Lạm phát và biện pháp khắc phục ở Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niêm gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hoá đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh.
Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. ở nước ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội.
Bài viết này với đề tài:"Lạm phát và biện pháp khắc phục ở Việt Nam"
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ quan tâm nghiên cứu đến đề tài cũng là một phương pháp tìm hiểu nó một cách thấu đáo, sâu sắc hơn.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lạm phát và biện pháp khắc phục ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
3
Chương I. Tình hình và đặc điểm thị trường may mặc
Hoa Kỳ
4
I. Tình hình thị trường Hoa Kỳ
4
1. Một vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
4
2. Sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ - một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường nói chung & thị trường may mặc nói riêng
5
II. Đặc điểm thị trường may mặc Hoa Kỳ
6
1. Thị hiếu người tiêu dùng
6
2. Chính sách và luật về kinh tế hàng may mặc của chính quyền G.BUSH
7
3. Sức mua tiêu dùng
10
4. Hệ thống phân phối ở thị trường Mỹ
10
Chương II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
13
I. Hiện trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua
13
1. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam
13
2. Những kết quả tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam
16
3. Nguyên nhân tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam
17
II. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
19
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ
20
Chương III. Giải pháp cho các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam để tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ
22
1. Về doanh nghiệp
22
2. Về chính phủ
22
Kết luận
25
Tài liệu tham khảo
26
Lời mở đầu
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế lao động khu vực, điều đó không loại trừ đối với Việt Nam đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH_HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, nhiên liệu và hàng may mặc) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao.
Xuất khẩu hàng may mặc là một mặt hàng dữ vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bộ công nghiệp dự kiến năm 2005 sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt-may với mức tăng 21,05% so với thực hiện năm 2002 và đạt khoảng 2,3 tỷ USD. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD/năm. Hiện nay, hàng may mặc Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu vào Mỹ khá cao nên năm 2002 mới xuất khẩu được 49 triệu USD, 5 tháng đầu năm 2003 xuất khẩu 17 triệu USD hàng may mặc vào Mỹ
Hơn nữa ngành may mặc còn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người cũng như góp phần thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường nội địa. Do đó, ngành may mặc là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nhưng rất nhạy cảm và đặc biệt là xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ, nơi có tiềm năng to lớn. Do vậy tìm hiểu và nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ là rất cần thiết.
Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới. Em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, trình độ hiểu biết còn có nhiều hạn chế cho nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các chuyên viên và bạn bè để em có những tiến bộ hơn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I
Tình hình & đặc điểm thị trường may mặc hoa kỳ
I.Tình hình thị trường Hoa Kỳ
1.Một vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
a. Về kinh tế
Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Mỹ trong nhiều thập kỉ qua đã đảm bảo vị trí đặc biệt cho nước này về trao đổi thương mại toàn cầu và các thể chế tài chính thế giới, trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ kinh tế trên qui mô lớn từ đó Hoa Kỳ càng khảng định là một thị trường lớn nhất trên thế giới (GDP > 9000 tỷ USD ).
Nước Mỹ nắm vị trí dẫn đầu trong 5 lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất, chiếm 35,8% chi phí của thế giới cho sản xuất công nghệ mới, hơn 40% vốn đầu tư của cả thế giới vào ngành công nghệ thông tin với hơn 220 tỷ USD.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ dưới thời tổng thống B.Clinton là thời Kỳ tăng trưởng kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay. Số liệu tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2000 và đầu năm 2001 như sau:
Biểu 1 :GDP Mỹ (%)
Năm 2000
Năm 2001
Quí I
4,8
0,75
Quí II
5,6
2,25
Quí III
2,2
…
Quí IV
1,4
…
Nguồn: tạp chí Châu Mỹ ngày nay- số 3/2001
Qua số liệu trên, chúng ta thấy sự giảm sút của nền kinh tế Mỹ là đáng kinh ngạc, và có thể do một số nguyên nhân sau:
- Toàn bộ ngành chế tạo của Mỹ phát triển chậm lại, sản lượng giảm sút mạnh trong tháng 12 năm 2000, đạt mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi qua (ví dụ: ngành sản xuất ô tô giảm tới 5% ).
- Chi phí sản xuất tăng lên, đặc biệt chi phí năng lượng tăng nhanh do giá dầu mỏ tăng đặc biệt nhanh, có lúc đã lên tới 35 USD /thùng trong năm 2000 khoảng 16%, sang quí III giảm còn 7,8% và quí IV giảm hơn nữa.
- Giá hàng hóa ở Mỹ tăng, xuất khẩu giảm, nhập siêu tăng khiến cho hàng hóa Mỹ bị tồn kho nhiều gây ách tắc sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
- Một nguyên nhân nữa là trong năm 2000, Cục điều tra liên bang Mỹ (Fed) đã 6 lần điều chỉnh tăng tỉ giá chống lạm phát và làm giảm tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Mỹ.
b.Về văn hóa chính trị Mỹ
Văn hóa chính trị, với tư cách là tổng hợp những giá trị được hình thành từ trong thực tiễn chính trị, góp phần chi phối, định hướng hoạt động của công dân và nhà chính trị trong việc tham gia vào đời sống chính trị nhằm phục vụ cho một lợi ích căn bản của một giai cấp, tầng lớp nhất định. Văn hóa chính trị vừa mang những chuẩn mực giá trị chung vừa mang những nét đặc thù do đặc điểm nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và truyền thống lịch sử v.v... Do đó nền văn hóa chính trị Mỹ cũng có những nét đặc thù riêng.
Sự hình thành văn hóa chính trị ở Mỹ: Văn hóa chính trị ở Mỹ hình thành thông qua con đường giáo dục văn hóa ở mọi cấp học và cho mọi đối tượng từ trẻ đến già. Nhà nước, các đảng phái, nhà thờ, nhà kinh doanh, nhà khoa học và quân đội đều có thể tham gia vào việc giáo dục văn hóa với những hình thức và phương thức khác nhau.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ gồm nhiều dân tộc và bộ lạc khác nhau sinh sống ở khắp các bang, từ đó có thể nói nền văn hóa ở đây là một nền văn hoá đa sắc tộc, phong phú và đa dạng. Đồng thời thể chế chính trị của Mỹ đi theo con đường chủ nghĩa tư bản, nên sự tác động về văn hoá chính trị đến yếu tố thương mại là không nhỏ.
2. Sự phát triển kinh tế Hoa kỳ - một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường nói chung & thị trường may mặc nói riêng.
