Lịch sử báo chí - Xu hướng phát triển của báo chí

Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang 1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài. Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới. Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn. Từ tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, báo chí cũng chịu phần nào ảnh hưởng. Việc nghiên cứu các xu hướng của báo chí thế giới sẽ góp phần hiểu rõ hơn đặc điểm, thực trạng của nền báo chí toàn cầu hiện nay. Qua đó có cách thức, giải pháp cho phù hợp với tình hình chung. MỤC LỤC KHÁI QUÁT CHUNG4 1.Toàn cầu hóa thông tin. 5 1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin. 5 1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin. 6 2.Quốc tế hóa báo chí7 2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in. 7 2.2Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh. 7 2.3Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình. 8 2.4Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn. 8 2.5Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng. 8 3.Thương mại hóa báo chí9 3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí9 3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí10 3.3 Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí12 4.Tập trung và độc quyền hóa báo chí14 4.1 Khái niệm14 4.2 Quá trình hình thành. 15 4.3 Biểu hiện của tập trung hóa, độc quyền hóa. 17 5.Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa. 19 6.Gia tăng mối quan hệ giữa báo chí và kỹ thuật20 7.Xu hướng đa phương tiện. 21 7.1 Khái quát chung. 21 7.2 Nguyên nhân báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện.23 7.3 Biểu hiện của báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện. 24 7.4 Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam25 8.Báo chí công dân. 26 8.1 Sự ra đời của “báo chí công dân”. 26 8.2 Sức mạnh của báo chí công dân. 27 8.3Những hạn chế của báo chí công dân. 28 9. Tiểu kết29 CHƯƠNG II – XU HƯỚNG CỤ THỂ VỚI TỪNG LOẠI HÌNH31 1.Đối với báo in. 31 1.1 Sự thay đổi trong cách trình bày.31 1.2 Những thay đổi trong các tin, bài37 1.3 Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh. 40 2.Báo điện tử. 47 2.1 Ưu điểm và hạn chế của báo mạng. 48 2.2 Xu thế của báo mạng. 54 3.Báo phát thanh. 57 3.1 Phát thanh trong bối cảnh mới57 3.2 Xu hướng của phát thanh hiện đại58 4.Báo truyền hình. 63 4.1 Thách thức và giải pháp cho truyền hình. 64 4.2 Xu hướng phát triển của truyền hình. 68 CHƯƠNG III – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM80 1.Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam80 2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam80 2.1Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt80 2.2Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí81 2.3Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam85 CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN89

doc90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử báo chí - Xu hướng phát triển của báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các công ty dịch vụ internet bằng hàng loạt những hợp đồng chuyển sở hữu hay sáp nhập. Mục tiêu nhằm “lập chiến lược đúp để vươn tới khách hàng, cung cấp cả truyền hình và sản phẩm tương tác (tức các dịch vụ internet) cho mọi đối tượng tiêu dùng, từ trẻ em đến người lớn, mọi tầng lớp khán giả truyền hình” – theo như lời của Ringo Chan – giám đốc chi nhánh của Turner Internationl tại Hồng Kông (Công ty mẹ của CNN) khẳng định. Mạng lưới truyền hình của Mỹ cũng đã tung ra đòn phản công phù đầu chống lại các đối thủ đe dọa của mình. Qua một loạt giao dịch mua bán nhanh chóng, các hãng truyền hình nước này đã thôn tính nhiều công ty internet nhằm tạo dựng một vị trí tốt trong bối cảnh truyền thông mới, các website trên mạng. Những vụ mua bán này đều phản ánh mong muốn kéo lại khán giả đang trôi về môi trường tương tác, đa màu sắc trên web. Mặc dầu vậy, tất cả mới dừng lại ở mục đích tranh giành thị phần, khán giả và quảng cáo. Trên thực tế, hiện nay và tương lai, internet khó có thể gây nguy hại cho đời sống báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Trong vòng 10 năm qua, kể từ khi bùng nổ internet, số lượng phát hành, lợi nhuận từ quảng cáo trên báo in vẫn không ngừng tăng lên, kể cả ở những nước có điều kiện phát triển internet như Mỹ, Châu Âu. Với truyền hình, nhìn bề ngoài có vẻ bị suy yếu vì lượng khán giả ngày một giảm, nhưng trên thực tế, các tập đoàn truyền hình lớn vẫn rất sung sức. Truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông phổ cập nhất, đặt dưới sự kiểm soát của các tư bản kếch xù và lâu đời, trong khi nhiều công ty internet còn quá non trẻ và kinh doanh vẫn thua lỗ. Mặt khác, theo tài liệu phân tích của tổ chức phát thanh – truyền hình châu Á – Thái Bình Dương (ABU) thì chất lượng audio, video qua internet hiện nay vẫn còn là vấn đề cần xem xét. Âm thanh trên internet mới chỉ dừng ở mức độ “nghe được”, còn xa mới có thể đạt chất lượng cao. Hình ảnh qua internet thường có khuôn hình bằng 1/16 toàn bộ màn ảnh, chất lượng kém và chỉ truyền được 6 hình/giây. Nếu so sánh với internet thì truyền hình chỉ thua kém ở mặt tương tác. Tuy nhiên trong tương lai, khi truyền hình tương tác (interactive television) hoàn thiện hệ thống và phổ cập thì gần như ranh giới giữa truyền hình và internet sẽ rất mờ nhạt, khi mà chúng trộn lẫn vào nhau. Những tham vọng và toan tính kể trên của các hãng truyền hình lớn nhằm thâu tóm các công ty internet cũng chính là để chuẩn bị cho tương lai đó. b. Giải pháp cho truyền hình Trước mắt, người ta tạm bằng lòng với những website trực tuyến mà tất cả các hãng truyền hình được phát sóng và những thông tin bổ sung được truyền tải trên mạng theo một cách thức khác, đã khiến cho truyền hình ngày càng phát huy sức mạnh của nó. Người ta tìm đọc những thông tin về một sự kiện nào đó được đưa trên mạng và nảy sinh nhu cầu xem hình ảnh về sự kiện đó trên truyền hình. Ngược lại khi xem truyền hình, khán giả bị lôi cuốn và thôi thúc tìm hiểu về tin tức đó kĩ hơn bằng cách truy cập vào internet. Và thật khéo là, không chỉ bổ sung cho nhau về mặt thông tin, cách thức tiếp cận thông tin mà hai loại hình này luôn biết cách quảng cáo cho nhau theo nghĩa đen của từ này, vì xét cho cùng, chúng đều thuộc về một hãng mà thôi. Có thể kể tên hàng loạt các website của các hãng lớn như là CNN.com, BBC.com, ABCnews.com, NBCi.com... Danh mục các chương trình truyền hình luôn được chuyển tải trên mạng, thể hiện đầy đủ trên thanh công cụ của các trang web. Khi truy cập vào đây người đọc sẽ tiếp cận sâu hơn những vấn đề đã hoặc sẽ phát sóng. Phát huy ưu thế tương tác của mạng trực tuyến, các website này luôn có diễn đàn để người truy cập tham gia bàn luận sâu hơn về các sự kiện. Ví dụ như trong thời điểm xảy ra sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, trang web ABC.news.com đã xây dựng hẳn một diễn đàn trao đổi ý kiến trực tiếp với tên gọi: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ, Tại sao? Tại sao?”