Tích cực trang bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho việc đổi mới PPDH. Tạo
điều kiện cho SV hoàn thành tốt việc giảng dạy có ứng dụng CNTT trong đợt thực tập sư
phạm tại trường. Để các bạn SV có thể thấy được tầm quan trọng của việc trao dồi kiến thức
toàn diện trong trường đại học, từ đó tích cực phấn đấu hơn nữa.
Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ tin học cho
GV, vì theo chúng tôi biết có một số GV mặc dù rất muốn sử dụng CNTT vào việc dạy học
nhưng kỹ năng tin học không cho phép, và cũng không có thời gian đi học tại các cơ sở bên
ngoài. Hơn nữa, các cơ sở này cũng chỉ bổ trợ tin học một cách phổ thông chứ không đi sâu
vào chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
88 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng ebook hỗ trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế mô phỏng hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i.
2.5.2. Phần mềm Microsoft Powerpoint 2007
Nội dung hướng dẫn sử dụng phần mềm Powerpoint trong E-Book được chúng tôi
trình bày theo sơ đồ sau:
Phần mềm Microsoft Powerpoint 2007
Hướng dẫn vẽ
dụng cụ
Các thao tác cơ
bản
Mô phỏng
tham khảo
Gợi ý sử dụng
mô phỏng
Vẽ dụng cụ từ phần mềm
“Science Teacher Helper”
Vẽ dụng cụ từ phần mềm
“Chemoffice 2006”
Vẽ dụng cụ từ phần mềm
“Microsoft Powerpoint”
Hướng dẫn vẽ
dụng cụ
Các thao tác cơ
bản
Xen phủ Obitan
Mô hình nguyên tử
Dung dịch sôi
Dung dịch đổi màu
Dung dịch dâng lên
Thử tính dẫn điện
Mở rộng
Tia âm cực lệch trong điện trường
Lai hóa Obitan
Bắn phá lá vàng
Tia âm cực làm quay chong chóng
Hình 2.11. Sơ đồ nội dung hướng dẫn về phần mềm Microsoft Powerpoint 2007
Microsoft Powerpoint 2007 hiện nay là một phần mềm thông dụng được ưa dùng và
chuyên về soạn bài trình diễn, tuy nhiên nếu biết vận dụng những hiệu ứng được lập trình
sẵn trong chương trình thì có thể tạo nên những mô phỏng bắt mắt, hấp dẫn.
Mô phỏng
tham khảo
Bắn phá lá vàng
Cơ chế giặt rửa
Sơ đồ lò gas
Mô hình nguyên tử
Chưng cất phân đoạn
Sự chuyển dịch cân bằng
Điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm
Khả năng cháy của Photpho trắng và Photpho đỏ
Điện phân dung dịch CuSO4
Sự lai hóa Obitan nguyên tử
Tia âm cực lệch trong điện trường
Tia âm cực làm quay chong chóng
Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm
Chưng cất lôi cuốn hơi nước để lấy tinh dầu
Khí SO2 làm mất màu dung dịch thuốc tím
Để xây dựng được những MPHH từ phần mềm Powerpoint, trước tiên chúng ta cần
thiết kế các dụng cụ cần thiết rồi sau đó mới có thể thiết lập hiệu ứng phù hợp được, vì lẽ đó
chúng tôi đưa vào 3 đoạn phim quay lại thao tác hướng dẫn cách vẽ dụng cụ từ 3 phần mềm
khác nhau như: Science Teacher Helper, Chemoffice 2006 và vẽ ngay trên phần mềm
Powerpoint.
Hình 2.12. Phim hướng dẫn vẽ dụng cụ từ phần mềm Chemoffice 2006
Những MPHH được tổ hợp từ nhiều hiệu ứng với thời gian được canh chỉnh hợp lý.
Vì thế những thao tác mà chúng tôi hướng dẫn là những thao tác nền tảng ban đầu, bao
gồm:
- Xen phủ Obitan.
- Mô hình nguyên tử.
- Dung dịch sôi.
- Dung dịch đổi màu.
- Dung dịch dâng lên.
- Thử tính dẫn điện.
- Mở rộng.
Ở mỗi thao tác như thế, chúng tôi đưa ra những mục đích cần đạt khi thiết kế những
MPHH đơn giản này và hướng dẫn thực hiện rất chi tiết , đồng thời kèm theo là mẫu thiết kế
và đoạn phim quay lại thao tác trong quá trình thực hiện các mô phỏng trên. Riêng đối với
phần mở rộng chúng tôi đưa ra thêm 4 mô phỏng phức tạp hơn do trong giới hạn thời lượng
chưa cho phép chúng tôi không thể quay lại thao tác được, vì thế chỉ đưa ra mẫu thiết kế cho
người học tham khảo cùng với phần hướng dẫn chi tiết để họ có thể tham khảo và tự mình
thiết kế. Từ đó, người học có thể sáng tạo thêm để tạo nên những mô phỏng theo nhu cầu.
Hình 2.13. Phim hướng dẫn thao tác thực hiện mô hình nguyên tử trong phần mềm
Microsoft Powerpoint 2007
Ở phần các mô phỏng tham khảo chúng tôi chủ yếu tự thiết kế và có một vài mô
phỏng sưu tầm để người dùng tham khảo, bao gồm 15 mô phỏng sau:
- Thí nghiệm bắn phá lá vàng của Rutherford
- Cơ chế giặt rửa
- Sơ đồ lò gas
- Mô hình nguyên tử (hiện đại)
- Thí nghiệm chưng cất phân đoạn
- Sự chuyển dịch cân bằng
- Điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm
- Thí nghiệm chứng minh khả năng cháy của Photpho trắng và Photpho đỏ
- Điện phân dung dịch CuSO4
- Sự lai hóa Obitan nguyên tử
- Tia âm cực lệch trong điện trường
- Tia âm cực làm quay chong chóng
- Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm
- Chưng cất lôi cuốn hơi nước để lấy tinh dầu
- Thí nghiệm chứng minh tính khử của SO2 (làm mất màu dung dịch thuốc tím).
Hình 2.14. Mô phỏng tham khảo tia âm cực làm quay chong chóng
Bên cạnh đó, thông qua những gợi ý chi tiết về cách sử dụng các mô phỏng trong
chương trình THPT, người học có thể biết được những MPHH đó được dùng trong bài nào,
khối lớp nào của chương trình phổ thông? Mục đích của mô phỏng là gì?
Hình 2.15. Gợi ý sử dụng các MPHH trong chương trình THPT trong phần trình bày
phần mềm Microsoft Powerpoint 2007
2.5.3. Phần mềm Macromedia Flash Professional 8.0
Ở phần mềm Macromedia Flash chúng tôi bố trí nội dung cũng tương tự 2 phần mềm
Crocodile Chemistry 6.05 và Microsoft Powerpoint 2007.
