Kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 10 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 11 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 12 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13 4.1 Phương pháp luận . 13 4.2 Phương pháp . 14 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ LẠM PHÁT – ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT . 17 1.1.1 Các quan điểm về lạm phát 17 1.1.2 Đo lường lạm phát . 18 1.2. CÁC LOẠI LẠM PHÁT 19 1.2.1 Lạm phát vừa phải 19 1.2.2 Lạm phát cao . 19 1.2.3 Siêu lạm phát 19 1.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT 20 1.3.1 Lạm phát cầu kéo . 20 1.3.2 Lạm phát chi phí đẩy 21 1.4. HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT . 22 1.5. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC 25 1.5.1 Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu 25 1.5.2 Nhóm giải pháp tác động vào cung 25 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY 27 2.1.1 Khái quát tình hình lạm phát Việt Nam từ 1976 đến 1995 . 28 2.1.2 Khái quát tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 . 30 2.1.3 Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001 – 6/2005 . 30 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ . 34 2.2.1 Tác động của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế 34 2.2.2 Tác động của lạm phát đối với tỷ lệ thất nghiệp 38 2.2.3 Tác động của lạm phát đối với cán cân thanh toán 41 2.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN TÁC ĐỘNG TỚI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM . 44 2.3.1 Xét trên góc độ cầu kéo . 44 2.3.2 Xét trên góc độ chi phí đẩy . 49 CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2010 CỦA VIỆT NAM . 55 3.2 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY56 3.2.1 Cách tính lạm phát hiện nay . 56 3.2.2 Đo lường lạm phát ở Việt Nam bằng lạm phát cơ bản . 59 3.2.3 Xác định lại rổ thị trường 61 3.3 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 . 61 3.3.1 Chính phủ kiểm soát lạm phát 62 3.3.2 Ngân hàng nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát 74 3.3.3 Doanh nghiệp cũng phải tự chống lạm phát . 82 KẾT LUẬN . 85 PHỤ LỤC 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 106 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ DNNN Doanh nghiệp nhà nước DTBB Dự trữ bắt buộc ĐTNN Đầu tư nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTƯ Ngân hàng trung ương NSNN Ngân sách nhà nước OTC Thị trường phi tập trung TCTD Tổ chức tín dụng TNQD Thu nhập quốc dân VND Đồng Việt Nam XDCB Xây dựng cơ bản XNK Xuất nhập khẩu UBND Ủy ban nhân dân USD Đôla Mỹ WEF Diễn đàn kinh tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói lạm phát luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Nói lạm phát là một vấn đề cũ thì không có gì sai, bởi vì từ xưa tới nay, có rất nhiều nhà kinh tế đã gián tiếp hay trực tiếp đề cập đến nó, trong đó có những trí tuệ vĩ đại như CácMác, Fisher, Friedman .Song lạm phát lúc nào cũng là vấn đề mới cả, nó nóng bỏng từng ngày từng giờ, thay đổi liên tục, có khi tạm ổn định, có khi giảm xuống, có khi lên cơn sốt. Cho nên bàn về lạm phát trong thời điểm này tưởng chừng như đã quá muộn nhưng lại chưa trễ tí nào bởi vì trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế, lạm phát có những sắc thái riêng, có sự biến động riêng, sự biến động của lạm phát có khi để lại âm hưởng khá lâu trong nền kinh tế. Và nhất là trong tình hình hiện nay, trong năm 2004 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng của nước ta tăng 9,5%, có người nói chúng ta lên cơn sốt lạm phát và lo quýnh lo quáng lên, có người nói chúng ta chưa lạm phát mặc dù chỉ số giá này đã tăng vượt quá ngưỡng mục tiêu đề ra ban đầu (4- 5%). Diễn biến tình hình thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng nước ta đã làm hao tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà hoạch định, nhà nghiên cứu, một thống kê cho biết thuật ngữ lạm phát là một trong những thuật ngữ được đề cập đến nhiều nhất trên các trang báo trong thời gian gần đây. Vậy nền kinh tế nước ta trong năm 2004 và những năm trước đó có lạm phát hay không, và nếu có là bao nhiêu, là cao hay thấp, mức lạm phát đó có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, những nguyên nhân nào gây ra lạm phát ở nước ta . là những vấn đề cần phải làm sáng tỏ, để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thích hợp kiểm soát lạm phát góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010 mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra. Vì vậy, mặc dù lạm phát là một vấn đề phức tạp, thường xuyên biến động, có liên quan đến nhiều lĩnh vực nhưng với mong muốn bằng những kiến thức đã học được để đưa ra được những giải pháp, có thể có những giải pháp mới chỉ dừng lại ở những ý tưởng, nhằm kiểm soát lạm phát tốt hơn góp phần vào mục tiêu nêu trên nên em quyết định chọn lạm phát làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Xuất phát từ lý do như trên, đề tài đi vào nghiên cứu những vấn đề sau: Thứ nhất, làm rõ những quan điểm, lý luận về lạm phát, từ đó xem xem những quan điểm nào được vận dụng phổ biến vàø phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, khái quát lại tình hình lạm phát của Việt Nam từ sau khi thống nhất đến nay (từ 1976), đặc biệt là giai đoạn 2001-6/2005. Thứ ba, chỉ ra được ảnh hưởng của lạm phát tới 3 biến số kinh tế vĩ mô quan trọng còn lại trong tứ giác kinh tế , đó là tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán (đối với các biến số khác mà lạm phát có mối quan hệ mật thiết như lãi suất, tỷ giá hối đoái .trong phạm vi luận văn chưa đi vào nghiên cứu). Đồng thời, bước đầu xem xét mối quan hệ hồi qui giữa lạm phát với ba biến số trên, và đi tìm một ngưỡng lạm phát mà ở đó khi lạm phát tăng lên quá ngưỡng đó thì có ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế. Thứ tư, trên cơ sở diễn biến tình hình lạm phát ở nước ta rút ra được những nguyên nhân cơ bản nào tác động tới lạm phát ở nước ta. Ngoài những nguyên nhân cơ bản được phân tích trong bài, luận văn cũng bước đầu hệ thống các nguyên nhân gây ra lạm phát ở nước ta theo nhiều hướng khác nhau. Thứ năm, xem xét lại cách đo lường lạm phát ở nước ta hiện nay, từ đó rút ra những hạn chế để đề xuất một cách đo lường tốt hơn. Thứ sáu, đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2010, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để giải quyết những vấn đề đặt ra ở trên, luận văn cần trả lời được những câu hỏi như sau: Một là, nền kinh tế Việt Nam có bị lạm phát hay không, trong đó tập trung vào trả lời cho giai đoạn 2001 – 2004, nổi lên là năm 2004, mà cho đến nay vẫn còn hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Hai là, lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán? Phương trình hồi qui xác định mức độ tương quan giữa lạm phát với các nhân tố trên như thế nào? Ba là, có tồn tại một ngưỡng lạm phát ở nước ta hay không? Nếu có thì ngưỡng đó là bao nhiêu? Bốn là, những nguyên nhân chủ yếu nào gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian qua? Năm là, cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay có phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội ở nước ta nữa hay không? Nếu không thì nên chọn cách tính nào khác (bước đầu đối chiếu với cách tính lạm phát của một số nước trên thế giới). Nếu còn phù hợp thì có phải điều chỉnh gì không? Sáu là, lạm phát ở Việt Nam có chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế khu vực và thế giới hay không? 