Nghiên cứu định lượng chính thức bằng đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố
khám phá, phân tích nhân tố khẳng định cho thấy bốn thang đo này đều đạt yêu cầu
về độ tin cậy và độ giá trị.
Bên cạnh đó, quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố
khám phá cho thấy Bên nhận quyền không thật sự chú trọng vào sáu vấn đề sau: (i)
Hoạt động tham dự các buổi họp mặt/hội thảo có chủ đề mới (HN1); (ii) Phải là tâm
điểm của sự chú ý (HN4); (iii) Phải quan tâm đến những khó khăn của các thành
viên khác trong hệ thống (DT3); (iv) Giúp gắn kết các thành viên khác trong hệ
thống (DT5), (v) Trước kinh doanh NQTM thì phải chuẩn bị mọi thứ (TA2), và (vi)
Cần phải yêu cầu hoàn mỹ trong công việc (TA5)
171 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền tại TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhượng quyền cần nhận thức rõ và giúp đối tác nhận thức được việc thực hiện đúng
các cam kết là hoạt động có lợi, mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai bên. Để Bên nhận
quyền thấy được lợi ích của việc thực hiện đúng các cam kết, Bên nhượng quyền có
thể đưa thêm điều khoản Thưởng vào trong hợp đồng NQTM. Từ đó, sự tin tưởng và
hài lòng giữa các bên ngày càng được gia tăng. Thông qua đó, mối quan hệ ngày càng
phát triển, bền vững. Do vậy, Bên nhận quyền cần đầu tư cơ sở vật chất, thiết kế địa
điểm cửa hàng, chuẩn bị nguồn nhân lực, tài chính, mà Bên nhượng quyền đã quy
định. Trong quá trình hoạt động, Bên nhận quyền tuân thủ đúng các cam kết: Sử dụng
đúng nguyên liệu, đúng nguồn nguyên liệu, đúng công thức, thể hiện đúng phong cách
phục vụ như Bên nhượng quyền đề ra. Đồng thời, Bên nhượng quyền phải cung cấp tài
liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM, cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật cho Bên
nhận quyền, giúp Bên nhận quyền thiết kế địa điểm cửa hàng. Bên nhượng quyền phải
có các hoạt động kiểm tra định kỳ, đánh giá mức độ thực hiện các cam kết của Bên
nhận quyền và có những hành động cụ thể để Bên nhận quyền thực hiện đúng các cam
kết.
5.2.2.2. Nâng cao tính thực thi pháp luật NQTM
Thực thi pháp luật NQTM không chỉ tác động trực tiếp đến dự định duy trì tham
gia hệ thống NQTM mà còn tác động gián tiếp đến dự định này thông qua việc tác
động mạnh đến CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền. Do đó, cần có những
đề xuất nâng cao tính thực thi pháp luật NQTM Việt Nam.
Để đạt được CLMQH tốt đẹp, bền vững, bên cạnh nỗ lực thực hiện đúng các cam
kết và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền, Bên nhận quyền cũng cần thể hiện sự nghiêm
Thực thi pháp
luật NQTM
Bên nhượng
quyền
Bên nhận
quyền
137
túc chấp hành pháp luật NQTM nói chung và các thỏa thuận trong hợp đồng NQTM,
các quy định mang tính đồng nhất của hệ thống NQTM nói riêng. Điều này đòi hỏi
Nhà nước cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật NQTM chặt chẽ, đầy đủ; đồng thời
có những biện pháp chế tài mạnh sao cho các Bên tham gia hệ thống NQTM phải tôn
trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan theo quy định của Pháp luật
NQTM.
Bên cạnh đó, các Bên cần nâng cao kiến thức NQTM của mình khi xây dựng hay
khi tham gia hệ thống NQTM để đảm bảo thực thi đúng những điều quy định của Pháp
luật NQTM. Các Bên tìm mua sách, cẩm nang NQTM được bày bán trên thị trường,
nghiên cứu cơ chế chính sách trên các website, nhờ sự tư vấn của các công ty tư vấn
NQTM trước khi xây dựng hay tham gia hệ thống NQTM, Ngoài ra, chính quyền
địa phương các Tỉnh và Thành phố có hoạt động NQTM phát triển mạnh mẽ nên tổ
chức các buổi hội thảo chuyên đề về NQTM nhằm giúp chia sẻ kinh nghiệm, các thông
tin cần thiết cũng như tư vấn, hỗ trợ cho các Bên.
Đối với Bên nhận quyền, cần tìm hiểu, kiểm tra tính trung thực của các thông tin
nêu trong Bản giới thiệu về NQTM của Bên nhượng quyền. Để thuận lợi hơn trong
việc kiểm tra, Nhà nước nên đầu tư xây dựng một website chuyên về hoạt động
NQTM; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NQTM đều phải công khai thông
tin trên website này. Đồng thời, kiểm tra mức độ tuân thủ những thỏa thuận trong hợp
đồng của Bên nhượng quyền và yêu cầu họ thực hiện nếu chưa thực hiện đầy đủ. Để cả
hai Bên đều tuân thủ đúng và đầy đủ những thỏa thuận, hợp đồng NQTM nên nêu rõ
những biện pháp chế tài nếu như có sự vi phạm xảy ra. Nếu Bên nhận quyền thể hiện
mình với đối tác là người quan tâm đến pháp luật và tuân thủ pháp luật thì Bên nhượng
quyền sẽ có những hành động đúng mực trong mối quan hệ này và mức độ thực thi
pháp luật có thể được nâng cao.
Hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp các đơn vị kinh
doanh cùng ngành; cùng nhau hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và quan trọng hơn nữa là
cùng nhau có tiếng nói chung để đưa ra các đề xuất đối với Nhà nước nhằm phát triển
138
ngành nghề; và là cầu nối giữa các đơn vị nhà nước với từng doanh nghiệp. Ở các quốc
gia phát triển mạnh về NQTM như Mỹ, Úc, Malaysia, Singapore,... các doanh nghiệp
kinh doanh theo phương thức NQTM đều được Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ phát
triển thông qua các tổ chức tư vấn NQTM, hiệp hội NQTM. Đây là điểm đến đầu tiên
của nhà đầu tư muốn khởi nghiệp bằng phương thức NQTM. Đồng thời là nơi tư vấn
pháp lý để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả Bên nhượng quyền và Bên nhận
quyền. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có các tổ chức này. Do vậy, cần thiết lập các tổ
chức Nhà nước hỗ trợ, tư vấn bài bản cho doanh nghiệp hoạt động theo phương thức
này.
