năm (trừ những ngày mưa bão), còn khai thác cát sạn
cũng làm được 9-10 tháng/năm. Nhưng kể từ ngày lên bờ, các công việc làm thuê
(nguồn thu của đa số dân định cư) điều mang tính chất hoạt động theo mùa, lại phụ
thuộc quá nhiều vào sức khỏe và độ tuổi của người lao động nên thu nhập của các hộ
rất bấp bênh và bất ổn.
2.7. Thực trạng về trình độ học vấn của các hộ dân được điều tra
Bảng 16 cho ta nhận xét: Có tất cả 237 người đã và đang đến trường, chiếm
69,91% dân số từ 5 tuổi trở lên. Trong đó, 77 người đang theo học chiếm 32,49% tổng
số người đã và đang đến trường và 161 người đã thôi học chiếm 67,93%.
Trong 77 người đang đến trường thì có đến 33 người học cấp I, chiếm 42,86%,
số người học cấp II là 25 và có 13 người học cấp 3. Sự chênh lệch lớn về số lượng học
sinh giữa các cấp nói lên rằng con em vạn đò hầu hết nghỉ học ngay từ cấp I. Nguyên
nhân do các em phải nghỉ học bao gồm: quan trọng nhất là các bậc phụ huynh không
đủ tiền để cho con em mình đến trường, tiếp đến là các em phải nghỉ học để phụ giúp
gia đình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 39
Số người đã thôi học là 161, chiếm 67,93%. Số người đã thôi đến trường chiếm
47,49% tổng số dân từ 5 tuổi trở lên. Trong nhóm này, số người đã từng học cấp I có
số lượng nhiều nhất 84 người, cấp II là 63 và cấp III chỉ có 14 người.
Số người từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường là 97 người, chiếm 28,61%
tổng số dân từ 5 tuổi trở lên. Hầu hết số này đều hoàn toàn mù chữ và có tuổi đời từ
trung niên trở lên. Trong đó một bộ phận không nhỏ là chủ hộ.
Bảng 16: Thực trạng về trình độ học vấn
Chỉ tiêu
Đang theo học Đã thôi học Tổng cộng
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Mẫu giáo 6 7,79 0 0 6 2,53
Cấp I 33 42,86 84 52,17 116 48,95
Cấp II 25 32,47 63 39,13 87 36,71
Cấp III 13 16,88 14 8,70 28 11,81
Tổng cộng 77 100,00 161 100,00 237 100,00
Bq/hộ 1,28 - 2,68 - - -
Bq/dân số từ 5 tuổi trở lên 0,23 - 0,47 - - -
Bq/khẩu 0,22 - 0,47 - - -
Trong đó: Tổng số dân từ 5 tuổi trở lên: 339 người
Tổng số người từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường (mù chữ): 97 người
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 40
Bảng 17: Thực trạng về trình độ học vấn của các chủ hộ
Chỉ tiêu Tổng cộng Mù chữ Biết chữ
Trong đó chia ra
Lớp 1 2 3 4 5 6 7
Nam 56 38 17 3 4 2 3 2 2 1
Nữ 4 3 1 0 1 0 0 0 0 0
Tổng cộng 60 42 18 3 5 2 3 2 2 1
[Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2013]
Trong tổng số 60 chủ hộ (56 nam và 4 nữ) có 18 người biết chữ, chiếm 30,00%
và 42 người mù chữ chiếm 70,00 %. Chủ hộ nam có trình độ học vấn cao hơn chủ hộ
nữ. Trong đó, tổng số 18 người biết chữ có 17 nam và 1 nữ. Các chủ hộ có trình độ
học vấn nằm trong phạm vi từ lớp 1 đến lớp 7, từ lớp 1 đến lớp 3 có 10 người, chỉ có 8
người từ lớp 4 đến lớp 7.
Nhìn chung, trình độ và năng lực của chủ hộ là một trong những nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến mức sống của hộ gia đình. Các chủ hộ có trình độ học vấn
hơn tổ chức đời sống gia đình, nghề nghiệp tốt hơn và có thu nhập cao hơn.
2.8. Khả năng thích nghi của người dân với điều kiện sống mới
Để tìm hiểu khả năng thích nghi với điều kiện sống mới của người dân định cư,
trong nghiên cứu này tôi tìm hiểu quan điểm của người dân về một số khía cạnh chính
của sự thích nghi đó là: Khả năng tổn thương theo mùa, khả năng đối phó với xốc.
2.8.1. Khả năng tổn thương theo mùa
Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy, sự đa dạng ngành nghề lao động ở xóm
định cư rất thấp do cơ hôi tìm kiếm việc làm quá hạn chế, hầu hết công việc tìm được
đều là lao động phổ thông, trong đó có hai loại nghề chính là: khai thác cát sạn và làm
thuê. Những hoạt động này đều có tính mùa vụ cao nên thu nhập rất không ổn định. Cụ
thể, mùa vụ hoạt động của chúng như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 41
Bảng 18. Mùa vụ hoạt động của các công việc
Các nghề
Thời điểm hoạt động (các tháng)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1. Buôn bán nhỏ
