Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008: Sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh

Năm 2007 đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử kinh tế khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 sau khi gói đề nghị của Việt Nam được Đại Hội đồng của WTO chấp nhận vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Đối với giới lãnh đạo chính trị và dân chúng Việt Nam, trở thành thành viên WTO là cuộc vượt rào cản cuối cùng để Việt Nam hoàn toàn có thể hòa nhập với cộng đồng thế giới, đặc biệt khi mà Mỹ lúc đó vẫn có khả năng ngăn chận chuyện này, và như thế chặn đường phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm mục đích đòi hỏi các nhân nhượng về chính trị. Việc gia nhập WTO do đó được các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một thắng lợi lớn. Và như tất cả các cuộc thắng lợi lớn trong quá khứ, dù là đối với Pháp hay với Mỹ, họ như được uống liều thuốc thánh, trở nên mê hoặc với các kế hoạch vĩ đại bất chấp thực tế. Lần này, chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin rằng việc nhanh chóng bắt kịp các nước trong khu vực đã nằm trong tầm tay. Kế hoạch năm 2008 đặt mục tiêu tăng GDP ở mức 8.5-9%, bằng cách vừa tập trung kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính gián tiếp, vừa tăng cường vai trò của các tập đoàn quốc doanh và các công ty con của chúng bằng cách cung cấp đất công, tiền ngân sách và tín dụng một cách dễ dãi. Về mặt chính trị, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất có thể đã tin rằng kế hoạch kinh tế này sẽ được sự ủng hộ của đảng viên và các chính quyền địa phương cả nước bởi vì nó mang lại lợi ích cho họ qua việc phát triển của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh bằng cách cấp tiền vốn ngân sách, phân phát quyền sử dụng đất, tạo ra cổ phần trong hàng trăm các công ty nửa tư nửa công mà các tập đoàn và tổng công ty nhanh chóng dựng nên. Nhưng ngay trong năm 2008 kế hoạch này cũng nhanh chóng,làm lạm phát nhảy vọt, thị trường chứng khoán suy sụp và nền kinh tế bị đe dọa trầm trọng bởi khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán. Việc này chưa làm mất ghế, nhưng đã làm mất uy tín của vị thủ tướng trẻ, người hình như có đầy tham vọng tập trung quyền điều hành kinh tế vào cá nhân mình. Vào tháng 11 năm 2008, chính phủ Việt Nam đã phải giảm chỉ tiêu tăng GDP xuống 6,7%,[1] nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ đạt được 6,2%. Phần đầu của bài viết sẽ đánh giá những nét quan trọng về kết quả đạt được trong nền kinh tế. Phần này sẽ là cơ sở để tìm hiểu về hệ quả chính trị có thể có trong phần hai.

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008: Sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời kỳ 2001-2006 là 3,9 với mức tăng GDP bình quân năm là 9,7%.  Còn Nam Hàn với hệ số ICOR là 3,0 nhưng đạt tốc độ tăng bình quân năm là 7,9% vào thời kỳ 1961-1980 tức là thời kỳ chuyển tiếp trước khi đạt mức được coi là có thu nhập cao. Thái Lan vào thời kỳ 1981-1995 đạt tốc độ tăng 8,1% với hệ số ICOR là 4,1.  Malaysia có hệ số ICOR là 4,6 và tốc độ tăng bình quân năm là 7,1% những năm 1981-1995.[8] Không có nước nào có hệ số ICOR tệ như Việt Nam, điều này chứng tỏ rằng nền kinh tế Việt Nam thiếu hiệu quả, năng suất rất thấp. BẢNG 3 Hệ số ICOR ở Việt Nam  2001-2007 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hệ số ICOR 5,14 5,28 5,31 5,22 4,85 5,04 5,38 Nguồn: Tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam tụt xuống mức khủng khoảng vào cuối năm 2007 vì chính sách đạt tốc độ tăng GDP cao và sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước. Thiếu hụt năm 2007 là 14 tỷ USD, bằng 19,8% GDP (coi Bảng 4), tăng gấp ba so với ba năm trước đó. Nếu mà không có quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chận đứng ngay chính sách sai lầm của chính phủ (sẽ được phân tích kỹ hơn dưới đây) thì nhập siêu rất có thể sẽ đạt 30 tỷ USD vào cuối năm 2008, chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán với nước ngoài vì lúc đó dự trữ ngoại tệ chỉ có khoảng 22 tỷ USD, nhất là lúc tư bản tài chính đã chấm dứt đổ vào Việt Nam vì thị trường chứng khoán đã suy sụp. Số liệu 9 tháng đầu năm 2008 cho thấy nhập siêu đã giảm từ 3 tỷ USD một tháng vào tháng đầu năm xuống dưới 1 tỷ USD. Điều này là hệ quả của việc áp dụng  các mệnh lệnh hành chính nhằm ngăn chặn đầu tư và cắt tín dụng cho các tập đoàn quốc doanh, nhằm hãm phanh lạm phát. Dù với chuyển đổi chính sách giữa dòng nhằm ngăn chận nhập siêu như vậy, nhập siêu cũng đã ở mức 15 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, và cuối cùng vẫn đạt mức 18 tỷ USD vào cuối năm 2008, bằng 20% GDP: một tỷ lệ cực kỳ cao. Bảng 4 cho thấy thống kê chi tiết.  Qua thống kê ta cũng thấy là nhập siêu có nguyên nhân chính từ các nhà sản xuất Việt Nam chạy theo tốc độ tăng GDP, chứ không phải từ các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì các nhà đầu tư nước ngoài có xuất siêu ngay cả trong 9 tháng đầu năm 2008. HÌNH 4 Cán cân thương mại 2000-2008 [9] Nguồn: Số liệu năm là từ Tổng cục Thống kê; số liệu tháng là từ Bộ Công Thương. BẢNG 4 Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 10 tháng đầu năm 2008 (triệu USD) 2008 Tổng xuất Xuất của FDI Tổng nhập Nhập của FDI Tổng cán cân xuất nhập Cán cân xuất nhập của FDI Tháng giêng 4.500 2.500 7.939 2.743 -3.439 2.497 Tháng hai 2.243 2.617 5.059 4.006 -2.816 -1.389 Tháng ba 6.283 2.441 7.394 2.102 -1.111 339 Tháng tư 5.235 3.030 8.968 2.644 -3.733 386 Tháng năm 5.137 2.852 8.457 3.472 -3.320 -620 Tháng sáu 6.297 3.480 6.653 2.366 -356 1.114 Tháng bảy 7.181 3.484 7.417 1.877 -236 1.607 Tháng tám 6.445 3..241 7.399 2.753 -954 488 Tháng chín 5.254 2.992 5.117 2.214 137 778 Tháng mười 5.199 -8 5.662 2.787 -463 -2.795 Tổng 10 tháng 53.774 26.629 70.065 24.224 -16.291 2.405 Nguồn:  Bộ Công Thương. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đúng là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã làm giảm tác hại của cuộc khủng hoảng ở Việt Nam trong năm 2008 và đã có lúc được quan chức nhà nước vin vào để biện bạch rằng không có gì phải sợ khủng hoảng cán cân thanh toán vì tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thì vốn đăng ký dự án FDI được chấp nhận vào 10 tháng đầu năm 2008 lên tới 59,3 tỷ USD gấp 6 lần số vốn đăng ký năm 2007.  Điều này có vẻ vượt quá khả năng tưởng tượng vì chưa từng thấy trên thế giới, nhưng nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy là hầu hết các dự án là vào lãnh vực địa ốc, khu du lịch cao cấp, sản xuất thép và lọc dầu; cộng chung đã lên tới 45 tỷ USD (coi Bảng 5).[10]  Những dự án như thế này chắc chắn sẽ bị ngưng hoặc hủy bỏ vì tình hình nhu cầu thế giới không như trước và vốn sẵn có cũng không còn.  