Lịch sữ phát triển Prudential

Tại Việt Nam, nếu thương vụ sáp nhập được thực hiện, Prudential, đơn vị hiện dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ ở thị phần doanh thu phí bảo hiểm, sẽ tiếp quản thêm khoảng 300.000 khách hàng và 12.000 đại lý trên cả nước của AIA Việt Nam. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn TBKTSG cách đây không lâu, ông Jamie Rains, Tổng giám đốc AIA Việt Nam, cho biết mặc dù thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2009 chỉ tăng 10%, nhưng AIA Việt Nam có mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm mới hơn 79%, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 25%. Công ty đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong chín năm là 22%/năm. Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 3-2000, đến nay AIA Việt Nam đã phát triển được hơn 12.000 đại lý rộng khắp các tỉnh, thành, có gần 400 nhân viên, hơn 300.000 khách hàng, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt hơn 780 tỉ đồng (tính đến ngày 31-12-2009). Riêng ba năm trở lại đây, AIA Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân khá cao, trên 42% năm.

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sữ phát triển Prudential, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục 1, Giới thiệu về Prudential a. Lịch sử phát triển Prudential Tập đoàn Prudential (sau đây gọi tắt là Prudential) có đến hơn 150 năm tuổi đời. Vào năm 1848, Prudential được thành lập dưới tên Prudential Mutual Assurance Invesment and Loan Association tại Hatton Garden, London, Vương quốc Anh, cung cấp các khoản vay và bảo hiểm nhân thọ cho giới trí thức tư sản.     Sau đó 6 năm, chế độ bảo hiểm nhân thọ cho công nhân ra đời. Tiếp theo đó vào năm 1856, Prudential đi đầu trong việc đề ra các chính sách bảo hiểm cho trẻ em dưới 10 tuổi.     Những năm tiếp theo đó là hàng loạt những bước cải tiến đáng ghi nhận của Prudential. Một phát triển quan trọng trong việc chuẩn hoá thương hiệu Prudential được tiến hành năm 1986 với hình ảnh Prudence, vị thần cẩn trọng màu đỏ thắm và là biểu tượng của sự thống nhất và bảo đảm trong các dịch vụ Prudential từ năm 1848, được cải tiến lại để theo kịp thời đại và trở thành tâm điểm cho một hệ thống nhận diện mới của Tập đoàn.     Tầm hoạt động của Prudential ngày càng được mở rộng. Đáng chú ý là sự kiện Prudential mua lại Amicable Life của Scotland để củng cố sức mạnh của mình tại thị trường IFA. Năm kế tiếp Egg được thành lập như một công ty dịch vụ tài chính  và ngày càng lớn mạnh hơn.     Năm 1999, Prudential mua lại M&G và năm sau đó Prudential được cổ phần hoá trên Thị trường chứng khoán New York.     Năm 2000, Prudential nghiên cứu quan điểm của khách hàng về dịch vụ tài chính và bắt đầu chiến dịch “The Plan from the Pru” tại Anh. Một chiến dịch quảng cáo mới mô tả tầm quan trọng của việc hoạch định tài chính trong các giai đoạn của cuộc sống được thể hiện để nhắm đến các khách hàng trong thời đại mới. b.Hiện trạng Được thành lập năm 1848 tại Luân Đôn, Prudential là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tài chính và quản lý tài sản tại Vương quốc Anh, Mỹ và Châu Á. Prudential đã hoạt động bảo hiểm nhân thọ tại Anh 161 năm. Trước khi thực hiện thương vụ mua AIA, Prudential có trên 22 triệu khách hàng khắp thế giới và quản lý các quỹ với tổng trị giá trên 403 tỉ đô la Mỹ (245 tỉ bảng Anh). Sự phối hợp hoạt động chặt chẽ của các đơn vị kinh doanh trên khắp thế giới đã giúp Prudential tận dụng được lợi thế từ nhu cầu tích lũy tài sản và nhu cầu thu nhập hưu trí ngày càng tăng của khách hàng. Qui mô hoạt động toàn cầu và thu nhập từ các khu vực địa lý và các sản phẩm đa dạng đã mang lại cho Prudential ưu thế vượt trội Tập đoàn Prudential hiện đang sở hữu các thương hiệu uy tín sau: - Tại Vương quốc Anh, Prudential là công ty bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí hàng đầu cung cấp các sản phẩm tài chính cá nhân đa dạng. - M&G , công ty quản lý quỹ đầu tư tại Châu Âu và Vương quốc Anh của Tập đoàn Prudential, hiện quản lý các quỹ trị giá hơn 245 tỉ đô la