Lựa chọn địa điểm đầu tư khách sạn/ resort 4-5 sao

Một chuyến đi Huế sẽ không hoàn hảo nếu bỏ qua các khu di tích của tòa cung điện hoàng gia và những thành trì còn sót lại của một thời “cung vàng điện ngọc” nơi Huế, cũng như các khu lăng mộ hoàng gia của các vua triều Nguyễn. Huế cũng là trung tâm quan trọng của đạo Phật với hàng trăm đền chùa trong thành phố, như chùa Thiên Mụ, cách thành phố Huế chỉ 4 km, một trong những kiến trúc nổi tiếng nhất đất nước. Ngoài ra, cũng sẽ là thiếu sót nếu đến Huế mà không nếm qua các món ăn đậm đà chất địa phương nơi đây. Huế nổi tiếng với những món ăn mang phong cách hoàng gia và dân dã. Dòng sông Hương Giang chảy giữa lòng thành phố như một mạch máu trong xanh và suôn sẻ. Du thuyền trên sông thăm khu lăng mộ hoàng gia hay chùa Thiên Mụ, ăn những bữa tối giữa sông nước mênh mang hiền hòa, giữa gió trời thoáng đãng cũng là một cách thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà trong cuộc sống bộn bề mấy lúc có được. Hơn thế nữa, Huế cũng là xuất phát điểm cho tour đi thăm vùng phi quân sự, một địa điểm lịch sử đang phát triển cả hai bên biên giới giữa miền Bắc và Nam, bao gồm đường hầm Vĩnh M ốc. Gần khu công viên quốc gia Bạch Mã là khu kiến trúc kiểu Pháp với nhiều hoạt động mà du khách có thể tham gia như ngắm nhìn động thực vật hoang dã, đi bộ và ngắm cảnh

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2813 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lựa chọn địa điểm đầu tư khách sạn/ resort 4-5 sao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như kinh tế, Phan Thiết đã là một đô thị lớn của vùng duyên hải Trung kỳ. Phố Hài, Mũi Né là những cửa biển sầm uất với ghe thuyền từ Trung Kỳ, Nam Kỳ đến chở nước mắm, cá khô, dầu rái, trầm hương... vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng buôn bán. Thậm chí có cả tàu thuyền Trung Quốc từ Quảng Đông, Hải Nam - qua đường biển từ Hội An - đến giao thương[3]. Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km và Đà Lạt 165 km. Ngoài ra, trong nội thành còn có các cơ sở công nghiệp thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở thủ công mỹ nghệ. Ngư nghiệp là ngành nghề lâu đời của người Phan Thiết. Cùng với La Gi và Phú Quý, Phan Thiết là ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Song song đó, Phan Thiết là nơi được thiên nhiên ưu đãi một khí hậu tự nhiên phù hợp với nghề sản xuất nước mắm. Biến thiên nhiệt độ giữa các tháng không lớn, ít mưa, nhiều nắng và gió là những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho quá trình cá chín trong muối. Nhờ đó, nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng mà nước mắm ở những nơi khác không thể có. 2.5.3 Sự phát triển du lịch ở Phan Thiết Đồi cát M ũi Né, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Phan Thiết Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng. Nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Đây cũng được mệnh danh là địa điểm du lịch có nhiều resort nhất Việt Nam.Mũi Né nói riêng và Phan Thiết nói chung nổi tiếng với đặc sản nước mắm nhỉ. Hiện nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành. 2.6 QUẢNG NINH 2.6.1 ĐiỀu kiện tự nhiên Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô. Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh. Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính. 2.6.2 Điều kiện xã hội Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm: Thái, Kh'me, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Ðăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup cô. Ðây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số. Quảng Ninh có tổng số 638 khách sạn, nhà nghỉ trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1 – 2 sao và 632 khách sạn mini, nhà nghỉ có tổng số 10.000 phòng nghỉ với 18.000 giường. Ngoài hệ thống khách sạn, Quảng Ninh còn có 350 tàu du lịch (13.000 ghế), trong đó có 49 tàu nghỉ đêm (422 giường) và 318 cơ sở kinh doanh dịch vụ và 02 khu vui choi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. 2.6.3 Sự phát triển du lịch ở Quảng Ninh Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninhcó danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Longđã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật nên với: Các Thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc bộ. Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Bãi Cháy, đảo Tuần Châu đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách. Các di tích lịch sử văn hóa: Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn. đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội. Ấm thực Quảng Ninh: Quảng Ninh nổi bật với các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu Tiềm năng phát triển du lịch Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội. Đến Quảng Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu... Đường bộ: Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long dài 155km, là tuyến đường bộ thuận lợi nhất và ngắn nhất, không phải qua phà. Đường không: Thứ bảy hàng tuần có máy bay trực thăng xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đến thẳng vịnh Hạ Long. Đường thủy: Hàng ngày có 4 chuyến tàu thủy Hải Phòng - Hạ Long và ngược lại. 2.7 CÔN ĐẢO 2.7.1 Đặc điểm tự nhiên Vị trí: Côn Đảo - huyện Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Tp. Vũng Tàu 180km, cách Tp. Hồ Chí Minh 230km. Đặc điểm: Côn Ðảo là một quần đảo gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp cùng với di tích nhà tù nổi tiếng. Du khách có thể đi bằng máy bay trực thăng hoặc bằng tàu biển để ra Côn Ðảo. 2.7.2 Đặc điểm xã hội Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1975, Côn Ðảo bị biến thành một nhà tù khổng lồ, giam giữ hàng trăm nghìn người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hơn 22.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Các khu lao, chuồng cọp, chuồng bò, hầm xay lúa, bến Ðầm, Cầu Tầu, nghĩa trang Hàng Dương... mãi mãi còn đó, thể hiện tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường của con người Việt Nam. Côn Ðảo là một chứng tích hùng hồn, tố cáo chế độ độc ác, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đối với phong trào yêu nước của dân tộc ta. Đến Côn Đảo, hai bên đường là rừng, là núi và một bên là biển. Một màu xanh ngất ngây. Du khách có thể thấy những tấm biển lớn kêu gọi bảo vệ rùa biển và dugong được đặt ở những nơi công cộng, tại các khách sạn, các địa điểm du lịch, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch về việc bảo vệ thiên nhiên.Côn Đảo. còn ấn tượng với những khẩu hiệu rất mạnh mẽ cho thấy được ý thức của người dân ở đây: “Bảo vệ môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp, chính là bảo vệ sự sống của chúng ta”, “Trước khi chặt một cây hãy trồng một cánh rừng”… Mỗi người đến đây như tìm lại được thuở hoang sơ của trời đất, cảm thấy tâm hồn mình như trong sáng hơn, cơ thể mình khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, an ninh ở đây cũng được ca ngợi là an toàn tới mức “cửa không phải cài then”. 2.7.2 Sự phát triển du lịch Đến với Côn Đảo, có lẽ sẽ không gì thích thú hơn đối với du khách nếu được thực hiện một chuyến lặn xem những rạn san hô trải dài hàng cây số, gồm hàng chục loại san hô đủ màu sắc, đủ hình dáng, với những đàn cá lớn sặc sỡ bơi lội tung tăng trong làn nước biển xanh trong vắt. Có lẽ trên phạm vi cả nước, Côn Đảo đã hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện để trở thành một địa điểm du lịch sinh thái đúng nghĩa. Chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều du khách đến thăm hòn đảo xinh đẹp này để được thật sự sống trong môi trường thiên nhiên còn nguyên vẹn, và chia sẻ niềm vui với những chú dugong, rùa biển, cá heo đang đùa giỡn tự do trong thiên đường an toàn của chúng. Do cách biệt đất liền, bao quanh là biển, khách đến Côn Ðảo chỉ có thể đi được vào mùa biển êm, đẹp nhất là từ tháng 3 đến tháng 6 bằng tàu thủy hoặc máy bay trực thăng Ngày nay, Côn Đảo đã trở thành khu di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử… Bên cạnh đó, cũng có nhiều chuyến hành hương của các cựu tù binh Côn Đảo được tổ chức, về thăm lại những nhà tù khắc nghiệt năm xưa, nơi mà chính họ và đồng chí của họ bị đầy đọa, tra tấn dã man, giờ đây đã trở thành bảo tàng cho du khách vào thăm quan. Bên cạnh các di tích lịch sử, Côn Đảo còn thu hút đông du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên trong lành với những khu rừng yên tĩnh, những bãi biển cát trắng, những dải san hô đầy màu sắc và không khí yên bình và thanh thản, tránh xa khỏi cuộc sống hối hả và bon chen nơi thành phố. 2.8 HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất trên cả nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Tính đến 1/4/2009, dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam). Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á với hê thống giao thông vận tải bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. 2.8.1 Điều kiện tự nhiên: - Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. - Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. - Về thời tiết, khí hậu, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. 2.8.2 Điều kiện kinh tế xã hội du lịch: - Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam, và rất đa dạng về ngành nghề. - Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... - Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. - Về du lịch, năm 2007 đã có khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%. - Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn. Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 8 khách sạn 4 sao, và 11 khách sạn 5 sao gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic. - Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. - Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn 1000 ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. 2.8.3 Sự phát triển du lịch : TP.HCM có lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí của cả nước. Với lượng dân cư đông đúc nhất cả nước, đời sống ngày một nâng cao, nhu cầu đi du lịch không chỉ có ở những kỳ nghỉ dài cố định trong năm mà nhu cầu đi du lịch trong ngày, vào ngày cuối tuần đang là tiềm năng rất lớn để TP.HCM khai thác. Việc có thêm điểm du lịch mới, đa dạng đang được TP.Hồ Chí Minh đẩy mạnh đầu tư, khai thác. Đề án phát triển du lịch đường sông của ngành du lịch TP.HCM với sự tham gia của 2 địa phương Bình Dương và Đồng Nai đã được ngành du lịch TP.HCM đưa ra từ năm 2006. Sau gần 5 năm triển khai, ngành du lịch TP và cả Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều hội thảo bàn giải pháp phát triển du lịch đường sông tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, do hạn chế về hạ tầng, thiếu cầu cảng cập bến, độ cao của các cây cầu thấp, thuyền không qua được nên hoạt động khai thác còn cầm chừng. Với việc xác định thế mạnh của du lịch TP.HCM là “nơi trung chuyển khách”, TP.HCM có hệ thống các nhà hàng, khách sạn và các điểm tham quan khắp trên TP. Ngoài các công trình kiến trúc nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà, Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học Tổng hợp…., các điểm tham quan ngoài trung tâm như Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức…, TP.HCM là địa phương đầu tiên đạt chuẩn mua sắm du lịch, tạo ra hai thế mạnh là du lịch hội nghị và mua sắm. Mặc dù không có lợi thế về phong cảnh thiên nhiên như những bãi biển đẹp, những cánh rừng nguyên sinh, nhưng TP.HCM cũng có 4 resort, 1 làng an dưỡng và 2 khu du lịch sinh thái. Thảo Điền Village - resort riverview 5 sao đầu tiên ở TP.HCM Thảo Điền Village cách trung tâm thành phố 7 km bằng đường bộ hoặc một chuyến tàu cao tốc 15 phút trên sông Sài Gòn. Đây là khu du lịch xinh đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, rộng hơn 12.000m2, có không gian xanh tươi nằm cạnh bờ sông thơ mộng. Thảo Điền Village là khu resort riverview đầu tiên tại TP.HCM, tọa lạc ở Q.2. Từ ý tưởng “Biển trong thành phố” của người Pháp, Thảo Điền Village đã đem cát lấy từ xứ Cam Ranh (Khánh Hòa) vào thành phố, rồi trồng dừa trên đó tạo cho bạn cảm giác như đang ở một bãi biển nào đó. Thảo Điền Village nằm yên ả bên dòng sông Sài Gòn với rặng dừa nước thẳng tắp giống Đồng bằng sông Cửu Long nguyên sơ thu nhỏ. Đây là làng du lịch phức hợp với đầy đủ các tiện nghi sang trọng nhưng rất thân thiện và gần gũi, ấm cúng như chính ngôi nhà của bạn. Ngôi biệt thự 3 tầng tuyệt đẹp và lãng mạn. Hồ bơi và quầy bar ngoài trời là một nơi lý tưởng cho bạn thư giãn cùng người thân và bạn bè. Hệ thống nhà hàng Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Ý phục vụ rất nhiều món ăn cho bạn tha hồ lựa chọn. Silver Creek City Resort Tọa lạc tại quận 12, cách trục chính Quốc lộ 1A gần 200m, là cửa ngõ giao thông thuận lợi đi các trung tâm công nghiệp lân cận. Cách trung tâm thành phố HCM - 25 phút chạy xe, Khu Công nghiệp Vietnam- Singapore – 15 phút, Khu Công nghệ cao Quận 9 – 15 phút, khu phần mềm Quang Trung 10 phút và chỉ cách sân bay Tân Sơn Nhất 20 phút. Khu vực đồng thời cũng là điểm giao thông thuận lợi đi các điểm thăm quan du lịch nổi tiếng như Địa đạo Củ Chi, Tây Ninh, Khu du lịch Đại Nam và sân Golf Sông Bé.Đây là điểm giao lưu trang trọng, lịch sự của các Doanh nhân, điểm lưu trú thuận tiện cho các chuyên gia làm việc tại các Khu công nghiệp V.SIP, Khu công nghệ cao Quận 9, Khu phần mềm Quang Trung và các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, Silver Creek City Resort cũng là một điểm đến lý tưởng cho việc nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần của gia đình bạn sau những ngày làm việc căng thẳng. Villa H2O Điểm nhấn của khu resort chính là khu yến tiệc và hội nghị mang dáng dấp cổ xưa. Đây là khu vực phức hợp bao gồm các nhà cổ, nhà hàng thủy tạ nằm xen lẫn với hồ bơi, hồ cá, thác nước có sức chứa 300 khách. Ngay bên cạnh là khu đại sảnh khoáng đạt, có tầm nhìn rộng rãi, có hồ bơi, quầy bar là nơi lý tưởng để gặp mặt gia đình và bạn bè. Hệ thống nhà nghỉ được xây dựng theo phong cách Bungalow (phòng nghỉ kiểu nhà vườn) với lối kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc nhưng sang trọng, tạo cho du khách cảm giác ấm cúng, gần gũi. Không phải mất nhiều thời gian, chừng 30 phút đi ô tô từ t rung tâm thành phố là bạn có thể cùng người yêu, bạn bè hoặc gia đình có mặt tại resort Villa h2o để thưởng thức những giây phút thực sự thoải mái, riêng tư, thả mình trong