MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5
3. Mục đích nghiên cứu . 8
4. Giới hạn khái niệm, đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 9
5. Cấu trúc và đóng góp của luận văn . 9
6. Phương pháp nghiên cứu . 10
PHẦN NỘI DUNG 12
CHƯƠNG I. QUAN NIỆM VỀ SỰ ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
SAU 1975 VÀ NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 12
1.1. Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 . 12
1.1.1. Đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết 12
1.1.1.1. Trong mối liên hệ với truyền thống . 12
1.1.1.2. Từ nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật 13
1.1.1.3. Đến nhu cầu đổi mới kĩ thuật tự sự trong tiểu thuyết . 16
1.1.2. Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau 1975 . 18
1.1.2.1. Sơ lược về kỹ thuật dòng ý thức trong văn học 18
1.1.2.2. Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau 1975 21
1.2. Những yếu tố hình thành kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 22
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa . 22
1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội 22
1.2.1.2. Về văn hóa . 24
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người 24
1.2.2.1. Hiện thực “sống hằng ngày, hằng giờ, hằng phút” . 24
1.2.2.2. “Cuộc chiến khủng khiếp” của nội tâm cá nhân . 25
1.2.3. Quan niệm về văn chương . 26
1.2.3.1. “Không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình” . 26
1.2.3.2. “Vắt như thể sự cạn kiệt đang đến gần” 28
1.2.3.3. “Ai cũng có một người điên trong chính mình” . 29
1.2.3.4. Văn chương là “chân trời tự do” 29
1.2.3.5. Tiểu thuyết cần có thêm “những bước mạo hiểm” . 29
1.2.4. Thi ca Nguyễn Bình Phương 30
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG . 33
2.1. Dòng hồi ức bất tận 33
2.1.1. Những mảnh ký ức của thế giới “hiện hữu” . 34
2.1.2. Những mảnh ký ức của thế giới “tàn phai” . 39
2.2. Dòng suy tư bất định . 44
2.2.1. Những khoảng trống bần thần 45
2.2.2. Những khoảng lặng mơ hồ . 50
2.3. Những giấc mơ hoang hoải 56
2.3.1. Những giấc mơ thường hằng . 57
2.3.2. Những giấc mơ vô định . 62
CHƯƠNG III. PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT
CỦA KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG . 68
3.1. Độc thoại nội tâm đa chiều 68
3.1.1. Độc thoại nội tâm trong ý thức . 69
3.1.2. Độc thoại nội tâm trong vô thức 73
3.2. Tình tiết liên tưởng tự do 75
3.2.1. Những tình tiết đan xen . 75
3.2.2. Những tình tiết “nhảy cóc” 79
3.3. Không - thời gian đan xen, thường biến 82
3.3.1. Không - thời gian đan xen 82
3.3.2. Không - thời gian thường biến 85
3.4. Sự giao thoa thể loại . 88
3.4.1. Giao thoa thơ - tiểu thuyết . 89
3.4.2. Giao thoa nhật kí - tiểu thuyết . 93
3.4.3. Giao thoa kịch - tiểu thuyết . 94
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 101
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5056 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất trong văn xuôi nghệ thuật hiện đại, có khả năng khám phá cuộc sống nhiều chiều và hướng đến những vấn đề có tính đời tư. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến sự tự do và tính chất hiện đại của tiểu thuyết dựa trên xuất phát điểm của thể loại này là thời gian hiện tại, là cái đương đại. Từ đó có thể thấy kỹ thuật dòng tâm tư đã trở thành một trong những thủ pháp độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 hướng đến khám phá thế giới nội tâm của con người, buộc các nhà văn phải có bản lĩnh vượt qua những hình thức được kiến tạo trước đó. Kỹ thuật tiểu thuyết, vì vậy luôn luôn là sự thôi thúc của người cầm bút cũng như yêu cầu tất yếu của văn chương nghệ thuật.
1.2. Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ cuối những năm 90. Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được khám phá trên các phương diện như ngôn ngữ, thể loại… Những ý kiến khen, chê, băn khoăn khó hiểu về tác phẩm càng chứng tỏ rằng lối viết của Nguyễn Bình Phương đã tạo ấn tượng với người đọc. Một số bài viết, công trình nghiên cứu có đề cập đến cái vô thức, phân tâm học trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nhưng kỹ thuật dòng ý thức vẫn là vấn đề khó tiếp cận nhất, kể cả đối với những người đọc “đặc tuyển”.
1.3. Kỹ thuật dòng ý thức là một phương thức trần thuật của văn xuôi hiện đại. Nó được khơi nguồn từ tâm lý học cuối thế kỷ XIX (tâm lý học cơ năng của W.James), triết học đầu thế kỷ XX (thuyết trực giác của H.Bergson). Sức mạnh của phương tiện nghệ thuật này chính là tính chất tức thì của dòng ý thức. Vì thế, nó thực hiện được tham vọng của tiểu thuyết thế kỷ XX là “viết chính tả cho ý nghĩ”. Nguyễn Bình Phương tạo được dấu ấn riêng ở việc vận dụng lối trần thuật dòng ý thức như một hướng đổi mới thi pháp tiểu thuyết, bắt đầu từ phương diện kỹ thuật. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn cách tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ việc khai thác kỹ thuật dòng ý thức.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Từ những bài viết có tính gợi dẫn
Thụy Khuê trong Sóng từ trường II: Nguyễn Bình Phương có điểm qua ba tiểu thuyết: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn. Ngoài ra còn có bài viết của Phùng Gia Thế trong Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương; Hoàng Nguyên Vũ trong Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương; Nguyễn Chí Hoan với Những hành trình qua trống rỗng. Với bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, PGS.TS Bích Thu đã nhận định khái quát về tiểu thuyết Việt Nam và PGS.TS Nguyễn Thị Bình với bài viết Văn xuôi từ sau 1975 in trong Giáo trình văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đánh giá nỗ lực làm mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt trên phương diện hình thức là gợi dẫn cho chúng tôi soi chiếu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên hành trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2.2. Đến những công trình nghiên cứu có tính gợi mở
Luận văn thạc sĩ của Hồ Bích Ngọc (Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết); Phùng Phương Nga với Nhận diện thi pháp thể loại tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1990 và Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI của Cao Thị Hà. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại, rộng hơn là những tiểu thuyết cụ thể của Nguyễn Bình Phương và chỉ lấy sáng tác của anh như một trong những minh chứng thuyết phục cho sự cách tân đổi mới của thể loại này. Cùng với quá trình tìm hiểu nghiêm túc các sáng tác của anh, những công trình nghiên cứu khoa học có tính khái quát về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và một số bài viết về Nguyễn Bình Phương là tài liệu gợi ý quan trọng cho chúng tôi tìm đến đề tài: Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, chỉ ra kỹ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm khẳng định giá trị của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương; xác định vị trí của tác giả trong văn học Việt nam từ sau đổi mới và xu hướng vận động tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt những năm 90 và những năm đầu thế kỷ XXI.
4. Giới hạn khái niệm, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn khái niệm
Dòng ý thức được hiểu là thuật ngữ chỉ một dòng văn học xuất hiện đầu thế kỷ XX ở phương Tây. Đặc biệt, kỹ thuật dòng ý thức được chúng tôi xem như một thứ công năng mà Nguyễn Bình Phương sử dụng để khám phá những vùng bí ẩn, khuất tối, vô tận vẫn tồn tại ở mỗi con người.
4.2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn là phương diện kỹ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu 5 tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng, Ngồi.