Ngoài ra cũng nên thận trọng khi đọc những con số của Việt Nam.  Loại trừ trò hứa hão vì mục đích khác thì các chủ dự án FDI cũng nhằm vào việc vay nguồn vốn từ trong nước. Khi tính vốn FDI như vậy cần phải loại trừ phần mà chủ dự án nước ngoài không bỏ vốn ra. Theo tin phân tích mới nhất của Viện Quản lý Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, trong số 10 tỷ USD được báo cáo là FDI thực hiện trong năm 2008 thì chỉ có 2,2 tỷ USD (tức là 22%) là thực sự do vốn chủ đăng ký nước ngoài đưa vào.[11]  Và theo đúng thông lệ thống kê Liên Hợp Quốc thì chỉ có 2,2 tỷ USD này mới có thể gọi là FDI. Phần vay mượn của công ty FDI là phần vay mượn của nền kinh tế Việt Nam vì công ty FDI là công ty thuộc thành phần kinh tế Việt Nam. Đối với cả năm 2008 con số nhập siêu hàng hóa là 18 tỷ USD.  Tuy nhiên theo IMF nhập siêu hàng hóa là 12,3 tỷ và nhập siêu dịch vụ là 2,3 tỷ như vậy tổng nhập siêu hàng hóa và dịch vụ chỉ có 14,6 tỷ,[12] Nguồn vốn chảy ra là gần 17 tỷ USD nếu cộng thêm chi trả nợ nước ngoài.  Trong khi vốn chảy vào là 7,3 tỷ kiều hối, 7,8 tỷ FDI cộng chung là 15,1 tỷ. Như vậy số thiếu hụt phải vay mượn chỉ có khoảng 2 tỷ.  Vấn đề được đặt ra như ở trên thì con số 7,8 tỷ USD có vẻ không tin cậy được; FDI theo như báo cáo phân tích của Viện Quản lý trung ương chỉ khoảng 2,2 tỷ.  Như vậy con số thiếu hụt lên đến 7 tỷ chứ không phải 2 tỷ. Phần này lấy ở đâu cũng khó hiểu: từ gối đầu giường của dân hay mượn của Trung Quốc vì nhập siêu từ Trung Quốc năm 2008 lên đến 11 tỷ USD?[13] BẢNG 5 Phân tích các dự án đăng ký FDI lớn được chấp thuận năm 2008 (tỷ USD) Dự án Quốc gia Được chấp thuận Dự án khu liên hợp thép nhà máy điện và cảng biển tại Ninh Thuận Malaysia 9,79 Dự án xây dựng cảng và nhà máy luyện kim tại Vũng Áng Hà Tĩnh Đài Loan 7,9 Dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa Nhật và Hòa Lan 6,2 Dự án khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên Brunei 4,3 Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm Bà Rịa – Vũng Tàu Canada 4,23 Dự án hóa dầu Long Sơn Bà Rịa – Vũng Tàu Thái Lan 4 Dự án khu đô thị – đại học quốc tế ở TP,HCM Malaysia 3,5 Dự án tổ hợp nghỉ dưỡng sân golf ở Phú Quốc Kiên Giang B,,,V Island 1,6 Dự án vui chơi giải trí khách sạn tại Vũng Tàu Mỹ 1,3 Dự án khách sạn cao ốc sản xuất vi mạch phần mềm ở TP,HCM Singapore 1,2 Dự án khu trung tâm tài chính ở TP,HCM Malaysia 0,93 Tổng số 44,95 II.  Kinh tế chính trị trong hành động Cuộc tranh luận về lạm phát Việt Nam chịu đựng lạm phát cao gần suốt năm 2008, tính chung cho cả năm là 25%.  Tuy nhiên lạm phát đã tăng mạnh từ đầu năm 2007 và trở nên nghiêm trọng vào tháng 11 năm 2007 trở đi.  Lạm phát nhảy vọt vào tháng 12 năm 2007 và vào đầu năm 2008 tới mức hơn 50% nếu tính theo trung bình năm lúc đó.  Đáng lẽ ra đây chính là cơ hội tốt cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người trở thành Thủ tướng vào 27 tháng 6 năm 2006, chứng tỏ khả năng điều hành kinh tế của mình. Nhưng ngược lại, ông lại bằng mọi cách đẩy mạnh chiến lược đạt tốc độ tăng GDP cao. Trong cuộc họp tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, trong lúc bàn về chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP, một số đại biểu bày tỏ sự lo lắng về lạm phát và đề nghị đặt mức lạm phát không quá 7%. Tuy nhiên chính phủ Thủ tướng Dũng vẫn cương quyết đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng GDP 8,5-9,0% cho năm 2008 và sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao.  Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay mặt Thủ tướng, thuyết phục Quốc hội rằng ở các nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng cao bao giờ cũng kèm theo chỉ số lạm phát tăng cao và  “[n]ếu chúng ta giữ chỉ số giá thấp hơn 7% thì sẽ thấy một hiện tượng là Chính phủ điều hành rất lúng túng dẫn đến hai tình hình: Một, tốc độ tăng trưởng chậm lại.  Hai, việc bao cấp về giá tạo nên một khe hở trong quản lý kinh tế.” [14]  Như vậy, rõ ràng là chính phủ bị ám ảnh chạy theo tốc độ tăng GDP và kế hoạch cho phép các tập đoàn quốc doanh tăng giá nhằm tăng lợi nhuận, ít nhất là nhằm giảm bù lỗ.  Gần như không có ai trong chính phủ tỏ ra lo lắng về ảnh hưởng mà lạm phát mang đến cho đời sống nhân dân trong kỳ họp Quốc hội này.  Điều này thật là lạ lùng vì lúc đó ta thấy các cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân nhằm bù đắp lại lạm phát nổ ra khắp nơi; số cuộc đình công tăng từ 71 năm 2000 lên 193 trong 3 tháng đầu năm 2006.[15] Vấn đề lạm phát đã được tác giả bài này báo động trong bài viết năm 2004,[16] phân tích lý do tại sao lạm phát lại thấp vào những năm 2000-2001 ngay cả khi mức phát hành tiền tăng cao, và cảnh báo rằng điều này sẽ không thể tiếp tục mãi như thế.  Lý do là sau thành công của cuộc cải cách nhằm chấm dứt lạm phát phi mã, vòng quay đồng tiền đã giảm vì dân chúng tin vào sự ổn định của đồng tiền hơn trước, do đó họ sẵn sàng cầm đồng tiền để sử dụng rộng rãi trong giao dịch (gọi là quá trình tiền tệ hóa).   Yếu tố thuận lợi này sẽ dần mất đi (hay bão hòa) gây ra lạm phát cao trở lại nếu như tốc độ cung tiền tăng quá trớn: điều này đã xuất hiện vào năm 2004. Trong một nghiên cứu năm 2006,[17] IMF cũng kết luận là “kết quả chính của nghiên cứu cho thấy phát hành tiền đã có ảnh hưởng ngày càng tăng đối với lạm phát trong vài năm qua và quán tính gây ra lạm phát có vai trò lớn hơn ở Việt Nam so với cá nước khác trong vùng.”  Tăng giá lương thực trên thế giới đặc biệt là lúa gạo đã tác động đến chỉ số lạm phát lương thực thực phẩm ở mức hàng chục phần trăm vào năm 2004 nhưng chính sách sách tài khóa đã là nguyên nhân chính làm kích cầu tăng lạm phát nói chung. Lương tối thiểu tăng 38% vào tháng giêng năm 2003, 20,7% vào tháng 10 năm 2005 và 28,6% vào tháng 10 năm 2006 chỉ ảnh hưởng tới những người ở mức lương dưới mức tối thiểu.  Tuy vậy mức tăng lương trung bình của công chức lên đến 30% có thể đã có tác dụng lớn hơn vào lạm phát. Giá dầu lửa chỉ tăng vào năm 2006 và ảnh hưởng đến CPI không nhiều vì nó chỉ chiếm tỷ trọng 3% trong tổng tiêu dùng của hộ gia đình.  Theo cùng bài viết này của IMF, hệ số liên hệ giữa lạm phát và cung tiền dường như có vai trò lớn hơn sau cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam vào cuối năm 1989, nhằm giải phóng kinh tế khỏi các kế hoạch  cứng ngắc, đã thật sự mang lại hiệu quả toàn diện. Vấn đề quan trọng cần nghiên cứu thêm là tình trạng không có liên hệ giữa giá và tiền khoảng thời gian giữa những năm 1999 và 2000: việc tăng cung tiền (M2) rất lớn: 35,7% năm 1999 và 50,5% năm 2000 đưa tỷ lệ tiền/GDP từ  28,4% GDP năm 1998 lên 35,7% năm 1999, và 50% năm 2000. Tuy vậy việc in tiền này dường như không có ảnh hưởng gì đáng kể đến lạm phát lúc đó.  