Phần mềm Macromedia Flash 8.0
Giới
thiệu
giao diện
Tổng
quan về
Flash 8.0
Các mô
phỏng
đơn giản
Rèn
luyện kỹ
năng
Mô hình
Flash tham
khảo
Gợi ý sử
dụng mô
phỏng
Các mô
phỏng
đơn giản
Mô phỏng sủi bọt khí
Mô phỏng ngọn lửa cháy
Mô phỏng mở nắp lọ hóa chất
Mô phỏng lấy hóa chất dạng rắn
Mô phỏng lấy hóa chất dạng lỏng
Mô phỏng sự mất màu của dung dịch
Mô phỏng chuyển động của mực chất lỏng
Mô phỏng sự đổi màu của một đối tượng
Hướng dẫn chi tiết
Rèn
luyện kỹ
năng
Thí nghiệm sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao
Thí nghiệm điều chế khí Oxi
Thí nghiệm điều chế khí Axetilen
Hướng dẫn chi tiết
Demo
Hướng dẫn chi tiết
Demo
Hướng dẫn chi tiết
Demo
Vẽ một vài đối tượng cơ
bản
Kĩ thuật biễu diễn hoạt
hình
Tổng quan
Tổng
quan về
Flash 8.0
Hình 2.16. Sơ đồ nội dung hướng dẫn về phần mềm Macromedia Flash 8.0
Như đã nói Flash là một phần mềm đồ họa mà chúng ta có thể dùng nó để mô phỏng
các hiện tượng trong vật lý, hóa học, sinh học,... bằng các đoạn hoạt hình có tính tương tác
cao. Các mô phỏng tạo ra từ phần mềm Flash hoàn toàn tương thích với các công cụ tạo bài
giảng E-learning như Adobe Presenter hay Lecture Maker ...Tuy nhiên, Flash vẫn còn hơi
xa lạ với các bạn SV trong việc thiết kế các MPHH từ phần mềm này. Chính vì thế chúng
tôi đưa ra những đoạn phim hướng dẫn thao tác rất trực quan, cùng với những hướng dẫn
thực hiện rất chi tiết để người học dễ tiếp thu trong quá trình tiếp cận E-Book.
Ngoài việc quay phim giới thiệu giao diện để người học biết sơ lược về các công cụ,
chức năng của phần mềm, chúng tôi còn đưa ra một phần riêng biệt nói tổng quan về Flash
8.0 cùng với những đoạn phim quay lại thao tác vẽ các dụng cụ đơn giản, thao tác thiết kế
các đoạn hoạt hình cơ bản cũng đã được hướng dẫn khá chi tiết trong phần tổng quan.
Mô hình
Flash tham
khảo
Mô phỏng sủi bọt khí
Mô phỏng ngọn lửa cháy
Mô phỏng mở nắp lọ hóa chất
Mô phỏng lấy hóa chất dạng rắn
Mô phỏng lấy hóa chất dạng lỏng
Mô phỏng sự mất màu của dung dịch
Mô phỏng chuyển động của mực chất lỏng
Mô phỏng sự đổi màu của một đối tượng
Mô phỏng sủi bọt khí
Hình 2.17. Phim giới thiệu giao diện phần mềm Flash 8.0
Hình 2.18. Trang trình bày phần tổng quan về Flash 8.0
Cũng tương tự như việc thiết kế các MPHH trên phần mềm Microsoft Powerpoint
2007, mỗi một MPHH nó bao gồm nhiều hiệu ứng riêng lẽ kết hợp lại, thời gian canh chỉnh
phải sao cho phù hợp. Nên chúng tôi đưa ra những mô phỏng đơn giản, riêng rẽ để quay lại
thao tác cho người học dễ quan sát, từ đó có thể thỏa sức sáng tạo của cá nhân để tạo ra
những MPHH hoàn chỉnh. Phần các mô phỏng đơn giản này chúng tôi xây dựng một tập tin
hướng dẫn chi tiết cách thực hiện và quay lại 8 đoạn phim mô phỏng đã được xây dựng sẵn
cho người dùng tham khảo, bao gồm:
- Mô phỏng sủi bọt khí.
- Mô phỏng ngọn lửa cháy.
- Mô phỏng mở nắp lọ hóa chất.
- Mô phỏng lấy hóa chất dạng rắn.
- Mô phỏng lấy hóa chất dạng lỏng.
- Mô phỏng sự mất màu của dung dịch.
- Mô phỏng chuyển động của mực chất lỏng.
- Mô phỏng sự đổi màu của một đối tượng.
Hình 2.19. Mô phỏng lấy hóa chất dạng rắn
Bên cạnh, chúng tôi còn đưa ra thêm phần rèn luyện kỹ năng bao gồm 3 thí nghiệm,
với 3 hướng dẫn thực hiện chi tiết và 3 mẫu thiết kế tương ứng để người học có thể tham
khảo tự thiết kế. Cụ thể:
- Thiết kế thí nghiệm điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm.
- Thiết kế thí nghiệm điều chế khí Axetilen trong phòng thí nghiệm.
- Thiết kế thí nghiệm sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao.
Hình 2.20. Trang hướng dẫn thực hiện thí nghiệm sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao
Khá nhiều các MPHH mà chúng tôi sưu tầm, được thiết kế bằng phần mềm Flash để
người học tham khảo thêm và thấy được ưu thế của Flash trong việc thiết kế các MPHH
phục vụ cho việc dạy học hóa học. Cụ thể có 9 mô phỏng sau:
- Sự phân ly HCl
- Sự hòa tan NaCl
- Sự lai hóa Obitan
- Thử tính dẫn điện
- Sự tạo thành liên kết ion
- Thí nghiệm pin điện hóa
- Phản ứng cháy của hydrocacbon
- Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm
- Sản xuất axit Clohiđric trong công nghiệp
Hình 2.21. Mô phỏng thí nghiệm pin điện hóa tham khảo được thiết kế bằng Flash
Tương tự như các phần mềm trên, đối với các mô phỏng Flash chúng tôi cũng đưa ra
nhiều gợi ý cách sử dụng trong chương trình phổ thông.
Hình 2.22. Gợi ý sử dụng các MPHH trong ch
ph
2.6. Hướng dẫn sử dụng E
Khả năng tương tác của E
Khi khởi động E-Book s
” sẽ dẫn đến trang giớ
thể dùng để thiết kế MPHH
“ ” để đi đến trang chủ.
nhấp chuột vào biểu tượng “
Trên mỗi trang thành ph
: Lùi một trang
: Tiến một trang
: Trở về mục trước đó
: Trở về trang chủ
Tại mỗi trang thành phần
tương ứng mà bạn muốn.
2.7. Một số hướng sử dụng E
Theo wikipedia E-Book là t
đơn giản, E-Book là sản phẩm
đa tư liệu nghe nhìn như hình
ương trình THPT trong ph
ần mềm Macromedia Flash 8.0
-Book
-Book dựa vào các nút lệnh sau:
ẽ xuất hiện trang mở đầu, chỉ cần nhấp v
i thiệu chứa đoạn phim giới thiệu sơ lư
. Tại trang giới thiệu bạn có thể nhấ
Tại trang chủ bạn có thể đi đến từng ph
” được trình bày tương ứng với từng phầ
ần sẽ có những nút điều khiển như sau:
bạn chỉ cần nhấp vào liên kết để đi đến trang
-Book
ừ viết tắt của electronic book (sách điện t
“số hóa” của sách in. E-Book cung cấp cho ng
ảnh, âm thanh, video clips,Vì vậy, E
ần trình bày
ào biểu tượng: “
ợc 3 phần mềm có
p vào biểu tượng
ần mềm bằng cách
n mềm.
nội dung
ử). Hiểu một cách
ười sử dụng tối
-Book thể hiện kiến
thức không đơn thuần chỉ là những văn bản khô khan mà bằng nhiều hình thức sinh động
hấp dẫn làm cho người học thích thú hơn khi tiếp cận những thông tin trong E-Book.
Ngoài ra, E-Book rất gọn nhẹ và khả năng lưu trữ cao, có thể truy xuất rất nhanh đến
các mục, các phần trong E-Book nhờ siêu liên kết (Hyperlinks). Với một thiết bị đọc sách
hoặc máy tính, ở bất kì nơi đâu có internet bạn đều có thể tìm và đọc được những sách mà
mình mong muốn. Mặt khác, giá thành E-Book rẻ hơn sách in khá nhiều, không bị hư hỏng
theo thời gian, E-Book có thể sao lưu dự phòng, tái sử dụng nhiều lần hay in ra thành bản in
với sự chấp thuận của tác giả. Nhờ những ưu điểm đó E-Book mang những tính năng ưu
việt mà sách thông thường không có được.