5. Cấu trúc và đóng góp của luận văn
5.1. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai theo những nội dung chính gồm 3 chương:
Chương I. Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết và những yếu tố hình thành kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Chương II. Đặc điểm của dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Chương III. Phương diện biểu hiện nghệ thuật của kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
5.2. Đóng góp của luận văn
Luận văn không có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn đề, cũng không đưa ra một lời khẳng định cuối cùng mà chỉ mang tính chất đề xuất, cố gắng để người đọc Nguyễn Bình Phương có thể hiểu hơn về bản lĩnh, tài năng cũng như những đóng góp của anh cho văn học. Chúng tôi tin sẽ mở ra hướng nghiên cứu triển vọng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
6.2. Phương pháp thống kê khảo sát
6.3. Phương pháp so sánh
6.4. Phương pháp hệ thống
6.5. Phương pháp liên ngành
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ SỰ ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
SAU 1975 VÀ NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
1.1. Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.1.1. Đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết
1.1.1.1. Trong mối liên hệ với truyền thống
Yếu tố truyền thống bao giờ cũng có sẵn ở mỗi nhà văn. Mặt khác viết văn được xem như là “hành động đối thoại” (Đặng Anh Đào) giữa nhà văn và bạn đọc nên để thay đổi một cách tiếp nhận có sẵn không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, không hẳn tất cả mọi đổi mới đều có tính “gây hấn” với cái cũ. Sự đổi mới ở một giai đoạn văn học có khi lại dựa trên một kỹ thuật đã xuất hiện trong văn học giai đoạn trước. Nó trở thành một hiện tượng văn học, một giá trị văn học khi sự vận dụng đem lại hiệu quả nghệ thuật.
1.1.1.2. Từ nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật
Bất cứ sự đổi mới nào cũng được “tiên phong” từ sự thay đổi trong tư duy. Sự đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết cũng bắt nguồn từ cách quan niệm mới trên nhiều phương diện: hiện thực, con người, văn xuôi. Sau năm 1975, quan niệm về hiện thực được mở rộng. Hiện thực không chỉ là cái tồn tại hiện hữu trong biên độ không gian, thời gian mà còn là cái tồn tại hiện hữu trong tâm trạng, cảm xúc con người, không chỉ là thế giới vật chất hữu hình mà còn là tâm linh huyền ảo. Con người được đặt trong vòng xoáy của thế sự và những mảnh vỡ đời tư, được nhìn nhận ở nhiều kiểu dạng: con người ý thức, vô thức, con người cá nhân với những đặc điểm tâm lý, sinh lý, tính cách phong phú. Quan hệ giữa nhà văn - bạn đọc đã được nhận thức lại. Bên cạnh đó, tác phẩm mở ra nhiều điểm nhìn tạo nên một cái nhìn toàn diện, đa chiều.
1.1.1.3. Đến nhu cầu đổi mới kĩ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Sau 1975, tiểu thuyết Việt Nam đã có những tín hiệu đổi mới âm thầm mà trước hết là mạch vận động về nội dung, ở góc độ tiếp cận và xử lý hiện thực. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, vấn đề được các nhà tiểu thuyết theo đuổi lại là sự lựa chọn cách viết như thế nào. Có dạng tiểu thuyết ngắn, phân mảnh như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương. Có người viết lựa chọn chất liệu lịch sử với hình thức “giả lịch sử” (lịch sử giả định) như Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Khánh. Có nhà văn sử dụng kỹ thuật lồng ghép tạo nên nhiều cốt truyện ứng với nhiều nhân vật cùng song hành tồn tại như Thuận. Có những câu chuyện được tái hiện qua dòng hồi ức triền miên của nhân vật (tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh…) và những giấc mơ đứt đoạn, dòng ý thức lang thang bất định được gọi về từ tiềm thức (sáng tác của Nguyễn Bình Phương). Thế hệ nhà văn trẻ gần đây đều quan niệm hình thức là điều quan trọng. Họ cho rằng: “Câu chuyện (nội dung) có nhiều, chỉ có cách viết là còn ít”, “viết là để khám phá”, “mỗi tác phẩm là một chuyến đi xa” (Thuận).
1.1.2. Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau 1975
1.1.2.1. Sơ lược về kỹ thuật dòng ý thức trong văn học
Thuật ngữ dòng ý thức được đặt ra đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Mỹ là William James trong công trình Cơ sở tâm lý học (1890). Ông cho rằng ý thức là một dòng chảy trong đó các ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng bất chợt, thường xuyên, chen nhau, đan bện vào nhau. Dòng ý thức là dòng chảy của tư duy, mà bản thân tư duy là liên tục. Mặt khác những suy nghĩ bên trong con người không phải lúc nào cũng tuân theo một trật tự nhất định mà nó hỗn loạn, xô bồ. Đầu thế kỷ XX, với xu hướng cấu trúc hướng nội, nhà văn Marcel Proust đã đề xướng kỹ thuật “dòng chảy ý thức”- một sự phát triển cao hơn của kỹ thuật độc thoại nội tâm, qua bộ tiểu thuyết 7 tập Đi tìm thời gian đã mất, mở ra một hướng đi mới cho tiểu thuyết hiện đại. Một trong những người được tôn vinh là bậc thầy của tiểu thuyết phương Tây hiện đại là James Joyce, nhà văn Anh gốc Ailen với Ulysses. Xuất phát từ quan niệm: “Cách tân nghệ thuật đầu tiên là đấu tranh với tập quán nghệ thuật truyền thống” (Từ A Kính) nên các nhà văn hiện đại Trung Quốc chủ trương tiểu thuyết chỉ cần tả dòng ý thức là đủ, họ vận dụng kỹ thuật này vào sáng tác và xem đó là một trong những cách tân nghệ thuật lớn nhất mà hai nhà văn tiêu biểu là Vương Mông, Cao Hành Kiện.
1.1.2.2. Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau 1975
Thủ pháp dòng ý thức xuất hiện trong thể loại truyện ngắn như: Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn mưa (Phạm Thị Hoài), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư) và đặc biệt là tiểu thuyết như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Chinatown (Thuận) và phần lớn sáng tác của Nguyễn Bình Phương.
Truyện ngắn Phiên chợ Giát được nhận định là một trong những thể nghiệm đầu tiên của kỹ thuật dòng chảy ý thức. “Miêu tả cuộc hành trình bên trong tâm linh con người, bằng nhiều bút pháp, cái tĩnh lặng và cái bùng nổ, chất thơ và cái dữ dằn, ảo giác và cái thực bao giờ cũng dồn nén, chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa” [II.25; 256]. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh để nhân vật Kiên kể chuyện bằng những ảo giác và giấc mơ.
1.2. Những yếu tố hình thành kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Sau năm 1975, con người ra khỏi chiến tranh, quay về thời bình cũng có nghĩa là phải đối diện với nhu cầu muôn mặt và nhiều mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân. Tâm thế của cả dân tộc và từng cá nhân trong dân tộc thay đổi khiến cho nhu cầu cảm xúc, nhận thức khác trước. Lẽ tất yếu, văn học cũng phải được giải phóng khỏi sứ mệnh thiêng liêng nặng nề (cổ vũ chiến đấu, giáo dục con người mới…), là tiếng nói của Tổ quốc, nhân dân, đạo lý. Nhà văn không còn tư cách “người phát ngôn quyền năng” nữa mà là phận sự của một công chức đang thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Hơn ai hết, bản thân các nhà văn đã nhận thấy văn chương đang trở về với bản chất nghệ thuật vĩnh cửu của nó mà chính họ phải “vào cuộc” bằng niềm say mê, tài năng và tư cách. Nhãn quan hiện thực và con người thay đổi mang đến cho văn chương nhiều bình diện, từ lịch sử, sự kiện chuyển sang đời sống cá nhân thường nhật. Văn học thể hiện tính chất bất toàn, phức tạp của cuộc đời, con người. Con người không chỉ là tổng hòa mối quan hệ xã hội mà còn là sản phẩm tự nhiên. Hiện thực không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là phương tiện phản ánh của văn học.
