Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở Huyện Bắc Mê Tỉnh Hà Giang

Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở Bắc Mê đang bị biến đổi do nhiều yếu tố tác động: hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, yếu tố kinh tế thị trường và văn hóa xã hội, sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. Các yếu tố trên có tác động hai mặt vừa làm cho kiến thức bản địa mất đi đồng thời hình thành những kiến thức mới phù hợp, tiến bộ. Ngoài ra còn các yếu tố khác như do kiến thức bản địa được lưu truyền bằng miệng nên dễ bị biến thành nhiều dị bản. Sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên cũng làm cho kiến thức bản địa bị xói mòn nghiêm trọng. Do vậy, muốn bảo tồn và phát huy được kiến thức bản địa, trước tiên phải đề cao và đánh giá đúng kiến thức bản địa, lập ra các tổ chức bảo tồn và nghiên cứu kiến thức bản địa đồng thời giới thiệu rộng rãi trong các cấp quản lý ở địa phương.

pdf91 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3716 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở Huyện Bắc Mê Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cố hệ thống kênh mƣơng, thuỷ lợi; đầu tƣ, hỗ trợ vốn, giống, nâng cao hiệu quả lao động, từng bƣớc khắc phục tình trạng thiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 61 lƣơng thực trên địa bàn. Cùng với phát triển nông, lâm nghiệp, huyện đã chú trọng tăng cƣờng chỉ đạo phát triển đàn gia súc, gia cầm nhằm tận dụng những lợi thế về tự nhiên, khí hậu. Do đó, đàn gia súc, gia cầm của huyện liên tục gia tăng qua các năm. Năm 1984, tổng đàn trâu của huyện có 6.105 con đã tăng lên 17.975 con năm 2009, đàn bò từ 1.238 con tăng lên 10.278 con, đàn lợn từ 11.288 con tăng lên 33.128 con, đàn dê có số lƣợng rất ít đến nay toàn huyện đã có 21.100 con. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm luôn đƣợc quan tâm chỉ đạo, do vậy đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh, bƣớc đầu giải quyết cơ bản đƣợc nhu cầu thực phẩm, sức cày, sức kéo phục vụ sản xuất. Thứ ba là chính sách xóa đói giảm nghèo với mục tiêu chính là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Đảng và Nhà nƣớc bằng các chƣơng trình dự án phát triển sản xuất nhƣ HPM,120,134,135,167, Dự án chia sẻ. Các chƣơng trình, dự án này đƣợc triển khai một cách đồng bộ ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Nổi bật là chƣơng trình 135 triển khai từ năm 1998. Chƣơng trình này đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (1997 – 2006) với mục tiêu phát triển sản xuất nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số. Phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ công cộng địa phƣơng thiết yếu nhƣ điện, trƣờng học, nƣớc sạch, trạm y tế, nâng cao đời sống văn hóa. Giai đoạn II (2006 – 2010) với mục tiêu tạo chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng. Cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong cả nƣớc. Phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dƣới 30%. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc, nâng cao trình độ sản xuất của đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 62 bào các dân tộc. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản. Phát triển kinh tế rừng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Xây dựng kiên cố hóa các công trình thủy lợi nhƣ đập, kênh, mƣơng cấp 1 – 2, trạm bơm phục vụ tƣới tiêu sản xuất và kết hợp cấp nƣớc sinh hoạt. Tính riêng từ 2004 đến nay huyện Bắc Mê đã giải ngân cho 3.500 lƣợt hộ đƣợc vay trên 45 tỷ đồng để đầu tƣ cho sản xuất. Tạo cơ chế hỗ trợ lãi suất cho đồng bào dân tộc thiểu số vay để chăn nuôi dê, nuôi trâu, bò hàng hoá. Đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Đảng cùng với tinh thần đoàn kết quyết tâm đổi mới của các dân tộc trên địa bàn, huyện Bắc Mê đã phấn đấu vƣợt qua mọi khó khăn, thực hiện hỗ trợ sự đầu tƣ của Trung ƣơng, của Tỉnh, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo, với phƣơng châm là “Tập trung huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở miền núi”. Cho tới nay, đã có 13/13 xã và 100 % thôn bản có đƣờng ôtô hoặc đƣờng giao thông liên thôn, 13/13 xã với 130/130 thôn bản có điện lƣới quốc gia, 12 cơ sở khai thác quặng, sản lƣợng mỗi năm đạt trên 9.500 tấn, toàn huyện có 45 hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung cấp việc làm cho nhiều ngƣời lao động. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc xoá đƣợc 1.635 nhà tạm, xây dựng trên 1.500 bể nƣớc cho các hỗ gia đình, Hỗ trợ cho 1.227 hộ có đất sản xuất với tổng diện tích 250,27 ha. Tỷ lệ giảm nghèo từ 58% năm 2005 xuống còn 29,5% cuối năm 2008. Các chính sách trên của Đảng và Nhà nƣớc, sự phát triển của các kênh thông tin đại chúng… đã góp phần làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân theo hƣớng tích cực, ngƣời Mông chủ động hơn với sản xuất và từ đó những kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 63 nghiệm mới lại dần hình thành từ việc ứng dụng kiến thức mới vào mảnh đất cũ. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì công tác xóa đói giảm nghèo ở Bắc Mê cho tới nay vẫn gặp không ít khó khăn do vƣớng phải những phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân không dễ gì xoá bỏ. Chính quyền ngày càng ra sức có nhiều chính sách ƣu đãi cho đồng bào nhƣ chính sách hỗ trợ phân, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và khuyến khích trồng các giống mới năng xuất cao nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Xét trên khía cạnh sự tồn vong của những kiến thức bản địa thì chính những chính sách ƣu đãi này làm mai một đi những kiến thức về chọn giống cây trồng, về bảo vệ động vật, thực vật, các nguồn gen của giống bản địa. 3.1.2.2 Yếu tố kinh tế Nền kinh tế hàng hoá thị trƣờng dẫn tới việc trồng độc canh một, hai loại sản phẩm. Tất yếu là ngƣời dân sẽ quên lãng những kỹ thuật gây trồng nhiều cây bản địa. Có thể lấy nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý làm ví dụ: ngƣời dân một số xã Đắc Lắc, khi hầu hết dân làng chuyển sang độc canh cây cà phê để bán và dùng tiền để mua các nhu yếu phẩm khác thì chỉ sau một đời ngƣời, toàn bộ hệ thống kiến thức bản địa liên quan tới các cây trồng truyền thống của địa phƣơng sẽ bị quên lãng [35]. Ở Bắc Mê, theo chủ trƣơng của ban lãnh đạo huyện, một số cây công nghiệp nhƣ cây sƣa, cây keo, cây tếch… đã đƣợc đƣa vào trồng. Nhằm tạo ra tạo ra sản phẩm để trao đổi với thị trƣờng giúp bà con xoá đói giảm nghèo. Do nhiều nhân tố mà các dự án này không thành công song nếu thành công nó có thể gây ra thực trạng xói mòn kiến thức bản địa nhƣ ở Đắc Lắc. Nền kinh tế hàng hoá cũng dễ dàng làm mất đi tính tính đa dạng của kiến thức bản địa và của sản phẩm nông nghiệp. Trong 5 năm gần đây, Đảng bộ huyện Bắc Mê đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Duy trì cơ chế trợ cƣớc, trợ giá, khai hoang, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 64 xây dựng các công trình thuỷ nông, đƣa các cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào nuôi, trồng. Đã đƣa sản lƣợng lúa, ngô, số lƣợng gia súc, gia cầm lên cao. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây mất mát nguồn gen một cách tự nguyện. Chẳng hạn, ở Bắc Mê giống lúa nƣơng có phẩm chất tốt, vừa thơm, dẻo lại có khả năng chịu hạn cao nhƣng lại đƣợc trồng rất ít do năng xuất thấp. Phần lớn đồng bào tập trung vào trồng lúa nƣớc. Hoặc để thu lợi nhuận cao ngƣời dân có thể thay thế toàn bộ giống cũ bằng giống lúa mới cho năng xuất cao hơn, mặc dù chất lƣợng kém và dễ thoái hoá sau mấy năm canh tác. Thực trạng này dẫn đến sự mất mát to lớn về nguồn gen cây nông nghiệp mà ngƣời dân phải mất nhiều năm tạo ra nó. Thực tế cho thấy rất nhiều giống cây trồng địa phƣơng cho tới nay đã bị tuyệt chủng. 3.1.2.3 Yếu tố văn hóa- xã hội Sự xói mòn của kiến thức bản địa gắn liền với sự xói mòn của đa dạng văn hoá. Hội nhập kinh tế không chỉ thúc đẩy kinh tế các vùng miền mà còn tạo điều kiện giao lƣu văn hoá giữa các địa phƣơng. Các con đƣờng giao thông liên xã liên tục đƣờng mở mang tạo điều kiện thuận lợi cho giao lƣu kinh tế. Vì vậy, hàng hoá từ miền xuôi, hàng Trung Quốc đƣợc dễ dàng đƣa tới các bản làng để phục vụ đồng bào. Hàng hoá vừa sẵn, lại đẹp, nên đƣợc nhiều ngƣời Mông ƣa chuộng. Những chiếc cuốc bƣớm, con dao, cái cày có sẵn ở chợ đƣợc thiết kế theo kiểu dáng đặc trƣng của ngƣời Mông, mặc dù chất lƣợng không bằng song vẫn đƣợc ngƣời Mông Bắc Mê mua về dùng. Những chiếc váy của phụ nữ ngƣời Mông cũng đƣợc may bằng nhiều chất vải và màu sắc khác nhau, lại thiết kế gọn nhẹ tiện lợi trong sinh hoạt lao động, nên nó đƣợc mua về mặc hàng ngày. Để bảo quản thực vật đã có các loại thuốc bảo vệ thực vật mua ngoài thị trƣờng, nhất là sự xuất hiện của các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc Trung Quốc giá rẻ lại tiện sử dụng ...Tất cả những sự tiện lợi trên sẽ làm mất đi những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 65 Dân tộc Mông cũng nhƣ nhiều tộc ngƣời thiểu số khác rất yêu thích lễ hội và đi chợ phiên. Đây là nơi các chàng trai, cô gái gặp gỡ nhau và giao lƣu bằng những điệu múa, điệu khèn, khúc hát giao duyên. Đó còn là nơi các cô gái Mông khoe tài khéo tay trong dệt vải may áo, váy... Do vậy, lễ hội, chợ phiên là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc của ngƣời Mông nói chung và ở Bắc Mê nói riêng. Khi bản sắc tộc ngƣời đƣợc giữ vững thì những kiến thức bản địa mới đƣợc bảo tồn và phát huy. Nhƣng lâu nay, lễ hội hay chợ phiên cũng vắng bóng tiếng khèn, khúc hát giao duyên, không còn trò chơi ném pao, chơi con quay…Vì vậy những kiến thức bản địa lƣu giữ qua lời ca tiếng hát sẽ dần bị mai một. Hiện nay, sự phát triển của các phƣơng tiện thông tin đã hỗ trợ đắc lực sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê, nhất là các thông tin về dự báo thời tiết đã giúp đồng bào kịp thời có kế hoạch sản xuất. Toàn huyện có một đài truyền hình trung tâm, 8 trạm phát lại truyền hình, lắp đặt 25 trạm TVRO ở các xã, đã góp phần nâng tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 98%, tỷ lệ đƣợc xem truyền hình đạt 85%, tỷ lệ hộ đƣợc nghe đài đạt 93%. Tuy nhiên, chính điều đó đã làm cho đồng bào trở nên lệ thuộc vào các nguồn thông tin, những kiến thức dân gian về cách đoán định thời tiết không sử dụng đến sẽ bị dần mất đi. Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trong gia đình và xã hội cũng làm gián đoạn sự truyền thụ kiến thức bản địa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, vấn đề nâng cao trình độ văn hoá cho các tộc ngƣời thiểu số đƣợc đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, chính sách đào tạo các cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số ngày càng đƣợc đẩy mạnh, nhiều con em dân tộc Mông đã đƣợc đi đến học ở các trƣờng dân tộc nội trú huyện, tỉnh, trung ƣơng. Thời gian sinh hoạt lao động cùng gia đình ít, lại sống xa gia đình, do đó có ít đƣợc truyền thụ kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 66 nghiệm trong sản xuất nông nghiệp mà cha, mẹ, ông, bà đang lƣu giữ trong trí nhớ. Mặt khác, chính xu hƣớng chọn nghề nghiệp sao cho dễ xin việc nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhà nƣớc ta khiến nhiều gia đình đã định hƣớng cho con em mình đi theo những nghề phục vụ trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ với mong muốn của mình thoát khỏi nghề nông vất vả. Chính tâm lí này khiến họ sao nhãng trong việc truyền thụ những kiến thức bản địa cho con cháu. Mặt khác, một bộ phận nông dân khá giả chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, cung cấp các nhu yếu phẩm cho làng bản nơi mình sinh sống, họ ít tham gia canh tác nông nghiệp, thậm chí có gia đình thoát ly hẳn khỏi nông nghiệp. Do vậy, kiến thức bản địa trong trồng trọt, chăn nuôi cũng sẽ bị mai một và có thể đến thế hệ con cháu hệ thống kinh nghiệm này không còn nữa. 3.1.2.4. Yếu tố tự nhiên Thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng có thể làm cho những kiến thức bản địa biến mất nhanh chóng. Kiến thức bản địa đƣợc hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một cộng đồng địa phƣơng nhất định. Nghĩa là kiến thức bản địa đƣợc hình thành trong quá trình đồng bào canh tác và thích ứng với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng. Điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phƣơng khác nhau do đó hình thành những kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên cũng mang đặc thù của địa phƣơng. Mặt khác, trong quá trình con ngƣời tác động vào tự nhiên thì bản thân tự nhiên ở địa phƣơng đó cũng biến đổi, do vậy những kinh nghiệm cũng đƣợc biến đổi theo và biến đổi một cách dần dần. Ban đầu những kinh nghiệm ứng