Sự phát triển kinh tế Mỹ tác động không nhỏ đến nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó ảnh hưởng đến sức mua sắm của người dân là khá lớn. Bởi vì, một khi nền kinh tế phát triển thì khi GDP tăng và giảm khả năng thất nghiệp thì chi tiêu theo đầu người sẽ tăng. Do đó thị trường may mặc sẽ bị chi phối bởi sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ, trong những năm gần đây nền kinh tế Mỹ phát triển cao nên thị trường may mặc Hoa Kỳ thể hiện một tiềm năng to lớn.
Nhưng sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 nền kinh tế Mỹ phát triển chững lại, tỉ lệ thất nghiệp cao. Để đối phó với sự suy giảm nền kinh tế, lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp cao, chính phủ Mỹ đã cắt giảm lãi suất lần thứ 5 trong năm nay, (đây là một trong những biện pháp kích thích người tiêu dùng tăng chi tiêu ). Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng mọi nguồn lực sẵn có ở trong và ngoài nước để tăng khả năng sản xuất và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Thị trường may mặc Hoa Kỳ cũng có những biến động sau sự kiện ngày 11 tháng 9 trên nhưng không chịu ảnh hưởng lớn như những ngành khác: hàng không, du lịch ... Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận ra sức cạnh tranh khốc liệt của các công ty may mặc Hoa Kỳ, công ty từ mọi quốc gia trên thế giới xuất khẩu vào Mỹ và đặc biệt là các công ty của Trung Quốc, Thái Lan ...
Năm 2000 Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trị giá khoảng 732,4 triệu USD trong đó hàng may mặc chiếm 6,8% (49,7 triệu USD ), một tỷ trọng khiêm tốn nhưng sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được hai chính phủ thông qua thì khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên và khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc không chỉ dừng ở con số trên.
II.Đặc điểm thị trường may mặc Hoa kỳ
1.Thị hiếu người tiêu dùng
Hiện nay với số dân khoảng 270 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội lên tới 10.000 USD/năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng, Mỹ có nền kinh tế mạnh nhất, là thị trường có sức mua lớn nhất thế giới, cùng với diện tích rộng lớn, và nền văn hóa đa sắc tộc nên thị hiếu người tiêu dùng là rất khác nhau. Mặc dù là một cường quốc trên thế giới với mức thu nhập tính trên đầu người cao nhưng ở đó cũng không tránh khỏi sự đối xử phân biệt về tầng lớp xã hội, từ đó cách ăn mặc ở mỗi tầng lớp cũng khác nhau. Những người có thu nhập thấp thì phần lớn họ không đòi hỏi cao về cách ăn mặc, quần áo đơn giản và thường là rẻ tiền và phù hợp với mức thu nhập của họ. Và ngược lại đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu thì cách ăn mặc của họ mang tính chất hưởng thụ nhiều hơn. Yêu cầu đối với hàng may mặc khắt khe : “chất lượng và thời trang”, đặc biệt là trong công việc cần có sự giao tiếp thì cần phải lịch sự. Còn những lúc nghỉ ngơi giải trí thì quần áo hợp thời trang lúc này là điều kiện tất yếu đối với họ. Nhưng nhìn chung cách ăn mặc của người dân Mỹ có điểm chung là phù hợp với công việc, nghỉ ngơi và giải trí.
Tất nhiên thị hiếu người tiêu dùng ở Mỹ cũng có thể chia thành những nhóm người, nhóm tuổi, mỗi người thích một nhóm màu khác nhau tùy theo thị hiếu của họ mà không phụ thuộc vào tuổi tác. Đối với thời trang của nam nữ thanh niên, màu sắc thay đổi phụ thuộc vào mùa. Họ theo xu hướng thời trang, giới trẻ chịu tác động rất mạnh bởi các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các tạp chí, phim ảnh và các sự kiện trên thế giới. Nếu có một mốt nào đó đang được ưa chuộng thì phương tiện thông tin đều đề cập đến mốt đó và lúc đó ai cũng muốn có bộ quần áo hợp mốt. Tuy nhiên,tuy nhiên cũng thay đổi rất nhanh, điều đó tương ứng với việc sản phẩm không còn tiêu thụ mạnh trên thị trường. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải cung ứng một cách kịp thời những sản phẩm hợp mốt, đặc biệt là đối với khách hàng trẻ - những người có sở thích may mặc thay đổi rất nhanh. Bởi vì New Yok là một trong những trung tâm thời trang lớn của thế giới nên người tiêu dùng nắm bắt rất nhanh xu hướng thời trang trên thế giới.
2.Chính sách và luật về kinh tế-hàng may mặc của chính quyền G.BUSH
Sau khi tổng thống GEORGE W.BUSH lên cầm quyền đã đưa ra chính sách Châu á-Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam gồm một số điểm chính là:
. Chú trọng đến vấn đề an ninh
. Chú trọng hơn khu vực châu á Thái Bình Dương
. Chú trọng hơn vai trò của các nước đồng minh
. Cứng rắn hơn với các đối thủ cạnh tranh
Nhưng chúng ta thừa nhận rằng sau chiến tranh Việt Nam kết thúc, Quan hệ Việt- Mỹ không được tiến triển. Mặc dù vậy trong những năm qua, quan hệ Việt- Mỹ đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận Việt Nam tháng 2 năm1994 và bình thường hóa quan hệ vào tháng 7 năm 1995, đặc biệt hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được tổng thống G.Bush thông qua tháng 10/2001.
Mỹ là nước có hệ thống luật pháp phức tạp nhưng chặt chẽ và khắt khe thuộc loại hàng đầu thế giới. Do tính chất nghiêm ngặt của luật pháp Mỹ nên để kinh doanh thành công trên thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu các công cụ chính sách thương mại của Mỹ, nắm vững các đạo luật về bảo vệ môi trường, luật chống độc quyền, luật chống phá giá, luật thuế bù giá, luật về trách nhiệm sản phẩm, luật về nhãn hiệu hàng hóa và phát minh sáng chế …Mặc dù hàng hoá của Việt Nam được hưởng
mức thuế suất theo qui chế quan hệ thương mại thông thường (NTR), nhưng việc thâm nhập thị trường Mỹ gặp khó khăn bởi những trở ngại phi thuế quan khác, ví dụ như việc cấp hạn ngạch đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam.