5.2.2.3. Lựa chọn đối tác nhiều tiềm năng, phù hợp, có khả năng tham gia lâu dài
trong hệ thống NQTM
Các vấn đề “lựa chọn bất lợi” phát sinh trước khi Bên nhượng quyền đưa ra hợp
đồng với Bên nhận quyền. Các vấn đề chính là liệu Bên nhận quyền mới có những đặc
điểm mà Bên nhượng quyền tìm kiếm và phù hợp với những chiến lược hoạt động của
Bên nhượng quyền. Dựa vào đặc điểm mong muốn của các Bên nhận quyền, Bên
nhượng quyền nên xác định và lựa chọn Bên nhận quyền phù hợp. Việc sử dụng các
Bên nhượng
quyền
Bên nhận
quyền
Bên nhận
quyền
Bên nhận
quyền
Ph
ù
hợ
p
Lâ
u
dà
i
Ph
ù
hợ
p
Lâ
u
dà
i
Ph
ù
hợ
p
Lâu
dài
Ph
ù
hợ
p
Lâu
dài
Bên nhận
quyền
Bên nhận
quyền
Bên nhận
quyền
139
tiêu chí lựa chọn được xem như một cơ chế kiểm soát đầu vào. Thông qua các tiêu chí
nghiêm ngặt sẽ làm tăng hiệu quả của hệ thống và giảm chi phí giám sát dài hạn cho
Bên nhượng quyền (Bergen và đtg, 1992). Do đó, Bên nhượng quyền cần chọn lựa đối
tác nhận quyền tối ưu, có đủ năng lực đầu tư dài hạn và phù hợp với kinh doanh
NQTM. Năng lực Bên nhận quyền cần được xem xét gồm: Tài chính, sự am hiểu hoạt
động NQTM, kinh nghiệm, sự hiểu biết về văn hóa tiêu dùng và kinh doanh của địa
phương, mối quan hệ trong kinh doanh, chính quyền, kinh nghiệm về thị trường, Sự
phù hợp với kinh doanh của Bên nhận quyền gồm: Sự đam mê, quyết tâm kinh doanh
NQTM, lòng tin ở đối tác nhượng quyền, tôn trọng pháp luật NQTM, và đặc biệt đặc
tính cá nhân của Bên nhận quyền. Bên nhận quyền có tính đồng thuận, ổn định, tận
tâm trong quá trình điều hành hoạt động NQTM thường gắn bó lâu dài, có tinh thần
hợp tác cao trong xây dựng và phát triển hệ thống NQTM.
Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các tiêu chí chọn đối tác, đánh giá
phân tích trước khi tiếp nhận đối tác nhận quyền. Bên nhận quyền cũng cần lựa chọn
đối tác nhượng quyền sao cho phù hợp với triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, mức độ
đầu tư vốn, công nghệ, của Bên nhận quyền. Bên nhận quyền cũng cần tìm hiểu kỹ
về thương hiệu của đối tác, xem mình có thật sự tin tưởng vào thương hiệu này, tin vào
khả năng kinh doanh của mình nếu tham gia vào hệ thống. Trước khi ký kết hợp đồng,
Bên nhận quyền cần tìm hiểu các thông tin:
Bản giới thiệu về NQTM và mức độ trung thực của Bản giới thiệu này. (1)
Các vấn đề về tài chính: Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động, khả năng thu (2)
hồi vốn, thời gian hoàn vốn, lợi nhuận có thể thu được, khả năng có thể vay
vốn, sự hỗ trợ về vốn của Bên nhượng quyền, chi phí cho các hỗ trợ,
Các vấn đề về marketing, sản phẩm, giá cả, phong cách phục vụ, nguồn (3)
nguyên vật liệu,...
Những hỗ trợ của Bên nhượng quyền và mức độ hỗ trợ: Huấn luyện, đào tạo (4)
chuyển giao công nghệ ban đầu và trong quá trình kinh doanh, thiết kế địa
điểm cửa hàng,
140
Vấn đề ở đây là phải để các Bên có thể tìm hiểu được những thông tin mà mình
mong muốn và không có hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra. Điều này cần sự hỗ
trợ và can thiệp của Nhà nước cũng như các cơ quan hữu quan trong việc cung cấp một
số thông tin cơ bản về các doanh nghiệp cho các Bên. Muốn vậy, Nhà nước cần kiểm
soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp khi kinh doanh tại Việt Nam:
Đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin, kiểm soát hoạt động,
Hàm ý chính sách đối với Nhà nước 5.2.3.
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động NQTM (Phụ lục 7), luận
án đã đưa ra các hàm ý chính sách đối với Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của hoạt động NQTM cũng như nâng cao hiệu quả quản lý đối với
hoạt động này như sau:
5.2.3.1. Về thể chế, Pháp luật
Thực tế các quy định Pháp luật về hoạt động NQTM đã ngày càng được thông
thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp
trong nước) hoạt động. Tuy nhiên, việc nới lỏng không đồng nghĩa với việc buông
lỏng quản lý vì ba lý do sau đây:
(1) Năng lực quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế;
(2) Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam (cả Bên nhượng quyền
lẫn Bên nhận quyền) cũng còn hạn chế, kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn phát
sinh;
(3) Lĩnh vực NQTM là một hoạt động thương mại đặc biệt, liên quan đến nhiều
vấn đề quan trọng như sở hữu trí tuệ, chuyển giao bí quyết kinh doanh,
truyền bá các yếu tố văn hóa truyền thống của quốc gia, nên cần được quản
lý và định hướng cho phù hợp.
Vì những lý do trên, khung pháp lý để quản lý hoạt động NQTM phải đáp ứng hai
yêu cầu: Một là, ngày càng có tính cởi mở, thông thoáng hơn theo hướng bảo đảm
quyền tự do hoạt động, tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực mà pháp
141
luật không cấm. Đây là hoạt động tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội, cần khuyến khích
phát triển, tránh tạo ra những rào cản không cần thiết. Cùng với những cải cách trong
Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, việc xem xét điều chỉnh, thay đổi trong Luật thương
mại cũng là điều hết sức cần thiết. Hành động này sẽ tạo thêm nhiều động lực khuyến
khích hoạt động tích cực của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp hoạt
động NQTM. Hai là, không buông lỏng quản lý, đảm bảo Nhà nước có đủ công cụ để
quản lý hiệu quả hoạt động NQTM.
Trước mắt, cần tạo cơ chế cho các địa phương có công cụ để quản lý, khung pháp
lý phải đảm bảo đối với các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp thì được Nhà nước hỗ
trợ tối đa, nhất là về thủ tục hành chính; đồng thời, cũng phải đảm bảo tính răn đe hợp
lý, các quy định hiện nay về xử phạt hành chính trong lĩnh vực NQTM (tại Điều 95
Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) được đánh giá là chưa đủ mạnh, cần được nghiên
cứu rà soát để thay đổi. Yêu cầu cung cấp thông tin từ Bên nhượng quyền cũng là một
giải pháp ngắn hạn trong điều kiện quản lý nhà nước hiện nay tại Việt Nam, cần quy
định chế độ báo cáo cụ thể, trong đó chỉ yêu cầu thông báo những nội dung cần thiết
để trả lời được các câu hỏi: Có bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động NQTM (theo
ngành nghề, quy mô vốn, lao động)?; Tình hình hoạt động NQTM của doanh nghiệp
(thuận lợi, khó khăn) như thế nào?; Nhu cầu cần hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước ra
sao?
