Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG – Thực trạng và giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 4 1. Lý thuyết bàn tay vô hình – Adam Smith 4 1.1. Giới thiệu về Adam Smith 4 1.2. Các giả định của lý thuyết “Bàn tay vô hình” . 5 1.3. Nội dung của lý thuyết 6 1.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết . 8 2. Học thuyết kinh tế của Keynes . 9 2.1. Giới thiệu về Keynes . 9 2.2. Điều kiện ra đời của lý thuyết . 11 2.3. Nội dung của lý thuyết 11 2.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết . 14 3. Lý thuyết điều khiển tự động trong kinh tế 14 3.1. Điều kiện ra đời của lý thuyết . 15 3.2. Nội dung của lý thuyết 16 3.3. Các dạng khác nhau của lý thuyết điều khiển học 17 3.3.1. Lý thuyết về hệ thống kinh tế và các mô hình. . 17 3.3.2. Các lý thuyết về thông tin kinh tế. 18 3.3.3. Lý thuyết về kiểm soát hệ thống ngành kinh tế. . 18 3.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết . 19 4. Tổng kết Chương I . 19 CHƯƠNG II: AIG VÀ CUỘC ĐẠI SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI. . 21 1. AIG – Tác nhân gấy trầm trọng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 . 21 1.1. Giới thiệu chung về AIG . 21 1.2. AIG và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới . 26 1.2.1. Tình hình chung và các mốc thời gian quan trọng. . 26 1.2.2. Phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại AIG 28 2. Tình hình hoạt động của AIG tại Việt Nam . 30 2.1. Tình hình hoạt động trước khủng hoảng . 31 2.2. Tình hình hoạt động của AIG Nonlife tại thị trường Việt Nam 32 3. Tổng kết Chương II 33 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM – NGUY CƠ TÁI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ. . 34 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 . 34 2. Một số nét tổng quan về tình hình thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2006 – 2010 . 35 2.1. Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay . 35 2.2. Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế : tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP 35 2.3. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm. . 37 2.3.1. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ. 37 2.3.2. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm nhân thọ. 39 3. Tình hình đầu tư tài chính 41 3.1. Nguồn đầu tư . 42 3.1.1. Vốn điều lệ 42 3.1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc: . 44 3.1.3. Quỹ dự phòng nghiệp vụ: 45 3.1.4. Tóm lại 47 3.2. Sử dụng nguồn đầu tư . 48 3.2.1. Đầu tư bất động sản . 48 3.2.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn . 49 3.2.3. Đầu tư tài chính dài hạn: . 52 3.2.4. Kết luận . 55 4. Nguy cơ tái khủng hoảng tiềm ẩn tại thị trường Bảo hiểm Việt Nam . 57 4.1. Đầu tư tài chính được chú trọng quá mức . 57 4.2. Hệ thống chính sách của chính phủ . 58 4.3. Sự phát triển đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm 58 5. Kết luận Chương III . 59 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM. . 61 1. Giải pháp áp dụng lý thuyết “Bàn tay vô hình”: làm quen nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, triển mạnh cách nghiệp vụ bảo hiểm trên thị trường . 61 2. Giải pháp áp dụng lý thuyết kinh tế học của Keynes . 62 3. Áp dụng lý thuyết điều khiển học kinh tế vào thị trường bảo hiểm Việt Nam 63 4. Kết luận Chương IV. 65 KẾT LUẬN . 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

pdf68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5142 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG – Thực trạng và giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 tỷ đồng vào 2008, 69.000 tỷ đồng vào 2009 và 2010 là 92.000 tỷ đồng). Qua những con số trên ta có thể nói rằng trong 5 năm qua đóng góp của ngành bảo hiểm vào nền kinh tế - xã hội nước ta là rất lớn. 2.3. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm. 2.3.1. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ. Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, xét một cách toàn diện thị trường có những bước phát triển khả quan, ở năm sau đều có doanh thu tăng cao hơn năm trước. Trong đó 38  tiêu biểu nhất là năm 2007 có tỷ lệ gia tăng cao nhất trong các năm, trung bình nằm ở mức 31%. Và một điều cũng cần phải lưu ý là mặc dù vào năm 2008, chúng ta cùng chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính chung với cả thế giới nhưng giường như ngành bảo hiểm của Việt Nam không bị tác động lớn của khủng hoảng, doanh thu của các loại hình bảo hiểm không những không giảm mà còn tăng cao, trung bình ở mức khoảng 30%. Năm 2009 doanh thu có giảm nhẹ ở loại hình bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nhưng không đáng kể và nó đã tăng ổn định trở lại vào năm 2010. 39  Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 2010 Bh xe cơ giới 1.711,5 2.550 3.109 4.321 5.378 Bh kỹ thuật 1.413 1.546 2.406 2.822 2.051 Bh sức khỏe con người 958,5 1203 1.597 1.954 2.502 Bh cháy nổ và RR tài sản 637 1.022 1.030 1.191 1.436 Bh thân tàu và TNDS chủ tàu 623 809 1.245 1.521 1.796 Bh hàng hóa vận chuyển 529 712 955 952 1.248 Bh khác 333 321 513 855 517 Tổng doanh thu BH PNT 6.360 8.360 10.855 13.616 17.052 Nguồn: AVI - Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam 2.3.2. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm nhân thọ. Về bảo hiểm nhân thọ, cũng không nằm ngoài xu hướng chung của toàn ngành, thị trường phát triển khả quan, ở năm sau đều có doanh thu tăng cao hơn năm trước. Tuy nhiên số hợp đồng khai thác mới ngày càng giảm, lý do giảm nằm ở nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Về mặt khách quan do kinh tế suy thoái, tình hình tài chính không khả quan, người dân chưa ý thức được tầm quan trong của việc mua bảo hiểm cũng như chưa hiểu rõ hết về các loại sản phẩm bảo hiểm…., về mặt chủ quan thì do một số công ty bảo hiểm nhân thọ chạy theo số lượng, không chú trọng đến chất lượng dịch 40  vụ, không quản lý đúng mức đội ngũ đại lý, và không phát triển đa dạng các sản phẩm…và kéo theo đó là số hợp đồng hết hiệu lực cũng giảm dần qua các năm. Qua số liệu chúng ta có thể thấy tuy số lượng hợp đồng mới không tăng nhưng số lượng đại lý và số lượng mới tuyển dụng thì vẫn tăng đều qua các năm. Và một điều đáng lưu ý nữa trong bảo hiểm nhân thọ là năng lực tài chính của các công ty không những tăng mà còn tăng mạnh vào những năm cuối giai đoạn ( 5.618 tỷ vào năm 2008 và 9.767 tỷ vào năm 2009, 10.602 tỷ vào năm 2010). Đơn vị tính : tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 8500 9397 10.339 11.857 13.792 Số hợp đồng khai thác mới 1.202.204 1.323.891 552.304 758.927 822.946 Hợp đồng hết hiệu lực 1.261.680 919.158 594.485 594.485 634.865 Đại lý 63.209 72.091 72.079 94.620 162.423 Đại lý mới tuyển dụng 36.690 43.446 61.935 88.198 108.092 Số tiền chi trả 3.226 2.204 4.572 5.299 4.718 Năng lực tài chính - 4.681 5.618 9.767 10.602 Nguồn: AVI - Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam 41  3. Tình hình đầu tư tài chính Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính thì đầu tư là hoạt động tài chính cốt lõi của các định chế tài chính nói chung và công ty bảo hiểm nói riêng. Với nguồn phí bảo hiểm chưa dùng đến, đa phần các công ty bảo hiểm lựa chọn đây là kênh phân phối đầu tư hiệu quả nhất và chiếm phần lớn trong tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của họ. Hiện tại, hoạt động tài chính đang là thế mạnh của một số tập đoàn bảo hiểm tại Việt Nam, một mặt các công ty này có nguồn phí doanh thu bảo hiểm lớn và nguồn thặng dư vốn dồi dào nên có thể đa dạng hóa việc đầu tư. Theo số liệu thống kê của AVI, đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, thị phần áp đảo đang thuộc về các công ty bảo hiểm trong nước, tiêu biểu dẫn đầu như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI đã chiếm trên 70% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ. Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vẫn đang chiếm ưu thế trong đó chỉ riêng 2 công ty dẫn đầu là Bảo Việt, Prudential đã chiếm hơn 70% xét về phí doanh thu bảo hiểm. Hình: Tỷ trọng cơ cấu các doanh nghiệp phi nhân thọ dẫn đầu tại Việt Nam Hình: Tỷ trọng cơ cấu các doanh nghiệp nhân thọ dẫn đầu tại Việt Nam 42  Nguồn: AVI - Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam Do đó để phản ánh bức tranh tổng quan về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, đề tài chú trọng phân tích các công ty thuộc tốp dẫn đầu ở cả 2 lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ. 3.1. Nguồn đầu tư Đối với nguồn tiền đầu tư, nhận thấy rằng không có nguồn nào là nguồn thu chính hay chủ yếu mà tùy thuộc từng năm, có thể là vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ. 3.1.1. Vốn điều lệ Theo Nghị định số 46/2007/NĐ-CP, vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm , doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn đầu tư chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng khá quan trọng vì vốn điều lệ là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nên không chịu sự kiểm soát khắt khe của pháp luật, chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào các kênh có tỷ suất sinh lợi cao và đương nhiên đi kèm với độ rủi ro cao. Do đó, nguồn vốn điều lệ phần nào phản ánh được quy mô hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm. 43  Đơn vị tính: 1,000,000 đồng 2010 2009 2008 2007 2006 Bảo Minh 755,000 755,000 755,000 755,000 434,000 PVI 3,219,196 2,085,488 2,085,488 1,553,000 447,286 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt - 1,020,533 1,014,714 - - Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ - 1,546,678 1,516,893 - - Prudential - - 3,009,432 2,304,029 - Bảo Minh, với tôn chỉ trong hoạt động đầu tư tài chính là phải thực hiện theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của mình. Có thể thấy, mức vốn điều lệ của Bảo Minh vào năm 2006 là 435,000 triệu đồng và duy trì khá ổn định ở mức 755,000 triệu đồng, hầu như trong giai đoạn 2007-2010 không có biến động nào. Với quy mô lớn hơn, PVI có mức vốn điều lệ năm 2006 ở mức 3,219,196 triệu đồng và tăng nhanh, mạnh vào những năm sau đó. Cụ thể, sang năm 2007, mức vốn điều lệ đạt mức 1,553,000 triệu đồng sau đó tăng đến con số 2,085,488 vào năm 2008 rồi giữ mức ổn định tới năm 2009 và tăng nhanh lên mức 3,219,196 triệu đồng trong năm 2010. Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt và tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ có sự gia tăng trong vốn điều lệ từ 2008-2009, nhưng không đáng kể. Cụ thể, con số vốn điều lệ năm 2008 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt là 1,014,714 triệu đồng, năm 2009 là 1,020,553 triệu đồng và tương tự cho Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ với mức vốn điều lệ lần lượt là 1,516,893 triệu đồng và 1,546,678 triệu đồng tương ứng cho năm 2008 và 2009. Sự gia tăng trong vốn điều lệ qua 44  các năm còn được thể hiện ở Prudential với mức tăng khá ấn tượng từ 2,304,029 năm 2007 lên đến 3,009,432 năm 2008. Nhìn chung, xu hướng vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm trong giai đoạn 2006-2010 có xu hướng tăng, điều đó thể hiện các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng mở rộng kênh hoạt động đầu tư nhằm không ngừng gia tăng mức doanh thu tạo thế đứng của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cùng việc sử dụng tối đa sức mạnh công nghệ thông tin vào công tác thực hiện hoạt động kinh doanh, chiến lược đúng đắn cho việc phát triển công ty và chuyên môn hóa trong thế mạnh vốn có của mình. Đây cũng chính là động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính. 3.1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc: Đây là nguồn vốn đầu tư chiếm tỉ trọng khá nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm thông qua các kênh đầu tư tài chính. Đơn vị tính: 1,000,000 đồng 2007 2008 2009 2010 Bảo Minh - - 656 1,354 Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ - 9,291 27,433 - Prudential 84,555 113,567 - - Nguồn đầu tư từ quỹ dự trữ bắt buộc có chiều hướng tăng từ năm 2007-2010. Prudential, với quy mô hoạt động lớn, đã có mức quỹ dự trữ bắt buộc khá cao, vào khoản 84,555 triệu đồng năm 2007 và tăng mạnh lên mức 113,567 triệu đồng trong năm 2008. 45  Hay như Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ với quỹ dự trữ bắt buộc là 9,291 triệu đồng năm 2008 sau đó tăng đột biến và đạt mức 27,433 triệu đồng trong năm 2009. Sự gia tăng trong nguồn đầu tư này còn được thể hiện ở công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh, cụ thể, quỹ dự trữ bắt buộc của Bảo Minh chỉ là 656 triệu đồng vào năm 2009 và tăng vọt lên con số 1,354 triệu đồng (2010). Tóm lại, cũng giống như nguồn đầu tư từ vốn điều lệ, nguồn đầu tư từ quỹ dự trữ bắt buộc ngày càng gia tăng không những trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mà còn ở công ty bảo hiểm nhân thọ. Điều này càng minh chứng mạnh mẽ cho sự khởi sắc của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong các hoạt động đầu tư tài chính những năm gần đây. 3.1.3. Quỹ dự phòng nghiệp vụ: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (có thể lên tới trên dưới 90%) và việc đầu tư từ nguồn quỹ dự phòng nghiệp vụ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật 46  Đơn vị tính: 1,000,000 đồng 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ - - 13,302,162 14,808,931 - Prudential - 13,148,925 15,087,484 - - Bảo Minh 5,147 15,652 25,689 33,365 34,348 PVI 7,027 - 15,180 24,008 36,871 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt - - 2,138,332 2,656,941 - Nguồn đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ có sự biến động trong giai đoạn 2006- 2010. Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, con số này ở mức rất cao và có sự gia tăng đều đặn ở các năm vừa qua. Năm 2007, Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ duy trì quỹ này ở mức 13,302,162 triệu đồng và gia tăng lên con số 14,808,931 triệu đồng vào năm 2009. Tương tự với trường hợp của Prudential, mức vốn điều lệ lần lượt là 13,148,925 triệu đồng và 15,087,484 triệu đồng ứng với năm 2007 và 2008. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, nguồn đầu tư trích từ quỹ dự phòng nghiệp vụ cũng thể hiện xu hướng tăng và là cơ cấu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn đầu tư. Năm 2006, mức quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo Minh chỉ ở mức 5,147 triệu đồng rồi tăng đột biến lên con số 15,652 triệu đồng trong năm 2007; sau đó tăng vọt lên mức 25,689 triệu đồng vào năm 2008; năm 2009 con số này tiếp tục tăng đến 33,365 triệu đồng để rồi tăng nhẹ và dừng lại ở mức 34,348 triệu đồng vào năm 2010. PVI có mức quỹ dự phòng nghiệp vụ năm 47  2006 là 7,027 triệu đồng và tăng lên đến 15,180 triệu đồng rồi 24,008 triệu đồng và cuối cùng là 36,871 triệu đồng lần lượt ứng với các năm 2008, 2009 và 2010. Hay như Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, với con số khá ấn tượng là 2,138,332 triệu đồng năm 2008 và tăng 24% trong năm 2009, đạt mức 2,656,941 triệu đồng. So với hai nguồn đầu tư đã đề cập trên thì đây là nguồn đầu tư quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua nhiều kênh như mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, mua cổ phiếu, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản…Tuy chịu sự kiểm soát chặt chẽ của phát luật, nhưng vốn nhàn rỗi dùng để đầu tư từ quỹ dự phòng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có ưu điểm hơn nguồn đầu tư từ vốn điều lệ đó là việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm tính an toàn, thanh khoản và tính hiệu quả theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và nhân thọ, phi nhân thọ nói riêng đều trích lập khoản quỹ này với con số khá lớn là điều tất yếu. 3.1.4. Tóm lại Nguồn đầu tư của thị trường bảo hiểm Việt Nam nhìn chung có thiên hướng gia tăng qua các năm trở lại đây, cụ thể là giai đoạn 2006-2010. Đi vào phân tích từng năm thì rõ ràng các doanh nghiệp bảo hiểm đang đổi mới hoàn toàn và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2007 so với 2006, thể hiện rõ nhất qua sự gia tăng trong doanh thu, trong khi tăng trưởng nền kinh tế VN chỉ đạt 8.48%. Sự kiện VN gia nhập WTO và lần lượt là những sự kiện kinh tế quan trọng khác chắp cánh đẩy nền kinh tế tăng vọt lên. Năm 2008, với những biến động trong và ngoài nước, mức lạm phát 2 con số khiến giá cả tăng liên tục, gia dầu tăng. Thêm vào đó, quy định mới từ chính phủ không cho phép vay USD chuyển đổi sang VNĐ để thanh toán trong nước và cho phía đối tác nước ngoài đã khiến cho đa số các doanh nghiệp bảo hiểm không thể chủ động trong cân đối cơ cấu dòng tiền. Tất cả đã góp phần nên một năm 2008 với mức tăng trưởng doanh thu không cao trong hoạt động kinh doanh. Đó không là tình hình chỉ riêng đối với ngành bảo hiểm mà đa 48  phần các ngành khác cũng tương tự. Do đó, cơ cấu nguồn đầu tư có xu hướng giữ mức ổn định và ít có biến động tăng trong năm 2008-2009. Tuy nhiên, con số nguồn đầu tư vẫn đạt ở mức cao và tăng dần đều trong giai đoạn 2009-2010 vì hoạt động đầu tư tài chính là lĩnh vực khá hấp dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm cải thiện được những kết quả doanh thu xấu do bất lợi nói chung của hoạt động kinh doanh mang lại mà bất kỳ ngành nào cũng phải gánh chịu. Hiện nay, nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức vĩ mô hiện tại như lạm phát cao, môi trường lẫn lãi suất cao, áp lực gia tăng của tỷ giá. Các vấn đề này có tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp kinh doanh, buộc họ phải thắt chặt chi phí để có thể có lợi nhuận và tồn tại. Và phí bảo hiểm là một trong những chi phí doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn thắt chặt. Do đó, trong khoảng thời gian cuối năm 2010 và đầu 2011, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của toàn thị trường có thể bị ảnh hưởng. Tốc độ tăng trưởng ổn định của ngành ở mức cao trong các năm qua và tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Mức tăng trưởng chung của cả thị trường vẫn được kỳ vọng cho năm 2011 là mức 22% , thấp hơn so với 2010. Với việc tăng vốn điều lệ của nhiều doanh nghiệp như đã phân tích ở trên, mức phí giữ lại trong năm 2011 tiếp tục có sự cải thiện đáng kể và do đó hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm hứa hẹn nhiều sự khởi sắc mới mẻ với quy mô cao hơn trong xu hướng chung của toàn ngành. 3.2. Sử dụng nguồn đầu tư Theo báo cáo tài chính qua các năm, các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nguồn chi cho đầu tư chính vào thị trường chứng khoán, bất động sản và góp vốn liên doanh… 3.2.1. Đầu tư bất động sản Ưu điểm của loại hình đầu tư vào bất động sản là duy trì được sự ổn định giá trị do việc đầu tư vào kênh này gần như không chịu tác động của yếu tố lạm phát. Hơn thế nữa, việc đầu tư vào bất động sản giúp doanh nghiệp bảo hiểm có thêm điều kiện nâng cao, quảng bá hình ảnh công ty mình. Tuy nhiên,việc đầu tư vào lĩnh vực này có bất lợi là rủi 49  ro thị trường cao và tính thanh khoản thấp, khó chuyển đổi hoặc mất nhiều thời gian chuyển đổi khoản đầu tư ra tiền mặt. Tỷ suất lợi nhuận thần từ hoạt động tài chính trên tài sản đầu tư của Bảo Minh trong 4 năm qua duy trì cao hơn mức hiệu suất của ngành khoảng 9.3%. Bảo Minh đang cơ cấu lại tỷ trọng tài sản đầu tư theo xu hướng tăng tài sản có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn (rủi ro cao hơn) như góp vốn, ủy thác cho vay, bất động sản và giảm bớt tỷ trọng tài sản lãi suất cố định để tiến tới tỷ suất lợi nhuận đầu tư vượt lãi suất liên ngân hàng. Đây thực sự là sự chuyển dịch năng động có kiểm soát rủi ro, một hướng đi đột phá mới trong hoạt động đầu tư của Bảo Minh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư. Do vậy, ta có thể thấy, mức đầu tư vào bất động sản của Bảo Minh khá cao và luôn duy trì ổn định theo sát chiến lược chung của toàn công ty, đạt 7.579 triệu đồng năm 2007 sau đó tăng và giữ mức ổn định ở con số 7.655 triệu đồng trong giai đoạn từ 2008-2010. Hoạt động đầu tư bất động sản của Bảo Minh tính đến thời điểm cuối năm 2010 bao gồm đất đai sở hữu tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh với giá vốn thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường hiện tại do đã đầu tư từ lâu. Với chênh lệch giữa giá vốn và giá thị trường nên việc chuyển nhượng sẽ mang lại lợi nhuận khả quan bổ sung cho các hoạt động khác của Bảo Minh. Đây là lĩnh vực hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh, với tổng giá trị danh mục đầu tư khá cao và bất động sản với danh mục đang sở hữu có giá vốn thấp sẽ tiếp tục được lựa chọn cơ hội để tích lũy mới cho tương lai. 3.2.