Khóa luận Tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Ngọc sơn, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An

Xây dựng làng văn hóa đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng làng văn hóa phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục – y tế. Để tạo nên “làng văn hóa” thì trong đó mỗi gia đình phải là một “gia đình văn hóa”.Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, hoàn thiện hệ thông thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn. Để làm được điều đó, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển làng văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này. 3.2.6. Thực hiện nông thôn mới gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường Vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn nước, cấp thoát nước, thu gom rác thải. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn Việt Nam nói chung và ở xã Ngọc Sơn nói riêng đang ngày trở nên trầm trọng, mặc dù xã đó có quy hoạch cụ thể nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn còn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vì vậy, các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom xử lý rác thải đúng nơi quy định; khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay trên địa bàn xã; xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

pdf86 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Ngọc sơn, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL 100% 100% 7 Quy hoạch khu DVTM Đã quy hoạch (Diện tích 7.600m2 ) Đạt Đạt 8 Bưu điện 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Đạt 8.2. Có Internet đến thôn 30% 100% 9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Đạt Đạt 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng 80% 85,7% SVTH: Hồ Thị Thu 44 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân STT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Yêu cầu tiêu chí Đánh giá của xã III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT. 10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh 18 triệu 25 triệu 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo 5% 3,68% 12 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 90% 90,01% 13 Hình thức tổ chức sản xuất Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả Đạt Đạt IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG 14 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục trung học 80% 93,3% 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 85% 85,5% 14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 35% 36% 15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 70% 71,4% 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt Đạt 16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ VH- TT-DL Đạt Đạt SVTH: Hồ Thị Thu 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân STT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Yêu cầu tiêu chí Đánh giá của xã 17 Môi trường 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia 85% 98,46% 17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường Đạt Đạt 17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp Đạt Đạt 17.4.Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đạt Đạt 17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định Đạt Đạt V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt Đạt 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Đạt Đạt 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt Đạt 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt Đạt 19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nông thôn mới xã Ngọc Sơn Thực hiện Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới UBND xã Ngọc Sơn đã tổ chức kiểm tra, rà soát, nghiệm thu đánh giá và báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn SVTH: Hồ Thị Thu 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân mới tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu đến tháng 8 năm 2015. Kết quả đánh giá cho thấy, hiện nay Ngọc Sơn không chỉ hoàn thành 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới mà còn có một số chỉ tiêu vượt qua chỉ tiêu như: Tỷ kệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kĩ thuật của Bộ GTVT vượt 7,4%; Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiệnvượt chỉ tiêu 9,7%; Internet đến thôn vượt 70%; Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa vượt 4,1%; Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng vượt 5,7%; Phổ cập giáo dục trung học vượt 13,3%; Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia vượt 13,46%. Điều đó cho thấy, Ngọc Sơn là một xã có tiềm năng lớn trong phát triển, có đội ngũ quản lý có năng lực và trách nhiệm, người dân luôn tin tưởng và làm theo đường lối của Đảng và nhà nước. 2.2.3.2. Tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới của xã Ngọc Sơn hiện nay đã là một xã đạt chuẩn nông thôn mới, để đạt được kết quả đó việc thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí nông thôn mới là một việc rất cần thiết. Qua điều tra 60 hộ dân ở xã, người dân ở đây cho rằng tất cả 19 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đều góp phần thúc đẩy nông thôn của xã phát triển nhưng chủ yếu và quan trọng vẫn là: Giao thông, có 52 người tương ứng 86.67% tổng số hộ đồng ý; quy hoạch và thực hiện quy hoạch có 21 người đồng ý tương ứng 35%; cơ sở vật chất văn hóa là 46 người tương ứng 76,67%; trường học 42 người tương ứng 70%; môi trường 29 người chiếm 48,33%; điện có 10 người chiếm 16,67%. Các tiêu chí này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển, thay đổi bộ mặt nông thôn của xã, nâng cao đời sống người dân. SVTH: Hồ Thị Thu 47 Đạ i h ọc K in ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Bảng7: Nhận thức của người dân xã Ngọc Sơn về tầm quan trọng của các tiêu chí STT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Giao thông 52 86,67 2 Môi trường 29 48,33 3 Trường học 42 70,00 4 Cơ sở vật chất văn hóa 46 76,67 5 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 21 35,00 6 Điện 10 16,67 Nguồn: Số liệu điều tra 2015 a. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch UBND xã đã chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch và công bố quy hoạch theo đúng hướng dẫn và đạt tiêu chí về quy hoạch. Tổ chức cắm 855 cọc quy hoạch các tuyến đường giao thông trục xã. - Ban hành quy chế quản lý quy hoạch xây dựng NTM tại Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 15/10/2011 của UBND xã. - In ấn các văn bản tài liệu, công khai các nội dung quy hoạch, thực hiện quy hoạch. Bản đồ quy hoạch được làm thành 19 bảng niêm yết công khai tại trung tâm xã, ngã ba trung tâm Tân Ngọc, phòng họp, phòng làm việc và tại nhà văn hóa 12 thôn để cán bộ, đảng viên và nhân dân được biết, theo dõi. - Quy hoạch được phê duyệt, bao gồm: + Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. + Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. + Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc. b. giao thông Sau khi quy hoạch được phê duyệt xã đã tiến hành công bố quy hoạch, cắm quy hoạch mốc lộ giới, tổ chức giải phóng mặt bằng mở đường đảm bảo theo quy hoạch. Trong 5 năm 2011-2015, tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án kết hợp nguồn lực SVTH: Hồ Thị Thu 48 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân huy động sức dân, tổ chức bê tông hóa và nhựa hóa đường trục xã 23,1/23,1km đạt 100%. Đường trục thôn đã cứng hoá đạt 100% ( trong đó đã bê tông 11,2/14,4km đạt 77,4% ). Đường ngõ, xóm đã cứng hoá đạt 100% ( trong đó đã bê tông 5,0/9,1 km đạt 55% ); đường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 30,2/37,9km, đạt 79,7%, đảm bảo cơ giới hóa phục vụ sản xuất, đi lại thuận tiện. Bảng 8: Tỷ lệ hoàn thành các tuyến đường giao thông trong xã Ngọc sơn STT Loại đường Tổng chiều dài (km) Đã đạt chuẩn (km) Tỷ lệ đạt chuẩn (%) 1 Đường trục xã 23,1 23,1 100 2 Đường trục thôn 14,4 11,2 77,4 3 Đường ngõ, xóm 5,0 9,1 55,0 4 Đường giao thông nội đồng 37,9 30,2 79,7 5 Tổng 80,4 73,6 91,5 Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện NTM xã Ngọc Sơn Nhìn vào bảng 8 có thể thấy, về cơ bản các tuyến đường của xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa, tỷ lệ chung đã hoàn thành có 91,5% tổng số đường hoàn thành yêu cầu của tiêu chí. Để đạt được điều đó, xã đã huy động được rất nhiều sức người, sức của để tiến hành tiến hành xây dựng giao thông nông thôn, cụ thể như ở bảng 9: Tổng diện tích đất hiến cho xây dựng là 41.015 m2, trong đó phần lớn diện tích hiến đất là đất sản xuất nông nghiệp 30.909 m2, chiếm 75,36%; diện tích đất ở là 7.727 m2 chiếm 18,84% tổng diện tích; còn lại là diện tích các tường bao, công trình các loại bị tháo dỡ là 2.379 m2 chiếm 5,8%. Ngoài ra người dân còn đóng góp trên 3.000 ngày công tham gia làm đường giao thông nội thôn. Có thể nói người dân đã ra sức ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ và các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thành các tuyến đường này. SVTH: Hồ Thị Thu 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Bảng 9:Diện tích hiến đất để xây dựng giao thông nông thôn xã Ngọc Sơn STT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Đất ở, đất vườn 7.727 18,84 2 Đất sản xuất nông nghiệp 30.909 75,36 3 Diện tích tường bao, công trình các loại 2.379 5,80 4 Tổng 41.015 100 Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện NTM xã Ngọc Sơn c.Điện Đã bàn giao công tác quản lý điện cho ngành Điện. Trong 3 năm đã bổ sung 4 trạm biến áp tại các thôn 1, 5, 6, 10; công suất 120 KVA/trạm, nâng tổng số thành 8 trạm; làm mới 1,4km đường dây 0,4KVA, hiện nay ngành điện đang cải tạo, thay thế các cột bị hư hỏng, thay dây trần bằng dây bọc 15km đường 04 theo chương trình dự án nâng cấp lưới điện quốc gia. Thường xuyên kiểm tra, phát quang hành lang lưới điện, lắp đặt điện kế an toàn cho các hộ dân. Tổng số hộ dùng điện 1.895/1.895 đạt 100%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn thường xuyên 100% . SVTH: Hồ Thị Thu 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Bảng 10: Bảng đánh giá thực hiện tiêu chí điện xã Ngọc Sơn Nội dung đánh giá tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá Thực trạng đến nay, đánh giá đạt hay không đạt 1. Quy hoạch hệ thống điện đảm bảo đúng hồ sơ quy hoạch Đạt Đạt 2. Hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Đạt Đạt 3. Điện năng phục vụ sinh hoạt điểm dân cư tối thiểu 180KWA, phụ tải tối thiểu 150W/người Đạt Đạt 320KWA phụ tải đạt 220W/người 4. Tỷ lệ điện cho công cộng tại các điểm dân cư 25% 100% 5. Tỷ lệ đường được chiếu sáng 90% 97% 6. Tỷ lệ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn 99% 100% Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nông thôn mới xã Ngọc Sơn d. Trường học Xã có 3 cấp học, với 4 điểm trường. Cả 3 trường đều giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia, trong đó: - Trường Mầm non: Có 2 địa điểm học (Điểm trung tâm và điểm lẻ), gồm 15 phòng học, tổng diện tích khuôn viên 7.205 m2. Diện tích sân chơi, bồn hoa cây cảnh: 4.300m2. Năm học 2013 đã xây dựng mới nhà học 2 phòng và tiếp tục đầu tư mua sắm cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Hiện nay đang triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng mới Nhà học cao tầng 12 phòng Trường Mầm non, giá trị dự toán 10 tỷ đồng. + Diện tích nhà trường có sân chơi, cây xanh, đường đi và bình quân 18m2/cháu, có tường rào và cổng trường. + Tổng số lớp học : 12 lớp, trong đó bán trú 12/12 lớp . + Có đủ phòng học, hiên chơi, khối hành chính, phòng y tế, khu vệ sinh. Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2008. SVTH: Hồ Thị Thu 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Trường Tiểu học: Tổng số 19 phòng học, tổng diện tích khuôn viên: 10.792m2. Xây mới nhà học 2 tầng 12 phòng và sát nhập cụm lẻ về điểm trung tâm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, dạy và học của nhà trường. Xây dựng mới công trình vệ sinh khép kín đạt chuẩn. + Diện tích nhà trường có sân chơi, cây xanh, đường đi và bình quân 19,9m2/cháu, có tường rào và cổng trường. + Tổng số lớp học : 19 lớp trong đó bán trú 6 lớp . + Có đủ phòng học, hiên chơi, khối hành chính, phòng y tế, khu vệ sinh . Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2011. - Trường THCS: Có 1 dãy nhà học 2 tầng và 1 dãy nhà cấp 4. Tổng số 25 phòng, trong đó 13 phòng học; tổng diện tích khuôn viên 13.464 m2, năm 2014 tiếp tục trích ngân sách xã hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất trị giá 78.000.000 đồng. + Diện tích nhà trường có sân chơi, cây xanh, đường đi và bình quân 16m2/cháu, có tường rào và cổng trường. + Tổng số lớp học: 12 lớp. + Có đủ phòng học, hiên chơi, khối hành chính, phòng y tế, khu vệ sinh. Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2008. e. Cơ sở vật chất văn hóa Qua những năm thực hiện chương trình nông thôn mới ở xã, hiện nay cơ sở vật chất văn hóa của xã đã có nhiều chuyển biến và thay đổi tích cực. Theo như đánh giá của các hộ điều tra trong xã thì có 51/60 người, chiếm 85% số người khảo sát nhận xét là cơ sở vật chất văn hóa của xã đang ngày càng phát triển toàn diện, 9/60 chiếm 15% số người cho rằng không thay đổi và không có người nào nhận xét cơ sở sở vật chất văn hóa đang ngày càng lạc hậu. SVTH: Hồ Thị Thu 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Bảng11: Nhận xét của người dân về cơ sở vật chất văn hóa xã Ngọc Sơn STT Mức độ nhận xét Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Ngày càng phát triển và hoàn thiện 51 85,00 2 Ngày càng nghèo nàn, lạc hậu 0 0 3 Không có gì thay đổi 9 15,00 4 Nhận xét khác 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 Khuôn viên trung tâm xã được quy hoạch tập trung, bao gồm hệ thống nhà làm việc Đảng uỷ- HĐND- UBND, nhà làm việc khối đoàn thể, nhà văn hoá xã, sân vận động xã. Tổng diện tích 5.500 m2. - Nhà văn hóa xã: Hoàn thành năm 2013; diện tích xây dựng 502m2, với 300 chỗ ngồi. - Sân vận động của xã có diện tích 12.160,1m2. + Có cán bộ quản lý đạt chuẩn. + Cán bộ Văn hóa có trình độ Trung cấp: Đạt chuẩn. + Kinh phí hoạt động đảm bảo. - Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng và rèn luyện thể dục thể thao, củng cố các Đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền xã, xóm và đi vào hoạt động thành phong trào. Cụ thể: + Tổ chức tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị đạt từ 6 cuộc/ năm. + Tổ chức liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng 16 cuộc/năm. + Duy trì hoạt động thường xuyên của 2 câu lạc bộ văn nghệ trên địa bàn. + Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc theo quy định. + Thu hút nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hóa từ 41% dân số trở lên. - Hoạt động văn hóa thể thao: + Hàng năm tổ chức thi đấu thể thao từ 8 - 9 cuộc/năm. SVTH: Hồ Thị Thu 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân + Tuyên truyền, khuyến khích trên 36% nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. + Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các nhà văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa, khu tập luyện thể thao thôn có hiệu quả. - Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao: Toàn xã hiện có 12 thôn, trong những năm qua xã đã tiến hành quy hoạch, xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch. Cụ Thể: + Tỷ lệ thôn văn hoá: 11/12 thôn đạt đơn vị văn hoá, chiếm 91,7%. + Nhà văn hoá thôn: 12/12 thôn có nhà văn hoá, tổng diện tích khôn viên 8.030m2; trong đó: Diện tích nhà văn hoá thôn từ 54 m2 trở lên. Có 6 thôn được xây dựng đạt chuẩn diện tích nhà 250m2, với 150 chỗ ngồi; 6 thôn còn lại đang huy động đóng góp để triển khai xây dựng trong năm 2015 và 2016. Nhà văn hoá thôn có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động như: Loa dài, tăng âm, bàn ghế... 12/12 thôn đạt chuẩn theo Thông tư 05/2014/TT-BVHTTDL và Công văn số 3897 ngày 30/10/2014 của Bộ VHTTDL. + Sân vận động thôn: 12/12 thôn có sân vận động, đạt 100%, diện tích bình quân từ 2.400- 6.000m2/sân. f. Môi trường Mặc dù đã có các khu quy hoạch cụ thể về bãi rác, khu nghĩa trang đạt chuẩn nhưng môi trường vẫn luôn là một vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết hiện nay. Theo đại đa số người dân (39/60 người) trong xã thì môi trường của xã đang ngày càng xanh sạch đẹp hơn, chiếm 65%. Có 14/60 người ,tương ứng với 23,33% cho rằng môi trường không thay đổi, còn lại có 7/60 người, tương ứng 11,67% cho rằng môi trường ngày càng ô nhiễm. Sở dĩ có nhiều người dân cho rằng môi trường đang ngày càng ô nhiễm là vì những người dân này đang sống ở khu vực gần khu quy hoạch bãi rác của xã, môi trường đang bị ô nhiễm, ruồi lằng ở bãi rác tập trung về khu dân cư nhiều do rác thải xử lý chưa đúng quy định và ý thức của các công ty vận chuyển rác chưa cao, làm rác rơi vãi ở các tuyến đường vận chuyển. SVTH: Hồ Thị Thu 54 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Bảng 12: Đánh giá của người dân về chất lượng môi trường xã Ngọc Sơn hiện nay STT Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Môi trường xanh sạch đẹp 39 65,00 2 Môi trường ngày càng ô nhiễm 7 11,67 3 Môi trường không có gì thay đổi 14 23,33 4 Đánh giá khác 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 Mặc dù còn nhiều thiếu sót và khó khăn nhưng môi trường xã cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt và xã ngày càng cò nhiều hoạt động xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. - Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo Quy chuẩn Quốc gia đạt 98,46%; nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt của nhân dân là giếng khơi, giếng khoan và bể nước mưa. - Các cơ sở SX, KD đạt tiêu chuẩn về môi trường: Các cơ sở SX, KD trên địa bàn xã chủ yếu sản xuất theo quy mô nhỏ của hộ gia đình nên trong quá trình sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường và được kiểm tra thường