Công cuộc đổi mới về mọi mặt của Đảng đã mở ra cánh cửa giao lưu văn hóa với thế giới mà bấy lâu vẫn bị hạn chế bởi chiến tranh. Văn học Việt Nam đã tiếp nhận được những kỹ thuật hiện đại của văn học thế giới, xuất hiện nhiều thuật ngữ mới như: Tiểu thuyết mới, chủ nghĩa hậu hiện đại. Đặc biệt nhiều tác phẩm mang dấu ấn của lối viết hậu hiện đại với tinh thần hoài nghi, cấu trúc phân mảnh, lắp ghép. Tính trò chơi cũng thể hiện rõ nhằm đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn và chất nghệ thuật của văn chương.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người
1.2.2.1. Hiện thực “sống hằng ngày, hằng giờ, hằng phút”
Trò chuyện với phóng viên Vietnamnet, nhà văn nói: “Theo tôi, đời sống có những từ ngữ nào thì văn học có quyền đưa từ đó vào. Tại sao lại bỏ nó đi trong khi nó vẫn sống hằng ngày, hằng giờ hằng phút với chúng ta?”. Anh coi trọng mọi từ ngữ tiếng Việt, dù là lớp từ thanh cao, sang trọng hay tục tĩu trong phát ngôn của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là cho rằng mọi đề tài, hiện thực đều bình đẳng nhau trong văn học.
1.2.2.2. “Cuộc chiến khủng khiếp” của nội tâm cá nhân
Anh chú trọng đời sống nội tâm của con người: “Lịch sử chả là gì cả nếu không có những cá nhân và cá nhân chẳng là gì cả nếu bản thân nó không vang lên bất kỳ một ý nghĩ nào”. Trọng tâm lịch sử chính là cá nhân, và đánh dấu sự tồn tại của mỗi cá nhân lại là đời sống nội tâm, những “ý nghĩ” của họ. Để lý giải điều này, nhà văn cho rằng “nội tâm cá nhân con người cũng đã từng có, đang có những cuộc chiến khủng khiếp”.
1.2.3. Quan niệm về văn chương
1.2.3.1. “Không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”
Về vấn đề sáng tạo trong văn chương, Nguyễn Bình Phương có những cách diễn đạt khác: “Nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định nghĩa khác”. Tức là phải vượt qua tất cả để tạo cho mình tiếng nói riêng. Sáng tạo bao giờ cũng là hệ quả của những cuộc kiếm tìm. Nguyễn Bình Phương đã tự nhận về mình: “Ta lớn lên bằng kiếm tìm/ Kiếm tìm giờ đã cũ”. Động lực của cuộc sống là tìm kiếm để lấp đầy kho trí tuệ và lấp đầy cảm xúc.
1.2.3.2. “Vắt như thể sự cạn kiệt đang đến gần”
Nguyễn Bình Phương đã tâm sự như thế khi anh “vắt từng chữ” thời viết Thoạt kỳ thủy trên một căn gác chật hẹp. Công việc viết văn là sự nhọc nhằn không kể hết. Đối mặt với trang giấy trắng là đối mặt với cả hành trình trăn trở, đơn độc : “Đâu là giấy trắng đâu là ta?”; “Đứng dậy, sũng ướt, đi rồi tự hỏi/ Viết là tìm thấy hay đánh mất?”. Đây cũng là điểm gặp gỡ ở các nhà văn đương đại như triết lý của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh...
1.2.3.3. “Ai cũng có một người điên trong chính mình”
Nhà văn từng phát biểu:“Tôi cho rằng người điên chứa trong họ một phần rất lớn phẩm chất của nghệ thuật”. Thực chất, điên là phần ngoại hiện của một trạng thái tinh thần. Nếu như văn học hiện thực hướng đến khám phá con người về ý thức thì văn học hậu hiện đại lại quan tâm đến phần vô thức, tiềm thức - phần nhá nhem, tranh tối tranh sáng nhưng dồi dào, vô tận ở con người. “Người điên” không thể kiểm soát được hành động của mình, một cách nào đó, có thể cắt nghĩa như sự thăng hoa của nghệ thuật mà người nghệ sĩ đôi khi cũng không thể ý thức được. Có lẽ vì quan niệm này mà đến với tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy có những đoạn viết rất “nham nhở”, tưởng như được sắp xếp tùy ý nhiều mạch suy tư, nhiều lời tâm sự của một thế giới nhân vật đa dạng.
1.2.3.4. Văn chương là “chân trời tự do”
Nguyễn Bình Phương đã từng có nhiều băn khoăn về văn chương, đã có lúc anh nghĩ nó tách biệt với cuộc sống, là một thế giới riêng mà nhà văn phải chấp nhận “bó buộc trong một khung cố định nào đó” của nó. Văn chương như vậy sẽ trở nên nhạt nhẽo về cảm xúc và cứng nhắc, dập khuôn về hình thức. Nhưng trải nghiệm trên từng trang viết đã khiến anh phần nào nhận thức được bản chất của văn chương, “bản thân nó là chân trời tự do”. Nghĩa là nó gắn bó với cuộc sống nhưng không bị bó buộc, nó là một thế giới mênh mông và tự do đối với cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận..
1.2.3.5. Tiểu thuyết cần có thêm “những bước mạo hiểm”
“Tôi nghĩ giá như tiểu thuyết của chúng ta có thêm những bước mạo hiểm”. Quan niệm này xuất phát từ đòi hỏi sáng tạo của bản thân người cầm bút, cũng gần với quan niệm dấn thân của một số nhà văn đương đại. Tuy nhiên, Nguyễn Bình Phương cũng ý thức rất rõ hạn chế trong quan niệm này là: “Trong nghệ thuật, kẻ mạo hiểm phần lớn trở thành nạn nhân của chính mình”. Dù vậy, anh vẫn tìm tòi, thể nghiệm những “bước mạo hiểm” trong các sáng tác của mình như thăm dò cái vô thức, bản năng (Thoạt kỳ thủy); hình thức cấu trúc lập thể, lời câm (Người đi vắng, Ngồi); thủ pháp tiểu thuyết mới (Trí nhớ suy tàn); thủ pháp huyền thoại (Những đứa trẻ chết già)…Đặc biệt, anh đi sâu vào dòng ý thức của nhân vật, lấy đó làm trung tâm vận động, thay cho sự kiện trong tác phẩm.
1.2.4. Thi ca Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Bình Phương sáng tác từ khi còn rất trẻ với các tập thơ: Khách của trần gian (1986), Lam chướng (1992), Xa thân (1997),… Anh cho rằng: “Bản thân sáng tác thơ vì thế không có gì ngạc nhiên khi có sự lây lan giữa hai thể loại này”. Ranh giới giữa thể loại thơ và tiểu thuyết đã bị xóa nhòa. Cũng như tiểu thuyết, nhà văn luôn cố gắng tìm tòi những cách diễn đạt mới cho thơ. Ta thường bắt gặp trong thơ anh những trạng thái cảm xúc thường trực là nhớ, mơ và suy tưởng: “Cuối cùng tôi lại quay về nhớ /Những mùa đang nở rộ bên kia”. Đặc biệt, con người đó luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ: “Mơ theo mưa mưa dắt anh đi...Con bướm cuối cùng nhẹ nhàng bay ra ngoài giấc mộng”.
Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết sau 1975 không nằm ngoài mối liên hệ với truyền thống, bắt nguồn từ nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật và đặt trên phương diện đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Kỹ thuật dòng ý thức xuất hiện đầu tiên trong văn học phương Tây, sau này một số nhà văn Trung Quốc và Việt Nam đã vận dụng như một thủ pháp nghệ thuật để thể hiện thế giới nội tâm của con người. Kỹ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa cũng như quan niệm của nhà văn về hiện thực, con người. Mặt khác không thể phủ nhận rằng thơ ca đã chi phối lối tư duy và tâm thức sáng tác tiểu thuyết của anh.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG Ý THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
2.1. Dòng hồi ức bất tận
Hồi ức là làm tái hiện lại quá khứ trong tâm trí và làm sống lại những sự việc trong quá khứ như nó đang diễn ra. Qua đó, người hồi ức cũng tìm lại chính bản thân mình. Dòng hồi ức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là “kí ức trắng” (me’moir blanch) - tức là vẫn có kí ức nhưng bị xóa mất. Đó là những mảnh ký ức không trọn vẹn nhưng đeo đẳng triền miên theo cuộc đời nhân vật, đôi lúc nó tạo nên sức ám ảnh khôn cùng. Nó không chỉ hiện diện ở cả thế giới “hiện hữu”- cuộc sống hiện thực, đời thường, trần tục mà còn có mặt ở một thế giới “tàn phai”- quá khứ, giấc mơ (tiềm thức) một thế giới xa xôi như hình bóng của cõi âm lạnh giá.