2. Tiểu thủ công nghiệp
3. Khai thác cát sạn
4. Đánh bắt thủy sản
5. Đổ bê tông
6. Làm thuê (bốc vác, phụ thợ nề,..)
7. Thêu, uốn tóc,..
8. Các ngành nghề khác
[Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2013]
Công việc khai thác cát sạn thường kéo dài từ tháng 2-10 hàng năm, riêng với đổ
bê tông chỉ hoạt động vào mùa khô 7 -8 tháng. Đây là thời điểm nhiều ngôi nhà được
xây dựng và nhu cầu sử dụng cát sạn là rất nhiều. Nếu có hoạt động theo nhóm thì đây
là khoảng thời gian người dân luôn có việc làm, thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, vào
mùa mưa số người thất nghiệp tăng cao do các đôi nhóm đổ bê tông đều không có việc
làm, các đò khai thác cũng ngừng hoạt động. Lúc này, người dân buộc phải tìm kiếm
một công việc mới để tạo ra nhu nhập và đảm bảo mức sống vào mùa mưa, đa số
người dân đều làm công việc chạy bốc hàng. Đây là công việc tạo ra thu nhập phụ
không mang tính chất thường xuyên, thời gian hoạt động rất ít nên người dân chọn nó
làm hoạt động thay thế khi cần. Các công việc thuộc nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp
và buôn bán hàng tháng có mức thu nhập thấp hơn nhưng mức độ ổn định khá cao.
Tuy nhiên nếu muốn làm các công việc này, người dân phải có kỹ năng, thói quen
buôn bán thành thạo hoặc là được đào tạo có tay nghề sửa chữa,Vì thế công việc
không có đông người tham gia.
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 42
Mức sống và thu nhập có mối quan hệ qua lại với nhau. Nếu thu nhập cao mức
sống sẽ cao và ngược lại, mức sống thấp sẽ làm năng suất lao động thấp kéo theo
thu nhập giảm xuống. Vậy mức sống hiện tại của các hộ dân ở nơi định cư như thế
nào? Và có ảnh hưởng ra sao đến khoản thu nhập từng mùa của hộ? Qua nghiên
cứu cho biết việc chi tiêu ăn uống hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu
nhập của các hộ dân định cư. 100% ý kiến của người dân đồng ý rằng khoản chi
cho ăn uống chiếm hơn ½ thu nhập kiếm được. Và mức chi tiêu của hộ dành cho
các hoạt động vui chơi, giải trí hầu như không. Số tiền còn lại chỉ đủ dùng chi trả
cho các hoạt động đi lại, cúng giỗ, y tế, giáo dục, Tuy nhiên do thu nhập biến
động theo mùa trong khi các khoản chi tiêu vẫn luôn cố định, thường có xu hướng
gia tăng. Nên những tháng không đi làm được, hộ buộc phải hạ thấp mức sống, khả
năng chi tiêu của gia đình giảm xuống để đảm bảo cuộc sống khiến đời sống rất
khó khăn.
2.9.2. Khả năng đối phó với xốc
Sốc là một thành tố chủ yếu tạo nên bối cảnh tổn thương. Có thể nói đó là những
sự kiện bất chợt có tác động tiêu cực lớn đến các loại hình sinh kế của cộng đồng.
Cuộc sống ở nơi định cư của các hộ dân vạn đò cũng phải đối mặt thường xuyên với
các loại sốc đó. Vậy mức độ xảy ra của từng loại xốc khi định cư như thế nào? Ảnh
hưởng của nó và cách thức đối phó của mỗi hộ là gì? Kết quả nghiên cứu về vấn đề
này được trình bày ở bảng sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 43
Bảng 19. Tình hình xảy ra sốc ở định cư
Các loại sốc
Mức độ
xảy ra
Ảnh hưởng đến hộ
Số hộ
trả lời
Tỷ lệ
(%)
Bão 4-5 lần/năm Không ảnh hưởng gì 39 65
Thu nhập của hộ giảm sút 21 35
Lũ lụt 8-9 lần/năm Thu nhập của hộ giảm sút 60 100
Mất việc làm 1 lần/năm Không có thu nhập 3 5
Ốm đau, tai nạn 1-2 lần/năm Tốn kém tiền bạc, cuộc sống
khó khăn hơn
16 26,68
Mùa vụ làm việc thay đổi
liên tục
2 lần/năm Cuộc sống vất vã, đầy bất ổn 41 68,33
Tranh chấp trong sản xuất Thỉnh thoảng Rút thêm kinh nghiệm 9 15
Tổng 60
[Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2013]
Qua bảng ta thấy được rằng: 65% hộ dân tin tưởng vào sự an toàn của cuộc sống
định cư và cho rằng những đợt bảo không còn ảnh hưởng gì đến cuộc sống sinh hoạt
của họ. Nhờ có những ngôi nhà kiên cố, vững chắc mà giờ đây người dân có thể yên
tâm hơn vào mùa mưa bão. Tuy nhiên vẫn có đến 35% người dân có ý kiến ngược lại.
