Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt trần khánh dư - Mê linh

MỤC LỤC . i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỀU HÌNH VẼ iv LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG I:CƠ SỞ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ . 3 1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư 3 1.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư . 3 1.1.2 Khái niệm và yêu cầu của dự án đầu tư 6 1.1.3 Chu trình của dự án đầu tư . 10 1.1.4 Đánh giá dự án đầu tư . 11 1.1.5 Dự án đầu tư trong GTVT . 12 1.1.6 Các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư . 13 1.2 Lý luận chung về dự án đầu tư VTHKCC bằng xe buýt 14 1.2.1 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt . 14 1.2.2 Những vấn đề cơ bản khi lập dự án đầu tư mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt . 19 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐI LẠI TRÊN TUYẾN TRẦN KHÁNH DƯ - MÊ LINH 29 2.1 Tổng quan về thành phố Hà Nội . 28 2.1.1 Hiện trạng kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội . 28 2.1.2 Hiện trạng hệ thống GTVT thành phố Hà Nội . 30 2.1.3 Hiện trạng nhu cầu đi lại của thành phố Hà Nội . 34 2.2 Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt của Thành phố Hà Nội 36 2.2.1 Hiện trạng hoạt động của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội 36 2.2.2 Hiện trạng đoàn phương tiện VTHKCC . 37 2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC 37 2.2.4 Hệ thống giá vé . 38 2.2.5 Nhận xét tình hình hoạt động của VTHKCC ở Hà Nội . 38 2.3 Xác định nhu cầu đi lại trên tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh . 39 2.3.1 Về hiện trạng khu vực nghiên cứu . 39 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của tuyến . 41 2.3.3 Về nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong khu vực nghiên cứu . 43 2.4 Nhận xét 48 CHƯƠNG III: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ TUYẾN TRẦN KHÁNH DƯ - MÊ LINH . 50 3.1 Cơ sở pháp lý của việc mở tuyến . 49 3.1.1 Cơ sở pháp lý 49 3.2 Giới thiệu về Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Chủ đầu tư của dự án) . 49 3.2.1 Lịch sử hình thành tổng công ty Vận tải Hà Nội 49 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Vận tải Hà Nội . 49 3.2.3 Mô hình bộ máy tổ chức của Tổng công ty Vận tải Hà Nội . 51 3.3 Phương án mở tuyến VTHKCC Trần Khánh Dư – Mê Linh . 53 3.3.1 Lộ trình của tuyến . 53 3.3.2 Lựa chọn phương tiện . 56 3.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu khai thác trên tuyến 58 3.4 Tổng mức vốn đầu tư của dự án . 62 3.5 Phân tích hiệu quả của dự án 63 3.5.1 Phân tích chi phí, doanh thu của dự án . 63 3.5.2 Đánh giá hiệu quả của dự án . 72 1. Hiệu quả kinh tế_ xã hội 72 2. Hiệu quả tài chính 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79 PHỤ LỤC . .80

doc121 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt trần khánh dư - Mê linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỀU HÌNH VẼ iv LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I:CƠ SỞ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 3 1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư. 3 1.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư 3 1.1.2 Khái niệm và yêu cầu của dự án đầu tư. 6 1.1.3 Chu trình của dự án đầu tư. 10 1.1.4 Đánh giá dự án đầu tư. 11 1.1.5 Dự án đầu tư trong GTVT. 12 1.1.6 Các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư. 13 1.2 Lý luận chung về dự án đầu tư VTHKCC bằng xe buýt. 14 1.2.1 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt. 14 1.2.2 Những vấn đề cơ bản khi lập dự án đầu tư mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt. 19 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐI LẠI TRÊN TUYẾN TRẦN KHÁNH DƯ - MÊ LINH 29 2.1 Tổng quan về thành phố Hà Nội. 28 2.1.1 Hiện trạng kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. 28 2.1.2 Hiện trạng hệ thống GTVT thành phố Hà Nội. 30 2.1.3 Hiện trạng nhu cầu đi lại của thành phố Hà Nội. 34 2.2 Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt của Thành phố Hà Nội . 36 2.2.1 Hiện trạng hoạt động của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội. 36 2.2.2 Hiện trạng đoàn phương tiện VTHKCC. 37 2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC. 37 2.2.4 Hệ thống giá vé. 38 2.2.5 Nhận xét tình hình hoạt động của VTHKCC ở Hà Nội. 38 2.3 Xác định nhu cầu đi lại trên tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh. 39 2.3.1 Về hiện trạng khu vực nghiên cứu.. 39 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của tuyến. 41 2.3.3 Về nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong khu vực nghiên cứu. 43 2.4 Nhận xét 48 CHƯƠNG III: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ TUYẾN TRẦN KHÁNH DƯ - MÊ LINH. 50 3.1 Cơ sở pháp lý của việc mở tuyến . 49 3.1.1 Cơ sở pháp lý. 49 3.2 Giới thiệu về Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Chủ đầu tư của dự án). 49 3.2.1 Lịch sử hình thành tổng công ty Vận tải Hà Nội. 49 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. 49 3.2.3 Mô hình bộ máy tổ chức của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. 51 3.3 Phương án mở tuyến VTHKCC Trần Khánh Dư – Mê Linh. 53 3.3.1 Lộ trình của tuyến. 53 3.3.2 Lựa chọn phương tiện. 56 3.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu khai thác trên tuyến. 58 3.4 Tổng mức vốn đầu tư của dự án. 62 3.5 Phân tích hiệu quả của dự án. 63 3.5.1 Phân tích chi phí, doanh thu của dự án. 63 3.5.2 Đánh giá hiệu quả của dự án. 72 1. Hiệu quả kinh tế_ xã hội. 72 2. Hiệu quả tài chính. 