Lập kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006

Mục tiêu nghiên cứu · Mục tiêu chung - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 Tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Tín Phát · Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp từ năm 2003 đến 2005 (phân tích hoàn cảnh nội bộ doanh nghiệp) Ø Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Ø Nhận định điểm mạnh - điểm yếu của doanh nghiệp - Phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô xác định những cơ hội hay đe dọa từ sự biến động của thị trường - Lập ma trận SWOT, kết hợp các điểm mạnh - điểm yếu, cũng như các cơ hội hay đe dọa để xác định các phương hướng trong kinh doanh - Dự báo nhu cầu tiêu thụ của khách hàng về 2 mặt hàng là Đá xây dựng và Cát xây dựng - Thiết lập các bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2006 như kế hoạch mua hàng, kế hoạch chi phí bán hàng, kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp, kế hoạch tài chính - Thông qua các kế hoạch đã lập đánh giá chung tính khả thi của kế hoạch và đề xuất ra các biện pháp 3. Phương pháp nghiên cứu · Nguồn số liệu - Thu thập thông tin có liên quan trên thời báo Kinh Tế Sài Gòn, báo Cần Thơ, trên các trang web có liên quan - Dựa vào số liệu kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân Tín Phát từ năm 2003 đến 2005 - Tham khảo ý kiến của anh chị nhân viên trong Doanh Nghiệp, đặc biệt là ông bà giám đốc Hà Thanh Tuyền và Cao Quốc Tín · Phương pháp nghiên cứu - Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trên phương pháp so sánh dựa trên việc phân tích các tỉ số tài chính

doc76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nhật Bản là nước có công nghệ cao về lĩnh vực này) vì vậy giá thành của chúng đã cao nay lại càng cao hơn do phải chịu mức thuế nhập khẩu. Với mức giá cao như vậy, nhiều doanh nghiệp không thể tự mua nổi các loại máy móc hiện đại như vậy, mà chỉ có thể mua các máy móc cũ đã qua sử dụng về sửa chữa lại để sử dụng. Do vậy tính cạnh tranh không cao, do các máy móc này dễ hư hỏng và tiêu hao mức nhiên liệu cao hơn các máy mới, với giá xăng dầu ngày càng tăng như hiện nay thì đây quả thật là điều mà các nhà doanh nghiệp cần phải quan tâm. III. XÁC ĐỊNH CÁC CƠ HỘI – ĐE DỌA 1. Cơ hội Tốc độ phát triển kinh tế đang tăng nhanh Quá trình công nghiệp hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ Nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường sẽ tăng cao Thu nhập người dân tăng, chỉ số tiêu dùng tăng Sự đầu tư vào khu công nghiệp từ các công ty nước ngoài Chính sách thông thoáng khuyến khích việc phát triển kinh tế của đất nước 2. Đe dọa Sự biến động của thị trường Giá xăng dầu có xu hướng tăng Giá vàng, lãi suất ngân hàng tăng Sự tăng giá của các nguyên vật liệu xây dựng Việc đầu cơ của nhà cung ứng IV. PHÂN TÍCH SWOT Lập ma trân SWOT ĐIỂM MẠNH (S) 1. Có kinh nghiệm, quan hệ rộng rãi với nhiều nhà cung ứng 2. Địa điểm kinh doanh thuận tiện, là nhà phân phối duy nhất trong khu công nghiệp Trà Nóc. 3.Lực lượng nhân viên có chất lượng tương đối khá, được phân bố hợp lý 4. Tình hình tài chính ổn định ĐIỂM YẾU (W) 1. Không có sách lược kinh doanh rõ ràng, chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân 2. Máy móc cũ, dễ hư hỏng CƠ HỘI (O) 1. Tốc độ phát triển kinh tế cao 2. Nhu cầu vật liệu xây dựng trên thị trường sẽ tăng cao 3. Thu nhập người dân tăng 4. Sự đầu tư vào khu công nghiệp từ các công ty nước ngoài 5. Chính sách thông thoáng khuyến khích việc phát triển kinh tế của đất nước PHỐI HỢP S – O S1,2,3,4 + O1,2,3,4,5 chiến lược tăng trưởng tập trung PHỐI HỢP W – O W1,2,3+O1,2,3,4,5 chiến lược đa dạng hóa đồng tâm ĐE DOẠ (T) 1. Sự biến động của thị trường 2. Giá xăng dầu có xu hướng tăng 3. Giá vàng, lãi suất ngân hàng tăng 4. Tăng giá nguyên vật liệu đầu vào 5. Sự đầu cơ của nhà cung ứng PHỐI HỢP S – T S1,2,3,4+T1,2,3,4,5 chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập PHỐI HỢP W – T W1,2,3+T1,2,3,4,5 chiến lược cắt giảm chi phí 2. Thực hiện chiến lược - S1,2,3,4 + O1,2,3,4,5 chiến lược tăng trưởng tập trung: là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. Khi theo đuổi chiến lược này, doanh nghiệp cần hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được để thu được lợi nhuận cao nhất về sản phẩm này. Trong chiến lược tăng trưởng tập trung này doanh nghiệp có thể sử dụng 2 chiến nhỏ hơn là Thâm nhập thị trường: tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang kinh doanh trong khi vẫn giữ nguyên thị trường đang tiêu thụ, thông thường bằng các nổ lực mạnh mẻ trong công tác marketing, chiến lược này là không phù hợp do ngành vật liệu xây dựng rất khó trong công tác Marketing, đồng thời quy mô doanh nghiệp còn khá nhỏ. Phát triển sản phẩm: doanh nghiệp hiện đang tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển thêm các ngành khác, đó là ngành dịch vụ cho thuê xe cơ giới ngay trên thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Hiện nay nhu cầu thuê mướn xe cơ giới trong khu chế xuất đang tăng cao, việc phát triển cơ sở hạ tầng và làm các tuyến đường giao thông rất cần nhiều xe cơ giới. Tín Phát hiện đang có xe và đội ngủ nhân viên lành nghề có khả năng đáp ứng được nhu cầu này. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng quý mà doanh nghiệp có thể kinh doanh thêm lĩnh vực này để nâng cao lợi nhuận, nếu quý nào doanh nghiệp không sử hết năng lực kinh doanh của mình có thể tranh thủ làm các việc khác như cho thuê xe cơ giới phục vụ cho các công trình xây dựng… S1,2,3,4+T1,2,3,4,5 chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập: chiến lược này cho phép cũng cố vị thế của doanh nghiệp trong tình hình bất ổn của thị trường, cho phép phát huy đầy đủ hơn khả năng của doanh nghiệp. Có 2 chiến lược chính là: Hội nhập về phía trước: doanh nghiệp sẽ liên kết với nhà thầu xây dựng, sẵn sàng cung cấp các mặt hàng tốt nhất, đủ nhất và đúng thời gian cho các nhà thầu này. Đồng thời các nhà thầu cũng cam kết sẽ lấy hàng của doanh nghiệp mà không lấy của ai hết, điều này luôn đảm bảo cho doanh nghiệp thị trường tiêu thụ trong dài hạn. Hội nhập về phía sau: doanh nghiệp sẽ liên kết với các nhà cung ứng trên thị trường, đảm bảo sao cho lúc nào doanh nghiệp cũng có hàng để bán. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ tiền mặt thì nhà cung ứng vẫn cho gối đầu, cung cấp hàng đúng hẹn. - W1,2,3+O1,2,3,4,5 chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới với các sản phẩm phù hợp về công nghệ mà doanh nghiệp hiện có. Chìa khóa để thực hiện đa dạng hóa đồng tâm là tranh thủ chí ít một trong các ưu thế nội bộ chủ yếu của hãng, để chuyển hướng kinh doanh. Nhận thấy hiện nay năng lực làm việc hiện nay của doanh nghiệp cũng khá cao đồng thời sức tiêu thụ của các mặt hàng theo tính chất mùa vụ, Tín Phát có thể tranh thủ những lúc mức tiêu thụ giảm để tận dung hết công suất của các loại máy móc này. Hiện nay nhu cầu thuê mướn xe cơ giới trong khu chế xuất đang tăng cao, việc phát triển cơ sở hạ tầng và làm các tuyến đường giao thông rất cần nhiều xe cơ giới. Tín Phát hiện đang có xe và đội ngủ nhân viên lành nghề có khả năng đáp ứng được nhu cầu này. Do vậy nếu kinh doanh sang lĩnh vực này Tín Phát sẽ có thêm nguồn lợi khác, tận dụng hết năng lực hiện có của doanh nghiệp. - W1,2,3+T1,2,3,4,5 chiến lược cắt giảm chi phí: đơn giản đây là biện pháp lùi và tổ chức lại, là chiến lược ngắn hạn giảm bớt các bộ phận hay sản phẩm nào mà không đem lại hiệu quả. Nếu trong tình hình nhiều bất ổn và các điểm yếu không thể khắc phục được thì việc cắt giảm chi phí là điều tất yếu mà Tín Phát cần phải làm. Tóm lại qua việc phân tích ma trận SWOT trên ta nhận thấy trước tình hình biến động của thị trường, cũng như những cơ hội mà nó đem lại và những điểm yếu mà doanh nghiệp chưa khắc phục được. Tín Phát cần thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập liên kết với nhà cung ứng đồng thời liên kết với các chủ thầu xây dựng để đảm bảo nguồn lợi ổn định cho doanh nghiệp, tranh thủ tận dụng hết năng lực làm việc. CHƯƠNG 4 LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH I. TÓM LƯỢC KẾ HOẠCH KINH DOANH Mục tiêu là tăng doanh thu đạt 6 tỷ đồng trong năm kế hoạch (2006) Qua việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (điểm mạnh, điểm yếu – cơ hội, đe dọa) trong bảng phân tích SWOT để dự đoán mức giá của các nguyên liệu đầu vào, dự báo mức sản lượng sẽ tiêu thụ và mức giá bán ra trên thị trường Doanh nghiệp phải nâng cao năng lực làm việc phù hợp với nhu cầu tiêu thụ được dự báo bằng cách mua thêm 1 máy cuốc và 1 xe tải lớn nửa. Nâng tổng năng lực làm việc lên 21.600 m3/quý Về nhân sự nhận thêm 2 nhân viên bán hàng - sử dụng 2 máy móc mới mua Đề ra chính sách sẽ thu 75% lượng tiền bán hàng trong quý, phần còn lại thu trong quý tiếp theo nhằm giảm bớt sự chiếm vụng vốn, điều chỉnh lượng tiền mặt cho hợp lý Tỷ lệ thanh toán tiền mua hàng trong năm kế hoạch sẽ là 70% phần thanh toán của quý phát sinh, phần còn lại 30% sẽ thu hết trong quý tiếp theo. Phần nợ nhà cung ứng kỳ trước sẽ được thanh toán hết vào đầu quý I của năm kế hoạch. Nhằm giữ tốt mối quan hệ với nhà cung ứng Về tài chính dự toán năm 2006 sẽ tăng khoản tiền mặt tại quỹ mỗi quý một cách có hiệu quả nhất để dự phòng rủi ro do biến động của môi trường kinh doanh và trong cuối quý IV sẽ chi mua máy móc thiết bị mới như đã nói ở trên Lập kế hoạch doanh thu, đánh giá mức hiệu quả của kế hoạch đạt được thông qua các tỉ số tài chính Đưa ra các kết luận và kiến nghị DỰ BÁO BÁN HÀNG Trước hết ta sẽ tổng hợp lượng tiêu thụ các loại hàng hóa mà Tín Phát đã bán được trong 3 năm, đây là cơ sở để dự báo cho phần lập kế hoạch Bảng 15: SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI ĐÁ XÂY DỰNG THỰC TẾ BÁN RA TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2005 Đơn vị tính: m3  Năm Sản phẩm Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 2003 Đá 0x4 214,99 249,38 223,59 171,99 859,94 Đá 1x2 2.347,23 2.953,16 3.398,70 3.927,61 12.626,71 Đá 4x6 265,95 230,49 381,88 485,53 1.363,85 Tổng 916,72 917,84 1.174,82 1.404,26 4.413,64 2004 Đá 0x4 512,30 592,77 410,96 581,15 2.097,17 Đá 1x2 1.062,45 1.267,63 1.409,42 1.767,06 5.506,57 Đá 4x6 669,87 719,33 868,14 1.213,35 3.470,70 Tổng 2.244,62 2.579,74 2.688,52 3.561,56 11.074,44 2005 Đá 0x4 1.116,53 1.205,70 1.701,78 1.742,85 5.766,87 Đá 1x2 2.347,23 2.953,16 3.398,70 3.927,61 12.626,71 Đá 4x6 1.467,61 1.545,50 1.959,65 2.738,88 7.711,64 Tổng 4.931,38 5.704,37 7.060,14 8.409,35 26.105,23 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát 2003-2005 Chú thích: Tham khảo kết quả hoạt động kinhdoanh đầy đủ ở phụ lục 1 Bảng 16: SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI CÁT XÂY DỰNG THỰC TẾ BÁN RA TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2005 Đơn vị tính: m3 Năm Sản phẩm Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 2003 Cát nền 581,44 766,58 917,22 1.054,86 3.320,09 Cát vàng 558,52 609,81 653,57 689,07 2.510,97 Tổng   1.139,95 1.376,39 1.570,79 1.743,93 5.831,07 2004 Cát nền 1.204,69 1.469,45 1.472,55 1.657,26 5.803,94 Cát vàng 1.328,35 1.557,38 1.360,67 1.565,58 5.811,98 Tổng   2.533,04 3.026,83 2.833,22 3.222,83 11.615,92 2005 Cát nền 1.725,81 1.922,55 2.306,61 3.225,60 9.180,57 Cát vàng 1.785,20 2.119,88 2.746,70 2.998,48 9.650,25 Tổng   3.511,00 4.042,43 5.053,31 6.224,08 18.830,82 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát 2003-2005 Chú thích: Tham khảo kết quả hoạt động kinhdoanh đầy đủ ở phụ lục 2 Dựa trên các số liệu thu được qua 3 năm 2003-2005, nhận thấy chúng tăng giảm theo từng quí nên ta dự báo được lượng tiêu thụ trong năm 2006 bằng phương pháp hồi qui tuyến tính có tính chất mùa vụ có dựa trên việc phân tích các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Bảng 17: DỰ BÁO LƯỢNG ĐÁ, CÁT TIÊU THỤ TRONG NĂM 2006 Đơn vị tính: m3 Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Đá 4x6 1.358,17 1.635,52 2.010,85 2.303,13 7.307,67 Đá 1x2 2.719,97 3.563,28 4.422,39 5.667,96 16.373,59 Đá 0x4 1.686,61 1.892,53 2.616,24 3.868,81 10.064,19 Tổng đá 5.764,74 7.091,32 9.049,48 11.839,89 33.745,44 Cát nên 1.978,55 2.490,04 2.978,27 3.975,62 11.422,48 Cát vàng 2.269,27 2.837,07 3.359,15 3.936,47 12.401,97 Tổng Cát 4.247,82 5.327,11 6.337,42 7.912,10 23.824,44 Tổng sản phẩm 10.012,56 12.418,43 15.386,90 19.751,99 57.569,88 Nguồn: tự thực hiện (tham khảo chi tiết ở phụ lục 3) Đồ thị 5: SO SÁNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ QUA CÁC NĂM 2003 - 2006 Theo kết quả dự báo sản lượng đá tiêu thụ của từng loại đều tăng so với năm 2005 với tổng số lượng Đá trong năm kế hoạch 33.745 m3 tăng gấp 0,77 lần, mức