Ngân hàng nên thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Do đặc thù
công việc phức tạp, CV QHKH và CBTĐ phải đi lại nhiều nên NH cần có chính sách
hỗ trợ về mặt phương tiện và chi phí để tạo điều kiện cho họ.
- Tìm hiểu, khai thác những phần mềm, công nghệ mới: phần mềm quản lý
thông tin, phần mềm hỗ trợ thẩm định, trong lĩnh vực ngân hàng nhằm giảm bớt các
công đoạn trong quá trình thực hiện đánh giá doanh nghiệp.
- Về thẩm định phương án vay vốn, CBTĐ cần chú trọng phân tích thêm các chỉ
tiêu NPV, IRR, PI,. đối với những phương án có giá trị lớn và những con số hiệu quả chỉ
mang tính ước tính thì việc tính các chỉ tiêu này thực sự cần thiết nhằm tính đến giá trị
theo thời gian của tiền, khả năng sinh lời và thời gian hoàn trả nợ nhanh nhất.
- Đưa ra phương án trả nợ như thế nào cần tính lịch trả nợ chi tiết cho phương án
đó nhằm giúp khách hàng thấy rõ hơn nghĩa vụ củ mình và có sự chuẩn bị để thực hiện
nghĩa vụ tốt.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
nhu cầu vay vốn thực hiện đầu tư. Đây là các nguồn thông tin bổ sung và mang tính
chất tham khảo giúp cho CBTĐ có căn cứ chính xác hơn để đưa ra kết luận.
Tiếp đến, CBTĐ nhận định những rủi ro (nếu có) do sự biến động của cung cầu
thị trường về sản phẩm phương án, những rủi ro về sử dụng máy móc thiết bị hay trở
ngại trong công tác quản, sử dụng tài sản của công ty. Tìm hiểu những phương án
phòng bị của công ty để xử lý các trường hợp bất trắc.. dựa vào số liệu tài chính công
ty cung cấp đánh giá được năng lực sản xuất của công ty và sự cần thiết phải đầu tư tài
sản. Thẩm định nội dung này tốt nhằm đánh giá được phương án có chủ động và có
tính khả thi để thực hiện hay không.
Do đó, kết quả thẩm định tính khả thi phương án vay công ty A như sau:
Giá cả tài sản:
Căn cứ thông tin tham khảo giá bán trên một số trang web, giá mua xe trộn bê
tông Dongfeng và máy xúc lật LiuGong được đánh giá là hợp lý.
Với hệ thống Đầu khoan thuỷ lực gầu xoay R15G do được cấu thành bởi nhiều
thành phần khác nhau :
+ Đầu khoan R15G (theo thông tin ĐVKD được nhập mới 100% từ Nhật Bản);
+ Cẩu cơ sở Kolbeco sản xuất năm 1991 xuất sứ Nhật Bản;
+ Chuột khoan;
+ 02 Hộp giảm tốc mới 100% nhập khẩu từ Đức, Ý;
+ 01 cần khoan sản xuất, ghép nối tại Việt Nam.
Hiện chưa thu thập được thông tin để đánh giá sự phù hợp của mức đầu tư đối
với máy móc thiết bị này.
Năng lực máy móc thiết bị, PTVT của Công ty tại thời điểm 31/12/2014:
4.638 triệu đồng.
+ Trong danh mục máy móc thiết bị hiện tại của công ty hầu hết là máy hàn,
máy cắt, máy uốn sắt; xe máy chuyên dùng chỉ bao gồm 03 chiếc là: 01 xe đào đất
Komatsu, 01 máy đào bánh xích Hitachi, 01 máy xúc lật Kolbeco.
+ Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là máy cũ, được đầu tư từ những năm
2000-2005.
SVTH: Trần Thị Trà My 63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Hoạt động kinh doanh của công ty: Hiện công ty chủ yếu thực hiện thi công
các công trình cầu đường bộ. Việc thi công các hạng mục khoan trụ cầu, đổ bê tông,
xúc đổ chiếm tỷ trọng lớn.
Một số công trình công ty dự kiến thi công trong thời gian tới:
STT Nội dung
Chủ đầu tư/Bên giao
thầu
Giá trị HĐ
1 Cầu Nhật Lệ 2
Tổng Công ty CT
ĐS
20.000
2 Cầu Đường bộ Đồng Nai 40.000
3
Thi công 02 trụ cầu và lắp đặt trạm
trộn bê tông hạng mục cầu An Đông.
37.000
Năng lực máy móc thiết bị của công ty ở mức trung bình, công ty có nhu cầu
trang bị thêm máy móc thiết bị để nâng cao năng lực thi công, chủ yếu phục vụ cho
các công trình mới ký kết và dự kiến thực hiện trong thời gian tới. Do đó, nhu cầu của
công ty là cần thiết, hợp lý.
Về phân tích hiệu quả tài chính, đây là phân thẩm định bắt buộc và tiến hành kỹ
lưỡng. Nội dung gồm:
Thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư: CBTĐ dựa vào các mục đích vay vốn của
công ty cung cấp kết hợp với mức giá đã tham khảo ở trên để tính toán lại về độ chính xác
của nó. Cần lưu ý, có những trường hợp khách hàng do sự hạn chế về kiến thức kế
toán quản trị của kế toán hoặc sự cố ý thổi phồng chi phí nhằm tăng số vốn vay NH
làm cho những khoản vốn của NH được sử dụng không đúng mục đích. Trong nội
dung thẩm định này, việc xác định nguồn vốn để đầu tư tự có của khách hàng đặc biệt
quan trọng, nó thể hiện khả năng tự chủ của khách hàng. Chính vì vậy mà ít trường
hợp NH cho khách hàng vay 100% để đầu tư cho phương án SXKD, trong trường hợp
này NH thường yêu cầu khách chứng minh vốn tự có tham gia vào phương án trước
khi giải ngân bằng hình thức phiếu thu hoặc xác nhận thanh toán.
Công ty A có nhu cầu của công ty hợp lý, năng lực công ty đủ để thực hiện
phương án nhưng nếu công ty không chứng minh được nguồn vốn tự có mà công ty bỏ
ra đầu tư thì phương án đầu tư có thể gặp rủi ro vì có thể công ty không thể tự chủ
SVTH: Trần Thị Trà My 64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
được nguồn vốn và khả năng chi trả của mình. Do đó, NH đã yêu cầu khách có những
giấy tờ chứng minh về nguồn vốn bỏ ra đầu tư: phiếu chi, ủy nhiệm chi tại NH và chỉ
giải ngân khi chứng minh được sự có thực của nguồn vốn đó.
Thẩm định doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự kiến: CBTĐ tiến hành kiểm tra xem
trong tổng chi phí có những loại chi phí nào, những chi nào là hợp lý và những chi phí
nào không hợp lý để loại bỏ ngay. Kết hợp với việc kiểm tra tính chính xác của từng
khoản mục chi phí. Kiểm tra cách xác định doanh thu, lợi nhuận của phương án.
Doanh thu là bằng tổng tất cả các nguồn thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế
liệu và các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu hằng năm của phương án được
xác định dựa trên sản lượng tiêu thụ dự kiến hằng năm và giá bán của sản phẩm dịch
vụ. Lợi nhuận của phương án là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất.
Chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí đã bao gồm cả lãi vay gọi là lợi nhuận
trước thuế. Trên cơ sở tính toán lại các chi phí đầu vào, ước tính mức sản lượng tiêu
thụ, giá bán sản phẩm CBTĐ cần lập bảng dự trù doanh thu, chi phí của phương án.
