Khóa luận Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đây là giải pháp có tính cấp bách, đôi lúc chỉ là nhất thời nhưng rất quan trọng đối với người nghèo và mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Để thực thi hiệu quả trước hết phải xác định chính xác và phân loại đúng các đối tượng được thụ hưởng quyền lợi từ các giải pháp này. Các giải pháp hổ trợ người nghèo sản xuất, hỗ trợ các đối tượng người già cả neo đơn, người mất sức, tàn tật không có khả năng lao động, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, gia đình đông con bị ảnh hưởng chất độc da cam. Đối với những người gặp tình huống khó khăn đột xuất: Vì thiên tai, hoả hoạn, tai nạn và gia đình bị thiếu đói lúc giáp hạt. Đây là nhóm đối tượng không ổn định, thường xuyên thay đổi. Bởi vậy, công tác cứu trợ phải có tính linh hoạt, nhạy bén khi xác định đối tượng. Có thể thực hiện mô hình cho các thôn, làng, xã thành lập quỹ dự phòng XĐGN dành cho cứu trợ khẩn cấp để thực thi kịp thời khi cần thiết. 3.2.7. Giải pháp kế hoạch hóa gia đình. Đông con là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên địa bàn huyện Quảng Điền. Bởi vậy cần có chính sách thích hợp nhằm hạ thấp tỉ lệ sinh của các hộ nghèo qua tìm hiểu thực tế ở địa phương và hội phụ nữ thì nguyên nhân đông con ở huyện Quảng Điền là do một bộ phận cư dân ở đây vẫn tồn tại quan niệm cổ hủ, lạc hậu như có con trai để nối giỏi tông đường nhiều gia đình vẫn chưa nhận thức sâu sắc hậu qủa của đông con, thờ ơ với trách nhiệm làm cha mẹ. nguyên nhân nữa là do nhiều gia đình vẫn chưa nắm được phương pháp và chưa có điều kiện tiếp cận với các phương tiện tránh thai. Mặt khác một số hộ nghèo ở huyện Quảng Điền bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói - nhận thức kém, cần lao động – sinh đẻ nhiều - đói nghèo. Từ cơ sở trên cho thấy công tác KHHGĐ ở huyện Quảng Điền cần tập trung vào các vấn đề sau: - Tuyên truyền giáo dục giúp người nghèo nhận thức hậu quả của đông con. - Kết hợp các tổ chức đoàn thể ở địa phương vận động bà con xoá bỏ quan niệm lạc hậu, xây dựng nếp sống mới, thực hiện tốt công tác dân số KHHGĐ. Đại học Kinh

pdf60 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9.364 64.57 13.54 61.96 44.6 2. Nuôi trồng đánh bắt thủy sản 7.343 32.99 18.537 40.36 152.4 3. Sản xuất lâm nghiệp 0 0 Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 33 - 4. Ngành nghề dịch vụ 412 1.85 5.535 12.05 1243.5 Tổng giá trị sản xuất 22.256 100.00 45.926 100.00 106.4 Tổng giá trị sản xuất bình quân toàn vùng 32.119 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011.) Như đã trình bày ở trên, thu nhập chủ yếu của hộ là ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, trong sản xuất nông nghiệp thì có chăn nuôi và trồng trọt. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sản xuất của hộ nghèo, đồng thời xem xét đến các hạn chế trong tổ chức sản xuất của họ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các ngành sản xuất của hộ gia đình. - Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt: Qua bảng 7: cho ta thấy, hiệu quả ngành trồng trọt của nhóm hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo mà tổng giá trị sản xuất, thu nhập hổn hợp được tạo ra bởi ngành trồng trọt của hộ nghèo đều thấp hơn so với hộ không nghèo (hộ nghèo thứ tự là 5.137 nghìn, 1.932 nghìn và hộ không nghèo thứ tự là 8.314 nghìn, 4.768 nghìn). Tuy nhiên để thấy rõ hơn thì chúng ta cần xem mối quan hệ của chúng với chi phí sản xuất. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ giữa thu nhập và chi phí của hộ nghèo là 0,6 lần, hộ không nghèo 0,74 lần. Có nghĩa là hiệu quả thu nhập hổn hợp trên một đồng chi phí sản xuất của hộ không nghèo là cao hơn so với hộ nghèo là 23,37%. Bảng 7: Hiệu quả của ngành trồng trọt (tính bình quân cho 1 ha) Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ nghèo (a) Hộ không nghèo (b) So sánh b/a (%) Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 5.137 8.314 61.85 Chi phí (C) 1000 đ 3.205 4.768 48.77 Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 1.932 3.546 83.54 GO/C Lần 1.60 1.74 8.79 MI/C Lần 0.60 0.74 23.37 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 34 - Trong trồng trọt thì cây lúa là cây chủ lực hộ nghèo chiếm 95,39%, hộ không nghèo chiếm 93,29%), trong tổng thu nhập từ trồng trọt, còn lại là các giá trị thu nhập từ các cây rau màu, lạc, ngô, khoaichiếm một phần rất nhỏ, nên chúng tôi chỉ phân tích giá trị sản xuất của cây lúa. - Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi: Như đã trình bày ở trên, sản xuất chăn nuôi là ngành có thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân ở Quảng Điền. Với quy mô sản xuất nhỏ tận dụng các sản phẩm phụ từ trồng trọt, đánh bắt thuỷ hải sản và sinh hoạt là chủ yếu. Bên cạnh đó có một số hộ trước đây có phát triển mô hình chăn nuôi lớn nhưng do ảnh hưởng của nhiều loại dịch bệnh nên thu nhập không ổn định, đồng thời chủ trương không khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm. Loại vật nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của gia đình là chăn nuôi lợn, còn các loại khác chỉ chiếm một lượng nhỏ. Bảng 8. Năng suất vật nuôi chính của các loại hộ (tính bình quân 1 hộ) Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ nghèo (a) Hộ không nghèo (b) So sánh b/a (%) Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 9.364 13.54 44.60 Chi phí (C) 1000 đ 6.788 10.05 48.06 Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 2.576 3.49 35.48 GO/C Lần 1.38 1.35 -2.34 MI/C Lần 0.38 0.35 -8.49 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Số liệu ở bảng 8 cho thấy, bình quân trong năm tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi mang lại cho hộ nghèo là 9,364 triệu và hộ không nghèo là 13,54 triệu. Các chỉ số GO/C, MI/C của hộ nghèo đều cao hơn so với hộ không nghèo được thể hiện tuần tự qua các loại là (hộ nghèo 1,38 lần, 0,38 lần hộ không nghèo là 1,35 lần, 0,35 lần). Chứng tỏ cứ một đồng chi phí bỏ ra trong việc chăn nuôi thì hộ nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này được giải thích là hộ nghèo là hộ ít chi phí đầu tư hơn so với hộ không nghèo, trong chăn nuôi giá trị chi phí đầu tư của hộ không nghèo lơn hon so với hộ nghèo Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 35 - là 48,06%. Vì vậy lợi nhuận của hộ hộ nghèo lớn hơn so với hộ không nghèo, nhưng thu nhập lại thấp hơn vì khả năng quay vòng vốn chậm, thời gian nuôi kéo dài, năng suất thấp. Do đó hình thức chăn nuôi của hộ nghèo là hầu như không bền