Theo họ cuộc sống ở nơi định cư vẫn chứa đựng nhiều nguy hiểm vào mùa mưa bão,
tuy là đã có nhà nhưng mái nhà (tôn) vẫn rất dễ bị dở vang, lật khi có gió lớn. Đây
thường là nhóm hộ nghèo hoặc cận nghèo nên điều kiện nhà ở còn chưa kiên cố. Khi
được hỏi về cách thức đối phó, hộ cho biết: Trước mùa mưa bão năm nào cũng phải
lấy đá, bao cát chằn thêm trên mái nhà để giữ nó. Cơn bão qua rồi, hư phần nào phải
sữa phần đó, không thể để vậy mà sống được.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 44
Bất ngờ có tới 100% ý kiến của người dân đưa ra: Nếu có lũ lụt diễn ra và kéo
dài, thu nhập của người dân sẽ giảm đi rất nhiều? Tại sao lại như vây? Trước đây mỗi
lần có lũ lụt về nhưng không kéo theo mưa và gió lớn là người dân lại rất mừng. Bởi
đây là thời điểm đánh bắt khá thuận lợi, cá tôm trôi về nhiều, lại có những loại thường
ngày hiếm khi bắt được. Lý do là người dân không còn hoạt động đánh bắt nữa, lũ lụt
chỉ khiến người dân phải nằm trong nhà hay bị cô lập so với những khu vực khác.
Không thể đi làm, thu nhập không có nên đời sống khó khăn hơn. Ngoài ra, mất việc
làm cũng là một sốc rất lớn đối với hộ, sốc này cũng dẫn đến khó khăn về mặt tài
chính. Tuy nhiên số trường hợp này xảy ra ít hơn chỉ 2 hộ chiếm 5% số hộ điều tra.
Những hộ sau này khi mất việc làm đều nhanh chóng đi tìm công việc mới, nhưng do
cơ hội việc làm không nhiều nên việc tìm kiếm lại gặp trở ngại.
Ốm đau tai nạn là đều mà không ai muốn tới tuy nhiên nó vẫn xảy ra ở nhiều gia
đình. 17,5% số hộ điều tra ở xóm vạn đò phải chịu loại sốc này từ 1-2 lần/năm. Khi
ốm đau hay tai nạn, hộ vừa mất đi một người lao động kiếm tiền, lại phải tốn tiền
thuốc thang chữa bệnh. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng “quyết không thể để bản thân bị,
mà đã bị bệnh thì cũng đừng vội vào bệnh viện kẻo người nhà tốn nhiều tiền.”.
Rất đông ý kiến cho rằng, mùa vụ làm việc thay đổi liên tục khiến cho cuộc sống
gặp nhiều vất vã và đầy bất ổn. Mặc dù người dân luôn có các hoạt động sinh kế thay
thế gắn liền với từng mùa, nhưng họ vẫn luôn hy vọng sẽ tìm kiếm được một công việc
cố định, không còn cảnh mùa này một việc, mùa kia lại một việc khác. Bởi chính sự
bất ổn này đã ra cho người dân cãm giac về một tương lai xám xịt.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ TẠO
VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH CHO NGƯỜI DÂN VẠN ĐÒ,
PHƯỜNG KIM LONG, THÀNH PHỐ HUẾ
3.1. Một số chính sách của Nhà nước đối với cư dân tái định cư Kim Long
3.1.1. Chính sách nhằm giải quyết công ăn việc làm cho cư dân tái định cư
Cùng với việc cấp đất và chính sách ưu đãi về nhà ở, Đảng bộ và chính quyền địa
phương cũng rất quan tâm đến đời sống kinh tế của nhân dân các khu tái định cư.
Nhiều chính sách, hoạt động xã hội như chính sách cho vay vốn nhằm sản xuất và kinh
doanh mà chính quyền các cấp và thành phố đã đề ra. Đa phần vốn cho vay đều xuất
phát tư các quỹ vốn như: Qũy vốn 120 giải quyết việc làm, quỹ vốn Hội phụ nữ, quỹ
vốn cho đội công tác xã hội, quỹ vốn của chương trình 05, quỹ vốn của ngân hàng
người nghèo "giải quyết việc XĐGN" cho nhân dân.
Ngoài các hỗ trợ nhất định của tỉnh và thành phố, các phường có cư dân tái định
cư còn xin liên hệ các nguồn vốn vay từ các dự án khác nhau. Cụ thể:
+ Dự án Tầm nhìn Thế giới(Uc)
Đây là một chương trình mà dự án dành cho người nghèo (đặc biệt là dân vạn đò)
đã tái định cư, họ vay vốn không phải thế chấp nhằm tạo vốn ban đầu cho cư dân làm
ăn, chống lại tình trạng cho vay nặng lãi. Tổng kinh phí hoạt động tín dụng 1999-2002
là 191.500.000 đ.
Qua 3 năm thực hiện dưới sự tài trợ của tổ chức Tầm nhìn thế giới, người dân đã
ý thức lợi ích tiết kiệm tín dụng. Hầu hết những người được vay vốn đúng thời hạn, chỉ
có một số trường hợp gặp rủi ro phải trả vốn chậm, thời gian kéo dài không quá 3
tháng. Tuy nhiên, một số người dân hiện vẫn còn ỷ lại vào chương trình, dự án nên
nhiều gia đình chưa phát huy được nội lực của bản thân. Nhiều hộ còn chưa hiểu được
lợi ích của tiết kiệm tín dụng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 46
3.1.2. Chính sách ưu đãi về giáo dục và đào tạo nghề
Do mới hình thành nên khu tái định cư này ít được các tổ chức cũng như các
dự án trong và ngoài nước quan tâm. Năm 2011, hoàn thành việc xây dựng trường
tiểu học Kim Long đã được ký kết trước đó, ngày 29/10/2009 nhằm góp phần cải
thiện môi trường giáo dục tại địa phương. Công trình được khởi công xây dựng một
tháng sau đó, ngày 30/11/2009. Công trình có diện tích sàn 662m2 với quy mô nhà
2 tầng 6 phòng học. Tổng kinh phí xây dựng hơn 4,7 tỉ đồng; trong đó vốn đối ứng
phía nhà nước Việt Nam hơn 2,9 tỷ và vốn viện trợ của Đại sứ quán Nhật Bản là
1,8 tỷ đồng.