Bảng kết quả kinh doanh dự kiến được CBTĐ tính tương tự bảng 8.
- Tính toán hiệu quả tài chính:
Hiệu quả tài chính mà phương án kinh doanh mang lại được CBTĐ tính dựa
trên phương án đề xuất và kết quả từ việc tính toán các chi phí hợp lý ở trên. Bảng ính
hiệu quả tài chính phương án được CBTĐ lập tương tự bảng 7.
Tiếp đến, CBTĐ chỉ cần tính toán nghĩa vụ trả nợ và nguồn trả nợ mà công ty
có đủ để trang trải số nợ của mình qua các năm vay vốn hay không. Nguồn trả nợ sẽ
được lấy từ lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản. Nghĩa vụ trả nợ, CBTĐ sẽ thu thập
thông tin từ CIC hoặc sử dụng thông tin từ thẩm định khách hàng vay vốn tại mục
khách hàng có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác và NH. CBTĐ sẽ tính
tổng số nợ của khách hàng tới thời điểm hiện tại đối với NH và các tổ chức tín dụng
khác chia theo thời hạn thực phải trả của từng khoản nợ đó và thời hạn của khoản nợ
hiện tại. Cân đối vốn sẽ bằng hiệu của nguồn trả nợ và nghĩa vụ trả nợ. Nếu con số này
dương chứng tỏ DN làm ăn có đủ khả năng trả nợ, và ngược lại thì khách hàng mất
khả năng trả nợ cho ngân hàng.
SVTH: Trần Thị Trà My 65
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Nghĩa vụ nợ trung dài hạn hiện tại của công ty A (bao gồm cả phương án lần này):
+ Dư nợ trung hạn hiện tại : 982 triệu đồng, thời gian vay 04 năm, nghĩa vụ trả
gốc 268 tr.đ/năm;
+ Dư nợ trung hạn của phương án lần này: 7.500 triệu đồng, thời gian cho vay
tối đa 04 năm, nghĩa vụ trả nợ gốc 1.875 tr.đ/năm.
+ Lãi suất 16%/năm.
Bảng 12 : Nghĩa vụ nợ trung dài hạn hiện tại của công ty A
ĐVT: Triệu đồng
Nghĩa vụ nợ
Dư
đầu kỳ
06 -12/
2014
2015 2016 2017
01-06/
2018
1 Dư nợ trung hạn hiện tại 982
-Gốc phải trả 178 268 268 268 -
- Lãi phải trả 60 105 76 47 17
2 Dư nợ phương án lần này 7.500
-Gốc phải trả 938 1.875 1.875 1.875 937
- Lãi phải trả 525 900 600 300 75
Tổng nghĩa vụ 1.701 3.148 2.819 2.490 1.029
Nguồn trả nợ cho phương án:
Từ 2 nguồn chính là khấu hao tài sản hình thành từ vốn vay và một phần trích từ
lợi nhuận sau thuế hàng năm với mức khấu hao, lợi nhuận dự kiến các năm tới như sau :
+ Khấu hao hiện tại : Căn cứ bảng khấu hao chi tiết TSCĐ của Công ty, giá trị
khấu hao hàng năm là 700 triệu đồng/năm.
+ Khấu hao MMTB từ phương án lần này: Căn cứ khung thời gian sử dụng loại tài
sản cố định là xe chuyên dùng theo quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày
21/10/2009 về việc hướng dẫn chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định là 6 năm.
02 xe trộn bê tông trị giá 2.300 tr.đ, giá trị khấu hao 383 tr.đ/năm;
01 xe xúc lật trị giá 718 tr.đ, giá trị khấu hao hàng năm 120 tr.đ/năm;
01 hệ thống khoan thủy lực trị giá 7.827 triệu đồng, giá trị khấu hao hàng
năm 1.304 tr.đ/năm.
SVTH: Trần Thị Trà My 66
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Do đó, tổng khấu hao của các MMTB hình thành từ phương án là 1.807 tr.đ/năm
+ Lợi nhuận sau thuế bình quân 03 năm gần nhất: 2.884 tr.đ, tỷ suất lợi nhuận
~4% doanh thu;
Doanh thu thực tế của công ty trong những năm gần đây:
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu 78.183 57.209 36.833 115.437
LNST 3.957 2.864 765 5.023
Tỷ suất LN/DT 5,06 5,01 2,08 4,35
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động mạnh và không
đều qua các năm. Nguyên nhân biến động doanh thu: Bên cạnh khó khăn chung trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản giai đoạn này, đặc thù của các đơn vị trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản, các công trình có sự nối tiếp từ năm nay qua năm khác.
Ở thời điểm hiện tại, công ty chưa cung cấp giá trị sản lượng của từng năm để
MB đánh giá tính ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do đó, CBTĐ đánh giá doanh thu của khách hàng trong suốt thời gian vay vốn
tại MB theo mức doanh thu trung bình của 4 năm gần đây (~72.000 tr.đ/năm).
Trung bình tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trong 4 năm gần đây đạt ~ 4%.
CBTĐ đánh giá lợi nhuận của công ty trong suốt thời gian vay vốn tại MB ~
2.880 tr.đ/năm (chưa trừ chi phí lãi vay của 02 món trung hạn). Trong đó dự kiến 10%
- 20% lợi nhuận được sử dụng để trả nợ MB, tương đương 472 tr.đ/năm.
+ Cân đối nguồn trả nợ:
Bảng 13: Bảng cân đối nguồn trả nợ của công ty A
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn trả nợ 06-12/ 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
01-
06/2018
Nguồn trả nợ 2.693 5.387 5.387 5.387 2.693
Khấu hao 1.253 2.507 2.507 2.507 1.253
Lợi nhuận (chưa trừ CP
lãi vay của 02 món
trung hạn)
1.440 2.880 2.880 2.880 1.440
Gốc lãi phải trả 1.701 3.148 2.819 2.490 1.029
Cân đối 992 2.239 2.568 2.897 1.664
SVTH: Trần Thị Trà My 67
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
> CBTĐ đánh giá công ty có khả năng đảm bảo nợ của MB.
Về phân tích rủi ro của phương án SXKD, CBTĐ đánh giá những rủi ro, khó
khăn có thể xảy ra với phương án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa,
hạn chế những tác hại của rủi ro đó.
Đối với công ty A
Khả năng trả nợ: Căn cứ thực tế hoạt động năm 2014 của công ty, doanh thu về
không đều trong cả năm mà về từng đợt theo tiến độ nghiệm thu thanh toán (VD trong
năm 2014 doanh thu về trong các tháng 3, 6, 9 ,12) tiềm ẩn rủi ro thiếu hụt khả năng trả
nợ thời điểm (do tiền công trình chưa về và công ty chưa có kế hoạch dòng tiền phù hợp).
Thẩm định về tài sản đảm bảo
Nội dung này tương tự như đối với CV QHKH thực hiện.
Đối với công ty A
TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay với tổng giá trị tạm tính 10.845 triệu
đồng. Giá trị tài sản đảm bảo được xác định trên hóa đơn mua hàng của công ty.
Yêu cầu quản lý: MB không quản lý được tài sản bản đảm do công ty thi công
tại nhiều địa bàn tỉnh thành khác nhau. Đề nghị Công ty mua bảo hiểm cho tài sản bảo
đảm (mua của MIC), chuyển quyền thụ hưởng duy nhất không huỷ ngang trong suốt
thời gian vay vốn cho MB (có thể thực hiện mua từng năm).