vững. - Tình hình sản xuất của ngành nuôi trồng thuỷ sản: Bên cạnh thu nhập từ trồng trọt thì nuôi trồng thuỷ sản là một phần thu nhập không thể thiếu đối với các hộ gia đình trên địa bàn huyện. Qua thực tế điều tra về thu nhập, kết qủa ở bảng 9 cho chúng ta thấy giá trị sản xuất từ nuôi trồng thuỷ sản của hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo cụ thể hộ nghèo là 2,952 triệu và 9,921 triệu trên một ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, xét về hiệu quả giữa thu nhập và chi phí thì hộ không nghèo có hiệu quả thu nhập trên một đồng chi phí bở ra cao hơn so với hộ nghèo là 25,58%. Với điều kiện hạn hẹp như hộ nghèo về vốn, kinh nghiệm, trình độ học vấn, lao động thì nuôi trồng thuỷ sản là một trong những vấn đề khó khăn. Đây là ngành đòi hỏi cần phải có vốn đầu tư lớn, kinh nghiệm nhiều, trình độ học vấn cao, và nhiều lao độngthì khi đó hiệu quả kinh tế mới có thể đạt được và đây là ngành đầu tư rất mạo hiểm là do môi trường bị ô nhiễm kéo dài. Ở đây đăt ra một đói hỏi là các cấp các ngành cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường ở khu vực nuôi, giống có chất lượng, vốn cho hộ nghèo Bảng 9. Năng suất nuôi trồng thủy sản của các loại hộ (tính bình quân 1 hộ) Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ nghèo (a) Hộ không nghèo (b) So sánh b/a (%) Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 7.343 18.537 152.44 Chi phí (C) 1000 đ 4.391 8.616 96.22 Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 2.952 9.921 236.08 GO/C Lần 1.67 2.15 28.65 MI/C Lần 0.67 1.15 71.28 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Tóm lại : Các hộ nghèo ở huyện Quảng Điền chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất thấp, cơ cấu sản xuất tập trung chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi hoặc Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 36 - nuôi trồng đánh bắt thủy sản, các hoạt động ngành nghề chưa thực sự phát triển, các sản phẩm làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp, giải quyết lương thực, thực phẩm trong gia đình là chủ yếu, ít có sản phẩm hàng hóa. 2.1.4. Thụ nhập và cơ cấu thu nhập của hộ nghèo. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức sống và mức độ nghèo đói của hộ. Chúng tôi đã điều tra về thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ ở huyện Quảng Điền trong năm 2010, và kết quả được trình bày ở bảng 10 Số liệu ở bảng 10 cho thấy, so sánh sự khác nhau về mức thu nhập bình quân của các hộ nghèo và hộ không nghèo thì mức thu nhập của hộ nghèo là thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo. Cụ thể thu nhập của hộ không nghèo là 23,336 triệu đồng lớn hơn 150,52% so với hộ nghèo là 9,315 triệu đồng. Không chỉ những mức thu nhập hộ nghèo thấp mà kết quả thu nhập trên khẩu trên tháng, thu nhập trên lao động trên tháng của hộ nghèo đều thấp hơn nhiều so với hộ không nghèo (hộ nghèo 189,3 nghìn đông/ khẩu/tháng, 517,5 nghìn đông/ lao động/tháng; hộ không nghèo là 437 nghìn đồng/khẩu/tháng, 784,1 nghìn đồng/lao động/tháng). Nếu xét về cơ cấu thu nhập ta nhận thấy rằng thu nhập từ thủy sản đem lại giá trị lớn nhất trong tất cả các loại hộ, hộ nghèo 34,71%, hộ không nghèo 45,57%. Tỷ lệ thu nhập từ các ngành trồng trọt và chăn nuôi của các hộ nghèo lớn hơn so với hộ không nghèo, hay hộ nghèo cuộc sống vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Bên cạnh đó thì ngành nghề dịch vụ cũng mang lại cơ cấu thu nhập cao hơn với hộ không nghèo (hộ nghèo 2,74%, không nghèo 14,94%). Do không có vốn cũng như tư liệu sản xuất khác hạn hẹp của hộ nghèo, nên họ buộc phải nuôi trồng thủy sản thì ít đầu tư hiệu quả kém, đánh bắt thủy sản thì gần bờ hiệu quả thấp, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Ngoài các nguồn thu nhập chính ra, thu nhập khác cũng là một nguồn thu mà nguồn thu này thể hiện sự yếu kém của hộ nghèo (hộ nghèo 9,54%, hộ không nghèo 7,18%). Trong thu nhập khác của hộ nghèo thì chủ yếu là các nguồn thu từ (viện trợ, trợ cấp xã hội) nhưng đối với hộ không nghèo thì nguồn thu này hầu hết là lao động gia đình đi làm ăn xa đem lại thu nhập. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 37 - Bảng 10: Thu nhập và cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của các loại hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ nghèo (a) Hộ không nghèo (b) So sánh (b/a) % 1. Giá tri sản xuất (GO) 1.000 đ 22.256 45.926 106.35 2. Chi phí (C) 1.000 đ 13.752 24.153 75.63 3. Thu nhập hổn hợp (MI) 1.000 đ 8.504 21.773 156.03 4. Thu nhập khác/hộ 1.000 đ 0.811 1.563 92.73 5. Tổng thu nhập/hộ 1.000 đ 9.315 23.336 150.52 6. Thu nhập bình quân/khẩu/tháng 1.000 đ 189,3 437 130.85 7. Thu nhập bình quân/lao động/tháng 1.000 đ 517,5 784,1 51.52 Cơ cấu thu nhập % 100.00 100.00 0 Trồng trọt % 22.72 16.29 -28.31 Chăn nuôi % 30.29 16.03 -47.08 Thủy sản % 34.71 45.57 31.26 Lâm nghiệp % 0 0 0 Ngành nghề % 2.74 14.94 445.30 Thu nhập từ các nguồn khác % 9.54 7.18 -24.73 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) 2.1.5. Tình hình đời sống của hộ điều tra. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phản ánh đời sống của hộ. Chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ và kết quả được trình bày ở bảng 11. Như vậy, thu nhập trên năm của nhóm hộ nghèo chỉ bằng 1/2 so với nhóm hộ không nghèo cụ thể là (hộ nghèo 9,554 triệu đồng, hộ không nghèo là 18,435 triệu đồng). Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 38 - Với mức thu nhập thấp nên chi tiêu của nhóm hộ nghèo cũng thấp hơn so với mức chi tiêu của nhóm hộ không nghèo. So sánh giữa thu nhập và chi tiêu thì mức tích luỹ của nhóm hộ nghèo là âm (-0,239 triệu đồng/năm). Trong lúc đó mức tích luỹ của hộ không nghèo là (3,049 triệu đồng/năm). Tình trạng này dẫn đến các hộ nghèo ngày càng rơi vào tình cảnh túng thiếu, nợ nần chồng chất, thậm chí số vốn vay phục vụ sản xuất đem vào sử dụng cho mục đích chi tiêu hàng ngày. Họ không có điều kiện để mua sắm các đồ dùng có giá trị phục vụ cuộc sống, ốm đau bệnh tật thường xuyên xảy ra, khả năng đầu tư để mở rộng sản xuất là không có và sự nghèo đói của hộ cứ triền miên, nếu không có sự giúp đở của cộng đồng xã hội. Xét về cơ cấu chi tiêu chúng ta nhận thấy rằng, chi tiêu của hộ gia đình chủ yếu tập trung vào giải quyết nhu cầu cần thiết của cuộc sống như ăn, mặc, chữa bệnh (y tế), giáo dụcĐặc biệt có sự khác rõ về mức độ chi tiêu nhưng lại không có sự khác nhau nhiều trong cơ cấu chi tiêu giữa hai nhóm hộ. Chi tiêu chủ yếu là cho ăn uống hộ nghèo (78,25%), hộ không nghèo (62,23%). Hộ nghèo ít có điều kiện chi tiêu cho giáo dục, các khoản này chỉ chiếm (4,25%), hộ không nghèo là (6,34%). Do vậy trình độ nhận thức của các thành viên trong gia đình của các hộ nghèo là rất thấp và ít được nâng cao, con em tới tuổi đến trường ít được đi học, mặc dù có sự quan tâm giúp đở của chính phủ, chính quyền địa phương về việc hổ trợ, miễn, giảm học phí. Nhưng do trình độ nhận thức kém, nên hầu hết con em của các hộ nghèo điều bỏ học ở giữa chừng, đây cũng là một vấn đề khó khăn trong công tác phổ cập giáo dục. Cơ cấu chi tiêu cho sinh hoạt của hộ không nghèo cao hơn so với hộ nghèo, điều này chứng tỏ rằng khi thu nhập cao lên thì mức hưởng thụ của con người cần được nâng lên, điều kiện sống thoải mái hơn chất lượng cuộc sống cao hơn.