Từ năm 2000-2002 khu vực này được tổ chức Tầm nhìn tài trợ nên đã duy trì
được lớp học tình thương gồm 12 người. Tuy nhiên, từ 2002 đến nay do tổ chức này
không còn tài trợ cho khu vực vì vậy lớp học tình thương không có kinh phí và giáo
viên nên không còn hoạt động nữa. Đây là một thiệt thòi lớn của khu vực, vì vậy thiết
nghĩ chính quyền địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc kêu gọi sự đầu tư hỗ trợ
của các tổ chức trong nước cũng như quốc tế để người dân khu vực sớm nhận được sự
quan tâm ưu tiên mà các tổ chức, dự án đó đem lại.
3.1.3. Chính sách ưu đãi nhằm xóa đói giảm nghèo
Phường Kim Long, công tác XĐGN được giao cho Chủ tịch Hội chữ thập đỏ của
phường kiêm nhiệm. Kết quả thực hiện các chính sách này: nhiều hộ nghèo đã vượt ra
khỏi ngưỡng nghèo, đời sống của cư dân tái định cư cũng được nâng lên. Thật vậy, từ
57 hộ nghèo (năm2001) giảm xuống còn 42 hộ.
Tất nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng trong điều kiện đất nước hiện nay thì sự
trợ giúp các chính sách xã hội vẫn chỉ là nguồn giúp thêm, chứ không phải là nguồn
thu nhập chính đối với các hộ nằm trong diện chính sách. Do vậy, muốn đưa các hộ
nghèo vượt ra khỏi ngưỡng nghèo thì không chỉ riêng chính quyền các cấp phải nỗ lực
nhằm giảm được đói, xóa được nghèo mà còn có sự nỗ lực không ngừng của chính bản
thân các gia đình nghèo đó.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 47
3.2. Nguyện vọng của người dân tái định cư Kim Long
Ước muốn có một mảnh đất vừa đủ để xây dựng một căn nhà đủ sức chống chịu
với thời tiết hầu như đã được thực hiện đối với cư dân tái định cư này. Họ chỉ còn
mong muốn được sống trong ngôi nhà khang trang, sạch sẽ, đủ mọi tiện nghi và mong
muốn chất lượng cuộc sống được đảm bảo để có thể tái sản xuất. Tuy nhiên, giữa
mong muốn và hiện thực bao giờ cũng có khoảng cách, mà đối với người nghèo
khoảng cách này quá lớn, do vậy để khắc phục được thường gặp nhiều khó khăn.
Thật vậy, việc xa rời nơi ở quen thuộc để đến một nơi hoàn toàn xa lạ, người dân
tái định cư đã thực sự gặp nhiều khó khăn như công việc chưa quen, ít thuận lợi hay
cuộc sống bị xáo trộn bởi những tập tục thói quen, vấn đề học hành của con cái. Vì
vậy, họ rất mong được sự hỗ trợ về mọi mặt để ổn định cuộc sống tại nơi ở mới này.
Sau đây là những mong muốn được sự giúp đỡ của hộ:
Bảng 20: Nguyện vọng của cư dân tái định cư Kim Long
Đơn vị tính: (%)
Nội dung Kim Long
Vay vốn làm ăn, chuyển đổi nghề nghiệp 35,05
Con cái học hành 4,50
Xây dựng và sữa chữa nhà cửa 5,00
Trả xong tiền nhà 19,25
Có hộ khẩu chính thức 2,25
Muốn có bệnh viện tại khu vực 2,25
Không muốn vay 8,75
Tổng 100,00
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 48
Qua bảng số liệu trên cho thấy phần lớn các hộ gia đình ở khu vực này mong muốn
được Nhà nước quan tâm tạo công ăn việc làm, hoặc tạo điều kiện vay vốn để có nghề
nghiệp vững chắc và ổn định cuộc sống lâu dài. Một số hộ đã bắt đầu thấy vấn đề học
hành của con cái là quan trọng, tuy nhiên họ cho biết rằng những khoản tiền phải nộp vẫn
là quá lớn đối với họ. Một số hộ nghèo khác mong muốn được vay tiền của Nhà nước để
sửa chữa nhà cửa bởi hiện tại nhiều căn hộ vẫn còn là những ngôi nhà che tạm, chưa xây.
Một số hộ khác vẫn mong được Nhà nước quan tâm hơn nữa để tiếp tục đưa các bà con
đang còn sống lênh đênh trên sông nước lên định cư. Cũng có nhiều ý kiến mong muốn
vay mặc dù với lãi suất ưu đãi nhưng theo họ do công việc không ổn định, nên vay vốn vô
tình lại trở thành gánh nặng, hàng tháng họ phải trả góp 200.000 đ/tháng.
