- Các hộ nghèo cần phải tham gia đầy đủ các chương trình hướng dẫn về các chính sách ưu tiên, để không bị mất quyền lợi.
- Tham gia các chương trình khuyến nông của xã về hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi để có thêm kiến thức kinh nghiệm cho bản thân.
- Các hộ nghèo đói phải tự thân vươn lên không trông chờ ỷ lại chính quyền các cấp, mà phải chủ động học hỏi tìm cách làm ăn để thoát nghèo, sự chủ động của người nghèo rất quan trọng.
- Do thiếu đất sản xuất nên hộ nghèo cần chủ động tìm thêm việc làm đặc biệt trong thời gian rảnh rỗi, góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
72 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyến cơ sở, công tác tuyên truyền, tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh luôn được thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. Năm 2015 đã khám và điều trị cho 4.355 lượt bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh như viêm phổi, sốt rét, chứng lỵ, tiêu chảy Bệnh nhân đến trạm khám chữa bệnh đều được hưởng các chính sách theo đúng qui định của Nhà nước. Thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng quốc gia, cụ thể tiêm Vacxin sởi đạt trên 95%, tiêm Vacxin viêm não nhật bản đạt 92%, phụ nữ có thai và phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi tiêm UV2 đạt 100%, trẻ em tiêm chủng đủ mũi đạt 100%. Quản lý, điều trị bệnh nhân đảm bảo đúng tuyến và khả năng điều trị, không để xảy ra tử vong tại trạm.
Hàng năm thị trấn đều phối hợp với trung tâm Y tế huyện tổ chức tập huấn cho đội ngũ y tế, cán bộ y tế cộng đồng, thực hiện tốt việc phòng bệnh và vệ sinh môi trường tại thôn, buôn, tổ dân phố.
3.3.2.5. Quản lý sử dụng đất
* Công tác quản lý đất đai:
Tính đến năm 2015, tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 807,94 ha, đạt 59,20% tổng diện tích tự nhiên, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 2.704 giấy, trong đó cấp cho hộ gia đình là 2.662 giấy, diện tích là 782,53 ha; cấp cho tổ chức 42 giấy, diện tích là 25,41 ha. Trong đó, cấp theo Dự án 31 (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức công sử dụng đất trên địa bàn thị trấn theo Chỉ thị 31) là 19,42 ha, 31 giấy cho 24 tổ chức.
Trong năm 2015 đã cấp được 55 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó đất ở là 40 giấy, đất nông nghiệp là 15 giấy.
* Về tình hình sử dụng đất của thị trấn
Bảng 3.3 : Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp
897,74
100
Trong đó:
1.1. Đất lúa nước
180,23
20,08
1.2. Đất trồng cây hàng năm còn lại
140,02
15,60
1.3. Đất trồng cây lâu năm
510,96
56,91
1.4. Đất rừng sản xuất
60,77
6,77
1.5. Đất nuôi trồng thủy sản
5,76
0,64
(Nguồn: UBND thị trấn Ea Súp)
Quỹ đất dùng cho sản xuất nông nghiệp thì đất dùng trồng cây lâu năm chiếm đến 56,91%, chủ yếu là cây Điều. Đây là cây có một thời gian dài được xác định là cây có thế mạnh nhưng những năm gần đây, qua thực tế sản xuất và so sánh với một số cây khác cho thây nó không phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng dẫn đến thu nhập của nhiều hộ dân lâm vào cảnh bấp bênh, chính điều này đã làm cho diện tích trồng Điều giảm mạnh vào cuối năm 2015. Đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,64% với mục đích góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
* Đất phi nông nghiệp:
Bảng 3.4: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2015
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp
439,54
100
Trong đó:
1.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình SN
7,94
1,81
1.2. Đất quốc phòng
1,57
0,36
1.3. Đất an ninh
1,52
0,35
1.4. Đất khu công nghiệp
0,00
0,00
1.5. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
3,52
0,80
1.6. Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
0,00
0,00
1.7. Đất cho hoạt động khoáng sản
0,00
0,00
1.8. Đất di tích danh thắng
0,15
0,03
1.9. Đất xử lý, chôn lấp chất thải
0,00
0,00
1.10. Đất tôn giáo tín ngưỡng
0,00
0,00
1.11. Đất nghĩa trang. nghĩa địa
14,29
3,25
1.12. Đất có mặt nước chuyên dùng
175,20
39,86
1.13. Đất sông, suối
16,50
3,75
1.14. Đất phát triển hạ tầng
143,45
32,64
1.15. Đất ở đô thị
75,40
17,15
(Nguồn: UBND thị trấn Ea Súp)
Trong tổng quỹ đất phi nông nghiệp thì đất chuyên dùng là loại đất có diện tích lớn nhất chiếm 39,86% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tiếp đến là đất ở chiếm 32,64%, đất dành cho khu công nghiệp, đất hoạt động khoáng sản, đất dùng xử lý chôn lấp rác thải, tôn giáo, tín ngưỡng chưa có.
* Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 27,72ha chiếm 2,03% tổng diện tích tự nhiên của thị trấn.
3.3.2.6. Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Ea Súp
Bảng 3.5 : Tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Lúa: - Diện tích
ha
994
1.120
1.176,6
- Năng suất
Tạ/ha
39,0
70
70
- Sản lượng
tấn
3.874
7.840
8.236,2
Ngô: - Diện tích
ha
853
980
1.050
- Năng suất
Tạ/ha
53
52,1
50
- Sản lượng
tấn
4.521
5.102
52.500
Đậu các loại:
- Diện tích
ha
589
643,8
865
- Năng suất
Tạ/ha
7,6
9,9
1
- Sản lượng
tấn
447,6
638,6
865
Rau các loại:
- Diện tích
ha
50,0
40
78
- Năng suất
Tạ/ha
25
20
19,2
- Sản lượng
tấn
125
80
150
Sắn: - Diện tích
ha
85
138,2
285
- Năng suất
Tạ/ha
90
83,2
82,5
- Sản lượng
tấn
765
1.150
23.370
Nuôi trồng thuỷ sản:
- Diện tích
ha
5,76
5,76
5,76
- Năng suất
Tạ/ha
22,6
26
26
- Sản lượng
tấn
13
15
15
Tiêu: - Diện tích
ha
3
3
2
- Năng suất
Tạ/ha
12,5
11,7
10
- Sản lượng
tấn
3,8
3,5
2
(Nguồn: UBND thị trấn Ea súp)
Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2015 đạt 9.000 tấn, tăng 2,29% so với năm 2014 và tăng 50% so với năm 2013.
Nhìn chung tình hình sản xuất trồng trọt trong hai năm (2014 – 2015) thời tiết không thuận lợi, nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm đã gây ra khô hạn làm mất trắng nhiều diện tích gieo trồng, ảnh hưởng tới năng suất của một số cây trồng dài ngày, việc gieo trồng không đúng được kế hoạch gây bất ổn đến tình hình sản xuất cũng như ảnh hưởng không tốt đến đời sống các hộ làm nông nghiệp.
3.3.3. Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
3.3.3.1. Thuận lợi
- Là thị trấn nằm xa trung tâm của Tỉnh, số hộ nghèo đói cao nên được các cấp lãnh đạo quan tâm tạo mọi điều kiện cho thị trấn phát triển.