phó với tự nhiên ấy khiến con ngƣời hành động nhƣ đã đƣợc lập trình sẵn trƣớc các sự vật hiện tƣợng của tự nhiên tác động vào tình hình sản xuất. Nhƣng kết quả là đem lại thất bại thảm hại, mùa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 67 màng thất bát. Sự việc cứ lặp đi lặp lại nhiều lần buộc con ngƣời phải tìm hiểu nguyên nhân và ngƣời ta phát hiện ra những dấu hiệu trùng lặp từ đó tìm ra cách ứng phó hiệu quả. Cách ứng phó này ban đầu mang tính cá nhân, gia đình sau đó đƣợc phổ biến cho anh em họ hàng thân thích sống gần nhau và khi nhiều ngƣời cùng rút ra kinh nghiệm ứng xử chung thì lúc đó kinh nghiệm đó trở thành một việc làm mang tính tất nhiên và trở thành thói quen trong sản xuất. Chẳng hạn đồng bào Mông ở xã Phiêng Luông huyện Bắc Mê sau nhiều lần quan sát sao để đoán định thời tiết ngƣời ta phát hiện ra rằng cứ hôm nào trời trong xanh rất đẹp và có nhiều sao tƣởng chừng trời sẽ nắng nhƣng ngƣợc lại vài hôm sau trời lại mƣa. Từ đó, họ cho rằng cứ khi nào trời nhiều sao thì mƣa. Đứng về mặt khoa học rất khó giải thích vì điều này chỉ đúng với thời tiết ở xã Phiêng Luông. Quan niệm trên trái ngƣợc hẳn quan niệm “nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”của dân tộc Kinh ở đồng bằng. Nạn phá rừng đã làm mất đi một số cây dùng làm thuốc quý để chữa bệnh hay những cây dùng để chỉ thị trong lựa chọn đất trồng. Điều đó dẫn đến mất luôn cả những hiểu biết về cách lựa chọn đất, cách sử dụng các cây thuốc đó để chữa bệnh. Một số giống chim hay côn trùng có thể giúp đồng bào đoán định thời tiết và tiến hành thời vụ kịp thời cho tới nay không còn nữa. Qua điều tra thực tế cho thấy, hiện nay, những ngƣời Mông trẻ tuổi (dƣới 35 tuổi) ở Bắc Mê có rất ít kinh nghiệm trong đoán định thời tiết. 3.2 Sự biến đổi của kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp Do nhiều yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài, những kiến thức bản địa đƣợc ngƣời Mông tích luỹ từ trong quá trình sản xuất lƣu giữ qua nhiều thế hệ đã bị biến đổi ít nhiều. Sự biến đổi ấy trƣớc hết bắt đầu từ cách lựa chọn đất, giống cây trồng, vật nuôi cho đến chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và trao đổi hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 68 3.2.1 Lịch nông vụ, lựa chọn đất, giống cây trồng, vật nuôi - Lịch nông vụ Ngày nay, với chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đồng bào Mông ở Bắc Mê đã đƣợc giao đất, giao rừng, không còn nƣơng du canh. Do vậy, lịch nông vụ của ngƣời Mông Bắc Mê có sự thay đổi nhƣ sau: Bảng 2: Lịch nông vụ Giống cây trồng Tháng gieo trồng Tháng thu hoạch Ngô Tháng 2, 4 Tháng 6, 7 Lúa nƣơng Tháng 1 Tháng 6,7 Lúa ruộng Tháng 1 Tháng 6,7 Đậu tƣơng Tháng 2 Tháng 6 Đậu cô ve Tháng 2 Tháng 6 Đậu mắt dê Tháng 2 Tháng 5 Lạc Tháng 2 Tháng 5 Bí đỏ Tháng 2 Tháng 7 Rau cải Tháng 2 Tháng 4 Bắp cải Tháng 10 Tháng 1 Cây Lanh trồng ở ruộng Tháng 2 Tháng 6 Lanh trồng ở nƣơng Tháng 1 Tháng 4 Tỏi Tháng 11 Tháng 5 ớt Tháng 2 Tháng 5 Gừng Tháng 2 Tháng 2 (1 năm) Nguồn: [53] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 69 - Lựa chọn đất Trƣớc kia ngƣời Mông nói chung có tập quán sống du canh du cƣ. Không nơi nào là nơi định cƣ lâu dài đối với họ. Đến khi nƣơng rẫy bị bạc màu, ngƣời ta lại ra đi tìm mảnh đất mới. Vì vậy, khâu chọn đất là khâu rất quan trọng nó quyết định họ ở nơi đó với thời gian dài hay ngắn. Một mảnh đất ở cánh rừng già nơi chƣa ai đặt chân đến luôn đƣợc ngƣời Mông chú ý đến vì nơi đó chƣa có ngƣời khai phá. Đất ở rừng già phải là đất đen, tơi xốp vì có nhiều lá mục phân huỷ. Tuy nhiên, đất đen tơi xốp chƣa hẳn là phù hợp với cây trồng. Ngƣời ta phải tìm cách xem đất đó trồng đƣợc những loại cây gì, đất có nhiều phèn không, đất có dễ bị rửa trôi các màu mỡ không. Ngƣời ta chọc dao xuống đất và đƣa đất lên miệng để nếm, nếu đất có vị chua là đất không tốt, sau khi chọc dao xuống rút dao lên mà dao còn dính đất tức là đất có nhiều độ ẩm, ít bị nƣớc mƣa rửa trôi chất màu. Sau khi chọn đƣợc mảnh đất ƣng ý ngƣời ta bổ một hốc gieo vào đó mỗi loại một ít các hạt nhƣ ngô, bí, các loại đậu, dƣa… Sau khoảng một tháng đến thăm nếu các hạt đều mọc thì đó là mảnh đất tốt cho năng suất cao, trồng đƣợc các giống cây lƣơng thực, có thể ở đƣợc. Ngày nay, khi nguồn tài nguyên rừng đã cạn kiệt cùng với đó dân số không ngừng tăng lên. Ngƣời Mông sống định cƣ theo chính sách của Đảng và nhà nƣớc và đƣợc giao đất giao rừng vì vậy khi khâu chọn đất bằng cách nếm không còn sử dụng đến nữa. Trên các mảnh nƣơng ngƣời ta trồng xen canh, tăng vụ để tạo màu cho đất, đồng thời bón phân chuồng để gia tăng độ phì nhiêu. Trong lúc đi làm nƣơng vào lúc trời mƣa thấy đất bám vào chân tức là đất có nhiều sét, có khả năng giữ màu. Với loại đất này trồng cây gì cũng tốt đặc biệt là cây lanh. Vì đất sét là đất giữ đƣợc nƣớc, vỏ lanh mỏng. Còn nếu trời mƣa đất không dính chân thì đó là đất pha cát có ít độ ẩm, nếu trồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 70 lanh ở đất này vỏ cây lanh sẽ dầy, sợi không đẹp. Có thể trồng đƣợc ngô (loại ngô răng chó, hạt nhỏ, chín nhanh), khoai sọ, sắn, khoai tây, lạc. Trƣớc kia, ngƣời Mông luôn chọn địa hình canh tác là vùng núi cao, nhiều đá nhƣng giờ đây với chính sách “Hạ sơn” của chính quyền huyện Bắc Mê đồng bào đƣợc chuyển đến vùng thấp và thành lập làng mới ở đây để tiện đƣờng giao thông và các cơ sở văn hoá, trung tâm chăm sóc sức khoẻ… Tâm lí chọn nơi mảnh đất không ngƣời đặt chân đến không còn nữa. Đồng bào mạnh dạn sống ở vùng thấp, nơi có đất đai màu mỡ thuận tiện trong canh tác nông nghiệp để sinh sống. - Chọn giống cây trồng Các cây trồng truyền thống của ngƣời Mông Bắc Mê vẫn là cây ngô, lúa nƣơng, lúa nƣớc, các cây họ đậu nhƣ đậu đũa, đậu tƣơng, lạc, đậu nho nhe, đậu mắt dê, rau cải, rau dền, dƣa chuột, lanh. Cho tới nay, các cây trồng này vẫn tiếp tục đƣợc trồng vì nó thích hợp với tập quán canh tác của đồng bào. Tuy nhiên, một số giống cây trồng thuộc các loại rau đƣợc lấy giống từ các trạm bán giống cây trồng của nhà nƣớc nên sau sau 2 – 3 vụ chất lƣợng giảm sút. Trƣớc đây cây lúa đƣợc trồng với diện tích ít, cây ngô trở thành cây lƣơng thực độc canh. Ngoài giống ngô địa phƣơng, ngƣời Mông cũng trồng cả ngô biôxít, Q2, HQ2000, Lai VN 10… giống ngô ngắn ngày cho năng xuất cao vừa ăn vừa để chăn gia súc. Gần đây nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, nhiều