Cùng với sự cải thiện tốt đẹp về quan hệ Việt-Mỹ trên thì phía Mỹ đưa ra đạo luật làm ảnh hưởng xấu tới Việt Nam và có thể nói là can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam như là: “Đạo luật nhân quyền Việt Nam” đã được hạ nghị viện Mỹ thông qua. Không những vậy một số nghị sỹ Mỹ đã yêu cầu áp dụng luật chống phá giá và nhãn mác của nước xuất xứ đối với hàng hóa Việt Nam.
+Về thuế quan của Mỹ là hệ thống thuế quan điều hòa. Hầu hết thuế quan của Mỹ là thuế tính theo giá trị với tỷ lệ giao động từ dưới 1% đến gần 40% (Mức thuế này thường cao hơn đối với hàng may mặc ).
+Về qui chế tối huệ quốc (MFN), gần như tất cả các bạn hàng buôn bán của Mỹ đều được qui chế này. Các mặt hàng nhập khẩu từ các nước chưa được hưởng MFN phải chịu thuế cao hơn, với qui định này, khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam (khi được hưởng MFN) có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn áp dụng một số trường hợp ưu đãi thuế đặc biệt như không đánh thuế đối với các loại phụ tùng được sản xuất ở Mỹ.
+Về giá trị khai báo hải quan, Mỹ áp dụng cách thức tính giá hải quan của tổ chức thương mại thế giới (WTO) để bảo vệ công ty Mỹ trước các hoạt động không bình đẳng (luật thuế đối kháng và luật thuế chống phá giá).
+Về các công cụ phi thuế quan, đó là tiêu chuẩn sản phẩm, sở hữu trí tuệ và một số biện pháp khác để có lợi cho họ nhất.
+Về lĩnh vực may mặc: Để thực hiện luật xác định sản phẩm dệt, ngoài các qui định có sẵn trong luật, các thông tin sau phải được ghi trên hóa đơn thương mại của chuyến hàng sợi dệt có trị giá trên 500 USD và hàng đó phải theo qui định về nhãn hàng hóa của luật này:
. Chất liệu sợi hoặc tổng hợp các sợi, xác định theo tên chủng loại mỗi loại sợi thiên hoặc sợi nhân tạo theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng từ thấp đến cao nếu loại sợi đó có trọng lượng từ 5% hoặc hơn trong tổng sản lượng sản phẩm đó
. Tỷ lệ trọng lượng của mỗi loại sợi có trong sản phẩm
. Tên hoặc đặc điểm nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc của một hay nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi dệt đã được đăng kí tại ủy ban thương mại của Hoa Kỳ.
.Tên quốc gia gia công hay sản xuất sản phẩm.
.Sản phẩm len có quy định riêng về nhãn hàng hóa sản phẩm len
* Riêng nhãn hàng hóa sản phẩm len theo luật này bao gồm:
-Tỷ lệ trọng lượng của tổng các sợi có trong sản phẩm len (không kể trọng lượng của các vật trang trí ) không quá 5% tổng trọng lượng sợi của: a.len, b.len tái chế, c.mỗi loại sợi nếu tỷ lệ trọng lượng sợi đó bằng hoặc lớn hơn 5% và d/tổng trọng lượng của các loại sợi khác.
-Tỷ lệ trọng lượng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không phải sợi.
-Tên của nhà xuất khẩu: Khi sản phẩm len có giá trị đến trên 500 USD và thuộc quy định của luật này thì bắt buộc phải ghi tên nhà sản xuất.
.Tất cả các hóa đơn nhập khẩu hàng dệt sợi vào Hoa Kỳ phải có thông tin về: trọng lượng sợi, sợi đơn hay sợi khác, sợi có dùng cho bán lẻ không, sợi có làm chỉ may không. Nếu trọng lượng của sợi chủ yếu là tơ thì hóa đơn phải ghi rõ tơ đó được xe lại hay là tơ sợi nhỏ. Luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật về nhãn hiệu sản phẩm bằng len cũng qui định chi tiết về loại nhãn hàng hóa, cách thức gắn nhãn, vị trí của nhãn trên sản phẩm và nhãn trên bao bì.
.Luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật về nhãn hiệu sản phẩm bằng len, luật này cũng qui định chi tiết về loại nhãn hàng hóa, cách thức gắn nhãn, vị trí của nhãn trên sản phẩm và nhãn trên bao bì.
.Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, tất cả các sản phẩm sợi dệt khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêm phong ghi nhãn và đồng thời ghi lại cụ thể những gì do luật định. (Hầu hết các sản phẩm hàng may mặc nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ các quy định của luật về sản phẩm dệt dễ cháy).
Với chính sách trên, Hoa Kỳ càng thể hiện rõ ràng hơn về quyền muốn bá chủ thế giới của họ. Bởi hầu hết các chính sách kinh tế, chính trị (vĩ mô hay vi mô ) đều đem lại cho họ những lợi thế nhất.
3.Sức mua người tiêu dùng
Trong thập kỷ gần đây, Mỹ khảng định vị thế về một thị trường lớn nhất thế giới, trong đó mức chi tiêu cho hàng hóa cá nhân ngày càng tăng và tất nhiên hàng may mặc là một trong những mặt hàng tiêu dùng cao.
Bảng
:Xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Hoa Kỳ (triệu USD)
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Hàng dệt
0,11
1,78
3,9
5,326
5,053
5,83
6,212
Hàng may mặc
2,45
15,09
20,01
20,602
21,347
28,97
31,253
Tổng
2,56
16,87
23,6
25,928
26,4
34,7
37,465
Tốc độ tăng trởng (%)
5,9
39,9
9,75
1,97
31,44
7,95
Nguồn: Bộ khoa học Mỹ: Hướng dẫn hội thảo khoa học-Hiệp định
thương mại Việt-Mỹ ( trang 108/năm 2001).
Qua số liệu trên chúng ta thấy sức tiêu thụ hàng may mặc trên thị trường Mỹ là rất lớn, nhưng con số xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam là khiêm tốn. Tất nhiên không phải bất cứ loại hàng hóa may mặc nào cũng được người dân Mỹ chấp nhận, việc mua sắm hàng hóa phụ thuộc khá nhiều vào sở thích và thị hiếu của họ và đặc biệt là các mặt hàng hợp thời trang, hợp công việc của họ, và dự kiến hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng 70-80 triệu USD vào năm 2001.