- An ninh, quốc phòng ổn định, đoàn thể hoạt động sôi nổi.
- Nguồn lao động tương đối dồi dào.
- Đất đai ở rất thích hợp cho trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế như: lúa, săn, đậu, bắp và một số cây công nghiệp ...
3.3.3.2. Khó khăn
- Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, trong những năm gần đây hạn hán kéo dài làm cho cây trồng thiếu nước trầm trọng, sản xuất nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều vụ sản xuất cây lúa, ngô, đậu,.. năng suất còn thấp.
- Nhìn chung toàn thị trấn vẫn còn nhiều hộ nghèo, đây là vấn đề mà chính quyền dịa phương cần quan tâm nhằm giúp cho các hộ này thoát khỏi đói nghèo.
- Diện tích đất tự nhiên khá lớn song phần lớn là đất cằn cỗi, độ phì thấp nên việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đồi núi có nguy cơ xói mòn đe doạ.
- Sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa được quan tâm .
- Thời tiết có hai mùa rõ rệt nên hay bị hạn hán, lũ lụt, điều này đã làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
- Hệ thống thuỷ lợi phát triển chưa hoàn chỉnh, nhiều vùng còn chưa có đủ nước tưới trong mùa khô.
- Công tác khuyến nông chưa phát triển rộng nên việc áp dụng các mô hình vào sản xuất còn kém.
- Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chậm và không kịp thời.
- Nhu cầu về vốn sản xuất lớn nhưng chưa đáp ứng kịp cho nhân dân.
- Cơ sở vật chất còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống chưa phát triển, chưa tạo ra việc làm để thu hút lao động.
- Trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số tệ nạn xã hội như: Trộm cắp tài sản công dân, đánh nhau gây mất trật tư, ma túy, cờ bạc ... Do vậy chính quyền địa phương cần có biện pháp quản lý tốt hơn nữa trong vấn đề trật tự an toàn xã hội
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu theo tiêu chí đặc trưng cho địa bàn nghiên cứu. Thôn, buôn được lựa chọn làm điểm nghiên cứu có đặc điểm đa dạng về thành phần dân tộc và có hộ nghèo. Thôn, buôn được lựa chọn làm điểm nghiên cứu bao gồm: thôn 6, thôn 7, thôn 9 và một buôn là buôn B1.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
3.4.2.1. Số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, chính sách giảm nghèo; đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế thị trấn hội của thị trấn, tình hình nghèo đói của thị trấn, tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo của thị trấn... Những thông tin này được thu thập từ sách, báo, Internet, các báo cáo tổng kết của thị trấn Ea Súp.
3.4.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp bao gồm những thông tin về đặc điểm của nông hộ, các nguồn lực của nông hộ, tình hình sản xuất kinh doanh của nông hộ, thu nhập và chi tiêu của nông hộ, .... Những thông tin này được thu thập thông qua phỏng vấn 60% số hộ nghèo, hộ thoát nghèo ở 4 thôn buôn được chọn làm điểm nghiên cứu (thôn 6, thôn 7, thôn 9 và buôn B1) bằng phương pháp ngẫu nhiên.
Mẫu được chọn có đặc điểm là các hộ nghèo, thoát nghèo.
ÁP DỤNG CÔNG THỨC
(Taro Yamane, 1967)
Trong đó n : Số lượng mẫu cần xác định
N : Tổng thể hộ nghèo và hộ thoát nghèo (216)
e : Độ tin cậy 0.11
Căn cứ vào công thức trên ta xác định được n=60
Số liệu mẫu điều tra:
Bảng 3.6 : Số liệu mẫu điều tra.
STT
Đơn vị
Tổng Số hộ
Tổng số hộ phỏng vấn
Hộ nghèo
Hột thoát nghèo
Hộ nghèo
Hộ thoát nghèo
1
Thôn 6
16
9
10
5
2
Thôn 7
15
11
9
7
3
Thôn 9
13
6
8
4
4
Buôn B1
21
7
13
4
5
Tổng
65
33
40
20
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê để làm rõ công tác giảm nghèo tại thị trấn, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo, các nhân tố ảnh hưởng.
- Các chỉ tiêu: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân
- Số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý bằng phầm mềm Microsoft Excel theo các chỉ tiêu để đáp ứng các mục tiêu và nội dung đã xác định.
Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả thực trạng công tác giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh tỷ lệ và số hộ nghèo, số hộ tái
số hộ tái nghèo, kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo qua các năm
- Phân tích và xử lý số liệu trên phần mềm Microsoft Excel.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng giảm nghèo
Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo %= Số hộ nghèoSố hộ × 100%
Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn sản xuất.
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn (%)= Số hộ nghèo được vay vốnSố hộ nghèo × 100%
Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo được hỗ trợ giống .
Tỷ lệ hộ nghèo được hỗ trợ giống=Số hộ nghèo được hỗ trợ giốngSố hộ nghèoX100%
Số người nghèo và tỷ lệ người nghèo được cấp BHYT.
Tỷ lệ người nghèo được cấp BHYT=Số hộ nghèo được cấp BHYTsố người nghèoX100%
3.4.5.2. Nhóm chỉ tiếu phán ánh thực trạng phát triển kinh tế hộ nghèo
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân hộ nghèo.
Diện tích đất nông nghiệp BQ hộ=Diện tích đất sản xuất nông nghiệpsố hộ nghèo
å Thu từ sản xuất nông nghiệp = Thu trồng trọt + Thu chăn nuôi
å Thu nhập = Thu từ sản xuất nông nghiệp + Thu khác
å Chi sản xuất = Chi phí sản xuất trồng trọt + Chi phí sản xuất chăn nuôi
å Chi = Chi sản xuất + Chi khác
Thu nhập bình quân/hộ nghèo.
Thu nhập bình quân/khẩu
3.4.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảm nghèo
Nhân khẩu/hộ
Lao động /hộ
Vốn sản xuất/hộ
Diện tích đất/hộ
Diện tích đất/hộ=Diện tích đất số hộ nghèo
PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Thực trạng giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
4.1.1.1. Thực trạng giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Bảng 4.1 : Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ
2.573
2.758
2.833
Tổng số hộ nghèo
256
9,95
197
7,14
194
6,85
Kinh
121
4,7
103
3,73
103
3,63
DTTS tại chỗ
113
4,4
80
22,9
77
2,71
(Nguồn UBND thị trấn Ea Súp)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ hộ nghèo trong thị trấn qua các năm được thể hiện rõ, đối với người kinh thuộc diện nghèo trong năm 2013 là 121 hộ chiếm 4,7% sang năm 2014 giảm xuống còn 103 hộ chiếm 3,73%, đến năm 2015 không có sự thay đổi. Dân tộc thiểu số tại chỗ qua các năm số hộ nghèo thay đổi liên tục năm 2013 là 113 hộ chiếm 4,4%, năm 2014 là 80 hộ chiếm 2,9%, đến năm 2015 số hộ nghèo tiếp tục giảm còn 77 hộ chiếm 2,71%. Tỷ lệ hộ nghèo của DTTS khác chiếm thành phần rất nhỏ. Năm 2013 có 22 hộ cho đến năm 2014 và 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 14 hộ. Số hộ nghèo qua các năm đã giảm mạnh, nhưng so với tỷ số hộ nghèo của thị trấn thì số hộ nghèo của người kinh vẫn chiếm tỷ lệ cao tương ứng là 2013 là 4,7%, 2014 là 3,73%, 2015 là 3,63%, ta thấy số hộ nghèo của hộ người kinh qua các năm đã giảm, tỷ lệ hộ nghèo của nhóm dân tộc tại chỗ cũng giảm mạnh.