Bên cạnh những ưu điểm trên, E-Book cũng có một số hạn chế nhất định sau: để đọc
E-Book yêu cầu phải có thiết bị chuyên dụng (máy tính, E-Book reader, smartphone) và
trong quá trình hoạt động tiêu tốn năng lượng (pin, điện); đọc E-Book trên máy tính lâu có
hại cho sức khỏe đặc biệt là mắt.
Với mong muốn E-Book tạo ra sẽ góp phần hỗ trợ cho SV sư phạm Hóa học nâng cao
kỹ năng thiết kế MPHH phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông. Căn cứ vào những
ưu nhược điểm của E-Book đã nêu trên, chúng tôi đề xuất một số hình thức sử dụng E-Book
“Hỗ trợ SV sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế MPHH” như sau:
- Sử dụng E-Book trong học phần ứng dụng CNTT trong DHHH ở trường phổ thông
của khoa Hóa học trường ĐHSP TP.HCM. Giảng viên có thể sử dụng E-Book giảng dạy
ngay trên lớp cho SV hoặc giảng viên có thể giao bài tập cho SV thực hiện tại nhà khi tham
khảo trước E-Book sau đó nhận xét các sản phẩm tại buổi lên lớp.
- Chia sẻ E-Book cho SV làm tư liệu tự học để tự nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng
thiết kế MPHH. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi SV phải có ý thức cao trong việc tự học để
nâng cao trình độ.
- Chia sẻ E-Book cho các GV giảng dạy bộ môn Hóa học ở các trường phổ thông để
họ có tư liệu nghiên cứu, rèn luyện nâng cao kỹ năng thiết kế MPHH phục vụ cho công tác
giảng dạy.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của E-Book trong việc hỗ trợ SV sử dụng các
phần mềm tiện ích để thiết kế MPHH.
Tính khả thi thể hiện qua:
- Kết quả tổng kết các phiếu nhận xét - đánh giá của SV về E-Book sau khi sử dụng.
Tính hiệu quả thể hiện qua:
- Sự đánh giá của SV về hình thức, cấu trúc, nội dung của E-Book.
- Kết quả bài kiểm tra của nhóm SV thực nghiệm (TN) so với nhóm SV đối chứng
(ĐC).
3.2. Nội dung thực nghiệm
- Thăm dò ý kiến của SV sư phạm khoa Hóa trường ĐHSP TP.HCM về tính khoa
học, độ tin cậy, khả năng ứng dụng của E-Book thông qua bảng hỏi sau khi họ đã sử dụng
E-Book đã thiết kế.
- Tổ chức kiểm tra có đối chứng giữa nhóm SV sư phạm có sử dụng
E-Book và nhóm SV sư phạm không tiếp cận E-Book, từ đó đánh giá về tính hiệu quả của
E-Book trong quá trình hỗ trợ cho SV sử dụng các phần mềm tiện ích để thiết kế MPHH.
3.3. Đối tượng thực nghiệm
- Thực nghiệm trên lớp hóa 4B – khóa K35 – khoa Hóa trường ĐHSP TP.HCM khi
đang học môn ứng dụng CNTT trong DHHH ở trường phổ thông.
- Thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi (phụ lục 3) đối với các SV khoa Hóa từ năm hai đến
năm tư.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Chọn lớp 4B – khóa K35 – khoa Hóa, chia lớp thành 2 nhóm bao gồm một nhóm TN và
một nhóm ĐC.
- Đối với nhóm TN: khi SV học về nội dung ứng dụng CNTT để thiết kế MPHH,
giảng viên giới thiệu E-Book và hướng dẫn cách sử dụng. Sau đó, giảng viên phân phát đĩa
CD cho SV về nhà tự học và rèn luyện kỹ năng thiết kế MPHH thông qua E-Book. Đồng
thời giảng viên giao bài tập về nhà cho SV với nội dung thiết kế một MPHH để sử dụng
trong DHHH ở trường phổ thông, sản phẩm của SV sẽ được chấm điểm theo các tiêu chí
đánh giá định trước (phụ lục 4) và công thức tính điểm (phụ lục 5).
- Đối với nhóm ĐC: sau khi giảng viên giảng dạy xong phần kiến thức tương đương
với nhóm TN, nhờ giảng viên cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá thông qua bài tập như đối
với nhóm TN.
Trước khi tiến hành thực nghiệm trên lớp 4B, chúng tôi cũng chia sẽ E-Book cho các
bạn SV năm 2, 3, kể cả năm 4 để các bạn SV sử dụng E-Book trong một tuần sau đó
phát phiếu nhận xét – đánh giá E-Book để khảo sát hiệu quả của E-Book.
3.5. Phân tích kết quả
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của SV
Sau khi thu sản phẩm của SV đã thiết kế, chấm điểm và phân loại điểm số, tiến hành
xử lý kết quả thực nghiệm theo phương pháp thống kê toán học theo các bước sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
4. Tính các thông số thống kê đặc trưng.
Trung bình cộng ( x ): tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu
1 1 2 2
11 2
... 1
...
k
k k
i i
ik
n x n x n x
x n x
n n n n
=
+ + +
= =
+ + +
∑
ni: tần số của các giá trị xi
n: số SV tham gia thực nghiệm
Phương sai (S2) và độ lệch chuẩn (S): tham số đo mức độ phân tán của các số
liệu xung quanh giá trị trung bình.
2S S= ;
2( )
1
i in x xS
n
−
=
−
∑
Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
Hệ số biến thiên (V): dùng để so sánh độ phân tán trong 2 trường hợp bảng số
liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau
Nhóm có hệ số V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều hơn.
SV = .100%
x
Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy
Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy
Sai số tiêu chuẩn (m): giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x±m
S
m =
n
Bảng 3.1. Điểm bài kiểm tra của SV lớp 4B
Nhóm TN ĐC
Đ
iể
m
x
i
0 0 0
1 0 0
2 0 0
3 0 1
4 0 1
5 0 0
6 1 3
7 4 9
8 6 7
9 6 0
10 1 0
Tổng số SV 18 21
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm kiểm tra 2 nhóm TN
và ĐC
Điểm xi Số SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 1 0 4.76 0 4.76
4 0 1 0 4.76 0 9.52
5 0 0 0 0 0 9.52
6 1 3 5.56 14.29 5.56 23.81
7 4 9 22.22 42.86 27.78 66.67
8 6 7 33.33 33.33 61.11 100.00
9 6 0 33.33 0 94.44 100.00
10 1 0 5.56 0 100.00 100.00
Tổng 18 21 100.00 100.00
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích kết quả học tập của nhóm TN và ĐC
Bảng 3.3. Bảng đánh giá kết quả học tập của SV nhóm TN và ĐC
Xếp loại
TN ĐC
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Giỏi (9 – 10) 7 38.89 0 0
Khá (7 – 8) 10 55.56 16 76.19
Trung bình (5 – 6) 1 5.55 3 14.29
Yếu, kém (<5) 0 0.00 2 9.52
ĐTB cả nhóm ix 8.11 6.86
Phương sai S2 1.05 1.73
Độ lệch chuẩn S 1.02 1.32
Hệ số biến thiên V 12.95 25.22
Sai số tiêu chuẩn m 0.25 0.38
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tầ
n
su
ất
lũ
y
tíc
h
Điểm xi
TN
ĐC
Hình 3.2. Biểu đồ
Nhận xét
Từ kết quả thực nghiệm tr
- Dựa vào bảng 3.1, ta th
8 và 9. Nghĩa là chất lượng sản ph
này chứng tỏ kỹ năng thiết kế MPHH c
có E-Book làm công cụ hỗ trợ
khuyến khích các bạn tích cực h
- Qua đồ thị biểu diễn đư
độ chênh của 2 đồ thị thể hiện rấ
nhóm ĐC khác nhau khá rõ rệt.