xuyên. - Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp: + Trên địa bàn xã không có các hoạt động làm suy giảm môi trường. + Các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp: Phối hợp với Hội phụ nữ xã phát động phong trào ‘ngày chủ nhật xanh’ tổ chức cho hội viên tổ chức vệ sinh nơi công cộng, nhà ở và các tuyến đường giao thông, tạo cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng xanh- sạch- đẹp gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình ‘5 không 3 sạch’, chương trình hành động ‘Phụ nữ Quỳnh Lưu chung tay xây dựng mái nhà xanh’. Các tổ chức đoàn thể đảm nhiệm các tuyến đường xanh-sạch-đẹp. UBND tổ chức trồng cây xanh tại Trụ sở làm việc, sân vận động, các trường học, các cơ quan, đơn vị và một số tuyến đường giao thông. Vận động nhân dân trồng cây xanh bóng mát, chỉnh trang nhà ở, khuôn viên tường bao; thường xuyên phát quang hành lang, nạo vét kênh mương thoát nước. SVTH: Hồ Thị Thu 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: + UBND ban hành Quy định về nếp sống văn minh trong việc tang và quản lý nghĩa trang. Tiến hành quy hoạch vùng nghĩa địa tập trung cho thôn 1, 4a, 5 tại khu vực Hủng Mưng. + Đến nay các thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, nhân dân thực hiện nghiêm túc, đảm bảo hợp vệ sinh môi trường và thuần phong mỹ tục, đảm bảo văn hóa trong việc tang. + Trên địa bàn xã có 08 khu nghĩa trang, khu vực hung táng dành cho người mới mất chưa cải táng, khu vực cát táng dành cho các phần mộ đã cát táng được chia theo các dòng họ, được cắm mốc ranh giới, hiện trạng sử dụng. Do địa bàn của xã rộng nên một số nghĩa trang bố trí chung cho các thôn, một số nghĩa trang bố trí độc lập cho từng thôn. + UBND xã ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 về việc ban hành quy chế tổ chức tang lễ và quản lý nghĩa trang trên địa bàn xã. - Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định: + Đối với công tác thu gom rác thải: UBND xã đã ban hành Đề án số 01/ĐA- UBND ngày 27/12/2011 về đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2012- 2015; Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 30/01/2012 về thu gom, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường giai đoạn 2012- 2015 (Mỗi tháng thu gom 2 lần các thôn có tổ thu gom rác tận hộ gia đình vào ngày 14 và 29 âm lịch để vận chuyển ra bãi rác thải của huyện); Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. +Đối với thu gom, xử lý nước thải: Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện thu gom, xử lý nước thải theo đề án đã được cấp phép, đảm bảo các quy chuẩn quy định của Luật Môi trường. Vận động các hộ gia đình xây dựng hố xử lý nước thải hợp vệ sinh. 2.2.3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện nông thôn mới ở xã Ngọc Sơn. Qua 5 năm thực hiện xây dựng NTM, với sự chử động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ và các đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân, sự giúp đỡ của Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban ngành cấp SVTH: Hồ Thị Thu 56 Đạ i h ọc K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân huyện; câc công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện xã đã đạt được những kết quả cao đó là: Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông từng bước được hoàn thiện, hệ thống thủy lợi được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất; công tác giáo dục có nhiều chuyện biến, 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất văn hóa từ xã đến thôn được củng cố và xây dựng mới; y tế được đầu tư khang trang, phục vụ tốt cho việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân; làm tốt công tác vệ sinh môi trường. Chính trị ổn định, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền; các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế, các thôn hoạt động có hiệu quả, công tác Quốc phòng - an ninh đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên rõ nét. 2.2.4. Nhận thức của người dân trên địa bàn xã Ngọc Sơn về chương trình nông thôn mới 2.2.4.1. Sự hiểu biết của người dân ở xã Ngọc Sơn về nông thôn mới Để tìm hiểu về nhận thức của người dân trên địa bàn xã về chương trình NTM, tôi đã tiến hành điều tra 60/2017 hộ của xã với 4 thôn triển khai tốt nhất trong 12 xóm đó là thôn 1, thôn 2, thôn 4A và thôn 5 mỗi thôn 15 hộ. Trong 60 phiếu điều tra thì có 63,33% là nam, còn lại là nữ và độ tuổi bình quân những người tham gia phỏng vấn là 41 tuổi. Hoạt động kinh tế của các hộ trong xã phần lớn là trồng trọt và chăn nuôi chiếm 51,67%, các hộ kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi với các ngành phi nông nghiệp là 23,33%, các hộ kết hợp giưa trồng trọt, chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 13,33% còn lại là các hộ phi nông nghiệp chiếm 11,67%. Trong 60 hộ điều tra, có 2 người không biết thông tin về chương trình NTM được triển khai ở xã mình, chiếm 3,33%. Còn lại hầu hết người dân đã biết về thục hiện NTM, chiếm 96,67%. Sở dĩ như vậy là vì chương trình của xã đã triển khai được 5 năm và xã đã là một xã đạt chuẩn nông thôn mới nên người dân khá quen thuộc với chương trình này. SVTH: Hồ Thị Thu 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 2.2.4.2. Cách tiếp cận chương trình nông thôn mới của người dân Người dân ở đây thường biết về chương trình qua các kênh thông tin chủ yếu là từ chính quyền địa phương, phương tiện truyền thanh và các tổ chức đoàn thể của địa phương. Trong những hộ biết về chương trình nông thôn mới có 36 người tiếp cận được từ phương tiện truyền thanh xã, chiếm 60%. Tiếp cận từ chính quyền xã có 46 người tương ứng 76,67%, từ các tổ chức đoàn thể của địa phương là 40 người chiếm 66,67%. Còn lại là một số ít người được biết do đọc báo, internet và nghe được từ bạn bè, gia đình. Bảng 13: Tiếp cận chương trình NTM của người dân ở xã Ngọc Sơn Kênh thông tin Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Phương tiện truyền thanh 36 60,00 Chính quyền xã 46 