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC ….80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GTVT : Giao thông vận tải GTĐT : Giao thông đô thị KTXH : Kinh tế- xã hội VTCN : Vận tải cá nhân VTHKCC : Vận tải hành khách công cộng UBND : Ủy ban nhân dân Sở GTCC: Sở giao thông công chính HK : Hành khách GĐ : Gia đình DAĐT : Dự án đầu tư TKD – ML : Trần Khánh Dư – Mê Linh DANH MỤC BẢNG BIỀU Bảng 1.1 Phân loại dự án đầu tư 7 Bảng 1.2 Chu trình của một dự án đầu tư. 10 Bảng 2.1 Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ một số năm 29 Bảng 2.2 Dự báo dân số đến năm 2020 30 Bảng 2.3 Tỷ phần đảm nhận của các phương tiện tham gia giao thông 34 Bảng 2.4 Tổng nhu cầu đi lại của Thành phố Hà Nội 35 Bảng 2.5 Dự báo chuyến đi bình quân của một người dân Hà Nội trong một ngày 35 Bảng 2.6 Kết quả VTHKCC toàn mạng bằng xe buýt của Thành phố Hà Nội 36 Bảng 2.7 Chủng loại xe buýt đang hoạt động 37 Bảng 2.8 Giá vé xe buýt theo cự ly tuyến 38 Bảng 2.9 Giá vé tháng 1 tuyến và liên tuyến 38 Bảng 2.10 Bảng kích thước mẫu phỏng vấn hộ gia đình 38 Bảng 2.11 Bảng kích thước mẫu phỏng vấn hành khách 44 Bảng 2.12 Nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong ngày của vùng nghiên cứu 47 Bảng 2.13 Kết quả dự báo sản lượng hành khách trong một ngày trên tuyến 47 Bảng 3.1 Vị trí điểm dừng dọc đường đã có của tuyến TKD – ML 55 Bảng 3.2 Vị trí điểm dừng mới trên tuyến TKD – ML 56 Bảng 3.3 Thông số kĩ thuật cơ bản của xe Hyunđai Transinco B80 58 Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu khai thác trên tuyến TKD – ML 61 Bảng 3.5 Vốn bổ sung cho cơ sở hạ tầng 63 Bảng 3.6 Tổng vốn đầu tư trong 10 năm hoạt động 63 Bảng 3.7 Tổng hợp chi phí hoạt động của tuyến trong 1 năm 67 Bảng 3.8 Cơ cấu giá vé tháng trên tuyến 68 Bảng 3.9 Số hành khách đi vé tháng, vé lượt trong 1 ngày 68 Bảng 3.10 Số hành khách phân chia theo từng loại vé trong 1 ngày 69 Bảng 3.11 Giá vé các loại 69 Bảng 3.12 Doanh thu cho cả năm 70 Bảng 3.13 Mức trợ giá cho các năm kế hoạch 71 Bảng 3.14 Chi phí cho 1 chuyến đi bằng xe buýt 72 Bảng 3.15 Chi phí tiết kiệm được khi sử dụng xe buýt 73 Bảng 3.16 Chỉ tiêu của các loại xe 74 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Chu trình luân chuyển vốn trong đầu tư 3 Hình 1.2 Sơ đồ phân loại DAĐT GTVT 13 Hình 1.3 Trình tự mở tuyến buýt 19 Hình 2.1 Một số vùng thu hút trực tiếp tren tuyến 42 Hình 2.2 Đoạn tuyến buýt trùng trên tuyến Trần Khánh Dư – Mê Linh 43 Hình 2.3 Số người sử dụng xe buýt bình quân trong một ngày của vung nghiên cứu 45 Hình 2.4 Số chuyến đi bình quân bằng xe buýt trong ngày của khu vực nghiên cứu 45 Hình 2.5 NCĐL bình quân trong ngày trên tuyến TKD – ML của vùng nghiên cứu 46 Hình 2.6 Tỷ lệ NCĐL bình quân trong ngày trên tuyến TKD – ML của vùng nghiên cứu 47 Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Tông công ty Vận tải Hà Nội 52 Hình 3.2 Sơ đồ BĐX Trần Khánh Dư 54 Hình 3.3 Sơ đồ ĐĐX Thanh Tước – Mê Linh 54 Hình 3.4 Lợi nhuận của dự án trong các năm kế hoạch 71 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân cư tập trung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số tăng cao. Với việc Hà Nội được mở rộng làm cho nhu cầu đi lại bằng xe buýt giữa khu vực Hà Nội cũ và Hà Nội mới, giữa nội thành và ngoại thành ngày càng tăng. Trước tình hình đó hệ thống VTHKCC cần có những biện pháp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa khu vực Hà Nội cũ và khu vực Hà Nội mới sát nhập. Một trong những biện pháp đó chính là đầu tư mở tuyến buýt mới từ Hà Nội tới các huyện xa mới sát nhập vào Hà Nội như Mê Linh, Phú Xuyên, Hoài Đức... nhằm phục vụ nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân. Qua khảo sát cho thấy chưa có tuyến buýt nào tiếp cận đến địa bàn Huyện Mê Linh mà nhu cầu đi lại bằng xe buýt trên tuyến nghiên cứu Trần Khánh Dư – Mê Linh là rất lớn (14479 lượt/ngày). Từ những nhận định trên, em tiến hành nghiên cứu lập dự án mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh. 2. Mục đích nghiên cứu. Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh nhằm xây dựng tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh: - Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân huyện Mê Linh, phù hợp với định hướng của Tổng công ty. - Đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân, học sinh sinh viên , công nhân viên công sở…của các khu vực trong vùng ảnh hưởng đến tuyến. - Tăng cường khả năng tiếp cận với huyện Mê Linh. - Giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. - Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vận tải. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. Tuyến VTHKCC bằng xe buýt: Trần Khánh Dư – Mê Linh. b. Phạm vi nghiên cứu. - Khu vực ảnh hưởng của tuyến. - Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến. - Hiện trạng nhu cầu đi lại trong vùng ảnh hưởng của tuyến. Đó là căn cứ để đưa ra phương án đầu tư cho dự án mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu. Cơ sở hạ tầng trên tuyến: Điểm dừng đỗ, nhà chờ… Chỉ tiêu khai thác: Chiều dài tuyến, vận tốc: vận tốc khai thác, vận tốc lữ hành, vận tốc thiết kế; tần suất chạy xe; số điểm dừng đỗ dọc đường; lưu lượng hành khách trên tuyến. Các chỉ tiêu về phương tiện: số xe kế hoạch, số xe vận doanh. Vốn đầu tư và hiệu quả của dự án. Và một số chỉ tiêu khác như: Khả năng tiếp cận, giảm ô nhiễm môi trường và an toàn giao thông… 4.2 Quy trình thu thập số liệu. - Sử dụng số liệu sẵn có: Các giáo trình về lập dự án đầu tư, các bài viết, các thông tư quyết định và các tài liệu điều tra sẵn có liên quan. - Sử dụng số liệu lần đầu: Thu thập số liệu bằng khảo sát thực tế, chụp ảnh và bằng phỏng vấn (phỏng vấn hành khách ở một số điểm dừng trên tuyến và phỏng vấn hộ gia đình của khu vực nghiên cứu). 4.3 Xử lý và phân tích số liệu. Sử dụng phần mềm máy tính (word, Exel) và kiến thức chuyên môn để xử lý số liệu. 5. Kết cấu báo cáo. Báo cáo chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư. Chương II: Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Thủ đô Hà Nội và xác định nhu cầu đi lại trên tuyến Trần Khánh Dư – Mê Linh. Chương III: Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư. 1.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư a. Khái niệm đầu tư. Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/11/2005 thì: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư Đầu tư còn có những khái niệm khác như sau: - Trên quan điểm kinh tế: Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn để tạo nên tài sản dưới một hình thức nào đó (nhà xưởng, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ, cổ phiếu, trái phiếu,..) và tiến hành khai thác, sử dụng tài sản đó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Vốn đầu tư bao gồm các dạng sau: + Tiền tệ các loại + Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên + Các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, đá quý,... - Đứng trên quan điểm của xã hôi: Đầu tư là hoạt đông bỏ vốn để đạt được những hiệu quả về kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia. - Trên quan điểm của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn tại thời điểm hiện tại để mong tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu trong tương lai (đạt được lợi nhuận cao nhất với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được). Hình 1.1. Chu trình luân chuyển vốn trong đầu tư (Nguồn: Bài giảng môn đánh giá dự án đầu tư trong QH và QLGTĐT- Trần Thị Thảo). b. Phân loại đầu tư. Đầu tư có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Sau đây là một số tiêu thức phân loại thông dụng: Phân loại theo mục tiêu đầu tư: - Đầu tư mới: Là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng một đơn vị sản suất kinh doanh mới. - Đầu tư mở rộng: Là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động để nâmg cao công suất của công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng, tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụ ban đầu. - Đầu tư cải tạo công trình đang sử dụng: Đầu tư này gắn với việc trang bị lại tổ chức lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp đang hoạt động, không bao gồm việc xây dựng mới hay mở rộng các công trình phục vụ hay phụ trợ. Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn: - Đầu tư trực tiếp: Đây là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. Người đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hoặc cũng có thể là tư nhân hoặc tập thể thông qua các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài thì tuân theo luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật này đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam bao gồm 3 hình thức: + Công ty 100% vốn nước ngoài. + Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. + Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng “ Hợp tác kinh doanh”. - Đầu tư gián tiếp: Đây là hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn và người sử dụng vốn không phải là một. Loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư tài chính vì đầu tư này được thực hiện bằng cách mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, ... đế hưởng lợi tức. Với phương thức đầu tư này, người bỏ vốn không tham gia trực tiếp vào quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động tín dụng của các tổ chức như: Ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ tiền tệ,… cũng là một dạng của đầu tư gián tiếp. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng) và xã hội (trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hoá thể thao, vui chơi giải trí,…). - Đầu tư phát triển công nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình công nghiệp. - Đầu tư phát triển nông nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp. - Đầu tư phát triển dịch vụ: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (Thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác,…). Phân loại theo tính chất hoạt động của đối tượng đầu tư: - Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. - Đầu tư cho lĩnh vực phúc lợi công cộng: Đây là hình thức đầu tư để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho lợi ích công cộng, cho các nhu cầu toàn xã hội như: Trường học, bệnh viện,nhà văn hóa... - Đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường: Hệ sinh thái, môi trường… Phân loại theo cơ cấu tài sản đầu tư - Đầu tư tài sản cố định: Đây là các hoạt động đầu tư mua sắm, mở rộng, cải tạo tài sản cố định như: đầu tư xây lắp, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị… - Đầu tư tài sản lưu động: Đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh được tiến hành bình thường. - Đầu tư tài sản tài chính: Nhà đầu tư có thể đầu tư vào các tài sản chính như mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các xí nghiệp khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư. Phân loại theo chủ đầu tư - Đầu tư Nhà nước: Chủ đầu tư là Nhà nước, nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tự bổ sung của doanh nghiệp Nhà nước, tài sản hiện có do Nhà nước quản lý. - Đầu tư tập thể: Đây là hình thức mà chủ đầu tư tập thể, có thể là doanh nghiệp (Nhà nước và ngoài Nhà nước, độc lập và liên doanh, trong nước và ngoài nước…). Đối tượng đầu tư là sở hữu một tập thể. - Đầu tư tư nhân: Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ. Phân loại theo thời gian đầu tư và khai thác sử dụng - Đầu tư ngắn hạn: Dưới 1 năm (phần lớn cho các dịch vụ thương mại) - Đầu tư trung hạn: Trên 1 năm và dưới 5 năm - Đầu tư dại hạn: Trên 5 năm (phần lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng) 1.1.2 Khái niệm và yêu cầu của dự án đầu tư. a. Khái niệm dự án đầu tư. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư : - Theo ngân hàng thế giới (WB): Dự án là tổng thể những chính sách hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nhất định trong một thời gian xác định. - Theo nhà kinh tế học LuySquire : Dự án là tổng thể giải pháp nhằm sử dụng các nguồn hữu hạn vốn có ( tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, tài chính,…) nhằm đem lại lợi ích tối đa cho xã hội. - Khái niệm DAĐT xây dựng công trình (Theo Luật Xây Dựng): Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình xây dựng nhằm đạt mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Tuy có cách nhìn khác nhau nhưng các khái niệm đều có những nội dung thống nhất về dự án đầu tư như sau: - Về hình thức: Dự án đầu tư là một tập tài liệu mang tính pháp lý, mà ở đó được trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định đã đề ra. - Về nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Như vậy, một dự án đầu tư được đặc trưng bởi bốn yếu tố chính: + Mục tiêu của dự án: Đó là những kết quả và lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư và xã hội. + Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. + Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ và hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của cá bộ phận sẽ tạo thành kê hoạch làm việ của dự án. + Các nguồn lực (vật chất, tài chính và con người) cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. b. Phân loại dự án đầu tư. Dự án đầu tư có nhiều loại, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà phân theo các tiêu thức khác nhau. Có thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức tương tự như phân loại đầu tư. Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, Chính phủ có quy định phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước tùy theo tính chất và quy mô của dự án. Theo nghị định số 12/2009 NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án trong nước bao gồm: Dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo tính chất và quy mô như bảng sau: Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư Stt  Loại dự án đầu tư  Tổng mức đầu tư    Dự án quan trọng quốc gia  Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội   I  Nhóm A    1  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ỹ nghĩa chính trị - xã hội quan trọng  Không kể mức vốn   2  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp  Không kể mức vốn   3  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông( cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, quốc lộ), xây dựng khu nhà ở  Trên 1500 tỷ   4  Các dự đầu tư cây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông  Trên 1000 tỷ   5  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản  Trên 700 tỷ   6  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác( trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác  Trên 500 tỷ   II  Nhóm B    1  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông( cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.  Từ 75 tới 1500 tỷ đồng   2  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông( khác ở II-3) cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính., viễn thông.  Từ 50 tới 1000 tỷ đồng   3  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản  Từ 40 tới 700 tỷ đồng   4  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác( trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác  Từ 15 tới 500 tỷ đồng   III  Nhóm C    1  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông( cầu cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch( không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.  Dưới 75 tỷ đồng   2  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông( khác ở II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.  Dưới 50 tỷ đồng   3  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản  Dưới 40 tỷ đồng   4  Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác( trư khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và dự án khác.  Dưới 15 tỷ đồng   (Nguồn: Nghị định số 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009) Ngoài ra còn phân loại dự án theo nguồn vốn đầu tư: + Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; + Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; + Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. c. Vai trò của dự án đầu tư. - Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định sự bỏ vốn đầu tư. - Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được đầu tư ( hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động. - Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị và gọi vốn đóng góp hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. - Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư. - Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn. - Dự án đầu tư là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư và cho hưởng những khoản ưu đãi trong đầu tư. - Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét, giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và nhà nước Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh. - Dự án đầu tư còn có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện dự án: là cơ sở để xây dưng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời những tồn đọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án. d. Yêu cầu của dự án đầu tư. Một dự án đầu tư mang tính khả thi khi nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Tính khoa học và hệ thống: Tính khoa học của dự án đầu tư đòi hỏi những người soạn thảo dự án phải có một quá trình nghiên cứu thật tỷ mỷ và kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về phân tích tài chính, phân tích kinh tế, phân tích kỹ thuật,..Cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong quá trình soạn thảo dự án. - Tính pháp lý: Các dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước. Điều này đòi hỏi người soạn thảo dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động đầu tư. - Tính thực tiễn: Để đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư. - Tính thống nhất: Để đảm bảo tính thống nhất của dự án, các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án quốc tế còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế để đào tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài hiểu và quyết định lựa chọn dự án, các tổ chức tài chính quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án. 1.1.3 Chu trình của dự án đầu tư. Chu