tiêu thụ sản lượng Cát là 23.824 m3 tăng 1,265 lần so với năm 2005. Tổng sản lượng hàng cần bán trong quý tăng dần lên, đến quý III của năm kế hoạch lượng hàng bán ra đã vượt trên 15.000 m3 hơn mức năng lực làm việc của doanh nghiệp. Tín Phát cần tăng cường máy móc thêm trong giai đoạn này. III. KẾ HOẠCH BÁN HÀNG Sau khi đã dự báo được thị trường tiêu thụ trong giai đoạn tới, ta dự kiến doanh thu kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo: tuy nhiên để việc phân tích cho chính xác ta cần xác định lại các mức giá bán cho chính xác. Trước sự bất ổn của thị trường, giá xăng dầu lại tiếp tục tăng, chuẩn bị cho một sự lên giá nửa của các nguyên liệu đầu vào, theo sự phân tích của báo giới và các chuyên gia nhận định giá nguyên vật liệu đầu vào tuỳ từng loại sẽ tăng từ 2% đến 5%. Cộng với sự tăng lên của chí số tiều dùng, tốc độ phát triển của thị trường và ý kiến của Ông Cao Quốc Tín, tôi dự báo các mức giá cho các sản phẩm của doanh nghiệp như sau: Bảng 18: DỰ BÁO MỨC GIÁ BÁN HÀNG NĂM KẾ HOẠCH Đơn vị tính: đồng Sản phẩm (m3) Giá bán cũ Giá bán mới Chênh lệch Tỷ lệ tăng (%) Đá 0x4 116.000 118.000 2.000 1,724 Đá 1x2 143.000 147.000 4.000 2,797 Đá 4x6 136.000 138.000 2.000 1,471 Cát nền 20.000 20.000 0 0,000 Cát vàng 45.000 46.000 1.000 2,222 Nguồn: tự thực hiện Mức giá mới của 2 loại Đá 0x4 và 4x6 chỉ tăng lên 2.000 đồng/m3 so với mức giá cũ, tỷ lệ tăng khoản 1,5 đến 1,7% nhưng sản phẩm Đá 1x2 tăng nhanh hơn dự báo sẽ tăng lên 4.000 đồng/m3 so với mức giá cũ, tức tăng khoản 2,79%. Mức giá của đá 1x2 tăng như vậy là do tình hình tiêu thụ sản phẩm này rất lớn, cầu tăng nhanh dẫn đến mức giá tăng cũng là điều hợp lý. Cát vàng được dự báo là sản phẩm có mức giá tăng cũng khá cao, trong năm 2006 tăng 1.000 đồng/m3 so với năm 2005 với tỷ lệ là 2,22%, giá Cát nền không đổi do lượng cung trên thị trường hiện nay khá nhiều và sự cạnh tranh giá giữa doanh nghiệp với các chủ dịch vụ Bơm cát nền. Bảng 19: KẾ HOẠCH BÁN HÀNG NĂM 2006 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Đá 4x6 (m3) Số sản phẩm bán ra 1.686,61 1.892,53 2.616,24 3.868,81 10.064,19 Giá bán 138 138 138 138 138 Doanh thu dự kiến 232.752 261.169 361.041 533.895 1.388.858 Đá 1x2 (m3) Số sản phẩm bán ra 2.719,97 3.563,28 4.422,39 5.667,96 16.373,59 Giá bán 147 147 147 147 147 Doanh thu dự kiến 399.835 523.801 650.091 833.190 2.406.918 Đá 0x4 (m3) Số sản phẩm bán ra 1.358,17 1.635,52 2.010,85 2.303,13 7.307,67 Giá bán 118 118 118 118 118 Doanh thu dự kiến 160.264 192.991 237.281 271.769 862.305 Tổng doanh thu Đá 792.851 977.962 1.248.413 1.638.854 4.658.080 Cát nền (m3) Số sản phẩm bán ra 1.978,55 2.490,04 2.978,27 3.975,62 11.422,48 Giá bán 20 20 20 20 20 Doanh thu dự kiến 39.571 49.801 59.565 79.512 228.450 Cát vàng (m3) Số sản phẩm bán ra 2.269,27 2.837,07 3.359,15 3.936,47 12.401,97 Giá bán 46 46 46 46 46 Doanh thu dự kiến 104.386 130.505 154.521 181.078 570.490 Tổng doanh thu Cát 143.957 180.306 214.086 260.590 798.940 Tổng doanh thu 936.808 1.158.268 1.462.500 1.899.445 5.457.021 Nguồn: tự thực hiện Qua bảng kế hoạch bánh hàng nhận thấy tổng doanh thu trong năm kế hoạch đạt được là 5,457 tỷ đồng, giá trị doanh thu có tăng xong chưa đạt so với mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Chỉ đạt 86% kế hoạch đề ra. Sau khi lập được bảng kế hoạch bán hàng, ta tiếp tục dự báo cho kế hoạch thu tiền bán hàng. Chính sách thu tiền bán hàng của doanh nghiệp trong năm nay sẽ là thu hết lượng tiền phải thu của khách hàng trong năm qua. Đề ra chính sách sẽ thu 75% lượng tiền bán hàng trong quý, phần còn lại thu trong quý tiếp theo. Bảng 20: KẾ HOẠCH THU TIỀN BÁN HÀNG Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Tổng doanh thu dự kiến 936.808 1.158.268 1.462.500 1.899.445 5.457.020 Các khoản phải thu kỳ trước  348.450 Thu tiền quý 1 702.606 234.202 Thu tiền quý 2 868.701 289.567 Thu tiền quý 3 1.096.875 365.625 Thu tiền quý 4 1.424.584 474.861 Tiền thu từ bán hàng  1.051.056 1.102.903 1.386.442 1.790.208 5.330.609 Nguồn: tự thực hiện Nhận thấy lượng tiền thu được hàng quý đều trên 1 tỷ đồng và tăng dần lên theo thời gian, tổng lượng tiền thu được trong năm là 5,33 tỷ đồng chiếm 97,6% doanh thu bán hàng dự kiến (không tính lượng tiền phải thu đầu kỳ). IV. KẾ HOẠCH CHI PHÍ Kế hoạch chi phí mua sản phẩm đầu vào Do tính chất kinh doanh của doanh nghiệp Tín Phát là nhà trung gian, mua đi bán lại, không có chính sách tồn kho cụ thể. Hàng tồn kho là do lượng hàng mua vào trong kỳ phát sinh phụ thuộc nhiều vào trong tải của xà lan chở hàng. Trọng tải của 1 chiếc xà lan thông thường vào khoản 1.000 m3 đến 1.500 m3. Do vậy lượng hàng lượng mua vào của doanh nghiệp trong năm kế hoạch được tính một cách chính xác để sao cho lượng hàng mua về đáp ứng đúng nhu cầu về mức tiêu thụ của thị trường, với mức giá mua vào hợp lý nhất và lượng hàng tồn kho cũng vừa phải nhất. Bảng 21: DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG MUA VÀO NĂM KẾ HOẠCH Đơn vị tính: m3 Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Đá 4x6 Số sản phẩm dự báo 1.686,61 1.892,53 2.616,24 3.868,81 10.064,19 Tồn kho đầu kỳ 200,14 13,53 121,00 4,76 200,14 Số sản phẩm sẽ bán 1.486,47 1.879,00 2.495,24 3.864,05 9.724,75 Số sản phẩm sẽ mua vào 1.500 2.000 2.500 4.000 10.000 Tồn kho cuối kỳ 13,53 121,00 4,76 135,95 135,95 Đá 1x2 Số sản phẩm dự báo 2.719,97 3.563,28 4.422,39 5.667,96 16.373,59 Tồn kho đầu kỳ 0,00 280,03 216,76 294,37 0,00 Số sản phẩm sẽ bán 2.719,97 3.283,24 4.205,63 5.373,59 15.582,43 Số sản phẩm sẽ mua vào 3.000 3.500 4.500 5.500 16.500 Tồn kho cuối kỳ 280,03 216,76 294,37 126,41 126,41 Đá 0x4 Số sản phẩm dự báo 1.358,17 1.635,52 2.010,85 2.303,13 7.307,67 Tồn kho đầu kỳ 230,55 372,38 236,86 226,01 230,55 Số sản phẩm sẽ bán 1.127,62 1.263,14 1.773,99 2.077,12 6.241,86 Số sản phẩm sẽ mua vào 1.500 1.500 2.000 2.100 7.100 Tồn kho cuối kỳ 372,38 236,86 226,01 22,88 22,88 Cát nền Số sản phẩm dự báo 1.978,55 2.490,04 2.978,27 3.975,62 11.422,48 Tồn kho đầu kỳ 190,41 211,86 221,82 243,55 190,41 Số sản phẩm sẽ bán 1.788,14 2.278,18 2.756,45 3.732,07 10.554,82 Số sản phẩm sẽ mua vào 2.000 2.500 3.000 3.800 11.300 Tồn kho cuối kỳ 211,86 221,82 243,55 67,93 67,93 Cát vàng Số sản phẩm dự báo 2.269,27 2.837,07 3.359,15 3.936,47 12.401,97 Tồn kho đầu kỳ 168,74 399,47 62,40 203,25 168,74 Số sản phẩm sẽ bán 