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp luận Do vấn đề lạm phát có liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề khác như tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, cán cân thanh toán .thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính nhà nước, tín dụng ngân hàng .nên khi nghiên cứu lạm phát phải đặt trong mối quan hệ tương hỗ qua lại giữa các yếu tố trên, giữa các lĩnh vực trên. Do vậy, phương pháp luận chủ đạo của luận văn là vận dụng phép duy vật biện chứng. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn để đơn giản vấn đề nghiên cứu, luận văn chỉ đi vào nghiên cứu sự tác động của lạm phát lên các yếu tố khác, hoặc tác động của các nhân tố đến lạm phát, tức là nghiên cứu sự tác động một chiều, và trong khi nghiên cứu yếu tố nào thì các yếu tố khác được giả định là không đổi theo nguyên tắc cetribus. Tuy nhiên vận dụng phương pháp nghiên cứu như thế nào đi nữa thì cũng không thể xa rời, thoát ly khỏi thực tiễn, do vậy phải căn cứ vào tình hình thực tiễn kinh tế – xã hội và định hướng phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi vấn đề khi đó giải pháp đưa ra mới phù hợp “ý Đảng lòng dân” do vậy phương pháp luận của luận văn là vận dụng quan điểm đường lối của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001- 2010. 4.2 Phương pháp Trên cơ sở các phương pháp luận chủ đạo, trước tiên luận văn đi vào thu thập các số liệu về lạm phát, tăng trưởng kinh tế . và các số liệu cần thiết khác cho nghiên cứu. Do vậy, phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp thống kê, sưu tầm các số liệu được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là từ các bộ, ban, ngành. Công việc này tiến hành qua 2 bước như sau: - Thống kê các số liệu cần thiết cho nghiên cứu như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế .qua các năm từ 1976 đến 6/2005 (có thể một số năm không có số liệu). - Tùy vào mục đích nghiên cứu mà trích lọc số liệu theo từng giai đoạn khác nhau. Dựa trên số liệu thống kê có được, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hồi qui, đồ thị có sự hỗ trợ của máy tính để xử lý và biểu diễn số liệu có được theo các nội dung cần thiết. Riêng trong phương pháp hồi qui tác giả chọn sai số cho phép là 5% (độ tin cậy đạt 95% trong các phân tích). Nếu phân tích hồi qui cho kết quả nhưng không đảm bảo độ tin cậy thì kết luận kết quả hồi qui không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cũng trong phương pháp hồi qui, để đơn giản dãy số phân tích nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy, tác giả chọn số liệu trong vòng 10 năm từ 1996 đến 6/2005 để chạy hàm hồi qui, tuy nhiên chuỗi số liệu có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại trong từng tình huống nghiên cứu. Để có thể thấy được vấn đề nghiên cứu thay đổi như thế nào qua thời gian, luận văn sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu nhằm xem xét vấn đề trong mối tương quan, so sánh đối chiếu giữa những thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, để mổ xẻ vấn đề nghiên cứu một cách tỉ mỉ, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: xem xét, nghiên cứu vấn đề dưới nhiều góc độ từ nhiều ngành khác nhau. Do bản chất nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có tính kế thừa, nên trong 9 luận văn có vận dụng kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia về các vấn đề có liên quan. Cuối cùng, một phương pháp khác không kém phần quan trọng là phương pháp chuyên gia: tìm hiểu vấn đề thông qua hình thức thu thập ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm (đặc biệt là các thầy cô giảng viên), am tường trên từng lĩnh vực để từ đó rút ra những kết luận xác thực. Mọi thắc mắc xin liên hệ yahoo : Tuvanluanvan

pdf99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển bền vững. Giá hàng hoá trên thị trường thế giới là yếu tố khách quan, chúng ta không thể điều chỉnh được do vậy trong ngắn hạn phải kiềm chế nhập khẩu, sử dụng có hiệu quả hàng nhập khẩu, kêu gọi sử dụng hàng trong nước. Về lâu dài cần tập trung vào phát triển một số ngành then chốt như lọc dầu, xăng, phôi thép để cung cấp cho thị trường trong nước, không lý gì chúng ta cứ mãi xuất khẩu dầu thô rồi đi nhập xăng về. Tiến tới một bước nữa là làm sao để không lệ thộc vào những nguồn nguyên liệu như xăng, thép...như vậy phải đa dạng hoá nguồn nguyên liệu, năng lượng thay thế ví dụ sử dụng polime trong chế tạo nhà cửa, sử dụng năng lượng mặt trời...Hiển nhiên để làm được điều này phải mất một thời gian khá dài có khi là 10 hay 15 năm. Tuy nhiên ngay từ bây giờ phải đặt ra yêu cầu thì mới thấy lợi ích thiết thực của nó để có định hướng nghiên cứu. Đây cũng 65 là xu hướng phát triển bền vững của các quốc gia trong những thế kỷ tới: hạn chế tăng trưởng chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiến tới sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Thứ tám: Phổ cập kiến thức tài chính cho người dân. Chính phủ hàng năm nên dành ra một khoản chi dùng cho công tác phổ biến một số kiến thức tài chính tiền tệ cơ bản cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi. Vấn đề là phải chọn lấy kiến thức cần để phổ biến, hình thức phổ biến, cách thức diễn đạt sao cho người dân bình thường có thể tiếp thu, tạo được sự quan tâm chú ý nơi người dân. Làm được như thế thì có thể hy vọng người dân sẽ ngày càng ủng hộ các chính sách kinh tế đúng đắn của nhà nước, sẽ không còn tình trạng tăng giá khi nhà nước tăng lương, không còn tình trạng mỗi nhà là một cái kho chứa hàng, không còn tình trạng găm giữ đôla, nuôi heo đất... Thứ chín: Cẩn thận với lạm phát, không nên sử dụng biện pháp lạm phát để kích thích kinh tế. Không thể lơ là với lạm phát! Nước Mỹ rất sợ lạm phát, chỉ khi kinh tế suy thoái mới đẩy tiền ra để kích thích kinh tế tăng trưởng, nhưng khi nền kinh tế vừa có dấu hiệu của lạm phát (mới chỉ có 2,5%/năm) họ đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Lạm phát ở Trung Quốc vừa mới xuất hiện và cũng chỉ ở dưới mức 4%, họ đã giảm đầu tư để giảm nóng cho nền kinh tế. Cần lưu ý đặc biệt là lạm phát có tính hai mặt nhưng ở Việt Nam tuyệt đối chưa nên sử dụng chính sách lạm phát để phát triển kinh tế. Ở Việt Nam còn rất nhiều nguồn có thể tận dụng để phát triển kinh tế, theo Aaditya và công sự, sự tự do hoá đầy đủ dịch vụ viễn thông và các dịch vụ tài chính có thể cho phép 