4.Hệ thống phân phối ở thị trường Mỹ
*Những cơ quan quản lý liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ
Chính sách thương mại về hàng may mặc của Mỹ do một bộ phận chuyên trách của chính phủ đảm nhiệm ban hành USTR (tổng thống đại diện thương mại Mỹ- US Trade Representative). Mặc dù Tổng thống là người có quyền ban hành chính sách nhưng USTR là cơ quan đứng đầu trong việc trình Tổng thống những vấn đề có liên quan tới thương mại nói chung cũng như các cuộc đàm phán thương mại quốc tế nói riêng.
Uỷ ban về thực thi các hiệp định may mặc của Mỹ - CITA. Đây là cơ quan thực hiện các chương trình điều tiết nhập khẩu thường nhật của Mỹ. Đây là một cơ quan liên ngành bao gồm: đại diện của USTR chịu trách nhiệm về đàm phán và chính sách thương mại; Bộ thương mại Mỹ giải quyết các vấn đề liên quan tới các quyền lợi thương mại, tác động của thương mại tới sự bền vững của nền kinh tế cũng như mức độ cạnh tranh giữa các ngành của Mỹ.
Phòng thương mại hàng may mặc – OTEXA là cơ quan trung tâm chịu trách nhiệm về điều tiết thương mại và kiểm soát chủng loại hàng may mặc của các quốc gia.
Quốc hội Mỹ ban hành các vấn đề pháp lý liên quan tới thương mại. Các thành viên của ban này thường từ các bang sản xuất nhiều sản phẩm may mặc và họ đưa ra các đề xuất cho một chính sách thương mại phù hợp.
Hải quan Mỹ chịu trách nhiệm điều tiết dòng vận động vật lý của hàng may mặc và thu thuế, nhãn mác, và các điều kiện về nguồn gốc cũng như kiểm nghiệm tiêu chuẩn chống cháy của sản phẩm.
Uỷ ban đảm bảo an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng CPSC chịu trách nhiệm quản lý hàng nhập khẩu và kiểm tra xem có phù hợp với các điều kiện chống cháy của sản phẩm.
Hội đồng thương mại liên bang FTC quản lý những vấn đề liên quan tới nhãn hiệu hàng len dạ WPLA.
Bởi vì luật nhập khẩu vào Mỹ khá rườm rà và phức tạp, nên hầu hết các mặt hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ đều phải qua các nước như Tây âu, Singapo, Hồng Kông. Do đó phần lớn hàng may mặc được nhập khẩu vào thị trường Mỹ đều được phân phối đến người tiêu dùng qua các đại lí của chính các công ty xuất khẩu trên đất Mỹ, hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ qua tay các công ty xuyên quốc gia, hay các hãng, các công ty xuất nhập khẩu phân phối.
Hàng may mặc được nhập vào Hoa Kỳ không những đòi hỏi về chất lượng, kiểu cách mẫu mã mà còn đòi hỏi về nhãn mác và xuất xứ. Do vậy ngay từ khi nhập hàng ở Hải Quan thì các loại hàng may mặc đã được kiểm duyệt và phân loại ngay, điều đó chứng tỏ hệ thống phân phối hàng may mặc được chuẩn bị chu đáo từ ngay khâu đầu tiên.
Sau khi hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ qua rất nhiều khâu thì những mặt hàng được chấp nhận cả về hình thức và chất lượng thì sẽ được bầy bán chủ yếu ở các siêu thị và cửa hàng. Đây cũng là cách thức phân phối chủ yếu đến người tiêu dùng ở Mỹ.
Nguồn cung cấp hàng may mặc ở Mỹ chủ yếu từ các nước Châu á như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonêsia, ấn độ, Băng ladét và Việt Nam. Nên các nhà kinh doanh ở các nước trên họ khá am hiểu và thông thạo thị trường may mặc Hoa Kỳ. Vì thế các nhà kinh doanh Việt Nam cần phải am hiểu kĩ hệ thống phân phối hàng may mặc này để để dễ tiếp cận và thâm nhập thị trường.
chương II
thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường hoa kỳ
I.Hiện trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ trong thời gian qua
1.Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.
Trong những năm qua, kể từ khi tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam (tháng 2 năm 1994 ) và đặc biệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam tháng 7 năm 1995 đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên khá nhanh chóng. Điều đó được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Bảng
: Xuất khẩu tháng 2 và 2 tháng năm 2001(triệu USD )
Thực hiện tháng 1
Ước tính tháng 2
Ước tính 2 tháng
Thực hiện 2 tháng 2001 so với cùng kì năm 2000 (%)
109
130
239
945
Nguồn: Thời báo kinh tế, kinh tế đối ngoại- internet 7/11/01
Địa chỉ truy cập: www.vneconomy.com.vn
Để xác định rõ ràng hơn về thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ta theo dõi bảng sau:
Bảng
: So sánh qui mô ngành may mặc Việt Nam đối với một số nước trong khu vực
Tên nớc
Sản lợng sợi/ngàn tấn
Sản lợng vải lụa/triệu m
Sản phẩm may/triệu sản phẩm
kim ngạch xuất nhập khẩu (triệu USD )
Trung Quốc
5.300
21.000
10.000
50.000
ấn Độ
2.100
23.000
-
12.500
Băng Ladét
200
1.800
-
4.000
Thái Lan
1.000
4.200
2.500
6.500
Inđônêsia
1.800
4.400
3.000
8.000
Việt Nam
85
304
400
2.000
Nguồn: Vinatex- Tạp chí thương nghiệp: số 6/01 ngành may mặc và những hoá giải thách thức-trang 8
Theo số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam so với các nước khác xuất khẩu sang Mỹ thì con số trên là rất khiêm tốn. Mặc dù là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn kém so với các nước khác nhưng điều đó cũng do nguyên nhân chủ quan và khách quan và một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đó là thuế nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ chịu mức thuế thông thường với thuế suất từ 48% đến 90%, từ đó làm cho giá khi tham gia thị trường Mỹ tăng lên đáng kể đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Một khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ đi vào hiệu lực, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ được hưởng quy chế thương mại bình thường, các mức thuế sẽ giảm rất nhiều (chẳng hạn áo đầm sẽ giảm từ 90% xuống còn 8,77% ).Một số nhà phân tích dự đoán rằng, ngay năm đầu khi hợp đồng thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, trị giá hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ tăng gấp nhiều lần so với thời điểm hiện nay.