Hợp đồng bảo đảm/phụ lục bảo đảm thế chấp quy định rõ: Các tài sản bảo đảm
được sử dụng để đảm bảo cho mọi nghĩa vụ của công ty tại MB.
Định kỳ 6 tháng/ lần, NH thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo, có Biên
bản định giá kèm theo đảm bảo tỷ lệ dư nợ/giá trị tài sản đảm bảo được định giá lại tối
đa là 70%.
Sau khi thẩm định tất cả các nội dung CBTĐ tiến hành lập Báo cáo thẩm định
và nộp lên cấp trên kèm với Báo cáo đề xuất để phê duyệt. Mẫu chi tiết của Báo cáo
thẩm định tại phần phụ lục.
SVTH: Trần Thị Trà My 68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Từ thực trạng quy trình thẩm định cho vay nói trên và số liệu thu thập được, tình hình cho vay tại NH qua 3 năm 2012- 2014 như sau:
Bảng 14: Tình hình cho vay của MB Huế giai đoạn 2012- 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2014 2013 2012 2013/2012 2014/2013
GT (%) GT (%) GT (%) +/- % +/- %
Tổng doanh số cho vay 856.861 100 847.438 100 886.513 100 -39.075 -4,41 9.423
Phân loại theo thời hạn
Ngắn hạn 762.060 88,94 739.864 87,31 795.321 89,71 -55.457 -6,97 22.196 3,00
Trung và dài hạn 94.804 11,16 107.574 12,79 91.192 10,39 16.382 18,96 -12.770 -11,87
Phân loại theo loại hình doanh nghiệp
CTCP, công ty TNHH 585.816 68,47 578.012 68,21 586.520 66,26 -8.508 -1,45 7.804 1,35
Doanh nghiệp tư nhân 43.381 5,16 46.115 5,44 48.210 5,44 -2.095 -4,35 -2.734 -5,93
Cá nhân, hộ sản xuất 206.153 24,16 201.232 23,75 240.121 27,19 -38.889 -16,20 4.921 2,45
Cho vay khác 21.511 2,51 22.079 2,61 11.662 1,32 10.417 89,32 -568 -2,57
Phân theo ngành kinh tế
Thương mại 516.796 60,31 501.018 59,12 512.322 57,89 -11.304 -2,21 15.778 3,15
Công nghiệp 326.189 38,17 326.022 38,57 335.624 37,96 -9.602 -2,86 167 0,05
Nông nghiệp - - - - - - - - - -
Ngành khác 13.876 1,62 20.398 2,41 38.567 4,45 -18.169 47,11 -6.522 -32,97
( Nguồn: Bộ phận Hành chính- Tổng hợp MB Huế)
SVTH: Trần Thị Trà My 69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Từ bảng phân tích, ta thấy tình doanh số cho vay tăng, giảm qua các năm. Cụ
thể, năm 2012- 2013 lượng vốn cho vay giảm mạnh và giảm 39.075 triệu đồng với với
tốc độ giảm là 4,41%. Nhưng từ 2013 đến 2014 lại tăng nhưng tăng nhẹ là 9.423 triệu
đồng. Nguyên nhân năm 2012-2013 giảm mạnh có thể do ảnh hưởng xấu từ nền kinh
tế đang là giai đoạn lạm phát tăng, doanh nghiệp, cá nhân làm ăn thua lỗ không có lợi
đã tạo tâm lý e ngại vay vốn để kinh doanh của khách hàng. Nhưng sau đó, từ năm
2013 trở đi, nguồn vốn huy động từ ngân hàng lớn lãi suất cao chứng tỏ nhu cầu vốn đi
vay đã có sự đột biến.
Phân loại theo thời hạn: Có thể thấy, nguồn vốn khách hàng đi vay tại MB Huế
chủ yếu là vay ngắn hạn để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, và doanh số
cho vay ngắn hạn này cũng tăng giảm thất thường qua các năm theo tổng doanh số cho
vay. Điều này có thể thấy, nếu vay trung và dài hạn thường phải thực hiện các dự án
đầu tư lớn cần lượng vốn đầu tư nhiều, tuy nhiên thị trường ở Huế chưa mấy khả quan
để thực hiện nhiều dự án như vậy. Mặc dù có thể có những dự án như vậy nhưng chưa
nhiều và nhu cầu tiêu thụ không cao nên phần lớn khách hàng không vay vốn trung và
dài hạn để thực hiện.
Phân loại theo loại hình doanh nghiệp: Các loại hình công ty cổ phần, TNHH
luôn có nhu cầu vay vốn lớn nhất vì quy mô và ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có sự
đầu tư lượng vốn lớn. Tuy nhiên do sự ảnh hưởng của nền kinh tế cùng các chính sách
thẩm định cho vay ngày càng hoàn thiện mà doanh số cho vay các loại hình công ty
này tăng giảm qua các năm. Năm 2012-2013 giảm với tốc độ 1,45% ứng với giảm
8.508 triệu đồng nhưng bước qua giai đoạn 2013- 2014 thì con số này tăng trở lại và
tăng 7.804 triệu đồng với tốc độ tăng là 1,35%.
Phân loại theo ngành kinh tế: Tương tự như thế, do tỷ trọng vay ngắn hạn luôn
lớn nhất, chứng tỏ khách hàng sẽ kinh doanh những ngành nghề có tốc độ luân chuyển
nhanh. Do vậy mà ngành thương mại sẽ có tỷ trọng vay lớn nhất và cũng tăng giảm
liên tục qua các năm. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng vay lớn thứ hai do các nhu
cầu đầu tư của khách hàng. Còn về nông nghiệp thì hầu như không có do đã có NH
Agribank là chủ lực trong ngành này mà tất cả khách hàng đều biết và dành sự ưu tiên.
SVTH: Trần Thị Trà My 70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
THẨM ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NHTM
CP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ
3.1. Nhận xét quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB Huế.
3.1.1. Những kết quả đạt được
Để có chất lượng cho vay có hiệu quả tốt, công tác thẩm định luôn được các
NHTM đặt lên hàng đầu. Các NHTM đang nổ lực xây dựng cho mình một quy trình
chuẩn phù hợp với quy định của Nhà nước, vừa phù hợp với quy mô, tổ chức của
Ngân hàng mình nhằm giảm đi tình trạng cho vay nhưng khách hàng không có khả
năng hoàn trả nợ. Một quy trình chuẩn thực sự có tác dụng khi vừa giảm được tối đa
khả năng mất vốn vừa tiết kiệm thời gian thẩm định để đưa ra quyết định cho vay.
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng quy trình thẩm định cho vay tại Ngân
hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế, được sự giúp đỡ của các anh chị phòng
QHKH và Quản lý tín dụng tôi đã tiếp xúc thực tế, quan sát và tìm hiểu những nội
dung cụ thể mà CV QHKH và CBTĐ tiến hành. Qua đó, tôi thấy được quy trình và
phương pháp thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB Huế thực sự có chất
lượng, linh hoạt và khá chặt chẽ, chính xác, biểu hiện ở các mặt sau:
Tiếp xúc, thu thập hồ sơ khách hàng
- Thông tin, hồ sơ, tài liệu chính là nguồn nguyên liệu phục vụ cho toàn bộ
quá trình thẩm định. Do đó, về số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của
thông tin có tác động rất lớn tới chất lượng thẩm định. Nắm được tầm quan trọng đó,
tại NHTM CP Quân đội nói chung và chi nhánh Huế nói riêng đã có quy định về các
về hồ sơ tài liệu khá đầy đủ và phân loại rõ ràng theo thời hạn vay: Hồ sơ thu thập đối
với món vay ngắn hạn, hồ sơ thu thập đối với món vay trung và dài hạn. Mục đích của
việc phân loại nhằm thu thập đúng và đủ các hồ sơ cần dùng trong quy trình thẩm định
đối với các món vay.
