Nhà đầu tư trong liên doanh mà không có quyền
đồng kiểm soát, phải phản ánh phần vốn góp vào liên
doanh lên báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo
qui định của IAS 39. Trường hợp nhà đầu tư có ảnh
hưởng đáng kể trong liên doanh thì được hạch toán
theo IAS 28 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty
liên kết”.
Trong báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư mà có
phát hành báo cáo tài chính hợp nhất, các khoản đầu
tư trên cũng có thể trình bày theo phương pháp giá
gốc.
51 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4584 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cách ghi Nợ.
(3) Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác trong Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh.
(4) Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí thuế
TNDN) trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách ghi Nợ cho
chỉ tiêu cần điều chỉnh.
(5) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu thuộc phần tài sản của Bảng cân đối kế
toán bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh; riêng các chỉ tiêu sau
thuộc phần tài sản sẽ được điều chỉnh giảm bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu
điều chỉnh:
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn;
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi;
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định thuê tài chính;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình;
- Giá trị hao mòn luỹ kế bất động sản đầu tư;
- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn.
(6) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu thuộc phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
của Bảng cân đối kế toán bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh;
riêng chỉ tiêu cổ phiếu quỹ sẽ được điều chỉnh giảm bằng cách ghi Có.
(7) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác trong Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh.
(8) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp, chi phí khác) trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh.
(9) Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số trong Báo cáo kết quả kinh
doanh được ghi tăng bằng cách ghi Nợ chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của cổ
đông thiểu số và ghi giảm bằng cách ghi Có chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông thiểu số.
(10) Nguyên tắc xử lý ảnh hưởng của các chỉ tiêu điều chỉnh như sau: Nếu
tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh thì kế toán sẽ kết
chuyển số điều chỉnh giảm này sang chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối trong Bảng cân đối kế toán bằng cách ghi Nợ vào chỉ tiêu Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối và ghi Có vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế TNDN
của Tập đoàn. Và ngược lại, nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu
trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm tăng kết quả hoạt động
kinh doanh thì kế toán sẽ kết chuyển số điều chỉnh tăng này sang chỉ tiêu
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong Bảng cân đối kế toán bằng cách
ghi Có chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi Nợ vào chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế TNDN của Tập đoàn ..
Các bút toán điều chỉnh phải tuân thủ nguyên tắc cân đối trong kế toán theo
đó tổng phát sinh Nợ phải bằng với tổng phát sinh Có trong một bút toán.
- Lập các bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp chỉ tiêu hợp
nhất:
Căn cứ vào các bút toán hợp nhất đã được lập, kế toán phải lập Bảng tổng
hợp các bút toán điều chỉnh. Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh được
lập cho từng chỉ tiêu phải điều chỉnh khi hợp nhất theo mẫu số BTH 01-HN
Mẫu Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh
Đơn vị........ Mẫu số BTH01 - HN
Địa chỉ..........
BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
Chỉ tiêu:
Kỳ kế toán:
Số hiệu
BT Ngày tháng Diễn giải Nợ Có
A B C 1 2
Cộng phát sinh
Trên cơ sở Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con
trong Tập đoàn và các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh, kế toán phải
lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất. Bảng này được lập nhằm tổng hợp
các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và các Công ty con
trong Tập đoàn đồng thời tổng hợp các bút toán điều chỉnh để xác định các
chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính hợp nhất. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp
nhất được lập theo Mẫu BTH 02-HN
Mẫu Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất
Đơn vị........ Mẫu số BTH02 - HN
Địa chỉ..........
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU HỢP NHẤT
Kỳ ....
Đơn vị tính:.............
Chỉ tiêu Mã
số
Công
ty Mẹ
Công ty con Tổng
cộng
Điều chỉnh Số liệu
hợp nhất
A B .... Nợ Có
A B 1 2 3 .... 9 10 11 12
Tiền 111
Các khoản tương đương
tiền
112
Đầu tư ngắn hạn 121
Dự phòng giảm giá đầu
tư ngắn hạn (*)
129
Phải thu khách hàng 131
Trả trước cho người bán 132
Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
Phải thu theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây
dựng
134
Các khoản phải thu khác 135
Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi(*)
139
Chỉ tiêu Mã
số
Công
ty Mẹ
Công ty con Tổng
cộng
Điều chỉnh Số liệu
hợp nhất
A B .... Nợ Có
A B 1 2 3 .... 9 10 11 12
Hàng tồn kho 141
Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho(*)
149
Chi phí trả trước ngắn
hạn
151