hồ nước mát hay tham gia vào những trò vui chơi giải trí như: Câu cá, bơi lội, bóng chuyền, tennis, karaoke, du thuyền trên sông… Villa h2o là nơi lý tưởng để họp mặt, chiêu đãi bạn bè hoặc đưa gia đình đến nghỉ dưỡng, thư giãn và thưởng thức các món ngon đặc sản Âu - Việt vào bất cứ lúc nào trong tuần. Làng an dưỡng Ba Thương Làng an dưỡng Ba Thương ở huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố 45km, với diện tích 7ha. Khung cảnh ở Ba Thương thơ mộng với hoa lá cỏ cây; kiến trúc được thiết kế đậm chất phương Đông. Đây là địa điểm lý tưởng để khách an dưỡng, nghỉ ngơi. KDL Sinh thái Bình Mỹ (Củ Chi) Trang trại và khu du lịch có được một cảnh quan sinh thái tự nhiên nằm bên dòng sông Sài Gòn, với những hàng cây cổ thụ cập theo hai bờ biền rạch xanh mát, một không gian miền quê yên tĩnh, thoáng mát, vẫn còn nguyên vẻ đẹp sinh thái hoang sơ, trước mắt không xa lại hiện rõ khu đô thị sầm uất của thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Khu trang trại và du lịch nằm giữa hai con rạch và mặt sông Sài Gòn, con lộ nông thôn hướng ra tỉnh lộ 9. Cách chợ Thủ Dầu Một Bình Dương 2 km đi đường thuỷ, 4km đi đường bộ. Cách trung tâm TP HCM 25km, tổng diện tích trên 4ha. Diện tích trang trại & dịch vụ trên 2ha, diện tích sinh thái vườn kết hợp nông dân trên 2ha, chiều dài mặt sông và ven bờ rạch dài 350m. Khu Du Lịch Bình Mỹ nằm cạnh sông Sài Gòn có môi trường sinh thái tự nhiên, không gian thoáng mát yên tĩnh, giao thông đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng. Cần Giờ Resort Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) – là đơn vị đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 14001 trên địa bàn Cần Giờ, với hai khu vực hoạt động du lịch chính: Khu Lâm Viên Cần Giờ: (Tên thường gọi là Đảo Khỉ) Nằm trong vành đai của Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới (rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận vào tháng 01/2000), nơi đây, quý khách sẽ được tham quan nhà Bảo tàng Cần Giờ, đi thuyền tham quan khu rừng ngập mặn, căn cứ cách mạng Rừng Sác, xem biểu diễn xiếc thú, tham quan thú hoang dã, đặc biệt là những đàn khỉ trên 1.000 con rất tinh nghịch và dạn dĩ với con người. Ngoài ra, quý khách có thể ghé vào nhà hàng Rừng Sác để giải khát, điểm tâm và thưởng thức các món ăn đặc sản của rừng ngập mặn. Khu Cần Giờ Resort Đạt tiêu chuẩn 3 sao nằm cạnh bãi biển 30/4 với rừng phi lao gió mát rì rào và sóng biển dịu êm. Resort được trang bị tiện nghi, hiện đại bao gồm: 80 nhà nghỉ Bungalow, nhà hàng Carrot, nhà hàng Hàng dương, hồ bơi, Karaoke, Massage, Sauna, Steambath, 2 sân Tenis, cầu lông, khu vực sinh hoạt lửa trại, bar, coffee – shop , nhà hội nghị - hội thảo, truyền hình và điện thoại quốc tế, room service ( 24/24). Khu Du lịch rừng Vàm Sát Khu du lịch Vàm Sát nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 1.862ha. Nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng gồm các loài cây đặc trưng của vùng nước ngập mặn (và nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Thế giới). Trong chiến tranh, rừng ngập mặn Vàm Sát là chiến trường trên sông nước nổi tiếng, với những chiến công vang dội, chỉ mấy năm sau, khi chiến tranh kết thúc, nhân dân đã tụ hội về đây, khôi phục lại rừng, trồng cây, bảo vệ sinh thái tự nhiên của Cần Giờ. Rừng ngập mặn Cần Giờ nhanh chóng trở thành rừng phòng hộ, lá phổi xanh của một thành phố lớn nhất Việt Nam. Tháng 7/2002, Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO) đã công nhận Khu du lịch Vàm Sát là một trong hai “Khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam”. Tháng 12/2003, sân chim và Đầm Dơi của khu du lịch sinh thái Vàm Sát đã được UBND thành phố phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển, tạo nơi tham quan học tập, nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố, du khách trong và ngòai nước. Một số điểm tham quan tại Vàm Sát: Biển chết, Câu cá sấu, Đầm Dơi, Sân Chim, Tháp Tang Bồng, Vườn Sưu Tập Thực Vật, Khu bảo tồn động vật 2.9 HÀ NỘI Hà Nội là thủ đô và thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân thứ hai của Việt Nam (sau TPHCM). Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. 2.9.1 Điều kiện tự nhiên Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. 2.9.2 Điều kiện xã hội Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa phương và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam. Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp. Thăng Long - Hà Nội là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn. Hà Nội ít nhiều mang những dấu ấn của văn hóa Trung Hoa, văn minh phương Tây để rồi xây dựng nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới, hội họa, văn học hiện đại, điện ảnh, nhiếp ảnh. Những nét văn hóa thường được thể hiện qua ngôn ngữ, t rang phục, truyền thống ẩm thực, những thú vui giải trí... Người Hà Nội vẫn giữ lại những thú vui tao nhã như chơi hoa, trồng cây cảnh, nuôi chim.... Trang phục của người Hà Nội, dẫu thay đổi nhiều theo thời gian, vẫn được xem là trang nhã và duyên dáng. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng. 2.9.3 Sự phát triển du lịch ở Hà Nội Là thủ đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo. Nhiều du khách lần đầu đến Hà Nội đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của thủ đô, một vẻ đẹp tạo nên bởi dáng vóc nhỏ nhắn, hiền hòa, cổ kính của kiến trúc kết hợp hài hoà với mầu xanh của cây cối và hồ nước. Kiến trúc của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có khắp nơi trên đất Hà Nội. Không khí thanh tịnh được tạo ra chính bởi kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi với con người. Về mặt kiến trúc, Hà Nội có thể chia thành các khu vực: khu phố cổ, khu thành cổ, khu phố cũ, các khu mới qui hoạch. 2.10 HUẾ Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên 2.10.1 Điều kiện tự nhiên Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương , Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km. Thành phố Huế có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên 83.3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước Huế cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay Phú Bài 8 km, cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Mật độ dân số gần 4200 người/km2. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35-40 độ C. Tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C. Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2. 2.10.2 Điều kiện xã hội Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ- TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang lập đề án đưa cả tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 30/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.[21] Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival. Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hổn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống... Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. 2.10.3 Sự phát triển du lịch tại Huế Huế - nơi đóng đô của các vua triều Nguyễn – gần như nằm ngay chính giữa eo của đất nước, giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết kiến trúc hoàng gia của Huế đã bị phá hủy hết trong suốt những năm tháng chiến tranh năm 1968, dù vậy những dấu ấn lịch sử dữ dội vẫn còn đọng lại trong nền văn hóa riêng của Huế, và đã được Hiệp hội UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay Huế vẫn đang tiến hành những nỗ lực phục hồi các di tích đã mất Một chuyến đi Huế sẽ không hoàn hảo nếu bỏ qua các khu di tích của tòa cung điện hoàng gia và những thành trì còn sót lại của một thời “cung vàng điện ngọc” nơi Huế, cũng như các khu lăng mộ hoàng gia của các vua triều Nguyễn. Huế cũng là trung tâm quan trọng của đạo Phật với hàng trăm đền chùa trong thành phố, như chùa Thiên Mụ, cách thành phố Huế chỉ 4 km, một trong những kiến trúc nổi tiếng nhất đất nước. Ngoài ra, cũng sẽ là thiếu sót nếu đến Huế mà không nếm qua các món ăn đậm đà chất địa phương nơi đây. Huế nổi tiếng với những món ăn mang phong cách hoàng gia và dân dã. Dòng sông Hương Giang chảy giữa lòng thành phố như một mạch máu trong xanh và suôn sẻ. Du thuyền trên sông thăm khu lăng mộ hoàng gia hay chùa Thiên Mụ, ăn những bữa tối giữa sông nước mênh mang hiền hòa, giữa gió trời thoáng đãng cũng là một cách thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà trong cuộc sống bộn bề mấy lúc có được. Hơn thế nữa, Huế cũng là xuất phát điểm cho tour đi thăm vùng phi quân sự, một địa điểm lịch sử đang phát triển cả hai bên biên giới giữa miền Bắc và Nam, bao gồm đường hầm Vĩnh Mốc. Gần khu công viên quốc gia Bạch Mã là khu kiến trúc kiểu Pháp với nhiều hoạt động mà du khách có thể tham gia như ngắm nhìn động thực vật hoang dã, đi bộ và ngắm cảnh 3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 3.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT Địa điểm MT kinh tế MT tự nhiên Nhân khẩu học CS pháp luật HT cơ sở hạ tầng TP HCM - Đầu tàu kinh tế: chiếm 20.2% tổng sản phẩm, 27,9% sản phẩm công nghiệp; 34,9% dự án nước ngoài. - Tăng trưởng GDP 2009 đạt 8%. - Khí hậu: 2 mùa mưa và mùa khô. - Đầu mối giao thông khu vực Đông Nam Á, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường không. - Dân số tăng nhanh với tốc độ 3.53%/ năm. - Số lượng dân nhập cư đạt 2 triệu người. - Khoảng cách giàu nghèo khá lớn. - - Không có chính sách khuyết khích về xây dựng khách sạn. - - Hiện tại, hạ tầng đường xá được đán giá thấp khi tình hình kẹt xe gia tăng. - - Tương lai: đầu tư hệ thống metro, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương – Cần Thơ. Hà Nội - GDP chiếm 7.22% cả quốc gia, GDP