- CV QHKH và CBTĐ trong quá trình thẩm định chịu khó thu thập thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau: CIC, internet, báo cáo nghiên cứu, sử dụng các thông tin
SVTH: Trần Thị Trà My 71
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
tham khảo nếu có món vay với mục đích tương tự nhau,.để nhằm đưa ra các nhận
xét, đánh giá chính xác nhất.
- Việc thu thập, hồ sơ tài liệu có sự sáng tạo và tiết kiệm thời gian. Thay vì
với tất cả các khách hàng đều thu thập đầy đủ hồ sơ tài liệu mỗi khi vay vốn thì tại NH
chỉ thu thập tất cả những thông tin tài liệu của những khách hàng mới quan hệ vay vốn
lần đầu. Những khách hàng cũ thì thu thập từ khoảng thời gian mà khách hàng đã
ngừng giao dịch với NH tới thời điểm hiện tại.
- CV QHKH đã có những biện pháp cụ thể và rõ ràng đối với những trường
hợp rủi ro khi thu thập hồ sơ, tài liệu của khách hàng không như ý muốn.
- CV QHKH có ý thức cao thu tập tài liệu, đốc thúc khách hàng nộp đủ hồ sơ
đúng thời gian để tiến hành thẩm định. Thực hiện đúng theo quy định về trình tự kiểm
tra các tài liệu. Được rèn luyện trong môi trường có kỷ luật tốt, CV QHKH và CBTĐ
có tinh thần làm việc nghiêm túc, tính kỷ luật cao, hăng say làm việc và có khả năng
nhạy cảm trong công việc. Điều này giúp rất nhiều trong cách duy trì mối quan hệ đối
với khách hàng.
Thẩm định các nội dung
- Ở NHTM CP Quân đội thực hiện thẩm định các nội dung khá chặt chẽ do
tách biệt thực hiện thẩm định cho cả 2 phòng QHKH và Quản lý tín dụng. CV QHKH
mặc dù làm nhiệm vụ bán hàng, tiếp xúc nhu cầu của khách hàng sau đó kiểm tra, tính
toán và thẩm định lại một số chỉ tiêu nhằm đưa ra đề xuất. Tuy công việc của CV
QHKH không đi sâu vào chuyên môn thẩm định cho vay thực sự, nhưng nó lại giúp
tạo tiền đề cơ sở giúp CBTĐ có cái nhìn tổng quát và tiến hành thẩm định đúng hướng
và cụ thể hơn. Hơn nữa, 2 bộ phận thực hiện cùng một nhiệm vụ nhằm khắc phục rủi
ro CV QHKH vì áp lực chỉ tiêu mà lỏng lẻo trong việc kiểm tra, đánh giá để đưa ra đề
xuất cho vay những khách hàng không đủ điều kiện cho vay. CBTĐ là bộ phận được
coi là rào cản, độc lập thực hiện công việc thẩm định mà không chịu bất cứ áp lực nào
nên có cái nhìn khách quan, công bằng và chính xác hơn đối với khách hàng vay vốn.
Mặt khác, kết quả đề xuất của 2 bộ phận này sẽ được Ban Giám đốc phê duyệt có hiệu
lực ngang nhau nên sẽ có tác động tới tính hiệu quả về khả năng làm việc của CV
QHKH và CBTĐ.
SVTH: Trần Thị Trà My 72
Đạ
i h
ọ
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
- Trong mỗi nội dung thẩm định, các công việc được thực hiện rõ ràng và tách
bạch với nhau, từ thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tính khả thi của
phương án kinh doanh đến thẩm định TSBĐ đều được thực hiện một cách tuần tự và
riêng biệt sau đó tổng hợp thành Báo cáo đề xuất, Báo cáo thẩm định, Báo cáo thẩm
định TSBĐ.
- Thẩm định khách hàng vay vốn, CV QHKH và CBTĐ có trình độ chuyên
môn nghề nghiệp cao, đội ngũ nhân sự trẻ, đa số có kinh nghiệm làm việc từ 5-10 năm
trong công tác thẩm định. Do đó, với trình độ và kinh nghiệm lâu năm CV QHKH,
CBTĐ có thể linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn thông tin, am hiểu sâu rộng trong
các ngành nghề kinh doanh của các khách hàng, vận dụng các phương pháp thẩm định
phù hợp với từng chỉ tiêu, tiếp xúc, khảo sát nơi hoạt động của khách hàng một cách
tốt nhất. Kinh nghiệm và khả năng về giao tiếp xã hội là điều kiện cần thiết giúp thu
thập đầy đủ thông tin khách hàng và đánh giá được năng lực pháp lý và tình hình hoạt
động kinh doanh, tình hình tài chính, phương án vay vốn và tài sản bảo đảm.
- CV QHKH đã sử dụng có hiệu quả thông tin từ CIC để tìm hiểu tình hình
vay vốn của khách hàng tại NH và các TCTD khác. Điều này ngoài việc đem lại sự
hiểu biết nhất định về uy tín của khách hàng mà còn hỗ trợ cho công việc tính toán
nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
- Việc phân tích tài chính của khách hàng, CV QHKH và CBTĐ đã có sự
kiểm tra mức độ tin cậy của các BCTC trước khi thực hiện vào công việc tính toán và
đánh giá. Điều này tạo nên sự chắc chắn về các con số được tính toán ra là hoàn toàn
đáng giá và thể tin tưởng được. CV QHKH đã biết vận dụng các công thức tính toán
các chỉ tiêu tài chính, sử dụng số liệu từ các BCTC một cách chính xác. Có kiến thức
chắc chắn về phân tích BCTC để có căn cứ đưa ra đánh giá khách quan. Mặc dù không
đi sâu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu mà chỉ chú trọng phân tích các khoản mục quan
trọng liên quan tới đặc thù kinh doanh của khách hàng, nhằm đưa ra những đánh giá
tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.Vận dụng linh hoạt
phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá tình hình hoạt động, mức tăng trưởng, khả
năng tài chính của khách hàng.
SVTH: Trần Thị Trà My 73
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
- CBTĐ đã coi trọng yêu cầu kiểm soát về tài chính của khách hàng nhằm hạn
chế rủi ro xảy ra trong tương lai bằng cách theo dõi sát tình hình kinh doanh và tài
chính qua các năm khách hàng vay vốn.