nhà chuyển sang ăn gạo thay ngô nên cây lúa nƣớc rất đƣợc chú trọng, các giống lúa tăng sản đƣợc trồng ở nhiều gia đình nhƣ CR4, chịu cạn 2... Ngoài các cây lƣơng thực, các cây ăn quả đƣợc trồng rộng rãi trên nƣơng nhƣ cây đào, mận, mơ… và cây chè cũng trồng cho chất lƣợng sản phẩm cao. Đƣợc sự hỗ trợ và khuyến khích của nhà nƣớc đồng bào Mông ở đây cũng mạnh dạn phát triển nghề rừng trồng các cây nhƣ cây tếch, keo, sƣa… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 71 - Chọn giống vật nuôi Cơ cấu vật nuôi cũng có thay đổi, giống vật nuôi phong phú hơn. Do đƣờng xá đƣợc mở mang hàng hoá đƣợc đem đến tận bản bán, một vài gia đình đã mua đƣợc xe máy nên ngƣời Mông Bắc Mê ít dùng ngựa làm phƣơng tiện giao thông. Do tâm lí định cƣ lâu dài nên một số gia đình cũng mạnh dạn đầu tƣ thời gian và công sức để đào ao nuôi cá, chăn vịt làm phong phú thêm bữa ăn hàng ngày. Những giống cá đồng bào thƣờng nuôi cá trắm, chuối, trê, cá rô phi, cá mè. Việc chăn nuôi lợn, gà cũng không bó buộc trong phạm vi giống thuẩn chủng của tộc ngƣời nữa, đồng bào cũng mua giống từ các trạm bán giống hoặc của nguời Tày, ngƣời Dao về nuôi. Sự thay đổi này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời Mông nơi đây, bởi những thói quen trong canh tác đã ăn sâu trong tiềm thức đồng bào nó trở thành trở ngại trong việc tiếp thu những cách làm ăn mới. Cho nên một sự thay đổi dù rất nhỏ trong lựa chọn hình thức canh tác, chọn giống vật nuôi, cây trồng đã là thay đổi rất lớn trong nhận thức của ngƣời mông. 3.2.2 Lựa chọn phƣơng thức canh tác và công cụ lao động Với áp lực của vấn đề dân số và sự suy thoái nghiêm trọng của tài nguyên rừng. Và dƣới những tác động của cuộc vận động định canh định cƣ theo chủ trƣơng chính sách cuả Đảng, Nhà nƣớc, dân tộc Mông không còn sống du canh du cƣ nữa. Những nƣơng rẫy du canh dần đƣợc thay thế bằng nƣơng định canh. Trên các nƣơng định canh ngƣời ta liên tục xen canh gối vụ làm cho đất không ngừng ngơi nghỉ. Nơi nào đất quá bạc màu, ngƣời Mông lại chuyển sang làm ruộng bậc thang trồng lúa nƣớc. Trƣớc kia ngƣời Mông ở Bắc mê độc canh cây ngô, nhƣng giờ đây bên cạnh cây ngô, cây lúa nƣớc cũng đƣợc đƣợc chú trọng trồng. Diện tích trồng lúa nƣớc tăng lên trong những năm gần đây. Để chống xói mòn, ngoài việc ke đá làm gờ ngăn hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 72 tƣợng rửa trôi của nƣớc mƣa ngƣời ta còn kì công làm những nƣơng ruộng cạn. Các công trình dẫn nƣớc nhƣ kênh, mƣơng… đã có sự chung tay xây dựng của cả cộng đồng làng bản. Trong việc chăm sóc cây trồng cũng đã có sự giúp sức của khoa học công nghệ phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, hay khi vật nuôi bị bệnh ngƣời ta không còn tin vào cúng bái nữa mà đến trạm thu y tìm sự giúp đỡ. Nhƣ vậy, cuộc sống định canh định cƣ đã làm thay đổi phƣơng thức canh tác của ngƣời mông. Với tâm lí sống ổn định lâu dài để làm ăn, ngƣời mông ở đây đã mạnh dạn đầu tƣ công sức của mình vào mảnh rẫy quen thuộc, biến nó thành mảnh đất cho năng xuất cây trồng cao. Do đƣờng xá đƣợc mở rộng, chợ phiên đƣợc họp mỗi tuần một lần nên tăng cƣờng trao đổi buôn bán giữa ngƣời Mông và các tộc ngƣời khác. Nhiều ngƣời Mông cũng chọn đƣợc những thứ đáp ứng yêu cầu của mình ở chợ nhƣ con dao, cái quốc, lƣỡi cày, bẫy… Các công cụ trên tuy chất thép không tốt bằng công cụ ngƣời mông tự rèn song nó rất tiện, hơn nữa không phải gia đình mông nào cũng có bí quyết rèn công cụ tốt nên chợ đã đáp ứng yêu cầu của họ. Trong thu hoạch nhiều nhà đã mua đƣợc máy tuốt lúa đạp chân nên không phải vất vả đập lúa nữa. những gia đình khá giả có thể mua máy nghiền ngô thay vì phải xay bằng cối đá nhƣ trƣớc, ngƣời ta dùng máy để nghiền ngô làm mèn mén và nấu cám, nấu rƣợu ngô lấy bã cho lợn ăn... Nhìn chung các công cụ truyền thống của ngƣời Mông đã bị thị trƣờng xâm nhập. Nhiều công cụ mà ngƣời Mông đang dùng đã bị mất đi chất Mông ví dụ nhƣ con dao, cuốc bƣớm mua ở ngoài chợ nó đã đƣợc làm với hình thức phổ biến chung của các tộc ngƣời, chiếc cuốc bƣớm khỗng trũm lòng nhƣ cuốc bƣớm của ngƣời Mông, con dao chặt không dày và to bản nhƣ con dao truyền thống . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 73 3.2.3 Thu hoạch, bảo quản và trao đổi hàng hoá Trong thu hoạch lúa, ngô nhìn chung ngƣời Mông vẫn giữ đƣợc nếp cũ tức là ngƣời ta gặt lúa sau đó đập, phơi tại ruộng rồi mới chuyển bằng gùi về nhà. Với ngô cũng vậy, chờ cho chín vàng rồi bẻ và mang về bảo quản trên gác bếp. Riêng với ngô trƣớc khi mang lên gác bếp ngƣời ta phun một lớp hoá chất chống mọt rồi mới xếp lên gác cho gọn và cũng là phơi khô. Hình thức hun khói bằng lá soan không còn tồn tại ở nhiều gia đình. Và nhờ có lớp phun chống sâu mọt này nên nhiều gia đình Mông không còn kiêng những ngày 10 – 15 không thu hoạch ngô nữa. Họ tiến hành thu hoạch khẩn trƣơng cho kịp việc làm đất tránh thời tiết xấu làm lỡ dở mùa vụ sau. Ở xã có 100 % ngƣời Mông sinh sống nhƣ xã Phiêng Luông, chợ ngƣời Mông vẫn mang tính chất trao đổi chứ tính chất mua bán ít do đó hàng hoá rất đơn xơ. Ở các xã nơi có ngƣời Mông sinh sống với ngƣời Tày và ngƣời Dao chợ nhộn nhịp và phong phú hơn và tan nhanh hơn. Ở các xã này, nhiều gia đình đã biết chăn nuôi, trồng trọt nhằm phục vụ các phiên chợ nhƣ nuôi gà, chăn lợn thịt bán hoặc bán cho lái buôn, trồng các cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu… Các sản phẩm của nông nghiệp nhƣ dƣa chuột, rau dền, rau bí… không chỉ bán ở phiên chợ ở địa bàn mà còn đƣợc các bà, các chị ngƣời Mông mang đi bán ở các chợ phiên nơi khác. Lúc này các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hoá một cách chủ động do thay đổi nhận thức của ngƣời Mông, chứ không thụ động nhƣ trƣớc đây chỉ bán khi có phiên chợ ở địa bàn mình sinh sống, chỉ bán khi có nhu cầu mua sắm … 3.3 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính tích cực của kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê. Trƣớc hết, cần phải đề cao và đánh giá đúng kiến thức bản địa. Kiến thức bản địa là những gì đƣợc chắt lọc qua thực tiễn sản xuất, là những gì tinh tuý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 74 nhất mà con ngƣời chắt lọc từ những đắng cay, thất bại và những thành công trong mùa vụ. Kiến thức bản địa ăn sâu vào tập quán sản xuất của dân bản địa và khó miễn cƣỡng thay đổi. Chính những kiến thức bản địa