Bảng 4.2 : Tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn theo các địa bàn
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Buôn A1
11
6,75
11
6,32
11
5,47
Buôn A2
16
11,35
11
6,75
12
7,06
Buôn B1
30
15,87
18
8,96
21
9,86
Buôn B2
37
18,14
22
9,91
18
7,79
Buôn C
25
14,20
19
9,79
16
7,17
TDP Thành Công
7
6,54
3
2,73
6
4,84
TDP Thống Nhất
3
2,17
2
1,3
5
2,82
TDP Đoàn Kết
4
2,86
4
2,47
3
1,82
TDP Thắng Lợi
9
7,26
6
4,26
4
2,63
TDP Hòa Bình
10
7,04
3
1,99
8
4,79
Thôn 1
3
3,06
2
1,79
3
2,56
Thôn 2
3
2,44
5
3,27
7
4,24
Thôn 3
5
5,75
6
6,38
9
8,91
Thôn 4
5
6,76
6
6,9
5
5,32
Thôn 5
22
14,97
10
6,13
6
3,39
Thôn 6
18
13,85
19
13,1
16
10,26
Thôn 7
17
16,35
24
17,65
15
10,2
Thôn 8
7
7,87
7
6,42
8
6,69
Thôn 9
12
9,52
10
6,1
13
7,56
Thôn 10
12
16,90
9
11,69
8
8
Toàn thị trấn
256
9,95
197
7,14
194
6,85
(Nguồn UBND thị trấn Ea Súp)
Theo số liệu trên ta thấy: tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn, buôn, TDP là không đồng đều. Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là TDP Thống Nhất với tỷ lệ 2,17% so với tổng hộ nghèo của thị trấn, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là buôn B2 với tỷ lệ là 18,14% so với tổng số hộ nghèo của thị trấn, đến năm 2015 thôn có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là TDP đoàn kết với tỷ lệ là 1,82%, thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là thôn 6 với tỷ lệ là 10,26%. Đặc biệt ta có thể thấy được số hộ nghèo có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2015 ở các thôn, buôn, tổ dân phố.
4.1.1.2. Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Bảng 4.3 : Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
So sánh
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
2014-2013
2015-2014
TĐP TBQ (%)
Tổng số hộ nghèo
256
100
197
100
194
100
-68
-3
88
Số hộ nghèo được vay vốn sản xuất
251
98,04
183
92,89
182
93,81
-68
-1
86,18
Số hộ nghèo được hỗ trợ giống
180
70,3
146
74,11
130
67,01
-34
-16
85,07
Số hộ nghèo được cấp thẻ BHYT
256
100
197
100
194
100
-59
-3
87,71
(Nguồn UBND thị trấn Ea Súp)
Trong những năm qua, thị trấn đã tích cực thực hiện công tác giảm nghèo như là hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ giống, cấp thẻ BHYT cho người nghèo, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo trong thị trấn giảm xuống một cách đáng kể. Cụ thể năm 2013 hộ nghèo là 256 hộ thì đến cuối năm 2014 chỉ còn 197 hộ, giảm 68 hộ tương đương với 26,5% với tốc độ phát triển bình quân là 86,18%. Năm 2015 số hộ nghèo vẫn giảm xuống đáng kể còn 194 hộ, giảm 3 hộ tương đương 1,52%
Tỷ số hộ nghèo giảm mạnh qua các năm là nhờ thị trấn đã áp dụng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo tương đối hiệu quả. Toàn bộ người nghèo trong thị trấn đều được cấp và làm mới thẻ BHYT. Các hộ nghèo tham gia sản xuất lúa, ngô được cấp giống để sản xuất tăng dần qua các năm, lần lượt là 70,3% năm 2013, 74,11% năm 2014 và đến năm 2015 là 67,01%. Số hộ nghèo được vay vốn để sản xuất cũng tăng dần qua các năm, từ 98,04% số hộ nghèo năm 2013 được vay vốn, đến năm 2015 thì 93,81% các hộ nghèo đều được nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. vay vốn từ ngân hang chính sách thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương để sản xuất.
4.1.1.3. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Bảng 4.4 : Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo thị trấn
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
So sánh
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
2014 -
2013
2015 -
2014
Tổng số hộ
2.573
100
2.758
100
2.833
100
185
75
Số hộ nghèo
256
9,94
197
7,14
194
6,84
-59
-3
Tổng số hộ thoát nghèo
107
30,2
91
36,1
22
11,1
-17
-69
Số hộ tái nghèo
12
3,1
7
2,7
4
2,03
-4
-3
(Nguồn UBND thị trấn Ea Súp)
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ hộ nghèo trong xã qua các năm giảm dần cụ thể năm 2013 giảm được 107 hộ với tỷ lệ 30,2%, năm 2014 giảm được 91 hộ với tỷ lệ 36.1% đến năm 2015 đã giảm được thêm 22 hộ với tỷ lệ 11,1%. Điều này cho chúng ta thấy sự cố gắng của người dân chịu thương chịu khó. Ngoài sự nỗ lực của chính các hộ đó còn có sự quan tâm của chính quyền các cấp. Đó chính là sự cố gắng không biết mệt mỏi của những cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo. Nguyên nhân để họ thoát nghèo được là nhờ các chính sách của nhà nước có hiệu quả như ‘‘Thư kêu gọi ngày vì người nghèo” hay chương trình 167 xóa nhà tranh tạm bợ, từ đó làm người dân yên tâm sản xuất nâng cao đời sống của mình, cấp giống cho người nghèo, các chương trình khuyến nông đăc biệt là cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp.
Tỷ lệ hộ tái nghèo vẫn cao năm 2013 có 12 hộ tái nghèo chiếm tỷ lệ 3,1%, đến năm 2014 hộ tái nghèo đã giảm xuống còn 7 hộ với tỷ lệ 2,7% đến năm 2015 số hộ tái nghèo giảm còn 4 hộ với tỷ lệ 2,03%. Chính quyền cần tiến hành điều tra để tránh tình trạng tái nghèo của các hộ dân cư tiếp theo làm cho tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, tiêu tốn thời gian công sức của mình bỏ ra bấy lâu nay cũng như ý chí muốn vươn lên trong cuộc sống của người dân bị dập tắt.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế của hộ nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của hộ nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Thông qua quá trình phỏng vấn nông hộ tại 4 thôn, buôn với tổng số phiếu là 60. Kết quả thu được là trong số 60 hộ được phỏng vấn có 49 (chiếm 81%) hộ thuộc diện nghèo theo chuẩn nghèo và 11 (chiếm 19%) hộ thoát nghèo. Đa số các hộ nghèo và hộ vừa thoát nghèo có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có thu từ một số nguồn khác như đi làm thuê. Tuy nhiên do thiếu trình độ canh tác, kiến thức trong sản xuất nông nghiệp và một số yếu tố khác như thiếu lao động, đông con nên hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nghèo chưa được cao..
a) Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng và vật nuôi của hộ nghèo và hộ thoát nghèo
Bảng 4.5 : Năng xuất, sản lượng cây trồng, vật nuôi hộ nghèo và thoát nghèo
Cây trồng
Hộ nghèo
Hộ Thoát nghèo
Năng suất
Lúa (tấn /ha)
10,4
11,17
Ngô (tấn/ha)
4,8
5,25
Sản lượng
Lúa (tấn/hộ)
1,8
2,1
Ngô (tấn/hộ)
1,2
1,51
Vật nuôi
Heo
Con/hộ
4
6
Bò
Con/hô
3
5
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy nhóm hộ nghèo năng suất chỉ có 4,98 tấn/ha. Hiệu quả từ trồng ngô đối với hộ nghèo là rất thấp so với hộ thoát nghèo. Sở dĩ như vậy là vì nhóm hộ nghèo không có vốn đầu tư, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, qua điều tra cho thấy đa số người đồng bào trồng lúa không bón phân hoặc bón rất ít. Đối với các loại cây còn lại năng suất cũng không bằng nhóm hộ thoát nghèo. Từ đó ta thấy đầu tư và chăm sóc rất quan trọng, chỉ dùng công lao động không thì chưa đủ. Trong cơ cấu cây trồng thì nhóm hộ nghèo thường trồng cây hàng năm đặc biệt là cây lúa chiềm diện tích nhiều nhất, năng suất lúa lại thấp dẫn tới thu thấp.
b) Tổng thu của hộ nghèo và hộ thoát nghèo.
Bảng 4.6 : Tổng thu của hộ nghèo và thoát nghèo
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
Hộ thoát nghèo
Số lượng
(1000đ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(1000đ)
Tỷ lệ (%)
Thu từ sản xuất
Trồng trọt
12,761
21,85
35,575
38,54
Chăn nuôi
21,260
36,40
41,220
44,66
Thu từ làm thuê
24,390
41,76
15,500
16,794
Tổng thu
58,411
100
92,295
100
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra.)
Thông qua bảng ta thấy nguồn thu của các nông hộ chủ yếu là từ trồng trọt chăn nuôi. Hộ nghèo thu từ trồng trọt chiếm 21,85% tổng thu của hộ (12,761 triệu đồng), hộ thoát nghèo thu từ hoạt động trồng trọt chiếm 38,54% tổng thu của hộ (35,575 triệu đồng), thu từ các nguồn khác cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu của hộ nghèo (chiếm 41,76% tương ứng 24,390 triệu đồng), do nguồn vốn còn hạn chế, quy mô nhỏ hẹp, chưa đầu tư một cách chuyên sâu, thu từ sản xuất không đáp ứng đủ điều kiện sống cho gia đình nên phần lớn hộ nghèo phải tìm thêm thu nhập từ các nguồn thu khác, chủ yếu là từ làm thuê. Chăn nuôi chiếm một phần khá đáng kể trong tổng thu. Trong những năm gần đây, giá cả bấp bênh, thường xuyên xảy ra dịch bệnh, chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí thức ăn chăn nuôi cao,nên các hộ nghèo và hộ mới thoát nghèo chưa đủ điều kiện đầu tư phát triển chăn nuôi với quy mô lớn hơn.
Từ bảng trên ta thấy được thu từ trồng trọt của các hộ thoát nghèo chiếm tỷ trọng trong tổng thu cao hơn nhiều so với thu từ trồng trọt của các hộ nghèo, vì các hộ thoát nghèo có hiệu quả sản xuất cao hơn do có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn trong trồng trọt, áp dụng những kỹ thuật mới phù hợp trong canh tác, tìm hiểu và mạnh dạn đầu tư vào các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.
c) Tổng chi của hộ nghèo và hộ thoát nghèo.
Bảng 4.7 : Tổng chi của hộ nghèo và thoát nghèo
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
Hộ thoát nghèo
Số lượng
(1000đ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(1000đ)
Tỷ lệ (%)
Chi cho sản xuất
Trồng trọt
3,720
8,29
11,293
17,96
Chăn nuôi
12,970
28,92
23,817
37,87
Chi cho sinh hoạt
28,144
62,74
27,77
44,16
Tổng chi
44,834
100
162,88
100
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra.)
Chi phí cho trồng trọt thấp chỉ chiếm 8,29% tổng chi của hộ nghèo (3,72 triệu đồng).chi trồng trọt của hộ thoát nghèo là 11,29 triệu đồng (chiếm 17,96% tổng chi), trong khi đó chi cho chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi. Từ bảng ta thấy chi phí của hộ thoát nghèo tương đối cao, mà chủ yếu là chi cho sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi, trong khi đó thu từ hoạt động trồng trọt của hộ nghèo lại thấp cho thấy hiệu quả của hoạt động sản xuất trồng trọt của hộ nghèo chưa thật sự cao mà chi cho sinh hoạt lại lớn vì vậy vẫn không thể thoát được cảnh nghèo. Đối với hộ thoát nghèo chi phí cho sản xuất trồng trọt không nhiều so với thu (chi 11,29 triệu đồng, thu 35,57 triệu đồng), chứng tỏ hoạt động sản xuất trồng trọt của hộ thoát nghèo đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với hộ nghèo. Vì hộ nghèo đã biết tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có và các nguồn
4.1.2.2. Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt của nhóm hộ điều tra
Phát triển hài hòa đi đôi với việc quan tâm đến điều kiện vật chất , tinh thần, văn hóa. Cuộc sống ấm no hạnh phúc thì trước tiên phải là đủ ăn, đủ mặc, đầy đủ phương tiện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình, điều đó nhằm kích thích mọi người trong quá trình sản xuất và đời sống.
Bảng 4.8 : Tình hình nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu
ĐVT:%
STT
Diễn giải
BQ chung
Hộ thoát nghèo
Hộ nghèo
I
Nhà ở
1
Nhà kiên cố
18,74
27,27
10,2
2
Nhà bán kiên cố
34,04
27
40,82
3
Nhà cấp 4
29,96
27,27
32,65
4
Nhà tạm
16,23
18,18
14,29
II
Đồ dùng sinh hoạt
1
Xe máy
90,35
90,91
89,8
2
Xe đạp
77,18
72,73
81,63
3
Ti vi
96,94
100
93,88
4
Đầu đĩa
45,18
45,45
44,90
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Thông qua bảng số liệu điều tra bán kiên cố và nhà cấp 4 còn chiếm nhiều ở nhóm hộ nghèo. Nhà bán kiên cố ở nhóm hộ nghèo chiếm 40,82 còn nhóm hộ thoát nghèo là 34,04 %. Nhà cấp 4 nhóm hộ nghèo là chiếm tới 32,65 % còn nhóm hộ thoát nghèo chiếm 29,96 %. Nhà kiên cố nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 10,2 % còn nhóm hộ thoát nghèo chiếm 27,27 %.