Trong tổng số 1,892 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2000 thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 620 triệu USD chiếm 32,77% ) tiếp đến là thị trường EU (hơn 609 triệu USD chiếm 32,2%) và sau nữa là thị trường Hoa Kỳ ( chiếm 6,8% )
Bảng
:Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2001
Đơn vị:triệu USD
Mặt hàng
Thực hiện tháng 5/2001
Ước tính tháng 6/2001
Cộng dồn 6 tháng/2001
6 tháng đầu 2001 so cùng kì 2000 (%)
May mặc
741
190
931
112,7
Nguồn: Thời báo kinh tế, kinh tế đối ngoại-internet: 7/11/01
Địa chỉ truy cập: www.vneconomy.com.vn
Tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại Việt-Mỹ, chương về thương mại hàng hóa qui định rõ ràng rằng hàng may mặc sẽ bị hạn chế về số lượng, nghĩa là có hạn ngạch. Đồng thời hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng không được tốt, để cải thiện điều này thì các doanh nghiệp của chúng ta đã phải nhập một số nguyên vật liệu phụ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.
Bảng
:nhập khẩu nguyên vật liệu phụ 4 tháng năm 2001
Đơn vị:triệu USD
Mặt hàng
Quí I/2001
Ước tính tháng 4/2001
Tổng 4 tháng
4 tháng 2001so 4 tháng 2000
Nguyên phụ liệu may mặc,da
344
150
494
313,3
Vải
54
22
76
77,4
Sợi dệt
63
25
88
125,6
Nguồn: Thời báo kinh tế, kinh tế đối ngoại-internet: 7/11/01
Địa chỉ truy cập: www.vneconomy.com.vn
Với việc phải nhập khẩu nguyên vật liệu phụ để tăng chất lượng sản phẩm, thì điều đó cũng mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam có những trở ngại nhất định, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng sau khi hiệp định thương mại được kí kết.
Mức tăng trưởng hàng may mặc Việt Nam sang các thị trường không áp dụng hạn ngạch năm 2000 chỉ đạt có 7% thay vì 17% như năm 1999. Mức tăng trưởng này không cao và không đồng đều.
Những kết quả trên càng khẳng định thêm vai trò quan trọng của ngành may mặc Việt Nam trong tương lai.
2.những kết quả tồn tai trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam
Hiện nay, hàng Việt Nam chịu thuế nhập khẩu vào Mỹ khá cao nên năm 2000 mới xuất khẩu được 49 triệu USD, 5 tháng đầu năm xuất khẩu 17 triệu USD hàng may mặc vào Mỹ. Hai điểm yếu trong cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam là thiếu kinh nghiệm tiếp thị và thanh toán xuất nhập khẩu, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng giá FOB theo yêu cầu của khách hàng Mỹ. Tất nhiên hai thế mạnh là chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu do lao động khéo tay và giá cả của nhóm hàng có đẳng cấp cạnh tranh với các nước xuất khẩu trên thế giới. Một số doanh nghiệp kí được hợp đồng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng do không được trợ giá để bù phần chênh lệch và thuế nhập khẩu cao nên nếu thực hiện sẽ lỗ lớn. Chẳng hạn, cuối năm 2000, công ty may mặc Huế xuất khẩu sang Mỹ 238.896 bộ quần áo thể thao bị lỗ 187.840 USD. Một số mặt hàng may gia công truyền thống như áo jacket, quần áo dệt kim...nhận được ít đơn hàng hơn năm trước. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, Bộ công nghiệp đã kiến nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích như trợ giá xuất khẩu vào thị trường mới hoặc mặt hàng xuất khẩu lần đầu (nếu bị lỗ);hoàn thuế nhập khẩu vải may hàng xuất khẩu theo hình thức ghi thu, ghi chi, vải sản xuất trong nước để may xuất khẩu được coi như vải xuất khẩu và không phải chịu thuế ; miễn thuế nhập khẩu hóa chất nhuộm, trợ nhuộm...
Một trong những nguyên nhân làm cho mức tăng trưởng không cao là do xác định giá FOB thấp hơn năm 1999 từ 5-6%, ví dụ như mặt hàng jacket năm 1999 giá bình quân là 18,5 USD thì năm 2000 chỉ còn 17,5 USD/chiếc. Để tăng cường sự phát triển của thị trường không hạn ngạch, năm 2001 ,Bộ thương mại đã quyết định sẽ tiếp tục đẩy mạnh thưởng xuất khẩu sang thị trường không áp dụng hạn ngạch và sử dụng vải sản xuất trong nước.
Nếu tính kết quả thực hiện của 4 tháng đầu năm 2001 thì 18 mặt hàng được giải phóng năm 2000 thực hiện rất tốt. Có thể nêu dẫn chứng cụ thể 18 mặt hàng áp dụng cơ chế cấp phép tự động thì chỉ có một mặt hàng xuất khẩu dưới 89% so với năm ngoái, còn lại đều đạt trên 89%. Ví dụ (cat: kí hiệu nhóm mặt hàng may mặc xuất khẩu) cat.9 tăng 52%,cat.13 tăng 13%, cat.18 tăng 70%, cat.26 tăng 103%,cat.28 tăng 293%...Nếu tính các mặt hàng quản lý hạn ngạch (11 mặt hàng ) thì ngược lại chỉ có 4 mặt hàng đạt mức xuất khẩu so với cùng kì năm ngoái trên 88%, đó là cat.4, cat.7, cat.8, và cat.78. Còn lại 7 mặt hàng đều đạt tỷ lệ thấp so với cùng kì năm 2000. Giá xuất khẩu trên thị trường quốc tế có giảm sút khoảng 20-30%. Trong đó nước nhập khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam là Hoa Kỳ thì hiện nay tỷ giá VNĐ so với đồng USD có giảm nên tác động đến việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Ngoài ra do kinh tế của nước nhập khẩu có dấu hiệu tăng trưởng chậm so với dự kiến đầu năm nên nhu cầu về mặt hàng may mặc có giảm. Đó là một trong những yếu tố chính tác động đến nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam, cũng như các nước khác. Nguyên nhân chính đó là do giá xuất khẩu các mặt hàng may mặc từ đầu năm đến nay giảm từ 10-20% so với năm 97. Cụ thể: áo sơ mi giảm 0,16 USD/chiếc; quần giảm 0,71 USD/chiếc; quần áo dệt kim giảm 0,39 USD/chiếc.