2.1.1. Những mảnh ký ức của thế giới “hiện hữu”
Dòng hồi ức được cảm nhận rõ nhất ở Trí nhớ suy tàn. Với tựa đề như vậy, tiểu thuyết gợi nhắc hai yếu tố là trí nhớ (ký ức) và sự suy tàn của trí nhớ (thời gian). Trí nhớ hay kí ức trở thành một nỗi ám ảnh của nhân vật - người con gái xưng Em không có tên gọi cụ thể cũng như sự chập chờn của kí ức vậy. Phần lớn hồi ức trở về với hình ảnh của Tuấn - mối tình đầu. Cây điệp vàng đã chứng kiến lời tỏ tình, trở thành hình ảnh gợi nhớ quá khứ. Trong Người đi vắng, ta cũng thấy dòng hồi tưởng thầm lặng này chảy trong tâm trí của nhiều nhân vật. Cương nhớ về Hoàn; Hà nhớ về tuổi thơ đẹp nhưng lam lũ và bươn trải... Ở Những đứa trẻ chết già, nhà văn lại để những người già sắp bước sang bên kia thế giới đắm mình vào dòng kí ức đã qua rất lâu (cụ Trường, cụ Chẩn).
Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường sống phần lớn trong không - thời gian hồi ức. Trong Người đi vắng, Thắng luôn ám ảnh về cuộc chiến mặc dù đã qua rất lâu. Ngay cả lúc anh đắm chìm trong làn da, mái tóc của Thư thì hơi thở “dồn dập” mà anh nghe bên cạnh mình đã trở thành hơi thở “hấp hối buồn bã” dưới làn khói bom, đạn phá. Nhiều nhân vật lại sống triền miên trong thế giới vô thức và lắng nghe chỉ duy nhất tiếng nói của chính mình. Sự liền mạch trong dòng chảy của nhân vật lại chính là những ám ảnh được hiện lên nhiều nhất. Suy tư của Tính (Thoạt kỳ thủy) luôn có vầng trăng, máu, cảnh chọc tiết, bố gặm chén. Còn Hưng trở về sau cuộc chiến với chấn thương tinh thần nặng nề, không thôi nghĩ về người mẹ đã mất. Khẩn trong Ngồi lại triền miên trong dòng hồi tưởng về Kim: ngày Khẩn tỏ tình dưới mưa, ngày hai người đến đền Chử Đồng Tử, những không gian mơ hồ lãng mạn của kí ức.
2.1.2. Những mảnh ký ức của thế giới “tàn phai”
Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không chỉ là một hiện thực phân mảnh mà còn là một hiện thực “linh ảo âm dương”. Nó không chỉ là hiện tại mà còn chen lẫn dòng chảy quá khứ hàng trăm năm, có khi bị đẩy lùi về khoảng mờ mịt, xa xăm. Đó cũng không chỉ là hiện thực của sự thường hằng mà còn là hiện thực của trạng thái hôn mê, hồi ức. Tất cả hợp thành một thế giới “tàn phai” mà không có một sợi dây ngăn cách nào giữa nó với thế giới “hiện hữu”. Vang vọng trong không gian Người đi vắng là tiếng ru em của người chị ở bãi tha ma không có mẹ. Đó còn là ký ức của nhân vật xưng Mình về dòng sông cuộn trôi mang theo Tuyết - người yêu về nơi quên lãng. Lẩn khuất trong đêm lời thủ thỉ về cuộc đời của người đàn bà gầy guộc không có mắt. Trong kí ức của người đàn bà hiện lên hình ảnh người chồng phụ bạc gắn với cỏ tóc tiên. Ở Ngồi, nhân vật hồi tưởng trong cả giấc mơ. Trong giấc mơ của Khẩn, Kim đã say sưa kể lại câu chuyện về cầu vồng mà mình được nghe từ bé. Kí ức gợi dậy kí ức, nó ở tầng sâu thẳm của ý thức nên mặc dù Kim miêu tả tỉ mỉ, nó vẫn nằm trong một không gian mờ ảo mơ hồ.
Trong Những đứa trẻ chết già, nhân vật Ông (từ cõi âm, cũng có thể từ một nơi xa xôi) trên chuyến xe trâu chậm chạp vô định đã miên man theo dòng hồi ức về cuộc đời mình, từ mấy chục năm trước, cũng trên chuyến xe trâu cùng người bố và em gái. Ở Người đi vắng, Lập Nham luôn nhớ về hình bóng của vợ Đội Cấn. Theo về trong trạng thái hôn mê là hình ảnh gắn bó với kí ức của Hoàn, đó là cây xà cừ, là dãy phố tuổi thơ, là Thư - người bạn gái chơi thân từ bé.
2.2. Dòng suy tư bất định
Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đều sống nhiều trong trạng thái suy tư. Trạng thái đó đến bất chợt ở những khoảng trống vô nghĩa hoặc có thể kéo dài miên man trong khoảng lặng, thư thái của tâm hồn. Đó có thể là suy tưởng tự do, có thể được tích tụ trong sự trăn trở của con người, cũng có thể là nỗi niềm chợt hiện của những linh hồn ở một thế giới vô định. Sự hỗn độn đó, phần nào đã thể hiện đúng bản chất của dòng suy tư vốn là sợi dây xoắn bện chằng chịt của những ý nghĩ.
2.2.1. Những khoảng trống bần thần
Trạng thái này xuất hiện không nhiều nhưng lại có thể xâm nhập vào ý thức con người bất cứ lúc nào. Đó là khoảng thời gian bất chợt mà con người cảm thấy trống rỗng, không còn nặng nề với những lo toan của cuộc sống hiện hữu. Trong Người đi vắng, nhân vật thường không ít băn khoăn về cuộc đời (Hoàn, Thắng, ông Khánh). Cô gái xưng Em trong Trí nhớ suy tàn luôn có một nỗi niềm buồn bã khi nhìn chiếc nhẫn mà người yêu đầu đã trao hay suy tư khi đi dọc dãy phố và thường hay có những phút nghĩ ngợi bâng quơ. Thắng (Người đi vắng) ngồi cầm tay vợ mà trong đầu vẫn vang lên tiếng mọt từ quê anh. Hầu như nhân vật nào trong tác phẩm cũng đều rơi vào trạng thái của những nghĩ ngợi miên man chợt hiện. Đang trò chuyện với nhau, Thắng, Hà, Chung mỗi người lại theo đuổi một ý nghĩ riêng.
