Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu thông tin đặc biệt là các thông tin về các quy định môi trƣờng của các thị trƣờng xuất khẩu. Vì vậy Chính phủ cần có sự hỗ trợ kịp thời, thƣờng xuyên cho các doanh nghiệp thông qua các hội nghị, hội thảo, kênh thông tin miễn phí, các website thông tin. nhằm giúp các doanh nghiệp có đƣợc thông tin kịp thời nhất, tránh tình trạng kém hiểu biết về các quy định pháp luật ở trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ cần thành lập Hội đồng chuyên gia, phải là những ngƣời am hiểu chuyên môn có kiến thức chuyên sâu về xây dựng chiế n lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng để tƣ vấn cho các doanh nghiệp về những thông tin liên quan và hƣớng đi phù hợp để xây dựng chiến lƣợc.

pdf101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm môi trƣờng, sẵn sàng trả giá cao hơn để đƣợc sử dùng các sản phẩm đó và dần dần loại bỏ việc sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trƣờng thì các doanh nghiệp mới buộc phải xây dựng cho mình chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và nhu cầu cạnh tranh. 2.2. Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường trong xây dựng chiến lược kinh doanh còn hạn chế Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mục tiêu trƣớc mắt là lợi nhuận và tăng trƣởng. Do vậy, các doanh nghiệp chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng, hiểu biết rất ít về các quy định và tiêu chuẩn môi 67 trƣờng quốc gia cũng nhƣ quốc tế, về công nghệ sạch, sản xuất sạch, nhãn sinh thái, sản phẩm xanh v.v...Chính vì vậy, trong chiến lƣợc kinh doanh của mình các doanh nghiệp chƣa đặt vấn đề môi trƣờng thành mục tiêu lâu dài và bắt buộc, chạy theo lợi ích trƣớc mắt và cục bộ. Các cấp quản lý cũng chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề này nên chƣa kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tín dụng và nguồn nhân lực. 2.3. Chi phí cho việc xây dựng chiến lược thân thiện môi trường là thách thức đối với doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế nhiều về nguồn vốn và điều kiện cơ sở vật chất, do vậy họ sẽ rất cân nhắc với một chiến lƣợc tốn kém nhƣ chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng. Thứ nhất, việc xây dựng chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng trƣớc hết cần một ngân sách lớn cho việc nghiên cứu sản phẩm mới “xanh hơn” hoặc nghiên cứu những tác động đối với môi trƣờng của sản phẩm hiện tại từ đó cải tiến để sản phẩm thân thiện với môi trƣờng hơn. Doanh nghiệp còn phải đầu tƣ vào dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ xanh bảo đảm quy trình sản xuất sạch. Để sản xuất ra đƣợc một sản phẩm sinh thái đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tƣ đồng bộ về cơ sở vật chất hiện đại, điều này thƣờng vƣợt quá khả năng về vốn của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, là để đạt đƣợc những chứng nhận về môi trƣờng, doanh nghiệp phải đầu tƣ cả về tiền bạc và thời gian. Đơn cử với ISO 14000, thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO 14000 ( ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trƣờng với hơn 20 tiêu chuẩn trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trƣờng- tập trung vào kiểm soát , phòng ngừa, giảm thiểu các tác hại ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng trong quá trình sản xuất, hoạt động) là 6 tháng và chi phí xây dựng, chứng nhận ISO 14000 có khi lên đến hàng trăm triệu đồng tùy theo quy mô của doanh nghiệp. 68 Thứ ba, doanh nghiệp còn phải đầu tƣ vốn cho các công tác đào tạo cán bộ chuyên môn về môi trƣờng, các hoạt động phân phối, quảng cáo, xúc tiến, v.v…để đƣa sản phẩm tới tay nguời tiêu dùng Có thể thấy để xây dựng chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng, doanh nghiệp cần rất nhiều công sức và vốn, điều này cũng sẽ làm tăng giá vốn của sản phẩm, đẩy giá bán sản phẩm cao lên. Với nhận thức còn yếu về môi trƣờng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam thì các doanh nghiệp sẽ không dám “mạo hiểm” đƣa ra thị trƣờng một sản phẩm thân thiện môi trƣờng có giá cao hơn những sản phẩm tƣơng tự của các đối thủ cạnh tranh. 2.4. Các biện pháp xử lý của Chính phủ chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Một ví dụ cụ thể là vừa quan dƣ luận khá bức xúc trƣớc sự việc nhà máy Huyndai Vinashin (Khánh Hòa) bị phát hiện đã chôn hàng chục tấn chất thải độc hại sát khu dân cƣ. Đây không phải là hành vi cá biệt vì thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp chỉ chấp hành luật khi và chỉ khi không lách đƣợc luật. Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp cố tình vi phạm luật Bảo vệ môi trƣờng đó là chúng ta vẫn chƣa xử lý nghiêm khắc kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng bằng các biện pháp hành chính, kể cả xét xử hình sự đối với một số vụ việc nghiêm trọng. Khung hình phạt hành chính cao nhất trƣớc 1/8/2008 là 70 triệu đồng còn đa phần là 30-40 triệu trong khi lãi ròng của các doanh nghiệp này lên tới hàng chục tỷ đồng mà vẫn không chịu đầu tƣ xử lý chất thải. Ngay nhƣ sau sai phạm của nhà máy Huyndai Vinashin, thì các cơ quan chức năng của Khánh Hòa cũng chỉ xử lý bằng cách bắt nhà máy này nhận lại số chất thải độc hại. Vô hình chung liều thuốc kháng sinh quá nhẹ đã và đang khiến các doanh nghiệp “nhờn thuốc”. Và đƣơng nhiên họ vẫn cố tình vi 69 phạm, thậm chí vi phạm môi trƣờng mang tính hệ thống; điển hình nhƣ vụ việc Vedan, các sai phạm của Vedan mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài nhƣng cũng chỉ bị xử phạt hành chính 267 triệu 500 nghìn đồng cho hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Bộ luật hình sự với 15 tội danh trong 10 điều luật thuộc chƣơng XVII vè tội phạm môi trƣờng, đến nay, cũng mới chỉ có 2 tội danh bị truy tố là tội hủy hoại rừng (Điều 189) và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm ( Điều 190). Các tội danh còn lại của 10 điều luật về tội phạm môi trƣờng muốn truy tố phải có điều kiện trƣớc đó là “đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng” ( từ điều 182 đến 191) thì chƣa đƣa ra truy tố đƣợc vụ nào. Do đó, 8 tội danh môi trƣờng trong Bộ luật hình sự vô hình chung đã “lọt lƣới” pháp luật. Theo Bộ công an, số vụ việc đƣợc đƣa ra khởi tố, xét xử về tội phạm môi trƣờng là không đáng kể ( hơn 1000 vụ với 1.630 bị can) so với các tội khác. 70 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng có thể đƣợc xem là cơ hội mới cho bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Cho đến nay, Nhà nƣớc ta đã ban hành một số Chỉ thị, Nghị quyết, v.v… làm cơ sở pháp lý nhằm quy định, hƣớng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện bảo vệ môi trƣờng, đƣa mục tiêu môi trƣờng vào trong chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.  Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính Trị ngày 25.4.1998 về tăng cƣờng công tác Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chỉ thị là văn bản quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác BVMT. Chỉ thị đã vạch ra các nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trƣờng, đề ra các mục tiêu, quan điểm cũng nhƣ các giải pháp cơ bản đối với công tác BVMT, trong đó sản xuất sạch hơn đóng góp vai trò quan trọng. Cụ thể, Chỉ thị đã nêu rõ cần thiết phải ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sạch và áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lƣợng” đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đây là hai giải pháp trọng tâm để thực hiện thành công sản xuất sạch hơn.  Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính Trị ban hành ngày 15-11- 2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của đất nƣớc cũng đƣa ra nhiệm vụ đầu tiên về phòng ngừa và hạn 71 chế các tác động xấu đến môi trƣờng, đã nêu rõ “ Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lƣợng; sản xuất và sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm không gây hại hoặc ít gây hại đến môI trƣờng; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Từng bƣớc áp dụng các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng do mình sản xuất, nhập khẩu”.  Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005: - Điều 5: Chính sách Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng nêu rõ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải (khoản 3); Ƣu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; kết hợp hài hòa giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trƣờng cho phát triển (khoản 6). - Điều 6: Những hoạt động bảo vệ môi trƣờng đƣợc khuyến khích: Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (khoản 2); giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải (khoản 3); phát triển, sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tần ôzôn (khoản 4).  Luật chuyển giao công nghệ có hiệu lực vào ngày 1-7-2007 cũng đã bƣớc đầu xây dựng các quỹ chuyển giao công nghệ giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ vay vốn đầu tƣ cho các công nghệ, trong đó khuyến khích công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng.  Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng Quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến 2020 tại Quyết định số 256/2003/QĐ - Ttg ngày 3.12.2003, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thể hiện rõ đƣờng lối quan điểm đúng đắn và vững vàng trong công tác bảo vệ môi trƣờng, nhằm mục tiêu hạn chế suy thoái môi trƣờng, chủ động phòng ngừa và kiểm soát các tác động xấu tiềm tàng do tăng trƣởng nhanh về kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 72 hƣớng tới phát triển bền vững đất nƣớc. Chiến lƣợc đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho công tác bảo vệ môi trƣờng đến năm 2010 và 2020, trong đó có các mục tiêu về áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH). Có thể coi đây là lộ trình áp dụng SXSH ở nƣớc ta trong thời gian tới.  Mục tiêu đến năm 2010: - 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; - 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh đƣợc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trƣờng hoặc Chứng chỉ ISO 14001; - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tƣớng Chính phủ; - Nâng tỷ lệ sử dụng năng lƣợng sạch đạt 5% tổng năng lƣợng tiêu thụ hằng năm; - 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trƣờng.  Mục tiêu đến năm 2020: - 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh đƣợc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trƣờng hoặc Chứng chỉ ISO 14001; - Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom đƣợc tái chế; - 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; - 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa đƣơc ghi nhãn môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14021. Tiến tới việc thực hiện lộ trình, Chiến lƣợc đã xây dựng 36 chƣơng trình đồng bộ về BVMT trong đó co hai chƣơng trình ƣu tiên về SXSH đƣợc thực hiện từ nay đến 2010 là : “Chƣơng trình áp dụng công nghệ sản xuất 73 sạch và thân thiện với môi trƣờng”. Chƣơng trình thứ 2 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng SXSH, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vai trò chủ đạo.  Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn mà Việt Nam tham gia ký kết vào tháng 9/1999 là lời cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn và nhận sự hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức nƣớc ngoài. Trên đây, mới chỉ là những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc làm mục tiêu cũng nhƣ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào bảo vệ môi trƣờng dƣới mọi hình thức, biến mục tiêu môi trƣờng thành một phần trong chiến lƣợc kinh doanh của mình, định hƣớng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng trong dài hạn. II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: 1. Nhóm giải pháp vĩ mô 1.1. Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn trợ giúp cho hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của doanh nghiệp  Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia trên cơ sở các yêu cầu và đặc thù của Việt Nam: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu môi trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ các tiêu chuẩn môi trƣờng quốc tế. Một hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của doanh nghiệp trong nƣớc sẽ là 74 công cụ hữu hiệu để quản lý môi trƣờng, hƣớng dẫn các doanh nghiệp áp dụng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng. Hiện tại Việt Nam cũng đã có một số văn bản pháp luật quy định về môi trƣờng nhƣ: Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 (trong đó có chƣơng V có quy định về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Bộ tiêu chuẩn môi trƣờng và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên thực tế cho thấy khả năng tiêu chuẩn hóa của nƣớc ta còn thấp, vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng hoàn thiện những tiêu chuẩn quốc gia tƣơng ứng với tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng nhƣ các tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP và các tiêu chuẩn môi trƣờng của WTO. Hiện nay Việt Nam có khoảng 360 tiêu chuẩn về môi trƣờng đƣợc ban hành và áp dụng trong thực tiễn; trong đó nhiều tiêu chuẩn đƣợc xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các nƣớc phát triển [16]. Tuy nhiên kể từ khi ban hành, bộ tiêu chuẩn đã bộc lộ một số thiếu sót nhƣ: một số quy định qua khắt khe (cao hơn tiêu chuẩn của các nƣớc khác); tiêu chuẩn không quy định cụ thể cho các loại hình công nghiệp và không quy định chi tiết mức phạt cho từng loại nhiên liệu đầu vào (ví dụ ngành điện: dầu, khí, than và vì vậy nếu buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn này thì ngành điện của nƣớc ta phải đầu tƣ thêm các thiết bị khử khí); việc quy định một thời hạn hiệu lực áp dụng cho mọi đối tƣợng (từ 01/01/2003) và thiếu một lộ trình thích hợp áp dụng cho các tiêu chuẩn này để các cơ quan quản lý môi trƣờng và các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị áp dụng đã gây ra nhiều bất cập trong quá trình thực hiện TCVN 2001. Ngoài ra, việc xây dựng tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia có khả năng cạnh tranh đƣợc với các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với các điều kiện trong nƣớc cần có sự phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo và các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể bắt buộc các doanh nghiệp 75 thực hiện một cách có hiệu quả, tránh tình trạng áp đặt hoặc xây dựng tiêu chuẩn không dựa trên những chứng cớ khoa học.  Xây dựng hệ thống nhãn sinh thái quốc gia: Theo đánh giá của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng chất lƣợng, Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện ở Việt Nam mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái. Sở dĩ con số này nhỏ bé nhƣ vậy một phần cũng vì nƣớc ta chƣa có nhãn sinh thái quốc gia, chƣa có các văn bản, quy định pháp luật về bắt buộc, chƣa có tiền lệ dán nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa. Do vậy, trƣớc mắt Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn nhãn sinh thái chung cho quốc gia dựa, ban hành lộ trình áp dụng chƣơng trình dán nhãn sinh thái để các doanh nghiệp kịp thời chuẩn bị trƣớc sự thay đổi này. 1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang dần bắt kịp xu hƣớng thế giới về kinh doanh thân thiện môi trƣờng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chiến lƣợc các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn về vần đề nhƣ thông tin, tài chính, nhân lực v.v...do vậy, Chính phủ cần có sự hỗ trợ thích hợp cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xây dựng chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng. Đặc biệt Chính phủ cần có các quy chế hỗ trợ về:  Hỗ trợ tài chính: Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp đa số là vừa và nhỏ của Việt Nam chính là về kinh phí để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng. Việc xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng rất tốn kém vì doanh nghiệp cần phải đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; dây chuyền công nghệ hiện đại; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, bổ 76 sung thêm tính năng an toàn với môi trƣờng; chi phí cho quy trình xin cấp các chứng nhận về môi trƣờng...Do đó, Chính phủ nên hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chƣơng trình nhƣ: hỗ trợ lãi suất vay vốn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng; đồng tài trợ cho các dự án của một số doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng; tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ từ các tổ chức quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ sạch để sản xuất sản phẩm thân thiện môi trƣờng, Chính phủ cần có những chính sách đãi ngộ đặc biệt nhƣ miễn thuế, giảm thuế nhập khẩu, ƣu đãi vay vốn, hỗ trợ quảng cáo sản phẩm, đƣợc hƣởng cơ chế thông thoáng hơn trong việc đăng ký sản phẩm v.v...  Hỗ trợ thông tin: Các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu thông tin đặc biệt là các thông tin về các quy định môi trƣờng của các thị trƣờng xuất khẩu. Vì vậy Chính phủ cần có sự hỗ trợ kịp thời, thƣờng xuyên cho các doanh nghiệp thông qua các hội nghị, hội thảo, kênh thông tin miễn phí, các website thông tin... nhằm giúp các doanh nghiệp có đƣợc thông tin kịp thời nhất, tránh tình trạng kém hiểu biết về các quy định pháp luật ở trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ cần thành lập Hội đồng chuyên gia, phải là những ngƣời am hiểu chuyên môn có kiến thức chuyên sâu về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng để tƣ vấn cho các doanh nghiệp về những thông tin liên quan và hƣớng đi phù hợp để xây dựng chiến lƣợc.  Hỗ trợ đào tạo nhân lực: Nhân lực là khâu yếu nhất của Việt Nam, không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn ở các đơn vị kiểm tra cấp chứng nhận. Thị trƣờng của chúng ta còn quá mới mẻ với sản phẩm thân thiện môi trƣờng, các doanh nghiệp còn chƣa hiểu rõ vấn đề của thân thiện môi trƣờng là gì thì việc triển khai, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện là không thể. Gần đây, giáo dục của chúng 77 ta cũng đã đào tạo thêm lĩnh vực về công nghệ môi trƣờng, quản lý môi trƣờng của doanh nghiệp nhƣng số lƣợng và chất lƣợng đều còn rất yếu, chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện nay của các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ cần đầu tƣ cho việc đào tạo các chuyên gia về xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn môi trƣờng, các nhà khoa học cố vấn giải pháp môi trƣờng cho các doanh nghiệp, nâng cấp trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác đánh giá môi trƣờng, tài trợ không hoàn lại cho các dự án liên quan đến vấn đề đào tạo, tập huấn kiến thức về môi trƣờng cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng.  