Bên cạnh đó, do thị trường Hoa Kỳ cũng như thị trường EU có sự thay đổi thời trang khi chuyển sang dùng vải với chất liệu phủ tráng bề mặt đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hạn ngạch áo jacket, mặt hàng chiếm tỷ trọng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Tổng công ty may mặc Việt Nam (theo tạp chí thời báo kinh tế: địa chỉ chuy cập internet-www.vneconomy.com.vn ngày truy cập7/11/01)
Như vậy xuất khẩu may mặc trong những năm tới sẽ gặp phải rất nhiều thách thức và các doanh nghiệp khó có thể thực hiện được hết hạn ngạch như mục tiêu đề ra.
3.Nguyên nhân tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân tồn tại cả mặt xấu và mặt tốt về thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ đó là hạn ngạch tuyệt đối - hạn ngạch hạn chế về số lượng. Trong suốt thời gian áp dụng hạn ngạch, chỉ một số hàng hóa đã được ấn định mới được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Số hàng hóa nào dư ra so với hạn ngạch sẽ bị giữ lại tại một “ khu ngoại thương” để bổ sung cho Kỳ hạn ngạch sau đó hoặc được đưa vào kho ngoại quan hoặc cũng có thể bị tra về hoặc tiêu hủy dưới sự giám sát của nhân viên hải quan. Các hiệp định về hàng dệt của Hoa Kỳ có quy định gia tăng các hạn ngạch theo từng thời điểm.
Loại thứ hai là hạn ngạch tính theo thuế suất áp dụng cho một khối lượng hàng nhập khẩu được quy định với một mức thuế thấp trong một thời hạn nào đó. Không có giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu trong suốt thời hạn này, nhưng nếu hàng nhập khẩu vượt quá số lượng cho phép mức thuế thấp thì số hàng dư đó sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.
Hàng may mặc cần có “visa” mới vào được Hoa Kỳ. Một visa hàng may mặc là dấu xác nhận trên một hóa đơn hoặc một “giấy phép kiểm soát nhập khẩu”do chính phủ nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng may mặc và sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngoài vào Hoa Kỳ hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập khẩu lậu các mặt hàng này vào Hoa Kỳ. Visa hàng may mặc có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch. Hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa tùy thuộc vào nước xuất xứ. Nếu thời gian hạn ngạch đã chấm dứt mà sau đó visa mới được cấp và hàng đã nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì lô hàng này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được cấp phép.
Với sự rắc rối và phức tạp của bộ luật thương mại Hoa Kỳ thì sự tiếp cận thị trường này cần phải cần phải thông thạo bộ luật đó Theo ông Matthew J.Mc.Conkey, một chuyên gia của Mỹ, hiện nay những doanh nhân có thể nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ phần lớn không phải là các công ty Việt Nam. Bởi vì luật lệ nhập khẩu vào Mỹ rất rườm rà và phức tạp. Do đó, ông M.J.Mc.Conkey hy vọng rằng các công ty Việt Nam sẽ đi bằng con đường vòng là bán hàng cho công ty của nước khác và công ty này sau đó sẽ nhập khẩu hàng vào Mỹ. Đồng thời cũng phải tránh được những nguyên nhân không tốt đến sự xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam như sau:
+Giảm bớt sự rườm rà tại cơ quan Hải Quan.
+Cơ quan nhà nước tích cực giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam như: vốn, công nghệ, hay các hợp đồng được thỏa thuận giữa hai chính phủ Việt-Mỹ ngày càng có lợi hơn cho phía doanh nghiệp Việt Nam.
+Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam cần phải cải thiện công nghệ lạc hậu so với các nước trên thế giới, cải thiện chất lượng sản phẩm để hạn chế tối đa việc phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu và tăng sự cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng từ hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ thì còn yếu tố tác động từ bên ngoài
Thứ nhất, chúng ta phải cạnh tranh với trung quốc là nước xuất khẩu hàng may mặc mạnh nhất, và họ đang đàm phán để gia nhập WTO. Khi họ trở thành thành viên của WTO thì cản trở hạn ngạch đối với họ sẽ bị cắt bỏ dần. Trong khi đó Việt Nam chưa được gia nhập WTO.
Thứ hai, theo dự đoán của các chuyên gia cao cấp trên thế giới về tình hình kinh tế của các nước trụ cột như Mỹ, Nhật, EU của năm nay và năm tới có xu hướng điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng. Một khi kinh tế của các nước phát triển chậm lại thì nhu cầu về hàng may mặc, giầy dép sẽ giam theo.
Thứ ba, hiện nay có một xu hướng các nước như Hàn Quốc đầu tư trở lại Bắc triều tiên và khu vực lãnh thổ như Đài Loan đầu tư vào Đại lục. Đây cũng là cái khó đối với chúng ta, bởi khách hàng sẽ chú ý vào những thị trường này. Chưa kể các nước khác trong khu vực như Indonesia,Phippines cũng xuất khẩu may mặc nhiều.
II.Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
1.Đánh giá tình hình sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam.
May mặc đang ngày càng trở thành ngành có vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 20-25%, tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động. Năm 2000 năng lực sản xuất toàn ngành may mặc tính theo 6 nhóm sản phẩm chính như sau:
Xơ PES công suất thiết kế 167 nghìn tấn, hoàn toàn thuộc về đầu tư nước ngoài.
Kéo sợi: 282 nghìn tấn, trong đó phần trong nước chỉ có 72 nghìn tấn.
Vải các loại: 800 triệu mét trong đó 380 triệu mét.
Đối với 3sản phẩm trên phần đầu tư nước ngoài tính theo giấy phép đã cấp, thực tế mới đạt khoảng 35% vốn đầu tư.
Dệt kim: 32 nghìn tấn, trong nước 20 nghìn tấn.
Khăn bông: 27,2 nghìn tấn, trong nước 18,8 nghìn tấn
Năng lực sản xuất trong nước thực tế chỉ có thể huy động 70% công suất dệt vải và kéo sợi vì thiết bị máy móc củ hiên chiếm tới 60%.
Hàng may mặc: toàn ngành 400 triệu sản phẩm, trong đó trong nước 200 triệu có khả năng huy động đạt công suất thiết kế.
Ngoài ra, so với các nước trong khu vực, ngành may mặc Việt Nam còn kém về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, khối lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa còn nghèo nàn và năng suất thấp dẫn đến giá thành cao hơn các nước, do vậy phần giá trị gia tăng theo sản phẩm thấp.
Theo dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam năm 2001 đạt khoảng 1,7 tỉ USD, bằng 77,1% so với năm 2000. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay đạt 887 triệu USD.
Điều đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm tới chắc chắn sẽ tăng nhanh sau khi hiệp định thương mại được kí kết.