Về lâu dài, cần bỏ quy định đăng ký, báo cáo đối với tất cả các hình thức NQTM.
Tuy nhiên, vẫn áp dụng khung pháp lý quy định điều kiện kinh doanh NQTM, Bản
giới thiệu hoạt động NQTM, các quy định xử phạt hành chính, Song song đó, xây
dựng quy chế phối hợp thu thập, chia sẻ thông tin và quản lý hiệu quả hoạt động
NQTM giữa các cơ quan quản lý chức năng trên địa bàn.
Để nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như sự hiểu biết của các doanh nghiệp về
NQTM, chính quyền Tp.HCM nên tổ chức các lớp học chuyên môn về NQTM. Tại
142
các lớp học này, nên mời các chuyên gia đầu ngành cũng như chủ các hệ thống NQTM
đang phát triển tại Việt Nam nói chung và tại Tp.HCM nói riêng; để họ có thể cung
cấp những thông tin xác đáng nhất cũng như những kinh nghiệm quý báu cho các
doanh nghiệp non trẻ bắt đầu với NQTM.
5.2.3.2. Về quản lý nhà nước
Thứ nhất, cần tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động NQTM. Qua đó, thực hiện rà
soát cơ chế, chính sách liên quan để xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ hiệu
quả. Cần tổ chức khảo sát, kết hợp hội thảo về hoạt động NQTM nhằm nắm bắt tình
hình hoạt động NQTM của các doanh nghiệp, thăm dò khả năng phát triển thêm các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NQTM trong tương lai, và lấy ý kiến doanh
nghiệp để xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ. Khi xây dựng chính sách hỗ trợ, cần có
sự tách biệt về chiến lược phát triển giữa NQTM trong nước và NQTM Việt Nam ra
nước ngoài; thực hiện rà soát, lựa chọn một số ngành hàng chủ lực mà các doanh
nghiệp có lợi thế để đưa ra cơ chế, chính sách hỗ trợ. Việc lựa chọn ngành hàng có thể
theo tiêu chí các doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu quốc gia hay những lĩnh
vực mà Nhà nước định hướng khuyến khích đầu tư, phát triển thương hiệu trong giai
đoạn những năm tiếp theo.
Thứ hai, thành lập Hiệp hội NQTM: Yêu cầu đặt ra là phải có sự gắn kết chặt chẽ
về mặt lợi ích giữa các doanh nghiệp hội viên – Chủ tịch Hội – chính quyền. Muốn
vậy, phải tạo cơ chế thoáng tối đa cho Hội hoạt động, nhưng đồng thời phải gắn kết
thường xuyên hoạt động của Hội với chính quyền (thông qua Sở Công thương) với
những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các thành viên Hội.
Thứ ba, lồng ghép nội dung phát triển NQTM vào các chủ trương, chính sách lớn
của Nhà nước như quy hoạch phát triển thương mại; quy hoạch định hướng phát triển
hệ thống kênh phân phối; chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các chương trình xúc tiến thương mại trong
và ngoài nước; các chương trình tập huấn, huấn luyện chuyên đề về thông tin thị
trường, xây dựng thương hiệu, quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất, quản trị nguồn
143
nhân lực,... cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Có chính sách hỗ trợ một phần kinh
phí cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa; giao Sở Khoa
học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Công thương, các Hiệp hội Doanh nghiệp xây
dựng tiêu chuẩn, xem xét lựa chọn doanh nghiệp đạt chuẩn để hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi giúp cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đạt kết
quả, tương tự như hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng ISO, HACCP,
Thứ tư, cho phép các nhà nhượng quyền được tiếp cận nguồn vốn 2000 tỷ VNĐ
“Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo
Quyết định 601/QĐ-TTg; Nên đưa đối tượng "Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp
nhỏ và vừa” (Thực hiện theo quyết định số 58/2013/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa) là các doanh nghiệp có
hoạt động NQTM. Ngoài ra, khuyến khích các Ngân hàng xây dựng cơ chế hỗ trợ phát
triển hoạt động NQTM. Liên kết ngân hàng và doanh nghiệp NQTM tạo tiền đề cho
phát triển hình thức kinh doanh này.
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin NQTM. Qua đó, không những cung cấp
các thông tin về cơ chế quản lý NQTM ở Việt Nam, những quy định đặc thù về hoạt
động NQTM tại từng địa phương, mà còn cần giới thiệu các thông tin về các mô hình
NQTM, cách thức vận hành và quản lý, kinh nghiệm kinh doanh thành công và thất bại
trên cương vị Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, Bên cạnh đó, cần chú ý tham
gia hỗ trợ tổ chức triển lãm Hội trợ, triển lãm về NQTM. Tại Tp.HCM, Hội chợ
NQTM được tổ chức thường niên tại Quận 7 trong suốt bảy năm qua mà không có sự
tham gia của Sở Công thương hoặc cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố. Chỉ có
tham gia trực tiếp vào tổ chức Hội chợ thì cơ quan quản lý nhà nước mới có thể đưa ra
các quyết sách tốt hỗ trợ cho hoạt động NQTM phát triển.
5.2.3.3. Về nhận thức vai trò của hoạt động NQTM
Trước hết, các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Bộ Công thương, Ủy
ban nhân dân Thành phố cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động NQTM
đối với sự phát triển kinh tế và kéo theo đó là các lợi ích về văn hóa xã hội, chính trị.
144
Thực tế, việc khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh này rất phù hợp với các
chủ trương hiện nay của Trung ương như:
Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt (1)
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số
634/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
Thông báo kết luận 264-TB/TW ngày 31/07/2009 của Bộ Chính trị về tổ (2)
chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đề án Phát triển thị trường khu vực thị trường ngoài nước thời kỳ 2014-2020, (3)
tầm nhìn đến năm 2030 (Bộ Công thương đang lấy ý kiến góp ý).
Chương trình Thương hiệu Quốc gia (được thực hiện với mục đích quảng bá (4)
hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp).
Chính phủ đã ban hành NQ35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển (5)
doanh nghiệp đến năm 2020, theo đó, Nghị quyết đã đưa ra những nhóm giải
pháp rất cụ thể về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo, với mục tiêu có ít nhất một triệu doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả vào năm 2020. Do vậy, Nhà nước cần có những chính
sách, chương trình hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể để Bộ Công thương chủ trì, phối
hợp với Sở Công thương các địa phương “phổ cập” phương thức kinh doanh
NQTM đến với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư đang có ý định khởi
nghiệp với quy mô vốn nhỏ và vừa. Từ đó, có thể giúp họ có thêm lựa chọn
cho việc đầu tư kinh doanh theo một hệ thống NQTM đã và đang hoạt động
tốt để giảm rủi ro hay tự khởi nghiệp theo ý tưởng kinh doanh riêng.