- Đối với thẩm định phương án SXKD, thẩm định rất nhiều khía cạnh như:
Tính khả thi của phương án, tính hiệu quả của phương án, nguồn trả nợ, nhận định rủi
ro và các biện pháp phòng ngừa...Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một mặt
cụ thể của phương án, tổng hợp các nội dung này CV QHKH và CBTĐ có được sự
đánh giá toàn diện của phương án. Trong quá trình thẩm định không phải cùng một lúc
thẩm định được tất cả các nội dung mà thực hiện qua các bước, có thể kết quả của
bước trước làm cơ sở để phân tích các bước sau. Ví dụ: Sau khi xem xét tính khả thi
của phương án, CBTĐ thực hiện việc tính toán hiệu quả của dự án và kế hoạch cho
vay, nguồn thu nợ. Như vậy, tại Ngân hàng đã có một quy trình thẩm định khoa học,
toàn diện, sát với thực tế. Hơn nữa, quy trìnhvận dụng linh hoạt, không máy móc, rập
khuôn. Đối với những phương án nào thì cần đánh giá những nội dụng gì, tránh mất
thời gian và đánh giá những nội dung không ý nghĩa. Ngoài ra, việc vận dụng các
phương pháp thẩm định khá linh hoạt. Ví dụ, phương pháp dự báo được sử dụng trong
ước tính các con số doanh thu, chi phí, lợi nhuận khi có các yếu tố đầu ra, đầu vào cho
dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy sử dụng khi các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự
án biến động mạnh so với cung cầu thị trường.
- Đối với thẩm định tài sản đảm bảo, tại NH đã có những quy định cụ thể về
các loại tài sản và cách thức thẩm định. Bộ hồ sơ về TSBĐ được yêu cầu khá đầy đủ
đối với từng loại tài sản nhằm tránh các rủi ro, sao cho tài sản đạt nhiều rào cản để
nắm chắc nhất, NH có lợi nhất. Cách thức định giá khá chi tiết đối với từng loại tài
sản, mang lại độ chính xác và hợp lý cao.
- Việc thẩm định TSBĐ đã được thực hiện do một bộ phận thẩm định độc lập
đó là MBAMC. Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chuyên sâu nên bộ phận
này có thể đánh giá được chính xác và giảm thiểu rủi ro đối với những tài sản mà CV
QHKH, CBTĐ không đủ khả năng thẩm định.
- Do phần lớn các tài sản bảo đảm là hình thành từ nguồn vốn cho vay nên
CV QHKH, CBTĐ đã thu thập được các hóa đơn mua tài sản từ nhà cung cấp để làm
SVTH: Trần Thị Trà My 74
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
căn cứ định giá. Hơn nữa, tính thận trọng cần thể hiện ở chỗ các yêu cầu khách hàng
mua bảo hiểm cho tài sản và để Ngân hàng giữ nhằm tránh rủi ro sau này khi thu sản
về mà tài sản bị hư hỏng. Ngoài ra, còn đi thực tế để quan quan tính chân thực của tài
sản và có biện pháp chụp ảnh tài sản để lưu cùng với hồ sơ TSBĐ.
- CV QHKH khi nhận được đầy đủ hồ sơ và tài liệu của khách hàng đã tiến hành
khoanh cùng phạm vi, ước lượng được thời gian thẩm định và trả lời khách hàng. Tạo cho
khách hàng có niềm tin và có kế hoạch để SXKD. Điều này nâng cao uy tín và vị thế cho NH.
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đã xây dựng một quy trình chuẩn giúp CV QHKH và CBTĐ thực hiện
thẩm định nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, biểu hiện:
Tiếp xúc, thu thập thông tin khách hàng
- Quy trình thẩm định được tiến hành dựa trên các thông tin thu thập được.
Như vậy, kết quả thẩm định dựa trên chất lượng thông tin. Thông tin này có thể thu
thập từ nhiều nguồn: khách hàng và các nguồn khác. Khách hàng xin vay vốn có trách
nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng. Đó là phương án xin vay vốn,
báo cáo tài chính và những tài liệu khác, nguồn thông tin này quan trọng nhưng khó
xác định được độ tin cậy của nó, bởi khách hàng vay vốn cố tình đưa ra các mặt tốt của
mình và thường mang tính một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài
chính thực sự của mình. CV QHKH và CBTĐ khó xác định được mức độ tin cậy của
số liệu cung cấp.
- Các thông tin thu thập từ báo chí, internet và khách hàng của doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng nhỏ, thông tin thực tế vẫn rất ít.
- Một số nhân viên không đáp ứng được yêu cầu về năng lực về chuyên môn
nghiệp vụ hoặc không chịu được áp lực trong công việc thẩm định của ngân hàng nên
phải nghỉ việc. Ngân hàng gặp khó khăn về việc thiếu nguồn nhân lực dẫn đến khối lượng
công việc cho CV QHKH lớn. CV QHKH phải tốn rất nhiều thời gian để thu thập thông
tin và tiếp xúc thực tế với khách hàng nên có thể kéo dài thời gian thẩm định ảnh hưởng
tới tiến độ công việc của khách hàng cũng như tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Mặc
dù, Ngân hàng đã có chỉ tiêu quy định về các mốc thời gian để thẩm định một hồ sơ cho
vay từ lúc nhận hồ sơ khách hàng tới lúc kết thúc để ra quyết định.
SVTH: Trần Thị Trà My 75
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Thẩm định các nội dung
- Trên thực tế, tại ngân hàng có xây dựng quy trình thẩm định với những món
vay ngắn hạn tách biệt với món vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, thực tế CV QHKH và
CBTĐ thực hiện tất cả các quy trình dựa trên quy trình thẩm định của món vay trung
và dài hạn. Như vậy, có thể gây lãng phí thời gian để thẩm định và sử dụng các chỉ tiêu
không phù hợp và nội dung đánh giá không sát thực tế.
- Mặc dù, quy trình thẩm định với những nội dung thẩm định đã quy định rõ
các bước, các giai đoạn trong quá trình thẩm định song trên thực tế vẫn có khoảng mở
nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào và lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh
giá đối với từng phương án vay vốn là tùy thuộc vào trình độ và cách nhìn nhận của
CV QHKH và CBTĐ. Do đó gặp nhiều hạn chế và đưa ra các đề xuất phương án cho
vay khác xa nhau và gây ra việc khó quyết định để cho vay của Ban Giám đốc.
- Về thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định này chủ yếu được CV QHKH
thực hiện kỹ càng, hơn nữa do CV QHKH chịu về áp lực chỉ tiêu công việc do đó có thể
nới lỏng các điều kiện để giúp khách hàng được đề xuất vay vốn. Tuy sẽ được CBTĐ
thẩm định lại nhưng ngay từ đầu khách hàng đã không đủ điều kiện mà vẫn được đề xuất
thì công việc thẩm định lại sẽ gây tốn thời gian và chi phí cho NH và cả khách hàng.
- Khách hàng có thể lợi dụng làm giả giấy tờ, con dấu, chữ ký để có hồ sơ hợp
lệ. Điều này cần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của CV QHKH. Có một số trường
hợp CV QHKH mới vào làm việc, chưa có kỹ năng nghề nghiệp nên không phán đoán
và nhận biết được các tình huống khách hàng làm giả như vậy dẫn đến có những thông
tin đánh giá không chính xác.
- Về thẩm định tài chính, việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán ít nhiều còn mang
tính chủ quan và theo chuẩn mực. Dù có phân tích các chỉ tiêu trong bảng BCĐKT,
bảng BCKQKD nhưng CBTĐ chỉ tập trung nói lên sự biến động, chưa giải thích được
nguyên nhân tăng, giảm. Trong quá trình phân tích, CBTĐ không so sánh các chỉ tiêu
tài chính của doanh nghiệp xin vay với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, so
với số liệu ngành. Mặc dù tình hình tài chính của doanh nghiệp đang tốt dần theo thời
gian nhưng so với xu hướng ngành thì còn thua kém nhiều, tốc độ tăng trưởng chậm
hơn, lúc này không thể kết luận tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt được.