trình dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án đầu tư cần trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho đến thời điểm vận hành kết quả đầu tư. Chu trình của một dự án đầu tư có thể phân làm 3 giai đoạn : - Chuẩn bị đầu tư. - Thực hiện đầu tư. - Vận hành kết quả đầu tư. Bảng 1.2: Chu trình của một dự án đầu tư Giai đoạn I: Chuẩn bị đầu tư   Nghiên cứu cơ hội đầu tư  Lập báo cáo dự án  Thẩm định và ra quyết định     Giai đoạn II: Thực hiện đầu tư   Đàm phán và kí kết hợp đồng  Thiết kế, lập dự toán và xây dựng công trình  Lắp đặt máy móc thiết bị  Vận hành thử và nghiệm thu     Giai đoạn III: Vận hành kết quả đầu tư   Vận hành chưa hết công suất  Vận hành chưa hết công suất  Công suất giảm và kết thúc dự án   (Nguồn: Bài giảng môn đánh giá dự án đầu tư trong QH và QLGTĐT- Trần Thị Thảo) Trong ba giai đoạn trên đây, giai đoan chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành và khai thác.Do vậy đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự toán là quan trọng nhất. Giai đoạn thứ hai: giai đoạn thực hiện đầu tư vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Phần lớn vốn đầu tư của dự án được chi ra ở giai đoạn này và nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện dự án đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời, thời gian thực hiện dự án càng dài thì vốn ứ đọng càng nhiều tổn thất càng lớn.Lại thêm tổn thất do môi trường gây ra đối với vật tư thiết bị chưa hoặc đang thi công, đối với công trình đang được xây dựng dở dang. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện các hoạt động khác có liên quan. Giai đoạn thứ ba: nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. 1.1.4 Đánh giá dự án đầu tư. Đánh giá dự án đầu tư là quá trình trong đó chủ đầu tư hoặc cơ quan có liên quan tiến hành xem xét một cách khách quan, khoa học toàn diện các nội dung cơ bản của dự án để xác định mức độ đáp ứng được các mục tiêu đầu tư của dự án để làm căn cứ ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Nội dung đánh giá dự án đầu tư gồm những nội dung như sau: - Phân tích kỹ thuật. - Phân tích thị trường. - Phân tích về mặt tổ chức. - Phân tích tài chính: dùng các chỉ tiêu như: NPV, Thv, IRR, BCR đó là các chỉ tiêu động đánh giá dự án trong điều kiện an toàn về mặt tài chính. Bên cạnh đó cần đánh giá dự án không an toàn về mặt tài chính như phân tích độ nhạy của dự án hoặc phân tích xác định độ rủi ro của dự án,…. - Phân tích về mặt kinh tế - xã hội: Làm rõ hiệu quả kinh tế xã hội. - Phân tích chính trị: Xem xét nó ảnh hưởng tới cộng đồng - Phân tích luật lệ: Thực chất là xem xét thủ tục hành chính trong quá trình lập dự án có phù hợp với quy định của nhà nước hay không? Vai trò của đánh giá dự án: - Giúp chủ đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất để đầu tư - Giúp cho các cơ quan hữu quan của nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án - Giúp các chế định tài chính ra quyết định chính xác về vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư. 1.1.5 Dự án đầu tư trong GTVT. a. Đặc điểm của dự án đầu tư trong GTVT. Giao thông vận tải là trọng tâm của kết cấu hạ tầng xã hội và là tiền đề để củng cố và phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông như cầu, đường rất lớn. Vốn hàng năm bỏ ra là rất lớn nhưng hiệu quả chưa cao. Để góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào lĩnh vực GTVT cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá dự án đầu tư trong lĩnh vực GTVT phù hợp. Muốn vậy cần làm rõ những nét đặc thù trong đầu tư vào lĩnh vực GTVT: - Mục tiêu của việc đầu tư phát triển GTVT không đơn thuần nhằm tìm kiếm lợi nhuận mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế- xã hội. Đặc điểm này chi phối toàn bộ chính sách đầu tư, các quyết định đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư cũng như phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư về GTVT. - GTVT là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, là tiền đề cho việc phát triển các ngành kinh tế- xã hội khác, bởi vậy việc đầu tư phát triển phải luôn luôn đi trước về năng lực trình độ công nghệ. - Dự án đầu tư phát triển GTVT đòi hỏi quy mô đầu tư ban đầu lớn làm hạn chế các nhà đầu tư có đủ khả năng tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. - Việc đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển GTVT phải được nhìn nhận trên góc độ hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường tổng hợp. b.Phân loại dự án đầu tư trong GTVT. Dự án đầu tư giao thông vận tải được được chia ra làm hai loại: dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông và dự án đầu tư vận tải theo sơ đồ sau: Hình 1.2: Sơ đồ phân loại DAĐT GTVT (Nguồn: Bài giảng môn đánh giá dự án đầu tư trong QH và QLGTĐT – Trần Thị Thảo) Dự án đầu tư giao thông vận tải thường có vốn đầu tư lớn, thời gian khai thác và thời gian thu hồi vốn dài. 1.1.6 Các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư. Quản lý thực hiện dự án là việc áp dụng những kiến thức kỹ năng, phương tiện và kỹ thuật trong quá trình hoạt động của dự án để đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của người bỏ vốn cho dự án. Nội dung của quản lý dự án là quản lý: tổng thể dự án, quy mô của dự án, thời gian thực hiện dự án, chi phí dự án, chất lượng dự án, nguồn nhân lực, việc mua sắm thiết bị của dự án. Căn cứ vào quy mô của dự án và năng lực của mình mà chủ đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án cho phù hợp, gồm các hình thức sau: - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: hình thức này chủ đầu tư sử dụng các cán bộ chuyên môn hiện có của mình đủ năng lực theo yêu cầu quản lý dự án để tổ chức quản lý thực hiện dự án. Ưu điểm là tiết kiệm được chi phí và nhân lực, người quản lý có trách nhiệm cao. Nhưng nhược điểm là thiếu chuyên môn hoá nên chất lượng công tác không cao chỉ phù hợp với dự án nhỏ, đơn