66 một nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn 1,5% GDP so với không tự do hoá1. Như vậy, cần đặt mục tiêu ổn định giá cả lên hàng đầu, trong ngắn hạn có thể hi sinh mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thực ra trong thời điểm này chúng ta vẫn hoàn toàn có thể theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế như đã đề ra và chấp nhận lạm phát ở mức khoảng 10%. Vấn đề là chính phủ phải có một hệ thống giải pháp tốt để thi hành. Theo tình hình hiện nay cho thấy, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà vẫn kìm giữ tốc độ tăng giá, chúng ta đã phải thi hành nhiều biện pháp tình thế, chắp chổ này vá chổ kia miễn sao năm nay hoàn thành kế hoạch đề ra, năm tới bắt đầu cho kế hoạch 5 năm khác thì lúc đó tính sau. Do vậy, nếu năm nay có đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kìm giữ tốc độ tăng giá thì áp lực lạm phát những năm tới có lẽ nặng hơn. Trang bìa thời báo tài chính số ra gần đây đăng hình một bánh xe vá chổ này thủng chổ kia, nếu chính sách tài chính, tiền tệ của chúng ta cứ chắp vá thì trước sau cũng bung không sớm thì muộn, có thể năm nay tiếp tục kiềm giữa lạm phát ở mức một con số nhưng với các giải pháp tình thế thì không khéo tỷ lệ lạm phát năm 2006 hay 2007 sẽ là 12% hay 13%. 3.3.2 Ngân hàng nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát Theo một số nhận định, tình hình lạm phát ở Việt Nam trong năm 2004 vừa qua không bắt nguồn từ phía chính sách tiền tệ (CSTT). Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã kết luận rằng nguyên nhân chủ yếu của bất kỳ cuộc lạm phát cao và dai dẳng nào đều có nguồn gốc từ phía CSTT. Do vậy, NHNN không thể đợi đến hết năm 2005 hay 2006 để xem diễn biến tình hình lạm phát còn tái diễn hay không khi đó mới có biện pháp chống lạm phát vì các biện pháp đưa ra bao giờ cũng có độ trễ nhất định, nếu đợi e “bệnh tình” càng trở nặng, cái giá phải trả sẽ cao 1 Aaditya: Measuring Services Trade Liberalization and its Impacts on Economic Growth: An Illustration. The World Bank Washington 2001. 67 hơn. Vì vậy, ngay từ bây giờ trong điều hành CSTT, NHNN phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Một là, NHNN cần điều hành CSTT thận trọng, kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng. Chuyển đổi cơ chế điều tiết từ công cụ trực tiếp sang gián tiếp, trong đó ưu tiên phát triển thị trường mở. Trước hết, NHNN có thể gia tăng hay nới lỏng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo sát tình hình lạm phát trên thị trường và những dự báo tình hình lạm phát trong tương lai từ đó hạn chế hay gia tăng khả năng tạo tiền của các NHTM. Song DTBB được xem như là một khoản thuế mà NHNN đánh vào các TCTD, do vậy khi NHNN tăng tỷ lệ DTBB, các NHTM phải đối mặt với chi phí cao hơn cho số vốn huy động được, để giảm bớt khó khăn cho các TCTD, NHNN cần tiếp tục duy trì việc trả lãi cho loại tiền gửi này. Tuy nhiên xét về lâu dài, nếu NHNN cứ điều chỉnh thường xuyên tỷ lệ DTBB theo tình hình lạm phát sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của các NHTM không ổn định, làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn hơn. Hơn nữa việc thay đổi tỷ lệ DTBB rất khó điều chỉnh những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ, ngoài ra chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến những thay đổi rất lớn trong lượng tiền cung ứng thông qua hệ số tạo tiền nên nếu có sai sót trong các quyết định liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ DTBB thì ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn. Do vậy NHNN cần chuyển hướng sang sử dụng công cụ thị trường mở để điều hành CSTT. Hiệu quả CSTT phụ thuộc vào khả năng điều tiết linh hoạt và chủ động khối lượng tiền cung ứng trong những trường hợp cần thiết và điều quan trọng là sự điều tiết này phải tạo được sự phản ứng của thị trường, trong các công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp thì nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ điều tiết có hiệu quả nhất. 68 Trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi mà nghiệp vụ thị trường mở vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, NHNN cần kết hợp hài hòa giữa hai công cụ DTBB và thị trường mở. Tiến tới NHNN cần phải tập trung hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thị trường mở bằng cách hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển các công cụ trên thị trường mở, phát triển nghiệp vụ thị trường mở ra toàn hệ thống ngân hàng, tránh cho thị trường mở chỉ là sân chơi của các NHTM quốc doanh như lâu nay.... Hai là, áp dụng chính sách lãi suất thực dương để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân trước hết là qua hình thức tiết kiệm có kỳ hạn. Như vậy, NHNN cần điều hành lãi suất (danh nghĩa) sao cho lợi nhuận có được từ việc gởi tiền vào ngân hàng phải lớn hơn mức độ mất giá của đồng tiền tức là lạm phát. Chỉ có vậy, mới thu hút được lượng tiền trong lưu thông vào ngân hàng, cung tiền trên thị trường giảm xuống, đồng tiền có giá hơn, làm giảm áp lực lạm phát. Có thể quan sát thấy, chính sách lãi suất thực dương có ảnh hưởng rất lớn đến lạm phát, chúng ta cũng từng áp dụng chính sách này và đã mang lại thành công nhất định trong việc cắt cơn sốt lạm phát, lãi suất thực dương tăng thì lạm phát giảm và ngược lại lãi suất thực dương giảm thì lạm phát tăng. Tuy nhiên lãi suất huy động tăng cao tất yếu đến một lúc nào đó sẽ khiến cho lãi suất cho vay tăng cao, như vậy trước hết nó sẽ kiềm hãm tốc độ phát triển kinh tế, nhưng nếu lãi suất thực dương quá cao sẽ tiềm tàng nguy cơ phá sản các TCTD, do vậy lãi suất thực dương chỉ nên duy trì bằng 10% - 15% tỷ lệ lạm phát. Hiện tại, để thực thi chính sách lãi suất thực dương, đòi hỏi các NHTM phải tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong điều kiện tăng lãi suất cho vay còn khó khăn thì tăng lãi suất tiền gửi có thể dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả. Do vậy, thời gian qua để tránh tình trạng chạy đua tăng lãi suất, một số 69 NHTM đã đưa ra các chương trình gửi tiền trúng thưởng, tặng quà...