Bỏ qua hai năm này, từ 2002 trở đi đã có sự liên hệ thuận giữa tăng tiền M2 và tăng chỉ số giá CPI, và đặc biệt là liên hệ giữa tăng tín dụng và tăng CPI, rõ ràng cho thấy tác dụng giữa chính sách tiền tệ và lạm phát.[18] Mặc dù tốc độ lạm phát vọt lên rất cao vào cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 các nhà hoạch định chính sách vẫn gạt đi không quan tâm – lúc đầu thì cho rằng đó là sai số về phương pháp luận của Tổng cục Thống kê và sau đó thì biện luận cho rằng lạm phát cao là do giá dầu hoả và giá thực phẩm như lúa gạo tăng cao trên thị trường thế giới. Rồi vào 30 tháng 11 năm 2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ra thông báo 252/TB-VPCP[19] chỉ thị các cơ quan chức năng chống lạm phát. Những chỉ thị này bao gồm lời kêu gọi nâng cao quyết tâm tăng năng suất nhằm đạt sản lượng cao hơn, thí dụ như: ● yêu cầu “Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương liên quan chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất xuất nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu hàng hoá”, hoặc ● yêu cầu “Uỷ ban nhân dân các địa phương tổ chức nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh thị trường giá cả trên địa bàn chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá trong phạm vi địa phương…”, hoặc ● yêu cầu các cơ quan “phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện giao ban hàng tuần với lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông làm tốt công tác thông tin tuyên truyền định hướng dư luận để các doanh nghiệp nhân dân hiểu và ủng hộ các giải pháp điều hành của Chính phủ khắc phục tình trạng thông tin sai thông tin một chiều gây tâm lý bất an trong nhân dân và làm trầm trọng thêm những khó khăn trong quản lý thị trường và giá cả.” Khi đọc các chỉ thị trên người ta có cảm tưởng rằng lạm phát là do một lực lượng nào đó đang lũng đoạn đầu cơ phá rối thị trường. Nhưng tệ hơn thế, thông báo trên còn ra lệnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Kế hoạch và Đầu tư) “khẩn trương điều chỉnh phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng của nước ta cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhất là về cơ cấu rổ hàng hoá.”  Trước đó cũng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đặt Tổng cục Thống kê (TCTK) dưới quyền điều hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư này thay vì để  TCTK độc lập như trước).  Chỉ thị này đã không được thi hành sau khi bị chỉ trích.[20]  Lạm phát ai cũng có thể cảm thấy và đo được chứ đâu có thể làm nó biến mất bằng cách thay đổi phương pháp đo lường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức trong chính phủ tuy vậy vẫn tiếp tục lý luận rằng chính sách kinh tế của họ đang theo đuổi là đúng đường. Trong một bài phỏng vấn trên Financial Times với ký giả Amy Kazmin[21] trước chuyến đi thăm nước Anh vào ngày mùng 2 tháng 3 năm 2008, khi bị ký giả đặt nghi vấn về sự tự tin quá đáng vào tình hình kinh tế Việt Nam trước chiều hướng đi  xuống của kinh tế Mỹ, cũng như về tình hình lạm phát ở Việt Nam đang tăng cao, thì Thủ tướng Dũng vẫn quả quyết rằng kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng  8 tới 9 % do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường đầu tư của ông. Vào ngày 28 tháng 3 năm 2008, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khi bị chất vấn trước Quốc hội về nguyên do của lạm phát đã phát biểu rằng lạm phát là “bất khả kháng” khi giá cả trên thế giới đang tăng.  Ông bác bỏ ý kiến cho rằng trong 3 tháng đầu năm lạm phát tiếp tục tăng là do Chính phủ điều hành kém. Ông nói “[đ]ến giờ phút này tôi chưa nhìn thấy Chính phủ điều hành sai mà đang làm rất quyết liệt phải họp hằng ngày để đề ra những quyết sách kịp thời.” Và ông cho rằng: “Đúng là trong nhiều nguyên nhân khiến lạm phát năm 2007 tăng cao thì có việc dự báo đánh giá tình hình không sát thực tế. Chính phủ đã kiểm điểm việc này.” Câu trả lời quả là nhằm đổ lỗi không đúng chỗ cho dự báo sai.  Khi có đại biểu hỏi gặng thêm rằng tại sao các nước khác trong vùng cùng chịu tác động bởi điều kiện giống sau về giá nguyên liệu thì lại không chịu lạm phát cao như ở Việt Nam, ông Ninh trả lời “[c]húng tôi thấy rằng định hướng điều hành của Chính phủ là trúng. Vì thế tình hình đã có chuyển biến tích cực.”[22]  Sau cuộc điều trần này lạm phát, nếu tính theo năm, tăng tới mức 30% vào tháng Ba, và 60% vào tháng Tư. Chính sách kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không lâu sau đó đã bị Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản đảo ngược với Bản kết luận về một số vấn đề kinh tế xã hội được công bố vào ngày 4 tháng 4 năm 2008  (Kết luận 22/KL/TW).[23] [24]  Tài liệu này nêu ra một số nguyên nhân khách quan gây ra lạm phát và kết luận là nguyên nhân chủ quan và trực tiếp là: “[c]hính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm nhất là trong năm 2007 làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh”; là: “ đã thực hiện chính sách kích cầu bằng việc nới lỏng tín dụng tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư… Chính sách này đã có tác dụng tích cực trong thời kỳ “thiểu phát” nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời khi tình hình trong nước và thế giới đã thay đổi”; là: “Tỉ lệ chi đầu tư từ khu vực nhà nước (ngân sách nhà nước tín dụng nhà nước doanh nghiệp nhà nước) lớn nhưng hiệu quả thấp, Tình trạng đầu tư dàn trải để nhiều công trình dở dang chậm đưa vào khai thác sử dụng còn nhiều thất thoát kém hiệu quả khá phổ biến đã kéo dài nhiều năm ở cả trung ương và địa phương chậm được khắc phục, Hệ số ICOR của nền kinh tế có xu hướng ngày càng cao.” Tài liệu trên cho rằng “…ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý đặc biệt quan tâm tới an sinh xã hội hỗ trợ giúp đỡ người nghèo người làm công ăn lương chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát.”[25]  Ít nhất Bộ Chính trị đã có quyết định đúng và hợp thời mà Thủ tướng không có chọn lựa nào khác là chấp nhận. Không rõ ai là người đứng đàng sau quyết định này của Bộ Chính trị.  Dù sao cũng nên để ý là mặc dù tài liệu của Bộ Chính trị phải được thông qua trước nhưng mãi đến ngày 17 tháng tư năm 2008 mới được công bố và công bố sau quyết định 10/2008/NQ-CP của chính phủ do Thủ tướng ký đề ra các biện pháp chống lạm phát.  Cách thức xếp đặt thời gian dường như là nhằm giữ thể diện cho Thủ tướng đang bị chiếu tướng. Điểm chính của chính sách mới là hạn chế tín dụng và cung tiền, tăng lãi suất cơ bản và giảm chi đầu tư của nhà nước.  Sau kết luận thứ nhất, Bộ Chính trị còn ra hai kết luận nữa nhằm chỉ đạo chính sách của chính phủ. Kết luận thứ hai ra ngày 5 tháng 8 năm 2008 (Kết luận 25-KL/TW) theo sau đó là quyết định của chính phủ nhằm thực hiện kết luận thứ hai được công bố ngày 29 tháng 8 năm 2008 (Quyết định 20/2008/NQ-CP).[26]  Kết luận thứ ba ra đời sau cuộc họp Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản từ ngày 2 đến 4 tháng 10 năm 2008.