Tình hình trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của hộ nghèo và hộ thoát nghèo tương đối cao. Xe máy hộ thoát nghèo chiếm 90,91% còn nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 89,8%. Xe đạp nhóm hộ thoát nghèo chiếm 72,73 % còn nhóm hộ nghèo chiếm 81,63 %.. Ti vi hộ thoát nghèo 100% còn nhóm hộ nghèo 93,88 %. Đây là phương tiện rất quan trọng giúp người dân biết được các thông tin đại chúng cũng như thông tin thị trường từ đó tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết cho người dân. Từ những số liệu ở trên nói lên rằng chất lương cuộc sống của nhóm hộ thoát nghèo cao hơn nhóm hộ nghèo
Yếu tố ảnh hưởng và giải pháp giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
4.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi mùa khô thiếu nước đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt, lúa nước có nhiều hộ chỉ sản xuất được một vụ. Ngô mùa khô thì thiếu nước tưới làm cho sản lượng thấp. Thời tiết thay đổi liên tục làm cho gia súc, gia cầm dễ bị bệnh, chết, dịch bệnh thì nhanh chóng lây lan.
a) Nhân khẩu và lao động
Bảng 4.10 : Nhân khẩu lao động hộ nghèo và hộ thoát nghèo
Nhóm hộ
Số hộ
Số khẩu
BQ khẩu/Hộ
Lao động chính
Lao động chính/Hộ
LĐ phụ thuộc/Hộ
Nghèo
49
249
5,08
112
2,29
2,8
Thoát nghèo
11
46
4,18
23
2,09
2,09
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nhân khẩu và lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới mức thu nhập bình quân, đến đời sống, đến khả năng phát triển kinh tế của hộ. Số lượng nhân khẩu trên số lượng lao động càng nhỏ càng tốt. Nó thuận lợi cho quá trình phát triển của hộ thể hiện qua sự phụ thuộc của những người ăn theo so với số lao động trong hộ. Lực lượng lao động quyết định thu nhập của nông hộ, số lượng lao động càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hầu hết các hộ nghèo lại nhiều khẩu (bình quân nhân khẩu/hộ là 5,08), lao động chính không nhiều (bình quân lao động chính/hộ là 2,29). Nhiều người phụ thuộc (tỷ lệ phụ thuộc 2,8) dẫn đến các khoản chi tiêu cao, thu nhập không đủ để đáp ứng được nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Con cái không có tiền cho ăn học nên tỷ lệ học hành của người nghèo là rất thấp. Lực lượng lao động của hộ nghèo chỉ tập trung làm nông nghiệp ít lao động trong công nghiệp và dịch vụ nên mức thu nhập không cao. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo chưa phát triển nên hiệu quả mang lại từ lao động chưa cao. Đối với các hộ nghèo này chúng ta cần có biện pháp để làm giảm tỷ lệ phụ thuộc xuống thấp hơn nữa để cải thiện tình hình kinh tế trong gia đình
b) Diện tích đất nông nghiệp bình quân của hộ
Bảng 4.11 : Diện tích đất bình quân
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ nghèo
Hộ thoát nghèo
Diện tích/hộ
ha/hộ
0,3
0,91
Diện tích/khẩu
ha/khẩu
0,05
0,21
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nhìn chung ta thấy nhóm hộ nghèo có diện tích đất bình quân trên hộ thấp so với hộ khá, hộ nghèo diện tích đất bình quân trên hộ là: 0,3 ha, còn đối với các hộ thoát nghèo là 0,91ha cao hơn nhiều so với hộ nghèo. Trong khi đó số khẩu trong hộ nghèo lại đông hơn số khẩu trong hộ thoát nghèo. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên khẩu của hộ nghèo là 0,05ha/khẩu còn hộ khá là 0,21ha/khẩu. Ta thấy hộ nghèo đông người nhưng lại ít đất sản xuất, nên hộ nghèo họ chỉ có thể đi làm thuê để kiếm sống, nuôi gia đình, khi chưa tới mùa vụ họ không có tiền lo cuộc sống như cơm ăn, bệnh tật thì họ phải đi vay mượn, vay họ phải chịu với lãi suất cao nên người nghèo họ đã nghèo lại càng thêm nghèo. Thiếu đất sản xuất đó là vấn đề mà Nhà nước đang rất quan tâm, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân qua các chương trình 132, 134, 135 đạt được nhiều kết quả tốt.
Người nghèo thường hay mắc bệnh tật vì chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, chất lượng dinh dưỡng thấp, không có tiền đi khám định kỳ, nếu có gặp bệnh tật thì cũng không chạy chữa nổi vì không có tích lũy không có khả năng phòng ngừa, cũng có một số gia đình họ bán đất để chữa bệnh, họ đã nghèo nay lại càng nghèo hơn.
c) Trình độ học vấn
Ngày nay vai trò giáo dục luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới đang chuyển sang giai đoạn phát triển một nền văn minh mới- nền văn minh tri thức. Vì vậy việc học tập hết sức cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Và mục đích học tập mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một trong nhiều mục đích khác mà được ủng hộ đông đảo của cá nhân trên toàn thế giới.
Qua điều tra phỏng vấn 60 hộ cho thấy người có trình độ trên 12 (trung cấp, CĐ, ĐH) có 5 hộ, chiếm 8,33%. Trong khi đó người không học có tới 20 hộ, chiếm 33,33%. còn lại là người học dưới 12 là 35 hộ chiếm 58,33%. Như vậy việc học tập tại địa bàn thị trấn vẫn chưa thực sự chú trọng. Tỷ lệ người mù chữ còn khá cao, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, tạo nên năng suất lao động thấp, điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
d) Tình hình phương tiện sản xuất của hộ
Phương tiện sản xuất đó là một yếu tố rất quan trọng đối với nông hộ. Trang bị phương tiện tốt thì sản xuất tốt được, có phương tiện sản xuất có thể tự phục vụ cho gia đình không cần phải thuê, mướn từ đó giảm chi phí cho nông hộ. Hệ số cơ giới hóa cao thì năng suất càng cao tiết kiệm được thời gian, phục vụ cho những công việc khác làm tăng thu nhập cho gia đình. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người cùng tốc độ nếu không sẽ bị tụt hậu và yếu kém.