Thuế GTGT được khấu
trừ
152
Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
154
Tài sản ngắn hạn khác 158
Phải thu dài hạn của
khách hàng
211
Vốn kinh doanh ở đơn vị
trực thuộc
212
Phải thu dài hạn nội bộ 213
Phải thu dài hạn khác 218
Dự phòng phải thu dài
hạn khó đòi(*)
219
Nguyên giá TSCĐ HH 222
Giá trị hao mòn luỹ kế
TSCĐ HH(*)
223
Nguyên giá TSCĐ thuê
tài chính
225
Giá trị hao mòn luỹ kế
TSCĐ thuê tài chính
226
Nguyên giá TSCĐ vô
hình
228
Giá trị hao mòn luỹ kế
TSCĐ vô hình(*)
229
Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang
230
Nguyên giá bất động sản
đầu tư
241
Giá trị hao mòn luỹ kế
BĐSĐT(*)
242
Đầu tư vào công ty con 251
Đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh
252
Đầu tư dài hạn khác 258
Dự phòng giảm giá đầu 259
Chỉ tiêu Mã
số
Công
ty Mẹ
Công ty con Tổng
cộng
Điều chỉnh Số liệu
hợp nhất
A B .... Nợ Có
A B 1 2 3 .... 9 10 11 12
tư tài chính dài hạn(*)
Chi phí trả trước dài hạn 261
Tài sản thuế thu nhập
hoãn lại
262
Tài sản dài hạn khác 268
Lợi thế thương mại 269
Vay và nợ ngắn hạn 311
Phải trả người bán 312
Người mua trả tiền trước 313
Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
314
Phải trả người lao động 315
Chi phí phải trả 316
Phải trả nội bộ 317
Phải trả theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây
dựng
318
Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác
319
Dự phòng phải trả ngắn
hạn
320
Phải trả dài hạn người
bán
331
Phải trả dài hạn nội bộ 332
Phải trả dài hạn khác 333
Vay và nợ dài hạn 334
Thuế thu nhập hoãn lại
phải trả
335
Dự phòng trợ cấp mất
việc làm
336
Dự phòng phải trả dài
hạn
337
Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
411
Thặng dư vốn cổ phần 412
Vốn khác của chủ sở hữu 413
Cổ phiếu quỹ(*) 414
Chênh lệch đánh giá lại
tài sản
415
Chênh lệch tỷ giá hối 416
Chỉ tiêu Mã
số
Công
ty Mẹ
Công ty con Tổng
cộng
Điều chỉnh Số liệu
hợp nhất
A B .... Nợ Có
A B 1 2 3 .... 9 10 11 12
đoái
Quỹ đầu tư phát triển 417
Quỹ dự phòng tài chính 418
Quỹ khác thuộc vốn chủ
sở hữu
419
Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
420
Nguồn vốn đầu tư XDCB 421
Quỹ khen thưởng, phúc
lợi
431
Nguồn kinh phí 432
Nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ
433
Lợi ích của cổ đông thiểu
số
439
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
01
Các khoản giảm trừ
doanh thu
02
Giá vốn hàng bán 11
Doanh thu hoạt động tài
chính
21
Chi phí tài chính 22
Chi phí bán hàng 24
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
25
Thu nhập khác 31
Chi phí khác 32
Phần lãi hoặc lỗ trong
công ty liên kết, liên
doanh
45
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
50
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
51
52
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
60
Lợi nhuận sau thuế của 61
Chỉ tiêu Mã
số
Công
ty Mẹ
Công ty con Tổng
cộng
Điều chỉnh Số liệu
hợp nhất
A B .... Nợ Có
A B 1 2 3 .... 9 10 11 12
cổ đông thiểu số
Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông của công ty mẹ
62
Cộng điều chỉnh 80 * *
2. Kỹ thuật lập BCTC hợp nhất
2.1 Nguyên tắc điều chỉnh các chỉ tiêu
2.1.1 Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản:
Điều chỉnh tăng: ghi Nợ
Điều chỉnh giảm: ghi Có
2.1.2 Các chỉ tiêu nợ phải trả, vốn chủ sở hữu:
Điều chỉnh tăng: ghi Có
Điều chỉnh giảm: ghi Nợ
2.1.3 Các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác:
Điều chỉnh tăng: ghi Có
Điều chỉnh giảm: ghi Nợ
2.1.4 Các chỉ tiêu chi phí (Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi
phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí thuế TNDN )
Điều chỉnh tăng: ghi Nợ
Điều chỉnh giảm: ghi Có
2.1.5 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số:
Tăng: ghi Nợ
Giảm: ghi Có
Bút toán điều chỉnh tuân thủ nguyên tắc cân đối trong kế toán:
Tổng phát sinh nợ = Tổng phát sinh có
Nếu tổng giá trị điều chỉnh các chỉ tiêu trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh
doanh làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh bút toán điều chỉnh trên
bảng Cân đối kế toán
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ( Cân đối kế toán)
Có Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn ( Kết quả hoạt động kinh doanh )
Bút toán ngược lại trong trường hợp làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh
2.2 Chi tiết các bước lập báo cáo tài chính hợp nhất
Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán riêng và Báo cáo
Kết quả hoạt động kinh doanh riêng của công ty mẹ và các công ty con
trong tập đoàn
Bảng cân đối kế toán tổng hợp và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
tổng hợp
Các điều chỉnh sai sót, khác biệt chính sách kế toán, kỳ kế toán trên các báo
cáo tài chính riêng được thực hiện trước khi thực hiện bước 1: hợp cộng các chỉ
tiêu
Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của Cty mẹ trong từng
Cty con và phần vốn của Cty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Cty con và ghi
nhận lợi thế thương mại (nếu có)
Bút toán điều chỉnh:
Nợ vốn đầu tư của chủ sở hữu ( Cty con)
Nợ các quỹ
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP
Nợ lợi thế thương mại ( nếu có )
Có Đầu tư vào cty con ( Cty mẹ )
Ví dụ minh họa 1.1:
Công ty mẹ (M) có đầu tư vào Công ty Vĩnh Phát (VP), Công ty CP Bình Thuận
(BT)
Ngày 01/01/2010, Cty Mẹ mua lại 90% tài sản thuần của Cty VP với số tiền
là 10,190,507,698 đồng. Số tiền trên được thanh toán bằng tiền mặt vào ngày mua.
Ngày 01/01/2010, Cty Mẹ mua lại 80% tài sản thuần của Cty BT với số tiền
là 9,900,000,000 đồng. Số tiền trên được thanh toán bằng tiền mặt vào ngày mua.
Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của công ty mẹ đối với hai công ty con:
Chỉ tiêu VP BT
Lợi ích trực tiếp của Công ty mẹ 90% 80%
Lợi ích trực tiếp của cổ đông thiểu số 10% 20%
Phần sở hữu của Công ty mẹ và các cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản
thuần của Công ty con VP, BT trong Bảng cân đối kế toán tại ngày mua như sau:
Công ty VP ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 01/01/2010
Tỷ lệ sở hữu của
CP (80%)
Lợi ích cổ đông
thiểu số (20%)
Vốn đầu tư chủ sở hữu 10,000,000,000 9,000,000,000 1,000,000,000
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 27,648,852 24,883,967 2,764,885
Quỹ đầu tư phát triển 139,396,447 125,456,802 13,939,645
Quỹ dự phòng tài chính 95,573,203 86,015,883 9,557,320
Lợi nhuận sau thuế chưa PP 454,612,273 409,151,046 45,461,227
Cộng tài sản thuần 10,767,230,775 9,690,507,698 1,071,723,078
Công ty BT
Chỉ tiêu 01/01/2010
Tỷ lệ sở hữu của
CP (80% )
Lợi ích cổ đông
thiểu số (20% )
Nợ khoản mục vốn đầu tư
của CSH
11,640,000,000 9,312,000,000 2,328,000,000
Nợ khoản mục LNCPP 751,401,613 601,121,290 150,280,323
Cộng tài sản thuần 12,391,401,613 9,913,121,290 2,478,280,323
Xác định lợi thế thương mại trong khoản đầu tư vào Công ty VP, Công ty BT
Giá trị tài sản
thuần
Giá mua Lợi thế TM
Bất lợi
thưong mại
Công ty Vĩnh
Phát
10,767,230,775
-
-
-
Tỷ lệ sở hữu (90%)
9,690,507,698
10,190,507,698
500,000,000
-
Cổ đông thiểu số
(10%)
1,076,723,078
-
-
-
Công ty Bình
thuận
12,391,401,613
-
-
-
Tỷ lệ sở hữu (80%)
9,913,121,290
9,900,000,000
-
13,121,290
Cổ đông thiểu
số(20%)
2,478,280,323
-
-
-
XÁC ĐỊNH PHẦN SỠ HỮU CỦA CÔNG TY A TRONG KHOẢN CHÊNH LỆCH GIỮA GIÁ TRỊ
HỢP LÝ VÀ GIÁ TRỊ GHI SỔ CỦA TÀI SẢN THUẦN CÓ THỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CỦA CÔNG
TY B TẠI NGÀY MUA
Đơn vị tính : đồng
Công ty Bình Thuận
STT Khoản mục GT ghi sổ GT hợp lý Chênh lệch
Phần sở hữu
Công ty Mẹ
(80%)
Cổ đông
thiểu số
1 Tài sản
1. Hàng tồn kho
1,970,038,604
2,000,000,000
29,961,396
23,969,117
5,992,279
2 NỢ PHẢI TRẢ
-
1. Nợ ngắn hạn
3,950,000,000
3,979,961,396
29,961,396
23,969,117
5,992,279
Đơn vị tính : đồng
Công ty Vĩnh Phát
STT Khoản mục GT ghi sổ GT hợp lý Chênh lệch
Phần sở hữu
Công ty Mẹ
(90%)
Cổ đông
thiểu số
1 Tài sản
1. Hàng tồn kho
17,307,717,616
17,157,717,616
(150,000,000)
(135,000,000)
(15,000,000)
2. Tài sản cố định
20,684,607,636
21,184,607,636
500,000,000
450,000,000
50,000,000
2 NỢ PHẢI TRẢ
1. Nợ ngắn hạn
8,661,383,052
8,961,383,052
300,000,000
270,000,000
30,000,000
Ghi nhận giá trị đầu tư
Nợ TK 221 -Công ty Bình thuận 10,190,507,698
Nợ TK 221 -Công ty Vĩnh Phát 9,900,000,000
Có TK112 20,090,507,698
Ghi nhận giá trị chênh lệch tại ngày mua
a) Công ty Bình thuận:
Nợ khoản mục Hàng tồn kho 29,961,396
Có khoản mục nợ ngắn hạn 29,961,396
b) Công ty Vĩnh Phát:
Nợ khoản mục Tài sản cố định 500,000,000
Có khoản mục nợ ngắn hạn 150,000,000
Có khoản mục hàng tồn kho 300,000,000
Có chênh lệch đánh giá lại tài sản 50,000,000
Bút toán loại trừ giá trị ghi sổ khoản mục đầu tư vào công ty con của công ty mẹ
và ghi nhận lợi thế thương mại (Bước 2)
a)Công ty Bình Thuận
Nợ khoản mục vốn đầu tư của CSH 9,312,000,000
Nợ khoản mục LNCPP 601,121,290
Có khoản mục thu nhập khác 13,121,290
Có khoản mục đầu tư vào công ty con 9,900,000,000
b)Công ty Vĩnh Phát (Trong kỳ công ty VP chia cổ tức năm 2009 là 300.000.000 => công
ty mẹ ghi nhận cổ tức được hưởng là 270.000.000)
Nợ khoản mục vốn đầu tư của CSH 9,000,000,000
Nợ khoản mục LNCPP 139,151,046
Nợ khoản mục Quỹ đầu tư phát triển 125,456,802
Nợ khoản mục Quỹ dự phòng tài chính 86,015,883
Nợ khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái 24,883,967
Nợ khoản mục Lợi thế thương mại 500,000,000
Nợ khoản mục Chênh lệch đánh giá lại tài sản 45,000,000
Có khoản mục đầu tư vào công ty con 9,920,507,698
Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại
Phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm.
Điều chỉnh cả số đã phân bổ luỹ kế từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo.
Khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, kế toán vẫn phải lập bút toán điều chỉnh để
phản ánh ảnh hưởng của số đã phân bổ đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và
lợi thế thương mại cho đến khi thanh lý công ty con =>ảnh hưởng =>Các chỉ tiêu
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Các bút toán điều chỉnh
Kỳ đầu tiên:
Nợ chi phí QLDN (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mạiphát sinh trong kỳ)
Từ kỳ thứ hai trở đi:
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP (Lợi thế thương mại đã phân bổ luỹ kế đến
đầu kỳ)
Nợ chi phíQLDN (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại đã phân bổ luỹ kế đến
cuối kỳ)
Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Lợi thế thương mại)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại ).
Ví dụ minh họa 1.2
Tiếp theo ví dụ 1.1
Giả sử Công ty mẹ phân bổ lợi thế thương mại trong 10 năm:
Lợi thế thương mại phân bổ trong năm 2010 = 500,000,000/10 = 50,000,000
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010, bút toán phân bổ lợi thế
thương mại như sau:
Nợ Chi phí QLDN 50,000,000
Có Lợi thế thương mại 50,000,000
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, bút toán phân bổ lợi thế
thương mại như sau:
Nợ Chi phí QLDN 50,000,000
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 50,000,000
Có Lợi thế thương mại 100,000,000
Từ năm thứ 11 cho đến khi thanh lý Công ty, khi lập Báo cáo tài chính
hợp nhất kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 500,000,000
Có Lợi thế thương mại 500,000,000
Bước 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số
Tách lợi ích của cổ đông thiểu số:
Trên bảng Cân đối kế toán: Điều chỉnh giảm các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu
của cổ đông thiểu số công ty con (Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ, Lợi nhuận
chưa phân phối….)