giản. - Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Là hình thức mà chủ đầu tư thuê một pháp nhân độc lập có đủ năng lực làm chủ nhiệm điều hành thay mình. Ưu điểm của hình thức này: thể hiện tính chuyên nghiệp trong quản lý điều hành dự án nên chất lượng thực hiện dự án tốt. Nhược điểm là chi phí quản lý dự án lớn. - Hình thức chìa khoá trao tay: Là hình thức mà chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu chọn một tổng thầu thực hiện toàn bộ dự án. Ưu điểm là tổng thầu thay chủ đầu tư tổ chức giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Nhược điểm: chủ đầu tư khó giám sát và quản lý chi phí thực hiện dự án nên có thể dẫn đến làm tăng chi phí thực hiện so với mức cần thiết. Hình thức này chỉ áp dụng đối với dự án có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản. - Hình thức tự thực hiện dự án: Là hình thức mà chủ đầu tư có đủ năng lực hiện có của mình để tổ chức thực hiện và quản lý quá trình dự án đồng thời tổ chức triển khai dự án. Ưu điểm của hình thức là tiết kiệm chi phí quản lý và chi phí thực hiện. Nhược điểm: thiếu tính chuyên môn hoá trong việc quản lý cũng như trong khâu thực hiện nên chất lượng công trình không cao. 1.2 Những vấn đề cần quan tâm khi lập dự án đầu tư VTHKCC bằng xe buýt. 1.2.1 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt. a. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt. Theo quy định về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt số 34/2006/QĐ – BGTVT thì VTHKCC bằng xe buýt được hiểu là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành. Nó bao gồm những đặc điểm chủ yếu sau: - Điểm đầu, cuối tuyến xe buýt không bắt buộc là các bến xe. - Trên lộ trình tuyến có các điểm quy định cho xe buýt dừng đón, trả khách. - Xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng trên lộ trình tuyến để đón, trả khách. - Ngoài vé lượt bán cho hành khách đi 1 lần trên tuyến, có bán vé tháng để khách đi thường xuyên trong tháng trên 1 hoặc nhiều tuyến buýt. - Hành khách đi xe buýt chỉ được mang theo hành lý xách tay không quá 10 kg và diện tích của hành lý mang theo chiếm tối đa 0,1 m2 sàn xe. Ngoài những đặc điểm cơ bản trên thì VTHKCC bằng xe buýt có những đặc điểm khác như sau: - Về phạm vi hoạt động (Theo không gian và thời gian). + Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC thường có cự ly trung bình và ngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu của hành khách. + Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC chủ yếu vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi làm... - Về phương tiện VTHKCC + Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải có tính năng động lực và gia tốc cao. + Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng . Thông thường chỗ ngồi không quá 40% sức chứa phương tiện , chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện. Cấu tạo cửa và số cửa, bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lên xuống thường xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng tại mỗi trạm đỗ . + Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều (Người lái- Hành khách) đầy đủ. + Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường (Thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả...) + Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm mỹ. Hình thức bên ngoài, màu sắc,cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận biết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện - Về tổ chức vận hành. + Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, giữ gìn trật tự an toàn GTĐT. Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại - Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành + Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí đầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn (Nhà chờ, điểm đỗ, hệ thống thông tin, bến bãi...) . + Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác . - Về hiệu quả tài chính + Năng suất vận tải thấp, do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp,... nên giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này thường thấp hơn giá thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện cơ giới cá nhân đồng thời phù hợp với thu nhập bình quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu tư vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước thường có chính sách trợ giá cho VTHKCC ở các thành phố lớn. b. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt. - VTHKCC nhằm phục vụ cho sự di chuyển của người dân đô thị: + Với sự gia tăng của phương tiện vận tải cá nhân như hiện nay thì VTHKCC tỏ ra có hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn giao thông. Chất lượng ngày càng được nâng cao đồng thời giảm chi phí đi lại dẫn đến ngày càng nhiều người dân đô thị chấp nhận loại hình vận tải này. + VTHKCC đảm bảo tránh cho hành khách khỏi những tác nhân tác động của môi trường như: mưa, nắng, bụi đường, khói và bảo đảm an toàn cho hành khách một cách tốt nhất. - VTHKCC tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị: + Quy mô đô thị ngày càng được mở rộng, xuất hiện nhiều khu công nghiệp, thương mại, văn hoá…Từ đó xuất hiện các quan hệ vận tải với công xuất lớn và khoảng cách xa, VTHKCC tỏ ra có ưu thế hơn so với các loại hình vận tải khác trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại. + Nếu không thiết lập được mạng lưới VTHKCC hợp lý tương xứng với nhu cầu đi lại thì việc giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng của đô thị phân bố cách xa trung tâm với công suất hành khách lớn sẽ là lực cản lớn đối với quá trình đô thị hoá. - VTHKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân đô thị, góp phần tăng năng suất lao động xã hội : + Trong một đô thị hiện đại, do tần suất đi lại cao, cự ly đi lại bình quân lớn nên tổng hao phí thời gian đi lại của một người dân là đáng kể. + Nếu thời gian đi lại bình quân tăng thì năng suất lao động xã hội giảm và ngược lại, nếu thời gian đi lại