76,67 Các tổ chức, đoàn thể của địa phương 40 66,67 Đọc báo, internet 11 18,33 Nguồn thông tin khác (bạn bề, người trong gia đình) 6 10,00 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 Đa số người dân ở đây ủng hộ cho việc thực hiện NTM ở xã mình trừ một số người không biết thôn tin về nông thôn mới ở xã. Trong những nội dung về thực hiện NTM họ chủ yếu biết được một số thông tin như cách thức tổ chức thực hiện, nguồn lực xây dựng, hình thức tham gia, những người làm cán bộ ở cơ sở nắm bắt được tất cả những nội dung về NTM. Qua các cuộc họp thôn, người dân tham gia rất đông đủ (88,79% người tham gia) và được đóng góp ý kiến (thảo luận) về xây dựng NTM ở xã, thôn. Họ cùng ban quản lý chương trình bàn bạc, thảo luận để đưa ra kế hoạch thực hiện và tham gia trong quá trình triển khai thực hiện. Về giám sát và nghiệm thu công trình hầu như người dân chưa được tham gia, những hoạt động đó đều do cán bộ quản lý ở địa phương và xã làm. SVTH: Hồ Thị Thu 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 2.2.4.3. Đóng góp của người dân cho hoạt động nông thôn mới Qua điều tra cho thấy, người dân có ý thức rất cao trong việc xây dựng và bảo vệ nông thôn, thể hiện qua việc đóng góp vào các hoạt động NTM, hầu hết tất cả người dân đều đóng góp tiền, công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội và môi trường, qua đó chứng tỏ vai trò của người dân trong xây dựng mô hình NTM ngày càng cao. Tuy nhiên vẫn còn 5% số hộ không muốn đóng góp cho thưc hiện NTM vì còn nghèo. Điều tra thể hiện rằng các thôn (xóm) đều huy động đóng góp của người dân theo nhân khẩu với mỗi hoạt động là một mức tiền khác nhau. Cụ thể, qua số liệu điều tra tại 4 thôn thực hiện tốt NTM của xã, người dân tham gia được tổng số tiền là 170.674 ngàn đồng, 446 công lao động và hiến được 542 m2 đất cho xây dựng giao thông, trường học, kênh mương, nhà văn hóa và hoạt động bảo vệ môi trường. Mặc dù hầu hết người dân đều dựa vào trồng trọt và chăn nuôi để kiếm sống, kinh tế của hộ còn chưa ổn định nhưng họ vẫn tích cực tham gia đóng góp và xây dựng chương trình, giúp cho nền kinh tế toàn xã phát triển hơn. Bảng 14: Đóng góp của người dân xã Ngọc Sơn cho hoạt động nông thôn mới STT Hoạt động Tiền mặt (ngàn đồng) Công lao động (công) Hiến đất (m2) 1 Làm đường giao thông 100.600 146 224 2 Xây dựng trường học 18.650 60 63 3 Xây dựng kênh mương 19.845 105 145 4 Xây dựng nhà văn hóa 27.300 62 56 5 Bảo vệ môi trường 4.279 73 54 6 Tổng 170.674 446 542 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 2.2.4.4. Đánh giá của người dân về nông thôn mới Điều tra cho thấy có khoảng 95% số người điều tra cho rằng vai trò của ban quạn lý là quan trọng, họ nhận thấy được tầm quan trọng của các tổ chức xã hội và các bên liên quan cũng như những người quản lý đã thực sự quan tâm đến chương trình thưc hiện NTM SVTH: Hồ Thị Thu 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Về đánh giá nông thôn mới ở xã mình, có 22/58 người biết về chương trình đánh giá là rất hiệu quả, tương ứng với 37,93%. Có một lượng lớn người dân (58,62%) cho rằng chương trình thực hiện khá hiệu quả, có 2 người tương ứng 3,45 % cho là hiệu quả ít, không có người nào đánh giá là không có hiệu quả. Bảng 15: Đánh giá của người dân về chương trình NTM trên địa bàn xã Ngọc Sơn Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Rất hiệu quả 22 37,93 Khá hiệu quả 34 58,62 Ít hiệu quả 2 3,33 Không hiệu quả 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 NTM đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường địa phương như: làm đẹp cảnh quan cho làng xã, giúp tăng thu nhập nâng cao đời sống người dân, các thông tin được tiếp cận kịp thời, giảm ô nhiễm môi trường vì thế ban quản lý NTM và các tổ chức liên quan cần quan tâm hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của chương trình. 2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của xã Ngọc Sơn trong xây dựng và thực hiện chương trình nông thôn mới 2.2.5.1. Thuận lợi - Địa phương Ngọc Sơn có truyền thống đoàn kết nội bộ tốt. Đảng bộ liên tục nhiều năm đạt ‘trong sạch vững mạnh tiêu biểu’; chính quyền, MTTQ và các đoàn thể hàng năm luôn được cấp trên đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và khen thưởng. Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT ngày càng được mở rộng; công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng thường xuyên được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giưc vững; đời sống của người dân từng bước được nâng lên; cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ. - Nguồn Lao động địa phương dồi dào, trẻ, thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động tìm kiếm việc làm. - Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo trình độ chuyên môn, chính trị đạt chuẩn kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. SVTH: Hồ Thị Thu 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và quy định của địa phương được triển khai đầy đủ, kịp thời; nên được nhân dân đồng tình thực hiện. - Luôn có sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND, UBND, các Phòng, Ban của Huyện uỷ, UBND huyện trên tát cả các lĩnh vực giúp địa phương sớn hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Ngọc Sơn. 2.2.5.2. Khó khăn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa vững chắc. - Chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương như đất đai và lao động. - Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, không có quy hoạch nên phải đầu tư xây dựng mới từ đầu; địa bàn rộng, hệ thống giao thông lớn nên phải đầu tư nhiều. - Nguồn thu trên địa bàn hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng nông thôn mới còn phụ thuộc hỗ trợ từ các chương trình, dự án của cấp trên và đóng góp của nhân dân nên đã làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. - Trình độ dân trí còn thấp, tiếp thu các vấn đề còn chậm. - Là một xã thuần nông, các dịch vụ khác phát triển còn chậm. SVTH: Hồ Thị