bình quân đầu người là 31,8 triệu đồng. - Khí hậu: có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông với tiết trời mát mẻ. - - Dân số khoảng 6 triệu người. - - Sự khác biệt về thu nhập giữ khu vực nội thành và ngoại thành - - Không có chính sách khuyến khích đầu tư khách sạn. - - Hệ thống giao thông đường bộ khá hẹp. Đà Lạt - - GDP 2009 đạt 15%. - - Thế mạnh về trồng hoa với sản lượng hàng năm khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu 33,3 triệu cành. - - Khí hậu: 2 mùa nắng và mưa. Nhiệt độ trung bình 18- 21 độ. - - Được bao bọc bởi núi đồi và rừng thông bạc ngang. - Dân cư khá ít với 129.400 người. - Áp dụng thuế suất 20% thuế TNDN trong 10 năm đầu. - Giảm 20% tiền thuê đất đầu tư. - Hệ thống đường xà được quy hoạch khá chỉnh trang, ổn định. Đà Nẵng - Trung tâm kinh tế khu vực miền Trung. - Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 11,2% - Khí hậu 2 mùa: nắng, mưa với nhiệt độ trung bình khoảng 25.9%. - Đầu mối giao thông đường bô (quốc lộ 1A, 13), đường biển và đường không của khu vực miền trung. - Dân số trung bình khoảng 7 triệu dân. - - Áp dụng thuế suất 20% thuế TNDN trong 10 năm đầu. - - Hỗ trợ 100% cho phí giải phóng mặt bằng. - - Là thương cảng lớn thứ 3 Việt Nam với hơn 3 triệu tấn hàng vận chuyển mổi năm. - - Hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi sau khi khai thông đường hầm qua đèo Hải Vân. Phan Thiết - Tốc độ tăng trưởng bình quân 14.04%. - Cơ cấu kinh tế tâp trung ngư nghiệp, dịch vụ, khai thác khoáng sản. - Khí hậu: nhiệt đới, nhiều nắng và gió, nhiệt độ trung bình 26- 27 độ. - Hệ thống bãi biển, cồn cát tương đối phẳng. - Dân cư ít với mật độ 997 người/km2. - Thuê đất giá rẻ: 0.3-0.6 USD/ m2, tùy theo phương thức thanh toán. - Cải cách trong thủ tục hành chính. - Hệ thống đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. - Hệ thống đường nội bộ khá chỉnh trang. Huế - Là kinh đô các triều đại nhà Nguyễn và Tây Sơn. - GDP 2009 đạt 11.2%. - Cơ cấu kinh tế tập trung chủ yếu vào du lịch. - Khí hậu: 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nhiệt độ lên tới 35- 40 độ. - Nằm dọc 2 bờ sông Hương, phía bắc giáp đèo Hải Vân. - Dân số ít với 3,3 triệu người. - Mật độ dân cư: 3.997 người/km2. - Thuế suất thuế TNDN là 10% trong 15 năm đầu. - Giảm 50% thuế TNCN có thu nhập cao. - Giảm đơn giá thuê đất 0.25%- 0.65% tùy theo địa bàn. - - Hệ thống cầu đường bộ Bạch Hổ bắt qua sông Hương. Quản Ninh - Là một trong những đầu tàu kinh tế khu vực phía Bắc. - GDP 2009 là 5.56%. - Trung tâm du lịch lớn Vịnh Hạ Long. - Có hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, chiếm 2/3 số đảo ở Việt Nam. - Khí hậu: 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, khô hanh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình 21 độ. - - Dân số ít. Mật độ dân cư: 187 người/ km2. - Áp dụng giá thuê đất thấp nhất. - Miễn tiền thuê đất từ 3- 7 năm ngoài quy định chung. - Cung cấp miễn phí thông tin liên quan lập hồ sơ dự án và quy hoạch. - Phát triển hạ tầng tập trung vào 4 khu du lịch chính là Hạ Long, Đông Triều, Vân Đồn, Móng Cái. Côn Đảo - - Cơ cấu kinh tế tập trung vào du lịch và đánh bắt thủy sản. - Côn Đảo được bao bọc bởi 1 mặt hướng biển và 3 mặt hướng núi. - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa mát mẻ, nhiệt độ trung bình 27 độ. - - Dân số ít với 4.466 người. - - Người dân hiền hòa, thân thiện, chất phát. - Giảm 50% tiền thuê đất. - Miễn 3 năm tiền thuế đất. - Thuế suất thuế TNDN là 15%. - Đường thủy: 2 tàu chở khách với số lượng hàng trăm khách/ mỗi chuyến. - Đường không: nâng cấp sân bay Cỏ ống với 2 chuyến bay mội ngày. Phú Quốc - - Cơ cấu kinh tế tập trung vào khai thác, đánh bắt thủy sản và chế biến nước mắm. - Khí hậu: Nằm sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh bao bọc bởi biển, khí hậu mát mẻ. - Có 22 hòn đảo lớn nhỏ trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc. - - Dân số ít với mật độ dân cư trung bình 135 người/km2- thấp hơn trung bình cả nước. - Giảm 50% giá thuê đất do chính phủ quy định. - Miễn 11 năm tiền thuê đất. - Miễn đấu giá tiền sử dụng đất thuê. - Quy hoạch Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính- kinh tế. - Dự kiến xây dựng casino trên đảo Phú Quốc . Bà rịa – Vũng Tàu - GDP 2009 đạt 6%. - Thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch. - Khí hậu: nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình 27 độ, ít gió bão, đầy ánh nắng. - Được bao bọc bởi 1 mặt giáp biển, 1 mặt giáp núi. - Dân số 310.000 người. - Thu nhập bình quân trung bình 4.3 triệu/ người/năm. - Miễn phí và lệ phí xây dựng. - 3.2 PHÂN TÍCH NGÀNH Địa điêm Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Nhà cung cấp Áp lực nhóm xã hội Hồ Chí Minh - - Du lịch Quốc tế: trung bình khoảng 2.200.000 lượt, chiếm 70% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Chủ yếu là khách Mỹ, Nhật , Đài Loan, Hàn Quốc. - Tổ chức, cá nhân trong nước : tổ chức hội thảo. - 11 khách sạn 5 sao: tổng số phòng 3,592. - 8 KS 4 sao: tổng số 1.281 phòng. - Dự kiến 2020, TPHCM có thêm 10.000 phòng 4 và 5 sao. - Nguyên vật liệu xây dựng: đa dạng và phong phú. - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 100 công ty. Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Hà Nội - - Khách trong nước: 7.7 triệu người. - - Khách quốc tế: 1,3 triệu người. - 9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao. - Dự kiến 2010, có thêm 2.000 phòng khách sạn 4, 5 sao. - - Nguyên vật liệu xây dựng: đa dạng và phong phú. - - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 282 đơn vị lữ hành quốc tế, 18 đơn vị lữ hành nội địa. - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Đà Lạt - Gia tăng mạnh vào các dịp lể tết. - Trung bình dịp lễ tết có khoảng hơn 100.000 lượt khách đến Đà Lạt. - Festival có khoảng hơn 400.000 lượt khách trong và ngoài nước. - 2 khách sạn 5 sao: Khách sạn Ana Mandara Villas với công suất 57 phòng và 15 biệt thự, Khách sạn Sofitel DaLat Place gồm 38 phòng và 5 căn hộ. - - 6 khách sạn 4 sao: 820 phòng. - Nguyên vật liệu xây dựng: đa dạng và phong phú. - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 7 công ty du lịch địa phương, 100 công ty ngoài địa phương. - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Phan Thiết - Trung bình khoảng 2 triệu du khách mỗi năm - - 9 resort 4 sao. - - Dự kiến xây dự thêm 1 khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Vịnh Đá Nhảy. - - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 6 công ty du lịch địa phương và hơn 120 công ty lữ hành ngoài địa phương. - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Đà Nẵng - - Trung bình khoảng 1.6 triệu lượt khách mỗi năm. - 2 khách sạn 5 sao: Furama với 198 phòng, HAGL Plaza Hotel Đà Nẵng với 206 phòng. - 2 khách sạn 4 sao: Sandy Beach Resort với 123 phòng và Green Plaza DaNang với 173 phòng - - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 120 công ty cung cấp dịch vụ lữ hành ngoài địa phương. - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Huế - - Trung bình khoảng 1,1 triệu người mỗi năm. - - 2 KS 5 sao: KS Celedon, KS Imperial với 195 phòng. - - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 100 công ty cung cấp dịch vụ lữ hành ngoài - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường địa phương. Phú Quốc - Lượng khách hàng trung bình đạt 217.000 người mỗi năm. - Dự kiến 2012 -2015: xây dựng khách sạn La Veranda với 450 – 500 phòng. - 4 khách sạn 4 sao. - - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 100 công ty cung cấp dịch vụ lữ hành ngoài địa phương. - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu - Trung bình 7,5 triệu khách du lịch mội năm. - 5 sao: Khách sạn Imperial. - 6 khách sạn 4 sao: - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 200 công ty cung cấp dịch vụ lữ hành ngoài địa phương. - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Quảng Ninh - Trung bình khoảng 200.000 lượng khách trong mỗi năm. - 5 sao: Khu nghỉ Tuần Châu với 2.500 chỗ ngồi. - 6 KS 4 sao: 357 phòng. - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 258 công ty cung cấp dịch vụ lữ hành ngoài địa phương. Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường Côn Đảo - Trung bình có khoảng 24.500 lượt khách đến mỗi năm. - 5 sao: Khu du lịch & nghỉ mát Six Senses Hideaway gồm 35 phòng khách sạn. - Cung cấp dịch vụ lữ hành: 110 công ty cung cấp dịch vụ lữ hành ngoài địa phương. - Chịu sự quản lý của sở tài nguyên môi trường 3.3 CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG YẾU TỐ TRỌNG SỐ ((Σ = 100) 1 Môi trường kinh tế 13 2 Môi trường chính trị, luật pháp 14 3 Môi trường văn hóa xã hội 9 4 Môi trường tự nhiên 15 5 Khách hàng 10 6 Những người cung ứng 5 7 Các đối thủ cạnh tranh 10 8 Các nhóm áp lực xã hội 13 9 Cơ sở hạ tầng 11 TỔNG 100 Đánh giá mức độ hấp dẫn Không hấp dẫn 1 Ít hấp dẫn : 2 Hấp dẫn : 3 Rất hấp dẫn : 4 3.4 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐỊA ĐIỂM XEM FILE EXCEL MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ RESORT ............................................................................2 1.1 Tại sao gọi là resort:...................................................................................................2 1.2 Đặc điểm của Resort: .................................................................................................3 1.3 Hoạt động của các Resort ở Việt Nam có những đặc điểm sau: ................................3 1.4 Kiến trúc của Resort:..................................................................................................5 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA ĐIỂM ................................................................................7 2.1 ĐÀ NẴNG .................................................................................................................7 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................7 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................................7 2.1.3 Sự phát triển du lịch ở Đà Nẵng...................................................................8 2.2 BÀ RỊA VŨNG TÀU ..........................................................................................9 2.2.