Tổ chức các chương trình triển lãm sản phẩm và công nghệ môi trường: Vừa qua, Bộ Công Thƣơng và Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc Chính sách Công nghiệp đã tổ chức Triễn lãm và Hội nghị Quốc gia về Sản phẩm và Công nghệ thân thiện môi trƣờng - Vietnam EFProtech 2009 và trong năm 2008, Hội chợ Triển lãm quốc tế về sản phẩm sinh thái 2008 (EPIF 2008) cũng đã lần đầu tiên đƣợc tổ chức ở Việt Nam. Đây có thể nói là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lƣu với nhau, cũng là cơ hội để thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trƣờng. Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần tạo thêm nhiều sân chơi hơn nữa để giúp các doanh nghiệp tìm hiểu về công nghệ thân thiện môi trƣờng, tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng từ đó tạo động lực để doanh nghiệp chú trọng vào xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng. Chƣơng trình cần đƣợc tổ chức với quy mô lớn, nhân rộng ra các tỉnh thành phố trong cả nƣớc. Các cơ quan tổ chức nên mời thêm sự tham gia của các doanh nghiệp lớn ở nƣớc ngoài đặc biệt là về các giải pháp thân thiện môi trƣờng để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi 78  Xây dựng các quy chế thưởng phạt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp: Từ năm 2006, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trao giải thƣởng “Doanh nghiệp xanh” nhằm công bố và khen thƣởng những doanh nghiệp xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng hiệu quả trong đó nhấn mạnh giải pháp công nghệ “xanh” và sãn xuất ra sản phẩm “xanh”. Ngoài giải thƣởng hiện kim, các doanh nghiệp đoạt giải đƣợc UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp xanh và đƣợc in logo của giải thƣởng trên bao bì sản phẩm trong thời hạn 3 năm. Kế hoạch trong năm 2009 này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với cơ quan truyền thông công bố danh sách “đen” những doanh nghiệp vẫn tiếp tục không chấp hành Luật Bảo vệ môi trƣờng. Mạnh hơn nữa, UBND TPHCM sẽ phối hợp với các cơ quan pháp luật công bố danh sách sản phẩm của những doanh nghiệp cố tình vi phạm môi trƣờng nhiều lần, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ từ phía cộng đồng trong việc thực hiện việc tẩy chay không mua sản phẩm của những doanh nghiệp “đen”. Có thể nói, đây là một giải pháp khen, phạt rất hiệu quả cần đƣợc Chính phủ nhân rộng trở thành một chƣơng trình quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ cần có những chính sách khen thƣởng xứng đáng những doanh nghiệp đạt đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng, đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái, sản xuất ra sản phẩm thân thiện môi trƣờng v.v...đồng thời xử phạt thật nặng những doanh nghiệp tái diễn hành vi vi phạm môi trƣờng hoặc những doanh nghiệp nhận đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc nhƣng sản phẩm sản xuất ra không đạt tiêu chuẩn. 1.3. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện môi trường Yếu tố quan trọng nhất xác định việc thành bại của một chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng chính là nhu cầu của ngƣời tiêu dùng sản phẩm 79 đó. Ngay từ lúc xây dựng, chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng đã đề cao việc nghiên cứu nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của ngƣời tiêu dùng; nếu theo xu hƣớng thế giới để áp dụng chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng ở một thị trƣờng hoàn toàn không có khả năng sinh lợi từ sản phẩm xanh thì chiến lƣợc đó hoàn toàn không khả thi. Do vậy, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm đẩy mạnh việc xây dựng chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng chính là nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc đối với sản phẩm sinh thái. Tuy nhiên có thể thấy hiện nay nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc đối với sản phẩm sinh thái chƣa cao. Với bộ phận ngƣời tiêu dùng quan tâm tới chất lƣợng và xuất xứ của sản phẩm, trƣớc hết chỉ vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe của chính họ chứ chƣa ý thức đƣợc vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong các sản phẩm đó. Để từng bƣớc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề môi trƣờng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định quốc gia và quốc tế về môi trƣờng một cách rộng rãi trong công chúng đồng thời từng bƣớc đƣa các quy định đó vào đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình tìm hiểu về tác động của môi trƣờng dến đời sống xã hội, đặc biệt là tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình truyền hình, phát thanh giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, các doanh nghiệp “xanh”; phản ánh các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng của chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm tới lợi ích của ngƣời tiêu dùng sản phẩm đó nói riêng và tới toàn xã hội nói chung. Thông qua đó, hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng tới việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi 80 trƣờng, loại bỏ dần các sản phẩm mà việc tiêu dùng hoặc sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng. Công tác tuyên truyền này trƣớc tiên nên đƣợc tiến hành thông qua các tổ chức giáo dục đào tạo, có thể đƣa vào chƣơng trình học từ cấp tiểu học tới cao đẳng, đại học nhũng môn học về môi trƣờng, về chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm. Với các tầng lớp nhân dân nên thực hiện tuyên truyền qua các cơ quan đoàn thể nhƣ hội phụ nữ, tổ dân phố, công đoàn... 1.4. Nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường của các doanh nghiệp và các nhà quản lý Nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trƣờng quốc tế, quốc gia và những tác động của môi trƣờng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trong bối cảnh môi trƣờng trở thành một vấn đề toàn cầu. Việc lồng ghép môi trƣờng vào chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, một mặt nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong nƣớc, mặt khác nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng nội địa cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế. Vì vậy, trƣớc hết cần phải nâng cao nhận thức của chính các doanh nghiệp và các nhà quản lý về nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng và mối đe dọa từ vấn đề môi trƣờng đến tăng trƣởng của doanh nghiệp. Chính phủ cần mở rộng chiến dịch đào tạo và tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phổ biến các quy định và tiêu chuẩn quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp cũng nhƣ các quy định liên quan đến môi trƣờng của Chính phủ, WTO, ASEAN, các hiệp định môi trƣờng đa biên có liên quan đến thƣơng mại,...