Thu 61 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.1. Định hướng nhằm thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Để thực hiện có hiệu quả chương trình NTM trên địa bàn xã cán bộ chính quyền xã cần tiếp tục quán triệt các Nghị quyết của Đảng, tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới đến mỗi xóm trên địa bàn; phát triển con người, xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học kĩ thuật của người dân; phát triển nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo thôn xã và các phong trào đoàn thể nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng; phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng cả yêu cầu về số lượng và chất lượng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày càng tốt hơn; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về xây dựng NTM nhằm nâng cao tính chủ động sang tạo, phát huy nội lực của từng thành viên để mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề làm giàu cho địa phương; đối với những xã đã đạt chuẩn nông thôn mới cần tiếp tục phát huy và phấn đấu để địa phương ngày càng phát triển, tiếp tục thực hiện những kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo. Ngọc Sơn đã là một xã đạt chuẩn nông thôn mới, có nền kinh tế đang phát triển ổn định nhưng vẫn còn những rủi ro và hạn chế đang xảy ra.Vì vậy chính quyền và nhân dân xã cần tiếp tục cố gắng hơn nữa để xây dựng kinh tế địa phương, không nên vì đã dạt được những thành tựu nhất định mà lơ là. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, cải thiện môi trường đời sống của nhân dân để người dân có cuộc song ấm no, hạnh phúc hơn. 3.2. Giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã 3.2.1. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ, lòng nhiệt tình với công việc và biết kết hợp sức mạnh SVTH: Hồ Thị Thu 62 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân đoàn thể. Có thể nói, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể: - Chuẩn hóa, sàng lọc, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cấp xã. - Thường xuyên mở lớp tập huấn về chương trình NTM cho ban quản lý nông thôn mới ở các xóm và ở các xã, đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ cấp xã. - Thường xuyên cập nhật thông tin, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ quản lý nhằm phát huy những sáng kiến, cách làm hay trong công tác tuyên truyền, vận động người dân để đạt hiệu quả cao. 3.2.2. Tuyên truyền vận động tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy muốn thực hiện thành công phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người dân, cụ thể: - Cần xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng NTM, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất tinh thần của họ. - Tổ chức các cuộc họp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình NTM, khiến họ tin tưởng vào chương trình. - Huy động đoàn thanh niên từng xóm tham gia vào các hoạt động NTM. - Huy động các đoàn thể (Hội nông dân, cựu chiến binh) có kế hoạch trong việc tuyên truyền vận động người dân địa phương hiểu và tích cực cùng thực hiện chương trình. - Thường xuyên cập nhật thông tin về chương trình qua đài phát thanh xã về từng xóm, cập nhật qua báo chí để người dân nắm bắt kịp thời. - Cần quán triệt xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành đẻ huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia. 3.2.3. Nâng cao dân trí, phát huy vai trò của nông dân Con người luôn là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động, mọi sự phát triển. Việc quan trọng nhất với nông thôn nước ta hiện nay là đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất SVTH: Hồ Thị Thu 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, việc chúng ta cần làm trước mắt là nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt được những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, cụ thể một số giải pháp như sau: - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đào tạo nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp giúp nông dân nâng cao kỹ năng, tìm kiếm việc làm mới. - Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho nông dân về pháp luật, chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, nhà nước, tỉnh, huyện về nông thôn, nông dân. - Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các bậc học, nhất là giáo dục phổ thông nhằm nâng cao trình độ dân trí; tập huấn tay nghề cho nông dân để họ tự sản xuất, kinh doanh trên chính quê hương mình. Phát huy vai trò của nông dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường nhằm khơi dậy, sự dụng, phát triển trên tất cả các yếu tố cấu thành: Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo. Để phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng NTM ở nước ta hiện nay thì nên tập trung làm tốt một số vấn đề cơ bản như: - Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, tích cực xóa đói giảm nghèo. - Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn. - Đổi mới hoàn thiện chính sách đối với nông dân, đảm bảo lợi ích, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng NTM. - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, nâng cao dân trí, tiến tới trí thức hóa đội ngũ cán bộ cơ sở. 3.2.4. Huy động nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới Để thực hiện các hoạt động phát triển từ mô hình NTM, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân về cả sức người và sức của. - Huy động tại chỗ: Huy động người dân đang sinh sống tại làng, xã đóng góp cả sức lao động và tiền của, vật tư tại chỗvào công cuộc thực hiện nông thôn mới. SVTH: Hồ Thị Thu 64 Đạ i h ọc K inh ế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Huy động từ bà con xa quê: Đây là thành phần người dân trong làng, xã nhưng đi làm ăn nơi xa hoặc thanh niên có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn gửi tiền về đóng góp cho gia đình và làng xóm. - Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM. - Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình xây dựng xây dựng dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn - Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. 