nhiều khi chính nó lại tạo ra tâm lí bảo thủ trì trệ của nhiều tộc ngƣời thiểu số, chi phối cách làm cách nghĩ của ngƣời sở hữu nó. Chính vì vậy trong một thời gian dài kiến thức bản địa bị các nhà quản lí và nhiều nhà khoa học hiểu nhầm là một nhân tố gây trở ngại cho sự phát triển. Ngƣời ta đồng loạt đƣa ra nhiều dự án và kế hoạch hành động với mục đích tốt đẹp song các dự án này thất bại. Khi ngƣời ta tìm ra nguyên nhân của sự thất bại đó thì thật bất ngờ là do chính bản thân họ chƣa hiểu gì về nơi họ đang tiến hành dự án. Vậy nên, kế hoạch tìm hiểu từ chính ngƣời dân bản địa đƣợc đề ra. Khi vấn đề kiến thức bản địa đƣợc đề cao, các nhà khoa học ngỡ ngàng trƣớc những hiểu biết của dân bản địa về nhiều vấn đề mà chính các nhà khoa học chƣa tìm ra. Hoặc chính những hiểu biết của ngƣời bản địa đã gợi mở cho họ những phƣơng hƣớng, những giải pháp để giải quyết nhiều bế tắc. Ngƣời địa phƣơng lúc này trở thành những nhà thông thái thực sự. Những hiểu biết của họ về môi trƣờng xung quanh rất đáng quan tâm. Điều quan trọng là các nhà khoa học và những nhà nghiên cứu cần phải kiên nhẫn lắng nghe, bởi vì cách làm, cách giải thích của ngƣời nông dân nghe có vẻ dài dòng, ngô nghê nhƣng lại chứa đựng nhiều giá trị khoa học và có tính ứng dụng vào thực tiễn địa phƣơng rất cao. Do vậy muốn phát huy đƣợc tính tích cực của kiến thức bản địa thì việc làm trƣớc tiên là phải đề cao nó, đặt nó làm đối tƣợng nghiên cứu. Nhƣ đã phân tích ở trên, kiến thức bản địa đƣợc hình thành trong một thời gian dài và đƣợc trải nghiệm qua nhiều thế hệ, nên nó ăn sâu vào trong những phong tục tập quán, rất khó thay đổi. Tuy nhiên, kiến thức bản địa bản thân nó là yếu tố “động”, đƣợc hình thành trong quá trình con ngƣời tƣơng tác với tự nhiên. Trong hoàn cảnh môi trƣờng tự nhiên thay đổi không ngừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 75 dƣới bàn tay con ngƣời thì kiến thức bản địa cũng biến đổi, nhƣng những yếu tố mới đƣợc hình thành thì chƣa hẳn những yếu tố cũ đã mất đi. Do vậy, bên cạnh những yếu tố tích cực, thì vẫn còn những yếu tố không phù hợp. Buộc nhà nghiên cứu về nó phải nhận ra những giá trị tích cực và những giá trị không hợp thời để phát huy nó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đề cao nó, phát huy nó không có nghĩa là coi thƣờng những kiến thức khoa học mà phải dùng kiến thức khoa học để bổ sung những khiếm khuyết trong kiến thức bản địa. Thứ hai, lập ra các tổ chức bảo tồn và nghiên cứu về kiến thức bản địa. Hiện nay trên thế giới kiến thức bản địa đã đƣợc gây chú ý của các nhà nghiên cứu và các dự án quốc tế. Tại 124 quốc gia có hơn 3000 chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu kiến thức bản địa. Mạng lƣới quốc tế nghiên cứu về kiến thức bản địa đã đƣợc thành lập năm 1987 thông qua trung tâm nghiên cứu và sử dụng kiến thức bản địa phục vụ phát triển nông nghiệp (CIKARD) ở đại học Iowa state, Hoa Kỳ. Ở các nƣớc Châu Á nhƣ ấn Độ, Inđônêxia, Philippine đã tham gia hoạt động quốc tế về kiến thức bản địa. Vấn đề kiến thức bản địa cũng đƣợc các nƣớc nghèo chú ý nhƣ ở khu vực Mỹ la tinh nhƣ Costarica, Venezuela, Colombi, peru, Bolivia. Họ cũng xúc tiến thành lập mạng lƣới trao đổi thông tin về kiến thức bản địa nhằm phục vụ cho các chƣơng trình khuyến nông. Ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến thức bản địa ra đời với mục đích nghiên cứu, phân tích các nguồn kiến thức bản địa và những giá trị bản sắc trong dân tộc. Xây dựng các mô hình thử nghiệm và lồng ghép các kinh nghiệm địa phƣơng với các công nghệ thích ứng trong hoạt động phát triển kinh tế văn hoá và xã hội của cộng đồng trên từng vùng sinh thái đặc trƣng. Đối tƣợng đƣợc hƣởng là những ngƣời nghèo và các dân tộc ít ngƣời. Theo ý kiến của tác giả, các kết quả của công trình trên phải luôn đƣợc cập nhật về các địa phƣơng dƣới dạng văn bản, tổ chức các hội nghị và khuyến khích các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 76 cán bộ địa phƣơng tham gia nghiên cứu, đề xuất các ý kiến, các giải pháp. Ở mỗi tỉnh nên có một bộ phận phụ trách vấn đề bảo tồn và phát huy các kiến thức bản địa nhƣ trung tâm thu thập các giống gen quý, các cây thuốc của ngƣời địa phƣơng…. Thứ ba, có sự “bắt tay” giữa kiến thức khoa học và kiến thức bản địa. Kiến thức khoa học là những kiến thức đƣợc tạo bởi các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, nó ra đời rất kịp thời và nhiều khi chỉ trong thời gian ngắn. Nó đƣợc phổ biến rộng rãi nhƣng độ tƣơng thích giữa nó và các địa phƣơng còn hạn chế. Trong khi đó, kiến thức bản địa ra đời trong thời gian dài đƣợc tạo bởi những ngƣời dân, tuy không phổ biến rộng rãi nhƣng thích ứng cao với địa phƣơng. Bản thân nó biến đổi khi hoàn cảnh thực tiến thay đổi nghĩa là hoàn cảnh thay đổi trƣớc kiến thức bản địa thay đổi theo. Bản thân kiến thức bản địa không có tính kịp thời, khả năng dự đoán tƣơng lai nhƣ kiến thức khoa học vì vậy cần phải có sự bắt tay giữa kiến thức khoa học và kiến thức bản địa. Giữa kiến thức khoa học và bản địa phải có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau để tìm ra những giải pháp toàn diện. Chẳng hạn quan sát cách bảo quản chống sâu mọt của đồng bào Mông ở Bắc Mê bằng lá soan các nhà khoa học có thể suy nghĩ tìm ra một loại thuốc vệ thực vật trong tƣơng lai từ lá soan mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trƣờng. Thứ tƣ, công cuộc xoá đói giảm nghèo gắn liền với việc giữ gìn và phát huy các kiến thức bản địa. Cho tới nay, nhiều dự án xoá đói giảm nghèo của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, của Đảng và Nhà nƣớc ta đã tiến hành nhiều năm với nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lƣợng sống của các tộc ngƣời thiểu số. Nhiều dự án về trồng các giống cây độc canh. Hay nuôi một số động vật đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng… Có thể gián tiếp làm mai một tính bản địa vì ngƣời ta không nuôi trồng các giống truyền thống thì những hiểu biết về nó sẽ dần mất đi. Hoặc chính sách hỗ trợ phân, giống cây trồng có năng xuất cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 77 của nhà nƣớc có khả năng làm biến mất một số giống thuần chủng quý mà đồng bào đã có công lai tạo qua nhiều thế hệ. Mặt khác, để xoá đói, giảm nghèo ngƣời ta thƣờng xoá bỏ những thủ tục lễ nghi cho là rầy rà, và đôi khi chính những kiến thức bản địa lại ẩn trong