Tại Tp.HCM, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 41/2009/QĐ-(6)
UBND ngày 09/06/2009 về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống phân phối
bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2020. Theo đó, tại Điểm c, Khoản 2, Điều 2 của Quyết định đã
nêu rõ định hướng “Phát triển nhanh và đa dạng các loại hình, phương thức
kinh doanh thương mại hiện đại khác như sàn giao dịch hàng hóa tập trung,
trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử (thông qua
145
các hình thức giao dịch "doanh nghiệp với doanh nghiệp", "doanh nghiệp với
người tiêu dùng" hoặc "người tiêu dùng với người tiêu dùng"), Tiếp tục
phát triển doanh nghiệp phân phối lớn, có tiềm năng, kinh doanh hàng hóa
chuyên ngành hoặc tổng hợp, đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác hiệu
quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài trong bối cảnh hội nhập”. Đây là
một bước khởi đầu về chính sách phát triển hình thức thương mại hiện đại,
trong đó có NQTM tại địa phương có hoạt động NQTM sôi động nhất Việt
Nam.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này có một số đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn liên
quan đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền. Tuy nhiên,
nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, mô hình nghiên cứu Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia
hệ thống NQTM của Bên nhận quyền đã được kiểm định với ba nhân tố tác động: (i)
Đặc điểm cá nhân, (ii) Thực thi pháp luật NQTM, và (iii) CLMQH Bên nhượng quyền
– Bên nhận quyền. Trong đó, thực thi pháp luật NQTM lần đầu tiên được xem xét sự
tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền tại
Tp.HCM. Bên cạnh đó, CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền giữ vai trò
trung gian trong mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu này. Vì vậy, để khẳng
định thêm, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm trong tương lai.
Thứ hai, như phân tích ở phần Phạm vi nghiên cứu (mục 1.3.2), hiện nay, hầu hết
các thương hiệu NQTM trong nước và thương hiệu NQTM nước ngoài đăng ký hoạt
động ở Bộ Công thương đang có mặt tại Tp.HCM (hơn 90%). Do vậy, mô hình nghiên
cứu đã được kiểm định tại thị trường đại diện cho hoạt động NQTM Việt Nam là
Tp.HCM. Tuy nhiên, trong tương lai điều này có thể thay đổi, và mỗi tỉnh thành có đặc
điểm về kinh tế, văn hóa, thu nhập bình quân đầu người,... khác nhau, do vậy, cần có
sự kiểm định thêm ở các tỉnh thành khác trong tương lai.
146
Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu là phát triển mầm kết hợp
ngẫu nhiên đơn giản, cỡ mẫu cũng không lớn nên còn hạn chế về tính tổng quát của
vấn đề nghiên cứu.
Thứ 4, mô hình nghiên cứu của luận án chỉ xem xét ba nhân tố: (i) Đặc điểm cá
nhân, (ii) Thực thi pháp luật NQTM, và (iii) CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận
quyền tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền. Do
đó, hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án là nghiên cứu thêm một số nhân tố khác,
chẳng hạn như: Hình ảnh thương hiệu, giao tiếp, lợi thế cạnh tranh của Bên nhượng
quyền, hiệu quả kinh doanh,... để làm rõ và khẳng định thêm các nghiên cứu của
Erlinda và đtg (2016), Huang và đtg (2009), Chiou và đtg (2004).
5.4. Tóm tắt chương 5
Chương 5 đã trình bày một số kết luận được rút ra từ nghiên cứu mô hình Các
nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
Kết hợp với phân tích thực trạng NQTM tại Việt Nam và dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền, luận án đã đưa ra được các hàm ý quản trị đối với
doanh nghiệp và hàm ý chính sách đối với Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt
động NQTM tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.
Chương 5 đã nêu lên các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NCS ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
A. Các công trình chính liên quan đến luận án
1. Trần Thị Trang, 2016. Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ
thống nhượng quyền thương mại: Trường hợp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học
và Công nghệ. Số 8(105), trang 108-112.
2. Tran Thi Trang, 2016. The effect of commitment and franchising law
enforcement on franchisee's intentions to remain in the franchise system.
Proceedings of the 5th International conference on emerging challenges:
partnership enhancement. ISBN: 978-604-93-8961-0, page 111-116.
3. Võ Thanh Thu và Trần Thị Trang, 2015. Tác động của chất lượng mối quan hệ
và đặc điểm cá nhân đến quyết định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền
thương mại. Tạp chí Phát triển kinh tế. Số 10, trang 92-110.
B. Các công trình liên quan khác
4. Trần Thị Trang, 2015. Quản lý nhà nước về nhượng quyền thương mại và một
số khuyến nghị. Tạp chí Tài chính. Số 611, trang 20-22.
5. Võ Thanh Thu, Trần Thị Trang và đtg, 2015. Hoạt động nhượng quyền thương
mại (franchise) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp
thúc đẩy phát triển. Đề tài NCKH cấp tỉnh (Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM).
6. Nguyễn Đông Phong, Võ Thanh Thu và Trần Thị Trang, 2015. Cẩm nang
hướng dẫn kinh doanh nhượng quyền thương mại. NXB Kinh tế Tp.HCM.
7. Tran Thi Trang and Vo Thanh Thu, 2015. Franchising – Problems and
recommendation. Proceedings of the 5th International conference on emerging
challenges: Managing to Success. ISBN: 978-604-938-723-4, page 473-480.
8. Tran Thi Trang, 2014. Service quality in convenience franchising stores.
Proceedings of the 5th International conference on Green Technology and
Sustainable Development. ISBN: 978-604-732817-8, page 650-654.
148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
[1] Bộ Công Thương, 2017. Nhượng quyền thương mại.
[Ngày truy cập:
20/9/2017].
[2] Lê Thị Hoa, 2007. Hoạt động nhượng quyền thương mại và việc xây dựng khuôn
khổ pháp lý để quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, Báo cáo
tổng kết đề tài cấp Bộ, 24/08/2007. Viện Nghiên cứu thương mại – Bộ Thương
mại.
[3] Linh Tâm, 2016. Nhượng quyền thương mại trên thế giới và những gợi mở cho
Việt Nam.
nhung-goi-mo-cho-viet-nam-20160729123122320p0c12.htm. [Ngày truy cập:
10/9/2016].
[4] Luật Thương mại, 2005. Mục 8 Chương VI (từ Điều 284 đến điều 291) về NQTM.
[5] Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM.
[6] Nghị định sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ
quy định chi tiết Luật Thương mại Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số
45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ chi tiết về chuyển giao công nghệ.