Bảng 4.9 : Phương tiện sản xuất của các hộ
PTSX
Đơn vị
Hộ thoát nghèo
Hộ nghèo
Số lượng
Giá trị BQ/chiếc
(1000đ)
Số lượng
Giá trị BQ/chiếc
(1000đ)
Công nông
Chiếc
1
32.860,7
10
30.000
Máy bơm nước
Cái
4
1.489
18
916,8
Máy xay xát
Cái
3
1.480
1
1.340
Bình phun thuốc
Chiếc
2
266,7
11
116,7
Ống nước
Cuộn
19
555
43
510
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Phương tiện sản xuất đối với nhóm hộ thoát nghèo được trang bị rất ít như xe công nông và bình phun thuốc. Vì vậy mà khâu thu hoạch sẽ giảm năng suất. Máy bơm nước hầu như cả hộ nghèo và hộ thoát đều có đầy đủ nhưng giá trị của máy bơm nước hộ thoát nghèo với giá trị bình quân/chiếc là 32.860,7 nghìn đồng/chiếc cao hơn hộ nghèo với giá trị 916,8 nghìn đồng/chiếc, sở dĩ hộ thoát nghèo mua máy giá trị cao với công suất lớn để phục vụ công tác tưới tiêu giảm chi phí tưới tiêu. Ống nước và bình phun nước của hai nhóm hộ có số lượng và giá trị bình quân tương đương nhau.
e) Một số nguyên nhân nghèo tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 4.12 : Nguyên nhân nghèo đói của nhóm hộ điều tra
STT
Nguyên nhân nghèo đói
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
Thiếu vốn sản xuất
38
63,33
2
Thiếu đất canh tác, đất nghèo dinh dưỡng, cao dốc
44
73,33
3
Thiếu phương tiện sản xuất
30
50
4
Thiếu lao động
21
35
6
Đông người ăn theo
13
21,67
7
Không biết cách làm ăn, không có tay nghề
21
35
8
Ốm đau
5
8,3
9
Nguyên nhân khác
4
6,67
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu ta thấy vốn là yếu tố hàng đầu cho sản xuất kinh doanh, có mở rộng sản xuất kinh doanh thì kinh tế gia đình mới được cải thiện và tăng lên. Qua điều tra khảo sát, hầu hết các hộ nghèo điều thiếu vốn trầm trọng, có tới 63,33% hộ được hỏi là thiếu vốn sản xuất, và đặc biệt những hộ này vay vốn ngân hàng rất khó, thủ tục vay vốn rườm rà hoặc là loại hình cho vay chịu nhiều rủi ro cao, vì người dân không có tài sản thế chấp nên cũng rất ít tổ chức muốn cho hộ nghèo vay vốn.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đối với các hộ nghèo miền niềm núi, vùng sâu, vùng xa, sự thiếu đất đai trong sản xuất, đặc biệt là thiếu đất trồng trồng lúa là một hạn chế khó khắc phục nhất. Qua điều tra khảo sát đối với các nông hộ của thị trấn cho thấy về vấn đề đất nông nghiệp, có tới 73,33% hộ cho rằng đất nông nghiệp không đủ cho cuộc sống của gia đình và gia đình nào cũng cần thêm đất sử dụng, trong khi đó một số hộ có rất nhiều đất nông nghiệp, chủ yếu đất đồi dốc khó canh tác, đất bạc màu, năng suất không cao. Như vậy thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến túng thiếu và nghèo đói của người dân trong vùng.
Sản xuất có hiệu quả cần có phương tiện phục vụ cho quá trình này, qua quá trình điều tra cho thấy, nguyên nhân đói nghèo do thiếu phương tiện sản xuất (PTSX) cũng không nhỏ. Có đến 50% các hộ được phỏng vấn cho rằng thiếu phương tiện sản xuất. Thực tế cho thấy đa số các hộ nghèo thiếu PTSX như máy cày, máy tuốt lúa Chính vì vậy cho thu nhập của các hộ này giảm đi đáng kể hộ do phải chi phí cho thuê máy thiếu PTSX cho thấy người dân luôn thiếu vốn hoặc sử dụng vốn chưa hợp lý.
4.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo
- Giải pháp về công tác quản lý chính sách giảm nghèo
+ Tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện xuống cơ sở.
+ Tuyển dụng cán bộ của xã có tâm huyết, có trình độ trực tiếp xuống
cơ sở để theo dõi, tư vấn, đôn đốc giúp đỡ các thôn thực hiện chương trình
xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, thiết thực.
+ Có chính sách cán bộ thích hợp để khuyến khích các cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo nhiệt tình, an tâm công tác thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
+ Đối với các ban, ngành, đoàn thể của xã được phân công giúp đỡ thôn nào cần cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với cán bộ chuyên môn và Ban quản lý các thôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
+ Bố trí ngân sách hợp lý cho Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo để có đủ khả năng hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động cho phong trào đổi mới tư duy, đổi mới phương thức làm ăn và hướng dẫn cách thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
+ Các cán bộ phải hướng dẫn, giáo dục cho người dân ý thức đúng đắn về việc kê khai thu nhập, không nên ỷ lại chờ chế ưu đãi của Nhà nước mà phải tự phấn đấu.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cần phải thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức kinh nghiệm.
- Giải pháp về đất đai:
+ Tăng cường mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp bằng cách triển khai tích cực việc khoán đất giao rừng, tạo điều kiện cho người dân có đất canh tác và sản xuất đem lại thu nhập.
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân nghèo để họ yên tâm đầu tư sản xuất trên diện tích đất của mình.
+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cũ sang nuôi trồng những loại con và cây đem lại năng suất và thu nhập cao hơn như cao su, mía, sắn các loại cây khác đem lại thu nhập cao cho người nông dân cũng như làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Giải pháp về tín dụng:
+ Cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu vay vốn của các hộ
nhằm giúp các hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích sản xuất kinh doanh.
+ Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã cần lập kế hoạch và phối kết hợp với các đoàn thể của xã, các ngành chức năng của huyện lập dự án, giải ngân đúng thời điểm, thời vụ để người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Có quy định cụ thể về lãi suất cho vay giữa các hộ giàu và hộ nghèo, lãi suất cho vay cao nhất chỉ được áp dụng như lãi suất của ngân hàng Nhà nước, kiên quyết xử lý các trường hợp cho vay nặng lãi.
+ Các thủ tục cho vay cần đơn giản và phù hợp với trình độ của các hộ nghèo.
Giải pháp về đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật vào hỗ trợ sản xuất:
+ Mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện kỹ thuật nhằm nâng cao dân trí, nâng cao tay nghề cho người lao động.
+ Mở các lớp đào tạo nghề cho người dân để họ có thể dùng nghề học được để kiếm việc làm, tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ khó khăn cho người dân do mất đất sản xuất, đồng thời làm giảm tỷ lệ lao động nhàn rỗi.
+ Tăng cường cán bộ mở các lớp tập huấn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cho hộ nghèo, đưa giống mới, giống có năng suất chất lượng cao (như lúa lai, ngô lai,...), cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho họ. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng khu vực, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Đầu tư, tăng cường cơ sở hạ tầng như đường xá, thủy lợi để phục vụ cho người dân tiện việc đi lại, vận chuyển nông sản và đặc biệt là hệ thống thủy lợi để nông dân có nước tưới vào mùa khô.
Giải pháp về y tế, giáo dục, nhà ở, kế hoạch hóa gia đình:
+ Cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo, cận nghèo nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo về sức khỏe cho người nghèo.
+ Thực hiện công tác miễn giảm học phí, trợ cấp sách giáo khoa, tập vở tạo điều kiện cho con em hộ nghèo được đến trường, học tập tốt hơn.
+ Áp dụng chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, xóa nhà tạm bợ, dột nát, cho họ mái nhà vững chắc để có thể yên tâm làm kinh tế.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình để người dân nhận thức đúng đắn được một trong những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo là do sinh đẻ không có kế hoạch, nhà đông con sẽ không có những điều kiện chăm sóc tốt nhất, nhân khẩu đông nên sản xuất được bao nhiêu chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày trong gia đình, vì vậy mà mãi không thể thoát nghèo.
PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thị trấn Ea Súp là thị trấn còn gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được đầu tư phát triển, trình độ dân trí thấp, dân cư của vùng sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên không có nhiều thuận lợi và hay gặp rủi ro. Bên cạnh đó phương tiện sản xuất thiếu thốn và lạc hậu là những vấn đề khó khăn mà người dân ở địa phương phải đối diện.
Qua tìm hiểu đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng và giải pháp giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp chúng ta cần hiểu và nhìn nhận như sau:
Về điều kiện tự nhiên của địa phương rất đa dạng và phong phú, kinh tế của nhân dân trong thị trấn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, người dân chủ yếu là người dân tộc ít người chiếm 28,55% với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè, cơ sở hạ tầng đặc biệt là vấn đề giao thông là những trở ngại rất lớn. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ nông dân là do:
Hộ nghèo đông nhân khẩu trung bình 5,08 khẩu/hộ nhưng lại ít lao động nên tỷ lệ phụ thuộc cao, như vậy ta thấy hộ nghèo phải chịu nhiều gánh nặng hơn hộ giàu, chịu nhiều gánh nặng như vậy nên họ không thể lo đầy đủ cho cuộc sống của gia đình như: con cái không được ăn học, ăn uống không đầy đủ.
Hộ nghèo thiếu đất sản xuất diện tích đất bình quân hộ nghèo là 0,3 ha/hộ vì vậy hộ nghèo không có đất để sản xuất nên họ phải đi làm thuê cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào các hộ giàu và mùa vụ. Ngoài các nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân khác như: Thiếu vốn để sản xuất chiếm 63,33%, thu nhập thấp cũng ảnh hưởng rất lớn tới hộ nghèo làm cho họ khó thoát được nghèo.
Ở khu vực thị trấn, có đất đai, có trình độ học vấn nhưng không có vốn
sẽ không thể tổ chức sản xuất được. Các hộ nông dân rất cần vốn để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, người dân ở đây đang phải đối diện với tình trạng thiếu vốn.
Trình độ học vấn thấp chiếm 58% người học dưới lớp 12 có ít cơ hội tìm kiếm việc làm tốt với mức thu nhập cao và ổn định. Bởi vì chính tình trạng làm việc của một người quyết định đến mức sống của người đó và cả gia đình. Trình độ học vấn thấp còn ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến sinh đẻ, giáo dục và nuôi dưỡng con cái.. có ảnh hưởng không những thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ tương lai.
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn như vậy nhưng trong thời gian qua Đảng ủy và chính quyền thị trấn đã thực hiện tốt các chính sách, chương trình của Nhà nước về giảm nghèo tỷ lệ hộ nghèo được giảm mạnh theo từng năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 8% tính đến 2015 toàn thị trấn còn 194 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ là 11,96%. Số hộ nghèo đã giảm từ 256 hộ vào năm 2013 xuống còn 194 hộ vào năm 2015 .Tỷ lệ hộ tái nghèo rất thấp. Nhà nước còn cho hộ nghèo vay vốn với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ giống trong sản xuất trồng trọt cho hộ nghèo. Những thành công như vậy đã đem lại cho người dân cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Để làm cho hộ nghèo ngày càng giảm, tránh tình trạng tái nghèo của hộ nông dân chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
Đối với cán bộ xã cần: Hướng dẫn, giáo dục cho người dân ý thức đúng đắn về việc kê khai thu nhập, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp, đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cần phải thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức kinh nghiệm, Thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích.
Đối với hộ nghèo thì cần: Các hộ nghèo phải tự thân vươn lên không trông chờ ỷ lại chính quyền các cấp, mà phải chủ động học hỏi tìm cách làm ăn để thoát nghèo, tham gia các chương trình khuyến nông của xã về hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi để có thêm kiến thức kinh nghiệm cho bản thânĐể thực hiện tốt các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ và người dân.
Kiến nghị
Qua việc nghiên cứu đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo ở thị trấn Ea Súp, để giảm tỷ lệ nghèo trong thị trấn tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đối với Nhà nước
- Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho toàn bộ người nghèo tại các tỉnh thành.
- Đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác giảm nghèo.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát hộ nghèo tại các tỉnh thành, và tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo ở các tỉnh thành trên cả nước.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chương trình.
Đối với chính quyền thị trấn
- Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.
- Bố trí nguồn ngân sách để tổ chức thăm quan, học tập các mô hình của người nghèo có kinh nghiệm trong làm ăn, phấn đấu vươn lên làm giàu.
- Bố trí ngân sách hỗ trợ vốn, các vật tư, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo trong xã.
- Việc điều tra hộ nghèo cần được tiến hành một cách công khai và sát thực tế hơn để tránh hiện tượng hộ nghèo không nghèo, hộ không nghèo lại
trở thành hộ nghèo.
- Chú trọng đến công tác khuyến nông, đưa các mô hình làm kinh tế giỏi, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ bỏ các cây trồng già cõi năng suất thấp, sang trồng các loại cây trồng cho năng suất, thu nhập cao hơn.
- Tăng cường tập huấn hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho cán bộ bằng cách tổ chức các cuộc khảo sát học tập kinh nghiệm giảm nghèo trên địa bàn huyện, tổ chức các cuộc tham quan học tập kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh bạn để giúp đội ngũ cán bộ xóa đói giảm nghèo có kinh nghiệm làm công tác giảm nghèo có hiệu quả hơn.
- Chính quyền xã cần tạo điều kiện tốt nhất để con em hộ nghèo và người đồng bào dân tộc thiểu số có thể đến trường. Ví dụ như giảm tiền học phí xuống mức thấp nhất có thể.
- Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho các thôn buôn ở vùng sâu, đặc biệt các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giúp cho các hộ vùng sâu chủ động trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.
- Tạo điều kiện cho hộ nghèo có thể tiếp cận với các tổ chức tín dụng, ưu tiên cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp mà không cần thế chấp, hỗ trợ về giống, kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ khác cho người toàn bộ người nghèo ở thị trấn.
Đối với hộ nghèo
- Các hộ nghèo cần phải tham gia đầy đủ các chương trình hướng dẫn về các chính sách ưu tiên, để không bị mất quyền lợi.
- Tham gia các chương trình khuyến nông của xã về hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi để có thêm kiến thức kinh nghiệm cho bản thân.
- Các hộ nghèo đói phải tự thân vươn lên không trông chờ ỷ lại chính quyền các cấp, mà phải chủ động học hỏi tìm cách làm ăn để thoát nghèo, sự chủ động của người nghèo rất quan trọng.
- Do thiếu đất sản xuất nên hộ nghèo cần chủ động tìm thêm việc làm đặc biệt trong thời gian rảnh rỗi, góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Lê Đức Niêm (2013), Bài giảng về Phương Pháp Nghiên Cứu của, Trường Đại học Tây Nguyên.
Phạm Văn Trường (2014), Bài giảng Kinh tế phát triển, Trường Đại học Tây Nguyên.
Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015
UBND thị trấn Ea Súp (2013, 2014, 2015), Báo cáo công tác giảm nghèo.
UBND thị trấn Ea Súp (2015), Báo cáo đánh giá nghèo.