Mỹ (tương đương 149 tỉ bảng Anh). - Jackson National Life, được Prudential thu mua vào năm 1986, là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu cung cấp các sản phẩm tiết kiệm dài hạn và tích lũy hưu trí cho khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức kinh tế trên toàn nước Mỹ. - Prudential Châu Á là công ty bảo hiểm nhân thọ Châu Âu hàng đầu tại Châu Á với các đơn vị kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và quản lý quỹ đầu tư tại 13 thị trường. Prudential Châu Á Prudential có lịch sử phát triển lâu dài tại Châu Á trong hơn 85 năm. Hiện nay Prudential đang có các đơn vị kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại12 thị trường: Mã Lai, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Prudential cũng là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất tính theo tài sản quản lý có nguồn gốc từ Châu Á ngoại trừ Nhật Bản. Hoạt động kinh doanh quản lý quỹ đầu tư đã mở rộng sang 10 thị trường: Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Mã Lai, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Chỉ trong một thập niên phát triển mạnh mẽ và bền vững, Prudential đã trở thành Công ty bảo hiểm nhân thọ Châu Âu hàng đầu trong vùng xét về quy mô thị trường và số đơn vị; đồng thời, Prudential Châu Á cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư tại Châu Á. Prudential Châu Á đã xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng và được đánh giá cao trong khu vực có đặc điểm địa lý và văn hóa đa dạng này. Ngoài đội ngũ trên 415.000 nhân viên và đại lý, Prudential đã xây dựng hệ thống kênh phân phối hợp tác kinh doanh với các ngân hàng hàng đầu tại Châu Á như Standard Chartered Bank, giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ của Prudential thông qua hệ thống kênh phân phối đa dạng, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh khắp trong vùng 2, Sơ lược về AIG và AIA a, AIG AIG là tổ chức bảo hiểm quốc tế hàng đầu hoạt động tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các công ty thành viên của tập đoàn AIG phục vụ các khách hàng thương mại, các tổ chức và cá nhân trên mọi lĩnh vực dịch vụ thông qua một mạng lưới các công ty bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm và con người trên toàn cầu. Ngoài ra, các công ty thành viên của tập đoàn AIG còn là các nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ và dịch vụ hưu trí. Cổ phần phổ thông của AIG được niêm yết tại thị trường chứng khoán Newyork, Ireland và Tokyo. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008, AIG là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới. Tập đoàn sở hữu nhiều công việc kinh doanh trong ngành dịch vụ trên toàn cầu. Từ khi được cứu bởi chính phủ liên bang, AIG buộc phải bán đi một số công việc kinh doanh để giúp trả lại tiền cho chính phủ. Giám đốc điều hành tập đoàn AIG đã phác thảo ra tương lai hoạt động của AIG, theo đó AIG sẽ tập trung bán bảo hiểm bất động sản và tai nạn trên toàn thế giới. Công việc kinh doanh này sẽ được thực hiện qua bộ phận có tên Charits, còn việc bán bảo hiểm nhân thọ sẽ được thực hiện chỉ tại Mỹ. b. AIA Tập đoàn AIA là nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ có nguồn gốc châu Á hàng đầu thế giới với bề dày lịch sử kinh doanh hơn 90 năm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. AIA cung cấp cho các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp các sản phẩm và dịch vụ về bảo hiểm nhân thọ, kế hoạch hưu trí, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn cũng như các giải pháp quản lí tái chính và đàu tư. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp gồm hơn 320.000 đại lý và 23.500 nhân viên tại 15 thị trường, AIA phục vụ hơn 23 triệu khách hàng trong khu vực. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng, AIA vẫn là bộ phận kinh doanh có lãi nhất của AIG 3, Kế hoach sáp nhập Tập đoàn American International Group, Inc. (AIG) vừa chính thức thông báo về việc tiến hành giao dịch chuyển nhượng Tập đoàn AIA, một trong những tập đoàn bảo hiểm nhân thọ có nguồn gốc châu Á lớn nhất thế giới, cho Prudential plc theo mức giá chuyển nhượng vào khoảng 35,5 tỷ USD. Việc chuyển nhượng này  đã được HĐQT của AIG và Prudential chấp thuận và theo kế hoạch sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2010, tùy thuộc vào sự chấp thuận của các cổ đông của Prudential, luật định và thông lệ hoàn tất giao dịch. Ông Bob Benmosche, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn AIG cho biết, việc kết hợp giữa Prudential, một công ty đã từ lâu cam kết mở rộng kinh doanh ở châu Á và AIA, một công ty nổi bật tại châu Á, sẽ tạo ra một tập đoàn bảo hiểm nhân thọ với sức mạnh vượt trội tại châu Á, một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. 4, Nguyên nhân vụ sáp nhập Tại sao Prudential mua AIA? AIG bán AIA để có thêm tiền để trả nợ chính phủ, còn Prudential cần AIA để hiện thực hóa tham vọng trở thành hãng bảo hiểm hàng đầu tại châu Á AIG từng là một trong những tổ chức tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng cuộc khủng hoảng trong những năm qua đã đẩy tập đoàn này đến bờ vực phá sản, buộc Chính phủ Mỹ phải vung tiền ra cứu. Đến nay, AIG đã nhận được hơn 182,5 tỉ USD từ Chính phủ Mỹ để cầm cự qua cơn nguy biến. Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy AIG vẫn lỗ nặng, nhưng đã bớt khó khăn hơn. Cụ thể, lỗ trong quý 4/2009 là 8,87 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với con số 61,7 tỉ của cùng kỳ năm 2008. Trên tổng thể, AIG lỗ 10,9 tỉ USD trong năm 2009, so với 99,3 tỉ của năm trước đó. Trong khó khăn, AIG từng có nhiều tính toán liên quan tới số phận của AIA. Vào năm 2008, họ dự định bán 49% cổ phần của công ty con nhưng sau đó đã phải từ bỏ do chẳng nhận được đề nghị nào vừa ý. 5/2009, AIG đã có kế hoạch IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) tại thị trường chứng khoán Hồng Kông với AIA sau khi việc bán đấu giá chi nhánh này bị thất bại. Giờ đây, đề nghị mua lại của Prudential dường như được AIG coi là giải pháp, bởi nó cung cấp một lượng tiền mặt lớn. Chính phủ Mĩ đang nắm giữ cổ phần của AIG, hiển nhiên vụ mua bán này được họ ủng hộ vì AIG cần sớm trả lại tiền cho những người nộp thuế. Hiện tại AIG còn nợ chính phủ 130 tỷ USD. Với 25 tỷ USD bằng tiền mặt, khoản nợ của AIG sẽ giảm 19,2%. Quyết định bán AIA là một bước tiếp theo trong nỗ lực của AIG để tái cơ cấu công việc kinh doanh, kiếm lợi nhuận trở lại và trả tiền cho chính phủ. Không có một thời điểm nào tốt hơn để bán và cũng khó có thể bán cho ai với giá “hời” hơn. (Báo WSJ nhận định: ông Thiam đã trả một cái giá quá hời cho AIA khi mua AIA với số tiền gấp 1,69 lần giá trị thị trường của AIA tính đến hết năm 2009. (23,3 tỷ USD)) Mặt khác, Prudential trả cho AIG bằng cổ phiếu của công ty mới với giá trị lên đển 20%, giới phân tích đặt ra nghi vấn: liệu AIA có phải là con ngựa thành Tơroa mà AIG gửi vào Prudential hay không? Về phía Prudential thì từ lâu đã tỏ rõ tham vọng đẩy mạnh làm ăn tại thị trường châu Á - nơi có dân số lớn nhất thế giới và thu nhập của người dân châu lục này đang gia tăng. Trên thực tế, trong thời gian gần đây, châu Á chiếm hơn một nửa tổng số hợp đồng mới ký của Prudential. Để thực hiện tham vọng bành trướng tại châu lục tấp nập này, họ từng dạm mua AIA hồi năm 2008 AIA là chi nhánh lâu đời và kinh doanh hiệu quả nhất của AIG, phục vụ hơn 20 triệu người tại châu Á, còn Prudential có hơn 11 triệu khách hàng trong khu vực này. Vì vậy, sau khi thương vụ hoàn tất, Prudential sẽ trở thành hãng bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và là hãng bảo hiểm nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc, Ấn Độ. Tidjane Thiam, Giám đốc điều hành Prudential, nói rằng hiện tại châu Á  là "cơ hội hấp dẫn nhất trong ngành bảo hiểm" do người dân ở châu lục này có thói quen tiết kiệm. "Châu Á sẽ tạo động lực cho sự phát triển của Prudential trong tương lai, đặc biệt là những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh ở khu vực Đông Nam Á", Thiam nói. Theo ước tính của hãng tư vấn McKinsey, khoảng 100 triệu hộ gia đình tại châu Á có thu nhập bình quân từ 10.000 USD/năm trở