điều này về lâu dài là không nên bởi vì với hình thức huy động này khách hàng không được rút vốn trước hạn, do vậy khi có nhu cầu đầu tư thì không có vốn để đầu tư, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế sau này, phải tránh làm sao vừa mới chống lạm phát xong đã rơi vào giảm phát lại phải lo tìm biện pháp kích cầu. Do vậy, NHNN cần khuyến cáo các NHTM không nên đưa ra các chương trình như trên, NHNN cần có biện pháp hỗ trợ các NHTM trong điều kiện chưa thể tăng lãi suất cho vay. Trước mắt các NHTM cần phát triển nhiều dịch vụ tiền gửi mới như: áp dụng lãi suất tiết kiệm thay đổi theo thị trường, đưa ra lãi suất biến đổi cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn đồng thời mở rộng các công cụ huy động vốn như phát hành cổ phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Trong xu thế chung chuyển từ việc điều hành CSTT từ các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, NHNN cần sử dụng hành lang lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn để điều hành lãi suất thị trường tiền tệ thay vì đặt ra lãi suất cơ bản để các TCTD làm cơ sở ấn định lãi suất kinh doanh. Như vậy, NHNN không phải công bố lãi suất cơ bản nữa mà chỉ công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất trên thị trường mở. Trước mắt, trong năm nay và những năm tới, NHNN cần điều hành lãi suất cơ bản theo sát tín hiệu thị trường bởi vì chính thông qua tín hiệu của thị trường tiền tệ (thông qua lãi suất) mà NHNN bơm hoặc rút tiền trong lưu thông từ đó sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên, NHNN cũng cần phải hạn chế cửa sổ chiết khấu một cách thận trọng vì nếu không các NHTM sẽ đến với cửa sổ chiết khấu mà không có nhu cầu tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường mở. Một vấn đề cần làm về lâu dài nữa là cần phát triển thị trường thương phiếu, chuyển tín dụng ngân hàng qua chiết khấu thương phiếu, hạn chế cho vay 70 theo đơn và phương án sản xuất kinh doanh. Hiện nay Pháp lệnh thương phiếu đã có hiệu lực, mọi việc còn trông chờ vào các hướng dẫn của NHNN trong việc chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu1. Ba là, tăng cường hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ. Quay trở lại vấn đề thực thi CSTT, có làm biện pháp gì đi chăng nữa thì vấn đề hiệu quả là tối quan trọng. Mà để hiệu quả thì tính độc lập của CSTT phải được đảm bảo trước tiên. Trong vấn đề đảm bảo tính độc lập của CSTT có những việc cần phải làm trước mắt cũng như dài hạn và phải làm qua từng ngày, từng tháng, từng năm chứ không phải là từng giai đoạn nữa. Vấn đề thứ nhất là kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đôla hoá ở mức độ cao bởi vì một nền kinh tế bị đô la hoá cao thì việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có CSTT bị giảm hiệu quả do tình trạng đôla hoá gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, đồng nội tệ bị nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá mất hiệu quả...Bài viết không đi sâu vào phân tích những hậu quả của tình trạng đôla hoá nhưng tổng kết lại một nền kinh tế bị đôla hoá luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, khủng hoảng tài chính, đặc biệt khi có biến động lớn xảy ra. Làm sao “trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng tiền Việt Nam”2 là một vấn đề cần phải giải quyết khi tình trạng đôla hoá của Việt Nam dao động ở mức khá cao (xung quanh 30%). 1 Phụ lục 13: Thương phiếu – hành trình gian nan từ nơi khai sinh. 2 Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. 71 28 ,2 0% 32 ,4 0% 4 1, 20 % 30 ,6 0% 22 ,9 0% 22 ,2 0% 21 % 20 ,3 0% 23 ,6 0% 24 ,6 0% 26 ,1 0% 26 ,9 0% 31 ,7 0% 28 ,4 0% 23 ,6 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 Hình 3.3: Tỷ lệ tiền gửi bằng USD trên tổng lượng tiền gửi vào các ngân hàng Việt Nam. Giải quyết như thế nào là một hướng nghiên cứu khác, song dù có biện pháp gì đi chăng nữa thì việc nâng cao giá trị đồng nội tệ là điều cần thiết, một khi đồng Việt Nam có giá trị, tạo được niềm tin nơi công chúng cộng với “tinh thần Việt” thì tình trạng đôla hoá sẽ được tự động ngăn chặn, nguy cơ lạm phát do đôla hoá sẽ triệt tiêu, việc hoạch định và thực thi CSTT có hiệu quả hơn, và có nghĩa là lạm phát sẽ được kiểm soát tốt hơn. Quay trở lại một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát ở năm 2004 là việc phát hành tiền mới của NHNN, đặc biệt là tiền có mệnh giá cao, điều đầu tiên là người dân suy nghĩ là tiền Việt Nam ngày càng mất giá, lạm phát là đây. Một vấn đề nữa đặt ra từ bây giờ là phải suy nghĩ đến một lúc nào đó phải phát hành tiền có mệnh giá thấp nhưng có giá trị lớn. Cũng từ vấn đề phát hành tiền mới vào lưu thông cũng cho thấy sự ưu tiên phát triển các hình thức tiền mặt hơn là đầu tư phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, điều này đi ngược lại với đòi hỏi của sự phát triển. Trong thời gian tới cần khuyến khích phát triển việc mở tài khoản cá nhân nhằm thu hút nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của CSTT, NHNN cần sớm thực hiện các 72 biện pháp cần thiết thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ như hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường việc giới thiệu các công cụ thị trường tiền tệ, đảm bảo thị trường tiền tệ đóng vai trò tiếp nhận, chuyển tải tác động hiệu ứng của các quyết định điều tiết tiền tệ của nhà nước đến cung cầu vốn của nền kinh tế. Trong vấn đề điều hành CSTT, thì chính phủ cần sớm cho phép NHNN có những quyền hạn rộng hơn trong việc hoạch định và thực thi CSTT, đồng thời tạo điều kiện phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc điều hành CSTT, chẳng hạn vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ thu từ bán dầu thô, hiện nay việc bình ổn tỷ giá, NHNN phải chông chờ rất nhiều từ việc có mua được ngoại tệ từ Bộ tài chính hay không. Xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành và NHNN để đảm bảo NHNN có thể dự báo được vốn khả dụng và kiểm soát toàn bộ lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Bốn là, phát triển và hoàn thiện thị trường các công cụ tài chính phái sinh. Có thể nói rủi ro luôn thường trực trong đời sống, việc giá cả tăng cao trong thời gian qua đã ít nhiều gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp, vì vậy cần có các nhà bảo hiểm để bảo hiểm cho các rủi ro trong kinh tế, trước tiên phải kể đến các NHTM. Các NHTM phải là người cung cấp các công cụ tài chính phái sinh để các doanh nghiệp sử dụng phòng chống các rủi ro thay đổi về giá cả, những công cụ như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng giao sau, quyền chọn...đã ra đời từ lâu nhưng ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn thai nghén hay sơ sinh. Để đưa các sản phẩm này vào thực tiễn cần có sự tham gia cả từ ba phía là NHNN, các NHTM, và các doanh nghiệp. Các NHTM ở giác độ người sản xuất sẽ phải thiết kế sản phẩm, tạo nhận thức về sản phẩm cho các doanh nghiệp (người tiêu dùng). NHNN đứng ở vai trò nhà hoạch định chính sách cần phải có chính sách ủng hộ và mở đường cho sự hình thành thị trường bằng cách ban hành các văn 73 bản cho phép và hướng dẫn các NHTM thực hiện các giao dịch trên các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng cốt lõi để cho thị trường các sản phẩm phái sinh hình thành và đi vào hoạt động, phát triển đó là tính hiệu quả của thị trường. Để cho thị trường có hiệu quả có nhiều việc cần làm trong đó vấn đề tự do hoá thị trường tài chính là hết sức quan trọng. Nếu các NHTM đưa ra nghiệp vụ options giữa VND và USD có lẽ không mấy doanh nghiệp quan tâm bởi vì cho dù tỷ giá VND/USD thời gian gần đây đã có sự mềm dẻo hơn trước nhưng nhìn chung vẫn còn “cứng” nhiều hơn “mềm”, rủi ro tỷ giá xảy ra là không cao, nếu có xảy ra mức độ thiệt hại vẫn không lớn nên chưa thể làm bận lòng các doanh nghiệp. Do vậy, cùng