để làm sao cho các doanh nghiệp thấy đƣợc tầm quan trọng của việc sản xuất kinh doanh gắn liền với yếu tố môi trƣờng. Chính phủ cần mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý về vấn đề bảo vệ môi trƣờng, mối quan hệ giữa bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững trong đó chú trọng đến việc định hƣớng cho các 81 doanh nghiệp đƣờng lối xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng. 1.5. Xử lý nghiêm với các trường hợp sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường Hiện nay, mức xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm môi trƣờng chƣa đủ mức răn đe các doanh nghiệp. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần kiểm tra, theo dõi sát sao vấn đề vi phạm môi trƣờng của các doanh nghiệp, có biện pháp mạnh tay hơn trong vấn đề xử phạt hành vi vi phạm môi trƣờng để nâng cao ý thức của doanh nghiệp. Có thể nâng mức xử phạt về hành chính đồng thời cân nhắc với giải pháp đình chỉ sản xuất, tịch thu đất đai đã cấp cho doanh nghiệp, dừng việc khai thác nguồn tài nguyên,... thậm chí đóng cửa đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng. Khi hình thức xử phạt ảnh hƣởng lớn đến lợi ích của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ so sánh chi phí cơ hội của việc vi phạm môi trƣờng với việc bảo vệ môi trƣờng để từ đó chú ý hơn đến mục tiêu môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nƣớc có thể sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng của doanh nghiệp để tạo áp lực. Vốn vay ngân hàng luôn đổ vào doanh nghiệp bất kể doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhà nƣớc, cổ phần hay tƣ nhân. Nhà nƣớc nên thông qua hệ thống ngân hàng kết hợp đóng/ mở chiếc van về vốn một khi doanh nghiệp không chấp hành đúng các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Để làm đƣợc điều này, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ban ngành đặc biệt là hệ thống ngân hàng nghiên cứu bổ sung thêm mục “tái thẩm định về mặt môi trƣờng” vào quy trình tín dụng trƣớc khi ngân hàng ra quyết định cho vay, tạo ra cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trƣờng và điều kiện ngặt nghèo với các doanh nghiệp vi phạm môi trƣờng. 2. Nhóm giải pháp vi mô 82 2.1. Nâng cao nhận thức và ý thức của các thành viên trong doanh nghiệp về vấn đề môi trường trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Thành công của chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng một phần bắt nguồn từ ý thức của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Không chỉ những ngƣời trực tiếp ra quyết định, trực tiếp thực hiện chiến lƣợc có ý thức bảo vệ môi trƣờng mà ngay cả những ngƣời công nhân làm việc trong các nhà máy cũng cần phải có ý thức. Chính sự nhận thức và hành động của mỗi cá nhân cũng sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của một doanh nghiệp xanh, không chỉ theo đuổi chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng vì mục tiêu lợi nhuận mà còn vì trách nhiệm xã hội. Một khi chủ trƣơng, đƣờng lối của doanh nghiệp đƣợc quán triệt sâu sắc tới các thành viên thì tất cả các chu trình sản xuất, các bƣớc hành động sẽ đƣợc vận hành một cách trôi chảy, đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn về môi trƣờng. Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nâng cao nhận thức của toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, giúp họ hiểu thấu đáo về tƣ tƣởng chỉ đạo, các lợi ích của việc xây dựng chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế v.v.... Để làm đƣợc điều này, doanh nghiệp cần phổ biến kế hoạch và mục tiêu của mình đến toàn bộ nhân viên trong công ty, mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng cho toàn bộ nhân viên trong công ty, buổi thuyết giảng giới thiệu về ISO 14001, HACCP, nhãn sinh thái; cách thức áp dụng công nghệ, kỹ thuật sạch trong sản xuất; phổ biến kế hoạch sản xuất và giới thiệu sản phẩm thân thiện môi trƣờng đồng thời thƣờng xuyên vận động các thành viên trong doanh nghiệp tham gia các chƣơng trình tổng vệ sinh quanh khu vực sản xuất hay phong trào xanh sạch đẹp của địa phƣơng. 2.2. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường Để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng, doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về 83 môi trƣờng. Kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến trên thế giới cho thấy, chi phí của công tác này ngày càng tăng nhanh trong trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trƣớc mắt các doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động sau: - Xây dựng tổ chức quản lý môi trƣờng trong doanh nghiệp. Việc xây dựng một tổ chức (phòng, ban) quản lý môi trƣờng trong một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là một công cụ cần thiết cho công tác bảo vệ môi trƣờng, thực hiện luật bảo vệ môi trƣờng. Mục tiêu của phòng ban này là đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng luật, quy định môi trƣờng của Nhà nƣớc. Phòng ban môi trƣờng có trách nhiệm định kỳ thực hiện kiểm tra, giám sát chất lƣợng môi trƣờng trong công ty; tham mƣu cho lãnh đạo công ty các vấn đề môi trƣờng của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nên tổ chức những khóa đào tạo có kiến thức chuyên sâu về môi trƣờng cho những nhân viên của mình nhằm bổ sung thêm kiến thức lồng ghép yếu tố môi trƣờng vào trong mỗi hoạt động sản xuất; đào tạo riêng cho bộ phận chuyên trách về xây dựng chiến lƣợc; thu hút và tuyển dụng thêm các chuyên viên có khả năng xây dựng chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng cho doanh nghiệp và thậm chí bồi dƣỡng kiến thức về sản xuất sạch, an toàn cho những công nhân trong các nhà máy sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi nhân viên của mình tham dự các khóa đào tạo của Chính phủ, của các Tổ chức quốc tế hay học hỏi cách làm của các doanh nghiệp khác đã thành công với mô hình tƣơng tự. 2.3. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp Doanh nghiệp không thể tự mình quyết định sản xuất cái gì, nhƣ thế nào và phân phối ở đâu mà phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trƣờng về nhu cầu của khách hàng để đƣa ra quyết định. Nếu nhƣ toàn xã hội không có nhu cầu về sản phẩm thân thiện môi trƣờng thì doanh nghiệp không cần phải đầu tƣ sản xuất sản phẩm đó. Nhƣng có một cách để doanh nghiệp tạo ra thị 84 trƣờng cho chính mình đó là việc nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện môi trƣờng của doanh nghiệp. Thân thiện môi trƣờng là một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm tƣơng đƣơng của các doanh nghiệp khác và doanh nghiệp bằng mọi cách phải cho ngƣời tiêu dùng thấy sự ƣu việt của mình. Trƣớc hết, ngay trên bao bì sản phẩm doanh nghiệp cần thể hiện những thông số tiêu chuẩn môi trƣờng của sản phẩm nhƣ các biểu tƣợng bao bì sản phẩm có thể tái chế, thông số về việc không gây hại tới môi trƣờng của các thành phần hóa chất có trong sản phẩm v.v... Trong chiến dịch quảng cáo của mình, doanh nghiệp nên đƣa ra các tiêu chuẩn và cam kết bảo vệ môi trƣờng mà sản phẩm đó đạt đƣợc đồng thời cần nhấn mạnh việc bổ sung thêm đặc tính môi trƣờng làm tăng thêm chất lƣợng của sản phẩm cùng độ an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, do chi phí quảng cáo trên truyền hình lớn nên sẽ không đủ thời gian để truyền tải hết các thông tin về chất lƣợng môi trƣờng mà sản phẩm đó đạt đƣợc. Doanh nghiệp nên sử dụng những phƣơng thức quảng cáo khác không kém phần hiệu quả nhƣ quảng cáo trên báo chí, các áp phích quảng cáo, trên mạng Internet... Thông qua hội nghị khách hàng, các buổi họp báo công bố sản phẩm mới, doanh nghiệp nên đƣa đến cho ngƣời tiêu dùng những thông tin quan trọng về lợi ích mà các sản phẩm thân thiện môi trƣờng mang lại, chƣơng trình chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng mà doanh nghiệp đang thực hiện nhằm mục tiêu phát triển bền vững cùng cộng đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các cuộc hội chợ triển lãm các sản phẩm và công nghệ thân thiện môi trƣờng- một cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình với ngƣời tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần phải tham gia vào các hoạt động vì môi trƣờng, kêu gọi ngƣời dân chung tay góp sức bảo vệ môi trƣờng. Thông qua tiếng nói của 85 cộng đồng, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng có chỗ đứng trên thị trƣờng. 2.4. Chú trọng tìm hiểu các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc gia và quốc tế Để xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ lƣỡng các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia và quốc tế. Dựa vào hoạt động kinh doanh sản xuất của mình, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu xem xét các tiêu chuẩn môi trƣờng mà doanh nghiệp mình cần phải tuân thủ, từ đó doanh nghiệp sẽ có những chiến lƣợc hợp lý về cơ sở hạ tầng, công nghệ, sản phẩm v.v... Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cho thị trƣờng nội địa, cần phải tuân thủ Luật, các văn bản dƣới Luật cũng nhƣ các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng đồng thời phải theo dõi sát sao những sửa đổi, bổ sung của các quy định đó. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ngoài chịu sự giám sát của các quy định, tiêu chuẩn của Việt Nam còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trƣờng khắt khe của các thị trƣờng nƣớc nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông, báo chí, internet hoặc từ các bạn hàng của mình; yêu cầu sự hỗ trợ thông tin từ cục xúc tiến thƣơng mại hoặc các cơ quan khác để có chiến lƣợc hợp lý, ứng phó linh hoạt với những rào cản “môi trƣờng” từ các nƣớc trên thế giới. Với sự chuẩn bị nghiêm túc cho chiến lƣợc kinh doanh của mình, các doanh nghiệp sẽ tránh đƣợc những thiếu sót không đáng có. 2.5. Kiến nghị các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chương trình sản xuất sạch hơn Với hạn chế về vốn, chuyên môn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, việc tham gia vào chƣơng trình SXSH mang lại rất nhiều lợi thế. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội đƣợc tƣ vấn, đào tạo, hỗ trợ một phần về nhân lực, 86 tài chính để có thể tham gia trình diễn kỹ thuật. Đây là bƣớc đệm giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng. Không những thế, việc tham gia vào chƣơng trình sản xuất sạch hơn mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. SXSH có thể hiểu là tổng hợp các giải pháp quản lý, kiểm soát nội vi, quản lý quá trình công nghệ, thiết bị để giảm thiểu chất thải, nghiên cứu sử dụng các nguyên, nhiên vật liệu và các phụ gia ít độc hại, cải tiến sản phẩm theo hƣờng thân thiện hơn với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. SXSH không có nghĩa là thay đổi công nghệ. SXSH bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức, xem xét lại cách thức quản lý, đến việc thay đổi nguyên liệu, cải tiến thiết bị. SXSH còn đƣợc hiểu nhƣ là các giải pháp xử lý ô nhiễm “trƣớc đƣờng ống”, mang tính ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải trƣớc khi chúng đƣợc sinh ra trong quá trình sản xuất. Ví dụ, Tổng công ty Dệt May đã tham gia chƣơng trình và triển khai trình diễn kỹ thuật đạt hiệu quả rất tốt. Với 8 tỷ đồng đầu tƣ sản xuất sạch ở 19 đơn vị, công ty đã giảm thiểu đáng kể chất thải, nƣớc thải, nguyên vật liệu và hóa chất tiêu hao, đồng thời thu lãi 26 tỷ đồng. Ngoài ra, chƣơng trình còn mang lại những giá trị vô hình khác nhƣ: sức khỏe ngƣời lao động đƣợc cải thiện, sức cạnh tranh của sản phẩm đƣợc nâng cao... III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ TIẾP CẬN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Về cơ bản, các bƣớc lồng ghép mục tiêu môi trƣờng trong xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp cần tuần tự theo các bƣớc nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1. Tuy nhiên, việc áp dụng cụ thể và lựa chọn mô hình tiếp cận phân tích lại tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn - tập đoàn; các doanh nghiệp nhỏ và vừa) và lĩnh vực kinh doanh (nông - thủy sản; công nghiệp nhẹ; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp nặng...). 