2.100,53 2.437,60 3.296,75 3.733,23 11.568,11 Số sản phẩm sẽ mua vào 2.500 2.500 3.500 3.800 12.300 Tồn kho cuối kỳ 399,47 62,40 203,25 66,77 66,77 Nguồn: tự thực hiện Tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường mà ta áp dụng nhiều cách thức mua hàng với số lượng khác nhau, nhưng cần thiết là vẫn giữ được tính hiệu quả của nó. Doanh nghiệp Tín Phát hiện lấy mức giá mua có kèm theo chi phí vận chuyển hàng mua về và các chi phí khác có liên quan, doanh nghiệp xem đây cũng chính là giá vốn hàng bán của sản phẩm. Theo như nhận định từ việc phân tích môi trường thì mức giá của các sản phẩm đầu vào sẽ tăng từ 1% đến 3%. Do vậy ta lập được bảng dự báo sau: Bảng 22: DỰ BÁO MỨC GIÁ VỐN HÀNG NĂM KẾ HOẠCH Đơn vị tính: đồng Sản phẩm Giá vốn cũ Giá vốn mới Chênh lệch Tỷ lệ tăng (%) Đá 0x4 (m3) 92.000 93.472 1.472 1,60 Đá 1x2 (m3) 119.000 121.975 2.975 2,50 Đá 4x6 (m3) 102.000 103.326 1.326 1,30 Cát nền 16.000 16.176 176 1,10 Cát vàng 33.000 33.594 594 1,80 Nguồn: tự thực hiện Nhận thấy giá vốn đầu vào của các mặt hàng đều tăng nhất là mặt hàng Đá, trong đó mặt hàng Đá 1x2 tăng nhanh nhất, tỷ lệ tăng là 2,5% đây là mặt hàng có mức tiêu thụ nhất do vậy tỷ lệ tăng như vậy cũng hợp lý. Tiếp theo sau là mặt hàng Cát vàng tỷ lệ tăng là 1,8%, Cát vàng cũng là mặt hàng đợc tiêu thụ nhiều trong phần dự báo, Cát nền tăng rất ít chỉ 1,1%. Sau khi dự báo được giá mua đầu vào, sản lượng cần mua đầu vào ta lập bảng kế hoạch chi phi giá vốn hàng bán như sau Bảng 23: KẾ HOẠCH GIÁ VỐN HÀNG BÁN Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Đá 4x6 (m3) Số sản phẩm mua vào 1.500 2.000 2.500 4.000 10.000 Giá vốn 103,33 103,33 103,33 103,33 103,33 Thành tiền 154.989 206.652 258.315 413.304 1.033.260 Đá 1x2 (m3) Số sản phẩm mua vào 3.000 3.500 4.500 5.500 16.500 Giá vốn 121,970 121,970 121,970 121,970 121,970 Thành tiền 365.910 426.895 548.865 670.835 2.012.505 Đá 0x4 (m3) Số sản phẩm mua vào 1.500 1.500 2.000 2.100 7.100 Giá vốn 93,47 93,47 93,47 93,47 93,47 Thành tiền 140.208 140.208 186.944 196.291 663.651 Tổng tiền mua Đá 661.107 773.755 994.124 1.280.430 3.709.416 Cát nền (m3) Số sản phẩm mua vào 2.000 2.500 3.000 3.800 11.300 Giá vốn 16,176 16,176 16,176 16,176 16,176 Thành tiền 32.352 40.440 48.528 61.469 182.789 Cát vàng (m3) Số sản phẩm mua vào 2.500 2.500 3.500 3.800 12.300 Giá vốn 33,594 33,594 33,594 33,594 33,594 Thành tiền 83.985 83.985 117.579 127.657 413.206 Tổng tiền mua Cát 116.337 124.425 166.107 189.126 595.995 Tổng tiền chi dự kiến 777.444 898.180 1.160.231 1.469.556 4.305.411 Nguồn: tự thực hiện Để giữ tốt mối quan hệ với nhà cung ứng doanh nghiệp luôn trả tiền mua hàng đúng hẹn, tuy nhiên trong kinh doanh ngành vật liệu xây dựng việc chiếm dụng vốn là điều yếu xảy ra. Doanh nghiệp nên đặt ra một mức tỷ lệ thanh toán hợp lý như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tỷ lệ thanh toán tiền mua hàng trong năm kế hoạch sẽ là 70% phần thanh toán của quý phát sinh, phần còn lại 30% sẽ thu hết trong quý tiếp theo. Phần nợ nhà cung ứng kỳ trước sẽ được thanh toán hết vào đầu quý I của năm kế hoạch. Bảng 24: KẾ HOẠCH THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Tổng tiền chi dự kiến 777.444 898.180 1.160.231 1.469.556 4.305.411 Các khoản phải trả kỳ trước  195.334 Chi tiền quý 1 544.211 233.233 Chi tiền quý 2 628.726 269.454 Chi tiền quý 3 812.162 348.069 Chi tiền quý 4 1.102.167 367.389 Tiền chi từ mua hàng  739.545 861.959 1.081.616 1.450.236 4.133.356 Nguồn: tự thực hiện Với chính sách này khoản phải trả nợ khách hàng trong năm kế hoạch là 367.389.000 đồng, có tăng 1,88 lần so với năm 2005. Nếu giữ được chính sách này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. Kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Bảng 25: KẾ HOẠCH CHI PHÍ BÁN HÀNG & CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Số lượng sản phẩm bán ra (m3) 10.012,57 12.418,44 15.386,90 19.752,00 57.569,89 Chi phí khả biến trên 1 sản phẩm 5.580 5.580 5.580 5.580 5.580 Tổng chi phí khả biến 55.870.141 69.294.895 85.858.902 110.216.160 321.239.986 Chi phí bất biến 69.343.750 69.343.750 69.343.750 82.343.750 290.375.000 Tổng chi trong kỳ 125.213.891 138.638.645 155.202.652 192.559.910 611.615.098 Trừ chi phí khấu hao 34.843.750 34.843.750 34.843.750 44.843.750 149.375.000 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bằng tiền 90.370.141 103.794.895 120.358.902 147.716.160 462.240.098 Nguồn: tự thực hiện Trong chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phần chi phí khả biến ở đây chủ yếu là lượng xăng dầu tiêu hao trong kinh doanh của các các phương tiện máy móc. Trong năm 2005 chi phí khả biến này được tính là 5.506 đồng/m3 do giá xăng dầu lên nên trong năm kế hoạch tôi dự báo lượng tiêu hao chi phí khả biến này là 5.580 đồng/m3. Phần chi phí bất biến là số tiền lương nhân viên và khấu hao máy móc (do doanh nghiệp trả lương cố định hàng tháng mà không tính theo sản phẩm). Số tiền lương phải trả hàng quý là 34.500.000 đồng/quý, mức khấu hao là 35.915.090 đồng/quý do vậy tổng lượng chi phí trong quý là 69.343.750 đồng. Trong quý IV của năm kế hoạch doanh nghiệp sẽ mua thêm 1 máy cuốc và 1 xe tải nho nửa, do vậy mức khấu hao sẽ tăng thêm và lượng tiền lương cũng tăng theo do doanh nghiệp cần tuyển thêm 2 nhân viên bán hàng nửa. Do vậy lượng tiền chi ra bất biến trong quý IV sẽ tăng lên 82.343.750 đồng/quý. 3. Kế hoạch mua máy móc thiết bị mới Do trong quý IV của năm 2006 tổng sản lượng hàng hóa bán ra vượt quá năng lực làm việc của doanh nghiệp (19.751,99 m3/quý > 15.500 m3/quý), do vậy cần đầu tư thêm các 1 chiếc cuốc và 1 chiếc xe vận tải nhỏ nửa để nâng cao năng lực làm việc của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu này. Bảng 26: KẾ HOẠCH MUA MÁY MÓC THIẾT BỊ MỚI TRONG QUÝ IV Đơn vị tính: đồng Máy móc Nguyên giá Khấu hao trong quý IV Xe cuốc 150.000.000 4.687.500 Xe tải lớn 170.000.000 5.312.500 Tổng 320.000.000 10.000.000 Nguồn: tự thực hiện Năng lực làm việc của máy cuốc là 160 m3/ngày, tương đương 4.800 m3/quý. Nguyên giá đầu vào của các loại máy móc này tương đối cao, máy móc mua về nên có giá trị cao hơn để tránh tình trạng hư hỏng và tiêu hao nhiên liệu, làm giảm điểm yếu của doanh nghiệp. Xe vận tải lớn là 65 m3/ngày nâng tổng năng lực làm việc của xe vận tải là 240 m3/ngày, tương đương 21.600 m3/quý. Với năng lực hiện tại đủ đáp ứng mức tiêu thụ trong năm kế hoạch. V. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Trong năm kế hoạch doanh nghiệp sẽ chi trả tiền thuê đất tại khu vực Trà Nóc là 20.000.000 đồng vào đầu quý I, trả tiền vay ngân hàng là 150.000.000 đồng vào quý II do lượng tiền mặt tại quỹ đã khá cao doanh nghiệp nên trả bớt để tăng lợi nhuận, chi tiền mua máy móc thiết bị mới 320.000.000 đồng vào quý IV. Bảng 27: KẾ HOẠCH TIỀN MẶT Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Các dòng thu tiền mặt Số dư tiền mặt Đầu kỳ 100.000.000 258.463.978 209.685.801 358.226.117 100.000.000 Thu từ bán hàng 1.051.056.000 1.102.903.000 1.386.442.000 1.790.208.000 5.330.609.000 Tổng thu tiền mặt 1.151.056.000 1.361.366.978 1.596.127.801 2.148.434.117 5.430.609.000 Các dòng chi tiền mặt Mua sản phẩm Đầu vào 739.544.800 861.959.200 1.081.615.700 1.450.236.450 4.133.356.150 Chi phí bán hàng & Quản lý doanh nghiệp 90.370.141 103.794.895 120.358.902 147.716.160 462.240.098 Thuế thu nhập doanh nghiệp 35.927.082 35.927.082 35.927.082 35.927.082 143.708.328 Thuế thuê đất 20.000.000 - - - - Máy móc thiết bị mới - - - 320.000.000 - Trả tiền vay ngân hàng - 150.000.000 - - - Tổng chi tiền mặt 885.842.022 1.151.681.177 1.237.901.684 1.953.879.692 4.739.304.575 Cân đối thu chi 265.213.978 209.685.801 358.226.117 194.554.425 691.304.425 Trả lãi vay -6.750.000 0 0 0 -6.750.000 Số dư tiền mặt cuối kỳ 258.463.978 209.685.801 358.226.117 194.554.425 194.554.425 Nguồn: tự thực hiện Nhận thấy lượng tiền mặt tồn tại quỹ luôn là con số dương và có giá trị khá lớn, đảm bảo an toàn cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc có thể dùng lượng tiền mặt đó vào những mục đích khác mà doanh nghiệp đã định hướng. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG NĂM KẾ HOẠCH Dựa trên các số liệu đã tính ở trên ta dễ dàng dự đoán được một số tiêu chí về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 28: DỰ TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chệch lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 4.136.538.470 5.457.020.319 1.320.481.849 31,922 Giá vốn hàng bán 3.285.065.821 4.305.411.200 1.020.345.379 31,060 Lợi nhuận gộp 851.472.649 1.151.609.119 300.136.470 35,249 Chi phí bán hàng & Quản lý doanh nghiệp 420.000.000 611.615.097 191.615.097 45,623 Thuế khác - 20.000.000 - - Chi phí hoạt động tài chính 27.000.000 6.750.000 -20.250.000 -75,000 Lợi nhuận trước thuế 404.472.649 513.244.022 108.771.373 26,892 Thuế thu nhập doanh nghiệp 113.252.342 143.708.326 30.455.984 26,892 Lợi nhuận sau thuế 291.220.307 369.535.696 78.315.389 26,892 Nguồn: tự thực hiện Tổng doanh thu trong năm kế hoạch tăng 1,320 tỷ đồng so với năm 2005, tăng 31,92% xong vẫn không được mục tiêu mà kế hoạch đã đặt ra. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm kế hoạch đạt được 369.535.696 đồng tăng thêm 78,315 triệu đồng, gấp 26,892% so với năm 2005. Tỉ lệ tăng như vậy cũng khá cao, do một phần doanh nghiệp đã trả hết các khoản nợ dài hạn trong năm kế hoạch mặc dù doanh nghiệp phải chi trả phần thuế thuê đất theo đúng hạn định. Đánh giá các tỉ số tài chính Bảng 29: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG NĂM KẾ HOẠCH Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU 2005 2006 Chệch lệch Tỷ lệ (%) TÀI SẢN 1.316.565.000 1.692.424.592 375.859.592 28,549 I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 498.690.000 703.924.592 205.234.592 41,155 1.Tiền mặt tại quỹ 100.000.000 194.116.788 94.116.788 94,117 2. Phải thu các khách hàng 348.450.000 474.861.179 126.411.179 36,278 3. Hàng tồn kho 50.240.000 34.946.625 -15.293.375 -30,441 II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 817.875.000 988.500.000 170.625.000 20,862 Nguyên giá 1.115.000.000 1.435.000.000 320.000.000 28,700 Giá trị hao mòn lũy kế 297.125.000 446.500.000 149.375.000 50,273 NGUỒN VỐN 1.316.565.000 1.692.424.592 375.859.592 28,549 A. NỢ PHẢI TRẢ 345.344.693 531.536.016 186.191.323 53,915 I. Nợ ngắn hạn 308.597.034 531.536.016 222.938.982 72,243 1. Phải trả người bán 195.344.693 367.389.050 172.044.357 88,072 2. Thuế và các khoản phải nộp cho NN 113.252.342 163.708.326 50.455.984 44,552 II. Nợ dài hạn 150.000.000 0 -150.000.000 -100 Vay dai hạn 150.000.000 0 -150.000.000 -100 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 971.220.307 1.161.764.853 190.544.546 19,619 1. Nguồn vốn kinh doanh 680.000.000 792.229.157 112.229.157 16,504 2. Lợi nhuận chưa phân phối 291.220.307 369.535.696 78.315.389 26,892 Nguồn: tự thực hiện Nhìn chung tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm kế hoạch đều tăng so với năm 2005 là 28,5%, cho thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Bảng 30: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TRONG NĂM 2006 Tỉ số Năm 2005 2006 2006/2005 Chênh lệch Tỉ lệ % 1. Tài sản thanh khoản (lần)  Tỉ số lưu động 1,616 1,326 -0,290 -0,179 Tỉ số quay vòng nhanh 1,453 1,260 -0,193 -0,133 2. Quản trị Tài sản (lần)  Thời gian thu hồi nợ (ngày) 30,325 29,456 -0,869 -0,029 Luân chuyển Tài sản cố định 5,058 5,521 0,463 0,091 Luân chuyển Tài sản có 3,142 3,224 0,082 0,026 3. Quản trị Nợ   Nợ trên Vốn tự có (lần) 0,356 0,457 0,101 0,284 Nợ trên Tài sản (%) 26,231 31,373 5,142 0,196 4. Khả năng sinh lời (%)  Lợi nhuận trên Doanh thu 7,04 6,772 -0,268 -0,038 Lợi nhuận trên Tài sản có 22,12 21,829 -0,291 -0,013 Lợi nhuận trên Vốn tự có 29,985 31,808 1,823 0,061 Nguồn: tự thực hiện 2.1. Tỉ số tài sản thanh khoản Tỉ suất tài sản thanh khoản có xu hướng tăng trong năm 2006 tỉ suất này tiếp tục giảm xuống, cho thấy khả năng dùng tiền mặt và khoản phải thu để trả nợ người bán là không cao. Trong năm 2006 tỉ số lưu động chỉ đạt 1,326 lần, nếu không tính đến lượng hàng tồn kho thì khả năng thanh toán cho các khoản nợ còn thấp hơn nửa đạt 1,260 lần. 2.2. Tỉ số quản trị tài sản 2.2.1. Thời gian thu hồi nợ Nhìn chung khoản thời gian thu hồi nợ qua năm 2006 cung không thay đổi so với các ký trước cũng là 30 ngày, phù hợp với chính sách bán hàng của doanh nghiệp là thu tiền tiền nợ của khách hàng theo từng tháng, mặc dù đã có sự thay đổi khi đặc ra tỷ lệ thu trong từng quý. 2.2.2. Luân chuyển tài sản Tỉ suất luân chuyển tài sản cố định có tăng trong năm 2006 cho thấy việc sử dụng các phương tiện máy móc của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ thực sự đầu tư vào các trang thiết bị máy móc khi nhu cầu về hàng hóa tăng cao nên hiệu quả đạt được luôn tốt. Chính vì tỉ suất luân chuyển tài sản cố định tăng kéo theo tỉ suất luân chuyển tổng tài sản có cũng tăng theo mặc dù khoản phải thu của khách hàng trong năm kế hoạch có tăng. 2.2.3. Quản trị nợ Tỉ suất quản trị của doanh nghiệp trong năm 2006 có xu hướng tăng trở lại, doanh nghiệp có chiếm dụng vốn của nhà cung ứng nhưng tỉ lệ này là có thể chấp nhận được. Trong kinh doanh, thì nhà kinh doanh nào cũng muốn lợi cho mình nhưng với tỷ suất vừa phải sẽ tốt hơn cho nhà cung ứng lẫn cả doanh nghiệp. 