với tiến trình tự do hoá lãi suất, NHNN cần phải sớm có lộ trình tiến tới tự do hoá tỷ giá (thả nổi tỷ giá). Năm là, xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Xây dựng NHTƯ đủ mạnh, có khả năng hoạch định chính sách công cụ tốt, đủ sức điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái đạt được các mục tiêu mong muốn, giữ vững ổn định tiền tệ với mức lạm phát thấp. Phát triển hệ thống ngân hàng vững chắc, đảm bảo khả năng ứng phó với mọi biến động thị trường trong đó có lạm phát để ổn định kinh tế chính trị, xã hội. Sáu là, công khai, minh bạch thông tin. Chính phủ, NHNN hãy chống lạm phát bằng việc công khai các thông tin có liên quan đến lạm phát, đừng vì lạm phát lên cao vượt quá mức kế hoạch đề ra mà lúng túng che giấu, phải công bố để tình trạng không xấu đi thêm, đó cũng là một cách ngăn chặn lạm phát hữu hiệu. Vấn đề công khai, minh bạch thông tin là một trong những yếu điểm của chúng ta hiện nay, phải tập ngay từ bây giờ, phải thay đổi tư duy, cần công khai 74 để mọi thứ dù có kết quả xấu cũng trở thành cái có thể dự tính được, mà dự tính được thì hậu quả không đến nỗi. Bảy là, điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Đối với NHTƯ của các quốc gia trên thế giới, 6 mục tiêu căn bản thường được nhắc tới khi nói về mục tiêu của CSTT là: tỷ lệ việc làm cao, tăng tưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định các thị trường tài chính, ổn định trên thị trường ngoại hối. Khoảng hai thập kỷ gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã trở nên ý thức hơn về những thiệt hại kinh tế xã hội do lạm phát gây ra. Họ đã quan tâm nhiều hơn về vấn đề ổn định giá cả như là một trong các mục tiêu của chính sách kinh tế. Ở Việt Nam, “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế – tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”1. Như vậy, NHNN Việt Nam cần xác định mục tiêu theo đuổi lâu dài của mình là kiểm soát lạm phát từ đó ổn định và thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây chỉ là một biện pháp mang tính tư tưởng, tuy nhiên đường lối tư tưởng sẽ ảnh hưởng đến các biện pháp hành động. Biện pháp này cũng nhất quán với tư tưởng không dùng lạm phát để kích thích kinh tế như đã đề cập ở trên. 3.3.3 Doanh nghiệp, người dân cũng phải tự chống lạm phát Như đã nói, kiểm soát lạm phát không chỉ là nhiệm vụ của các nhà hoạch định, điều hành chính sách nữa, nó đã trở thành điều thường trực trong sản xuất kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. “Bóng ma” lạm phát không bao giờ tan 1 Điều 2 Luật NHNN Việt Nam, 75 biến đi, nó lởn vởn xung quanh chờ cơ hội để xuất hiện. Vì vậy, các doanh nghiệp và bản thân mỗi người dân cũng phải có ý thức chống lạm phát, phụ một tay với Chính phủ, NHNN để các biện pháp kiểm soát lạm phát có hiệu quả hơn. Một là, triệt để cắt giảm chi phí. Trong tình hình lạm phát xảy ra có phần do chi phí đẩy, để chống lại lực đẩy của chi phí, lực tác dụng ngược trở lại là cắt giảm chi phí. Các doanh nghiệp cần rà soát lại mọi khâu, mọi bộ phận, triệt để cắt giảm chi phí, việc cắt giảm chi phí không chỉ đặt ra trong tình hình lạm phát tăng cao mà là một trong những biện pháp lâu dài, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập. Để cắt giảm chi phí biện pháp cơ bản lâu dài là các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ hiện đại qua đó vừa làm giảm chi phí sản xuất vừa làm tăng năng suất lao động. Công nghệ hiện đại không chỉ là việc sử dụng các thiết bị, máy móc tiên tiến vào sản xuất mà các doanh nghiệp còn phải nghiên cứu sử dụng các mô hình quản trị thích hợp. Trong quá trình vận hành, cần phải quan tâm đến việc thường xuyên cải tiến qui trình sản xuất cho phù hợp với điều kiện mới phát sinh. Hai là, xây dựng kế hoạch kinh doanh. Hiện nay, vấn đề xây dựng kế hoạch đang là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tới việc hoạch định một chiến lược và chính sách kinh doanh trong xu thế mở cửa hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, kiểu làm truyền thống vẫn là “nóng đâu phủi đó”. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn là doanh nghiệp đã thành công một nửa trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Việc hoạch định giúp các doanh nghiệp có thể tiên liệu trước những 76 rủi ro có khả năng xảy ra và dự phòng để đối phó với rủi ro, làm giảm đáng kể thiệt hại do rủi ro gây ra. Ví dụ, trong trường hợp giá nguyên liệu đầu vào tăng thì doanh nghiệp cần tính trước khả năng chịu đựng của mình là bao nhiêu, trường hợp vượt quá khả năng chịu đựng thì doanh nghiệp có thể chịu đựng thêm trong bao lâu, cuối cùng phải tăng giá đầu ra, khi đó ảnh hưởng đến tiêu thụ như thế nào...lường trước được những vấn đề trên là đã thành công phần nào trong thương trường. Ba là, tìm hiểu và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro. Một trong những biện pháp được nhắc đến thường trực trong tình hình giá cả tăng cao là cắt giảm chi phí, song cắt giảm chi phí cũng có giới hạn của nó, vấn đề là doanh nghiệp phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro tăng giảm bất thường của giá cả. Những năm trước đây, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam chưa sâu lắm, Việt Nam vẫn còn luẩn quẩn ở sân chơi khu vực và một số các nước bạn hàng truyền thống, mới chỉ có hội nhập bấy nhiêu thôi, nền kinh tế Việt Nam đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là từ năm 2001 trở lại đây, những biến động kinh tế diễn ra thường xuyên hơn, mức độ thường xuyên còn cao hơn nữa nếu như đúng như dự đoán cuối năm nay con thuyền Việt Nam lần đầu tiên đi ra khơi xa chứ không còn luẩn quẩn quanh bờ nữa. Rồi đây các doanh nghiệp sẽ phải trực diện với sự thay đổi giá cả của tất cả các mặt hàng chứ không chỉ riêng gì giá xăng dầu, đôla, vàng, sắt thép, phân bón...sự thay đổi giá cả giống như một điện tâm đồ lên xuống hàng ngày. Đến một lúc nào đó có lẽ không xa lắm, nhà nước sẽ không còn giữ giá năng lượng nữa, chi phí đầu vào tăng cao thì làm sao?...Và còn rất rất nhiều thay đổi khác nữa khi chúng ta bước ta “đại dương”. Những điều thay đổi ở trên trước hết sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Còn những doanh nghiệp quanh 77 năm an phận trong nước thì sao, cũng phải tính toán ngay từ bây giờ. Một khi đã hội nhập vào sân chơi chung thì cửa đã mở để các bạn vào, khi ấy các thượng đế mới thực sự được làm vua, trăm vạn người bán, Anh hay Mỹ, Pháp hay Đức, nội hay ngoại đều như nhau, ai cung cấp sản phẩm rẻ, có chất lượng thì mua. Có lẽ hơn bao giờ hết, thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ ở Việt Nam lại sôi động như hiện nay, song thị trường bảo hiểm tài chính vẫn còn trầm lắng và buồn tẻ, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa mặn mà lắm với các sản phẩm này, các doanh nghiệp vẫn quen với kiểu làm ăn truyền thống, đã đến lúc các doanh nghiệp phải tự bảo hiểm, phòng chống rủi ro cho mình bằng cách sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu, có thể ngay bây giờ chưa cần dùng nhưng cùng mới mức độ hoà nhập, mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính, doanh nghiệp nào quay lưng, thờ ơ với các công cụ bảo hiểm doanh nghiệp đó sẽ bị lao đao. 78 KẾT LUẬN Qua 3 chương, luận văn đã tóm lược một số vấn đề lý luận về lạm phát và khái quát lại diễn biến tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1976 đến nay, trong đó nhấn mạnh đến tình hình lạm phát những năm gần đây. Qua đó cho thấy Chính phủ cũng như NHNN vẫn chưa thể kiểm soát lạm phát tốt như mong muốn và đặc biệt là các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm lắm đến lạm phát. Lạm phát ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là các nhân tố khách quan, nhân tố lây nhiễm từ nguồn bên ngoài. Khả năng ứng phó với các thay đổi của chúng ta là rất thụ động, chậm chạp, các giải pháp đưa ra có phần trễ so với tình hình và không lường trước hết được những tác động của giải pháp, có khi đi ngược lại so với mong muốn. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ là bao nhiêu vào cuối năm nay là bao nhiêu, đó thật sự là ẩn số của nền kinh tế. Cho dù chỉ số giá tiêu dùng cuối năm nay có là bao nhiêu đi nữa, có đạt kế hoạch hay thấp hơn năm trước, thậm chí cao hơn năm trước thì vấn đề lạm phát luôn luôn là vấn đề thường trực trong các chính sách kinh tế bởi vì ổn định lạm phát, ổn định giá cả, ổn định tiền tệ quốc gia là điều kiện tiên quyết để kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Trên cơ phân tích tình hình lạm phát Việt Nam, vận dụng lý luận về lạm phát vào thực tiễn tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam, luận văn bước đầu đã đề xuất một số giải pháp với hy vọng góp phần kiểm soát lạm phát tốt hơn để ổn định kinh tế. Với yêu cầu của một luận văn cao học, và với trình độ của một học viên cao học, đặc biệt lạm phát là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, thường xuyên biến động nên có nhiều vấn đề luận văn chưa đi sâu vào phân tích, nhiều vấn đề chưa thể đề cập tới như mối liên hệ giữa lạm phát và tỷ giá, lãi suất...cho đến sự tác động qua lại theo một vòng tròn khép kín giữa các nhân tố. Trong tương lai, hy vọng với sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô, tác giả sẽ cố gắng đi vào nghiên cứu sâu hơn nữa để luận văn khắc phục được những thiếu sót và không chỉ dừng lại ở những vấn đề đã đề cập mà còn mở rộng ra nhiều vấn đề khác. Và bởi vì lạm phát là “bóng ma” không bao giờ phai nên nghiên cứu về lạm phát luôn là vấn đề khó khăn và phức tạp nhưng không bao giờ được nghơi nghỉ. Tp.HCM ngày 03 tháng 7 năm 2005 79 PHỤ LỤC 1 Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các tháng trong năm 2001 (%) Tháng Chung Riêng lương thực thực phẩm Lương thực Thực phẩm 1 0,3 0,1 0,5 0,1 2 0,4 0,6 -1,1 1,3 3 -0,7 -1,2 -1,3 -1,6 4 -0,5 -0,7 -2,0 -0,3 5 -0,2 -0,3 -1,2 0,3 6 0 -0,1 -0,8 0,4 7 -0,2 -0,3 -0,6 -0,3 8 0 0,4 1,2 0,3 9 0,5 0,6 2,3 0 10 0 -0,1 0,4 -0,4 11 0,2 0,8 2,8 0 12 1,0 1,9 5,9 0,5 Bình quân cả năm 0,8 Nguồn: Tổng cục thống kê. 80 PHỤ LỤC 2 Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các tháng trong năm 2002 (%) Tháng Chung Riêng lương thực thực phẩm Lương thực Thực phẩm 1 1,1 1,9 4,0 1,1 2 2,2 4,0 2,7 4,6 3 -0,8 -1,1 -1,1 -0,7 4 0 0 -1,8 0,8 5 0,3 0,7 -0,5 1,3 6 0,1 0,2 -2,5 1,4 7 -0,1 -0,4 -1,4 0,1 8 0,1 0 -0,1 0 9 0,2 0,3 0,6 0,1 10 0,3 -0,2 0,2 -0,4 11 0,3 0 1,1 -0,5 12 0,3 0,3 1,6 -0,2 Bình quân cả năm 4,0 Nguồn:Tổng cục thống kê. 81 PHỤ LỤC 3 Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các tháng trong năm 2003 (%) Tháng Chung Riêng lương thực thực phẩm Lương thực Thực phẩm 1 0,9 1,3 1,6 1,3 2 2,2 3,4 1,2 4,4 3 -0,6 -1,9 -0,9 -2,4 4 0 -0,3 -0,6 -0,2 5 -0,1 -0,3 -0,9 -0,1 6 -0,3 -0,5 -1,6 -0,1 7 -0,3 -0,5 -1,2 0 8 -0,1 -0,2 0,1 -0,4 9 0,1 -0,1 0 -0,2 10 -0,2 0 0,5 -0,3 11 0,6 0,9 2,8 0,3 12 0,8 1,1 2,0 0,9 Bình quân cả năm 3,0 Nguồn:Tổng cục thống kê. 82 PHỤ LỤC 4 Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các tháng trong năm 2004 (%) Tháng Chung Riêng lương thực thực phẩm Lương thực Thực phẩm 1 1,1 1,6 2,1 1,6 2 3,0 5,1 1,5 6,8 3 0,8 1,6 2,8 1,3 4 0,5 0,9 1,8 0,6 5 0,9 1,8 2,3 1,8 6 0,8 1,5 0,5 1,8 7 0,5 0,4 -0,3 0,7 8 0,6 0,7 0,8 0,8 9 0,3 0,4 0,4 0,4 10 0 -0,2 -0,2 -0,2 11 0,2 0 0,7 -0,3 12 0,6 0,7 1,1 0,7 Bình quân cả năm 9,5 Nguồn:Tổng cục thống kê. 83 PHỤ LỤC 5 Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các tháng trong 6 tháng đầu năm 2005 (%) Tháng >>> 1 2 3 4 5 6 Chỉ số chung 1,1 2,5 0,1 0,6 0,5 0,4 Lương thực, thực phẩm 1,7 4,1 0,2 0,5 0,6 0,5 Trong đó: Lương thực 1,4 2,5 1,0 - 0,2 -0,5 Thực phẩm 1,9 4,3 0 - 0,8 0,9 Đồ uống và thuốc lá 0,8 1,7 -0,2 - 0,8 -0,2 May mặc, giày dép và mũ nón 0,7 0,5 -0,2 - 0,4 0,3 Nhà ở và vật liệu xây dựng 0,3 0,4 0,4 1,1 0,8 0 Thiết bị và đồ dùng gia đình 0,8 0,4 0,2 - 0,3 0,3 Dược phẩm và y tế 0,4 0,4 0,3 0,6 0,4 0,5 Phương tiện đi lại và bưu điện 0,3 0,8 -0,3 1,5 0,4 0,1 Giáo dục 0,1 0 0,1 - 0,1 0,7 Văn hoá, thể thao, giải trí 0,3 1,7 -0,6 -0,1 0,2 0,5 Đồ dùng và dịch vụ khác 0,9 1,6 -0,5 - 0,4 0,3 84 PHỤ LỤC 6 TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2004 Năm Lạm phát Tăng trưởng kinh tế 1986 557% 2,84% 1987 389% 3,63% 1988 400% 6,01% 1989 35% 4,68% 1990 67,10% 5,09% 1991 67,40% 5,81% 1992 17,50% 8,70% 1993 5,20% 8,08% 1994 14,40% 8,83% 1995 12,70% 9,54% 1996 4,50% 9,34% 1997 3,60% 8,15% 1998 9,20% 5,76% 1999 0,10% 4,77% 2000 -0,60% 6,79% 2001 0,80% 6,84% 2002 4,00% 7,04% 2003 3,00% 7,24% 2004 9,50% 7,67% 85 PHỤ LỤC 7 Kết quả phân tích hồi qui quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Regression Statistics Multiple R 0,568 R Square 32,25% Adjusted R Square 0,261 Standard Error 0,012 Observations 13 ANOVA df SS MS F Significance F Regreession 1 0,000745631 0,000745631 5,235235758 0,042923539 Residual 11 0,00156668 0,000142425 Total 12 0,002312311 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 6,71% 0,0050981 13,15973141 13,15973141 4,48233E-08 0,055868778 X Variable 1 0,078310474 13,75% 0,06008008 2,288063757 0,005231622 0,269702484 RESIDUAL OUTPUT Observation Predicted Y Residuals 1 9,11% -0,41% 2 7,42% 0,66% 3 8,69% 0,14% 4 8,45% 1,09% 5 7,33% 2,01% 6 7,20% 0,95% 7 7,97% -2,21% 8 6,72% -1,95% 9 6,63% 0,16% 10 6,82% 0,02% 11 7,26% -0,22% 12 7,12% 0,12% 13 8,01% -0,34% 86 PHỤ LỤC 8 Kết quả phân tích hồi qui quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp Regression Statistics Multiple R 0,869 R Square 75% Adjusted R Square 0,694 Standard Error 0,002 Observations 6 ANOVA df SS MS F Significance F Regreession 1 0,000064 0,000064 12,322 0,0247 Residual 4 0,0000208 0,0000052 Total 5 0,000085 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 6,41% 0,001206 53,153624 0,00000075 0,060728 0,067422 X Variable 1 -9,61% 2,74% -3,510229 2,5% -0,172160 -0,020090 RESIDUAL OUTPUT Observation Predicted Y Residuals 1 6,40% 0,30% 2 6,47% -0,03% 3 6,33% -0,05% 4 6,02% -0,01% 5 6,12% -0,32% 6 5,49% 5,49% 87 PHỤ LỤC 9 Kết quả phân