Ghi nhận lợi ích cổ đông thiểu số từ kết quả hoạt dộng kinh doanh trong kỳ
Trường hợp lãi tách và loại trừ khoản lãi của cổ đông thiểu số
Trường hợp lỗ tách và loại trừ khoản lỗ của cổ đông thiểu số
Các khoản lỗ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong Công ty
con được hợp nhất có thể lớn hơn số vốn của họ trong Công ty con. Khoản lỗ vượt
trên phần vốn của các cổ đông thiểu số này được tính giảm vào phần lợi ích của
Công ty mẹ trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp
các khoản lỗ đó. Nếu sau đó Công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào
phần lợi ích của Công ty mẹ cho tới khi phần lỗ trước đây do Công ty mẹ gánh
chịu được bồi hoàn đầy đủ.
Các bút toán điều chỉnh
Lợi ích của cổ đông thiểu số :
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ các quỹ
….
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
Ghi nhận lợi ích cổ đông thiểu số từ Kết quả hoạt động kinh doanh trong
năm có lãi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
Ghi nhận lợi ích cổ đông thiểu số từ Kết quả hoạt động kinh doanh trong
năm lỗ:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số.
Ví dụ minh họa 1.3
Tiếp tục ví dụ 1.1: về Công Ty Mẹ
Điều chỉnh lợi ích cổ đông thiểu số:
a)Công ty Bình Thuận
Nợ khoản mục vốn đầu tư của CSH 2,328,000,000
Nợ khoản mục LNCPP 150,280,323
Có lợi ích của cổ đông thiểu số 2,478,280,323
b) Công ty Vĩnh Phát
Nợ khoản mục vốn đầu tư của CSH 1,000,000,000
Nợ khoản mục LNCPP 45,461,227
Nợ khoản mục Quỹ đầu tư phát triển 13,939,645
Nợ khoản mục Quỹ dự phòng tài chính 9,557,320
Nợ khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái 2,764,885
Nợ khoản mục Chênh lệch đánh giá lại tài sản 5,000,000
Có lợi ích của cổ đông thiểu số 1,076,723,078
Điều chỉnh lợi ích cổ đông thiểu số từ lãi hoạt động kinh doanh trong năm
Của công ty Bình Thuận (1,630,015,454 *20%):
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP 326,003,091
Có lợi ích cổ đông thiểu số 326,003,091
Của công ty Vĩnh Phát (104,789,420 * 10%):
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP 10,478,942
Có lợi ích cổ đông thiểu số 10,478,942
Bước 5:Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn
Giao dịch bán hàng
Giao dịch bán tài sản cố định
Giao dịch chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ
Cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua
Các khoản vay trong nội bộ
Các khoản phải thu, phải trả nội bộ
Bước 5.1: Nguyên tắc loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ
Tập đoàn
Doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ Tập đoàn
Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Bút toán điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập
đoàn
a. Loại trừ doanh thu, GVHB và lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao
dịch bán hàng nội bộ trong kỳ.
Trường hợp có lãi:
Nợ DTBH và CCDV (doanh thu bán hàng nội bộ).
Có Giá vốn hàng bán (DTBH nội bộ - Lãi chưa thực hiện)
Có Hàng tồn kho (Lãi chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ)
Trường hợp lỗ:
Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc của số hàng
tồn kho tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) => không loại trừ lỗ
Nợ DTBH và CCDV (DTBH nội bộ)
Có Giá vốn hàng bán (DTBH nội bộ)
Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK cuối kỳ phát sinh từ giao dịch
bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số HTK trong nội bộ (giá trị
tại bên bán) => loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện:
Nợ DTBH và CCDV (DTBH nội bộ)
Nợ Hàng tồn kho (lỗ chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (DTBH nội bộ + lỗ chưa thực hiện trong HTK
cuối kỳ).
b. Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế TNDN do loại trừ lợi nhuận chưa thực
hiện trong HTK cuối kỳ
Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Trường hợp loại trừ lỗ
Nợ CP thuế TNDN hoãn lại (CP thuế TNHL phải trả)
Có Thuế TNHL phải trả (CP thuế TNHL phải trả)
c. Loại trừ GVHB và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ do ảnh
hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị HTK đầu kỳ khi bán
hàng ở kỳ sau
Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP (lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (lãi chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ)
Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ
Nợ Giá vốn hàng bán (lỗ chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ)
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP (lỗ chưa thực hiện trong HTK đầu kỳ)
d. Điều chỉnh ảnh hưởng của TNDN do loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện
trong HTK đầu kỳ.
Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
e. Điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch
Công ty con bán hàng hoá cho Công ty mẹ đến lợi ích của cổ đông thiểu số
Khi loại trừ lãi chưa thực hiện
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Khi loại trừ lỗ chưa thực hiện : ghi ngược lại
f. Ví dụ
Ví dụ 1.4: điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập đoàn
a) Ngày 2/6/2010, công ty mẹ bán một lô hàng cho công ty Bình Thuận với nội dung
như sau:
Giá vốn lô hàng: 1,000,000,000
Tổng Doanh thu: 1,200,000,000
Trong kỳ công ty Bình Thuận đã bán ra 40% giá trị lô hàng
Lãi chưa thực hiện = (1,200,000,000 – 1,000,000,000)*60% = 120,000,000
Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị HTK cuối kỳ
Nợ khoản mục DTBH 1,200,000,000
Có khoản mục giá vốn hàng bán 1,080,000,000
Có khoản mục HTK 120,000,000
Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế TNDN do loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện trong
HTK cuối kỳ:
Nợ tài sản thuế TNDN hoãn lại 30,000,000
Có chi phí thuế TNDN hoãn lại 30,000,000
Sang năm 2011 khi số hàng còn lại được bán hết, điều chỉnh như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 120,000,000
Có Giá vốn hàng bán 120,000,000
Nợ chi phí thuế TNDN hoãn lại 30,000,000
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 30,000,000
Bước 5.2: Nguyên tắc loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong nội
bộ
Các khoản thu nhập khác, chi phí khác, lãi hoặc lỗ chưa thực hiện
Giá trị ghi sổ của TSCĐ (nguyên giá, hao mòn lũy kế) phải được điều chỉnh
lại như thể không phát sinh giao dịch bán tài sản cố định
Chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Lợi ích của cổ đông thiểu số
Bút toán điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ
a. Loại trừ thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận chưa thực hiện và điều
chỉnh lại giá trị ghi sổ của TSCĐ phát s inh từ giao dịch bán TSCĐ giữa
các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn trong kỳ
Trường hợp: Giá bán nhỏ hơn nguyên giá TSCĐ
Nợ nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - giá bán )
Nợ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có Giá trị HMLK TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
Có Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán)
Trường hợp : Giá bán lớn hơn nguyên giá TSCĐ
Nợ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán - Nguyên giá)
Có Giá trị HMLK TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
Có Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán).
b. Loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ
giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn trong kỳ trước.