lên sẽ tăng gấp ba lần trong thời gian từ 2007 đến 2012, nghĩa là sẽ có hơn 200 triệu hộ tiềm năng cho thị trường bảo hiểm nhân thọ tại châu Á. Quy ra tiền, thị trường bảo hiểm có thêm số vốn tiềm tàng từ 750 - 950 tỉ USD/năm so với mức 632 tỉ USD năm 2007. Harvey McGrath, Chủ  tịch Prudential, khẳng định mua AIA sẽ là một thương vụ thành công: "Sự kết hợp giữa Prudential và AIA là ý tưởng tuyệt vời. Chúng tôi sẽ trở thành hãng bảo hiểm nhân thọ hàng đầu trong các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh tại Đông Nam Á", ông nói. 5, Diễn biến thương vụ Giá trị hợp đồng này, theo nhận xét của báo điện tử Wall Street Journal (WSJ), lớn gấp đôi quy mô giá trị thị trường (embedded value) của Prudential. Để có số tiền khổng lồ này, Prudential phải huy động thêm vốn qua phát hành cổ phiếu 21 tỉ USD - cũng là mức huy động vốn kỷ lục tại Anh - và vay thêm 5 tỉ USD. Ngày 1/3, hãng bảo hiểm Prudential tại Anh thông báo họ đã đạt được thỏa thuận về việc mua chi nhánh tại châu Á của AIG với giá 35,5 tỷ USD. Prudential sẽ trả 25 tỷ USD bằng tiền mặt và 10,5 tỷ USD bằng cổ phiếu cùng các loại chứng khoán khác. “Khi thực hiện giao dịch này, cả chúng tôi và Prudential đều cam kết giữ vững thương hiệu AIA, thế mạnh độc đáo về đội ngũ kinh doanh của mỗi bên, và là điểm mấu chốt của việc đầu tư vốn một cách lâu dài vào AIA” ông Bob Benmosche nhấn mạnh. Giao dịch chuyển nhượng này sẽ bao gồm toàn bộ các công ty thuộc Tập đoàn AIA hoạt động tại 15 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm mạng lưới hơn 320.000 đại lý và 23.500 nhân viên, phục vụ hơn 23 triệu khách hàng và hơn 10 triệu thành viên là khách hàng tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ kết hợp tín dụng và hưu trí. Giới phân tích nhận định rằng nếu mọi việc thuận lợi thì tối thiểu phải đến cuối năm 2010, thậm chí đến năm 2011 mới hoàn tất, vì còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Chẳng hạn, Prudential phải huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi và vay nợ thêm, kế đến mới tiến hành thủ tục mua lại AIA và hợp nhất dưới một pháp nhân mới... Tập đoàn AIG cũng đã đồng ý với điều khoản không chào bán AIA ra công chúng (IPO) tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Thương vụ này sẽ được thực hiện thông qua việc sáp nhập cả Prudential và AIA thông qua việc hình thành một công ty mới tạm gọi là "tân Prudential". Công ty này vẫn giữ tên gọi là Prudential, đồng thời giữ nguyên trụ sở tại Anh và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán London. Riêng cổ phiếu ADR (cổ phiếu của tân Prudential niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ) sẽ giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán New York và Hồng Kông sau khi thương vụ hoàn tất các thủ tục. Về mặt nhân sự, Hội đồng quản trị hiện tại của Prudential sẽ trở thành Hội đồng quản trị của tân Prudential. Tập đoàn AIG sẽ nhận được tổng số tiền là 35,5 tỉ USD trong đó 25 tỉ là tiền mặt và 10,5 tỉ dưới dạng cổ phiếu của tân Prudential và các chứng khoán khác. Phần tiền mặt sẽ được cung cấp dưới dạng quyền phát hành trọn gói huy động 20 tỉ USD (đây được coi là vụ huy động kỷ lục tại Anh) và thông qua việc chuyển nhượng nợ trị giá 5 tỉ USD. 6, Ảnh hưởng đến thị trường tài chính bảo hiểm thế giới a. Thị trường tài chính phản ứng tích cực Ngày 1.3, thị trường tài chính thế giới "rúng động" sau tin Tập đoàn bảo hiểm Prudential (Anh) đã đạt được hợp đồng mua lại Tập đoàn bảo hiểm AIA (là chi nhánh tại châu Á của Tập đoàn AIG Mỹ) với mức giá kỷ lục 35,5 tỉ USD. Đây là thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) lớn nhất trong lĩnh vực tài chính toàn cầu cho đến nay và cũng là thương vụ lớn nhất trong lịch sử 162 năm hoạt động của Prudential. Thị trường tài chính phản ứng tích cực với thông tin này. Cùng với việc EU cứu trợ Hi Lạp, vụ M&A của 2 đại gia bảo hiểm đã giúp phố Wall tăng điểm. Thị trường mở cửa ngày giao dịch với mức tăng xấp xỉ 0,5% giá trị Từ lâu các công ty bảo hiểm đã nhận ra sự hấp dẫn của thị trường bảo hiểm châu Á trong khi thị trường này ở các