Khóa luận Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Cần có biện pháp thu hút con em của người dân lao động trên địa bàn về tham gia lao động, cống hiến và xây dựng quê hương. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn. - Thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, đào tạo và tư vấn cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn; phối hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức hỗ trợ và tư vấn xuất khẩu lao động. - Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho những hộ nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Quy hoạch chi tiết, cụ thể và đảm bảo thời gia

pdf95 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III 5 7,94 36 29,03 16 43,24 57 25,45 Sơ cấp, TC 0 0 2 1,61 8 21,63 10 4,46 CĐ, ĐH 0 0 3 2,42 1 2,70 4 1,79 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 54 Nói đến chất lượng lao động trên địa bàn huyện thì hiện vẫn đang còn ở mức thấp. Qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ những người lao động có trình độ CĐ-ĐH rất thấp 1,79 %, trong đó nhóm hộ nông kiêm nhiều nhất cũng chỉ là 3 lao động tương ứng với 2,45%. Và những người lao động này chủ yếu là những người làm việc trong UBND các xã do đi học tại chức, từ xa và làm thêm nghề nông nghiệp do thu nhập thấp, còn nhóm hộ phi nông nghiệp chỉ là 1 lao động tương ứng 2,7%, đặc biệt nhóm hộ thuần nông tỷ lệ này hầu như 0%. Điều này nói lên một thực tế là những người lao động có trình độ CĐ-ĐH và kể cả trung học chuyên nghiệp không có ý định về quê hương làm việc. Trong khi đó tổng số lao động hoạt động trong các lĩnh vực thì có tới 41,96% lao động tốt nghiệp cấp II trở lên, đây phần lớn là những lao động do trong gia đình khó khăn, không đủ điều kiện học tiếp hoặc học lực yếu không thi đổ vào trung học phổ thông nên ở nhà tham gia lao động. Trong khi đó vẫn còn tới 26,34 % lao động vẫn chưa phổ cập. Đây phần lớn là những lao động lớn tuổi, ngày xưa do điều kiện gia đình khó khăn không được đi học đầy đủ nên chỉ mới học hết cấp I là nghỉ học. Trong 25,45% lao động lao động tốt nghiệp từ cấp III trở lên thì chủ yếu là những người thi không đỗ vào các trường trung học chuyên nghiệp, ĐH-CĐ nên ở nhà tham gia lao động chờ ôn thi tiếp, học nghề hoặc đi bộ đội. Còn đối với những lao động đã qua đào tạo sơ cấp, trung cấp chiếm một tỷ lệ khá nhỏ 4,46% và hầu như những lao động này đều mong muốn tìm được việc làm ở địa phương nhưng do điều kiện xin việc khó khăn nên phải đi làm xa, còn một số thì mở quán may nhỏ hoặc xin vào các trường làm văn thư...Từ những thực trạng về cơ cấu lao động trên thì vấn đề đặt ra không nhỏ đối với các cấp, các ngành và thậm chí người dân trong việc giải quyết và thu hút lao động về phục vụ cho quê hương. Quá trình phát triển nguồn nhân lực con người là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế. Hạn chế về trình độ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh và thu nhập của người lao động gặp nhiều khó khăn. Chính vì điều đó để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và bắt kịp với các nước trên thế giới thì chúng ta cần phải nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao vốn là yếu tố vật chất quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Tr ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 55 2.3.3. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra Việc bố trí nguồn lao động vào các công việc làm phù hợp được xem là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến việc tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thông qua bảng số liệu điều tra cho thấy trong 224 lao động được điều tra thì vẫn còn có một tỉ lệ lao động vẫn chưa có việc làm hay còn gọi là thất nghiệp. Cụ thể, bình quân trong một hộ có gần một nữa lao động ( hay 0,46 lao động) là thất nghiệp và có 2,01lao động có việc làm. Chính số lao động thất nghiệp này đã tạo nên gánh nặng không hề nhỏ cho gia đình và xã hội mà ta chưa kể đến những nguồn khác: người già cả, tàn tậtDo vậy việc tìm kiếm, tạo việc làm cho những lao động thất nghiệp này là vấn đề cần được giải quyết, cần sự quan tâm của chính quyền các cấp và nỗ lực của chính người lao động để giảm gánh nặng, giúp ích cho gia đình và xã hội. Bảng 10: Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra ( Tính bình quân hộ) Chỉ tiêu Số lượng (Người) 1.Tổng Lao động 2,47 -Số lao động có việc làm 2,01 -Số lao động thất nghiệp 0.46 2.Phân theo ngành nghề - Lao động thuần nông 2,42 - Lao động nông kiêm 2,53 - Lao động phi nông nghiệp 2,47 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Đối với những lao động phân theo ngành nghề, qua bảng số liệu cho thấy lao động bình quân trên một hộ của những lao động thuộc nhóm nông kiêm là lớn nhất trong ba nhóm, cụ thể là 2,53 lao động/hộ. Tiếp đến là lao động trong nhóm hộ phi nông nghiệp với 2,47 lao động/hộ và nhóm hộ thuần nông là 2,42 lao động/hộ. Trên cơ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 56 sở đó cho ta thấy được việc sử dụng lao động của các nhóm hộ là không hề giống nhau do đặc thù và tính chất công việc của mỗi nhóm ngành khác nhau. Một mặt khác do có xu hướng chuyển dịch lao động trong nhóm hộ thuần nông sang nông kiêm và phi nông nghiệp của huyện nên làm cho lao động của các nhóm hộ cũng thay đổi theo. Dựa trên những thay đổi đó, vấn đề đặt ra đòi hỏi cần có chính sách bố trí cho lao động tìm được việc làm phù hợp với năng lực, nhóm ngành cụ thể để phát huy hết khả năng của người lao động là một điều rất cần thiết. 