Luận án Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Đồng Nai

Qua nghiên cứu đề tài “Biến động dân số và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai” tác giả rút ra một số kết luận sau: Dân số là thành phần rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là nguồn lực tạo ra của cải vật chất và các giá trị văn hóa, tinh thần cho xã hội và cũng là lực lượng tiêu thụ kích thích cho KT – XH . Điều này rất quan trọng trong quá trình CNH – HĐH ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và biến động dân số, những tác động của biến động dân số đến kinh tế xã hội và môi trường Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có đường lối phát triển KT – XH đúng đắn, phù hợp với đường lối CNH – HĐH kinh tế đất nước và xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Dân số của Đồng Nai có một số điểm nổi bật như: quy mô dân số lớn, tỷ suất gia tăng cơ học cao. Cơ cấu lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, cơ cấu dân số vàng, dân cư chủ yếu tập trung ở các đô thị ven đường quốc lộ và các KCN. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số có nhiều yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và yếu tố kinh tế xã hội. Các nhân tố tự nhiên rất quan trọng cho sự tập trung dân cư sinh sống, là khu vực mưa thuận gió hòa, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, đất đai màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng. Nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất lớn và có ý nghĩa quyết định đến sự biến động dân số của tỉnh thông qua một số chỉ số về phát triển kinh tế, GRDP Và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và dịch vụ.

doc198 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động cao. + Thu hút vốn đầu tư trong và nước ngoài, thông thoáng về thể chế chính sách nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng các KCN. Thu hút nhân tài, đặc biệt là lực lượng lao động được đào tạo từ nước ngoài và sinh viên có thành tích học tập tốt mong muốn trở về phục vụ cho Đồng Nai. + Liên kết, phối hợp với các vùng có lợi thế về vị trí địa lý để phát triển liên hoàn các khu công nghiệp, chuỗi đô thị. Kết nối với các khu vực nông thôn nhằm phân loại lao động hợp lý với trình độ của người lao động. + Hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tăng cường kỷ cương trật tự an toàn xã hội, chú trọng các biện pháp bảo vệ môi trường an toàn cho vùng. 3.3.2. Nhóm giải pháp kiểm soát và quản lý cơ cấu dân số a. Cơ cấu theo giới * Điều tra biến động cơ cấu theo giới, hiện trạng cơ cấu theo giới ở Đồng Nai có tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam, nguyên nhân của hiện trạng này là phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, do vậy, vấn đề mất cân bằng về giới do nguyên nhân di dân cơ học. Biện pháp khắc phục bao gồm: + Tổ chức các dịch vụ sức khỏe, giáo dục, các hoạt động KT - XH thích ứng với tỷ lệ nữ cao ở các KCN, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động nữ. + Cần phát triển các ngành kinh tế có nhu cầu sử dụng lao động nam nhiều. Ngoài ra, cần tuyên truyền vấn đề không lựa chọn giới tính trước khi sinh. + Tuyên truyền giáo dục bình đẳng giới, đặc biệt cho khu vực dân tộc thiểu số và vùng nông thôn b. Cơ cấu theo tuổi + Giải pháp đối với sự suy giảm nhóm tuổi dưới 5 tuổi (giải pháp thích ứng) Dự báo xu hướng suy giảm về số lượng trẻ em dưới 15 tuổi để có kế hoạch điều chỉnh trong các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, đào tạo ngành nghề, hướng nghiệp, dự báo lao động việc làm. + Giải pháp đối với dân số trong nhóm tuổi lao động: (nguồn cung cấp lao động) Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động theo tuổi ở Đồng Nai cho thấy nguồn lao động bổ sung gần đạt đến trạng thái lớn nhất do hiệu ứng của thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Trong thời gian tới, tình trạng già hóa dân số sẽ biểu hiện ngày càng rõ hơn. Theo dự báo, giai đoạn 2020 - 2025 nguồn lao động bổ sung sẽ suy giảm do thực hiện tốt công tác dân số và hạn chế nhập cư ồ ạt. Bảng 3.7. Cơ cấu dân số theo tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng 2025 Đơn vị:% Nhóm tuổi 2017 2025 2030 0 - 14 20,2 23,3 22,5 15 - 59 73,6 66,8 62,4 60 + 6,2 9,9 15,1 Nguồn: (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015) Bảng 3.7 cho thấy, nguồn lao động định hướng đến năm 2025 tăng 6,7% so với năm 2017. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới của Đồng Nai trong vấn đề tạo thêm việc làm mới cho nguồn lao động tăng thêm có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế. Để giải quyết vấn đề này một mặt cần phải thống kê dự báo nguồn lao động bổ sung, mặt khác, nâng cao trình độ lao động nhằm tăng năng suất lao động. Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần các ngành thâm dụng lao động, tăng các ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao, bên cạnh đó vẫn duy trì các ngành CN chủ lực của tỉnh, sẽ góp phần tích cực khắc phục được tình trạng giải quyết việc làm cho nguồn lao động tăng thêm. + Giải pháp đối với nhóm người ngoài tuổi lao động Ở bảng 3.7 thể hiện nhóm người trên 60 tuổi tăng nhanh, năm 2017 chiếm 8,8% và định hướng đến năm 2025 sẽ tăng lên 9,9%, tức là tăng 1,0%, đến năm 2030 tăng lên 15,1%, tăng gần 5%. Do vậy, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm tuổi này có ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển KT - XH về các khía cạnh chuẩn mực đạo đức xã hội; chi phí xã hội, kinh tế dịch vụ người già và sử dụng nguồn lực lớn tuổi. Quy trình thực hiện các giải pháp này bao gồm: điều tra thông tin về nhóm người trên tuổi lao động, thu thập số liệu, đặc điểm, số lượng của nhóm người trên tuổi lao động, nguồn nuôi dưỡng (do lương hưu, tích lũy, con cái, bảo trợ xã hội), tình trạng sức khỏe, tâm lý, nhu cầu nguyện vọng, năng lực lao độngTrên cơ sở từ các nguồn thông tin này để thực hiện các bện pháp thích ứng Triển khai các chương trình, dự án cho nhóm người trên tuổi lao động. Có ba nhóm chương trình dự án cần triển khai ở Đồng Nai: + Nhóm 1 bao gồm các tổ chức dịch vụ mang tính nhân văn, tính xã hội cho nhóm người trên tuổi lao động, các dịch vụ này bao gồm dịch vụ BHXH, khám chữa bệnh nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhóm người trên 60 tuổi. + Nhóm 2 bao gồm các chương trình tham gia hoạt động các tổ chức xã hội như hội thơ ca nhạc