Tóm lại, mong muốn của người dân tái định cư thì rất nhiều, nhưng nguyện vọng
thiết tha nhất vẫn là muốn được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ vay ưu đãi nhiều hơn nữa
nhằm cải thiện đời sống bởi mong muốn của họ bây giờ không chỉ có cơm ăn đủ no, áo
ấm đủ mặc mà còn mong muốn có đủ tiền để con cái học hành và một ít tích lũy khi có
bất trắc xảy ra như ốm đau.
Ngoài ra, một số hộ con đông hằng năm có 3-4 cháu đang học và hiện tại họ
không thuộc diện XĐGN nhưng vẫn mong có chính sách miễn giảm học phí cho các
cháu để họ có điều kiện cho con cái tiếp tục đến trường. Do vậy, thiết nghĩ chính
quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác cần có những chính sách thiết thực, cụ
thể và linh động hơn trong việc giúp đỡ người nghèo cải thiện đời sống.
3.3. Giải pháp sử dụng lao động và tạo việc làm ổn định cho cư dân tái định
3.3.1. Giải pháp về chính sách tín dụng
Đối với cư dân tái định cư vạn đò cần hướng dẫn họ xây dựng các mô hình sản
xuất vừa và nhỏ để tạo công ăn việc làm cho các hộ này, cụ thể:.
+ Đối với các hoạt động buôn bán nhỏ (bán hàng rong, bán quán) tạo điều kiện
cho người dân vay vốn để có thể mở quán tại một vị trí cố định, đa dạng hóa các mặt
hàng và số lượng hàng hóa.
+ Cộng đồng vạn đò có sức lao động có nhu cầu làm việc sẽ được bố trí cho vay
vốn với lãi suất thấp để thành lập các nhóm như: nhóm đổ bê tông, nhóm khai thác
cát sạn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 49
Do sự thay đổi về môi trường sống làm cho người lao động vạn đò sau khi định
cư thường gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, vốn và phương tiện. Vì vậy,
việc phát triển các hình thức hợp tác lao động, các đội nghề như nhóm đổ bê
tôngcủa người lao động vạn đò sau định cư là rất cần thiết, nhằm tạo sự liên kết, hỗ
trợ trong quá trình lao động, khắc phục sự hạn chế về vốn và phương tiện.
- Cần có chính sách cho vay để khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh: trong
trường hợp khi hộ vay vốn (đặc biệt là hộ nghèo) gặp rủi ro bất khả kháng như: thiên
tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm thiệt hại nặng đến vốn vay cần cho vay bổ sung để khôi
phục sản xuất tạo nguồn trả nợ cho vốn vay, hoặc có thể xóa nợ vay tùy theo mức độ
thiệt hại.
- Chính sách huy động nguồn lực: Cần huy động tối đa các nguồn lực của các tổ
chức trong và ngoài nước tham gia các dự án tín dụng.
3.3.2. Giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề
+ Tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao trình độ dân trí cho các bậc phụ huynh
để họ tạo điều kiện cho con em đến trường.
+ Vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tham gia xây dựng quỹ bảo trợ
học tập đối với con em những hộ dân tái định cư.
+ Vận động người dân nên xóa bỏ mặc cảm tâm lý và nâng cao ý thức tích cực tự
tạo việc làm của người lao động thông qua các buổi hội thảo, họp tổ dân phố để người
dân tại khu vực ý thức được việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp. Đẩy mạnh hơn nữa
công tác đào tạo, nâng cao trình độ học vấn tay nghề cho người lao động vạn đò.
+ Tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề và bố trí công ăn việc làm cho những người
có ý định đổi nghề và những người vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục hoạt động
trong nghề này được.
+ Phát triển kinh tế hộ gia đình và các ngành nghề truyền thống trong khu vực
như thêu ren, chằm nón Hiện nay, việc phát triển kinh tế hộ gia đình là giải pháp tốt
để tạo nhiều việc làm tại chỗ, phù hợp với mọi trình độ, mọi lứa tuổi và tận dụng được
các nguồn lực tại chỗ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 50
3.3.3. Giải pháp hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm
Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm là một biện pháp quan trọng,
nhất là đối với người lao động có sức lao động lại không có vốn, kỹ thuật.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ
trợ việc làm.
+ Lập quỹ hỗ trợ việc làm để tạo đối tác cùng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho
người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất tạo việc làm bằng
cách hàng năm trích 1% tổng chi ngân sách theo chương trình giải quyết việc làm.
+ Tổ chức cho vay vốn từ ngân hàng đảm bảo cho vay đúng đối tượng là lao
động nghèo có nhu cầu tạo việc làm.
+ Tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm thông qua những công việc sau:
Nắm chắc số lượng, chất lượng lao động thông qua điều tra lao động việc làm
hàng năm.
Củng cố các trung tâm dịch vụ việc làm trong tỉnh để tư vấn cho người lao
động chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn chọn học nghề, hình thức học nghề
Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động và người sử
dụng lao động.
Thành lập công ty xuất khẩu lao động để thúc đẩy việc đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài là một trong những giải pháp để giải quyết việc làm cả khi lao động
đi và lao động trở về.
