Khóa luận Vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao

- Tích cực, chủ động học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức và kĩ năng, đặc biệt là kỹ năng tổ chức, điều khiển và làm việc nhóm. Vì chỉ khi bản thân vững vàng về cả chuyên môn và nghiệp vụ thì mới có thể tự tin đứng lớp và khéo léo trong các hoạt động dạy học. - Tham gia các cuộc thi nghiệp vụ, các buổi hội thảo, chuyên đề, các lớp kĩ năng để học hỏi và rèn luyện thêm về hoạt động nhóm. - Tận dụng tối đa các cơ hội để học hỏi thêm về kinh nghiệm tổ chức và điều khiển hoạt động nhóm từ giáo viên, bạn bè, đồng nghiệp.

pdf129 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 1 phần của bài học theo yều cầu trong phiếu học tập. - GV chia thành 10 nhóm chuyên gia. Mỗi nhóm chuyên gia chỉ thực hiện phần việc đúng như yêu cầu trong phiếu học tập. - GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh hoặc tư liệu tham khảo cho các nhóm chuyên gia, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm chuyên gia đều được làm việc. 2. Tiến hành Hoạt động 1: Các nhóm chuyên gia làm việc Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh Phiếu học tập của các nhóm chuyên gia Nhóm chuyên gia 1: Các thành viên trong nhóm tha khảo tài liệu, thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. 1. Tính chất vật lí  Trạng thái, màu sắc, đặc điểm của axit sunfuric:  Vì sao axit sunfuric nặng gấp 2 lần nước?  Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, phải làm thế nào? Vì sao? Nhóm chuyên gia 2: Các thành viên trong nhóm cùng 2. Tính chất hóa học a) Tính chất của dung dịch axit sunfuric 88 nhau thực hiện thí nghiệm, thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. loãng Thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra. Phần 1: nhỏ 1 giọt dung dịch H2SO4 loãng lên mẫu giấy quỳ trên mặt kính. Hiện tượng: Phần 2: nhỏ 1 ml dung dịch H2SO4 loãng vào các ống nghiệm sau: - ống 1 chứa bột Fe: - ống 2 chứa kết tủa Cu(OH)2: - ống 3 chứa dung dịch BaCl2: Nhóm chuyên gia 3: Các thành viên trong nhóm tham khảo tài liệu, thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. b) Tính chất của axit sunfuric đặc  Xác định số oxi hóa và cân bằng các phương trình hóa học sau: 2 4 2 4 2 2 2 4 2 4 2 2 2 4 2 2 2 4 2 2 2 H SO Fe Fe (SO ) H O SO H SO Cu Cu (SO ) H O SO H SO S SO H O H SO HI I H S H O + → + + + → + + + → + + → + + Trong các phản ứng trên, H2SO4 đặc và nóng thể hiện tính chất gì? H2SO4 đặc và nguội không tác dụng với những kim loại nào?  Tham khảo tài liệu và cho biết tính háo nước của H2SO4 thể hiện như thế nào? Nêu ví dụ. Trong phản ứng của H2SO4 đặc tác dụng với đường có hiện tượng sủi bọt, đẩy C trào ra ngoài cốc. Hãy giải thích. Nhóm chuyên gia 4: Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. 3. Ứng dụng: Liệt kê một số ngành sàn xuất có ứng dụng H2SO4. 4. Sản xuất axit sunfuric 89 Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp nào? Tóm tắt sơ đồ sản xuất H2SO4 và viết phương trình hóa học chính trong từng giai đoạn. Nhóm chuyên gia 5: Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. Các thành viên trong nhóm cùng nhau thực hiện thí nghiệm, rút ra hiện tượng và thảo luận để trả lời câu hỏi. 5. Muối sunfat và nhận biết ion sunfat a) Muối sunfat Muối sunfat là gì? Gồm những loại nào? b) Nhận biết ion sunfat Thực hiện thí nghiệm: thêm 1 ml dung dịch BaCl2 vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Na2SO4. Nhận xét hiện tượng và viết phương trình hóa học.  Nêu cách nhận biết ion sunfat. Nhóm chuyên gia 6: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 1. Nhóm chuyên gia 7: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 2. Nhóm chuyên gia 8: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 3. Nhóm chuyên gia 9: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 4. Nhóm chuyên gia 10: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 5. Hoạt động 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác để giảng bài cho các thành viên trong nhóm hợp tác theo thứ tự sau: Thành viên 1 và 6: ( 5 phút) Thành viên 2 và 7: ( 5 phút) Thành viên 3 và 8: ( 5 phút) Thành viên 4 và 9: (5 phút) Thành viên 5 và 10: (5 phút) Các thành viên trao đổi các vấn đề còn vướng mắc với chuyên gia. 90 Hoạt động 3: Giáo viên giải đắp các vướng mắc của các thành viên trong nhóm hợp tác mà chuyên gia không giải đáp được. Hoạt động 4: Giáo viên tiến hành kiểm tra trắc nghiệm, các thành viên làm bài độc lập 1. Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 l dung dịch H2SO4 2M là: A. 2,5 mol. B. 5 mol. C. 20 mol. D. 10 mol. 2. Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả hai chất nào sau đây? A. Cu và Cu(OH)2. B. Fe và Fe(OH)3. C. C và CO2. D. S và H2S. 3. Trong công nghiệp sản xuất axit sunfuric, người ta dung chất nào sau đây tác dụng với nước? A. SO2. B. SO3. C. S. D. Na2SO4. 4. Axit sunfuric đặc nguội không tác dụng với chất nào sau đây? A. Zn. B. Fe. C. CaCO3. D. CuO. 5. Một hỗn hợp gồm: 13 g kẽm và 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là: A. 4,48 l. B. 2,24 l. C. 6,72 l. D. 67,2 l. 91 Hoạt động 5: Giáo viên cho các nhóm hợp tác chấm chéo nhau (3 phút) Hoạt động 6: Thư kí công bố điểm tiến bộ của nhóm (3 phút) 4. Bài tập về nhà: - Làm bài tập 9, 10/sách giáo khoa trang 187. - Học bài: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH. - Xem trước bài: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6. 2.4.10. Bài 46: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6 Lớp: 10 nâng Cao Tiết: 74 Người soạn: Hồ Thị Xuân Liên I. Chuẩn bị: 1. Giáo viên 2. Học sinh II. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến hành giảng dạy Phần vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson vào dạy học. 1. Chuẩn bị - GV chia lớp thành các nhóm hợp tác, mỗi nhóm 10 thành viên, các thành viên được đánh số thứ tự 1-10. - Các thành viên có số thứ tự giống nhau lập thành nhóm chuyên gia, và phụ trách 1 phần của bài học theo yều cầu trong phiếu học tập. - GV chia thành 10 nhóm chuyên gia. Mỗi nhóm chuyên gia chỉ thực hiện phần việc đúng như yêu cầu trong phiếu học tập. - GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh hoặc tư liệu tham khảo cho các nhóm chuyên gia, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm chuyên gia đều được làm việc. 2. Tiến hành Hoạt động 1: Các nhóm chuyên gia làm việc 92 Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh Phiếu học tập của các nhóm chuyên gia Nhóm chuyên gia 1: Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. I – TÍNH CHẤT CỦA OXI VÀ LƯU HUỲNH 1. Cấu hình electron nguyên tử  Xác định vị trí và viết cấu hình electron của: O: S:  Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo nguyên tử của chúng. BTVD: Có một hỗn hợp khí O2 và O3. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết thu được một chất khi duy nhất có thể tích tăng thêm 2% (phương trình hóa học là: 2O33O2) a) Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp khí? b) Xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu? (Các khí đo ở củng điều kiện.) Nhóm chuyên gia 2: Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. 2. Tính chất hóa học a) Tính chất chung của oxi và lưu huỳnh là gì? b) Trình bày khả năng tham gia phản ứng hóa học của oxi. Viết phương trình phản ứng minh họa. c) Trình bày khả năng tham gia phản ứng hóa học của lưu huỳnh. Viết phương trình phản ứng minh họa. BTVD: Nung 81,95 g hỗn hợp gồm KCl, KNO3 và KClO3 (xúc tác thích hợp) đến khi khối lượng không đổi. Sản phẩm khí sinh ra tác dụng với hiđro, thu được 14,4 g H2O. Sản phẩm rắn sinh ra được hòa tan trong nước rồi xử lí dung dịch này bằng dung dịch AgNO3, sinh ra 100,45 g AgCl kết tủa. 93 a) Viết các phương trình hóa học. b) Xác định khối lượng mỗi muối trong hóa học ban đầu. Nhóm chuyên gia 3: Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. II. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH 1. Hợp chất của oxi.  Tính chất của hidro peoxit? Viết phương trình phản ứng minh họa. BTVD: So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân huỷ hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau: a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy. b) Lấy cùng lượng mol các chất đem phân hủy. Nhóm chuyên gia 4: Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. 2. Những hợp chất của lưu huỳnh Hoàn thành bảng sau: Trạng thái oxi hóa Hợp chất H2S S SO2, H2SO3 SO3, H2SO4 Tính chất (dẫn ra phản ứng hóa học minh họa cho trường hợp bên) T.kh 2 S −  0 S 2 S −  4 S + 2 S −  6 S + T.oh 0 S 2 S − T.kh 0 S 4 S + 0 S  6 S + T.oh 4 S +  0 S T.kh 4 S +  6 S + T.oh 6 S +  4 S + 6 S +  4 S + 6 S +  4 S + Cấu tạo phân tử BTVD: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: 94 2 4 4 6 1 2 3 4 5 2 2 3 2 4 2 S S S S S S S FeS SO SO H SO SO S − + + + → → → → → →← → → → → → Nhóm chuyên gia 5: Các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập. Giải các bài tập sau: 1. Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Viết phương trình hóa học các phản ứng có thể xảy ra. Tính khối lượng muối thu được. 2. Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g nột nhôm, bột magie và bột lưu huỳnh dư. Những chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với lượng khí dẫn vào. Nhóm chuyên gia 6: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 1. Nhóm chuyên gia 7: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 2. Nhóm chuyên gia 8: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 3. Nhóm chuyên gia 9: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 4. Nhóm chuyên gia 10: gồm các thành viên số 6 của các nhóm hợp tác, hoàn thành các nhiệm vụ ở phiếu học tập giống nhóm chuyên gia 5. Hoạt động 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác để giảng bài cho các thành viên trong nhóm hợp tác theo thứ tự sau: Thành viên 1 và 6: ( 5 phút) Thành viên 2 và 7: ( 5 phút) Thành viên 3 và 8: ( 5 phút) 95 Thành viên 4 và 9: (5 phút) Thành viên 5 và 10: (5 phút) Các thành viên trao đổi các vấn đề còn vướng mắc với chuyên gia. Hoạt động 3: Giáo viên giải đắp các vướng mắc của các thành viên trong nhóm hợp tác mà chuyên gia không giải đáp được Hoạt động 4: Giáo viên tiến hành kiểm tra trắc nghiệm, các thành viên làm bài độc lập 1. Trong những phân tử và ion sau đây, phân tử nào có nhiểu electron nhất? A. SO2 B. 23SO − C. S2- D. 24SO − 2. Dãy đơn chất nào vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. Cl2, O2, S B. S, Cl2, Br2 C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca 3. Hidro peoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học: (1) 1 1 0 2 222H O 2K I I 2K O H − − − + → + (2) 1 1 0 0 22 2 22Ag O H O 2Ag H O O + − + → + + Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng là: A. H2O2 chỉ có tính oxi hóa. B. H2O2 chỉ có tính khử. C. H2O2 không có tính khử, không có tính oxi hóa. D. H2O2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. 4. Chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa? A. O3 B. H2SO4 C. H2S D. H2O2 96 5. Một hỗn hợp gồm 13 g kẽm và 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là: A. 4,48 l. B. 2,24 l. C. 6,72 l. D. 67,2 l. Hoạt động 5: Giáo viên cho các nhóm hợp tác chấm chéo nhau (3 phút) Hoạt động 6: Thư kí công bố điểm tiến bộ của nhóm (2 phút) 2.5. Một số kinh nghiệm khi vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học hóa học 2.5.1. Kinh nghiệm lựa chọn nội dung ě Cấu trúc Jigsaw áp dụng hiệu quả ở một số dạng bài lên lớp có nội dung đơn giản, học sinh đã có kiến thức nền tảng. Vì vậy, nên áp dụng ở những bài ôn tập, luyện tập, tổng kết kiến thức, bài học về chất cụ thể hoặc các bài có nội dung học tập không quá phụ thuộc nhau, có thể nghiên cứu độc lập. Không nên chọn bài có nội dung kiến thức trừu tượng hay thuộc dạng bài truyền thụ kiến thức mới là các học thuyết, lí thuyết hóa học. ě Nội dung vừa sức với khả năng, trình độ của từng nhóm học sinh. Mức độ khó tăng dần để kích thích hoạt động nghiên cứu, tìm tòi của mỗi học sinh. ě Câu hỏi thảo luận phải sát với trọng