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn Hình thức đầu tư này vốn tập trung chủ yếu ở các công ty bảo hiểm phi nhân thọ do quy mô vốn đầu tư ít hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Và đây cũng là công cụ được các công ty bảo hiểm sử dụng rộng rãi nhất vì khoản đầu tư này có tính thanh khoản cao, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhanh chóng bán các loại chứng khoán trên thị trường để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt của họ. 50  Giai đoạn 2006-2007 thị trường chứng khoán Việt Nam rất thiếu sôi nổi và còn tồn đọng nhiều vấn đề, cả công ty niêm yết lẫn nhà đầu tư đều ít ỏi nên hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của PVI chưa có điểm nổi bật. Với mục tiêu an toàn và thận trọng, PVI xây dựng danh mục đầu tư chủ yếu vào ủy thác đầu tư và tiền gửi kỳ hạn, chỉ một phần rất nhỏ được đầu tư vào thị trường chứng khoán ngắn hạn. Tuy vậy hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn góp phần khá quan trọng vào kết quả hoạt động chung của PVI. Cơ cấu phân bổ tài sản trong đầu tư ngắn hạn vừa đảm bảo tỷ suất sinh lời tốt, vừa chú trọng đảm bảo tính an toàn cho các khoản đầu tư. Lợi nhuận tài chính của PVI đóng góp chủ yếu vào mức lợi nhuận trước thuế toàn công ty và biến động cùng chiều với tổng giá trị đầu tư. Cũng như các công ty trong ngành, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chiếm phần lớn trong lợi nhuận cuối cùng. Nguồn vốn hoạt động đầu tư của PVI tương đối lớn, bao gồm vốn đăng ký, và thặng dư vốn cổ phần, các quỹ dự phòng, tương đương với mức 4,400,000 triệu đồng năm 2008. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính là khá thấp, chỉ đạt mức 166.4 tỷ. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn đầu tư và lợi nhuận đem lại được lý giải bởi năm 2008 PVI thua lỗ chứng khoán và trích lập khoản dự phòng đầu tư tài chính, thêm vào đó, doanh nghiệp không được hưởng lợi nhiều từ biến động tăng lãi suất thị trường. Và viễn cảnh đầu tư của PVI trở nên tốt đẹp hơn vào năm 2009-2010. Có thể nói, 2010 đánh dấu sự tăng mạnh về quy mô đầu tư khi công ty tăng vốn đầu tư lên rất cao và tổng giá trị đầu tư của PVI tăng hơn 50% nhờ nguồn vốn đầu tư tăng đột biến giai đoạn 2009-2010. Tỷ suất lợi nhuận tài chính/vốn đầu tư của PVI biến động phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi và biến động của thị trường chứng khoán. Tỷ trọng tài sản đang có xu hướng tập trung vào đầu tư chứng khoán với khả năng sinh lời kỳ vọng cao hơn. Việc dịch chuyển này cho thấy PVI đã có những điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nhưng lại gặp phải nhiều rủi ro hơn. Hiện tại lợi nhuận từ đầu tư ngắn hạn của PVI chiếm hơn 50% lợi nhuận tài chính và dự kiến duy trì tỷ trọng này trong năm 2011. Cụ thể, PVI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trong giai đoạn sắp tới ( bình quân 20% trong giai đoạn 2011-2013, 15% trong giai đoạn 2014-2015, 10% trong giai đoạn 2016-2017) và sẽ tăng trưởng đều kể từ 2018 trở đi. 51  So với công ty PVI, Bảo Minh có nguồn đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Bảo Minh với đặc điểm chung của ngành trong thời gian qua là lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm rất hạn chế, đặc biệt là trong 2 năm vừa qua, Bảo Minh hầu như bị lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của Bảo Minh các năm qua chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tài chính và mức lợi nhuận này luôn có xu hướng tương đồng với tổng giá trị đầu tư của doanh nghiệp. Biểu đồ: tổng giá trị đầu tư và lợi nhuận tài chính qua các năm Mặt khác, biểu đồ trên cho thấy tổng giá trị đầu tư của Bảo Minh dường như không có sự thay đổi lớn, duy trì ở mức khoảng hơn 2,000,000 triệu đồng, chiếm một nửa tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Trong năm 2007, tổng giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn tăng gần 273% so với năm 2006 cùng thời điểm với việc doanh nghiệp phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ lên từ 434,000 triệu đồng lên mức 755,000 triệu đồng. Qua đó có thể thấy rằng, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh một phần không nhỏ đến từ nguồn vốn chủ sở hữu. Mặt khác, đi sâu vào phân tích mối tương quan giữa doanh thu và chi phí tài chính trong giai đoạn vừa qua, biểu đồ sau đây cho ta lưu ý về sự sụt giảm trong doanh thu gắn liền với sự gia tăng trong chi phí tài chính của năm 2010 so với 2009. 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2006 2007 2008 2009 2010 52  Biểu đồ: Doanh thu và chi phí tài chính của Bảo Minh qua các năm Khoản chi phí tài chính tăng thêm chủ yếu là khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn, tăng từ mức hơn 3 tỷ đồng năm 2009 lên mức hơn 27 tỷ đồng năm 2010 trong khi con số năm ứng với năm 2008 là 40 tỷ. Sự dao động lớn trong mức dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn gắn liền với biến động của thị trường chứng khoán đặt ra vấn đề rủi ro trong hoạt động đầu tư của Bảo Minh. Vốn là doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phi nhân thọ,đặc điểm ngành quy định doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khiếu nại tăng cao một cách bất thường nên đòi hỏi phải có tỷ lệ các đầu tư nhất định vào các tài sản có độ thanh khoản cao và rủi ro tương đối phù hợp. Tiêu biểu là các sản phẩm tài chính ngắn hạn. 3.2.3. Đầu tư tài chính dài hạn: Xuất phát từ tính chất của bảo hiểm nhân thọ là một khoản đầu tư dài hạn và tiết kiệm, do đó danh mục đầu tư tài chính dài hạn là hình thức phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong các công ty bảo hiểm nhân thọ so với phi nhân thọ. Đơn vị tính: 1,000,000 đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2006 2007 2008 2009 2010 DT tai chinh Chi phi tai chinh 53  2007 2008 Góp vốn vào doanh nghiệp khác 6,574,463 7,543,742 Cho vay 5,259,570 6,034,994 Đầu tư dài hạn khác 2,705,734 2,350,274 Bảng: Đầu tư tài chính dài hạn của Prudential Đơn vị tính: 1,000,000 đồng 2008 2009 Góp vốn vào doanh nghiệp khác 6,651,081 7,404,466 Cho vay 5,320,865 5,923,572 Đầu tư dài hạn khác 1,721,735 2,049,282 Bảng: Đầu tư tài chính dài hạn của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ Tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn của công ty bảo hiểm nhân thọ chiếm khá lớn trong tổng tài sản doanh nghiệp. Cụ thể, Prudential có mức đầu tư tài chính dài hạn chiếm 87% và 81.7% trong tổng tài sản tương ứng với năm 2007 và 2008. Năm 2008, đầu tư tài chính dài hạn của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ là 90% trên tổng tài sản và sang năm 2009, con số này đạt mức vẫn đạt mức xấp xỉ 90%. Dựa vào bảng trên, ta thấy cơ cấu các khoản đầu tư dài hạn của Prudential và Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ có nét tương đồng nhau và sự biến động qua các năm tuy có tăng nhưng với một tỷ lệ không lớn. Tuy 54  nhiên, thu nhập từ hoạt động đầu tư của Prudential lại giảm