đường lũy tích của nhóm ĐC.
- Dựa vào biểu đồ so sánh k
nhóm TN nhiều hơn, nhìn tổng quan ta th
chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm
- Điểm trung bình của SV nhóm TN cao h
TN nhỏ hơn nhóm ĐC, chứng t
TN nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng c
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Giỏi
so sánh kết quả học tập của 2 nhóm TN v
ên cho thấy kỹ năng của SV nhóm TN cao h
ấy điểm có tần số lớn nhất của nhóm ĐC
ẩm (cụ thể là MPHH) ở nhóm TN cao h
ủa các bạn SV ở nhóm TN tốt h
cho các bạn SV có điều kiện tự rèn luy
ơn trong việc tự học, tự rèn luyện tại nh
ờng lũy tích điểm kiểm tra của 2 nhóm c
t rõ vì thế chúng ta có thể kết luận kết qu
Đồ thị đường lũy tích của nhóm TN nằm v
ết quả học tập của 2 nhóm: tỷ lệ % SV
ấy tỷ lệ % SV đạt điểm khá, gi
ĐC.
ơn nhóm ĐC. Hệ số biế
ỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung b
ủa nhóm TN đồng đều hơn so với nhóm
Khá Trung bình Yếu, kém
à ĐC
ơn nhóm ĐC:
là 7 và nhóm TN là
ơn nhóm ĐC, điều
ơn nhóm ĐC là nhờ
ện kỹ năng hơn,
à.
ủa lớp 4B, ta thấy
ả của nhóm TN và
ề bên phải đồ thị
đạt điểm giỏi ở
ỏi ở nhóm TN
n thiên V của nhóm
ình cộng của nhóm
ĐC.
TN
ĐC
- Vẫn còn một số bạn SV ở nhóm TN đạt điểm trung bình (5-6đ), bên cạnh đó số
điểm 10 đạt chưa nhiều, điều này chúng tôi nghĩ rằng có một số SV vẫn chưa tập trung thật
sự vào nghiên cứu E-Book và có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác.
3.5.2. Nhận xét của SV về E-Book
a. Về hình thức
Chúng tôi nghĩ rằng hình thức là ấn tượng đầu tiên khi người sử dụng tiếp xúc với E-
Book. Chính vì vậy, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút, lôi cuốn người sử
dụng vì thế chúng tôi đã cố gắng thiết kế E-Book sao cho bắt mắt và hấp dẫn bằng cách phối
màu hài hòa, kết hợp hình ảnh, âm thanh,hợp lý nhằm đem lại sự tối ưu về cảm quan đối
với người sử dụng. Điều đó được khẳng định sau khi sinh viên sử dụng và cho ý kiến nhận
xét.
Bảng 3.4. Bảng kết quả khảo sát về giao diện, hình thức E-Book
Đẹp, bắt mắt Bình thường Chưa tốt, đơn điệu
60% 40% 0%
Có 110 trên tổng số 184 SV cho rằng giao diện E-Book được thiết kế đẹp, bắt mắt
(chiếm khoảng 60%). Không có SV nào cho rằng còn đơn điệu và chưa tốt. Vậy về tổng thể,
tỉ lệ số SV đánh giá tốt về giao diện của E-Book là cao. Đây là một trong những thành công
của E-Book.
b. Về cấu trúc
Những thông tin, kiến thức, cũng như các mục được chúng tôi bố trí sao cho hợp lý
nhất, đem lại sự logic và rõ ràng. Kết quả khảo sát SV sau khi sử dụng E-Book được bảng
sau:
Bảng 3.5. Bảng kết quả khảo sát về cấu trúc E-Book
Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý
60% SV 39.45% SV 0.55% SV
Như vậy, về mặt cấu trúc E-Book đã gần như đáp ứng được yêu cầu của người sử
dụng. Tỷ lệ số SV nhận xét cấu trúc này hợp lý và rất hợp lý là rất cao (chiếm tới 99.45%
SV).
c. Về thao tác để sử dụng E-Book
E-Book được thiết kế sao cho tránh rườm rà. Vì vậy, thao tác trên E-Book chỉ đơn
thuần là việc nhấp chuột vào nơi muốn đến. Ở mỗi trang đều có đường liên kết dẫn về trang
chủ hoặc những trang có liên quan. Chính vì thế mà đa số các SV cho rằng thao tác sử dụng
đơn giản, dễ sử dụng.
Bảng 3.6. Bảng kết quả khảo sát về thao tác sử dụng trong E-Book
Đơn giản, dễ sử dụng Bình thường Rắc rối, phức tạp
88.04% SV 11.40% SV 0.56% SV
Có tới 88,04% SV công nhận điều này. Một số SV cho rằng nó bình thường (chiếm
11,40%), và một số ít cho rằng nó rắc rối, phức tạp (0,56%). Số SV cho rằng E-Book còn
rắc rối, phức tạp có thể giải thích là do có một số liên kết trong E-Book sai đường dẫn, làm
rối mắt vì E-Book khi phát cho SV sử dụng là E-Book thử nghiệm nên chưa hoàn chỉnh.
Điều này được khắc phục ngay sau đó. Nhưng xét về mặt tổng thể thì thao tác sử dụng trên
E-Book đã đạt yêu cầu.
d. Về nội dung E-Book
Về mặt cần thiết của các phần mềm được giới thiệu trong E-Book, sau khi khảo sát
chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của các phần mềm trong E-Book
Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Crocodile Chemistry 6.05 1 SV
(0.55%)
125 SV
(67.93%)
58 SV
(31.52%)
Microsoft PowerPoint 2007 6 SV
(3.26%)
98 SV
(53.26%)
80 SV
(43.48%)
Macromedia Flash 8.0 20 SV
(10.87%)
125 SV
(67.93%)
39 SV
(21.20%)
Từ số liệu bảng trên, tổng quan cho ta thấy hầu hết các SV đều đánh giá cao mức độ
quan trọng của các phần mềm này. Cụ thể như sau: 67,93% SV cho rằng phần mềm
Crocodile Chemistry 6.05 là cần thiết, 31,52% cho là nó rất cần thiết; 53,26% SV cho rằng
phần mềm PowerPoint là cần thiết, 43,48% cho là nó rất cần thiết; 67,93% SV cho rằng
phần mềm Macromedia Flash 8.0 là cần thiết, 21,20% cho là nó rất cần thiết.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số ít SV cho rằng không cần thiết đưa các
phần mềm này vào E-Book: có 0,55% SV cho rằng phần mềm Crocodile là không cần thiết.
Điều này có thể được giải thích là do các SV này đã biết sử dụng hoặc họ cho rằng thực hiện
thí nghiệm thật sẽ tốt hơn thí nghiệm ảo. 3,26% SV cho rằng phần mềm PowerPoint là
không cần thiết. Chúng ta có thể giải thích điều này là do phần mềm PowerPoint khá phổ
biến và đa số các bạn SV đều biết sử dụng nên cho rằng nó không cần thiết. Còn phần mềm
Flash 8.0 có 10,87 % SV cho rằng nó không cần thiết. Điều này có thể do vì yếu tố thời gian
không cho phép nên trong E-Book chúng tôi chỉ giới thiệu những MPHH cơ bản nhất và
một số MPHH tham khảo mặt khác các bạn SV chưa từng sử dụng và cũng chưa có cơ hội
khai thác đầy đủ các ứng dụng đồ họa của Flash. Nhưng nếu khi người dùng sử dụng thành
thạo phần mềm này, chúng tôi nghĩ họ sẽ ứng dụng và khai thác hơn nhiều điểm mạnh của
Flash. Tuy nhiên, xét thấy chúng tôi có đưa nhiều cái mới khi hướng dẫn cũng như đa số SV
đều có nhu cầu sử dụng phần mềm này vì vậy khi đưa nội dung này vào E-Book chúng tôi
thấy rất hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của SV.