[27]  Vai trò của Bộ Chính trị về kinh tế được đặc biệt nhấn mạnh trong tuyên bố tháng 10 năm 2008 sau cuộc họp này. Trong cuộc họp Quốc hội giữa năm 2008 chỉ tiêu tăng GDP đã được chính thức giảm xuống 7% theo đề nghị của chính phủ, nhưng ngay chỉ tiêu này cũng không thực hiện nổi. Trong cuộc họp tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, chỉ tiêu cho năm 2009 lại được giảm xuống 6,5%.  Hành động của Bộ Chính trị bàn đến ở trên đã được làm hơi quá mạnh tay theo kiểu mệnh lệnh, làm giảm lạm phát nhanh chóng và thậm chí đưa đến tốc độ tăng giá ở mức âm vào tháng 9 và tháng 10 năm 2008, nhưng dù sao cũng tránh được cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán.  Tất nhiên còn nhiều việc phải làm để ổn định nền kinh tế, đặc biệt là giảm nguồn tín dụng cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc tế.  Vai trò của quốc doanh sẽ bàn đến ở phần dưới. Cuộc tranh luận về tập đoàn và tổng công ty quốc doanh[28] Khu vực công được định nghĩa ở Việt nam bao gồm tất cả các hoạt động của chính phủ, tức là gồm các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công như dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế cũng như dịch vụ an ninh quốc phòng và cảnh sát. Kể từ năm 2000 khu vực quốc doanh đã tạo ra 4 triệu việc làm, tức là 9-10% tổng số việc làm trong toàn xã hội. Trong khu vực công, doanh nghiệp quốc doanh tạo ra 19 triệu việc làm trong năm 2006, bằng 4% tổng số việc làm trong xã hội, và bằng 284% số lao động trong doanh nghiệp nói chung (kể cả công tư và đầu tư nước ngoài).  Số lao động có việc làm trong doanh nghiệp quốc doanh không những giảm tương đối mà còn cả tuyệt đối (coi Bảng 6). Mặc dù tạo ra ít công ăn việc làm như thế nhưng khu vực công đã nhận được một tỷ lệ vốn đầu tư rất lớn.  Khu vực công thường chiếm hơn 45% vốn đầu tư của cả nền kinh tế, trừ năm 2007 là năm mà tỷ lệ này giảm bất ngờ xuống dưới 40%; điều này xảy ra chỉ vì vốn FDI tăng lên bất ngờ.  Năm 2007 với GDP là 71,5 tỷ USD đã có  32,6 tỷ USD dành cho đầu tư. Khoảng 15 tỷ USD hay 18% GDP là đầu tư vào vào khu vực công. Đầu tư vào doanh nghiệp quốc doanh không được công bố nhưng có thể ước lượng là vào khoảng 8 tỷ USD, bằng 11% GDP vào năm 2007.[29] Đây là con số rất lớn so với 17 tỷ USD đầu tư vào toàn bộ vào khu vực tư nhân, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế gia đình các doanh nghiệp tư, nói chúng là khu vực tạo ra 80% việc làm cho toàn xã hội. BẢNG 6 Lao động trong khu vực công và doanh nghiệp quốc doanh 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng lao động  (ngàn) 37610 40574 41586 42527 43339 44172 Khu vực công 9,3% 9,9% 9,9% 9,5% 9,1% 9,0% Khu vực tư 89,7% 88,1% 87,8% 87,8% 87,8% 87,5% Lao động trong doanh nghiệp (ngàn) 3538 3933 5770 6238 6722 Doanh nghiệp quốc doanh (ngàn) 2089 2114 2250 2038 1907 Doanh nghiệp quốc doanh 59,1% 53,8% 39,0% 32,7% 28,4% Doanh nghiệp tư nội địa 29,4% 33,8% 42,9% 47,8% 50,1% Doanh nghiệp FDI 39,2% 36,8% 42,2% 41,0% 42,9% Thay đổi trong lao động (ngàn) 396 1837 467 485 Doanh nghiệp quốc doanh 26 136 -213 -131 Doanh nghiệp tư nội địa 289 1146 504 391 Doanh nghiệp FDI 82 556 176 225 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Viện Quản lý trung ương Việt Nam. BẢNG 7 Tỷ lệ vốn và tích lũy của khu vực công và của nền kinh tế [30] 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ phần chia của khu vực công trong tổng vốn đầu tư (%) 59,8 57,3 52,9 48,1 47,1 45,7 39,9 Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP (%) 35,4 37,4 39,0 40,7 40,9 41,5 45,9 Tỷ lệ tích lũy so với GDP (%) 31,2 33,2 35,4 35,5 35,6 36,8 41,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Vốn đầu tư thường lớn hơn tích lũy vì có chi tiêu như đền bù không tạo ra của cải. Từ lâu, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều biểu hiện của sự trì trệ trong nền kinh tế nếu như so sánh với doanh nghiệp tư nhân. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản lượng doanh nghiệp quốc doanh trong công nghiệp chỉ tăng có 6,4%  trong 9 tháng đầu năm 2008 so với 29,5% của khu vực tư nhân nội địa và 17,9% của khu vực FDI.[31] Hầu hết trong số 5.970 doanh nghiệp quốc doanh là thuộc cỡ nhỏ hoặc trung. Tuy vậy có khoảng 100 doanh nghiệp được xếp vào loại tổng công ty hay tập đoàn và do đó được hưởng nhiều đặc ân của chính phủ.  Số liệu về doanh nghiệp quốc doanh không được công bố, hình như chỉ sơ lược ngay cả với Quốc hội, và khi được Tổng cục Thống kê xuất bản thì lại tổng hợp vào chung khu vực công.  Chính vì thế mà các phân tích nghiêm túc đều phải chờ cho đến ngày các thống kê chính thức được công bố.  Vì thiếu số liệu nên những phân tích trong phần này phải dựa chủ yếu vào các bài báo được đăng ở Việt Nam.  Cũng may là một số thông tin xuất hiện trên báo chí trong thời gian vừa qua, dù chưa có hệ thống, đã phản ánh những gì đại biểu quốc hội phê phán chính phủ về những thiếu sót và sai lầm trong chính sách kinh tế và các phản ứng của quan chức chính phủ.  Dưới đây là đánh giá về vai trò của tập đoàn quốc doanh trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008. Rất dễ xác định doanh nghiệp nào là thuộc tập đoàn, doanh nghiệp nào là tổng công ty, vì danh hiệu “tập đoàn” hay “tổng công ty” là do nhà nước ban cho.  Dù tên gọi là gì thì hành động của các doanh nghiệp này cũng khá giống nhau. Vào cuối năm 2007, theo báo cáo của Bộ Tài chính, 8 tập đoàn và 70 tổng công ty đã được công nhận, với số vốn lên tới 56 tỷ USD (gần bằng 80% GDP); đó là chưa kể giá trị đất đai được giao cho.  Trong giá trị này thì giá trị vốn tự có (hoặc được giao) là 25 tỷ USD (khoảng 403 ngàn tỷ đồng); giá trị vốn vay mượn là 31 tỷ USD (khoảng 500 ngàn tỷ đồng – vốn vay này có thể là từ ngân hàng quốc doanh, có thể là từ bán trái phiếu ở thị trường nội địa hay quốc tế (nhưng số liệu không có để biết rõ).  Tập đoàn hay tổng công ty cộng chung lại có tỷ lệ vay vốn trên vốn tự có là 2 lần; điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của họ là khá phiêu lưu. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đạt mức cực kỳ phiêu lưu, chẳng hạn như Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 có số vốn vay gấp 42 lần vốn tự có, còn  tập đoàn Công nghệ tàu biển Việt Nam (Vinashin) thì con số này là đến 22 lần. [32][33] Cho đến nay chẳng có luật lệ nào điều hành hoạt động của các tập đoàn và ngay cả định nghĩa chúng cũng không có, mặc dù có thể hiểu đơn giản là: tập đoàn là công ty mẹ có tư cách pháp nhân làm chủ hàng loạt các công ty con có tư cách pháp nhân khác.  Mặc dù chỉ có 8 công ty được công nhận là tập đoàn, các tổng công ty có vẻ hành động chẳng khác gì tập đoàn.  