bình quân giảm thì sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Để giảm thời gian đi lại thì sử dụng hình thức VTHKCC là phương thức có thể nói là tối ưu nhất. - VTHKCC đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho người đi lại: + Việc sử dụng VTHKCC sẽ đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ tốt nhất cho việc đi lại của người dân. Giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần nâng cao an toàn giao thông. - VTHKCC góp phần bảo vệ môi trường đô thị : + Cùng với sự phát triển của đô thị là sự gia tăng nguy cơ gây ô nhiểm môi trường từ phía giao thông vận tải đô thị do cơ giới hoá vá cá nhân hoá phương tiện đi lại, đặc biệt là xu hướng phát triển xe máy và ôtô con. Công cộng hóa phương tiện đi lại là một trong những giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi nhằm thiểu hoá tác động tác động tiêu cực của giao thông vận tải đô thị đến môi trường. + Tác động động đáng kể trong việc huỷ hoại mội trường sinh thái là do khí thải các phương tiện vận tải gây ra. Như vậy hiệu quả sâu sắc của VTHKCC phải kể cả khả năng giữ bầu không khí trong sạch cho các đô thị hạn chế khí thải, giảm mật độ bụi và giảm cường độ ồn… - VTHKCC là nhân tố đảm bảo trật tự ổn định xã hội: + Sự đi lại của người người dân đô thị diễn ra liên tục, suốt ngày đêm biểu hiện bằng những dòng hành khách, dòng phương tiện dày đặc trên đường phố. Nếu sử dụng VTHKCC sẽ giảm độ phức tạp của dòng hành khách và phương tiện, dễ kiểm soát hơn góp phần đảm bảo trật tự ổn định xã hội. c. Các chỉ tiêu khai thác của xe buýt. + Chỉ tiêu về quãng đường: - Chiều dài hành trình (LT): là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình. Trong thành phố thì chiều dài hành trình của xe buýt hợp lý là khoảng: Lmin < LT < Lmax (km). Trong đó: Lmin = LHK (chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách). Lmax = (2-3) LHK - Các điểm dừng đỗ dọc đường (N):   Trong đó: l0 là khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng (m): tdd : là thời gian dừng tại điểm dừng (s) + Chỉ tiêu về thời gian: - Thời gian lăn bánh (Tlb):  ( phut ) Trong đó: Tlb: là thời gian lăn bánh ( phut)  Vkt : là vận tốc kĩ thuật của phương tiện.(km/h) - Thời gian dừng đỗ dọc đường (Tdd):  (s) Trong đó : tdd : Là thời gian dừng đỗ tại một điểm dừng (s). - Thời gian một chuyến xe (Tch):  ( phut) Trong đó:Tđc : là thời gian dừng đỗ tại điểm đầu và cuối (phut) - Thời gian một vòng xe ( Tv): Tv = 2* Tch ( phut) + Chỉ tiêu về phương tiện: - Số xe hoạt động trên tuyến ( Avd):  ( xe) Trong đó: I: Tần suất ( giãn cách) chạy xe ( phut) - Số xe có của tuyến ( Ac):  ( xe) Trong đó: αvd : Hệ số ngày xe vận doanh ( thường lấy = 0,85). + Chỉ tiêu về vận tốc: - Vận tốc lữ hành trên tuyến ( Vlh).  ( Km/h) - Vận tốc khai thác trên tuyến ( Vk):  ( Km/h ) - Vận tốc kĩ thuật trên tuyến ( Vkt):  ( Km/h ) + Chỉ tiêu về khả năng tiếp cận: Tuyến phải đi qua nhiều vùng thu hút như: Trường học, nhà máy, xí nghiệp, siêu thị…và điểm dừng của tuyến buýt phải đặt ở những địa điểm gần vùng thu hút để thu hút lượng hành khách, tạo ra nhu cầu đi lại bằng xe buýt. 1.2.2 Tiến trình cơ bản khi lập dự án đầu tư mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt. a. Các nguyên tắc khi mở tuyến Lập tuyến là khâu quan trọng trong công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt, bởi vậy khi thiết lập tuyến cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Mỗi tuyến cần phải nối được những điểm giao lưu có hành khách thường xuyên theo đường ngắn nhất. - Tuyến phải nối được nhiều trung tâm thu hút khách trên cùng 1 hướng. - Tuyến phải có số hành khách tương đối đều đặn từ đầu đến cuối tuyến. - Điểm đầu và điểm cuối của tuyến phải thuận lợi cho tác nghiệp của lái xe khi quay trở. b.Trình tự mở tuyến buýt. Khi tiến hành lập dự án đầu tư mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt thì trình tự các bước phải tiến hành như sơ đồ sau: Hình 1.3 : Trình tự mở tuyến buýt 1. Điều tra, khảo sát nhu cầu đi lại và cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu. - Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên của vùng, đất đai và quy hoạch sử dụng đất, dân số, mức tăng trưởng dân số, mật độ dân cư, cơ cấu dân cư, mức tăng trưởng kinh tế của vùng để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng và việc mở tuyến buýt mới có phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng không. - Điều tra về hệ thống giao thông vận tải: Hiện trạng mạng lưới đường, hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống vận tải (luồng, tuyến, phương tiện,…) có đảm bảo cho xe buýt hoạt động và dừng đỗ hay không. - Điều tra về nhu cầu vận tải: Điều tra xuất hành (O-D), điều tra lưu lượng giao thông, điều tra đi lại trên các tuyến VTHKCC, điều tra thu nhập và sở hữu phương tiện cá nhân của dân cư, điểm thu hút phát sinh hành khách để tính toán nhu cầu đi lại của hành khách bằng xe buýt của vùng như thế nào, có đảm bảo cho việc mở tuyến buýt mới hay không. - Điều tra dư luận xã hội: điều tra về ý kiến, quan điểm của người dân về VTHKCC. Từ đó thấy được VTHKCC có những ưu điểm gì cần phát huy và những nhược điểm gì cần khắc phục. Tùy thuộc vào mục đích điều tra có thể lựa chọn các hình thức điều tra sau: • Theo quy mô: Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. • Theo thời gian: Thường xuyên và không thường xuyên. • Theo hình thức thu thập: phân tích tài liệu, quan sát, bảng hỏi, phỏng vấn. 2. Xác định mục tiêu mở tuyến và đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến. Mục tiêu mở tuyến Việc mở tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng nhanh của người dân trong thành phố. Qua đó, giảm ách tắc giao thông đặc biệt là giờ cao điểm, cải thiện môi trường, giảm tai nạn giao thông, hạn chế PTCN và đảm bảo sức khoẻ cho hành khách. Tuy nhiên việc mở tuyến phải được nghiên cứu một cách hệ thống nhằm có được tuyến hợp lý. Nếu không sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông thành phố cũng như một số lĩnh vực khác. Đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến Tuỳ theo mục tiêu mở tuyến mà đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến được xác định dựa vào mục tiêu đó. Có 3 nhóm đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến xe buýt: - Tuyến xe buýt phục vụ cho nhu cầu đi lại của học sinh, sinh viên: đối tượng chủ yếu của tuyến là nhằm phục vụ nhu cầu đi học của học sinh, sinh viên hàng ngày (trừ thứ 7 và chủ nhật). - Tuyến xe buýt phục vụ cho nhu cầu đi làm của công nhân các nhà máy, xí nghiệp,các khu công nghệp: đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến là công nhân đi làm hàng ngày (tuỳ theo ca làm việc mà bố trí xe chạy hợp lý). - Tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên một tuyến xác định có biểu đồ giờ và thời gian chạy xe đều đặn từ sáng đến chiều: đối tượng phục vụ của tuyến là mọi người có nhu cầu đi lại trên tuyến từ đầu tuyến đến cuối tuyến hoặc đến các điểm thu hút mà tuyến đi qua. 3. Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng phục vụ trên tuyến. a. Lộ trình tuyến. Khái niệm: Lộ trình tuyến là quỹ đạo của phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển đề ra. Hành trình xe buýt là một phần của mạng lưới giao thông thành phố được trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật như: nhà chờ, điễm đầu cuối, biển báo, panô, cọc tiêu,…để cho xe buýt hoạt động và thực hiện chức năng vận chuyển hành khách từ vùng này sang vùng khác của thành phố. Hành trình của xe buýt có tính chất không thay đổi mặc dù phương tiện có thể thay đổi trên đó. Yêu cầu: + Yêu cầu chung: - Khi có một công trình mới (kinh tế, văn hoá) lượng thu hút hành khách cũng thay đổi, do đó nhu cầu đi lại của hành khách cũng thay đổi, phải nghiên cứu mạng lưới hành trình xe buýt cho phù hợp. - Các hành trình xe buýt khi thiết lập đảm bảo thuận tiện cho hành khách (thời gian đi lại là nhỏ nhất) và phù hợp với tốc độ giao thông, an toàn giao thông đảm bảo hiệu quả sử dụng phương tiện. - Điểm đầu, điểm cuối và điểm giữa của hành trình, độ dài hành trình phải phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách. + Khi lựa chọn các phương án hành trình cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Các hành trình cần phải đi qua các điểm thu hút hành khách lớn như: Nhà ga, bến cảng, chợ, sân vận động, công viên, rạp hát, trường học... theo đường đi hợp lý đảm bảo thời gian đi lại của hành khách. - Các điểm đầu và điểm cuối cần phải đủ diện tích và thiết bị cần thiết cho xe quay trở và thuận tiện cho lái xe khi hoạt động. - Mạng lưới hành trình xe buýt phải phù hợp với sơ đồ luồng hành khách và độ dài bình quân chuyến đi của hành khách. - Hành trình đi đến các công trình lớn không phải chuyển tải, khi xác lập điểm dừng cần phải chú ý tới các phương thức vận tải khác. - Hành trình xe buýt trong thành phố cần phải kết hợp với hành trình của các phương thức vận tải khác. - Độ dài của các tuyến xe buýt trong thành phố cần phải phù hợp với diện tích và dân số thành phố. - Đảm bảo các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện. b. Cở sở hạ tầng trên tuyến: Khái niệm: Cơ sở hạ tầng cho hoạt động xe buýt là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, công trình phục vụ cho việc vận chuyển hành khách bằng xe buýt. Các điểm dừng đỗ: - Khái niệm: Điểm dừng đỗ là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Tại các điểm dừng đỗ có trang bị một số cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hành khách đi xe buýt. - Yêu cầu của điểm dừng đỗ: + Điểm dừng đỗ được xây dựng gần điểm thu hút hành khách và phải đảm bảo an toàn cho hành khách lên xuống xe buýt, các phương tiện lưu thông trên đường. + Đảm bảo tính thẩm mỹ: điểm dừng đỗ là một công trình kiến trúc trên đường phố nên phải được nghiên cứu, xây dựng phù hợp với cảnh quan đô thị. - Tiêu chuẩn của điểm dừng đỗ: + Điểm dừng xe buýt trên đường bộ phải đảm bảo đúng luật giao thông đường bộ. + Phạm vi điểm dừng xe buýt phải sơn vạch phản quang để người điều khiển các phương tiện giao thông khác nhận biết. + Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ trong đô thị là 500 – 700m, ngoại thành là 800 – 1000m tùy thuộc vào vùng thu hút hành khách trực tiếp trên tuyến. + Tại mỗi vị trí điểm dừng phải có biển báo hiệu điểm dừng xe buýt theo quy định. Trên biển báo hiệu phải ghi rõ số hiệu, tên tuyến( điểm đầu – điểm cuối), lộ trình của các tuyến xe buýt dừng tại vị trí đó. + Tại các vị trí điểm dừng xe buýt: Trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 4m trở lên, ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 1,5m trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt. + Tại các vị trí điểm dừng phục vụ người tàn tật sử dụng xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn. Điểm đầu cuối - Khái niệm: Điểm đầu cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu và kết thúc của một hành trình xe chạy trên một tuyến. - Yêu cầu: + Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt phải đảm bảo cho xe buýt: Quay đầu xe, đỗ xe chờ vào hoạt động. + Phải bố trí ở những nơi có lưu lượng hành khách tập trung, khi chọn vị trí nên chọn sao cho thuận lợi cho việc tiếp chuyển giữa hình thức này với hình thức khác. + Có nhà chờ Điểm trung chuyển - Khái niệm: Điểm trung chuyển là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh, mà tại đó hành khách có thể chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác hoặc giữa các phương tiện trong cùng một phương thức trong quá trình đi lại. - Yêu cầu: + Về giao thông: Là yêu cầu rất quan trọng. Điểm trung chuyển phải nằm trên các đường phố có tuyến xe buýt đi qua, tại nơi đầu mối giao thông. Đây là yêu cầu phải được quan tâm và đặt lên hàng đầu, sự tiện lợi về mặt giao thông đồng nghĩa với việc mức độ sử dụng ít hay nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuong Vy.doc
Luận văn liên quan