87 Lựa chọn chiến lƣợc của doanh nghiệp ở các ngành khác nhau là không hoàn toàn giống nhau bởi sự khác biệt về công nghệ, nguyên nhiên vật liệu đƣợc sử dụng, tính độc hại của chất thải, các quy định pháp luật và các yêu cầu khác về pháp luật. 1. Theo quy mô doanh nghiệp 1.1. Các doanh nghiệp lớn - Tập đoàn 1.1.1. Hướng tiếp cận Các tập đoàn thƣờng là các tổ chức đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và cung ứng ra thị trƣờng nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Trong các tập đoàn về cơ cấu tổ chức phân theo 3 cấp chủ sở hữu công ty - cấp quản lý công ty - và cấp các bộ phận chức năng. Do vậy, đối với các doanh nghiệp lớn là các tập đoàn, việc tiếp cận vấn đề môi trƣờng trong kinh doanh thƣờng theo tuần tự từ bƣớc 1 đến bƣớc 3. Các tập đoàn lớn thƣờng là những doanh nghiệp dẫn dắt thị trƣờng và mở ra các xu hƣớng tiêu dùng. Chiến lƣợc kinh doanh đối với các doanh nghiệp này thƣờng mang tính dài hạn. Do vậy, việc tiếp cận xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đối với các doanh nghiệp này thƣờng là hƣớng tiếp cận từ trên xuống. 1.1.2. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh  Chiến lƣợc sản phẩm, thị trƣờng: Đối với các doanh nghiệp này, việc lựa chọn sản phẩm, thị trƣờng thƣờng đƣợc hiểu theo cách mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và tạo ra thị trƣờng thân thiện môi trƣờng hơn là doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách hàng và thị trƣờng, với thế mạnh về khoa học công nghệ và nguồn vốn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng là những doanh nghiệp đi đầu và mở đƣờng cho việc áp dụng các quy trình và các chứng nhận về sản xuất kinh doanh thân thiện môi trƣờng, xây dựng đƣợc tiêu chí và các quy trình sản xuất sản phẩm thân thiện môi trƣờng và tạo thị trƣờng đối với dòng sản phẩm đó. 88  Chiến lƣợc cạnh tranh: Việc lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh của tập đoàn này nên đi theo hƣớng dẫn đầu, thách thức hay sự khác biệt về sản phẩm do có bộ phận nghiên cứu và phát triển rất mạnh, có khả năng tạo ra các sản phẩm mới với các tính năng vƣợt trội. 1.1.3. Xây dựng chiến lược chức năng  Đối với việc xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm: Các tập đoàn này đều tiếp cận theo cả 3 hƣớng bao gồm: tập trung vào quá trình, tập trung vào đầu vào sản phẩm (tìm kiếm nguồn cung ứng thân thiện môi trƣờng), tập trung vào chế tạo ra dòng sản phẩm mới.  Đối với việc xây dựng chiến lƣợc định vị thƣơng hiệu: Các tập đoàn này thƣờng có khả năng cao trong việc định vị dòng sản phẩm với cả với cả một trong 5 định vị có thể có đối với sản phẩm thân thiện môi trƣờng.  Về kênh phân phối: Các doanh nghiệp này thƣờng lựa chọn các nhà phân phối mà không trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng do quy mô cung ứng sản phẩm lớn.  Về xúc tiến thƣơng mại: Các tập đoàn này với tiềm lực mạnh có khả năng phát triển mọi hình thức quảng cáo, trong đó nên chú trọng đến các hoạt động PR về môi trƣờng.  Chiến lƣợc về giá: Do có khả năng công nghệ, các tập đoàn có khả năng dẫn dắt thị trƣờng về sản phẩm thân thiện môi trƣờng với mức giá rẻ. 1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1. Hướng tiếp cận chiến lược 89 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận vấn đề môi trƣờng nên đi từ dƣới lên. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng đặc trƣng là các doanh nghiệp đơn ngành, chỉ hoạt động trong một lĩnh vực và cung ứng một dòng sản phẩm. Ngoài ra, ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chỉ tồn tại 2 cấp độ điều hành là cấp chủ sở hữu kiêm quản lý điều hành công ty và cấp bộ phận chức năng. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là thƣờng chỉ theo đuổi đƣợc các mục tiêu trong ngắn hạn và trung hạn, không có khả năng tạo ra các dòng sản phẩm mới do khả năng về nghiên cứu và phát triển yếu. 1.2.2. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh  Chiến lƣợc sản phẩm/ thị trƣờng: Đối với các doanh nghiệp này, đây là bƣớc quan trọng nhất trong xây dựng chiến lƣợc kinh doanh. Việc lựa chọn sản phẩm thị trƣờng đồng nghĩa với những phân tích, đánh giá và xác định các yêu cầu của thị trƣờng về sản phảm và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là tiếp cận mang tính thụ động đáp ứng, do vậy, đối với việc theo đuổi sản phẩm thân thiện môi trƣờng nên đƣợc tiếp cận dƣới hình thức tập trung vào quá trình hoặc tập trung vào đầu vào sản xuất. Việc tiếp cận sản phẩm, tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trƣờng mới đối với quy mô doanh nghiệp là khó do những yêu cầu về khả năng nghiên cứu khoa học công nghệ.  Chiến lƣợc về cạnh tranh: Các doanh nghiệp này nên đi theo đuôi các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp lớn, đi theo các xu hƣớng thị trƣờng mà các tập đoàn lớn đã vạch ra, có thể tạo ra đƣợc các sản phẩm có những đặc thù khác biệt riêng nhƣng tính đột phá không cao và không đủ khả năng theo đuổi và phát triển sản phẩm thân thiện môi trƣờng mới. 1.2.3. Chiến lược các bộ phận chức năng 90  Chiến lƣợc về môi trƣờng và sản phẩm: Do không có khả năng tạo ra sản phẩm mới nên đối với các doanh nghiệp này, việc tiếp cận môi trƣờng và sản phẩm trƣớc hết nên tiếp cận theo quy trình và tiếp cận theo nguồn cung đầu vào, trong đó cần chú trọng đến quy trinh sản xuất.  Chiến lƣợc định vị: Chiến lƣợc định vị đối với dòng sản phẩm của doanh nghiệp này là các định vị về giá trị khách hàng và định vị lợi ích khách hàng do việc áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trƣờng và sử dụng các đầu vào thân thiện môi trƣờng của doanh nghiệp mang lại. Các định vị về tính năng sản phẩm, khác biệt với các đối thủ hay dẫn đầu về chí phí/ giá cả không có khả năng thực hiện đối với các doanh nghiệp này.  Chiến lƣợc về kênh phân phối: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh phân phối để đƣa sản phẩm tới tay ngƣời tiêu dùng từ kênh phân phối trực tiếp cho đến kênh phân phối gián tiếp. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cần chú trọng chọn lựa các nhà phân phối sản phẩm xanh là một cách thức quảng bá thƣơng hiệu khá hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nên lựa chọn hình thức phân phối thông qua các đại lý hoặc các trung gian hay văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài, hiếm khi phân phối trực tiếp đƣợc tới các nhà phân phối ở các nƣớc đó. 2. Theo lĩnh vực kinh doanh 2.1. Lĩnh vực nông - lâm, thủy sản 2.1.1. Tiếp cận chiến lược Đối với các mặt hàng này, doanh nghiệp nên đi theo xu hƣớng từ dƣới lên, xuất phát từ đáp ứng các nhu cầu khách hàng nhiều hơn là tạo ra xu hƣớng tiêu dùng cho khách hàng. 91 2.1.2. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh Các doanh nghiệp này hoàn có thể theo đuổi các cách thức cạnh tranh trên thị trƣờng, bao gồm chuyên biệt hóa sản phẩm, dẫn đầu chi phí hay tập trung thị trƣờng, khách hàng. 2.1.3. Chiến lược môi trường và sản phẩm Việc tiếp cận môi trƣờng và sản phẩm có thể đi theo hƣớng tiếp cận quy trình sản xuất và tiếp cận nguồn cung ứng đầu vào thân thiện môi trƣờng. Tuy nhiên, cách tiếp cận theo quy trình đƣợc thực hiện nhiều nhất do những đặc thù của các sản phẩm trong lĩnh vực này đó là bản thân các sản phẩm rất nhạy cảm với các chất gây ô nhiễm và quá trình sản xuất, chế biến thƣờng xuyên gây ra ô nhiễm môi trƣờng. Tiếp cận môi trƣờng và sản phẩm ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thƣờng đi theo hƣớng áp dụng một số các quy trình và chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ HACCP, TQM, GMP, PPM... 2.1.4. Chiến lược kênh phân phối Các doanh nghiệp này có thể phân phối qua các nhà phân phối sản phẩm thân thiện môi trƣờng hoặc các kênh phân phối truyền thống 2.1.5. Về bao bì nhãn mác Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, bao bì nhãn mác là quan trọng bởi vì nó liên quan đến những thông tin mà khách hàng không thể tự nhận biết hay thẩm định đƣợc. Chẳng hạn là những thông tin về quy trình nuôi trồng và sản xuất, chế biến... Ngoài ra, đối với dòng sản phẩm này, bao bì là yếu tố rất quan trọng trong việc hấp dẫn khách hàng và là lĩnh vực sử dụng nhiều bao bì cho sản phẩm nhất. 2.2. Lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng Bao gồm các lĩnh vực nhƣ: dệt may, da dày, hàng điện tử, điện lạnh, ô tô, xe máy, đồ dùng gia đình v.v.... 92 2.2.1. Hướng tiếp cận chiến lược Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, tiếp cận chiến lƣợc có thể đi theo hai hƣớng là từ dƣới lên và trên xuống đều đƣợc. Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh, ô tô, xe máy...đều là những sản phẩm của các tập đoàn kin doanh lớn do những đặc thù về kỹ thuật, nguốn vốn, con ngƣời...đòi hỏi phải có trình độ cao, do vậy, hầu hết trong lĩnh vực này, tiếp cận theo hƣớng từ trên xuống vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. 2.2.2. Chiến lược cạnh tranh Đối với các doanh nghiệp này, trở thành kẻ dẫn đầu thị trƣờng luôn là động lực của tất cả các doanh nghiệp. Một nét đặc thù của dòng sản phẩm này là chu kỳ sống hay vòng đời sản phẩm rất ngắn, do vậy các doanh nghiệp thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với các thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể tiếp cận vấn đề sản phẩm và môi trƣờng theo cả 3 hƣớng là tiếp cận quy trình, tiếp cận sản phẩm mới và tiếp cận nguồn cung ứng thân thiện môi trƣờng. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, hầu hết đều sử dụng cả 3 cách tiếp cận trong sản xuất và cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, hƣớng tiếp cận sản phẩm đƣợc chú trọng nhất do đây là hƣớng tiếp cận mang tính thế mạnh và đột phá có khả năng tạo ra những đột biến và xu hƣớng mới về sản phẩm tiêu dùng cũng nhƣ mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. 93 KẾT LUẬN Trên thế giới, chiến lƣợc kinh doanh thân thiện đã có một quá trình phát triển lâu dài và những ƣu việt của nó ngày càng bộc lộ một cách rõ rệt. Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới chuyển từ mục tiêu kinh tế sang mục tiêu bền vững song hành giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng thì chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng xuất hiện là một tất yếu và mang lại những thành quả to lớn về nhiều mặt. Chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng là một chiến lƣợc kinh doanh tân tiến, có thể thỏa mãn mọi nhu cầu trong xã hội về mục đích tiêu dùng và bảo vệ môi trƣờng mà vẫn đảm bảo đƣợc lợi nhuận kinh tế cho các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp Việt Nam, trong điều kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, đã và đang có rất nhiều cơ hội để tham gia vào thị trƣờng thế giới nhƣng chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Chúng ta không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài trên thị trƣờng quốc tế mà cả trên sân nhà. Hiểu biết về các quy định quốc tế, nhu cầu quốc tế cũng nhƣ xu hƣớng kinh doanh quốc tế là những bƣớc đi quan trọng giúp các doanh nghiệp định hƣớng cho mình chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Thông qua khóa luận này, em mong muốn đƣa đến cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quan về chiến lƣợc thân thiện môi trƣờng trong các doanh nghiệp, từ đó có thể hiểu rõ hơn và giúp doanh nghiệp xác định vai trò quan trọng của môi trƣờng trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong tƣơng lai. Với sự nỗ lực của nhà nƣớc cùng các doanh nghiệp, chắc chắn trong tƣơng lai không xa chiến lƣợc kinh doanh thân thiện môi trƣờng sẽ thực sự phát triển ở Việt Nam và đƣa đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những lợi thế cạnh tranh nhất định. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: I. Tài liệu Tiếng Việt: 1. PGS.TS. Ngô Kim Thanh, PGS.TS. Lê Văn Tâm, Giáo trình quản trị chiến lƣợc, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Đại học Havard, Chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 3. PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Hỗ trợ doanh nghiệp về trình tự và cách thức lồng ghép các vấn đề môi trƣờng vào trong chiến lƣợc kinh doanh trong thƣơng mại quốc tế. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam, Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020. 6. TS. Đặng Tùng, số tháng 8 năm 2008, Tạp chí Khoa học công nghệ, trang 4. 7. Linh Nam, số ngày 21 tháng 10 năm 2007, Báo Nhân dân. II. Địa chỉ các trang web: 8. www.afa.vn 9. www.nhansinhthai.com 10. www.ecc-hcm.gov.vn 11. www.worldbank.org/privatesector/csr/index.htm 12. www.tmmt.gov.vn (cập nhật ngày 9/7/2008) 13. www.vpc.vn/ISO/index.asp 14. www.tcvn.gov.vn/ 15. www.tchdkh.org.vn/tcbvin.asp?code=38 16. www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=13&id=430 17. www.vncp.org 95 18. www.cpi.moit.gov.vn/Index.aspx?NewID=546E&CateID=27 19. www.vneconomy.vn/20081111032010210P0C5/doanh-nghiep-va-moi- truong-nhin-tu-goc-do-iso-14001.htm 20. www.sggp.org.vn/hosotulieu/2008/10/167369/ 21. www.202.134.18.27/csr/default.aspx?tabid=458 22. www.vissan.com.vn 23. www.navifishco.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4340_2154.pdf
Luận văn liên quan