từ 3,691,858 triệu đồng năm 2007 xuống còn 2,353,992 triệu đồng năm 2008. Sự gia nhập WTO, gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc trưng kinh doanh của ngành cùng tầm nhìn dài hạn cho viễn cảnh nền kinh tế phục hồi dần vào 2010 là 3 lý do hợp lý giải thích cho việc Prudential gia tăng mức đầu tư tài chính dài hạn trong giai đoạn 2007-2008 dù khủng hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra cùng thời điểm đó. Tuy nhiên, sự gia tăng trong đầu tư lại không đi kèm sự gia tăng trong doanh thu từ hoạt động đầu tư. Lý giải cho điều này như sau: thứ nhất, mặc dù Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn bị ảnh hưởng gián tiếp từ rủi ro của các bất ổn từ nền kinh tế vĩ mô; thứ hai, là do tiềm năng đầu tư ngành lớn nhưng mức độ gia nhập ngành cũng lớn, hàng loạt các công ty bảo hiểm mới thành lập, trong khi thị trường đang lâm vào khó khăn chung. So với Prudential thì Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ có sự gia tăng tương ứng giữa mức đầu tư và lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính. Cụ thể, trong năm 2008, doanh thu hoạt động tài chính của công ty là 1,523,792 triệu đồng và tăng lên mức 1,614,670 triệu đồng vào năm 2009, tăng 5.96% so với 2008. Đó là điều tất yếu bởi năm 2009 có thể coi là một năm rất thành công của Bảo Việt Nhân Thọ trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh và là năm đánh dấu sự chuyển mình và thay đổi mạnh mẽ của Bảo Việt Nhân Thọ trong cơ cấu doanh nghiệp, định hướng kinh doanh. Bảo Hiểm Nhân Thọ đã xây dựng mô hình tổ chức công ty theo hướng gọn nhẹ, tập trung và phù hợp với chủ trương hướng ra thị trường đi đôi với tăng cường chất lượng hoạt động phát triển. Nhận thức được những tiềm năng từ thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam và sẵn sàng đón nhận những cơ hội hợp tác cùng phát triển, sang 2010, Bảo Việt Nhân Thọ định hướng hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khách hàng, nâng cao công tác tài chính kế toán và tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh đặc biệt chú trọng hoạt động đầu tư tài chính ngay khi nền kinh tế Việt Nam đang đi vào bước ổn định để phát triển sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc suy thoái kinh tế. Chính nhờ bước 55  đệm đó, hiện nay, Bảo Việt Nhân Thọ đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong tốp ngành bảo hiểm nhân thọ. 3.2.4. Kết luận Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam suy thoái, có phần giảm sút trong hoạt động đầu tư, thị trường bất động sản đóng băng…gây không ít ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Do đó tác động lớn đến khả năng tài chính của công ty, của người tham gia bảo hiểm vì đa số doanh nghiệp đều không đủ khả năng thanh toán mức phí bảo hiểm. Do đó thị trường bảo hiểm gặp khó khăn trong việc xâm nhập thị trường và số nợ tồn đọng của những hợp đồng bảo hiểm các năm trước do khách hàng mất khả năng đóng phí. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường Bảo Hiểm vẫn diễn ra sôi nổi, các doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu thị phần trong ngành như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, Prudential…đều không ngừng phát triển kênh hoạt động đầu tư của nhằm bù đắp khoản doanh thu bị lỗ do hoạt động kinh doanh đem lại. Do vậy, tăng trưởng doanh thu trong toàn thị trường vẫn duy trì ở mức khá cao và ổn định. Trong năm 2008, doanh thu của bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng ở mức 9% tương đương trên 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Cùng thời điểm đó, bùng nổ nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong cùng ngành, lại thêm ảnh hưởng của sự tụt dốc thị trường chứng khoán, bất động sản và đầu tư nên tình trạng thua lỗ trong hoạt động đầu tư tài chính của 17 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (tuy vẫn đạt mức doanh thu khá cao, lên đến 10,879,000 triệu đồng). Đó là do mức chi phí quá cao vẫn xảy ra ở các doanh nghiệp có thâm niên lẫn các công ty vừa thành lập, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý công tác tài chính kế toán. Sang năm 2009, tình hình đầu tư thị trường bảo hiểm có viễn cảnh tốt đẹp hơn. Trong năm 2009, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt mức lợi nhuận trước thuế đạt mức 219,245 triệu đồng bên cạnh kết quả tăng trưởng doanh thu khá nhanh đồng thời giảm trong chi phí. Trong năm 2010, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đã đạt tốc độ 56  tăng trưởng mạnh mẽ 24% so với năm 2009. PVI đã đạt mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng 50% với tổng doanh thu đạt 4,460,000 triệu đồng, nâng thị phần của PVI tăng 26% trong năm 2010 so với mức thị phần 20% trong năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của PVI năm 2010 tăng 54% so với năm 2009, đạt mức 340,000 triệu đồng. Vì thế có thể nhận định rằng, hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm là nguồn chủ yếu và quan trọng trong cơ cấu lợi nhuận trước thuế và doanh thu. Hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tập trung chủ yếu ở các công ty như Bảo Minh, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và PVI với sự đa dạng hóa trong danh mục đầu tư vì đây là những doanh nghiệp tiềm năng, có quy mô lớn, và chiến lược phát triển đúng đắn. Đối với thị trưởng bảo hiểm nhân thọ, dường như chỉ có Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt là công ty Việt Nam duy nhất đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính. Nhìn chung, trong hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay đã thực hiện được kế hoạch dòng tiền theo đúng quy trình do Quacert và DVN cấp về quản lý đầu tư tài chính, sử dụng hiệu quả dòng tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của công ty. Vì vậy, muốn đầu tư tài chính thật hiệu quả, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Việt Nam nên nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực sẽ đem lại hiệu quả cao đồng thời đảm bảo khả năng an toàn nguồn vốn. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường chứng khoán_kênh đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm, để lựa chọn danh mục đầu tư thật hợp lý. Cụ thể như hoạt động đầu tư tài chính và bất động sản tiếp tục được phát triển với tổng giá trị danh mục đầu tư ngày càng tăng. Đầu tư tài chính dịch chuyển dần từ tài sản ít rủi ro như trái phiếu, tiền gửi…sang đầu tư vào các công ty liên kết, đầu tư ủy thác và đầu tư chứng khoán với tỷ suất sinh lợi cao. Đây là hướng chiến lược đảm bảo độ an toàn vốn cao và nâng cao lợi ích của cổ đông. 57  4. Nguy cơ tái khủng hoảng tiềm ẩn tại thị trường Bảo hiểm Việt Nam Như chúng ta biết, thị trường bảo hiểm Mỹ là một thị trường rộng lớn và phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triền. Vì vậy, việc đem hai thị trường này ra so sánh có vẻ khập khiễng. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta chỉ xét đến khía cạnh đầu tư tài chính của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường để có thể tìm ra những mối tương đồng giữa thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay và thị trường bảo hiểm Mỹ giai đoạn trước khủng hoảng, để có thể kịp thời nhận ra những bất ổn đang tồn tại ở thị trường nước ta, để đưa ra những giải pháp phòng ngừa nguy cơ tái khủng hoảng có thể xảy ra, mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính thị trường bảo hiểm. Theo những gì đã trình bày ở chương hai, cuộc khủng hoảng tài chính tại AIG xuất phát từ 3 nguyên nhân. Và, hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đang đối đầu với ba nguyên nhân đã từng gây ra khủng hoảng cho AIG. Cụ thể là: 4.1. Đầu tư tài chính được chú trọng quá mức Như đã phân tích ở trên, AIG đã tham gia vào thị trường tài chính vượt quá khả năng chịu đựng của bản thân doanh nghiệp (hay nói chính xác hơn là AIG đã sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, vượt qua những chuẩn mực cho phép đối với một doanh nghiệp bảo hiểm). Điều này, khi thị trường đang tăng trưởng, sẽ mang lại một nguồn lợi lớn cho AIG. Tuy nhiên, khi xảy ra những biến động bất lợi trên thị trường, thì đây cũng chính là lĩnh vực nhạy cảm nhất, gây nên những tổn thất đầu tiên và to lớn đối với các tình hình chung của công ty như những gì chúng ta đã thấy trong giai đoạn vừa qua. Hiện nay, doanh thu chính của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam không đến từ hoạt động kinh doanh chính (các nghiệp vụ bảo hiểm, tái, nhận tái bảo hiểm…) mà lại đến từ hoạt động tài chính. Điều này, có vẻ như, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang đi trên con đường của AIG giai đoạn trước khủng hoảng. 58  4.2. Hệ thống chính sách của chính phủ Chính phủ Mỹ theo đuổi chính sách kinh tế tự do (mà thực chất là chính sách tư bản chủ nghĩa có sự điều tiết của chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích chủ yếu của các ông trùm tư sản). Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên khủng hoảng kinh tế Mỹ - khủng hoảng về quản lí – khi mà các cơ quan chức năng có nghĩa vụ bảo vệ nền kinh tế đã không để ý đến các doanh nghiệp lớn (too big to fail) trên thị trường. Đến khi các doanh nghiệp này gặp phải những khó khăn về thanh khoản, buộc chính phủ phải ra tay cứu giúp bằng tiền thuế đóng góp của người dân. Đây, cũng là một điều có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường, Bảo Việt chính là doanh nghiệp chiếm thị phần cũng như tỷ trọng doanh thu lớn nhất ở cả hai lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo Việt tuy là một công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng thực chất vẫn là một doanh nghiệp chịu sự quản lí của nhà nước (74.15% vốn cổ phần của nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (70.89%) và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước(3.26%)). Và Bảo Việt cũng không phải là trường hợp cá biệt trên thị trường Việt Nam. Điều này, vô hình chung đã tạo nên tâm lí ý lại của doanh nghiệp đối với sự bảo trợ của nhà nước, khiến cho các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam không có sự chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những khó khăn có thể gặp phải trong tương lại, chứ chưa nói đến những sai phạm có thể mắc phải mà không được ngó đến – dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan và không hiệu quả, gây những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế (mà ví dụ điển hình là vụ án Vinashin gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua). 4.3. Sự phát triển đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, sự phát triển đa dạng của các sản phẩm bảo hiếm là một tín hiệu đáng mừng ám chỉ sự phát triển của thị trường theo chiều rộng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn là đúng trong trường hợp của AIG giai đoạn trước khủng hoảng. Nhưng chúng ta đã từng khẳng định ở trên, AIG là một tập đoàn bảo hiểm lớn trên 59  thế giới, và mức độ phát triển của nó cũng cực kì khủng khiếp. Số lượng sản phẩm bảo hiểm mà AIG tạo ra cũng gần như là nhiều nhất trên thị trường bảo hiểm Mỹ. Và nhu cầu phát triển thị trường ngày càng tăng đã khiến AIG phát hành những sản phẩm bảo hiểm phi thực tế (những sản phẩm bảo hiểm dựa trên giá cả của một loại hàng hóa – sản phẩm phái sinh, chứ không phải dựa trên những giá trị thực sự của tài sản). Đây chính là con dao hai lưỡi đối với một doanh nghiệp. Khi thị trường sản phẩm phái sinh phát triển, thì lợi nhuận thu được sẽ lớn. Tuy nhiên, khi thị trường sản phẩm phái sinh bị mất giá, thì những hợp đồng bảo hiểm mới mẻ này đã mang lại cho AIG những khoản lỗ vốn khổng lồ. Hiện nay, thị trường các sản phẩm phái sinh tại Việt Nam chưa phát triển, cũng như các sản phẩm bảo hiểm giống như trường hợp của AIG cũng chưa xuất hiện. Tuy nhiên, hiện nay cũng là lúc bắt đầu thời điểm chúng ta cần thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm theo đúng cam kết khi gia nhập WTO. Việc này, sẽ đi cùng với sự đi vào một cách ồ ạt của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (đơn giản vì thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường chưa được khai phá nhiều). Và các doanh nghiệp nước ngoài, khi tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam,` có thể mang theo những sản phẩm bảo hiểm mới chưa từng xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Và, khả năng, chính những sản phẩm mới mẻ và đẹp đẽ này (mà đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm cho các sản phầm phái sinh) sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng về thanh khoản đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam khi có những diễn biến bất lợi từ thị trường tài chính. Và đây là điều chúng ta hoàn toàn không mong muốn nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. 