tích hồi qui quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Regression Statistics Multiple R 0,9054 R Square 75% Adjusted R Square 0,7746 Standard Error 0,0112 Observations 6 ANOVA df SS MS F Significance F Regreession 1 0,002280 0,002280 18,1854 0,013008 Residual 4 0,000501 0,000125 Total 5 0,002781 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 74% 0,005924 125,082371 2,5E-08 0,724533 0,757428 X Variable 1 57% 13,46% 4,264429 1,3% 0,200248 0,947542 RESIDUAL OUTPUT Observation Predicted Y Residuals 1 74,16% -0,67% 2 73,75% 0,11% 3 74,56% -0,19% 4 76,39% -0,98% 5 75,82% 1,88% 6 79,55% -0,15% 88 PHỤ LỤC 10 NHỮNG ĐỊA CHỈ THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ Khu vui chơi bỏ hoang! Tồn tỉnh Tiền Giang hiện cĩ 11 khu vui chơi trẻ em ở cấp xã và tám khu do huyện quản lý. Kinh phí xây dựng một khu vui chơi cấp xã là 100 triệu đồng, khu vui chơi cấp huyện lên đến vài trăm triệu đồng. Các địa phương gửi cơng văn xin bằng được với hàng tá lý do “chính đáng”. Xét thấy việc đề nghị của các địa phương hợp lý, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em (UBDSGĐ&TE) đã đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí xây dựng các khu vui chơi trẻ em. Cĩ điều chỉ thấy hoạt động đâu năm ba ngày, cĩ nơi hoạt động được chừng tháng rồi... cho nghỉ luơn. Bà Nguyễn Thị Nguyệt, phĩ chủ nhiệm UBDSGĐ&TE Tiền Giang, bức xúc: “Khi xin đầu tư thì các địa phương cố gắng xin bằng được, nhưng đầu tư rồi thì khơng tổ chức quản lý, vận hành, cứ bỏ đĩ khơng hư sao được. Rồi địa phương khơng đầu tư thêm các loại hình trị chơi nên trẻ con cũng chán...”. Trong 11 khu vui chơi cấp xã hiện chỉ cịn một hai khu hoạt động cầm chừng và... cũng sắp chết! Mặc dù mấy tỉ đồng đầu tư vào khu vui chơi trẻ em đã trở thành... rác cơng nghiệp như vậy, nhưng thời gian qua các địa phương vẫn tiếp tục gửi cơng văn về UBDSGĐ&TE Tiền Giang xin đầu tư nữa. Trên 56 tỉ đồng… phơi nắng! Cơng trình thủy lợi 3-2 với tổng vốn đầu tư trên 56,97 tỉ đồng từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh nhằm phục vụ tưới tiêu 2.000ha đất canh tác chủ yếu ở xã An Cư, một phần của hai xã Vĩnh Trung, Văn Giáo (huyện Tịnh Biên, An Giang) được đưa vào hoạt động từ năm 2000. Cơng trình này nhằm phục vụ sản xuất, gĩp phần tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho vùng cĩ 95% đồng bào Khơme sinh sống, nhưng mục tiêu này chưa thực hiện được vì khơng đảm bảo việc tưới tiêu. Lại một nhà máy “trùm mền” Sau gần hai năm xây dựng với kinh phí gần 10 tỉ đồng, Nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc (Vĩnh Phúc) được coi là nhà máy ươm tơ hiện đại nhất miền Bắc, chính thức đi vào hoạt động ngày 1-7-2003. Nhà máy nằm giữa vùng trồng dâu nổi tiếng nhất tỉnh Vĩnh Phúc với sản lượng kén hằng năm tới gần 1.000 tấn. Thế nhưng nếu tính thời gian sản xuất liên tục thì từ đầu năm đến nay nhà máy chỉ hoạt động được gần bốn tháng, cịn thì “trùm mền”. Vì sao? Ơng Nguyễn Văn Bình - phĩ giám đốc nhà máy - trả lời ngao ngán: do chi phí hành chính, quản lý của nhà máy quá lớn nên giá thu mua kén của nhà máy khơng cạnh tranh được với tư thương, vì vậy: “Từ đầu năm đến nay, chúng tơi mới chỉ thu 89 mua và sản xuất được 50 tấn kén. Trong khi đĩ, cơng suất của nhà máy là sản xuất 1 tấn kén/ ngày”. Lãng phí hàng trăm tỉ đồng từ 9 cảng cá! Bắt đầu từ tháng ba vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra chín cảng cá gồm: Cà Mau (Cà Mau), Trần Đề (Sĩc Trăng), Tắc Cậu (Kiên Giang), Cơn Đảo, cảng Cát Lở (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Thuận Phước (Đà Nẵng), Sơng Gianh (Quảng Bình), Thuận An (Thừa Thiên-Huế). Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc đầu tư xây dựng, gây lãng phí hàng chục tỉ đồng. Cảng cá Thuận An được đầu tư xây mới với tổng giá trị 24,094 tỉ đồng. Cảng cá Cát Lở cĩ tổng mức đầu tư trên 13 triệu USD (tương đương 145 tỉ đồng). Tổng mức đầu tư bảy cảng cá cịn lại là 71,4 triệu USD, trong đĩ vốn vay ADB là 57 triệu USD, vốn đối ứng trong nước là 14,4 triệu USD. Với những khoản đầu tư khổng lồ như vậy nhưng kết quả thanh tra đã xác định việc tư vấn thiết kế và quyết định đầu tư xây dựng một số cảng cá chưa hợp lý về vị trí, qui mơ cơng trình và đầu tư mua sắm thiết bị chưa phù hợp với nhu cầu thực tế đã gây lãng phí trên 52 tỉ đồng. Và thất thoát...do rút ruột công trình Kết quả thanh tra 103 công trình XDCB ở miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và 6 dự án cho thấy tổng số tiền bị chiếm đoạt, thất thoát, lãng phí lên tới 9,66 tỷ đồng. Tình trạng rút ruột các công trình phổ biến đến mức trong số 86 công trình thuộc chương trình 135 và Trung tâm cụm thị xã thì có 82 công trình sai phạm với số tiền gần 35 tỷ đồng; 17 công trình thủy lợi thì 2 không phát huy hiệu quả, 5 mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, 11 hạng mục thi công thiếu khối lượng; 6 dự án giao thông thì 5 dự án đã ăn đứt 5,9 tỷ đồng. Tính ra 77% công trình xây dựng miền núi sai phạm là một tỷ lệ quá lớn. Tóm tắt một số bài đăng trên Báo Tuổi trẻ online 90 PHỤ LỤC 11 TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TIÊU DÙNG, GIÁ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM TỪ 1990 ĐẾN 2004 Giá tiêu dùng Năm Chỉ số chung Lương thực Thực phẩm 1990 67,10% 18,10% 50,10% 1991 67,50% 54,20% 83,50% 1992 17,50% -14,70% 18,20% 1993 5,20% 6,30% 7,80% 1994 14,40% 39% 16,30% 1995 12,70% -20,30% 19,30% 1996 4,50% 0,20% 6,30% 1997 3,60% 0,40% 2,10% 1998 9,20% 23,10% 8,60% 1999 0,10% -7,80% 0,50% 2000 -0,60% -7,90% -0,70% 2001 0,80% 6% 0,20% 2002 4,0% 2,60% 7,90% 2003 3,0% 2,90% 2,90% 2004 9,50% 14,30% 17,10% 91 PHỤ LỤC 12 XÁC ĐỊNH LẠM PHÁT CƠ BẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TRUNG BÌNH Tính lạm phát cơ bản bằng phương pháp điều chỉnh trung bình (Trimmed mean): tính cho hàng tháng. Bươc 1: Tính phần trăm thay đổi về giá hàng tháng của các nhân tố trong rổ hàng hoá (x). Bước 2: Sắp xếp phần trăm thay đổi này từ thấp đến cao và ứng với từng quyền số (w) của nhân tố đó. x1 x2 .... xn w1 w2 .... wn Bước 3: Cộng dồn quyền số cho mỗi giá trị x. x1 x2 .... xn w1 w1 + w2 .... w1 + w2 + ... + wn - Xác định phần trăm loại bỏ (ở nghiên cứu của mình, Bryan và Cecchetti dùng 15% loại bỏ (7% cận dưới và 8% cận trên). Bước 4: Loại bỏ sự thay đổi giá cả của nhân tố có quyền số tích lũy nhỏ hơn 8% và lớn hơn 92%. Bước 5: Đối với nhân tố có phần trăm thay đổi giá thấp nhất và có quyền số tích lũy ≥ 8% thì lúc này sẽ thay quyền số trong rổ hàng hoá của nhân tố này bằng quyền số tích lũy. Bước 5: Đối với nhân tố có phần trăm thay đổi giá lớn nhất và có quyền số tích lũy ≤ 92% thì lúc này sẽ thay quyền số trong rổ hàng hoá của nhân tố này bằng quyền số ban đầu cộng quyền số của các nhân tố đã bị loại bỏ phía sau nó. 92 ∑ ∑ = ==Δ y xi i y xi ii t w xw Bước 7: Tính lạm phát hàng tháng theo công thức: Nếu muốn tính lạm phát hàng quý hay hàng năm thì ta áp dụng công thức tính tỷ lệ lạm phát đến tháng thứ t sẽ bằng: ( ) 1111 0i 