nước phát triển đã trở nên bão hoà và khó chen chân. Sau thương vụ của Prudential, có thể nói phong trào “Á tiến” và M&A giữa các công ty bảo hiểm sẽ rầm rộ hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã chỉ ra rằng ngay cả khi anh có một tiềm lực lớn về vốn như AIG vẫn có thể “điêu đứng” vì khủng hoảng, tuy vậy, anh vẫn cần có thị phần lớn hơn bằng mọi cách trong cái nơi “buôn tài không bằng dài vốn” này. b. Châu Á “rực lửa” Với thương vụ này, Prudential trở thành tập đoàn bảo hiểm nhân thọ  lớn nhất châu Á. Đây là nơi có dân số  lớn nhất thế giới, dân số có thu nhập cao gửi tiết kiệm đang gia tăng và có tốc độ phát triển kinh tế dẫn đầu toàn cầu. Tiềm năng của thị trường bảo hiểm ở châu Á là điều rõ ràng. Thị phần của Prudential tại châu Á dự kiến sẽ tăng từ 47% lên 60% với tổng số khách hàng là hơn 30 triệu. Các hãng bảo hiểm như Assicurazioni Generali và Zurich Financial (Ý), Aviva (Anh)… cảm thấy áp lực vì quy mô hoạt động của các hãng này tại châu Á sẽ nhỏ hơn Prudential – AIA. AIA được coi là chi nhánh quan trọng của AIG, hoạt động tại các thị trường như Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan... Hoạt động kinh doanh tại các thị trường trên đang mở rộng do phúc lợi và an sinh xã hội tại các nước này không bằng phương Tây và thế hệ trẻ có nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm. Trước đó, hãng bảo hiểm Manulife của Canada và AXA của Pháp được xem là những người mua tiềm năng của AIA vì cả 2 hãng này đều quyết tâm mở rộng hoạt động kinh doanh tại châu Á. Cạnh tranh sẽ thêm khốc liệt. Giới phân tích ngầm ám chỉ những người đã “dạm ngõ” AIA trước đây có thể sẽ không để cho vụ sáp nhập được tiến hành thuận lợi. Rõ ràng họ nên làm như thế, tình hình kinh doanh sẽ thêm căng thẳng khi cái bóng của “tân Prudential” trở nên khổng lồ. Prudential sẽ trở thành hãng bảo hiểm nhân thọ lớn nhất ở Singapore, Hong Kong, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Và hãng này cũng sẽ trở thành đối thủ quốc tế hàng đầu ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Prudential xem Trung Quốc là một “hạt đậu khó nhằn”, dù tập đoàn này đã có một liên doanh với Citic của Trung Quốc. Ngay như AIA được vào Trung Quốc từ những năm 1970 và mãi đến nay chỉ duy nhất họ là doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được hoạt động đầy đủ tại thị trường đầy tiềm năng là Trung Quốc.Tại Trung Quốc, công ty mới sẽ cạnh tranh chủ yếu với China Life và Ping an vốn có tiềm lực mạnh. Một điểm đáng lưu ý, China Life đã có ý định hỏi mua AIA nhưng về sau hãng rút khỏi thương vụ này. Không có gì là chắc chắn, China Life có thể quay lại và khiến tình hình thêm khó khăn với vụ sáp nhập. Tại Singapore, cuộc sáp nhập của hai hãng bảo hiểm Prudential và AIA sẽ tạo ra quyền lực lớn mạnh với chuỗi phối hợp gồm 7.800 đại lý bảo hiểm và hơn 3,2 triệu hợp đồng. Đối thủ lớn nhất của cuộc sáp nhập này là hãng bảo hiểm nhân thọ địa phương Great Easter (GE) Life, một hãng bảo hiểm của Singapore và là công ty bảo hiểm lớn nhất ở Singapore và Malaysia với 2.700 đại lý và 3 triệu hợp đồng. c. AIA và AIG sau thương vụ Sau tin tức về vụ mua bán, cổ phiếu AIG tăng 4,1%. Tập đoàn mẹ có khoản tiền “tươi” 25 tỉ USD để trả nợ chính phủ Mĩ giúp giảm nhẹ gánh nặng nợ. Đồng thời, vụ mua bán này có thể tạo điều kiện thuận lợi để các công ty con của AIG có giá trị cao hơn trong các cụ mua bán và chuyển nhượng sắp tới. AIG cần tái cơ cấu lại tập đoàn, bân các chi nhánh và chỉ tập trung mạnh vào thị trường Mĩ mà thôi. Tuy vậy, AIA là một trong những bộ phận kinh doanh hiệu quả nhất của AIG. Đây là nhận định của Cliff Gallant, một chuyên gia của công ty tư vấn tài chính Keefe Bruyette & Woods tại Mỹ. Năm ngoái, gần 15% doanh thu của AIG tới từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và quỹ hưu trí tại châu Á. Trong khi lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh bán bảo hiểm của AIA là 1,9 tỷ USD thì AIG lại lỗ tới 13 tỷ USD. “Một trong những bộ phận kinh doanh hiệu quả nhất của AIG sắp bị bán. Đó là một thực tế”, Gallant nói. Thứ hai, bất chấp