UBND thị trấn Ea Súp (2015), Báo cáo tổng kết.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Documents. http:// documents/nhung-van-de-co-ban-ve-doi-ngheo.html
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
(Thực trạng và giải pháp giảm nghèo tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk)
Phiếu số:................ Mã số:..................... Ngày phỏng vấn:.................
Thị trấn: Ea Súp Huyện: Ea Súp Tỉnh: Đắk Lắk
Là hộ : ..............................
I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ
1.1. Họ tên người trả lời phỏng vấn: ...
Giới tính .... Tuổi
- Dân tộc: Trình độ văn hoá:...........
- Số lao động: ...... Số khẩu trong gia đình Trong đó: Nam ...........
1.2. Loại hình sản xuất chính của hộ
1. Trồng trọt thuần [ ] 2. Chăn nuôi thuần [ ]
3. Trồng trọt kết hợp chăn nuôi [ ] 4. SX NN kết hợp dịch vụ, buôn bán nhỏ [ ]
1.3. Tình trạng nhà ở của hộ
1. Nhà kiên cố [ ] 2. Nhà bán kiên cố [ ]
3. Nhà cấp bốn [ ] 4. Nhà tạm [ ]
1.4.Tình hình trang bị phương tiện sinh hoạt
Loại phương tiện
ĐVT
Số lượng
Giá trị
(ngàn đồng)
Năm
mua
Số năm
sử dụng
Ghi
chú
Xe máy
Xe đạp
Tivi
Đầu đĩa
Khác
II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ
2.1. Đất đai của hộ
Loại đất
Diện tích(m2)
Tổng
Đất thổ cư
Đất SX nông nghiệp
Đất mặt nước
Đất khác(...)
2. 2. Vốn sản xuất nông nghiệp của hộ
Tổng vốn: ..................... triệu đồng Trong đó: Vốn tự có: .........triệu đồng
Vốn vay: ........triệu đồng
2.3. Phương tiện phục vụ sản xuất
Loại phương tiện
ĐVT
Số lượng
Giá trị
(ngàn đồng)
Năm mua
Số năm sử dụng
Mục đích sử dụng
- Máy kéo, máy cày
- Xe công nông
- Máy xay sát
- Máy phát điện
- Bình phun thuốc sâu
- Máy bơm nước
- Béc tưới nước
- Ống nước
2.4. Chăn nuôi
Tên vật nuôi
Hiện có
Bán năm 2015
Số con
Giá trị (1000đ)
Số con
Giá trị (1000đ)
1. Trâu (cả nghé)
2. Bò (tổng số)
3. Gia cầm
4. Lợn
5. Khác()
2.5. THU và CHI của hộ gia đình trong năm qua
2.5.1. Thu trong năm qua của hộ gia đình
Nguồn thu
ĐVT
Tổng Thu
Bán năm 2015
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền (1000đ)
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền (1000đ)
1. Thu từ trồng trọt
- Lúa
- Ngô
- Khác
2. Thu từ chăn nuôi
- Trâu/ Bò
- Lợn
- Gia cầm
- Khác
3. Thu nhập từ các hoạt động khác
- Lương và lương hưu
- Làm thuê
- Khác
2.5.2. Chi sản xuất của hộ
a. Chi trồng trọt năm 2015
a1) Tổng chi cho trồng trọt
STT
Hạng mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Giá trị (1000đ)
1
Giống
2
Phân bón
3
Thuốc BVTV
4
Thuê máy móc
5
Thuê lao động
6
Chi bằng tiền khác
7
Công lao động gia đình
Công
Tổng chi
a2) Chi phí đầu tư kinh doanh cây cà phê
STT
Hạng mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Giá trị (1000đ)
I
Chi phí vật chất
1
Phân bón
2
Thuốc BVTV
3
Nhiên liệu
4
Chi vật chất khác
II
Chi dịch vụ
Thuê máy móc
Thuê lao động
Thuê tưới
Lãi vay SX cà phê
III
Chi khác
IV
Công lao động gia đình
Ghi chú: * Nếu là của nhà thì ghi rõ và không cần ghi đơn giá và giá trị
b) Chi phí sản xuất chăn nuôi
Tổng chi sản xuất chăn nuôi
STT
Hạng mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Giá trị (1000đ)
1
Giống
2
Thức ăn
5
Thuốc thú y
6
Chi bằng tiền khác
Tổng chi
III. TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ
3.1. Tiếp cận thông tin thị trường
Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì?
1. Thông tin giá cả [ ] 2. SX,TT trên thế giới [ ]
3. SX, TT trong nước [ ] 4. Thông tin về kỹ thuật [ ]
5. Dự báo thị trường [ ] 6. Khác ........................
Nguồn thông tin tiếp cận của hộ
1. Ti vi/ đài/ báo [ ] 2. Đài phát thanh của địa phương [ ]
3. Người mua/ đại lý [ ] 4. Nông hộ khác [ ]
5. Các hiệp hội [ ] 6. Không có thông tin [ ]
3.2. Dịch vụ tín dụng
Trong năm 2014, gia đình có vay thêm vốn để sản xuất không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lượng vốn vay: ................ triệu đồng Lãi suất: ..........% năm
Nguồn vay:
1. Ngân hàng [ ] 2. Tư nhân [ ]
Mục đích sử dụng vốn vay:
1. Mua vật tư, phân bón [ ] 2.Mua máy móc [ ] 3. Khác [ ]
Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn của Chính phủ?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
3.3. Dịch vụ khuyến nông
Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật canh tác ?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lần tham gia: .......
Ai được tập huấn: 1. Chồng [ ] 2. Vợ [ ] 3. Con [ ]
Hình thức: 1. Huấn luyện kỹ thuật [ ] 2. Hội thảo đầu bờ [ ]
3. Tham quan [ ] 4. Xây dựng mô hình điểm [ ]
Tiếp cận kiến thức canh tác của nông hộ:
1. Nhờ được tập huấn khuyến nông [ ] 2. Học từ nông trường [ ]
3. Tự đúc rút kinh nghiệm [ ] 4. Học hỏi từ các hộ khác [ ]
5. Kế thừa kiến thức gia đình [ ]
3.4. Dịch vụ cung cấp đầu vào
Gia đình thường mua phân bón ở đâu?
1. Đại lý bán buôn [ ] 2. Đại lý bán lẻ [ ] 3. Cửa hàng nhỏ [ ]
Hình thức thanh toán:
1. Bẳng tiền mặt [ ] 2. Bằng cà phê[ ] 3. Khác [ ]
Thời điểm trả tiền:
1. Trả ngay [ ] 2. Mua chịu không lãi suất [ ] 3. Mua chịu có lãi suất [ ]
Khoảng cách từ nhà đến địa điểm mua phân bón: ......... km
Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ phân bón của Chính phủ?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
IV MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI
1. Thiếu vốn sản xuất [ ] 2. Không biết cách làm ăn [ ]
3. Thiếu đất canh tác [ ] 4. Thiếu phương tiện sản xuất [ ]
5. Thiếu lao động [ ] 5. Đông người ăn theo [ ]
6. Chầy lười lao động [ ] 7. Ốm đau hoặc mắc tệ nạn xã hộ [ ]
Xin chân thành cảm ơn Ông/ Bà đã tham gia trả lời phỏng vấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_giam_ngheo_2415.docx