3.2.5. Kết hợp thực hiện chương trình nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hóa Xây dựng làng văn hóa đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng làng văn hóa phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục – y tế. Để tạo nên “làng văn hóa” thì trong đó mỗi gia đình phải là một “gia đình văn hóa”.Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, hoàn thiện hệ thông thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn. Để làm được điều đó, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển làng văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này. 3.2.6. Thực hiện nông thôn mới gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường Vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn nước, cấp thoát nước, thu gom rác thải. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn Việt Nam nói chung và ở xã Ngọc Sơn nói riêng đang ngày trở nên trầm trọng, mặc dù xã đó có quy hoạch cụ thể nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn còn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vì vậy, các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom xử lý rác thải đúng nơi quy định; khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay trên địa bàn xã; xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. SVTH: Hồ Thị Thu 65 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình được diễn ra trên cả nước nhằm huy động sức người, sức của để phát triển kinh tế giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, giúp người dân đoàn kết hơn trong các hoạt động của cộng đồng. Trong quá trình xây dựng NTM ở nước ta từ khi tiến hành thí điểm một số mô hình đã phát huy nội lực trên cơ sở dựa vào sức dân, tranh thủ sự trợ giúp của nhà nước và các nguồn lực bên ngoài khác. Thực hiện NTM đã giúp cho nền kinh tế nước ta chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa, đời sống nhân dân được nâng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, y tế, giáo dục ngày càng được nâng cao, dân chủ cơ sở được phát huy, vai trò của cộng đồng được đặt lên hàng đầu. tuy nhiên thực hiện NTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn như trình độ dân trí còn thấp, ngân sách đầu tư còn hạn chế, một số người dân còn chưa tin tưởng và ủng hộ chương trình, việc huy động vốn trong dân còn thấp do đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, để khắc phục những khó khăn này chúng ta cần có những giải pháp thiết thực hơn nữa. 3.2. Kiến nghị - Thực hiện nhiệm vụ chương trình xây dựng nông thôn mới cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị của địa phương từ xã đến thôn và sự đồng thuận ủng hộ của toàn thể nhân dân. - Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể phải chủ động trong việc lập kế hoạch và phân công thực hiện cụ thể. - Ban hành chính sách kịp thời, phù hợp nên thực hiện đạt kết quả cao như: Hỗ trợ xi măng làm đường bê tông, hỗ trợ tháo dỡ tường bao, chỉnh trang, cải tạo đồng ruộng... - Sự gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân. - Các chủ trương chính sách triển khai công khai, dân chủ, việc huy động đóng góp và kế hoạch xây dựng NTM được nhân dân ban bạc dân chủ. SVTH: Hồ Thị Thu 66 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân - Tổ chức sơ, tổng kết kịp thời để bổ sung nhiệm vụ, giải pháp; duy trì họp BCĐ, ban quản lý, thường xuyên đôn đốc kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân. - Tuyên truyền vận động, nâng cao dân trí của người dân, giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về nông thôn mới. SVTH: Hồ Thị Thu 67 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Phương. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An- sinh viên khóa 44, ngành KTNN, Trường Đại Học Kinh Tế Huế. 2. Ngô Thị Ngọc Anh. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2012 - sinh viên khóa 43, ngành KTNN, trường Đại Học Kinh Tế Huế. 3. Đỗ Thị Hà. Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Hùng. Tóm tắt luận án tiến sĩ về “xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh”. 5. Nguyễn Thị Nhung – Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ – luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn. 6. Giải pháp tăng cường huy động đóng góp của cộng đồng vào dự án xây dựng giao thông của chương trình nông thôn mới xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 7. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu. 8. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 9. Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm 2015 xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 10. nong-thon-moi-tai-thi-xa-song-cong-tinh-thai-nguyen 11. giai-phap-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-ve-xay-dung-nong-thon-moi- giai-doan-2011-2015-tai-xa-phu-lam.htm 12. 660263.html SVTH: Hồ Thị Thu 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 13. 4:tai-liu-hi-ap-v-nong-thon-mi&catid=98&Itemid=3 14. 15. tin-trong-xay-dung-nong-thon-moi.html toi-su-phat-trien-ben-vung/dien-hinh-nhan-to-moi/quy-nh-luu-nghe-an-hieu-qua-tu- chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-366604.html 16. quocgia?_piref135_18249_135_18248_18248.strutsAction=ViewDetailAction.do&_pi ref135_18249_135_18248_18248.docid=731&_piref135_18249_135_18248_18248.s ubstract= SVTH: Hồ Thị Thu 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC HỘ NÔNG DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN. 1. Thông tin người được phỏng vấn. Họ tên người được phỏng vấn: Giới tính:..Tuổi... Trình độ học vấn: Địa chỉ:. 2. Tổng số nhân khẩu của hộ:...........người. Tổng số người nam:... người Tổng số người nữ:..người 3. Hoạt động kinh tế của hộ gia đình  Trồng trọt  Chăn nuôi  Nuôi trồng thủy sản  Phi nông nghiệp TTCN và DV  Ngành nghề khác 4. Xếp loại kinh tế của hộ trong xã.  