những nỗ lực cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, AIG vẫn tiếp tục thua lỗ. Doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm giảm 18% vào năm ngoái (đạt 64,7 tỷ USD) và tập đoàn lỗ ròng 12,3 tỷ USD. Vào tuần trước AIG thông báo họ lỗ 8,9 tỷ USD trong quý 4 năm ngoái. Trong hơn một năm rưỡi qua, hãng đã bán tài sản và một số bộ phận để có tiền trả nợ. Thương vụ AIA là vụ bán tài sản thứ 20 kể từ khi AIG nhận tín dụng của chính phủ và cũng là đợt bán tài sản có quy mô lớn nhất. Vụ mua bán AIA sẽ giúp AIG có tiền trả nợ một phần cho chính phủ Mĩ nhưng AIA đang là chi nhánh làm ăn hiệu quả nhất của AIG, có khả năng việc trả toàn bộ nợ sẽ khó khăn thêm bội phần. d. Prudential sau vụ sáp nhập Nhà phân tích Tony Silverman tại Standard & Poor’s Equity Research cho rằng: “Châu Á là thị trường quan trọng của Prudential. Prudential cần bảo đảm vị thế dẫn đầu”. Họ đã có vị trí đó, đây là thành tích không nhỏ. Có thể trở thành “gã khổng lồ” trong thị trường đông dân nhất và đầy tiềm năng này, Prudential đã có một mảnh đất màu mỡ. Hãng đã có thể chạm tay vào thương hiệu có 91 năm tuổi đời, hiện diện tại hơn 14 thị trường tăng trưởng nhanh của châu Á và nắm trong tay 20 triệu khách hàng cùng lực lượng nhân viên kinh doanh lên đến hàng trăm ngàn người. Thiam cũng rất tự tin khi nắm trong tay lá chủ bài Barry Stowe, người đứng đầu khu vực châu Á của Pru, một “cựu chiến binh" của AIA. Với hơn 10 năm làm việc cho tập đoàn này tại Hồng Kông, Stowe là người biết rõ nội tình của AIA hơn ai hết. Và mặc dù mới giữ cương vị đứng đầu Prudential Asia khoảng 1 năm (từ tháng 11 .2006), Stowe đã được đánh giá cao về sự thông minh và hiểu biết thị trường. Theo WSJ, giá trị hợp đồng này lớn gấp đôi quy mô giá trị thị trường của Prudential và Prudential cũng chi số tiền gấp 1,69 lần giá trị của AIA tính đến hết năm 2009. Để có tiền, Prudential phải huy động thêm 21 tỉ USD bằng phát hành cổ phiếu và vay thêm 5 tỉ USD. Chính việc pha loãng cổ phiếu khiến cho thị giá cổ phiếu Prudential giảm hơn 12%. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng lo nhất với Prudential. Nhiều người vẫn lo ngại cho Prudential về chiến lược phát triển tại thị trường châu Á vì còn nhiều nơi khó thâm nhập. Bài phân tích trên Economist cho rằng, Prudential sẽ gặp khó khăn khi việc sáp nhập phải được thông qua ở từng quốc gia. Các khó khăn khác là sự khác biệt về văn hoá do vụ sáp nhập diễn ra ở nhiều quốc gia. Các ngân hàng ở Anh quốc ủng hộ thương vụ này hết mình. Họ sẽ được hưởng 1 tỉ USD từ vụ mua lại và quyền bảo lãnh phát hành 20 tỉ USD trị giá quyền mua cồ phiếu nên phía ngân hàng chỉ dè dặt cảnh báo “các nhà đầu tư của Prudential có thể sẽ phải chịu đau một chút”. Chính cái “ một chút” đó có thể tạo nên những khó khăn không lường được cho Prudential sau này. Giá cổ phiếu của Prudential giảm mạnh hơn 20% kể từ khi vụ mua lại được công bố. Các quỹ đầu cơ thu về một món lãi lớn từ việc bán khống cổ phiếu Prudential trong những ngày qua và chắc chắn họ sẽ còn tiếp tục chơi quân bài này trong những tuần tới. Quan điểm chung cho rằng ngành bảo hiểm Anh không thích hợp cho việc sáp nhập vì sản phẩm thường chuyên sâu, thu phí chậm và lợi nhuận thấp. Ngành bảo hiểm nhân thọ Anh bán nhiều sản phẩm chuyên sâu hơn so với các nước châu Âu khác. Mối nguy lớn nhất là trong thời điểm này, có thể không phải AIA mà chính Prudential đang trở thành món mồi ngon cho các công ty bào hiểm thế giới. Giá cổ phiếu đã giảm mạnh của Prudential khiến cho nhiều người nghi ngờ rằng, một công ty bảo hiểm như Aviva (Anh) cũng có thể nhảy vào ra giá mua lại Prudential và làm cho nỗ lực thâu tóm AIA của họ thất bại. Nhiều chuyên gia đã so sánh trường hợp của Prudential với Natwest. Năm 1999 , ngân hàng tư nhân Anh này đã ra giá 15,5 tỉ bảng Anh để mua lại công ty tài chính Legal & General, nhưng vụ mua lại đã không được giới chuyên gia lẫn nhà đầu tư đồng tình. Điều này y hệt tình trạng của Prudential hiện tại, sự chống đối mạnh mẽ của các chuyên gia tại Anh chưa có dấu hiệu ngừng lại. Điều này làm cho cổ phiếu của