tâm, dễ hiểu, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tránh để học sinh không đi chệch hướng thảo luận. 2.5.2. Kinh nghiệm về việc phân nhóm ě Số lượng các thành viên trong nhóm cần phù hợp với nhiệm vụ được giao. ě Đối với phương pháp dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw, cần phân chia nhóm và thống nhất cách hoạt động với học sinh từ trước. Nên chia nhóm theo trình độ, năng lực của học sinh để dễ dàng phân chia công việc phù hợp. ě Đảm bảo có chỗ ngồi thích hợp cho các nhóm làm việc và cung cấp đủ tài liệu cần thiết. ě Các thành viên cần phải tôn trọng, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau; cần có tính tổ chức và tinh thần trách nhiệm cao. 97 2.5.3. Kinh nghiệm về tổ chức và điều khiển hoạt động nhóm ě Giáo viên phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và phù hợp cho mỗi thành viên, tạo điều kiện cho mọi thành viên đều có cơ hội hoạt động và phát huy năng lực, sở trường của bản thân. ě Giáo viên chuẩn bị đầy đủ và chu đáo tư liệu, cũng như đồ dùng dây học liên quan. Cần dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra để khắc phục, xử lí khéo léo, dẫn dắt học sinh hoạt động hiệu quả. ě Giáo viên nên hướng dẫn và thống nhất cách thức hoạt động để tránh cho học sinh gặp bỡ ngỡ, khó khăn. Giáo viên cần theo dõi và bám sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. ě Một số học sinh (năng lực hạn chế, nhút nhát, ít có dịp giao tiếp tập thể) có thể sẽ gặp khó khăn khi tham gia dạy học hợp tác. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm hơn đến việc giúp họ vượt qua các rào cản tâm lí. 2.5.4. Kinh nghiệm gây hứng thú thảo luận cho học sinh ě Sử dụng thí nghiệm hóa học; câu hỏi liên quan đến thực tế cuộc sống; câu hỏi gợi mở, kích thích tư duy, suy luận, tranh luận ě Sử dụng tranh ảnh, phim, trò chơi, kịch vui hóa học ě Có hình thức khuyến khích, khen thưởng cụ thể. ě Tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa giáo viên và học sinh, tạo không khí lớp học thoải mái. 98 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao Rút ra những bài học kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp này trong giảng dạy Hóa Học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa Học. 3.2. Đối tượng thực nghiệm Bảng 3.1: Danh sách lớp TN và lớp ĐC STT Nội dung Lớp TN Lớp ĐC Giáo sinh giảng dạy Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 1 Lưu huỳnh 10A3 47 10A4 47 Đỗ Thị Thúy An 2 Luyện tập chương 6 10A3 41 10A4 41 Hồ Thị Xuân Liên 3.3. Tiến hành thực nghiệm 3.3.1. Chuẩn bị ě Tư liệu hỗ trợ bài dạy: giáo án, phiếu học tập, phiếu ghi bài, bài kiểm tra cuối bài dạy, phiếu khảo sát. ě Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất. ě Tài liệu tham khảo cho nội dung bài học. ě Trao đổi và thống nhất nội dung, cách thức tiến hành dạy học với giáo sinh tham gia giảng dạy. ě Thông báo và thống nhất hình thức học, chia nhóm và chuẩn bị đối với lớp TN. 3.3.2. Tiến hành giảng dạy ě Lớp TN: tiến hành dạy học có vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson. ě Lớp ĐC: tiến hành dạy học theo phương pháp truyền thống. ě Nội dung bài lên lớp và bài kiểm tra cuối bài là như nhau đối với cả hai lớp. 3.3.3. Tổ chức thực nghiệm ě Sau mỗi tiết học, chúng tôi cho các học sinh làm bài kiểm tra. Dựa trên kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi đánh giá kết quả học tập, khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của các học sinh. ě Sau một số tiết dạy có vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson ở lớp TN, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến học sinh qua phiếu điều tra. 99 3.4. Kết quả thực nghiệm 3.4.1. Về mặt định tính Sau khi phát ra 47 phiếu khảo sát ý kiến học sinh và thu về 47 phiếu, chúng tôi tổng hợp và xử lý kết quả như sau: Câu 1: Các em được học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học môn Hóa ở mức độ nào? Bảng 3.2: Mức độ vận dụng cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Rất ít 1 0 7 39 2,13 0 14,89 82,99  Đa số học sinh trả lời rằng rất ít khi được học tập dưới hình thức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học môn Hóa. Và khi được hỏi cụ thể, các em cho biết đây là lần đầu tiên em được học theo hình thức này. Câu 2: Theo các em, việc áp dụng dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson mang lại những lợi ích nào trong quá trình học Hóa học ở trường THPT? Bảng 3.3: Ưu điểm của cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho học sinh. Tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh trao đổi và giúp đỡ nhau. Lớp học sinh động, không khí lớp học thoải mái. Đề cao tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm. Hình thành ý thức tự giác và ý thức trách nhiệm cá nhân. Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nâng cao khả năng ứng dụng các khái niệm, nguyên lý. 34 34 30 22 21 21 20 18 72,34 72,34 63,83 46,81 44,68 44,68 42,55 38,3 100 Giáo viên có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của học sinh. 12 25,53  Sau tiết học, các em đầu cảm thấy bản thân mình có nhiều biến chuyển tích cực, không những tiếp thu và lĩnh hội kiến thức có hiệu quả mà còn rèn luyện được cho mình thêm nhiều kĩ năng mềm. Vì vậy khi được hỏi về những ưu điểm, cũng như lợi ích mà phương pháp học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw mang lại, các em đều đồng ý rằng phương pháp học tập này giúp các em phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội; tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh trao đổi và giúp đỡ nhau; lớp học sinh động, không khí lớp học thoải mái; đề cao tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm; hình thành ý thức tự giác và ý thức trách nhiệm cá nhân; loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; nâng cao khả năng ứng dụng các khái niệm, nguyên lý; giáo viên có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của học sinh. Câu 3: Theo các em, việc áp dụng dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson vẫn còn tồn tại những hạn chế nào trong quá trình học Hóa học ở trường THPT? Bảng 3.4: Hạn chế của cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % Quỹ thời gian hạn chế: cần nhiều thời gian cho thảo luận nhưng giờ học chỉ có 45 phút. Không gian lớp học: lớp đông, phòng học hẹp, khó hoạt động. Hình thức hoạt động nhóm này chỉ được vận dụng cho một số nội dung bài học nhất định. Một số bạn học sinh có tính tự giác chưa cao. 35 17 17 16 74,46 36,17 36,17 34,04  Dù rất thích thú với hình thức học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw nhưng các em cũng thừa nhận, hạn chế lớn nhất của phương pháp này là quỹ thời gian hạn chế, hoạt động nhóm cần nhiều thời gian cho thảo luận nhưng giờ học chỉ có 45 phút. Do đó, kinh nghiệm cho giáo viên là cần phân phối thời gian hợp lý, tránh thời gian chết và nên chọn những bài học có 2 tiết. 101 Câu 4: Theo các em, chúng ta có thể khắc phục những hạn chế trên bằng cách nào? Bảng 3.5: Cách khắc phục những hạn chế của cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực, hạn chế thời gian chết. Chia nhóm nhỏ và bố trí không gian làm việc cho các nhóm. Chọn nội dung phù hợp: ôn tập, luyện tập, tổng kết kiến thức hoặc các bài có nội dung học tập không quá phụ thuộc nhau, có thể nghiên cứu độc lập. 30 18 15 63,83 38,3 31,91  Do hạn chế lớn nhất là quỹ thời gian hạn chế nên đa số các em đều đồng ý rằng cần có những biện pháp hữu ích để giúp học sinh hoạt động tích cực hơn, hạn chế thời gian chết. Và từ đó, thúc đẩy các hoạt động nhóm hoạt động nhanh gọn và hiệu quả. Câu 5: Theo các em, nội dung nào trong phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao phù hợp với việc vận dụng dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson? Bảng 3.6: Nội dung kiến thức phù hợp với cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % Bài dạy thực hành hóa học. Bài dạy nghiên cứu về nguyên tố và chất. Bài dạy vận dụng các thuyết – định luật để hình thành khái niệm, khái quát nhóm. Bài dạy về sản xuất hóa học. Bài dạy ôn tập, luyện tập. 31 24 17 15 8 65,96 51,06 36,17 31,91 17,02  Khi được phỏng vấn trực tiếp, một số học sinh bày tỏ sự thích thú và yêu cầu được học hình thức này thường xuyên hơn. Ngoài ra, các em còn góp ý thêm rằng đặc biết muốn học tập hợp tác nhóm theo cấu trúc Jigsaw ở các dạng bài như bài dạy thực hành hóa học và bài dạy nghiên cứu về nguyên tố và chất. 102 Câu 6: Các em thường được tổ chức học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson dưới hình thức giao việc nào? Bảng 3.7: Hình thức giao việc phù hợp với cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét. Hoàn thành phiếu học tập. Giải bài tập. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, câu hỏi của giáo viên. Tóm tắt nội dung bài học hay một phần của bài học. Tìm “chữ thần” trong sách giáo khoa. 26 25 11 10 7 1 55,32 53,19 23,4 21,28 14,89 2,13  Do các em đặc biệt thích được học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw ở các dạng bài như bài dạy thực hành hóa học và bài dạy nghiên cứu về nguyên tố và chất nên khi tôi hỏi các em về hình thức giao việc mà các em cảm thấy phù hợp với cấu trúc Jigsaw thì đa số ý kiến đồng tình cho rằng nên để các em tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét hoặc hoàn thành phiếu học tập. Câu 7: Thầy cô thường làm gì khi các em gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson? Bảng 3.8: Hình thức hỗ trợ của giáo viên trong hoạt động theo cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % A. Trực tiếp giải quyết tình huống cho học sinh. B. Gợi ý để học sinh tiếp tục thảo luận. C. Hướng dẫn, giúp đỡ chi tiết cho học sinh. D. Để học sinh tự khắc phục. 8 19 17 3 17,02 40,43 36,17 6,38  Trong quá trình thực nghiệm, tuy là lần đầu các em học sinh được học theo phương pháp học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw, nhưng khi thực nghiệm chúng tôi thống nhất là chỉ gợi ý để học sinh tiếp tục thảo luận hoặc trong trường hợp nhiệm vụ quá khó đối với học sinh thì sẽ hướng dẫn, giúp đỡ chi tiết cho học sinh. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ như một sự khích lệ giúp các em biết cách tự giải quyết vấn đề, mà không chán nản khi gặp khó khăn. 103 Câu 8: Nhìn chung, tâm lí của các em như thế nào trong các tiết học có áp dụng học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson? Bảng 3.9: Tâm lí học sinh đối với tiết học có vận dụng cấu trúc Jigsaw Lựa chọn Số phiếu chọn Tỉ lệ % A. Thoải mái, nhiệt tình và hăng hái. B. Tự giác thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. C. Bình thường. D. Thụ động. 27 11 9 0 57,45 23,4 19,15 0  Đa số các em học sinh (57,45%) đều cảm thấy thích thú với hình thức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw, các em cho biết mình rất thích không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ và thoải mái như thế này. Trong quá trình hoạt động nhóm, các em đã luôn nhiệt tình và hăng hái tham gia. Còn lại, 23,4% học sinh tự giác thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ và 19,15% học sinh cảm thấy bình thường. Điều này chứng tỏ rằng, tuy các em này chưa thực sự hứng khởi nhưng phần nào chính nhờ cách thức hoạt động của cấu trúc Jigsaw đã thúc đẩy các em làm việc, tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến thức. Ý kiến và đề xuất của học sinh về tiết học có vận dụng cấu trúc Jigsaw ě Thời gian dành cho hoạt động nhóm nhiều hơn ě Thêm nhiều tài liệu tham khảo để các em được tìm hiểu nhiều hơn. ě Không gian lớp học mở rộng hơn, bố trí vị trí hoạt động nhóm thuận lợi hơn để tiện cho việc di chuyển và tiến hành thảo luận. ě Giáo viên và học sinh tương tác tốt hơn, tạo tâm lí thoải mái, cởi mở để cùng nhau trao đổi các vấn đề. ě Chia nhóm nhỏ để tiện cho việc thảo luận. ě Nội dung bài học cần phù hợp. 3.4.2. Về mặt định lượng  Bài Lưu huỳnh Trong đợt thực tập kỳ 2 vừa qua, được sự giúp đỡ của bạn Đỗ Thị Thúy An là giáo sinh thực tập trường THPT Nguyễn Trãi cùng giáo viên hướng dẫn là cô Nguyễn Thị Ngọc Phương, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm bài “Lưu huỳnh” với lớp TN 10A3, lớp ĐC 10A4. 