SVTH: Trần Thị Trà My 76
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
- Ở MB tuy mới xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đại,
phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của mình trên nguyên
tắc thận trọng, khách quan và thống nhất. Hệ thống được xây dựng trên một phần mềm
chuyên dụng, có tính bảo mật cao, có thể tích hợp với hệ thống NH core banking T24
của NH. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống còn bổ sung chức năng
hỗ trợ và ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra
theo các báo cáo theo yêu cầu quản trị. Tuy nhiên, tại MB Huế hệ thống này chưa
được sử dụng hiệu quả và sử dụng không thường xuyên.
- Về thẩm định phương án xin vay, việc kết hợp các phương pháp và sử dụng
các chỉ tiêu trong quá trình thẩm định còn nhiều hạn chế. Các phương pháp sử dụng
chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ, phương pháp so sánh: các chỉ tiêu về đầu vào đầu ra, mức
tiêu hao, chi phí hợp lý chưa có sự so sánh kỹ lưỡng với số liệu ngành để có thể đánh giá
chính xác. Phương pháp dự báo: Do sử dụng số liệu ước tính mức tăng trưởng dựa trên
kinh nghiệm của CV QHKH nên các con số chỉ mang tính chủ quan của riêng CV
QHKH, có thể không chính xác. Có thể do trình độ chuyên môn, ý thức chấp hành hoặc
do điều kiện khách quan mà khi tham gia thẩm định phương án SXKD, CV QHKH,
CBTĐ chỉ chú trọng vào tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng trong khi các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi trả hiệu quả hơn như phân tích
dòng tiền, giá trị hiện tại ròng NPV, thời gian hoàn vốn lại không được đề cập đến. Điều
này có thể xảy ra rủi ro và dẫn đến quyết định sai lầm cho Ban Giám đốc. Hơn nữa,
trong phần thực trạng, CV QHKH và CBTĐ đưa ra phương án cho vay trả gốc lãi hàng
tháng nhưng các cán bộ này chỉ mới tính toán phương án trả nợ theo năm. Do đó, tính
chi tiết về việc trả nợ chưa được tính toán kỹ.
- Thẩm định tài chính NH đã có những biện pháp để theo dõi, kiểm soát tình
hình kinh doanh và tài chính của khách hàng trong tương lai nhưng đối với phương án
SXKD sau khi đánh giá được tất cả các nội dung và đảm bảo rằng khách hàng được
vay vốn thì NH không không dành thời gian đi thực tế xem liệu khách hàng có thực
hiện đúng hướng của mục đích vay vốn không, mức độ quản lý và sản xuất của khách
hàng có đạt yêu cầu không mà các thông tin chỉ mới từ khách hàng cung cấp do đó
mức độ thông tin chỉ mang tính chủ quan.
SVTH: Trần Thị Trà My 77
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
- Về thẩm định tài sản bảo đảm, chi nhánh vẫn chưa có được biện pháp hiệu
quả để quản lý tài sản thế chấp trường hợp khách hàng có thể đi vay nhiều nơi và thế
chấp cùng một loại tài sản.
Từ những nhận xét về quy trình thẩm định cho vay tại MB Huế, có bảng tổng
hợp diễn biến nợ xấu trong giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 15: Tình hình nợ xấu tại MB Huế giai đoạn 2012- 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
Nợ nhóm 3
Nợ nhóm 4
Nợ nhóm 5
Nợ xấu
0
-
3
3
14.001
-
-
14.011
0
-
153
153
14.008
466.93
(13.858)
98,91
Tổng dư nợ 427.562 452.113 637.303 24.551 5,74 185.190 40,96
Nợ xấu/ Tổng dư
nợ (%)
0.0007 3.01 0.024 3,0093 429.900 (2.986) (99,20)
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp MB Huế)
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về
khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Nợ xấu ảnh hướng rất lớn đến
chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng. Nợ xấu được coi là chi phí khác của ngân
hàng nên làm giảm thu nhập ròng.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu của ngân hàng cũng có sự biến động mạnh,
tăng lên rất cao trong năm 2013, tăng 466.933% so với năm 2012 và lại giảm mạnh
vào năm 2014, mức giảm lên đến 98,91%. Điều này cho thấy ngân hàng cần có biện
pháp trích lập dự phòng rủi ro phù hợp để bù đắp nợ xấu, đồng thời có biện pháp khắc
phục tình trạng nợ xấu tăng giảm bất thường, khó có thể dự đoán và quản lý như giai
đoạn này, trong số đó, phải kể đến MB Huế nên hoàn thiện quy trình thẩm định cho
vay để cẩn trọng hơn trong việc đề xuất cho vay những khách hàng không tiềm năng.
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ
Đây là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Dựa vào bảng số
liệu ta thấy trong giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ nợ xấu tại MB Huế biến động rất phức
SVTH: Trần Thị Trà My 78
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
tạp. Năm 2013 và 2014, tỷ lệ này rất thấp, thấp hơn nhiều so với mức chấp nhận được
là 3%. Điều này cho thấy MB Huế hoàn toàn kiểm soát được rủi ro, thẩm định để cho
vay đảm bảo chất lượng cao. Tuy nhiên, trong năm 2013, do tình hình kinh tế chung,
doanh số cho vay cao nhưng doanh số thu nợ lại thấp dễn đến dư nợ cao, dẫn đến việc
tỷ lệ nợ xấu tăng đột ngột lên 3.01%, cao hơn so với mức chấp nhận được là 3%. trong
lý thuyết các chỉ số này càng thấp càng tốt nhưng trong thực tế tại MB Huế, các chỉ số
này quá nhỏ so với mức cho phép, vậy có phải Ngân hàng đã quá thận trọng trong việc
cho vay nên có thể làm mất đi những cơ hội đầu tư tốt? Để nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, Ngân hàng cần có biện pháp để làm
giảm nợ quá hạn và nợ xấu nhưng tổng dư nợ vẫn tăng - đây chính là thách thức đặt ra
cho MB Huế trong thời gian tới. Hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay cũng là một
trong những giải pháp nhằm giảm nợ xấu.
3.2. Đinh hướng phát triển của MB Huế
3.2.1. Định hướng phát triển trong năm 2015
Tiếp theo định hướng phát triển giai đoạn 2014- 2019, năm 2015 MB tiếp tục
phấn đấu trở thành Top 5 NHTM hàng đầu Việt Nam và phương châm “ Tái cơ cấu,
phát triển bền vững”, tiến tới một Tập đoàn tài chính đa năng, trên nền NHTM kết hợp
với phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, đầu tư thuộc các lĩnh vực bảo hiểm,
chứng khoán, quản lý tài sản, quản lý quỹ,...
Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều thách thức, với khát vọng về vị thế và tầm
vóc ngân hàng trong tương lai. MB kiên trì định hướng chiến lược phát triển làm cơ sở
nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển định hướng: Đầu tư thay đổi mô
hình ngân hàng bán lẻ để khắc phục những điểm yếu về tốc độ triển khai các hệ thống
hỗ trợ, đội ngũ bán hàng, quy trình thẩm định, sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường này; tích cực triển khai lĩnh vực kinh doanh mới bao gồm bảo hiểm nhân
thọ và tài chính tiêu dùng; triển khai bán chéo mạnh hơn với cổ đông chiến lược Viettel
và qua kênh phân phối là các công ty con, đa dạng hóa sản phẩm và tệp khách hàng
nhằm mở rộng thị phần, phân tán và hạn chế rủi ro. Ngoài ra, trong năm 2015, MB sẽ
khẩn trương hoàn thành các sáng kiến chiến lược cốt lõi nhằm tăng cường khả năng
quản trị và phát triển kinh doanh của MB. Đồng thời, MB nỗ lực duy trì lợi thế về hiệu
SVTH: Trần Thị Trà My 79
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
quả hoạt động, hoàn thiện về thể chế, tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và
phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng
rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và luôn duy
trì tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/ nợ xấu ở mức an toàn cho MB.