họa, hội cựu nghề nghiệp, bao gồm được thành lập và triển khai các hội cựu nghề nghiệp (cựu giáo chức, cựu bác sĩ, hội bảo trợ xã hội như hội khuyến học, hội người cao tuổi, hội nông dân) + Nhóm 3 thực hiện các chương trình khai thác lợi thế năng lực làm việc của nhóm người ngoài tuổi lao động, thực trạng nhóm người trong độ tuổi ngoài lao động ở Đồng Nai có số lượng người còn năng lực làm việc rất lớn. Hầu hết, trong số họ có trình độ tương đối cao, tình trạng sức khỏe và tinh thần vẫn còn nhu cầu làm việc. Tuy nhiên, số người này do rào cản cơ chế (giới hạn tuổi hưu) nên đã phải chấm dứt công việc, trong khi vẫn còn nhu cầu làm việc. Do vậy, việc tổ chức kết nối nhóm người này với thị trường sử dụng lao động, tư vấn giúp đỡ để tái tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, không những góp phần tạo ra của cải mà còn có ý nghĩa về chuyển giao tri thức, kinh nghiệm cho lớp trẻ và cải thiện đời sống cho người già. Cơ cấu dân số theo xã hội Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, diện tích các khu đô thị được quy hoạch mở rộng thêm kéo theo là việc gia tăng dân số đô thị. Việc quy hoạch các khu đô thị trong tương lai sẽ thu hút quá trình di dân từ các vùng nông thôn và từ các địa phương khác tới. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở Tp. Biên Hòa và các huyện ven trục quốc lộ 51, quốc lộ I nên đã tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động từ các vùng khác, tạo ra sự biến động lớn về dân số ở đây. Với những đặc trưng kể trên, vấn đề tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động đã và đang trở thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp bách nhất của tỉnh hiện nay. Giải quyết việc làm có thể trên cơ sở định hướng sau: - Giảm bớt sức ép về cung lao động nhờ việc đẩy mạnh KHHGĐ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng di dân để cân đối giữa vốn lao động và các loại vốn khác. - Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. - Mở rộng xuất khẩu lao động. Cho phép những người có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động. - Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững. Đồng thời, tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người thiếu việc làm, cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. 3.3.3. Giải pháp về phân bố dân cư, lao động và quản lý lao động nhập cư 3.3.3.1. Giải pháp quản lý lao động nhập cư + Hoàn thiện tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lý về lao động Đồng Nai là tỉnh có đông đảo nguồn lao động nhập cư, việc quản lý lao động nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội là hết sức cần thiết. Vì vậy, hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý lao động ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn là một giải pháp quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý lao động ở tỉnh Đồng Nai Những giải pháp cụ thể là: sắp xếp lại hệ thống các cơ quan quản lý lao động làm việc với chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tăng cường về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lao động ở các huyện, thị và thành phố, đánh giá, chọn lọc cán bộ quản lý nhà nước về lao động việc làm, đảm bảo trình độ của cán bộ quản lý lao động phải từ trung cấp trở lên. + Hoàn thiện chính sách quản lý nhân khẩu, hộ khẩu Hầu hết dân nhập cư vào Đồng Nai là di dân tự do theo diện đăng ký tạm trú, nhân khẩu lưu trú, nhân khẩu tạm vắng. Do dân nhập cư đến Đồng Nai chủ yếu làm công nhân trong các KCN, thu nhập thấp, trình độ hạn chế. Bên cạnh đó, một số lượng lớn dân nhập cư làm những công việc phi chính thức khác, không đăng ký tạm trú nên gây khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu cho chính quyền địa phương. Để thực hiện tốt vấn đề quản lý nhân khẩu, đòi hỏi các cấp chính quyền phải phối hợp chặt chẽ với nhau, rà soát kỹ lưỡng tình tình tạm rú tạm vắng tại địa bàn mình quản lý, các khu nhà trọ. Cấp giấy tạm thời cho người không có giấy tờ tùy thân nhằm xác minh rõ nhân thân của họ để có cơ sở quản lý hành chính, đăng kí tạm trú có thời hạn, thường xuyên kiểm tra và xử lý những trường hợp không đăng ký nhân khẩu. + Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng và nếp sống văn minh đô thị Sử dụng các kênh truyền thông tin hữu ích và người dùng dễ tiếp cận như facebook, mạng xã hội.. tuyên truyền cho người dân về nếp sống văn minh, tránh ô nhiễm môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, bình đẳng giới... Bên cạnh đó, cần có những biện pháp chế tài cụ thể để nhắc nhở, răn đe. 3.3.3.2. Giải pháp phân bố lại dân cư và lao động Giải pháp phát triển không gian tiến đến phân bố dân cư tự giác - Phân vùng kinh tế gồm 3 tiểu vùng : § Vùng kinh tế Tây Nam Đồng Nai Bao gồm TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành: đóng vai trò là Vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, hướng đến trở thành Vùng trung tâm đô thị và công nghiệp - dịch vụ mới nằm phía bờ Đông sông Đồng Nai của Vùng KTTĐPN. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao; dịch vụ vận chuyển, kho bãi, cảng biển, cảng cạn, dịch vụ hậu cần sau cảng Logistics, dịch vụ hàng không sân bay Long Thành. Phát triển các dịch vụ tài chính- ngân hàng, thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế với trung tâm dịch vụ là thành phố Biên Hòa. (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015) § Vùng kinh tế Đông Nam Đồng Nai Bao gồm TX. Long Khánh và các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, nhanh chóng chuyển từ tiểu vùng trọng điểm nông nghiệp thành tiểu vùng trọng điểm về công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh. Phát triển các khu, cụm CN chuyên ngành, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tạo thương hiệu cho tỉnh. Phát triển nhân lực phục vụ cho các trang trại nông nghiệp công nghệ cao. § Vùng kinh tế Bắc Đồng Nai Bao gồm huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú: phát triển nông lâm nghiệp kết hợp công nghiệp và dịch vụ, là khu vực rừng đầu nguồn phòng hộ cho hồ thủy điện Trị An, sông Đồng Nai, sông La Ngà, vành đai xanh nông, lâm nghiệp của tỉnh và Vùng KTTĐPN. Bảo vệ và phát triển rừng theo hướng đa mục tiêu, đặc biệt là Khu rừng Nam Cát Tiên và Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với sông Đồng Nai, hồ Trị An, Vườn Quốc gia Cát Tiên, các di tích văn hóa lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên rừng, hồ. Việc phát triển kinh tế của tỉnh dựa trên thế mạnh sẵn có của mỗi vùng sẽ góp phần tạo ra lực hút cho dân nhập cư, kể cả di cư nội vùng, một phần sẽ giảm áp lực về dân cư đông đúc cho các đô thị trung tâm, giảm áp lực về giải quyết việc làm, nhà ở cũng như tình hình an ninh rật tự của địa phương. Qua đó, còn giúp cho các huyện, thị giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển KT – XH. Đưa ra các quy hoạch, phân bố dân cư và phát triển kinh tế phù hợp giữa các địa phương: chủ trương của tỉnh là không mở rộng thêm các KCN mà tạo sự chuyển biến lớn từ các KCN trước đây chỉ có nhà máy sản xuất công nghiệp nay chuyển sang phát triển các khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp xanh và khép kín: Đô thị - công nghiệp - dịch vụ. Việc phát triển các khu công nghiệp gắn với phát triển dân cư, dịch vụ phục vụ khép kín đảm bảo phục vụ cho người lao động, góp phần hình thành từng bước các chuỗi đô thị hiện đại, phát triển đồng bộ. Đối với những khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khó khắc phục hoặc gặp khó khăn trong việc bồi thường giải tỏa và thu hút đầu tư thì xem xét chuyển đổi mục tiêu đầu tư phù hợp. Hạn chế tối đa việc quy hoạch mở rộng diện tích đất công nghiệp. Quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng các xã nông thôn mới làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn và từng bước nâng cao mức sống của người dân. Tập trung phát triển khu công nông nghiệp và Trung tâm công nghệ sinh học nhằm tạo sự lan tỏa ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP,) đi đôi với việc gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản, xây dựng thương hiệu đối với nông sản chủ lực. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc hạn chế dân nông thôn di cư đến thành thị, trong khi tiềm năng về phát triển nông nghiệp nông thôn của vùng là rất lớn. Có những chính sách phát triển nông thôn hợp lý nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, từ đó hạn chế lượng lượng di cư nông thôn – thành thị. Ngoài ra, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đa dạng hóa các ngành nghề ở nông thôn, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập. Cải cách chính sách đất đai trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất. Các chương trình phát triển kinh tế nông thôn tạo ra thu nhập và mức sống không quá chênh lệch với khu vực thành phố. Phát triển thêm các chùm đô thị vừa và nhỏ, giúp đô thị hóa nông thôn để giảm sức ép lên các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh. 3.3.4. Giải pháp về nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nhân lực + Xây dựng chính sách giáo dục – đào tạo hợp lý, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục Khi phương thức sản xuất thay đổi, công nghệ thay đổi đòi hỏi trình độ lao động của lực lượng sản xuất phải phù hợp với phương thức sản xuất mới. Như vậy, có nghĩa là phải đào tạo người lao động với một phương thức mới (trình độ cao hơn, khác so với cái đang có), hay có thể nói cách khác là phải cải cách nội dung giảng dạy, môn học cũng như cách tiếp cận mới. - Ưu tiên phát triển những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Nâng cấp đội ngũ quản lý giáo dục thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng và sa thải đối với những cán bộ hạn chế về năng lực trong quản lý giáo dục. - Mở rộng các hình thức thi sáng tạo, ứng dụng trong quản lý giáo dục, mời gọi những cá nhân ngoài ngành nhưng có những sáng kiến, nghiên cứu ứng dụng tốt trong quản lý giáo dục về làm quản lý giáo dục thay cho phương pháp bổ nhiệm biên chế như trước đây. Thông qua hình thức thi sáng tạo, thi quản lý trong quản lý giáo dục để sàng lọc các cá nhân thiếu năng lực được cơ cấu trong bộ máy quản lý của ngành giáo dục. - Tuyên dương, công nhận những công trình nghiên cứu ứng dụng trong quản lý giáo dục có giá trị ứng dụng thực tiễn tốt và tỉnh cần có quỹ tài chính (giải thưởng) xứng đáng cho các công trình này nếu được xã hội công nhận để những người có năng lực sáng tạo nghiên cứu về quản lý tâm huyết với nghiên cứu ứng dụng và đề xuất giới thiệu công trình nghiên cứu của mình nhằm thúc đẩy cải cách và tiến bộ của ngành giáo dục. - Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo để mở rộng quy mô, hình thức và ngành nghề. Chú trọng đào tạo lực lượng công nghân ngành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao. Khai thác tốt tiềm năng của lực lượng lao động trong tỉnh, thực hiện chính sách thu hút nhân tài, thu hút sinh viên có thành tích học tập xếp loại khá, giỏi đến Đồng Nai công tác - Trong thời gian tới, các địa phương trong tỉnh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của qui hoạch phát triển nguồn nhân lực, cần phối hợp chặt chẽ giữa bốn bên: người sử dụng lao động, người học, nhà trường và nhà nước. Theo đó, người sử dụng lao động cần có “đơn đặt hàng” về nhu cầu lao động đối với địa phương và các cơ sở đào tạo nghề. Nhà trường cần thực hiện phương châm đào tạo theo nhu cầu sử dụng của các đơn vị sử dụng lao động. Nhà nước là nơi tiếp nhận nhu cầu đào tạo, thực hiện qui hoạch mạng lưới đào tạo, tạo mối liên kết giữa nhà trường, người học và doanh nghiệp. Ngoài việc đẩy mạnh các giải pháp về chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục, tỉnh cần có giải pháp kết nối trung gian giữa các trường Đại học, Cao đẳng với các doanh nghiệp trên địa bàn. Vận động các trường đẩy mạnh nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp cần đặt ra các ý tưởng sáng tạo đặt hàng cho các nhà khoa học, các thầy cô, sinh viên nghiên cứu sáng tạo, nâng cấp ứng dụng của các thiết bị công nghệ cũng như ý tưởng hình thành sản phẩm mới. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp thường gặp phải rào cản (e sợ rủi ro) là doanh nghiệp không đủ tự tin để chi phí cho nghiên cứu (thử), sản xuất (thử), các thầy cô (nhà khoa học) thì cũng không dám chắc chắn kết quả mà mình sáng tạo, cải biên, sáng chế sẽ thành công ngay từ lần đầu ứng dụng mà chi phí thực nghiệm lại không có, đấy là chưa kể đến những trường hợp nhiều nhà khoa học chưa sáng tạo được đã sợ mất bản quyền hoặc ngược lại doanh nghiệp chưa đầu tư đã đòi nắm giữ sáng chế Như vậy, mấu chốt là để có được lực lượng lao động sáng tạo tương ứng phù hợp với thời đại mới cần có vai trò trung gian của chính quyền có giải pháp thỏa đáng để gắn kết được doanh nghiệp với các trường, các viện, các nhà khoa học mới có thể tạo ra được lực lượng sản xuất có trình độ cao tương ứng với phương thức sản xuất mới của thời đại mới. Phát triển giáo dục – đào tạo, nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ người lao động nói riêng là chiến lược lâu dài và mang tầm chiến lược của tỉnh. Ngoài ra, nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ có tính thu hút, đảm bảo được nguồn lao động phù hợp với yêu cầu kinh tế ngày càng cao của tỉnh. Phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo tại địa phương, tập trung nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động mới cũng như lao động nhập cư. + Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông: đây là giải pháp tiền đề cơ bản đảm bảo cho quá trình đào tạo sau phổ thông diễn ra thuận lợi. Tỉnh cần chú trọng vào việc toàn dân đưa trẻ đến trường để không trẻ em nào bỏ học vì nghèo khó. Đối với đô thị, cần đảm bảo sĩ số học sinh theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. + Tạo môi trường học tập suốt đời: Tiến hành rà soát lại các hệ giáo dục của tỉnh nhà nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho dân cư hoặc chưa có cơ hội tiếp cận với giáo dục phổ thông. Ở vùng nông thôn, cần xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng là nơi mà người dân có thể trao đổi, học tập, bổ túc kiến thức. Xây dựng các thư viện đạt chuẩn quốc gia tại các đô thị lớn và kết nối thông tin với các thư viện của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn tư liệu để phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân. + Dạy nghề, hướng nghiệp phù hợp với yêu cầu và định hướng phát triển của địa phương: đối với đô thị thì công nghiệp và dịch vụ là ngành chủ đạo, do đó, việc nâng cao trình độ cho người lao động là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm hướng đến phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Các địa phương có nền kinh tế chính là nông nghiệp, việc xây dựng đào tạo nghề, xây dựng chương trình liên quan đến nông nghiệp là cần thiết, đặc biệt các địa phương có thế mạnh là cây cao su, cây ăn quả và chăn nuôi. Có những chính sách hỗ trợ vay vốn, đào tạo tay nghề, tổ chức những chương trình gặp gỡ giao lưu với các nông dân 4.0 thành công trong nông nghiệp, liên kết với các công ty, các nước nhập khẩu nông sản của Đồng Nai nhằm hỗ trợ nông dân về đầu ra sản phẩm... + Tăng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục: Tiếp tục tăng tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước. Có chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, thủ tục thông thoáng... để thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. + Nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng: đối với xu hướng tạo ra các ngành mới rất nhanh trong giai đoạn hiện nay thì việc triệt tiêu các ngành hiện tại cũng nhanh không kém. Điều này đã đặt ra quan điểm mới về đào tạo cần liên tục, mở và mang tính khai sáng thay cho giáo điều bắt buộc. Xu hướng này yêu cầu giảng viên trong trường đại học phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Các trường phải dạy cho sinh viên (kỹ sư) khả năng tích hợp được nhiều kiến thức bằng phương pháp STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Math - Toán học). Như vậy, để đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại thì nhà trường cần phải thay đổi phương pháp trong quản lý và đào tạo đó là: - Kết hợp việc dạy lý thuyết căn bản với việc mời các chuyên gia đang hoạt động nghiên cứu ứng dụng của các doanh nghiệp đến giảng bổ trợ về xu hướng sáng tạo mới, xu hướng đổi mới công nghệ Có như vậy mới hy vọng trình độ của người lao động sau khi ra trường có thể tiếp cận công nghệ mới một cách tích cực và sớm góp mình vào công cuộc tiếp tục sáng tạo và đổi mới. Chính cách làm này cũng sẽ giúp doanh nghiệp gắn bó với nhà trường, cùng nhà trường đồng hành trong nghiên cứu sáng tạo và giảng dạy cũng như tạo đầu ra cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp có thể tiếp cận được ngay với môi trường lao động trong các doanh nghiệp. - Nhà trường cần kiến nghị với tỉnh hỗ trợ việc kết nối hợp tác với doanh nghiệp để tạo ra điều kiện hợp tác tối ưu giúp các nhà khoa học có điều kiện để ứng dụng sáng tạo (thí nghiệm, thực nghiệm) ở các doanh nghiệp đối với các nghiên cứu ứng dụng mới giúp cho doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ máy móc và giúp cho các nhà khoa học có điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo, giúp cho các sinh viên sớm tiếp cận với môi trường lao động thực tế. - Các trường chú ý nâng cao chất lượng nhân lực của 8 ngành nghề/lĩnh vực mà nhân lực được tự do di chuyển trong khối AEC theo chuẩn khu vực mà Khung tham chiếu trình độ ASEAN (ASEAN Qualifications Reference Framework - AQRF) đã quy định và đặc biệt quan tâm ngoại ngữ và tin học ứng dụng (các trường có thể lưu sinh viên lại thêm một năm sau khi ra trường để bồi dưỡng ngoại ngữ (Tiếng Anh) như một ngôn ngữ thứ 2 thuần thục). - Cần phải được thay đổi mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tổ chức liên kết hợp tác nghiên cứu và dự báo về nhu cầu lao động trong tương lai, cũng như chia sẻ thị phần, phân khúc thị trường để tổ chức hợp tác đào tạo, đào tạo liên thông, hợp tác quốc tế đào tạo những nhóm ngành nghề mới, mua sắm trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho đào tạo cũng như đẩy mạnh khả năng giao lưu quốc tế để cung ứng sinh viên vừa ra trường cho các thị trường lao động trong, ngoài vùng và các nước khác. Tiểu kết chương 3 Luận án dựa trên các căn cứ sau đây để tiến hành định hướng phát triển dân số tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới: Quan điểm của Đảng và nhà nước về dân số; Quan điểm về chính sách dân số; Quan điểm liên quan đến chất lượng cuộc sống dân cư, chính sách về y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo; Quan điểm phát huy nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. Tác giả sử dụng các định hướng dân số, hệ thống quan điểm phát triển dân số tỉnh Đồng Nai, các dự báo dân số của Tổng cục Thống kê đến năm 2025, 2030 và dự báo những biến động của dân số tác động đến kinh tế – xã hội Dựa trên những phân tích tác động của biến động dân số ở chương 2, tác giả đề ra các giải pháp về dân số để điều chỉnh các quá trình dân số nhằm mục đích tận dụng những lợi thế của biến động đó mang lại và hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực do biến động dân số gây ra. Từ đó, đề xuất giải nhằm nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng đô thị hóa, ứng phó với già hóa dân số và nâng cao chất lượng môi trường. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài “Biến động dân số và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai” tác giả rút ra một số kết luận sau: Dân số là thành phần rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là nguồn lực tạo ra của cải vật chất và các giá trị văn hóa, tinh thần cho xã hội và cũng là lực lượng tiêu thụ kích thích cho KT – XH . Điều này rất quan trọng trong quá trình CNH – HĐH ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và biến động dân số, những tác động của biến động dân số đến kinh tế xã hội và môi trường Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có đường lối phát triển KT – XH đúng đắn, phù hợp với đường lối CNH – HĐH kinh tế đất nước và xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Dân số của Đồng Nai có một số điểm nổi bật như: quy mô dân số lớn, tỷ suất gia tăng cơ học cao. Cơ cấu lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, cơ cấu dân số vàng, dân cư chủ yếu tập trung ở các đô thị ven đường quốc lộ và các KCN. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số có nhiều yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và yếu tố kinh tế xã hội. Các nhân tố tự nhiên rất quan trọng cho sự tập trung dân cư sinh sống, là khu vực mưa thuận gió hòa, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, đất đai màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng. Nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất lớn và có ý nghĩa quyết định đến sự biến động dân số của tỉnh thông qua một số chỉ số về phát triển kinh tế, GRDP Và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và dịch vụ. Biến động của dân số đến kinh tế, xã hội, môi trường được vận dụng vào địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau: nếu dân số ổn định thì nguồn vốn tích lũy sẽ tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiến hành phát triển nâng cao chất lượng nguồn lao động, tích lũy kinh tế nhằm mang lại lợi ích bền vững cho sự phát triển, nâng cấp các hệ thống y tế, giáo dục ở các địa phương xa xôi, đặc biệt là nơi có nhiều người dân tộc cư trú. Trình độ lao động của nguồn lao động còn hạn chế gây khó khăn cho việc phát triển các ngành công nghệ cao, cở sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu dễ gây tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là các nhành thuộc nhóm công nghiệp chế biến LLTP, dệt, giày da Dự báo quá trình già hóa dân số nhằm mục đích tích lũy và có chính sách phù hợp để tái sử dụng nguồn lao động này, đồng thời giảm áp lực chi phí cho người già, tăng chi phí phúc lợi cho bà mẹ trẻ em nhằm nâng cao thể trạng cho người lao động trong tương lai. Tác giả vận dụng những căn cứ, định hướng, đồng thời dự báo quá trình dân số của tỉnh Đồng Nai nhằm đưa ra các giải pháp cho quá trình dân số trong những năm sắp tới, phát huy những tích cực do biến động dân số mang lại và khắc phục những tiêu cực do biến động dân số gây ra nhằm hướng đến phát triển một Đồng Nai giàu, đẹp tương xứng với tiềm năng và vị thế của vùng ĐNB và VKTTĐPN. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Lý. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM. 2. Nguyễn Thị Lý. (2019). Tác động của công nghiệp hóa đến biến động dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2017. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adrian C. Hayer, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi (2009), Dân số và phát triển tại Việt Nam – Hướng tới một chiến lược mới 2011 – 2020, Hà Nội. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2005), Cơ sở lý luận về dân số phát triển và lồng ghép dân số vào kế hoạch phát triển. Dự án VIE/01/P14, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục Thống kê (2013), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 các kết quả chủ yếu, Hà Nội. Bộ môn Kinh tế phát triển (1999), Giáo trình kinh tế phát triển, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bộ Y tế (2010), Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước, Hà Nội. Bùi Thế Cường (2004), Kỉ nguyên dân số vàng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí DS & PT, Tp. Hồ Chí Minh. Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Đồng Nai (2001) Báo cáo tổng kết công tác dân số - gia đình và trẻ em Đồng Nai năm 2010; Nhiệm vụ công tác 2011, Đồng Nai. Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Đồng Nai (2001) Chiến lược phát triển dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010, Đồng Nai. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Kế hoạch hành độngcủa chính phủ giai đoạn 2010 – 2015 thực hiện kết luận số 44-KL/TW ngày 1 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình”, Hà Nội. Chu Viết Luân (2005), Đồng Nai thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2018), Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2017, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2018), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2017, Bình Dương. Cục Thống kê tỉnh Bình Phước (2018), Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2017, Bình Phước. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai (2000, 2006, 2011, 2016, 2018 ), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2000, 2005, 2010, 2015, 2017, Đồng Nai. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh (2018), Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2017, Tây Ninh. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (2018), Niên giám thống kê tỉnh TP. Hồ Chí Minh năm 2017, TP. Hồ Chí Minh. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2004), Chỉ số phát triển kinh tế trong FDI, cách tiếp cận và một số kết quả chủ yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đào Văn Dũng, Nguyễn Đức Trọng (chủ biên) (2003), Chính sách an sinh xã hội tác động tới phát triển KT – XH, Nxb Lao động xã hội. Fumitaka Furuoka (2009), Population Growth and Economic Development: New Empritical Evidence from Thailand, Economic Bulletin, Vol 29 (1). Georges Papinos (1996), Những khái niệm cơ sở của nhân khẩu học, cách phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội và lịch sử của các dân số, Dự án VIE/92/P04, Hà Nội. Giang Thanh Long (2010), Tận dụng cơ hội “dân số vàng” ở Việt Nam: cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai (2013), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đồng Nai. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai (2013), Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Nai. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Đồng Nai 5 năm 2016-2020, Đồng Nai. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai từ 2015 – 2020, Đồng Nai. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai (2017), Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018, Đồng Nai. Huỳnh Phẩm Dũng Phát (2018), Dân số và những tác động đến phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang, Luận án Tiến sĩ Địa lý, trường ĐHSP TPHCM. (Tổng cục Thống kê) (Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai) (Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình). I, Valentey (1978), The Theory of Population Essay in Marxist Ressearch, Progress Publishers. Lê Cảnh Nhạc (2007), Dân số là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững, Tạp chí Cộng sản. Lê Thông (chủ biên), Việt Nam – các tỉnh và thành phố, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số học và địa lý dân cư, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. Lê Văn Toàn (2007), Lao động việc làm trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Lao động xã hội. Mai Xuân Phương (2017), Dân số và phát triển: Thách thức mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Quốc Anh (chủ biên) (2004), Dân số phát triển ở Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp – nông thôn Việt Nam giai đoạn đổi mới (1986 – 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Thị Bích Hồng (2006), “Quan hệ giữa dân số - kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo Dân số với phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế Tp.HCM. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp – nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông. P. Cincotta, Robert Engelman (1997), Kiessling and Rapid Change: The Influence of Population Growth, Populaion Action Internatonal. R.C. Sharma (1988), Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng dân số, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai (2017), Thống kê thực trạng và nhu cầu giáo viên theo cấp học và môn học, Đồng Nai. Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Đồng Nai (2017), Báo cáo năm 2017 và kế hoạch 2018 ngành Lao động – Thương binh – Xã hội. Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Đồng Nai (2017), Đề án xúc tiến lao động giai đoạn 2010 – 2015, Đồng Nai. Sở Lao động, Thương binh – Xã hội tỉnh Đồng Nai (2010), Đề án xúc tiến lao động giai đoạn 2010- 2015, Đồng Nai. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai (2014), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai. Tatyana P. Soubotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế (tài liệu dịch), NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2012), Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2012), Phê duyệt chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2013), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2020, Hà Nội. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 tần nhìn đến năm 2050, Hà Nội. Thủ tướng chính phủ (2019), Quyết định phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, Hà Nội. Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2005), Địa chí Đồng Nai, Đồng Nai. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2011), Dân số học, Hà Nội Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2011), Dân số và phát triển, Hà Nội. Tổng cục dân số - KHHGĐ, Quỹ dân số Liên hợp quốc (2011), Nội dung chủ yếu về chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2001, 2009, 2018), Niên giám thống kê năm 2000, 2010, 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2011), Dự báo dân số Việt Nam 2009 – 2049, NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê (2011), Giải thích hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê (2011), Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: Các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê (2015), Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Di cư và Đô thị hóa, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2015), Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009: các kết quả chủ yếu, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo điều tra lao động và việc làm tại Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê (2016), Dự báo dân số Việt Nam 2014 – 2049, NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê (2016), Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm 2016, NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra lao động việc làm 2017, NXB Thống kê, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2018), Điều tra biến động dân số và KHHGĐ năm 2010, 2015 – các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2018), Động thái và thực trạng KT – XH Việt Nam 5 năm 2011 - 2015, NXB Thống kê, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2005, 2008, 2010, 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tống Văn Đường (2003), Dân số và phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trương Văn Tuấn (2012), Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT – XH ở vùng Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Tp. HCM. UNFPA, (1993), Reading in Population Rearch Methodology, Volum 1 - 6, USA. Ủy ban dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Đồng Nai (2001), Chiến lược dân số Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010, Đồng Nai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2005), Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2010 – 2020, Đồng Nai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2005), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2010 – 2015, Đồng Nai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn 2030, Đồng Nai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Quy hoạch phát triển ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2010 – 2015, Đồng Nai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Đồng Nai. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), “Báo cáo điều chỉnh tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Đồng Nai đến 2020, tầm nhìn đến 2030”, Đồng Nai. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội. William F. Hornby, Melvyn Jones, (1993), An Intrucduction to Population Geography, Cambridge University Press. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Diện tích, số đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai năm 2017 STT Đơn vị hành chính Số xã Số phường, thị trấn Tổng số 1 Thành phố Biên Hòa 7 23 30 2 Thị xã Long Khánh 9 6 15 3 Huyện Tân Phú 17 1 18 4 Huyện Vĩnh Cửu 11 1 12 5 Huyện Định Quán 13 1 14 6 Huyện Trảng Bom 16 1 17 7 Huyện Thống Nhất 10 - 10 8 Huyện Cẩm Mỹ 13 - 13 9 Huyện Long Thành 14 1 15 10 Huyện Xuân Lộc 14 1 15 11 Huyện Nhơn Trạch 12 - 12 Toàn tỉnh 136 35 171 Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017) Phụ lục 2: Tốc độ gia tăng dân số của Đồng Nai so với cả nước và vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2000 – 2017 2000 - 2010 2010 - 2017 2000 - 2017 Cả nước 0,889 0,134 0,579 Đông Nam Bộ 3,232 2,147 2,786 Đồng Nai 3,940 3,663 0,739 So với cả nước 1,67 2,68 2,08 So với ĐNB 0,60 1,23 1,10 Nguồn: Tính toán từ (Tổng cục Thống kê, 2000, 2010, 2017) Phụ lục 3: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô, Tỷ lệ tăng tự nhiên của cả nước, Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017 Tỷ suất sinh thô (%) Tỷ suất chết thô (%) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 2000 2010 2017 2000 2010 2017 2000 2010 2017 Cả nước 1,86 1,71 1,49 0,51 0,68 0,68 1,35 1,03 0,81 Đông Nam Bộ 1,96 1,69 1,34 0,50 0,63 0,54 1,46 1,06 0,80 Đồng Nai 1,87 1,88 1,30 0,44 0,65 0,62 1,43 1,19 1,13 So với cả nước 1,01 1,10 0,87 0,86 0,96 0,91 1,06 1,19 0,84 So với ĐNB 0,95 1,11 0,97 0,88 1,03 1,15 0,98 1,16 0,85 Nguồn: Nguồn: Tính toán từ (Tổng cục Thống kê, 2000, 2010, 2017) Phụ lục 4: Tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư, Tỷ lệ tăng cơ học của cả nước, Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017 Tỷ suất nhập cư (%) Tỷ suất xuất cư (%) Gia tăng cơ học (%) 2000 2010 2017 2000 2010 2017 2000 2010 2017 Đông Nam Bộ 10,3 24,8 7,9 3,1 4,9 2,4 7,2 19,9 5,6 Đồng Nai 3,0 27,2 4,5 6,0 10,8 3,9 1,46 2,21 1,16 So với ĐNB 0,29 1,10 0,57 1,94 2,20 1,63 -0,43 0,82 0,11 Nguồn: Tính toán từ (Tổng cục Thống kê, 2000, 2010, 2017) Phụ lục 5: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô, tốc độ gia tăng tự nhiên các địa phương tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2000 – 2017 Tỷ suất sinh thô (%) Tỷ suất tử thô (%) Gia tăng tự nhiên (%) 2000 2010 2017 2000 2010 2017 2000 2010 2017 Tp.Biên Hòa 1,68 1,88 0,42 0,69 1,26 1,19 1,16 Huyện Vĩnh Cửu 1,88 1,88 0,45 0,69 1,44 1,18 1,17 Huyện Tân Phú 2,15 1,71 0,45 0,53 1,70 1,17 1,15 Huyện Định Quán 2,03 1,69 0,45 0,53 1,58 1,16 1,15 Huyện Xuân Lộc 2,0 1,83 0,44 0,68 1,56 1,15 TX. Long Khánh 1,92 1,79 0,45 0,65 1,47 1,13 1,17 Huyện Thống Nhất 2,02 1,89 0,45 0,59 1,57 1,29 1,15 Huyện Long Thành 1,74 1,89 0,43 0,75 1,31 1,13 1,13 Huyện Nhơn Trạch 1,73 1,85 0,44 0,69 1,29 1,16 1,14 Huyện Trảng Bom - 1,89 - 0,59 - 1,30 1,25 Huyện Cẩm Mỹ - 1,69 - 0,55 - 1,13 1,13 Toàn tỉnh 1,87 1,84 1,69 0,44 0,65 5,6 1,43 1,19 1,13 Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017) Phụ lục 6. Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện thị, thành phố tỉnh Đồng Nai năm 2017 Đơn vị hành chính Diện tích Dân số Mật độ Đơn vị Km2 % Nghìn người % Người/km2 TP Biên Hòa 263,52 4,47 1.005,64 33,2 3.816,17 Thị xã Long Khánh 191,75 3,25 150,38 5,0 784,24 Huyện Tân Phú 775,96 13,16 168,77 5,6 217,50 Huyện Vĩnh Cửu 1.090,87 18,5 152,63 5,0 139,91 Huyện Định Quán 971,35 16,47 212,18 7,0 218,44 Huyện Trảng Bom 325,41 5,52 307,12 10,1 943,79 Huyện Thống Nhất 248,00 4,21 165,27 5,5 666,41 Huyện Cẩm Mỹ 464,45 7,88 155,28 5,1 334,33 Huyện Long Thành 430,79 7,3 236,76 7,8 549,59 Huyện Xuân Lộc 724,86 12,29 240,98 8,0 332,45 Huyện Nhơn Trạch 410,78 6,97 232,31 7,7 565,53 Toàn tỉnh 5.897,75 100 3.027,32 100 513,30 Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017) Phụ lục 7: Dự báo tỷ lệ tăng trưởng dân số đến năm 2030 Tỷ lệ tăng dân số Giai đoạn 2011-2020 (%) Tỷ lệ tăng dân số Giai đoạn 2021-2030 (%) Trung bình Tự nhiên Cơ học Trung bình Tự nhiên Cơ học 1,77 1 0,77 1,70 0,85 0,85 Nguồn: (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015) Phụ lục 8: Dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2030 TT Đơn vị hành chính Hiện trạng 2017 Dự báo 2020 2025 2030 1 TP. Biên Hòa 1.005.640 1.100.000 1.250.000 1.400.000 2 TX. Long Khánh 150.380 170.860 200.000 240.000 3 Huyện Long Thành 236.760 250.000 270.000 290.000 4 Huyện Nhơn Trạch 232.310 260.000 300.000 350.000 5 Huyện Vĩnh Cửu 152.630 140.500 144.000 155.000 6 Huyện Tân Phú 168.770 167.000 170.000 175.000 7 Huyện Định Quán 212.180 209.000 212.000 215.000 8 Huyện Xuân Lộc 240.980 230.000 235.000 240.000 9 Huyện Trảng Bom 307.120 280.000 285.000 290.000 10 Huyện Thống Nhất 165.270 168.000 170.000 175.000 11 Huyện Cẩm Mỹ 155.280 155.000 160.000 165.000 Toàn tỉnh 3.027.320 3.130.360 3.396.000 3.695.000 Nguồn: (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015) Phụ lục 9: Dự báo cân bằng lao động tỉnh Đồng Nai TT Hạng mục Hiện trạng 2017 Dự báo 2020 2030 I Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 1848,837 2068,97 2489,77 - Tỷ lệ % so dân số 65,00 66,00 68,00 II Tổng LĐ làm việc trong các ngành 1590,00 1800,00 2191,00 kinh tế (1000 người) - Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 86,81 87,00 88,00 Phân theo ngành: 2.1 LĐ nông lâm nghiệp, thủy sản (1000 người) 400,74 350,00 260,00 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 25,79 19,44 11,87 2.2 LĐ CN, TTCN, XD (1000 người ) 850 980 1.250 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 53,46 54,44 57,05 2.3 LĐ dịch vụ-thương mại, du lịch, HCSN (1000 người) 330,00 470,00 681,00 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 20,75 26,11 31,08 III Lao động khác 258,84 268,97 298,77 3.1 Dân số trong tuổi lao động đi học, nội trợ 212,62 227,59 261,43 - Tỷ lệ % so tổng dân số trong tuổi lao động 11,50 11,00 10,50 3.2 Thất nghiệp, không ổn định (1000 người) 0,00 0,00 0,00 - Tỷ lệ % so tổng dân số trong tuổi lao động 0,00 0,00 0,00 Nguồn: (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015) Phụ lục 10: Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 