2.3. Khả năng sinh lợi Nhìn chung khả năng sinh lợi của năm kế hoạch có giảm so với năm 2005, nhưng vẫn còn rất cao. Mức giảm lợi nhuận so với doanh thu là do trong năm nay doanh nghiệp còn phải chi trả phần thuế thuê đất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng khá nhiều so năm 2005 do mức lương của nhân viên tăng và chi phí xăng dầu cũng tăng. Trong khi đó phần tài sản lại tăng lên khá nhiều nên tỉ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp trong năm kế hoạch cũng giảm nhẹ (1,3%). Nhưng tỉ suất lợi nhuận trên vốn tự có lại có xu hướng tăng, từ 29,98% tăng lên 31,08 %, cho thấy mức taăg về lợi nhuận trên nguồn vốn vẫn còn có hiệ quả. Tóm lại, thông qua các tỉ số tài chính cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không có sự thay đổi nhiều, tính hiệu quả về mức sử dụng tài sản hoặc các nguồn vốn đã ổn định. Doanh nghiệp cần giữ vững vị thế này trong các giai đoạn tiếp theo, khi mà sự tăng trưởng của thị trường có xu hướng bảo hòa.. PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Là doanh nghiệp tư nhân mọi việc thu chi đều là sự sống còn của doanh nghiệp, Tín Phát luôn cố gắng hết sức mình vì sự tồn tại và phát triển từ khi mới thành lập. Với việc thuê được mảnh đất nằm trong khu vực công nghiệp Trà Nóc đã tạo ra một bước ngoặc quan trọng, đây là một thị trường đầy tiềm năng với rất nhiều dự án đang được đầu tư hàng chục tỉ đồng đảm bảo một lượng nhu cầu tiệu thụ về hàng hóa lớn cho doanh nghiệp. Cùng với việc nâng cao năng lực làm việc trang bị các thiết bị máy móc cần thiết và hoàn thiện công tác quản lý trong suốt quá trình kinh doanh của mình, Tín Phát đã khắc phục được các điểm yếu của mình, dần dần có vị trí vững chắc trên thị trường. Ngoài ra Tín Phát còn thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với các nhà cung ứng nên luôn đảm bảo có hàng hóa để bán tránh tình trạng thiếu hàng đảm bảo việc cung ứng đầy đủ cho khách hàng. Chính vì sự uy tín đó, Tín Phát đã có nhiều khách hàng lớn như các chủ thầu xây dựng hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn Tân thuận Thành chuyên sản xuất các loại ống nước bằng bêtông, đem lại cho Tín Phát sự ổn định về nhu cầu tiêu thụ cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong 3 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngành vật liệu xây dựng, doanh thu của Tín Phát hàng năm đều tăng và mức lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo tốc độ tăng của doanh thu. Các tỉ số tài chính đều chứng tỏ dần dần sự hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sự tự tin quan trọng trên con đường mở rộng quy mô tương lai. Qua việc phân tích những điếm mạnh của doanh nghiệp cũng với những cơ hội và nguy cơ của thị trường tôi đã lập ra kế hoạch kinh doanh trong năm 2006. Việc dự báo mức sản lượng tiêu thụ dựa trên các số liệu của quá khứ, cộng với sự phân tích sự biến động của các yếu tố đầu vào, đầu ra trên thị trường của các chuyên gia kinh tế đã cho thấy công việc kinh doanh của doanh nghiệp Tín Phát vẫn tiếp tục phát triển. Mức tiêu thụ ngày càng tăng nhiều hơn mặc dù giá cả của các sản phẩm này cũng tăng theo xu hướng của thị trường. Điều đó làm cho doanh thu của doanh nghiệp trong năm kế hoạch vẫn tăng cao hơn năm trước. Và để nâng cao năng lực làm việc của mình đáp ứng sức tiêu thụ của thị trường ngày tăng thì doanh nghiệp đã tăng cường thêm 2 chiếc xe cơ giới mới (xe cuốc, xe tải lớn). Lượng tiền dùng để đầu tư vào việc này chính là nhờ chính sách thu tiền bán hàng và trả nợ nhà cung ứng hợp lý của doanh nghiệp. Cộng với việc kinh doanh ngày càng hiệu quả, lợi nhuận càng gia tăng doanh nghiệp mạnh dạn chi trả bớt lượng tiền vay dài hạn, điều đó giúp giảm bớt các chi phí không cần thiết. Tín Phát đã tự mình xây dựng một vị thế vững chắc trên thị trờng của mình. II. KIẾN NGHỊ Lập kế hoạch kinh doanh là nhằm giúp hoạt động của doanh nghiệp càng đạt hiệu quả cao, duy trì và mở rộng thị phần… đạt được những mục đích trên là phương tiện để đạt mục tiêu tối đa trong kinh doanh đó là tối đa hóa lợi nhuận.Do đó trong phần bày viết tôi đã trình bày các ý kiến của mình xoay quanh vì mục đích quan trọng này Thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập liên kết với nhà cung ứng đồng thời liên kết với các chủ thầu xây dựng để đảm bảo nguồn lợi ổn định cho doanh nghiệp, tranh thủ tận dụng hết năng lực làm việc. Chính sách thu tiền bán hàng của doanh nghiệp trong năm nay sẽ là thu hết lượng tiền phải thu của khách hàng trong năm qua. Đề ra chính sách sẽ thu 75% lượng tiền bán hàng trong quý, phần còn lại thu trong quý tiếp theo. Tỷ lệ thanh toán tiền mua hàng trong năm kế hoạch sẽ là 70% phần thanh toán của quý phát sinh, phần còn lại 30% sẽ thu hết trong quý tiếp theo. Phần nợ nhà cung ứng kỳ trước sẽ được thanh toán hết vào đầu quý I của năm kế hoạch. Sử dụng lượng tiền mặt có hiệu quả, giảm tối đa các chi phí không cần thiết. Sẵn sàng chi vào các máy móc mới hơn, giá trị cao hơn để tăng cao năng lực làm việc, giảm điểm yếu của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO aõb Đỗ Thị Tuyết, Trương Hoà Bình, 2005. Quản Trị Doanh Nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh, La Xuân Đào, ngày 09 tháng 02 năm 2000. Kế Toán Phân Tích. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết, 1997. Quản Trị Tài Chính. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Trương Chí Tiến, Nguyễn Văn Duyệt, 2000. Lý Thuyết & Bài Tập Quản Trị Sản Xuất. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Bùi Văn Đông (dịch từ quyển chiến lược và sách kinh doanh của Garry D. Smith, Danny R. Arnold, Bobby G. Bizzell). Nhà xuất bản thống kê Thu thập số liệu, thông tin, tài liệu có liên quan trên thời báo Kinh Tế Sài Gòn số 2, 3 ,4 ,5 , 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và trên báo Cần Thơ Trên mạng điện tử http:// www.vnn.vn.com www.vccimekong.com PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC LOẠI ĐÁ XÂY DỰNG QUA 3 NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Quí/năm 4X6 1X2 0X4 Số lượng (m3) Đơn giá Doanh thu Số lượng (m3) Đơn giá Doanh thu Số lượng (m3) Đơn giá Doanh thu I/2003 265,95 132.000 35.105.372 435,78 138.000 60.137.635 214,99 112.000 24.078.393 II/2003 230,49 132.000 30.424.655 437,97 138.000 60.439.834 249,38 112.000 27.930.936 III/2003 381,88 132.000 50.407.713 569,36 138.000 78.571.785 223,59 112.000 25.041.529 VI/2003 485,53 132.000 64.089.807 746,74 138.000 103.049.918 171,99 112.000 19.262.714 TỔNG 2003 1.363,85 132.000 180.027.547 2.189,85 138.000 302.199.172 859,94 112.000 96.313.572 I/2004 669,87 132.000 88.422.274 1.062,45 138.000 146.618.566 512,30 112.000 57.377.743 II/2004 719,33 132.000 94.951.879 1.267,63 138.000 174.933.601 592,77 112.000 66.390.157 III/2004 868,14 136.000 118.067.701 1.440,06 138.000 198.728.632 410,96 116.000 47.671.022 VI/2004 1.213,35 136.000 165.015.904 1.767,06 141.000 249.155.425 581,15 116.000 67.413.089 TỔNG 2004 3.470,70 136.000 466.457.758 5.456,99 141.000 769.436.224 2.059,07 116.000 238.852.011 I/2005 1.467,61 136.000 199.594.400 2.347,23 141.000 330.960.100 1.116,53 116.000 129.518.000 II/2005 1.545,50 136.000 210.187.860 2.995,05 141.000 422.302.380 1.205,70 116.000 139.861.600 III/2005 1.959,65 136.000 266.512.620 3.446,91 141.000 486.014.580 1.701,78 116.000 197.407.000 VI/2005 2.738,88 136.000 372.488.160 3.983,32 141.000 561.648.399 1.742,85 116.000 202.170.650 TỔNG 2005 7.711,64 136.000 1.048.783.040 12.772,52 141.000 1.800.925.459 5.766,87 116.000 668.957.250 Nguồn: Bảng tổng hợp kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân Tín Phát qua 3 năm 2003 - 2005 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁT XÂY DỰNG QUA 3 NĂM (2003 – 2005) Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tháng  Cát nền Cát vàng Số lượng (m3) Đơn giá Thành tiền Số lượng (m3) Đơn giá Thành tiền I/2003 581,44 18.000 10.465.841 558,52 42.000 23.457.800 II/2003 766,58 18.000 13.798.451 609,81 42.000 25.612.000 III/2003 917,22 18.000 16.509.976 653,57 42.000 27.450.000 VI/2003 1.054,86 18.000 18.987.400 689,07 42.000 28.941.120 TỔNG 2003 3.320,09 18.000 59.761.668 2.510,97 42.000 105.460.920 I/2004 1.204,69 18.000 21.684.344 1.328,35 42.000 55.790.794 II/2004 1.469,45 18.000 26.450.120 1.557,38 42.000 65.409.897 III/2004 1.472,55 20.000 29.451.000 1.360,67 45.000 61.230.001 VI/2004 1.657,26 20.000 33.145.100 1.565,58 45.000 70.451.000 TỔNG 2004 5.803,94 20.000 110.730.564 5.811,98 45.000 252.881.692 I/2005 1.725,81 20.000 34.516.100 1.785,20 45.000 80.333.900 II/2005 1.922,55 20.000 38.451.000 2.119,88 45.000 95.394.540 III/2005 2.306,61 20.000 46.132.200 2.746,70 45.000 123.601.350 VI/2005 3.225,60 20.000 64.512.031 2.998,48 45.000 134.931.600 TỔNG 2005 9.180,57 20.000 183.611.331 9.650,25 45.000 434.261.390 Nguồn: Bảng tổng hợp kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân Tín Phát qua 3 năm 2003 - 2005 PHỤ LỤC 3: BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU ĐỂ DỰ BÁO CÁC SẢN PHẨM ĐÁ, CÁT TRONG NĂM 2006 3.1. Các loại Đá xây dựng 3.1.1. Đá 0x4 SỐ LƯỢNG HÀNG BÁN RA HÀNG QUÝ TỪ NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 214,99 249,38 223,59 171,99 2004 512,30 592,77 410,96 581,15 2005 1.116,53 1.205,70 1.701,78 1.742,85 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006 HÓA GIẢI CÁC CHỈ SỐ MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2003 214,99 249,38 223,59 171,99 859,94 2004 512,30 592,77 410,96 581,15 2.097,17 32005 1.116,53 1.205,70 1.701,78 1.742,85 5.766,87 Tổng 1.843,82 2.047,86 2.336,33 2.495,99 8.723,99 Trung bình quý 614,61 682,62 778,78 832,00 727,00  Chỉ số mùa vụ (1) 0,85 0,94 1,07 1,14 - SỐ LƯỢNG HÀNG QUÝ ĐÃ PHI MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 254,30 265,60 208,72 150,28 2004 605,98 631,31 383,63 507,81 2005 1.320,71 1.284,09 1.588,64 1.522,91 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI Đơn vị tính: m3 Năm Quý x y x2 xy 2003 Quý 1 1 254,30 1 254,30 Quý 2 2 265,60 4 531,19 Quý 3 3 208,72 9 626,16 Quý 4 4 150,28 16 601,14 2004 Quý 1 5 605,98 25 3.029,92 Quý 2 6 631,31 36 3.787,85 Quý 3 7 383,63 49 2.685,44 Quý 4 8 507,81 64 4.062,46 2005 Quý 1 9 1.320,71 81 11.886,42 Quý 2 10 1.284,09 100 12.840,92 Quý 3 11 1.588,64 121 17.475,07 Quý 4 12 1.522,91 144 18.274,87 Tổng 78 7.412,63 650 8.723,99 Xác định được hệ số a = 135,31 và b = -152,54 Phương trình có dạng Yi= 135,31 X1 - 152,54 Thay thế giá trị của Xi cho 4 quí tới bằng 13, 14, 15, 16 Y13 = (135,31 x 13) - 152,54= 1.606,54 Y14 = (135,31 x 14) - 152,54= 1.741,85 Y15 = (135,31 x 15) - 152,54= 1.877,16 Y16 = (135,31 x 16) - 152,54= 2.012,48 CHỈ SỐ HÓA MÙA VỤ NĂM 2006 Đơn vị tính: m3 Quí Chỉ số mùa vụ (1) Dự báo phi mùa vụ (Yi) Dự báo phi mùa vụ (Ymv) 1 0,85 1.606,54 1.358,17 2 0,94 1.741,85 1.635,52 3 1,07 1.877,16 2.010,85 4 1,14 2.012,48 2.303,13 Đá 1x2 SỐ LƯỢNG HÀNG BÁN RA HÀNG QUÝ TỪ NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 435,78 437,97 569,36 746,74 2004 1.062,45 1.267,63 1.409,42 1.767,06 2005 2.347,23 2.953,16 3.398,70 3.927,61 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006 HÓA GIẢI CÁC CHỈ SỐ MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2003 435,78 437,97 569,36 746,74 2.189,85 2004 1.062,45 1.267,63 1.409,42 1.767,06 5.506,57 2005 2.347,23 2.953,16 3.398,70 3.927,61 12.626,71 Tổng 3.845,47 4.658,77 5.377,49 6.441,41 20.323,13 Trung bình quý 1.281,82 1.552,92 1.792,50 2.147,14 1.693,59  Chỉ số mùa vụ (2) 0,76 0,92 1,06 1,27 - SỐ LƯỢNG HÀNG QUÝ ĐÃ PHI MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 575,77 477,64 537,95 589,00 2004 1.403,76 1.382,46 1.331,66 1.393,80 2005 3.101,26 3.220,68 3.211,18 3.097,98 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI Đơn vị tính: m3 Năm Quý x y x2 xy 2003 Quý 1 1 575,77 1 575,77 Quý 2 2 477,64 4 955,29 Quý 3 3 537,95 9 1.613,84 Quý 4 4 589,00 16 2.356,02 2004 Quý 1 5 1.403,76 25 7.018,78 Quý 2 6 1.382,46 36 8.294,78 Quý 3 7 1.331,66 49 9.321,60 Quý 4 8 1.393,80 64 11.150,41 2005 Quý 1 9 3.101,26 