Chúng lập ra những công ty con hoặc công ty liên đới. Theo báo cáo thì các tập đoàn đã đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD (117 ngàn tỷ đồng), tức là bằng 10% GDP, vào các hoạt động chẳng liên quan gì đến chuyên môn của chúng, và chỉ trong hai quí (quí cuối năm 2007 và quí đầu năm  2008), các tập đoàn này đã đầu tư 1,4 tỷ USD (23 ngàn tỷ đồng) vào thị trường chứng khoán, địa ốc, dịch vụ tài chính, cũng như vào việc mở ngân hàng thương mại mới.[34] Số lượng các công ty con nở rộ ngay sau khi Đảng Cộng sản cho phép làm thí điểm. Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận chưa được công bố, một đại biểu quốc hội trong một phiên họp gần đây đã phát biểu, nêu lên một trong những ý kiến của cử tri là  “…vốn tài sản đó của Nhà nước đem gửi tiết kiệm có khi đem lại lợi nhuận nhiều hơn tiền lãi của DNNN.”[35] Có thể dễ thấy lợi ích chính khi thành lập tập đoàn là biến chúng thành hũ vàng cho các bên tham gia.  Một tập đoàn có thể đẻ ra hàng loạt các công ty con, có vài trường hợp đẻ đến cả trăm công ty con hoặc công ty liên đới trên địa bàn cả nước. Mỗi công ty con này lại được hưởng quyền lợi và lợi ích bao gồm: dễ mượn vốn ngân hàng quốc doanh và ngân hàng do chính họ thành lập; và quan trọng không kém là quyền có đất công. Được giao đất công là được giao hũ vàng, chỉ phải trả với giá rất thấp, thường là chi phí đền bù nông dân mà chính quyền mọi cấp có thể nhân danh nhà nước thu hồi, rồi giao cho doanh nghiệp (tư hoặc công). Đất đai là của công; người nông dân không có quyền tư hữu mà chỉ được tạm giao khai thác.  Cũng quan trọng không kém là các công ty con này có thể đem “cổ phần hóa” (thực chất là tư hữu hóa, chỉ cần giữ một số cổ phần nhỏ trong tay công ty mẹ), rồi chứng khoán hóa, đem bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thường thì những người nắm phần lớn cổ phiếu ở các công ty con hoặc công ty liên đới này là bà con của quan chức quản lý tập đoàn, ngân hàng cho vay vốn, và quan chức liên đới…những người có quyền ban phát các ưu đãi.  Tập đoàn dường như là con đường hợp pháp đang được dùng để biến công hữu thành tư hữu. Vài trường hợp của cung cách làm ăn này đã bị báo chí phanh phui.  Thành lập vào năm 2002,  được giao  915 héc ta đất lấy từ nông dân trong khoảng thời gian 2002 đến 2004, trước khi được Thủ tướng ký chấp nhận cho phép lập khu công nghệ này vào năm 2007.   Vào năm 2006 chủ tịch Hội đồng quản trị của Khu Công Nghệ Cao TPHCM đã ký hợp đồng giao 6.000 mét vuông cho một công ty tư nhân Chip Sáng, được đăng ký và được Sở Công nghệ môi trường thành phố ký công nhận vào khu công nghệ, trước khi khu này được phép ra đời.  Hóa ra là, sau khi bị thanh tra, vì bị tố cáo trên báo chí, cho thấy công ty này là thuộc sở hữu của bà con anh em (vợ, chồng, chị, em) của các thành viên Hội đồng quản trị. Việc làm này là vi phạm luật chống tham nhũng.[36]  Nói chung doanh nghiệp này được thành lập chủ yếu nhằm lấy mảnh đất đắc địa từ tay nhà nước.  Không có hành động xét xử sau đó vì chủ tịch hội đồng quản trị chính là cựu Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM. Hàng loạt các vụ thu hồi đất ruộng với giá đền bù rẻ mạt, nhằm xây dựng khu giải trí, sân gôn, khu công nghiệp, thương nghiệp v.v. đã gây phẫn nộ  trong dân chúng, và đưa đến các vụ biểu tình liên tiếp, kể cả bạo động khắp nước.  Luật hiện hành của Việt Nam coi đất đai là thuộc sở hữu nhà nước do đó Điều 38 Luật đất đai cho phép nhà nước toàn quyền thu hồi đất “sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”,[37] tức là cho tất cả mọi mục đích.  Nghị định thực hiện cho phép nhà nước thu hồi đất đủ mọi loại để phục vụ công ích hoặc tư ích (Điều 36 Nghị định thực hiện)[38] và việc thu hồi là thuộc toàn quyền nhà nước kể cả cho phép “Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi diện tích đất mà nhà đầu tư chưa thoả thuận được với người sử dụng đất” (điều 40, Nghị định thực hiện) còn việc giải quyết đền bù là chuyện hạ hồi phân giải.   Một chính phủ tự đứng ra lấy quyền là chủ sở hữu đất đai để lấy lại “quyền sử dụng” đất của nông dân, sau đó giao cho một người nào đó kinh doanh là vi phạm quyền của nông dân, dựa chính trên cơ sở của luật đất đai và Hiến pháp hiện hành.  Lý do rất dễ hiểu là một công ty kinh doanh (dù là quốc doanh hay tư nhân) là một thực thể pháp lý, không khác gì một cá nhân người dân. Và mọi tư cách pháp nhân phải bình đẳng, nhà nước không thể tạo ra sự đối xử phân biệt, lấy đất của người này giao cho người kia. Làm thế là phạm pháp.  Chính quyền có thể thay đổi mục tiêu sử dụng đất ở một khu vực (tất nhiên phải thông qua quyết định của đại diện nhân dân như Quốc hội hay Hội đồng nhân dân), nhưng việc mua lại quyền sử dụng đất phải dựa trên thương thảo giữa hai thực thể pháp lý muốn trao đổi quyền sử dụng.  Một doanh nghiệp nhà nước, một nhà tư bản nước ngoài cũng chỉ là một đơn vị pháp lý như một cá nhân thôi.   Chính phủ không thể nhân danh bất cứ ai bắt người ta bán lại vì rõ ràng là trong việc này người đang có quyền sử dụng đất là người thiệt thòi.  Tất nhiên cũng có trường hợp chính phủ được quyền bắt dân giao đất, kể cả bắt bán lại theo giá thị trường, khi mà toàn bộ đất đó được dùng để xây dựng công trình vì lợi ích chung, như xây đường công cộng, làm công viên (tập tục imminent domain đang được các nước sử dụng). Vấn đề đặt ra ở đây chưa từng được nêu ra bàn luận trong Quốc hội Việt Nam. Trong các trường hợp nổi tiếng khác có trường hợp của tập đoàn PetroViệt Nam ký hợp đồng 17 triệu US với một công ty Ukraina, thực ra là công ty ma dựng lên chỉ để nhằm ăn cắp của công.  Âm mưu này là do Phó Tổng giám đốc PetroViệt Nam dựng nên với sự sự tiếp tay của Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng sau đó cũng không bị đem ra trước pháp luật vì già cả và có công trạng với cách mạng.[39] Một âm mưu tương tự của Giám đốc Điện lực TPHCM, một phần của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đứng ra thành lập một công ty con nhằm cung cấp điện kế chất lượng cao nhập từ Singapore nhưng bị khám phá ra là công ty địa phương làm điện kế chất lượng thấp.[40] Vinashin là trường hợp khá điển hình của tập đoàn lớn với hành động khá lộ liễu khiến bị nhiều đại biểu quốc hội chất vấn trong cuộc họp tháng 11 năm 2008.  Vinashin là tập đoàn đóng tàu nổi danh vì lần đầu tiên vào năm 2005 chính phủ Việt Nam, do lợi ích của tập đoàn, đã phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ trên thị trường thế giới.  Tuy nhiên, thay vì tập trung vào chuyên ngành của mình là đóng tàu, Vinashin nhanh chóng tạo ra 100 công ty con và liên đới khắp nước gồm cả ngân hàng thương mại và nhiều công ty tài chính, xây dựng, thương mại và địa ốc.[41]  Khi bị báo chí tra hỏi, Vinashin đã tiết lộ một số thông tin là theo bản kiểm toán năm 2007 do công ty KPMG làm (Vinashin không công bố) cho thấy tích sản của Vinashin là 5 tỷ USD (80 ngàn tỷ đồng) chưa kể giá trị đất và vốn tự có là 25 ngàn tỷ đồng.  