Phần quan trọng trong nội dung của E-Book là những đoạn phim hướng dẫn cùng với
các gợi ý sử dụng MPHH trong chương trình THPT. Điều này quyết định đến mức độ tiếp
thu của SV trong quá trình sử dụng E-Book. Quá trình khảo sát cho chúng tôi bảng số liệu
sau:
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về chất lượng phim hướng dẫn trong E-Book
Khó hiểu, phức tạp Bình
thường Dễ hiểu, dễ thực hành
Crocodile Chemistry 6.05 5 SV
(2.72%)
64 SV
(34.78%)
115 SV
(62.50%)
Microsoft PowerPoint 2007 3 SV
(1.63%)
50 SV
(27.17%)
131 SV
(71.20%)
Macromedia Flash 8.0 7 SV
(3.80%)
100 SV
(54.35%)
77 SV
(41.85%)
Những đoạn phim chúng tôi quay sẽ được hiệu chỉnh, chèn thêm những chỉ dẫn bằng
kênh chữ vào, nhằm tạo sự tối ưu về mức độ trực quan cũng như giúp cho những hướng dẫn
này rõ ràng và chi tiết nhất. Đa số các SV đều cho rằng các đoạn phim này dễ hiểu, dễ thực
hành: khoảng 62,5% SV cho rằng phim hướng dẫn phần mềm Crocodile dễ hiểu, dễ thực
hành, khoảng 34,78% cho rằng nó bình thường; khoảng 71,20% SV cho rằng phim hướng
dẫn phần mềm Powerpoint dễ hiểu, dễ thực hành, khoảng 27,17% cho rằng nó bình thường;
khoảng 41,85% SV cho rằng phim hướng dẫn phần mềm Flash dễ hiểu, dễ thực hành,
khoảng 54,35% cho rằng nó bình thường.
Một số ít SV cho rằng nó khó hiểu và phức tạp: phần mềm Crocodile khoảng 2,72%
SV, phần mềm PowerPoint khoảng 1,63% SV, phần mềm Flash khoảng 3,80% SV. Khi
được hỏi nguyên nhân, chúng tôi thống kê được các nguyên nhân chính sau: thao tác hướng
dẫn hơi nhanh, một số phần trình bày trong phần mềm Flash hơi rối mắt. Và điều này đã
được chúng tôi khắc phục bằng cách điều chỉnh tốc độ phim và thay thế một bố cục mới thật
hợp lý ở phần mềm Flash ngay sau đó.
Như vậy, về mặt nội dung, chúng tôi cũng đáp ứng được yêu cầu về mặt trực quan,
dễ hiễu, và cần thiết. Điều này được thể hiện rất rõ qua kết quả khảo sát các SV sử dụng E-
Book.
e. Về hiệu quả sau khi sử dụng E-Book
Sau khi cho SV sử dụng E-Book chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo khi sử dụng các phần mềm của SV sau
khi dùng E-Book
Mức độ:
1: vẫn không biết sử dụng
2: biết sơ lược
3: biết sử dụng
4: ứng dụng hiệu quả trong giảng dạy
1 2 3 4
Crocodile Chemistry 6.05 0 SV
(0.00%)
2 SV
(1.09%)
121 SV
(65.76%)
61 SV
(33.15%)
Microsoft PowerPoint 2007 0 SV
(0.00%)
0 SV
(0.00%)
154 SV
(83.70%)
50 SV
(27.17%)
Macromedia Flash 8.0 9 SV
(4.89%)
50 SV
(27.17%)
105 SV
(57.07%)
20 SV
(10.87%)
Về mức độ sử dụng được các phần mềm này của SV thì về cơ bản chủ yếu tập trung
ở biết sử dụng và ứng dụng hiệu quả trong dạy học: có khoảng 1,09% SV biết sơ lược,
65,76% SV biết sử dụng, 33,15% SV ứng dụng hiệu quả phần mềm Crocodile trong giảng
dạy. Khoảng 83,70% SV biết sử dụng, 27,17% SV ứng dụng hiệu quả phần mềm
PowerPoint trong giảng dạy. Khoảng 27,17% SV biết sơ lược, 57,07% SV biết sử dụng,
10,87% SV ứng dụng hiệu quả phần mềm Flash trong giảng dạy. Số lượng SV cho rằng
mình có thể ứng dụng hiệu quả các phần mềm này vào giảng dạy thấp hơn số lượng SV cho
rằng mình biết sử dụng có thể được được giải thích là do đối tượng thực nghiệm của chúng
tôi là SV, vì vậy việc ứng dụng nó vào giảng dạy còn mang tính trừu tượng.
Mặt khác, chỉ có 4,89% SV chưa biết sử dụng phần mềm Flash. Lý do mà chúng tôi
đặt ra về vấn đề SV chưa biết cách sử dụng hoặc chỉ mới biết sơ lược các phần mềm trong
E-Book sau khi sử dụng E-Book đó là vì hạn chế về mặt thời gian. Thời gian các bạn SV sử
dụng E-Book để tự rèn luyện không được lâu và việc học trên lớp còn nhiều áp lực nên các
SV chưa sử dụng triệt để E-Book này hoặc trong quá trình sử dụng
E-Book họ chưa thực sự tập trung.
Từ kết quả điều tra về hình thức, cấu trúc, nội dung cũng như hiệu quả của E-
Book chúng tôi nhận thấy rằng:
- E-Book của chúng tôi đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung lẫn hình thức.
- E-Book của chúng tôi mang lại một hiệu quả nhất định, giúp SV có thể nâng cao kỹ
năng thiết kế MPHH, phục vụ cho việc dạy học hóa học sau này.
- E-Book của chúng tôi được các bạn sinh viên đón nhận và sử dụng khá nhiệt tình.
- Sau khi được hỏi “có nên tiếp tục phát triển E-Book này không?”, 100% SV đều
cho rằng nó hiệu quả và nên tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, E-Book của chúng tôi cũng nhận được một số phản hồi nhận xét mang
tính xây dựng để E-Book hoàn thiện hơn như: cần tìm xây dựng thêm nhiều phần mềm mới
hơn nữa để thiết kế MPHH, cần tăng cường số lượng các thao tác ở mỗi phần mềm, cần tăng
cường các ví dụ minh họa Những ý kiến này sẽ được chúng tôi tiếp thu để hoàn thiện hơn
E-Book.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành được
mục đích và nhiệm vụ đề ra ban đầu:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan vấn đề: các khóa luận, luận văn, tài liệu tham khảo có nội
dung liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
+ Cơ sở lý luận về việc đổi mới PPDH: khái niệm về PPDH, xu hướng đổi mới
PPDH, đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT .
+ Nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong DHHH: vai trò và một số khó khăn
khi ứng dụng CNTT trong DHHH.
+ Nghiên cứu tổng quan về MPHH: khái niệm về MPHH, đặc điểm của MPHH,
nguyên tắc chung và quy trình chung khi thiết kế MPHH.
+ Giới thiệu một số phần mềm thường sử dụng để thiết kế MPHH: phần mềm
Crocodile Chemistry 6.05, phần mềm Microsoft Powerpoint 2007 và phần mềm
Macromedia Flash Professional 8.0.
- Nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng CNTT và sử dụng MPHH trong DHHH ở
trường phổ thông thông qua việc điều tra 328 SV của khoa Hóa trường ĐHSP TP.HCM. Từ
kết quả điều tra cho thấy kỹ năng thiết kế MPHH của các SV còn hạn chế, trong quá trình
học tập và rèn luyện kỹ năng lại gặp nhiều khó khăn mà nhu cầu sử dụng các MPHH trong
quá trình dạy học môn Hóa ở phổ thông lại cao nên nhu cầu đặt ra cần có một cuốn E-Book
tích hợp các tính năng đa phương tiện nhằm hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm có thể
thiết kế MPHH để SV học tập.