3.3.4. Giải pháp hạn chế tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền và
các tổ chức xã hội đối với cư dân tái định cư
+ Nếu nguồn tài trợ này dành trực tiếp cho người dân (giáo dục, y tế) thì phải
có xu hướng giảm dần theo các giai đoạn tài trợ để giai đoạn cuối người dân tự thấy
không thể trông chờ mãi vào nguồn tài trợ trên, thấy rõ nhiệm vụ của mình mà tự
nguyện phấn đấu.
+ Nếu nhận thấy vốn bị sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả thì phải xem xét cụ
thể để thu hồi hoặc chấm dứt việc cung cấp cho đối tượng vay vốn đó.
+ Khuyến khích khen thưởng, động viên các hộ gia đình (hoặc cá nhân) sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn tài trợ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 51
+ Tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng về xã hội tâm lý học để người dân
trong khu vực hiểu được rằng họ có đủ khả năng, đủ nghị lực để tự mình phấn đấu
vươn lên trong cuộc sống.
+ Tránh tình trạng tách biệt giữa người dân vạn đò với người dân thành phố.
3.3.5. Giải pháp về vai trò cộng đồng
+ Tăng cường các buổi họp cho dân bàn bạc, thảo luận để xây dựng một số quy
ước trong khu định cư theo đúng quy chế dân chủ của Nhà nước với các nội dung về
an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
+ Tạo công ăn việc làm cho người trong độ tuổi lao động, trẻ em được đến
trường, đảm bảo không có đối tượng nhàn rỗi rất dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 52
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Với một phường thường xuyên tiếp nhận các hộ dân tái định cư vạn đò thì vấn đề
giải quyết việc làm còn rất nhiều khó khăn. Giải quyết vấn đề này không phải một sớm
một chiều mà phải có sự đầu tư lâu dài, sự phối hợp từ trên xuống dưới để tháo gỡ dần
dần những khó khăn về kinh tế xã hội. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động mà
đặc biệt là dân vạn đò tái định cư sẽ làm giảm lượng thất nghiệp của phường, từ đó nền
kinh tế xã hội của phường sẽ dần dần được nâng cao dẫn đến ngày càng phát triển.
Qua điều tra tại tổ 20 phường Kim Long, ta thấy trước khi định cư hai hoạt động
sinh kế chính chiếm số đông các hộ dân tham gia là: Đánh bắt thủy sản và khai thác
cát sạn. Sau khi định cư, nhằm nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống lâu dài, nhiều
hộ đã lựa chọn duy trì hoặc tìm kiếm một nghề nghiệp mới. Số hộ khai thác cát sạn
giảm mạnh, phần đông các hộ hoạt động làm thuê. Hoạt động này đem lại thu nhập
cao hơn, tuy nhiên lại bất ổn và có tính mùa vụ cao. Đây là lý do khiến hộ tìm kiếm
thêm các nguồn thu khác để đảm bảo mức sống và chi tiêu.
Nhìn chung, cuộc sống của các hộ dân định cư đang tốt dần lên. Thiết nghĩ, việc
làm ổn định cho người dân là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong
công tác định cư vạn đò. Đây không chỉ là mong muốn của những hộ dân sống dưới đò
mà còn của những hộ dân đã định cư.
Trong quá trình nghiên cứu để nghiên cứu đề tài một cách thực sự khoa học là
việc làm không dễ dàng. Chúng tôi chỉ tiến hành trong phạm vi số liệu điều tra và đã
đạt được những kết quả sau:
- Đã tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về lao động, việc làm như
các khái niệm, các loại hình việc làm
- Khái quát được lịch sử hình thành và đặc điểm kinh tế- xã hội của khu tái định
cư Kim Long.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý lao động và tạo việc làm ổn định
cho người dân tái định cư Kim Long.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài vẫn còn có một số tồn tại như:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 53
- Chỉ thực hiện được ở khu tái định cư dân vạn đò tập trung là Kim Long chưa
tìm hiểu được các khu tái định cư khác.
- Đề tài cũng không thể đưa ra một cách toàn diện, đầy đủ các biện pháp nhằm
sử dụng hợp lý lao động và tạo việc làm ổn định.
II. Kiến nghị
1. Đối với bản thân người dân tái định cư
Tích cực, chủ động trong làm ăn, mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế.
Gạt bỏ tâm lý tự ti mặc cảm.
Không được bất mãn với cuộc đời và phải có trách nhiệm với chính cuộc sống
của bản thân mình.
Nâng cao hiểu biết, kiến thức về văn hóa, xã hội để hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
2. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
Chú trọng giải quyết việc làm cho người dân đang sinh sống tại các khu định cư.
Thực hiện tốt các chính sách: cho vay vốn tín dụng, xóa nạn mù chữ, dân số -
KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tích cực vận động nguồn vốn tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Nên hoàn tất việc dạy nghề và tìm nghề cho người dân trước khi người dân lên
bờ định cư, đối tượng tham gia học các nghề đa dạng hơn và nên mở các lớp dạy nghề
phù hợpphươ cho phụ nữ, người tàn tật,.
Hợp lý để vận động các bậc phụ huynh cho con em mình đi học đúng tuổi,
đảm bảo tất cả các em đều được đến trường, hạn chế tình trạng các em bỏ học.
Kêu gọi các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục hoạt động để tạo điều kiện cho
người dân được vay vốn mở rộng sản xuất, phục vụ sinh hoạt.