2.Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa kỳ
Hiện nay, một số doanh nghiệp kí được hợp đồng xuất khẩu vào thị trường Mỹ những do không được hỗ trợ tích cực của Nhà nước Việt Nam để bù phần chênh lệch về thuế nhập khẩu cao nên nếu thực hiện sẽ lỗ lớn (Tất nhiên sự hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam trong điều kiện cho phép để không ảnh hưởng đến luật chống phá giá ). Điều đó chứng tỏ với mức thuế đánh vào hàng may mặc của Việt Nam khá cao làm ảnh hưởng đến mức xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tình hình này sẽ được cải thiện đáng kể sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết. Chính vì vậy, việc đưa hàng vào thị trường Mỹ hiện nay của các công ty may mặc Việt Nam còn dè dặt và cầm chừng và phải tìm ra lối đi của mình. Tuy nhiên vấn đề của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam là làm sao để vượt qua được các rào cản phi thuế quan và sức cạnh tranh.
Các rào cản phi thuế quan được đánh giá là khó khăn nhất. Kế đó là sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác và cuối cùng mới đến các vấn đề liên quan đế luật pháp vốn rất chặt chẽ của nước Mỹ.
Hiện nay, nước Mỹ đang có sự suy giảm phát triển kinh tế đồng thời giá sản phẩm may mặc trên thế giới giảm, làm kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ảnh hưởng không nhỏ. Trong khi đó, ngành may mặc xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công nên phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của nước ngoài hoặc thông qua các nước thứ ba nên khó nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
Mặc dù vậy, trong thời gian tới sau khi được Quốc Hội hai nước phê duyệt, Hoa Kỳ ngay lập tức cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trương Hoa Kỳ với việc đối xử không kém thuận lợi so với Hoa Kỳ dành cho hàng hóa tương tự của bất kì nước thứ 3 nào. Ngay sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực, hàng may mặc sẽ được hưởng thuế nhập khẩu MFN khi xuất khẩu vào Mỹ (mức thuế bình quân hàng Việt Nam xuất sang Mỹ có thể giảm từ 40%-50% xuống còn khoảng 3%. Nhưng khả năng tăng mạnh giá trị xuất khẩu sẽ bị hạn chế bởi chế độ hạn ngạch xuất khẩu vào Mỹ mà hai bên sẽ đàm phán trong tương lai, chế độ hạn ngạch này có thể sẽ trở thành lực cản thực sự vào năm 2005, khi Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch may mặc cho các nước thành viên WTO.
Nhìn chung xu hướng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ là rất có triển vọng trong tương lai, hàng may mặc của Việt Nam sẽ được tạo điều kiện tối đa để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Chương III
Giải pháp cho các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam để tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ
1.Về doanh nghiệp.
+ Xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp: để thâm nhập được thị trường có những yêu cầu đòi hỏi khắt khe như thị trường Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư ,nghiên cứu kĩ lưỡng, từ đó đề ra các biện pháp, chiến lược thích hợp với khả năng, trình độ của mình. Phải có cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn, kèm theo các biện pháp, công cụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Để các doanh nghiệp chủ động và phát huy tối đa khả năng hoạt động của mình thì các doanh nghiệp nên đặt đại lý của công ty mình tại Mỹ, ở tiểu bang nơi có cửa khẩu nhập hàng.
+ Xúc tiến thương mại: đây là một trong những khâu yếu nhất trong các doanh ngiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp chủ động tháo gỡ bị động vì thiếu nhân lực làm marketing, họ cần phải xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, ví dụ như lập cửa hàng, siêu thị, nhà kho ở Mỹ để các doanh nghiệp đưa hàng sang bán ...
+ Đổi mới công nghệ công tác quản lý, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh: để đạt được mục tiêu thâm nhập vào thị trường Mỹ, một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm là việc đổi mới công tác quản lý, áp dụng phương thức kinh doanh mới hiện đại, đồng thời đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với khả năng tài chính của công ty cho phép mà lại đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của hàng hóa cũng như mẫu mã, kiểu cách của thị trường.
2.Về chính phủ
+ Giải pháp cần thực thi để khắc phục tình trạng khó khăn của ngành may mặc là phải tháo bỏ các rào cản:
- Bộ thương mại nên bỏ ra chí phí vài ba triệu USD cho công tác xúc tiến thương mại.
- Bộ thương mại phải bãi bỏ ngay các loại phí liên quan đến hạn ngạch, điều chỉnh cơ chế quản lý hạn ngạch, phối hợp với Bộ tài chính và Tổng cục hải quan để đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ lệ phí liên quan đến xuất xứ hàng hóa, thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế.
- Bộ thương mại cần tiếp tục thương lượng với Mỹ để mở rộng thị trường cho ngành may mặc Việt Nam như điều chỉnh tăng hạn ngạch với mặt hàng may mặc của Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu ,khuyến khích các doanh nghiệp không thực hiện được hạn ngạch xuất khẩu nên hoàn trả hạn ngạch trước ngày 31/8 /02để điều chỉnh sang cho các doanh nghiệp khác
- Chính phủ cần xem xét cơ chế ‘vải, nguyên phụ liệu” sản xuất trong nước cho ngành may xuất khẩu cũng sẽ được tính thuế như với hàng xuất khẩu, cơ chế này nên thực hiện để có thể kích thích đầu tư trong ngành sản xuất vải và nguyên phụ liệu cho ngành may, bởi vì hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam phải nhập một số nguyên phụ liệu để tăng chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về bên đối tác.
- Với ngành Bông, Nhà nước cũng nên có chính sách như Trung Quốc hỗ trợ đến 60 cent cho một kg bông làm cho giá thành sản xuất vải rẻ hơn ,sản phẩm may vì thế cạnh tranh rất tốt với các nước khác.
- Hiện nay chi phí cho sản phẩm may mặc Việt Nam còn cao, nên sức cạnh tranh còn kém, do vậy các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần phải giảm chi phí, muốn giảm chi phí thì cần sự hỗ trợ của Nhà Nước như: cắt giảm chi phí điên, giảm thủ tục hành chính ...
+ Chính phủ cần phải giúp đỡ nhiều hơn đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu hàng sang Mỹ.