1.2. Phối hợp các phần mềm tin học để thiết kế E-Book “Hỗ trợ SV sư phạm
sử dụng các phần mềm để thiết kế MPHH”
- Nghiên cứu và xây dựng nguyên tắc chung khi thiết kế E-Book.
- Xây dựng quy trình để thiết kế E-Book.
- Nghiên cứu, sử dụng phối hợp 4 phần mềm chính (Microsoft Office 2007,
ProShow Gold, BB FlashBack Professional 3.0, CourseLab 2.4) để thiết kế E-Book “Hỗ trợ
SV sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế MPHH”.
- E-Book xây dựng xong với dung lượng 428 MB gọn nhẹ, dễ lưu trữ. Trong
E-Book, chúng tôi hướng dẫn sử dụng 3 phần mềm để thiết kế MPHH, cụ thể: phần mềm
Crocodile Chemistry 6.05, Microsoft Powerpoint 2007, Macromedia Flash 8.0.
- E-Book bao gồm 55 đoạn phim (gồm phim giới thiệu công cụ của các phần mềm
một cách cho tiết rõ ràng và phim hướng dẫn), bên cạnh chúng tôi cũng đưa ra được nhiều
cái mới như: xây dựng những bản hướng dẫn chi tiết cách thực hiện các MPHH, 12 bài tập
vận dụng để người học rèn luyện kỹ năng cùng với 33 MPHH tham khảo có kèm theo
những gợi ý sử dụng các mô phỏng này trong chương trình THPT.
1.3. Khảo sát và thực nghiệm sư phạm để đánh giá đề tài
- Tiến hành khảo sát trên 184 SV khoa Hóa, trường ĐHSP TP.HCM bằng cách cho
sử dụng thử E-Book sau đó điều tra bằng phiếu hỏi và thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm
thuộc lớp 4B trong học phần ứng dụng CNTT trong DHHH ở trường phổ thông. Kết quả
thực nghiệm và khảo sát nhận được rất khả quan:
Sản phẩm của nhóm TN tạo ra có chất lượng và đạt yêu cầu cao hơn so với nhóm
ĐC. Chứng tỏ E-Book chúng tôi xây dựng đã góp phần nâng cao được kỹ năng
thiết kế MPHH cho SV rất nhiều.
Về hình thức: E-Book được thiết kế bắt mắt, thu hút người sử dụng và có tính
thẩm mĩ cao.
Về nội dung: E-Book giới thiệu được những phần mềm cần thiết cho thiết kế các
MPHH phục vụ cho quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường Phổ thông.
Hướng dẫn sử dụng các phần mềm này chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu.
Về hiệu quả: E-Book cung cấp cho SV một số kiến thức và kỹ năng cần thiết về
việc thiết kế các MPHH.
1.4. Đề xuất một số hướng sử dụng E-Book “Hỗ trợ SV sư phạm sử dụng
các phần mềm để thiết kế MPHH”
Ngoài việc xây dựng nội dung E-Book mang nhiều tính năng mới mẻ để người
học có thể tự rèn luyện kỹ năng một cách tốt nhất, chúng tôi cũng đã đề xuất được 3
hướng sử dụng E-Book sao cho có hiệu quả và khả thi trong quá trình sử dụng.
2. Kiến nghị
Việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học nói chung và trong bộ môn Hóa học nói
riêng tại thời điểm CNTT đang ngày càng phát triển là vô cùng cần thiết. Đặc biệt môn Hóa
học là môn khoa học đòi hỏi bài giảng cần phải có tính trực quan cao, lý thuyết phải đi đôi
với thực hành nên trong quá trình giảng dạy việc tiến hành thí nghiệm là không thể thiếu
được, nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được một thí nghiệm thật trên lớp
học vì lẽ đó ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy là rất hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài
việc gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, GV còn gặp không ít các khó khăn khác
như: kỹ năng, trình độ tin học của cá nhân,Vì thế trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã
nhận thấy được tầm quan trọng của việc trang bị cho SV đồng thời nâng cao hơn nữa kỹ
năng tin học cho GV đặc biệt là kỹ năng thiết kế các MPHH phục vụ cho DHHH ở các
trường phổ thông. Do đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:
Đối với trường Đại học sư phạm TP.HCM
Đào tạo một cách đồng bộ, có chất lượng về các kỹ năng ứng dụng CNTT trong
giảng dạy nói chung và trong bộ môn Hóa học nói riêng cho SV để phục vụ trong việc dạy
học ở các trường phổ thông sau khi ra trường.
Nên tổ chức nhiều chuyên đề, nhiều tiết học ngoại khóa, nhiều cuộc thi về tin học
cho SV sư phạm hơn để nâng cao kỹ năng tin học, vì đây chính là đội ngũ GV tương lai của
đất nước.
Đối với các trường phổ thông
Tích cực trang bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho việc đổi mới PPDH. Tạo
điều kiện cho SV hoàn thành tốt việc giảng dạy có ứng dụng CNTT trong đợt thực tập sư
phạm tại trường. Để các bạn SV có thể thấy được tầm quan trọng của việc trao dồi kiến thức
toàn diện trong trường đại học, từ đó tích cực phấn đấu hơn nữa.
Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ tin học cho
GV, vì theo chúng tôi biết có một số GV mặc dù rất muốn sử dụng CNTT vào việc dạy học
nhưng kỹ năng tin học không cho phép, và cũng không có thời gian đi học tại các cơ sở bên
ngoài. Hơn nữa, các cơ sở này cũng chỉ bổ trợ tin học một cách phổ thông chứ không đi sâu
vào chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
3. Hướng phát triển đề tài
Vì giới hạn về mặt thời gian, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc xây dựng một cuốn E-
Book để giới thiệu và hướng dẫn những phần mềm cơ bản nhất hỗ trợ cho SV sư phạm
chuyên ngành Hóa, cũng như các GV bộ môn Hóa ở các trường phổ thông để làm tài liệu tự
học, tự rèn luyện trong việc thiết kế các MPHH. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép chúng
tôi sẽ đưa ra nhiều gợi ý, nhiều ví dụ minh họa, nhiều bài tập vận dụng hơn và sẽ cung cấp
số lượng phần mềm nhiều hơn, giúp người dùng có thể lựa chọn những phần mềm phù hợp
với điều kiện và yêu cầu của từng cá nhân mà có thể tự tay mình tạo ra các MPHH ưng ý
nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Ngoài ra, E-Book sẽ được đưa thêm một phần đó là tự đánh giá sau khi sử dụng bằng
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để người học có thể có thể tự đánh giá được trình độ của bản
thân.
E-Book được thiết kế sẽ không dành riêng cho SV mà được xuất bản cho những ai có
nhu cầu học tập. Thử nghiệm E-Book nhiều hơn trong học phần ứng dụng CNTT trong
DHHH ở trường phổ thông của các lớp ở các khóa học khác nhau của khoa Hóa trường
ĐHSP TP.HCM.
Chúng tôi hi vọng những đóng góp của đề tài, trong một chừng mực nào đó sẽ góp
phần nâng cao kỹ năng thiết kế MPHH nhằm phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV cũng
như của SV sư phạm chuyên ngành Hóa sau khi ra trường, từ đó nâng cao chất lượng dạy
học môn Hóa học, góp phần đưa nền giáo dục Việt Nam có thể sánh kịp với nền giáo dục
của các nước tiên tiến trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (1999), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục
2. Trần Thị Tuyết Anh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học, tập 1, NXB Đại học
Sư phạm.