Như vậy là tỷ lệ tiền vay nợ trên vốn tự có là gấp đôi, thấp hơn rất nhiều so với [NVS1] con số 22 lần do Bộ Tài chính đưa ra.[42]  Điều này nói lên rằng, gần như không ai nắm rõ tình hình tài chính của các tập đoàn, lúc đó được đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của Thủ tướng (sẽ nói thêm về vấn đề này sau).  Cũng theo Vinashin, tập đoàn có lợi nhuận đạt 700 tỷ đồng năm 2007.  Nhưng tỷ lệ lợi nhuận này so với vốn tự có chỉ được 2,8%.   Đó là chưa kể rằng tỷ lệ lợi nhuận năm 2007 này đã cao hơn tỷ lệ năm 2006 là 50%.[43]  Tỷ lệ lợi nhuận sẽ thấp hơn nhiều nếu tính cả gía trị đất vào vốn nhà nước bỏ ra. Vinashin dự đoán sẽ đạt doanh thu 1,4 tỷ USD năm 2008 và đã bán được 478 triệu USD cho nước ngoài.[44]  Hệ số vốn trên sản lượng của tập đoàn này được coi là rất cao tức là mức rủi ro cao nhưng lại được  nhà nước Việt Nam đứng ra chịu trách nhiệm dùm.  Xây dựng tàu thủy có thể là ngành mà Việt Nam cần phát triển nhưng tương lai của ngành đóng tàu coi bộ không khá lắm. Đó là dựa vào thông tin về quản lý đã nói ở trên và về tình trạng thiếu kỹ thuật chuyên môn, đã được tờ báo Quân đội Nhân dân nhắc đến.[45]  Theo bài báo trên Quân đội Nhân dân, kỹ nghệ đóng tàu cho biết là đã sản xuất theo hợp đồng các tàu với trọng tải từ 6.500 đến 55.000 tấn cho Anh, Nam Hàn, Nhật Bản, nhưng tiếc thay có đến 90% đầu vào là từ các nhà cung cung cấp nước ngoài.  Bài báo đó cũng nói rằng tình trạng thiếu kỹ sư và thợ lành nghề đã khiến cho công nghệ sửa chữa gần như không có, và chính vì thế mà ngay tàu chỉ có trọng tải 2.000 tấn cũng phải chữa ở nước ngoài.  Dựa vào thông tin mà tác giả có được, để hoàn thành các hợp đồng quốc tế, Vinashin cũng phải nhập lao động nước ngoài. Tuy nhiên để hoàn thành các hợp đồng đã ký với nước ngoài Vinashin cần thêm vốn, ít nhất là 6 tỷ USD. Như thế điều này đòi hỏi là Vinashin phải vay thêm ngay 1,2 tỷ vào năm 2008 mà việc này coi như không thể thực hiện do thiếu tín dụng khắp nơi trên thế giới hiện nay. Nhưng thay vì tập trung tăng cường hiệu suất và lợi nhuận, Vinashin lại lên kế hoạch hợp doanh 10 tỷ USD với công ty Lion Diversified Holding Behard của Malaysia nhằm xây dựng nhà máy thép với công suất 10 triệu tấn một năm mặc dù hầu hết đầu vào kể cả sắt sơ chế và than cốc cũng phải nhập khẩu.  Nhà máy thép này gần như thừa vì trên cơ sở là nhu cầu thép của Việt Nam hiện nay là 6 triệu tấn và vào năm 2015 là 15 triệu tấn có thể dễ dàng thỏa mãn với  bốn công ty thép đã được chính phủ chấp thuận cho phép đầu tư.[46] Để tìm được nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng Văn phòng Chính phủ ngày 22 tháng 9 năm 2008 đã ra thông báo số 264/TB-VPCP về quyết định của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng ý một gói vốn 1,2 tỷ USD cấp cho Vinashin (gồm 3 ngàn tỷ đồng VN bằng trái phiếu nội địa, 10 nghìn tỷ vay ngân hàng trong nước và 400 triệu USD vay nước ngoài), và chỉ thị “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng Phát triển và các ngân hàng thương mại thực hiện tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ tuy nhiên cần điều hành tín dụng linh hoạt cho một số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp tàu thủy…” cụ thể là chỉ thị từng ngân hàng phải cấp vốn như sau: “Ngân hàng Phát triển và các ngân hàng thương mại thực hiện các cam kết với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đặc biệt là bảo đảm lượng vốn cần thiết cho các sản phẩm đóng tàu nói trên (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 2.700 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương 2.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.000 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại khác 300 tỷ đồng).” Thông báo trên cũng nói Thủ tướng sẽ xem xét thêm yêu cầu của Vinashin đề nghị chính phủ coi vốn vay nước ngoài của công ty là cổ phần của nhà nước thay vì là nợ chính phủ cho Vinashin nợ lại.  Yêu cầu này tất nhiên là sẽ làm tăng tỷ lệ lãi hiện quá thấp của Vinashin bởi vì tiền trả nợ sẽ không còn được tính là chi phí sản xuất nữa.[47]  Nếu có trả thì ghi là cổ tức lấy từ lợi nhuận sau khi trừ thuế. Đây cũng là tiểu xảo kế toán với mục đích làm đẹp Vinashin. Xem xét kỹ hơn, từ các tư liệu được công bố, ta có thể thấy là chính Thủ tướng là người tự giao cho mình trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các tập đoàn.  Bản phân công trách nhiệm giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng cho thấy rõ điều này. Ngoài các trách nhiệm khác Thủ tướng đã tự cho mình quyền giám sát trực tiếp như việc hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh tế, dự thảo ngân sách, chính sách tiền tệ và tín dụng – đương nhiên đây là những trách nhiệm tổng quát của một vị thủ tướng, nhưng điều đáng ngạc nhiên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại giao cho chính ông ta trách nhiệm giám sát trực tiếp chiến lược phát triển tập đoàn và tổng công ty (theo quyết định của Thủ tướng số 1009/QĐ-TTg năm 2006 và số 1120/QĐ-TTg năm 2007).[48] Việc phân công trách nhiệm giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng cũng có tính đặc biệt trong khung cảnh chính trị Việt Nam khi mà các quyết định phân công của Thủ tướng không nói gì đến trách nhiệm tập thể mà nói rõ là các Phó Thủ tướng chủ động giải quyết công việc liên quan đến mình và chỉ cần báo cáo lại: “Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng chỉ đạo xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng trong từng lĩnh vực công tác của Chính phủ ngoại trừ các công việc do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo.  Phó Thủ tướng được thay mặt Thủ tướng sử dụng quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ để giải quyết các công việc được phân công.” “Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao các Phó Thủ tướng chủ động giải quyết công việc; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về những quyết định của mình; những vấn đề lớn quan trọng nhạy cảm phải kịp thời báo cáo Thủ tướng.” Tuy nhiên điều lý thú là sau các quyết định của Bộ Chính trị liên quan đến lạm phát đã bàn ở trên, vai trò giám sát các vấn đề liên quan đến kinh tế đã được phân công lại cho Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, người giữ cùng trách nhiệm thời Thủ tướng  Phan Văn Khải, theo Quyết định 1453/QĐ-TTg do Thủ tướng ký vào ngày 8 tháng 10 năm 2008.  Rõ ràng vai trò của Thủ tướng hình như đã giảm xuống vì công luận bất mãn với chính sách kinh tế của chính phủ và khả năng của lãnh đạo.[49]  Các điều phê phán Thủ tướng về thái độ bất chấp công luận độc lập đã được các nhà bình luận nước ngoài và trong nước chia sẻ rộng rãi. Thí dụ Thủ tướng đã giải tán Nhóm tư vấn Thủ tướng về Cải cách Kinh tế và Hành chính mà các Thủ tướng cũ đã lập ra và cho vận hành từ rất lâu. Nghe nói, Thủ tướng đã nói riêng là ông ta đã có các bộ trưởng và các quan chức chính quyền cố vấn.  