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................10 2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................10 2.2.3 Sự phát triển du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu ..........................................................10 2.3 PHÚ QUỐC .............................................................................................................11 2.3.1 ĐiỀu kiện tự nhiên ............................................................................................11 2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................12 2.3.3 Sự phát triển du lịch ở Phú Quốc .....................................................................12 2.4 ĐÀ LẠT ...................................................................................................................12 2.4.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................12 2.4.2 Điều kiện xã hội ................................................................................................13 2.4.3 Sự phát triển du lịch ở Đà Lạt ...........................................................................14 2.5 PHAN THIẾT ..........................................................................................................15 2.5.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................16 2.5.2 Điều kiện xã hội ................................................................................................16 2.5.3 Sự phát triển du lịch ở Phan Thiết....................................................................17 2.6 QUẢNG NINH ..................................................................................................17 2.6.1 ĐiỀu kiện tự nhiên ............................................................................................17 2.6.2 Điều kiện xã hội ................................................................................................17 2.6.3 Sự phát triển du lịch ở Quảng Ninh ..................................................................18 2.7 CÔN ĐẢO..........................................................................................................19 2.7.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................19 2.7.2 Đặc điểm xã hội ................................................................................................19 2.7.2 Sự phát triển du lịch ..........................................................................................20 2.8 HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................20 2.8.1 Điều kiện tự nhiên:............................................................................................20 2.8.2 Điều kiện kinh tế xã hội du lịch: ......................................................................21 2.8.3 Sự phát triển du lịch : ........................................................................................21 2.9 HÀ NỘI....................................................................................................................24 2.10 HUẾ .......................................................................................................................26 2.10.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26 2.10.2 Điều kiện xã hội ..............................................................................................27 2.10.3 Sự phát triển du lịch tại Huế ...........................................................................28 3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ...29 3.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT ...................................................................................29 3.2 PHÂN TÍCH NGÀNH ............................................................................................32 3.3 CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG...............................................................................35 3.4 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐỊA ĐIỂM .................................................................................35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbia_4505.pdf
Luận văn liên quan