3. Phạm Ngọc Bằng, Trần Trung Minh, Trang Thị Lân, Hoàng Thị Chiên, Nguyễn Văn
Hiếu, Võ Văn Duyên Chi, Dương Huy Cần, Phạm Ngọc Sơn, Ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học hóa học tập 2, NXB Đại học Sư phạm.
4. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, ĐHSP. TPHCM.
5. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP.
TPHCM.
6. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận phương pháp dạy học, ĐHSP. TPHCM.
7. Bộ Giáo dục – Đào tạo (30/7/2001), Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn
(2001 – 2005)
8. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005)
9. Nguyễn Tường Dũng, Mô phỏng – một PPDH hiện đại và hiệu quả, Cao đẳng kinh
tế - kĩ thuật Bình Dương.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (24/12/1996), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII Về định
hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.
11. Cao Cự Giác, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học, NXB Đại học
Sư phạm.
12. Lê Thị Hà (2012), Thiết kế e-book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11
chương trình nâng cao ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
13. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học Hóa hữu cơ lớp
11 ban cơ bản ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
14. Huỳnh Kim Liên (2006), Thống kê hóa học và tin học trong hóa học, Khoa sư phạm
trường Đại Học Cần Thơ.
15. Thái Hoài Minh, Tài liệu hướng dẫn học phần ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong dạy học hóa học, ĐHSP TP.HCM.
16. Văn Thị Trà My (2009), Thiết kế một số thí nghiệm hóa hữu cơ bằng phần mềm
Powerpoint 2003 và Dreamweaver 8.0, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
17. Nghị quyết CP của chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT vào Giáo dục –
Đào tạo (1993).
18. Trịnh Lê Hồng Phương, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Crocodile Chemistry
6.05 trong dạy và học bộ môn Hóa học, ĐHSP TP.HCM.
19. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên), Các kỹ thuật ứng dụng trong Flash và
DREAMWEARER, NXB lao động – xã hội .
20. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên), Thiết kế hoạt hình cho web với Macromedia Flash,
NXB Giáo dục.
21. Đinh Thị Xuân Thảo (2005), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash trong DHHH
ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
22. Nguyễn Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ,
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học.
23. Nguyễn Trọng Thọ, Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục.
24. Phan Thị Minh Thu (05/2009), Thiết kế một số thí nghiệm phổ thông bằng phần mềm
Macromedia Flash MX 2004, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
25. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan
Quang Thái (2007), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
26. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê
Mậu Quyền, Hóa học 11 nâng cao , NXB Giáo dục.
27. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Từ
Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng, Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục.
28. Giang Thành Trung (2007), Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
học Hóa học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học.
29. Lê Thành Vĩnh (2012), Thiết kế E-Book “các phần mềm tiện ích trong DHHH ở trường
phổ thông”, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Hóa - ĐHSP TP.HCM.
30. Một số trang Internet liên quan:
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra DT1 (dùng cho SV năm nhất đến năm ba)
Trường Đại học sư phạm TPHCM
Khoa hóa học
----------------
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN
Chào các bạn Sinh viên thân mến!
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Thực hiện các thí nghiệm trong quá trình dạy
học Hóa học sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu thêm bài học và
tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học . Vì thế
việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài giảng Hóa học là một khâu quan trọng
không thể thiếu, cũng như việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Hóa học, cần
phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học . Tuy
nhiên do yếu tố thời gian và yếu tố vật chất cùng với yếu tố độc hại dẫn đến một bộ phận
không nhỏ các trường phổ thông không thể sử dụng được các thí nghiệm thật trên lớp học.
Do đó, việc ứng dụng CNTT và thực hiện các mô phỏng Hóa học để có những thí nghiệm an
toàn, nhanh chóng và những mô hình trực quan trên máy tính, là giải pháp thiết thực có thể
khắc phục đáng kể những yếu tố trên. Xuất phát từ những lý do đã nêu, chúng tôi mong
muốn tìm hiểu được thực trạng về sự quan tâm của các bạn Sinh viên sư phạm trong việc sử
dụng các phần mềm tiện ích để thiết kế mô phỏng hóa học phục vụ cho quá trình dạy học
môn Hóa sau khi ra trường.
Các thông tin mà các bạn cung cấp sẽ giúp chúng tôi xác định được nhu cầu cần thiết
của các bạn về vấn đề trên, đồng thời tạo động lực để chúng tôi xây dựng cuốn E-book “ Hỗ
trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế mô phỏng Hóa học“ giúp các
bạn tự rèn luyện kỹ năng trong học phần ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC và có thể ứng dụng khi ra trường. Vì thế rất mong các
bạn dành chút thời gian quý báu để hoàn thành bảng câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào
ô phù hợp với bạn.
1. Thông tin cá nhân người được điều tra
Lớp:.Giới tính: Nam Nữ
2. Theo bạn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có cần thiết hay không?
Có Không
3. Bạn có thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quá trình dạy học hóa
học?
Không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên
4. Theo bạn, chúng ta có nên dùng phần mềm tiện ích để thiết kế các mô phỏng hóa học
trên máy tính làm phương tiện trực quan cho học sinh thay cho các thí nghiệm thật
không?
Nên Không nên
5. Bạn có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay không ?
Có. Không.
6. Theo bạn, việc sinh viên, giáo sinh (Sinh viên đang thực tập sư phạm) và giáo viên ngại
thiết kế các Mô phỏng Hóa học là do đâu ? ( có thể chọn nhiều ý kiến)
Không có thời gian
Không biết dùng phần mềm nào để thiết kế
Không biết thiết kế do kỹ năng còn kém.
Ý kiến khác:
..
..
7. Hãy chọn mức độ thành thạo của bạn khi sử dụng các phần mềm tiện ích để thiết kế mô
phỏng Hóa học
Chưa sử
dụng
Biết sơ lược Sử dụng được Rất thành thạo
Crocodile Chemistry 6.05
Microsoft Powerpoint
Macromedia Flash 8.0
8. Bạn gặp những khó khăn nào khi học cách sử dụng một phần mềm mới? (có thể chọn
nhiều kết quả)
Tìm kiếm tài liệu Không có hướng dẫn chi tiết
Hướng dẫn khó hiểu Hạn chế về ngoại ngữ
Lý do khác:
9. Theo bạn, việc chúng tôi xây dựng một cuốn E-book làm nguồn tư liệu học tập trong
học phần ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC
và góp phần hỗ trợ cho việc rèn luyện kỹ năng thiết kế các mô phỏng Hóa học của các
bạn sinh viên, giáo sinh, giáo viên có cần thiết không ?
Có Không
Xin chân thành cảm ơn các bạn ! Chúc các bạn học tập thật tốt.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Lê Thị Hồng Loan
Khoa hóa – Đại học sư phạm TPHCM – Email: lethihongloan1402@gmail.com
Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra DT2 (dùng cho SV năm tư)
Trường Đại học sư phạm TPHCM
Khoa hóa học
----------------
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN
Chào các bạn Sinh viên thân mến!
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Thực hiện các thí nghiệm trong quá trình dạy
học Hóa học sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu thêm bài học và
tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học . Vì thế
việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài giảng Hóa học là một khâu quan trọng
không thể thiếu, cũng như việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Hóa học, cần
phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học . Tuy
nhiên do yếu tố thời gian và yếu tố vật chất cùng với yếu tố độc hại dẫn đến một bộ phận
không nhỏ các trường phổ thông không thể sử dụng được các thí nghiệm thật trên lớp học.