Cần có các lớp tập huấn về tài chính như kĩ năng tiếp kiệm và tiếp cận các
dịch vụ tín dụng dành cho phụ nữ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài chính của hộ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Số liệu thống kê lao động, việc làm các tổ dân phố.
2. UBND phường Kim Long, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội qua 3 năm 2010,
2011, 2012.
3. UBND phường Phú Hậu, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội qua 3 năm 2010, 2011,
2012.
4. Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng Kinh tế- xã hội và một số giải pháp nhằm nâng
cao đời sống của cộng đồng cư dân vạn đò ở thành phố Huế, Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Khoa, năm 2003.
5. Thị trường lao động: Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, TSKH PHẠM ĐỨC
CHÍNH, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội - 2005
6. Ths. Hà Thị Hằng (2008), "Định cư" và "định canh" cho dân vạn đò Huế, Báo
Thừa Thiên Huế ngày 16-08-2008.
7. http//www.hue.vnn.vn
8. http//www.quehuongonline.vn
9. http//www.thuathienhue.gov.vn
10. http//www.baogialai.com.vn, Ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo mới giai đoạn
2011-2015.
11. http//www.trt.com, TT Huế triển khai chính sách hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo.
12. http//w.w.w.thitruonghue.com, Thừa Thiên Huế: Dân vạn đò vừa lên bờ vừa kêu
khổ với nhà tái định cư.
13. http//w.w.w.dulichhue.com.vn, Người dân vạn đò sông Hương, an cư nhưng chưa
lạc nghiệp.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ
Xin chào ông (bà)!
Tôi tên là Phạm Thị Liễu, sinh viên lớp K43B Kế hoạch đầu tư của trường Đại
học Kinh tế Huế. Hiện tôi đang thực hiện đề tài: “Thực trạng đời sống, lao động và
việc làm của người dân vạn đò sau khi định cư lên bờ ở phường Kim Long, thành
phố Huế”. Thông tin từ ông (bà) là rất quan trọng để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài
này. Rất mong ông (bà) dành chút thời gian để đóng góp ý kiến của mình đối với đề
tài, bằng cách trả lời những câu hỏi cho bên dưới. Mọi thông tin ghi trên phiếu điều tra
chỉ được sử dụng cho việc thực hiện đề tài trên, không dùng vào bất kỳ một mục đích
nào khác và tôi xin cam kết giữ bí mật mọi thông tin ông (bà) cung cấp.
I. Những thông tin chung về hộ
1.Họ và tên chủ hộ..................................................................................Tuổi:
+ Địa chỉ:.........................................Khu định cư.....................................................
+ Nghề nghiệp:..................................Thu nhập:............................................../ngày
+ Trình độ học vấn của chủ hộ:
Không biết chữ Trình độ cấp 1 Trình độ cấp 2
Trình độ cấp 3
Khác .
2. Phân loại hộ: (Theo tiêu chí của nhà nước)
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá
3. Cơ cấu nhân khẩu của hộ:
Số nhân khẩu trong gia đình:..người.
Số lao động của hộ: (số người đang trong độ tuổi lao động) lao động.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu
TT
Quan hệ
với chủ hộ
Năm
sinh(tuổi)
Trình độ
học vấn
Tình trạng
đi học
Tình trạng
nghề nghiệp
Thu nhập
/ngày
1
2
3
4
5
6
II. Những thông tin chính về hộ:
1 Lý do lên bờ định cư là gì?
Muốn có đất thờ cúng tổ tiên Giảm nhẹ thiệt hại do bão lụt gây ra
Để con cái học hành tốt hơn Giảm nguy cơ gây tai nạn cho trẻ em
Để thuận tiện cho sinh hoạt Vì môi trường sống quá ô nhiễm
Vì nguồn lợi khai thác trên sông sắp cạn kiệt
Có cơ hội kiếm thêm việc làm tăng thu nhập
Theo vận động của chính quyền
Khác..
2. Những khó khăn và thuận lợi của hộ sau khi lên định cư:
Khó khăn
Không có việc làm Hoạt động đánh bắt không thuận tiện
Không có đất sản xuất Không có các công trình phúc lợi
Diện tích nhà ở hẹp Chất lượng nhà định cư xấu
Không có đủ tiền để sửa chữa xây mới nhà
Mặt bằng khu đất định cư thấp(dễ ngập lụt)
Có sự phân biệt đối xử so với người sống trên đất liền
Khác..
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu
Thuận lợi
Con cái có điều kiện học hành hơn Kiếm được việc làm dễ dàng hơn
Đảm bảo an toàn hơn vào mùa mưa lũ Môi trường sống ít ô nhiễm
Sinh hoạt thuận tiện Khác...
3. Nghề nghiệp của các thành viên trong hộ trước và sau khi định cư:
STT Các thành viên
Trước định cư Sau đinh cư
Nghề
nghiệp
Thu nhập
(1000đ/tháng)
Nghề
nghiệp
Thu nhập
(1000đ/tháng)
1
2
3
4
5
6
4. Nguồn gốc trước khi gia đình chuyển đến khu định cư:..............................
5. Thời điểm đến định cư:...................................................................................
6. Vấn đề nhà ở
a. Hiện trạng nhà ở trong gia đình
Kiên cố Bán kiên cố Cấp 4 Nhà tạm
b. Diện tích nhà ở:.........m2
7. Tiện nghi sinh hoạt trong gia đình
- Có nhà vệ sinh không? Có Không
- Điện
+ Có đồng hồ riêng không? Có Không
+ Chi trả bao nhiêu một tháng?..............................................................................