. Chỉ sau 3 ngày, số lượng thông tin trao đổi đã lên quá con số 3 triệu. Tuy nhiên xu hướng hợp tác, hợp nhất giữa truyền hình và internet không dừng lại ở đó, cũng không chỉ khởi nguồn theo ý đồ của các tập đoàn truyền hình lớn. Đó còn là tham vọng của các công ty tin học khổng lồ mà tiêu biểu nhất là Microsoft. Bill Gates, chủ nhân của tập đoàn này nhân thấy rằng: trong tương lai, nếu muốn giữ sự phát triển thần kỳ của Microsoft thì nhất thiết phải nắm giữ lấy thị trường mà các nhà sáng chế của ông gọi là không gian truyền hình (television space). Vấn đề là ở chỗ, trong thị trường đó, ông sẽ chiếm một vị trí lớn đến mức nào. Báo chí phương Tây ví sự hợp tác, hợp nhất giữa truyền hình và internet là một cuộc hôn phối giữa hàng loạt các tập đoàn truyền thông – truyền hình nắm trong tay quyền lực thông tin và các công ty tin học với ưu thế to lớn về công nghệ. Trong cuộc cạnh tranh nhằm thâu tóm tương lai của ngành truyền thông, phần thắng có thể thuộc về ông Bill Gates hay ông Ted Turner, đồng nghĩa với việc truyền hình lợi dụng Internet để phát triển hoặc ngược lại. Song đây là xu hướng có tính tất yếu, nếu xét trên phương diện khoa học công nghệ thuần túy. Bởi đó là sự kết hợp của một loại hình truyền thông tương tác với một phương tiện báo chí nghe nghìn để thực sự trở thành truyền thông đa phương tiện. Người ta đã nhìn thấy: trong tương lai gần, chiếc máy thu hình thông thường hiện nay sẽ trở thành lạc hậu, thay vào đó là các thiết bị đa phương tiện – multimedia, tiện lợi và đa dụng hơn nhiều. Đó là một máy tính đa chức năng: tính toán, soạn thảo văn bản, tra cứu thông tin, đánh cờ, chơi điện tử, viết và nhận email và xem hàng trăm kênh truyền hình. Khi xem truyền hình nhiều kênh, khán giả chẳng cần bấm nút chuyển kênh liên hồi vì bên tay phải của màn hình sẽ có hàng loạt màn hình mini, hiển thị cho bạn biết kênh nào hiện đang chiếu gì, và lúc đó bạn sẽ dễ dàng lựa chọn. Ví dụ như khi bạn đang xem bóng đã, bạn chỉ cần bám điều khiển từ xa để hiển thị một khuôn hình nhỏ, giống như trên internet nằm hai bên lề màn hình, không chiếm diện tích lớn và vẫn đủ để bạn theo dõi bóng đá. Tuy đồng thời làm các việc như trên, người ta vẫn thao tác nhiều việc khác: khai thác thông tin về một cầu thủ nào đó từ trang web hay xem lại một vài pha gay kết hay kết quả các trận đấu khác, trao đổi cùng bạn bè hay xem một bản bình luận mới cập nhật. Tuy nhiên sự hội nhập giữa truyền hình và internet không có nghĩa biến truyền hình thành một thứ hình ảnh động được chuyển tải trên mạng và hòa tan và đó. Về bản chất, mặc dù cả hai loại hình dều mang tính báo chí và giải trí. Song chiếc máy vi tính là phương tiện để làm việc, trong khi máy thu hình còn là một sản phẩm văn hóa của gia đình. Máy thu hình sẽ được nối mạng internet nhưng sẽ không làm nhiệm vụ giống máy tính, việc sử dụng sẽ dễ dàng hơn và dịch vụ của nó đơn giản hơn. Như vậy trong gia đình vẫn sẽ có cả hai loại máy kỹ thuật tương đối giống nhau. Khi đó, máy thu truyền hình sẽ đảm bảo việc quản lý hàng trăm kênh truyền hình, những dịch vụ như: mua hàng qua truyền hình, các trò chơi truyền hình, kiểm tra tài khoản ngân hàng… Còn máy tính sẽ đảm nhiệm các chức năng phức tạp hơn như xử lý, quản lý thu nhập gia đình, xử lý văn bản, hội thảo, hội nghị qua mạng, xử lý hình ảnh… Cũng như tốc độ phát triển của internet, người ta dự đoán rằng chỉ trong vòng một thập kỷ tới, một thế hệ truyền hình thông minh sẽ quen thuộc với nhiều gia đình. Với công nghệ sản xuất các màn hình cực mỏng, bạn có thể treo trên tường mỗi phòng một máy thu hình như một bức tranh treo tường. Bạn chỉ cần ngồi trên ghế, nói lên bạn muốn gì, toàn bộ hệ thống này sẽ thực hiện ý muốn của bạn: tìm chương trình bạn thích xem, ghi lại các chương trình chưa kịp xem, xem tin tức mới cập nhật… 4.2 Xu hướng phát triển của truyền hình Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ internet, truyền hình cần phải tự thay đổi bản thân mình để đáp ứng được yêu cầu của công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân mình. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng… thì một yêu cầu đặt ra cho truyền hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp dẫn khán giả. Ta có thể thấy một vài thay đổi của truyền hình trong tương lai: Truyền hình kỹ thuật số: Giữa năm 2008 và 2012, truyền hình công nghệ tương tự (analogue TV) sẽ chấm dứt tại Anh để hoàn toàn chuyển sang dịch vụ truyền hình kĩ thuật số với chất lượng tốt hơn. TV kĩ thuật số có thể thu sóng từ dây anten, vệ tinh, cáp hoặc các đường dây điện thoại. Để chuyển sang truyền hình công nghệ số, yêu cầu phải có bộ chuyển đổi để xem truyền hình kĩ thuật số trên TV thông thường (set-top box) hoặc bộ giải mã cho TV. TV độ nét cao: TV với độ nét cao hay HDTV (High-definition television) là định dạng mới cho phép người xem có được những hình ảnh sắc nét, rõ ràng, màu sắc trung thực, độ tương phản cao và chất lượng âm thanh cũng tốt hơn nhiều nhờ có thêm nhiều điểm ảnh hơn trên từng cm. Những chiếc TV được coi là HDTV nếu màn hình có đủ điểm ảnh (pixel) để thể hiện được những hình ảnh sắc nét với độ phân giải 720p (1280x720 pixel) hoặc 1080i (1920x1080 pixel). Bạn cần phải có một chiếc HDTV và bộ chuyển đổi HD hoặc bộ giải mã để xem được truyền hình kĩ thuật số. Máy ghi hình cá nhân PVR: Với PVR (Personal video recorder), người xem có thể ghi lại nội dung truyền hình trực tiếp vào PC để xem lại sau đó. Trong quá trình ghi lại các chương trình, chúng ta cũng có thể tạm dừng (pause), xem lại (replay), tua hình (fast forward)… Hầu hết PVR đều được kết hợp với các dịch vụ TV kĩ thuật số như: Sky, Freeview Xem video theo yêu cầu (on demand): “On demand” có nghĩa là người xem có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn chương trình muốn xem và không bị bó buộc về thời gian xem. Với dịch vụ theo yêu cầu, đài truyền hình sẽ gửi tới khách hàng những show diễn hay những bộ phim được yêu thích thông qua việc kết nối băng thông rộng nhờ bộ chuyển đổi cho TV. Sự kết hợp giữa TV và máy tính: Gìờ đây, việc kết nối TV với máy tính (PC) hay một thiết bị có thể đảm nhận cả 2 chức năng này không còn là điều khó tưởng tượng. Nó sẽ mở ra một thư viện khổng lồ các đoạn video từ mạng internet và có thể xem trực tiếp chúng trên TV. Điều này cũng gần giống như việc sử dụng bộ nhớ PC như một chiếc PVR. Người tiên phong trong lĩnh vực này là Microsoft với Media Centre. Bên cạnh đó, chiếc iTV của Apple cũng mang đến những tiện nghi tương tự. Còn phải kể tới Xbox 360 cho phép tải các show để xem trực tiếp trên TV. Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là điều khá phổ biến. Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về các gói dịch vụ để xem trực tiếp trên di động đơn giản hơn bao giờ hết. Các công nghệ cạnh tranh như: DAB-IP và DVB-H đang được các nhà sản xuất điện thoại đưa vào để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng. Cũng như điện thoại, việc xem show trên iPod và máy nghe nhạc MP3 ngày càng phổ biến hơn. (Hiện nay ở Việt Nam khái niệm truyền hình theo yêu cầu, truyền hình thực tế và truyền hình tương tác vẫn còn có sự lẫn lộn với nhau, thực tế đó là 3 hình thức hoàn toàn khác nhau.) a. Truyền hình theo yêu cầu (on-demand) Truyền hình theo yêu cầu là dịch vụ mà khán giả có thể tự mình lựa chọn chương trình yêu thích để xem mà không phải phụ thuộc vào giờ phát của đài truyền hình. Từ năm 1991, Microsoft đã muốn đưa máy điện toán vượt xa các loại máy PC thường và hướng đặc biệt về truyền hình tương tác mà họ rất thích khả năng thực hiện việc xem video theo yêu cầu (video on demand). Hậu quả tức thì của việc này là làm cho các cửa hàng thuê băng đĩa bị lỗi thời phải đóng cửa. Microsoft tự nhận cho mình sứ mạng phải phát minh lại truyền hình, theo đó, họ phải chuyển đổi một phương tiện báo chí mang tính giải trí, giáo dục chuyển tạo ra một sự thụ động, uể oải, đờ đẫn ở người xem thành một phương tiện có khả năng kích thích cac phản ứng của đông đảo khán giả. Để thực hiện mục đích đó, Microsoft lao vào nghiên cứu truyền hình tương tác nhưng không thành công. Trong khi đó, năm 1995, tập đoàn Time Warner của ông Ted Turner đã đưa ra biểu diễn một mô hình thí nghiệm truyền hình tương tác có thể vừa thu được các chương trình truyền hình, vừa có thể yêu cầu chiếu những bộ phim khá giả yêu thích, vừa có thể đặt mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn… Những việc này thực hiện được nhờ có bộ phận thiết bị server (cho phép truy cập dữ liệu trực tiếp) và nhờ hộp setto đặt trên máy thu hình. Trở ngại chính của nó còn quá cồng kềnh và giá quá cao: 8000$ cho chiếc hộp setto. Bill Gates đã nhanh nhạy nhận ra rằng: chỉ có mạng internet mới là chìa khóa giúp Microsoft bước vào lĩnh vực kinh doanh truyền hình một cách vững chắc. Với 425 triệu USD, Bill Gates mua ngay công ty điện tử WebTV Sun chuyên sản xuất các thiết bị điện tử hệ thống, biến nó thành một phòng thí nghiệm tốt nhất của truyền hình tương tác. Mục tiêu của Microsoft là thiết kế chiếc hộp webtv, cho phép truy cập các website từ máy thu hình bình thường với giá chỉ khoảng 199 USD. Nếu Microsoft thành công trong việc sản xuất loại máy thu hình kèm theo một số thiết bị cho phép vừa xem được các chương trình truyền hình thông thường, vừa sử dụng được như máy điện toán, vừa là máy truyền hình tương tác thì có nghĩa là công ty này sẽ chiếm được vị trí mạnh trong lĩnh vực truyền hình, ảnh hưởng và lợi nhuận sẽ tăng rất nhanh đồng thời thế lực của Bill Gates sẽ được nâng cao. Nếu như không lâu trước đây, truyền thông đại chúng (mass media) là sự thống trị của một tam đầu chế bao gồm Báo in, Truyền hình và Phát thanh thì hôm nay, với sự ra đời và tương hỗ của Internet, đường truyền băng thông rộng và công nghệ không dây, thế giới đang chứng kiến sự soán ngôi của một tam đầu chế mới trong truyền thông, đó là Truyền hình, Internet và Mobile. May mắn thay, với những đặc thù về việc truyền hình ảnh và khả năng thích ứng cao cho tương tác. “Đế chế” truyền hình vẫn và sẽ luôn là một kênh thông tin quan trọng bậc nhất trong bộ ba này.  Hơn thế nữa, khác với giai đoạn phân mảnh trước đây với báo in, với phát thanh, truyền hình ngày nay hoàn toàn có thể kết nối, dùng chung tập khán giả và phân chia quyền lợi với hai hình thức nghe nhìn mới này, từ đó tạo ra vô số giá trị gia tăng trên cả ba mô hình. Xu hướng và hiện trạng của thế giới, đó là việc ba hình thức nghe nhìn thế hệ mới này đang kết nối để tụ về một điểm chung. Vậy trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta đang có những gì trong tay? Mobile è Truyền hình Hình thức sử dụng SMS để tác động lên chương trình truyền hình trong thời gian gần đây đang như nấm sau mưa với hàng loạt các công ty khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng trên các thiết bị di động. Có thể nói đây là hình thức phổ biến và hiệu quả nhất trong việc khai thác truyền hình tương tác ở Việt Nam. Tuy nhiên, với cách thức khai thác ồ ạt và na ná giống nhau dàn trải trên mọi chương trình truyền hình, sự nhàm chán và thờ ơ của khán giả đối với loại hình dịch vụ này đã manh nha xuất hiện. Truyền hình è Mobile Với việc công nghệ WiMax sẽ triển khai sớm ở Việt Nam, cho phép các thiết bị không dây có thể truy cập đường truyền tốc độ cao, việc xem những chương trình truyền hình trực tiếp trên Mobile đang dần trở nên tực tế Internet è Truyền hình Máy tính PC với khả năng tương tác trực tiếp lên Internet cung cấp những công cụ mới cho việc tương tác truyền hình một khi Internet và truyền hình đã kết nối. Thay cho các hình thức tương tác cổ điển như thư phản hồi hay điện thoại cố định, chúng ta hãy nghĩ đến tất những gì chúng ta tương tác được với Internet cũng sẽ chính là những gì chúng ta tương tác được với truyền hình. Đó là khả năng phản hồi thông điệp trực tiếp, trực tuyến, đó là khả năng gửi âm thanh và thậm chí cả hình ảnh trực tiếp lên truyền hình. Truyền hình è Internet. IPTV cũng như Internet Television đã rậm rịch xuất hiện ở Việt Nam cùng với các giao thức truyền video trực tiếp (streaming), các giao thức phân phối ngang hàng (P2P sharing) đang hoàn thiện  mở ra những hình thức mới trong việc xem truyền hình. Khán giả đã có thể xem trực tiếp chương trình của VTV, VTC… được ngay trực tiếp trên trang chủ cũng như download những chương trình truyền hình số thông qua những mạng ngang hàng mà VNN-TV là một trong những ví dụ đầu tiên của những nhà cung cấp dịch vụ Video theo yêu cầu (VOD - Video On Demand), hình thức xem TV rất phổ biến tại Bắc Mỹ. Ba hình thức truyền thông thế hệ mới đang kết nối để hội tụ, tạo ra nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho khán giả nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho người làm truyền hình. Rõ ràng 3 hình thức truyền thông thế hệ mới đang kết nối để hội tụ, tạo ra vô vàn dịch vụ giá trị gia tăng trên bản thân mỗi loại hình, Truyền hình theo yêu cầu iTV IPTV (Internet Protocol Television) là dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng qua giao thức Internet với kết nối băng thông rộng - ADSL. Nó thường được cung cấp kết hợp với VoIP và truyền dữ liệu nên còn được gọi là công nghệ tam giác (dữ liệu, âm thanh và hình ảnh). Tính tương tác cao Bên