Do đó, việc ứng dụng CNTT và thực hiện các mô phỏng Hóa học để có những thí nghiệm an
toàn, nhanh chóng và những mô hình trực quan trên máy tính, là giải pháp thiết thực có thể
khắc phục đáng kể những yếu tố trên. Xuất phát từ những lý do đã nêu, chúng tôi mong
muốn tìm hiểu được thực trạng về sự quan tâm của các bạn Sinh viên sư phạm trong việc sử
dụng các phần mềm tiện ích để thiết kế mô phỏng hóa học phục vụ cho quá trình dạy học
môn Hóa sau khi ra trường.
Các thông tin mà các bạn cung cấp sẽ giúp chúng tôi xác định được nhu cầu cần thiết
của các bạn về vấn đề trên, đồng thời tạo động lực để chúng tôi xây dựng cuốn E – book “
Hỗ trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế mô phỏng Hóa học “ giúp
các bạn tự rèn luyện kỹ năng và có thể ứng dụng khi ra trường. Vì thế rất mong các bạn
dành chút thời gian quý báu để hoàn thành bảng câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô
phù hợp với bạn.
1. Thông tin cá nhân người được điều tra
Lớp:.Giới tính: Nam Nữ
2. Theo bạn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có cần thiết hay không?
Có Không
3. Bạn có thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quá trình dạy học hóa
học?
Không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên
4. Theo bạn, chúng ta có nên dùng phần mềm tiện ích để thiết kế các mô phỏng hóa học
trên máy tính làm phương tiện trực quan cho học sinh thay cho các thí nghiệm thật
không?
Nên Không nên
5. Bạn có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay không ?
Có. Không.
6. Trong lần thực tập sư phạm tại các trường phổ thông vừa qua, bạn có thiết kế mô phỏng
Hóa học nào bằng phần mềm tiện ích để làm phương tiện trực quan cho học sinh không
?
Có. Không.
Lý do bạn chọn có hoặc không:.
............
7. Theo bạn, việc sinh viên, giáo sinh và giáo viên ngại thiết kế các Mô phỏng Hóa học là
do đâu ? (có thể chọn nhiều ý kiến)
Không có thời gian
Không biết dùng phần mềm nào để thiết kế
Không biết thiết kế do kỹ năng còn kém.
Ý kiến khác: ..
8. Hãy chọn mức độ thành thạo của bạn khi sử dụng các phần mềm tiện ích để thiết kế mô
phỏng Hóa học
Chưa sử
dụng
Biết sơ
lược
Sử dụng
được
Rất thành
thạo
Crocodile Chemistry 6.05
Microsoft Powerpoint 2007
Macromedia Flash 8.0
9. Bạn gặp những khó khăn nào khi học cách sử dụng một phần mềm mới? ( có thể chọn
nhiều kết quả)
Tìm kiếm tài liệu Không có hướng dẫn chi tiết
Hướng dẫn khó hiểu Hạn chế về ngoại ngữ
Lý do khác:
...........
10. Theo bạn, việc chúng tôi xây dựng một cuốn E-book làm nguồn tư liệu học tập trong
học phần ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC
và góp phần hỗ trợ cho việc rèn luyện kỹ năng thiết kế các mô phỏng Hóa học của các
bạn sinh viên, giáo sinh, giáo viên có cần thiết không ?
Có Không
Xin chân thành cảm ơn các bạn ! Chúc các bạn học tập thật tốt.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Lê Thị Hồng Loan.
Khoa hóa – Đại học sư phạm TPHCM – Email : lethihongloan1402@gmail.com
Phụ lục 3. Phiếu thăm dò ý kiến về hiệu quả của E-Book
Trường Đại học sư phạm TPHCM
Khoa hóa học
-----------------
PHIẾU NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ EBOOK
“ Hỗ trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm
để thiết kế mô phỏng Hóa học “
(Dành cho sinh viên)
Các bạn Sinh viên thân mến!
Hiện nay chúng tôi đang xây dựng cuốn E-Book (sách điện tử) hỗ trợ cho việc tự
học, tự rèn luyện kỹ năng của các bạn Sinh viên sư phạm Hóa học trong việc thiết kế mô
phỏng ứng dụng vào trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông. Những thông tin của các
bạn cung cấp trong phiếu nhận xét - đánh giá sẽ giúp chúng tôi đánh giá mức độ phù hợp
của E-Book, từ đó có thể thiết kế E-Book hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông
tin các bạn cung cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa
học của việc nghiên cứu. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn.
1. Thông tin cá nhân người được điều tra
Lớp:. Giới tính: Nam Nữ
2. Về giao diện và hình thức trình bày:
Chưa tốt, đơn điệu Bình thường Đẹp, bắt mắt
Ý kiến khác....
3. Về cấu trúc E-Book:
Chưa hợp lý Hợp lý Rất hợp lý
Ý kiến khác
4. Về thao tác để sử dụng E-Book:
Rắc rối, phức tạp Hơi rắc rối Đơn giản, dễ sử dụng
Ý kiến khác
5. Theo bạn, các phần mềm trình bày trong E-Book có cần thiết để thiết kế mô phỏng Hóa
học không ?
Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Crocodile Chemistry 6.05
Microsoft Powerpoint
Macromedia Flash 8.0
6. Bạn nhận xét gì về phần hướng dẫn sử dụng các phần mềm được trình bày trong E-
Book?
Khó hiểu, phức
tạp Đạt yêu cầu Dễ hiểu, dễ thực hành
Crocodile Chemistry 6.05
Microsoft Powerpoint
Macromedia Flash 8.0
7. Mức độ tiếp thu cách sử dụng các phần mềm của bạn sau khi sử dụng E-Book:
1 2 3 4
Crocodile Chemistry 6.05
Microsoft Powerpoint
Macromedia Flash 8.0
1: Vẫn không biết sử dụng 2: Biết sơ lược 3: Biết sử dụng 4: Ứng dụng hiệu quả
8. Theo bạn có nên tiếp tục phát triển E-Book này không?
Có Không
9. Nếu có, theo bạn, cần làm gì để E-Book này hoàn thiện hơn?
..
.
Xin chân thành cảm ơn các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt!
Mọi chi tiết xin liên hệ : Lê Thị Hồng Loan
Khoa hóa – Đại học sư phạm TPHCM – Email: lethihongloan1402@gmail.com
Phụ lục 4. Tiêu chí đánh giá sản phẩm
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MPHH
THIẾT KẾ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT
Mức độ
Tiêu chí
Trọng
số
3 2 1
1. Về mặt dụng cụ 1
Chính xác, khoa
học, sắc nét, bắt
mắt, kích thước
hợp lí.
Chính xác, sắc
nét, màu sắc hài
hòa, kích thước
cân đối.
Hài hòa,
tương đối.
2. Về mặt hiệu ứng 2
Khoa học, trình tự
diễn biến của phản
ứng thật chính xác,
thời gian hợp lí.
Đúng trình tự
diễn biến của
phản ứng, hiệu
ứng, thời gian
khá hợp lí.
Đúng trình tự
diễn biến của
phản ứng,
hiệu ứng chưa
hợp lí.
3. Về mặt nội dung 3
Thể hiện chính xác
và đầy đủ mục
đích thí nghiệm,
logic, hướng HS
quan sát thí
nghiệm theo hướng
nghiên cứu và rút
ra nhận xét, giải
thích vần đề.
Thể hiện đầy đủ
mục đích thí
nghiệm, chính
xác.
Thể hiện chưa
đầy đủ mục
đích thí
nghiệm, chưa
chính xác.
Phụ lục 5. Công thức tính điểm sản phẩm
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Tiêu chí Trọng số (T) Mức độ (M)
Quy điểm
1 2 3
( )
max
10
M T
MxTQD x
∑+
=
∑
∑
1 1
2 2
3 3
Nhận xét:...........
...
...
Tổng: /10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_06_4242503150_5719.pdf