+ 1Kw trả bao nhiêu?.............................................................................................
- Nước:
+ Có đồng hồ riêng không? Có Không
+ Chi trả bao nhiêu một tháng?..............................................................................
+1m3 trả bao nhiêu?.............................................................................................
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu
8. Sự tác động bởi những thay đổi thời tiết đến đời sống của hộ:
STT Hiện tượng Trước định cư Sau định cư
1 Lũ lụt
2 Bão
3 Hạn hán
4
5
9. Các nguồn thu nhập chính của hộ sau định cư:
STT
Hoạt động tạo thu
nhập thường xuyên
Thời điểm hoạt động
Số tiền
(1000đ/tháng)Các
tháng/năm
Số
ngày/tháng
Số
giờ/ngày
1
2
3
10. Các nguồn thu nhập phụ của hộ sau định cư:
STT
Hoạt động tạo thu
nhập thường xuyên
Thời điểm hoạt động
Số tiền
(1000đ/tháng)
Các
tháng/năm
Số
ngày/tháng
Số
giờ/ngày
1
2
3
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu
11. Xin anh (chị) cho biết vì sao thất nghiệp ?
a. Không có khả năng lao động
b. Chưa tìm được việc làm phù hợp
c. Đang đi học
d. Không muốn làm việc
e. Lý do khác:.
12. Thu nhập hàng tháng của gia đình ông (bà) là bao nhiêu?
a. < 2.000.000 đ
b. 2.000.000 – 3.500.000 đ
c. > 3.500.000
Cụ thể:.
13. Với thu nhập có được gia đình ông (bà) sẽ sử dụng số tiền đó vào những
khoảng chi tiêu nào? Cụ thể:
a. Lương thực thực phẩm:../tháng
b. Học hành con cái:.../tháng
c. Mua sắm đồ dùng trong gia đình:../tháng
d. Xây dựng và sửa chữa nhà cửa:../tháng
e. Chi cho các khoản khác:./tháng
14.Việc tìm kiếm một việc làm mới sau khi định cư đối với hộ có dễ dàng không?
Có Không
Tại sao? .....................................................................................................................
15.Theo quan sát của hộ công việc chủ yếu trước đây mà các hộ dân trong xóm
vạn đò kiếm sống là gi? .....................................................................................................
...................................................................................................................................
16.Theo quan sát của hộ công việc chủ yếu hiện tại mà các hộ dân trong xóm vạn
đò kiếm sống là gì? ............................................................................................................
...................................................................................................................................
17.Theo quan sát của hộ việc làm nào của các hộ dân trong xóm vạn đò kiếm
sống cho thu nhập cao nhất, ổn định nhất?........................................................................
...................................................................................................................................
Tại sao hộ không chọn?
18. Hộ có vay vốn không?
Có Không
- Nếu có lãi suất bao nhiêu?...................................................................................
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu
19. Nguồn vốn vay mà hộ sử dụng: (nếu có):
STT Nguồn vay Mức vay của hộ
1 Ngân hàng NN &PTNT
2 Ngân hàng CSXH
3 Anh em họ hàng/ xóm giềng
4 Hội phụ nữ
5 Hội nông dân
6 Vay nóng
7
20. Tổng thu nhập- chi tiêu của gia đình hàng năm:
Thu:............................/năm
Chi:............................/năm
Tích lũy..........................(tháng/năm).
21. Khả năng đối phó với sốc của hộ ở nơi định cư:
Sốc tự nhiên: Có/không Mức độ xảy ra Ảnh hưởng đến hộ
Lũ lụt
Hạn hán
Bão
Sốc kinh tế:
Mất tiền
Cháy nhà
Mất việc làm
Trúng xổ số
Sốc con người:
Ốm đau
Tai nạn
Chết người
Sốc mùa màng:
Thời vụ làm việc thay đổi bất thường
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
SVTH: Phạm Thị Liễu
Phần dành cho những người đã có gia đình
Cho con đi học Anh (chị) gặp phải những khó khăn gì?
a. Học phí cao
b. Khó khăn trong việc đi lại
a. Thiếu lao động
b. Các lý do khác:.
Phần dành cho những người có con em thôi học
Anh (chị) có con em bỏ học vì lý do sau đây?
a. Không có tiền đóng học phí
b. Do chất lượng dạy học các em không tiếp thu được
c. Do trình độ các em không theo kịp
d. Phải giúp gia đình kiếm thêm thu nhập
e. Các lý do khác
24. Các chính sách ưu đãi đối với người dân:
Khi gia đình đến định cư nơi đây có được hưởng chính sách ưu đãi nào của Nhà
nước không?......................................................................................................................
..................................................................................................................................
25. Suy nghĩ cuả hộ về cuốc sống mới ở nơi định cư?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
26. Kiến nghị của hộ đối với từng cấp chính quyền.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)! Những ý kiến này sẽ giúp ích
rất nhiều cho việc nghiên cứu của tôi. Chúc ông (bà) luôn vui khỏe trong cuộc sống
và thành công trong sự nghiệp!
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pha_m_thi_lie_u_7708.pdf