cạnh các kênh truyền hình như các loại truyền hình analog và truyền hình cáp khác, IPTV cho phép cung cấp các dịch vụ kèm theo như Video theo yêu cầu (VoD - Video on demand), Truyền hình theo yêu cầu (TVoD), Đọc báo trên TV (iNews), Âm nhạc theo yêu cầu (iMusic), Phát thanh trực tuyến (iRadio), Lưu trữ trực tuyến (iStorage), Gửi tin nhắn qua TV (iMessenger), Chia sẻ Video (Clip4U) và bầu chọn (Voting)... mà các dạng truyền hình từ trước đến nay bao gồm analog, cáp hay truyền hình kỹ thuật số không có được. Truyền hình: Dễ dàng theo dõi lịch phát sóng Từ công nghệ tương tác EPG của IPTV, người dùng có thể xem lịch phát ngày hôm đó cũng như những ngày tiếp theo trên TV, đồng thời có thể dễ dàng xem hiển thị tên chương trình đang phát cũng như ngày giờ bắt đầu của chương trình kế tiếp. Chức năng đặt giờ cho phép đặt sẵn chương trình muốn xem và đến đúng giờ đó, TV sẽ tự động chuyển sang kênh đã chọn. VoD và TVoD – Phim và truyền hình theo yêu cầu Đây là dịch vụ xem phim theo yêu cầu, với kho phim ảnh chương trình các loại được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp. So với các bộ phim được phát sóng trên truyền hình analog, truyền hình cáp hay truyền hình kỹ thuật số, dịch vụ này có những ưu điểm vượt trội như khả năng cung cấp lượng phim ảnh không hạn chế, chọn lựa phim muốn xem và tua tới, tua lui, dừng hình như khi xem DVD. iMusic – Nghe nhạc theo yêu cầu: đáp ứng nhu cầu về Nghe – Nhìn, dịch vụ này cho phép lưu các album âm nhạc trên máy chủ để người dùng tự do lựa chọn, tìm kiếm và lên danh sách các bài hát riêng cho mình. Số lượng bài hát lưu trữ là không hạn chế. iNews – Đọc báo trên TV: Hữu ích và đơn giản khi kết hợp TV với báo điện tử. Đây là một dịch vụ liên thông với báo điện tử và người dùng sẽ đọc báo trên TV tùy thích mà không cần phải sử dụng máy vi tính rồi truy cập web báo điện tử để xem. Sự vượt trội về công nghệ tương tác thế hệ mới này còn ở khả năng giao tiếp giữa những người sử dụng hệ thống với nhau qua các dịch vụ iMessenger và Voting: gửi và nhận tin nhắn, cùng tham gia các chương trình bình chọn qua TV bằng cách bấm trực tiếp trên điều khiển từ xa. iKaraoke, dịch vụ Karaoke gia đình tích hợp vào bộ giải mã cũng sẽ được phát triển rộng rãi nhằm thỏa mãn thị hiếu của những khách hàng yêu ca hát trong tương lai gần. Với các tính năng nổi trội, trên thế giới IPTV đang chiếm thị phần ngày càng lớn, nhất là ở các nước có hạ tầng ADSL phát triển. Theo các chuyên gia, trong 5 năm tới IPTV sẽ đẩy lùi các loại dịch vụ truyền hình truyền thống, truyền hình cáp và dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông truyền hình. Ở Việt Nam, các ngả đường giữa 3 hình thức này cũng đã thông xe, như vậy bài toán đặt ra cho người làm truyền hình chỉ còn là sử dụng loại xe gì, đi như thế nào để khai thác tối đa hạ tầng mà thôi. Câu trả lời có lẽ nằm ở khả năng tương tác trong nội dung. (Chongchongtv.com) b. Truyền hình tương tác (Interactive Television – ITV) Truyền hình tương tác là khả năng cung cấp các chương trình có thể tác động trực tiếp đến khán giả. Tức là người xem có thể can thiệp vào nội dung của chương trình truyền hình. Từ ngữ “truyền hình tương tác”, về thực chất, được dùng để nói về thể loại “đàm luận chuyên đề” (talk show). Trong đó những người tham gia có thể là các vị khách mời hoặc là đơn thuần chỉ là những khán giả bình thường của truyền hình. Tất các các đài truyền hình ngày nay đều có tối thiểu vài ba chương trình tương tác khác nhau, đó có thể là một chương trình bình luận về một sự kiện thời sự, một gameshow trong đó có người chơi là khán giả… Ý kiến của khán giả sẽ đóng góp vào thành công của chương trình. Điều đó là cần thiết đề tạo ra một xu hướng báo chí khách quan. Tại Việt Nam, nội dung các chương trình truyền hình như Khởi nghiệp, Làm giàu không khó, Sức sống mới (VTV), Nói và làm, Chào buổi sáng, Tôi và chúng ta (HTV), Talk 9 (VTC1), Talk Vietnam (VTV4)... gần đây không còn nằm trong phạm vi “đóng” của một kịch bản khô cứng dựng sẵn mà đã “mở” ra cho khán giả cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến, thậm chí đưa ra những câu hỏi, vướng mắc mà người xem bất bình, không đồng ý.  Ở chương trình bình luận thể thao trên VTV3, những tin nhắn góp ý, bình luận nội dung các MC đang nói hay dự đoán của khán giả được hiển thị phía dưới màn hình tivi ngay khi chương trình đang phát sóng trực tiếp. Chương trình Nói và làm hằng tháng trên Đài Truyền hình TP.HCM thu hút nhiều người xem bởi chương trình này như một phiên chất vấn thu nhỏ của đại biểu HĐND TP với lãnh đạo các quan chức, ban ngành về các chuyện vừa sát với đời sống, vừa mang tính thời sự như đất đai, giáo dục, nhà ở... Giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM Huỳnh Văn Nam cho rằng giờ đây việc khán giả xem đài thụ động tiếp nhận một chiều không còn hợp thời. Người xem truyền hình ngày càng đông, số lượng kênh truyền hình ngày càng nhiều thì xu hướng “mở” - có tương tác, có giao lưu giữa chương trình với khán giả - là điều tất yếu. “Như HTV4, kênh khoa giáo của chúng tôi khoảng vài tháng nữa thôi sẽ không còn cách dạy một chiều như hiện nay, mà người xem có thể ngồi ở nhà gọi điện thoại đặt câu hỏi, giao lưu với thầy giáo trực tiếp qua màn ảnh hoặc qua email” - ông Nam nói.  Công nghệ Truyền hình tương tác bằng tin nhắn không còn là điều mới mẻ ở VN nhưng có thể nói đây là chiêu hút khán giả nhất của các kênh truyền hình. Ngay khi chương trình đang phát sóng hay khi vừa kết thúc sẽ có vài câu hỏi đặt ra như bạn thích ca khúc nào nhất, ca sĩ nào trình bày ấn tượng... Hãy gửi tin nhắn đến số... Nếu là tương tác trực tiếp, vài mươi giây sau tin và số điện thoại của bạn hiện trên màn hình vô tuyến. Ở Úc, một bộ phim truyền hình phát sóng kèm theo lời kêu gọi khán giả nhắn tin bình phẩm, thêm thắt chi tiết nhân vật, muốn tập sau nhân vật đó như thế nào... Cách này phim truyền hình Hàn Quốc cũng áp dụng để thăm dò khán giả. Các nhà đài được lợi ba bên: vừa tìm hiểu phản ứng khán giả, vừa tăng lượng công chúng, vừa có nguồn thu phí từ lượng tin gửi về. Truyền hình tương tác tại VN chỉ mới xuất hiện đúng nghĩa ở một vài chương trình như game show Vui cùng Hugo, Stinky và Stomper, Nhật ký Vàng Anh, chương trình thể thao truyền hình trực tiếp Cuồng nhiệt với thể thao. Ngoài ra, tương tác gián tiếp như V-Clip 45, Bài hát Việt, Ngôi sao THTH... c. Truyền hình thực tế (reality show) Truyền hình thực tế (reality show) là những show truyền hình mà người tham gia là những người không chuyên,được quay cảnh đời sống thật và trong một mức độ nào đó không có bàn tay của đạo diễn can thiệp. Đây là loại hình rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở Mỹ. Để tạo ra cảm xúc thật và mới lạ cho công chúng, các đài truyền