104 Sau tiết thực nghiệm, chúng tôi đã cho cả 2 lớp làm bài kiểm tra 10 phút chung một đề. Ở lớp TN 10A3, chúng tôi thu được 47 bài kiểm tra và ở lớp ĐC 10A4 là 41 bài. Thống kê và xử lý điểm kiểm tra thu được kết quả như sau: Bảng 3.10: Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của lớp TN và lớp ĐC Điểm số xi Tần số Tần suất (%) Tần suất lũy tích (%) Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 0 0 0 0 0 0 0 2,5 0 9 0 21,95 0 21,95 5 4 21 8,51 51,22 8,51 73,17 7,5 30 10 63,83 24,39 72,34 97,56 10 13 1 27,66 2,44 100,00 100,00 Tổng 47 41 100,00 100,00 Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích điểm số của lớp TN và lớp ĐC Bảng 3.11: Tổng hợp các tham số đặc trưng của lớp TN và lớp ĐC Lớp Số học sinh Điểm trung bình Độ lệch chuẩn S Hệ số biến thiên V Sai số tiêu chuẩn m 10A3 47 7,98 1,44 18,05 0,21 10A4 41 5,18 1,88 36,29 0,29 0 20 40 60 80 100 120 0 2.5 5 7.5 10 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 105 Bảng 3.12: Thống kê kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC Lớp Số học sinh Điểm ix 5< i5 x 8≤ < ix 8≥ 10A3 47 0 (0%) 34 (72,34%) 13 (27,66%) 10A4 41 9 (21,95%) 31 (75,61%) 1 (2,44%) Hình 3.2: Đồ thị thống kê điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC  Nhận xét: Hai lớp 10A3 và 10A4 là hai lớp có lực học ngang nhau nên sau khi thực nghiệm chúng tôi cho hai lớp làm bài kiểm tra 10 phút chung một đề. So sánh kết quả của hai lớp thì chúng tôi nhận thấy kết quả của lớp 10A3 cao hơn nhiều so với lớp 10A4, cụ thể như sau: ě Tần suất học sinh đạt điểm cao ở lớp TN nhiều hơn lớp ĐC. ě Đồ thị đường lũy tích điểm số của lớp TN nằm phía dưới và bên phải so với lớp ĐC, như vậy tỉ lệ học sinh đạt điểm cao ở lớp TN nhiều hơn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ về mặt bằng chung của lớp TN vẫn nắm bài tốt hơn lớp ĐC. ě Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số tiêu chuẩn của lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC, như vậy độ phân tán ở lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. ě Đồ thị thống kê điểm kiểm tra cũng cho thấy một dấu hiệu khả quan là lớp TN luôn đạt được số điểm trên trung bình, tỉ lệ học sinh đạt từ điểm 5 đến 8 đạt 72,34% và học sinh đạt từ điểm 8 trở lên đạt 27,66%. Đối với lớp ĐC, tình 0 10 20 30 40 50 60 70 80 xi = 8 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 106 hình không được khả quan cho lắm, 21,95% học sinh có điểm dưới trung bình, trong khi tỉ lệ học sinh đạt điểm 58 là 75,61% và chỉ có 1 học sinh đạt được điểm 8 trở lên (chiếm 2,44%).  Kết luận: Với bài Lưu huỳnh, thuộc dạng bài dạy nghiên cứu về nguyên tố và chất, kết quả kiểm tra định lượng của lớp TN cho thấy việc vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson đã phần nào thể hiện tính khả thi. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có cơ hội tự tìm tòi, nghiên cứu và chiếm lĩnh tri thức. Và qua đó, học sinh còn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện được thêm nhiều kĩ năng mềm cần thiết cho bản thân.  Bài Luyện tập chương 6 Trong đợt thực tập kỳ 2 vừa qua, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn là cô Lê Thị Tuyết Hồng, tôi đã tiến hành thực nghiệm bài “Luyện tập chương 6” với lớp TN 10A3, lớp ĐC 10A4. Sau tiết thực nghiệm, chúng tôi đã cho cả 2 lớp làm bài kiểm tra 10 phút chung một đề. Ở lớp TN 10A3, chúng tôi thu được 47 bài kiểm tra và ở lớp ĐC 10A4 là 41 bài. Thống kê và xử lý điểm kiểm tra thu được kết quả như sau: Bảng 3.13: Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của lớp TN và lớp ĐC Điểm (xi) Tần số Tần suất (%) Tần suất lũy tích (%) Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 0 0 0 0 0 0 0 2,5 0 11 0 26,83 0 26,83 5 5 18 10,64 43,9 10,64 70,73 7,5 22 8 46,81 19,51 57,45 90,24 10 20 4 42,55 9,76 100,00 100,00 Tổng 47 41 100,00 100,00 107 Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích điểm số của lớp TN và lớp ĐC Bảng 3.14: Tổng hợp các tham số đặc trưng của lớp TN và lớp ĐC Lớp Số học sinh Điểm trung bình Độ lệch chuẩn S Hệ số biến thiên V Sai số tiêu chuẩn m 10A3 47 8,30 1,66 20 0,24 10A4 41 5,30 2,32 43,77 0,36 Bảng 3.15: Thống kê kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC Lớp Số học sinh Điểm ix 5< i5 x 8≤ < ix 8≥ 10A3 47 0 (0%) 27 (57,45%) 20 (42,55%) 10A4 41 11 (26,83%) 26 (63,41%) 4 (9,76%) 0 20 40 60 80 100 120 0 2.5 5 7.5 10 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 108 Hình 3.4: Đồ thị thống kê điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC  Nhận xét: Chúng tôi tiếp tục vận dụng cấu trúc Jigsaw vào dạy học bài Luyện tập chương 6 cho hai lớp 10A3 và 10A4 là hai lớp có lực học ngang nhau, và sau khi thực nghiệm chúng tôi cho hai lớp làm bài kiểm tra 10 phút chung một đề. So sánh kết quả của hai lớp thì chúng tôi nhận thấy kết quả của lớp 10A3 cao hơn nhiều so với lớp 10A4, cụ thể như sau: ě Tần suất học sinh đạt điểm cao ở lớp TN nhiều hơn lớp ĐC. ě Đồ thị đường lũy tích điểm của lớp TN nằm phía dưới và bên phải so với lớp ĐC cho thấy sự chênh lệch điểm số của hai lớp. Điều đó chứng tỏ về mặt bằng chung của lớp TN vẫn nắm bài tốt hơn lớp ĐC. ě Điểm trung bình của lớp TN (8,30) cao hơn lớp ĐC (5,30). Độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số tiêu chuẩn của lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC, như vậy độ phân tán ở lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. ě Đồ thị thống kê điểm kiểm tra cũng cho thấy một dấu hiệu khả quan là lớp TN luôn đạt được số điểm trên trung bình, tỉ lệ học sinh đạt từ điểm 5 đến 8 đạt 57,45% và học sinh đạt từ điểm 8 trở lên đạt 42,55%. Đối với lớp ĐC, tình hình không được khả quan cho lắm, 26,83% học sinh có điểm dưới trung bình, trong khi tỉ lệ học sinh đạt điểm 58 là 63,41% và chỉ có 9,76% học sinh đạt được điểm 8 trở lên. 0 10 20 30 40 50 60 70 xi = 8 Lớp TN 10A3 Lớp ĐC 10A4 109  Kết luận: Đối với bài Luyện tập chương 6, với mục đích củng cố, hệ thống lại các kiến thức hóa học trong chương 6. Nội dung cần luyện tập là khá nhiều, vậy nên đòi hỏi học sinh phải hiểu và nắm vững để tránh nhầm lẫn, sai sót. Qua phương pháp dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw, học sinh ở lớp TN được phân chia công việc hợp lý, từ đó học sinh có thể chủ động, tích cực tích lũy và hệ thống lại kiến thức cho chính mình. Do đã được làm quen với cách thức làm việc nhóm theo cấu trúc Jigsaw, các em học tập rất sôi nổi, năng động và nhiệt tình. Với kết quả định lượng thu được, chúng tôi hy vọng đã phần nào chứng minh được tính hiệu quả của việc vận dụng cấu trúc Jigsaw vào dạy học phần hóa vô cơ lớp 10. 