[7] Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
[8] Nguyễn Đông Phong, 2009. Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Hà Nội: Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
[9] Nguyễn Phi Vân, 2016. Tổng quan về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
thuong-hieu-tai-viet-nam/1094387/. [Ngày truy cập: 22/4/2016]
[10] Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.
[11] Quyết định về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí
đăng ký hoạt động NQTM.
[12] Thông tư hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM.
[13] Văn bản hợp nhất Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và Nghị định số 120/2011/NĐ-
CP.
[14] Võ Thanh Thu, Nguyễn Đông Phong, Trần Thị Trang, Phạm Thị Ngọc Thảo,
149
Hoàng Thu Hằng, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thái Hùng, 2015. Hoạt động
nhượng quyền thương mại (franchise) trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh – Thực trạng
và giải pháp thúc đẩy phát triển. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Sở, 07/04/2015. Sở
Khoa học Công nghệ Tp.HCM.
[15] Vũ Đặng Hải Yến, 2008. Mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại
và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tạp chí Luật học, số 2, trang 58-64.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
[1] Adeiza, A., Azizi Ismail, N., & Marissa Malek, M., 2017. An Empirical
Examination of the Major Relationship Factors Affecting Franchisees’ Overall
Satisfaction and Intention to Stay. Iranian Journal of Management Studies, 10(1),
31-62.
[2] Ajzen, Icek, 1991. The Theory of Planned Behaviour. Organizational Behaviour
and Human Decision Processes, 50: 179-211.
[3] Ajzen, Icek, 2002. Perceived behavioral control, self-efficacy, locus of control,
and the theory of planned behavior. Journal of applied social psychology, 32.4:
665-683.
[4] Ajzen, Icek., and Fishbein, M., 2005. The influence of attitudes on behavior, in
Albarracín, D., Johnson, B.T. and Zanna, M.P. (Eds). The Handbook of Attitudes,
Psychology Press, New York, NY, pp. 173-221.
[5] Allen, Robin Lee, 1994. Franchisor-franchisee: Communication maintains the
marriage. Nations Restaurant News, 28:12.
[6] Altinay, Levent and Maureen Brookes, 2012. Factors influencing relationship
development in franchise partnerships. Journal of Services Marketing, Vol. 26/4,
pp 278-292.
[7] Amador-Dumois, María Alexandra, 2005. Relationship-specific motives and
cultural values in the crossborder franchisor-franchisee relationship from the
Puerto Rican franchisee’s perspective. Diss. George Washington University.
[8] Anderson, James C., and David W. Gerbing, 1988. Structural equation modeling
in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological
bulletin 103.3 (1988): 411.
[9] Antonowicz, Alicja, 2011. The dissemination of franchising all over the world: an
attempt to assess the scale of the phenomenon. Problems of Management in the
21st Century, 2, 8-18.
[10] Barrick, Murray R. and Michael K. Mount, 1991. The Big-Five Personality
Dimensions and Job Performance: A meta-analysis. Personnel Psychology, Vol.
44, pp. 1-26.
150
[11] Beatson, Amanda, Ian Lings, and Siegfried Gudergan, 2008. Employee
Behaviour and Relationship Quality: Impact on Customers. Service Industries
Journal, Vol. 28 No. 2, pp. 211-223.
[12] Beck, R.C., 2004. Motivation: Theories and Principles. New Jersey: Pearson
Education.
[13] Bentler, Peter M., and Douglas G. Bonett, 1980. Significance tests and goodness
of fit in the analysis of covariance structures. Psychological bulletin, 88.3: 588.
[14] Bergen, Mark, Shantanu Dutta, and Orville C. Walker Jr, 1992. Agency
relationships in marketing: A review of the implications and applications of
agency and related theories. The Journal of Marketing, 1-24.
[15] Bird, Barbara., 1988. Implementing entrepreneurial ideas: The case for intention.
Academy of management Review, 13(3), 442-453.
[16] Blair, R.D. and Lafontaine, F., 2005. The Economics of Franchising. New York:
Cambridge University Press.
[17] Bolton, Ruth N., and Katherine N. Lemon, 1999. A dynamic model of customers'
usage of services: Usage as an antecedent and consequence of satisfaction.
Journal of marketing research, 171-186.
[18] Bradach, J. L., & George, T., 1998. Franchise organizations (pp. 134-136).
Boston, MA: Harvard Business School Press.
[19] Buttle, Francis, and Bungkwon Bok, 1996. Hotel marketing strategy and the
theory of reasoned action. International Journal of Contemporary Hospitality
Management, 8.3: 5-10.
[20] Cattell, Raymond B., 1957. Personality and Motivation Structure and
Measurement. World Book, Yonkers-on-Hudson, New York, NY.
[21] Cavaliere, FJ., and Swerdlow, M.R., 1988. Why Franchise? Business Forum,
13(3): 11-13.
[22] Chen, Weiping, 2011. Franchisee perceived relationship value and loyalty in a
franchising context: assessing the mediating role of franchisee satisfaction and
the moderating role of franchisee characteristics. African Journal of Business
Management, 5.28: 11487.
[23] Chiou, Jyh-Shen, Chia-Hung Hsieh, and Ching-Hsien Yang, 2004. The Effect of
Franchisor’s Communication, Service Assistance, and Competitive Advantage on
Franchisees’ Intentions to Remain in the Franchise System. Journal of Small
Business Management, 42(1), 19-36.
[24] Coleman, James Samuel, 1994. Foundations of social theory. Harvard university
press.
151
[25] Combs, J.G., Michael, S.C. and Castro giovanni, GJ., 2004. Franchising: A
Review and Avenues to Greater Theoretical Diversity. Journal of Management,
30 (6): 907-931.
[26] Costa, Paul T. Jr., and Robert R. McCrae, 1992. NEO Personality Inventory-
revised (NEO-PI-R) and NEO Five-Factor Inventory (NEO-FFI) Professional
Mannual. Odessa, FL: Psychilogical Assessment Resource.
[27] Crosby, L. A., Evans, K. R., & Cowles, D., 1990. Relationship quality in services
selling: an interpersonal influence perspective. The journal of marketing, 68-81.
[28] Curran, J. and Stanworth, J., 1983. Franchising in the Modem Economy: Towards
a Theoretical Understanding. International Small Business Journal, 2(2): 8-26.
[29] Daft, RL., 2012. New Era of Management. Tenth edition. Singapore: Cengage
Learning.
[30] Dant, Rajiv P., & Nasr, N. I., 1998. Control techniques and upward flow of
information in franchising in distant markets: Conceptualization and preliminary
evidence. Journal of Business Venturing, 13(1), 3-28.
[31] Dant, Rajiv P., Marko Grünhagen, and Josef Windsperger, 2011. Franchising
research frontiers for the twenty-first century. Journal of Retailing, 87.3: 253-
268.
[32] Dant, Rajiv P., Patrick J. Kaufmann, and Audhesh K. Paswan, 1991. Exploring
the rationale of dual distribution in franchised channels. Franchising: Embracing
the Future.