hình tiến hành xây dựng các chương trình trong đó người tham gia sẽ được thể hiện cảm xúc thật, hành động thật như trong đời thường mà không chịu sự chi phối của đạo diễn. Có thể hiểu là người tham gia sẽ quên đi sự hiện diện của máy quay và sống như cuộc sống thường ngày. Những hình ảnh đó sẽ được máy ghi lại và truyền tới cho công chúng. Một ví dụ điển hình của chương trình truyền hình thực tế đó là American Idol của FOX. Ra đời ngày 11/6/2002 và từ đó đến nay nó trở thành một show ăn khách nhất trên truyền hình. Nguyên tắc của chương trình này đó là người chơi sẽ tham gia thi hát và trước đó chưa từng tham gia cuộc thi nào. Phải là công dân Mỹ hoặc người làm việc tại Mỹ ít nhất 3 mùa. Độ tuổi từ 16 – 24 và có thể nâng lên thành 28 khi bước vào mùa thứ 4. Truyền hình thực tế vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đầu năm 2005, VTV3 xuất hiện Khởi nghiệp và ngay lập tức thu hút người xem mỗi tuần. Đây có thể được coi là show truyền hình thực tế tiên phong tại Việt Nam. Cũng trong năm này, Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước (HTV thực hiện) - một dạng truyền hình thực tế khác - ra mắt. Đến năm 2006, Phụ nữ thế kỷ 21 mới thật sự là chương trình truyền hình thực tế đúng nghĩa đầu tiên tại VN. Ngay khi ra mắt bạn xem đài, chương trình đã tạo được sự chú ý bởi tính tươi mới, chân thật và thẳng thắn. Tuy là một cuộc thi truyền hình nhưng các thí sinh (TS) được thoải mái bộc lộ quan điểm và cá tính, những điểm mạnh và cả điểm yếu của mình để từ đó phác họa nên những nét độc đáo của phụ nữ thế kỷ ngày nay. Sau Phụ nữ thế kỷ 21 có thể kể đến Ước mơ của tôi, Vui là chính, Thần tượng âm nhạc - Vietnam Idol. Và tháng mười tới, HTV cũng sẽ phát sóng "Funny video home" (bản quyền của Mỹ) với những tình huống hài xảy ra trong gia đình do khán giả tự quay và gửi đến. Đây sẽ là chương trình "mồi" để các khán giả VN gửi những video clip tương tự về gia đình mình cho đài biên tập và phát sóng. Dẫu biết truyền hình thực tế từng tạo được nhiều thiện cảm và thành công ngoài mong đợi ở nước ngoài, nhưng khi chọn một chương trình làm vừa lòng người Việt thật không dễ. Như Vui là chính khi mới vào VN cũng bị phản đối kịch liệt vì một số chương trình không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Phụ nữ thế kỷ 21 năm ngoái bị chê là cứng nhắc trong việc biến các TS thành những "nữ cường nhân" bất đắc dĩ. Người Việt nhìn chung hiền hòa, chân tình nhưng không phải ai cũng đủ cởi mở và tự tin để tham gia các show truyền hình thực tế. Các TS và cả khán giả VN phần lớn vẫn chưa dạn ống kính, không quen bày tỏ bản thân, quan điểm trước bàn dân thiên hạ. Nhưng ngay cả khi những người trong cuộc dám thẳng thắn nói lên chính kiến của mình thì công chúng cũng chưa hẳn đã chấp nhận. Dư luận rất hay khen - chê vu vơ nhưng lại thờ ơ, ngần ngại trong việc tham gia "cuộc chơi" (nhắn tin bình chọn, gửi ý kiến góp ý, tham gia diễn đàn trên trang web của chương trình… ) cũng chính là rào cản cho việc phát triển truyền hình thực tế tại VN. MC - cầu nối không thể thiếu của chương trình, đặc biệt là những chương trình mới toanh, với khán giả - cũng là vấn đề gây đau đầu cho các nhà sản xuất. Hầu hết những show THTT thành công ở nước ngoài đều mang đậm dấu ấn của MC. Tại VN, thật không dễ để tìm kiếm ra một MC năng động, thông minh, dí dỏm, nhạy cảm, giỏi ứng biến... (tiêu chuẩn để dẫn một show truyền hình thực tế). Vì vậy hiện tại vẫn chưa có MC nào của các show THTT tại VN chiếm được nhiều cảm tình của bạn xem đài, giúp người xem tiếp cận với thể loại mới mẻ này một cách "ngọt ngào" nhất. Sau vài chương trình đã ra mắt có thế thấy truyền hình thực tế không phải là "món" dễ xơi đối với các nhà sản xuất hay công ty quảng cáo. Như Vui là chính, sau khi tiếp thu ý kiến của khán giả, chương trình được biên tập cẩn thận hơn. Tháng chín này, Vui là chính sẽ không còn là truyền hình thực tế nữa mà được dàn dựng với phần biểu diễn của các nghệ sĩ. Còn những chương trình khác, kể cả mua bản quyền từ một chương trình ăn khách nhất thế giới, dẫu được sự ủng hộ của người xem vẫn chưa thể là "con gà đẻ trứng vàng". Các nhà sản xuất chương trình "than" làm truyền hình thực tế tốn kém và vất vả gấp 5 - 6 lần những show giải trí khác. Như show Phụ nữ thế kỷ 21 năm ngoái tiêu tốn trên 500.000 USD (tiền bản quyền, thực hiện, quảng bá, giải thưởng...) nhưng không thành công lắm về mặt thương mại: rating (lượng người xem) chưa cao như mong đợi và số spot quảng cáo trong chương trình cùng lượt người nhắn tin bình chọn chỉ đạt mức vừa phải. Nhà tổ chức cho biết họ mất khoảng nửa năm để chuẩn bị và thực hiện chương trình. Riêng phần dựng, hậu kỳ đã tốn đến hai tháng. Chương trình được quay tại nhiều thành phố khác nhau như Quảng Ninh, Nha Trang, TP.HCM... Và có 3 - 4 nhóm quay cho một nội dung để bắt đủ mọi hình ảnh, góc độ, cảm xúc... của TS. Còn với VN Idol, số spot quảng cáo giữa chương trình chỉ mới tăng từ vòng Gala. Ba vòng trước đó (thử giọng, nhà hát, piano) kéo dài suốt hai tháng, cũng chỉ có "người nhà” (các nhãn hàng thuộc Tập đoàn Unilever như Clear, Lipton, Close up... ) quảng cáo giữa chương trình. Tuy chưa thống kê được con số đã chi nhưng VN Idol cũng tốn công, tốn của và nhân lực đáng kể. Chương trình đã đi qua bốn thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Êkip thực hiện chính khoảng 100 người. Mỗi một tiết mục cũng có 6-7 nhóm quay. Vòng nhà hát được coi là "vòng kinh hoàng" khi các TS và êkip thực hiện phải làm việc từ 10g-2g, 3g sáng hôm sau trong ba ngày liên tục. Tính đến thời điểm hiện tại, các chương trình truyền hình thực tế ở VN vẫn chỉ ở mức quảng bá cho một nhãn hàng, một thương hiệu công ty chứ chưa đủ mạnh để tạo nên một trào lưu hay cơn sốt giải trí như game show từng có được. Vì thế, THTT vẫn chưa cho thấy sức ảnh hưởng và tài lộc thu được từ… thực tế. Tuy thế, đó vẫn là "món" hấp dẫn và chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều vào thời gian tới. “Theo tôi, thói quen chỉ xem hình cho vui mắt của công chúng là thói quen đã qua... Ngày nay, công chúng chú ý xem truyền hình tương tác để mong giải quyết được những vấn đề gì mà họ đang quan tâm. Các chuyên mục như “Đối thoại”, “Chính sách - cuộc sống”, “Sự kiện - bình luận”, gần đây có “Người xây tổ ấm” trên VTV (đi sâu vào “tế bào” gia đình với nhiều tình huống chạm trán thử thách trong cuộc sống đời thường)... được người xem gọi điện thoại, gửi thư hoặc email rất đông” - nhà báo Trường Phước (công tác tại ban chuyên đề của Đài truyền hình VN) nhận xét. CHƯƠNG III – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam Nền báo chí Việt Nam đang phát triển nhanh hòa nhịp với sự phát triển kinh tế. Trong vòng 10 năm trở lại đây, báo chí Việt Nam đã có nhiều thay đổi để đuổi kịp sự thay đổi của thế giới. Bên cạnh các loại hình báo in, báo truyền hình, phát thanh đã hình thành khá lâu… thì loại hình báo điện tử cũng đã được triển khai mạnh mẽ… và đây đang hứa hẹn là một loại hình phát triển nhanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các xu hướng trong làng báo quốc tế. Trên cơ sở tận dụng những thành tựu tiến bộ của nền báo chí thế giới, nền báo chí Việt Nam đã tích cực đổi mới mình. Từ những trang báo nghèo nàn về mặt thiết kế, đến nay những trang báo đã được ma – két đẹp hơn, không còn tình trạng cả trang báo chỉ toàn chữ, các yếu tố đồ họa đã được chú trọng. 