1t −⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ Δ+∏ = − 93 PHỤ LỤC 13 THƯƠNG PHIẾU – HÀNH TRÌNH GIAN NAN TỪ NƠI KHAI SINH * Tại các nước, thương phiếu là công cụ huy động vốn ngắn hạn quan trọng của khu vực công ty. Tuy nhiên, hình thức thương phiếu hầu như chưa được sử dụng tại Việt Nam do đến nay khung pháp lý về công cụ này chưa hoàn thiện. Ngoài Pháp lệnh thương phiếu số 17/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24/12/1999 và Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 05/7/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thương phiếu, NHNN chưa ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn Nghị định này như qui định về chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu, quy định về mẫu thương phiếu, quy định về điều kiện tham gia quan hệ thương phiếu của các ngân hàng... Hơn nữa, tại chính những văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến thương phiếu cũng còn rất nhiều bất cập, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Trong khi Pháp lệnh cho phép cá nhân tham gia vào quan hệ thương phiếu với tư cách là người thụ hưởng, người chuyển nhượng thì Nghị định số 32 lại không cho phép cá nhân tham gia quan hệ thương phiếu. Nhiều qui định của Pháp lệnh, Nghị định không phù hợp thực tiễn nền kinh tế, chưa thực sự xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nền kinh tế, dẫn đến các qui định này khó đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, những bất cập, mâu thuẫn về chủ thể được quyền phát hành thương phiếu, chuyển nhượng thương phiếu, đối tượng cho phép tham gia quan hệ thương phiếu...cũng đang gây trở ngại cho việc sử dụng thương phiếu tại Việt Nam. Nguyễn Đồng Tiến Vụ chính sách tiền tệ, NHNN * Tựa do tác giả đặt PHỤ LỤC 14 HỆ THỐNG MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỘT SỐ NƯỚC Nước Công cụ CSTT Mục tiêu hoạt động Mục tiêu trung gian Mục tiêu chính sách - M3Pháp - Tín dụng theo lãi suất biến đổi. Lãi suất thị trường liên ngân hàng (TTLNH) Ổn định giá cả - DTBB Đức - Tái chiết khấu Lãi suất TTLNH M Ổn định giá cả 3 - Thị trường mở - DTBB Anh Thị trường mở Lãi suất TTLNH Ổn định giá cả Mỹ - Thị trường mở Lãi suất TTLNH M - DTBB 2, M Đủ việc làm 3 Ổn định giá cả Ổn định các lãi suất dài hạn Nhật Thị trường mở Lãi suất TTLNH M Ổn định giá cả 2 Chính sách chiết khấu Tăng trưởng kinh tế 94 DTBB Cân bằng cán cân thanh toán Việt Nam Lãi suất Dự trữ của các NHTM M Ổn định giá cả 2 Chính sách tái cấp vốn Tăng trưởng kinh tế Tỷ giá Ổn định hệ thống TCTD DTBB Hạn mức tín dụng 95 96 PHỤ LỤC 15 TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TIÊU DÙNG QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM (TỪ 1991 ĐẾN 6/2005) (ĐVT: %) Tháng 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 1 3,2 4,4 1,7 1,8 3,8 0,9 0,8 1,6 1,7 0,4 0,3 1,1 0,9 1,1 1,1 2 8,7 5,5 1,9 3,7 3,4 2,5 1,8 2,2 1,9 1,6 0,4 2,2 2,2 3,0 2,5 3 0,5 0,5 -0,5 -0,4 0,2 0,8 -0,5 -0,8 -0,7 -1,1 -0,7 -0,8 -0,6 0,8 0,1 4 2,2 0,9 -0,2 0,3 1,0 0,1 -0,6 1,6 -0,6 0,7 -0,5 0 0 0,5 0,6 5 3,0 1,3 1,5 0,6 1,8 -0,5 -0,5 1,4 -0,4 0,6 -0,2 0,3 -0,1 0,9 0,5 6 1,7 0,1 -0,3 0,9 0,8 -0,5 0,1 0 -0,3 0,5 0 0,1 -0,3 0,8 0,4 7 2,5 0,3 -0,2 0,2 0 -0,7 0,2 -0,5 -0,4 0,6 -0,2 -0,1 -0,3 0,5 - 8 3,4 0,3 0,5 0,9 0,3 -0,4 0,1 1,1 -0,4 0,1 0 0,1 -0,1 0,6 - 9 3,7 0 -0,1 1,6 0,5 0,3 0,6 1,0 -0,6 -0,2 0,5 0,2 0,1 0,3 - 10 2,8 -0,2 -0,3 1,3 0,1 0,1 0,3 0,3 -1,0 0,1 0 0,3 -0,2 0 - 11 5,6 2,0 0 1,7 0,1 0,9 0,3 0,1 0,4 0,9 0,2 0,3 0,6 0,2 - 12 6,1 1,4 1,2 1,1 0,3 1,0 1,0 0,8 0,5 0,1 1,0 0,3 0,8 0,6 - Cộng 67,5 17,4 5,2 14,4 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 -0,6 0,8 4,0 2,8 9,5 - 105 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Vật Giá Chính Phủ (2000), 15 năm đổi mới chính sách cơ chế quản lý giá ở Việt Nam 1986 – 2000. 2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, Th.S Trầm Xuân Hương (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê. 3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Học viện ngân hàng (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ – ngân hàng, NXB Thống kê. 5. PGS.TS Ngô Hướng (2004), “Lạm phát hiện nay – nguyên nhân và giải pháp kiềm chế”, tạp chí Ngân hàng (11/2004). 6. Khoa TCDN Trường ĐH Kinh tế T.HCM & NHTM CP SG Thương Tín (2004): Kỷ yếu hội thảo tài chính quốc tế “Kỹ thuật dự báo tỷ giá trực tuyến. Giải nobel kinh tế năm 2003 về kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá”. 7. TS Nguyễn Ninh Kiều (2005), Tài liệu giảng dạy cao học môn nghiệp vụ ngân hàng. 8. PGS.TS Nguyễn Văn Luân, TS Trần Viết Hoàng, Th.S Cung Trần Việt (2004), Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM. 9. Luật NHNN Việt Nam 10. PGS.TS Lê Hoàng Nga (2004), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, NXB Chính trị quốc gia. 11. TS Bùi Đường Nghiêu (2004); “Nhận dạng và dự báo lạm phát ở Việt Nam 98 năm 2004”; Nghiên cứu kinh tế (318). 12. Pháp lệnh giá 13. TS Hoàng Xuân Quế (2004), “Lạm phát ở Việt Nam – nguyên nhân và giải pháp”, Nghiên cứu kinh tế (319). 14. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập – Quản lý quá trình tự do hoá tài chính, NXB Thống kê. 15. Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và thế giới các năm 2001, 2002, 2003, 2004. 16. GS.TS Nguyễn Văn Thường, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (đồng chủ biên) (2005), Kinh tế Việt Nam năm 2004 những vấn đề nổi bật, NXB Lý luận chính trị. 17. GS.TS Nguyễn Văn Thường (chủ biên) (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: những rào cản cần phải vượt qua, NXB Lý luận chính trị. 18. Nguyễn Đồng Tiến, Nguyễn Thị Hương (2005), “Kết hợp các chính sách kinh tế vĩ mô trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1986 – 2004”, tạp chí Ngân hàng (2/2005). 19. Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XX, quyển I, II, III. 20. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế (kỷ yếu hội thảo khoa học), NXB Thống kê. 21. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Kinh tế Việt Nam 2001, 2002, 2003, NXB Chính trị quốc gia. 22. Các báo và tạp chí khác: tạp chí Tài chính, thời báo tài chính, thời báo kinh tế Việt Nam, báo Kinh tế Sài gòn, báo Thanh niên. 99 Tiếng Anh 1. N. Gregory Mankiw, Nguyên lý kinh tế học, tập I và II, NXB Thống kê 2003. 2. Friedman (1963), Inflation: Causes and Consequences. 3. Friedmand (1977), Inflation and Unemployment. 4. Dr. Sam Vaknin, The Merits of inflation, United Press International. Các website: Việt Nam 1. Website của Bộ tài chính: www.mof.gov.vn 2. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 3. Website của Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn 4. Website của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 5. Website của báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn Nước ngoài 1. Website của Bureau of Labor Statistics: www.bls.gov 2. www.inflationdata.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2006-2010.pdf
Luận văn liên quan