Đạ i họ c K inh tế H uế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 39 - Bảng 11: Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các loại hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ nghèo Hộ không nghèo - Thu nhập bình quân năm 1.000 đ 9.315 23.336 - Chi tiêu bình quân năm 1.000 đ 9.554 18.435 - Tích luỹ bình quân năm 1.000 đ -0.239 3.049 - Cơ cấu chi % 100,00 100,00 Ăn uông % 78.25 62.23 Sinh hoạt % 8.67 12.54 Giáo dục % 4.25 6.34 Y tế % 2.56 2.43 Khác % 6.27 16.46 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Tóm lại: Chi tiêu của nhóm hộ nghèo là rất thấp, chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất ở mức tối thiểu. Tuy nhiên chi tiêu vượt quá thu nhập đang là mối lo của các hộ nghèo về nợ nần. 2.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của huyện Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế. Để nhận định rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói chúng ta cần tìm hiểu sự cảm nhận của các hộ nghèo, đối với gia đình họ nghèo là do những nguyên nhân nào như: Thiếu kiến thức kinh nghiệm làm ăn, thiếu lao động (già cả neo đơn), sinh đẻ không có kế hoạch, đông người ăn theo, thiếu vốn, thiếu đất sản xuấtTrong tất cả các nguyên nhân trên thì có bao nhiêu nguyên nhân làm cho gia đình họ nghèo (một, hai, ba, hay nhiều hơn ba nguyên nhân), và đối với gia đình họ thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất. Quá trình điều tra dựa trên sự đánh giá của hộ gia đình và chỉ dùng cho hộ gia đình là hộ nghèo. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 40 - Tổng hợp các ý kiến của các hộ nghèo về các nguyên nhân nghèo đói cho thấy, nguyên nhân chính gây nên nghèo của các hộ nông dân là thiếu vốn (80,25%), thiếu kiến thức kinh nghiệm làm ăn (70,12%), thiếu lao động (55,34%), thiếu đất sản xuất (34,55%), sinh đẻ không có kế hoạch, đông người ăn theo (29,4%), ốm đau kéo dài (20,03%) Bảng 12: Thống kê nguyên nhân nghèo đói ở Huyện Quảng Điền (Tỷ lệ hộ cho biết) Đơn vị tính : % Nguyên nhân chính Bình quân Thiếu vốn. 80,25 Thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. 70,12 Thiếu lao động.(già cả neo đơn) 55,34 Thiếu đất sản xuất 34,55 Sinh đẻ không có kế hoạch, đông người ăn theo. 29,40 Bị tai nạn, rủi ro, ốm đau dài ngày. 20,03 Thiếu việc làm, thiếu công cụ, phương tiện sản xuất. 40,22 Nguyên nhân khác. 7,37 Lười lao động, chi tiêu không có kế hoạch, có người mắc tệ nạn xã hôi 0,00 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Kết quả phân tích ở trên có thể nhận xét rằng, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Quảng Điền còn khá cao. Các hộ nghèo thường thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu lao động, đông condẫn đến năng lực sản xuất của hộ yếu kém, nên thu nhập cũng như chi tiêu hạn chế. Và đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho hộ bị nghèo. Bên cạnh đó nghèo ở huyện Quảng Điền còn mang những đặc thù riêng. Thứ nhất: về địa lí, địa hình bị phân cách giao thông đi lại khó khăn, về mùa mưa lũ hầu như không đi lại được. Thứ hai: Thu nhập của hộ chủ yếu là thuần nông hay thuần ngư, thu nhập thấp do đất đai bạc màu, môi trường nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiểm, không những hộ nghèo có thu nhập thấp mà còn nhiều hộ có thu nhập nằm cận kề với ngưỡng nghèo. Nếu như ngưỡng nghèo được tăng lên thì tỷ lệ hộ nghèo ở đây tăng lên rất nhiều. Các hoạt động ngành nghề Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 41 - dịch vụ cũng như các công việc đem lại thu nhập cao hạn chếnhững đặc điểm riêng này đòi hỏi chúng ta trong giải pháp xoá đói giảm nghèo cần phải có những giải pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 42 - CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 3.1. Định hướng và mục tiêu. 3.1.1. Định hướng. Định hướng chung về xoá đói giảm nghèo năm 2010 và 2011-2015 là toàn diện và vững chắc: Phát huy lợi thế về nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và trồng trọt để phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển, đầm phá, tạo bước phát triển vững chắc ở địa bàn chiến lược về kinh tế gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm bền vững. Tập trung đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát huy tiềm năng đất nông nghiệp để tự cân đối một phần nhu cầu lương thực trên địa bàn. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp gắn với nuôi trồng, đánh bắt và chế biến. Tăng cường đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi, nhất là điện, cấp nước, hệ thống giao thông và tuyến đê bao ven phá gắn với việc định canh, đinh cư, xây dựng hệ thống làng mạc ổn định. Tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất của người nghèo đồng thời hổ trợ về nhu cầu giáo dục, y tế Quá trình phát triển phải tập trung vận động kết hợp các nguồn lực của dân, cộng đồng, nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, đồng thời khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại. 3.1.2. Mục tiêu. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của huyện Quảng Điền đã đưa ra các mục tiêu tổng quát của công tác xoá đói giảm nghèo năm 2011 là “thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, tiếp tục đẩy mạnh chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo và chương trình tái định cư dân cho nhân dân vùng đầm phá và ven sông, ven biển có nguy cơ sạc lỡ. Ngoài ra, các vấn đề xã hội bức xúc như: giải quyết việc làm, vệ sinh môi trường, nước sạch, lao động, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hệ thống trường học, mạng lưới y tế ở cơ sở, trường dạy nghề cũng được huyện đầu tư”[9] Để đạt được mục tiêu tổng quát cần phải hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau: Thực hiện các biện pháp để giảm nghèo một cách hiệu quả hết năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo còn từ 10-11%. Đại học Kin tế H uế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 43 - Hàng năm kết hợp các trung tâm nghề đào tạo nghề và tạo thêm việc làm cho 1.300-1.500 lao động. Nâng cao tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo trên 30%, xuất khẩu lao động bình quân từ 600-700 người/năm Đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá gia đình, giữ ổn định tốc độ tăng dân số tự nhiên từ 1,13%-1,2%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20%. Lồng ghép và huy động các nguồn lực kể cả chương trình 134 để thực hiện chương trình nhà ở, về cơ bản xoá hết nhà tạm bợ cho gia đình hộ nghèo và xây dựng khu tái định cư phục vụ di dời, định cư dân thuỷ diện, ven biển và những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá giao thông nông thôn, tầng hoá trường học, trạm y tế. 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để xản xuất kinh doanh được vay vốn ưu đải từ ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đải. 100% các hộ nghèo có nhu cầu nguyện vọng học tập các mô hình, kinh nghiệm khuyến nông khuyến ngư sẽ được học tập và chuyển giao cách làm ăn. 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám và chữa bệnh miễn phí khi ốm đau theo quy định của nhà nước. Học sinh thuộc diện nghèo được miễm, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, miễn giảm học phí khi học nghề. Thu hẹp khoảng cách mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng. Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ sản xuất một cách bình đẳng và hưởng thụ từ các thành quả công cuộc đổi mới của huyện và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3.2. Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở kết quả phân tích ở chương III và thực tế ở tại địa phương, để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo như trên chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu để giảm nghèo như sau: 3.2.1. Giải pháp giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề, dịch vụ. Lao động trong nông nghiệp nông thôn hiện nay trình độ thấp, chủ yếu là lao động thủ công. Mặt khác với tính chất thời vụ của lao động trong nông nghiệp cùng với diện tích đất Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 44 - đai hạn chế, nhu cầu việc làm ở nông thôn là một bức xúc hiện nay. Để giải quyết việt làm ở nông thôn theo chúng tôi cần phải có những giải pháp đồng bộ. Một nền kinh tế thuần nông, thuần ngư không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho một hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung. Huyện Quảng Điền sản xuất nông nghiệp với điều kiện canh tác lạc hậu, ruộng đất bình quân đầu người thấp, lại bị lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, liên tiếp bị lũ lụt, thiên tai, mất mùa dẫn đến đói kém liên tiếp. Như vậy nếu chỉ sản xuất thuần nông, thuần ngư thì sẽ gặp nhiều rủi ro và khó tránh khỏi trình trạng nghèo đói. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một biện pháp quan trọng hàng đầu vừa có tính cấp bách để xóa đói giảm nghèo và mang chiến lược cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chúng ta cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau. 3.2.1.1. Thực hiện kiên quyết việc chuyển đổi nền kinh tế nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo. Trước hết chúng ta phải giúp từng hộ, từng xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách phù hợp, đồng thời mở rộng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi thích ứng với thời tiết. Khí hậu đất đai và thị trường. Có như vậy chúng ta mới có thể tránh được rủi ro mất mùa hàng loạt. Xác định ngành thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu: huyện Quảng Điền có chiều dài hơn 17 km với 3.850 ha đất có mặt nước nuôi trồng, là một vùng có tiềm năng to lớn đễ phát triển ngành thuỷ sản. Sản lượng khai thác của ngành thuỷ sản năm 2008 đạt 4.039,5 tấn. Thời gian qua ngành thuỷ sản, đã và đang góp phần đáng kể cho nền kinh tế của vùng ven phá và của huyện, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động cho nên thuỷ sản là ngành cần được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của vùng và của cả huyện. Trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu rủi ro chúng ta nên xen canh giữa các vật nuôi với nhau như: kết hợp nuôi tôm với nuôi cá (cá Kình, cá Dìa, cá Nâu), nuôi tôm với nuôi cua Đại học Kin h ế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 45 - Chú trọng đầu tư và phát triển nông nghiệp: Các xã: Quảng Phước, Quảng Thành, Quảng An và thị Trấn Sịa tuy là vùng thấp trũng về mùa lũ, hay bị ngập mặn. Nhưng đây chính là trọng điểm lúa không chỉ của vùng ven phá mà còn là của cả huyện, tĩnh. Đất đai bằng phẳng và màu mỡ, năng suất lúa bình quân là từ 60 tạ/ha đến 62 tạ/ha. Vì vậy cần phải được đầu tư cơ sở hạ tầng, các hệ thống giao thông nội đồng, kênh, mương phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu. Chú trọng đầu tư và chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp năng suất thấp: Những nơi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp cần phải chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có năng suất cao hơn như: trồng hoa màu, trồng lạc, sắn, ngô, dưahoặc có thể chuyển sang để nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh phát triển ngành du lịch & dịch vụ: Được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh đẹp mê hồn về một hệ thống đầm phá Tam Giang và biển Đông. Vì vậy các cấp các ngành cần phải quan tâm, đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ. 3.2.1.2. Lưu ý đến phát triển mô hình VAC. Đây là hai mô hình khá phổ biến ở các khu vực nông thôn hiện nay. Kết hợp với việc giải quyết tận gốc những nguyên nhân : thiếu vốn, thiếu kiến thức, mất trật tự an ninh trong địa bàn sinh sống và nơi cư trú. 3.2.1.3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với các mô hình. - Những hộ có điều kiện chuyển hoàn toàn thành gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp, hiện nay trên địa bàn toàn huyện các làng nghề truyền thống phát triển nhỏ lẽ rất nhiều, năng xuất thấp, hiệu quả không cao, giá thành cao, giá bán thấp, chưa có định hướng phát triển thành hàng hóa. Vì vậy khi phát triển cần phải có quy hoạch, mô hình tổ chức sản xuất cụ thể. - Kết hợp các mô hình vừa làm nông vừa làm nghề khi hết thời vụ, để giải quyết việc làm lúc nhàn rổi. - Hộ thường xuyên có lao động nông nghiệp, ngư nghiệp và lao động nghề. 3.2.1.4. Chính sách đào tạo lao động về chuyển giao công nghệ. Tăng cường hoạt động lao động giải quyết việt làm thông qua cung ứng lao động sẵn có của địa phương cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước hết chúng ta cần phải hướng nghiệp và tào tạo nghề cho các con em ở nông thôn là một nhu cầu cần thiết. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 46 - Nội dung đào tạo Trước hết là tổ chức rộng rải việc dạy nghề cho lao động trong độ tuổi ổn định ở nông thôn, chủ yếu là các nghề sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh cây, con với những tiến bộ mới về công nghệ sinh học, canh tác... về khuến nông, khuyến ngư. Kết hợp và đào tạo cho lực lượng lao động trẻ các nghề tiểu thủ cộng nghiệp, nghề truyền thống và những nghề mới phục vụ cho công nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Cách tổ chức dạy nghề và chuyển giao công nghệ Khuyến khích việc kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề chuyển dao kiến thức về công nghệ phù hợp tại các trung tâm giao dịch đào tạo nghề ở địa phương cơ sở, đặc biệt là các lớp cơ động tại xã. Mở các lớp học của các hội kinh tế, kỹ thuật, nghề nghiệp. Chú ý đến việc phát triển hơn nữa hình thức học nghề từ xa (thông qua hệ thống thông tin đài chúng). Khuyến khích các hộ trong làng xã có kinh nghiệm tổ chức và phát triển sản xuất giỏi biết cách làm giàu từ sản xuất, dịch vụ nhận đỡ đầu hướng dẫn hộ nghèo, đây là hình thức không tốn kém, đem lại hiệu quả do vậy mà động viên được những người giàu hướng dẫn làm ăn cho các hộ nghèo. Về chính sách Nhà nước lấy từ nguồn đào tạo hoặc trích từ quỷ xóa đói giảm nghèo ở địa phương, từ các dự án hợp tác quốc tế. Nhà nước có thể cấp học phí cho người nghèo hoặc giảm 50%. Tại văn kiện đại hội VIII đã nghi rõ: “các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của nhà nước thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí cho con em các hộ nghèo đồng thời hổ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo vào đào tạo việc làm và làm việc. 3.2.1.5. Nâng cao vai trò công tác khuyến nông khuyến ngư. Công tác khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn trong những năm qua đã có nhiều đóng góp và thúc đẩy phát triển sản xuất. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hộ gia đình thì hiện nay họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, quyết định những giống cây, con có năng suất cao, phẩm chất tốt để thay thế các loại giống cũ, năng suất thấp, chất lượng kém. Bên cạnh đó là hàng loạt những khó khăn về quy trình kỹ Đại học Kin h tế Hu TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 47 - thuật canh tác, về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, về phòng chống bệnh dịch,do vậy, cần chú trọng thực hiện tốt các giải pháp sau: - Cần có chính sách sử dụng các cán bộ khuyến nông có chuyên môn giỏi, đảm bảo công tác khuyến nông đạt chất lượng cao. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ sử dụng các thiết bị cơ giới phù hợp trong khâu làm đất, vận chuyển, bơm nước... - Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động khoa học công nghệ từ nghiên cứu đến triển khai. Cần huy động các tiềm năng của các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vào khoa học và công nghệ nông nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Ngoài chính sách chung về khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, cần có chính sách cụ thể hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ khoa học và công nghệ đối với các hộ gia đình để tổ chức sản xuất có hiệu quả nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. 3.2.2. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo. Trước hết phải có quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả, kinh nghiệm thực tế trên địa bàn cho chúng ta thấy, với việc chạy đua phát triển nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt như những năm 1996 đến năm 2004 đến nay đem lại kết quả cho chúng ta thấy rằng: Ngành nuôi trồng thủy sản đang gặp khó khăn do ô nhiểm môi trường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, chất lượng sản phẩm do sử dụng nhiều thuốc nên giá cả không cao, còn bị phạt khi bán sản phẩm ra nước ngoài. Vì vậy cần phải có quy hoạch lại mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng đất các trắng chúng ta có thể cấp đất cho hộ để phát triển các mô hình trang trại như: nuôi tôn trên các, trang trại trồng cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm vừa có hiệu quả kinh tế vừa có thể chống các bay, xâm thưc... Với qũy đất nông nghiệp rất ít, bạc màu nên phát triển nông nghiệp là rất hạn chế, đối với những hộ không có quỹ đất thì chúng ta tạo điều kiện cho hộ nghèo về các tư liệu sản xuất, thuyền bè lưới đánh cá và các công cụ lao động phù hợp để cho họ có thể hành nghề và mở rộng sản xuất một cách chính đáng. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 48 - 3.2.3. Giải pháp môi trường. Chính quyền địa phương cần ưu tiên đầu tư bảo tồn và phát triển dải rừng sinh thái ven biển ngập mặn, cải tạo môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi của biển, ven bờ và phòng hộ đối với sản xuất nông nghiệp. Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ gen, kiểm tra giám sát các hoạt động về môi trường nuôi trồng, đánh bắt trên đầm phá một cách hợp lý. 3.2.4. Giải pháp về vốn. - Với chính sách kích cầu của chính phủ nguồn vốn vay cho hộ nghèo là rất nhiều, lãi suất thấp, thậm chí một số hộ nghèo vay không có lãi suất, nguồn vốn vay của hộ nghèo chủ yếu tập trung và ngân hàng chính sách xã hội. Nhờ chính sách này mà các hộ nông dân mạnh dạng vay vốn và đầu tư và xản xuất, hi vọng trong tương lai họ sẽ thoát nghèo và vương lên làm giàu. - Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại mà đặc biệt là ngân hàng NN&PTNT nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư, đồng thời cho vay trở lại đố với những hộ thiếu vốn để sản xuất, giải quyết công ăn việt làm, thúc đẩy kinh tế phát triển từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo. - Tích cự thu hút nguồn vốn từ các tổ chức Quốc Tế. Để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi chính quyền các cấp đặc biệt quan hệ mật thiết với các tổ chức đó, đồng thời thực hiện tốt các dự án đang triển khai trên địa bàn, đồng thời đề nghị xây dựng dự án mới. - Cần có kế hoạch phát triển bền vững các loại hình tín dụng ưu đãi phục vụ các lợi ích lâu dài cho người nghèo, vì người nghèo không phải là khách hàng mục tiêu của các ngân hàng thương mại. Vì thế, cần xem nguồn tín dụng này như một vòng luân chuyển nguồn vốn phục vụ lợi ích của đối tương hộ nghèo. 