những phong tục ấy. Cho nên trong quá trình xoá đói giảm nghèo phải kết hợp với việc giữ gìn và phát huy các kiến thức bản địa để thành công hơn. Thứ năm, trong các dự án đầu tƣ phát triển kinh tế cần có sự tham gia tƣ vấn của những nhà khoa học nghiên cứu về kiến thức bản địa. Bấy lâu nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa của các tộc ngƣời. Nó đƣợc đánh giá cao và in thành nhiều sách song các giải pháp mà các nhà nghiên cứu đƣa ra chƣa đƣợc áp dụng vào thực tiễn. Cho tới nay, các giải pháp này vẫn nằm trên trang giấy. Những công trình nghiên cứu của các tác giả mang tính độc lập chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nghiên cứu và ứng dụng. Vì vậy, trong thực tế thƣờng xảy ra tình trạng các cấp quản lí và ngƣời thực hiện dự án là ngƣời không hiểu gì về những kiến thức bản địa trong đó những ngƣời am hiểu kiến thức bản địa lại là những nhà đứng ngoài cuộc. Vì vậy, một dự án kinh tế muốn triển khai thành công cần có sự phối hợp giữa các nhà khoa học đóng vai trò là những chuyên gia tƣ vấn, giám sát, thậm chí là điều hành. Có nhƣ vậy kiến thức bản địa sẽ liên tục đƣợc cập nhật, bảo tồn và phát huy giá tri tích cực của nó. Thứ sáu, giới thiệu về những tri thức bản địa phổ biến rộng rãi trong các cấp quản lý huyện xã, đặc biệt là cán bộ khuyến nông. Rất nhiều dự án phát triển với mong muốn tốt đẹp song lại thất bại. Có nhiều nguyên nhân song phải kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về kiến thức bản địa của đội ngũ các nhà quản lí, từ đó lựa chọn các giải pháp không thích hợp cho phát triển mô hình kinh tế địa phƣơng. Vì vậy, các kiến thức bản địa cần đƣợc quan tâm và giới thiệu rộng rãi trong các cấp quản lí ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 78 huyện, xã, đặc biệt là các cán bộ khuyến nông. Các cán bộ khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu cũng nhƣ lƣu giữ các kiến thức bản địa vì chính họ đƣợc tiếp xúc với bà con nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất. Họ có thể hiểu những hạn chế trong phong tục tập quán đã cản trở việc ứng dụng mới trong sản xuất nhƣ thế nào. Do vậy cần có sự phổ biến kiến thức bản địa rộng rãi để họ nhận thấy những giá trị trong các phong tục đó. Từ đó có phƣơng pháp làm việc hiệu quả hơn với ngƣời nông dân. Thứ bảy, cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, tài nguyên rừng của chúng ta đang ngày một cạn kiệt đến mức báo động. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có những thay đổi lớn, làm thay đổi tập quán canh tác của họ. Một số kiến thức quý giá của họ gắn liền với tài nguyên rừng có nguy cơ biến mất chẳng hạn nhƣ kiến thức về các loại lá thuốc để chữa bệnh bị biến mất do sự tuyệt chủng của các loại cây, hay một số nghành nghề truyền thống có khả năng không còn nữa… Cho nên vấn đề bảo vệ môi trƣờng rừng có ý nghĩa nhiều mặt nhất là đối với việc bảo tồn kiến thức bản địa. Thứ tám, khôi phục các lễ hội dân gian. Trong quá trình hội nhập kinh tế, nền văn hoá ngoại lai tràn ngập thông trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tâm lí hƣớng ngoại dần càng phổ biến trong đông đảo ngƣời dân đặc biệt là giới trẻ. Những giá trị thuộc về truyền thống bị xem thƣờng. Các hoạt động văn hoá tinh thần nhƣ lễ hội vốn rất đƣợc ƣa thích và có ý nghĩa quan trọng với nhiều tộc ngƣời thiểu số nay bị xuống cấp nghiêm trọng. Sự xuống cấp của một nền văn hoá Việt Nam đang ở mức báo động. Cùng với nó là sự mất mát những kinh nghiệm dân gian đƣợc thể hiện trong các lễ hội. Vì vậy, một mặt phải không ngừng nâng cao nhận thức của ngƣời dân, để ngƣời dân thấy đƣợc những nét đặc sắc của nền văn hoá của tộc ngƣời. Tránh tâm lí tự ti dân tộc mà từ đó hƣớng tới nền văn hoá ngoại lai không phù hợp với phong tục tập quán và tâm lí ngƣời Việt. Mặt khác, Nhà nƣớc phải có những chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 79 sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện cho tri thức bản địa đƣợc phát huy tính tích cực của nó. Trƣớc hết phải khôi phục các lễ hội dân gian, tổ chức thi hát các khúc hát dân ca, tổ chức sƣu tầm các câu thơ, dân ca cổ, khuyến khích sản xuất, nuôi trồng các giống đặc sản… Giúp đỡ và khuyến khích địa phƣơng thành lập các trung tâm bảo tồn giống bản địa và có sự tham gia của ngƣời địa phƣơng. Tiểu kết Bắc Mê là một huyện vùng sâu, vùng xa địa hình hiểm trở và phức tạp. Hệ thống giao thông không thuận lợi cho nên trong một thời gian dài kinh tế Bắc Mê là nền kinh tế tự cung, tự cấp. Đến nay, các chính sách đầu tƣ phát triển của Đảng và nhà nƣớc đã làm thay đổi bộ mặt của huyện, tuy nhiên với các dân tộc thiểu số nhƣ ngƣời Mông dấu vết của nền sản xuất thấp kém vẫn còn. Tàn dƣ của nó tri phối cách làm cách nghĩ của con ngƣời nơi đây và trở thành tâm lí bảo thủ khó thay đổi. Song những kiến thức bản địa có giá trị mà ngƣời Mông lƣu giữ hàng trăm năm nay trong sản xuất nông nghiệp lại đang dần mất đi hoặc bị tác động bởi nhiều yếu tố nên giá trị của nó bị thuyên giảm. Những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất nông nghiệp mà bà con tích luỹ hàng trăm năm năm nay đang dần bị quên lãng. Vận dụng nó và tiếp tục phát huy là một việc làm cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 80 KẾT LUẬN Nghiên cứu về kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở Bắc Mê, chúng tôi có một số nhận xét sau: 1. Bắc Mê là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang có địa hình phức tạp, hiểm yếu, nhiều núi cao vực sâu và đồi núi nối tiếp nhau. Về cấu tạo địa chất, có hai dạng địa hình là vùng núi đất, vùng núi đá với độ dốc trên 250. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mƣa và mùa khô. Vào mùa khô, lƣợng nƣớc bốc hơi lớn nên thƣờng gây khô hạn, thiếu nƣớc cho sinh hoạt. Tuy nhiên, Bắc Mê lại có nguồn tài nguyên đất khá phong phú và đa dạng về nhóm, loại đất và đƣợc phân bố trên các loại địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông, lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng . 2. Ngƣời Mông cƣ trú ở Bắc Mê khoảng 200 năm kể từ khi di cƣ từ Trung Quốc sang. Trong khoảng thời gian đó các nhóm ngƣời Mông từ Mèo Vạc, Đồng Văn, Cao Bằng tiếp tục di cƣ đến tạo nên một cộng đồng ngƣời Mông đông đảo ở đây. Ngƣời Mông Bắc Mê cƣ trú chủ yếu ở các xã Thƣợng Tân, Yên Cƣờng, Minh Sơn, Phiêng Luông, đó là nơi có nhiều núi đá cao, khí hậu khắc nghiệt. Song ngƣời Mông ở Bắc Mê vẫn yêu đời, sống hòa mình với tự nhiên. Họ có truyền thống lao động cần cù, tinh thần khắc phục khó khăn và có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đặc sắc. 3. Dân tộc Mông chiếm 22% trong tổng thành phần dân cƣ của huyện Bắc Mê, có tập quán canh tác truyền thống trên núi đá cao, nơi xa xôi hẻo lánh và sống du canh du cƣ. Từ đó, đồng bào Mông ở Bắc Mê đã tích lũy cho mình một hệ thống những kinh nghiệm dân gian trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm khác với tộc ngƣời khác. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cách chọn đất, thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi, lựa chọn công cụ lao động thích hợp, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. Kinh nghiệm này rất đáng quý và gây bất ngờ cho nhiều nhà khoa học. Đặc biệt là họ đã chọn đƣợc hệ thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 81 cây trồng công nghiệp ngắn ngày và các loại hoa màu với hệ thống xen canh gối vụ làm giải pháp cho việc tạo chất dinh dƣỡng cho đất và chống xói mòn. 4. Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở Bắc Mê đang bị biến đổi do nhiều yếu tố tác động: hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, yếu tố kinh tế thị trƣờng và văn hóa xã hội, sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. Các yếu tố trên có tác động hai mặt vừa làm cho kiến thức bản địa mất đi đồng thời hình thành những kiến thức mới phù hợp, tiến bộ. Ngoài ra còn các yếu tố khác nhƣ do kiến thức bản địa đƣợc lƣu truyền bằng miệng nên dễ bị biến thành nhiều dị bản. Sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên cũng làm cho kiến thức bản địa bị xói mòn nghiêm trọng. Do vậy, muốn bảo tồn và phát huy đƣợc kiến thức bản địa, trƣớc tiên phải đề cao và đánh giá đúng kiến thức bản địa, lập ra các tổ chức bảo tồn và nghiên cứu kiến thức bản địa đồng thời giới thiệu rộng rãi trong các cấp quản lý ở địa phƣơng. Trong các dự án phát triển kinh tế cần có sự tƣ vấn của các nhà nghiên cứu về kiến thức bản địa và công cuộc xóa đói giảm nghèo phải gắn với việc giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa. Cần phải coi trọng các lễ hội dân gian và coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa. 5. Trong một thời gian dài kiến thức bản địa bị xem là một yếu tố lạc hậu nên trong các dự án phát triển kinh tế nó thƣờng bị coi là nhân tố cản trở sự phát triển kinh tế. Song qua những thất bại của các dự án phát triển kinh tế này, các nhà khoa học đã nhận ra vai trò của kiến thức bản địa trong phát triển kinh tế. Khác với kiến thức khoa học đƣợc tạo ra trong phòng thí nghiệm, kiến thức bản địa đƣợc hình thành trong quá trình tƣơng tác của nhiều yếu tố nhƣ vấn đề dân số, tài nguyên, phong tục, tập quán và đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn nên rất có giá trị, nếu biết cách khai thác và phối hợp hiệu quả giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học thì chúng ta sẽ tạo ra một hệ thống canh tác tốt hơn bất cứ hệ thống canh tác của các nhà khoa học hay ngƣời nông dân riêng lẻ nào khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 82 Tµi liÖu tham kh¶o 1. Đà o Duy Anh (1998), ViÖt Nam v¨n ho¸ sö c•¬ng, Nxb §ång Th¸p 2. Lª Träng Cóc, Terry Rambo (1999), Nh÷ng khã kh¨n trong c«ng cuéc ph¸t triÓn miÒn nói ViÖt Nam, Nxb V¨n ho¸ Th«ng tin, Hµ Néi 3. Lª Duy §¹i, TriÖu §øc Thanh (2008), C¸c d©n téc ë Hµ Giang, Nxb ThÕ giíi, Hµ Giang. 4. BÕ ViÕt §»ng (1996), C¸c d©n téc thiÓu sè trong sù ph¸t triÓn kinh tÕ miÒn nói, Nxb V¨n ho¸ d©n téc, Hµ Néi 5. NguyÔn ThÕ §Æng (2003), §Êt ®åi nói ViÖt Nam, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi 6. NguyÔn V¨n §¹t (2004), “Mét sè b¯i häc quý vÒ qu°n lý t¯i nguyªn dùa v¯o céng ®ång“, B¶n tin th¸ng 8, M¹ng l•íi qu¶n lý vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng tµi nguyªn miÒn nói 7. Lª SÜ Gi¸o (1989), “Canh t²c n­¬ng rÉy, ch¨n nu«i truyÒn thèng v¯ vÊn ®Ò x©y dùng kinh tÕ hé gia ®×nh ë miÒn nói phÝa B¾c hiÖn nay”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 4), Tr.7 – 16. 8. Hå Ly Giang (2000), “TËp qu²n ¨n uèng cña ng­êi M«ng ë hai x± Hang Kia, Pµ Cß huyÖn Mai Ch©u tØnh Ho¯ B×nh”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 1), tr. 96 – 103 9. NguyÔn Tr­êng Giang (2007), “Tri thøc b°n ®Þa trong canh t²c ruéng bËc thang cña ng•êi HM«ng ë huyÖn Sa Pa, tØnh Lµo Cai nh×n tõ gãc ®é n«ng lÞch”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 4), Tr.14 – 20. 10. Vò Tr•êng Giang (2008), Tri thøc b¶n ®Þa cña ng•êi th¸i ë miÒn nói Thanh Ho¸, LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö Tr•êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n, Hµ Néi. 11. Ph¹m Xu©n §ît (1983), Ph¸t huy tiÒm n¨ng, thÕ m¹nh cña kinh tÕ rõng ®èi víi sù nghiÖp ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi miÒn nói, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 1), tr.1 – 11 12. TrÇn Hång H³nh (2005), “Tri thøc ®Þa ph­¬ng – Sù tiÕp cËn lý thuyÕt”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 1), Tr 23 – 31. 13. TrÇn Th¹ch H»ng (2005), C«ng cô lao ®éng truyÒn thèng trong tËp qu¸n canh t¸c cña ng•êi M«ng ë huyÖn MÌo V¹c, tØnh Hµ Giang, luËn v¨n cö nh©n lÞch sö, tr•êng §¹i häc s• ph¹m Th¸i Nguyªn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 83 14. §Æng ThÞ Hoa (1997), “Tri Thøc ®Þa ph­¬ng víi viÖc b°o vÖ v¯ ch¨m sãc søc khoe v¯ KHHG§ cña ng­êi M«ng ë Ho¯ B×nh”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 2), tr.64 – 67. 15. DiÖp §×nh Hoa (1998), D©n téc M«ng vµ thÕ giíi thùc vËt, Nxb V¨n ho¸ d©n téc, Hµ Néi. 16. Lª Nh• Hoa ( Chñ biªn)(2001), TÝn ng•ìng d©n gian ViÖt Nam, Nxb V¨n ho¸ Th«ng tin, Hµ Néi 17. §Æng ThÞ Hoa (2001), “Tri thøc ®Þa ph­¬ng vÒ c©y thuèc cña ng•êi Hm«ng ë T©y B¾c ViÖt Nam”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 6), Tr. 48 – 55. 18. §Æng ThÞ Hoa, Khæng ThÞ Kim Anh (2004), “LÔ cóng ch÷a bÖnh cña ng•êi HM«ng tr¾ng (Nghiªn cøu ë b¶n M« Cæng, x· Pháng L¸i, huyÖn ThuËn Ch©u, tØnh S¬n La)”, T¹p chÝ D©n téc häc, (sè 1), tr. 30 – 35 19. HuyÖn uû B¾c Mª (2000), LÞch sö ®¶ng bé huyÖn B¾c Mª 1945 – 2000. 