2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt Cũng như tất cả các tờ báo trên thế giới, báo chí Việt Nam cũng đang phải vật lộn với cuộc đấu tranh để duy trì nguồn thu nhập cho mình. Nguồn thu từ doanh thu bán báo đã gần như không còn ý nghĩa. Các tờ báo đang phải cố gắng thu hút quảng cáo để bù lại nhiều khoản chi phí: chi phí phát hành, nhuận bút, lương cho phóng viên… Trong vài năm trở lại đây, ngành quảng cáo của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đó cũng là một cơ hội để báo chí tận dụng. Các tờ báo lớn ra hằng ngày hiện nay đều có những trang quảng cáo riêng biệt, in thêm với các thông tin hằng ngày… Trong lĩnh vực truyền hình, những chương trình mang tính thương mại cũng phát triển, dưới hình thức tài trợ cho các chương trình, quảng cáo đã len lỏi vào công chúng. Đài truyền hình Việt Nam cũng thành lập một trung tâm quảng cáo riêng: Tvad chuyên sản xuất các đoạn phim quảng cáo trên sóng truyền hình. Trên các trang báo điện tử, một diện tích lớn của khuôn hình đã được nhường chỗ cho các banner, các logo quảng cáo… Quá trình thương mại hóa báo chí là một quá trình tất yếu để tồn tại, tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải thực hiện sao cho nội dung thông tin đem đến cho công chúng phải chân thật và không được phép đăng tin chỉ vì tiền Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí Tập đoàn báo chí là các tập đoàn đa thông tin, tham gia vào các lĩnh vực in ấn, xuất bản, nghe nhìn (phát thanh, truyền hình, vô tuyến, hữu tuyến, viễn tin học...) Thực chất của các tập đoàn báo chí cũng chính là các tập đoàn kinh tế, hay nói cách khác là do quá trình vận động và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thì các tập đoàn nhỏ bao giờ cũng có xu hướng tích tụ lại trở thành các tập đoàn lớn. Các tập đoàn lớn ấy lý do nó hình thành các tập đoàn lớn bởi vì chỉ có tập đoàn lớn với quy mô hoạt động rộng, nguồn lực hoạt động mạnh mẽ nó mới có điều kiện tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt ở các nến kinh tế của các nước TBCN ở Phương Tây. Trên thế giới cũng có một số tập đoàn báo chí nổi tiếng như tập đoàn Ga-net, New York Time, Washington Post... (Mỹ), Sunday Time, Sun, News of the World... (Anh)... Với Việt Nam, tập đoàn báo chí là một mô hình mới, hiện nay, một số tờ báo cũng bước đầu hoạt động với mô hình tập đoàn. Đó là điều tất yếu để tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh. Báo chí nước ta trong 5 năm trở lại đây phát triển năng động về số lượng và chất lượng trên tất cả lĩnh vực báo chí – truyền thông. Mặc dù,  theo nhận định của thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn, “trong số 500 cơ quan báo chí thì thực chất chỉ có khoảng 50 tờ báo là có thể tự chủ được về mặt tài chính, còn lại là ngân sách cấp, và mỗi năm con số này lên đến hơn 40 tỷ đồng!”, nhưng tình hình sẽ chuyển đổi theo hướng sắp xếp lại “những trường hợp chồng chéo về tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ và kiên quyết xử lý những tờ báo sai có nhiều sai phạm và sai phạm liên tục, chất lượng kém, cơ quan chủ quản buông lỏng hoàn toàn cho cơ quan báo chí muốn làm gì thì làm”, “giảm bớt số đầu mối cơ quan báo chí và tăng mô hình một cơ quan báo chí trong đó có một vài ấn phẩm theo kiểu phát triển quy tụ”. Đó là nỗ lực của cơ quan chức năng nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa khả năng quản lý và số lượng cơ quan báo chí. Tiến sĩ Đào Duy Quát, tổng biên tập website Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Ban tư tưởng văn hoá trung ương đã đưa ra quan điểm “gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát triển” và “Phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp”. Trong giới báo chí nhiều người bàn về vấn đề thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam, một số lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng đã tuyên bố sẽ phát triển cơ quan báo chí của mình thành “Tập đoàn Báo chí”. Một số tờ báo ở TP Hồ Chí Minh cũng đã manh nha hoạt động theo mô hình tập đoàn như Saigon Times Group. “Saigon Times Group” là một trong những tờ báo của TP. HCM manh nha muốn trở thành Tập đoàn báo chí lớn mạnh trong cả nước. “Saigon Times Group” là một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí (có hai tờ tiếng Việt và hai tờ tiếng Anh) với mục tiêu thông tin chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, thông tin kinh tế đối ngoại, quảng bá văn hóa, du lịch, góp phần phục vụ và xây dựng lực lượng doanh nhân Việt Nam. “Saigon Times Group” thường xuyên tổ chức nhiều chương trình vận động xã hội nhằm phục vụ cho định hướng hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư và làm công tác xã hội. Saigon Times Group cũng hợp tác xuất bản sách kinh tế - kỹ thuật, và xuất bản đĩa CD-ROM nhằm giúp độc giả có thể tìm lại tin tức, bài vở đã đăng trên các tờ báo của “Saigon Times Group”. Ngoài ra, tờ báo Sài Gòn giải phóng cũng là một tờ nhật báo lớn có tiếng trong cả nước. Báo Sài Gòn Giải Phóng là nhật báo lớn của Việt Nam, trực thuộc Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, có số lượng phát hành mỗi ngày lên tới trên 200.000 bản. Số lượng cán bộ phóng viên, công nhân viên trên 500 người. Báo có một nhà in. Báo Sài Gòn Giải Phóng hiện có tất cả bảy ấn phẩm: Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng (phát hành hàng sáng) tiếng Việt, Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng tiếng Hoa (phát hành hàng sáng), Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ (phát hành vào giờ trưa), Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng Thể Thao, Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, báo tiếng Anh Saigon Guide (phát hành thứ Hai và thứ Sáu), báo Đầu tư Tài chính (phát hành thứ Hai và thứ Năm). Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu báo chí và tuyên truyền: “Việc xây dựng và phát triển các Tập đoàn báo chí ấy hầu như một con đường tất yếu phải dẫn tới. Bởi vì đất nước chúng ta báo chí cũng áp dụng vào nền kinh tế thị truờng, tất nhiên là có định hướng XHCN. Tuy nhiên là việc xây dựng các Tập đoàn báo chí ở Việt Nam cũng cần xem xét ở tất cả mọi khía cạnh để vừa đảm bảo chúng ta có tập đoàn báo chí truyền thông lớn mạnh, đảm bảo những tập đoàn ấy có sức mạnh nhất định trong việc tác động vào đời sống nhất định trong lĩnh vực truyền thông và cái quyền lực ấy góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách kinh tế - xã hội, quân sự, quốc phòng, an ninh của Đảng, nhà nước một cách thắng lợi. Nhưng mặt khác các tập đoàn này cũng phải đảm bảo được nó phát triển để trở thành những quyền lực về mặt kinh tế hay nó tạo nên quyền lực lớn về mặt kinh tế, tức là nó vẫn là một tập đoàn kinh tế. Chính vì thế cần phải cân nhắc các khia cạnh một cách bài bản, có nghiên cứu bước đi cẩn thận. Đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát triển các tập đoàn ấy thì nên tính toán thực hành một số bước thí nghiệm rồi sau đó tiến hành ở mức độ rộng lớn hơn”. Ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin họp báo về việc Chính phủ đã ban hành Quyết định 219, phê duyệt chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có việc đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam. Tuy một số tờ báo ở TP.HCM đã manh nha hoạt động theo mô hình này, như Saigon Times Group, song tính đến thời điểm đó, việc xây dựng đề án và định ra tiêu chí cụ thể cho mô hình tập đoàn báo chí hầu như chưa có. Liền ngay sau đó, thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin đã trả lời chi tiết trên tờ VNExpress xoay xung quanh vấn đề thành lập các tập đoàn báo chí. Về mặt thời điểm, ông Doãn khẳng định mô hình tập đoàn báo chí đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở châu Á, mặt khác, vào thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập đoàn báo chí. Về mô hình, trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Còn theo phác thảo của ông Doãn, tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhưng không phải là phép cộng cơ học các toà báo. Phác thảo này được đưa ra sau khi Bộ Văn hoá – Thông tin đã có tham khảo một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc… Đưa ra phác thảo này, ông Doãn cho thấy “chưa có cơ quan báo chí nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu thích hợp để hình thành tập đoàn thực sự”. Tuy nhiên, ngay cả hai điều cơ bản nhất là định nghĩa và tiêu chí thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn chưa thể đưa ra được. Ông Doãn chỉ có thể đưa ra một nguyên tắc “không áp dụng rập khuôn” mô hình của bất kì nước nào do các khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí; và gợi mở thêm một số vấn đề: ở Việt Nam, chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm Tổng Biên Tập hay không, các tổ chức trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào, làm sao giải được các “bài toán” về tính chuyên nghiệp trong quản lý của các toà soạn và trong tác nghiệp của các nhà báo, về điều kiện cơ sở vật chất của các tờ báo, … Về hoạt động tài chính, ông Doãn trưng ra mô hình của các tập đoàn báo chí nước ngoài: tự chủ về mặt tài chính, tự trang trải kinh phí hoạt động, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước (chỉ sau ngành viễn thông), và khẳng định chỉ các tờ báo mạnh mới nên thành lập tập đoàn. Về giải pháp thúc đẩy sự phát triển xu hướng hình thành tập đoàn báo chí, điều đơn giản nhất và cũng hiện thực nhất mà Chính phủ nghĩ tới là thành lập một trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động báo chí. Tuy nhiên, điều cần trao đổi lại ở đây là: không nên chỉ đào tạo đội ngũ viết báo (điều này các trường báo chí đã làm nhưng hiệu quả chưa cao), mà để phù hợp với tình hình mới, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ người làm báo và  đội ngũ quản lý báo chí (quản lý phải theo kịp thực tiễn chứ không phải quản lý không được thì cấm). Với tất cả sự thận trọng, các câu hỏi xoay xung quanh “tập đoàn báo chí” lần lượt được Bộ Văn hoá – Thông tin và những người có quan tâm đặt ra và chờ lời giải đáp cụ thể từ phía các cơ quan báo chí lớn, đủ thế và lực trong nước . Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam hiện nay thì xu hướng thành lập nên các tập đoàn báo chí sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong tương lai gần. Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan báo chí nhận được sự khuyến khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu quả của các tập đoàn báo chí chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự phát triển căn cơ về thế và lực, không nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có thành lập được tập đoàn báo chí hay không còn phụ thuộc vào khả năng đổi mới tư duy và tốc độ hoạch định chính sách của nhà nước. Năm 2010 không phải là một mốc quá gần cho sự ra đời của các tập đoàn báo chí, nhưng là là một mốc quá gần cho sự lớn mạnh của các tập đoàn này. Tuy nhiên, nhìn lại tốc độ phát triển của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam trong 5 năm qua, có lẽ mục tiêu trở thành tập đoàn báo chí quy mô quốc gia không phải là quá khó thực hiện. Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam Sự phát triển của “nhà báo công dân” Blog giờ đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam, phát triển và bắt đầu nở rộ cách đây 2 năm, cho đến nay blog đã trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ. Với sự phát triển của blog mà báo chí cũng tìm thêm được một nguồn thông tin mới cho mình. Rất nhiều nhà báo đã chịu khó tìm những đề tài từ các trang blog cá nhân để có tin bài cho mình. Những người tham gia cộng đồng ảo đôi khi có những bài viết sắc xảo mà không phải một phóng viên, một nhà báo nào cũng có thể thực hiện được. Cũng giống như các quốc gia khác, sự phát triển của công nghệ đã giúp cho mọi người có thể hoàn thành một sản phẩm truyền thông một cách dễ dàng. Chỉ cần một chiếc điện thoại có thể quay phim được, mỗi công dân đều trở thành nhà báo. Tại Việt Nam đã có nhiều chương trình tiếp nhận các clip của khán giả để phát sóng. Ví dụ như chương trình “blog giao thông” đã tận dụng hiệu quả những cảnh quay của khán giả để làm mới thêm chương trình của mình. Hay như chương trình “Clip của tôi” trên kênh VTV6 chuyên phát các clip do chính các bạn trẻ thực hiện. Bên cạnh các trang blog, thì hệ thống chia sẻ video trực tuyến cũng đang phát triển, nếu như trên thế giới có Youtube.com, metacafe.com… là những trang chia sẻ clip hàng đầu thì tại Việt Nam, clip.vn đang chiếm ưu thế. Với ưu thế là không hạn chế thể loại (trừ nội dung mà pháp luật cấm) nên mọi người có thể thỏa sức sáng tạo và chia sẻ cho mọi người. Mặc dù vẫn chưa được thừa nhận về vai trò của mình, nhưng các “nhà báo công dân” cũng đã góp phần tạo nên một nguồn thông tin đa chiều về các sự kiện. Trong tương lai xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển, b. Xã