Bán TSCĐ phát sinh lãi và nguyên giá TSCĐ lớn hơn giá bán
Nợ nguyên giá TSCĐ ( Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - Giá bán)
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP (lãi gộp từ giao dịch bán TSCĐ )
Có Giá trị HMLK TSCĐ (hao mòn luỹ kế).
Bán TSCĐ phát sinh lãi và nguyên giá TSCĐ nhỏ hơn giá bán
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP đầu kỳ (lãi gộp từ giao dịch bán TSCĐ)
Có nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán - Nguyên giá )
Có Giá trị HMLK TSCĐ (Hao mòn luỹ kế).
Bán TSCĐ phát sinh lỗ
Nợ nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - Giá bán)
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP đầu kỳ (lỗ từ bán TSCĐ nội bộ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế).
c. Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của lãi
chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ
Tuỳ thuộc vào TSCĐ được sử dụng ở đâu sẽ loại trừ CP khấu hao vào các
khoản mục CP tương ứng:
Nợ Giá trị HMLK TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có chi phí liên quan (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Nếu việc loại trừ CP khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu HTK thì
phải phân bổ CP khấu hao phải loại trừ giữa GVHB và HTK để loại trừ cho
phù hợp.
Nợ Giá trị HMLK TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
d. Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lỗ
chưa thực hiện trong giá trị còn lại của TSCĐ
Tuỳ thuộc vào TSCĐ được sử dụng ở đâu sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các
khoản mục chi phí tương ứng
Nợ chi phí liên quan (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị HMLK TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ)
Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu HTK
=> phải phân bổ ảnh hưởng của chi phí khấu hao được loại trừ giữa giá vốn
hàng bán và HTK cuối kỳ
e. Ghi nhận ảnh hưởng của thuế TNDN do ảnh hưởng của giao dịch bán
TSCĐ trong nội bộ Tập đoàn khi tài sản vẫn đang sử dụng.
Loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Các kỳ sau: điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh trong giao dịch bán
TSCĐ kỳ trước
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Các kỳ sau: điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh trong giao dịch bán
TSCĐ kỳ trước
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả bộ
f. Ghi nhận ảnh hưởng của thuế TNDN do ảnh hưởng của việc điều chỉnh
CP khấu hao khi TSCĐ vẫn đang sử dụng.
Trường hợp loại trừ lãi
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP (ảnh hưởng của thuế TN từ việc loại trừ chi phí
khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ CP thuế TNDN HL (ảnh hưởng của thuế TN từ việc loại trừ chi phí khấu
hao trong kỳ)
Có TS thuế TN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế TN luỹ kế đến cuối ký)
Trường hợp loại trừ lỗ
NợThuế TNHL phải trả (ảnh hưởng của thuế TN luỹ kế đến cuối kỳ)
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP (ảnh hưởng của thuế TN từ việc loại trừ chi
phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Có CP thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế TN từ việc loại trừ chi phí
khấu hao trong kỳ).
g. Ảnh hưởng của việc loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện đến lợi ích của
cổ đông thiểu số.
Nếu lợi ích của cổ đông thiểu số bị giảm xuống
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số.
Nếu lợi ích của cổ đông thiểu số tăng lên: ghi bút toán ngược lại
h. Ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập
đoàn trong các năm trước đối với các TSCĐ đã được bên mua khấu
hao hết theo nguyên giá và vẫn đang sử dụng.
Giá bán nội bộ lớn hơn nguyên giá
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá – Giá bán)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Nguyên giá – Giá bán).
Giá bán nội bộ trước đây nhỏ hơn nguyên giá
Nợ Giá trị HMLK TSCĐ (Phần chênh lệch giữa GB – NG)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa GB –NG).
Các trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời và không ảnh hưởng
đến thuế thu nhập hoãn lại.
i. Trường hợp TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ Tập đoàn được bán
khi chưa khấu hao hết
Hoàn nhập giá trị còn lại của tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc loại
trừ lãi chưa thực hiện còn nằm trong giá trị còn lại của TSCĐ:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
j. Ví dụ
Ví dụ 1.5: điều chỉnhảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ Tập
đoàn
Ngày 1/3/2010, Công ty mẹ bán một thiết bị quản lý cho Công ty con sở hữu toàn
bộ với giá 1,000 triệu đồng. Tại ngày bán, thiết bị này có nguyên giá là 1,500 và
hao mòn lũy kế là là 750.
Công ty mẹ khấu hao thiết bị này theo PP đường thẳng trong 10 năm. Công ty
con tiếp tục khấu hao thiết bị này theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm còn
lại. Giả sử thiết bị này không có giá trị thu hồi khi thanh lý. Thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp là 25%.
Thực hiện các bút toán điều chỉnh cho BCTC hợp nhất cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12/2010
a) Loại trừ thu nhập khác, chi phí khác và điều chỉnh giá trị ghi sổ
của TSCD:
Nợ khoản mục Nguyên giá TSCD 500,000,000
Nợ khoản mục thu nhập khác 1,000,000,000
Có khoản mục hao mòn lũy kế 750,000,000
Có khoản mục chi phí khác 750,000,000
b) Điều chỉnh ảnh của chi phí khấu hao phát sinh trong năm: CP khấu hao phải
được điều chỉnh giảm là 50 triệu (250 triệu lãi gộp bị loại trừ phân bổ cho 5 năm
sử dụng còn lại của tài sản cố định):
Nợ khoản mục giá trị hao mòn lũy kế 41,666,667
Có khoản mục Chi phí quản lý doanh nghiệp 41,666,667
c) Điều chỉnh ảnh hưởng của Thuế thu nhập DN hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ
lãi chưa thực hiện trong giao dịch (250 triệu lãi gộp *25%)
Nợ khoản mục TS thuế TNDN hoãn lại 62,500,000
Có khoản mục chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại 62,500,000
d) Điều chỉnh ảnh hưởng của Thuế thu nhập DN hoãn lại phát sinh từ việc điều
chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao (41,666,667 *25%)
Nợ chi phí thuế TNDN hoãn lại 10,416,667
Có khoản mục TS thuế thu nhập DN hoãn lại 10,416,667
Khi lập BCTC hợp nhất cho năm ngày 31/12/2011, các bút toán điều chỉnh
Nợ nguyên giá TSCĐ
500,000,000
Nợ LN sau thuế chưa PP
250,000,000
Có giá trị hao mòn lũy kế
750,000,000
Nợ giá trị hao mòn lũy kế 83,333,334
Có LN sau thuế chưa PP
41,666,667
Có chi phí quản lý doanh nghiệp
41,666,667
Nợ TS thuế TNDN hoãn lại 62,500,000
Có LN sau thuế chưa PP
62,500,000
Nợ CP thuế TNDN hoãn lại 10,416,667
Nợ LN sau thuế chưa PP
10,416,667
Có TS thuế TNDN hoãn lại
20,833,333
Bước 5.3: Nguyên tắc loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho
thành TSCĐ trong nội bộ tập đoàn:
Doanh thu bán hàng hoá, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện trong
nguyên giá TSCĐ.
Chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Lợi ích của cổ đông thiểu số
a. Bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực
hiện trong nguyên giá tài sản cố định phát sinh từ giao dịch bán hàng
nội bộ mà hàng hoá, thành phẩm của bên bán được sử dụng là tài sản
cố định của bên mua.
Nợ DTBH&CCDV (doanh thu bán hàng nội bộ)
Có Giá vốn hang bán (giá vốn hàng tiêu thụ nội bộ)
Có Nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện).
b. Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện phát s inh từ giao dịch nội bộ trong
đó hàng hoá, thành phẩm tại bên bán được sử dụng là tài sản cố định
tại bên mua phát sinh trong kỳ trước.
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP (lãi chưa thực hiện)
Có Nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện).
c. Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của lãi
chưa thực hiện trong giá trị TSCĐ
Nợ Giá trị HMLK TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Chi phí liên quan (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
Trường hợp tài sản cố định đã hết khấu hao theo nguyên giá nhưng vẫn đang
sử dụng
Nợ Giá trị HMLK TSCĐ (lãi gộp phát sinh trong giao dịch bán TSCĐ nội bộ)
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP (lãi gộp phát sinh trong giao dịch bán
TSCĐ nội bộ).
d. Ghi nhận ảnh hưởng của thuế TNDN do ảnh hưởng của việc loại trừ
lãi từ giao dịch bán hàng hoá khi TSCĐ tại bên mua vẫn đang sử dụng
và đang còn khấu hao.
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lãi
chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ kỳ trước :
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
e. Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng
của việc điều chỉnh chi phí khấu hao khi tài sản cố định vẫn đang sử
dụng và đang còn khấu hao.
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ
việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại
trừ chi phí khấu hao trong kỳ)
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ
kế đến cuối kỳ).
f. Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp khi tài sản cố định đang
sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá.
Khi tài sản cố định vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo
nguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định
trong nội bộ Tập đoàn đã chuyển thành lãi thực của Tập đoàn thông qua việc giảm
trừ chi phí khấu hao hàng kỳ. Từ thời điểm này không còn phát sinh thuế thu nhập
hoãn lại.
g. Ví dụ
Ví dụ 1.6: điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch chuyển HTK thành TSCĐ trong
nội bộ tập đoàn
Ngày 1/10/2010, công ty mẹ bán 1 lô hàng cho công ty Bình Thuận sử dụng làm
TSCD với mục đích quản lý với giá là 100,000,000. Thiết bị trên là thành phẩm
của Công ty Mẹ có giá vốn là 60,000,000. Công ty Bình Thuận khấu hao thiết bị
trên trong thời gian 5 năm theo phương pháp đường thẳng. Giá trị thu hồi khi
thanh lý bằng không.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm 2010, thực hiện các bút toán
điều chỉnh :
Loại trừ doanh thu, giá vốn tiêu thụ nội bộ và lãi từ giao dịch bán thiết bị trên
đang phản ánh trong giá trị thiết bị.
(a) Nợ DTBH&CCDV 100,000,000
Có giá vốn hàng bán 60,000,000
Có Nguyên giá TSCĐ 40,000,000
Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện
(b) Nợ Tài sản thuế TN hoãn lại 10,000,000 (40,000,000 x 25%)
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 10,000,000
Điều chỉnh ảnh hưởng của CP khấu hao phát sinh trong năm.
(c) Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 2,000,000
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,000,000
Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập phát sinh từ việc điều chỉnh chi phí
khấu hao.
Việc điều chỉnh hao mòn luỹ kế TSCĐ sẽ làm giảm chênh lệch giữa giá trị ghi sổ
của tài sản và cơ sở tính thuế của nó và theo đó làm giảm tài sản thuế thu nhập
hoãn là 500,000 (2,000,000 x 25%):
(d) Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại 500,000
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 500,000
Bước 5.4: Bút toán loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua
a. Loại trừ cổ tức, lợi nhuận được chia từ các Công ty con phát sinh trong
kỳ
Nợ doanh thu hoạt động tài chính (Cổ tức công ty mẹ được chia)
Nợ Lợi ích của CĐTS (Cổ tức các Cổ đông thiểu số được chia)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
b. Loại trừ công nợ phải thu phải trả do chưa thanh toán hết số cổ tức
được nhận, ghi:
Nợ Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
Có Các khoản phải thu khác.
c. Ví dụ
Ví dụ 1.7: điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch cổ tức được chia từ lợi nhuận
sau ngày mua
Ngày 1/3/2010, công ty Vĩnh Phát chia cổ tức năm 2009, số tiền là: 300,000,000.
Số cổ tức này đã được trả vào ngày 15/5/2010. Lợi nhuận mà Công ty mẹ Tín
Nghĩa được hưởng là 270,000,000 (90% x 300,000,000).