3.2.5. Giải pháp về quy hoạch cơ sở hạ tầng. - Hệ thống giao thông đường bộ: Hệ thống này thuận tiện sẽ tiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền nhằm giảm chi phí sản xuất tối đa, ngoài ra nó còn góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa. Chính điều này là sự trăn trở của nhiều hộ gia đình, vì thực tế các hộ gia đình không thể tự mình gánh vác việc này mà phải có sự can thiệp của Nhà nước. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 49 - - Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: Giúp cho các hộ gia đình nắm bắt được các thông tin về thị trường, cũng như các biến động giá cả đầu vào và đầu ra cho hộ gia đình, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau 3.2.6. Giải pháp trợ cấp, trợ giúp hoàn toàn đối với người nghèo. Đây là giải pháp có tính cấp bách, đôi lúc chỉ là nhất thời nhưng rất quan trọng đối với người nghèo và mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Để thực thi hiệu quả trước hết phải xác định chính xác và phân loại đúng các đối tượng được thụ hưởng quyền lợi từ các giải pháp này. Các giải pháp hổ trợ người nghèo sản xuất, hỗ trợ các đối tượng người già cả neo đơn, người mất sức, tàn tật không có khả năng lao động, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, gia đình đông con bị ảnh hưởng chất độc da cam. Đối với những người gặp tình huống khó khăn đột xuất: Vì thiên tai, hoả hoạn, tai nạn và gia đình bị thiếu đói lúc giáp hạt. Đây là nhóm đối tượng không ổn định, thường xuyên thay đổi. Bởi vậy, công tác cứu trợ phải có tính linh hoạt, nhạy bén khi xác định đối tượng. Có thể thực hiện mô hình cho các thôn, làng, xã thành lập quỹ dự phòng XĐGN dành cho cứu trợ khẩn cấp để thực thi kịp thời khi cần thiết. 3.2.7. Giải pháp kế hoạch hóa gia đình. Đông con là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên địa bàn huyện Quảng Điền. Bởi vậy cần có chính sách thích hợp nhằm hạ thấp tỉ lệ sinh của các hộ nghèo qua tìm hiểu thực tế ở địa phương và hội phụ nữ thì nguyên nhân đông con ở huyện Quảng Điền là do một bộ phận cư dân ở đây vẫn tồn tại quan niệm cổ hủ, lạc hậu như có con trai để nối giỏi tông đườngnhiều gia đình vẫn chưa nhận thức sâu sắc hậu qủa của đông con, thờ ơ với trách nhiệm làm cha mẹ. nguyên nhân nữa là do nhiều gia đình vẫn chưa nắm được phương pháp và chưa có điều kiện tiếp cận với các phương tiện tránh thai. Mặt khác một số hộ nghèo ở huyện Quảng Điền bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói - nhận thức kém, cần lao động – sinh đẻ nhiều - đói nghèo. Từ cơ sở trên cho thấy công tác KHHGĐ ở huyện Quảng Điền cần tập trung vào các vấn đề sau: - Tuyên truyền giáo dục giúp người nghèo nhận thức hậu quả của đông con. - Kết hợp các tổ chức đoàn thể ở địa phương vận động bà con xoá bỏ quan niệm lạc hậu, xây dựng nếp sống mới, thực hiện tốt công tác dân số KHHGĐ. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 50 - - Có biện pháp hành chính xử phạt nếu sinh con thứ ba trở lên PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN. Qua quá trình nghiên cứu đề tài nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và các biện pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Điền”, tôi có những kết luận sau: - Dân cư sống phụ thuộc nhiều vào ngành nông hay ngư nghiệp, ngành mà không có lợi nhuận cao hay chịu nhiều rui ro từ thiên nhiên. Bên cạnh đó diện tích đất cach tác trên đầu người hạn chế, phương tiện khai thác thủy sản nhỏ lẻ và lạc hậu là vấn đề mà người dân thuộc khu vực này đang phải đối mặt. Chương trình đánh bắt xa bờ đã đẩy số hộ ngư dân tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, những ngư dân mới khá giả này cũng luôn trong nguy cơ trở lại nghèo đói nếu việc quản lý tài nguyên biển của các cấp không tốt. Nghèo đói vẫn là bức tranh chung của khu vực này, trong những công tác xoá đói giảm nghèo đạt được một số thành công, tỷ lệ hộ nghèo giảm năm 2008 là (18,33%), năm 2009 là (16,7%) và năm 2010 là (11,58%), khoảng cách giữa người nghèo và người giàu ngày càng rộng hơn. Người giàu hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình kinh tế xã hội so với người nghèo. Người nghèo cùng với sự mù chữ luôn luôn ơ cuối danh sách những người được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế. Tình trạng này có thể tồi tệ hơn nếu sự thiếu minh bạch trong quản lý và thực thi các chương trình kinh tế xã hội của chính phủ. - Năng lực sản xuất của hộ nghèo thấp: Diện tích đất canh tác của hộ nghèo thấp hơn 2 lần so với hộ không nghèo. Số lao động hộ nghèo chỉ có 1,53 lao động/hộ (trong khi đó hộ không nghèo là 2,28 lao động/hộ). Không những thiếu lao động chất lương lao động của hộ nghèo còn hạn chế. Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của hộ nghèo rất ít. Tư liệu sản xuất của hộ nghèo rất đơn giản, chủ yếu là các công cụ thô sơ. - Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân chính có thể gây nên nghèo đói Đại học Kin h tế Huế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 51 - của hộ bao gồm: Quy mô nhân khẩu, lao động, đất đai, vốn, trình độ học vấn, việc làm. Trong đó quy mô nhân khẩu cao làm tăng khả năng nghèo của hộ, còn lao động, vốn, trình độ học vấn tác động tích cực đến làm giảm nguy cơ nghèo của hộ. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo là: Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tâng nhất là giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, trạm xá. Kết hợp đồng bộ những giả pháp về vốn, khuyến nông, khuyến ngư, và việt làm, tăng cường công tác văn hoá xã hội: Giáo dục, y tế, KHHGĐ để hộ nghèo có cơ hội nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo. Mặc khác cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách hổ trợ người nghèo như: xoá nhà tạm, quỷ ngày vì người nghèotạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ nghèo khắc phục khó khăn trước mắt để vương lên thoát nghèo. 