[33] Dant, Rajiv P., Scott K. Weaven and Brent L. Baker, 2013. Influence of
Personality Traits on Perceived Relationship Quality within a Franchisee-
Franchisor Context. European Journal of Marketing, 47(1/2), 279-302.
[34] Davies, Mark A.P., Walfried Lassar, Chris Manolis, Melvin Prince, Robert D.
Winsor, 2011. A model of trust and compliance in franchise relationships.
Journal of business venturing, Vol. 26, pp. 321-340.
[35] Dorsch, Michael J., Scott R. Swanson, and Scott W. Kelley, 1998. The role of
relationship quality in the stratification of vendors as perceived by customers.
Journal of the Academy of marketing Science, 26.2: 128-142.
[36] Dwyer, F. Robert, Paul H. Schurr, and Sejo Oh, 1987. Developing buyer-seller
relationships. The Journal of marketing, 11-27.
[37] Eagly, A.H. and Chaiken, S., 1993. The Psychology of Attitudes. Orlando:
Harcourt Brace Jovanovich.
[38] Erlinda, Yuyus Suryana, Faisal Afiff, and Arief Helmi, 2016. The Influence Of
Franchisor’s Brand Image On Franchisee Trust And Its Impact On Franchisee
152
Intention To Remain In Franchise System. International journal of scientific &
technology research, 5(2).
[39] Ernández Monroy, Margarita, and Lucia Melian Alzola, 2005. An Analysis of
Quality Management in Franchise Systerms. European Journal of Marketing,
Vol. 39 No. 5/6, pp. 585-605.
[40] Felstead, A., 1991. The Social Organization of the Franchise: A Case of
'Controlled Self· Employment'. Work Employment Society, 5(1): 37·57.
[41] Fishbein, M. and Ajzen, I., 1975. Belief, Attitudes, and Behavior: An Introduction
to Theory and Research. Addison-Wesley, Reading, MA.
[42] Forward, J., & Fulop, C., 1993. Elements of a franchise: the experiences of
established firms. Service Industries Journal, 13(4), 159-161.
[43] Frazer, Lorelle, 2003. Franchising. In McColl-Kennedy, J.R. (E.d). Services
Marketing: A Managerial Approach. John Wiley & Sons, Brisbane, Milton, pp.
419-441.
[44] Frazer, Lorelle, Scott Weaven, and Owen Wright, 2008. Asia-Pacific Center for
Franchising Excellence. Griffith University, Brisbane.
[45] Frazer, Lorelle, Scott Weaven, Jeff Giddings, and Debra Grace, 2012. What went
wrong? Franchisors and franchisees disclose the causes of conflict in franchising.
Qualitative Market Research: An International Journal, 15.1: 87-103.
[46] Gakobo, Thomas Waweru, Mlenga G. Jere , 2016. An application of the theory
of planned behaviour to predict intention to consume African indigenous foods in
Kenya. British Food Journal, Vol. 118 Iss: 5, pp.1268 – 1280.
[47] Gauzente, Claire, 2003. Measuring franchisees' satisfaction: theoretical
considerations and empirical testing. International Journal of Retail &
Distribution Management 31.10: 508-517.
[48] Goldberg, Lewis R., 1990. An Alternative ‘Discription of Persionality’: The Big-
Five Factor Structure. Journal of Personality and Social Psychology, Vol. 59 No.
6, pp. 1216-2129.
[49] Grewal, D., Iyer, G. R., Javalgi, R. R. G., & Radulovich, L., 2011. Franchise
partnership and international expansion: a conceptual framework and research
propositions. Entrepreneurship Theory and Practice, 35(3), 533-557.
[50] Hair, Joseph F., 2010. Multivariate data analysis. Pearson College Division.
[51] Hanafiah, Mohd Hizam, and Jun Li, 2009. Goals Attainment and Franchisees
‘Intention to Remain in the Franchise Systems: a Study in Malaysia. Proceedings
of the 4th European Conference on Entrepreneurship and Innovation: ECIE.
Academic Conferences Limited.
153
[52] Harif, Mohd Amy Azhar Mohd, Chee Hee Hoe, and Othman Bin Chin, 2013.
Exogenous Factors Dictate the Quality of Relationship Between Franchisee and
Franchisor: A Malaysian Franchising Experience. Economics and Management of
Networks Conference, November.
[53] Hellriegel, D., Jackson, S.E. and Slocum, J. W., 2004. Management. Ohio: South
Western.
[54] Hennig, Thurau Thorsten, and Alexander Klee, 1997. The impact of customer
satisfaction and relationship quality on customer retention: A critical
reassessment and model development. Psychology & marketing, 14.8: 737-764.
[55] Herron, L. and Robinson, R.B., 1993. A Structural Model Of The Effects of
Entrepreneurial Characteristics on Venture Performance. Journal of Business
Venturing, 8(3): 281-294.
[56] Hing, Nerilee, 1995. Franchisee satisfaction: contributors and consequences.
Journal of Small Business Management, 33.2: 12.
[57] Hing, Nerilee, 1999. Maximizing Franchisee Satisfaction in the Restaurant
Sector. Journal of Consumer Marketing, 16(5): 24-31.
[58] Hofstee, Willem KB, Kiers, H.A.L., De Raad, B., Goldberg, L.R. and Ostendorf,
F., 1997. A Comparison of Big-Five Structure of Personality Traits in Dutch,
English and German. European Journal of Personality, Vol. 11 No.1, pp. 15-31.
[59] Hooker, Karen, Leslie D. Frazier and Deborah J. Monahan. 1994. Peronality and
coping among caregivers of spouses with dementia. The Gerontologist, Vol. 34,
pp. 386-92.
[60] Horng, Jeou-Shyan, Ching-Shu Su, and Siu-Ian Amy So, 2013. Segmenting food
festival visitors: Applying the theory of planned behavior and lifestyle. Journal of
Convention & Event Tourism. Vol. 14. No. 3.
[61] Hough, Leaetta M., Newell K. Eaton, Marvin D. Dunnette, John D. Kamp and
Rodney A. McCloy. 1990. Criterion-related validities of personality constructs
and the effect of response distortion on those validities. Journal of applied
psychology, 75.5, 581-595.
[62] Hoy, Frank, 1994. The dark side of franchising: or appreciating flaws in an
imperfect world. International Small Business Journal, 12.2: 26-38.
[63] Hsu, Cathy HC, and Songshan Sam Huang, 2012. An extension of the theory of
planned behavior model for tourists. Journal of Hospitality & Tourism Research
36.3: 390-417.
154
[64] Huang, Yu-an. and Ian Phau, 2009. Mapping the Profiles of Franchisees: Getting
to Know the Black Sheep, Rough Diamonds, Whingers and Best Buddies. Direct
Marketing: An International Journal, 2(4): 221-238
[65] Hunt, S.D. and Nevin, J.R., 1974. Power in a channel of distribution: Sources and
consequences. Journal of Marketing Research 11(May):186-93.