5. Kết luận Chương III Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng bất chấp những khó khăn từ thị trường tài chính tiền tệ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, bản thân thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn mang trong mình nhiều bất cập. Những vấn đề này đã từng tồn tại trong bộ máy quản lí và đầu tư của AIG nói riêng và hệ thống kinh tế Mỹ nói chung. Đến bây giờ, nó đã xuất hiện tại thị trường bảo hiểm Việt Nam. AIG lâm vào tình trạng phá sản và được chính phủ Mỹ ra tay cứu vớt. Mặc dù, Mỹ là một 60  quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, tuy nhiên, việc bị giáng một đòn đau như trường hợp của AIG cũng khiến quốc gia này gặp không ít khó khăn. Và như phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy, khả năng thị trường Bảo hiểm Việt Nam có thể gây nên một cuộc chấn động như AIG đã từng không phải không có lí do để nghi ngờ. Và đến lúc đó, chính phủ Việt Nam có đủ khả năng cứu các doanh nghiệp bảo hiểm hay không, hay đến lúc đó, Việt Nam sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Và cách tốt nhất, để giảm khả năng xảy ra tình huống xấu nhất này, chúng ta cần có những chính sách cụ thể đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam ngay từ bây giờ, để có thể hạn chế tối đa khả năng gây khủng hoảng nền kinh tế. 61  CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM. Như đã đề cập ở chương I của đề tài, chúng tôi đưa ra 3 mô hình kinh tế để có thể áp dụng cho thị trường bảo hiểm Việt Nam giúp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam vận hành một cách thuận lợi nhất, để tiếp tục phát triển trong thời gian đến, đồng thời hạn chế những nguy cơ có thể gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế tại thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 1. Giải pháp áp dụng lý thuyết “Bàn tay vô hình”: làm quen nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, triển mạnh cách nghiệp vụ bảo hiểm trên thị trường Khi đăng kí gia nhập vào WTO, Việt Nam đã có những cam kết dành riêng cho thị trường bảo hiểm, mà theo đó, sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, chúng ta phải mở cửa hầu như toàn bộ thị trường bảo hiểm trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ gia nhập và sân chơi lớn, sân chơi toàn cầu. Tại sân chơi này, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực quốc tế theo như đúng những gì chúng ta đã cam kết trong các bảng ghi nhớ trước khi gia nhập WTO. Và như vậy, lúc này, các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam phải học làm quen dần với cơ chế vận động tự do của thị trường. Khi ấy, chính phủ, chỉ nên đóng vai trò là người điều tiết kiến trúc thượng tầng cho phù hợp với mức độ phát triển của thị trường (hoàn chỉnh hệ thống luật pháp phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc quốc tế về hoạt động kinh doanh bảo hiểm). Những doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chưa cổ phần hóa hoặc cổ phần hóa không hoàn toàn thì nên tiến hành cổ phần hóa một cách triệt để để có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi ở bên ngoài, đồng thời, phát huy hơm nữa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đang chịu sự kiềm kẹp của nhà nước trong giai đoạn vừa qua. Bàn tay vô hình của thị trường sẽ điều tiết các nhu cầu của khách hàng cũng như của chính bản thân doanh nghiệp bảo hiểm để có thể tối đa hóa những lợi ích chung của xã hội, đồng thời, sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam 62  phát triển một cách hoàn thiện hơn, để có thể nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường, nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định của hệ thống kinh tế, quản lí. Đồng thời, khi được tham gia cạnh tranh một cách tự do, không ràng buộc, có thể sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tiếp thu được những kinh nghiệp của các doanh nghiệp đi trước, học tập và áp những sản phẩm bảo hiểm mới đã đạt được kiểm nghiệm mức độ phù hợp và thành công trên thị trường các quốc gia khác – điều này làm gia tăng số loại sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời, rút ngắn thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thị trường. 2. Giải pháp áp dụng lý thuyết kinh tế học của Keynes Giải pháp này nhấn mạnh đến sự điều tiết của chính phủ nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tín dụng, quản lí điều tiết các hoạt động đầu tư tài chính phù hợp và đúng đắn. Ở phần trên, chúng ta đã ủng hộ lí thuyết “Bàn tay vô hình” được áp dụng vào thị trường bảo hiểm trong nước để giúp các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cọ sát với những khó khăn khi tham gia kinh doanh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, sự tự do này, cũng chỉ nên giới hạn trong một chừng mực nào đó mà thôi. Bởi, chính phủ cần thể hiện được vị trí của mình đối với những doanh nghiệp đầu tư vốn và nợ vay một cách tràn lan, không hiệu quả như trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, việc tăng cường mức độ giám sát của chính phủ, thông qua việc siết chặt tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm e dè hơn trong các dự án đầu tư, tránh gây lãng phí khi đầu tư vào những dự án không khả thi. Sự can thiệp của chính phủ còn được thể hiện qua việc điều chỉnh các mức tỷ lệ lãi suất khác nhau, đưa ra những yêu cầu về mức dự trữ tối thiểu theo qui định nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho toàn bộ hệ thống tài chính, chứ không chỉ là thị trường bảo hiểm… Chính sự điều tiết của chính phủ và mức độ hòa nhập của bản thân thị trường bảo hiểm Việt Nam vào dòng 63  chảy chung của thế giới sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng cả trong lẫn ngoài, giúp thị trường tăng trưởng bền vững trong thời gian sắp đến. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm bằng các quy định một cách khắt khe. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp tại nước ta lại chưa hoàn chỉnh. Điều này khiến các doanh nghiệp bảo hiểm gặp khá nhiều rắc rối trong việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, theo tác giả, chính phủ nên xem xét lại việc quản lí các doanh nghiệp bảo hiểm bằng các quy chế, có tính pháp lý chung, các doanh nghiệp sẽ theo đó mà điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng như điều chỉnh mức vốn cần thiết cho bản thân doanh nghiệp, miễn sao đảm bảo hoạt động kinh doanh được an toàn và đáp ứng được những yêu cầu chung của chính phủ. 3. Áp dụng lý thuyết điều khiển học kinh tế vào thị trường bảo hiểm Việt Nam Như chúng ta đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính thê thảm tại AIG chính là hệ thống giám sát, điều tra của chính phủ cũng như bản thân doanh nghiệp không hoạt động một cách hiệu quả. Đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, để tránh gặp phải vấn đề tương tự, chứng ta cần có một hệ thống điều chỉnh các hoạt động của thị trường một cách thông suốt vào ổn định. Lý thuyết điều khiển học kinh tế coi bản thân nền kinh tế là một hệ thống có mối liên kết chặt chẽ với nhau và được điều khiển bởi những hoạt động cụ thể có tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Trong trường hợp áp dụng lý thuyết này vào thị trường bảo hiểm, chúng ta cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm cần hiểu, các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động đầu tư tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài… tất cả đều là những bộ phận cấu thành nên hệ thống điều khiển kinh tế đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam – và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và việc truyền tải thông tin ẩn chứa trong mỗi bộ phận cấu thành nên thị trường đều có những tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của toàn hệ thống. 