3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn
3.2.2.1. Thuận lợi
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ nhiệt tình năng động, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức và được đào tạo bổ sung mỗi năm. Có quan hệ
tốt với mọi thành phần kinh tế nên thuận lợi cho việc tiến hành thu thập thông tin trong
thẩm định.
- Mạng lưới đang được mở rộng và có tính thống nhất cao, thương hiệu và uy
tín MB được mọi người tin cậy.
- Luôn có những chính sách điều chỉnh từ hội sở tới chi nhánh tạo điều kiện
cho khách hàng những sản phẩm và phong cách phục vụ tốt nhất.
3.3.2.2. Khó khăn
Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho Ngân hàng ngày càng phát triển, đáp
ứng yêu cầu của hội nhập. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn:
- Một số CBTĐ còn trẻ, điều kiện cọ xát thực tế chưa nhiều, kinh nghiệm non kém.
- Hệ thống trang thiết bị còn nhiều thiếu tốn và kém hiệu quả.
- Sự cạnh tranh gay gắt với nhiều NHTM có vị thế.
- Sản phẩm khách hàng còn nhiều hạn chế chưa mang tính cạnh tranh.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại MB Huế
Nhằm giúp quy trình thẩm định tại MB Huế ngày càng hoàn thiện và có chất
lượng hơn, tôi xin đưa ra một số giải pháp có tính định hướng và mang tính chủ quan
của bản thân như sau:
Tiếp xúc, thu thập thông tin khách hàng
- Ở giai đoạn thu thập thông tin khách được cho là tốn khá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, do đó NH nên bố trí thành lập nhóm làm việc để có sự phân công trong
SVTH: Trần Thị Trà My 80
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
công việc tạo hiệu quả cao và tăng khả năng làm việc giữa các thành viên. Nhóm thành
viên này cần có các thế mạnh và trình độ chuyên sâu đối với từng nội dung thẩm định.
Ngoài ra, việc thành lập nhóm này tăng khả năng kiểm soát lẫn nhau trong quá trình
làm việc, tránh gây sai sót và gian lận.
- Đối với BCTC, thông thường CBTĐ chỉ căn cứ vào BCTC do doanh nghiệp
cung cấp nhưng rất khó xác định độ tin cậy của nó vì quy chế kiểm toán nội bộ do Bộ
tài chính đối với doanh nghiệp chưa mang tính bắt buộc. Do đó, trong những trường
hợp nghi vấn Ngân hàng có thể yêu cầu các BCTC đã được kiểm toán, cũng như yêu
cầu khách hàng phải giải trình và chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu báo
cáo. NH cần biết cách tạo ra thông tin cho riêng mình, thay vì chỉ nhận thông tin từ
khách hàng, NH nên chủ động tìm kiếm, làm chủ thông tin để có biện pháp xử lý, khai
thác thông tin hiệu quả nhất phục vụ cho quá trình thẩm định. Để đạt hiệu quả cao
nhất, MB Huế nên thiết lập một bộ phận chuyên thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin
về khách hàng, thông tin thị trường, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm
và xếp hạng tín dụng khách hàng.
- Ngân hàng cần coi trọng công tác tuyển dụng nhân viên: các nhân viên phải
có kinh nghiệm ít nhất một năm về các công việc liên quan tới kế toán, tài chính. Có
những kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính, thông thạo ngoại ngữ và công nghệ
thông tin liên quan tới công việc thẩm định. Có khả năng ăn nới lưu loát và khả năng
tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Để có chất lượng thông tin tốt, cần khai thác triệt để thông tin từ trung tâm
tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và truyền
thông. Để đảm bảo thông tin chất lượng cao và đầy đủ trong hoạt động đánh giá doanh
nghiệp, trong các trường hợp cần thiết Ngân hàng nên đánh giá việc mua thông tin.
Trang bị các thiết bị kết nối với trung tâm thông tin thương mại, thông tin phòng ngừa
rủi ro,
Thẩm định các nội dung:
- CV QHKH cần tuân thủ theo quy định của Ngân hàng về quy trình thẩm
định cho vay đối với những khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm tiết kiệm thời
gian thẩm định.
SVTH: Trần Thị Trà My 81
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
- Về thẩm định tài chính, CBTĐ cần tính toán, sử dụng các chỉ tiêu tài chính
với số lượng nhiều hơn giúp phân tích có cái nhìn sâu sát hơn. Khi phân tích ngoài nêu
những biến động tăng giảm của các chỉ tiêu cần đi sâu phân tích nguyên nhân tăng,
giảm. Khi đánh giá các chỉ tiêu cần căn cứ không chỉ số liệu tính toán của doanh
nghiệp xin vay mà cần phải điều tra các số liệu ngành hoặc số liệu của đối thủ cạnh
tranh để xem xét xu hướng biến động rồi đưa ra đánh giá chung. Khi đánh giá chung
về doanh nghiệp CBTĐ có thể nghiên cứu theo chiến lược SWOT (điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức) để có các nhìn tổng thể và chính xác hơn về khách hàng.
- Nên áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng do số
lượng DN đến xin vay ngày càng nhiều, mỗi DN có ngành nghề và loại hình kinh
doanh khác nhau, rất phong phú và đa dạng. CBTĐ dù có trình độ cao và kinh nghiệm
như sẽ gặp phải hạn chế như thông tin, thời gian,..nên việc áp dụng được hệ thống này
là rất hiệu quả. NH có thể tham khảo hệ thống xếp hạng tín dụng của các NH khác để
có thể rút ra ưu nhược điểm để xây dựng cho mình hệ thống đạt hiệu quả và hợp lý.
- Ngân hàng cần mở thêm nhiều lớp đào tạo cho các nhân viên mới để họ có
cơ hội tiếp xúc nhiều hơn, có tầm hiểu biết nhiều hơn. Thường xuyên có kế hoạch cho
nhân viên được đào tạo và đào tạo lại. Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn. Trang bị thêm kiến thức về pháp luật, thị trường, kinh tế, ngoại ngữ, tin
học tạo điều kiện kiện cho họ tự nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Đặt ra
những yêu cầu chuyên môn bắt buộc đòi hỏi họ phải đáp ứng. Thường xuyên mở ra
các cuộc thi để đánh giá lại năng lực của nhân viên nhằm loại bỏ những nhân viên
không đáp ứng yêu cầu công việc. Ngân hàng cần có những chính sách thu hút và ưu
đãi những chuyên gia giỏi để đội ngũ này về làm việc cho Ngân hàng hoặc mời làm cố
vấn, cộng tác viên trong hoạt động thẩm định.
- Lựa chọn được cán bộ đã khó, tuy nhiên bố trí công việc cho họ một cách
khoa học còn quan trọng hơn, NH cần chú ý: Trong quá trình công tác làm việc, cán
bộ quản lý cần chú ý đến năng lực và sở trường của từng nhân viên để linh hoạt phân
công công việc phù hợp cho họ, tránh sắp xếp một cách máy móc, cúng nhắc.