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm 2010, kế toán thực hiện bút toán
điều chỉnh lợi ích của cổ đông thiểu số:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số 30,000,000
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 30,000,000
Bước 5.5: Bút toán điều chỉnh các khoản vay trong nội bộ
Khoản thu nhập từ cho vay và chi phí đi vay
Khoản chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây
dựng dở dang hoặc tài sản sản xuất dở dang
Khoản mục phải thu, phải trả
a. Loại trừ số dư tiền vay giữa các đơn vị trong tập đoàn
Nợ Vay và nợ ngắn hạn
Nợ Vay và nợ dài hạn
Có Đầu tư ngắn hạn
Có Đầu tư dài hạn khác
b. Loại trừ thu nhập từ hoạt động cho vay và chi phí đi vay:
Chi phí đi vay phản ánh vào chi phí tài chính
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Chi phí tài chính
Trường hợp chi phí đi vay phát sinh từ các khoản vay nội bộ được vốn hoá vào
giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa PP (chi phí đi vay nội bộ đã phản ánh vào giá trị tài
sản đầu tư xây dựng dở dang đến đầu kỳ)
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ)
Có Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (luỹ kế lãi tiền vay nội bộ đã
phản ánh vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)
Trường hợp lãi tiền vay được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ)
Có chi phí SXKD dở dang (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ)
c. Ví dụ
Ví dụ 1.8: điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch vay trong nội bộ
Ngày 1/7/2010, công ty Bình Thuận vay công ty mẹ 3 tỷ, thời hạn 2 năm, lãi
suất 10% trả vào cuối năm.
Khoản tiền vay này đang được trình bày trong khoản mục vay dài hạn trong
Báo cáo tài chính của Công ty Bình Thuận và khoản mục đầu tư dài hạn khác
trong Báo cáo tài chính của Cty Mẹ
Các bút toán điều chỉnh sau:
Loại trừ số dư tiền vay giữa các đơn vị trong tập đoàn
(a) Nợ Vay ngắn hạn 3,000,000,000
Có Đầu tư ngắn hạn khác 3,000,000,000
Loại trừ tiền lãi vay giữa vay giữa các đơn vị trong tập đoàn
(b) Nợ Doanh thu hoạt động tài chính 150,000,000
Có Chi phí hoạt động tài chính 150,000,000
Loại trừ chi phí lãi vay trích trước, phải thu khác
(c) Nợ Chi phí phải trả 150,000,000
Có Phải thu khác 150,000,000
Bước 5.6: Bút toán điều chỉnhcác khoản phải thu, phải trả nội bộ
Tùy thuộc vào việc các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ
Tập đoàn phản ánh trong khoản mục nào của Bảng cân đối kế toán thì bút toán
loại trừ được ghi nhận tương ứng
Nợ Phải trả người bán
Nợ Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
Nợ Chi phí phải trả
…
Có Phải thu khách hàng
Có Các khoản phải thu khác
Ví dụ:
Ví dụ 1.9: điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả nội bộ
Ở nghiệp vụ 5, công ty Bình Thuận mới thanh toán 50% giá trị lô hàng
Bút toán điều chỉnh phải thu, phải trả trong tập đoàn:
Nợ phải trả người bán (CTy Mẹ) 600,000,000
Có phải thu khách hàng (CTy Bình Thuận) 600,000,000
Bước 5.7: Bút toán kết chuyển
Bút toán kết chuyển được lập để kết chuyển tổng ảnh hưởng của các bút toán điều
chỉnh đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sang chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối trên Bảng Cân đối kế toán
Nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo Kết quả hoạt động
kinh doanh làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh
Nợ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Kết chuyển kết quả hoạt động kinh
doanh)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo Kết quả hoạt động
kinh doanh làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Kết chuyển kết quả hoạt động
kinh doanh)
VD: Tiếp theo những ví dụ trên, thì bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa pp 311,628,710
Có lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 311,628,710
Bước 6: Lập bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu
hợp nhất
Lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh
Mẫu số BTH01-HN, Mục 9 chương XIII thông tư 161/2007/TT-BTC
Ví dụ 1.10: Xem phụ lục 05
Lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất
Mẫu số BTH02-HN, Mục 10 chương XIII thông tư 161/2007/TT-BTC
Ví dụ 1.11: Xem phụ lục 06
Bước 7: Lập các báo cáo tài chính hợp nhất
Bảng cân đối kế toán hợp nhất
Ví dụ 1.12 : Xem phụ lục 07
Bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh hợp nhất
Ví dụ 1.13 : Xem phụ lục 08
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
Ví dụ 1.14 : Xem phụ lục 09
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
2.3. Lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
2.3.1 Phân loại luồng tiền
Hoạt động kinh doanh (Operating activities): là luồng tiền có liên quan đến các
hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ
bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh
doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành
các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài
Đầu tư (Investing activities): là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây
dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không
thuộc các khoản tương đương tiền
Tài chính (Financing activities): là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về
quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp
Việc phân loại như trên mang tính chất bắt buộc
2.3.2 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
Theo hướng dẫn VAS 24, IAS 7 , TT 23/2005/TT-BTC kỹ thuật lập báo cáo
lưu chuyển tiền tệ gồm các bước sau:
Hợp nhất báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con
theo từng khoản mục
Thống nhất về phương pháp lập ( Trực tiếp hay gián tiếp)
Không thể hiện phần cổ đông thiểu số dù cho công ty mẹ sở hữu ít hơn
100% số cổ phiếu
Điều chỉnh các giao dịch trong nội bộ tập đoàn có liên quan đến các chỉ tiêu
trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo quy định của VAS 24 có 2 phương pháp lập: trực tiếp, gián tiếp
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của
phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra
liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong
các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại
nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán
của doanh nghiệp.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì khoản chênh
lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại
tệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
Theo phương pháp này các chỉ tiêu về luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho
các khoản:
Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự
phòng...
Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản
phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp
khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);
Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
Về nguyên tắc hai phương pháp này không khác nhau. Chỉ có sự khác biệt
duy nhất trong cách trình bày các thay đổi trong tài sản thuần từ hoạt động kinh
doanh. Cách trình bày về lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính không có sự khác biệt giữa hai phương pháp.
Các điều chỉnh khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo phương
pháp gián tiếp
a. Đối với hàng tồn kho:
Nếu Số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có
một bộphận tiền được chuyển thành hàng tồn kho).
Nếu Số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một
bộphận hàng tồn kho được chuyển thành tiền).
b. Đối với Nợ phải thu:
Nếu Số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có
một bộphận tiền được chuyển thành nợ phải thu).
Nếu Số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một
bộphận nợ phải thu được chuyển thành tiền).
c. Đối với Chi phí trả trước:
Nếu Số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có
một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước).