[66] IFA Education and Research Foundation, 2016. The Economic Impact of
Franchised Businesses: Volume IV.
[67] Jarvelin, A., and Uolevi Lehtinen, 1996. Relationship quality in business-to-
business service context. Quis, Vol. 5.
[68] Jena, Satyajit, K.K. Guin and S.B. Dash, 2011. Effect of Relationship Building
and Constraint-Based Factors on Business Buyer’s Relationship Continuity
Intention: A study on the Indian steel industry. Journal of Indian Business
Research, 3(1), 22-42.
[69] Jensen, Michael C., and William H. Meckling, 1976. Theory of the firm:
Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial
economics, 3.4: 305-360.
[70] Judd, Richard J., and Robert T. Justis, 2008. Franchising: An Entrepreneur's
Guide. Thomson.
[71] Judge, Timothy A., Chad A. Higgins, Carl J. Thoresen, and Murray R. Barrick,
1999. The Big-Five Personality Traits, General Mental Ability, and Career
Success across the Life Span. Personnel Psychology, Vol.52 No.3, pp. 621-53.
[72] Justis, Robert T., and Peng S. Chan, 1991. Training for franchise management.
Journal of Small Business Management, 29.3: 87.
[73] Justis, Robert T., and Richard J. Judd, 2002. Franchising. Second edition. Ohio:
South-Western Publishing.
[74] Kaufmann, P. J., & Stanworth, J., 1995. The decision to purchase a franchise: A
study of prospective franchisees. Journal of Small Business Management, 33(4),
22.
[75] Kaufmann, Patrick J., and Louis W. Stern, 1988. Relational exchange norms,
perceptions of unfairness, and retained hostility in commercial litigation. Journal
of conflict resolution, 32.3: 534-552.
[76] Khan, M.A., 1999. Restaurant Franchising. Second edition. New York: John
Wiley and Sons.
[77] Kreitner, R., 2006. Management. Tenth edition. Boston: Houghton Mifflin
Company.
155
[78] Laverdière, Oliver, Alexandre J.S. Morin and France St-Hilaire, 2013. Factor
Structure and Measurement Invariance of short Measure of the Big Five
personality traits. Personality and Individual Differences, Vol. 55, pp. 739-743.
[79] Lee, Kuan-Yin, Ying-Chiech Hsu, and Hui-Ling Huang, 2008. The impact of
communication on satisfaction and loyalty in the franchise system: subjective
viewpoints of franchisees. European Retail Research. Gabler Verlag, 117-136.
[80] Lee, S. M., Olson, D. O., & Trimi, S., 2012. Co-innovation: Convergenomics,
collaboratioand co-creation for organizational values. Management Decision,
50(5), 817–831.
[81] Lee, Soo Bum, 1999. An investigation of factors affecting the quality of the
relationship between franchisee and franchisor and its impact on franchisee's
performance, satisfaction, and commitment: a study of the restaurant franchise
system.
[82] Lewis, C.M. and Lambert, D.M., 1991. A model of channel member
performance, dependence, and satisfaction. Journal of Retailing 67(2):205-225.
[83] Liang, Chiung-Ju, and Wen-Hung Wang, 2005. Integrative research into the
financial services industry in Taiwan: Relationship bonding tactics, relationship
quality and behavioural loyalty. Journal of financial services marketing, 10.1: 65-
83.
[84] Liljander, Veronica, and Tore Strandvik, 1995. The nature of customer
relationships in services. Advances in services marketing and management,
4.141: 67.
[85] Lin, Chieh-Peng, and Cherng G. Ding, 2005. Opening the black box: assessing
the mediating mechanism of relationship quality and the moderating effects of
prior experience in ISP service. International Journal of Service Industry
Management, 16.1: 55-80.
[86] Lusch, R.F., 1977. Franchisee satisfaction: Causes and consequences.
International Journal of Physical Distribution 7(February):128-140.
[87] McDonnell, John, Amanda Beatson, and Chih-Hsuan Huang, 2011. Investigating
relationships between relationship quality, customer loyalty and cooperation: An
empirical study of convenience stores' franchise chain systems. Asia Pacific
Journal of Marketing and Logistics, 23.3: 367-385.
[88] Morgan, Robert M., and Shelby D. Hunt, 1994. The commitment-trust theory of
relationship marketing. The journal of marketing, 20-38.
156
[89] Morrison, Kimberley A., 1997. How Franchise Job Satisfaction and Personality
Affects Performance, Organizational, Commitment, Franchisor Relations, and
Intention to Remain. Journal of Small Business Management, 35(3), 39-67.
[90] Mount, Michael K., Murray R. Barrick, and Greg L. Stewart, 1998. Personality
predictors of performance in jobs involving interaction with others. Human
Performance, 11.1, 145-166.
[91] Nathan, G., 2004. The Franchise e-factor. Franchise Relationships Institute.
[92] Naylor, John., 2003. Management. Essex: Pearson Education Limited.
[93] Nunnally, Jum C., and I. H. Bernstein, 1994. The assessment of reliability.
Psychometric theory 3.1: 248-292.
[94] O’Brien, Tess Byrd and Anita Delongis, 1996. The interactional context of
problem, emotion, and relationship focused coping: the role of the big five
personality factors. Journal of personality, 64.4, 775-813.
[95] Odekerken-Schröder, Gaby, Kristof De Wulf, and Patrick Schumacher, 2003.
Strengthening Outcomes of Retailer-Consumer Relationships: The Dual Impact
of Relationship Marketing Tactics and Consumer Personality. Journal of
Business Research, Vol. 56 No. 3, pp. 177-190.
[96] Ono, Akinori, and Tomokazu Kubo, 2009. Manufacturers' intention to extend the
relationships with distributors. Journal of Business & Industrial Marketing
24.5/6: 439-448.
[97] Peeters, Miranda AG., Rutte, C.G., Van Tuijl, H.F.J.M. and Reymen, I.M.M.J.,
2006. The Big-Five Personality Traits and Individual Satisfaction with The Team.
Small Group Research, Vol. 37 No.2, pp. 187-211.
[98] Peterson, Alden, and Rajiv P. Dant, 1990. Perceived advantages of the franchise
option from the franchisee perspective: Empirical insights from a service
franchise. Journal of Small Business Management, 28.3: 46-61.
[99] Petri, H.L. and Govern, J.M., 2004. Motivation: Theory, Research and
Applications. Fifth edition. California: Wadsworthlfhomson Learning.
[100] Ping, Robert A, 1990. Responses to dissatisfaction in buyer seller relationships:
Exit, voice, aggression, loyalty, and neglect. Doctoral dissertationUniversity of
Cinncinati, Ohio.