Thông tin này cũng được gián tiếp chứng thực khi Thủ tướng trả lời một đại biểu trong cuộc họp Quốc hội vào tháng 11 năm 2008.   Khi được hỏi là Thủ tướng có kế hoạch đối thoại với trí thức và các nhà khoa học không, thì theo bài báo, Thủ tướng trả lời như sau: “Thủ tướng nói rằng không biết đại biểu định nghĩa trí thức như thế nào còn “ngày nào tôi cũng đối thoại với trí thức.”[50] Jonathan Pincus, chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc ở Việt Nam, đã than rằng: “Không thiếu người ở Việt Nam hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kinh tế bất ổn hiện nay và biết phải làm gì để chống lạm phát và ổn định lại thị trường. Nhưng những người này lại chẳng có quyền hành gì.”[51] Trong cuộc họp tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nhiều đại biểu đòi hạn chế hoạt động của các tập đoàn và đòi hỏi các cơ quan nhà nước giám sát chặt chẽ và báo cáo những việc các tập đoàn đang làm.  Có lẽ dựa thế là các biện pháp chống lạm phát do Bộ Chính trị đưa ra đã có kết quả, Thủ tướng trở nên mạnh dạn bảo vệ chính sách xây dựng tập đoàn trong cuộc họp trên và tuyên bố rằng đây là quyết định của Trung ương Đảng.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước cuộc họp Quốc hội như sau: “Cần thống nhất nhận thức về vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX khẳng định: “Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ổn định và phát triển kinh tế chính trị xã hội của đất nước.”” “Đã hình thành các tổng công ty nhà nước, một số tập đoàn kinh tế (được tổ chức thí điểm) hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong đó có ngành chính theo đúng Nghị quyết của Đảng phù hợp với quy định của pháp luật.” “Thái độ của chúng ta là phải tập trung sức đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.” Điều mà Thủ tướng có vẻ nhượng bộ một chút là: “Chính phủ đồng tình và hoan nghênh Quốc hội chọn các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là trọng điểm trong chương trình giám sát năm 2009.” [52] Chính vì tuyên bố như thế, Quốc hội đã ra tay kiểm tra và bản báo cáo công bố trước Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 13 tháng 8 năm 2008 có kết luận là năm 2006, có 38 (40%) tập đoàn và tổng công ty có hệ số an toàn vốn vượt ngưỡng ba lần, năm ngoái có 31 đơn vị. Nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn có tổng số nợ cao hơn gấp 10 lần, tức là “có cơ cấu tài chính bấp bênh, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên khả năng thanh toán không được bảo đảm“. Các tập đoàn đều “kinh doanh có lãi, tốc độ tăng trưởng và doanh thu đều năm sau cao hơn năm trước”, song câu hỏi đặt ra là “Doanh nghiệp tăng trưởng từ sức mạnh nội tại hay đơn thuần do bán tài sản nhà nước“. Nhưng quan trọng nhất là nhận định sau của đoàn giám sát: “Chưa có cơ quan nhà nước nào nắm được đầy đủ, kịp thời về vốn, tài sản tại các TĐ, TCT“, là các bộ, tỉnh hầu như không nắm được hoạt động của DNNN, cơ quan quản lý là Bộ Tài chính lại chỉ “quản lý gián tiếp qua báo cáo từ dưới“.[53] Nói một cách ngắn gọn: câu hỏi quan trọng là liệu việc mở rộng vùng hoạt động và kích cỡ vốn của các doanh nghiệp quốc doanh có đưa nền kinh tế đến tình trạng được quản lý tốt hơn, ổn định hơn, và công bằng hơn hay không?  Lập luận của Thủ tướng Dũng là các nhà quản lý doanh nghiệp quốc doanh cần được trao quyền tự chủ về đầu tư và hành động vì việc này là nhằm bảo đảm nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lập luận như thế có đứng vững không? Chủ động và tự chủ có nghĩa gì khi mà tiền vốn lại là tiền đóng thuế của dân? Câu hỏi nữa cũng được nhóm Harvard phân tích trong bản báo cáo tháng 1 năm 2008[54] là  phải chăng chính sách mở cửa hiện nay chỉ là mở cửa để cho “các cơ quan chính trị, hành chính, trí thức nhà nước ngày càng trở thành công cụ của các nhóm lợi lợi được họ sử dụng để làm giầu họ và mở rộng thêm tầm ảnh hưởng của họ?” Việc thay thế giám sát các doanh nghiệp nhà nước của Bộ bằng chính sự giám sát trực tiếp của Thủ tướng coi bộ không thành công mà trái lại còn tạo ra nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông. Một số nhà quan sát nước ngoài cho rằng khó khăn hiện nay là vì mâu thuẫn giữa ông Thủ tướng theo hướng cải cách này và các nhà lãnh đạo bảo thủ khác.[55]  Nhưng phân tích của bài này không ủng hộ lập luận này.  Quả thật có thể nói hành động và các phát biểu của Thủ tướng cho thấy Thủ tướng đã không đẩy mạnh hơn cải cách kinh tế theo hướng mở rộng cạnh tranh thị trường mà hình như là muốn tập trung quyền hành vào cá nhân mình, ít nhất là qua các biện pháp và hành động nhằm xây dựng tập đoàn quốc doanh như đã cho thấy.  Nhưng cũng cần công bằng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để cho rằng các nhận xét trên cần được xem xét và chứng minh rõ hơn. Tuy vậy cũng có thể nói những người chỉ trích Thủ tướng ở trong nước cũng không nghĩ ra cách nào quản lý tốt hơn các tập đoàn quốc doanh này, khi mà chính việc xây dựng doanh nghiệp quốc doanh đã được coi là quốc sách. Hướng mà một số người, trong đó có các đại biểu quốc hội, đề xuất là các doanh nghiệp dù công hay tư  cũng phải chịu cạnh tranh với các điều kiện giống nhau và do đó cần xóa bỏ mọi ưu tiên. Nhưng liệu điều này có thể thực hiện được không khi mà hệ thống chính trị nhà nước Việt Nam thiếu hoặc không thể có (?) hệ thống phân quyền, có tính độc lập, và có khả năng kiểm soát lẫn nhau? Điều này cũng liên quan đến câu hỏi ngày càng trở nên quan trọng hơn là: phát triển kinh tế vì lợi ích và sở hữu của ai? Tiếp cận thông tin để phân tích vấn đề này chắc còn là vấn đề “nhạy cảm.” V. Q. V. Chú thích [1] Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2008. [2] Minh Yến, Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là 20,7 tỷ USD.   [3] Tổng cục Thống kê Việt Nam định nghĩa nghèo là những cá nhân có thu nhập bình quân hàng tháng trong năm 2004 là 175.000 đồng, tức là 0.37 USD một ngày (xem Vietnam Statistical Yearbook 2006, bảng 303). [4] Lan Hương, Lạm phát đang bóp méo chuẩn nghèo, Dân Trí, 11 tháng 9, 2008. Xem [5] IMF, World Economic Outlook (WEO), October 2008. Chapter 2. [6] Thanh Tuyền, Bơm tiền vực dậy thị trường, Tuổi trẻ, 29 tháng 10 năm 2008: [7] ICOR là hệ số vốn/sản lượng được đo gián tiếp bằng cách chia tích lũy cho thay đổi về GDP tính theo giá cố định. [8] Các hệ số này được tính dựa vào số liệu do Cục thống kê LHQ xuất bản. [9] Số liệu hàng năm do Tổng cục Thống kê xuất bản bao gồm thương mại dịch vụ, trong khi số liệu hàng tháng do hải quan thu thập không có phần thương mại dịch vụ. Chính vì thế những số liệu này không phù hợp với nhau, nhưng cũng được trích dẫn ở đây để cho thấy mức thiếu hụt của năm 2008. Các số liệu này cũng cho thấy là nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán đã giảm đáng kể vào những tháng cuối năm 2008. [10] Lê Nguyên Minh, Thu vốn nước ngoài trọng tâm vẫn là giải ngân vốn, Tuổi trẻ, 5 tháng 11 năm 2008. [11] Bài 2: Bất động sản ‘hút’ FDI nhưng nhiều dự án ‘hứa’, Vietenamnet, 6 tháng 8 năm 2008. [12] IMF Country Report No. 09/110, tháng 4 2009.  