hội hóa truyền hình Xã hội hóa (XHH) truyền hình (TH) manh nha tại Việt Nam từ gần chục năm trước. Hai năm trở lại đây đã cho những kết quả đáng mừng và hiện đang trở thành vấn đề thời sự nhất trong làng TH cả nước. Mặc dù vậy, cho đến nay XHH TH vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nước ta thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Cũng từ đó, nhiều lĩnh vực không còn bó hẹp trong sự hoạch định của Nhà nước mà được phát triển theo quy luật cung – cầu. Càng ngày chúng ta càng thừa nhận tính đúng đắn của sự chuyển đổi ấy. Cùng với quá trình này, khái niệm XHH không còn xa lạ. Nó đã được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham gia”. Cũng mang nghĩa này, XHH TH chính là "sự tham gia vào quá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành TH". Điều đó có nghĩa là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình TH, có sự tham gia của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không thuộc nhà Đài. Định nghĩa này đã được ông Trần Đăng Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực Đài TH Việt Nam khẳng định tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (Nha Trang – Khánh Hòa). "Bản chất của xã hội hoá không phải là vì tiền, mà là việc lôi kéo nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm tải cho nhà Đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình. Và nó sẽ thu hút đựơc sự quan tâm và ủng hộ của công chúng". - Trần Đăng Tuấn (Phó TGĐ thường trực VTV) Mang nội hàm đó, khái niệm XHH TH đã hàm chứa trong nó cả mục tiêu xây dựng một nền TH hiện đại nhờ phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội. Đây cũng là con đường để việc sản xuất các chương trình TH đi theo hướng chuyên môn hóa, chất lượng và năng suất cao hơn. Nhận định tính đúng đắn của hướng đi này, chủ trương xã hội hóa truyền hình được Nhà nước ta hoàn toàn khuyến khích. Thậm chí, nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hóa, Đài truyền hình Việt Nam đã được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ chốt thực hiện nhiệm vụ này. Được quan tâm và tạo điều kiện đến thế, nhưng XHH TH đến nay vẫn chưa đạt tiến độ như lẽ ra phải có được. Không phải bỗng dưng mà XHH TH trở thành chủ đề được bàn đến tại hai liên hoan TH Toàn quốc liên tiếp (2006 và 2007). Những người làm TH hẳn cũng đã ý thức được sự hấp dẫn của vấn đề khi quyết định tổ chức các hội thảo mở rộng trong khuôn khổ của ngày hội TH lớn nhất cả nước. Điều này chứng tỏ vấn đề XHH TH đang rất được quan tâm. Và thực tế thậm chí còn “nóng” hơn họ tưởng. Rất nhiều giám đốc các công ty truyền thông và cả những người đang có ý định tham gia sản xuất chương trình TH đã bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh để tham dự hội thảo. Không khí sôi động, sự quan tâm và số lượng các câu hỏi xung quanh việc XHH TH đã khiến nhà báo Tạ Bích Loan (lúc đó là Phó trưởng ban Thể thao Giải trí – Thông tin, Kinh tế - Đài THVN) phải ngạc nhiên: “Không ngờ không khí sản xuất từ ngoài Đài lại sôi động đến thế!”. Đón đầu xu hướng XHH, các công ty truyền thông ra đời ngày càng nhiều. Họ mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động, nên quan tâm đến XHH TH là đương nhiên. Không chờ đợi một cách thụ động, nhiều đơn vị đến gõ cửa nhà đài chào bán chương trình, đăng ký sản xuất, nhận mời tài trợ... Đáng tiếc là chính các nhà Đài – những người giữ vai trò quản lý lại đang rơi vào thế bị động. Không có nghĩa là không thể làm gì trước sự chủ động của các công ty sản xuất tư nhân đang ngày càng chuyên nghiệp. Mà sự bị động của các nhà đài thể hiện ở chỗ, trong vai trò người tổ chức thực hiện nhưng họ không đưa ra được những phương thức hợp tác phù hợp để khuyến khích cả hai. Mỗi đài một kiểu, vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác của họ đang khiến các đơn vị ngoài đài mệt mỏi. Chủ trương của Nhà nước là tổ chức các đơn vị ngoài đài tham gia vào quá trình sản xuất để chuyên môn hóa nền TH và giảm tải cho các đài trước sức ép tăng thời lượng phát sóng, vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ khán giả tốt hơn. Nhưng trên thực tế, các nhà Đài chưa khai thác được sức mạnh của đội quân ngày càng đông đảo và luôn trong tư thế sẵn sàng này. Ngược lại, sự chần chừ, bị động của họ đang làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý và quy hoạch TH, làm giảm hiệu qủa của một chủ trương hoàn toàn tích cực. CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trò đem đến cái mới cho công chúng, báo chí luôn phải tự hoàn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời cho đến nay, báo chí trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu hướng cũ qua đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành. Trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là thông tin, kiểm soát và tận dụng hiệu quả của thông tin thì quốc gia đó sẽ tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên trường quốc tế. Qúa trình thương mại hóa báo chí và hình thành các tập đoàn báo chí vẫn tiếp tục phát triển. Báo chí ngày nay sống nhờ nguồn thu từ quảng cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí đá tự đổi mới và biến mình thành như một tập đoàn kinh tế, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà còn lấn sân sang các hình thức kinh doanh khác. Xu hướng thương mại hóa báo chí còn đặt ra thách thức đối với người làm báo đó là: làm thế nào để không bị đồng tiền chi phối tin tức… nhưng xem ra vấn đề này rất nan giải. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo chí của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn thuẩn chỉ khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm. Trên đó không chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật những tin mới, đăng tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thông tin dưới nhiều hình thức sẽ giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình. Báo chí công dân phát triển vừa góp phần đa dạng thông tin vừa cạnh tranh với báo chí chính thống. Cái nhìn khách quan của khán giả sẽ tạo ra được nhiều chi tiết hay, không bị ép buộc và lệ thuộc vào sức ép nào. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi mỗi người cần phải có con mắt tinh tường để không bị ảnh hưởng bởi những thông tin thiếu chính xác, hoặc vì mưu đồ riêng. Nền báo chí Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền báo chí thế giới. Mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng báo chí Việt Nam đã đạt được những bước đi đáng kể. Với việc đang tìm ra những bước đi thích hợp để phát triển, trong tương lai báo chí Việt Nam sẽ tạo lập được vị thế cho mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sử báo chí - Xu hướng phát triển của báo chí.doc
Luận văn liên quan