[101] Pizanti, I., & Lerner, M., 2003. Examining control and autonomy in the
franchisor-franchisee relationship. International Small Business Journal, 21(2),
131-159.
[102] Porter, L.W., Bigley, G.A. and Steers, R.M., 2003. Motivation And Work
Behaviour. Seventh edition. New York: Mc-Graw Hill.
157
[103] PR Newswire, 1998. Lack of Franchise Law Reform Disappoints Small
Business. NY Apr 23.
[104] Qureshi, M.N., Dinesh Kumar and Pradeep Kumar, 2008. A Integrated Model
to Identify and Classify the Key Criteria and Their Role in the Assessment of 3PL
Services Providers. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, Vol. 20 No.
2, pp. 227-249.
[105] Ravald, Annika, and Christian Grönroos, 1996. The value concept and
relationship marketing. European journal of marketing, 30.2: 19-30.
[106] Renko, M., Kroeck, K.G. and Bullough, A., 2011. Expectancy Theory and
Nascent Entrepreneurship. Small Business Economics, 23: 1-18.
[107] Roberts, Keith, Sajeev Varki and Rob Brodie, 2003. Measuring the quality of
relationships in consumer services: an empirical study. European Jounal of
marketing, 37 (1/2), 169-196.
[108] Rubin, Paul H, 1978. The Theory of the Firm and the Structure of the Franchise
Contract. The Journal of law and economics, 21.1: 223-233.
[109] Salgado, Jesús F., 2003. Predicting Job Performance Using FFM and non-FFM
Personality Measures. Journal of Occupational and Organizational Psychology,
Vol. 76 No. 3, pp. 323-346.
[110] Schumacker, R. E., and R. G. Lomax, 1996. A guide to structural equations
modeling. Hillsdale, NJ: Erl-baum.
[111] Shane, S. A., 1996. Hybrid organizational arrangements and their implications
for firm growth and survival: A study of new franchisors. Academy of
management journal, 39(1), 216-234.
[112] Shane, S., 1998. Explaining the distribution of franchised and company-owned
outlets in franchise systems. Journal of Management, 24(6), 717-739.
[113] Shane, S.A., Shankar, V. and Aravindakshan, A., 2006. The Effects Of New
Franchisor Partnering Strategies on Franchise System Size. Management Science,
52(5): 773-787.
[114] Shen, Suyan, 2014. Intention to revisit traditional folk events: a case study of
Qinhuai Lantern Festival, China. International Journal of Tourism Research,
16.5: 513-520.
[115] Siegel, D. S., & Renko, M., 2012. The role of market and technological
knowledge in recognizing entrepreneurial opportunities. Management Decision,
50(5), 797–816.
158
[116] Smith, Brock, 1998. Buyer-seller relationships: bonds, relationship
management, and sex-type. Canadian Journal of Administrative Sciences/Revue
Canadienne des Sciences de l'Administration, 15.1: 76-92.
[117] Steenkamp, Jan-Benedict EM, and Hans CM Van Trijp, 1991. The use of
LISREL in validating marketing constructs. International Journal of Research in
marketing, 8.4 (1991): 283-299.
[118] Stephenson, P. Ronald, and Robert G. House, 1971. A perspective on
franchising: The design of an effective relationship. Business Horizons, 14.4: 35-
42.
[119] Stern, R.L. and Abelson, R., 1991. Franchise hell. Forbes (Sept. 2):152-153.
[120] Thoms, Peg, Keirsten S. Moore, and Kimberly S. Scott, 1996. The relationship
between self-efficacy for participating in self-managed work groups and the big
five personality dimensions. Journal of Organizational Behavior, 17.4: 349-362.
[121] Tsang and Linda, 2002. Cross Border Franchises Face a Complex Series of
Legal Regulations. Financial Times, Vol. 4.
[122] Ulaga, Wolfgang, Andreas Eggert, 2006. Relationship value and relationship
quality: Broadening the nomological network of business to business
relationships. European Journal of Marketing, Vol. 40 Iss: 3/4, pp.311 – 327.
[123] Vaughn, C.L, 1979. Franchising. Second edition. Massachusetts: Lexington
Books.
[124] Venetis, Karin A., and Pervez N. Ghauri, 2004. Service Quality and Customer
Retention: Building Long-term Relationships. European Journal of Marketing,
38(11/12), 1577-1598.
[125] Victoria Bordonaba!Juste, M., and Yolanda Polo!Redondo, 2008. Differences
between short and long!term relationships: an empirical analysis in franchise
systems. Journal of Strategic Marketing, 16.4: 327-354.
[126] Vitell, Scott J., Kumar C. Rallapalli, and Anusorn Singhapakdi, 1993.
Marketing Norms: The Influence of Personal Moral Philosophies and
Organizational Ethical Culture. Journal of the Academy of Marketing Science,
Vol. 21 No.4, pp. 331-337.
[127] Walter, A., Müller, T. A., Helfert, G., & Ritter, T., 2003. Functions of industrial
supplier relationships and their impact on relationship quality. Industrial
Marketing Management, 32(2), 159-169.
[128] Wang, C., Walker, E.A. and Redmond, J., 2006. Ownership Motivation and
Strategic Planning In Small Business. Journal of Asia Entrepreneurship and
Sustainability. 11 (4).
159
[129] Weaven, Scott, Debra Grace and Mark Manning, 2009. Franchise Personality:
an Examination in the Context of Franchise Unit Density and Service
Classification. European Journal of Marketing, Vol. 43 No.1/2, pp. 90-109.
[130] Wen-Hung, Wang, Chiung-Ju Liang, and Wu Yung-De, 2006. Relationship
bonding tactics, relationship quality and customer behavioral loyalty-behavioral
sequence in Taiwan's information services industry. Journal of Services
Research, 6.1: 31.
[131] Whittemore, M. 1994. Less a parent more a partner. Nation's Business 82(3):49-
57.
[132] Withane, Sirinimal, 1991. Franchising and franchisee behavior: an
examination of opinions, personal characteristics, and motives of Canadian
franchisee entrepreneurs. Windsor, Ont. University of Windsor, Faculty of
Business Administration.
[133] Wong, A. &Sohal, A. S., 2002. An examination of the relationship between
trust, commitment anh relationship quality. International Journal of retail &
distribution management, 30(1), 34-500.
[134] Zellweger, Nicole S., 2008. Enforceability of Oral Franchise Agreements.
Franchise Law Journal, 28.3, pp. 136-140, 180-183.
[135] Zhao, Hao and Scott E. Seibert, 2006. The Big-Five Personality Dimensions of
Entrepreneurial Status: A Meta-Analytical Review. Journal of Applied
Psychology, 91(2), 259-271.
[136] Zimmerman, James, 1998. Restrictions on Forum-selection Clauses in
Fagreements and the Federal Arbitration Act: Is State Law Preempted?
Vanderbilt Law Review, 51.3, pp. 757-786.