110 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài và từ những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn cũng như thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy đề tài về cơ bản đã giải quyết được những vần đề sau: ě Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu một số vấn đề về dạy học. ě Đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson. ě Điều tra thực trạng dạy học theo nhóm ở trường THPT Nguyễn Trãi và nguyên nhân của thực trạng đó. ě Tổng quan phần hóa vô cơ lớp 10 – nâng cao. ě Tìm hiểu các nguyên tắc và quy trình thiết kế bài lên lớp khi vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson vào dạy học hóa học. ě Vận dụng những cơ sở đó để thiết kế 10 giáo án có vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson. ě Tiến hành thực nghiệm sư phạm và tiến hành trưng cầu ý kiến của học sinh lớp TN. Sau khi dạy thực nghiệm và khảo sát ý kiến học sinh ở các lớp TN, chúng tôi nhận thấy cấu trúc Jigsaw tuy vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhỏ (tốn thời gian, không gian lớp học nhỏ nên khó tổ chức) nhưng phương pháp này đã giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức, cũng như giúp các em rèn luyện cho mình các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống. Đặc biệt hơn là không khí lớp học đã được cải thiện đáng kể, sôi nổi và thoải mái hơn, mối quan hệ thầy – trò được gắn kết khắng khít tạo tâm lí thích thú, vui vẻ, kích thích niềm say mê học tập môn Hóa Học. Tuy việc thực nghiệm chỉ bó hẹp trong phạm vi hai lớp của trường THPT Nguyễn Trãi, tuy nhiên phần nào cũng có thể đánh giá được tính khả thi và hiệu quả giảng dạy của đề tài. Nhìn chung, kết quả thu được khá tốt. ě Thông qua hoạt động thực nghiệm, bên cạnh hiệu quả học tập của học sinh, chúng tôi còn thu về được một số bài học kinh nghiệm. “Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng”. Vậy nên việc nghiên cứu đề tài “Vận dụng cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao” hy vọng sẽ cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác giúp góp phần 111 nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và chất lượng dạy và học môn Hóa Học nói riêng. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Với trường ĐHSP TPHCM và khoa Hóa ě Tổ chức cho sinh viên làm quen và học tập theo nhóm với nhiều hình thức khác nhau để xây dựng và rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng tổ chức và điều khiển hoạt động nhóm, tự đúc kết được các kinh nghiệm quý báu, phục vụ cho quá trình thực tập và sau khi ra trường. ě Tổ chức các hội thảo, chuyên đề, lớp kĩ năng, tạo điều kiện cho các sinh viên giao lưu, trao đổi và học hỏi các kinh nghiệm về hoạt động nhóm. Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm có nội dung liên quan đến phương pháp dạy học hợp tác để kích thích sinh viên nghiên cứu, tìm tòi và tự rèn luyện. ě Bổ sung thêm nhiều tài liệu hay và bổ ích liên quan đến dạy học hợp tác để sinh viên tham khảo. 2.2. Với các bạn sinh viên trường Sư Phạm ě Tích cực, chủ động học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức và kĩ năng, đặc biệt là kỹ năng tổ chức, điều khiển và làm việc nhóm. Vì chỉ khi bản thân vững vàng về cả chuyên môn và nghiệp vụ thì mới có thể tự tin đứng lớp và khéo léo trong các hoạt động dạy học. ě Tham gia các cuộc thi nghiệp vụ, các buổi hội thảo, chuyên đề, các lớp kĩ năng để học hỏi và rèn luyện thêm về hoạt động nhóm. ě Tận dụng tối đa các cơ hội để học hỏi thêm về kinh nghiệm tổ chức và điều khiển hoạt động nhóm từ giáo viên, bạn bè, đồng nghiệp. Với những đóng góp nhỏ bé trên, mong rằng khóa luận sẽ là một tư liệu hữu ích cho giáo viên THPT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, cũng sẽ là một tài liệu cần thiết cho các bạn sinh viên trong việc học tập và rèn luyện kĩ năng sư phạm. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP TP.HCM. 2. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, ĐHSP TP.HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2010), “Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả”, ĐHSP TP.HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2011), “Dạy học hợp tác – một xu hướng của giáo dục thế kỉ XXI”, Tạp chí Khoa Học số 25 năm 2011, ĐHSP TP.HCM. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”, NXB ĐHSP. 7. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2010), “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học”, Dự án phát triển giáo dục THPT, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), “ Về dạy học hợp tác”, Tạp chí Khoa Học số 3 năm 2005, ĐHSP Hà Nội. 9. Lawrence Holpp (1999), Quản lý nhóm, NXB Lao động – Xã hội. 10. Trần Thị Thanh Huyền (2010), Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 11. Michael Maginn (2004), Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp TP.HCM. 12. Hỉ A Mổi (2009), Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa học ở trường THPT – phần hóa học chương trình nâng cao, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 13. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP. 14. Đặng Thị Oanh – Nguyễn Thị Sửu (2006), “Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình hóa học phổ thông”, ĐHSP Hà Nội. 15. Đặng Thị Oanh (chủ biên) (2006), Thiết kế bài soạn lớp 10 – nâng cao, các phương án dạy học, NXB Giáo dục. 113 16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 17. Hồ Thị Mai Sương (2009), Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 18. Nguyễn Thị Sửu ( 2007), “Tổ chức quá trình dạy học hoá học phổ thông”, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên bồi dưỡng giáo viên THPT. 19. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 20. Phan Thị Thùy Trang (2008), Hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 21. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 22. Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2010), Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học môn hóa ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 23. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Lê Huỳnh Vy (2010), Vận dụng một số cấu trúc hoạt động nhóm trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 1 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH Trong quá trình phát triển của xã hội và sự hội nhập của nền kinh tế hiện nay thì nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục phải có những chuyển biến tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Như vậy, mục tiêu của giáo dục không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn hình thành cho người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể thích ứng với cuộc sống và công việc sau khi rời ghế nhà trường. Từ những yêu cầu đặt ra cho giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú, động cơ học tập và nâng cao hiệu quả việc học cho người học trở nên cần thiết. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa thông qua hình thức dạy học hợp tác, mong các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. ---------- Mở đầu: Trong quá trình học môn Hóa học ở trường THPT, các em đã được học qua dưới hình thức học tập hợp tác chưa?  Có.  Không. (Nếu câu trả lời là không, mong các em vui lòng chỉ làm phần B.) Phần A: Câu 1: Các em đã được học tập hợp tác trong môn Hóa học ở mức độ nào? A. Rất thường xuyên. B. Thường xuyên. C. Thỉnh thoảng. D. Rất ít. Câu 2: Theo các em, việc vận dụng học tập hợp tác mang lại những lợi ích nào trong quá trình học Hóa học ở trường THPT?  Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho học sinh.  Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động.  Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.  Lớp học sinh động, không khí lớp học thoải mái. 2  Tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh trao đổi và giúp đỡ nhau.  Hình thành ý thức tự giác và ý thức trách nhiệm cá nhân.  Câu 3: Các em được học tập hợp tác dưới hình thức giao việc nào?  Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, câu hỏi của giáo viên.  Giải bài tập.  Hoàn thành phiếu học tập.  Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét.  Tìm “chữ thần” trong sách giáo khoa.  Tóm tắt nội dung bài học hay một phần của bài học.  Câu 4: Thầy cô thường vận dụng cấu trúc hoạt động nhóm nào vào giờ học Hóa học trên lớp của em?  Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson.  Cấu trúc Stad của Slavin.  Cấu trúc TGT.  Cấu trúc Jigsaw II của R.Slavin.  Cấu trúc GI – điều tra theo nhóm.  Hình thức “gánh xiếc”.  Hình thức “cặp đôi chia sẽ”.  Hình thức “xây dựng kim tự tháp” hay “ném tuyết”.  Câu 5: Thầy cô thường làm gì khi các em gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động nhóm? A. Trực tiếp giải quyết tình huống cho học sinh. B. Gợi ý để học sinh tiếp tục thảo luận. C. Hướng dẫn, giúp đỡ chi tiết cho học sinh. D. Để học sinh tự khắc phục. Câu 6: Nhìn chung, tâm lí của các em như thế nào trong các tiết học có vận dụng học tập hợp tác? A. Thoải mái, nhiệt tình và hăng hái. B. Tự giác thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. 3 C. Bình thường. D. Thụ động. Phần B: Câu 7: Theo các em, việc vận dụng học tập hợp tác trong dạy học Hóa học ở trường THPT còn tồn tại những hạn chế nào?  Một số thành viên ỷ lại, không làm việc.  Đi chệch hướng thảo luận vì tác động của một vài cá nhân.  Đánh giá kết quả chung chưa chuẩn xác, công bằng.  Tốn thời gian.  Học sinh chỉ chú ý vào phần việc được giao, không chú ý vào phần khác. Câu 8: Theo các em, sở dĩ việc vận dụng học tập hợp tác trong dạy học Hóa học ở trường THPT còn tồn tại nhiều hạn chế là do đâu?  Cơ sở vật chất.  Giáo viên và học sinh chưa quen với cách dạy và học này.  Hình thức hoạt động nhóm và nội dung bài học không phù hợp. Câu 9: Các em có thể chia sẽ những kinh nghiệm hay đề xuất ý kiến để giúp việc dạy học hợp tác trong dạy học Hóa học ở trường THPT đạt hiệu quả cao hơn. 4 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH Trong quá trình phát triển của xã hội và sự hội nhập của nền kinh tế hiện nay thì nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục phải có những chuyển biến tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Như vậy, mục tiêu của giáo dục không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn hình thành cho người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể thích ứng với cuộc sống và công việc sau khi rời ghế nhà trường. Từ những yêu cầu đặt ra cho giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú, động cơ học tập và nâng cao hiệu quả việc học cho người học trở nên cần thiết. Để góp phần đánh giá chất lượng dạy và học môn Hóa thông qua hình thức dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 – nâng cao,, mong các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. ---------- Câu 1: Các em được học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học môn Hóa ở mức độ nào? A. Rất thường xuyên. B. Thường xuyên. C. Thỉnh thoảng. D. Rất ít. Câu 2: Theo các em, việc áp dụng dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson mang lại những lợi ích nào trong quá trình học Hóa học ở trường THPT?  Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho học sinh.  Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.  Lớp học sinh động, không khí lớp học thoải mái.  Tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh trao đổi và giúp đỡ nhau.  Hình thành ý thức tự giác và ý thức trách nhiệm cá nhân.  Đề cao tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm.  Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.  Nâng cao khả năng ứng dụng các khái niệm, nguyên lý.  Giáo viên có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của học sinh. 5  . Câu 3: Theo các em, việc áp dụng dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson vẫn còn tồn tại những hạn chế nào trong quá trình học Hóa học ở trường THPT?  Không gian lớp học: lớp đông, phòng học hẹp, khó hoạt động.  Hình thức hoạt động nhóm này chỉ được vận dụng cho một số nội dung bài học nhất định.  Quỹ thời gian hạn chế: cần nhiều thời gian cho thảo luận nhưng giờ học chỉ có 45 phút.  Một số bạn học sinh có tính tự giác chưa cao.  . Câu 4: Theo các em, chúng ta có thể khắc phục những hạn chế trên bằng cách nào?  Chọn nội dung phù hợp: ôn tập, luyện tập, tổng kết kiến thức hoặc các bài có nội dung học tập không quá phụ thuộc nhau, có thể nghiên cứu độc lập.  Chia nhóm nhỏ và bố trí không gian làm việc cho các nhóm.  Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực, hạn chế thời gian chết.  . Câu 5: Theo các em, nội dung nào trong phần hóa vô cơ lớp 10 nâng cao phù hợp với việc vận dụng dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson?  Bài dạy vận dụng các thuyết – định luật để hình thành khái niệm, khái quát nhóm.  Bài dạy nghiên cứu về nguyên tố và chất.  Bài dạy ôn tập, luyện tập.  Bài dạy thực hành hóa học.  Bài dạy về sản xuất hóa học. Câu 6: Các em thường được tổ chức học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson dưới hình thức giao việc nào?  Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, câu hỏi của giáo viên.  Giải bài tập.  Hoàn thành phiếu học tập.  Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét.  Tìm “chữ thần” trong sách giáo khoa. 6  Tóm tắt nội dung bài học hay một phần của bài học.  Câu 7: Thầy cô thường làm gì khi các em gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson? A. Trực tiếp giải quyết tình huống cho học sinh. B. Gợi ý để học sinh tiếp tục thảo luận. C. Hướng dẫn, giúp đỡ chi tiết cho học sinh. D. Để học sinh tự khắc phục. Câu 8: Nhìn chung, tâm lí của các em như thế nào trong các tiết học có áp dụng học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson? A. Thoải mái, nhiệt tình và hăng hái. B. Tự giác thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. C. Bình thường. D. Thụ động. Câu 9: Các em có thể chia sẽ những kinh nghiệm hay đề xuất ý kiến để giúp quá trình học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson trong dạy học Hóa học ở trường THPT đạt hiệu quả cao hơn. 7 PHỤ LỤC 3: BÀI KIỂM TRA (LƯU HUỲNH) Câu 1. Lưu huỳnh có thể tác dụng hết với các chất trong dãy nào sau đây? A. Al, H2, O2, N2 B. Hg, H2, F2, Au C. Hg, H2, F2, I2 D. Fe, H2, O2 , F2 Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào lưu huỳnh thể hiện tính khử? A. 0 2 33S 2Al Al S t+ → B. 0 S Fe FeS+ →t C. 0 2 2S H H S t+ → D. 0 2 6S 3F SF t+ → Câu 3: Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97 g Al và 4,08 g S trong môi trường kín không có không khí, sau phản ứng thu được hỗn hợp A. (Xem như phản ứng xảy ra hoàn toàn.) d) Phương trình phản ứng xảy ra là: A. 0 2 3S Al Al S+ →t B. 0t2 2 34Al+3O 2Al O→ C. 02 2S O SO+ →t D. 0 2 33S 2Al Al S+ →t e) Thành phần các chất trong hỗn hợp A: A. Al, Al2S3 B. S, Al2S3 C. Al, S, Al2S3 D. Al2S3 8 PHỤ LỤC 4: BÀI KIỂM TRA (LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6) 1. Dãy đơn chất nào vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. Cl2, O3, S. B. S, Cl2, Br2. C. Na, F2, S. D. Br2, O2, Ca. 2. Cho phản ứng hóa học: 2 2 2 2 4H S 4Cl 4H O H SO 8HCl+ + → + . Câu nào sau đây diễn tả đúng bản chất phản ứng? A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. 3. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là A. 20,8 gam. B. 23,0 gam. C. 25,2 gam. D. 18,9 gam. 4. Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hiđro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là: A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 67,2 lít. 9 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN VÀ NHÓM CỦA LỚP TN 1. Bài LƯU HUỲNH ě Điểm nền: 7,98 ě Điểm tiến bộ của cá nhân: 1 2 3 4 5 6 I Điểm 7,5 7,5 7,5 7,5 10 - Điểm tiến bộ 1 1 1 1 3 - II Điểm 10 10 10 10 10 - Điểm tiến bộ 3 3 3 3 3 - III Điểm 7,5 7,5 7,5 5 7,5 - Điểm tiến bộ 1 1 1 0 1 - IV Điểm 10 10 7,5 7,5 7,5 - Điểm tiến bộ 3 3 1 1 1 - V Điểm 5 7,5 7,5 5 7,5 - Điểm tiến bộ 0 1 1 0 1 - VI Điểm 7,5 7,5 7,5 5 7,5 - Điểm tiến bộ 1 1 1 0 1 - VII Điểm 10 10 10 10 10 - Điểm tiến bộ 3 3 3 3 3 - VIII Điểm 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 Điểm tiến bộ 1 1 1 1 1 1 IX Điểm 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 Điểm tiến bộ 1 1 1 1 1 1 ě Điểm tiến bộ của nhóm: Nhóm hợp tác Điểm tiến bộ Nhóm hợp tác Điểm tiến bộ I II III IV V 1,4 3 0,8 1,8 0,6 VI VII VIII IX 0,8 3 1 1 2. Bài LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6 Thành viên Nhóm hợp tác 10 ě Điểm nền: 8,30 ě Điểm tiến bộ của cá nhân: 1 2 3 4 5 6 I Điểm 10 10 10 10 5 - Điểm tiến bộ 3 3 3 3 0 - II Điểm 10 10 10 10 10 - Điểm tiến bộ 3 3 3 3 3 - III Điểm 7,5 5 5 5 5 - Điểm tiến bộ 1 0 0 0 0 - IV Điểm 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 - Điểm tiến bộ 1 1 1 1 1 - V Điểm 7,5 7,5 7,5 10 7,5 - Điểm tiến bộ 1 1 1 3 1 - VI Điểm 10 10 7,5 10 10 - Điểm tiến bộ 3 3 1 3 3 - VII Điểm 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 - Điểm tiến bộ 1 1 1 1 1 - VIII Điểm 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 10 Điểm tiến bộ 1 1 1 1 1 3 IX Điểm 10 10 10 10 10 7,5 Điểm tiến bộ 3 3 3 3 3 1 ě Điểm tiến bộ của nhóm: Nhóm hợp tác Điểm tiến bộ Nhóm hợp tác Điểm tiến bộ I II III IV V 2,4 3 0,2 1 1,4 VI VII VIII IX 2,6 1 1,3 2,7 Thành viên Nhóm hợp tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_04_8259840937_1555.pdf
Luận văn liên quan