2.3.4. Tình hình sử dụng thời gian của lao động Việc phân bố thời gian làm việc trong năm mang một ý nghĩa rất quan trọng, nó là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ và khả năng tạo việc làm của người lao động. Qua đó thấy được tỷ lệ quỹ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy động trong năm. Hải Lăng là một huyện thuần nông, chủ yếu sản xuất nông nghiệp do vậy mà nó mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên do vậy thời gian làm việc của lao động nông thôn ở đây còn sử dụng khá khiêm tốn. Để thấy rõ hơn chúng ta xem ở bảng sau: Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 57 Bảng 11: Tình hình phân bổ quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Hải Lăng Số ngày làm việc BQ/LĐ Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp Tổng SL % SL % SL % SL % <100 15 23,81 11 8,87 0 0,00 26 11,61 100-200 19 30,16 16 12,90 6 16,22 41 18,30 200-300 29 46,03 63 50,81 12 32,43 104 46,43 >300 0 0,00 34 27,42 19 51,35 53 23,66 Tổng 63 100 124 100 37 100 224 100 ( Nguồn: số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 58 Qua bảng số liệu sau cho ta thấy được thời gian làm việc của những người lao động nông thôn huyện Hải Lăng trong các nhóm hộ khác nhau. Cụ thể, những tổng lao động có số ngày làm việc bình quân dưới 100 ngày có 26 lao động tương ứng 11,61%, trong đó nhóm hộ thuần nông là lớn nhất với 15 lao động chiếm 23,81% trong tổng nhóm hộ thuần nông. Đây đa phần là những lao động có sức khỏe yếu, hay đau ốm hoặc những lao động chỉ làm những công việc nông theo mùa vụ mà không làm bất cứ công việc nào khác, một mặt khác hàng tháng họ nhận được trợ cấp của con cháu làm ăn xa hàng tháng nên ít làm việc hơn. Ở nhóm này thời gian làm việc chủ yếu tập trung vào làm vụ lúa, vụ màu, đánh bắt thủy sản còn hết vụ sản xuất hầu như họ không có việc làm do vậy mà thu nhập thấp và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù có những lao động có thời gian nhàn rỗi nhiều. Ngoài ra trong nhóm hộ thuần nông, số lao động có số ngày làm việc bình quân trong khoảng 100-200 ngày tương đối lớn với 19 lao động chiếm tỷ lệ 30,16%. Lực lượng này có thời gian nhàn rỗi nhiều do vậy vào mùa vụ sản xuất trong các khâu làm đất, nạo vét.. hầu như họ không thuê máy và nhân công mà tự bản thân họ làm, vừa tiết kiệm vừa giảm thời gian rỗi không có gì để làm. Trong nhóm hộ thuần nông vẫn có 29 lao động có số ngày làm việc bình quân từ 200- 300 ngày chiếm 46,03%, những lao động này ngoài những công việc chính như trồng lúa, trồng rừng, đánh bắt hải sảnthì họ còn tham gia chăn nuôi, trồng trọt như vịt, gà, lợn, nuôi cá, trồng ngô, đậuđể tăng nguồn thu nhập. Và một điều thực tế là các công việc phụ của lao động lại thường mang lại thu nhập cao hơn so với công việc chính. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, đặc biệt 2011, 2012 dịch bệnh gia cầm H5N1bùng phát đã làm thiệt hại lớn đến người dân, không dừng lại ở đó dịch bệnh tai xanh ở lợn lây lan và do chưa am hiểu về kỹ thuật nuôi trồng nên nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải An, Hải Khê mất trắng gây khó khăn, nợ chồng chất cho gia đình. Đối với nhóm hộ nông kiêm, đã có 34 lao động tương ứng với 27,42% có số ngày làm việc bình quân trên 300 ngày, đối với những lao động này ngoài những công việc làm nông thì họ còn tham gia vào các công việc như: sửa xe máy, thợ xây, cắt tóc, bán nước mắm, thịt cá...do đó mà thời gian làm việc lớn. Có thể nói đây là mức lao động tương đối lớn trong một năm của lao động ở nông thôn do ở nông thôn các hoạt động trồng trọt chỉ mang tính thời vụ. Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 59 Đối với nhóm hộ phi nông nghiệp thì nhóm này được xem là làm việc với quỹ thời gian nhiều nhất và hiệu quả nhất. Đây là nhóm hoạt động với thời gian làm việc bình quân lao động trên 300 ngày cao nhất với 19 lao động chiếm tỷ lệ 51,35%. Các loại hình kinh doanh chủ yếu là buôn bán tạp hóa, buôn bán vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đóng tàu ghe, may mặcVà hầu như lao động trong lĩnh vực này đều mang lại thu nhập cao và có công việc khá ổn định. Chính vì điều đó nên đời sống của những lao động nhóm hộ này được đảm bảo hơn và khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống của những người lao động này sẽ cao hơn, gánh nặng việc làm đối với nhà nước và các cấp chính quyền ở địa phương sẽ giảm nhẹ. Vì vậy việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp là rất cần thiết. Tóm lại, từ những thông tin trên cho ta thấy được tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận, bán thất nghiệp là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Năm 2009 - 2011, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của hộ gia đình nông dân còn chưa hợp lý. Phần lớn mới chỉ sử dụng từ 65 – 70% thời gian lao động trong năm. Tỷ lệ thời gian lao động chưa sử dụng còn khá cao, cá biệt có địa phương ( xã Hải Quế) tỷ lệ thời gian nông nhàn còn khoảng 30 – 34% thời gian làm việc trong năm. Những năm gần đây, tình trạng lao động nông thôn thiếu việc làm và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chưa cao đã trở thành vấn đề được huyện Hải Lăng quan tâm vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm và tăng thu nhập. 2.3.5. Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của hộ. Độ tuổi là một trong 3 nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến thời gian làm việc của lao động. Độ tuổi liên quan đến vấn đề sức khỏe, kinh nghiệm trong sản xuất và nhiều vấn đề khác mà ảnh hưởng đến tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động. Và để thấy rõ hơn, đề tài đã đi phân tích bảng số liệu điều tra và cụ thể như sau: Đối với những lao động dưới 19 tuổi, đây là độ tuổi bao gồm chưa đến tuổi lao động và đã đến tuổi lao động. Những lao động này chủ yếu dành nhiều thời gian cho học tập và những công việc họ làm chỉ mang tính chất phụ thêm cho gia đình. Mặt khác, số lao động còn lại trong độ tuổi do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, Trư ờng Đạ i họ Kin h tế H ế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 60 năng lực học kém nên ở nhà giúp việc và đi làm. Do độ tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nên thời gian mà họ huy động làm việc trong năm là ít nhất với số ngày làm việc bình quân là 215,84 ngày/lao động/năm. Đối với những lao động từ 19-35 tuổi, đây đều là những lao động đã bước vào độ tuổi lao động đang ở lứa tuổi thanh niên, một số đã có công việc ổn định nhưng một số chưa xác định hoặc chưa tìm được công việc ổn định mà chỉ làm công tạm thời. Sỡ dĩ, bình quân một năm họ chỉ huy động được 226,51 ngày/người/năm là do họ vẫn chưa tích lũy được kinh nghiệm sản xuất cũng như ý thức trách nhiệm đối với công việc và dẫn đến hiệu quả sản xuất là không lớn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 61 Bảng 12: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp BQC Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % <19 0 0 191 2,42 239 2,70 215,84 1,79 19-35 178,2 23,81 240,03 28,23 267,14 18,92 226,51 25,45 36-45 200 34,92 235,05 30,64 305,17 32,43 245,70 32,14 46-60 185 31,75 240,18 32,26 275,33 40,54 237,92 33,48 >60 175 9,52 243,13 6,45 300 5,41 227,18 7,14 BQC 187,67 100 237,57 100 283,81 100 236,35 100 (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 62 Đối với những lao động từ 36-45 tuổi, đây hầu hết là những lao động chín chắn trong nhận thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công việc, tích lũy kinh nghiệm sản xuất, có vốn nên mạnh dạng đầu tư sản xuất. Chính vì điều đó nên thời gian làm việc bình quân mà họ huy động được là lớn nhất với 245,70 ngày công/năm. Huy động số ngày làm việc bình quân tương đối lớn phải kể đến những lao động trong độ tuổi từ 46-60 tuổi với 237,92 ngày công/năm. Đây là những lao động đã có gia đình và có đời sống ổn định kết hợp với vấn đề sức khỏe, do vậy họ thường thận trọng và chắc chắn khi đầu tư vào sản xuất nên thời gian huy động tuy lớn nhưng sau những lao động từ 36-45 tuổi. 215.84 226.51 245.7 237.92 227.18 < 19 tuổi 19-35 tuổi 36-45 tuổi 46-60 tuôi > 60 tuổi Biểu đồ 4: Ngày công huy động bình quân của các Lao động theo độ tuổi Những lao động trên 60 tuổi có số ngày làm việc bình quân huy động được là 227,18 ngày công/năm. Đây là những người nằm ngoài độ tuổi lao động, trãi qua nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy vậy, do vấn đề sức khỏe và kinh tế gia đình nên những công việc mà họ làm chỉ mang tính chất phụ thêm cho con cháu trong gia đình. Như vậy từ những phân tích thực tế trên thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động là rất cần thiết. Và một thực tế là độ tuổi càng lớn thì càng có nhiều kinh nghiệm, ý thức và trách nhiệm trong công việc hơn do vậy thường huy động được thời gian làm việc trong năm nhiều hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 63 2.3.6. Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của hộ Ngoài độ tuổi, giới tính là nhân tố quan trọng không kém ảnh hưởng đáng kể đến thời gian làm việc của người lao động. Qua bảng số liệu điều tra cho thấy: Đối với nhóm thuần nông, nam giới có số ngày làm việc bình quân trong năm là 191,32 ngày công/lao động/năm và số ngày làm việc này nhiều hơn so với nữ giới. Lý do là trong nông nghiệp có nhiều công việc đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe mạnh như: cày, bừa, gánh lúaVà do phong tục mỗi địa phương, ví dụ như: Ở xã Hải An chỉ có nam giới mới được ra biển đánh cá, còn nữ giới phải ở nhà. Bên cạnh đó ngoài nam giới còn tranh thủ phụ giúp nội trợ, chăn nuôicho người phụ nữ, do vậy mà thời gian làm việc của nam giới lại nhiều hơn so với nữ giới. Riêng đối với người phụ nữ thích hợp hơn với những công việc chăn nuôi, làm cỏvì những công việc này không đòi hòi sức lực nhiều mà cần sự khéo léo, tỷ mỹ do đó thời gian làm việc trong năm chỉ là 183,39 ngày công/năm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 64 Bảng 13: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp BQC Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Nam 191,32 53,97 235,83 47,58 283,21 45,95 234,30 49,11 Nữ 183,39 46,03 239,15 52,42 284,32 54,05 238,33 50,89 BQC 187,67 100 237,57 100 283,81 100 236,35 100 (Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 65 Đối với những lao động thuộc nhóm nông kiêm, số ngày làm việc bình quân trong năm của một lao động nữ là 238,15 ngày công/năm và nam là 236,93 ngày công/năm. Tuy số ngày công của nữ trong năm nhiều hơn so với nam nhưng tỷ lệ này không phải là lớn. Ngoài làm nông nghiệp ra người phụ nữ còn tham gia công việc nội trợ, chăm sóc con cái, may vá, bán nước mắmdo vậy mà số ngày công nhiều hơn nam, còn nam giới thường tập trung vào những công việc mang lại thu nhập cao như: thợ xây, cắt tóc.. 191.32183.39 235.83239.15 283.21284.32 0 50 100 150 200 250 300 Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp Nam Nữ Biểu đồ 5: Số ngày công của lao động phân theo giới tính Riêng đối với nhóm hộ phi nông nghiệp thì ít chịu ảnh hưởng của giới tính. Nhìn chung số ngày công trong năm mà nam và nữ huy động có sự chênh lệch không đáng kể, với nam giới là 283,21 ngày công/năm còn nữ là 284,32 ngày công/năm. Từ những số liệu phân tích trên cho chúng ta thấy được việc bố trí lao động nam giới, nữ giới vào những công việc phù hợp là rất quan trọng. Nó góp phần làm tăng thời gian làm việc trong năm và giảm đi lượng thời gian nhàn rỗi không cần thiết cho người lao động để từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất và chất lượng cho cuộc sống. 2.3.7. Ảnh hưởng của trình độ văn hoá và chuyên môn đến thời gian làm việc Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 66 của hộ Với trình độ văn hóa, chuyên môn khác nhau thì tay nghề và hiệu quả công việc sẽ khác nhau dẫn đến thời gian làm việc của lao động cũng khác nhau. Từ những thông tin điều tra cho thấy được, số ngày làm việc bình quân của lao động cấp I là thấp nhất với 194,60 ngày công/năm. Đây phần nhiều là những lao động thuộc trong nhóm thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và do không có điều kiện đi học nên chỉ đi học để biết cái chữ rồi bỏ học để làm việc tạo thu nhập cho gia đình và hiện tại phần lớn họ đã có gia đình. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 67 Bảng 14: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa, chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp BQC Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Số ngày làm việc BQ/LĐ (ngày) % Cấp I 176 47,62 208,85 20,97 267 8,11 194,60 26,34 Cấp II 200 44,44 242,37 45,97 275 24,32 237,44 41,96 Cấp III 188,65 7,94 250 29,03 285,31 43,24 266,28 25,45 Sơ cấp, TC 0 0,00 235,42 1,61 295 21,63 286,22 4,46 CĐ-ĐH 0 0,00 247,60 2,42 300 2,70 275,23 1,79 BQC 187,67 100 237,57 100 283,81 100 236,35 100 (Nguồn: Số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 68 Huy động thời gian làm việc bình quân trong năm lớn nhất phải kể đến những lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp và CĐ-ĐH. Cụ thể là, lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp là 286,22 ngày công/năm, lao động có trình độ ĐH-CĐ 275,23 ngày công/năm. Những lao động này tập trung chủ yếu ở nhóm nông kiêm và phi nông nghiệp còn thuần nông thì không. Mặc dù thời gian làm việc bình quân của lao động là lớn nhất, tuy nhiên số lượng những lao động này lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ là 4,46% ở bậc sơ cấp, trung cấp và 1,79% ở bậc CĐ-ĐH. Điều này đặc ra một vấn đề đối với cơ quan nhà nước ta và chính quyền huyện Hải Lăng cần có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. 176188.65 208.85 250 267 285.31 0 50 100 150 200 250 300 Thuần nông Nông kiêm Phi nông nghiệp Cấp I Cấp II Cấp III SC-TC CĐ-ĐH Biểu đồ 6: Số ngày công huy động của lao động theo trình độ văn hóa, chuyên môn Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt về thời gian huy động trong năm giữa lao động có trình độ cấp II là 237,44 ngày công/năm và cấp III là 266,28 ngày công/năm. Đối với lao động có trình độ cấp II thì lao động tập trung chủ yếu ở 2 nhóm là thuần nông và nông kiêm, còn lao động có trình độ cấp III thì lao động chủ yếu tập trung nhiều hơn ở nhóm phi nông nghiệp do vậy mà số ngày làm việc huy động bình quân trong năm nhiều hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 69 Và một thực tế, bất cứ công việc nào muốn có thu nhập và việc làm ổn định thì phải có một trình độ nhất định. Đối với sản xuất nông nghiệp, ngoài kinh nghiệm thì người lao động đòi hỏi phải có khả năng tiếp thu thông tin, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động ảnh hưởng rất lớn đến thời gian lao động. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 70 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HẢI LĂNG – TỈNH QUẢNG TRỊ. 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU 3.1.1. Phương hướng Định hướng lâu dài trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa vàn huyện Hải Lăng là đảm bảo cho người lao động đến tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều được làm việc; thực hiện các biện pháp tích cực giúp đỡ người lao động nông thôn chưa có việc làm nhanh chóng có việc làm, từng bước giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện sự công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng lao động cho nông dân thông qua các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với hoạt động đào tạo nghề. Ngoài ra, việc tiếp tục thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch nhằm hạn chế sức ép về dân số và lao động tăng thêm mỗi năm, giảm nhanh tốc độ tăng tự nhiên dân số vẫn là phương hướng cơ bản và lâu dài để giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống dân cư nói chung và khu vực nông thôn nói riêng 3.1.2. Mục tiêu Trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực và lợi thế phấn đấu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Hải Lăng với các mục tiêu của huyện trong thời gian tới là: - Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn lên 85%. - Hàng năm tạo việc làm cho 1.000-1.200 lao động thông qua các hình thức như: vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề, giới thiệu lao động nông thôn cho các khu công nghiệp trong và ngoài huyện. - Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt từ 19,7 triệu đồng trở lên. - Đến năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 2,5-3% và khoảng 0,95% vào năm 2020. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 71 - Xuất khẩu lao động năm 2012 với 50 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41%, trong đó 27% qua đào tạo nghề. - Khôi phục phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống 2011-2015, đến năm 2015 dự báo giá trị sản xuất làng nghề nông thôn đạt trên 40 tỷ đồng, giải quyết việc làm tăng thêm từ 400-500 lao động. Thu nhập lao động làng nghề 35-40 triệu đông/ người/ năm. Một số làng nghề như làng Trà Lộc trên 400 hộ, trên 400 lao động, nghề truyền thống mứt gừng Mỹ Chánh trên 60 hộ với trên 300 lao động.. Các làng nghề truyền thống như rượu Kim Long 300 hộ với 300 lao động - Nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua các hình thức giáo dục – đào tạo: + Giữ vững kết quả đạt được về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS, 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, phổ cập 25% THPT, phổ cập 100% giáo dục tiểu học và THCS. + Củng cố trung tâm đào tạo, trung tâm giáo dục thường xuyên hiện có, đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ở các cơ sở để đảm bảo xây dựng một xã hội học tập. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm có hiệu quả thấp để có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng – an ninh. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM Dân số nông thôn ở huyện Hải Lăng chiếm tới 96,79% dân số toàn Huyện, trong đó thu nhập của dân cư nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, diện tích đất canh tác dần bị thu hẹp do đó sẽ làm cho tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Hiện nay, khu vực nông thôn ở huyện Hải Lăng còn nhiều tiềm năng khai thác rất cần đến nguồn lực con người. Để tránh lãng phí nguồn lao động và khai thác tiềm năng, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nông thôn, giảm sức ép về việc làm, tăng thời gian sử dụng lao động nông thôn thành phố cần có những giải pháp nhất định tạo điều kiện để người lao động nông thôn có việc làm. Tạo việc làm cho người Trư ờn Đại học Kin h tế Hu ế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 72 lao động không những giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi mà còn tạo thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế – xã hội, là điều kiện để nâng cao mức sống của dân cư và người lao động đồng thời ổn định, an ninh chính trị xã hội. Để tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động nông thôn, huyện Hải Lăng cần có những giải pháp trong giai đoạn tới, cụ thể là: 3.2.1. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ + Trước hết, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực NLN theo hướng đa canh, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng. + Hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, trên cơ sở điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn; đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. + Cần quy hoạch các vùng chuyên canh, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với lợi thế của từng xã. + Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn với phương châm đưa công nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu, với thị trường nông thôn, tạo sự liên kết gắn bó giữa công nghiệp với nông nghiệp và thu hút lao động dư thừa trong nông thôn. + Trước mắt cần tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ như: Sắn, rau quả, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, cơ điện nông thôn, dệt may khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới. Phát triển các ngành dịch vụ. 3.2.2. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn Đối với lao động trong lĩnh vực NLN cần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp đào tạo với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng địa phương nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 73 lao động nông nghiệp. Đối với những lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn. Theo hướng này cần sớm tiến hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn nông thôn. + Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng được đào tạo. + Phát triển các hình thức đào tạo ngắn ngày tại cơ sở, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo nghề cho nông thôn. Mở rộng các hình thức xuất khẩu lao động nông thôn tham gia vào các chương xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, huyện Hải Lăng cần tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. 3.2.3. Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực. Trong các yếu tố của sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản nhất. Do vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Hải Lăng. + Chính sách đầu tư cho đào tạo nhân lực: Trước thực trạng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hải Lăng dồi dào nhưng chất lượng chưa cao đã hạn chế rất lớn đến việc làm và sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ở huyện Hải Lăng cần có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và chính quyền huyện Hải Lăng. Có thể nói đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư trực tiếp, cơ bản và lâu dài cho sự phát triển của huyện Hải Lăng và là hướng đầu tư có lợi nhất. + Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động: Để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Hải Lăng cần làm tốt công tác vận động người lao động nông thôn tích cực tham gia vào chương trình của cán bộ địa phương, giảm bớt khâu trung gian tránh hiện tượng thất thoát vốn đồng thời có bộ phận giám sát các công trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng ở các địa phương. + Chính sách sử dụng nguồn nhân lực: Cần đảm bảo nguyên tắc sử dụng đầy đủ, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 74 khai thác tối đa tiềm năng sức lao động, đãi ngộ thỏa đáng theo giá trị lao động được sáng tạo ra đồng thời tạo điều kiện có chính sách đúng để phát huy cao tính tự do sáng tạo của con người, nhất là lao động chất xám. Bởi nguồn lực con người nông thôn ở huyện Hải Lăng chỉ có thể phát huy tác dụng khi được quan tâm đầy đủ, đúng mức, được lao động trong môi trường lành mạnh, dân chủ và công bằng. Khi đó họ sẽ làm việc hết mình với nhiệm vụ thực hiện CNH, HĐH thành động lực của bản thân, góp phần đưa huyện cùng đất nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. 3.2.4. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ có thể tham gia. Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, và đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác. Hiện nay, kinh tế hộ ở các vùng nông thôn đã phát triển nhiều ngành nghề đa dạng ngoài sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã mở rộng hoạt động sang chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế hộ lâu dài và ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra, cần thực hiện một số biện pháp sau: - Có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, khoa học và công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích "ai giỏi làm nghề gì làm nghề đó", trên cơ sở đó đa dạng hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu; từng bước phát triển kinh tế hộ nông, lâm, ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác. - Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động nông thôn. Hiện nay có 63 doanh nghiệp đóng trên địa bàn, số hộ đăng kí kinh doanh mới là 70 hộ đưa tổng số Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 75 hộ lên 1.517 hộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn thuộc loại hình kinh tế hộ không có đăng ký, điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Để nhanh chóng phát triển mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải: + Tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở sản xuất đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng. + Cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về mặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Các cơ sở này một mặt sẽ thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho cơ sở chế biến, mặt khác nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế biến của các cơ sở này. + Đối với các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp đã có đăng ký và đang hoạt động, khuyến khích các doanh nghiệp này đặt cơ sở trên địa bàn các huyện, xã chủ yếu làm nông nghiệp, dân số đông. - Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn Ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời và đã có thể gọi là một thế mạnh của huyện Hải Lăng như dệt xăm lưới Thâm khê- Hải Khê, bánh ướt Phương Lan- Hải Ba, rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thuỷ,... Ngành nghề truyền thống hiện đang giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất và các làng nghề cũng gặp không ít những khó khăn nhất là về tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, ít vốn; Vì thế huyện cần có một số chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở mang các nghề mới trên cơ sở: + Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, ở các làng nghề truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung. + Tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 76 vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập những doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ban hành một số chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải quyết mặt bằng cho sản xuất đối với các làng nghề, nghề truyền thống ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới + Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh sáng chế của các nghệ nhân và xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình. 3.2.5. Tăng cường xuất khẩu lao động nông thôn. Xuất khẩu lao động là cơ hội để có thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động, trong đó có một bộ phận là lao động nông thôn. Song coi xuất khẩu lao động là một giải pháp thiết thực tạo việc làm cho người lao đồng cần phải khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức quản lý lao động, công tác nghiên cứu thị trường lao động - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. Mục đích của công tác này trang bị cho người học vững vàng các kiến thức về chuyên môn, hiểu biết về quan hệ chủ thợ trong nền kinh tế thị trường đồng thời nâng cao trình độ văn hóa, sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật và một số vấn đề khác, từ đó đảm bảo chất lượng lao động xuất khẩu. - Phối hợp tốt với các doanh nghiệp và làm tốt công tác tuyển chọn lao động. Xuất khẩu lao động khác với xuất khẩu hàng hóa, việc xuất khẩu lao động cần thông qua các doanh nghiệp có đủ điều kiện cần thiết và được phép xuất khẩu. Để đảm bảo chất lượng lao động xuất khẩu cần làm tốt công tác tuyển chọn như: Thanh tra, kiểm tra và công khai công bố các thông tin cần thiết để người đi xuất khẩu lao động hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và yêu cầu. Sau đó đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng nhưng yêu cầu đó. Quy trình tuyển chọn cần chặt chẽ, nghiêm minh vừa tránh được tiêu cực, vừa chọn được người có đủ điều kiện cần thiết về chuyên môn tay nghề, sức khỏe, ngoại ngữ. - Tăng cường công tác quản lý lao động ở nước ngoài. Việc quản lý này nhằm Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 77 khắc phục những rủi ro ở nước nhận lao động; kịp thời giải quyết các tranh chấp giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. - Cải tiến công tác tài chính và thông tin về xuất khẩu lao động. Cơ chế tài chính thích hợp trong xuất khẩu lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích mọi người đi xuất khẩu lao động. Giúp đỡ người lao động nhất là đối với lao động thuộc diện chính sách, lao động ở nông thôn có hoàn cảnh nghèo khó trong việc vay tiền để đặt cọc và tiền đóng góp có liên quan đến xuất khẩu lao động. Đồng thời làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trong nhân dân để người lao động biết được các doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động tránh bị lừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro thường gặp. Xuất khẩu lao động là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động, là chiến lược của Đảng và Nhà nước vì vậy không những Nhà nước tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu lao động mà bản thân người lao động cũng phải nỗ lực để duy trì việc làm, đem lại thu nhập cho bản thân và cho đất nước.. 3.2.6. Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Hải Lăng Ngoài các giải pháp nêu trên, huyện cần quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề sau: + Việc đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn đặc biệt là thủy lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, trường học và trạm xá tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nông thôn trong việc phát triển sản xuất hàng hóa. + Tăng cường hoạt động dịch vụ việc làm đặc biệt là dịch vụ tư vấn lựa chọn học nghề, hình thức và nơi học; tư vấn pháp luật liên quan đến việc làm; cung cấp thông tin về thị trường lao động. + Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Thường xuyên đưa ra các chương trình giáo dục đào tạo; phổ biến cho người dân về thực hiện khuyến nông, khuyến lâm; những bí quyết để làm tốt công tác việc nhà nông, các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 78 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Lao động là nguồn lực vô cùng quý báu của mọi quốc gia, đất nước phát triển cần phải có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh lớn. Thước đo đánh giá người lao động chính là việc làm của họ, lao động, việc làm là quyền cơ bản của mỗi người. Hàng năm, nguồn lao động nông thôn ở huyện Hải Lăng vẫn tăng lên đáng kể trước sự phát triển của huyện song chất lượng lao động còn thấp đã gây sức ép về việc làm. Vì vậy, việc chú trọng nguồn lao động và tạo việc làm cho người lao động nông thôn là mục tiêu và nhiệm vụ của các cấp, chính quyền và nhân dân huyện Hải Lăng. Qua nghiên cứu thực trạng về lao động việc làm của lao động nông thôn huyện Hải Lăng, tôi rút ra một số kết luận như sau: Là một huyện có thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, cho phép phát triển được một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đất đai trên địa bàn của huyện Hải Lăng lại khác, nó không được màu mở như những nơi khác,có nhiều loại đất cát pha, cát trắng nên gây nhiều khó khăn cho việc canh tác, trồng trọt và ít mang lại hiệu quả cho người lao động nông thôn. Cơ cấu việc làm cũng đa dạng, phát triển nhiều loại hình hộ: thuần nông, nông kiêm và phi nông nghiệp. Tuy nhiên lĩnh vực phi nông nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động lại chưa phát triển. Phần đông lao động vẫn hoạt động trong ngành nông nghiệp và có thu nhập không cao, lượng lao động dư thừa hàng năm nhiều. Riêng ngành nuôi trồng thủy sản mới phát triển những năm mới đây và mới đầu mang lại thu nhập cao cho người dân, nhưng sau do chưa có kỹ thuật, dịch bệnh nên làm cho người lao động càng rơi vào cảnh khó khăn hơn. Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng lớn nên lượng lao động nông thôn ở huyện hàng năm vẫn có sự di cư ra thành phố kiếm việc làm dẫn đến sức ép nặng nề lên nhiều mặt cho các thành phố. Lao động trẻ nhiều nhưng lại rẻ do phần lớn chưa được đào tạo và không có chuyên môn nghiệp vụ, yếu ngoại ngữchủ yếu lao động bằng sức lực cơ bắp. Các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 79 yếu tố vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập. Trên địa bàn huyện có nhiều nghề truyền thống như: Dệt xăm lưới Thâm Khê, bánh ướt Phương Lang, giá đỗ Lam Thuỷ, mứt gừng Mỹ Chánh, các làng nghề như: chổi đót Văn Phong, thêu ren Văn Quỹ, nón lá, làng Trà Lộc, làng nghề truyển thống như: Rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thuỷ. Tuy nhiên vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa gây dựng được thương hiệu, thu nhập người lao động vẫn thấp, chưa ổn định thị trường đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, huyện Hải Lăng cũng còn gặp một số khó khăn, hạn chế từng mặt trong lĩnh vực công tác. Xu hướng lao động và việc làm của người lao động tuy đã gắn với phát triển kinh tế - xã hội song chưa thực sự bền vững và không đồng đều giữa các địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Hải Lăng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động nông thôn đạt hiệu quả như: Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; thực hiện hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm; tăng cường xuất khẩu lao động nông thôn; triển khai tốt các hoạt động gián tiếp, trực tiếp tạo việc làm cho người lao động nông thôn và thực hiện tốt các chính sách phát triển nguồn nhân lực. 3.2. KIẾN NGHỊ Để đạt được các mục tiêu tạo việc làm cho người lao động nông thôn Trên địa bàn huyện Hải Lăng trong thời gian tới như ở trên, tôi có một số kiến nghị: * Với cấp Trung ương - Điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư của những tư nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp, các ngành sản xuất và dịch vụ ở các vùng nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa. * Đối với tỉnh và huyện - Cần phát triển mạnh hơn nữa hệ thống tín dụng để khắc phục sự thiếu hụt về Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 80 vốn sản xuất cho các hộ nông dân cũng như các đơn vị kinh tế khác. - Cần có biện pháp thu hút con em của người dân lao động trên địa bàn về tham gia lao động, cống hiến và xây dựng quê hương. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn. - Thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, đào tạo và tư vấn cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn; phối hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức hỗ trợ và tư vấn xuất khẩu lao động. - Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho những hộ nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Quy hoạch chi tiết, cụ thể và đảm bảo thời gian đối với những địa phương phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để người lao động có điều kiện và thời gian được tham gia đào tạo nghề. * Đối với người lao động nông thôn - Tích cực học tập kiến thức văn hóa, chuyên môn, tăng cường theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết nhằm vận dụng vào việc làm của mình. - Đánh giá các nguồn lực của hộ để sử dụng hợp lý đạt hiệu quả cao nhất. - Chủ động trong quá trình tìm kiếm việc làm. - Mạnh dạn vay vốn để nâng cao khả năng đầu tư áp dụng các kỹ thuật mới. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Hoàng Hữu Hoà, TS. Mai Văn Xuân, TS. Nguyễn Văn Toàn, lý thuyết thống kê, trường Đại Học Kinh tế Huế, 1997 2. Thạc Sĩ Phạm Thị Tuệ, Giáo trình kinh tế phát triển-NXB thống kê, Hà Nội 2002 3. Chi Cục thống kê huyện Hải Lăng, Niên giám thống kê huyện Hải Lăng qua các năm 2009, 2010, 2011 4. Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Hải Lăng, Tài liệu rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch CN-TTCN huyện Hải Lăng giai đoạn 2010-2020. 5. UBND huyện Hải Lăng, Bảng báo cáo tình hình kinh tế xã hội, QP-AN qua các năm 2009, 2010, 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012. 6. Phòng NN&PTNT huyện Hải Lăng, Đề án khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống huyện Hải Lăng giai đoạn 2010-2015 7. Trần Thị lệ Thuý (2010), “Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tỉnh”, khoá luận tốt nghiệp 8. Bảng kê hộ điều tra nông nghiệp nông thôn của 3 xã Hải An, Hải Quế, Hải Lâm và phòng NN&PTNT 9. Nguyễn Thị Linh, “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”, luận văn thạc sỹ 10. Đại Học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình kinh tế lao động, NXB thống kê, Hà Nội. 11. www.Google.com.vn/ Tổng cục thống kê/ số liệu dân số, lao động; đất đai; nông lâm, thuỷ sản. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ Mã Phiếu: Tên người điều tra: Hoàng Văn Nhân Thời gian điều tra: Ngày.........tháng.........năm 2012 Lớp: K42A-KTNN Tên địa bàn nghiên cứu: Thôn.xã ...huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị. Họ và tên chủ hộ:. Giới tính: Nam Nữ Tổng số lao động trong gia đình:, trong đó có: nam,nữ Hộ thuộc diện:. 1. Tình hình lao động, gia đình. STT Họ tên lao động Tuổi Giới tính (Nam:1, Nữ 0) Trình độ văn hóa Ngành nghề chính Ngành nghề phụ 1. 2. 3. 4. 5. 2. Tình hình đất đai của hộ. Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tổng diện tích đất canh tác Sào 1.Lúa Sào 2.Ngô Sào 3.Lạc Sào 4.Khoai Sào 5.Sắn Sào 6.Đậu đổ Sào 7.Mướp đắng Sào 8.Khác Sào Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân 3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ: Loại Đơn vị Số lượng Giá trị (1000d) 1.Trâu bò cày kéo 2.Lợn nái sinh sản 3.Máy cày 4.Máy kéo 5.Máy tuốt 6.Máy xay xác 7.Loại khác 4. Thời gian làm việc - Đối với trồng lúa  Số vụ Gia đình trồng mấy vụ trong năm: ..  Thời gian tiến hành các vụ từ khi nào đến khi nào? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Số lao động tham gia sản xuất lúa: ........................................................................................................................................... Vụ 1 Các khâu Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ngày Làm đất Gieo cấy Bón phân Phun thuốc BVTV Làm cỏ Thu hoạch Chế biến Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân Vụ 2 Các khâu Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ngày Làm đất Gieo cấy Bón phân Phun thuốc BVTV Làm cỏ Thu hoạch - Đối với hoa, rau màu  Gia đình tiến hành trồng mấy vụ trong năm với các loại Hoa Đậu Ngô Rau cải Lạc Khoai. Cây khác....  Thời gian tiến hành đối với các vụ như thế nào? Hoa. Rau cải. Đậu. . Lạc Ngô.. Khoai... . . Cây khác  Thời gian sản xuất của từng loại đối với mỗi lao động? Các loại hoa, rau màu Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ngày Hoa Rau cải Đậu Lạc Ngô Khoai Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân Cây khác - Đối với chăn nuôi  Gia đình thường chăn nuôi gì?  Thời gian chăn nuôi với từng loại Thủy sản. Gà. Vịt.. Lợn... Trâu, bò.. Khác. ● Thời gian chăn nuôi đối với từng loại của mỗi loại lao động: Các loại Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ Ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ngày Thủy sản Gà Vịt Lợn Trâu, bò Khác  Đối với ngành nghề dịch vụ Thời gian làm việc đối với từng nghành nghề của mỗi lao động: Các loại Thời gian tiến hành (ngày) Lao động 1 Lao động 2 Lao động 3 Lao động 4 Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Số ngày Giờ/ ngày Buôn bán Làm việc trong các TCĐT Trồng nấm Làm hương Thợ xây Thêu, may, đan lát Xe thồ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Nhân Khác 5. Vào lúc không có mùa vụ, thời gian rảnh, ông (bà) có làm gì khác để tạo thêm thu nhập không? 6. Tổng thu nhập bình quân hộ gia đình/năm: A.Dưới 12 triệu B.Từ 12 đến 18 triệu C.Từ 18 đến 24 triệu D.Trên 24 triệu 7. ông (bà) có dự định làm việc ngoài địa phưong không? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4: 8. Nếu có là việc tại địa phương ông (bà) sẽ làm gì, ở đâu? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4: 9. Những khó khăn và trở ngại khi ông (bà) làm việc tại địa phương? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4 10. ông (bà) có ý định đi học nghề không? Lao động 1: Lao động 2: Lao động 3: Lao động 4: 11. Khó khăn hiện tại của gia đình là gì? 12. Một số đề xuất của ông (bà) để tạo việc làm, nâng cao thu nhập? Cám ơn quý ông (bà)/anh (chị) đã giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu điều tra này!Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_lao_dong_viec_lam_cua_lao_dong_nong_thon_tren_dia_ban_huyen_hai_lang_tinh_quang_tri_849.pdf
Luận văn liên quan