2.2.2. Những khoảng lặng mơ hồ
Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không chỉ có những khoảng trống rỗng vô hồn với dòng suy tư bất chợt mà còn đắm mình trong những khoảng lặng với trạng thái trăn trở về một hình ảnh, một con người để lại nhiều ấn tượng, kỉ niệm riêng tư. Có khi ta còn bắt gặp những nỗi niềm vô định, không thể nắm bắt của con người quá khứ, con người sống trong vô thức hay một hình bóng lang thang trong đêm. Sắc hoa hồng vàng, người đàn bà khoác bộ áo vàng (Trí nhớ suy tàn) đã trở thành màu của kí ức. Trong Người đi vắng, nhân vật Lập Nham trong vai trò quân sư của Đội Cấn lại luôn trăn trở về thân phận mình, về mối quan hệ với Đội Cấn. Trong dòng suy tư của mình, Khẩn (Ngồi) luôn nghĩ về Kim. Ở Thoạt kỳ thủy, người đọc cảm nhận một lối suy tư rất lạ của Tính về trăng. Người đi vắng xuất hiện khá nhiều những thân phận, linh hồn lang thang phiêu bạt trong đêm. Có người bác dắt cháu đi tìm mẹ. Những con bướm ma bay lênh đênh gợi lại ở người bác tuổi thơ từng đi bắt bướm và suy tư về thân phận người em gái. Đó còn là dòng suy tư tản mạn của công chúa Diên Bình. Ông trong Những đứa trẻ chết già lại triền miên trong dòng suy tư như mong tìm kiếm một sự cắt nghĩa về số phận, cuộc đời. Dù là những khoảng bần thần, trống rỗng hay là những khoảng lắng lại của tâm hồn, dù là những nghĩ ngợi bâng quơ hay là những nỗi trăn trở khôn nguôi, dòng suy tư của nhân vật vẫn là dòng chảy bất định vì bản thân suy nghĩ là một dòng chảy không có cội nguồn và kết thúc nhưng lại đan xen nhiều ý nghĩ khác nhau trong dòng chảy bất tận đó.
2.3. Những giấc mơ hoang hoải
Giấc mơ là một địa hạt không có sự xâm nhập của ý thức. Nó được xem là một thứ “ngôn ngữ” của nội tâm dưới dạng vô thức, ghi lại những ám ảnh, cảm xúc nào đó của nhân vật trong cuộc sống thường nhật. Qua giấc mơ, chúng ta có thể khám phá thế giới nội tâm phức tạp và thẳm sâu của con người. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, hầu hết các nhân vật đều mơ, có khi rơi vào một giấc mơ triền miên không dứt. Nhà văn cũng là người viết như mộng du đang chênh vênh trên một sợi dây.
2.3.1. Những giấc mơ thường hằng
Đó là giấc mơ của con người trong cuộc sống hiện hữu, đời thường. Giấc mơ có thể đứt đoạn, cũng có khi kéo dài triền miên (giấc mơ sau tiếp nối giấc mơ trước, hay trạng thái hôn mê kéo dài của nhân vật). Kí ức chiến tranh luôn trở về với Thắng (Người đi vắng) bằng những giấc mơ đứt đoạn. Hành động trong mơ của nhân vật bị chặn ngang bởi tiếng động của ngày thường. Sơn là nhân vật ít mơ nhưng giấc mơ nào của Sơn cũng bị ngắt quãng. Trong Ngồi, người đàn bà kì dị - hiện thân của một xác chết dẫn Khẩn vào giấc mơ rất tự nhiên. Giấc mơ đó cũng bị đứt đoạn vì trạng thái hoang mang sợ hãi của nhân vật. Những giấc mơ của Hiền trong Thoạt kỳ thủy thường là giấc mơ kì quái, dị thường, phát sinh từ một nỗi sợ mơ hồ trong vô thức ở Hiền. Nó bật lên thành tiếng thét hay một hành động bứt phá (chạy) vô tình đẩy nhân vật ra khỏi giấc mơ. Giấc chiêm bao của nhân vật thường không kéo dài mà bị đứt đoạn bởi tác động bên ngoài (tiếng động) hay chính trạng thái kích động ở nhân vật (nỗi sợ hãi). Giấc mơ không thể nhấn chìm nhân vật trong thế giới riêng của nó nhưng lại cho thấy những mảnh chắp vá của cuộc sống vẫn luôn có mặt trong đời sống nội tâm con người cũng như trạng thái bất an trước sự không bình lặng của cuộc sống.
Khẩn (Ngồi) sống với Minh ở hiện tại nhưng lại triền miên trong những giấc mơ rõ rệt về Kim. Trong Những đứa trẻ chết già, nhân vật Ông với nguồn gốc xuất hiện mơ hồ, lại luôn đắm mình trong quá khứ và những giấc mơ lại kéo lùi thời gian đi vào xa xăm hơn nữa. Giấc mơ của Ông có hình ảnh kí ức đau buồn và niềm khao khát tìm lại chính mình. Giấc mơ nào của Em (Trí nhớ suy tàn) cũng có hình bóng người đàn bà vận quần áo vàng có phần tàn tạ. Người đàn bà như hiện thân của linh hồn cây điệp hoa vàng, hiện thân của kí ức tươi đẹp, trong sáng và trí nhớ đang trở nên héo úa, suy tàn. Ở Thoạt kỳ thủy, tác giả dành hẳn phần phụ chú nói về sáu giấc mơ của Tính và bốn giấc mơ của Hiền: kì quái đầy cảnh giết chóc.
2.3.2. Những giấc mơ vô định
Giấc mơ vô định là giấc mơ của một cõi không hiện hữu, khó nắm bắt nhưng nó vẫn tồn tại đâu đó trong cảm thức của con người. Đó là giấc mơ của những linh hồn lang thang trong đêm vắng thì thầm kể lại giấc mơ của mình. Đó còn là một thế giới sâu thẳm: trong hồi ức, trong giấc mơ chồng chất, trong trạng thái hôn mê. Người đi vắng mở ra một hiện thực vô hạn bởi tần số xuất hiện của các giấc mơ: linh hồn của người tên Nam lãng đãng ở bãi tha ma Linh Nham, linh hồn chống chọi với lời rủ rê đường mật của dây thừng, tàu chuối...Với giấc mơ của mình, thế giới linh hồn mở ra một cõi mênh mông khác, một thứ hiện thực linh ảo mà có lẽ chỉ có ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Lần theo những lời tâm sự của linh hồn và sự vật, người ta thấy trải ra đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Bao bọc trong Ngồi là không gian của những giấc mơ, giấc mơ của Khẩn về Kim, giấc mơ của chính Kim được kể lại qua hồi ức của Khẩn. Trong Thoạt kì thủy, Tính thấy giấc mơ của Hiền hiện lên trong giấc mơ của chính mình. Hoàn trong Người đi vắng triền miên trạng thái hôn mê với các giấc mơ được lặp lại hình ảnh cây xà cừ rung rinh không lá, người bạn gái thân từ nhỏ đang mải mê phơi quần áo, bức tường dãy phố cũ loang lở. Thế giới của giấc mơ phức tạp, chằng chịt những hình ảnh và cảnh tượng thực - hư, cũng là thế giới mà ta có thể thấy in đậm dấu ấn của tâm trạng, cảm thức mơ hồ xa vắng, một góc khuất nhạy cảm ở con người.
Dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện ở dòng hồi ức bất tận, dòng suy tư bất định và những giấc mơ hoang hoải. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng là một khái niệm mang nội hàm sâu rộng. Vì thế, những hồi ức, suy tư, giấc mơ không chỉ ở cuộc đời thực tại, cõi trần thế với hàng trăm con người thực mà còn là con người đã lùi xa về thời gian, của linh hồn trôi dạt, lang thang trong sự vây bủa của màn đêm, giấc mơ xuất hiện trong trạng thái mơ màng, hôn mê kéo dài. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn là một thế giới xa lạ mà chứa đựng bóng dáng cuộc đời, là khúc xạ của đời sống nội tâm nhân vật. Mà nội tâm bao giờ cũng phức tạp, đa chiều, khó nắm bắt nên tìm đến đời sống nội tâm bằng con đường khám phá giấc mơ đòi hỏi ở người nghệ sĩ một tâm hồn nhạy cảm. Có người cho rằng, Nguyễn Bình Phương là nhà tiểu thuyết đã đẩy xa cuộc thăm dò vào địa hạt vô thức một cách có hệ thống. Điều đó hoàn toàn có lý khi chúng ta tiếp cận các tiểu thuyết của anh.