+ Chúng ta cũng phải dần dần loại bỏ những mặt hàng quản lý hạn ngạch, tiếp tục đưa thêm các mặt hàng trong 9 mặt hàng còn quản lý hạn ngạch vào áp dụng quản lý tự động để các doanh để các doanh nghiệp tự cạnh tranh nhau và thích nghi dần với cơ chế tự do nhằm chuẩn bị hội nhập
+ Tiếp tục theo dõi sát tình hình thực hiện hạn ngạch và nếu như hết háng 6/2002 những mặt hàng nào thực hiện đạt dưới 30% hạn ngạch thì sẽ xem xét chuyển giấy phép được cấp hoạt động cho doanh nghiệp xuất khẩu khác. Mục đích là để khai thác tối đa khả năng của những doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu mà chưa có hạn ngạch ,đồng thời để chống các doanh nghiệp được phân bổ hạn ngạch nhưng không có thị trường vẫn găm giữ hạn ngạch.
+ Bộ tài chính nên xem xét để giảm giá mức trúng thầu của các doanh nghiệp. Bởi hiện nay giá trúng thầu đã vượt giá thực tế trên thị trường đến 30%, nếu như cứ để giá đấu thầu ở mức cao hơn giá thị trường thì doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ và không có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như các doanh nghiệp không có khả năng tái đầu tư lại.
Nhà nước cần hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, lập quĩ cho vay ưu đãi để các doanh nghiệp chủ đông hơn trong khi thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Biện pháp này của Chính Phủ rất cần cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra Nhà nước cần có Tổ chức tư vấn bởi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ đều rất thiếu thông tin về thị trường, khả năng Maketting yếu kém. Từ đó các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam có định hướng rõ ràng hơn khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
Kết luận
Nói tóm lại nghiên cứu thị trường may mặc Hoa Kỳ để tăng sự hiểu biết về thị trường này có tác dụng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ. Đồng thời hoạt động này có tác động không nhỏ đến tăng cán cân thanh toán quốc tế và sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên Mỹ là một thị trường đòi hỏi cao và nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, hệ thống pháp luật phức tạp nhưng lại rất chặt chẽ và một nền văn hóa đa sắc tộc. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi bước vào thị trường đầy tiềm năng này.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thiếu các thông tin về thị trường, thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế và thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nên thường bị ép giá, giao hàng không đúng thời hạn, chậm đổi mới mẫu mã sản phẩm…Đã làm cho sức cạnh tranh vốn rất yếu kém của hàng may mặc Việt Nam càng khó có thể thâm nhập một cách có hiệu quả vào thị trường này. Đây cũng là một trong những trở ngại đáng kể, nhưng trở ngại này cũng không phải là không thể khắc phục được nếu có sự hỗ trợ tích cực về phía hai Chính Phủ (Chính Phủ Việt Nam là chủ yếu).
Để khắc phục được các nhược điểm và phát huy các ưu điểm còn tồn tại trong các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc Việt Nam, ngoài sự hỗ trợ về Chính Phủ như: cấp kinh phí cho xúc tiến thương mại, thương lượng với Chính Phủ Mỹ để điều chỉnh tăng hạn ngạch, giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính…Đồng thời doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam phải nỗ lực cố gắng hết sức (xây dựng mục tiêu chiến lược hợp lí, phát huy tối đa khả năng sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng hoạt động Marketting đạt hiệu quả nhất).
Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng lên khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được Chính Phủ hai nước phê chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, giúp hoàn thành CNH-HĐH đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tạp chí: ngoại thương-số 24(31/8/2001).
Thương mại :tin tức may mặc thế giới 5 tháng đầu năm (trang 27).
Kinh tế thế giới: kinh tế Mỹ suy giảm ảnh hưởng tới toàn cầu (trang 30 ).
2. Tạp chí: ngoại thương - số 21 (31/7/2001 ).
Kinh tế thế giới: nền kinh tế Mỹ đã thực sự toàn cầu hóa? (trang 27).
Bạn cần biết :mức thưởng theo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng năm 2001 (trang 37).
3. Tạp chí: ngoại thương - số 19 (10/7/2001 )
Bạn cần biết: năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc dự kiến đạt 1,7 tỉ USD.
4. Tạp chí: ngoại thương - số 16 (10/6/2001 )
Bạn cần biết: điều chuyển 2 mặt hàng may mặc lên nhóm 1 (trang 33 )
5. Tạp chí: ngoại thương - số 14 (20/5/2001 )
Kinh tế thế giới: vị trí đầu tàu của Mỹ trong nền kinh tế thế giới
6. Tạp chí: Châu Mỹ ngày nay - số 6/2001
Thông tin: Về chính sách mới của chính quyền BUSH (trang 63 )
7. Tạp chí: Châu Mỹ ngày nay - số 5/2001
Thông tin: Người Mỹ đang đến - chính sách của Mỹ đối với châu á
8. Tạp chí: châu Mỹ ngày nay - số 3/2001
Sự phát triển giảm sút của nền kinh tế Mỹ & tác động của nó đến kinh tế thế giới - Nguyễn Thiết Sơn
9. Tạp chí: kinh tế và dự báo - số 2/2001
Kinh tế ngành - địa phương : ngành may mặc với chiến lược tăng tốc đến 2010 – Phương Liên
10. Tạp chí: thị trường giá cả -số 01/2001
Thị trường giá cả &dự báo: giải pháp bình ổn giá cả thị trường mặt hàng sợi – Phạm Tuấn
11. Tạp chí: kinh tế Sài Gòn - số 40/2001
Ngành may xuất khẩu phần lớn đang bấp bênh - Tấn Đức (trang 54 )
12. Tạp chí: kinh tế Sài Gòn -số 33/2001
May mặc hút vốn Đài Loan - Phương Duy
13. Tạp chí: kinh tế Sài Gòn - số 12/2001
Xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ: các vấn đề pháp lý của eilen kerigan dry (trang 38 )
14. Tạp chí: kinh tế Sài Gòn – số 11/2001
Ngành may xuất khẩu đến cơn bĩ cực (trang 12 )
15. Tạp chí: thương nghiệp - số 6/2001
Ngành may mặc &những biện pháp hóa giải thách thức - Phi Hổ (trang 8)
16. Tạp chí: thương nghiệp - số 3+4/2001
Xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào Mỹ :những trở ngại và giải pháp chính (trang 19).
17. Tạp chí: tài chính - số 9/2001
Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam- Minh Hương (trang 20).
18.Tạp chí: Châu Mỹ ngày nay – số 1/2001
Lê Minh Quân- Nguyễn Việt Nga: vài nét về văn hóa chính trị Mỹ
19. Internet: www.vneconomy.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lạm phát và biện pháp khắc phục ở Việt Nam.doc