20. Lª V¨n Khoa (Chñ biªn) (1997), M«i tr•êng vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë miÒn nói, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi 21. Ph¹m Quang Linh, Hoµng Ph•¬ng Mai (2008), Mét sè tµi liÖu s•u tÇm vÒ ng­êi H“M«ng ViÖt Nam, ViÖn d©n téc häc, Hµ Néi. 22. L· v¨n L« (1973), B•íc ®Çu t×m hiÓu c¸c d©n téc thiÓu sè ë ViÖt Nam trong sù nghiÖp dùng n•íc vµ gi÷ n•íc, Nxb Khoa häc x· héi 23. Tr•êng L•u, Hïng §×nh Quý (1994), V¨n ho¸ d©n téc M«ng ë Hµ Giang, Nxb V¨n ho¸ Th«ng tin Hµ Giang. 24. NguyÔn Thi Thanh Nga (1998), “Nh÷ng kinh nghiÖm d©n gian trong canh t¸c n•¬ng rÉy truyÒn thèng cña mét sè c• d©n vïng rÎo gi÷a miÒn nói phÝa B¾c ViÖt Nam”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 4), tr.68 – 77. 25. NguyÔn Anh Ngäc (1975), “Trång trät ruéng m¯u v¯ thæ canh hèc ®² ë ng­êi L« l« H¯ Giang”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 3), tr 75 – 87. 26. NguyÔn Anh Ngäc (1994), “D©n téc häc víi vÊn ®Ò n­¬ng rÉy”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 1), tr.43 – 44. 27. V•¬ng Duy Quang (2005), V¨n ho¸ t©m linh cña ng­êi H“M«ng ë ViÖt Nam, Nxb V¨n ho¸ - Th«ng tin vµ ViÖn v¨n ho¸, Hµ Néi. 28. Hïng §×nh Quý (Chñ biªn) (1994), V¨n ho¸ truyÒn thèng c¸c d©n téc Hµ Giang, Nxb Së V¨n ho¸ - Th«ng tin Hµ Giang, Hµ Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 84 29. TrÇn h÷u S¬n (1996), V¨n ho¸ H“M«ng, Nxb V¨n ho¸ D©n téc, Hµ Néi. 30.Bïi Hoµi S¬n (2008), VÒ kh¸i niÖm tri thøc b¶n ®Þa, ngµy 26/12/2008. 31. Lª B ¸Th¶o (1977), MiÒn nói vµ con ng•êi, Nxb Khoa häc vµ kü thuËt, Hµ Néi. 32. Ng« §øc ThÞnh (1996), T×m hiÓu c«ng cô cæ truyÒn ViÖt Nam “ LÞch sö c¸c lo¹i h×nh, Nxb Khoa häc x· héi, Hµ Néi. 33. TrÇn H÷u TiÖp (2007), Miªu téc gi¶n chÝ hîp biªn (QuyÓn th•îng), ViÖn d©n téc häc, Hµ Néi. 34. TØnh uû, Héi ®ång nh©n d©n , Uû ban nh©n d©n tØnh Hµ Giang (2001), Hµ Giang 110 n¨m ®Êu tranh x©y dùng vµ ph¸t triÓn (1891 - 2001), Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi. 35. Hoµng Hoa Toµn (1983), Bé ®éi cÇn biÕt vÒ c¸c d©n téc ë biªn giíi phÝa B¾c, Nxb Qu©n ®éi nh©n d©n, Hµ Néi. 36. Ph¹m ThÞ ngäc Tr©m (1977), M«i tr•êng sinh th¸i. VÊn ®Ò vµ gi¶i ph¸p, Nxb §¹i häc vµ chuyªn nghiÖp, Hµ Néi. 37. NguyÔn V¨n Tuyªn (1977), Sinh th¸i vµ m«i tr•êng, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi. 38. Hoµng Xu©n Tý, Lª Träng Cóc (Chñ biªn) (1998), KiÕn thøc b¶n ®Þa cña ®ång bµo vïng cao trong n«ng nghiÖp vµ qu¶n lý tµi nguyªn thiªn nhiªn, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi. 39. Uû ban d©n téc vµ miÒn nói vµ Ban t• t•ëng V¨n ho¸ Trung •¬ng (2000), Sæ tay c«ng t¸c d©n téc vµ miÒn nói, Hµ Néi. 40. Uû ban nh©n d©n huyÖn B¾c Mª (2007), B¸o c¸o thuyÕt minh tæng hîp §iÒu chØnh quy ho¹ch sö dông ®Êt ®Õn n¨m 2010 vµ kÕ ho¹ch sö dông ®Êt kú cuèi 2006 “ 2010 cña huyÖn B¾c Mª “ tØnh Hµ Giang. 41. Uû ban nh©n d©n huyÖn B¾c Mª (2009), Kû yÕu §¹i héi ®¹i biÓu c¸c d©n téc thiÓu sè huyÖn B¾c Mª lÇn thø nhÊt, C«ng ty cæ phÇn in Hµ Giang, Hµ Giang. 42. C• Hoµ VÇn, Hoµng Nam (1994), D©n téc M«ng ë ViÖt Nam, Nxb V¨n hoa D©n téc, Hµ Néi. 43. ViÖn D©n téc häc (1978), C¸c d©n téc Ýt ng•êi ë ViÖt Nam (c¸c tØnh phÝa B¾c), Nxb Khoa häc X· héi, Hµ Néi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 85 44. ViÖn khoa häc l©m nghiÖp ViÖt Nam (2001), Ph•¬ng ph¸p thu thËp vµ sö dông kiÕn thøc b¶n ®Þa, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi. 45. ViÖn nghiªn cøu chiÕn l•îc vµ chÝnh s¸ch khoa häc c«ng nghÖ (2004), Ph¸t triÓn n«ng th«n miÒn nói, sè 3, th¸ng 2/2001. 46. §Æng Nghiªm V³n (1975), “V¯i ý kiÕn vÒ vÊn ®Ò n•¬ng rÉy trong thêi kú qu¸ ®é tiÕn lªn chñ nghÜa x· héi”, t¹p chÝ d©n téc häc, (sè 1), Tr.7 – 21. 47. Ph³m v¨n Vang (1981), “VÊn ®Ò x©y dùng vïng kinh tÕ míi ë miÒn nói”, T¹p chÝ d©n téc häc, (sè 4), tr.11 – 21. 48. TrÇn Quèc V•îng (2005), M«i tr•êng, con ng•êi vµ v¨n ho¸, Nxb V¨n ho¸ Th«ng tin, Hµ Néi. 49. F. Savina, LÞch sö ng•êi MÌo (1924), B¶n dÞch cña Tr•¬ng ThÞ Thä, §ç Träng Quang, Phßng t• liÖu – Th• viÖn d©n téc häc, Hµ Néi. 50. Giµng A Cæ, 45 tuæi, d©n téc M«ng - n«ng d©n th«n ChÝ Th×, x· Yªn C•êng, 51. Lß A ChØ, 45 tuæi, d©n téc M«ng – n«ng d©n x· Minh S¬n. 52. Tr¸ng A L·nh, 70 tuæi, d©n téc M«ng – n«ng d©n x· Th•îng T©n. 53. Lý ThÞ Mû, 68 tuæi, d©n téc M«ng - n«ng d©n th«n T¸ Tß, x· Yªn C•êng, 54. Vµng ThÞ Kh¸i, 46 tuæi, d©n téc M«ng – n«ng d©n x· Minh S¬n. 55. Hïng §×nh Quý, 75 tuæi, d©n téc M«ng – c¸n bé vÒ h•u Së v¨n ho¸ th«ng tin tØnh Hµ Giang. 56. Tr¸ng A Sµng, 55 tuæi, d©n téc M«ng – n«ng d©n x· Phiªng Lu«ng 57. Tr¸ng A SÕnh, 30 tuæi, d©n téc M«ng – n«ng d©n x· Th•îng T©n. 58. D•¬ng MÝ To¶, 54 tuæi, d©n téc M«ng - C¸n bé phßng tæ chøc huyÖn uû B¾c Mª. 59. D•¬ng §øc Tr¸ng, 70 tuæi, d©n téc M«ng - c¸n bé c«ng an vÒ h•u, x· Phiªng Lu«ng. 60. Giµng ThÞ V¶, 50 tuæi, d©n téc M«ng – n«ng d©n x· Minh S¬n. 61. Giµng A Vinh, 40 tuæi, d©n téc M«ng - c¸n bé phßng d©n vËn huyÖn B¾c Mª. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG .......... 7 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................. 7 1.2 Nguồn gốc ngƣời Mông ở Bắc Mê ......................................................... 10 CHƢƠNG 2 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG ............................ 19 2.1 Quan niệm về kiến thức bản địa ............................................................. 19 2.2 Hệ thống kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê trong truyền thống ................................................................ 24 2.2.1 Trong Trồng trọt ................................................................................. 24 2.2.2 Trong chăn nuôi……………………………………………………….48 CHƢƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG HIỆN NAY .................................................................... 56 3.1 Những yếu tố nội sinh, ngoại sinh làm biến đổi kiến thức bản địa .......... 57 3.2 Sự biến đổi của kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp .............. 67 3.3 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính tích cực của kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê. .......................... 73 KẾT LUẬN ................................................................................................. 80 Tµi liÖu tham kh¶o ........................................................................... 82 phô lôc BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BẮC MÊ CHÚ DẪN - - - - - - - Ranh giới huyện ----------- Ranh giới xã • UBND xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc_373_2644.pdf
Luận văn liên quan