Chương 3
PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT CỦA KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
3.1. Độc thoại nội tâm đa chiều
Độc thoại nội tâm được xem là thành phần chủ yếu của lời văn nghệ thuật, đảm nhận chức năng biểu hiện thế giới tinh thần của nhân vật. Độc thoại nội tâm thể hiện được cái đang diễn ra trong nội tâm nhân vật vì thế tạo nên tính tự nhiên và chân thực của đời sống nội tâm. Các nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện hai kiểu độc thoại: trong ý thức và vô thức.
3.1.1. Độc thoại nội tâm trong ý thức
Khẩn (Ngồi) miên man theo hình ảnh của một người đàn ông ngoại quốc dưới đường phố và đỏ mặt vì những ý nghĩ vớ vẩn không lành mạnh. Khẩn nói với chính mình nhưng lại như phân bua với một kẻ khác. Nhân vật Ông ở Những đứa trẻ chết già triền miên trong nỗi hoang mang và nỗi buồn sâu thẳm. Bình diện độc thoại nội tâm được mở rộng tưởng vô hạn định ở Người đi vắng. Thắng ý thức về sự thiếu tự tin trước vợ; Hoàn thức nhận về bản thân mình, thức nhận như một cảm thức về sự trôi nổi của kiếp người. Vai trò lịch sử của nhân vật Đội Cấn bị mờ nhạt trước con người đời thường với cuộc sống nội tâm nhiều day dứt: nỗi trăn trở về người vợ mất tích, về cái chết của Lập Nham. Ở tác phẩm, ta không chỉ bắt gặp tâm sự của con người trong cuộc đời thường mà còn có lời thì thầm của cái thai, tiếng chuông... Những lời tâm sự mơ hồ cất lên từ tạo vật như cuộc đối thoại. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, dù là con người hay bất cứ sự vật nào hiện hữu hoặc mơ hồ đều là những cá thể đầy tâm trạng, có thế giới riêng và hầu như ý thức rất rõ trạng thái của mình.
3.1.2. Độc thoại nội tâm trong vô thức
Địa hạt vô thức là một mảnh đất rộng lớn trong đó có giấc mơ, hồi ức, trạng thái không bình thường về tinh thần. Trong Thoạt kỳ thủy có những cuộc trò chuyện giữa các nhân vật nhưng thực chất lại rời rạc, khập khiễng ở lớp vỏ đối thoại, như cuộc gặp gỡ giữa Hiền và Tính. Chuỗi lời câm của nhân vật - lời không được thốt lên thành tiếng, chỉ tồn tại trong bề sâu ngôn ngữ, phản ánh những trạng thái khác nhau của tâm hồn. Độc thoại nội tâm bộc lộ trong cả hồi ức của Khẩn (Ngồi) gắn với hình ảnh Kim: nỗi hoang mang trước một không gian khó xác định. Ở Người đi vắng, Chung lại miên man trò chuyện với một người phụ nữ vô hình. Độc thoại nội tâm trong vô thức bộc lộ một chiều sâu khôn cùng nên dòng suy tư trở nên lộn xộn, ý nghĩ chen lẫn nhau không thể kiểm soát được. Ngoài việc biểu hiện tính chất tại đây của ý nghĩ, độc thoại nội tâm còn thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm, nói như Faulkner “trái tim con người đang gây hấn với chính nó”. Mặt khác con người cũng thể hiện sự khép kín, không sẻ chia và giao tiếp với người khác, một cá thể cô đơn đối diện với lòng mình.
3.2. Tình tiết liên tưởng tự do
Có người cho rằng logic chủ đạo trong cấu trúc Nguyễn Bình Phương là logic của cảm xúc và liên tưởng tự do. Những liên tưởng này được triển khai qua các tình tiết truyện. Liên tưởng tự do bỏ qua mọi sợi dây ràng buộc về mặt quan hệ giữa các tình tiết, nó phá vỡ mọi cấu trúc trật tự thông thường. Các tình tiết có khi đan xen hoặc nhảy cóc. Chính điều phi logic này lại hợp với dòng chảy ý thức vốn không có một logic nào hay nói cách khác là logic “bất thường”.
3.2.1. Những tình tiết đan xen
Dòng suy tư của nhân vật Ông trong Những đứa trẻ chết già bị ngắt quãng với các tình tiết đan xen giữa quá khứ - hiện thực. Lời nói của người thanh niên trên xe trâu xen lẫn vào câu chuyện mẹ Ông kể về ông ngoại và dì Lãm đã kéo ông trở về hiện thực. Trong Ngồi, tác giả cũng xen vào câu chuyện và suy tư của nhân vật nhiều câu chuyện và suy tư khác khiến người đọc cảm nhận như một dòng chảy triền miên, vô tận. Sự gặp gỡ ở cử chỉ của Thúy và Kim đã đưa Khẩn trở về quá khứ. Ở đây không chỉ có sự chen ngang giữa quá khứ - hiện tại mà còn đan xen nhiều mạch chuyện: chuyện giữa Khẩn và Thúy (hiện tại), Khẩn và Kim (quá khứ), câu chuyện Khẩn kể cho Kim nghe (trong truyền thuyết). Tác giả như đang thực hiện một “trò chơi” lắp ghép các câu chuyện khác nhau của các nhân vật không liên quan gì đến nhau (Người đi vắng). Ngoài sự đan xen giữa hai mạch chuyện chính về gia đình cụ Điển ở hiện tại và cuộc khởi nghĩa Đội Cấn đầu thế kỷ XX là câu chuyện của Lưu Nhân Chú thế kỷ XV, công chúa Diên Bình thế kỷ XII. Đan xen giữa cuộc sống hiện hữu là một thế giới vô hình với tiếng người chị ru em ở bãi tha ma, câu chuyện về người bác dắt cháu, cái thai, tàu chối, cái chân, tiếng chuông...
3.2.2. Những tình tiết “nhảy cóc”
Ta có thể tìm thấy những hình ảnh thơ nhảy cóc trong Ngồi, Người đi vắng. Có lúc ta bắt gặp kiểu liên kết lỏng lẻo hai mạch suy tư (Khẩn). Dòng trần thuật với điểm nhìn ở ngôi thứ ba (Khẩn) chuyển đột ngột sang hình thức đối thoại (Thật không nhỉ? Thật) và trần thuật ở ngôi thứ nhất (ta). Cách nhìn hướng nội đã lấn át, xóa nhòa khoảng trống các tình tiết “nhảy cóc”. Ở Người đi vắng, những đoạn độc thoại và độc thoại nội tâm cũng hay được cài đặt nhiều tình tiết có ý nghĩa rất xa nhau. Lối viết lần theo dòng chảy ý nghĩ của nhân vật tạo nên một chuỗi hình ảnh không “ăn nhập” (Đền Xương Rồng, người đàn bà, con ngựa trắng - xe máy, bông huệ trắng). Đối thoại Tính - Hưng (Thoạt kỳ thủy) vượt ra phạm vi một cuộc đối thoại thông thường: Người hỏi và người đáp đều trong trạng thái mơ hồ, như một kẻ mộng du lang thang trong mê đồ ý nghĩ. Dòng suy tư trong vô thức của Tính chứa đầy các tình tiết “nhảy cóc”.
3.3. Không - thời gian đan xen, thường biến
Như M. Bakhtin nói: “Văn học nghệ thuật có sự hợp nhất những đặc điểm về thời gian và không gian vào trong một chỉnh thể linh hoạt và cụ thể” tạo nên tính chất không - thời gian. Nó không chỉ là hình chiếu của không - thời gian hiện thực vào tác phẩm mà còn là phương diện thi pháp giúp người đọc tìm hiểu, nắm bắt thế giới nghệ thuật trong tác phẩm một cách sâu sắc.