TT Khu công nghiệp Địa điểm Hiện trạng 2017 (ha) Rà soát, bổ sung các KCN đến năm 2020 Toàn tỉnh 11.094 11.152 1 Biên Hòa 1 Biên Hòa 335 2 Biên Hòa 2 Biên Hòa 365 365 3 Loteco Biên Hòa 100 100 4 Amata Biên Hòa 674 674 5 Agtex Long Bình Biên Hòa 43 43 6 Tam Phước Biên Hòa 323 323 7 Bàu Xéo Trảng Bom 500 500 8 Giang Điền Trảng Bom, Biên Hòa 529 529 9 Hố Nai (giai đoạn 1) Trảng Bom 226 226 Hố Nai (giai đoạn 2) Trảng Bom, Biên Hòa 271 271 10 Sông Mây (giai đoạn 1) Trảng Bom 250 250 Sông Mây (giai đoạn 2) Trảng Bom, Vĩnh Cửu 224 224 11 Nhơn Trạch I Nhơn Trạch 430 430 12 Nhơn Trạch II Nhơn Trạch 347 347 13 Nhơn Trạch II - Nhơn Phú Nhơn Trạch 183 183 14 Nhơn Trạch II - Lộc Khang Nhơn Trạch 70 70 15 Nhơn Trạch III (giai đoạn 1) Nhơn Trạch 337 337 Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) Nhơn Trạch 351 351 16 Dệt May Nhơn Trạch Nhơn Trạch 184 184 17 Nhơn Trạch V Nhơn Trạch 302 302 18 Nhơn Trạch VI Nhơn Trạch 315 315 19 Ông Kèo Nhơn Trạch 823 823 20 Gò Dầu Long Thành 184 184 21 Long Thành Long Thành 488 500 22 Long Đức Long Thành 534 580 23 An Phước Long Thành 201 201 24 Tân Phú Tân Phú 130 130 25 Xuân Lộc Xuân Lộc 309 309 26 Thạnh Phú Vĩnh Cửu 177 177 27 Định Quán Định Quán 161 161 28 Long Khánh Long Khánh 264 264 29 Dầu Giây Thống Nhất 331 331 30 Lộc An - Bình Sơn Long Thành 498 498 31 Cẩm Mỹ Cẩm Mỹ 300 300 32 Phước Bình Long Thành 190 190 33 Suối Tre Long Khánh 150 150 34 Gia Kiệm Thống Nhất 330 330 Nguồn: (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015) BẢNG DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2025 ĐVT: Tỷ đồng S TT Nhu cầu đầu tư phân theo ngành và lĩnh vực Khả năng cân đối và huy động vốn Tổng số Trong đó Ngân sách tỉnh Cấp huyện đầu tư Vốn TW hỗ trợ Đầu tư BOT, BT Vốn vay, Vốn DN Vốn ODA Vốn xã hội hóa 01 Dự án hạ tầng giao thông 38.999 6.663 8.153 970 19.882 2.941 0 390 02 Dự án cấp nước tập trung đô thị 6.078 840 0 0 0 508 4.729 0 03 Dự án thoát nước và xử lý nước thải 9.975 2.189 590 0 0 150 7.046 0 04 Các công trình, dự án thủy lợi 2.983 2.462 115 406 0 0 0 0 05 Các dự án cấp nước nông thôn 463 463 0 0 0 0 0 0 06 Các dự án bảo vệ môi trường 3.882 648 0 0 0 3.234 0 0 07 Các dự án lĩnh vực lâm nghiệp 174 147 10 17 0 0 0 0 08 Các dự án về y tế, chăm sóc SK nhân dân 18.981 6.298 0 418 0 12.265 0 0 09 Các dự án lĩnh vực giáo dục và đào tạo 8.688 2.897 3.795 1.996 10 Các dự án văn hóa, thể thao và du lịch 808 657 0 51 100 0 0 0 11 Các dự án lĩnh vực lao động TBXH 158 155 0 3 0 0 0 0 12 Một số dự án lớn khác Tổng cộng 91.190 23.419 12.663 1.865 19.982 19.098 11.775 2.386 Nguồn: (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015) DỰ BÁO DÂN SỐ, ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030 (Kèm theo Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai) TT Đơn vị hành chính Tên đô thị Tính chất chức năng Hiện trạng năm 2011 Dự báo 2015 2020 2030 Dân số toàn đô thị (người) Dân số đô thị (người) Loại đô thị Đất XD đô thị (ha) Dân số toàn đô thị (người) Dân số đô thị (người) Loại đô thị Đất XD đô thị (ha) Dân số toàn đô thị (người) Dân số đô thị (người) Loại đô thị Đất XD đô thị (ha) Dân số toàn đô thị (người) Dân số đô thị (người) Loại đô thị Đất XD đô thị (ha) 1 TP. Biên Hòa TP. Biên Hòa Đô thị cấp vùng; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, KHKT của tỉnh 848.384 706.609 II 950.000 800.000 I 12.000 1.100.000 1.000.000 I 18.000 1.400.000 1.400.000 I 21.000 2 TX. Long Khánh TX. Long Khánh Trung tâm vùng phía Đông 135.311 54.357 IV 160.000 100.000 III 1.640 170.860 115.000 III 1.900 240.000 170.000 II 2.805 3 Huyện Long Thành 29.808 60.000 900 80.000 1.170 235.000 4.140 Đô thị Long Thành Trung tâm vùng phía Tây 29.808 V 60.000 V 900 100.000 80.000 IV 1.170 150.000 90.000 III 1.530 Đô thị Bình Sơn Đô thị dịch vụ (sân bay) 95.000 IV 1.710 Đô thị Phước Thái Đô thị dịch vụ (cảng biển) 50.000 V 900 4 Huyện Nhơn Trạch 120.000 2.400 260.000 170.000 5.000 350.000 245.000 7.000 Đô thị Nhơn Trạch Đô thị hành chính, công nghiệp 200.000 120.000 III 2.400 260.000 170.000 II 5.000 350.000 245.000 II 7.000 5 Huyện Trảng Bom 21.800 60.000 966 80.000 1.280 120.000 1.920 Thị trấn Trảng Bom Đô thị hành chính 21.800 V 60.000 IV 966 80.000 IV 1.280 150.000 120.000 III 1.920 6 Huyện Thống Nhất 25.000 450 48.000 900 65.000 1.300 Đô thị Dầu Giây Đô thị hành chính 25.000 V 450 48.000 V 900 65.000 IV 1.300 7 Huyện Xuân Lộc 14.959 20.000 340 28.000 500 50.000 1.000 Thị trấn Gia Ray Đô thị hành chính 14.959 V 20.000 V 340 28.000 V 500 50.000 IV 1.000 8 Huyện Cẩm Mỹ 20.000 330 30.000 510 65.000 1.300 Đô thị Long Giao Đô thị hành chính 20.000 V 330 30.000 V 510 65.000 IV 1.300 9 Huyện Vĩnh Cửu 25.121 26.000 390 26.500 483 120.000 1.920 Thị trấn Vĩnh An Đô thị hành chính 25.121 V 26.000 V 390 35.000 26.500 V 483 50.000 40.000 IV 680 Đô thị Thạnh Phú Đô thị công nghiệp 70.000 V 1.040 Đô thị Phú Lý Đô thị du lịch 10.000 V 200 10 Huyện Định Quán 21.767 30.000 360 35.000 420 80.000 1.467 Thị trấn Định Quán Trung tâm vùng phía Bắc 21.767 V 30.000 V 360 35.000 V 420 50.000 IV 1.000 Đô thị Phú Túc Đô thị du lịch 10.000 V 250 Đô thị La Ngà Đô thị công nghiệp 20.000 V 217 11 Huyện Tân Phú 23.170 29.500 336 35.000 420 50.000 750 Thị trấn Tân Phú Đô thị hành chính 23.170 V 29.500 V 336 35.000 V 420 50.000 IV 750 Toàn tỉnh 897.591 1.290.500 20.112 1.647.500 30.583 2.600.000 44.602 Số đô thị 08 11 11 17 Ghi chú: Các đô thị mới hình thành sau năm 2020 sẽ phát triển trên cơ sở trung tâm xã hay điểm dân cư tập trung gắn với các khu công nghiệp, dịch vụ, dự kiến dân số năm 2020 như: - Đô thị Bình Sơn (60.000 người), đô thị Phước Thái (35.000 người), đô thị Thạnh Phú (30.000 người), đô thị Phú Lý (6.000 người), đô thị Phú Túc (6.000 người). Giai đoạn từ năm 2020 định hướng đến năm 2030, tùy tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, nếu các đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại IV, V sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_bien_dong_dan_so_va_anh_huong_cua_no_den_phat_trien.doc
  • pdfLA BĐDS - NGUYEN THI LY.pdf
  • docMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN- TIENG ANH.doc
  • docMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN- TIẾNG VIỆT.doc
  • docTOM TAT - LA BĐDS - 30.10.2020.doc
  • pdfTOM TAT - LA BĐDS - 30.10.2020.pdf
  • docxTomTatTiengAnh.docx
  • pdfTomTatTiengAnh.pdf
Luận văn liên quan