trang 22. [13]  Tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu từ Trung Quốc, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, 29 tháng 7 2009. [14] Vân Anh, Quốc hội thông qua chỉ tiêu tăng trưởng 8,5 đến 9%, Vietnamnet, 12 tháng 11, 2007. [15] Vũ Quang Việt, Quan hệ lao động và doanh nghiệp thời mở cửa làm thành viên WTO, Diễn Đàn, 13 tháng 3, 2007. [16] Vũ Quang Việt, Lạm phát ở Việt Nam hiện nay và sự cần nhìn lại lý thuyết tiền tệ.  Thời Đại Mới, Số 3, Tháng 11, 2004. [17] IMF, Vietnam: Selected Issues, IMF Country Report No. 06/422, November 2006, page 5. [18] IMF, ibid, tr. 19 [19] Thủ tướng điều hành giá cả thị trường cuối năm 2007.  [20]  Tất nhiên không có gì sai trong phương pháp được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam. Để phán ứng lại với chỉ thị của Thủ tướng, tác giả bài này đã viết một bài phải biện về phương pháp đăng trên báo Diễn Đàn và được Báo Lao động trong nước đăng lại. Có lẽ Thủ tướng đã bị báo cáo sai có mục đích, vì cho rằng CPI tăng nhanh là do Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tính tỷ lệ chi cho lương thực thực phẩm quá lớn trong rổ hàng chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam. Khi tỷ lệ chi cho lương thực là lớn, mà CPI của lương thực tăng nhanh thì tất nhiên CPI nói chung tăng cao hơn. Muốn chứng tỏ rằng CPI không tăng nhiều như vậy thì phải ra lệnh cho TCTK thay đổi tỷ lệ chi cho lương thực thực phâm. Tác giả cho rằng tỷ lệ chi cho lương thực thực phầm phẩm ở Việt Nam theo TCTK là 42%, là hoàn hợp lý khi so với Ấn Độ (48,5%), Phi (46,6%) và Thái Lan (36%). Một nước khi có thu nhập đầu người cao lên thì tỷ lệ chi cho lương thực ở nước có khuynh hướng nhỏ đi. Thêm nữa, quan chức Bộ Tài chính đã tự tính để giảm tốc độ tăng CPI đi khoảng 2% so với phương pháp cũ. Theo phương pháp mới của Bộ tài chính, mà theo đó họ đã tính CPI trung bình cho 11 tháng rồi vừa qua so với trung bình của 11 tháng năm trước đó. Cũng chẳng có gì là sai với phương pháp này, nhưng nó tính toán như thế sẽ cho ra con số CPI đẹp hơn vào lúc đó. Tất nhiên với phương pháp “gọi là mới” này cũng đã được TCTK tính để sử dụng vào mục đích khác như tính toán giá trị GDP theo giá cố định trung bình năm. Tuy nhiên muốn theo dõi sự vận hành CPI từng tháng một để điều hành nền kinh tế thì không thể dùng phương pháp “gọi là mới” trên. Coi Vũ Quang Việt, “Phải chăng thống kê Việt Nam đang bị phi chuyên môn hóa?”, Diễn Đàn, 2 tháng 12 2008.    [21] Amy Kazmin, FT interviews: Nguyen Tan Dung, Financial Times, 2 tháng 3, 2008. [22] Hồng Khánh, Lạm phát cao không phải do chính phủ điều hành kém, VNexpress, 27 tháng 3, 2008. [23] Sài Gòn Giải phóng, 5 tháng 3 2008.   [24] Việc Bộ Chính trị ngầm phê phán chính sách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được Âu Dương Thệ nêu lên đầu tiên trong bài: Bộ Chính trị chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng trong việc chống lạm phát. Đàn Chim Việt, 15 tháng 4 2008, [25] Sài Gòn Giải phóng, 5 tháng 3 2008, ibid. [26] Nghị quyết số 20/2008/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2008. [27] Nông thôn Việt Nam:   [28] Vũ Quang Việt, Tập đoàn tài chính: ý nghĩa kinh tế và nguy hiểm trước mắt, Kinh tế Sài Gòn, 31 tháng 8 năm 2008. [29] Từ bảng 15, IMF, Vietnam Statistical Appendix, December 2007, tích lũy từ ngân sách chính phủ vào năm 2007 và trước đó là vào khoảng 8% GDP. Trong đó có 1% GDP là dành cho doanh nghiệp. Như vậy đầu tư vào hạ tầng cơ sở từ ngân sách là 7% GDP. Vì tổng đầu tư của toàn khu vực công là 18% GDP, ta có thể rút ra là đầu tư của doanh nghiệp quốc doanh bằng 11% GDP. [30] Ghi chú: Vốn đầu tư là ý niệm dùng ở Việt nam, không theo tiêu chuẩn quốc tế, và không thể gọi là tích lũy. Vốn đầu tư gồm cả nhiều mục (như đền bù) không thuộc tích lũy. [31]  _dad=portal&_schema=PORTAL&item_id=8969663&thth_details=1. [32] Nguyễn Quang A, “Nghe các tập đoàn lớn nói”, Lao Động, 4 tháng 5, 2008. [33] [34] Nguyễn Trung, Cải cách tập đoàn nhà nước và một chữ dám, Vietnamnet, 10 tháng 9 năm 2008. [35] Nguyễn Linh, Quốc hội có kế hoạch giám sát tập đoàn, phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Quốc hội và là thành viên của Ủy ban kinh tế quốc hội. Vietnamnet. 29 tháng 10 năm 2008. [36]  Nhiều sai phạm tại khu Công nghệ cao TP.HCM, Vietnamnet, 2 tháng 4 năm 2008. [37] Luật đất đai (2003).   docid=16530&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= [38] Nghị định về thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004. Nghị định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày 27 tháng 1 năm 2006.  ttp://www.luat5.vn/detail.html?document_id=44&cat_id=129 [39]  Bóc trần đường dây tham nhũng lớn ở Tổng công ty Dầu khí, Việt Báo, 3 tháng 6 năm 2004. [40] Phạm Điền, Giám đốc công ty điện lực TP. HCM bị tạm đình chỉ công tác, Radio RFA, 19/7/2005. [41] Xem: [42] Nguyễn Quang A, Lao Động, 4 tháng 5 năm 2008. ibid. [43] Anh Quân, Chính phủ không buộc ngân hàng cho Vinashin vay, Kinh tế Việt Nam, 21 tháng 10 năm 20008, phỏng vấn chủ tịch Vinashin, Phạm Thanh Bình, [44] Theo phỏng vấn chủ tịch Vinashin ở trên, ông ta đưa ra số liệu cao hơn, với doanh thu là 2.5 tỷ USD và xuất khẩu là 532 triệu USD. [45] Vũ Văn Đức, Công nghiệp đóng tàu Việt Nam: thành công bước đầu, khó khăn trong tương lai, Quân Đội Nhân dân, 15 tháng 11 năm 2008.  [46] Trần Thủy, Tập đoàn tàu thủy lại xin đầu tư vào điện, thép, Vietnamnet, 9 tháng 9 năm 2008. [47] Vũ Quang Việt, Tinh hình khác giải pháp khác, Kinh tế Sàigòn, 6 tháng 11 năm 2008. [48] Quyết định về phân công của Thủ tướng và Phó Thủ tướng ký ngày 28/7/2006 và 24/8/ 2007. [49] Song. S Le, “Vietnam in denial over economic woos”, Far Eastern Economic Review, October 2008. [50] Đối thoại với trí thức không cần treo bảng, Dân trí, 13 tháng 11, 2008. [51]  Xem trên. [52] Toàn văn báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Lao Động, 13 tháng 11 năm 2008. [53] Lê Nhung, ‘Sức khỏe’ tập đoàn: thất thoát, lỗ, quản lý hạn chế, Vietnamnet, 13 tháng 8 năm 2009. [54]  Xem Song. S Le, “Vietnam in denial over economic woos”, Far Eastern Economic Review, tháng 10 năm 2008. [55]  Roger Mitton, Vietnam: Behind the Journalists’ Jailings, Asia Sentinel (24 tháng 10 năm 2008). Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008- sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh.doc
Luận văn liên quan