81 27.911,33 Quý 2 10 3.220,68 100 32.206,76 Quý 3 11 3.211,18 121 35.322,97 Quý 4 12 3.097,98 144 37.175,73 Tổng 78 20.323,13 650 173.903,28 Xác định được hệ số a = 292,33 và b = -206,54 Phương trình có dạng Yi= 292,33 Xi – 206,54 Thay thế giá trị của Xi cho 4 quí tới bằng 13, 14, 15, 16 Y13 = (292,33 x 13) – 206,54= 3.593,73 Y14 = (292,33 x 14) – 206,54= 3.886,05 Y15 = (292,33 x 15) – 206,54= 4.178,38 Y16 = (292,33 x 16) – 206,54= 4.470,71 CHỈ SỐ HÓA MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Quí Chỉ số mùa vụ (2) Dự báo phi mùa vụ (Yi) Dự báo phi mùa vụ (Ymv) 1 0,76 3.593,73 2.719,97 2 0,92 3.886,05 3.563,28 3 1,06 4.178,38 4.422,39 4 1,27 4.470,71 5.667,96 3.1.3. Đá 4x6 SỐ LƯỢNG HÀNG BÁN RA HÀNG QUÝ TỪ NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 265,95 230,49 381,88 485,53 2004 669,87 719,33 868,14 1.213,35 2005 1.467,61 1.545,50 1.959,65 2.738,88 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006 HÓA GIẢI CÁC CHỈ SỐ MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2003 265,95 230,49 381,88 485,53 1.363,85 2004 669,87 719,33 868,14 1.213,35 3.470,70 2005 1.467,61 1.545,50 1.959,65 2.738,88 7.711,64 Tổng 2.403,42 2.495,32 3.209,67 4.437,76 12.546,18 Trung bình quý 801,14 831,77 1.069,89 1.479,25 1.045,52 Chỉ số mùa vụ (3) 0,77 0,80 1,02 1,41 - SỐ LƯỢNG HÀNG QUÝ ĐÃ PHI MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 347,07 289,72 373,18 343,16 2004 874,20 904,18 848,37 857,58 2005 1.915,27 1.942,65 1.915,00 1.935,80 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI Đơn vị tính: m3 Năm Quý x y x2 xy 2003 Quý 1 1 347,07 1 403,21 Quý 2 2 289,72 4 673,09 Quý 3 3 373,18 9 1.290,12 Quý 4 4 343,16 16 1.589,15 2004 Quý 1 5 874,20 25 5.077,99 Quý 2 6 904,18 36 6.301,93 Quý 3 7 848,37 49 7.050,86 Quý 4 8 857,58 64 8.042,29 2005 Quý 1 9 1.915,27 81 20.276,83 Quý 2 10 1.942,65 100 22.849,29 Quý 3 11 1.915,00 121 24.579,36 Quý 4 12 1.935,80 144 27.230,61 Tổng 78 12.546,18 650 106.972,55 Xác định được hệ số a = 177,78 và b = -110,05 Phương trình có dạng Yi= 177,78 Xi -110,05 Thay thế giá trị của Xi cho 4 quí tới bằng 13, 14, 15, 16 Y13 = (177,78 x 13) -110,05= 2.201,08 Y14 = (177,78 x 14) -110,05= 2.378,86 Y15 = (177,78 x 15) -110,05= 2.556,64 Y16 = (177,78 x 16) -110,05= 2.734,41 CHỈ SỐ HÓA MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Quí Chỉ số mùa vụ (3) Dự báo phi mùa vụ (Yi) Dự báo phi mùa vụ (Ymv) 1 0,77 2.201,08 1.686,61 2 0,80 2.378,86 1.892,53 3 1,02 2.556,64 2.616,24 4 1,41 2.734,41 3.868,81 3.2. Các loại Cát xây dựng 3.2.1. Cát nền SỐ LƯỢNG HÀNG BÁN RA HÀNG QUÝ TỪ NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 581,44 766,58 917,22 1.054,86 2004 1.204,69 1.469,45 1.472,55 1.657,26 2005 1.725,81 1.922,55 2.306,61 3.225,60 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006 HÓA GIẢI CÁC CHỈ SỐ MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2003 581,44 766,58 917,22 1.054,86 3.320,09 2004 1.204,69 1.469,45 1.472,55 1.657,26 5.803,94 2005 1.725,81 1.922,55 2.306,61 3.225,60 9.180,57 Tổng 3.511,93 4.158,58 4.696,38 5.937,71 18.304,60 Trung bình quý 1.170,64 1.386,19 1.565,46 1.979,24 1.525,38  Chỉ số mùa vụ (4) 0,77 0,91 1,03 1,30 SỐ LƯỢNG HÀNG QUÝ ĐÃ PHI MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 757,63 843,55 893,74 812,97 2004 1.569,74 1.617,00 1.434,85 1.277,23 2005 2.248,78 2.115,60 2.247,56 2.485,95 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI Đơn vị tính: m3 Năm Quý x y x2 xy 2003 Quý 1 1 757,63 1 757,63 Quý 2 2 843,55 4 1.687,11 Quý 3 3 893,74 9 2.681,22 Quý 4 4 812,97 16 3.251,88 2004 Quý 1 5 1.569,74 25 7.848,72 Quý 2 6 1.617,00 36 9.702,00 Quý 3 7 1.434,85 49 10.043,96 Quý 4 8 1.277,23 64 10.217,87 2005 Quý 1 9 2.248,78 81 20.239,00 Quý 2 10 2.115,60 100 21.155,96 Quý 3 11 2.247,56 121 24.723,15 Quý 4 12 2.485,95 144 29.831,36 Tổng 78 18.304,60 650 142.139,86 Xác định được hệ số a = 161,96 và b = 472,66 Phương trình có dạng Yi= 161,96 Xi + 472,66 Thay thế giá trị của Xi cho 4 quí tới bằng 13, 14, 15, Y13 = 161,96 13 + 472,66= 2.578,11 Y14 = 161,96 14 + 472,66= 2.740,07 Y15 = 161,96 15 + 472,66= 2.902,02 Y16 = 161,96 16 + 472,66= 3.063,98 CHỈ SỐ HÓA MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Quí Chỉ số mùa vụ (4) Dự báo phi mùa vụ (Yi) Dự báo phi mùa vụ (Ymv) 1 0,77 2.578,11 1.978,55 2 0,91 2.740,07 2.490,04 3 1,03 2.902,02 2.978,27 4 1,30 3.063,98 3.975,62 3.2.2.Cát vàng SỐ LƯỢNG HÀNG BÁN RA HÀNG QUÝ TỪ NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 558,52 609,81 653,57 689,07 2004 1.328,35 1.557,38 1.360,67 1.565,58 2005 1.785,20 2.119,88 2.746,70 2.998,48 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006 HÓA GIẢI CÁC CHỈ SỐ MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2003 558,52 609,81 653,57 689,07 2.510,97 2004 1.328,35 1.557,38 1.360,67 1.565,58 5.811,98 2005 1.785,20 2.119,88 2.746,70 2.998,48 9.650,25 Tổng 3.672,07 4.287,07 4.760,93 5.253,13 17.973,20 Trung bình quý 1.224,02 1.429,02 1.586,98 1.751,04 1.497,77 Chỉ số mùa vụ (5) 0,82 0,95 1,06 1,17 SỐ LƯỢNG HÀNG QUÝ ĐÃ PHI MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2003 683,43 639,15 616,83 589,40 2004 1.625,43 1.632,30 1.284,18 1.339,13 2005 2.184,44 2.221,86 2.592,29 2.564,77 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI Đơn vị tính: m3 Năm Quý x y x2 xy 2003 Quý 1 1 683,43 1 683,43 Quý 2 2 639,15 4 1.278,29 Quý 3 3 616,83 9 1.850,49 Quý 4 4 589,40 16 2.357,62 2004 Quý 1 5 1.625,43 25 8.127,14 Quý 2 6 1.632,30 36 9.793,79 Quý 3 7 1.284,18 49 8.989,24 Quý 4 8 1.339,13 64 10.713,02 2005 Quý 1 9 2.184,44 81 19.660,00 Quý 2 10 2.221,86 100 22.218,58 Quý 3 11 2.592,29 121 28.515,21 Quý 4 12 2.564,77 144 30.777,23 Tổng 78 17.973,20 650 144.964,04 Xác định được hệ số a = 196,77 và b = 218,76 Phương trình có dạng Yi= 196,77 Xi + 218,76 Thay thế giá trị của Xi cho 4 quí tới bằng 13, 14, 15, 16 Y13 = Yi= 196,77 13 + 218,76= 2.776,78 Y14 = Yi= 196,77 14 + 218,76= 2.973,55 Y15 = Yi= 196,77 15 + 218,76= 3.170,32 Y16 = Yi= 196,77 16 + 218,76= 3.367,09 CHỈ SỐ HÓA MÙA VỤ Đơn vị tính: m3 Quí Chỉ số mùa vụ (5) Dự báo phi mùa vụ (Yi) Dự báo phi mùa vụ (Ymv) 1 0,82 2.776,78 2.269,27 2 0,95 2.973,55 2.837,07 3 1,06 3.170,32 3.359,15 4 1,17 3.367,09 3.936,47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docBIA.doc
  • docMUC LUC.doc
Luận văn liên quan