2. KIẾN NGHỊ. Để thực hiện các giả pháp trên đây, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng và chính quyền các cấp, đồng thời phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, xã hội và bản thân hộ đói nghèo cụ thể là: Đối với nhà nước Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác xoá đói giảm nghèo từ câp tỉnh đến thôn bảng, nhằm hướng dẫn, chỉ đạo tăng hiệu quả của các chương trình xoá đói giảm nghèo. Chủ trương đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Xem đây là chìa khoá để giải quyết vấn đề nghèo đói cho các hộ nông dân. Cần tiếp tục đầu tư cho các xã về cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm, giao thông nông thôn nội đồng, hệ thống thuỷ lợi..tạo môi trường sống của các hộ nghèo. Tăng cường hổ trợ chính sách vốn ưu đải cho người nghèo để họ có thể đầu tư vào sản xuất. Đối với cấp huyện, xã Chính quyền và ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp cần phối hoẹp chặt chẽ với nhau để xây dựng các chương trình hành động cụ thể, có sự giúp đỡ phù hợp cho từng thôn, từng làng ở trong huyện, vùng. Cần dựa vào các tổ chức hội (nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên) để giúp đỡ cho từng hội viên, đồng thời xây dựng các phong trào hổ trợ nhau trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua hoạt động của các đoàn thể để khơi dậy ý chí quyết tâm vươn lên của người nghèo nhằm vượt qua đói nghèo. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 52 - Đối với hộ nông dân Cần tích cực trong sản xuất, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm kiến thức, tranh thủ sự hổ trợ của nhà nước và cộng đồng để hoạt động sản xuất có hiệu quả, chi tiêu hợp lý để vươn lên thoát nghèo. Cần xoá bỏ các mặc cảm tự ty, ỷ lại, trông chờ quá nhiều vào sự hổ trợ của nhà nước và sự giúp đở của xã hội. Cần thấy rỏ trách nhiệm của mình trong các hoạt động để xoá đói giảm nghèo cho chính mình và từng bước vươn lên làm giàu. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 53 - MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi ngiên cứu: ........................................................................................2 5. Hạn chế của đề tài............................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................4 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu..............................................4 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói.......................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm của nghèo đói ........................................................................................4 1.1.1.2. Đặc điểm của người nghèo .....................................................................................6 1.1.1.3. Chỉ tiêu phân tích nghèo đói ...................................................................................6 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ...............................................................................7 1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan ........................................................................................7 1.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan ...........................................................................................8 1.1.3. Quan niệm về nghèo đói ..........................................................................................10 1.1.3.1. Quan niệm của thế giới về nghèo đói ...................................................................10 1.1.3.2. Quan điểm của Việt Nam về nghèo đói................................................................11 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................14 1.2.1. Tổng quan về tình hình nghèo đói trên thế giới.......................................................14 1.2.2. Thực trạng nghèo đói và chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ................15 1.2.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước và Việt Nam...........................18 1.2.3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước .............................................18 1.2.3.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở nước ta.........................................................20 Chương II: Thực trạng nghèo đói huyện Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế ....................22 2.1. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu .............................................................................22 2.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................22 Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 54 - 2.1.2 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................23 2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội ...........................................................................................24 2.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai ......................................................................................24 2.1.3.2 Tình hình dân số và lao động.................................................................................25 2.1.3.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng ........................................................................25 2.1. Thực trạng nghèo đói của huyện Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế .........................27 2.1.1. Tình hình chung về nghèo đói của huyện ................................................................27 2.1.2. Năng lực sản xuất của hộ điều tra............................................................................29 2.1.3. Tình hình sản xuất của các hộ điều tra ....................................................................31 2.1.4. Thụ nhập và cơ cấu thu nhập của hộ nghèo.............................................................36 2.1.5. Tình hình đời sống của hộ điều tra ..........................................................................37 2.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của huyện Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế........39 CHƯƠNG III .....................................................................................................................42 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN42 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU................................................................................42 3.1.1. Định hướng ..............................................................................................................42 3.1.2. Mục tiêu...................................................................................................................42 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ....................................................43 3.2.1. Giải pháp giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề, dịch vụ ...............................43 3.2.1.1. Thực hiện kiên quyết việc chuyển đổi nền kinh tế nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo ...........................................................................................................................................44 3.2.1.2. Lưu ý đến phát triển mô hình VAC......................................................................45 3.2.1.3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với các mô hình ........45 3.2.1.4. Chính sách đào tạo lao động về chuyển giao công nghệ ......................................45 3.2.1.5. Nâng cao vai trò công tác khuyến nông khuyên ngư ...........................................46 3.2.2. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo................................47 3.2.3. Giải pháp môi trường...............................................................................................48 3.2.4. Giải pháp về vốn ......................................................................................................48 3.2.5. Giải pháp về qui hoạch cơ sở hạ tầng ......................................................................48 3.2.6. Giải pháp trợ cấp, trợ giúp hoàn toàn đối với người nghèo.....................................49 3.2.7. Giải pháp kế hoạc hoá gia đình ............................................................................49 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................50 Đại họ Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 55 - 1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................50 2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................51 MỤC LỤC .........................................................................................................................53 Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 56 - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích đất đai của huyện Quảng Điền năm 2010 ............................................24 Bảng 2. Tình hình dân số của huyện Quảng Điền thời kỳ 2008-2010 ..............................25 Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Quảng Điền thời kỳ 2008-2010.....................................28 Bảng 4: Diện tích đất đai của các hộ điều tra ....................................................................29 Bảng 5 : Quy mô nhân khẩu theo loại hộ của các hộ điều tra ...........................................30 Bảng 6: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của các loại hộ (tính bình quân 1 hộ) ..........................................................................................................................32 Bảng 7: Hiệu quả của ngành trồng trọt ..............................................................................33 (tính bình quân cho 1 ha) ...................................................................................................33 Bảng 8. Năng suất vật nuôi chính của các loại hộ .............................................................34 Bảng 9. Năng suất nuôi trồng thủy sản của các loại hộ .....................................................35 Bảng 10: Thu nhập và cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của các loại hộ .........................37 Bảng 11: Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các loại hộ .........................................39 Bảng 12: Thống kê nguyên nhân nghèo đói ở Huyện Quảng Điền ...................................40 Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 57 - DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp của phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền năm 2008-2010. 2. Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo của phòng Lao Động Thương Binh & Xã Hội huyện Quảng Điền năm 2008-2010. 3. Niên giám thống kê huyện Quảng Điền. 4. Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn của Thạc sỹ Nguyễn Quang Phục, khoa Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế. 5. PGS. TS. Lê Trọng (2004), Hướng dẫn kế hoạch làm ăn xóa đói giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân, NXB Nghệ An. 6. Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc tiểu số ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. ĐCSVN (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Lê Hữu Nghĩa (2006), Thực tiễn xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay, Tạp chí cộng sản (số 4). 9. Thủ tướng Chính phủ ( 2007), quyết định số 20/2007/QĐ - TTg về chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội. 10. Các trang web điện tử: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc. Tìm kiếm thông tin. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á. Tạp Chí Cộng Sản. Thư viện điện tử Việt Nam. Thư viện điện tử Việt Nam. Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 58 - ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN --- --- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN PHƯỚC HUY Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 59 - KHÓA HỌC: 2007 – 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN --- --- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trần Phước Huy TS. Trương Tấn Quân Lớp: K41B - KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Đại học Kin h tế Hu ế TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 60 - LỜI CẢM ƠN Nhằm thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành”, với mục đích đào tạo cho một cử nhân kinh tế có tri thức, kỹ năng và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế một cách năng động, sáng tạo, hàng năm Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế đã tổ chức điều động sinh viên đi thực tập tại cơ sở. Để giúp cho sinh viên biết cách xâm nhập, ứng dụng phát huy kiến thức mình đã được học và thực tế. Được sự nhất trí của Trường Đại Học Kinh Tế và sự quan tâm của các Thầy Cô, Thầy giáo tôi đã hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp Để hoàn thành chuyên đề này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô giáo trong Trường Đại học Kinh Tế đã trang bị cho tôi vốn kiến thức trong quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới Thầy giáo, TS.Trương Tấn Quân đã hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với tất cả tinh thần, trách nhiệm và sự quan tâm. Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm còn bị hạn chế, đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót, tôi mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Huế, tháng 5 năm 2011 Sv: Trần Phước Huy Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_xoa_doi_giam_ngheo_huyen_quang_dien_tinh_thua_thien_hue_3089.pdf