Natwest giảm mạnh, khiến ngân hàng này trở nên dễ tổn thương" trước đề nghị mua lại 21 tỉ bảng Anh của Royal Bank of scotland (RBS). Cuối cùng, không những không mua được Legal & General, Natwest còn bị RBS thâu tóm vào đầu năm 2000. Đó là lý do nhiều người lo ngại Prudential có thể từ kẻ đi săn mồi thành kẻ bị săn như trường hợp của Natwest. Aviva có nhiều khả năng sẽ đưa ra đề nghị mua lại Prudential để tăng cường chỗ đứng tại châu Âu, vốn là thị trường chiến lược của hãng. 7, Tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam a. Đối với thị  trường bảo hiểm Việt Nam: Ngay từ khi có thông tin về thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) giữa hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là Prudential và AIA, một công ty của tập đoàn AIG (Mỹ). Thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam đã có dấu hiệu nóng lên, nhiều luồn thông tin khác nhau, nhiều phân tích nhận định từ phía các chuyên gia, khách hàng được đưa ra. Dự báo là sẽ có những sự kiện mới trong lĩnh vực bảo hiểm sau khi thương vụ M&A này hoàn tất. Giao dịch chuyển nhượng này sẽ gồm toàn bộ các công ty thuộc Tập đoàn AIA hoạt động tại 15 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương, với hơn 320.000 đại lý và 23.500 nhân viên, phục vụ hơn 23 triệu khách hàng tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ kết hợp tín dụng và hưu trí. Như vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam gần như đã thiết lập một đế chế mang tên “ Prudential mới”, tuy giai đoạn đầu những tác động của vụ M&A này là chưa rõ rệt nhưng trong thời gian tới dự báo thị trường bảo hiểm sẽ có nhiều biến chuyển, thay đổi mà theo phân tích thì những ảnh đó mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt nam đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm này. b. Đối với các công ty bảo hiểm ở Việt Nam: Tại Việt Nam, nếu thương vụ sáp nhập được thực hiện, Prudential, đơn vị hiện dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ ở thị phần doanh thu phí bảo hiểm, sẽ tiếp quản thêm khoảng 300.000 khách hàng và 12.000 đại lý trên cả nước của AIA Việt Nam. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn TBKTSG cách đây không lâu, ông Jamie Rains, Tổng giám đốc AIA Việt Nam, cho biết mặc dù thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2009 chỉ tăng 10%, nhưng AIA Việt Nam có mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm mới hơn 79%, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 25%. Công ty đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong chín năm là 22%/năm. Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 3-2000, đến nay AIA Việt Nam đã phát triển được hơn 12.000 đại lý rộng khắp các tỉnh, thành, có gần 400 nhân viên, hơn 300.000 khách hàng, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt hơn 780 tỉ đồng (tính đến ngày 31-12-2009). Riêng ba năm trở lại đây, AIA Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân khá cao, trên 42% năm. So sánh về tiềm năng tăng trưởng với các thị trường bảo hiểm nhân thọ tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Úc..., ông Rains cho rằng Việt Nam là một thị trường mới nổi, lĩnh vực bảo hiểm vẫn còn mới, cơ cấu dân số trẻ, do đó tiềm năng vẫn còn rất lớn khi mới chỉ có 5% dân số mua bảo hiểm. Do vậy, năm 2010 AIA Việt Nam có kế hoạch tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm tối thiểu 50%. Còn theo thông tin trên website của Prudential Việt Nam, hiện công ty đang dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm (hơn 41%) lẫn số lượng hợp đồng bảo hiểm với hơn 1,67 triệu hợp đồng. Bên cạnh đó, Prudential Việt Nam còn có hệ thống hơn 150 trung tâm phục vụ khách hàng, văn phòng chi nhánh và văn phòng tổng đại lý trên toàn quốc. Sau 10 năm có mặt tại Việt Nam, hiện Prudential đã trở thành một thương hiệu mạnh, với mức độ nhận biết trên 90%. Qua đó dễ dàng thấy rằng sự hợp nhất AIA vào Prudential không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh, mà còn góp phần nâng thị phần của Prudential tại Việt Nam lên khoảng 47%. Qua những