64  Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, không nên chỉ chú trọng vào lĩnh vực đầu tư tài chính mà quên đi hoạt động kinh doanh chính của mình là thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm. Phát triển sản phẩm, kỹ năng, nghiệp vụ, phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu, đó chính là những gì mà các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần làm để có thể phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính cũng là một lĩnh vực phụ trợ cần sự đầu tư nghiêm túc và cần đạt ra những định hướng lâu dài để đảm bảo tính thông suốt của hệ thông trong chính bản thân các doanh nghiệp trong thời kì phát triển đi lên. Và trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự liên kết giữa đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể cảm thấy được những rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính, qua đó hạn chế đầu tư để đảm bảo tính thanh khoản cho doanh nghiệp và ngược lại. Bản thân thị trường, dưới sự điều tiết của chính phủ, cần có sự thúc đẩy để có thể phát triển đồng đều cả 2 loại hình doanh nghiệp bảo hiểm: trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tin được truyền đạt đến 2 loại doanh nghiệp này cũng cần đảm bảo được sự nhan nhẹn và chính xác, để các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường nói chúng nhận biết được những chuyển biến bất lợi trên thị trường để có những điều chỉnh thích nghi với tình hình mới, tránh tình trạng bất ngờ trước những gì đang diễn ra trên thị trường. Đồng thời, hệ thống thông tin, giám sát của chính phủ đối với thị trường cũng cần đẩy mạn hơn nữa thông qua hệ thống thanh tra, kiểm tra của chính phủ. Hệ thống này, không chỉ bao gồm các yếu tố về con người, mà còn đòi những những yếu tố mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật: hệ thống theo dõi, hệ thống liên lạc… mà chính phủ cần đầu tư để có thể phát hiện ra những sai phạm trong hệ thống các doanh nghiệp một cách nhanh và chính xác nhất. Đồng thời, hệ thống thanh tra, kiểm tra này cũng cần tách ra riêng biệt khỏi các bộ ban ngành, để chuyển thành một cơ quan chức năng độc lập có nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp cần thiết, để chắc chắn, tính thanh khoản của hệ thống được bảo đảm, tránh tình trạng mất kiểm soát đối với doanh 65  nghiệp gây nên khủng hoảng cục bộ và có thể dẫn đến khủng hoảng toàn phần của nền kinh tế. 4. Kết luận Chương IV. Đối với một vấn đề, có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau. Và trong trường hợp của thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng vậy. Ở đây, các giải pháp được đưa ra dựa trên ba học thuyết kinh tế khác nhau: lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith; lý thuyết kinh tế học của Keynes và lý thuyết về điều khiển học của Liên Xô ứng với ba vấn đề mà chúng ta đã nhận ra được đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Các giải pháp này bao gồm những giải pháp dành cho bản thân các doanh nghiệp tham gia trên thị trường và cả chính phủ với mục tiêu chủ đạo là giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng ổn định, tránh nguy cơ gây ra khủng hoảng trong bản thân thị trường cũng như cho toàn bộ nền kinh tế của nước ta trong những năm sắp đến. 66  KẾT LUẬN So sánh tình hình đầu tư tài chính của tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG giai đoạn trước khủng hoảng và liên hệ thực tế những gì đang diễn ra tại Việt Nam, ta nhận thấy, chúng có một số nét tương đồng. Và như chúng ta cũng đã biết, AIG chính là một trong những tác nhân khiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trở nên tồi tệ hơn. Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng những gì đang diễn ra trên thị trường bảo hiểm khiến ta nghi ngờ về khả năng có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới, mà nguyên nhân xuất phát từ thị trường này. Vì vậy, đề tài được thực hiện để đưa ra những cái nhìn khái quát nhất về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, cụ thể hơn là cuộc khủng hoảng tài chính tại Tập đoàn bảo hiểm AIG, qua đó, tìm ra những nét tương đồng giữa AIG và thị trường bảo hiểm Việt Nam, tìm ra những nguy cơ tìm ẩn có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mới tại Việt Nam, cũng như đề xuất một số giải pháp dựa trên 3 lý thuyết kinh tế tương ứng với ba hình thức tồn tại của một nền kinh tế: tự do, tư bản chủ nghĩa, các lý thuyết điều khiển trong kinh tế.Hi vọng những nội dung này sẽ giúp người đọc có cái nhìn đúng hơn về thị trường Bảo hiểm Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. 67  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes và vài suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - PGS.TS. Phan Huy Đường, NCS. Tô Hiến Thà – Học viện chính trị Bộ quốc phòng. 2. Vai trò của Nhà nước đối với thị trường Tài chính - Bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ - PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai - Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 201-206. 3. Lựa chọn Thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam - Một khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 – Harvard University John F.Kennedy School of Government 4. Adam Smith, Behavioral Economist - Nava Ashraf, Colin F. Camerer and George Loewenstein - Journal of Economic Perspectives - Volume 19, Number 3 - Summer 2005 - Pages 131–145 5. "An outline of the history of economics thought" - Ernesto Screpanti and Stephano Zamagni 6. Information and Incentives: Economics of Carrots and Sticks - JAMES A. MIRRLEES – bài thuyết trình Nobel, ngày 9 tháng 9 năm 1996 7. The Wealth of Nations: Book 4 - Of the Principle of the Commercial, or Mercantile System 8. Biya, S. Computer Science and Control, 2 ed. Moscow, năm 1965. 9. Lange, O., Introduction to economic cybernetics. Moscow – 1968 10. Maiminas, CCP planning processes in the economy: Information Aspect, 2nd ed - 1971. 11. Systemic Risk in Insurance - An analysis of insurance and financial stability - Special Report of The Geneva Association Systemic Risk Working Group – 3/2010. 68  12. Việt Nam và cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall – chứng khoán Thăng Long- ngày 21.11.2008. 13. The housing bubble and the financial crisis - real-world economics review, issue no. 46 14. Crise financière, crise économique : causes et relances - Un cours sur la banque, la bourse et la régulation du capitalisme - Daniel MARTIN - 21/08/2009 15. I690/H699 Cybernetics and Revolution: International Histories of Science, Technology, and Political Change – GS 16. Báo cáo tài chính của tập đoàn Bảo Việt (2006 – 2010) 17. Báo cáo tài chính của tập đoàn Bảo Minh (2006 – 2010) 18. Báo cáo tài chính của PVI 19. Báo cáo tài chính AIG (2006 – 2010) 20. Các website:   D872782B78/View/Thi- truong/Khung_hoang_kinh_te_va_ban_tay_nha_nuoc/?print=837995345    

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG – Thực trạng và giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam hi.pdf
Luận văn liên quan