3.3.1. Không - thời gian đan xen
Không - thời gian trong các tiểu thuyết mở ra chồng chất, đa chiều như một bức tranh lập thể, nó “vô hiệu hóa” cách tìm một tọa độ không - thời gian duy nhất có thể lấy tâm điểm là thời gian cuộc đời nhân vật hoặc thời gian người kể chuyện. Ở Thoạt kỳ thủy, ta khó tìm được một tọa độ không - thời gian chuẩn xác giữa hỗn độn các giấc mơ, hoài niệm, suy tư được sắp đặt ngẫu hứng. Không - thời gian trong vô thức của Tính tràn ngập hình ảnh trăng; thời gian cô đặc: sáng, trưa. Cuộc đời con cú chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút, đan xen trong cuộc đời hai mươi năm của Tính. Nhưng hai mươi năm Tính sống trong mộng mị, điên loạn bất thường, đó là khoảng thời gian phi tuyến tính. Không - thời gian trong Trí nhớ suy tàn đan xen (giữa hồi ức triền miên và hiện thực mấy tháng trước sinh nhật lần thứ hai mươi sáu của Em và khép lại ở chuyến đi xa sau sinh nhật) trong hình ảnh cây điệp vàng. Trong Ngồi, các kiểu không - thời gian hiện lên chồng chất: khởi thủy, hiện thực, hồi ức, giấc mơ của nhân vật. Ở Người đi vắng có sự hiện hữu của nhiều không - thời gian: bãi tha ma với những tiếng thì thầm của các linh hồn lang thang; đề lao Thái Nguyên với 5 ngày tự do dấy binh của Đội Cấn; trong hôn mê với những hình ảnh quen thuộc của tuổi thơ Hoàn. Hai không gian: cõi trần, cõi âm (Những đứa trẻ chết già) lồng ghép nhau. Không gian cõi trần là làng Phan, thung lũng Cắc; cõi âm là không gian hoàng hôn lưu cữu.
3.3.2. Không - thời gian thường biến
Với sự xáo trộn chóng mặt các tình tiết, không - thời gian trong chuyện kể không còn là một chỉnh thể ổn định, thống nhất, rõ ràng mà chồng chất, đa chiều. Hiện tượng không gian hóa thời gian là sự chững lại, ngưng đọng của thời gian trong một góc không gian nào đó. Con cú (Thoạt kỳ thủy) bị bắn lúc 11h 15, bay lên lúc 12 h, thời gian cuộc đời con cú chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi đó lại dồn nén rất nhiều sự kiện của làng Linh Sơn. Trong Trí nhớ suy tàn, thời gian đang cuồn cuộn chảy bỗng nhiên như ngưng đọng lại ở một góc trong trí nhớ của cô gái với không gian trải đầy sắc hoa điệp vàng của quá khứ. Thời gian (Những đứa trẻ chết già) ngưng lại ở thời điểm hoàng hôn - thời điểm kết thúc một ngày, gợi nhiều nỗi buồn và trống vắng của cảm giác về sự lụi tàn. Ở Ngồi, thời gian khởi thủy, hồi ức xâm nhập vào không - thời gian hiện tại. Khẩn sống trong hiện tại mà luôn bị “bủa vây” bởi các giấc mơ và hoài niệm về Kim. Trong Người đi vắng, bên cạnh việc rút ngắn khoảng thời gian của hai mạch chuyện song song (ngưng đọng trong trạng thái hôn mê vĩnh viễn của Hoàn - mạch hiện tại, ngưng đọng trong năm ngày binh biến - mạch quá khứ) là sự mở rộng không gian: từ Đề lao Thái Nguyên, gia đình cụ Điển, ông Khánh, bãi tha ma. Sự thường biến còn thể hiện ở không - thời gian tâm linh hóa. Ở Trí nhớ suy tàn, không - thời gian được hiện hữu trong cảm nhận và mong ước của nhân vật, tìm về quá khứ nhưng trí nhớ lại đang suy tàn ghê gớm, nhân vật rơi vào sự trống vắng và cô đơn ngay trong dòng chảy tạp nham của Hà thành. Không - thời gian được khắc họa đậm đặc trong cảm thức rùng rợn, kỳ quái hơn là hiện thực của làng Phan. Người đi vắng lại âm vang trong cảm thức về sự vắng mặt con người. Thoạt kỳ thủy khắc họa nhiều hơn không - thời gian trong vô thức. Không - thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã đi chệch “quỹ đạo” tiểu thuyết truyền thống (lấy tính liền mạch của thời gian và tính đơn nhất của không gian làm đơn vị cơ bản). Nhà văn lựa chọn kiểu không - thời gian tâm lý, lấy dòng chảy ý thức nhân vật làm trình tự để thống lĩnh không - thời gian. Sự đan xen, đồng hiện các kiểu không - thời gian mặt nào đó cho thấy tâm lý cô đơn của con người hiện đại, họ không chính thức thuộc về đâu cả.
3.4. Sự giao thoa thể loại
Tiểu thuyết được đánh giá “là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác” [II.37, 394]. Điều đó thể hiện ở khả năng lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp trọng tâm cho chúng.
3.4.1. Giao thoa thơ - tiểu thuyết.
Trên hình thức văn bản, ta thấy có sự đan xen một số câu thơ, bài thơ, bài hát vào đoạn văn. Trí nhớ suy tàn chỉ trích dẫn hai câu thơ Em chép trong cuốn sổ ngày xưa. Ngồi lại xuất hiện những bài thơ dài hơn và khó hiểu hết ý nghĩa của nó. Trong Thoạt kỳ thủy cũng xuất hiện những bài hát của ông Phùng - nhà văn với lời than thở buồn bã; bài hát của mụ điên trong truyện Và cỏ của ông. Ở Những đứa trẻ chết già lại xuất hiện liên tục tiếng hát của gã đánh xe. Tư duy thơ còn thể hiện trên phương diện nhịp điệu, bằng việc lặp hình tượng, từ ngữ, câu. Một số hình tượng được khắc họa như nỗi ám ảnh trong dòng ý thức của nhân vật. Có khi là hình ảnh trong suy tư, hồi ức: trăng, cảnh chọc tiết (Thoạt kì thủy); cây điệp vàng (Trí nhớ suy tàn); Kim, cơn mưa, tiếng mõ, khuôn mặt (Ngồi). Cũng có thể là hình ảnh trong giấc mơ: bố gặm chén, chọc tiết (Thoạt kì thủy); người đàn bà vận quần áo vàng (Trí nhớ suy tàn); cây xà cừ, người bạn thân (Người đi vắng). Hình ảnh trong cảm nhận: không gian hoang vắng, thiếu bóng con người, tiếng mọt (Người đi vắng); hoàng hôn lưu cữu và ảm đạm (Những đứa trẻ chết già). Hệ thống từ ngữ được lặp lại cũng là một dụng ý tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Lặp câu tạo nên điểm nhấn cho hình tượng và cảm xúc. Có thể là lặp hoàn toàn một câu hay chỉ lặp cấu trúc câu. Ngoài ra cũng xuất hiện các từ ngữ lạ như: mưa xiên khoai, trăng đen, mắt chó vàng như trăng (Thoạt kỳ thủy). Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ta gặp không ít những câu văn giàu hình ảnh. Như hình ảnh trăng trong Thoạt kì thủy được nhìn qua tâm trạng và sự liên tưởng của người điên; Mưa là hình ảnh gột rửa và nắng làm tôn lên vẻ đẹp khỏe khoắn của hình thể con người (Ngồi). Sự hòa quyện giữa thể loại thơ - tiểu thuyết tạo nên tính nhạc trong âm điệu của lời văn. Nó góp phần tạo nên sự cảm nhận tinh tế và hình tượng có chiều sâu hơn.