thông tin trên có thể thấy, sức mạnh sau hợp nhất của Prudential và AIA sẽ đặt áp lực lên các hãng bảo hiểm khác đang hoạt động tại Việt Nam như Dai-ichi Life Việt Nam, Prévoir, ACE Life, Great Eastern, Cathay Life, Korealife... về mục tiêu tăng trưởng nhanh. Thị phần của các doanh nghiệp này còn khá thấp và mức độ hiện diện, nhận biết thương hiệu còn khá mới trong khi Prudential và AIA có mặt tại Việt Nam từ rất sớm. Mặc dù vậy, thương vụ này không hẳn chỉ toàn thuận lợi, cho dù cả hai cùng là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thủ tục pháp lý đơn giản hơn trường hợp chuyển nhượng Công ty Bảo Minh CMG cho Dai-ichi trước đây, và Prudential vẫn sẽ giữ thương hiệu AIA, thông điệp đã được chuyển tải trong thông cáo báo chí của tập đoàn Prudential mẹ, bên cạnh đó Prudential phải huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi và vay nợ thêm, kế đến mới tiến hành thủ tục mua lại AIA và hợp nhất dưới một pháp nhân mới, văn hóa doanh nghiệp lại khác nhau... Tuy sự xác nhập này mang lại nhiều dự báo không khả quan cho những hãng bảo hiểm khác trong nước, đặc biệt là các hãng bảo hiểm của Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh…Nhưng trong lúc vụ M&A này “sóng chưa yên, biển chưa lặng” thì với các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nếu có những chính sách, hướng đi đúng, biết tận dụng những lợi thế của mình thì không gì là không thể. Đối với khách hàng sử dụng bảo hiểm: + Đối với khách hàng sử dụng bảo hiểm của Hãng AIA hay Prudential: Đối với quyền lợi, nghĩa vụ của khách hàng cả hai công ty đều khẳng định vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ theo như cam kết trước đó trong hợp đồng và theo luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành. Hiện nay, cả hai công ty vẫn hoạt động bình thường. Các hoạt động chăm sóc, tư vấn khách hàng vẫn không có gì thay đổi, đại diện Prudential và AIA tại Việt Nam cho biết. Theo ông Nguyễn Tiến Hùng, giảng viên bộ môn bảo hiểm tại trường đại học Kinh tế TP.HCM, dù thay đổi tên chủ đầu tư của công ty, những quyền lợi hiện nay của người mua bảo hiểm AIA tại Việt Nam vẫn được bảo đảm. Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị mất khả năng thanh toán, hoặc giải thể... doanh nghiệp bảo hiểm này phải chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) cho các doanh nghiệp khác. Việc chuyển giao HĐBH phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ kể cả quỹ dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ HĐBH được chuyển giao. Các quyền hạn, nghĩa vụ theo HĐBH được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết hạn hợp đồng. Đồng thời, khi hoàn tất thương vụ này, nhóm khách hàng sử dụng các sản phẩm bảo hiểm của  Hãng AIA và Prudential kỳ vọng sẽ được hưởng nhiều dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm mới hơn, tốt hơn, hoàn thiện hơn. Điều đó góp phần tăng thêm sự trung thành của khách hàng, là một dấu hiệu đáng mừng của “những người trong cuộc”. + Đối với khách hàng sử dụng bảo hiểm của hãng khác: Nhận định chung:           Có thể nói, tính đến thời điểm hôm nay thì những tác động, ảnh hưởng của thương vụ sáp nhập trên chưa ảnh hưởng nhiều đến khách hàng Việt Nam, tuy nhiên theo nhận định sẽ có sự chuyển dịch lớn từ phía khách hàng nếu “prudential mới” có những chính sách phù hợp dựa trên nên tảng nguồn lực lớn mạnh của mình, khi đó rất có khả năng họ sẽ dành được nhiều hơn sự quan tâm của khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm đầy nhạy cảm này. Kết luận: Thương vụ M&A giữa AIA Việt Nam và Prudential chưa hoàn toàn kết thúc nhưng dự báo sẽ có nhiều thay đổi lớn ở lĩnh vực hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam và kéo theo nhiều ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như ngân hàng, tổ chức tín dụng…Tình hình là thế, nhưng phải làm cái gì? Làm như thế nào? Để tồn tại và phát triển là một câu hỏi lớn cần có đấp án cho những ai tham gia sân chơi đầy thách thức này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sữ phát triển Prudential.doc
Luận văn liên quan