Hộ giàu  Hộ khá  Hộ trung bình  Hộ cận nghèo  Hộ nghèo II. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ NÔNG THÔN MỚI 5. Ông (bà) có biết đến chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới không?  Có  Không SVTH: Hồ Thị Thu 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 6. Ông (bà) có được biết chủ trương chính sách của Nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới ở xã ta hay không?  Có  Không 7. Nếu có thì ông (bà) biết về chương trình nông thôn mới qua kênh thông tin nào?  Phương tiện truyền thanh  Chính quyền xã  Các tổ chức, đoàn thể của địa phương  Đọc báo, internet  Nguồn thông tin khác 8. Ông (bà) đánh giá thế nào về thực hiện chương trình NTM của xã?  Không hiệu quả  Hiệu quả ít  Không có gì thay đổi  Khá hiệu quả  Rất hiệu quả 9. Ông (bà) nắm bắt được những vấn đề nào của NTM?  Cách thức tổ chức thực hiện NTM  Nguồn lực thực hiện chương trình NTM  Bộ tiêu chí về NTM Các hình thức tham gia.  Những vấn đề khác 10. Ông (bà) có ủng hộ việc thực hiện NTM ở xã mình không?  Có  Không 11. Theo ông (bà) trong các tiêu chí NTM, tiêu chí nào là quan trọng nhất?  Giao thông  Trường học  Cơ sở vật chất văn hóa  Môi trường  Quy hoạch và thực hiện quy hoạch  khác.. 12. Ông (bà) có nhận xét gì về chất lượng các tuyến giao thông trong xã sau khi thực hiện chương trình nông thôn mới?  Kém  Không tốt  Bình thường  Khá tốt  Rất tốt SVTH: Hồ Thị Thu 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 13. Nhân xét của ông (bà) về cơ sở vật chất trong xã và thôn (xóm) trước và sau chương trình NTM.  Cơ sở vật chất văn hóa ngày càng nghèo nàn, lạc hậu  Cơ sở vật chất văn hóa ngày càng được phát triển hoàn thiện  Cơ sở vật chất văn hóa không có gì thay đổi  Nhận xét khác. 14. Ông (bà) đánh giá như thế nào về môi trường thôn (xóm) sau khi thực hiện NTM?  Môi trường ô nhiễm hơn  Môi trường không thay đổi  Môi trường xanh sạch đẹp hơn  Đánh giá khác.. III. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NTM 15. Ông (bà) đã tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển nông thôn lần nào chưa?  Đã tham gia  Chưa tham gia 16. Ông (bà) có được tham gia đóng góp ý kiến (thảo luận) trong xây dựng NTM không?  Có  Không 17. Trong những cuộc họp ở thôn (xóm) về vấn đề thưc hiện nông thôn mới của xã có bao nhiêu.% số hộ tham gia? 18. Ông (bà) được tham gia đóng góp ý kiến vào các hoạt động xây dựng NTM nào?  Quá trình thảo luận xây dựng quy hoạch, đề án NTM  Thảo luận lựa chọn nội dung trong xây dựng NTM  Tham gia trong quá trình triển khai các hạng mục  Giám sát quá trình triển khai  Nghiệm thu công trình  Hoạt động khác 19. Ông (bà) gặp khó khăn gì khi tham gia vào xây dựng mô hình NTM? SVTH: Hồ Thị Thu 72 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân  Trình độ hiểu biết của ông (bà) về NTM chưa cao  Bất đồng ý kiến với cán bộ thôn (xóm) và những người dân khác  Ý kiến đóng góp không được tôn trọng  Khó khăn khác IV. ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI DÂN CHO HOẠT ĐỘNG NTM 20. Gia đình tham gia đóng góp trong việc huy động nội lực của thôn (xóm) theo phương thức nào?  Theo nhân khẩu  Theo hộ gia đình  Theo lao động  Theo nghề nghiệp 21. Nguồn đóng góp của gia đình ông (bà) cho chương trình là từ đâu?  Nguyên liệu sẵn có  Công lao động gia đình  Thu nhập gia đình  Đóng góp khác. 22. Ông (bà) đóng góp vật chất, tiền mặt hay những tài sản khác cho các hoạt động xây dựng NTM nào?  Phát triển kinh tế  Xây dựng cơ sở hạ tầng  Hoạt động xây dựng văn hóa – xã hội  Hoạt động bảo vệ môi trường Hoạt động khác. 23. Số tiền, công lao động ông (bà) đóng góp cho các hoạt động xây dựng NTM? Hoạt động Tiền mặt (ngàn đồng) Công laođộng (công) Hiến đất (m2) 1. Làm đường giao thông 2. Xây dựng trường học 3. Xây dựng kênh mương 4. Xây dựng nhà văn hóa 5. Bảo vệ môi trường 6. Hoạt động khác SVTH: Hồ Thị Thu 73 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 24. Ông (bà) có sẵn sàng đóng góp tiền, vật chất, công lao động để xây dựng NTM không?  Sẵn sàng  Không muốn đóng góp 25. Nếu không, tại sao ông (bà) không muốn đóng góp để xây dựng NTM?  Do nghèo  Sợ tham nhũng  Không tin vào việc xây dựng NTM  Lý do khác V. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG UBND XÃ TRONG XÂY DỰNG, THỰC HIỆN NTM. 26. Ông (bà) nhận thấy các tổ chức xã hội của xã đã thực sự quan tâm đến việc thực hiện NTM chưa?  Không quan tâm  Ít quan tâm  Bình thường  Khá quan tâm  Rất quan tâm 27. Ông (bà) nhận thấy các tổ chức xã hội và các bên liên quan có vai trò như thế nào trong xây dựng NTM?  Không quan trọng  Ít quan trọng  Bình thường  Khá quan trọng  Rất quan trọng 28. Ban quản lý dự án xây dựng mô hình NTM làm việc như thế nào trong các hoạt động?  Kém  Không tốt  Bình thường  Khá tốt  Rất tốt VI. TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI. 29. Tác động của chương trình đến địa phương?  Làm đẹp cảnh quan cho làng xã SVTH: Hồ Thị Thu 74 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân  Giúp tăng thu nhập cho người dân  Đời sống nhân dân được nâng cao  Thông tin được tiếp cận kịp thời  Không có tác động gì  Tác động khác. 30. Tác động của NTM đến môi trường?  Giảm ô nhiễm môi trường  Tăng ô nhiễm môi trường  Tăng độ phì của đất  Không ảnh hưởng gì  Tác động khác 31. Theo ông (bà) việc thực hiện NTMở xã gặp những thuận lợi gì?  Được sự quan tâm lãnh đạo của cán bộ quản lý  Vốn đầu tư đầy đủ, kịp thời  Được người dân tham gia và ủng hộ  Thuận lợi khác 32. Theo ông (bà) việc thực hiện NTM ở xã gặp những khó khăn gì?  Không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ cán bộ quản lý  Thiếu vốn  Không được người dân tham gia ủng hộ  Khó khăn khác. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ! SVTH: Hồ Thị Thu 75 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_thuc_hien_chuong_trinh_nong_thon_moi_tren_dia_ban_xa_ngoc_son_huyen_quynh_luu_tinh_nghe_an.pdf
Luận văn liên quan