3.4.2. Giao thoa nhật kí - tiểu thuyết
Kiểu giao thoa nhật kí - tiểu thuyết rõ nhất ở Trí nhớ suy tàn. Cách xưng hô và điểm nhìn trần thuật được trao cho người con gái xưng Em - ngôi thứ nhất. Gắn với thể nhật kí là kiểu câu ngắn ghi chép những sự việc diễn ra theo thứ tự ngày tháng. Những câu văn ngắn, những câu đặc biệt, được cấu tạo là một trạng từ chỉ thời gian (trưa, sinh nhật). Nhật kí là viết cho riêng mình đọc, hướng tới người nghe là bản thân nên thể loại này thường xuất hiện nhiều kiểu câu thiếu bộ phận chủ ngữ. Với việc nhật kí hóa tiểu thuyết, nhân vật có điều kiện đối diện với chính mình và bộc lộ đời sống nội tâm phức tạp, đa chiều. Bằng những dòng văn đầy tính chất tâm sự, nhân vật đã vô tình xóa nhòa bóng dáng sự hiện diện của tác giả. Vì thế mà suy tư, hồi ức của nhân vật tự nhiên như một dòng chảy liên tục.
3.4.3. Giao thoa kịch - tiểu thuyết
Ở một số tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương dành hẳn phần tiểu sử để giới thiệu nhân vật như sự chuẩn bị sẵn sàng cho một vở kịch bắt đầu. Phần Tiểu sử (A) trong Thoạt kỳ thủy tác giả liệt kê vắn tắt mười tám nhân vật hiện lên có tên tuổi, ngoại hình cụ thể từng chi tiết Về hình thức, tác phẩm được đánh số phần như hình thức các lớp, hồi của kịch. Ngồi gồm 49 phần (được đánh theo thứ tự dãy số tự nhiên: 1, 2…49). Những đứa trẻ chết già được đan xen giữa hai phần: vô thanh và các chương. Mỗi phần thể hiện một thế giới riêng với hai cõi âm - dương cách biệt. Thoạt kỳ thủy triển khai theo ba phần: Tiểu sử (A), Chuyện (B), Phụ chú (C). Người đi vắng không thành các phần, không đánh số thứ tự nhưng lại được phân biệt dưới hình thức in nghiêng những câu chuyện của các linh hồn lang thang vô định. Kịch chú trọng đến những biểu hiện bề ngoài của nhân vật trong đó có ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có nhiều đoạn giống kịch khi tước bỏ hết mọi hình thức kể. Cuộc trò chuyện giữa Tính và Hưng, Hiền và Nam (Thoạt kỳ thủy). Người đi vắng cũng xuất hiện nhiều kiểu đối thoại bị tước mọi hình thức kể, như đối thoại giữa Thắng và Hoàn.
Kỹ thuật dòng ý thức được biểu hiện trên các phương diện: độc thoại nội tâm đa chiều, tình tiết liên tưởng tự do, không - thời gian nghệ thuật, sự giao thoa thể loại. Độc thoại nội tâm ở nhân vật cũng mang nhiều dạng thức, không chỉ được thể hiện trong ý thức mà còn nằm trong cõi sâu vô thức. Những tình tiết vừa đan xen, vừa nhảy cóc thể hiện rõ nét bản chất bất định của dòng ý thức. Không - thời gian đã bị “biến thể” so với bản chất của khái niệm, gợi lên chiều sâu thẳm của tâm linh.
KẾT LUẬN
1. Như Nguyễn Bình Phương nói: “Văn học mênh mông như cuộc sống”, không nên tước bỏ đi những phong phú, phức tạp của văn chương. Bước qua ngưỡng cửa của mọi ràng buộc và giới hạn văn chương, tiểu thuyết đương đại đang trăn trở với những thử nghiệm mới. Mặc dù không phải mọi đổi mới đều độc đáo, nhưng sự sáng tạo về mặt hình thức là đáng ghi nhận. Nó góp phần làm nên sự mênh mông vô hạn của thế giới văn chương. Cũng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Lê Lựu, Bảo Ninh… Nguyễn Bình Phương không nằm ngoài hướng đi của tiểu thuyết Việt Nam đương đại với những nỗ lực cách tân trên cả phương diện nội dung và hình thức.
2. Nguyễn Bình Phương không có thứ tuyên ngôn nào cho riêng mình mà chỉ là những tâm sự được rút ra từ chính kinh nghiệm viết văn. Tuy nhiên bằng các sáng tác, anh đã chứng minh sâu sắc rằng thử nghiệm của mình trong lĩnh vực tiểu thuyết không hẳn là việc làm ngẫu hứng. Đến với năm tiểu thuyết: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, chúng tôi nhận thấy một lối viết lạ với mật độ lớn của những hồi tưởng, suy tư, giấc mơ. Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết của anh không chỉ mang tính vô thức thông qua sự ảnh hưởng của các tác giả, tác phẩm nước ngoài mà anh có điều kiện đọc mà còn xuất phát từ ý thức đổi mới thực sự. Nó hài hòa giữa ý thức tiếp thu cái mới với tinh thần tự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của mình. Mặc dù lối viết của anh như mộng du, nhập đồng (triền miên trong các hồi ức, giấc mơ), vẫn không thiếu sự tỉnh táo cho một thứ ngôn ngữ rất hiện thực, sắc sảo.
3. Dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những hồi ức, suy tư, giấc mơ. Người ta nhận thấy một sự sáng tạo lớn ở anh khi đi vào thế giới nhân vật. Bên cạnh những con người hiện hữu đời thường (Khẩn, Thúy, Tính, Hiền, Thắng, Cương, Em, Tuấn, Liêm, Trường, Hải…) còn một thế giới hư ảo, xa xăm với những nhân vật của hàng trăm năm trước, những tiếng vọng từ bãi tha ma, những linh hồn lang thang phiêu dạt trong đêm. Mọi sự vật ở cuộc đời trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đều mang nhiều suy tư, nỗi niềm, linh hồn riêng, hòa nhập với thế giới người hiện hữu. Thế giới vô định ấy còn được tìm thấy trong dòng suy tư của con người không bình thường như Tính (Thoạt kỳ thủy), giấc mơ của người triền miên trong trạng thái hôn mê như Hoàn (Người đi vắng). Người ta có thể tìm thấy ở thế giới linh diệu đó hình bóng của đời thường. Đôi khi còn cảm thấy sự hiện diện của nó ngay trong góc khuất của bản thân mình (trạng thái lo âu, sợ hãi và nỗi trống vắng).
Hồi ức, suy tư, giấc mơ của nhân vật thực chất đều do một nỗi ám ảnh nào đó bao phủ (người yêu trong quá khứ, chiến tranh, tuổi thơ…). Sức mạnh của kí ức lan tỏa sang những suy tư và giấc mơ của nhân vật. Trôi theo hồi ức, suy tư, giấc mơ là những mảnh tâm hồn vụn vỡ: hồi ức dang dở, nghĩ ngợi băng quơ, giấc mơ đứt đoạn. Nhưng nếu đi đến tận cùng, nó lại kết chuỗi trong một dòng chảy ý thức miên man, bất tận. Nhân vật không thể kiểm soát được suy nghĩ của mình, từng kỉ niệm vực dậy cả quá khứ, cả con người với đời sống tâm linh phức tạp. Nhà văn đưa người đọc vào dòng chảy ý thức thông qua những độc thoại nội tâm (cả độc thoại ý thức và vô thức), những tình tiết liên tưởng tự do, không - thời gian đan xen, bất thường và sự giao thoa các thể loại trong tiểu thuyết. Bằng kỹ thuật dòng ý thức, Nguyễn Bình Phương đã được xem là một trong số những nhà văn đẩy kỹ thuật tiểu thuyết đi xa nhất, dám và đủ sức tạo ra một thế giới của riêng mình. Có thể đó là cách nhìn phần nào mang hơi hướng thiện cảm nhưng nếu khám phá vào tiểu thuyết của anh sẽ hiểu hơn điều nhận định đó. Cũng như nhà văn Dương Tường ghi nhận:“Nguyễn Bình Phương là giọng văn lạ, phải đọc vài lần mới thẩm thấu, nhìn bề ngoài thì rất bình lặng nhưng tầng sâu thẳm thì chất chứa những bùng nổ lớn”.