Nếu Số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một
bộ phận chi phí trả trước đã chuyển hóa thành tiền).
d. Đối với Nợ phải trả:
Nếu Số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một
bộphận nợ phải trả được chuyển thành tiền).
Nếu Số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có
một bộphận tiền được dùng để thanh toán nợ phải trả).
Một số lưu ý về Lưu chuyển tiền tệ hợp nhất:
Các khoản phân bổ về chênh lệch mua không ảnh hưởng đến lưu chuyển
tiền tệ do đó phải điều chỉnh với thu nhập thuần để tính lưu chuyển tiền tệ từ
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi ích của cổ đông thiểu số trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất
không ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ, do đó phải cộng trở lại như khấu hao
để tính lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cổ tức công ty con trả cho công ty mẹ không ảnh hưởng đến lưu chuyển
tiền tệ của cả công ty. Cổ tức công ty mẹ trả cho cổ đông và cổ tức công ty
con trả cho cổ đông thiểu số sẽ làm giảm lưu chuyển tiền tệ của công ty. Phải
thuyết minh cổ tức trả cho cổ đông thiểu số.
Thay đổi về tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu của công ty mẹ đòi hỏi phải được
phân tích cẩn thận để xác định ảnh hưởng lên tài sản, nợ và nguồn vốn hợp
nhất.
Việc công ty mẹ mua thêm cổ phần thường từ cổ đông thiểu số sẽ làm giảm
tiền tệ hợp nhất. Do đó, việc mua này sẽ được báo cáo là dòng tiền hoạt động
đầu tư
Việc bán thu tiền một phần khoản đầu tư vào công ty con sẽ làm tăng tiền hợp nhất
và như vậy được báo cáo là dòng tiền đầu tư. Lãi lỗ từ việc bán hàng này phải
được điều chỉnh vào thu nhập thuần khi xác định thu nhập thuần từ hoạt động sản
xuất kinh doanh
3. Ví dụ tổng hợp về lập BCTC hợp nhất
1. Phụ lục 1: Nội dung ví dụ
2. Phụ lục 2: Bảng Cân đối kế toán 2010
3. Phụ lục 3: Bảng báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 2010
4. Phụ lục 4: Các bút toán điều chỉnh
5. Phụ lục 5: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh 2010
6. Phụ lục 6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất 2010
7. Phụ lục 7: Bảng Cân đối kế toán hợp nhất 2010
8. Phụ lục 8: Bảng báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 2010
9. Phụ lục 9: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
4. So sánh VAS và IAS về lập và trình bày BCTC hợp nhất
So sánh giữa IAS 28 và VAS 07
Báo cáo tài
chính riêng của
nhà đầu tư
Theo VN GAAP, các
khoản đầu tư vào công
ty liên kết chỉ được
trình bày theo phương
pháp giá gốc trên báo
cáo tài chính riêng của
nhà đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư có trình bày báo cáo tài
chính hợp nhất thì trong báo cáo tài chính riêng
của nhà đầu tư, một khoản đầu tư vào công ty liên
kết với bản chất không phải là đầu cơ ngắn hạn thì
có thể được trình bày theo:
Phương pháp giá gốc
Phương pháp vốn chủ sở hữu được trình bày
trong chuẩn mực này, hoặc;
“Tài sản tài chính sẵn có để bán” theo IAS 39
Tổng quan về
các báo cáo tài
chính hợp nhất
Thông tư 23/2005/TT –BTC ngày
30/3/2005 chỉ yêu cầu các tập đoàn, công
ty mẹ lập các báo cáo tài chính hợp nhất
cuối năm. Các BCTC hàng quí chỉ khuyến
khích lập giống như BCTC thường niên
mà không bẳt buộc phải lập BCTC hợp
nhất.
Các báo cáo tài chính hợp nhất
phải được lập cho các báo cáo
tài chính năm và các báo cáo
tài chính tạm thời giữa niên độ.
So sánh giữa IAS 31 và VAS 08
1. Các trường
hợp ngoại
trừ đối với
cơ sở kinh
doanh đồng
kiểm soát
2. Báo cáo
phần vốn
góp liên
doanh trong
báo cáo tài
chính riêng
của nhà đầu
tư
VN GAAP qui định
chỉ dùng phương
pháp giá gốc để
hạch toán các khoản
vốn góp trên.
VN GAAP không
sử dụng phương
pháp giá gốc để
hạch toán báo cáo
phần vốn góp liên
doanh.
Bên góp vốn liên doanh cần hạch toán các lợi ích sau
theo IAS 39:
Khoản góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
được mua và giữ lại để bán trong tương lai gần.
Khoản góp vốn vào cơ sở kinh doanh được đồng
kiểm soát hoạt động trong điều kiện có nhiều hạn chế
khắt khe lâu dài làm giảm đáng kể khả năng chuyển
vốn về bên góp vốn liên doanh.
Kể từ ngày mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
chuyển thành công ty con của bên góp vón liên
doanh thì bên góp vốn liên doanh cần hạch toán
khoản lợi ích trên theo IAS 27
Nhà đầu tư trong liên doanh mà không có quyền
đồng kiểm soát, phải phản ánh phần vốn góp vào liên
doanh lên báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo
qui định của IAS 39. Trường hợp nhà đầu tư có ảnh
hưởng đáng kể trong liên doanh thì được hạch toán
theo IAS 28 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty
liên kết”.
Trong báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư mà có
phát hành báo cáo tài chính hợp nhất, các khoản đầu
tư trên cũng có thể trình bày theo phương pháp giá
gốc.
So sánh giữa IAS 31 và VAS 08
3. Báo cáo
phần vốn
góp liên
doanh trong
báo cáo tài
chính hợp
nhất của nhà
đầu tư
VN GAAP chỉ cho
phép sử dụng
phương pháp vốn
chủ sở hữu trong
việc báo cáo phần
vốn góp vào cơ sở
kinh doanh đồng
kiểm soát trong báo
cáo tài chính hợp
nhất.
Phương pháp chuẩn: Trong báo cáo tài chính hợp
nhất của mình nhà đầu tư cần hạch toán khoản vốn
góp trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng
phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ.
Phương pháp thay thế: Nhà đầu tư cần hạch toán
khoản vốn góp trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát sử dụng phương pháp vón chủ sở hữu.
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bia_6992.pdf