SVTH: Trần Thị Trà My 82
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
- Ngân hàng nên thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Do đặc thù
công việc phức tạp, CV QHKH và CBTĐ phải đi lại nhiều nên NH cần có chính sách
hỗ trợ về mặt phương tiện và chi phí để tạo điều kiện cho họ.
- Tìm hiểu, khai thác những phần mềm, công nghệ mới: phần mềm quản lý
thông tin, phần mềm hỗ trợ thẩm định,trong lĩnh vực ngân hàng nhằm giảm bớt các
công đoạn trong quá trình thực hiện đánh giá doanh nghiệp.
- Về thẩm định phương án vay vốn, CBTĐ cần chú trọng phân tích thêm các chỉ
tiêu NPV, IRR, PI,.. đối với những phương án có giá trị lớn và những con số hiệu quả chỉ
mang tính ước tính thì việc tính các chỉ tiêu này thực sự cần thiết nhằm tính đến giá trị
theo thời gian của tiền, khả năng sinh lời và thời gian hoàn trả nợ nhanh nhất.
- Đưa ra phương án trả nợ như thế nào cần tính lịch trả nợ chi tiết cho phương án
đó nhằm giúp khách hàng thấy rõ hơn nghĩa vụ củ mình và có sự chuẩn bị để thực hiện
nghĩa vụ tốt.
- Thành lập một tổ chuyên gia chuyên nghiên cứu những đối với ngành mà
khách hàng hay đến vay nhất để theo dõi biến chuyển của thị trường, thường xuyên lập
báo cáo ngành và dự báo tương lai, nghiên cứu thống kê để có những kết quả nhanh
chóng, kịp thời và chính xác mỗi khi có đối tượng khách hàng có ngành tương tự xin vay.
- Trong quá trình thẩm định, sẽ có rất nhiều phương pháp có hiệu quả để thẩm
định cho vay. Do đó, CBTĐ cần vận dụng linh hoạt kết hợp các biện pháp thẩm định
nhằm đưa ra kết quả chính xác và cụ thể nhất. CBTĐ nên theo dõi, tìm hiểu thêm nhiều
phương pháp thẩm định mới, hiệu quả, hiện đại để sử dụng nhằm đổi mới cách thẩm định,
phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
- Về thẩm định tài sản bảo đảm, đối với tài sản thế chấp thì nên kiểm tra lại tất
cả các món vay của khách hàng với các TCTD khác kèm theo các tài sản bảo đảm là gì
tránh trường hợp rủi ro một tài sản nhưng thế chấp nhiều món vay.
- CV QHKH và CBTĐ cần có sự thảo luận về phương án đề xuất của mình
nhằm đưa ra kết luận cuối cùng trước khi trình Giám đốc ký duyệt.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát công việc của nhân viên. Các
nhân viên nên có lịch làm việc cụ thể từng ngày để kịp đối chiếu và đẩy nhanh tiến độ
và hiệu quả công việc.
SVTH: Trần Thị Trà My 83
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau thời gian 2 tháng thực tập tại Ngân hàng TM CP Quân đội- Chi nhánh Huế,
tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài của mình một cách nghiêm túc và cơ bản đã giải
quyết một số vấn đề sau:
Về lý luận, đã khái quát được cơ sở lý luận được quy trình, nội dung và phương
pháp cho vay, thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài cũng
đã nêu ra được các điều kiện, hồ sơ cần có khi xin vay vốn tại NHTM, nêu được
những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thẩm định cho vay. Căn cứ vào đó để nếu
ra thực trạng tại Ngân hàng và đánh giá chất lượng thẩm định cho vay tại Ngân hàng.
Đề tài đã nêu được thực trạng hiện nay của quy trình thẩm định cho vay khách
hàng doanh nghiệp tại NHTM CP Quân đội- Chi nhánh Huế. Sau đó, tiến hành đánh
giá những mặt được và hạn chế nguyên nhân của quy trình thẩm định. Trên cơ sở đó
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn quy trình thẩm định cho vay.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, thời gian và tính phức tạp nên đề tài vẫn
chưa đi sâu được nội dung thẩm định phương án SXKD, mới cho biết được cái nhìn
tổng thể, chứ chưa phân tích rạch ròi, cụ thể. Các biện pháp đưa ra chỉ theo cách nhìn
nhận của bản thân, mang tính định hướng.
Vì vậy, nếu có thời gian và điều kiện để nghiên cứu tiếp, tôi sẽ đầu tư nghiên cứu
về thẩm định dự án đầu tư do thẩm định dự án đầu tư có tính phức tạp và khá qua trọng.
2. Kiến nghị
Từ các chính sách của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, NHTM CP Quân đội
cần xây dựng một hệ thống quy trình thẩm định cho vay mới rõ ràng, cụ thể hơn so với
văn bản hướng dẫn hiện hành. Quy trình mới với đầy đủ nội dung và liên tục cập nhật
những thông tin, phương pháp tiên tiến trên thế giới.
Xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, có
kế hoạch bố trí, tuyển dụng những nhân viên làm công tác tín dụng trong toàn hệ thống
và ngoài hệ thống, có kế hoạch hỗ trợ các cán bộ làm công tác chuyên môn.
Hằng năm, tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ giữa các nhân viên để có thể nâng
cao và củng cố kiến thức mới cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Bên cạnh đó, có
SVTH: Trần Thị Trà My 84
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
thể sàng lọc ra được các cán bộ không đáp ứng yêu cầu công tác tác nghiệp cho Ngân
hàng từ đó có hướng sắp xếp lại cán bộ cho hợp lý đúng với năng lực và khả năng của
từng cán bộ.
Tóm lại, để đạt được các mục tiêu đề ra và nâng cao chất lượng thẩm định cho
vay tại Ngân hàng đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp giữa các cán bộ trong Ngân hàng. Bên
cạnh đó, cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, các ngành các cấp cùng thực
hiện thì chất lượng thẩm định cho vay sẽ được nâng cao.
SVTH: Trần Thị Trà My 85
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng NHTM của TS.
Nguyễn Minh Kiều (Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh)
2. Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng của TS. Nguyễn Minh Kiều (Đại
học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh)
3. Giáo trình phân tích BCTC của Th.S Hoàng Thị Kim Thoa (Trường Đại học
Kinh tế Huế)
4. Giáo trình Phân tích BCTC của PGS.TS Nguyễn Năng Phúc ( Đại học Kinh
tế Quốc dân)
5. Quyết định 3533 (QĐ-MB-HS ) về quy trình tín dụng được ban hành
08/07/2010.
6. Thông báo 188 “ Chính sách thẩm định, định giá tài sản bảo đảm tại MB”
ban hành ngày 16/03/2015.
7. Tài liệu internet:
vay-cua-ngan-hang-thuong-mai/99355491
phuong-an-vay-cua-khdn.741/
cao/126/16005273.epi
dinh/baa589cc
SVTH: Trần Thị Trà My 86
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
PHỤ LỤC
Do yêu cầu nghề nghiệp, Ngân hàng muốn bảo vệ thông tin bí mật của khách
hàng và tránh rủi ro khách hàng kiện tụng nên Ngân hàng đã yêu cầu tôi bảo mật hồ sơ
khách hàng. Nên trong khóa luận của mình, tôi đã thay đổi tên công ty TNHH MTV
Cơ khí và Xây dựng công trình 878 thành công ty A.
SVTH: Trần Thị Trà My 87
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_tra_my_4699.pdf